Thánh Antôn Padua (1195-1231) – Cha Vương

Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé, hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh An-tôn, mừng bổn mạng đến những ai nhận thánh Antôn làm quan thầy.

Cha Vương 

Thứ 6: 13/06/2025

Thánh Antôn Padua (1195-1231) người Bồ Đào Nha và là tu sĩ Dòng Phanxicô. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Lisboa, Bồ Đào Nha nhưng mất tại Padua, Ý. Với kiến thức chuyên sâu về Kinh Thánh, ông đã rao giảng mạnh mẽ về đức tin Kitô giáo cho người khác, chính vì thế, ông được phong thánh rất sớm sau khi qua đời và được Giáo hội Công giáo Rôma phong làm tiến sĩ Hội thánh vào ngày 16 tháng 1 năm 1946. Antôn là một người người làm việc không biết mệt mỏi. Ông thường được nhiều người ta gán cho tên “Hòm Bia giao ước” hoặc “Cái búa của bọn lạc giáo”. Người ta thường gọi thánh Antôn Padua là “ông thánh hay làm phép lạ”. Tuy ngay lúc sinh thời Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng Ngài một mực hạ mình khiêm nhu. Chính sự khiêm nhượng cùng với lòng mến Chúa yêu Ðức Mẹ say mê và thương người tha thiết của Ngài đã làm nên nhiều phép lạ…

    Tại thành Tulu, nước Pháp, thầy Antôn tranh luận với nhóm rối đạo về mầu nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Thánh Thể. Sau khi nghe thầy trình bày những luận cứ vững vàng, thì một người rối đạo nói:

– “Đã hay lời Chúa Giêsu thì rõ ràng lắm, song nếu con mắt tôi không tỏ tường, thì tôi không tin”.

Thầy Antôn liền hỏi:

– Vậy anh muốn tôi làm phép lạ nào?

– Tôi có một con ngựa. Ngày thứ bốn tôi sẽ dắt ra đây cùng một bó cỏ non. Còn thầy, thầy sẽ đưa Thánh Thể ra trước mặt nó. Nếu nó bỏ cỏ không ăn mà quỳ lạy Thánh Thể, thì tôi sẽ tin có Chúa Giêsu ngự thật trong đó.

    Thầy Antôn nhận cuộc, rồi quay về tu viện ăn chay, cầu nguyện ba ngày ba đêm.

    Đến ngày hẹn, từ sáng sớm, dân chúng đã tuôn đến đầy chợ. Ông chủ dắt ngựa đi trước, đầy tớ đội cỏ theo sau. Đồng thời, thầy Antôn cũng kiệu Mình Thánh Chúa đến và nói lớn: “Hỡi con vật vô tri, nhân danh Chúa Giêsu đã dựng nên mi, và đang ngự trước mặt mi, ta truyền cho mi phải quỳ gối thờ lạy Chúa, để thiên hạ biết rằng vạn vật trên trời, dưới đất phải thờ lạy Ngài”.

    Đang khi thầy nói, thì đầy tớ vâng lời chủ vội đem sọt cỏ đặt ngay trước mõm ngựa, nhưng nó chẳng thèm để ý tới: chỉ vội vàng quỳ hai chân trước xuống thờ lạy Chúa; dù tên đầy tớ ra sức ấn cỏ vào mồm, nhưng ngựa vẫn không thèm ăn, cứ quỳ yên cho đến khi thầy Antôn kiệu Mình Thánh Chúa về mới đứng lên ăn. Phần người rối đạo nói trên cùng cả dòng họ thì đã trở lại đạo thật và sống đạo nên gương. Ông lại còn bỏ tiền của xây một đền thờ tôn kính thánh Phêrô tại thành Tulu, đến nay hãy còn.

    Lạy Chúa, vì lời cầu bầu của thánh Antôn, xin nâng đỡ chúng con, vì chúng con yếu đuối và bé mọn, trong cơn đau đớn phần hồn và xác,… (thinh lặng nói lên ý cầu xin) xin giúp chúng con trung thành với Chúa đến cùng. Lạy thánh Antôn hay làm phép lạ, cầu cho chúng con. 

From: Do Dzung

************************

Theo Chúa -tinmung.net

Thánh Rômualđô, viện phụ (956 – 1027) – Cha Vương

Tạ ơn Chúa đã ban cho Bạn một ngày mới! Ước mong bạn cảm nhận được Chúa đang ôm bạn thật chặt. Hôm nay Giáo Hội mừng kính thánh Rômualđô, viện phụ (956 – 1027). Mừng bổn Mạng đến những ai chọn ngài làm bổn mạng nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 19/6/2025

Thánh Rômualđô là một nhà quý tộc người Ý, được sinh khoảng năm 951 tại Ravenna, nước Ý. Khi lên 20 tuổi, Rômualđô bị sốc mạnh khi thấy thân phụ ngài giết chết một người đàn ông trong một cuộc đọ kiếm tay đôi. Rồi thánh Rômualđô vào tu trong đan viện Bênêđictô. Ngài quyết tâm sống cuộc đời ngay chính. Thánh Rômualđô cũng muốn sám hối thay cho hành vi bệ rạc của người cha. Đối với Rômualđô, môi trường và lối sống của đan viện thật mới lạ vì ngài đã quen với nếp sống sang trọng, xa hoa và vô công rỗi nghề ở gia đình. Nhưng dần dần, chàng quý tộc bị ảnh hưởng sâu sắc bởi gương sáng của nhiều đan sĩ. Rômualđô quyết tâm trở nên một đan sĩ. Ngài đã xin một ẩn sĩ tốt lành tên là Marinô dạy cho cách thức nên thánh. Cả Marinô và Rômualđô đã cố gắng dùng thời giờ mỗi ngày để ca ngợi, tôn vinh và yêu mến Thiên Chúa. Thân phụ của Rômualđô là ông Sêgiô đến quan sát lối sống của con trai mình. Ông bị đánh động bởi sự đơn sơ và tinh thần bỏ mình của người con. Sêgiô nhận thức rằng chắc chắn phải có một thứ hạnh phúc đặc biệt nào đó trong đan viện – bởi vì con trai ông đã tự tình chấp nhận vào sống ở đó. Và đó là điều Sêgiô đang cần. Ông đã từ bỏ mọi thứ của cải mình có và cũng bắt chước người con sống phần đời còn lại như một đan sĩ.

    Sau cùng, thánh Rômualđô thiết lập hội dòng Camalđôlêsêô Bênêđictô. Thánh nhân đi khắp nước Ý lập thêm các ẩn viện và các đan viện. Ở bất cứ nơi đâu, thánh Rômualđô cũng đều làm gương sáng cho các đan sĩ về lòng sám hối. Suốt một năm trời, mỗi ngày Rômualđô chỉ ăn chút ít đậu luộc. Rồi cả ba năm tiếp theo, thánh nhân chỉ dùng một ít thức ăn hầu nuôi sống mình. Nhờ những hy sinh này, thánh Rômualđô sống kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa.

    Thánh Rômualđô về trời ngày 19 tháng Sáu năm 1027, tại đan viện Valđi Castrô. Ngài ở một mình trong đan phòng của ngài và qua đời cách lặng lẽ âm thầm. Chắc hẳn thánh Rômualđô đã thầm thĩ lời nguyện rất được ưa chuộng này: “Ôi, lạy Đức Chúa Giêsu dịu hiền! Chúa đáng yêu mến của lòng con! Chúa là niềm khoái cảm vui thích của các linh hồn thanh khiết! Chúa là đối tượng của mọi sự con ước ao!”

    Chúng ta hãy nài xin thánh Rômualđô giúp chúng ta biết quý trọng sự cầu nguyện và sự sống của Chúa Giêsu trong ta. Chúng ta cũng hãy nài xin thánh nhân ban ơn để chúng ta đủ sức thực hiện những việc thiêng liêng cách liên lỉ.

    Bài học chúng ta có thể học được từ cuộc đời của thánh Romualđô là cùng nhau giúp nhau nên thánh. 

(Nguồn: TGP Sài Gòn)

From Do Dzung

************************

Nên Thánh Giữa Đời – Xara Trần – (St: Sr Têrêsa)

Năm Điều răn của Hội thánh là điều nào? – Cha Vương

Chúc bình an đến bạn và gia đình. Xin Chúa đồng hành với bạn trong từng giây phút của ngày hôm nay nhé.

Cha Vương

Thứ 4:  18/6/2025

GIÁO LÝ: Năm Điều răn của Hội thánh là điều nào? 

Một là dự lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc, kiêng các việc xác và hoạt động phản lại đặc tính thánh thiêng của lễ đó.

 Hai là xưng tội trong một năm ít là một lần.

 Ba là chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục sinh. 

Bốn là giữ chay, kiêng thịt những ngày Hội thánh dạy (Thứ Tư lễ Tro, thứ Sáu Tuần thánh). 

Năm là đóng góp cho nhu cầu vật chất của Hội thánh. (*Sách Giáo Lý mới liệt ra 5 điều răn còn kinh đọc thì có 6. Dù 5 hay 6 đây cũng chỉ là con số co giãn chứ không phải như 10 điều răn Đức Chúa Trời) (YouCat, số 345)

SUY NIỆM: Bạn muốn đến với đức tin nhưng bạn không biết đường? Hãy học ở những ai trước bạn đã nghi ngờ như bạn. Bắt chước lại hành động của họ, làm mọi việc đức tin đòi hỏi, như bạn đã là tín hữu vậy. Đi dự thánh lễ, dùng nước thánh… điều đó chắc sẽ làm cho bạn có tấm lòng đơn sơ và dẫn bạn đến với đức tin. Blaise Pascal. (YouCat, số  345 t.t.)

    Năm điều răn Hội Thánh cốt ý dùng những đòi hỏi tối thiểu để nhắc cho ta rằng: ta không thể là Kitô hữu nếu không tự mình cố gắng, sống theo luân lý, không tham gia cụ thể trong đời sống bí tích của Hội thánh, không sống liên đới với Hội thánh. Điều răn Hội thánh buộc mọi người Công giáo. (YouCat, số 346)

LẮNG NGHE: Các con thân mến, đừng yêu thương bằng đầu môi chót lưỡi nhưng hãy yêu thương bằng việc làm và trong sự chân thật. (1 Ga 3:18)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin cho con luôn biết mến yêu và phụng sự Chúa.

THỰC HÀNH: Trong các Điều Răn,  điều nào khó khăn thực hiện nhất đối với bạn? Xin ơn can đảm để sống tốt hơn. 

From: Do Dzung

*************************

Hiệp nhất phục vụ

Người lãnh bí tích Thêm sức được hưởng những gì?- Cha Vương

Nguyện xin ngọn lửa tình yêu của Chúa Thánh Thần sưởi ấm tâm hồn bạn hôm nay. Xin bạn một lời cầu nguyện cho những ai đang mắc phải căn bệnh hiểm nghèo nhé.

Cha Vương

Thứ 3: 17/06/2025-23

GIÁO LÝ: Người lãnh bí tích Thêm sức được hưởng những gì? Khi lãnh bí tích Thêm sức, người đã chịu phép Rửa tội được in một dấu ấn vĩnh viễn, chỉ lãnh một lần và làm cho họ trở thành Kitô hữu mãi mãi. Ơn sức mạnh của Chúa Thánh Thần ban xuống hoàn thành ơn bí tích Rửa tội, làm cho họ trở nên chứng nhân của Chúa Kitô trong cả cuộc sống. (YouCat, số 205)

SUY NIỆM: Lãnh nhận bí tích Thêm sức là ký một “giao ước” với Chúa. Người chịu Thêm sức nói: “Vâng con tin Chúa, Chúa của con. Xin ban cho con Thần trí của Chúa để con hoàn toàn thuộc về Chúa, không bao giờ xa cách Chúa, và con làm chứng cho Chúa suốt đời con, với tất cả tâm hồn và thể xác, bằng hành động cũng như lời nói, trong cả những ngày tốt lẫn ngày xấu”, và Chúa nói: “Ta cũng vậy, Ta tin con, con của Ta, và Ta ban Thánh Thần Ta cho con, đúng vậy, ban chính Ta. Ta sắp hoàn toàn thuộc về con. Ta không bao giờ xa cách con, ở đời này cũng như trong đời sống vĩnh hằng. Ta sẽ ở trong linh hồn và thân xác con, trong hành động và lời nói của con. Dù con có quên ta, ta vẫn luôn có mặt trong những ngày tốt và những ngày xấu”.

❦  Xin hãy tạo dựng cho tôi tấm lòng trong sạch, lạy Chúa, một khí phách mới, xin đặt vào lòng tôi.—Tv 51,12

❦  Hãy đến gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em. Hỡi tội nhân, hãy rửa tay cho sạch; hỡi kẻ hai lòng, hãy tẩy luyện tâm can.—Gc 4,8 (YouCat, số 205 t.t.)

LẮNG NGHE: Ta đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, chúc lành và chúc dữ. Nhưng ngươi hãy chọn lấy sự sống ngõ hầu ngươi được sống, ngươi và dòng dõi ngươi. (Đnl 30,19)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Thánh Thần, “xin ban ân đức cho tâm hồn con để con biết gìn giữ những gì là chân thiện mỹ.”

THỰC HÀNH: Đọc chậm và suy niệm Kinh Chúa Thánh Thần.

From: Do Dzung

**************************

Thánh Thần tình yêu -tinmung.net

Tại sao Hội thánh lại can thiệp vào những vấn đề luân lý và về phẩm hạnh của cá nhân? – Cha Vương

Tạ ơn Chúa đã ban cho con một ngày mới! Con xin dâng trọn ngày hôm nay cho Chúa, xin Chúa thương gìn giữ con luôn mãi trong tình yêu của Chúa. 

Cha Vương

Thứ 2: 16/6/2025

GIÁO LÝ: Tại sao Hội thánh lại can thiệp vào những vấn đề luân lý và về phẩm hạnh của cá nhân? Tin là con đường. Chỉ sống theo lời dạy của Tin Mừng người ta mới có thể ở lại trên con đường này, nói cách khác, là hành động theo công bằng, và sống ngay lành. Quyền giáo huấn của Hội thánh phải nhắc cho người ta về những đòi hỏi của luật luân lý tự nhiên. (YouCat, số 344)

SUY NIỆM: Sự thật không thể nào có hai nghĩa. Điều gì là đúng đối với nhân loại không thể lại sai đối với Kitô hữu. Điều gì là đúng đối Kitô hữu không thể lại sai đối với nhân loại. Chính vì thế phận sự của Hội thánh là can thiệp cách tổng quát vào tất cả những gì liên quan đến luân lý. (YouCat, số 344 t.t.)

❦  Ngày nay Hội thánh ban Chúa Giêsu cho ta nghĩa là ban tất cả. Nếu không có Hội thánh, thì ta biết gì về Chúa, về liên hệ hiệp nhất ta với Chúa? (Hồng y Henri de Lubac-1896-1991, thần học gia Pháp)

LẮNG NGHE: Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy. (Lc 10:16)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, khi tham gia vào đời sống của Giáo Hội, con người tham gia vào chính kế hoạch của Thiên Chúa, xin giúp con biết lắng và vâng lời những điều Giáo Hội dạy để trở thành chứng nhân sống động của Tin Mừng trong ơn gọi.

THỰC HÀNH: Cố gắng sống 6 điều răn Hội Thánh:

Thứ nhất, xem lễ ngày Chủ nhật, cùng các ngày lễ buộc.

Thứ hai, chớ làm việc xác ngày Chủ nhật cùng các ngày lễ buộc. 

Thứ ba, xưng tội trong một năm ít là một lần.

Thứ bốn, chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục Sinh.

Thứ năm, giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.

Thứ sáu, kiêng thịt ngày thứ sáu, cùng những ngày khác Hội Thánh dạy.

From: Do Dzung

******************************

Sống Một Đời Cho Chúa

Thánh Antôn Padua (1195-1231)- Cha Vương 

Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé, hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh An-tôn, mừng bổn mạng đến những ai nhận thánh Antôn làm quan thầy.

Cha Vương 

Thứ 6: 13/06/2025

Thánh Antôn Padua (1195-1231) người Bồ Đào Nha và là tu sĩ Dòng Phanxicô. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Lisboa, Bồ Đào Nha nhưng mất tại Padua, Ý. Với kiến thức chuyên sâu về Kinh Thánh, ông đã rao giảng mạnh mẽ về đức tin Kitô giáo cho người khác, chính vì thế, ông được phong thánh rất sớm sau khi qua đời và được Giáo hội Công giáo Rôma phong làm tiến sĩ Hội thánh vào ngày 16 tháng 1 năm 1946. Antôn là một người người làm việc không biết mệt mỏi. Ông thường được nhiều người ta gán cho tên “Hòm Bia giao ước” hoặc “Cái búa của bọn lạc giáo”. Người ta thường gọi thánh Antôn Padua là “ông thánh hay làm phép lạ”. Tuy ngay lúc sinh thời Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng Ngài một mực hạ mình khiêm nhu. Chính sự khiêm nhượng cùng với lòng mến Chúa yêu Ðức Mẹ say mê và thương người tha thiết của Ngài đã làm nên nhiều phép lạ…

    Tại thành Tulu, nước Pháp, thầy Antôn tranh luận với nhóm rối đạo về mầu nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Thánh Thể. Sau khi nghe thầy trình bày những luận cứ vững vàng, thì một người rối đạo nói:

– “Đã hay lời Chúa Giêsu thì rõ ràng lắm, song nếu con mắt tôi không tỏ tường, thì tôi không tin”.

Thầy Antôn liền hỏi:

– Vậy anh muốn tôi làm phép lạ nào?

– Tôi có một con ngựa. Ngày thứ bốn tôi sẽ dắt ra đây cùng một bó cỏ non. Còn thầy, thầy sẽ đưa Thánh Thể ra trước mặt nó. Nếu nó bỏ cỏ không ăn mà quỳ lạy Thánh Thể, thì tôi sẽ tin có Chúa Giêsu ngự thật trong đó.

    Thầy Antôn nhận cuộc, rồi quay về tu viện ăn chay, cầu nguyện ba ngày ba đêm.

    Đến ngày hẹn, từ sáng sớm, dân chúng đã tuôn đến đầy chợ. Ông chủ dắt ngựa đi trước, đầy tớ đội cỏ theo sau. Đồng thời, thầy Antôn cũng kiệu Mình Thánh Chúa đến và nói lớn: “Hỡi con vật vô tri, nhân danh Chúa Giêsu đã dựng nên mi, và đang ngự trước mặt mi, ta truyền cho mi phải quỳ gối thờ lạy Chúa, để thiên hạ biết rằng vạn vật trên trời, dưới đất phải thờ lạy Ngài”.

    Đang khi thầy nói, thì đầy tớ vâng lời chủ vội đem sọt cỏ đặt ngay trước mõm ngựa, nhưng nó chẳng thèm để ý tới: chỉ vội vàng quỳ hai chân trước xuống thờ lạy Chúa; dù tên đầy tớ ra sức ấn cỏ vào mồm, nhưng ngựa vẫn không thèm ăn, cứ quỳ yên cho đến khi thầy Antôn kiệu Mình Thánh Chúa về mới đứng lên ăn. Phần người rối đạo nói trên cùng cả dòng họ thì đã trở lại đạo thật và sống đạo nên gương. Ông lại còn bỏ tiền của xây một đền thờ tôn kính thánh Phêrô tại thành Tulu, đến nay hãy còn.

    Lạy Chúa, vì lời cầu bầu của thánh Antôn, xin nâng đỡ chúng con, vì chúng con yếu đuối và bé mọn, trong cơn đau đớn phần hồn và xác,… (thinh lặng nói lên ý cầu xin) xin giúp chúng con trung thành với Chúa đến cùng. Lạy thánh Antôn hay làm phép lạ, cầu cho chúng con.

From; Do Dzung

**************************

Theo Chúa -tinmung.net

Hội thánh giúp ta nên người tốt, và người có trách nhiệm thế nào?- Cha Vương

Xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho bạn và gia đình ân sủng và bình an nhé. Sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các nghi lễ chuyển qua mùa Thường Niên. Các vị chủ tế mặc lễ phục màu xanh lá cây: Màu của cây cối sinh sôi đâm chồi nảy lộc là biểu tượng của hy vọng. Mời bạn trở lại suy niệm những bài Giáo Lý đơn sơ để sống cho đẹp lồng Chúa hơn mỗi ngày nhé. 

Cha Vương

Thứ 5:12/6/2025

GIÁO LÝ: Hội thánh giúp ta nên người tốt, và người có trách nhiệm thế nào? Trong Hội thánh, ta được Rửa tội. Trong Hội thánh, ta nhận được đức Tin mà Hội thánh đã gìn giữ nguyên vẹn qua bao thế kỷ. Trong Hội thánh, ta nghe Lời Chúa và học biết sống sao cho đẹp lòng Chúa. Qua các Bí tích, mà Chúa Giêsu trao phó cho các môn đệ, Hội thánh làm cho lớn lên, củng cố và an ủi ta. Trong Hội thánh, ánh sáng của các thánh, soi sáng ta. Trong Hội thánh, Thánh lễ được cử hành, lễ hy sinh của Chúa Giêsu được thực hiện, để ban sức mạnh và đổi mới ta, để ta kết hợp với Người, trở nên Thân thể Người và sống bởi Sức của Người. Dù Hội thánh còn nhiều người yếu đuối, không ai có thể là Kitô hữu nếu ở ngoài Hội thánh. (YouCat, số 343)

SUY NIỆM: Hội Thánh là hiền thê của Chúa Kitô: Tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, tức đầu và các chi thể, luôn được diễn tả bằng hình ảnh bạn tình (phu quân và hiền thê) các ngôn sứ đã chuẩn bị và Gioan Tiền Hô đã loan báo chủ đề Chúa Kitô là phu quân (x. Mc 2:19). Thánh Phaolô giới thiệu Hội Thánh và mỗi tín hữu như “hiền thê” đã “đính hôn” với Chúa Kitô để nên một thần trí với Ngài (x. 1Cr 6:15-16).

     Hội Thánh là dấu chỉ và khí cụ xây dựng sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa, cũng như giữa con người với nhau. Hơn ai hết, người Kitô hữu phải là người xây dựng sự hiệp nhất, yêu thương trong cuộc sống hằng ngày.

❦ Yêu mến Chúa Kitô và yêu mến Hội thánh cũng chỉ là một. (Thầy Roger Schutz)

LẮNG NGHE: Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (Mt 16:18)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, mỗi gia đình được gọi là Hội Thánh tại gia, xin giúp con biết sống yêu thương đùm bọc nhau, siêng năng cầu nguyện, học hỏi giáo lý Lời Chúa, và tham dự phụng vụ sốt sắng nghiêm trang.

THỰC HÀNH: Tham gia tích cực vào những công việc chung của giáo xứ.

From: Do Dzung

****************************

MẸ GIÁO HỘI – PM Cao Huy Hoàng – Jos Đường trình bày

Thánh Barnabê tông đồ – Cha Vương

Chúc bình an, hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Barnabê tông đồ, mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 4: 11/06/2025

“Vị thánh này có phúc, vì đáng được kể thêm vào số các Tông Đồ: Người thật là tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin”( Cv 11, 24 ). Thánh Barnabê là một trong 72 môn đệ đầu tiên đã nghe Chúa Giêsu giảng dậy và đã trở thành môn đệ của Ngài

Thánh Barnabê môn đệ của Chúa Giêsu: Đã có lần, có dịp nghe Chúa Giêsu giảng dậy và đã chứng kiến Chúa Giêsu làm phép lạ, thánh Barnabê đã trở thành một trong 72 môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Vì Chúa Giêsu đã nói:” Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái…”( Ga 15, 16 ).Chính Chúa Giêsu đã chọn Barnabê để  thánh nhân làm chứng cho tình yêu của Chúa và giới thiệu Chúa Giêsu cho nhiều người. Sau biến cố Chúa Giêsu lên trời, các tông đồ sai Barnabê đi truyền giáo ở Antiokia, một miền trù phú và thịnh vượng, phồn vinh nhất lúc bấy giờ. Và như lời Chúa nói:”…hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danhThầy thì Thầy ban cho anh em”( Ga 15, 16 ). Thánh Barnabê luôn có Chúa Thánh Thần tràn đầy và nhờ tài giảng thuyết, Ngài đã đưa được biết bao nhiêu người trở về với Chúa. Thánh nhân đã mời thánh Phaolô về ở với mình và cùng giảng dậy, loan báo Tin Mừng ở Antiokia. Sau đó, thánh nhân mang món tiền mà Ngài đã quyên góp được về Giêrusa lem gặp các vị kỳ mục và các tông đồ khác. Đường lối và ý nhiệm mầu của Chúa lại khác, Barnabê và Phaolô lại được trao sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, nên các Ngài lại trẩy đi Séleucie và Chypre. Dân bản xứ và các người ngoại giáo, đón tiếp các Ngài một cách nhiệt tình, họ tin theo các Ngài. Tuy nhiên cũng có những người Do Thái có óc thủ cựu, hẹp hòi đã tìm cách gièm pha, chế diễu và nói nhiều lời ngạo mạn đối với các Ngài, họ xúi giục những thành phần bất hảo ngược đãi và trục xuất các Ngài  ( Cv 13, 50 ). Chúa cho các Ngài làm nhiều phép lạ: xua trừ ma quỉ, chữa bệnh, làm cho kẻ chết sống lại để củng cố niềm tin của các tân tòng.

  Chúa thưởng công cho Thánh Barnabê: Thánh Barnabê và thánh Marcô tiếp tục rao giảng ở đảo Chypre. Chúa đã  yêu thương cho thánh Barnabê được lãnh triều thiên qua cái chết tử đạo của Ngài:” Hạt lúa mì rơi xuống đất không thúi đi, thì nó sẽ không sinh nhiều bông hạt…”. Người Do Thái ở Syria đã xúi giục dân chúng ném đá và xử tử thánh Barnabê. Đời Hoàng Đế Zénon, vào năm 488, người ta đã tìm thấy xác của thánh Barnabê tại Salamine thuộc đảo Chypre, Hy Lạp.

 Lạy Chúa, Chúa đã truyền phải dành riêng thánh Barnabê là một người đầy lòng tin và Thánh Thần, để thánh nhân đưa dân ngoại về với Chúa. Xin cho mọi tín hữu biết dùng lời nói và việc làm để trung thành loan báo Tin Mừng Đức Kitô như thánh nhân đã can đảm rao truyền( ca nhập lễ, lễ thánh Barnabê, tông đồ ).

(Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT)

From: Do Dzung

**************************

Đường con theo Chúa – tinmung.net

 “Ta đã gọi tên con, con thuộc về Ta” (Is 43, 1)- Cha Vương

Mùa Hè nóng quá đi! Đừng để con tim bạn bị lạnh vì thiếu Tình Chúa nhé. Chúc bình an! 

Cha Vương

Thứ 3: 10/06/2025

GIÁO LÝ: Khi lãnh bí tích Rửa tội, người ta nhận một tên, điều này có ý nghĩa gì? Qua tên ta nhận khi lãnh bí tích Rửa tội, Thiên Chúa như nói với ta: “Ta đã gọi tên con, con thuộc về Ta” (Is 43, 1). (YouCat, số 201)

SUY NIỆM: Khi được rửa tội, con người không bị tan biến trong một khối vô danh, trái lại nhân cách của họ được xác nhận. Nhận một tên khi được rửa tội có nghĩa là: Chúa biết ta, Người nói với ta, “tốt”, “được” và đón nhận ta đời đời với tất cả nét đặc thù của ta. 

❦ Tôi được mời gọi để làm hoặc để là cái mà không ai khác được mời gọi. Trên trái đất của Chúa, tôi có một chỗ trong chương trình của Chúa mà không ai có như vậy. Dù tôi giàu hay nghèo, bị khinh dể hay được trọng vọng bởi người đời, Chúa biết tôi và gọi tôi bằng chính tên tôi. (Hồng y John Henry Newman) (YouCat, số 201 t.t.)

LẮNG NGHE: Nhưng bây giờ, đây là lời ĐỨC CHÚA phán, lời của Đấng tạo thành ngươi, hỡi Gia-cóp, lời của Đấng nắn ra ngươi, hỡi Ít-ra-en: Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về, đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi: ngươi là của riêng Ta! (Is 43:1)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, vì yêu, Chúa đã dựng nên con giống hình ảnh của Chúa. Chúa còn ban cho con được làm con cái Chúa qua Bí Tích Rửa Tội để được sống hạnh phúc mãi mãi với Chúa. Xin giúp con biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cùng vui sống bên nhau, đem lại hạnh phúc cho nhau để làm vinh danh Chúa. 

THỰC HÀNH: Tên thánh (còn gọi là thánh quan thầy hay thánh bảo trợ) của bạn là gì? Bạn có biết ngày lễ bổn mạng (còn gọi là lễ quan thầy) của bạn là ngày nào không? Tập thói quen đọc kinh thánh quan thầy của mình để xin các ngài hướng dẫn và cầu bầu cho bạn nhé. 

From: Do Dzung

************************

Ngài Gọi Tên Con || Sáng tác: Dương Quảng || Trình bày: Nguyễn Minh Tâm

 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: “Ngươi ở đâu?” (St 3:9 – Cha Vương

 Một ngày tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 9/6/2025

TIN MỪNG: ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: “Ngươi ở đâu?” (St 3:9)

SUY NIỆM: Trong truyền thống Công giáo, chúng ta gọi Mẹ Maria là “E-và mới”, Mẹ đã giúp hàn gắn lại mối rạn nứt nguyên thuỷ của A-đam và E-và. Khi ăn trái cấm/bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa, con người trở nên xa lạ đến mức phải sợ hãi chạy trốn Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là con người đã mất tất cả, mất đi sự công chính thánh thiện nguyên thủy, mất đi chính nguồn hạnh phúc đích thực của mình là Thiên Chúa. Dẫu vậy, Thiên Chúa vẫn đi tìm kiếm con người. Ngài gọi con người và hỏi “Ngươi ở đâu?” 

Thiết tưởng rằng Chúa vẫn tiếp tục hỏi câu hỏi này với mỗi người chúng ta, khi chúng ta lang thang trong cuộc sống bị tách biệt khỏi Chúa bởi tội lỗi. 

Nếu Chúa gọi bạn hôm nay: “Con đang ở đâu vậy?” Mời bạn hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi này mà xác định mối thân tình giữa tâm hồn bạn với Chúa đang ở mức độ nào.

LẮNG NGHE: Nhưng điều Ta truyền cho chúng là: Hãy nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, và các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy, để các ngươi được hạnh phúc. (Gr 7:23)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, ở đâu có tội lỗi thì tình thương của Chúa ngày càng dâng trào. Xin giúp con biết sống thánh thiện trước mặt Chúa và đối với anh chị em trong cuộc sống hằng ngày. 

THỰC HÀNH: Đọc chậm và suy niệm Kinh Ăn Năn Tội 

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=0zI-bkP-gD0

Biết Chúa Biết Con – Phương Anh | St: Lm. Ân Đức

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống- Cha Vương

Hôm nay Giáo Hội Công Giáo mừng đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, hay được gọi là ngày Sinh Nhật của Giáo hội. Chúc mừng Sinh Nhật nhé. Ước mong bạn nhận được thật nhiều quà từ Chúa Thánh Thần.

Cha Vương

Chúa Nhật: 8/06/2025

TIN MỪNG: Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (Ga 20:22)

SUY NIỆM:  Trước khi về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu đã sẽ xin Chúa Cha gửi một Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần đến ở với ta mãi mãi. Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba, Ngài cũng là Thiên Chúa như ngôi Cha và Ngôi Con. Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài là Đấng Phù Trợ và là Đấng ban sự sống. Thánh Gioan Maria Vianê có viết, “Người yêu mến Chúa Thánh Thần sẽ cảm nghiệm mọi thứ vui sướng trong mình. Thánh Thần dẫn chúng ta giống như một người mẹ dẫn dắt đứa con nhỏ, hoặc giống như một người sáng dẫn một người mù. Những người yêu mến Chúa Thánh Thần sẽ thấy việc cầu nguyện đầy hoan lạc đến nỗi họ không thấy có đủ giờ để cầu nguyện.” Nếu bạn muốn có bình an và hạnh phúc thật trong cuộc sống, bạn cần áp dụng nguyên tắc “xem quả để biết cây” vào trong công việc hằng ngày. Bạn hãy lấy 12 Hoa Quả Chúa Thánh Thần (Sách Giáo Lý Công Giáo, #1832) làm quy tắc chung để hướng dẫn tư tưởng, hành động, và lời nói của mình. Đây là 12 Hoa Quả Chúa Thánh Thần:

  1. Bác Ái—Giúp ta làm mọi việc vì mến Chúa.
  2. Vui Vẻ—Giúp ta nhận biết lòng nhân từ của Chúa.
  3. Bình An—Kết quả của niềm vui, làm cho ta được thư thái.
  4. Kiên Nhẫn—Giúp ta chịu đựng những nghịch cảnh ở đời và những đau khổ do sự chết gây nên.
  5. Nhân Từ—Thôi thúc ta làm sự lành cho mọi người.
  6. Hòa Nhã—Phát sinh do lòng nhân từ trong lời nói và trong việc làm.
  7. Nhẫn Nại—Làm ta kiên nhẫn chịu đựng lâu dài dù không có những khích lệ bên ngoài.
  8. Hiền Lành—Kìm hãm nóng giận.
  9. Tin Tưởng—Giúp ta trung thành, thẳng thắn trong những giao tế với mọi người.
  10. Nhã Nhặn—Làm phát sinh điều độ, chừng mực trong hành động bền ngoài.
  11. Tiết Ðộ—Chế ngự những dục vọng.
  12. Trong Sạch—Giúp canh phòng ngũ quan để chúng không trở nên dịp tội cho ta; giúp ta coi thân xác mình và thân xác người khác như đền thờ Chúa Thánh Thần.

Cây cuộc sống của bạn ngay bây giờ đang sinh ra những trái gì vậy?

LẮNG NGHE: Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng. (Rm 15:13)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin gửi thần khí Chúa vào tâm hồn con để con sinh ra những hoa trái thơm lành trong cuộc sống và cho mọi người con gặp gỡ. 

THỰC HÀNH: Tập đếm hoa quả Chúa Thánh Thần mỗi ngày để sống tốt đẹp hơn. 

From: Do Dzung

*****************************

Thánh Thần Hãy Đến – Diệu Hiền ft. Phi Nguyễn

Thánh Nôbertô (1080-1134), Giám Mục- Cha Vương

Một ngày tốt đẹp nhé, hôm nay Giáo Hội kính nhớ Thánh Nôbertô (1080-1134), Giám Mục. Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy.

Cha Vương

Thứ 6: 6/6/2025

Thánh Nôbertô sinh ra trong một gia đình quyền uy, thế giá, giầu sang, phú quí vào năm 1085 tại miền Phénanie. Ngay từ nhỏ thánh nhân đã được dậy dỗ cẩn thận để có thể nối nghiệp cha mình lúc đó đang có thế giá, chức vị trong triều đình. Nhờ óc thông minh, lòng ham học, sự phán đoán chính xác và sự phấn đấu cầu tiến không biết mệt mỏi, thánh nhân đã thành công trên đường học vấn, thi đậu và được tuyển thẳng vào làm việc trong triều đình của Hoàng Đế Henri V.Thánh nhân tuy sống trên nhung lụa quyền hành, thế giá trong tay nhưng Ngài vẫn cảm nghiệm:” Phù vân là phù vân”…Mọi sự trên đời như bóng mây, như gió thổi, như mây bay, Ngài cảm nghiệm sâu sắc lời Chúa nói với người thanh niên giầu có:” Hãy về bán hết của cải, phân chia cho kẻ nghèo khó, rồi hãy đến theo Ta”. 

Thánh nhân đã ước ao đi tìm một cái gì tuyệt đối, cao thượng hơn, đẹp đẽ hơn. Nên, nghe được tiếng Chúa mời gọi, thánh nhân đã bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu. 

Thánh nhân đã cố gắng tu tập, sau khi lãnh nhận sứ vụ linh mục, Ngài đã nhiệt thành rao giảng Tin Mừng và đem được không biết bao linh hồn quay về với Chúa. Thánh  nhân có đức tính nổi bật nhất là yêu thương người nghèo, sống tinh thần nghèo khó như lời Chúa nói trong tám mối phúc:” Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ”( Mt 5, 1tt…). Thánh nhân đã hoán cải được biết bao tâm hồn tội lỗi nhờ sự hy sinh và lòng nhiệt thành, đạo đức, thánh thiện của Ngài.

Thánh Nôbertô vâng lệnh Ðức Giáo Hoàng và được đặt làm gám mục Mardebourg.  Với một tấm lòng say mê Chúa, với một tâm hồn đạo đức, thánh thiện, thánh Nôbertô luôn vâng lời vì thế năm 1120, Ngài đã tuân hành ý của Đức Thánh Cha Calixtô II, thiết lập một tu viện tại miền Prémontré với ý hướng, tôn chỉ : “sống nghiêm nhặt và chuyên về cầu nguyện”. Danh tiếng tốt lành của Ngài lan tỏa và trí thông minh sáng suốt của Ngài đã là nét son cho Ngài vì thế Ngài đã được bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Mardebourg. Trên ngôi vị Giám Mục, thánh Nôbertô đã phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách: phục hưng lại nền luân lý lúc đó đang bị suy đồi, bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội đang bị giới quyền thế đàn áp. Thánh nhân đặc biệt lưu tâm tới sự độc thân của giới linh mục vì nước trời. Thánh nhân đã làm việc không ngơi nghỉ, với cương vị Giám Mục, Ngài đã làm được biết bao việc tốt đẹp cho Địa Phận, cho Giáo Hội. 

THÁNH NÔBERTÔ CÓ CÔNG NHIỀU VỚI GIÁO HỘI: Thánh Nôbertô đã rất có công đối với Hội Thánh: đặc biệt Ngài đã giúp Đức Giáo Hoàng Innocentê II cách đắc lực khi công đồng Reims được triệu  tập. Thánh nhân cũng phải đương đầu mạnh mẽ, quyết liệt với nhóm ly giáo Pierre de Léon. Thánh nhân đã làm việc không ngừng nghỉ. Nên, sau cùng vì quá mệt mỏi, kiệt quệ với công việc, thánh nhân lâm bệnh nặng và ra đi trở về với Chúa vào ngày 06 tháng 6 năm 1134 tại địa phận Mardebourg, nước Pháp.

 (Nguồn: Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT) 

Bạn nghĩ gì về câu nói của thánh nhân sau đây: “Một người nói nhiều, quá tò mò và hay bồn chồn giống như một cái lò mở toang mọi phía và không giữ được nhiệt; bạn sẽ không bao giờ tận hưởng được sự ngọt ngào của một lời cầu nguyện trong thinh lặng trừ khi bạn đóng tâm trí mình trước mọi ham muốn trần tục và những công việc trần tục.” 

Thánh Nôbertô, cầu cho chúng con biết nói ít lại và làm nhiều hơn một tí. 

From: Do Dzung

*************************

Nên Thánh Giữa Đời – Xara Trần – (St: Sr Têrêsa) – Ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống…