Congo đón tiếp Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Theo chính quyền địa phương, hơn 1 triệu người đã tham dự Thánh lễ của Đức Thánh Cha Phanxicô được cử hành tại một sân bay ở Cộng hòa Dân chủ Congo vào sáng thứ Tư.

Thánh lễ của Đức Thánh Cha, được cử hành bằng tiếng Pháp, tràn ngập niềm vui với các vũ điệu dân gian.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ chính thức của Congo, và Lingala, tiếng creole gốc Bantu được nói ở các vùng của Cộng hòa Dân chủ Congo và bởi hàng triệu người dân trên khắp vùng Trung Phi. Đức Thánh Cha đã có bài giảng bằng tiếng Ý với các bản dịch tiếng Pháp cho Thánh lễ.

Tín hữu đã tham dự một buổi canh thức cầu nguyện với giải tội và thánh nhạc vào đêm 31 tháng 1; Một số người đi từ xa đã ở lại sân bay suốt đêm cho đến thánh lễ sáng ngày 1 tháng Hai.

Mọi người tập trung tại cánh đồng vài giờ trước khi bắt đầu Thánh lễ lúc 9:30 sáng giờ địa phương. Người Công giáo đã nhảy múa và hát các bài hát, trong đó có bài hát vui tươi “Maman Maria”, có nghĩa là “Mẹ Maria” trong tiếng Pháp, khi họ chờ đợi sự xuất hiện của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Các Thánh lễ của Đức Giáo hoàng, đặc biệt là trong khoảng 50 năm trở lại đây, đã thu hút hàng triệu người tham dự, nhiều người trong số họ tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới, cuộc tụ họp đông đảo của những người trẻ tuổi bắt đầu từ năm 1987 và diễn ra vài năm một lần.

Trên 6 triệu người tập trung ở Manila chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ ngày 18, tháng 1, năm 2015

Cư dân của đất nước Công giáo lịch sử Philippines đã có một màn trình diễn tuyệt vời tại Thánh lễ cuối cùng của chuyến tông du Philippines năm 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Theo ước tính chính thức, khoảng 6 đến 7 triệu người đã tập trung tại Công viên Rizal ở Manila tại sự kiện công cộng cuối cùng trong chuyến đi từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 1 của Ngài tới đất nước này.

Thánh lễ được cho là sự kiện đón đức giáo hoàng lớn nhất trong lịch sử.

Phan Sinh Trần

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt chân đến Congo, nơi hội tụ tất cả ưu tiên của ngài.

Vũ Văn An

Ký giả Jason Horowitz của tờ New York Times tháp tùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong chuyến tông du hiện nay của ngài tới hai nước Châu Phi, Cộng hoà Dân chủ Congo và Nam Sudan. Ngày 31 tháng 1, 2023, ông đăng tải tin tức về cuộc đón tiếp ngài tới Congo:

Trong 10 năm lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi sự chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của những người tị nạn và người nghèo cũng như nạn cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Ngài đã đi đến những vùng ngoại vi của Giáo Hội để chạm vào vết thương của những người bị đau khổ và bị lãng quên nhất. Và ngài đã chào đón những người trẻ Công Giáo, đặc biệt là ở nam bán cầu đang phát triển, đến với một Giáo Hội bao gồm nhiều hơn.

Hôm thứ Ba, Đức Phanxicô đã đặt chân đến Cộng hòa Dân chủ Congo, một quốc gia kết tinh tất cả những ưu tiên đó. Ngài là giáo hoàng đầu tiên kể từ năm 1985 đến thăm quốc gia này, nơi các nhà lãnh đạo giáo hội địa phương đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về đạo đức đang rất cần sự chú ý của giáo hoàng và của thế giới.

Số người ra nghênh đón Đức Phanxicô đông đảo ở thủ đô Kinshasa. Hàng chục nghìn người xếp hàng dọc đường từ sân bay, reo hò và vẫy cờ trong trang phục sặc sỡ của địa phương và đồng phục học sinh Công Giáo dưới những bảng yết thị khổng lồ hình của Đức Phanxicô (thường đi cùng với tổng thống của đất nước).

Những cây cầu vượt chật cứng thêm hàng ngàn người. Họ tập trung tại các bến xe buýt và đổ ra khỏi những con phố tồi tàn và chạy dọc theo đoàn xe hộ tống, đi cùng là những người lính vũ trang trên những chiếc xe jeep mui trần.

Việc Đức Giáo Hoàng đến Kinshasa đã gây phấn khích. Dù Congo là hiện thân của những vết thương mà Đức Phanxicô hy vọng sẽ chữa lành, nhưng đây cũng là một quốc gia có khả năng ảnh hưởng lớn đến tương lai của Giáo hội.

Đức Phanxicô nói, “Bị chiến tranh tàn phá, Cộng hòa Dân chủ Congo tiếp tục chứng kiến những cuộc xung đột trong giới hạn của mình và buộc phải di cư, và phải chịu đựng những hình thức bóc lột khủng khiếp, không xứng đáng với con người và tạo vật”.

Đức Giáo Hoàng nói, “Đất nước này, quá rộng lớn và tràn đầy sức sống, hoành cách mô của Châu Phi này, bị bạo lực tấn công như một cú đánh vào bụng, dường như đã có lúc phải thở hổn hển”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 86 tuổi, người thường phải ngồi xe lăn, cũng sẽ đến thăm Nam Sudan, nơi Giáo hội tham gia sâu vào các cuộc đàm phán hòa bình và xây dựng nền dân chủ, trong chuyến đi kéo dài đến Chủ nhật. Ban đầu ngài dự định đến thăm các quốc gia vào năm ngoái nhưng đã hoãn chuyến đi vì bệnh ở đầu gối, nay đã cải thiện.

Đức Thánh Cha Phanxicô thảng thốt sau khi nghe kể những câu chuyện bạo lực xảy ra cho trẻ em ở miền đông Congo

Trích Thông Tấn Xã Công Giáo CNA

Trong chuyến tông du đến nước Công Gô Phi Châu, vào ngày thứ hai tại thủ đô Kinshasa, ngày 1 tháng 2 năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lắng nghe câu chuyện của các nạn nhân bị bạo lực từ khu vực phía đông đầy xung đột của Cộng hòa Dân chủ Congo.

Ladislas Kambale Kombi, một cậu bé 16 tuổi đến từ Butembo-Beniu, đã xúc động khi chia sẻ với Đức Thánh Cha về việc cậu đã chứng kiến những người đàn ông chặt đầu cha mình vào ngày cậu trở thành một đứa trẻ mồ côi. Em nói, “Thưa Đức Thánh Cha, thật kinh khủng khi chứng kiến cảnh tượng như vậy. Nó không bao giờ rời xa con. Vào ban đêm con không thể ngủ được. Thật khó để hiểu được sự độc ác như vậy, sự tàn bạo gần như của động vật”

“Sau sự đồng hành chia sẻ về tinh thần và  nâng đỡ tâm lý của Giáo hội địa phương, con và những đứa trẻ khác đang ở đây đã tha thứ cho những kẻ bắt giữ chúng con. Đó là lý do tại sao con đặt trước thập tự giá của Đấng Chiến thắng con dao rựa giống như con dao đã giết cha tôi.”

Sau khi chia sẻ câu chuyện của mình, Matumaini, Kombi và một đứa trẻ khác — đã bị bắt cóc trong 9 tháng — quỳ xuống trước Đức Thánh Cha, ngài đặt tay lên đầu các em và cầu nguyện. Con dao rựa và con dao vẫn nằm trên sàn bên dưới một cây thánh giá lớn.

Bijoux Mukumbi Kamala, một cô gái 17 tuổi đã bị hãm hiếp liên tục trong một năm bảy tháng sau khi bị quân nổi dậy bắt giữ ở Goma vào năm 2020, đã mang đến cho giáo hoàng hai cô con gái song sinh của mình, được thụ thai trong một vụ cưỡng hiếp, để được ban phước lành.

Cô ấy đặt một tấm chiếu, “biểu tượng cho sự khốn khổ của con khi là một phụ nữ bị hãm hiếp,” dưới cây thánh giá “để Chúa Kitô sẽ tha thứ cho con vì những lời kết án mà con đã thực hiện trong lòng đối với những người đàn ông này.”

“Xin Chúa tha thứ cho tất cả chúng ta và dạy chúng ta tôn trọng mạng sống con người,” cô nói trong lời khai của mình.

“Thưa Đức Thánh Cha, với sự hiện diện của hàng chục nhóm vũ trang, các vụ giết chóc gia tăng khắp nơi, các gia đình đã nhiều lần phải di dời, trẻ em bị bỏ rơi không cha mẹ, chúng bị bóc lột làm việc trong các hầm mỏ, thậm chí bị bắt tham gia đội quân nổi dậy; các cô gái và phụ nữ bắt đầu chịu các thử thách, bị tấn công tình dục dưới mọi hình thức và các vụ hành hạ vô cớ” Kamala viết trong lời khai được một phụ nữ khác đọc to bằng tiếng Pháp.

“Thưa Đức Thánh Cha, trong tất cả những điều này, Giáo hội vẫn là nơi ẩn náu duy nhất chữa lành vết thương và an ủi tâm hồn chúng con qua nhiều dịch vụ hỗ trợ và an ủi: các giáo xứ và các dịch vụ của Caritas giáo phận vẫn là nơi trông cậy và giúp đỡ của chúng con. Sự hiện diện của ngài, thưa Đức Thánh Cha, trấn an chúng tôi rằng toàn thể Giáo hội sẽ chăm sóc chúng tôi. Cảm ơn rất nhiều vì đã đến.”

Bạo lực ở miền đông Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng với hơn 5,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ, số người phải di dời trong nước cao thứ ba trên thế giới.

Hơn 120 nhóm vũ trang đang chiến đấu để giành quyền kiểm soát miền đông Congo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên. Trong những tháng gần đây, nhóm phiến quân M23 đã trải qua một sự hồi sinh. Liên Hợp Quốc báo cáo rằng M23 đã hành quyết 131 người vào tháng 11 “như một phần của chiến dịch giết người, hãm hiếp, bắt cóc và cướp bóc ở hai ngôi làng”.

Một chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo cũng có mặt ở miền đông Congo, được người dân địa phương gọi là Lực lượng Dân chủ Đồng minh (ADF)

Phan Sinh Trần

Stéphane Courtois: Putin đã được Stalin truyền cảm hứng

Báo Tiếng Dân

Focus

Tác giả: Gudrun Dometeit

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

29-1-2023

Tổng thống Nga Wladimir Putin. Nguồn: Aleksey Babushkin/ Pool Sputnik Kremlin/ AP/ dpa

Nhà nghiên cứu về chủ nghĩa Cộng sản nổi tiếng người Pháp Stéphane Courtois, nói về nỗi lo sợ của tổng thống Nga trước sự tan rã của đất nước ông, các thần tượng lịch sử cho vai trò khủng bố trong nước và câu hỏi liệu các cuộc nổi dậy ở Nga rất có thể xảy ra hay không.

Cách nói chuyện lưu loát của ông rất khó để cắt ngang giữa chừng, đó là một lối nói phi nước đại về 100 năm đã qua, được hoàn thiện với những giai thoại và tương đồng mà Stéphane Courtois trình bày để cố gắng giải thích hành vi của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đối với nhà sử học người Pháp nổi tiếng, nó được liên kết không thể tách rời với di sản của chủ nghĩa toàn trị. Courtois được biết đến trên toàn thế giới nhờ một trong những cuốn sách bán chạy nhất Sách đen  về chủ nghĩa Cộng sản” xuất bản năm 1997, lần đầu tiên mô tả các tội ác nhân danh sự không tưởng xã hội này.

Nhà nghiên cứu về chủ nghĩa Cộng sản nổi tiếng người Pháp Stéphane Courtois. Nguồn: Christian Ditsch

Joachim Gauck, sau này trở thành Tổng thống liên bang Đức, đã viết một bài đóng góp về Đông Đức trong phiên bản tiếng  Đức của cuốn sách. Bây giờ Courtois xuất bản một cuốn sách đen mới cùng với nhà sử học Galia Ackerman, lần này về Putin. Ngẫu nhiên, người đàn ông 75 tuổi này đã tiếp xúc với các mặt đen tối của chủ nghĩa Cộng sản hồi còn trẻ, lúc đó ông ta là một người theo chủ nghĩa Mao nhiệt thành.

Moscow thậm chí có thể giả vờ là Putin bị bệnh

FOCUS: Có thể là nhân vật chính trong cuốn sách mới của ông đã chết rồi? Tổng thống Ukraine Wolodymyr Selensky gần đây đã suy đoán về cái chết của Putin và những người có thể song trùng. Đó là tuyên truyền chiến tranh của Ukraine hay đơn giản là một chuyện bá láp?

Courtois: Những tin đồn như vậy đã xuất hiện trong nhiều tháng. Tôi thì thận trọng, đặc biệt là khi nói đến cái chết của ông ấy. Về những người song trùng, tôi có xu hướng tin điều đó. Bởi vì nếu cô nhìn vào hình ảnh của Putin trong vài tuần qua, đôi khi cô sẽ có ấn tượng rằng đó không phải à cùng một người, ví dụ như mũi hoặc chiều rộng của má không giống nhau.

Có thể là giải phẩu thẩm mỹ…

Courtois: Ông ta có thể được điều trị bằng nhiều cortisone khiến mặt sưng lên. Và khi ông không uống thuốc đó, thì trông bình thường hơn. Hãy nghĩ về Tổng thống Pompidou, bệnh tật của ông được bảo vệ như một bí mật nhà nước. Thỉnh thoảng, khi nhìn thấy khuôn mặt của ông ta phình lên, mọi người nghĩ: “Kỳ lạ thật, có chuyện gì không vậy?”. Và rồi ông ta đột nhiên chết vì ông ta thực sự mắc bệnh rất nặng.

Chính lãnh đạo Nga cũng có thể loan tin đồn ra thế giới. Tin này xuất hiện vào tháng 7 hoặc tháng 8 năm ngoái, ngay khi quân đội Nga có vấn đề lớn ở Ukraine. Phương Tây có thể được báo hiệu: “Đừng có náo động, ông ta sẽ sớm chết, vì vậy không cần làm gì vội, hãy đợi cho đến khi ông ta chết”. Vì vậy, có thể câu giờ được ba hoặc bốn tháng. Tuy nhiên, không có bằng chứng về tất cả các giả định này.

FOCUS: Putin được mô tả trong nhiều phân tích có lúc tàn nhẫn, khi thì hoan tưởng hoặc một người bị môi trường xung quanh lừa dối, ví dụ như liên quan đến tình hình ở Ukraine. Ông nghĩ điều gì là chính xác?

Courtois: Tôi không nghĩ Putin điên theo nghĩa tâm thần. Nhưng ông ta mắc bệnh hoang tưởng, giống như tất cả các nhà lãnh đạo của một chế độ như vậy. Bây giờ ông ta đã tạo ra một chế độ hoàn toàn độc tài. Không chỉ là độc tài cá nhân, mà là toàn bộ hệ thống hấp thụ các đặc điểm của chế độ độc tài toàn trị của Liên Xô. Nó không phải là một chế độc độc tài toàn trị kiểu Stalin hay Lenin, mà là một chế độ mà tôi mô tả đó là chế độ toàn trị với cường độ thấp, như ở Liên Xô sau năm 1956. Các tính năng cơ bản luôn giống nhau: Sự độc quyền của đảng độc nhất, sùng bái lãnh tụ, độc quyền về truyền thông nhà nước và giáo dục. Sự giàu có cũng được độc quyền như dưới dạng chủ nghĩa cộng sản, bởi vì những kẻ đầu sỏ đã cướp phá tài nguyên của Nga phải chịu sự kiểm soát trực tiếp của Putin.

Khi tấn công Ukraine, mật vụ của ông ta chắc chắn đã lừa dối ông. Trong chế độ độc tài rất cá nhân này, mọi người chỉ cung cấp cho ông ta thông tin mà ông thích nghe. Tuy nhiên, một cuộc chiến cũng luôn vì lợi ích kinh tế. Ukraine bị cướp bóc và đó chính xác cũng là những gì Hồng quân đã làm ở Trung và Đông Âu từ năm 1944-1945 và 1945-1946 tại Đức.

“Bây giờ ông ta đã tạo ra một chế độ hoàn toàn độc tài”

Focus: Trái ngược với các nhà khoa học khác, ông cho rằng Putin chưa bao giờ thay đổi, nhưng có các khuynh hướng độc đoán ngay từ đầu nhiệm kỳ của mình và có ý muốn phục hồi Liên Xô trong tâm trí. Có phải những lời đề nghị hợp tác, các cuộc thảo luận về tư cách thành viên trong Liên minh châu Âu hoặc NATO chỉ là để đánh lạc hướng?

Courtois: Vâng, tôi tin rằng Putin không bao giờ có chút xíu ý định dù nhỏ nhất để thảo luận với người châu Âu hoặc người Mỹ. Vào tháng 12 năm 1999, vào ngày của Chekist, ông ta ra đứng trước một nhóm các sĩ quan FSB cấp cao và giải thích với họ rằng ông ta vừa hoàn thành phần đầu tiên của nhiệm vụ được giao cho họ, cụ thể là để thâm nhập vào bộ máy nhà nước Nga một lần nữa.

Năm 2000, trước cuộc bầu cử tổng thống, ông nói: “Bất cứ ai không tiếc nuối Liên Xô không có trái tim.” Putin liên tục nói những câu ngắn gọn như vậy cho thấy ông đã từ chối không chấp nhận sự thất bại của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và dự án  của ông thực sự là để tái thiết một Liên Xô mới dựa trên mô hình của ông cựu giám đốc KGB Jurij Andropow từ năm 1982.

FOCUS:Để theo đuổi các mục tiêu của mình, Putin cố ý tạo ra các điều kiện để tống tiền, ví dụ bằng cách làm cho Đức phụ thuộc vào khí đốt và dầu hỏa. Nhưng đó là một sự phụ thuộc lẫn nhau, bởi vì như chúng ta thấy bây giờ, Nga gặp khó khăn trong việc bán năng lượng ở nơi khác.

Courtois: Vâng, bởi vì châu Âu phản ứng và áp đặt các biện pháp trừng phạt. Đức ngây thơ vì tin rằng Putin sẽ đối xử tử tế vì có trao đổi thương mại. Đồng thời, các ông chủ hãng xưởng Đức quan tâm đến việc có được dầu và khí đốt của Nga với giá rẻ. Cô phải hiểu tâm lý của Putin, ông ấy là một người của KGB. Tống tiền là một trong những phương pháp phổ biến nhất của những người KGB.

Bây giờ tôi có lẽ gây sốc cho cô, nhưng tôi thậm chí nghĩ rằng ông ấy đã được Stalin truyền cảm hứng khi ông tavào tháng 8/ tháng 9 năm 1939 quyết định tham gia vào một liên minh với Hitler và đã sử dụng Đức để chiếm được một nửa Ba Lan, bao gồm cả Tây Ukraine. Và sau đó lấy luôn cả ba quốc gia Baltic và tỉnh Bessarabia của Rumani. Đối với tôi đó là cùng một mánh khóe. Ông ta tin rằng Đức sẽ không làm gì cả vì khí đốt và người Mỹ sẽ không can thiệp vào chuyện của châu Âu. Và rồi ngạc nhiên trước các phản ứng. Putin đã tạo ra một ngõ cụt. Đó là một con đường không dẫn tới đâu cả.

FOCUS:Có phải người Mỹ thực sự hưởng lợi từ cuộc chiến này?

Courtois: Họ là một trong số những người trục lợi. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ không cảnh báo người Ukraine về cuộc tấn công, ngăn chặn các âm mưu ám sát Tổng thống Selensky và không gửi vật liệu ngay lập tức, thì Quân đội Nga có lẽ bây giờ sẽ ở sát biên giới Ba Lan.

FOCUS: Ông nói những điểm tương đồng của hệ thống chính quyền Nga và Liên Xô và tuyên bố rằng Putin có tất cả quyền lực trong tay ông ta. Nhưng ông thực sự có những hiểu biết nào về các cấu trúc quyền lực ở điện Kremlin? Có phải những tuyên bố điên rồ và tàn bạo về Ukraine của cựu Tổng thống Medvedev, người trước đây được cho là ôn hòa hơn, cho thấy là có những cuộc đấu tranh quyền lực trong Kremlin?

Courtois: Tôi phải thừa nhận rằng chúng tôi hầu như không biết gì về những gì đang diễn ra trong Kremlin, cũng biết rất ít về sự cân bằng quyền lực giữa các phe nhóm khác nhau. Nhưng tôi nghĩ rằng, cô có thể thấy từ các chương trình truyền hình Nga là Putin đang kiểm soát và những người chung quanh ông ấy rất phục tùng ông. Ngoài ra, những tuyên bố của Medvedev (“Tôi sẽ xóa sạch tất cả”) thật không thể tin được. Chúng dẫn tới cuộc diệt chủng Ukraine. Nếu người ta nghe các bài phát biểu trên TV, họ có thể nghĩ rằng họ nghe Goebbels nói vào năm 1941. Tất nhiên người ta có thể giải thích các tuyên bố của Medvedev là có một số phe phái chính trị trong Kremlin. Nhưng tôi nghĩ Medvedev lo sợ.

Trong tình huống rất phức tạp, mà ảnh hưởng tới quyền lực tối cao ở Nga, rõ ràng là nếu người ta không bị sát hại hoặc muốn được đưa vào tù, họ phải nói mạnh bạo hơn những người khác để Putin hoàn toàn tin tưởng vào sự trung thành của họ. Stalin cũng đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối đối với ông ta. Nó giống hệt như trong Cách mạng Pháp. Bất cứ ai không muốn bị đưa vào máy chém phải phát biểu bạo lực hơn những người khác. Đối với tôi, những tuyên bố của Medvedev không phải là điên rồ, nhưng là những phát biểu khôn khéo của một người lo sợ bị sát hại. Hùng biện của Putin ngày càng trở nên cực đoan hơn trong vài tuần qua.

“Không có tòa án Nürnberg cho KGB. Đó là một nguyên nhân đưa đến tình hình hiện tại”

Focus: Điều đó nghĩa là gì? Putin sẽ dám làm những gì?

Courtois: Làm tất cả nếu mọi người để ông ấy làm, vì ông ấy quyết tâm làm tới cùng. Và kết thúc sẽ là việc tiếp quản Ukraine, việc tiếp quản hoàn toàn Belarus, việc tiếp quản các quốc gia Baltic, nơi có những cộng đồng quan trọng của Nga được Stalin đưa tới cư trú sau năm 1940. Sau đó, ông ta sẽ làm áp lực với Tây Âu, với sự giúp đỡ của khí đốt, dầu mỏ và vì cuộc chiến. Bởi vì có ai ở Tây Âu đã sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến? Tôi không biết nhiều người Pháp trẻ sẽ sẵn sàng chiến đấu.

Focus:Ở Đức, nó không khác gì mấy …

Courtois: Điều tồi tệ nhất là có một nhóm lợi ích mạnh mẽ của các sĩ quan và thậm chí cả các tướng trong quân đội Pháp, những người ngưỡng mộ những gì Putin đã làm ở Nga. Một phần của quân đội sẽ không sẵn sàng chiến đấu vì lý do ý thức hệ.

Focus: Nhiều người hiện đang đòi hỏi phải trừng phạt Nga nặng nề. Điều đó có phải sẽ là một việc song song nguy hiểm đã xảy ra với Thế chiến thứ nhất? Việc Đức bị sĩ nhục đã dẫn đến Thế chiến II. Có khôn ngoan không khi tiến hành như vậy?

Courtois: Việc các luật sư và chính phủ đang suy nghĩ về một tòa án quốc tế để lên án tội ác của quân đội Nga và nhà cầm quyền Nga bắt đầu làm cho mọi người ở Moscow lo lắng . Vào năm 1992, sau sự sụp đổ của Liên Xô, không có tòa án Nürnberg nào để xét xử chủ nghĩa Cộng sản và không có tòa án Nürnberg xét xử KGB. Đây là một trong những lý do tại sao chúng ta đang ở trong tình huống này.

Khi Yeltsin từ chức một cách bất ngờ vào ngày 31 tháng 12 năm 1999, Putin đã lên nắm quyền. Ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sau đó vào ngày 26 tháng 3 năm 2000 với 52,9%.

Boris Jelzin đã giải thể Đảng Cộng sản, nhưng một thời gian sau đó, nó lại được thành lập mới. Và không có gì xảy ra tại KGB. Chế độ Đức Quốc xã đã bị kết án công khai và bằng pháp lý. Một công việc giáo dục khổng lồ đã được thực hiện ở Đức.

Focus: Tôi đã hỏi về hậu quả của Thế chiến thứ nhất …

Courtois: Đức không thực sự bị sỉ nhục vào năm 1918. Từ quan điểm pháp lý, nó đã ký một lệnh ngừng bắn. Quân đội không phải đầu hàng, mà được trở về nhà có trật tự. Sau đó, hiệp ước  Versailles thực sự xảy ra. Và Đức sau đó có thể nói rằng họ đã bị sỉ nhục. Có yếu tố tâm lý ở Đức và ngay cả ở tổng thống Pháp, mà cũng nói rằng Nga không nên bị sỉ nhục. Tuy nhiên, quân đội Nga ở Ukraine phải được đưa trở lại sau biên giới tháng 1 năm 2022. Đó sẽ là thất bại hoàn toàn cho Putin, và từ đó trở đi có thể xảy ra rất nhiều chuyện ở Nga. Khi Nga bị người Nhật đánh bại vào năm 1905, điều này đã dẫn đến một cuộc nổi dậy lớn. Chế độ Sa hoàng lần đầu tiên bị lung lay sâu sắc. Rất có thể là điều tương tự sẽ xảy ra nếu quân đội Nga bây giờ bị buộc phải trở về nước.

Focus: Những tuyên bố của ông về triển vọng tương lai của Nga là rất đen tối. “Nga đương lao tới một vực thẳm mới, và chỉ những lực lượng năng động mới mới có thể cứu nó”, ông viết như vậy trong cuốn sách của ông. Nhưng những lực lượng này nên đến từ đâu? Có phải sức mạnh của Putin là nhờ sự yếu đuối của phe đối lập không bao giờ có thể đồng ý với nhau?

Courtois: Tôi hoàn toàn đồng ý với cô. Phe đối lập dân chủ ở Nga rất yếu. Và với tư cách là tổng thống, Putin dần dần hoàn toàn đàn áp nhóm nhỏ này. Mặt khác, việc động viên một phần giờ đã kích hoạt một cuộc trốn chạy đáng kinh ngạc của những chàng trai trẻ. Một triệu thanh niên Nga có thể đã rời khỏi đất nước, những người có một nền giáo dục tốt nói một ngôn ngữ nước ngoài, những người biết họ có thể ra nước ngoài ở nơi nào, những người có một ít tiền. Đây là những lực lượng trong tương lai Nga cần có để phát triển.

Cô sẽ hỏi, khi những chàng trai trẻ này có được vũ khí và tấn công điện Kremlin, liệu Putin sẽ bị lật đổ? Vấn đề là người Nga không phải là người Ukraine. Cả hai đều có văn hóa chính trị hoàn toàn khác nhau.

Focus: Ông giải thích điều đó như thế nào? Ukraine cũng đã là một phần của chế độ độc tài cộng sản. Không bao giờ có một nền dân chủ thực sự ở đó.

Courtois: Tôi không nghĩ về một nền dân chủ quốc hội. Nhưng bạn phải biết rằng những người ở các khu vực của Ukraine ngày nay chưa bao giờ là những nông nô, không giống như nông dân Nga. Cossacks, nông dân tự do, sở hữu đất đai của họ và là chiến binh sống trên lãnh thổ Ukraine hiện tại. Khu vực Ukraine hoạt động từ thế kỷ 9 đến 13 cho đến khi Tatars và Golden Horde (Hãn quốc Kim Trướng) xuất hiện dựa trên các nguyên tắc các công tước lớn hoặc các thành phố tự do. Ở Nga, Sa hoàng chỉ bắt đầu bãi bỏ chế độ nông nô vào năm 1861.

“Một loại đảo chính bên trong là có thể”

Focus: Ông có nghĩ rằng, có thể đưa đến một cuộc nội chiến ở Nga?

Courtois: Trong mọi trường hợp, tôi không tin là có sự can thiệp từ bên ngoài. Có thể có một loại đảo chính bên trong. Có thể một số người trong quân đội tin rằng đã đến lúc rồi. Hoặc các nhà tài phiệt đã chán ngấy vì họ không còn có thể đến Chamonix để trượt tuyết nữa, hoặc không còn có thể mang du thuyền của họ đến Monaco nữa. Một cuộc nội chiến không thể loại trừ nếu chiến tranh đưa đến cái chết của quá nhiều binh lính và một phần của dân chúng nổi loạn.

Nhưng có một giả thuyết thứ ba. Putin gần đây đã nói về Nga như một quốc gia đa quốc gia. Tôi nghĩ rằng ông ta lo ngại rằng Liên bang Nga có thể tan rã, rằng các khu vực như Siberia hoặc các nhóm ở Kavkaz không muốn có bất cứ điều gì dính líu tới điện Kremlin nữa và tin rằng họ đủ lớn để thành lập nhà nước của chính họ. Không thể loại trừ rằng việc tan rã từ năm 1989/91 sẽ tiếp tục. Và sau đó là Trung Quốc, bắt đầu chinh phục nước Nga từ phía Tây. Đã có nhiều công ty Trung Quốc ở Siberia. Một nước cộng hòa tự trị Siberia – với những người Siberia không cảm thấy hứng thú gì,  khi bị đưa đến biên giới Ukraine để bị giết ở đó.

Focus: Cuốn sách của ông tập trung vào Putin và mô tả ông ta như thể ông ta đã không đáng tin cậy ngay từ đầu, một mẫu người quái ác và quỷ quyệt. Ông có thể tập trung số phận của một quốc gia vào một người không? Không tính đến các hành động và lợi ích của các tác nhân khác như Hoa Kỳ? Chính trị là tác động và phản ứng.

Courtois: Tôi có thể hiểu rõ những lời chỉ trích của cô. Chúng ta có thể đồng ý về một điểm: Hoa Kỳ cảm thấy vui mừng vào năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ. Đó là một kẻ thù ngay từ ban đầu. Lenin muốn phá hủy hệ thống tư bản. Stalin cũng nghĩ tương tự. Nhưng rõ ràng ông ta thông minh hơn nhiều so với Putin. Ông là một chiến lược gia thực sự. Vào cuối cuộc nội chiến, Nga đã gục ngã. Năm 1945, Bolshevik Nga là siêu cường lớn thứ hai. Putin là một kẻ láu cá, ông ta xảo trá, vâng, nhưng ông ta không có trí thông minh chiến lược.

Focus:Ông mô tả bản chất của Putin như thế nào? Một khi là gián điệp KGB – mãi mãi KGB?

Courtois: Đặc điểm là Putin về cơ bản là một Chekist và sử dụng các phương pháp của Tscheka, cơ quan khủng bố được Lenin giới thiệu vào năm 1917: khủng bố, tống tiền, đe dọa, tuyên truyền, lừa dối, hung hăn, khiêu khích. Tất cả các phương pháp thông thường của tổ chức này, từng là Tscheka, GPU, NKWD và KGB.

Focus: Ông có đã bao giờ gặp Putin hoặc ông muốn gặp ông ấy – coi như là để kiểm tra thực tế của các luận đề của ông?

Courtois: Không, không, không. Để nói với ông ấy điều gì đó? “Wolodja, ông không tử tế lắm, hãy đối xử hiền lành hơn với người Ukraine”? Sau đó, ông ấy sẽ nói với tôi: “Được rồi, tôi sẽ tốt với người Ukraine”, và ngay khi tôi vừa mới bước ra khỏi hội trường, ông ấy sẽ cho người thanh toán tôi ngay.

Tàu Hải Cảnh Trung Quốc tràn ngập biển đông theo báo cáo của AMTI

Báo cáo của tổ chức Sáng Kiến Hàng Hải Minh Bạch Châu Á – AMTI

Sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc ở Biển Đông mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Một phân tích trên dữ liệu của hệ thống nhận dạng tự động (AIS) từ cơ quan thương mại MarineTraffic cho thấy Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) duy trì các cuộc tuần tra gần như hàng ngày tại các thực thể quan trọng trên Biển Đông vào năm 2022. Cùng với sự hiện diện khắp nơi của lực lượng dân quân biển Trung Quốc. Điều này cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc khẳng định quyền kiểm soát đối với vùng biển rộng lớn nằm trong đường chín đoạn mà nước này tuyên bố chủ quyền.

AMTI đã phân tích dữ liệu AIS từ năm 2022 trên 5 thực thể mà Trung Quốc thường xuyên tuần tra nhất: Bãi Cỏ Mây, Bãi cạn Luconia, Bãi cạn Scarborough, Bãi Tư Chính và Đảo Thị Tứ. So sánh với dữ liệu từ năm 2020 cho thấy số ngày theo lịch mà tàu hải cảnh TQ tuần tra gần các thực thể này đã tăng lên trên diện rộng.

Số ngày CCG tuần tra tại Bãi Tư Chính, một địa điểm phát triển dầu khí chính của Việt Nam, nơi đã chứng kiến sự bế tắc giữa cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc và Việt Nam trong những năm qua, đã tăng hơn gấp đôi, tăng từ 142 ngày vào năm 2020 lên 310 ngày vào năm 2022.

Số ngày tuần tra tại Bãi cạn Thomas thứ hai, nơi Philippines duy trì một đơn vị đồn trú bấp bênh trên tàu BRP Sierra Madre, tăng từ 232 ngày lên 279 ngày; những người tại Luconia Shoals, gần các hoạt động dầu khí quan trọng của Malaysia, từ 279 đến 316; và tại Bãi cạn Scarborough, do Philippines đánh bắt và quản lý theo truyền thống, từ năm 287 đến năm 344. Dữ liệu về các rạn san hô xung quanh đảo Thị Tứ do Philippines nắm giữ không được thu thập trong các phân tích trước đây, nhưng các tàu CCG đã có mặt tại khu vực này 208 ngày trong năm qua.

Tại một số thực thể, đặc biệt là bãi cạn Scarborough, nhiều tàu CCG đã hiện diện đồng thời. Các cuộc tuần tra được quan sát trên tất cả năm thực thể lên tới tổng cộng 1.703 ngày tàu.

Bản chất không đầy đủ của dữ liệu AIS có nghĩa là những con số này có thể còn cao hơn. Một số tàu CCG không thể quan sát được trên các nền tảng AIS thương mại, do bộ thu phát AIS của chúng bị vô hiệu hóa hoặc không thể phát hiện được bằng bộ thu AIS vệ tinh.

Trong các trường hợp khác, người ta quan sát thấy các tàu CCG phát đi thông tin AIS không đầy đủ hoặc sai sót. Một trường hợp như vậy liên quan đến một con tàu phát sóng gần đảo Thị Tứ dưới cái tên “Dujuae” và tự nhận mình là một con tàu chở hàng.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc phát sóng là “Dujuae,” Đảo Thị Tứ, ngày 19 tháng 2 năm 2022

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh tiết lộ rằng con tàu thực sự là một tàu tuần duyên lớp Zhaojun (Type 718B) dài 101 mét:

Bế tắc tranh chấp dầu khí, một đặc điểm lặp đi lặp lại của ba năm trước, không nổi cộm trong năm 2022, có thể là do sự thành công của vụ quấy rối CCG trước đó. Ví dụ, Trung Quốc đã thuyết phục được Philippines ngừng hoạt động thăm dò mới ở Bãi Cỏ Rong vào tháng 4 khi tàu CCG 5203 theo dõi một tàu khảo sát đã ký hợp đồng. Indonesia có thể trở thành một ngoại lệ so với sự rút lui chung này của các nước có yêu sách và tranh chấp ở Đông Nam Á khỏi hoạt động thăm dò dầu khí mới, với việc Jakarta vào tháng 1 năm 2023 cam kết phát triển lô khí đốt Tuna của mình bất chấp sự quấy rối trước đó của tàu hải cảnh TQ.

CCG cũng đã làm việc với lực lượng dân quân hàng hải tại Bãi Cỏ Mây nhiều lần để cản trở các nhiệm vụ tiếp tế cho lực lượng lính thủy đánh bộ Philippines đóng quân trên bãi cạn này trong suốt năm 2022.

Và trong một vụ việc được công khai khác, lực lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc và Philippines đã đối mặt nhau tại đảo Thị Tứ vào tháng 11 khi tàu hải cảnh TQ cắt dây kéo của một tàu Philippines đang loại bỏ các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc khỏi vùng biển phía tây của hòn đảo.

Khi các bên yêu sách ở Đông Nam Á tiếp tục hoạt động ở quần đảo Trường Sa vào năm 2023, sự hiện diện thường xuyên của lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân hàng hải của Trung Quốc khiến các cuộc đối đầu trong tương lai hầu như không thể tránh khỏi.

Phan Sinh Trần

Phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân hàng đầu của Trung Quốc đã sử dụng chip máy tính của Mỹ nhiều năm cho dù bị cấm

Phan Sinh Trần

Theo báo  WSJWikipedia

Viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân hàng đầu của Trung Quốc đã mua chip máy tính tinh vi của Mỹ ít nhất hàng chục lần trong hai năm rưỡi qua, lách các hạn chế xuất khẩu áp đặt hàng chục năm qua từ chính quyền Mỹ nhằm hạn chế việc cung cấp này.

Một đánh giá của Tạp chí Phố Wall về các tài liệu mua sắm vật tư đã cho thấy, Học viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc do nhà nước điều hành, đã tìm cách sở hữu các chip bán dẫn do các công ty Hoa Kỳ như Intel Corp. và Nvidia Corp sản xuất kể từ năm 2020 mặc dù cơ sở này đã bị đưa vào danh sách đen, cấm hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ từ năm 1997. 

Các con chip này, thường được sử dụng cách phổ biên trong các trung tâm dữ liệu và máy tính cá nhân, được mua từ các đại lý ở Trung Quốc. Một số được mua làm thành phần cho các hệ thống máy tính, trong khi nhiều chiếc được mua bởi phòng thí nghiệm của viện nghiên cứu động lực học chất lỏng tính toán, một lĩnh vực khoa học rộng lớn bao gồm cả việc chế tạo mô hình vụ nổ hạt nhân.

Những giao dịch mua hàng như vậy đã bất chấp những hạn chế lâu nay do Hoa Kỳ áp đặt nhằm ngăn chặn việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của Hoa Kỳ cho nghiên cứu vũ khí nguyên tử của các cường quốc nước ngoài. Học viện, có tên gọi là CAEP, là một trong những tổ chức đầu tiên của Trung Quốc được đưa vào danh sách đen của Hoa Kỳ, có tên gọi là “danh sách thực thể”, vì viện chuyên nghiên cứu về nguyên tử hạt nhân.

Một tạp chí đánh giá các tài liệu nghiên cứu do CAEP xuất bản đã phát hiện ra rằng ít nhất 34 lần trong suốt một thập kỷ qua, họ đã đề cập đến việc sử dụng chất bán dẫn của Mỹ trong nghiên cứu. Chúng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm phân tích dữ liệu và tạo thuật toán. Các chuyên gia hạt nhân cho biết ít nhất 7 nghiên cứu trong số đó có thể có ứng dụng để duy trì kho dự trữ hạt nhân. CAEP đã không trả lời yêu cầu bình luận (của báo WSJ).

Những phát hiện này nhấn mạnh thách thức mà chính quyền Biden phải đối mặt khi họ tìm cách chống lại một cách quyết liệt hơn việc quân đội Trung Quốc sử dụng công nghệ Mỹ . Vào tháng 10, Hoa Kỳ đã mở rộng phạm vi các quy định xuất khẩu để ngăn chặn Trung Quốc có được chip và công cụ sản xuất chip tiên tiến nhất của Mỹ nhằm cung cấp năng lượng cho trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính, những thứ ngày càng quan trọng đối với chiến tranh hiện đại.

Hầu hết các chip do học viện CAEP mua có kích thước từ 7 nanomet đến 14 nanomet, nhiều loại trong số đó rất khó để Trung Quốc sản xuất hàng loạt. Chúng có sẵn rộng rãi trên thị trường mở: Phiên bản chip Xeon Gold của Intel và chip GeForce RTX của Nvidia được CAEP mua, chúng có thể được mua từ mạng phân phối hàng Taobao, một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên các giao dịch mua bán này không bao gồm thế hệ chip mới nhất được sản xuất trong vòng hai năm qua.

Được thành lập vào cuối những năm 1950, CAEP có trụ sở tại tỉnh Tứ Xuyên phía tây Trung Quốc và sử dụng một số nhà nghiên cứu vũ khí hạt nhân giỏi nhất của Trung Quốc. Các nhà vật lý ở đó đã giúp phát triển quả bom hydro đầu tiên của Trung Hoa. 

Trụ sở CAEP, từ những năm 1980, nằm trong khu vực 839 của thành phố Mianyang và có diện tích 5 km2. Nó có biệt danh là Thị trấn Khoa học. Ngoài ra còn có các cơ sở vệ tinh đặt tại Bắc Kinh, Jiangyou, Mianyang, Thành Đô và Thượng Hải. Kể từ những năm 1990, CAEP đã bao gồm 12 viện nghiên cứu và 15 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Các lĩnh vực nghiên cứu của nó bao gồm vật lý lý thuyết, vật lý plasma, kỹ thuật và khoa học vật liệu, điện tử và quang điện tử, hóa học vật liệu và kỹ thuật hóa học, khoa học máy tính và toán học tính toán.

Vào tháng 6 năm 2020, các quan chức của Bộ Thương mại đã mở rộng các hạn chế đối với CAEP bằng cách thêm 10 thực thể do học viện sở hữu hoặc điều hành cũng như 17 bí danh mà viện này sử dụng vào danh sách thực thể để mua sắm các mặt hàng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các hoạt động vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo thường niên trước Quốc hội công bố vào tháng 11, Trung Quốc đã đẩy nhanh việc mở rộng lực lượng hạt nhân và khả năng vận chuyển trong những năm gần đây. Bộ Quốc phòng ước tính Quân đội Giải phóng Nhân dân có thể dự trữ khoảng 1.500 đầu đạn hạt nhân vào năm 2035 nếu tiếp tục với tốc độ hiện tại, tăng từ hơn 400 hiện nay.

Một số lượng lớn chip do Hoa Kỳ thiết kế được sản xuất ở nước ngoài, điều này có thể khiến chúng nằm ngoài các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của Washington. Vào tháng 11, Nvidia bắt đầu tiếp thị sản phẩm thay thế chip A100 của mình với băng thông gửi và nhận dữ liệu hẹp hơn để có thể bán ở Trung Quốc và đồng thời tuân thủ theo các hạn chế xuất khẩu của Hoa Kỳ.

Các cuộc đấu thầu mua sắm từ CAEP bao gồm một cuộc đấu thầu vào tháng 11 năm 2020 nhằm tìm kiếm các hệ thống máy tính với 60 bộ xử lý Intel và 49 chip Nvidia, bao gồm bốn đơn vị xử lý đồ họa V100 cao cấp của Nvidia giúp tăng tốc độ phân tích khối lượng dữ liệu lớn.

Ngoài chip, học viện CAEP do nhà nước điều hành vào tháng 9 đã kêu gọi các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho các bảng mạch in để kết nối các chip và các thành phần điện tử khác lại với nhau, được thiết kế bởi công ty Cadence Design Systems, Inc của Hoa Kỳ. CAEP cũng tìm cách mua các mạch tích hợp từ các nhà sản xuất chip của Mỹ.

Cadence cho biết họ tuân theo tất cả các quy định kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, bao gồm cả những quy định liên quan đến danh sách cấm các công ty tên là “niêm yết thực thể”.

Các hồ sơ dự thầu của CAEP chủ yếu do các công ty nhỏ của Trung Quốc đáp ứng cho các mục đích sử dụng bao gồm cả siêu máy tính, các tài liệu chính thức đã cho thấy.

Sáu trong số bảy tài liệu nghiên cứu CAEP được Tạp chí xem xét có liên quan đến bảo trì kho dự trữ hạt nhân, bao gồm một tài liệu được xuất bản gần đây vào tháng 8, liên quan đến phản ứng tổng hợp hạt nhân quán tính, hoặc ICF, liên quan đến việc sử dụng tia laze công suất cao để tạo ra các phản ứng tổng hợp tương tự đến những gì xảy ra trên quy mô lớn trong vũ khí nhiệt hạch.

Trong sáu bài báo, các nhà khoa học tại CAEP đã mô tả việc sử dụng bộ xử lý đồ họa và các chip khác để cải thiện chức năng của các thiết bị ICF. Một bài báo do các tác giả từ CAEP đồng viết và xuất bản vào tháng 3, mô tả việc sử dụng bộ xử lý Intel Core i7-7800X và card đồ họa Nvidia GeForce GTX 1080 Ti.

Kỹ thuật ICF – Inertial Confinement Fusion dùng để mô phỏng vụ nổ nhiệt hạch và tạo năng lượng mạnh gần như vô giới hạn

Ian Stewart, giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin ở Washington, D.C., cho biết, để các chính sách xuất khẩu của Hoa Kỳ có hiệu quả, “cần phải kiểm soát công nghệ này bằng cách không cho phép các nhà phân phối bán nó cho người tiêu dùng mà không xác định được danh tánh của họ”.

Phan Sinh Trần

Kế hoạch tấn công của các giới nghiên cứu binh pháp: Việc Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan sẽ diễn ra như thế nào?

Báo Tiếng Dân

Foreign Policy

Tác giả: Neal E. Robbins

Đỗ Kim Thêm dịch

23-12-2022

Tác giả Neal E. Robbins trong buổi triển lãm về ‘Một Trung Quốc’ vào ngày 9-11-2022 tại Học viện Quốc phòng của Vương quốc Anh. Nguồn: Foreign Policy

Lời người dịch: Bài viết của Neal E. Robbins chưa cập nhật một số diễn biến mới nhất từ cuối năm 2022.

Một là, Liên minh quân sự Mỹ – Nhật công khai đẩy mạnh hợp tác quân sự và Mỹ long trọng cam kết bảo vệ Nhật Bản trước mọi thử thách bằng mọi phương tiện, kể cả hạt nhân. 

Nhật Bản quyết định gia tăng ngân sách quốc phòng trong 5 năm tới để tăng cường khả năng tự vệ và phản công. Nhật dự trù xây dựng lại đảo Mageshima với mục đích mở rộng các cuộc thao diễn chung với Mỹ và huy động nhiều phương tiện chiến đấu hữu hiệu hơn. Trong trường hợp Đài Loan bị tấn công, Nhật còn cho phép Mỹ can thiệp khẩn cấp khi cần thiết.

Trong cuộc họp báo hôm 11-1-2023 vừa qua tại Washington, hai nước công bố kế hoạch đối phó với hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên và nguy cơ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Thông cáo nêu đích danh Trung Quốc là “thách thức lớn nhất” về chiến lược vượt ra ngoài khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương. Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng đã báo động về hành vi khiêu khích của Trung Quốc khi muốn thiết lập một thế lực mới trên toàn cầu.

Do tình thế đòi hỏi, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực Thái Bình Dương. Do đó, hai nước sẽ mở rộng hiệp ước phòng thủ chung sang lĩnh vực không gian, nhằm đối phó với hiểm họa bị tấn công bằng tin học và các phương tiện công nghệ mới. Ngoài ra, hai nước sẽ tăng cường khả năng phòng thủ trên biển, cụ thể là chỉnh đốn các lực lượng của Mỹ đang đồn trú tại đảo Okinawa, cách Đài Loan hơn 100 km. Đây sẽ là biện pháp cần thiết khi Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan.

Hai là, giới hoạch định chính sách quốc phòng các nước đều nhận định chung là Trung Quốc hoàn toàn không từ bỏ mục tiêu kiểm soát Đài Loan bằng vũ lực; nhưng vấn đề là thời điểm thích hợp để một cuộc chiến có thể xảy ra. Thực tế hiện nay cho thấy, Trung Quốc đang phải đương đầu với dịch bịnh COVID-19, hệ thống y tế đang nguy khốn và triển vọng hồi phục kinh tế sẽ còn kéo dài. Cả hai thách thức mới này làm cho Trung Quốc trì hoãn các hành động về Đài Loan, ít nhất trong vài năm.

Ba là, một nguồn tin mới nhất của NBC News cho biết, hôm thứ Sáu, ngày 27-1-2023 vừa qua, Đại Tướng Mike Minihan, Chỉ huy trưởng Bộ Tư Lệnh Tiếp Vận Không Quân Mỹ (AMC) gửi bản ghi nhớ cho các sĩ quan thuộc cấp với nội dung tiên liệu về chiến tranh Trung Quốc–Hoa Kỳ sẽ xảy ra trong năm 2025 vì năm 2024 cả Đài Loan và Mỹ đều sẽ bận rộn với cuộc bầu cử tổng thống. Trong thời gian này, Trung Quốc sẽ tận dụng hoàn cảnh để chuẩn bị xung kích Đài Loan.

Trước mắt, Tướng Minihan yêu cầu tất cả sẵn sàng ứng chiến vào năm 2025  các thuộc cấp phải báo cáo về công tác chuẩn bị ứng chiến trước ngày 28 tháng 2 năm nay. Bộ Tư Lệnh có khoảng 50,000 quân nhân và 500 máy bay lo chuyển vận và tiếp tế nhiên liệu.

Sau đây là bản dịch bài viết của ông Robbins.

***

Đó là năm 2025. Trung Quốc phong tỏa Đài Loan. Các tàu sân bay, tàu ngầm và máy bay chiến đấu bay vòng quanh đảo, ngăn chặn tất cả, ngoại trừ việc viện trợ nhân đạo. Các chiến hạm của Mỹ, Đài Loan và đồng minh bay lượn gần đó, nhưng các cuộc đàm phán căng thẳng không có kết quả. Sau đó, cuộc xâm chiếm đẫm máu bắt đầu.

Làm thế nào chuyện này xảy ra như vậy?

Thiếu tá Tom Mouat quan sát với sự thất vọng. Đây không phải là cách mà mọi sự thường diễn ra. Ông nói: “Chúng ta tham chiến có đấu súng, điều này thực sự đáng buồn“. Chuyên gia người Anh chuyên nghiên cứu về các binh pháp chiến tranh đã thực hiện cách mô phỏng này trước đây. Thông thường, khi Bắc Kinh đặt các tham vọng kiểm soát chống lại việc cam kết tự quản của nước láng giềng dân chủ, xung đột chỉ “tiến gần hơn một chút để xảy ra“. Sau đó, mọi phe thoái bước. Như Mouat nói, nhưng lần này, có một loạt “những lời tuyên bố đến từ Trung Quốc và cuộc chiến Ukraine làm thay đổi tình trạng quân bình“. Khi những tác nhân gây chiến đang thực hiện các động thái vào ngày 9 tháng 11 trong thế giới thực, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với các giới chỉ huy quân đội là, “tăng cường toàn diện huấn luyện quân sự để chuẩn bị chiến tranh“, những lời nói được coi là cảnh báo cho Đài Loan và Hoa Kỳ, nước giúp Đài Bắc trang bị và duy trì chính sách “khiến họ phải suy đoán” về việc sẵn sàng bảo vệ hòn đảo.

Vị Thiếu tá mặc quần áo dân sự ngồi trong một hội trường dài tại Học viện Quốc phòng của Vương quốc Anh. Nơi ông làm việc có cuộc triển lãm về huấn luyện, trong đó có một phần hình mẫu với các xe tăng, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu. Trước mặt ông là những chiếc bàn loại gấp lại có một bản đồ Đông Á bằng màu phấn và rải rác những mảnh gỗ mang hình các tàu, máy bay, binh sĩ, vũ khí hạt nhân, tiền bạc, gián điệp và một người được in màu xanh lam đứng trên bục giảng – mà ông luôn gọi là “hành động ngoại giao mơ hồ“.

Xung quanh bàn là hình các nhân vật quân sự và khoa bảng của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, những người mà lý do an ninh không được nêu tên, đang đóng các vai trò lãnh đạo Trung Quốc, quân đội Trung Quốc và chính phủ Hoa Kỳ, Đài Loan, Úc và Nhật Bản. Họ đã đặt ra các mục tiêu chính sách bí mật của mình và từng người một đề xuất bất cứ điều gì họ muốn xảy ra để theo đuổi mục tiêu của đất nước họ, bất cứ điều gì, nghĩa là họ có thể đưa ra lập luận thuyết phục cho mục tiêu. Sau đó, các tác nhân thảo luận về từng hành động một. Nếu họ bất đồng về tính hợp lý, Mouat, với tư cách là người điều phối chương trình, sẽ phán đoán cơ hội thành công từ những tác nhân khác và giới quan sát chuyên nghiệp quanh bàn, họ là những người chọn trong số các thẻ xác suất từ 10 đến 90%. Sau đó, như trong sòng bạc, ông tung những viên xúc xắc đỏ và xanh biểu hiện cho cơ hội. Những gì được coi là khó có thể xảy ra vẫn thành công, nếu được đủ điểm cao (hoặc ngược lại). Thành công hay thất bại được tính bằng khúc tuyến xác suất kết hợp với các số trên các con xúc xắc và mức tỷ lệ phần trăm trung bình của các thẻ.

Mouat đã phát triển các binh pháp như một trò chơi từ năm 1988. Qua thời gian, ông đã chỉnh sửa các quy tắc dựa trên nghiên cứu học thuật về nguồn lực của cộng đồng, việc phân bổ các vai trò và dự đoán. Ông nói: “Một trò chơi bình thường mất khoảng ba giờ và không nên kéo dài hơn một ngày. Hình của các xác suất càng rộng ra khi bạn càng chơi lâu, vì vậy cơ hội đạt được một kết quả dự đoán tốt sẽ càng ít hơn”.

Cái gọi là các trò chơi binh pháp theo bảng ma trận như thế được các nhà ngoại giao, phân tích chính sách và quan chức quân sự cấp cao sử dụng thường xuyên, nó không chỉ để khám phá cách các cuộc xung đột có thể diễn ra như thế nào, mà còn để “đối mặt với những điều họ biết là đích thực nhưng miễn cưỡng chấp nhận“, David A. Shlapak, chuyên gia về binh pháp chiến tranh của tổ chức Rand Corporation cho biết. “Khi họ hiểu các niềm tin mà tự họ không nói ra về thế giới, đó là điều cực kỳ quý giá“. Những trò chơi như vậy đã giúp phân tích nhiều vấn đề nan giải trên toàn cầu và đóng vai trò quan trọng, ví dụ như trong việc đánh bại tàu ngầm của Đức trong Đệ nhị Thế chiến.

Một trong những binh pháp chiến tranh được biết đến sớm nhất được đề ra từ thời Trung Quốc cổ đại, thường được cho là của Tôn Tử. Đến thế kỷ 17, các binh pháp phức tạp đã được phát triển, chẳng hạn như một “trò chơi của vua” được sử dụng rộng rãi bởi quân đội của các tiểu bang Đức. Trong thế kỷ 19 và 20, khi các đội quân đang phát triển khiến cho việc thực hành các huy động toàn diện trở nên không thực tế hoặc khiêu khích, nhiều quốc gia bắt đầu sử dụng các binh pháp để giúp mô phỏng việc phối trí. Kể từ đó, binh pháp đã phát triển mạnh, cho cả trong chiến lược và giải trí. Mouat phân loại các binh pháp cho giới hoạch định ở Anh và các quốc gia khác; các phiên bản chưa phân loại được dành riêng cho những người hâm mộ mà Mouat đã phổ biến trên mạng, cùng với hướng dẫn cách thực hành dài 52 trang.

Do sự hiện diện của tôi là một phóng viên, binh pháp được sử dụng là các tài liệu tóm tắt chưa được phân loại, đó là một phần của loạt bài trong chương trình huấn luyện dành cho các chiến lược gia quân sự để họ trau dồi kỹ năng phân tích. Mouat mô tả bài thực tập là thiên về phẩm hơn là lượng, ít xác suất tiêu diệt và hơn thế nữa như bài tập: “Bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các dòng tweet của Donald Trump có hiệu quả như thế nào?” Gần đây nhất, ông đã được yêu cầu đặc biệt của Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace. Mouat nói, các chuyên gia quân sự, quan chức chính sách và các dân biểu đã được khuyến khích sử dụng các binh pháp này để “suy nghĩ và hiểu biết” và hành động nhiều hơn là phản ứng như phản xạ.

Binh pháp tối nay bắt đầu trong hiện tại và mở đầu bằng việc các tác nhân của chính phủ Trung Quốc tham gia, họ thúc đẩy chính sách thống nhất thông qua áp lực kinh tế. Bắc Kinh cung cấp cho Đài Bắc nguồn thực phẩm được trợ cấp để cắt giảm lợi ích của Mỹ và giành đòn bẫy đối với nền kinh tế của hòn đảo. Không ai trong số những người tham gia phản đối, tất cả đều coi hành động này là thường lệ, vì vậy Bắc Kinh vẫn tiến hành. Nhưng Đài Loan không hề bị ảnh hưởng. Đến lượt mình, Đài Loan kéo dài thời gian cưỡng bách việc thi hành nghĩa vụ quân sự để tăng cường lực lượng, vốn đang bị Trung Quốc áp đảo ồ ạt. Washington cử một phái đoàn kinh tế đến Bắc Kinh với hy vọng xoa dịu các căng thẳng, nhưng giới chức tham gia và giới chuyên gia quan sát chê trách. Các thẻ định các xác suất đặt ra 30% cơ hội thành công và việc tung xúc xắc thấp cho thấy thiện chí thương thuyết của Hoa Kỳ không giúp ích được gì.

Một năm sau trong thời gian binh pháp tăng tốc, Hoa Kỳ tăng cường các cuộc thao diễn hải quân với Úc, Nhật Bản và các quốc gia khác ngoài khơi của bờ biển Philippines. Để đáp trả, Trung Quốc thể hiện một màn trình diễn quy mô về sức mạnh xung quanh eo biển Đài Loan, giống như họ đã làm trong chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào tháng 8 vừa qua. Rất nhiều mảnh gỗ biểu tượng cho hải quân và máy bay được tung ra trên bàn để minh hoạ cho việc này.

Mouat tuyên bố là hiện nay binh pháp đã kéo dài thêm một năm nữa. Khi các nỗ lực ngoại giao để tiến gần đến Đài Loan bị từ khước, Trung Quốc bắt đầu lén lút chiếm đóng quần đảo Kim Môn. Ngay ngoài khơi của bờ biển Trung Quốc, những hòn đảo nhỏ kiên cố này là điểm du lịch của du khách Trung Quốc đi bằng phà yêu thích, nhưng nhóm người mới nhất này lại hóa ra là những binh sĩ không mặc quân phục, họ không bắn một phát súng, nhưng chiếm giữ mảnh đất xa xôi này của Đài Loan. Hoa Kỳ tuyên bố gửi vũ khí mới với công nghệ cao đến Đài Loan. Đài Loan bảo vệ Kim Môn và các đảo nhỏ nơi tiền tuyến xa ven biển, bằng cách gài mìn trên biển. Trung Quốc phải phản ứng mạnh bằng cách phong tỏa không phận và hải phận, cắt đứt 23,5 triệu cư dân Đài Loan liên lạc ra khỏi thế giới bên ngoài. Vì vậy, một cuộc đối đầu như kiểu khủng hoảng tên lửa ở Cuba bắt đầu, chỉ có viện trợ nhân đạo là được phép.

Bây giờ là đầu năm 2025. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đài Loan gặp nhau để đàm phán, nhưng bị bế tắc ngay, vì Trung Quốc khăng khăng là Đài Loan phải chấp nhận sự kiểm soát của Trung Quốc, và Đài Loan kiên quyết từ chối bị bó buộc cho sự thống nhất này. Vẫn chưa có phát súng nào được bắn ra, nhưng lực lượng xâm lược Trung Quốc ồ ạt đang ở trên bờ biển, một tiến trình phải mất ít nhất một tháng.

Liệu họ có thực sự xâm lăng? Các tác nhân cùng tranh luận về điểm này, nhưng họ kềm chế trong phong cách:

Trung Quốc: “Chúng tôi sẵn sàng đàm phán“.

Đài Loan: “Chúng tôi vừa thử đàm phán và dường như có một sự bế tắc“.

Trung Quốc: “Chúng tôi đang nói rằng chính phủ của các bạn đã hoàn toàn không có thiện chí đối thoại cởi mở như chúng tôi định nghĩa; chính vì thế, chúng tôi sẽ nói chuyện trực tiếp với chính phủ của các bạn”.

Đài Loan: “Không đúng sự thật“.

Trung Quốc: “Vậy thì hành động trong chính sách của chúng tôi là ra lệnh cho quân đội… đổ bộ trên đất liền, không bắn vào thường dân, đi thẳng về phía thủ đô Đài Loan, và sau đó bắt chính phủ đang cầm quyền và quốc hội làm con tin”.

Đài Loan: “Điều đó sẽ không hiệu quả. Chúng tôi sẽ có thể bắt họ và phát hiện ra khi họ đến khá dễ dàng. Các nhân vật quan trọng của chính phủ chúng tôi có lẽ ở trong một lô cốt vào thời điểm này“.

Xâm lược Đài Loan khó khăn hơn Ukraine nhiều. Bị ngăn cách với lục địa bởi một eo biển dài 160 km, nơi thời tiết khắc nghiệt khiến cuộc xâm lược gần như không thể xảy ra trong mọi lúc, trừ vài tháng trong năm, ở hầu hết các phía, Đài Loan được bảo vệ bằng các ngăn cản của vách đá ven biển. Phương cách tiến hành khả thi nhất là đi qua các vùng đất trũng thấp được củng cố nghiêm ngặt ở phía tây, nơi những bãi bùn nguy hiểm sẽ khiến cho việc băng qua đường đổ bộ bằng hỏa lực trở thành cơn ác mộng đối với những kẻ tấn công. Sự khôn ngoan thông thường là Trung Quốc, ngay cả với quân đội 2 triệu người và hải quân lớn nhất thế giới, vẫn chưa có đủ năng lực hoặc lực lượng đổ bộ đầy đủ để thúc đẩy một cuộc xâm lược khi mà Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan. Nhưng trong binh pháp này, Trung Quốc không hề nao núng.

Các tác nhân thuộc chính phủ Trung Quốc tin rằng, đó là thời điểm thích hợp. Quân đội Trung Quốc đưa ra một tuyên bố lạnh lùng: “Chúng tôi hỏi dân chúng Đài Loan rằng liệu họ có sẵn sàng chịu mất hoàn toàn mọi thứ, thay vì đi đến một giải pháp mà cả hai bên đồng ý không“. Các cuộc đàm phán bế tắc, lực lượng đặc biệt của Trung Quốc bay đến để bắt giữ các nhà lãnh đạo dân cử Đài Loan ở Đài Bắc, giống như Nga đã cố gắng làm ở Kyiv lúc đầu trong cuộc xâm lược). Bây giờ việc đổ máu mới bắt đầu. Thúc đẩy một cuộc xâm chiếm toàn diện có nguy cơ làm cho binh sĩ Trung Quốc thiệt hại nặng nề, gây thảm họa to lớn hơn cho Đài Loan và tạo biến động cho tình trạng quân bình quyền lực toàn cầu. Nhưng Hoa Kỳ vẫn đang do dự, không sẵn sàng gởi quân đội tới và khăng khăng đòi đưa cuộc xung đột ra Liên Hiệp Quốc, vốn phải mất thêm một tuần nữa.

Đến đây trò chơi kết thúc.

Mouat nói, cuộc chiến và các làn sóng của cú sốc diễn ra như thế nào là một dạng khác của binh pháp, “binh pháp xâm lược Đài Loan” đang sử dụng các quy tắc khác.

Trong cuộc phỏng vấn, các tác nhân đại diện cho chính phủ Trung Quốc nói, họ đã tấn công hung hãn, nhưng đó là “một sự leo thang rất cân bằng“, vì Bắc Kinh đã cho phép viện trợ nhân đạo và cố gắng “không bỏ đói dân chúng” trước khi tấn công. Nhưng tại sao Hoa Kỳ không đáp trả kịp thời cuộc xâm lược? Các tác nhân người Mỹ viện dẫn về sự thiếu ủng hộ quốc tế đối với tính hợp pháp của Đài Loan và sự mệt mỏi sau chiến tranh Ukraine. Liệu Trung Quốc hay Mỹ có thể thực sự mạo hiểm tham gia khi không có việc sản xuất các chất bán dẫn hàng đầu thế giới của Đài Loan? Tại sao Hoa Kỳ không mạnh mẽ phá vỡ lệnh phong tỏa, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, khi họ có cơ hội? Liệu điều đó có thể thuyết phục được Trung Quốc lùi bước? Mọi người đang tránh xa trong khi suy gẫm lại những vấn đề như vậy.

Theo Mouat, các binh pháp dựa theo bảng ma trận có thể làm cho mọi thứ đúng 60%, tốt hơn là của các nhà phân tích cá nhân, nhưng mục tiêu cuối cùng là tác động “các cuộc trò chuyện thông minh“.

Các chuyên gia đã tham khảo tạp chí Foreign Policy trước khi họ đồng thuận về binh pháp xâm lược là có thể, thậm chí xảy ra, nhưng họ bất đồng về thời điểm. “Với thành tích của ông Tập Cận Bình, cuộc chiến có thể bắt đầu bất cứ lúc nào và có thể diễn ra theo những cách khiến cho chúng ta ngạc nhiên“, nhà phân tích Ian Easton, tác giả cuốn sách Mối đe dọa xâm lược của Trung Quốc, nhận định. Đối với Easton, ngoài việc Trung Quốc tăng cường quân sự, Bắc Kinh bắn tên lửa đạn đạo gần Đài Loan vào tháng 8 là “hành vi gây bất ổn“, nó không có cơ sở theo luật quốc tế và “do đó, phải được coi là một tín hiệu của ý định thù địch“.

Nhưng Shlapak, cũng là một chuyên gia về Đông Á, đã bác bỏ những dự đoán gần đây của quân đội Mỹ về cuộc xâm lăng vào năm 2027. Ông nói: “Những điều này nhầm lẫn giữa khả năng với ý định. Trung Quốc chắc chắn đang gia tăng khả năng  hành động để chống Đài Loan, nhưng họ nhận ra rủi ro cố hữu của cuộc xâm lược“. Ông bác bỏ “sự cứng rắn gần đây về ngôn ngữ” của Trung Quốc là phản ánh nhận thức của họ về việc thắt chặt các mối quan hệ Mỹ-Đài Loan. Ông tin rằng, hiện trạng sẽ không thay đổi trong khoảng 10 năm tới, trừ khi có những thay đổi đáng kể trong lập trường của Đài Loan hoặc Trung Quốc.

Steve Tsang, Giám đốc Học viện Trung Quốc của Đại học London, cũng có dự đoán tương tự. Theo “điều kiện như cách đếm đậu“, Trung Quốc sẽ có khả năng xâm lược “khoảng năm 2027“, ông Tsang nói, nhưng họ vẫn sẽ thiếu sức mạnh tổ chức tổng thể để thực hiện một cuộc xâm lược toàn diện. Ông nói: “Nhưng cuối cùng, khi vấn đề đến là Tập Cận Bình cảm thấy có thể làm như vậy với cái giá phải trả có thể chấp nhận được, thì ông sẽ thực hiện“. Tsang hy vọng, ông Tập sẽ nắm quyền suốt đời và hành động chống lại Đài Loan trong 10 đến 20 năm nữa. Ông nói: “Tuy nhiên, một cuộc xâm lược là lựa chọn cuối cùng“. Giải pháp ưa thích của Bắc Kinh là chính phủ Đài Loan đầu hàng để Washington khó can thiệp, mặc dù ông hy vọng Đài Loan sẽ tăng cường phòng thủ và chống trả, như “bình thường đối với một nền dân chủ sinh động“.

Theo quan điểm của Tsang, những lời lẽ hùng biện của Bắc Kinh có tác dụng khiến cho mọi người tin rằng, hành vi của Bắc Kinh là sự thống nhất Trung Quốc, thực sự là hướng về một mục tiêu lớn lao hơn: “Làm cho Mỹ phá sản về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương” và biến Đài Loan là thành trì trong sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, ông Tsang nói, kiểm soát Đài Loan là một bước quan trọng trong “giấc mơ trẻ trung hóa quốc gia“.

_________

Tác giả: Neal E. Robbins là một nhà báo tự do cư ngụ tại Cambridge, Anh. Trước đây, ông là phóng viên nước ngoài tại Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ và Vương quốc Anh.

***

Bài liên quan: Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan khi Trung Quốc xâm chiếm? — Đài Loan và cuộc chiến đấu cho nền dân chủ

 

Chiến tranh có thể nổ ra ở eo biển Đài Loan trong vòng hai năm

Tổng hợp từ ReutersSCMPNewYorkPost và các báo khác

WASHINGTON (Reuters) – Một đảng viên Cộng hòa hàng đầu tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm Chủ nhật cho biết tỷ lệ xung đột với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan “rất cao” sau khi một vị tướng Hoa Kỳ gây kinh ngạc với một bản ghi nhớ cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ chiến đấu với Trung Quốc trong hai vòng hai năm tới đây.

Dân biểu Hoa Kỳ Michael McCaul (R-TX) hình chụp lúc ông đến Tháp Trump để gặp Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump ở New York mấy năm trước đây.

Trong một bản ghi nhớ đề ngày 1 tháng 2 nhưng được công bố vào thứ Sáu vừa qua, Tướng Mike Minihan,

người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tiếp Vận hàng không, đã viết thư cho ban lãnh đạo khoảng 110.000 thành viên của cơ quan này, nói rằng: “Linh tính tôi mách bảo rằng chúng ta sẽ chiến đấu vào năm 2025.”

“Tôi hy vọng ông tướng ấy đoán sai… Tuy nhiên, tôi nghĩ ông ấy đúng,” Mike McCaul, tân Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại tại Hạ viện Hoa Kỳ, nói với Fox News Sunday.

Quan điểm của vị tướng này không đại diện cho Lầu Năm Góc nhưng thể hiện mối quan ngại ở các cấp cao nhất của quân đội Hoa Kỳ về nỗ lực có thể có của Trung Quốc nhằm kiểm soát Đài Loan, mà Bắc Kinh tuyên bố là một tỉnh ương ngạnh.

Minihan viết rằng cả Hoa Kỳ và Đài Loan sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2024, có khả năng tạo cơ hội cho Trung Quốc thực hiện hành động quân sự.

McCaul nói rằng nếu Trung Quốc không thể đạt được quyền kiểm soát Đài Loan một cách không đổ máu thì “theo nhận định của tôi, họ sẽ xem xét một cuộc xâm lược quân sự. Chúng ta phải chuẩn bị cho điều này”.

Ông cáo buộc chính quyền Dân chủ của Tổng thống Joe Biden đã thể hiện sự yếu kém sau cuộc rút quân vụng về khỏi Afghanistan, điều có thể khiến chiến tranh với Trung Quốc dễ xảy ra hơn.

Nhà Trắng từ chối bình luận về nhận xét của McCaul.

Một quan chức Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Bảy, những bình luận của vị tướng này “không đại diện cho quan điểm của bộ về Trung Quốc.”

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hồi đầu tháng này cho biết ông thực sự nghi ngờ rằng các hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc gần eo biển Đài Loan là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sắp xâm chiếm hòn đảo này. (Ông không tin sự xâm chiếm sẽ xẩy ra cho dù Bắc Kinh gia tăng hoạt động quân sự nhằm đe dọa eo biển Đài Loan)

Phan Sinh Trần

Sóng ngầm trong lòng nước Nga

Báo Tiếng Dân

Tác giả: Boris Bondarev

Nguyễn Chiến Thắng, dịch

25-1-2023

Boris Bondarev là một nhà ngoại giao tại Bộ Ngoại giao Nga từ năm 2002-2022, sau đó là cố vấn tại Phái bộ Nga tại Văn phòng LHQ ở Geneva. Nguồn: Mail

Châu Âu đang có chiến tranh – bây giờ quan trọng nhất là phải làm tất cả những gì có thể làm để phe chính nghĩa phải chiến thắng – Cựu ngoại giao Nga Boris Bondarev nói.

Nước Anh đang có chiến tranh với Nga. Nó có vẻ khó tin. Các chính trị gia của bạn có thể không hiểu điều đó. Nhưng tin tôi đi – đối với Vladimir Putin bạn của kẻ thù của ông ta là kẻ thù đáng căm nhất.

Nước Anh đã trung thành ủng hộ Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm ngoái. Và kẻ độc tài sẽ không bao giờ quên hay tha thứ cho nước Anh vì điều đó.

Ngày nay, nhiều độc giả của Mail có thể lo lắng rằng, bằng cách tăng cường viện trợ vũ trang cho Ukraine, Anh và NATO đang làm leo thang nguy cơ chiến tranh tổng lực với Nga.

Nhưng bạn phải vượt qua nỗi sợ hãi đó. Đừng để Putin nuôi dưỡng sự hèn mạt khiếp nhược đó trong bạn – Đó là lý do tại sao lời chỉ trích của Boris Johnson trên Mail tuần này lại quan trọng đến vậy.

Bằng ngôn ngữ điển hình, ông kêu gọi phương Tây cứng rắn hơn. Đó chính là tinh thần mà thế giới cần bây giờ.

Tôi nói với tư cách là một người Nga yêu nước sâu sắc. Trong 20 năm, tôi đã làm việc trong ngành ngoại giao Nga, trước khi từ chức trong sự phẫn nộ vào tháng 5 năm ngoái để phản đối cuộc xâm lược – nhà ngoại giao Nga duy nhất đã làm được điều đó cho đến nay.

Tôi thấy Putin và tay chân của ông ta đã bị lừa dối như thế nào, và bất chấp mọi thứ, họ tin rằng phương Tây quá hèn yếu để chống lại sự xâm lược của họ.

Sự thật là chừng nào Putin còn nắm quyền, châu Âu sẽ không bao giờ an toàn trước mối đe dọa chiến tranh với Nga, chủ nghĩa khủng bố do nhà nước hậu thuẫn hoặc bóng ma hủy diệt hạt nhân mà nước này tượng trưng.

Đó là lý do tại sao cuộc chiến phải tiếp tục.

Putin nắm giữ hàng ngàn vũ khí hạt nhân chiến lược và tầm xa trong kho vũ khí của mình. Việc sử dụng chúng có thể là điều không tưởng đối với bạn — nhưng với Putin và cận thần của ông ta thì không.

Kho vũ khí tàn khốc này đe dọa tất cả các quốc gia NATO, đặc biệt là Mỹ, quốc gia đã cung cấp nhiều nguồn tài nguyên cho Tổng thống Zelensky ở Kiev hơn bất kỳ đồng minh nào khác.

Ảnh: Quân đội Ukraine đang “tiêu diệt kẻ thù tối đa” theo lệnh của Tổng thống Zelensky ngày 24-2-2022. Nguồn: Reuters

Đức cũng vậy, bằng cách đồng ý gửi 14 xe tăng Leopard 2 trong tuần này (tương ứng với 14 chiếc Challengers do Vương quốc Anh gửi đến), đã thực hiện một bước đi dũng cảm và không thể thay đổi.

Đó là một cử chỉ táo bạo. Nhưng Zelensky đã nói rõ rằng vài chục xe tăng sẽ không đủ. Anh ta cần ít nhất 300.

Phương Tây có khả năng cung cấp chúng – và họ phải làm như vậy mà không do dự.

Tại sao? Vì đây không phải là một cuộc chiến nhỏ. Putin có thể gọi một số lượng gần như vô hạn lính nghĩa vụ làm bia đỡ đạn.

Nhưng mặc dù ông ta sẽ vứt bỏ rất nhiều mạng sống của những người đàn ông khác, nhưng điều đó không giống như một đội quân.

Khi cuộc xâm lược bắt đầu vào đầu năm ngoái, thế giới đã đánh giá quá cao sức mạnh của Nga. Các đồng nghiệp của tôi tại Phái bộ Nga tại Văn phòng Liên Hợp quốc ở Geneva đều tin vào những tuyên bố của các tướng lĩnh của Putin rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” sẽ kết thúc trong vòng 96 giờ và “Phương Tây sẽ phải chấp nhận” – họ nói- “Người Mỹ hèn nhát và người châu Âu yếu đuối, sẽ không dám chống lại chúng ta” (!?)

Nhưng điều đó đã được chứng minh là một ảo tưởng, khi Ukraine tỏ ra ngoan cường, cứng rắn và bất chấp; và ngay sau đó nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, với người đi đầu là Boris Johnson, đã nhanh chóng thể hiện quyết tâm của họ.

Nhưng giờ đây, bất chấp những đề xuất quân sự mới nhất, quyết tâm ban đầu đó đang trở thành chủ nghĩa tự mãn. Thay vì dốc hết sức hỗ trợ, ngay cả Vương quốc Anh cũng miễn cưỡng cam kết mọi hỗ trợ mà Kyiv cần. Đức đã do dự trong nhiều tháng trước khi quyết định gửi xe tăng Leopard của mình.

Ukraine không thể chấp nhận sự chậm trễ như vậy nếu muốn giành chiến thắng. Hiện tại, nó đang bất chấp các tỷ lệ cược. Sẽ là một sai lầm khủng khiếp nếu đánh giá thấp Nga trong năm nay – khi nước này lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới tàn khốc vào mùa xuân – như đã được đánh giá vào năm 2022.

Tôi đã phạm một sai lầm tương tự khi Putin đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tôi đã đánh giá thấp khả năng phạm tội ác chống lại loài người của ông ta.

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi ngày càng có cảm giác rằng nạn tham nhũng ở đất nước tôi cuối cùng sẽ lấn át chúng tôi. Được cai trị bởi một kẻ hoang tưởng tự đại, được nuôi dưỡng bằng tuyên truyền, với sự mua chuộc làm tê liệt mọi khía cạnh của nền kinh tế của chúng ta, nước Nga đang dần bị bóp nghẹt.

Nhưng tôi tin tưởng vào sự kiên cường của người dân Nga và tôi vô cùng hy vọng rằng đất nước của chúng tôi có thể phục hồi – ngay cả khi phải mất thêm 20 năm nữa và phần còn lại của sự nghiệp của tôi.

Tôi sinh ra ở Moscow năm 1980, trong một gia đình yêu nước sâu sắc. Ông nội tôi từng là một anh hùng của Liên Xô, một vị tướng dũng cảm đã lãnh đạo một sư đoàn bộ binh của Hồng quân chống lại quân Đức Quốc xã xâm lược trong Thế chiến II, mà người Nga chúng tôi gọi là ‘Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại’.

Mặc dù tôi chưa bao giờ biết ông ấy, nhưng ông ấy là một sự hiện diện đầy cảm hứng trong gia đình chúng tôi: những câu chuyện về lòng dũng cảm của ông ấy đã trở thành huyền thoại. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy phát ốm khi quân đội Nga tiến vào Ukraine năm ngoái.

Năm 1944, quân ta là một trong những người giải phóng, đánh đuổi bọn phát xít sát nhân. Nhưng bây giờ, vào năm 2022, chúng tôi là những kẻ xâm lược. Ông tôi sẽ kinh hoàng.

Nhưng không giống như một người sống trong một nền dân chủ, tôi không thể làm một cử chỉ đơn giản để phản đối. Nếu tôi lên tiếng, tôi sẽ mất việc và bị trục xuất khỏi đất nước của mình, nơi sẽ không bao giờ an toàn cho tôi nữa.

Tại Phái bộ ở Geneva, tôi không thể nói cho ai biết tôi cảm thấy thế nào. May mắn thay, 20 năm trong ngành ngoại giao đã rèn luyện rất tốt để duy trì nụ cười chuyên nghiệp. Có lẽ một số đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ sự khó chịu của tôi, nhưng chúng tôi giữ kín điều đó với nhau.

Người duy nhất tôi có thể tin tưởng để tiết lộ bí mật của mình là vợ tôi, Stanislava. Cô ấy cũng ngày càng vỡ mộng: cô ấy làm việc trong khu vực bán tư nhân, có mối quan hệ trong các ngành cung cấp cho khu liên hợp quân sự, và tình trạng tham nhũng và kém cỏi mà cô ấy gặp phải là điều hiển nhiên.

Tháng 1 năm ngoái, cô ấy quyết định nghỉ việc, trước quyết định của chính tôi.

Cô ấy hiểu tôi cảm thấy bực bội như thế nào khi các thông báo của tôi tới Moscow không bao giờ có thể nói lên sự thật. Không có lời nói dối hay bịa đặt công khai nào, nhưng sự thật phải được thể hiện bằng nhiều lớp từ ngữ thận trọng.

Putin chỉ nghe những gì ông ấy muốn nghe, vì vậy không quan chức cấp cao nào muốn được nói điều gì đó có thể khiến tổng thống không hài lòng.

Ở mọi tầng lớp quan chức Nga, cấp dưới được chọn không phải dựa trên năng lực mà vì lòng trung thành của họ, thường là từ bạn bè và gia đình.

Trên hết, đây là lý do tại sao các tướng lĩnh đã hứa với Putin rằng, cuộc xâm lược Ukraine của ông sẽ được chào đón bằng những tràng pháo tay và hoa.

Bản thân họ cũng nửa tin nửa ngờ – bởi vì thật nguy hiểm khi tin vào bất cứ điều gì khác.

Họ — cũng như những người bạn theo chủ nghĩa đạo tặc của Putin — càng sớm nhận ra rằng cuộc chiến đã thất bại, thì nhà độc tài sẽ càng sớm ra đi và chế độ của ông ta sẽ sụp đổ.

Trong vài năm qua, tôi đã nhiều lần ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều nhà ngoại giao Nga — kể cả một số người đã sống ở phương Tây trong nhiều năm — cho rằng các nền dân chủ không hơn gì Nga. Ho tự tin tuyên bố rằng quyền lực tập thể và tự do là ảo tưởng. Họ tin rằng Joe Biden có thể gọi điện cho thống đốc bang và ra lệnh, giống như Putin vẫn làm. Họ tin rằng các thẩm phán (Mỹ) sẽ làm những gì cảnh sát trưởng nói với họ, và rằng cảnh sát trưởng được trả tiền từ các băng đảng có tổ chức.

Vào tháng 5, khi chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để bảo đảm an toàn cho mình, tôi đã đưa ra một tuyên bố, tuyên bố phản đối chiến tranh.

Vâng, vợ tôi và tôi hiện đang gặp nguy hiểm từ Putin, nhưng mọi người ở châu Âu cũng vậy. Nhưng tất cả chúng ta cần thôi giả vờ: lục địa đang có chiến tranh. Bây giờ tất cả những gì quan trọng là bên đúng phải chiến thắng.

______

Lời bình của Nguyễn Chiến Thắng: Dân tộc Ukraine ngoan cường đang thức tỉnh và truyền cảm hứng cho nhân loại! Đang làm Mỹ và Phương Tây tỉnh cơn mê.

Thay vì sợ Nga, lùi bước trước Nga thì hãy vượt qua sự sợ hãi, hãy chung tay cùng Ukraine đánh cho Nga dập đầu, đánh cho “sạch không kình ngạc, đánh cho tan tác chim muông” đánh cho con rắn độc không còn ngóc đầu lên, đánh cho chừa, cho 100 năm hồn xiêu phách lạc; đánh cho đám chư hầu hết nơi bấu víu.

Anh đột kích đường dây buôn người ở London, phát hiện 3 nạn nhân người Việt

26/01/2023

Cảnh sát quận Essex, Anh, phát hiện một ngôi nhà có trồng 500 cây cần sa hôm 1/2/2022. Anh là một trong những quốc gia điểm đến lớn nhất của các nạn nhân buôn người từ Việt Nam.

Cảnh sát quận Essex, Anh, phát hiện một ngôi nhà có trồng 500 cây cần sa hôm 1/2/2022. Anh là một trong những quốc gia điểm đến lớn nhất của các nạn nhân buôn người từ Việt Nam.

Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia (NCA) của Anh vừa thực hiện một loạt các cuộc đột kích trên khắp London và phát hiện 3 người Việt có thể là nạn nhân buôn người, còn gọi là nô lệ thời hiện đại.

Đây là một phần của cuộc điều tra về một nhóm tội phạm có tổ chức bị nghi ngờ sử dụng nạn nhân buôn người để vận hành các trang trại cần sa.

Ba người đàn ông đã bị bắt vào sáng 25/1 vì tình nghi phạm tội buôn người và sản xuất cần sa.

Các vụ đột kích diễn ra sau một chiến dịch vào tháng 4/2022 khi NCA phát hiện ra một trang trại cần sa khổng lồ hoạt động bên ngoài một nhà máy ở Stroud, Gloucestershire.

Cảnh sát tìm thấy 3 nạn nhân có thể là nô lệ thời hiện đại. Tất cả đều là công dân Việt Nam và đang làm việc tại cơ sở trên.

Cảnh sát đã thu giữ và tiêu huỷ khoảng 500 cây cần sa, có giá trị hơn 400.000 bảng Anh.

Một giới chức điều tra cấp cao của NCA, Neil Gardner, cho biết: “Ba cá nhân đã được bảo vệ an toàn, nhưng có khả năng còn nhiều nạn nhân khác mà chúng tôi chưa biết”.

Một báo cáo mới đây cho biết số lượng tội phạm nô lệ thời hiện đại ở Anh vào năm 2022 đã tăng gấp 11 lần so với năm 2015. Tính trung bình, các báo cáo về tội phạm nô lệ hiện đại đã tăng khoảng 56% mỗi năm kể từ năm 2015.

Những “nô lệ thời hiện đại” thường bị bóc lột, cưỡng bức lao động, làm những công việc bất hợp pháp hoặc bị lấy nội tạng.

Ước tính trên toàn cầu vào năm 2022 có khoảng 49,6 triệu người đang sống trong chế độ nô lệ hiện đại, tương đương với tỷ lệ 1/150 người. Con số này đánh dấu mức tăng thêm 9,3 triệu kể từ lần ước tính toàn cầu gần đây nhất vào năm 2017.

Lời Bàn:

Chuyện rừng rú chỉ có ở CHXHCN hôm xưa thì bắt cóc người thiểu số bán làm nô lệ ở Trung Quốc.

Kỳ này thì phát hiện thêm một đợt nô lệ bán sang Anh Quốc.

Thật đúng như Bác Trọng nói, chưa bao giờ cơ đồ nước Việt được như ngày hôm nay, tự hào thay với các dịch vụ  tham ô từ người nhà Chủ tịch nước, sân sau của Thủ Tướng, Phó Thủ Tướng đến Bộ Trưởng, Cục Trưởng cộng với nạn buôn người qua Trung Quốc, Anh, Campuchia. Nước Ta còn có cách làm giả kit test nghiệm cho chết bệnh nhân COVID, đòi tiền mãi lộ người bị kẹt không về nhà được vì COVID, vân vân và vân vân.

Chưa bao giờ và Chưa bao giờ… đau đớn hơn.

From: Phan Sinh Trần 

“Mèo kêu bá tánh lao-xao…” – Nguyễn thị Cỏ May

Nguyễn thị Cỏ May

Năm Mèo 1939, tại làng Hòa Hảo, Huỳnh Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo viết quyển « Khuyên Người Đời Tu niệm » trong đó có một đoạn Ngài báo trước tình hình thế giới và cả Việt nam sẽ bất ổn và kéo dài do Thế chiến bùng nổ để nhắc nhở người ta hảy hồi tâm mà lo tu tập, sớm cải thiện thân tâm. Lời tiên tri của Ngài ứng nghiệm đúng thực tế của giai đoạn đó:

… « Mèo kêu bá tánh lao-xao,

Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê.

Con ngựa lại đá con dê,

Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao.

Khỉ kia cũng bị xáo-xào,

Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng. »… (Huỳnh Giáo chủ)

Năm Kỷ Mão (Mèo) bắt đầu Thế chiến II và kéo dài qua các năm kế tiếp Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi và Thân, nhận chìm các nước trong khói lửa ác liệt cho tới năm Ất Dậu 1945 mới kết thúc sau 2 trái bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Nagasaki và Hiroshima. Nhựt đầu hàng và Trục phát-xít tan rả

Năm nay 2023 cũng lại năm Mèo tuy không phải Kỷ Mão, Âu châu đang bị chiến tranh do Nga xâm lược và viễn ảnh thế chiến cả nguyên tử mà nhiều người cho rằng không phải xa vời . Nếu nay Thế chiến xảy ra thì thực tế chắc không phải « máu đào chỉn ghê » mà trái đất sẽ biến thành bải hoang vu, không còn sanh vật sanh sống .

Viễn ảnh Thế chiến nguyên tử chắc sẽ không  xảy ra vì quá ác nhưng « Khắp trong trần hạ nhiều điều gian lao » và thiên hạ bị nạn « máu đào chỉn ghê » e sẽ khó tránh .

Từ năm Mèo 2023

Tuy không phải Kỷ Mão nhưng Mèo 23 sẽ bắt đầu một thời kỳ bất ổn lớn cho thế giới . Âu châu đang bị chiến tranh xâm lược của Nga chưa thấy ngày kết thúc mà cường độ ngày càng ác liệt, thường dân khốn khổ hơn hết . Trong lúc đó, thế giới đang từng bước lao vào nạn kinh tế đình đốn, lạm phát, công nợ vượt sự kiểm soát, dân số lao động giảm do lớp già gia tăng, thiên tai, dịch bịnh, việc làm bị máy móc chiếm, … (Theo Gs kinh tế Nouriel Roubini của Đại học NY, được giới tài chánh Wall Street đặt tên Doctor Doom – sách Mégamenaces) .

Một số bất ổn có thể thấy được ngay và sẽ ảnh hưởng quan trọng trong ngắn hạn như lạm phát làm cho vật giá tăng vọt và kinh tế đình đốn . Lải xuất cao dẫn đến khủng hoảng nợ .

Có những bất ổn ảnh hưởng về lâu về dài hơn như thay đổi khí hậu gây ra tình trạng thất mùa làm khan hiếm lương thực . Và đồng thời gây ra nhiều phong trào di dân to lớn trên toàn cầu .

Thấy lạm phát làm cho đời sống khó khăn nhưng khắc phục lại phức tạp vì hậu quả sẽ khó tránh khỏi kinh tế bị khựng lại . Khi kinh tế đình đốn sẽ dẫn đến nợ, công nơ và cả nợ của xí nghiệp .

Trong nhiều năm, chánh phủ một số nước cho rằng công nợ không phải là vấn đề vì người ta có thể quản lý được .

Năm 1970, mức công nợ chấp nhận được là 100% trên PIB, tăng dần lên 220% năm 1989, tới 350% năm 2001, và được  thế tăng liên tục . Theo FMI (Quĩ tiền tệ thế giới) thế giới có hơn 60% quốc gia lợi tức thấp bị rơi vào tình trạng suy sụp vì ảnh hưởng công nợ . Nhiều nước đã bị phá sản như Liban, Sri Lanka hoặc Ghana . Còn Argentine và Turquie thì tứ bề khó khăn .

Còn nợ tư nhơn ? Ngày nay dân huê kỳ có tới phân nửa đang sống tính từng tháng vì không thể để tiết kiệm được nữa .

Vậy họ làm sao thoát được tình trạng bi đát này nếu thất nghiệp gia tăng, lạm phát tiếp tục gặp nhắm vào thu nhập của họ ?

Về địa chánh

Ngoài ra tưởng cũng nên nhìn tới những rủi ro của tình hình địa chánh .  Ở Âu châu, chiến tranh Nga xâm lược Ukraine sẽ dẫn tới xung đột trực tiếp giữa Nga và Otan ? Ở bên vùng Cận-Đông, xung đột muôn đời giữa Do thái và Iran nay đang trên đà leo thang . Sau cùng, xung  đột giữa Huê-kỳ và Tàu có tránh dẫn tới chiến tranh giữa hai nước ở Thái Bình dương hay không khi Tướng chỉ huy Hải quân huê-kỳ tuyên bố « hãy chuẩn bị đối phó với sự xâm chiếm Đài loan của Trung cộng từ đây tới năm 2024 ? » .

Vì vậy  mà những nhà phân tích tình hình thế giới như Ts Henry Kissinger hay sử gia Niall Ferguson tự hỏi phải chăng thế chiến thứ ba đã bắt đầu ?

Thường có nhiều chuyện lớn xảy ra mà người ta không thấy được . Nếu Nga dùng nguyên tử chiến thuật ngăn chận quân Ukraine tiến chiếm các vùng Donbass thì Huê kỳ và Otan sẽ phản ứng không và như thế nào ? Hoặc Huê kỳ ngăn cấm Tàu dùng bằng sáng chế trong khu vực bán dẫn . Quyết định này không khác gì một thứ tuyên chiến kỷ thuật vì những chất bán dẫn là tối cần cho máy móc dân dụng và quân sự . Những hậu quả của chuyện này sẽ như thế nào ?  Khó nói và cũng khó tránh .

Tàu và Nga bắt tay nhau ngăn chận ảnh hưởng của huê-kỳ và Âu châu nhưng chiến tranh Nga và Ukraine đã làm cho hai nước này phải suy nghĩ lại vì giấc mơ thay đổi trật tự thế giới theo hướng độc tài và kinh tế tư bản toàn trị nay đã thành mây khói .

Tàu và Nga cam kết nhau « môi hở răng lạnh » tại hội nghị ở Ouzbékistan, hồi tháng 9/2022, ký kết Tổ chức hợp tác Thượng hải (OCS) bao gồm thêm các nước Kazakhstan, Kirgghizistan, Tadjikistan, Ouzbékistan, Pakistan,  Inde . Nay Iran gia nhập . Iran đã từng giúp Nga máy bay không người lái để đánh Ukraine . Khi tham gia Tổ chức này, Poutine tỏ ra phấn khởi, tuyên bố từ nay anh ta sẽ gần gủi Á châu hơn .

Giữa Tàu, Nga và Iran, khi cùng đứng chung trong Tổ chức Thượng hải, cả ba tạm thời để qua một bên những khác biệt về văn hóa và tôn giáo và những tranh chấp của tổ tiên trước kia, mà chỉ tập trung vào một mục tiêu là chống Tây phương, tức Âu châu và Huê kỳ .

Đừng quên Turquie của Erdogan tuy đang là thành viên của Otan nhưng sẽ sẳn sàng nhảy theo Tổ chức Thượng hải của các nườc độc tài để nhờ đó được bảo vệ giữ ghế Tổng thống bền vững .

Về mặt xã hội, những mạng lưới đem lại những thông tin sai lạc nhằm xuyên tạc, phá hoại hơn là thông tin tử tế, chính xác . Như Tàu và Nga dùng thông tin nhằm chia rẻ Âu châu cho có lợi . Ở Huê kỳ, hệ thống thông tin giả vô cùng trầm trọng . Nhiều người đã lên tiếng tố cáo những mạng lưới này để mong tránh nội chiến . Nhiều nơi tổ chức những nhóm dân sự võ trang đi lùng kiếm nguồn gốc của những mạng lưới này . Một tình trạng xã hội căng thẳng và nguy hiểm .

Nhớ lại thời kỳ chiến tranh lạnh tuy không phải là thiên đường nhưng lại không có những rủi ro nguy hiểm như hiện nay . Âu châu nằm ở lằn ranh Đông-Tây mà vẫn có đời sống an lành trong suốt hơn nửa thế kỳ.

Hôm nay thế giới vô cùng bất ổn.

Là lúc mọi người nên phản tỉnh . Không phải để chờ « Canh khuya gà gái máu đào mới ngưng » !

Nguyễn thị Cỏ May 

From: TU-PHUNG

Ngày thống trị thế giới của Trung Quốc đã bị đẩy lùi lại

Báo Đồi Quốc Hội (The Hill) và Tuần tin tức (Newsweek)

Kế hoạch hai bước để phát triển Trung Hoa của Bắc Kinh bao gồm hai bước, bước đầu tiên liên quan đến việc nâng cao mức độ giàu có công cộng và tăng gấp đôi nền kinh tế quốc gia vào năm 2035. bước hai là xây dựng cái mà họ gọi là “một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại về mọi mặt” vào năm 2049 nhân kỷ niệm một trăm năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đó là kế hoạch của hai năm trước đây, khi ông Tập nói rằng “hoàn toàn có thể” tăng gấp đôi GDP quốc gia và GDP bình quân đầu người vào năm 2035.

Để đạt được điều đó, các nhà kinh tế tin rằng Trung Quốc sẽ cần duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm ít nhất là 5%, một quỹ đạo phát triển từng có tính thực tế và có thể một ngày nào đó nước này sẽ vượt qua nền kinh tế Mỹ về GDP — trị giá 23 nghìn tỷ đô la so với 17,73 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc vào năm 2021, theo hồ sơ của Ngân hàng Thế giới.

Kế hoạch qua mặt Hoa Kỳ về kỹ thuật vào năm 2025

Bắc Kinh đã đẩy nhanh nỗ lực giành vị trí lãnh đạo toàn cầu trong các công nghệ then chốt, lên kế hoạch bơm hơn một nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế thông qua việc triển khai mọi thứ, từ mạng không dây thế hệ tiếp theo đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong kế hoạch tổng thể được đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ, Trung Quốc sẽ đầu tư ước tính 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) trong vòng 6 năm tới năm 2025, kêu gọi chính quyền ở đô thị và những hãng lớn khổng lồ về công nghệ cao kỹ của tư nhân như Huawei Technologies hỗ trợ xây dựng mạng không dây 5G. lắp đặt camera và cảm biến, đồng thời phát triển phần mềm AI làm động lực tự động hóa cho các nhà máy và hệ thống giám sát đại trà.

Sáng kiến cơ sở hạ tầng mới dự kiến sẽ thúc đẩy chủ yếu các đại gia địa phương, từ Alibaba Group Holding và Huawei đến SenseTime Group với chi phí đầu tư xuất xứ từ các công ty Mỹ.

Những trở ngại cho sự phát triển của Trung Quốc

Nhưng những kỳ vọng về sự tất yếu của sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc bị giảm bớt bởi các xu hướng kinh tế và nhân khẩu học tiềm ẩn. Triển vọng phát triển của Trung Quốc bị hạn chế bởi nợ nần chồng chất, dân số già và những thiếu sót về năng suất sẽ hạn chế triển vọng tăng trưởng trong tương lai của nước này.

Và triển vọng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc có thể bị tê liệt bởi nợ nần. IMF báo cáo rằng tổng nợ công, nợ tư nhân và nợ doanh nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 172% năm 2010 lên 265% năm 2021, tức là tăng 54%. Tỷ lệ nợ của U. S. cao hơn, nhưng nó đang tăng chậm hơn.

Tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia chủ yếu là nhờ vào năng suất trong sản xuất và nhân khẩu lao động. Cả hai điều này đều không đứng về phía Trung Quốc.

Một nghiên cứu năm 2022 của IMF đã kết luận rằng trong khi năng suất tổng hợp của Trung Quốc, đo lường cả lao động và vốn đầu vào, tăng 22% từ năm 2003 đến 2011, thì nó chỉ tăng 5% từ năm 2011 đến 2019.
Trong khi đó, dân số Trung Quốc đang già đi và thu hẹp lại, giảm 850.000 người vào năm 2022. Liên Hợp Quốc ước tính rằng dân số quốc gia này sẽ giảm 113 triệu người vào năm 2050. Năm 2020, 17,8% dân số Trung Quốc trên 60 tuổi. Đến năm 2050, tỷ lệ đó là dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 38,8 phần trăm. Ít công nhân khỏe mạnh hơn, năng suất thấp hơn sẽ chỉ đẩy nhanh tốc độ suy thoái kinh tế.

Cuộc điều tra dân số mỗi thập kỷ một lần của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ sinh giảm và lực lượng lao động bị thu hẹp. Nó dẫn đến sự cấp bách mới để đánh bại cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình” của tình trạng già trước khi giàu. Tỷ lệ sinh trong số 1,4 tỷ người của Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm xuống mức thấp mới vào năm 2022, giảm xuống dưới mức của năm 2021 là 10,6 triệu trẻ sơ sinh, mức thấp nhất được ghi nhận chính thức kể từ những năm 1950.

Các hiệu ứng dây chuyền

Các công ty Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã đầu tư hàng tỷ đô la vào Trung Quốc với giả định rằng đây là thị trường tiêu dùng của tương lai. Đầu tư hàng năm của Hoa Kỳ đạt trung bình khoảng 13 tỷ đô la trong thập kỷ qua. Dòng vốn vào này được xác định dựa trên những kỳ vọng ở thị trường tiêu thụ khổng lồ của Trung Quốc.

Không có gì ngạc nhiên khi một cuộc khảo sát năm 2022 đối với các thành viên của Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc cho thấy 23% các công ty Châu Âu, tỷ lệ cao nhất trong thập kỷ qua, đang cân nhắc chuyển các khoản đầu tư hiện tại hoặc theo kế hoạch vào Trung Quốc sang các thị trường khác.

Tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã thúc đẩy chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng mạnh: chỉ riêng trong năm 2022, mức tăng 7,1%. Nếu Bắc Kinh tiếp tục mở rộng chi tiêu quân sự trong bối cảnh nền kinh tế đang chậm lại, họ sẽ phải từ bỏ các khoản đầu tư kinh tế và xã hội, làm chậm sự cải thiện mức sống của người dân Trung Quốc. Hoặc nó sẽ phải gánh thêm nợ, gây nguy hiểm cho triển vọng kinh tế trong tương lai.

Bắc Kinh đã cam kết đạt mức phát thải carbon bằng không vào năm 2060. Để đạt được tham vọng đó, Ngân hàng Thế giới ước tính Trung Quốc cần tới 17 nghìn tỷ USD đầu tư bổ sung vào cơ sở hạ tầng xanh, năng lượng tái tạo và vận tải điện. Tăng trưởng kinh tế chậm hơn sẽ giúp giảm lượng khí thải — một điểm cộng. Nhưng tăng trưởng yếu kéo dài sẽ khiến việc cấp vốn cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc trở nên cực kỳ khó khăn.

Một Trung Quốc chậm lại

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố nền kinh tế của họ tăng trưởng 3% vào năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,4% vào năm 2023, gần bằng một nửa tốc độ tăng trưởng vào năm 2021. Nhưng ngay cả những kỳ vọng thấp như vậy, sẽ chỉ thành hiện thực nếu mọi việc suôn sẻ. Rhodium Group ước tính mức tăng trưởng của Trung Quốc có thể thấp tới 0,5%. Điều này sẽ khác xa so với mức tăng trưởng 8-10% mà thế giới đã từng mục kích về sự gia tăng kinh tế dễ nể của Trung Quốc trước đây.

Trung Quốc dường như không còn sớm vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Goldman Sachs, trước đây từng dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào giữa những năm 2020, giờ đây họ đã đẩy lùi thời hạn qua mặt Hoa Kỳ đến năm 2035. Thậm chí có một số nhà phân tích còn cho rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Trong tuyên bố mới nhất của Tập cận Bình, ông đã bỏ qua mục tiêu qua mặt Mỹ vào năm 2025 cả về kinh tế và kỹ thuật, bây giờ Tập nói:
– Đến năm 2035, mục tiêu phát triển tổng thể của chúng ta là tăng cường đáng kể sức mạnh kinh tế, năng lực khoa học và công nghệ, và sức mạnh toàn diện của quốc gia; tăng trưởng GDP bình quân đầu người một cách đáng kể để đạt mức của một quốc gia phát triển trung bình”.

From: Phan Sinh Trần