9 sự thật kỳ lạ chứng minh cơ thể người là một hệ thống đầy bí ẩn …

 9 sự thật kỳ lạ chứng minh cơ thể người là một hệ thống đầy bí ẩn …

Cơ thể con người vô cùng đặc biệt. Nó là một cơ chế phức tạp và có nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu hàng thế kỷ.

Dưới đây mà một số sự thật về khả năng kỳ diệu của cơ thể bạn mà chính bạn còn chưa biết.

  1. Bộ não của chúng ta là bộ nhớ có dung lượng lớn nhất thế giới

Bộ não có thể ghi nhớ đén 2,5 triệu GB thông tin, tức là khoảng 300 năm video. Đỉnh cao của khả năng ghi nhớ xảy ra ở tuổi 25 và bắt đầu giảm ở tuổi 50, trừ khi bạn huấn luyện lại bộ não của mình.

  1. Cơ thể sẽ làm chậm mọi quá trình để bảo vệ bạn khi đuối nước

Hiệu ứng này được gọi là “phản xạ lặn”. Khi não bộ nhận ra cơ thể bạn đang bị chìm trong nước, nó sẽ làm chậm nhịp tim để máu từ các chi về lại những bộ phận quan trọng và duy trì oxy. bạn lặn càng sâu hay ở dưới nước càng sâu thì nhịp tim sẽ càng chậm đi.

  1. Bạn có sức mạnh siêu phàm khi mới đẻ

Trẻ sơ sinh rất khỏe so với kích thước và trong lượng cơ thể. Nếu cho một đứa trẻ nắm thanh ngang, nó có thể đu trên đó một thời gian dài mà không thấy mệt.

Phản xạ nắm bắt lòng bàn tay này được thừa hưởng từ tổ tiên của chúng ta khi những con khỉ mới sinh phải ôm lấy mẹ của chúng, nắm lấy tóc của mẹ. Từ 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường mất khả năng này.

  1. Chiều dài của tất cả các mạch máu bên trong cơ thể của chúng ta là đủ để quấn quanh Trái đất 2,5 lần vòng theo đường xích đạo

Nếu bạn rút tất cả các mạch máu ra khỏi một người trưởng thành và trải chúng ra, nó có thể dài hơn 160.934 km, đủ để quấn 2,5 vòng quanh Trái đất.

Ngoài ra, trái tim của con người bơm trung bình 5,7 triệu lít máu trong suốt cuộc đời. Thể tích này đủ để lấp đầy 3 bể bơi kích thước Olympic.

  1. Màu sắc của những giấc mơ của bạn có thể phụ thuộc vào loại tivi bạn xem

Loại TV bạn xem khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến màu sắc trong những giấc mơ của bạn. Nghiên cứu này cho thấy phần lớn những người khi bé xem phim đen trắng sẽ nhìn thấy những giấc mơ màu đen trắng.

Trong khi đó, những người được sinh ra ở thời đại TV màu lại có những giấc mơ đầy màu sắc.

  1. Cơ bắp của bạn được thiết kế để nâng hàng tấn

Năm 1982, tại Georgia, Mỹ, anh chàng Tony Cavallo đã bị chiếc xe Chevolet Impala 1964 đè lên người trong khi sửa chữa nó. Tưởng chừng Tony sẽ chết vì sức nặng hơn 1,5 tấn của chiếc xe, nhưng may mắn thay mẹ của anh là Angela Cavallo đã xuất hiện kịp thời và làm một việc phi thường: nâng chiếc xe lên với hai bàn tay không, cứu thoát con trai mình.

Đây không phải là trường hợp duy nhất mà ai đó đã làm được điều tưởng như không thể. Chúng ta có 640 cơ bên trong cơ thể chúng ta, và không ai biết đâu là giới hạn của chúng.

  1. Cơ thể bạn là một cỗ máy sản xuất dịch nhầy

Trung bình, cơ thể 1 người lớn sản xuất 1,5 lít dịch nhầy mỗi ngày. Chúng ta đã nuốt hết phần lớn số đó mà không chú ý đến nó. Ngoài ra, một cơ thể cũng sản xuất một lít nước bọt, 3 lít dịch dạ dày, 3,5 lít dịch đường ruột và một lít mật.

  1. Nước mũi có thể là dịch từ não

Chất lỏng chảy ra từ mũi bạn có thể là dịch ở não. Dịch này phân bổ quanh não và được giữ bởi một màng đặc biệt. Đôi khi nó có thể rò rỉ qua mũi của bạn với số lượng nhỏ, chỉ trông như chất lỏng trong suốt.

  1. Cơ thể của bạn là cấu trúc được bảo vệ mạnh nhất trên thế giới

Bạn có thể thấy tế bào bạch cầu đang đuổi theo một con vi khuẩn và nuốt nó. Bạch cầu được gọi là những “vệ sĩ” của cơ thể, bảo vệ khỏi những kẻ xâm lược xấu xa.

Đồng thời, cơ thể chúng ta cũng loại bỏ các tế bào đã chết. Ví dụ, trong khi bạn đang đọc câu này 22 triệu tế bào của bạn đã chết. Trong 30 giây sau, cơ thể bạn sẽ sản xuất 72 triệu tế bào hồng cầu mới và sẽ loại bỏ 174 nghìn tế bào da chết.

ST  

From: TU-PHUNG


 

Sức khỏe trong giai đoạn 10 năm từ 70 đến 80 rất QUAN TRỌNG

 

Để có được sự trường thọ, trong 10 năm từ 70 đến ngoài 80 tuổi thật là quan trọng! Học giả Israel đã phát hiện ra điều đó:

Trong giai đoạn này, nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể giảm nhanh chóng. Đây là một thời kỳ thường xuyên mắc các bệnh lão khoa khác nhau, thông thường dễ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và tiểu đường.

People Aging Process Set Of Figures Vector Art | Getty Images

Sau khi bước vào độ tuổi 80, những căn bệnh trên sẽ giảm đi, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể trở lại ở độ 60-69 tuổi. (–> hihi hy vọng !)

Vì vậy, tuổi từ 70 đến ngoài 80 tuổi được gọi là ′′nhóm tuổi nguy hiểm”.

Khi về già mọi người muốn có một cuộc sống khỏe mạnh. Họ nhận ra rằng ′′Sức khỏe quý hơn tài sản”.

Dưới đây là một số bước đơn giản được gọi là ′′Làm mười điều mỗi ngày′′:

· Nước là ′′thức uống tốt nhất và rẻ nhất cho sức khỏe”. 3 thời điểm quan trọng với mỗi lần 1 ly nước:

Ly thứ nhứt: lúc vừa ngủ dậy.
Ly thứ hai: Sau khi tập thể dục. Một bài tập thể dục phù hợp là một trong những nền tảng của trường thọ.
Ly thứ ba: Trước khi đi ngủ.

· Cháo – một nghiên cứu 14 năm do Đại học Harvard thực hiện trên 100,000 người. Thấy rằng mỗi ngày một chén cháo ngũ cốc nguyên hạt khoảng 28 gram giảm 5% đến 9% tử vong và giảm cơ hội mắc bệnh tim mạch.

Healthy Eating Plans for seniors | Best Diets for seniors
· Sữa được coi là thực phẩm quý bổ sung dưỡng chất cho cơ thể con người. Giá trị dinh dưỡng của nó được biết đến với rất nhiều canxi, chất béo và protein.
· Một quả trứng – Tỷ lệ hấp thụ protein trứng của cơ thể có thể cao hơn 98 %.
· Một quả táo – Táo đỏ có tác dụng hạ lipid máu và làm mềm mạch máu, Táo xanh có tác dụng dưỡng gan và giải độc, chống trầm cảm, Táo vàng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ thị giác.
· Hành có giá trị dinh dưỡng rất cao và có nhiều chức năng, bao gồm việc giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch và các bệnh về não, và chống vi khuẩn, ngăn ngừa cảm cúm, bổ sung canxi và xương. Ăn hành tây ít nhất ba hoặc bốn lần một tuần.
·  và nhiều loại rau khác nhau – protein chứa trong cá dễ dàng được tiêu hóa và hấp thụ. Lượng axit béo không bão hòa trong chất béo, đặc biệt là axit béo đa năng, tương đối tốt cho cơ thế.

Fish Food | Free Stock Photo | An elderly woman preparing fresh fish ...

· Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể thoát khỏi nguy hiểm của ′′bệnh người cao tuổi”. Những người đi 10,000 bước một ngày sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Old Man Running Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock

· Theo đuổi một sở thích, dù là trông hoa, nuôi chim, sưu tầm tem, câu cá, hay vẽ tranh, hát, chơi cờ, và du lịch, đều có thể giúp người già duy trì sự tiếp xúc rộng rãi với xã hội và thiên nhiên. Điều này làm mở rộng những thú vị của người già.
· Tâm trạng vui vẻ – Các cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng và đau buồn có thể khiến lượng đường huyết tăng lên, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thế.
Sưu tầm!

From: Anh Dang & KimBang Nguyen

Những niềm tin huyễn hoặc về sức khỏe – Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

Báo Nguoi-viet

Qua nhiều năm tháng, chúng ta thu thập được khá nhiều kiến thức về các “tập tục” hay thói quen được tin là tốt cho sức khoẻ. Một số khiến thức được truyền miệng từ thế hệ trước sang qua thế hệ sau, gọi là kiến thức “dân gian”. Một số khác thoạt nghe rất ư là khoa học, rất ư là logic, nhưng thật ra không có một bằng chứng khoa học nào hỗ trợ hết, hoặc nếu có  thì đã lỗi thời. Ở thời đại Internet và mạng xã hội, kiến thức “dân gian” và kiến thức “khoa học” về sức khoẻ, lẫn lộn với nhau, loạn cào cào, thượng vàng hạ cám, khó phân biệt chính tà. Những quan niệm, tập tục, thói quen về sức khoẻ cần phải được định nghĩa lại cho đúng. Một số niềm tin huyễn hoặc nầy đã được tác giả đề cập qua nhiều bài viết trước đây.

gfbd: Supplements: Do We Really Need Them?

  1. Giải độc và tẩy rửa cơ thể

Những luận cứ về giải độc và tẩy rửa nội tạng của cơ thể là vô căn cứ. Gần đây rất nhiều người trong giới thượng lưu Mỹ,  các “ngôi sao” điện ảnh, gọi là celebrities và nhiều công ty sản xuất thực phẩm đã không ngừng cổ xuý cho ý tưởng dùng một số nước trái cây, sinh tố, trà, hay bột dược thảo để tẩy uế, để tẩy độc ra khỏi cơ thể.

How Do Antioxidants Work? – Miosuperhealth

Ý tưởng sạch sẽ và mạnh khoẻ, không có độc tố thoạt nghe rất ư là hấp dẫn và quyến rũ, nhưng, thật ra cơ thể của chúng ta đã thường xuyên giải độc từng phút từng giây nhờ vào năm cơ phận chính, lá gan, hai trái thận, đường ruột, lá phổi, và lớp da, trong đó lá gan và trái thận đóng phần quan trọng nhất. Bạn không cần làm một điều gì khác, có chăng chỉ tạo thêm việc cho cơ thể phải… giải độc vì những thứ lằng nhằng nầy.

Để tiết kiệm tiền, nên uống nước lạnh để giúp cơ thể giải độc là đủ.

  1. Uống nước trái cây, nước rau cải

Ở đây muốn nói đến loại “máy sinh tố juicer” chỉ vắt nước trái cây nhưng bỏ chất xơ. Thật ra, chất xơ mới là thành phần chính có lợi cho sức khoẻ, giúp ta no lâu, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu. Nước juice trái lại chỉ chứa nhiều đường trong đó. Tốt hơn hết là ăn và nhai trái cây, rau cải tươi.

Nước juice trái cây chứa nhiều đường. Tốt hơn hết là ăn và nhai trái cây, rau cải tươi. (Hình minh họa: Getty Images)
  1. Uống nước lạnh có vắt chanh để giải độc và điều hoà độ pH

Hiểu theo thuyết âm dương, ngũ hành, hay hiểu theo sự cân bằng giữa nồng độ acid và kiềm, các tế bào trong cơ thể bao giờ cũng ở mức độ bão hòa, không nóng không lạnh, không âm không dương, không acid hay kiềm tính quá độ. Một cơ thể khỏe mạnh, là một cơ thể không bị mất cân bằng đi xa quá điểm trung hoà, thí dụ như nồng độ acid pH hơi kiềm một chút chẳng hạn.

Nước chanh không thay đổi độ pH, của cơ thể. Chỉ cần nước lạnh là đủ. Có chút chanh để dễ uống nước, nhưng không nhất thiết phải có để giải độc.

  1. Uống thuốc vitamin C để trị cảm cúm

Lý thuyết uống vitamin C để trị cảm cúm được đề xuất bởi khoa học gia từng lãnh giải Nobel, Linus Pauling, nhưng không có một nghiên cứu nào chứng minh điều ấy. Có chăng, uống nhiều vitamin C lại tăng oxidant free radicals chứ không giảm đi so với ăn trái cây. Khi cảm thì nên uống nước nhiều, và ăn cam tươi.

Antioxidants | Antioxidants, Nourishment, Food

  1. Uống nhiều thuốc bổ, antioxidants

Khoảng 40% dân Mỹ, rất trung kiên, uống thuốc bổ mỗi ngày. Tuy nhiên nghiên cứu mới năm 2013, cho thấy không có một bằng chứng nào chứng tỏ uống thuốc bổ, thậm chí đa sinh tố multivitamin, có thể giúp chống bệnh tật như đau tim hay ung thư, hay làm cho ta khỏe hơn cả.

Lets Get Healthy Orlando Blog: Foods rich in antioxidants proven to ...

Thuốc antioxidants cũng thế. Mặc dù một số thức ăn như trái cây, có chứa antioxidants giúp đỡ cho cơ thể, nhưng uống thuốc thì, ngược lại, có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, vì chính thuốc làm tăng oxidants do phản ứng dây chuyền.

  1. Uống thuốc bổ biotin để bớt rụng tóc và tốt móng tay

Đúng, là những người thiếu chất biotin thì sẽ rụng tóc và móng tay dễ bị gãy. Nhưng, tình trạng thiếu biotin chỉ xảy ra khi chúng ta bị đói dài hạn, lâu ngày. Ở Mỹ, không dễ gì bị đói như ở những nơi bị chiến tranh như Phi Châu hay Syria. Uống thuốc bổ chỉ mắc công cho cơ thể phải, giải độc mà thôi.

  1. Sợ ăn bột ngọt

Rất nhiều websites của Mỹ, đả phá, cho rằng bột ngọt là chất độc. Thật ra không có một bằng chứng ngộ độc bột ngọt nào xảy ra cả. Theo những nghiên cứu mới, một số người than phiền bị bị nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, hồi hộp vì ăn bột ngọt, trên thực tế họ chỉ ăn đường mà không biết. Dĩ nhiên, cũng không nên nấu nướng quá nhiều bột ngọt, không tốt, nhưng một tí để thêm hương vị cũng chẳng sao.

  1. Súc rửa âm đạo

Hiện nay ở các hiệu thuốc Tây đều có bán các loại thuốc, nước để súc rửa âm đạo. Thật ra, môi trường âm đạo luôn luôn được tự động giữ sạch. Càng súc với rửa, càng làm xáo trộn môi trường ấy, dễ đưa đến bệnh nhiễm trùng.

  1. Súc rửa ruột già

Có nhiều người tin rằng phải bơm nước, có khi “tưới vòi” cả 15 gallons, để tẩy rửa ruột già. Thật ra, đường ruột của chúng ta làm việc rất đắc lực để tẩy uế hằng ngày. Xịt nước với áp suất cao vào ruột già, chỉ làm cho ta dễ bị lủng ruột, hại thận mà thôi.

  1. Xem nhiều hình ảnh trên mạng xã hội, Instagram về xuống cân

Không thiếu gì những hình ảnh được “ chia sẻ” trên mạng lưới xã hội khoe thân thể gọn, đẹp, eo thon này nọ. Mạng xã hội có thể giúp ta động viên tinh thần trong thời gian ngắn, nhưng sự đua tranh cuối cùng sẽ làm tổn thương về tâm thần, mất tự tin, gây bệnh trầm cảm, vì nghĩ là mình không thể đạt được một thân hình đẹp như người trên mạng.

Người Mỹ có câu “If it ain’t broke, don’t fix it.” và “Keep it simple” có nghĩa là, nếu không hư thì đừng có sửa, và hãy giữ mọi thứ đơn giản. Càng đơn giản càng tốt khi nói đến sức khoẻ.

 

“Bác Sĩ Của Bác Sĩ” Cuối Cùng Cũng Đứng Ra Lên Tiếng

“Bác Sĩ Của Bác Sĩ” Cuối Cùng Cũng Đứng Ra Lên Tiếng

Kỷ Tiểu Long là bác sĩ trưởng khoa, Giáo sư, Tiến sĩ y học, Ủy viên Hiệp hội phòng chống ung thư Quốc gia (Trung Quốc), mỗi năm trong quá trình hội chẩn bệnh lý, đã tư vấn giải quyết hơn 1000 ca khó xử lý. Ông có nhiều tâm tư muốn chia sẻ với mọi người trong lĩnh vực sức khỏe và khám chữa bệnh.

Dưới đây là những chia sẻ rất hữu ích của ông:

Công việc của tôi là nghiên cứu bệnh lý, nói về bệnh lý học có thể rất nhiều người đều không hiểu cho lắm, ở nước ngoài gọi là doctor’s doctor, chính là “bác sĩ của bác sĩ “. Công việc mỗi ngày của chúng tôi chính là trả lời tất cả vấn đề của mỗi một vị bác sĩ trong bệnh viện đưa ra, bất luận là chuyên khoa gì.

Chúng tôi không có bất cứ tài năng đặc biệt nào, chỉ là chúng tôi có kính hiển vi có khả năng phóng to một ngàn lần, có thể nhìn thấy mỗi tế bào bên trong cơ thể con người, và nhìn ra sự biến dạng của chúng. Có thể từ bản chất mà nhận biết căn bệnh.

  1. Cốt lõi của dưỡng sinh chính là thuận theo tự nhiên

Tôi cho rằng, cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là thuận theo tự nhiên. Đừng quá nhấn mạnh vai trò của các yếu tố bên ngoài, nên thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, làm tốt tất cả công việc của từng ngày.

Trẻ em, thanh niên, người trung niên, người già, đều có quy luật tự nhiên của riêng của mình. Mỗi ngày chúng ta đều ăn hoặc uống các sản phẩm liên quan đến bảo vệ sức khỏe, nhưng những thứ này thực chất không hề có tác dụng, nam giới thích bổ thận, nhưng tôi lại không hiểu tại sao họ lại muốn bổ thận?

Sự cường tráng và năng lực tình dục ở nam giới được quyết định bởi hormone nam tính, mà không phải được bổ sung từ dược vật hay thực phẩm.

  1. Mỹ phẩm chỉ có tác dụng nhất thời làm tâm lý thoải mái 

Có một số người da bị khô, có thể bôi một chút nước bảo dưỡng để giữ ẩm. Nhưng muốn dùng mỹ phẩm để biến mình trẻ lại, năm nay 20 tuổi lại muốn năm sau trở thành 18 tuổi, vậy là bạn sai lầm rồi.

Da đen và trắng, tùy thuộc vào sắc tố da do melanoma tạo ra nhiều hơn và ít hơn. Tôi đã đến Mỹ để khảo sát chuyên môn, người da trắng và người da đen đều có số lượng tế bào hắc tố (melanocyte) không khác biệt lắm. Nhưng chỗ khác nhau chính là sắc tố mà tế bào sản sinh ra nhiều hay ít.

Bạn cho rằng chỉ cần bôi thuốc thì có thể điều khiển được số lượng sắc tố mà tế bào sản sinh ra, nhưng đây là điều hoàn toàn không thể nào. Rất nhiều mỹ phẩm sau khi sử dụng thật sự có kết quả, nhưng nó không thể giải quyết vấn đề tận gốc. Những loại mỹ phẩm đa dạng vĩnh viễn cũng không thể thay đổi được tế bào hắc tố (melanocyte).

Da của mọi người có bảy tầng tế bào. Nếu như chúng ta đi thẩm mỹ viện, ba tầng tế bào bên ngoài bị mất đi, giống như khi chúng ta đang mặc một bộ quần áo dày, không thể thấy được mạch máu bên trong, nhưng bây giờ bị bào mỏng rồi, mạch máu dưới da thấy rõ ràng, hồng nhuận, giống như được đánh bóng.

Vì vậy, sau khi bạn làm đẹp, da dẻ sẽ hồng hào, tươi sáng. Dường như có vẻ trẻ trung hơn. Tuy nhiên, số lần mà tế bào có thể thay thế và bổ sung có giới hạn, ví dụ có thể thay thế và bổ sung 50 lần, nếu bây giờ bạn tiêu hao hết thì khi bạn già đi cũng sẽ không có cách nào bù đắp lại được nữa.

  1. Vận động rất quan trọng nhưng không thể quá mức

Chúng ta có thể vận động, nhưng không thể vượt quá mức. Bất cứ một loại hình thức vận động nào cũng có biên độ và tần suất tối ưu của nó. Ví dụ như nhịp tim, một người bình thường có nhịp tim 70 nhịp/phút, bạn không thể để nó nhảy 120 hay 150 nhịp, đó không phải là giới hạn vận động tối ưu.

Trong khi vận động, không thể vượt quá giới hạn mà tế bào trong cơ thể có thể chịu đựng. Rất nhiều vận động viên đều không có tuổi thọ cao, bởi vì họ phải chịu cường độ tập luyện vượt quá biên độ và tần suất, giống như một cây nến, cháy càng mạnh thì càng nhanh tàn, sinh mệnh nhất định rất nhanh sẽ kết thúc.

Chúng ta nói rằng, người bình thường nhịp tim mỗi phút là 70-80 nhịp, tuy nhiên nếu như trạng thái này cứ kéo dài mãi cũng không tốt. Nếu như mỗi tuần có thể một hoặc hai lần khiến nhịp tim đạt đến 100-120 nhịp/phút (tốt nhất không vượt qua 150 nhịp/phút) điều này giúp gia tăng tốc độ của huyết dịch, giống như quét dọn sạch sẽ một căn phòng.

Một tuần triệt để thanh lý một hai lần, đem tất cả chất thải ở mọi ngõ ngách mang đi qua quá trình lưu thông máu, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

  1. Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh

Hai mươi năm trước, ba từ chuyên môn này không có mặt trong bất cứ một quyển sách nào. Tất cả đều bắt đầu từ “siêu âm B”. Dùng dụng cụ siêu âm, đầu máy đặt lên vùng bụng: Oh! Gan của bạn bị nhiễm mỡ! Ba từ này cứ như vậy xuất hiện.

Tôi có nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề này, trước khi giải phẫu, tôi có gọi điện thoại cho khoa siêu âm, kêu họ chuyển một chiếc máy siêu âm vào phòng giải phẫu. Siêu âm phần bụng xem có bị gan nhiễm mỡ hay không, sau đó mới tiến hành giải phẫu nghiệm chứng.

Có lúc họ nói rằng gan không bị nhiễm mỡ, nhưng khi giải phẫu phát hiện ra: Đây không phải là mỡ vàng sao? Có trường hợp thì ngược lại, cho nên máy siêu âm xác định gan nhiễm mỡ cũng không chuẩn xác.

Lượng mỡ trong cơ thể nhiều thì lượng mỡ trong gan nhất định cũng nhiều. Vấn đề ở đây là, lượng mỡ trong gan nhiều thì sẽ mang lại cho chúng ta những căn bệnh nào?

Chúng tôi đã làm rất nhiều cuộc giải phẫu, phát hiện ra gan nhiễm mỡ không phải  là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp xơ gan, hay gan bị tổn thương. Có người nói bây giờ bạn đang bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ, qua 2 năm nữa sẽ chuyển sang mức độ nặng, tiếp đó là xơ gan và cuối cùng là bị ung thư gan, những người nói ra lời này đều không có căn cứ.

Nhiều người cho rằng rượu có tác hại rất lớn đối với gan, trong rượu chứa chất cồn, sau khi chất cồn được chuyển đến gan sẽ bị phân giải tại đây, giống như một cây kéo, cắt đứt phân tử cacbon, sản phẩm cuối cùng là nước và CO2. Cacbon dioxyde được thải qua đường hô hấp, nước được thải qua bằng đường tiểu. Nếu như trong gan của bạn đều là những chiếc kéo như thế này, thì tại sao bạn lại sợ uống rượu?

Quan trọng không phải là tác hại đối với gan, bởi vì các tế bào gan chết đi có thể sống lại, quan trọng là nó ảnh hưởng đến tế bào thần kinh.

Tế bào thần kinh trong cơ thể con người được sinh ra bao nhiêu thì là bấy nhiêu, sẽ không bao giờ tăng thêm mà chỉ giảm đi. Mỗi lần uống rượu say thì phải hi sinh một số tế bào thần kinh.

  1. Tế bào ung thư sẽ không dễ dàng bị tiêu diệt

Bắt đầu từ những năm 70, khi mới vào học tôi đã bắt đầu có hứng thú với ung thư, đến nay đã hơn ba mươi năm. Lúc mới bắt đầu tôi có rất nhiều hoang tưởng và kích động, cứ nghĩ rằng chỉ cần dồn hết tinh lực và thời gian vào việc nghiên cứu ung thư thì sẽ có ngày thu được thành quả tốt đẹp.

Vào năm 1978 bắt đầu dẫn dắt một nhóm nghiên cứu sinh, tôi vẫn sốt sắng lao vào nghiên cứu ung thư, nhưng tốn nhiều sức lực, tất cả đều phí công vô ích. Mỗi khi có biện pháp mới, tôi sẽ chạy đi thử nghiệm nhưng tất cả đều thất bại.

Điều khiến tôi cảm thấy bi thảm nhất chính là một học sinh trung học được đưa đến, bệnh ung thư đã di căn toàn thân, nhưng cậu bé vẫn không biết gì, còn mong muốn được về nhà.

Trong lúc tôi đi kiểm tra phòng, cậu bé đã hỏi tôi:“Ông ơi, khi nào con mới được đi học ạ?”. Tôi có thể trả lời như thế nào? Nói ra tất cả sự thật sao? Đối mặt với sinh mệnh bé nhỏ, thơ ngây như vậy, tôi làm sao có thể nói thành lời? Nếu tôi giấu giếm, thì khi đứa trẻ này bước vào giai đoạn cuối, nó sẽ biết được sự thật, liệu có còn tín nhiệm tôi nữa hay không?

Nếu bạn muốn tiêu diệt những tế bào ung thư vào giai đoạn cuối, thì đó là ý nghĩ sai lầm.

Tế bào ung thư không thể giết chết! Bạn không cần hi vọng thông qua các biện pháp y học giải quyết vấn đề ung thư của bản thân.

Vậy chúng ta nên làm gì? Tôi lấy một ví dụ, ung thư giống như một hạt giống, cơ thể của chúng ta là một mảnh đất, hạt giống có thể nảy mầm, sinh trưởng hay không đều phụ thuộc vào đất chứ không phải vào hạt.

Ngay cả những hạt giống tốt nhất, nhưng trồng trên một mảnh đất xấu thì cũng không thể nảy mầm được, vậy làm cách nào để cải thiện mảnh đất này? Đây chính là chủ đề nghiên cứu hiện nay.

  1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể cứu bạn 1 màn thua

Ung thư ở giai đoạn đầu rất dễ chữa trị, vấn đề là làm thế nào để phát hiện ra ung thư? Phó Bưu (diễn viên) cuối cùng cũng đến chỗ tôi khám bệnh, anh ta bị ung thư gan.

Hầu hết ung thư gan đều trải qua viêm gan B, viêm gan C, sau đó là xơ gan, bước thứ ba gây ung thư gan. Tế bào muốn biến thành tế bào ung thư cần 5-10 năm.

Gan gặp phải tấn công, tế bào ung thư một biến thành hai, hai biến thành bốn, giống như một chiếc mầm non, từ từ trưởng thành. Nếu như cách sáu tháng kiểm tra sức khỏe một lần thì tế bào ung thư sẽ không có khả năng phát triển đến 2-3 cm, nếu chữa trị khi tế bào ung thư chưa đạt đến 2-3 cm thì bệnh ung thư gan rất nhanh sẽ trị khỏi.

Giống như Diêu Bối Na, trường hợp của Phó Bưu có thể chẩn trị sớm, chứ không phải luôn lấy công việc bận rộn làm cái cớ mà bỏ lỡ sinh mệnh, lúc anh ta tìm gặp tôi, thì tình trạng đã không có cách nào khống chế được. Khi tiến hành cắt bỏ gan tôi cũng có mặt, nhưng mọi chuyện đã quá trễ, anh ta không thể sống lâu được.

Lúc đó còn có người mắng tôi: “Sau khi làm phẫu thuật người ta không phải vẫn sống tốt sao? Tại sao ông lại nói người ta sống không lâu?“. Tôi khẳng định anh ta không thể sống lâu, bởi vì tế bào ung thư của anh ta giống như hạt mè, toàn bộ gan, đâu đâu cũng có. Như vậy làm sao có thể sống lâu được? Có người nói chỉ cần thay gan là được rồi.

Tế bào ung thư rất thông minh, tế bào ung thư gan thích sống nhất trong gan, khi trong gan đã tràn đầy tế bào ung thư, chúng sẽ chạy qua nơi khác. Đợi đến khi bạn thay gan, thì các tế bào ung thư từ bốn phương tám hướng lại trở về, như vậy cho dù có thay gan cũng chỉ vô dụng.

Chúng ta có trách nhiệm sớm phát hiện ra khối u, sau đó tiến hành chữa trị, nếu như phát hiện quá trễ, tôi kiến nghị nên tập trung vào chất lượng cuộc sống, giảm bớt đau khổ, kéo dài sinh mệnh, không cần phải tiến hành các cuộc trị liệu tốn kém, bởi vì thật sự không có tác dụng.

Là một bác sĩ, tôi cho bản thân mình hai mươi điểm.

Tại sao? Bởi vì 1/3 loại bệnh bác sĩ không có khả năng trị khỏi, 1/3 loại bệnh là do tự hồi phục. Y học chỉ có thể giải quyết 1/3  loại bệnh còn lại.

Trong số một phần ba đó, tôi cũng không có khả năng trị khỏi hết, cho nên 20 điểm đã là số điểm rất cao rồi.

Làm bác sĩ nhiều năm như vậy, tôi có một cảm khái: Bác sĩ vĩnh viễn luôn là chỉ có thể chấp nhận mà không có biện pháp, bởi vì mỗi ngày đều phải đối mặt với thất bại.

Sức khỏe là nhất, những thứ còn lại đều là không, bởi vì có sức khỏe mới có thể có được tương lai.

Sức khỏe là trung tâm, dựa trên 4 nền tảng cơ bản: Chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi đầy đủ, thái độ tích cực.

Hãy nhớ 4 điều giúp bảo vệ tốt sức khỏe: Bác sĩ tốt nhất là chính mình, thuốc tốt nhất là thời gian, trạng thái tốt nhất của tâm hồn là tĩnh tại, vận động tốt nhất là đi bộ.

Theo soundofhope

Hải Minh

Đậu bắp và nước đậu bắp làm giảm lượng đường trong máu

Đậu bắp và nước đậu bắp làm giảm lượng đường trong máu

Đậu bắp rất giàu chất xơ, vitamin A, ít calo, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, bài tiết; ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi niêm mạc. Lợi ích được biết đến rộng rãi nhất của đậu bắp là làm giảm đường huyết.

Ông Tô Thánh Kỳ, bác sĩ chăm sóc tại Khoa Chuyển hóa của Bệnh viện Kiện Nhân tại Đài Loan, nói rằng đậu bắp có thể giúp giảm lượng đường trong máu vì có chứa hợp chất flavonoid và chất xơ hòa tan.

Flavonoid giúp cải thiện khả năng chống oxy hóa của cơ thể và ức chế tác dụng của glucosidase, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột non.

Chất nhầy trong đậu bắp có chứa chất xơ hòa tan, tức là polysaccharide, cũng có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể. Bác sĩ Lý Uyển Bình, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Vinh Tân (Đài Loan) cho biết, polysaccharide còn có tác dụng làm tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào.

Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều chất phytochemical chống oxy hóa, chẳng hạn như catechin, epigallocatechin gallate, tanin, quercetin, myricetin, isorhamnetin, kaempferol, có thể làm giảm viêm tụy, và tăng khả năng sử dụng đường huyết của cơ thể.

Một cách phổ biến để giảm lượng đường trong máu trong những năm gần đây là uống nước đậu bắp. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc hạ đường huyết thì nên cắt hạt đậu bắp khi ngâm để các chất dinh dưỡng trong hạt hòa tan vào trong nước. Về việc này, bác sĩ Tô Thánh Kỳ cho rằng hàm lượng flavonoid trong hạt đậu bắp cao hơn trong phần vỏ và quả.

Bác sĩ Lý Uyển Bình chỉ ra rằng tốt hơn hết là nên nấu chín cả trái đậu bắp hơn là uống nước đậu bắp sống, vì nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra hạt đậu bắp, chất nhầy và thậm chí toàn bộ trái đậu bắp đều có ích trong việc ổn định lượng đường trong máu.

Hơn nữa, đậu bắp không thích hợp để ăn sống, vì đậu bắp có chứa acid oxalic, ăn sống dễ gây kích thích dạ dày và có thể gây tiêu chảy. Vỏ đậu bắp có nhiều lông nhỏ, khiến một số người bị dị ứng khi ăn phải. Polysaccharide có chức năng làm giảm lượng đường trong máu sẽ không bị mất tác dụng khi luộc hoặc nướng.

Bạn có thể nấu đậu bắp với nước trước khi uống.

Để ổn định lượng đường trong máu, hãy dùng đậu bắp trước khi ăn

Bệnh nhân tiểu đường khi ăn đậu bắp cũng cần có trình tự. Bác sĩ Lý Uyển Bình nói rằng bệnh nhân đái tháo đường trên 75 tuổi nên ăn thực phẩm đạm trước, sau đó là các loại rau như đậu bắp và cuối cùng là tinh bột. Còn nếu dưới 70 tuổi, thì nên ăn đậu bắp và các loại rau khác trước, sau đó mới đến thức ăn chứa đạm.

Nếu ăn tinh bột trước thì đường huyết rất dễ tăng cao, muốn ổn định đường huyết thì trước hết phải ăn chất xơ. “Nếu trong bụng có nhiều chất xơ thì chất xơ có thể bọc (chất đường) lại.”

Đậu bắp thích hợp cho việc ăn trước bữa ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường, người có đường huyết cao, người cao huyết áp, người có hàm lượng lipid trong máu cao.

Bệnh nhân tiểu đường ăn đậu bắp cũng phải phù hợp với toa thuốc của bác sĩ

Nhiều bệnh nhân tiểu đường sau khi uống nhiều nước đậu bắp mà lại không uống thuốc hạ đường huyết khiến đường huyết bị mất kiểm soát, hoặc tăng kali máu, vì đậu bắp cũng có hàm lượng kali khá cao.

Theo các thí nghiệm trên động vật, đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Giả sử một người nặng 50kg sẽ cần phải ăn khoảng 700 – 800g đậu bắp mỗi ngày, nhưng điều này đơn giản là không thể thực hiện, trừ khi chiết xuất từ đậu bắp được phát triển trong tương lai. Vì vậy, quay trở lại quan điểm bổ sung rau, ăn đậu bắp quả thực có lợi hơn không ăn, nhưng chỉ cần tiêu thụ khoảng 60 đến 70g một ngày là đủ.

Về nguyên tắc, khi ăn đậu bắp hợp lý, cũng không cần phải giảm lượng thuốc tiểu đường và thuốc chích. Trừ khi do bệnh nhân uống nước đậu bắp hoặc ăn nhiều đậu bắp làm giảm lượng tinh bột ban đầu, thì cần sử dụng dữ liệu theo dõi đường huyết để thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Hoạt động tiêu hóa khỏe mạnh hơn với đậu bắp

Ngoài tác dụng giúp hạ đường huyết, đậu bắp còn là loại rau chứa nhiều canxi và kali, có tác dụng bổ sung canxi và loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó cũng rất giàu chất xơ, 100 gram đậu bắp chứa 3.7 gram chất xơ, cao hơn 3 bó bắp cải.

Chất xơ có thể làm tăng độ mềm của ruột và cũng giúp hạ lipid máu. Bệnh nhân bị ruột kích thích nên ăn đậu bắp, chất xơ dính của nó có thể giúp hút bớt nước trong phân và cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Ngoài ra, đậu bắp rất giàu vitamin A, rất hữu ích cho việc tu bổ màng nhầy và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Vitamin A cũng rất tốt cho mắt, những người làm việc nhiều trên máy tính nên ăn thêm đậu bắp.

Không có gì kiêng kỵ trong việc chế biến đậu bắp, nhưng vì đậu bắp có vị nặng nên nó thích hợp với các món ăn có mùi vị nhẹ, tương đối đơn giản như thịt gà và thịt lợn; hoặc đem xào với nấm, vì cả hai đều mềm và trơn trượt. Nhiều người không thích cảm giác dính dính của đậu bắp. Bạn cũng có thể dùng trứng hấp, trứng bác hoặc thêm cà ri để làm giảm tác dụng của chất nhầy. Ngoài ra, có thể dùng kèm món thịt xiên và sốt teriyaki để tăng thêm phần hấp dẫn, hoặc dùng thịt lát mỏng cuốn đậu bắp và nướng thêm măng tây cùng nấm kim châm.

Cách ăn đơn giản nhất là luộc sơ đậu bắp và dùng trực tiếp với các loại nước sốt như xì dầu, mù tạt, sốt lanh, sốt mè, bơ đậu phộng và sốt Thái.

Mặc dù đậu bắp là một nguyên liệu tốt cho sức khỏe nhưng không nên tiêu thụ hoài mà nên ăn điều độ.

Tô Quán Mễ  –  Minh Sơn

Táo Bón Ở Người Cao Niên – BS. Nguyễn Vĩ Liệt

Nguồn: Người Phương Nam

Những chức năng xảy ra hàng ngày ở con người như: Ăn uống, Ngủ, Tiểu tiện, và Đại tiện. Nếu chúng ta không đi đại tiện 3 lần trong mỗi tuần, chúng ta đã bị táo bón.

Táo bón là một bệnh rất thông thường ở mọi người, nhất là ở người cao niên (trên 65 tuổi). Đa số các bác sĩ ít chú ý đến vấn đề này, nhưng người cao niên lại để ý rất nhiều.

Thế nào mới gọi là táo bón và ai thường bị táo bón?

Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu về vấn đề tiêu hóa. Vì táo bón là một bệnh của đường tiêu hóa, có liên quan đến vấn đề vận chuyển thức ăn của hệ thống tiêu hóa.

Khởi đầu của hệ thống tiêu hóa là ở miệng:

Khi ăn uống, chúng ta nhai thực phẩm cho đến khi các loại thực phẩm nhỏ hơn hay bằng 1 ly (mm), chúng ta mới nuốt vào.

Thực phẩm trong bao tử (stomach) được nắn bóp cho nhuyễn trước khi đi xuống hành tá tràng (duodenum).

Ở dạ dày, thực phẩm được tiêu hóa bởi chất bài tiết của bao tử, được gọi là dịch vị. Dịch vị này có chứa phần lớn là acid cho nên có vị chua.

Sự di chuyển thực phẩm từ bao tử xuống hành tá tràng (duodenum) sẽ mất 15 phút cho chất lỏng và 45-90 phút cho thức ăn cứng.

Khi thực phẩm đi xuống đến hành tá tràng, chúng sẽ được tiêu hóa nhiều hơn nữa bởi những chất bài tiết từ lá mía (pancreas) và mật (bile) được tiết ra bởi gan.

Khi thực phẩm đi qua tiểu tràng (duodenum, jejunum & ileum) những chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu. Số còn lại được đưa đến đại tràng (colon). Thời gian này sẽ mất từ 40 phút cho đến 3 giờ (180 phút).

Đại tràng được chia làm 3 phần

– Bắt đầu từ vùng bụng dưới bên phải còn gọi là đại tràng đi lên (ascending colon).

– Phần thứ 2 đi từ ba sườn bên phải qua đến ba sườn bên trái, vắt ngang qua dạ dày được gọi là đại tràng ngang (transverse colon).

– Đoạn thứ 3 đi từ ba sườn bên trái xuống đến bụng dưới có 3 phần: đại tràng đi xuống (descending colon), đại tràng có hình chử Z (sigmoid colon), và trực tràng (rectum). Trực tràng nối liền với hậu môn (anus).

Thời gian để chất cặn bã đi từ cuối tiểu tràng, qua đại tràng cho đến hậu môn sẽ mất từ 40-60 giờ. Trong thời gian này, chất phế thải lại được đại tràng lấy bớt một số muối khoáng (minerals) và nước.

Một người ăn uống bình thường có thể đi tiêu từ 3 lần mỗi ngày cho đến 3 lần mỗi tuần (2 ngày đi tiêu một lần). Cục phân cũng không cứng và cũng không mềm quá.

Khi cục phân bình thường rớt xuống cầu tiêu, nó xoay trong nước 2 vòng. Khi đi cầu, chúng ta không cần phải rặn (straining).

Táo bón xảy ra ở người cao niên nhiều hơn là người dưới 65 tuổi

– Người cao niên ở trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão (nursing home) bị táo bón nhiều hơn. Táo bón xảy ra ở những người này đến 60-70%.

  • Táo bón ở người phụ nữ nhiều hơn nam giới.
  • Táo bón ở người da màu nhiều hơn da trắng.
  • Táo bón ở những người nghèo nhiều hơn người giàu.
  • Táo bón ít xảy ra ở những người có trình độ học thức cao.

Người cao niên thường than phiền về táo bón một phần là họ chú ý đến vấn đề đi tiêu của họ nhiều hơn người trẻ.

Có những cao niên sống lẻ loi một mình và ít tiếp xúc với những người khác nên họ ít có kiến thức về sự tiêu hóa hơn.

Nói chung, dù ít tuổi hay nhiều tuổi, những yếu tố chính ảnh hưởng đến táo bón là:

1/ Thực phẩm thiếu chất sơ (low fiber diet) nên sẽ có ít phân.

– Uống không đủ nước: trung bình một người uống 2 lít nước kể cả nước ngọt, bia rượu, canh…. Khi thiếu nước, phân bị khô nên khó đi cầu.

– Thiếu vận động: khi cơ thể chúng ta vận chuyển như đi bộ, các bắp thịt bụng co thắt và ép phân trong đại tràng chuyển động.

– Không có thói quen đi tiêu mỗi ngày: khi phân tụ tập trong trực tràng (rectum) gần hậu môn tạo áp lực làm cơ vòng bên trong tự động mở ra và làm cho chúng ta muốn đi tiêu. Nhưng cơ vòng bên ngoài điều khiển bởi não bộ, theo ý muốn của chúng ta.

Khi ngồi vào bàn cầu, chúng ta mở hậu môn ra (relax), phân mới đi ra ngoài được. Cho nên, chúng ta nên ngồi trên cầu tiêu và mở hậu môn ra khoảng nửa giờ (1/2 hour) mỗi ngày dù không đi tiêu được.

2/ Những nguyên nhân nào đưa đến chứng táo bón?

– Táo bón đơn thuần: thường không biết rõ nguyên do. Có thể do 4 yếu tố vừa đề cập trên: ăn thiếu chất sợi, uống không đủ nước, ít hoạt động, và không có thói quen đi tiêu. Hay mắc đi tiêu mà ráng nhịn thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn.

– Táo bón do hệ thống thần kinh trung ương (Central nervous system):

Ở người cao niên, tai biến mạch máu não xảy ra ở những nơi trên não dùng để điều khiển đại tràng và hậu môn, làm mất đi sự co thắt và dãn nở của các cơ trơn trong đại tràng và cơ vòng (sphincters) của hậu môn.

Ngoài ra sự yếu đuối của bắp thịt bụng và vùng xương chậu làm sự di chuyển của phân trong đại tràng cũng khó khăn.

– Bệnh Parkinson: hầu hết xảy ra ở người cao niên làm cho sự di chuyển thực phẩm trong hệ thống tiêu hóa chậm chạp dẩn đến bệnh táo bón. Ngoài ra, thuốc trị bệnh Prakinson này cũng gây ra táo bón.

– Bệnh trầm cảm (suy nhược thần kinh-depression), bệnh lú lẩn (dementia & confusion state) làm cho sự nhận thức của bệnh nhân kém đi.

Nhiều khi họ không biết nhà vệ sinh ở đâu và nín luôn. Những bệnh này xảy ra ở người cao niên rất nhiều.

– Những bệnh ở cột tủy sống, ở lưng có thể làm cho đại tràng bất động.

Đó là chấn thương cột sống (spine injury) thường do bệnh loãng xương (osteosporosis) ở người cao niên bị gãy xương (fracture), bệnh ung thư cột sống, thiếu máu đến cột sống do nghẹt mạch máu, và bệnh teo cột sống (spinal cord stenosis) do bệnh thấp khớp (arthritis) xương mọc nhánh (osteophytes) hay viêm sưng đè ép vào cột sống.

Những bệnh ở cột tủy sống làm mất thần kinh đối giao cảm (parasympathic) đi đến đại tràng và làm mất những nhu động (peristalsis) của ruột giúp cho phân di chuyển đến hậu môn.

3/ Táo bón do thuốc men

Trung bình một người cao niên uống từ 3-5 loại thuốc khác nhau mỗi ngày. Nhiều loại thuốc làm giảm hay mất đi chức năng đi tiêu mỗi ngày. Sau đây là những loại thuốc gây ra táo bón:

– Các loại thuốc chống đau nhức (opioids): như codein (Tylenol #1, 2,3), pethidine, morphine, fentanyl, oxycodone…

– Các thuốc chống acid ở dạ dày (antacids): như calcium và aluminum compounds: Maalox, Alugel…

– Các loại thuốc chống co thắt ruột (antispasmodics): như Buscopan, dicyclomin…

– Các loại thuốc chống trầm cãm (antidepressants): như imipramine, amitriptyline…

-Các loại thuốc chống bệnh tâm thần khác (antipsychotics): như clozapine, chlorpromazine…

– Các loại thuốc trị bệnh Parkinson: Benztropine

– Các loại thuốc trị tiêu chảy: Lomotil, Imodium

– Các thuốc trị bệnh cao áp huyết (antihypertensives): như Methyldopa, Clonidine, Propranolol, Verapamil, Diltiazem, dihydropyridines calcium channel blockers (Norvasc, Adalat XL, Renedil, Cardizem…)

– Các loại thuốc trị bệnh kinh phong (kinh giật/ anticonvulsant): Phenytoin, clonazepam…

– Các loại thuốc trị thấp khớp (anti-inflammatory agents): Naprosyn, Voltaren, Indocid, Motrin…

– Các loại thuốc để giãm cân (anoretic agents): thường các bà uống để cho ốm bớt như clophentermine, phenmerazine, phenfluramine.

– Các loại vitamin khoáng chất: aluminum, calcium compounds, chất sắt (iron compounds để trị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt), ngộ độc chì & arsenic, barium sulfate…

– Các loại thuốc khác: như polystyrens resins, cholestyramine, thuốc ngừa thai (birth control pill), octreotide…

4/ Táo bón do bệnh đường tiêu hóa

– Hội chứng bất ổn của ruột: (irritable bowel syndrome) gây ra tiêu chảy rồi táo bón. Ngoài ra có triệu chứng đau bụng, sình ruột (bloating), mắc đi tiêu thường xuyên.

Đi tiêu và có cãm giác không tiêu hết. Thường bệnh này không biết rõ nguyên do nhưng các bác sĩ cho rằng có liên quan đến yếu tố tâm lý xã hội (psychosocial stressors)

– Những bệnh về hậu môn và trực tràng (anorectal diseases): làm cho đau đớn khi đi tiêu như bệnh trỉ (hemorrhoids), rách hậu môn (anal fissure)… Thường do rặn quá nhiều khi đi tiêu làm sưng và rách hậu môn đưa đến táo bón nặng hơn.

– Ngoài ra các bệnh khác như sa hậu môn (lòi dom-rectal prolapse) hoặc loét trực tràng (rectal ulcer) cũng gây ra táo bón:

Những người phụ nữ từng sinh đẻ do sự thay đổi kích thích tố sinh dục nữ lúc mang thai, và sự rách, chấn thương lúc đẻ làm các bắp thịt vùng chậu (pelvic muscles) yếu đi cũng làm cho đi tiêu khó khăn hơn.

– Ung thư đại tràng (colon cancer): Khi một người thường bị táo bón và thiếu máu nên đi gặp bác sĩ để xem có bị ung thư đại tràng hay không? Điều tốt hơn hết, những người trên 65 tuổi nên thử phân có máu hay không trong những lần khám tổng quát hàng năm. Thử máu trong phân là một thử nghiệm đơn giản giúp cho bác sĩ tìm ra hầu hết các bệnh ung thư đại tràng.

– Bệnh Hirschsprung: bệnh có thể xảy ra lúc còn sơ sinh nhưng cũng có thể xảy ra lúc người bệnh đã trưởng thành. Bệnh có đặc tính làm mất các tế bào và hạch thần kinh ở đại tràng.

5/ Táo bón do những bệnh khác

– Bệnh suy tuyến giáp (hypothyroidism) và cường tuyến giáp (hyperthyroidism) nhưng bệnh sẽ chấm dứt khi người bệnh chữa bệnh đúng mức.

– Bệnh có nhiều calcium (hypercalcemia) hay thiếu calcium trong máu (hypocalcemia) cũng gây ra táo bón.

– Bệnh rối loạn sự chuyển hóa (porphyria ) là một bệnh hiếm, cũng gây táo bón

6/ Táo bón dẫn đến những hậu quả nào?

Khi bị táo bón, phân bị khô lại (fecal impaction). Phân khô cứng có thể đưa đến tắc nghẽn ruột (bowel obstruction). Khi bị táo bón, đại tràng phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều chất nhờn và nước làm bệnh nhân bị tiêu chảy.

Chính sự tiêu chảy này làm cho người ta khi uống thêm thuốc trị tiêu chảy làm cho bệnh này càng thêm trầm trọng.

Đặc tính của tiêu chảy gây ra bởi táo bón (spurious diarrhea) là phân có cục và có lỏng. Bệnh chia ra làm 2 giai đoạn: táo bón rồi đến tiêu chảy. Sau tiêu chảy lại táo bón.

Ngoài ra táo bón còn gây ra bí tiểu (urinary retention) do sự dãn nở của đại tràng và bắp thịt ở vùng xương chậu. Cục phân cứng có thể đè lên cổ bọng đái (bladder outlet) làm cho bí tiểu rất khó chịu.

Táo bón gây ra đau bụng, nóng sốt, nhiễm trùng, nhiễm độc phình đại tràng (toxic megacolon) và xoắn đại tràng hình chữ Z (sigmoid colon).

Ngoài ra táo bón cũng làm cho rách và lở trực tràng & hậu môn như đã đề cập trước đây. Táo bón có thể làm thủng ruột. Khi rặn nhiều quá, bệnh nhân có thể bị nhồi máu cơ tim (myocardial infarction).

7/ Làm thế nào để điều trị và ngừa táo bón?

Câu trả lời đơn giản nhưng cũng rất phức tạp, đó là nên gặp bác sĩ gia đình. Chúng ta phải làm cho bác sĩ gia đình chú ý đến vấn đề này. Thông thường các bác sĩ cho toa thuốc xổ. Nhưng thuốc xổ hay thuốc nhuận trường có nhiều loại:

– Thuốc làm gia tăng số lượng của phân và lượng nước trong phân: Như chất psylium thường dưới dạng bột như Metamucil, Isphagula, Frangula và Sterculia.

Methycellulose cũng được xếp vào nhóm này nhưng ít được dùng làm thuốc xổ. Những thuốc này gồm những chất không được hấp thụ vào máu và ngược lại chúng giữ nước trong đại tràng làm gia tăng số lượng phân.

Thuốc làm cho phân mềm: như Bisacodyl, Docusate sodium làm phân mềm bằng cách giữ nước lại trong phân không cho tiểu tràng hay đại tràng hút hết đi. Vì thế, thuốc này được các bác sĩ ưa chuộng nhất vì chúng sẽ giúp cho bệnh nhân tránh phải rặn nhiều khi đi tiêu.

– Thuốc làm cho trơn ruột (Lubricants): như chất paraffin làm cho ruột trơn, phân dễ di chuyển trong ruột. Biến chứng phụ của thuốc này làm bệnh nhân dễ bị đi tiêu trong quần, ngứa hậu môn, và làm thức ăn không hấp thụ vào máu.

Thường những chất này được pha trộn với thuốc kích thích đại tràng co thắt (stimulant laxatives) như phenolphthalein (Agarol). Mọi người nên tránh loại này ngoại trừ thuốc này được kê toa bởi các bác sĩ chuyên môn về đường tiêu hóa.

– Thuốc làm tăng áp lực phân tử trong ruột (osmotic laxatives): loại thuốc này trở nên rất phổ biến trong việc điều trị bệnh táo bón kinh niên. Và chúng được coi như là thuốc chính dùng để trị bệnh táo bón. Chúng là những chất Lactulose, Sorbitol, mannitol, Glycerol, Polyethylene glycol (Colyte), Magnesium sulphate, Magnesium phosphates.

Những loại thuốc này làm tăng lượng nước trong đại tràng và tăng sự di chuyển của phân trong đại tràng đi lên từ phía trái của bụng. Thuốc này dùng để trị bệnh táo bón kinh niên (mãn tính) ở người cao niên rất tốt.

– Những thuốc làm kích thích ruột già (secretagogues): là những loại kích thích đại tràng co thắt và bài tiết nước như phenolphthalein, bisacodyl, castor oil, anthraquinone (senna & cascara sagrada).

Dùng nhiều loại này gây ra xáo trộn chất điện giải và không hấp thụ được mỡ và các loại vitamins A, D, E, và K vào trong máu. Chính vì vậy những người cao niên không nên tự ý xử dụng những thuốc này mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra những người cao niên nếu sử dụng thuốc xổ thường xuyên sẽ đưa đến nhiều biến chứng về đường ruột. Vì thế trong bài này, tôi trình bày nhiều về đặc tính của các loại thuốc xổ. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ cách xử dụng thuốc và xử dụng trong bao lâu.

8/ Cách ngăn ngừa bệnh táo bón

Như tôi đã trình bày ở phần đầu về các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đi tiêu, đó là thực phẩm nhiều chất sợi, uống nhiều nước, thể dục thể thao, và thói quen đi tiêu mỗi ngày.

– Vấn đề ăn: chất sợi là thành phần quan trọng trong thực phẩm để ngừa táo bón.

Chất sợi chứa các chất cellulose, hemicellulose, pectins, lignins, sáp (waxes) từ thành (walls) của tế bào thực vật. Các chất này không hấp thu vào máu được. Cái gì ở trong ruột không vào máu sẽ ra “ngả sau”.

Mỗi ngày, chúng ta phải ăn ít nhất là 30-35 grams chất sợi. 10 grams chất sợi tương đương với 4 lát bánh mì nâu (whole grain bread) hay 3 oz lúa mì xay nhuyễn. Đa số chất sợi chúng ta ăn hàng ngày từ cơm gạo, bột, lúa mì, lúa mạch, rau, và trái cây.

Chất methylcellulose và psyllium không có trong thực phẩm nhưng ở dưới dạng thuốc cũng tốt cho việc tiêu hóa.

Nếu chúng ta ăn nhiều chất sợi quá thì cũng dễ bị đầy hơi (bloating), xì hơi (đánh rấm/passing gases) nhiều hơn 15 lần mỗi ngày và tức bụng. Đôi khi làm cho khó đi tiêu.

– Vấn đề uống nước: Trung bình một người phải uống nước (các loại) 1,5 lít mỗi ngày. Nếu là mùa hè hay tập thể dục có đổ mồ hôi phải uống ít nhất là 2 lít mỗi ngày.

Ở người cao niên, cảm giác khát nước thường bị mất nên họ uống nước ít. Cách hay nhất là để 2 lít nước ở nơi chúng ta thường thấy (trên bàn hay đầu giường) để dễ nhớ mà uống.

– Vấn đề tập thể dục: Không cần phải tập thể dục nhiều để dễ đi tiêu. Chỉ cần làm động tác thể dục hay đi bộ nửa giờ mỗi ngày là có thể đi tiêu dễ dàng.

– Thói quen đi tiêu: Thường vào buổi sáng vừa thức dậy hay sau mỗi bửa ăn, tiêu hóa vận chuyển mạnh làm muốn đi tiêu. Chúng ta nên đi tiêu đúng giờ và không cho ai quấy rầy. Không nên trả lời điện thoại khi mắc đi tiêu.

Dùng chỉ một nhà vệ sinh mỗi ngày cũng giúp dễ đi tiêu. Nhà vệ sinh sạch sẽ, không hôi hám nhiều cũng khuyến khích ta đi tiêu dễ dàng. Không dùng chung nhà vệ sinh với người lạ hoặc nhiều người trong gia đình cũng giúp bớt táo bón.

Đây là lý do tại sao các nước Âu Mỹ có nhiều nhà vệ sinh trong cùng một căn nhà. Nếu hôm nào không đi tiêu được cũng đừng nên bực bội. Càng bực bội càng dể bị táo bón hơn.

Nói tóm lại, những người cao niên khi bị táo bón phải thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa trước.

Nếu thất bại, chỉ nên uống những loại thuốc làm phân mềm như Metamucil hoặc Docusate sodium thôi. Nếu còn thất bại nữa, đi gặp bác sĩ gia đình.

Khi gặp bác sĩ gia đình nên trình bày chi tiết về bệnh táo bón của mình (nên sắp sẵn trong đầu hoặc ghi trên tờ giấy vì ít có bác sĩ có kiên nhẫn ngồi nghe những lời dài dòng). Và nhớ lưu ý bác sĩ là chúng ta đã có thực hiện biện pháp phòng ngừa và uống thuốc làm phân mềm rồi.

Nếu người bệnh chỉ nói với bác sĩ là “bị táo bón”, các vị bác sĩ sẽ tự động cho toa thuốc làm phân mềm và cách phòng ngừa thôi và không tìm hiểu thêm. Nếu vị bác sĩ nào không chú ý đến nữa, đó là lúc chúng ta đi tìm bác sĩ nào chú ý đến bệnh táo bón.

Điều quan trọng là không nên thụt tháo hay rửa ruột bằng nước ấm, nước muối, hoặc nước xà-phòng. Những phương pháp này làm khó chịu hậu môn và đại tràng. Đôi khi bị ngộ độc nuớc vì nước hấp thu qua đại tràng rất dễ hoặc làm bị thủng ruột.

Tôi hi vọng bài này giúp cho các vị cao niên hưởng 1 trong 4 tứ thú của cuộc đời. Đó là đi tiêu dễ dàng.

Bác sĩ Nguyễn-Vĩ-Liệt

Nguồn: VietBF

Đi tiểu đêm

Tiến sĩ Bansal, bác sĩ nổi tiếng của Shivpuri, giải thích rằng tiểu đêm thực chất là một triệu chứng của sự tắc nghẽn lưu lượng máu đến tim và não.

Người lớn và người cao tuổi bị nặng nhất vì họ thường xuyên phải dậy vào ban đêm để đi tiểu. Người cao tuổi không uống nước trước khi đi ngủ vào buổi tối vì sợ làm phiền giấc ngủ. Họ cho rằng nếu uống nước sẽ phải dậy đi tiểu lại.

Những gì họ không biết là không uống nước trước khi ngủ hoặc sau khi đi tiểu đêm là nguyên nhân quan trọng gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ vào sáng sớm thường xuyên ở người lớn và người cao tuổi.

Thực tế, tiểu đêm có nghĩa là đi tiểu nhiều lần chứ không phải do rối loạn chức năng bàng quang. Điều này là do chức năng tim ở người già giảm dần theo tuổi tác, vì tim không còn khả năng hút máu từ phần dưới của cơ thể.

Trong trường hợp như vậy, ban ngày khi chúng ta ở tư thế đứng, lượng máu chảy xuống nhiều hơn. Nếu tim yếu, lượng máu về tim không đủ và tăng áp lực lên phần dưới của cơ thể.
Đó là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi bị sưng phù ở phần dưới của cơ thể trong ngày.

Khi họ nằm xuống vào ban đêm, phần dưới của cơ thể được giảm bớt áp lực và do đó rất nhiều nước sẽ được lưu trữ trong các mô. Nước này trở lại vào máu. Nếu có quá nhiều nước, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để tách nước và đẩy nó ra khỏi bàng quang.

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng tiểu đêm.

Vì vậy, thường mất khoảng ba hoặc bốn giờ từ khi bạn nằm xuống để ngủ và lần đầu tiên bạn đi tiểu. Sau đó, khi lượng nước trong máu bắt đầu tăng trở lại, sau ba giờ người ta phải đi vệ sinh lại.

Bây giờ câu hỏi được đặt ra là tại sao nó lại là nguyên nhân quan trọng gây ra đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim?

Câu trả lời là sau khi đi tiểu 2 hoặc 3 lần, có rất ít nước trong máu. Lượng nước trong cơ thể cũng bị giảm đi do hô hấp. Điều này làm cho máu trở nên đặc và dính và nhịp tim chậm lại trong khi ngủ. Do máu đặc và máu chảy chậm nên mạch máu bị hẹp dễ bị tắc …

Đây là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi luôn bị phát hiện đau tim hoặc tê liệt vào khoảng 5-6 giờ sáng. Trong tình trạng này, họ chết trong giấc ngủ.

1/ Điều đầu tiên cần nói với mọi người rằng, tiểu đêm không phải là vấn đề của bàng quang mà là vấn đề của quá trình lão hóa.

2/ Một điều nữa cần nói với mọi người là bạn nên uống nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi dậy để đi tiểu đêm. Không nên sợ tiểu đêm. Hãy uống nhiều nước, vì không uống nước có thể giết chết bạn.

3/ Điều thứ ba là để tăng hiệu quả hoạt động của tim, bạn nên tập thể dục nhiều hơn trong thời gian bình thường. 

Cơ thể con người không phải là một cỗ máy sẽ xấu đi nếu lạm dụng nó, ngược lại, càng sử dụng nhiều, nó sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Không nên ăn thức ăn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thức ăn nhiều tinh bột và các món chiên.

Bạn hãy chia sẻ bài viết này với những người bạn lớn tuổi của bạn.

Rất quan trọng đối với người cao tuổi. Vui lòng đọc và làm theo hướng dẫn đơn giản trên.

From: Đo Tan Hung & Kim Bang Nguyen

3 Lý Do Đi Bộ Sau Khi Ăn Rất Tốt Cho Bạn

Theo báo Sống Mạnh

Hãy nghĩ về thời gian sau bữa ăn của bạn. Bạn đã làm gì ngay sau đó? Nếu bạn giống như hầu hết chúng ta, thì có lẽ bạn phải ngồi rất nhiều – cho dù bạn lái xe đi làm ngay sau khi ăn sáng, ngồi trước máy tính trong bữa trưa hay nằm dài trên ghế dài sau bữa tối.

Nhưng hãy hiểu điều này: Chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn sau khi ăn (nghĩ: xung quanh khu nhà hoặc đi đến hộp thư của nhà mình) có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như tăng tốc quá trình trao đổi chất của bạn để giảm lượng đường trong máu .

 3 lợi ích của việc đi dạo sau bữa ăn

  1. Lượng đường trong máu của bạn sẽ ổn định

Đầu tiên, làm mới cơ thể con người nhanh chóng: Khi bạn ăn carbs, cơ thể bạn sẽ phân hủy chúng thành đường trong quá trình tiêu hóa. Khi đường đi vào máu của bạn, lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Đáp lại, cơ thể bạn giải phóng insulin, cho phép các tế bào của bạn hấp thụ và lưu trữ đường. Lượng đường trong máu của bạn sau đó sẽ giảm khi đường được hấp thụ vào các tế bào.

Mặc dù tránh thực phẩm có đường hoặc đường huyết cao (cụ thể là carbs đơn giản) có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, nhưng đi dạo sau bữa ăn cũng có thể là một mẹo nhỏ.

Một đánh giá vào tháng 2 năm 2022 trên ‌Y học thể thao‌ cho thấy vài phút đi bộ cường độ nhẹ sau bữa ăn giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm đột biến vài giờ sau khi ăn so với ngồi sau bữa ăn. (Đứng lượng đường trong máu vừa phải.)

Shaham S. Mumtaz, MD , bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện DuPage Trung tâm Y học Tây Bắc cho biết: “Đi bộ kích hoạt cơ thể đốt cháy calo hơn là giữ chúng lại . “Điều này kích thích dạ dày và ruột xử lý thức ăn bạn đã ăn nhanh hơn, điều đó có nghĩa là đường được hấp thụ với tốc độ ổn định [thay vì] tăng vọt.”

Theo thời gian, nếu bạn duy trì thói quen này, điều này có thể góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài hơn cho những người đã mắc bệnh tiểu đường.

  1. Bạn sẽ tiêu hóa bữa ăn nhanh hơn

Tiến sĩ Mumtaz nói: “Đi bộ sau khi ăn làm tăng quá trình trao đổi chất của bạn. “Điều này kích thích dạ dày và ruột của bạn phân hủy thức ăn nhanh hơn và di chuyển chúng qua ruột của bạn một cách hiệu quả.”

Quá trình tiêu hóa nhanh hơn có nhiều lợi ích. Theo Harvard Health Publishing , quá trình trao đổi chất của bạn càng nhanh thì bạn càng đốt cháy nhiều calo. Tiến sĩ Mumtaz nói: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số người thấy giảm cân hiệu quả hơn hoặc ít tăng cân hơn khi đi bộ sau bữa ăn.

Và đó không phải là tất cả. Một nghiên cứu năm 2017 trên ‌ Tiêu hóa ‌ cho thấy quá trình tiêu hóa nhanh hơn có liên quan đến việc cải thiện tình trạng trào ngược axit và chứng ợ nóng ở những người được chỉ định là phụ nữ khi sinh.

Thêm vào đó, nó có thể cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng. Tiến sĩ Mumtaz nói: “Khi bạn không hoạt động và ruột không di chuyển nhanh, điều đó có thể khiến bạn uể oải.

  1. Bạn sẽ cảm thấy bớt đầy hơi 

Nếu bạn gặp vấn đề về dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định đi dạo sau bữa ăn. Trong một nghiên cứu nhỏ năm 2021 về ‌ Gastroenterology and Hepatology from Bed to Bench ‌ , đi bộ trong 10 đến 15 phút sau bữa ăn giúp giảm chứng đau đường tiêu hóa, bao gồm ợ hơi , đầy hơi , chướng bụng và chuột rút.

Đây là lý do: Trong quá trình tiêu hóa, các vi sinh vật trong ruột của bạn phân hủy thức ăn, tạo ra khí như một sản phẩm phụ tự nhiên. Khí này cuối cùng sẽ thoát ra khỏi cơ thể dưới dạng ợ hơi hoặc xì hơi (xin lỗi!).

Bằng cách đi dạo sau khi ăn, bạn sẽ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, vì vậy sẽ không mất nhiều thời gian để vi khuẩn ngấm vào cơ thể. Tiến sĩ Mumtaz nói: “Hạn chế tương tác với vi khuẩn trong ruột có thể giúp giảm lượng khí tích tụ. Nó cũng làm giảm tiếp xúc với dịch tiêu hóa như axit dạ dày. Mức khí và axit thấp hơn tương đương với giảm đầy hơi và ợ hơi.

Tiến sĩ Mumtaz nói: “Ngoài ra, bằng cách kích thích ruột di chuyển nhanh hơn, sẽ có ít lượng dự phòng [phân] trong đường tiêu hóa hơn. “Điều này sẽ ngăn ngừa căng ruột, cũng có thể gây đầy hơi.”

Khi nào nên di chuyển

Càng sớm càng tốt. Tiến sĩ Mumtaz nói: “Ngay sau khi ăn là thời điểm tốt nhất, nhưng tối đa 60 phút sau khi ăn xong là hợp lý. Một nghiên cứu nhỏ vào tháng 6 năm 2016 trên ‌ Diabetology International ‌ đã cho mọi người đi bộ một giờ sau khi ăn tối và cho thấy lượng đường trong máu được cải thiện mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Tuy nhiên, mặc dù không cần thiết phải đặt trước, nhưng đừng chần chừ ‌ quá lâu. Tiến sĩ Mumtaz nói: “Sau vài giờ, thức ăn đã đến được ruột non. “Tại thời điểm này, hoạt động thể chất có thể chuyển hướng lưu lượng máu khỏi ruột đang hoạt động để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Điều này có thể gây khó chịu cho dạ dày, chuột rút hoặc buồn nôn.”

Bao lâu để đi bộ

Không mất nhiều thời gian để gặt hái những phần thưởng của việc đi bộ ! Tiến sĩ Mumtaz nói: “Thông thường, khoảng 15 đến 20 phút đi bộ là quá đủ. “Điều này cũng có thể được trải ra trong khoảng thời gian ngắn.” Trong bài đánh giá ‌Y học thể thao‌, những người đi bộ chỉ từ 2 đến 5 phút có lượng đường trong máu thấp hơn.

Tốc độ đi bộ tốt nhất

Để được hoàn trả tối đa, hãy tăng tốc độ của bạn hơn bình thường một chút. Nghiên cứu ‌ Diabetology International ‌ cho thấy đi bộ nhanh hơn 10% so với dáng đi tự nhiên của bạn có tác dụng lớn hơn trong việc giảm lượng đường trong máu.

Nhưng chúng ta không nói về một cuộc dạo chơi quyền lực. Tiến sĩ Mumtaz nói: “Không cần phải hoạt động nhiều để kích thích ruột và dạ dày di chuyển. “Việc lạm dụng nó có thể chuyển hướng lưu lượng máu ra khỏi ruột và dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn kém, gây khó chịu cho dạ dày hoặc chứng ợ nóng.”

Phan Sinh Trần

Nghiên cứu mới có câu trả lời về lý do tại sao một số người sống đến hơn 100 tuổi

Theo USA ngày nay

Xuyên suốt lịch sử, những khoa học gia lỗi lạc đã cố gắng tìm ra bí mật đằng sau bí quyết sống thọ  lâu hơn. Phần lớn nghiên cứu đã ghi nhận chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng một nhóm các nhà khoa học đã mở rộng dữ liệu trước đó để đề xuất một lý thuyết khác.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Boston và Trung tâm Y tế Tufts đã tìm thấy những người sống từ 100 tuổi trở lên – được gọi là những người trăm tuổi – có thể có một thành phần độc đáo của các tế bào miễn dịch có khả năng bảo vệ cao chống lại bệnh tật, theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Sáu trên tạp chí Lancet . eBiomedicine.

“Dữ liệu của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng những người sống trăm tuổi có các yếu tố về sức đề kháng giúp (họ) khỏi bệnh và đạt đến tuổi già,” tác giả chính Tanya Karagiannis, nhà tin sinh học cao cấp tại Trung tâm Phương pháp Định lượng và Khoa học Dữ liệu, và Viện Nghiên cứu Lâm sàng cho biết. Nghiên cứu Chính sách Y tế và Nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Tufts. Những người có hệ thống miễn dịch bình thường tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng, họ phục hồi sau đó và cơ thể học cách thích nghi với các bệnh nhiễm trùng trong tương lai. Trong khi khả năng phản ứng với nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch suy giảm theo tuổi tác, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng điều này có thể khác đối với những người sống trăm tuổi.

Bổ sung collagen có hiệu quả không?

Các chuyên gia cân nhắc về các loại thuốc, kem chống lão hóa phổ biến
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các tế bào miễn dịch lưu thông trong máu được lấy từ bảy người tham gia trăm tuổi ở Bắc Mỹ và xác định các mô hình lão hóa đặc hiệu miễn dịch và tuổi thọ cực cao của con người.
Họ đã so sánh thông tin này với dữ liệu công khai khác xem xét các tế bào miễn dịch từ những người khác nhau trong suốt tuổi thọ của con người và nhận thấy hồ sơ miễn dịch của những người trăm tuổi không tuân theo các xu hướng liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên.

Tác giả cao cấp Stefano Monti, phó giáo sư y khoa, thống kê sinh học và tin sinh học tại trường y của Đại học Boston, cho biết vẫn chưa rõ khả năng miễn dịch độc đáo này là do di truyền, tự nhiên xảy ra hay là sự kết hợp của các yếu tố bên ngoài. Ông nói: “Câu trả lời cho điều gì khiến bạn sống lâu hơn là một câu hỏi rất phức tạp. “Có nhiều yếu tố, có di truyền – những gì bạn thừa hưởng từ cha mẹ, có lối sống, có may mắn.”

Các tác giả nghiên cứu hy vọng những phát hiện của báo cáo dựa trên nghiên cứu hiện có có thể giúp phát triển phương pháp trị liệu cho dân số già trên thế giới.

Tác giả chính George J. Murphy, phó giáo sư y khoa tại trường y của Đại học Boston cho biết: “Những người trăm tuổi và tuổi thọ đặc biệt của họ cung cấp một ‘kế hoạch chi tiết’ về cách chúng ta có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và hữu ích hơn.

Phan Sinh Trần 

9 bí quyết để sống trọn vẹn từng giây phút trên đời

Báo Nguoi-viet

LOS ANGELES, California (NV)  Người Mỹ có câu “Live life to the fullest,” nhằm khuyến khích chúng ta sống thật an nhiên, hạnh phúc và vui vẻ với thực tại, bỏ qua những lo lắng trong tương lai và những buồn phiền trong quá khứ.

Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng làm thì khó. Cuộc sống bộn bề với nhiều mối lo toan, cộng với áp lực công việc, gia đình và xã hội, đôi khi sẽ khiến chúng ta dù có lạc quan và tích cực đến mấy thì có những lúc bạn sẽ cảm thấy buồn phiền.

Chúng ta thường hay nhìn lại quá khứ và lo lắng tương lai nhưng lại không tập trung vào hiện tại. (Hình: Elena Fusco/Getty Images)

Dưới đây là những điều mà bạn có thể thực tập làm hằng ngày để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn và quan trọng là có thể sống trọn vẹn từng phút giây, theo trang mạng Health.

  1. Tập thể dục

Tập thể dục hằng ngày không chỉ mang lại điều kỳ diệu cho cơ thể, mà hoạt động thể chất còn giúp cải thiện sức khỏe của bạn.

Ông James Baraz, giáo viên dạy thiền tại trung tâm Spirit Rock Meditation Center ở Woodacre, California, cho biết, cho dù là bạn tập gì, từ vận động mạnh như chạy bộ nhanh, chơi bóng rổ hay nhẹ nhàng như yoga, tai chi, tập thể dục sẽ giúp cơ thể tiết ra endorphin, là hormone giải phóng những năng lượng tích cực, làm cho tinh thần bạn hưng phấn, vui vẻ và hạnh phúc hơn.

  1. Bỏ qua lòng hận thù, giận dữ

Đừng lãng phí thời gian và năng lượng của bạn để nuôi dưỡng sự giận dữ hay lòng hận thù. Đôi khi mọi việc hay mọi người có thể khiến bạn nổi điên nhưng việc tiếp tục nổi điên sẽ gây hại cho bạn hơn là cho người đã châm ngòi cho cơn giận.

  1. Thiền định

Cho dù là bạn ngồi thiền hay chỉ dành thời gian im lặng cho chính mình, việc làm như thế sẽ giúp cho bạn trân trọng hiện tại và biết ơn cuộc sống mà mình đang có.

  1. Ca hát

Cho dù bạn đang tắm, đang lái xe hay đang gặp gỡ bạn bè, đừng ngần ngại cất tiếng hát.

Các cuộc nghiên cứu cho thấy một cơ quan trong lỗ tai kết nối với một phần bộ não ghi nhớ lại những niềm vui. Vì vậy, ca hát có thể khiến bạn hạnh phúc hơn, ngay cả khi bạn không phải là một ca sĩ thực thụ.

Thiền hay dành thời gian im lặng là cách để bạn tập trung vào hiện tại hơn. (Hình: Anthony Wallace/Getty Images)
  1. Hít thở không khí trong lành

Bạn nên dành thời gian đi bộ, thả mình dưới không gian bên ngoài cho dù là sáng hay tối.

Theo nghiên cứu của trường đại học University of Michigan, chỉ với 30 phút ngoài trời dưới ánh nắng mặt trời, cho dù ngày đó là ngày u ám, bạn vẫn sẽ cảm thấy đầu óc thư giãn hơn khi hít thở không khí trong lành.

  1. Ngủ đủ giấc

Đừng cảm thấy tội lỗi nếu lỡ ngủ thêm một vài tiếng. Thật ra, ngủ rất quan trọng vì giúp cải thiện tâm trạng của bạn, cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tập trung, đồng thời còn giúp duy trì cân nặng cân đối.

  1. Đọc sách

Hãy dành một chút thời gian để đọc sách, đây là một thói quen mà người xưa từng làm.

Bạn có thể tùy chọn sách nào mà mình cảm thấy muốn đọc. Nó có thể là một cuốn sách dạy một kỹ năng mới, hay đơn giản là một cuốn tiểu thuyết ngôn tình giúp bạn thoát ly với thực tế một chút.

Bạn có thể chừa lại 1/5 calories nạp vào cơ thể cho những món ăn bạn thích. (Hình: Ethan Miller/Getty Images)
  1. Ăn món ăn bạn thích

Chúng ta đều biết rằng, việc ăn uống lành mạnh và điều độ là điều quan trọng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải từ chối những món ăn mà bạn yêu thích. Do đó, bạn nên học cách thưởng thức một cách thông minh.

Huấn luyện viên và chuyên gia dinh dưỡng Jillian Michaels cho biết, ăn uống lành mạnh không nhất thiết là cắt giảm mọi thứ hoàn toàn. Thay vào đó, bạn hãy chừa lại 1/5 calories nạp vào cơ thể cho những món mà được xem là không lành mạnh nhưng bạn thích như kem, bánh ngọt hay đồ chiên.

  1. Tạm ngừng kết nối với điện thoại

Để điện thoại sang một bên, tắt TV đi, đóng laptop lại là những gì bạn cũng nên làm để cuộc sống dễ thở hơn.

“Việc tiếp xúc với những ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ khiến não bộ hoạt động liên tục, ảnh hưởng đến hệ thần kinh lâu dài,” Bác Sĩ Alan Keck, công tác tại Trung tâm Center for Positive Psychology, ở Orlando, Florida, cho biết. (UPK)