Bệnh Nghẹt Thở ở tuổi cao niên

Một công dân cao tuổi 62 tuổi đã được đưa vào bệnh viện do bị nghẹt thở sau khi uống một ly nước vào lúc 11:00 tối. Ông đã được đưa đi cấp cứu nhưng không may đã qua đời. Cái chết đột ngột của ông cảnh báo những người cao tuổi rằng bất kể họ làm gì, họ phải chú ý đến hai điều: Một là Ngăn Ngừa Ngã, Và hai là Ngăn Ngừa Nghẹt Thở.

Thức ăn hoặc nước uống thông thường di chuyển từ miệng, qua cổ họng, xuống thực quản và tới dạ dày. Quá trình này có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện hành động nuốt thức ăn, chúng ta phải sử dụng khoảng 30 cơ và dây thần kinh.

Trên đường đi của thức ăn, có một nắp đậy hình chiếc lá ở đáy lưỡi được tạo thành bởi tập hợp các mô gọi là nắp thanh quản. Nó ngăn không cho thức ăn đi vào trong khí quản khi chúng ta đang nuốt. Cùng lúc đó, các dây thanh âm khép chặt bịt kín đường thở, xương móng và thanh quản bị kéo hướng lên trên và tiến về phía trước khiến thực quản mở ra. Chúng ta sẽ tạm thời ngưng thở trong quá trình nuốt.

Nhưng thỉnh thoảng toàn bộ hệ thống này không hoạt động như mong muốn, với nắp thanh quản và dây thanh quản không đóng đúng cách. Một lượng nhỏ thức ăn hoặc chất lỏng mà chúng ta nuốt sẽ đi sai đường, bị hít vào trong khí quản hoặc phổi. Phản xạ của cơ thể là ho, đôi khi là ho rất dữ dội, nhằm đẩy các vật thể lạ ra khỏi đường hô hấp.

Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu thức ăn hoặc nước uống tiến vào trong phổi, gây ra chứng viêm phổi. Các loại thức ăn hoặc đồ uống có tính axit như nước cam làm tổn thương phổi nhiều nhất.

Đôi lúc, chúng ta không có phản xạ ho hoặc nôn khan ngay lập tức khi thức ăn hoặc chất lỏng đang tiến vào khí quản hoặc phổi, dẫn đến các vấn đề hô hấp nghiêm trọng. Điều này thường xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc chứng khó nuốt (dysphagia). Chứng khó nuốt thường xuất hiện do cơ bắp của chúng ta trở nên yếu đi vì bệnh tật, chấn thương hoặc lão hóa.

Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ...

Sau tuổi 60 và xa hơn nữa, một người phải bắt đầu tự huấn luyện: Khi uống nước – Dừng mọi thứ lại và tập trung uống nước cẩn thận và chậm rãi. Người cao tuổi dễ bị nghẹt thở vì các cơ cổ họng và cơ nuốt đã bị thoái hóa và thiếu sức mạnh cơ bắp. Thông tin sau đây được truyền đạt bởi một bác sĩ vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực y tế. Đáng để tham khảo, đặc biệt nếu bạn hoặc người thân hoặc bạn bè đã trở nên cao tuổi. Viêm phổi do nghẹt thở khi uống nước, sữa, súp, v.v., là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi. Nếu có người cao tuổi ở nhà:

Xin Lưu Ý:

1. Sử dụng ống hút, nếu có thể, khi uống nước và giữ đầu cúi xuống khi nuốt.

2. Xin uống súp đặc thay vì súp trong. Súp trong chảy nhanh và dễ bị nghẹt thở khi hô hấp không thông suốt.

3. Xin đừng uống chất lỏng khi vẫn còn thức ăn rắn trong miệng, hoặc khi đang nhai. Nếu nước lưu lại trong miệng quá lâu, nó sẽ chảy vào khí quản và gây nghẹt thở nếu bạn không cẩn thận.

4. Đừng nói chuyện hoặc quay đầu khi có thức ăn hoặc nước trong miệng.

From: Anh Dang & Kim Bang Nguyen 


 

 Tách Cà Phê Và Tuổi Thọ – Bác Sĩ Phạm Hiếu Liêm

CAFFEINE CHỈ LÀ CHẤT KÍCH THÍCH

TÁCH CÀ PHÊ MỚI LÀ THUỐC TRƯỜNG SINH

Nếu bạn ở tuổi trên trung niên,khoảng trên dưới 50 tuổi và biết có một viên thuốc mà bạn có thể dùng mỗi ngày không phải để trị bệnh gì cả, nhưng sẽ làm giảm nguy cơ tử vong đến 30% trong bảy năm tới so với những người không uống viên thuốc “trường sinh“ đó, tôi nghĩ bạn sẽ uống viên thuốc ấy ngay.

Bản tin từ báo New York Times về một khảo cứu công bố trên báo Y học Annals of Internal Medicine cho thấy uống từ 1.5 đến 3 tách cà phê mỗi ngày là viên thuốc trường sinh nói trên. Bất kể là bạn uống cà phê có 1 muỗng đường hay cà phê đen và kể cả cà phê decaf (gần như không có caffeine, là loại cà phê được loại bỏ ít nhất 97% caffeine),bạn đều giảm được tử vong so với người cùng tuổi không uống cà phê.

Trong Y học hiện nay, chưa có một thuốc nào không dùng để chữa bệnh mà có thể giúp người tiêu thụ sống lâu hơn như vậy. Do đó, chúng ta có thể gọi cà phê là một thuốc “trường sinh” vì cà phê không phải là một chất dinh dưỡng.

Theo lịch sử thì cà phê có nguồn từ Trung Đông khoảng Thế Kỷ thứ 15, được đưa vào Âu Châu thời Đế Quốc Ottoman và trở thành phổ thông vì có vị đậm đà với mùi thơm dể chịu và giúp hưng phấn làm tỉnh táo tinh thần người tiêu thụ. Người Pháp mang cà phê vào Việt Nam thời thuộc địa. Họ còn khởi xướng việc trồng cây cà phê ở Ban Mê Thuột vẫn còn tồn tại đến hôm nay.

Caffeine là một hóa chất trích ra từ cà phê và có đặc tính kích thích não bộ khiến thần trí tỉnh táo và bớt buồn ngủ. Caffeine cũng khiến áp huyết tăng tạm thời làm tăng lượng máu lọc qua thận nên gây lợi tiểu. Nhịp tim cũng tăng nhanh tạm thời trong lúc ấy. Caffeine được bỏ vào các thức uống, hay chewing gum (kẹo cao su, kẹo nhai) để giúp hưng phấn và tỉnh ngủ. Người có chứng nhịp tim nhanh rối loạn nên tránh dùng caffeine. Caffeine không có màu, không có mùi, vị đắng và không có bằng chứng để tin rằng caffeine làm tăng tuổi thọ.

Những hóa chất khác, đa số là chất kháng oxy trong tách cà phê, kể cả cà phê decaf, với màu nâu sậm, hương thơm ngào ngạt giúp giảm tử vong nên tăng tuổi thọ như đã nói ở trên mà cơ chế vẫn chưa được biết rõ.

Mỗi tách hay ly cà phê có khoảng 180-200 mg caffeine. Cà phê decaf chỉ có khoảng 5-10 mg trong mỗi tách. Muốn khỏi mất ngủ thì chỉ nên uống cà phê decaf sau 2 giờ chiều. Tách cà phê buổi sáng và buổi trưa giúp hưng phấn tỉnh táo và cũng là thuốc trường sinh kể cả tách cà phê decaf vào buổi chiều tối. Nếu bị chứng nhịp tim rối loạn nhanh thì chỉ uống decaf mà thôi thì cũng tốt vậy.

Xin nâng tách cà phê và chúc sức khỏe thật dồi dào.

Bs. Phạm Hiếu Liêm

From: Truong Le


 

 Khi đi bộ tăng cường sức khỏe, giảm viêm cho cơ thể

Ba’o Nguoi-Viet

LOS ANGELES, California (NV) – Nhắc đến đi bộ, người ta thường nghĩ rằng đây chỉ là hoạt động nhẹ nhàng và dành cho những người lớn tuổi.

Tuy nhiên, bạn đừng tưởng chỉ vì nó đơn giản và nhẹ nhàng như thế mà không có tác động lớn đến sức khỏe. Đi bộ thật ra giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và lo lắng mà không phải ai cũng hiểu rõ, theo trang mạng Well+Good.

Đi bộ thật ra giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và lo lắng mà không phải ai cũng hiểu rõ. (Hình: Angela Weiss/Getty Images)

Cơ thể khi bị viêm như thế nào?

Viêm không nhất thiết phải là một điều xấu. Đó là cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ thống miễn dịch, giúp phát hiện, tấn công hoặc loại bỏ vi khuẩn, virus và những thứ có hại khác ra khỏi cơ thể. Phản ứng viêm có thể gây đau, tấy đỏ hoặc sưng tấy, mặc dù các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào chấn thương vào bộ phận nào trên cơ thể.

Lý tưởng nhất là khi tình trạng viêm chỉ là tạm thời. Lúc này, hệ thống phòng thủ của cơ thể hoạt động để phản ứng với mối đe dọa, sau đó nó sẽ được tắt đi sau khi mối đe dọa được giải quyết. Nhưng đôi khi hệ thống miễn dịch của bạn không biết cách tự tắt và liên tục tấn công tiếp cơ thể. Đây được gọi là viêm mãn tính và có thể gây ra tác hại cực kỳ nghiêm trọng nếu như không được điều trị. Viêm mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm tiểu đường loại hai, ung thư và đột quỵ.

Và đi bộ cũng là cách để giảm thiểu chứng viêm trong cuộc sống hằng ngày, bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng và tập thể dục.

Đi bộ giúp giảm viêm như thế nào?

Bác Sĩ Isabelle Amigues, hiện đang làm việc tại Unabridged MD ở Denver, Colorado, cho biết, chỉ có 20 phút đi bộ bên ngoài hay đi bộ trên máy chạy bộ cũng đã giúp giảm hoạt động của tế bào viêm, mà cụ thể ở đây là sản xuất tế bào bạch cầu liên quan đến phản ứng miễn dịch.

Ngoài ra, theo Bác Sĩ Stella Bard, chuyên về thấp khớp ở Brooklyn, New York, đi bộ làm giảm giảm lượng chất béo dự trữ có liên quan đến việc thúc đẩy quá trình viêm nhiễm.

“Về cơ bản, khi mô mỡ trắng, là một loại mỡ cụ thể trong cơ thể, tạo ra hormone và cytokine, dư thừa, nó sẽ liên quan đến tình trạng viêm mãn tính,” Bác Sĩ Stella Bard nói. “Bằng cách di chuyển hay đi bộ, chúng ta có thể giúp giảm mô mỡ và do đó cũng giảm tình trạng viêm nhiễm.”

Đi bộ còn giúp giảm căng thẳng, một tác nhân gây viêm nhiễm chính. Không chỉ vậy, đi bộ giúp cải thiện phẩm chất giấc ngủ và bạn biết đó, ngủ ngon chính là điều quan trọng để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.

Đi bộ giúp cải thiện phẩm chất giấc ngủ và khi ngủ ngon chính là điều quan trọng để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn. (Hình: Getty Images)

Cần đi bộ bao nhiêu để giảm viêm?

Không có một quy tắc cụ thể nào về thời gian mà bạn cần đi bộ mỗi ngày để giảm viêm. Bác Sĩ Stella Bard khuyên rằng bạn nên tăng cường đi bộ 30 phút mỗi ngày và năm ngày mỗi tuần.

Nếu bạn chưa đi bộ đều đặn, bạn nên bắt đầu từ từ và tăng cường dần dần qua các bài tập đi bộ về thời lượng, cường độ và tần suất. “Bắt đầu bằng một giờ đi bộ cường độ cao với tốc độ nhanh nếu không tập thể dục thường xuyên trước đó có thể dẫn đến nhiều tác hại hơn,” Bác Sĩ Isabelle Amigues chia sẻ. “Vì vậy bạn nên tập từ từ, tăng dần 10 phút, tối đa 40 phút mỗi ngày để đi bộ với tốc độ nhanh. Lý tưởng nhất là bạn đi bộ đủ nhanh để cảm thấy thấy nhịp tim của bạn tăng lên một chút.”

Bạn nên lưu ý rằng trong một số trường hợp đi bộ quá sức lại đem lại tác dụng ngược, khiến tình trạng viêm càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn nên bắt đầu vừa phải, dần dần tăng lên theo thời gian và nhớ uống đủ nước. (YY) [qd]


 

Những Tác Hại Khủng Khiếp Khi Thức Khuya Bạn Cần Biết

Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc)

+Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.

+Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say

*Ngủ muộn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật.

+Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.

+Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.

+Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.

+Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.

*Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn:

  1. Giảm trí nhớ.
  2. Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.
  3. Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.
  4. Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).
  5. Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.
  6. Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.
  7. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm.

Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…

  1. Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.
  2. Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…
  3. Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.

Theo đồng hồ sinh học thì:

-Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.

-Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.- Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn.

Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh. Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.

Hy vọng qua bài viết này phần nào bạn đã hiểu rõ tác hại của việc thức khuya và hãy khắc phục nó để cơ thể của bạn được bình thường và bạn luôn khỏe mạnh

Nguồn: Alobacsi

 


 

 Những công dụng bất ngờ của các loại chuối – Gia Huệ

 Gia Huệ

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người ưa chuộng, có giá thành rẻ nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Chuối có độ chín khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau 

Khi mua chuối, một số người sẽ chọn những quả chuối còn xanh, chưa chín vì có cảm giác loại này tươi ngon. Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng, đây là chất mà cơ thể con người không dễ tiêu hóa, nhưng có thể giúp điều hòa đường ruột, ổn định lượng đường trong máu, tăng cảm giác no và giúp giảm cân. Ngoài ra, chuối xanh còn chứa nhiều chất xơ hòa tan trong nước, không chỉ giúp nhu động ruột mà còn hấp thụ và đào thải lượng cholesterol dư thừa trong ruột. Tuy nhiên, chuối có nhiều tanin, ăn quá nhiều có thể ức chế nhu động của đường tiêu hóa và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.

Khi chuối chín và chuyển sang màu vàng, tinh bột kháng sẽ chuyển hóa thành đường, khiến chuối có vị ngọt hơn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B đặc biệt cao, giúp trao đổi chất và làm đẹp da. Chuối chín còn chứa sorbitol và fructooligosaccharides, có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện. Nếu bạn muốn loại bỏ các triệu chứng táo bón, ăn chuối chín vàng rất hữu ích.

Tác dụng đặc biệt của chuối có đốm nâu
Chuối sau vài ngày sẽ hình thành các “đốm nâu” trên vỏ. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do chuối bị hư, nhưng thực tế không phải vậy. Chuối có đốm ngược lại còn có công dụng tốt hơn. Một bác sĩ về enzyme nổi tiếng của Nhật Bản đã chỉ ra rằng, so với việc ăn những quả chuối đẹp, màu vàng óng thì chuối có nhiều enzyme hơn sau khi chúng chuyển sang màu đen và hình thành các đốm nâu. Trang web của Hiệp hội các nhà nhập khẩu chuối Nhật Bản cũng chỉ ra rằng, chuối chín trong 7 ngày có thể làm tăng các chất tăng cường miễn dịch trong máu.

Những đốm nâu xấu xí nhưng lại được gọi là đốm đường. Chuối quá chín có đốm dài chứa nhiều chất TNF có khả năng tấn công các tế bào bất thường, làm tăng số lượng bạch cầu có tác dụng ức chế ung thư, đồng thời rất giàu phospholipid có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ức chế ung thư dạ dày, đồng thời chứa một lượng lớn polyphenol, có thể trì hoãn lão hóa. Cùng điểm qua tác dụng đặc biệt của chuối đốm đối với:

  1. 1.Thiếu máu Chuối đốm có hàm lượng sắt cao, có thể kích thích huyết sắc tố trong máu.     2. Huyết áp cao
    Chuối đốm chứa lượng kali cực cao, nhưng lại ít muối, rất lý tưởng để hạ huyết áp. Gần đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ tuyên bố sẽ cho phép ngành công nghiệp chuối quảng bá rằng chuối đốm có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ              .3. Trí tuệ
    Để nâng cao trí tuệ và hỗ trợ làm bài thi, 200 sinh viên ở Twickenha ở Anh đã ăn một lượng vừa phải chuối đốm vào bữa sáng, giờ giải lao và bữa trưa vào đầu học kỳ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chuối đốm rất giàu kali có thể cải thiện khả năng tập trung của học sinh và giúp họ học tập tốt hơn                                                                                        .4. Điều trị táo bón và giải rượu
    Chuối đốm có nhiều chất xơ, có thể giúp phục hồi hoạt động bình thường của đường tiêu hóa và loại bỏ táo bón mà không cần dùng thuốc nhuận tràng.Say rượu: Ăn chuối đốm với mật ong có thể chữa chứng buồn nôn ngay lập tức. Chuối đốm giúp thư giãn dạ dày, còn mật ong làm tăng lượng đường trong máu, xoa dịu tinh thần và tạo ra carbohydrate.

    5. Đau thắt ngực
    Chuối đốm có tác dụng giảm axit tự nhiên trong cơ thể và có tác dụng giảm đau.

    Vì vậy, chuối có đốm nâu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng tất nhiên, nếu chuối có dấu hiệu hư hỏng thì không nên ăn.

    Gia Huệ

Chứng mất trí nhớ – Khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu – Sam Nguyễn

Kimtrong Lam

Chứng mất trí nhớ – Khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu

Sam Nguyễn –

13 tháng 5, 2024

Tập thể dục giúp làm giảm chứng mất trí nhớ. (Hình minh họa: Emma Simpson/Unsplash).

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization – WHO), chứng mất trí nhớ là tình trạng do một số bệnh phá hủy dần dần các tế bào thần kinh và làm tổn thương não, dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức.

Với sự tiến bộ của y học, khoa học và công nghệ, con người ngày càng sống lâu hơn và dân số già trên thế giới đang tăng với tốc độ chưa từng thấy, làm tăng nguy cơ có một nhóm lớn hơn những người mắc chứng mất trí nhớ.

Theo WHO, tính đến năm 2023, toàn cầu có hơn 55 triệu người mắc chứng mất trí nhớ. Một báo cáo gần đây cho biết khi dân số người lớn tuổi toàn cầu tăng, số người mắc chứng mất trí nhớ cũng tăng, khoảng 139 triệu người vào năm 2050. Khi đó, số người dân từ 65 tuổi trở lên tăng gấp đôi hiện nay: 2.1 tỷ người.

Chứng mất trí nhớ hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ bảy và là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật và sự phụ thuộc ở người lớn tuổi trên toàn cầu, với gần 10 triệu trường hợp mắc chứng mất trí nhớ mới mỗi năm.

Mặc dù không có cách chữa, nhưng theo thử nghiệm được WHO công bố vào năm 2023, các nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu đang nỗ lực ngăn chặn sự khởi phát của nó.

Tuổi tác vẫn là yếu tố nguy cơ lớn nhất được biết đến đối với chứng mất trí nhớ, nhưng các nhà nghiên cứu tìm thấy một bộ “12 rủi ro có thể ngăn chặn được,” theo báo cáo năm 2020 của The Lancet Commission. Đó là: kém hiểu biết; tăng huyết áp; khiếm thính, hút thuốc; béo phì; trầm cảm; không hoạt động thể chất; bệnh tiểu đường; it tiếp xúc xã hội; nghiện rượu; chấn thương sọ não; ô nhiễm không khí.

Theo The Lancet, 12 rủi ro có thể ngăn chặn được chiếm khoảng 40% số ca mắc chứng sa sút trí tuệ trên toàn thế giới, do đó về mặt lý thuyết có khả năng ngăn ngừa hoặc trì hoãn được căn bệnh này.

Mặc dù tình trạng kinh tế xã hội và trình độ học vấn có thể ảnh hưởng đến sự khởi phát của chứng mất trí nhớ, đặc biệt là ở giai đoạn đầu đời, nhưng một số rủi ro khác là hoàn toàn tránh được.

Timothy Singham, nhà tâm lý học lâm sàng tại National University of Singapore, nói với CNBC Make It, những gì tốt cho tim cũng tốt cho não. Vì vậy, việc thiếu tập thể dục, ăn thực phẩm không lành mạnh, không ngủ đủ giấc, uống rượu, hút thuốc lá quá mức sẽ gây căng thẳng cho não, và có nguy cơ phát triển các bệnh suy giảm trong tương lai, giống như gây nguy hiểm cho tim.

Trong khi một cơ thể khỏe mạnh có thể giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ thì một tâm trí khỏe mạnh cũng không kém phần quan trọng. Singham cho biết: “Chúng tôi biết rằng những người có các triệu chứng sức khỏe tâm thần đeo bám, họ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn. Nếu sức khỏe tâm thần được cải thiện, khả năng bị mất trí nhớ sẽ giảm.”

Có năm yếu tố bảo vệ chính, hoặc những điều mà mọi người nên làm để giúp ngăn ngừa sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ:

-Hoạt động thể chất thường xuyên

-Ăn uống lành mạnh

-Xây dựng mạng lưới hỗ trợ lành mạnh

-Ngủ nghỉ đầy đủ

-Tìm mọi cách để điều tiết căng thẳng và cảm xúc

Nhiều người dễ dàng bị cuốn vào nhịp độ “nhanh như chong chóng” của cuộc sống hàng ngày, vì vậy điều quan trọng là phải nghỉ ngơi. “Sức khỏe tinh thần sẽ ảnh hưởng rất nhanh nếu bạn không hoạt động thể chất, bạn không thở, bạn không được ngắm nhìn thiên nhiên nhiều, bạn bị nhốt trong văn phòng hoặc ở nhà cả ngày,” Singham nói.

Giấc ngủ ngon rất quan trọng. (minh họa: MILAN GAZIEV/Unsplash).

Ngoài ra, điều quan trọng là phải xây dựng một mạng lưới hỗ trợ lành mạnh, không chỉ trực tuyến mà còn cả trực tiếp. “Tôi nghĩ nhiều người trẻ đang dựa vào mạng xã hội trực tuyến, nhưng cũng đừng từ bỏ việc gặp gỡ trực tiếp với bạn bè,” Ng Ai Ling, phó giám đốc kiêm cố vấn trưởng tại Cộng Đồng Viriya Services (Viriya Community Services) nói với CNBC Make It.

“Một điều nữa tôi khuyến khích những người trẻ tuổi làm là ngủ nghỉ thật tốt và sống có kỷ luật, vì bộ não cần được nghỉ ngơi,” Ng nói. Cô đề nghị mọi người nên ngủ ít nhất bảy giờ mỗi đêm.

Cuối cùng, việc tìm cách điều chỉnh cảm xúc và căng thẳng là rất quan trọng. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp khi được yêu cầu hoặc dựa vào mạng lưới hỗ trợ là những cách để bảo vệ sức khỏe tinh thần, bên cạnh việc duy trì khẩu phần ăn uống lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc hàng ngày.

“Bản thân những người chăm sóc đang phải vật lộn để hiểu căn bệnh này. Khi ai đó mất đi một người vì căn bệnh này, và người mà họ từng liên lạc và giao tiếp với, cũng không còn như xưa nữa,” Ng nói. Cô giải thích người chăm sóc và những người thân yêu có thể có nguy cơ phát triển các vấn đề về sức khỏe tâm thần, như lo lắng, trầm cảm và mất ngủ.

“Một người thân của bạn, chẳng hạn bố, hay mẹ, hay anh chị em trong nhà bỗng dưng không biết bạn là ai, bạn sẽ đau khổ biết dường nào,” cô nói.


 

Quả óc chó bảo vệ bạn – BS Đỗ Văn Hội

 

Bổ túc cho bài này: hình (còn gọi là hạt dẻ, tiếng Anh là walnut, rất tốt cho sức khỏe)
BS Đỗ Văn Hội

Quả óc chó bảo vệ bạn từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân

Trong thời kỳ cổ đại, quả óc chó được gọi là loại hạt của các vị thần. Ngày này, sau nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học gọi quả óc chó là vua của các loại hạt vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà chúng mang lại.
Quả óc chó bảo vệ bạn từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân. Chúng ta hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời của loại quả này đối với sức khỏe con người.

1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Quả óc chó đã được coi là loại hạt cho sức khỏe trái tim. Các cuộc nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua đã chỉ ra, quả óc chó có vô số lợi ích đối với trái tim và hiệu quả hơn bất cứ loại quả nào trên trái đất. Có điều này là do quả óc chó có nhiều axit béo omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa.
Axit béo omega 3 được biết đến với hiệu quả ngăn ngừa cục máu đông, là nguyên nhân chính gây nên các cơn đau tim. Kết hợp với chất xơ, axit béo omega 3 cũng làm giảm mức độ LDL (lipoprotein mật độ thấp) hoặc cholesterol xấu – một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim. Chứng loạn nhịp tim hoặc tim đập thất thường cũng có thể được chữa trị bằng một lượng axit béo omega 3 phù hợp. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA đã tuyên bố, quả óc chó là thực phẩm cho trái tim khỏe mạnh và nên được bổ sung vào chế độ ăn uống cân bằng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

2. Củng cố động mạchNgoài tác dụng bảo vệ trái tim, quả óc chó còn có tác dụng rất lớn đối với các bệnh nhân huyết áp cao và giúp lớp màng động mạch khỏe mạnh hơn.

3. Ngăn ngừa sỏi túi mật
Dữ liệu thu thập từ hơn 80.000 người và trải qua 2 thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy quả óc có thể ngăn ngừa sỏi túi mật. Vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với nguy cơ bị sỏi túi mật hay không muốn mình mang căn bệnh này hãy ăn vài quả óc chó mỗi ngày.

4. Bảo vệ xương
Một thực tế ai cũng biết là xương yếu dần theo tuổi tác. Mật độ khoáng chất trong xương giảm xuống sẽ dẫn đến hiện tượng loãng xương. Dinh dưỡng phong phú có trong quả óc chó sẽ giúp xương của bạn chắc khỏe cho đến tuổi già. Những người thường xuyên ăn quả óc chó sẽ không phải đối mặt với hiện tượng giảm khoáng chất khiến xương bị yếu khi về già.

5. Thực phẩm của trí nãoQuả óc chó là loại thực phẩm đặc biệt tốt với trí não. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, axit béo omega 3 có trong quả óc chó giúp duytrì chất béo cấu trúc, loại chất chiếm đến 60% bộ não. Loại chất béo cấu trúc này giúp bộ não hoạt động đúng chức năng. Bộ não là trung tâm xử lý của cơ thể, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho nó sẽ giúp tăng cường trí nhớ và nhận thức. Nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các vấn đề hành vi.

6. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Quả óc chó đặc biệt tốt đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn giúp tạo ra insulin, một loại chất mà các bệnh nhân tiểu đường không có. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao, vì vậy mà quả óc chó rất tốt với bệnh nhân tiểu đường.

7. Liều thuốc tự nhiên giúp nhuận tràng
Nếu bạn bị táo bón mãn tính thì quả óc chó sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt. Quả óc chó có hàm lượng chất xơ cao, vì vậy mà chúng có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Nhai vai hạt óc chó mỗi ngày bạn sẽ thấy ngay kết quả tuyệt vời của nó.

8. Chiến đấu với một số bệnh ung thư
Quả óc chó rất giàu chất chống oxy hóa và một số loại khác của chất chống oxy hóa. Hợp chất chống oxy hóa được gọi là axit ellagic, loại chất rất hữu ích trong cuộc chiến chống ung thư. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, do đó nó có thể giúp bệnh nhân ung thư phục hồi trong giai đoạn hóa trị hoặc xạ trị.

9. Tránh tình trạng mất ngủ
Tất cả chúng ta đều mất ngủ ở một thời điểm nhất định nào đó. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn vài quả óc chó trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa chứng mất ngủ tốt hơn so với cách truyền thống là uống một cốc sữa ấm.

Cơ thể chúng ta sản xuất một loại hormone gọi là melatonin có trách nhiệm cho một số chức năng, trong đó có liên quan đến mất ngủ. Melatonin là những tín hiệu não rằng công việc đã được thực hiện đủ, cơ thể mệt mỏi và cần ngủ. Cơ thể thường tiết ra melatonin vào khoảng thời gian tương tự mà bạn ngủ mỗi đêm. Nhưng khi chúng ta già, hàm lượng melatonin sản xuất bởi cơ thể giảm. Đây là lý do tại sao rất nhiều người cao tuổi khó ngủ và thường ngủ chỉ 4-5 tiếng một đêm. Quả óc chó là một nguồn tự nhiên và phong phú chất melatonin. Vì vậy nhấm nháp vài quả óc chó trước khi đi ngủ là cách để bạn tránh hiện tượng mất ngủ.

From: giang pham & KimBang Nguyen


 

7 sự tổn hại nặng nề đối với cơ thể khi nóng giận-BS. Hoàng Tuấn Long

SKĐS – Nóng giận không chỉ nguy cơ phá vỡ các mối quan hệ, làm xấu đi hình ảnh của bản thân, mà còn được biết đến như một “sát thủ giấu mặt” của bệnh tim, đột quỵ và nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác.

  1. Gây tổn thương cho gan: Có thể chưa biết, khi ta nóng giận, tự khắc cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên.
  2. Khiến não nhanh chóng “già” đi: Khi tức giận, não sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ rất nhiều về đây, điều này khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, gây hại cho não.
  3. Tổn thương dạ dày: Khi tức giận, tim sẽ tác động cùng với huyết quản, khiến cho lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày.

Nóng giận gây tổn hại tới nhiều bộ phận cơ thể cùng lúc. HÌnh: Minh họa

  1. Tổn thương phổi: Khi tức giận, cơ thể sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí trong một tần suất quá cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục, do đó, phổi sẽ không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra những tổn thương cho lá phổi.
  2. Hệ thống miễn dịch bị tổn thương: Khi tức giận cơ thể cũng sẽ tiết ra chất cortisol, nếu không kiềm chế được cơn tức giận, cơ thể sẽ liên tục tạo ra chất này và tích tụ trong một thời gian dài, gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịch của bạn, khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí cả ung thư.
  3. Thiếu oxy cho cơ tim: Lượng huyết dịch về tim khi tức giận sẽ chuyển rất nhiều lên não và phần mặt (mặt đỏ, nóng), do đó, lượng huyết dịch cần thiết cho vận hành của tim sẽ giảm đi. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu oxy lên tim, làm cho tim co bóp không còn nhịp nhàng như bình thường nữa, có thể gián tiếp dẫn đến bệnh mạch vành hoặc bệnh cơ tim.

Nóng giận có thể gây thiếu oxy cho cơ tim

  1. Các triệu chứng khác: Có rất nhiều cơ chế mà qua đó sự giận dữ mãn tính có thể ảnh hưởng và thậm chí gây nguy hiểm cho sức khoẻ, bao gồm béo phì, đau nửa đầu, trầm cảm, lo âu, kho ngủ, cao huyết áp và đột quỵ, giảm chất lượng của các mối quan hệ, tăng khả năng bạo hành người khác về tình cảm hoặc thể chất hoặc cả hai…

Tức giận thực ra là tự hại chính bản thân mình nhưng vấn đề là những cơn nóng giận thường kéo đến rất bất ngờ. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm cách để chế ngự cơn nóng giận trước khi quá muộn.

7 cách nhằm chế ngự cơn nóng giận

  1. Hít thở sâu trong vòng 10 giây: Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại được đánh giá là một trong những biện pháp khá hiệu quả trong việc kiềm chế sự nóng giận. Khi cảm thấy bức xúc đang tăng lên, hãy dừng lại mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.
  2. Nghĩ kỹ trước khi nói: Dù đang tức giận đến đâu, muốn “xả” hết mọi thứ bạn nghĩ trong đầu ra đến đâu thì hãy cố gắng suy nghĩ về những gì định nói ra, xem liệu ta có hối hận về nó sau này hay không.
  3. Chia sẻ với người khác: Thay vì cố gắng “dằn mặt” kẻ thù, hãy nói chuyện, tâm sự với người bạn thân của mình, có thể sự tức giận sẽ giảm đi nhanh chóng và bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè mình đấy.
  4. Tìm niềm vui: Đừng cố gắng thể hiện sự tức giận của bản thân qua hành động, lời nói, hãy tìm đến những gì bạn thích, xem một bộ phim hài hước, nghe bản nhạc tủ, bạn sẽ thấy yêu đời hơn.
  5. Hỏi chắc chắn trước khi nói: Khi bạn không hài lòng về lời nói của người khác, hãy hỏi lại chắc chắn xem ý của họ là gì?, để tránh hiểu nhầm mục đích của mọi người.
  6. Xem lại bản thân: Giảm cái tôi của mình xuống: Trong nhiều trường hợp, người khác chỉ muốn điều tốt cho bạn nhưng bạn lại có thể chưa hiểu và nghĩ rằng họ đang bêu xấu mình. Hãy xem lại thái độ, tác phong của bản thân mình xem mình có nên và có đáng tức giận với họ hay không. Nói chung, tức giận là điều không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng với những tác hại mà nó đem đến cho cơ thể thì việc hóa giải thực sự nên hóa giải ngay, hay cố gắng tìm cách kiềm chế theo cách của riêng bản thân.
  7. Đọc sách và thiền định: Một cuốn sách hay và hữu ích có thể giúp thoát khỏi những cảm xúc bi quan, cũng nhờ vậy trở nên trầm tĩnh và lạc quan hơn.

Thiền định theo các nhà nghiên cứu gần đây đều khẳng định lợi ích về thiền định còn mang lại sức khỏe cho con người. Theo Viện đại học Cologne (Đức), thiền định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần và ham muốn khống chế, cấm đoán, ngăn cản người khác, giảm tính bất định. Nó làm tăng sức hòa hợp, thân thiện với người khác, biết kính nể người và tự chế mình, tăng sự tự tin, thỏa mãn, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu, tăng tính quả quyết, tự tin…

BS. Hoàng Tuấn Long

https://suckhoedoisong.vn/7-su-ton-hai-nang-ne-doi-voi-co-the-khi-nong-gian-169139711.htm

 Cholesterol và bệnh tim mạch – BS Hồ Ngọc Minh

BS Hồ Ngọc Minh

LTS: “Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về  hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc  National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708.  Số phone liên lạc: (714)  429-5848

Nhà văn Tô Hoài mất vào ngày 6 Tháng Bảy năm 2014. Hồi nhỏ tôi chỉ biết lờ mờ tên ông Tô Hoài vì say mê đọc truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” của ông. Nói thật, thời tôi còn nhỏ, đó là một trong những sách truyện rất hiếm, viết cho con nít. Phần còn lại, tôi đã tập làm quen rất sớm với những pho truyện Tàu như Tây Du Ký, Thuỷ Hử, hoặc các pho  truyện Kiếm Hiệp của Kim Dung.

Nhắc đến con dế mèn, tôi lại nhớ đến một mẫu chuyện khôi hài khác về một kết luận mà  một khoa học gia nọ rút tỉa được khi nghiên cứu về… con dế. Chuyện kể rằng, có một nhà bác học kia, đặt con dế trên mặt bàn, và vỗ tay, thế là con dế nhảy tưng lên. Kế đến, ông bèn bẻ một chân của con dế (tàn nhẫn quá!), và ông lại vỗ tay. Lần này con dế nằm  vạ một chỗ. Thế là nhà thông thái, sau khi đã bẻ chân nhiều con dế như thế, bèn đúc kết một kết luận: “Khi ta bẻ chân con dế, não bộ của nó sẽ bị hư hại và nó sẽ bị…điếc!”

Từ từ, bạn hãy kiên nhẫn đọc tiếp, và sẽ hiểu tại sao tôi kể chuyện con dế ở đây.

Tôi đã viết nhiều về liên hệ giữa cholesterol và bệnh tim mạch, và cũng viết về triệu chứng của bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, tôi chưa trình bày mối về liên hệ giữa cholesterol và bệnh mất trí nhớ. Một mối liên hệ nghịch: cholesterol càng cao thì nguy cơ bị mất trí nhớ… càng thấp!

Hồi nhỏ, thỉnh thoảng, mẹ tôi có mua não bò, đem chưng cách thủy, để ăn với muối tiêu và rau răm. Ăn thì ăn, nhưng tôi thấy nghẹn cổ họng vì nó quá béo, ngầy ngậy. Não người cũng thế, tuy nhỏ, chỉ chiếm 2% sức nặng của cơ thể, nhưng nó chứa 25% tổng số cholesterol trong người. Gần đây, rất nhiều bệnh tật, khiếm khuyết của não bộ, thí dụ như  bệnh mất trí nhớ, bệnh run Parkinson… nguy cơ tăng cao vì thiếu cholesterol. Trên thực tế, người trên 70 tuổi, cholesterol càng cao, càng sống lâu, càng ít bị truỵ tim và càng minh mẫn hơn.

Các tế bào thần kinh, cũng như các tế bào khác trong cơ thể, cần cholesterol làm nguyên  liệu cấu trúc cho màng tế bào. Những vỏ bọc tế bào thần kinh, neuron, cũng được cấu tạo từ cholesterol, và, những “mạch điện” thần kinh liên lạc với nhau, truyền tín hiệu cũng nhờ vào cholesterol. Không có cholesterol thì những mạng thần kinh nầy sẽ bị “chạm điện” và bị “mát dây”.

Ở đây, xin nói thêm về cholesterol một chút.

Chúng ta thường lầm tưởng là có hai loại choleterol, LDL là loại xấu và HDL là loại  tốt.Thực ra chỉ có một loại cholesterol duy nhất là… cholesterol!

LDL (low-density lipoprotein) hay HDL (high-density lipoprotein) chỉ là tên gọi của chất protein chuyên chở cholesterol mà thôi. Người ta cho rằng HDL là loại tốt vì nó chở cholesterol dư thừa về trở lại trong lá gan, như thế là làm sạch mạch máu, còn LDL là loại xấu vì nó chở choleterol ra ngoài, làm dơ mạch máu. Gần đây những nghiên cứu mới cho biết, HDL cũng không hẳn là tốt: người có HDL cao vẫn bị bệnh tim, như thường.  Thật ra LDL có nhiều kích thước khác nhau, và trước LDL còn có những “xe chuyên chở”  khác nữa như VLDL (very low density, loại nhẹ) và IDL (intermediate density, loại trung bình).

Để dễ hiểu, mạch máu của bạn là một xa lộ, HDL là những xe tải 18 bánh chở cholesterol dư thừa đi ngược chiều về lá gan. Còn các loại xe khác, to nhỏ như xe đạp, xe gắn máy, xe ba bánh, xe bốn bánh, xe thồ, xe lam… chở cholesterol, tiếp liệu ra… mặt trận. Như thế, một khi tuyến đường bị nghẽn, không phải là vì cholesterol mà vì đường xá bị hư hại, bị “ổ gà”, bị bom mìn khủng bố chẳng hạn. Những xe nhỏ VLDL, IDL, LDL  thường dễ bị sụp hố và làm nghẽn đường mạch máu. Trong trường hợp bị gãy cầu xa lộ thì xe 18 bánh HDL cũng gây ra tai nạn, như chơi.

Tháng 2 năm 2012, chính cơ quan FDA công nhận rằng, thuốc giảm cholesterol statins có thể làm tăng nguy cơ bị lú lẫn và mất trí nhớ. Đồng thời một nghiên cứu trong Tháng Giêng năm 2012, cho thấy phụ nữ dùng statins có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng 42%. Người bị bệnh tiểu đường, lại có nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ tăng gần gấp 3 lần. Khi đường  thặng dư trong máu sẽ gây ra hiệu ứng “ làm mứt” hay “thắng đường, rim tôm” những phân tử cholesterol, làm cho chúng dính chùm với nhau và dính vào các chỗ lở loét trong mạch máu. Tương tự như mạch máu tim, não bộ đã thiếu cholesterol lại còn bị nghẽn mạch máu não, sẽ đưa đến tình trạnh hao mòn sớm, gây ra các chứng bệnh về hệ thần kinh.   Khoảng  thập niên 1970, lượng cholesterol 240 mg/dL được xem là bình thường. Sau khi thuốc statins ra đời, mức độ ấy giảm xuống còn 200mg/dL, với LDL dưới 130 mg/dL.

Nếu bạn có người thân trong gia đình bị truỵ tim, nhiều bác sĩ sẽ bắt bạn uống statins để giảm chỉ số ấy xuống dưới 180mg/DL, và LDL phải dưới 70 mg/dL! Từ  khi thuốc statins ra đời đến nay, chỉ số bị truỵ tim cho những người dùng thuốc, giảm từ 3% xuống còn 2%, trong khi tỉ số bị bệnh mất trí nhớ tăng gần gấp ba.

Sẵn đang nói về xe và xa lộ, dường như cách chữa bệnh xe nhả ra khói (cholesterol cao) hiện nay là bằng cách, bịt ống  khói hoặc là huỷ bớt một, hai xy-lanh (uống statins kinh niên) để cho xe chạy bớt ra khói, thay vì làm sạch đường ống dẫn xăng và thay xăng dầu (thể dục thể thao, cải thiện thức ăn, bớt đường và tinh bột).

Đến đây bạn đã hiểu tại sao tôi kể chuyện nhà khoa học gia và con dế, phải không?

BS. Hồ Ngọc Minh.

Bệnh tâm thần: ‘Kẻ thù vô hình’ suốt nửa thế kỷ của người gốc Việt (kỳ cuối)

Ba’o Nguoi-Viet

Bài 3: Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình’: Hãy từ ái với bản thân mình!

March 24, 2024

Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình:’ Hãy từ ái với bản thân mình!

Kalynh Ngô/Người Việt 

Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình:’ Hãy từ ái với bản thân mình! (Hình minh họa: Người Việt)

Đã gọi là cuộc chiến dai dẳng suốt nửa thế kỷ, mà kẻ thù vừa vô hình, vừa đa dạng, thì đó là một cuộc chiến rất khốc liệt. Để chiến thắng kẻ thù ấy, chúng ta phải làm gì?   

Đừng che giấu, đừng kỳ thị

Cách đây khoảng 20 năm, một nghiên cứu của tác giả Quyên Ngô-Metzger đăng trên tạp chí Journal of the American Geriatrics Society từng tìm hiểu điều này. Bài nghiên cứu khảo sát trên 359 người Mỹ gốc Việt và 25,177 người Mỹ trắng ở California. Kết quả cho thấy 21% nhóm người gốc Việt có triệu chứng trầm cảm hoặc hội chứng lo âu so với 10% nhóm người Mỹ trắng. Nhưng chỉ có 20% người gốc Việt chấp nhận trao đổi tình trạng của mình với bác sĩ so với 45% nhóm người Mỹ trắng.

Nghiên cứu của tác giả Quyên Ngô-Metzger kết luận rằng người Mỹ gốc Việt “rất miễn cưỡng tìm kiếm sự chăm sóc cho các vấn đề sức khỏe tâm thần vì nó bị coi là một điều cấm kỵ, không nên nói ra.”

Hơn 20 năm sau, thế hệ thứ nhất vẫn chưa cải thiện được tình trạng này theo hướng tích cực.

Ông Michel Quân Nguyễn nói: “Xã hội Việt Nam chúng ta có thành kiến không tốt về bệnh tâm thần. Ngay cả cha mẹ cũng không bao giờ chấp nhận con mình bị bệnh tâm thần. Gia đình nào có con bị bệnh tâm thần thì người ta sẽ xa lánh, không chơi với nó.”

Ông giải bày thêm: “Chữ ‘tâm thần’ nó mông lung lắm. Nó là một thuật ngữ chung, có nhiều dạng. Khi mình gắn chữ ‘tâm thần’ vào thì coi như trời sập, chết cả gia đình người ta.”

Chính sự kỳ thị, ghét bỏ, và sợ hãi làm cho gia đình không chấp nhận con mình bị bệnh.

“Họ cho rằng con mình làm bộ này nọ, rồi la mắng nó,” ông Michel Quân Nguyễn nói.

Chia sẻ, thay đổi

Nhưng may mắn, khi cộng đồng gốc Việt càng phát triển, thì càng có nhiều người dấn thân vào sứ mệnh phục vụ cộng đồng.

VAMHA, hoặc Project Hope của The Orange County Asian and Pacific Islander Community Alliance (OCAPICA), đều có những chương trình chăm sóc và giúp đỡ những người gặp vấn đề sức khoẻ tâm lý trong cuộc sống.

Ông Michel Quân Nguyễn (thứ hai từ phải) và các thành viên VAMAHA trong buổi sinh hoạt tổ chức cho những người cần trợ giúp sức khoẻ tâm thần. (Hình: VAMHA cung cấp)

“Chúng tôi mở ra những lớp học, mời các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để nói chuyện, giải thích cho họ biết về tình trạng bệnh của người thân của họ. Có rất nhiều cha mẹ không biết phải làm gì khi con mình bị tâm thần,” ông Michel Quân Nguyễn nói.

Kinh nghiệm 10 năm ở VAMHA cho ông thấy, nếu bệnh tâm thần được phát hiện sớm, chữa trị đúng và uống thuốc, sẽ giảm thiểu tối đa những lần họ phát bệnh.

Bác Sĩ Giao Nguyễn xác định: “Người bệnh bắt buộc phải uống thuốc.”

Với ý kiến chuyên môn của Bác Sĩ Clayton Châu, ngoài thuốc ra, “bắt buộc phải có kế hoạch tâm lý trị liệu, không những cho bệnh nhân mà còn phải cho cả gia đình của họ, gọi là ‘family therapy.’”

Bác Sĩ Clayton Châu tại văn phòng ông. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Theo ông, cách đối xử với nhau trong gia đình vô cùng quan trọng. Nếu bệnh nhân bình phục, mà gia đình không thay đổi cách cư xử với nhau, không có cách trị liệu cho cả gia đình, thì không có kết quả tốt.

“Họ phải thay đổi cách đối xử với nhau, thay đổi cách liên hệ với nhau, thay đổi cách nói chuyện với nhau để đồng cảm nhau nhiều hơn. Nếu không, sẽ không có cách nào chữa trị,” Bác Sĩ Clayton Châu nói.

Theo lý giải của Bác Sĩ Giao Nguyễn, một người bình thường sẽ không hiểu nỗi đau về tâm lý, tinh thần nó đau đớn thế nào khiến cho một người không muốn sống nữa. Chỉ có cái chết mới làm cho họ thoát khỏi đau đớn về tâm lý, tinh thần của họ.

“Nghiên cứu đã chỉ ra cái đau đớn về tâm thần không khác gì đau đớn của một người bị ung thư. Trách nhiệm của người bác sĩ tâm thần, trị liệu tâm lý phải giúp cho họ sống,” Bác Sĩ Giao Nguyễn nói.

Do đó, “trị liệu” đầu tiên mà người có vấn đề sức khoẻ tâm thần cần nhận được chính là từ gia đình của mình.

“Đừng ghét bỏ con cháu mình, hãy chấp nhận sự thật rồi yêu thương nó như những đứa con khác. Hãy bỏ thành kiến, hãy hợp tác với bác sĩ và con mình để chữa trị cho nó,” ông Michel Quân Nguyễn chia sẻ.

Một dấu hiệu đáng mừng được nhắc đến trong đề tài nghiên cứu “Conversations on Mental Wellness in Vietnamese American Community” đăng trên Asian American Research Journal (Issue 1, Volume 1 2021) cho thấy: “Người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai cởi mở hơn khi thảo luận về sức khỏe tâm thần và họ chủ động tìm kiếm các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn hơn so với thế hệ người nhập cư đầu tiên.”

Bác Sĩ Suzie Đông cho biết, trong môi trường trị liệu sức khoẻ tâm lý, tâm thần, cô gặp rất nhiều “khách” thuộc thế hệ trẻ thứ hai, thứ ba. Theo cô, đó là điều đáng mừng vì các bạn trẻ có có những suy nghĩ thoáng hơn, tiến bộ hơn.

“Nếu thế hệ trước xem sức khoẻ tâm thần, tâm lý là một cái gì đó bất thường, tồi tệ, xấu, không nên cho mọi người biết, thì thế hệ sau suy nghĩ khác. Các em tự tìm đến đây để giúp cho bản thân của mình. Các em hiểu sức khoẻ tâm thần là một phần rất quan trọng trong toàn bộ sức khỏe của mình,” cô Suzie Đông nói.

Từ ái với bản thân

Nếu ông Michel Quân Nguyễn tìm đến VAMHA để học cách chấp nhận, thấu hiểu, để yêu thương người thân nhiều hơn, giúp cho chính mình và cho người cùng cảnh ngộ, thì bà Phan Chiêu Hà vượt qua biến cố từ sự giúp đỡ của Trung Tâm Chăm Sóc Orange County (Caregiver Resource Center OC).

Không ngần ngại, bà kể lại: “Mọi chuyện ngoài sức tưởng tượng, ngoài sức chịu đựng của mình. Nhưng nhờ nhân viên, nhờ trung tâm, nhờ nhóm tu học của tôi, mọi người giúp đỡ tôi, chia sẻ với tôi những khó khăn, nó làm cho mình vơi bớt đi. Khi tôi tu thiền, tập thiền thì mình tập mình bình an. Khi an rồi thì tự nhiên mình chuyển hoá được cái khổ của mình.”

Bà Phan Chiêu Hà chia sẻ về phương pháp chiến thắng ‘kẻ thù vô hình.’ (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Bà nói: “Đến với các hoạt động của trung tâm, gặp những người đồng cảnh ngộ, được mọi người giúp đỡ, rồi tôi cũng đi học thiền, tôi đã vượt qua chính hoàn cảnh của mình.”

Sức khỏe tâm lý, tâm thần của bà đã được chữa lành. Cái chết vĩnh viễn không còn tồn tại trong tâm trí của bà.

Bác Sĩ Suzie Đông gọi đó là phương pháp “từ ái với bản thân.”

“Họ hiểu sức khoẻ của mình là quan trọng nhất,” cô nói. “Cái cây cần ánh nắng mặt trời, cần đất, cần phân bón để lớn. Vậy tại sao mình không tập sống từ ái với bản thân, sống tử tế với bản thân? Chỉ có mình đi với mình trong suốt chiều dài cuộc sống, mà mình bầm dập với chính mình thì làm sao mình có sức khoẻ về tâm lý được?”

Vậy tập như thế nào? Và có dễ không?

Cô trả lời: “Không dễ. Vì sao? Vì chúng ta đã bị điều kiện hóa quá lâu là sống phải vừa lòng người này, vừa lòng người kia. Đâu có ai dạy mình phải thương bản thân mình? Đâu ai dạy mình phải nói chuyện tử tế với mình?”

Trong một xã hội có quá nhiều phán xét, trong một gia đình có nhiều bạo hành thì những điều con người học được là bản thân họ không có giá trị gì cả. Đặc biệt, các em nhỏ lớn lên trong môi trường như thế thì các em sẽ luôn nghĩ mình sai, không tự tin, không yêu bản thân mình. Những mặc cảm không tốt cứ thế mọc lên như cỏ dại bên đường. Nó không thể cho người ta năng lượng sống.

Cô nhắc về lời dạy của một thiền sư: “Hãy xem người ta giống như một cái cây. Nếu lá nó hư thì phải xem cái cây nó bị gì, phải bón phân hay tưới nước thay vì mình chặt bỏ cái cây đi. Con người ta cũng nên nhìn như thế. Đó chính là từ ái với bản thân, một phương pháp trị liệu mà ngày nay, người ta hướng nhiều về thiền định.”

Bác sĩ Suzie Đông trong buổi chia sẻ về sức khoẻ tâm lý của người gốc Việt. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Thiền định ở đây không hàm ý tôn giáo, mà là sức khỏe của não. Rất nhiều cuộc nghiên cứu về sức khỏe của não qua cách tập sống tỉnh thức (mindfulness).

“Trong sống tỉnh thức người ta học được rất nhiều cách tử tế với bản thân,” cô nói.

“Từ ái với bản thân” là cách nói của một bác sĩ trị liệu tâm lý.

Còn lời khuyên của Bác Sĩ Giao Nguyễn thường nói với bệnh nhân của ông là: “Nếu có bệnh rồi hãy uống thuốc theo chỉ định và tìm đến bác sĩ tâm lý thường xuyên.”

Tuy nhiên, theo ông, ngừa bệnh tốt hơn chữa bệnh.

Ông nói: “Tự lo cho chính mình. Ngừa bệnh tốt hơn là chữa bệnh. Ngừa bệnh thế nào? Hãy tập cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh. Tập thể thao thường xuyên. Một ngày cố gắng đi bộ khoảng 10,000 bước. Hãy giảm bớt áp lực trong cuộc sống nhiều chừng nào tốt chừng đó.”

Nhưng thực tế cuộc sống đầy những áp lực, ngày càng phức tạp hơn theo hướng đa chiều, thì chúng ta phải đối diện và giảm bớt bằng cách nào?

Ông trả lời: “Hãy giảm sự ham muốn của chúng ta.”

“Miễn sao chúng ta có xe chạy và cái xe tốt là được, đừng đòi hỏi phải xe sang, xe đẹp để rồi làm thêm việc thứ hai, thứ ba. Có một ngôi nhà ở ấm cúng, bình an là đẹp, đừng phải ‘cày’ để có thêm nhà nữa, rộng hơn. Do đó, hãy bớt áp lực trong cuộc sống cho chính mình và cho những người xung quanh mình. Điều đó rất quan trọng,” ông kết luận. [đ.d.]

Liên lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com