Người không quan tâm đến chính trị

From facebook:  Phan Thị Hồng added 5 new photos — with Hoa Kim Ngo and 15 others.
Người không quan tâm đến chính trị

Khi bạn im lặng, thờ ơ trước những bất công, có nghĩa là bạn đã ra mặt ủng hộ những thế lực bạo quyền, đàn áp dân lành, bạn đã tiếp tay và ủng hộ một chế độ̣ bạo ngược.

Hôm nay bạn không quan tâm đến chuyện bất công của xã hội, coi đó không phải là việc của mình, thì rất có thể ngày mai bạn sẽ trở thành nạn nhân của cái chế độ mà bạn tôn thờ.

Mới đây bạn @Phạm Thái Dương đã viết STT trên trang nhà của bạn ấy, bạn đã chế giễu, xúc phạm và mỉa mai những người đấu tranh đòi nhân quyền.

Bạn @Phạm Thái Dương đã ví những người đấu tranh là đồ chó với sự hả dạ, sung sướng tận cùng, thì hôm nay chính bạn ấy bị côn đồ và những người mặt quân phục CA đánh vỡ mồm.

Bạn cứ tin tưởng vào nhà cai trị độc tài, hôm nay bạn chỉ bị đánh vỡ mồm, ngày kia bạn sẽ bị đánh vỡ mặt hoặc mời vô đồn công an để được tự tử.

Nếu bạn không được nhân dân bảo vệ, thì không một chính quyền hay nhà nước nào có thể bảo vệ được bạn và gia đình bạn!

Đây chỉ là một ví dụ cảnh báo những bạn đã không quan tâm đến chính trị mà còn mỉa mai, dè bĩu những người đã đấu tranh cho chính mình và gia đình mình, cho toàn xã hội kể cả những người là đảng viên cộng sản.

Có nhiều đề tài cần đề cập và hoàn toàn không cố ý viết về trường hợp của bạn Phạm Thái Dương.

Ảnh 1: Bạn @Phạm Thái Dương bị bọn côn đồ đánh trong đó có cả những người công an mặt quân phục.

Các hình ảnh đều copy từ trang nhà và bài đăng của chính bạn @Phạm Thái Dương

https://m.facebook.com/story.php…

Image may contain: 1 person, closeup
Image may contain: one or more people and text
Image may contain: 1 person
Image may contain: 1 person, text and outdoor
Image may contain: one or more people, people sitting and text
 
 

Ai biết cuốn sách đầu tiên in chữ Quốc ngữ là cuốn sách nào?

From facebook:  Trần Bang added 4 new photos.
Ai biết cuốn sách đầu tiên in chữ Quốc ngữ là cuốn sách nào?

Tác giả của nó là ai?

Sách được in năm nào, được in ở đâu?

Tác giả mất năm nào, hiện mộ của ông được đặt ở đâu?

-Hôm nay lang thang trên mạng lại “vớ được” cuốn sách Tiếng Việt cổ nhất đó ! ( Đúng ra chỉ là ảnh của cuốn sách đó).

Cuốn sách Tiếng Việt cổ nhất đó là cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum), in tại Vatican năm 1651, của Linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ).

Đánh giá về ý nghĩa lớn lao cuốn sách chữ Quốc ngữ (Tiếng Việt) đầu tiên với nền văn minh của Việt Nam, trang Wikipedia viết:

Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã giải phóng nước Việt Nam.

Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.

Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Đắc Lộ khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, cha Đắc Lộ là người đưa công trình chế biến chữ Quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm mà cuốn tự điển Việt-Bồ-La ra đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.

Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời cha Đắc Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau.

Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, đã bắt đầu dùng mẫu tự La Tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi cha Đắc Lộ đến Việt Nam, đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La Tinh rồi.

Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ Quốc ngữ trước tiên là một công trình chung của các nhà thừa sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Alexandre de Rhodes đã khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ.

Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ Quốc ngữ này vậy.”

Năm 1961, nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày qua đời của Alexandre de Rhodes, nguyệt san MISSI, do các cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, đã dành trọn số tháng 5 để tưởng niệm và ca tụng Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng.
Nguyệt san MISSI nói về công trình khai sinh chữ Quốc ngữ với tựa đề: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.

Nếu nói người Việt Nam trọng nhân nghĩa, uống nước nhớ nguồn thì bất cứ ai đọc, viết bằng chữ Quốc ngữ ( tiếng Việt ) đều phải nhớ ơn các Linh mục truyền Giáo từ châu Âu tới VN từ thế kỷ 16, và đặc biệt là ghi ơn Cha Đắc Lộ!

Thông tin và Ảnh 2, 4 nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

Ảnh 1 Cuốn sách; ảnh 3, một số người Việt Nam hâm mộ, nhớ ơn Cha ĐẮC LỘ đã đến thăm Mộ Ngài tại Iran, copy từ trang: http://www.ngo-quyen.org/…/sau-351-nam-moi-gap-ngoi-mo-nguo…

No automatic alt text available.
Image may contain: 1 person, hat and beard
Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
No automatic alt text available.
 

Nghệ An đấu tố Linh mục: Cuộc khổ nạn mới tại Quỳnh Lưu

Nghệ An đấu tố Linh mục: Cuộc khổ nạn mới tại Quỳnh Lưu

Ảnh của nguyenhuuvinh

RFA

Ngày 7.5.2017 và các ngày  gần đây, nhà cầm quyền Nghệ An đã tăng cường những động tác hết sức ngu dại trên tư cách những người cầm quyền.

Họ đã kích động sự hằn thù tôn giáo bằng nhiều cách, bằng báo, đài, công văn… và đỉnh điểm là huy động đám tay chân bao gồm Mặt Trận, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh… là những cánh tay nối dài của đảng CS – hô hét người dân, học sinh xuống đường phản đối linh mục Đặng Hữu Nam – người đã đồng hành cùng người dân trong cơn  bị bức tử từ thảm họa biển miền Trung do Formosa gây ra và thủ phạm này được nhà cầm quyền bao che.

Những sai lầm của nhà cầm quyền

Với hành động này, nhà cầm quyền đã phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng trên vị thế cầm quyền. Có thể trong cơn quẫn trí và hoảng loạn khi sự thật được phơi bày trước thiên hạ, bản chất bị bóc trần và bộ mặt nham nhở không thể che giấu, nhà cầm quyền đã không lường trước được hậu quả của việc họ làm: “Giơ chân đạp mũi nhọn”.

Trước hết, “Biểu Tình” là việc mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hết sức sợ hãi. Bởi họ biết được sức mạnh của nó. Chính họ đã sử dụng biểu tình trong cuộc chiến cưỡng chiếm Nam Việt Nam bằng những cuộc biểu tình của sinh viên, thanh niên, học sinh… và thậm chí cả của những đoàn phụ nữ cởi truồng, bằng thân nhân người dân bị chết bởi bom rơi, đạn lạc… Tất cả được huy động, nhằm lật đổ một nhà nước được Liên hợp quốc công nhận và được chính CSVN công nhận tại Hiệp nghị Genever đã ký.

Vì vậy, họ đã sợ hãi khi sự phản ứng của người dân với chế độ độc tài ngày càng tăng cao và phong trào biểu tình đã được nhen nhóm, phát triển.

Vì thế, nhà cầm quyền Việt Nam đã hết sức lúng túng và dẫm chân vò đầu   bứt tóc không ít lần khi người dân đòi quyền biểu tình – một quyền được Hiến pháp quy định.

Thế nhưng, chính họ đã lần khân và trốn tránh việc để người dân thực hiện quyền của mình bằng luật. Hết năm nay qua năm khác, đã hơn 70 năm, luật về biểu tình vẫn là món nợ khó đòi của người dân mà con nợ là một nhà cầm quyền độc tài lỳ lợm.

Điều đó thì đã rõ, nó nói lên sự sợ hãi của chính họ trước đám đông sức mạnh của người dân.

Thế nhưng, qua những cuộc tổ chức cho các Hội, học sinh và nông dân… nhà cầm quyền Nghệ An dù không muốn vẫn phải công nhận một điều: Biểu tình ở đây là hết sức bình thường, là quyền của mỗi người dân.

Thứ đến, trong việc cầm quyền, để dân cường, nước thịnh và xã hội bình an thì việc đoàn kết xã hội là hết sức cần thiết. Việc chia rẽ tôn giáo, xúc phạm tôn giáo và gây xung đột tôn giáo, niềm tin… là việc mà bất cứ nhà cầm quyền nào cũng nhận được hậu quả hết sức thảm khốc và khó có lối thoát.

Những ví dụ ở các nước như  xung đột giữa Hồi giáo và Công giáo ở Philippines, Indonesia, giữa Hồi giáo và Phật giáo ở miền Nam Thái Lan, Myanmar… Các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Trung Quốc diễn ra rất căng thẳng, phức tạp và nguy hiểm, nhất là xung đột giữa Phật giáo Tây Tạng, xung đột giữa người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở Tân Cương với người Hán và chính quyền địa phương… là những ví dụ mà nhà cầm quyền nào có đầu óc cũng cần soi chiếu để rút kinh nghiệm.

Có lẽ năm trước, Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an mới mạnh miệng tuyên bố “Ở Việt Nam không xảy ra xung đột tôn giáo”, và nhà cầm quyền Nghệ An thấy thiếu món này nên tiên phong tạo ra?

Điều tiếp theo, là qua cách làm này của nhà cầm quyền – tái hiện lại những cuộc đấu tố thời Cải cách ruộng đất rừng rú – chỉ làm rõ hơn bản chất vô luân, vô pháp và vô lương tâm, đạo đức của họ.

Đây là cú vả vào mồm của những kẻ cầm quyền tại Việt Nam luôn hô hào rằng Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền XHCN”. Bởi nếu là nhà nước pháp quyền, thì ai có tội sẽ bị pháp luật trừng trị theo các điều luật. Việc đấu tố, thóa mạ, kết tội người khác là hành vi phạm tội và tổ chức phạm tội tập thể. Những điều này đã được pháp luật quy định rõ ràng.

Nếu những hành động bất chấp luật pháp được nhà cầm quyền ngang nhiên sử dụng, thì việc đưa xã hội vào khuôn khổ là việc chỉ có trong mơ. Và nhà cầm quyền Nghệ An vẫn cứ tư duy dựa vào súng đạn, bắn giết để tồn tại, thì họ đã tự bịt mắt, nút tai mình lại trước lòng dân và những tiếng kêu thét cũng như hành động của người dân thời gian qua.

Hãy nhìn những hình ảnh Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội để hiểu rằng không phải khi nào cứ có súng đạn cũng có quyền lực.

Một điều nữa là việc nhà cầm quyền Nghệ An phải dùng đến đám dân chúng mà họ cho rằng đó là những kẻ thiếu hiểu biết và “nhẹ dạ cả tin” rồi kích động họ đi hò hét đấu tố một linh mục còn chỉ ra một điều khác. Đó là sự bất lực của hệ thống cầm quyền hiện nay.

Trước một sự thật rõ mười mươi mà cả thế giới đều biết: Formosa đã được nhà nước cộng sản Việt Nam rước vào nhà, đã gây thảm họa biển Miền Trung gây chết chóc hiện tại và tiêu diệt giống nòi trong tương lai, đẩy người dân vào bước đường cùng. Trong khi nhà cầm quyền ăn tiền thuế của dân nuôi lại đi bao che, dung dưỡng nó và trở mặt đàn áp nhân dân.

Chính vì sự khuất tất và trái đạo lý, nhà cầm quyền đã không đủ chính nghĩa để “quang minh, chính đại” khi xử lý việc Linh mục Đặng Hữu Nam đã “cả gan” đứng về phía người dân đau khổ, tố cáo và khởi kiện kẻ thủ ác.

 Những sai lầm đó không chỉ do sự ngu dốt mà bởi bản tính bạo lực mà ra.

Hiện tượng lạ

Cũng trong ngày 7/5/2017, khi nhà cầm quyền Quỳnh Lưu phát tiền cho đám dân chúng ngu dại để lên “cơn dại tập thể” đấu tố linh mục Đăng Hữu Nam – người đang đấu tranh cho chính những người dân này – một “hiện tượng lạ” được báo Tuổi trẻ đăng tin: Mặt trời bị một vầng sáng lạ bao quanh. Nhiều người nhìn thấy, nhưng rõ nhất là ở Quỳnh Lưu.

Hiện tượng này, theo cách giải  thích của các nhà khoa học, thì do yếu tố nọ kia… Nói chung, nó cũng bình thường như “tảo nở hoa” hoặc “thủy triều đỏ” của Thứ trưởng Nguyễn Tuấn Nhân giải thích vụ đầu độc của Formosa.

Song  với những người có niềm tin và sự hiểu biết, người ta liên tưởng đến một chi tiết trong Kinh Thánh.

Đó là cũng đã có một cuộc “Đấu tố” và hành hình một người công chính, một người cha tinh thần hơn 2000 năm trước trên đồi Golgotha, Chúa Giesu đã chịu đóng đinh vào Thập giá, để cứu chuộc nhân loại.

Ở đó, Kinh Thánh nêu rõ: “Từ giờ thứ sáu [trưa] đến giờ thứ chín [ba giờ chiều], khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt” (Matthew 27,45). Màn trong nhà thờ đã xé ra làm hai.

Một nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận xét, “Hoặc là Đấng Tối cao đau đớn vào thời điểm ấy, hoặc Ngài đồng cảm với ai đó đang gánh chịu nỗi thống khổ ấy”.

Như vậy, khi Chúa Giesu bị phỉ nhổ, chửi bới và lăng mạ và đem đi giết thì trời đất động địa, núi non đá vỡ ra tan tác… cả vũ trụ đau đớn và uất giận trước hành động của bọn vô luân giết người công chính.

Và giờ đây, ở Quỳnh Lưu, cũng có thể rằng khi bọn vô lại, vô luân, vô lương tâm và vô pháp đang hùa nhau đấu tố người công chính, thì hành động khốn nạn, đáng nguyền rủa ấy cũng đã làm trời đất nổi giận chăng?

Chẳng ai cấm được người dân suy diễn theo ý của mình.

Và cũng như hơn 2000 năm trước, khi bị đấu tố bằng sự cuồng loạn và lên đồng tập thể, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã vẫn yêu thương chính những người đang đấu tố ngài. Những bàn nước, bịch sữa nhằm đón tiếp những người do nhà nước phát tiền đi biểu tình chống ngài đã nói lên điều đó.

Những người dân Gx Phú Yên đã thực hiện “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp” – Kinh Hòa bình, Thánh Phanxico Axidi.

Với những diễn biến này, người ta thấy thêm một cuộc khổ nạn của Đức Kito tại Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Và ở đó lại văng vẳng tiếng kêu: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.” – Phúc âm Luca 23:34

Hà Nội, ngày 9/5/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh     

Chuyện Hậu Lê Mỹ Hạnh & Nguyễn Hữu Tấn- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Chuyện Hậu Lê Mỹ Hạnh & Nguyễn Hữu Tấn- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Chính quyền nên biết xấu hổ khi có loại người du côn vô học hành xử lưu manh vi phạm luật pháp để ra vẻ bảo vệ chính quyền!

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu

Trong tác phẩm Đèn Cù, tập II, Trần Đĩnh nhắc đi nhắc lại đôi ba lần đến mối âu lo ra mặt (và ra miệng) của Nguyễn Văn Linh:  “Có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi.”

Có lẽ cũng vì nỗi lo sợ này nên ông TBT bèn dẫn đầu phái đoàn VN đi dự Hội Nghị Thành Đô, rồi hớn hở mang về Mười Sáu Chữ Vàng (“ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”) và soạn lại hiến pháp để …  biến thù thành bạn!

Tuy có “sự hợp tác toàn diện” của “láng giềng hữu hảo” nhưng Việt Nam – tiếc thay – đã không hề  tìm được chút “ổn định lâu dài” nào để “hướng tới tương lai” cả. Thù trong, giặc ngoài. Tương lai, cũng như hiện tại, của Đảng CSVN đều rất bấp bênh. Nỗi lo sợ và ám ảnh của ông Nguyễn Văn Linh (“có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi”) vẫn còn nguyên vẹn:

  • Ngày 2 tháng 5 năm 2017, một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Tấn đã bị lực lượng an ninh tỉnh Vĩnh Long đến lục nhà bắt giữ vì tình nghi có lưu giữ cờ Vàng. Qua ngày sau, cơ quan công quyền đã chở xác nạn nhân về trao trả lại cho gia đình cùng lời giải thích là đương sự “đã dùng dao cắt liên tiếp vào cổ để tự sát” tại đồn công an.
  • Cũng trong 2 tháng 5 năm 2017, một công dân Việt Nam khác, bà Lê Mỹ Hạnh đã bị “đánh dã man” tại nhà vì thuộc thành phần “phản động” và là “thành viên cờ vàng ba sọc đỏ.”

Trước sự kiện này, dư luận có nhiều phản ánh hơi (bị) bất thường:

 Ngô Nhật Đăng:  “Tôi xin ủng hộ một số tiền cho bất kỳ ai ra tay trừng trị tên Hùng người đã hành hung phụ nữ và đang thách thức xã hội, vì tôi không thấy bóng dáng công lý trong vụ này … ”

 Song Tran: “Nếu pháp luật không nghiêm chúng tôi sẵn sàng ủng hộ tiền bằng mọi giá thuê mướn sát thủ để tiêu diệt những kẻ hung tàn này.”

Phạm Văn Thành cũng cho hay rằng ông nhận được rất nhiều lời gợi ý của mọi giới người, trong cũng như ngoài nước, sẵn sàng đóng góp tài chính (và “sức lực”) vào việc “lấy đầu” kẻ đã hành hung bà Lê Mỹ Hạnh.

May mắn là cùng lúc cũng có những đề nghị ôn hoà và … “hợp pháp” hơn:

Trương Huy San:

“Chị Lê Mỹ Hạnh đã chính thức trình báo công an. Báo chí nhà nước không thể bỏ qua sự kiện này. Đừng đợi tới ngày bọn côn đồ xông vào nhà các bạn. Công an nên ngay lập tức khởi tố vụ án và các bị can về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác” theo Điều 158 Bộ luật hình sự.

Lê Công Định:

“Rất mong các cơ quan tiến hành tố tụng theo luật định lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực hiện một công việc cần thiết nhằm ngăn chặn sự leo thang của tội ác và, quan trọng hơn, để chứng minh rằng xã hội Việt Nam là một xã hội có luật pháp.

Chúng ta hãy chờ xem nhà chức trách sẽ hành xử ra sao.

Trân trọng,”

Chưa biết “nhà chức trách sẽ hành xử ra sao” nhưng cách nhận định vấn đề của họ thì đã rõ:

–  Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng Tham Mưu, Công An TP.HCM, cho biết nguyên nhân ban đầu của vụ việc là mâu thuẫn cá nhân.

Trung Tướng Lê Đông Phong, Giám Đốc Công An TP HCM, cho biết : “Đây chỉ là một vụ tố giác tội phạm. Qua lời khai của bảo vệ chung cư ở quận 2, TP HCM, thời điểm lúc đó có một người phụ nữ trong nhóm chạy ra hô “nó giật chồng em.”

Tôi không coi thường cấp bực cũng như chức vụ (khiêm tốn) của ông Nguyễn Sỹ Quan. Tôi cũng đã nghe quen tai nên không phiền hà gì lắm về những lời lẽ (“đầu đường xó chợ”) của ông  Lê Đông Phong. Tuy thế, vì vấn đề không chỉ giới hạn ở một địa phương nên những giòng chữ còn lại (của trang sổ tay hôm nay) xin được dành cho ông Thượng Tướng Tô Lâm, Tiến Sỹ Luật Khoa, đương kim Bộ Trưởng Bộ Công An Việt Nam.

Hơn ai hết ông Lâm biết rất rõ rằng đã có hằng trăm vụ “tự sát trong đồn công an” và hằng trăm vụ “côn đồ” ném gạch đá, mắm tôm, cứt đái, rác rưởi vào nhà những người bất đồng chính kiến (hay hoạt động xã hội dân sự) mà không hề có bất cứ một cuộc điều tra minh bạch nào của nhà nước Việt Nam. Những người lãnh đạo chính phủ hiện nay, rõ ràng, đang chủ trương xử dụng, bảo trợ, và bao che cho những hành vi bạo lực và phi pháp!

Bọn côn đồ, vì thế, mỗi lúc một tiến thêm xa. Cho đến ngày 25 tháng 4 năm 2014 thì chúng đi hơi xa quá. Hôm đó, bà Trần Thị Nga đã bị những kẻ bịt dùng cây sắt đánh vỡ xương.

Mặc dù hung thủ đã bị nhận diện, và bà Nga cũng đã gửi đơn trình báo đến văn phòng công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhưng chung cuộc thì người vào tù chính là nạn nhân thay vì thủ phạm!

Sự kiện này lý giải được nỗi hoang mang của nhà báo Huy Đức (“Tôi không làm sao tin được một hành động như thế lại có thể xảy ra trong một thành phố có chính quyền”) về sự lộng hành của Phan Hùng và đồng bọn – những kẻ đã ngang nhiên vào nhà bà Lê Mỹ Hạnh vừa đánh đâp nạn nhân, vừa thản nhiên thu hình rồi cho phổ biến trên mạng, cùng những lời lẽ thách thức hỗn xược khiến nhiều người công phẫn.

Nguồn tranh biếm họa: phairzios.blogspot

Thách thức công luận là một cách hành sử rất thiếu khôn ngoan, nếu không muốn nói là ngu xuẩn, nhất là trong hoản cảnh (“thập tử nhất sinh”) hiện nay của nhà nước CSVN. Về tuổi đời, học vấn, cũng như địa vị xã hội thì ông Tô Lâm đều vượt xa ông Phan Hùng. Hy vọng tầm nhìn của ông Thượng Tướng cũng sẽ cao hơn (và xa hơn) của một tên côn đồ vô học.

Luật sư Lê Công Định bầy tỏ sự quan ngại rằng: “Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. ” Tôi thì có mối quan ngại khác: “Ngày mai sẽ đến lượt các ông là nạn nhân nếu hôm nay các ông im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế.”

Mà cái “ngày mai” này (xem ra) cũng không còn xa lắm – theo lời cảnh báo của nhà văn Phạm Thành, từ Hà Nội:

“Các chú an ninh hãy biết rằng, 90 triệu người Việt Nam đã căm thù cộng sản cầm quyền đến ngút trời ngập đất; ngân khố nhà nước rỗng không, nợ nước ngoài ngập đầu, tới 410 tỷ đô la, bằng 210 % GDP thì chế độ cộng sản cầm quyền sụp đổ, thời gian chỉ còn tính trên đầu ngón tay … Các chú an ninh, khôn hồn thì hãy tỉnh ngộ. .. muộn còn hơn không. ”

Cũng có thể vẫn còn “vài chú an ninh” chưa “tỉnh ngộ” nhưng ông Bộ Trưởng Công An thì chắc chắn là không đến nỗi ngù ngờ như thế. Cũng hơn ai hết, ông biết rõ rằng mối lo sợ của Nguyễn Văn Linh (“có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi”) không không phải là hoàn toàn vô cớ.

Muốn hay không muốn, sớm hay muộn, đất nước rồi sẽ phải trải qua một giai đoạn giao thời với ít nhiều xáo trộn thôi. Tuy nhiên, dù ở tình thế nào, dưới lá cờ nào chăng nữa thì an ninh và trật tự quốc gia vẫn phải được duy trì và bảo đảm bởi luật pháp.

Không riêng chi cá nhân tôi mà mọi người đang cổ súy (hay đấu tranh) cho một đất nước Việt Nam tự do và dân chủ, chắc chắn, sẽ phản đối đến cùng – nếu mai hậu có kẻ nào ngang nhiên xâm phạm gia cư, bắt bớ, đánh đập, sát hại tha nhân chỉ vì họ lưu giữ những lá cờ đỏ sao vàng của chế độ hiện hành. Tương tự, chúng tôi cũng sẽ cương quyết không để cho bất cứ ai bị sách nhiễu chỉ vì họ (hay thân nhân) đã từng là công an, cảnh sát, hay viên chức … của chính phủ hiện nay. Mọi người dân Việt Nam – bất kể tuổi tác, giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, hay quá khứ – đều bình đẳng trước pháp luật, và luật pháp không phải là công cụ dùng cho mục đích oán thù.

Cách hành sử của Thượng Tướng Tô Lâm hôm nay, trước vụ án Nguyễn Hữu Tấn và Lê Mỹ Hạnh, sẽ có ảnh hưởng không ít đến sự an toàn của chính ông và thân nhân (cùng vô số thuộc cấp) trong tương lai rất gần. Như tất cả những người dân yêu chuộng hoà bình và công lý khác, tôi hy vọng ông Bộ Trưởng Công An cũng nhận thức được như thế để đất nước mai sau có thể tránh được những đổ vỡ, hay đổ máu, không cần thiết. Việt Nam đã tang thương, và tan hoang, đến tận cùng rồi!

Ơn Trời, Ơn người

Ơn Trời, Ơn người

 Tác giả: Phùng Văn Phụng

Chuyện kể rằng:

Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du sơn thủy, mình mặc áo lông cừu, lưng thắt dây, tay đánh đàn, miệng ca hát không ngừng. Đức Khổng Tử hỏi:

“Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”

Ông Vinh Khải Kỳ nói:

“Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quí hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông. Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn” (VietCatholic News Nov 2004)

 1) Kỹ niệm tuổi 75.

            Tháng 07 năm nay (2017), tôi vừa tròn 75 tuổi. Tôi không ngờ tôi sống đến tuổi này vì hồi nhỏ, lúc học lớp 9, tôi bị bịnh hoài, thường xuyên đi bác sĩ để trị bịnh sốt rét và suy nhược cơ thể.

Nhìn lại thời gian qua, có nhiều việc xảy ra trong đời tôi, tôi không thể nào biết trước được như:

+   Biến cố ngày 30 tháng 04 năm 1975: có ai nghĩ miền Nam thua trận, hàng triệu người đi tù. Tôi không ngờ tôi cũng bị đi tù từ tháng 06 năm 1975 đến tháng 2 năm 1983 mới được trả tự do. Tôi trình diện đi tù mới là chuyện hy hữu.

+  Ở trong tù đâu có ai hy vọng gì được thả ra vì ở Liên sô, ở Trung quốc thành phần chống đối bị đày đi Tây Bá lợi Á hay Tân Cương và đa số bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc.

+   Chuyện đi sang Mỹ định cư theo diện HO là một chuyện ngoài suy nghĩ, hiểu biết, tưởng tượng của gia đình tôi lúc đó. Bạn bè nói : “lo làm ăn không lo chỉ lo chuyện mò kim đáy biển” (chuyện đi Mỹ). Rồi còn cái nhà ở đường Phạm Thế Hiển tôi đang ở, đáng lẽ ra tôi phải ký giao cho cộng sản vì tôi thuộc diện “xuất cảnh phải giao nhà cho nhà nước quản lý”, vậy mà khi xuất cảnh, tôi không mất nhà, được giao lại cho em ruột.

+  Qua tới Mỹ rồi cũng đâu biết làm nghề gì để sống và Thiên Chúa đã đẩy đưa tôi quen một người bạn làm nghề bảo hiểm nhân thọ hơn 10 năm, mời tôi vô nghề này.

Tôi không ngờ tôi làm được cái nghề mà 10 người vô làm một thời gian, chừng vài tháng thì 9 người phải bỏ nghề.

Nhờ Trời thương, tôi trụ được nghề này từ năm 1994 cho đến ngày về hưu (2017).

Bây giờ, tôi mới cảm nghiệm được rằng tất cả các biến cố lớn, nhỏ trong đời tôi đều ngoài dự tính của tôi.

Với tuổi này rồi (75 tuổi) điều gì làm cho tôi thường xuyên suy nghĩ: Đó là “SỰ CHẾT”

Vì: Sự chết là tất yếu, ai ai cũng phải “trúng số độc đắc” một lần.

Và tôi đã lấy nhà thờ làm chỗ dựa, làm trung tâm đời sống của tôi. Tôi muốn làm môn đệ Đức Giê Su vì tôi muốn được bình an trong tâm hồn.

*Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống, ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết. (Gioan 11: câu 26)

Hay :

* Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai an giấc nghìn thu. (1Cor 15: câu 19,20)

Và Cố Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận có viết về sự chết như sau:

“Chính sự chết cũng là một bổn phận cuối cùng mà con làm cách sẵn sàng và đầy yêu mến”.

 Sách “Đường Hy Vọng và Dẫn Giải” (câu 32 trang 25).

Tin tưởng vào Chúa Giê Su, Thầy Chí Thánh, tin tưởng vào đời sau vĩnh cửu thì có lẽ cũng cần tập quen dần “yêu mến sực chết”, để chuẩn bị cho lúc gặp bịnh hoạn nhiều, đau đớn nhiều, đó là lúc thực hành lời Chúa, yêu Chúa nhiều hơn, cũng là lúc thông phần với đau khổ của Chúa Kitô phục sinh.

Trước những biến cố xảy ra trong đời sống của tôi trong 75 năm qua, có vui, có buồn, có hạnh phúc, có đau khổ, có thuận lợi mà cũng gặp nhiều nghịch cảnh, khó khăn. Nhưng rốt cục lại, tôi học được một điều là “ Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.” (1 TX, 5 câu 18).

  • Kỹ niệm 50 năm lập gia đình.

50 năm là thời gian quá dài. Năm mươi năm gặp biết bao nhiêu biến cố xảy ra trong đời sống của một gia đình và cho mỗi người vợ hay chồng.

Vợ chồng sống được với nhau lâu dài là phải nhờ ƠN CHÚA, chứ khả năng của con người không thể làm được. Tôi cũng không ngờ, không tưởng tượng được vợ chồng tôi sống với nhau được năm mươi năm.

Vì sao vậy?

  • Có thể một trong hai người chết vì bịnh hoạn hay tai nạn.
  • Có thể đã chia tay vì tâm tính khác biệt . Mỗi bên bước thêm bước nữa và có gia đình mới. Hay có thể ở trong một căn nhà mà ăn riêng, ở riêng, không thèm nói chuyện với nhau, coi nhau như người xa lạ. Đó là tình trạng ly thân.

Làm sao ở với nhau được 50 năm?

Làm sao không bất đồng ý kiến, làm sao không gây gỗ nhau. Không thèm nói chuyện với nhau một thời gian là bình thường. Tôi đã tham gia dự khóa căn bản của Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình vào năm 2000, do Cha Chu Quang Minh sáng lập, đã giúp tôi rất nhiều trong đời sống hôn nhân gia đình.

Các cuốn sách như : “Cảm Thông Để Vơi đau khổ”, “Vợ chồng căng thẳng làm sao hoà hợp”, “Biết mình để sống vui” của Cha Chu Quang Minh giúp tôi rất nhiều và nhờ đó, biết tranh cãi trong gia đình giữa vợ, chồng không có kẻ thắng, người thua.

Biết là một chuyện. Thực hành mới là khó. Làm sao áp dụng đoàn sủng của chương trình “yêu thương gần gũi bằng việc làm”. Thông thường, tự ái, “cái tôi” rất lớn, rất là quan trọng. Con người thường chỉ biết có mình “tôi” mà thôi vì kiêu ngạo là đầu mối mọi sự phá hoại hạnh phúc gia đình. Sự kiêu ngạo của con người là do tội tổ tông Adam và Ave (muốn bằng Trời) mà ra. Chuyện con người làm tháp Babel để lên tận trời.

Làm sao biết khiêm nhường, nhịn nhục, sức con người không làm được nhưng với ơn Chúa thì con người có thể làm được. Vợ chồng sống với nhau là ƠN GỌI, ơn gọi thành lập gia đình, sinh con đẻ cái cho xã hội. Cho nên: “ Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly.(Mt 19:6)”, chứ không phải như con chuồn chuồn khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.

Vợ chồng chịu đựng được lẫn nhau, tất cả đều nhờ Ơn Chúa, nhờ đức khiêm nhường mà ra.

Chúa nói: Hãy bắt chước ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng. “Lòng tự cao dẫn đến suy sụp, đức khiêm tốn đem lại vinh quang” (Cn 18,12).

Kết: Chúa Giê Su vô tội bị đánh đập, chịu mọi sự đau đớn, bị đóng đinh, chịu cực hình là vì yêu thương con người chúng ta, để cứu rỗi linh hồn chúng ta. Chúng ta có bao giờ chịu đau đớn như Chúa đâu. Như vậy bất cứ sự đau buồn, đau khổ, đau đớn nào, chúng ta hãy dâng lên Chúa để thông phần, chia xẻ với sự đau khổ của Chúa.

Chỉ có Chúa giúp ta chịu đựng được mọi đau khổ về tinh thần cũng như đau đớn về thể xác. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô 2, Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận đã chịu đựng bịnh tật về cuối đời là gương sáng cho ta bắt chước. Sự chịu đựng đau đớn, đau khổ một mình ta không làm được, nhưng có Chúa, Thầy chí Thánh, cùng đồng hành ta có thể chịu đựng được.

Vì nhờ đó, ta được thông phần đau khổ với Chúa chịu đóng đinh, mới được hưởng phúc vinh quang nước Trời trong hiện tại và tương lai sau khi mất.

Phùng Văn Phụng

Tháng 05/ 2017

Xem thêm: Đức khiêm nhường:

http://gpbuichu.org/news/Suy-tu/Duc-Khiem-Nhuong-3374.html

Đức Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận Với Giới Trẻ Việt Nam

From facebook:   Giáo Xứ Trung Thành – Giáo phận Thái Bình‘s live video.

httpv://www.youtube.com/watch?v=rYdGBRgg6M4&feature=youtu.be

  15,846 Views

Giáo Xứ Trung Thành – Giáo phận Thái Bình is live now.

2 hrs ·

Đức Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận Với Giới Trẻ Việt Nam
Xem full HD tại: https://youtu.be/rYdGBRgg6M4

Nhân dịp Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được nâng lên bậc Đáng Kính, chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh của Đức Hồng Y với Giới trẻ Việt Nam.

Hãy xem, cầu nguyện và đừng quên share cho mọi người được biết đến Đức Hồng Y nhé!
————————————

Trong Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, đặc biệt từ năm 1983, tiến trình phong thánh cho một tín hữu phải trải qua nhiều giai đoạn và trong mỗi giai đoạn có một danh xưng khác nhau:
1. Tôi Tớ Chúa (Servant of God)
2. Đấng Đáng Kính (Venerable)
3. Chân Phước, trước đây còn được gọi là Á Thánh (Blessed)
4. Thánh (Saint)
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện có bốn vị đang thuộc một trong các giai đoạn kể trên:
1. Chân Phước Andrê Phú Yên, Thày Giảng thuộc Dòng Tên (Jesuit Catechist), vị Tử Đạo đầu tiên ở Việt Nam (Protomartyr of VN), 1624-1644.
2. Tôi Tớ Chúa Phanxicô Trương Bửu Diệp, Linh Mục, Địa Phận Cần Thơ, 1897-1946.
3. Tôi Tớ Chúa “Marcel” Joakim Nguyễn Tân Văn, Tu Sĩ, Dòng Chúa Cứu Thế (Redemptorist – C.Cs.R.), 1928-1959.
4. Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Hồng Y, 1928-2002.

Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN: Vòng lẩn quẩn

Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN: Vòng lẩn quẩn

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-05-08
 

Một cậu bé đánh giày bên ngoài một dự án phát triển nhà ở được xây dựng tại trung tâm thành phố Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2015.

Một cậu bé đánh giày bên ngoài một dự án phát triển nhà ở được xây dựng tại trung tâm thành phố Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2015.

AFP photo
 
 

Một trọng tâm trong chủ điểm kinh tế được đưa ra bàn tại Hội nghị trung ương 5, Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 5 là ‘tháo gỡ vướng mắc về thể chể kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ mà kinh tế quốc doanh chủ đạo.

Tư duy cũ

Cổng thông tin điện tử trích dẫn bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi khai mạc Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 5, đề cập việc “sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.” với lý do doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước.

Tiến sĩ Ngô Trí Long cho biết đây cũng lại là một vấn đề đã bàn thảo rất nhiều lần trong các nghị quyết Trung ương, nhưng cuối cùng vẫn “dậm chân tại chỗ”. Ông đặt ra câu hỏi là Hiến pháp Việt Nam có qui định nền kinh tế nhà nước ở vai trò nòng cốt, chủ đạo hay không?

“Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.”

Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả.
– Tiến sĩ Ngô Trí Long

Khái niệm kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa từng được định nghĩa trong nội dung dự thảo Báo cáo chính trị đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam tháng 3 năm 2015. Trong đó, vai trò chủ đạo của nhà nước đối với doanh Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyên viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS trong lần trả lời phỏng vấn Đài Á châu tự do sau đó có đưa ra nhận xét rằng ông không thấy sự thay đổi nào, “giới thủ cựu bên đảng vẫn giữ nguyên như cũ.” và lý do quan trọng để nền tư duy đó vẫn là nền tảng của kinh tế Việt Nam là vì “họ sợ những cái thực sự không đáng sợ và không đủ tự tin.”

Ông phân tích rõ hơn:

“Cũng có một điểm mà họ có lý là họ muốn vẫn muốn ôm các doanh nghiệp nhà nước để họ có thể đạo diễn những con số làm sao để cho nó phù hợp với kế hoạch và thành tích của  họ. Tôi nói ví dụ nền kinh tế đặt ra 5,8% nhưng chỉ đạt 5,7 thôi thì họ có thể lệnh cho Petro Việt nam thêm triệu tấn, Vinacomin khai thác thêm nửa triệu tấn than xuất đi, như thế thì nó tăng lên mức đẹp cả kế hoạch nữa. Như thế thì người ta ghi vào thành tích của người ta. Về khía cạnh thực dụng thì họ có lý thực dụng của họ như vậy. Với một nền kinh tế nói chung thì đó là một cách làm tai hại.”

Khái niệm kinh tế thị trường theo định hướng XHCN được đưa ra lần đầu tiên từ thập niên 1990. Theo nhận định của Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long, tất cả những vấn đề này vốn đã được bàn luận rất nhiều lần. Tại Hội nghị Trung ương 5 năm nay, một lần nữa được nhắc đến trong chương trình làm việc toàn khoá của Ban chấp hành Trung ương do Hội đồng lý luận Trung ương đưa ra.

“Nhưng mà thực tế thì những người làm đó thì người ta cũng chưa qua, chưa thực sự hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Cho nên bây giờ, những người bản thân chưa tiếp cận, chưa kinh qua cái đó mà lại đưa ra những lý lẽ thì tôi thấy khó mà đi vào cuộc sống.”

Theo ông Ngô Trí Long, hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới có sự phân biệt rõ ràng giữa kinh tế thị trường, xã hội hoặc kinh tế thị trường thuần tuý. Riêng đối với Việt Nam lại có sự bao gộp kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thêm vào đó, cũng theo ông, khó mà đi vào thực tế khi câu hỏi “định hướng xã hội chủ nghĩa là gì trong nền kinh tế thị trường?” được mang ra bàn cãi nhiều lần và chưa có câu trả lời thoả đáng.

“Phải chăng đó là mô hình riêng của Việt Nam mà thế giới đã đi rồi. bây giờ bản thân anh không học và kế thừa, vận dụng cho Việt Nam tốt hơn mà cố gắng tìm ra nét đặc biệt, đặc thù thì tôi nghĩ rằng khó có khả năng nền kinh tế phát triển có hiệu quả được.”

Vòng lẩn quẩn

Chúng tôi đặt vấn đề với Tiến sĩ Ngô Trí Long dựa trên các báo cáo thua lỗ, hoạt động kinh doanh không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trong năm 2016, nếu tìm cách nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước thì liệu nền kinh tế Việt Nam có hy vọng khởi sắc hay không? Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng đấy là một cái vòng lẩn quẩn mà kinh tế Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam đang chạy quanh hơn thập kỷ nay để đi tìm một nét đặc thù, một nét riêng nào đó.

Cái đấy chính là quanh quẩn cố níu kéo cố bám lấy định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế giới đã định hình rất rõ kinh tế thị trường thuần tuý hay kinh tế thị trường xã hội.
– Tiến sĩ Ngô Trí Long

“Cái đấy chính là quanh quẩn cố níu kéo cố bám lấy định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế giới đã định hình rất rõ kinh tế thị trường thuần tuý hay kinh tế thị trường xã hội. Nói chung đất nước nào mục tiêu cũng làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Ngay Bắc Âu là mô hình như thế mà những bất công người ta phải xoá bỏ. ngay thời ông Phan Văn Khải đi Bắc Âu, ông nói điều đó thì người ta nói rằng chúng tôi đang thực hiện đấy chứ đâu?”

Ông ví von một hình ảnh vui rằng “chẳng lẽ chúng ta đang cố tìm ra một loại bánh xe nào đó hình bầu dục hay hình vuông?”

Trong bài phát biểu khai mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông có nhắc đến vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn.

Vấn đề này được Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra khi được hỏi về những điều Việt Nam cần phải làm để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

“Việt nam hiện nay đang đẩy mạnh việc khởi nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Để doanh nghiệp tư nhân có thể sinh và có dưỡng thì phải giảm những chi phí về tham nhũng quyền hà của bộ máy nhà nước.”

Còn theo ý kiến của Tiến sĩ Ngô Trí Long, ông cho rằng cần phải cải tổ tư duy, suy nghĩ làm sao để đi vào thực chất, đi vào cuộc sống và bản chất của vấn đề.

LỜI TỰ THUẬT CỦA TU SĨ ANANDA

LỜI TỰ THUẬT CỦA TU SĨ ANANDA

Tôi là một trong những tu sĩ Phật giáo kỳ cựu trong nước thuộc ngành Phật Sinhala.  Tôi còn là thành viên của Hội đồng tu sĩ Phật Giáo.  Một cách vắn tắt có thể nói tôi là một trong những tu sĩ được những Phật tử ngoan đạo sống trong những vùng chung quanh “kính thờ.”

Nhưng một điều đáng buồn là tôi không nhận được sự an bình thật sự qua cách sống và luôn dõi tìm một lối thoát, dĩ nhiên một lối thoát hiểu theo nghĩa giải thoát thiêng liêng.  Tôi không muốn từ bỏ chiếc áo cà sa, nhất là tôi rất yêu chuộng giáo huấn Dhamma của Đức Phật Tổ, nhưng một hạnh phúc trong an bình thật sự tôi vẫn chưa nhận được.  Tôi biết rằng niềm hạnh phúc này hiện hữu và con người có thể đạt được nó, nếu chịu khó tìm tòi.  Nhưng coi sự tịch diệt như là cứu cánh tối hậu, hay tiêu diệt đi mọi ước muốn trần thế trong con người đều không phải là những điều có thể tạo cho tôi sự an bình thiêng liêng.

Như là một việc đã được sắp xếp từ bao giờ.  Vào khoảng năm 1961, tôi gặp một Linh mục Công giáo, không phải vì chiếc áo dòng ông đang mặc hấp dẫn tôi, nhưng có lẽ vì cái nhân cách đặc biệt thoát ra từ con người ông, và tấm lòng nhân ái vị tha của ông đối với mọi người.  Tôi không ngần ngại làm quen với ông.  Theo tôi nhận xét, ông có thể là người đã tìm thấy hạnh phúc thật thể hiện rõ ràng qua cách sống.

Ông bạn mới này của tôi dường như hiểu biết rất nhiều về giáo thuyết nhà Phật.  Thế mà trái lại, kiến thức của tôi về Công giáo gần như không có.  Những gì tôi biết chỉ là những điều tôi đã được nghe do những người Phật tử phán đoán, giải thích, phê bình chủ quan về Công giáo.  Tôi biết rằng đó chỉ là những thành kiến sai lầm về Giáo hội này.

Do sự chủ quan khi nhìn vào những ngôi nhà thờ xây cất theo Tây phương và lối sống Âu hóa của các Linh mục, tôi vẫn còn ngần ngại trong việc tìm hiểu thêm về Kitô giáo.  Tôi cho rằng một tôn giáo không hoà mình được với phong hoá và lề thói địa phương thì làm sao có thể loan truyền được chân lý cho dân tộc đó, và vì vậy làm sao có thể đáp ứng được sự giải thoát thật sự tôi đang kiếm tìm.

Tuy nhiên, tôi vẫn không bỏ qua những cơ hội để có thể bàn luận và chất vấn Cha X trong tình thân hữu tôi đã có được với Cha, nhất là để thử nghiệm những điểm đối kháng chống lại các Thày tu Công giáo.   Đối với tôi, các Linh mục Công giáo chỉ là những người đánh cá ra khơi với chiếc bụng lép xẹp, dụ dỗ những con cá ngây thơ bằng miếng mồi giả tạo.

Nhưng chỉ ngay sau đó thôi, tôi thấy rằng mình sai lầm, vì tôi khám phá ra rằng ông Linh mục này không hề mảy may có ý định khuyến dụ tôi về với tôn giáo ông đang theo.  Trái lại, trong sự ngạc nhiên của tôi, ông Linh mục này lại còn bày tỏ ao ước được thử sống lối sống của các tu sĩ Phật giáo nữa.  Ông cho biết, ông chấp nhận một số những nguyên tắc của Phật giáo và ông đã từng áp dụng phương thế Dhammapada để tĩnh tâm.  Ông lại còn là người theo chủ trương ahimsa (không dùng bạo lực) với các sinh vật thụ tạo nữa.

Khi đã thân hơn với ông, tôi cho ông biết về những điều tôi đã nghe phê bình về Giáo hội Kitô giáo.  Tôi tưởng ông sẽ nổi giận, lên tiếng bênh vực cho giáo hội.  Nhưng trái lại, với một thái độ hết sức bình thản ông nói rằng ông không hề trách oán những người đã phê bình Giáo Hội Công giáo.  Có thể có những sai quấy trong Giáo hội, nhưng tất cả nhờ vào sự soi sáng thiêng liêng của Chúa, Giáo hội đã không đi lạc lối và tan rã.

Khi đề cập đến những khuyết điểm của Giáo hội hay chính là những khuyết điểm của những con người trong Giáo Hội, ông nhấn mạnh đến sự hiện diện của ơn Chúa.  Khi bắt đầu thi hành những phương thế sống, người ta nghĩ rằng họ đang làm những việc lành tốt, nhưng khi kết thúc nó có thể đưa đến những thiệt hại nào đó.  Chính sự hiện diện của quân đội Bồ đào Nha tại Sri Lanka đã là trở ngại cho những nhà truyền giáo trong công việc rao giảng Tin Mừng tại quốc gia này.  Thật là một điều tự nhiên, người ta phán xét về một tôn giáo qua sự tiếp xúc bề ngoài với những người theo tôn giáo ấy.  Điều này tôi có kinh nghiệm trong đời sống: Phái Dhamma cực lực chống lại giai cấp quí tộc, nhưng phái Sangha lại chấp nhận và tán thành giai cấp này.

Ông bạn Linh mục của tôi không phải chỉ sửa đổi lại những nhận thức sai lầm của tôi về Giáo hội Công giáo, nhưng dần dần đã giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về giáo huấn của Giáo hội và cách sống đạo.   Ông không nói bằng lời, nhưng nói bằng chính đời sống của ông.  Ông biểu tỏ một hạnh phúc thật sự khi được sống trong đời sống nhiệm nhặt của tu viện.  Ông cho biết rằng chính đời sống khổ hạnh của nhà Chúa là yếu tố rất cần thiết cho Giáo Hội Công giáo tại Sri Lanka.  Ông muốn Kitô giáo hòa nhập vào lối sống địa phương để Tin Mừng của Chúa Kitô có thể được thể hiện và chấp nhận dễ dàng hơn cho những người đã sẵn có một lề lối sống đạo, biết tôn trọng luân lý.  Tôi nghĩ rằng đây có thể được coi là một cách thế thật tốt thể hiện vai trò chứng nhân của Chúa Kitô trong một xã hội Phật giáo.

Một ngày nọ, tôi có dịp hỏi ông về “niềm hạnh phúc thật.”  Ông cho rằng đây là do Ơn Chúa.  Chợt nhận thấy tôi không hiểu danh từ “Ơn Chúa”, ông vội giải thích thêm: “Để hiểu về nguồn ơn thiêng liêng này, người ta cần cảm nhận được nó trước đã”.

“Cảm nhận và nhận chân được chân lý một sự vật” là một cứu cánh của con người.  Từ thuở thiếu thời, tôi đã được Phật Tổ khích lệ để kiếm tìm, nhưng hôm nay đây sự khích lệ đó đã đổi chiều khiến tôi hướng về Kitô giáo.

Sau buổi nói chuyện, ông trao cho tôi cuốn Kristu Anusaraya, Bản dịch của Sinhala, tác phẩm Gương Chúa Giêsu của Thomas à Kempis.  Tôi đọc cuốn sách này thật kỹ và nhận ra rằng nó đã giúp tôi tiến được một bước thật xa, xa hơn bước tiến tôi đã có được trong suốt những năm tĩnh tâm trong nhà Chùa.  Tác giả diễn giải sự hy sinh với một nhãn quan cao hơn.  Đặt căn bản vào Sách Phúc Âm, tác giả cho thấy tình yêu của Thiên Chúa là động lực chính của sự hy sinh.

Tôi nhận ra rằng, người Kitô hữu quan niệm Thiên Chúa là tối thượng so với tất cả thụ tạo, và tình yêu vĩ đại nhất của con người so với tình yêu thiêng liêng của Thiên Chúa chỉ là một hạt bụi vì Ngài là Đấng Sáng tạo.  Như thế, khi người Kitô hữu hy sinh, họ không hy sinh vì phần rỗi cá nhân họ mà họ hy sinh cho tình yêu của Người-Yêu-Thương-Họ.  Điều này khiến tôi an lòng.  Sự an lòng này, tôi nghĩ phải chăng là Ơn Chúa?  Vâng, chính là Ơn Chúa trong tôi.

Rồi, ông bạn dìu tôi vào Tân Ước, nhưng tiếc rằng Sách Tân Ước chưa được dịch toàn bộ sang tiếng Sinhala, mà vốn liếng Anh ngữ của tôi lại quá nghèo nàn.  Học thêm Anh ngữ, tôi đọc sách của các tác giả Kitô giáo.  Ngay cả trong những bài thơ cũng đầy dẫy những hình ảnh về Thiên Chúa: Nào là Thiên Chúa Ba Ngôi, Sự Giáng Sinh của Con Một Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thiên Đàng-Địa Ngục v.v…  Đầu tiên, những ngôn từ này làm tôi chán ngán, ông bạn Linh mục khuyến khích tôi, những lời giải thích chấm dứt bằng hai chữ “mầu nhiệm”  khiến tôi như Phaolô nhưng gặp chướng ngại vật cản bước trên “Đường đến Damascus” gặp Chúa.  Tôi may mắn lại được tác phẩm “Lead, Kindly Light” của Đức Hồng Y Newman nâng đỡ.

Một Phật tử không ưa những mầu nhiệm, hơn nữa “mầu nhiệm” tiếng Sinhala là “abirahasa” không có nghĩa giống chữ “mầu nhiệm” của Giáo hội Công giáo, nó chỉ có nghĩa là “một bí mật tuyệt đối”.

Tuy nhiên, với sự giải thích rõ ràng của ông bạn Công giáo, tôi dần dần vượt qua được những khó khăn này.  Ông giải thích rằng cho đến bây giờ, đối với các nhà khoa học với kỹ thuật tân kỳ hiện đại, cơ thể con người vẫn còn là một bí nhiệm.  Đó là nói về phần thân xác, vậy thì phần tinh thần của con người còn phải vượt xa trí óc của nhân loại đến như thế nào?

Con đường tôi tìm hiểu về Đức Tin Kitô giáo như thế đó.  Không phải là một Đức Tin mù quáng, mà là một Đức Tin với tất cả sự hiểu biết, lý luận.  Hơn nữa, nó còn giải đáp thỏa đáng trong quan niệm tự nhiên về con người.  Nhờ đó, tôi nhận biết được bản tính nhân loại trong con người của Đấng Cứu Thế.

Điều làm tôi khâm phục nhất trong Giáo Hội đó là sự lo lắng của những người Kitô hữu đối với tha nhân: Những người ốm đau, những kẻ bần cùng, những người tội lỗi…  Tôi quyết định đi theo Chúa để thực hiện giới răn “yêu người như yêu chính bản thân mình.”

Rồi tôi nhận thấy đời sống tôi thay đổi, không còn bị giam trong bốn bức tường chật hẹp nữa, tôi hít thở bầu không khí tự do.  Tôi nhìn thấy một ngôi sao từ trên cao đang chờ dẫn đường cho tôi đến một chân trời hạnh phúc vĩnh cửu.  Tôi suy niệm mỗi ngày bằng Sách Phúc Âm và cuốn “Gương Chúa Giêsu.”

Năm 1963, tôi đậu kỳ thi nhập học và theo học tại Đại học.  Anh văn của tôi khá hơn khiến tôi đã có thể đọc được Sách Phúc Âm và các sách khác về Kitô giáo bằng Anh ngữ.

Một cuốn sách giá trị tôi được đọc trong khoảng thời gian này đó là cuốn sách ghi lại Công Đồng Vaticanô thứ Hai.  Cho đến lúc đó tôi mới thật sự thấy rằng việc tôn giáo phải thay đổi hợp với thời đại là quan trọng, đặc biệt cho các thế hệ trẻ ngày nay.

Công việc học dù bận rộn, nhưng cũng không khiến tôi chấm dứt việc tìm hiểu thêm về Giáo Hội.   Tôi học rất chăm và được các giáo sư khen ngợi.   Tôi thấy đời sống sao ý vị quá, đặc biệt khi trong đời sống đó ta biết phục vụ mọi người qua việc hy sinh chính con người mình.

Sau khi tốt nghiệp, tôi không còn ý định trở lại tu viện nữa.  Không phải vì tôi có thể tìm được một công việc tốt hay lý do nào khác, nhưng lý do chính để tôi cởi bỏ chiếc áo cà-sa, đó là tôi đã tìm ra Chúa Kitô.  Người là Thiên Chúa và là Thày tôi.  Người đã đến tìm tôi, chỉ cho tôi con đường cứu rỗi với hạnh phúc vĩnh cửu…  Tôi biết, quyết định của tôi sẽ đưa đến việc tôi phải đối diện với những khó khăn khi đi tìm việc làm.

Tôi không có khả năng để diễn đạt hết những cảm xúc của tôi trong quá trình trở lại với Chúa.  Bao nhiêu những khó khăn vất vả, nhưng tôi không thể chờ đợi được nữa rồi.  Ý Chúa là như thế.  Tôi học hỏi về Giáo lý, về cách sống đạo và sẵn sàng.

Tìm được sự bình an là kết quả đầu tiên của con đường tôn giáo.  Chắc chắn tôi sẽ có được sự bình an này khi tôi được nhận vào Giáo Hội.  Nếu tôi phải tóm tắt lại một cách ngắn gọn những gì Giáo hội có thể đã cho tôi khi tôi trở thành con cái Chúa thì tôi chỉ nói được đó là “Đời Sống”.  Tôi muốn nói một đời sống mới, được soi sáng và hướng dẫn do ân sủng thiêng liêng.

Ananda

Langthangchieutim gởi

SỐ MỆNH

 
 
From facebook:  Nguyen Thi Kim Hong
SỐ MỆNH

Trời mấy hôm nay thật lạ ; nóng gay gắt như muốn thiêu đốt hết vạn vật chung quanh , một vài cơn mưa vẫn không làm dịu đi cái nóng. Tháng Tư là vậy , mùa sắp vào hè từ xưa đến giờ vẫn mang đến cho tôi nỗi nhớ , nỗi chờ mong khi bắt đầu yêu người .

Mười tám tuổi , cái tuổi thật đẹp của người con gái , chưa chín chắn nghĩ suy điều gì đang chờ phía trước ; mạnh dạn bỏ hai chân vào đời sống hôn nhân . Bỏ lại nỗi tiếc nuối , thương thầm của một ai đó ; bỏ lại tà áo dài thướt tha cuốn chân ai ; bỏ ánh mắt trông theo hay bàn tay nắm vội ; bỏ lời thơ ngọt ngào mà ai đó lén ép vào trang vở …ôi , một thời áo trắng mộng mơ , vụt khỏi tầm tay khi mùa Xuân vừa mới qua đi ; khi chưa kịp mất hương thơm nồng , quyện trên mái tóc dài lã lơi …

Nhớ mãi ngày ấy , ngày cuối cùng giã từ thời con gái , bước chân về nhà chồng mà vẫn chưa hết lo sợ , ngu ngơ quá !!! , nước mắt rơi không biết do đâu , do cám cảnh đời khổ đau từ bé , nay sắp bước vào thế giới mới ; thế giới mà ở đó chỉ có 1 người duy nhất , đưa bờ vai cho tôi tựa . Hay khóc vì thương thân mình , một lần nữa đối diện với cam go ; của xã hội đang bước vào nếp sống mới !

Hơn 40 năm , sau bao nhiêu thăng trầm , lo toan trong cuộc sống ; điều đã làm cho tôi đứng được cho đến hôm nay , đó là nghị lực ! Có những lúc tôi như chìm sâu tận cùng xuống đáy vực , sống như một kiếp trâu bò . Nhưng trong lòng tôi luôn nung nấu một khát vọng vươn lên , tôi đã từng phải trốn chạy , xa lánh bạn bè vì không muốn mọi người nhìn mình với ánh mắt rẻ khinh , tôi đã từng nhủ lòng rằng ; sau cơn mưa trời lại sáng ! , rồi cho đến khi tôi có trong tay những gì mình mơ ước , tôi lại cố hết sức giữ gìn , sợ nó vụt mất khỏi tầm tay .

Hình như đó là số mệnh , tôi nghĩ mỗi người sinh ra đời , là đã có một số mệnh . Gặp ai , yêu ai , sống với ai đều là số mệnh ; cho dù mình có cố ngoi ra khỏi , vận số vẫn cứ đeo bám mình . Và tôi đã sống cả đời mình , cho cái mệnh số không may mắn ấy….

Tân Phú 30.04.2017

KHÔNG AI CÓ KHẢ NĂNG TỰ CẮT ĐẦU MÌNH ĐẾN GẦN ĐỨT LÌA RA NHƯ THẾ.

Linh Võ shared Le Anh‘s post

lũ dốt nát mà đi mị dân, tác dụng ngược

 
Image may contain: 1 person, text

Le Anh  

Đại tá Phạm Văn Ngân: “Theo camera quay lại, lúc điều tra viên ra khỏi phòng thẩm vấn, đối tượng Tấn đã lục tìm con dao rọc giấy cất trong tập riêng của cán bộ điều tra. Sau đó đối tượng này dùng tay trái nắm lấy dao rọc giấy cắt cổ mình 3 lần, sau đó chuyển con dao sang tay phải cắt thêm nhiều lần cho đến khi kiệt sức và tử vong”.
———————–
* FBer Thach Vu:

“Vô cùng đơn giản. Công an có đoạn phim trong tay, hãy trình ra công luận hoặc tối thiểu hãy để cho gia đình cùng với luật sư đại diện coi.

Còn nếu không dám trưng ra thì chỉ là chuyện cố gắng lấp liếm bàn tay SÁT NHÂN trắng trợn của công an, VÌ KHÔNG AI CÓ KHẢ NĂNG TỰ CẮT ĐẦU MÌNH ĐẾN GẦN ĐỨT LÌA RA NHƯ THẾ”.

*FBer Chinh Minh:

“Nguyên tắc / qui định là khi hỏi cung bị can bao giờ cũng phải có 2 điều tra viên:

1. Đặt câu hỏi đối với bị can ( theo dõi diễn biến tâm lý bị can ).

2. Người nghi biên bản hỏi cung ( đã có mẫu sẵn biên bản – nên không cần có dao rọc giấy mang theo ).

Hiện nay hỏi cung án an ninh quốc gia buộc phải có thêm bộ phận kỹ thuật ghi hình ảnh và âm thanh trong buổi cung.

Vậy điều tra viên đi lấy nước và thuốc cho anh Tấn thì sẽ còn nhiều người khác còn lại buồng cung.

Vì lẽ đó tôi không chấp nhận cách giải thích để trốn tránh hành vi giết người này.

Lời giải thích này chỉ cho những người không hiểu luật và chưa bao giờ bị điều tra , còn những người đã đi qua rồi thì thấy nó dối trá”.

Tin từ huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

From faceboook: Trần Bang
Theo thông tin nhận được từ các em học sinh: Sáng nay 7-5-2017, các trường học ở khu vực huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã thông báo cho các em học sinh tập trung tại sân vận động Quỳnh Bá để “mít tinh”. Học sinh nào không tham gia, nạp phạt 50.000 ₫.

 

Xuyên suốt buổi mít tinh chỉ tuyên truyền nội dung biểu tình và đòi bắt giữ Linh mục Đặng Hữu Nam vì tội tuyên truyền chống phá Đảng cộng sản và xúc phạm, xuyên tạc lịch sử tổ quốc.

( Nhưng sự thật : Lm Đặng Hữu Nam là người nói lên sự thật, công lý, và giúp nạn nhân của Formosa đi kiện Formosa đòi quyền lợi chính đáng của họ)

Tuy nhiên, sau khi nghe thông báo, học sinh Công Giáo đã bỏ về hết…và tiếp đó các học sinh khác cũng bỏ về dần dần. Như vậy, hành động của chính quyền huyện Quỳnh Lưu đã không đạt được như ý muốn.

Phải chăng họ đang giãy dụa…..nên làm những việc điên rồ?

(FB Hồ Huy Khang )

 

HAI LINH MỤC VÀO “HANG CỌP” ĐÒI QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

From facebook:  Cat Bui shared Tin Mừng Cho Người Nghèo‘s video.
 

 
 
64,785 Views
 
Tin Mừng Cho Người Nghèo

HAI LINH MỤC VÀO “HANG CỌP” ĐÒI QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

#GNsP – Sáng ngày 06.04.2017 Linh mục Anton Đặng Hữu Nam và JB Nguyễn Đình Thục vào trụ sở huyện Quỳnh Lưu để nạp đơn của tất cả các linh mục trên địa bàn phản đối công văn 333. Tất cả lực lượng công quyền được huy động chỉ nhằm đối phó với vài con người can đảm.

Người dân đã không cho hai cha đi vì chẳng khác nào “vô hang cọp”. Nhưng cha Nam đã nói: “không vào hang cọp sao bắt được cọp con”