Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?

Nhân chuyện cộng đồng mạng tranh cãi về vai trò của ông Bob Kerrey tại ĐH Fulbright, xin mời đọc lại một bài viết cũ mà … không cũ, bởi những thông tin trong bài vẫn còn là bài học quý giá cho lãnh đạo Việt Nam.

Nếu lãnh đạo VN học được bài học này, đã không có những quan chức như bà Tôn Nữ Thị Ninh, quyết “tống cổ” ông Bob Kerrey ra khỏi ĐH Fulbright và Việt Nam. Nếu lãnh đạo VN học được bài học này từ người Nhật, người dân VN đã không phải trả giá suốt mấy chục năm qua.

 Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?

 Theo Secretchina

Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng

Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.

Vào 2:5 chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước, mất nước, mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua.

Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình.

Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản.

Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là“quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”.

Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”.

Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.

Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.

Theo Secretchina

Nguyễn Phú Trọng có thể làm như Obama

Nguyễn Phú Trọng có thể làm như Obama
Ngô Nhân Dụng

Nguoi-viet.com

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng muốn chứng tỏ ông cũng thân thiện với dân Việt Nam không thua gì ông Barack Obama. Obama đi ăn bún chả là gần gũi với người Hà Nội sao? Ông Trọng cũng mới đi thăm một cửa hàng bán thịt, rất nhiều thịt chứ không phải chỉ có mấy miếng chả! Ban Tuyên Giáo chọn một tấm hình ông đưa lên mạng. Ông đứng trước một dẫy thịt treo lủng lẳng, coi phong độ hơn cảnh Obama cầm chai bia tu ngon lành. Ông chỉ thua Obama trong một chi tiết nhỏ, là không đứng khoác vai chụp hình với ông bán thịt và mấy khách hàng. Nhưng trông bộ áo được là ủi thẳng thớm của ông, suốt đằng sau chỉ thấy một cái đuôi các đồng chí bận đồ lớn mà không có ma nào đang mua thịt, thì người dân phải thông cảm. Có lẽ anh hàng thịt đứng sau quầy cũng là một đồng chí công an, bữa nay nhận công tác mới vì không cần đem dùi cui đi đánh bọn dân biểu tình chống Trung Quốc!

Có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng chọn đến quầy bán thịt là vì “Chiến Dịch Chống Thực Phẩm Bẩn” đang tố cáo họ đã tìm ra), chỉ trong vòng ba tháng, 500 vụ bán thực phẩm bẩn (tức là hư, mất vệ sinh, thiu thối. Trong bức hình đưa lên mạng, ông Trọng đang đưa bàn tay lên như tuyên thệ: “Tôi xin long trọng thề rằng mấy miếng thịt này chưa ôi!”

Hành động thăm dân của ông Trọng chứng tỏ ông đang thực hiện lời ông kêu gọi các đảng viên Cộng Sản trong hội nghị công tác dân vận, được tổ chức ngay sau khi ông Obama rời Việt Nam. Ông dạy các đảng viên rằng vấn đề đầu tiên cần quan tâm là “chăm lo đời sống, hạnh phúc của nhân dân. Ðây là mục đích thiêng liêng, là lý tưởng cao quý của đảng, là vấn đề quyết định sự tín nhiệm, gắn bó của nhân dân đối với đảng.” Bởi vì, ông nhắc lại lời Nguyễn Trãi, “Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước!” Nói được câu đó là Nguyễn Phú Trọng không thua gì Obama dẫn hai câu thơ Lý Thường Kiệt.

Dân Việt Nam lập tức đem so sánh Nguyễn Phú Trọng với Obama. Ông Lê Tân đưa bức hình đồng chí Trọng thăm hàng thịt lên trang mạng, lại chú thích rằng: “Trọng Lú bắt chước Obama hỏi thăm dân tình!” Ông còn viết cả một bài thơ để diễn tả ý đó. Có thể nói, dư luận dân Việt, nhất là giới trẻ, có phần thiên lệch. Cảm tình của họ nghiêng hẳn về phía Obama! Dư luận thiên vị cũng vì hành động của ông Trọng có vẻ khác thường. Khi đi Hà Tĩnh giữa lúc cá chết giạt vào trắng xóa bờ biển, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ tới trò chuyện với ban giám đốc công ty Formosa mà không thèm quá bộ đi hỏi người dân một câu nào!

Người Việt Nam không thiên vị. Bà con ta đã nhìn thấy một nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu cường quốc số một thế giới, biểu lộ một phong cách bình dị, cởi mở, thân thiện một cách tự nhiên, không cần cố gắng đóng trò. Những người dân Việt Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn đã đứng đón ông từ sân bay trở về và tiễn ông đi. Hàng trăm ngàn người Sài Gòn tự nguyện xếp hàng, cầm cờ Mỹ, mang băng rôn tự viết tay, treo hình ảnh chào Obama. “Họ đón ông như đón một người thân đi xa trở về,” blogger Nguyễn Quang Chơn viết, và tự hỏi: “Ôi bao giờ trên đất nước tôi xuất hiện một người lãnh đạo có nhân cách, có văn hóa, có tài, có tình, như ông?”

Bao giờ nước Việt Nam có những người lãnh đạo như vậy? Có phải vì trong 90 triệu dân không có ai đủ thông minh, thích giản dị, thương yêu mọi người như Barack Obama hay không?

Nghĩ như vậy là oan cho dân tộc Việt Nam! Nước ta có hàng triệu người tài cán và tử tế không kém gì ông tổng thống Mỹ bây giờ. Nhưng họ không có cơ hội. Những người trong đảng Cộng Sản ngoi lên được cái ghế lãnh đạo thì không hề tập lối sống như các ứng cử viên tổng thống hay đại biểu Quốc Hội ở một nước dân chủ. Bởi vì họ cũng không có cơ hội “tập huấn” phong cách đó.

Ông Barack Obama là sản phẩm của một xã hội quen sống trong tự do dân chủ. Ông đã ngoi lên bằng những công việc phục vụ cộng đồng, đi quét nhà trong những xóm nghèo, đi bưng com mời những người đói. Khi muốn thành nghị sĩ, ông đã phải chinh phục lòng tin và tình thương của hàng triệu cử tri. Ðời sống chính trị một nước tự do bắt buộc các ứng cử viên phải tập lối sống gần gũi với người dân.

Cho nên người Việt Nam được thấy một vị tổng thống Mỹ biết đùa cợt, biết tỏ ra kính trọng người đối diện dù đó là một sinh viên hay một bà chủ quán bún chả. Ngay cả khi đứng trên bục đọc diễn văn, một bài diễn văn mở đầu một chuyến công du, Obama vẫn biểu lộ phong thái đó. Ông Vũ Tú Thành, một cựu nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nhận xét: “Ông ta có khả năng tiếp cận với từng người một trong một gian phòng 2,000 người – tuyệt vời!… Nhiều người Việt Nam đang khát khao muốn nhìn thấy cảnh đó… Có một niềm ngưỡng mộ giống như trong tín ngưỡng.” Trong tín ngưỡng, khi người ta tin một người là tốt, là đáng kính trọng, người ta ngẩng lên nhìn (ngưỡng) với tình yêu không ngần ngại (mộ).

Nhắc đến chuyện tôn giáo. Dù nhiều người chỉ trích việc đưa ông Obama tới ngôi chùa mang mầu sắc đạo giáo gốc Trung Hoa, một Phật tử vẫn nêu lên trên mạng hình ảnh một Obama “khi vào chánh điện lễ Phật, ông đã tự cúi mình xuống cởi bỏ giày!” Người chú ý đến cử chỉ bình thường đó còn viết một bài “kệ tán thán” để khuyên mọi người noi theo: “Lành thay tổng thống Mỹ – Cởi giày vào chánh điện – Chấp tay kính lễ Phật – Với thân tâm thanh tịnh.” Tại sao vị Phật tử này nghĩ rằng ông Obama, một tín hữu Tin Lành, trong lúc chắp tay vái bàn thờ Phật cũng đang sống “Thân tâm thanh tịnh?”
Yêu nên tốt, ghét nên xấu. Chỉ một tâm lý tín ngưỡng mới đưa tới cách nhìn chủ quan như thế. Nêu lên thái độ của vị Phật tử trên, để chúng ta thấy ông Obama đã chạm tới được những trái tim của bao nhiêu người Việt Nam!

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, người bưng bún chả cho ông Obama ăn trong quán, nói với nhà báo ngoại quốc: “Tôi mong muốn có một người lãnh đạo giống ông ta.” Muốn nước mình có một người lãnh đạo giống ông ta! Câu nói đơn sơ, buột ra cửa miệng của một phụ nữ 24 tuổi khiến mọi người phải so sánh Obama với các lãnh tụ Cộng Sản vẫn đưa mặt lên truyền hình mỗi ngày. Người ta nhìn thấy trong đoạn phim cảnh Obama và Trần Ðại Quang cùng đứng trả lời các nhà báo. Obama thoải mái nhìn thẳng vào mắt mỗi phóng viên đặt câu hỏi. Còn Trần Ðại Quang đứng trơ cứng như cây gỗ khô, khi trả lời mắt thì vẫn nhìn đâu đâu!

Trong cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và giới trẻ ở Sài Gòn, chỉ vài tiếng đồng hồ, các bạn trẻ được thấy một “phong thái” Obama hiển hiện. Chắc họ không ngờ con người một tổng thống nước Mỹ lại bình dị, gần gũi như vậy. Khi một nữ sinh viên cho biết đang học tại tiểu bang Montana, ông Obama hỏi thăm thời tiết lạnh ở đó, “Cháu tới Montana vào Tháng Giêng không? Montana đẹp tuyệt, có những ngọn núi rất cao. Thế cháu có tập câu cá không? Có à? Còn tập cưỡi bè trôi trên thác, suối nữa? Cháu thật tuyệt!”

Những câu đối đáp này không nhà chính trị nào có thể sắp đặt trước, không ai có thể soạn ra và viết sẵn, chỉ cần đọc lại. Khi một ông tổng thống đứng trước hai ngàn người trẻ tuổi, sẵn sàng ứng khẩu giải đáp bất cứ câu hỏi nào, người ta thấy một người lãnh đạo có bản lĩnh, hiểu biết rộng đủ mọi đề tài, trong lòng thành thật không có ý lòe ai, cũng không sợ ai hơn mình, cho nên đủ tự tin đối đáp trong mọi hoàn cảnh. Khác hẳn những ông thủ tướng hay chủ tịch nước khi ra nước ngoài lúc nào cũng chỉ biết mở bài diễn văn viết sẵn ra đánh vần từng chữ!

Nhưng trong đoạn đối thoại với cô sinh viên Ðại Học Montana, ông Obama còn cho thấy khuynh hướng tự nhiên là chú trọng đến cá nhân người đối diện. Ông không hỏi cô học môn gì, có hấp thụ được những hiểu biết mới mẻ hay không, có thích chế độ, xã hội nước Mỹ hay không. Ông hỏi cảm tưởng cô về khí hậu, về phong cảnh, về trò giải trí! Ðó là cách giao tiếp của một con người với một con người.

Cho nên giới trẻ Sài Gòn đã nhìn thấy trước mặt họ một người có thể ngồi uống bia và trò chuyện bên vỉa hè với mình. Một người “chơi được!” Nhiều họa sĩ đã vẽ chân dung ông Obama đưa lên mạng. Coi những bức vẽ này, ta thấy nhiều hình vẽ ông mỉm cười, có lúc trầm ngâm hay nghiêm nghị. Nhưng họa sĩ sinh viên Thịnh Thánh Thiện ở Quảng Nam đã vẽ một Obama đang nháy mắt, trều môi làm hề. Lê Công Duy Tính ở Gia Lai vẽ Obama đang nhỏ lệ. Những cách nhìn tinh nghịch, đùa cợt này biểu lộ tình thân, cho thấy người họa sĩ cảm thấy gần gũi nhân vật mình vẽ, có thể cười đùa, trêu chọc được.

Phong cách ứng xử của Obama không có một ban tuyên giáo nào tạo ra được. Ông ta chinh phục được lòng người, chinh phục những cử tri Mỹ khi ông tranh cử. Ðã quen rồi, năm nay qua Việt Nam ông lại chiếm được trái tim ái mộ của bao nhiêu người mà ông không bao giờ cần lá phiếu.

Tất cả chỉ vì Obama là sản phẩm của một xã hội tự do dân chủ. Ở đó, những người làm chính trị phải đi xin từng lá phiếu của dân. Lên cầm quyền thì phải làm sao cho dân đừng “chửi.” Họ không cần một đàn công an văn hóa sủa hàng ngày ca tụng họ, cũng không cần bịt mồm bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Mà ai muốn bịt miệng người khác cũng không được!

Ông Nguyễn Phú Trọng có thể bắt chước ông Obama được hay không? Muốn tạo được một phong thái bình dị, thành thật và cung kính, ông Trọng phải bắt đầu lại cuộc đời chính trị của mình. Phải xin phiếu của dân, phải chinh phục trái tim và đầu óc của hàng triệu người bằng hành động. Nhưng trên hết, phải tự thay đổi bản thân mình, biết đặt của khát vọng của người dân và giá trị con người lên trên quyền lợi phe đảng mình. Những người lãnh đạo muốn tập lối sống như vậy thì nước Việt Nam phải sống tự do dân chủ.

Thay đổi này chắc khó lắm, ông Nguyễn Phú Trọng chắc không đủ thời giờ. Nhưng ông có thể giúp cho các nhà lãnh đạo tương lai của nước ta tập lối sống đó. Trong một thế hệ, nước Việt Nam sẽ có những người lãnh đạo với phong cách đáng mến không thua ông Obama!

Thân Mỹ cứu nước!

Thân Mỹ cứu nước!

Bùi Minh Quốc

Tên đầy đủ của bài này là: Thân Mỹ, chống bành trướng, chống độc tài, cứu nước, cứu nhà, cứu mình!

Tinh thần ấy, ý chí ấy đã hiển thị hùng hồn chưa từng có từ gương mặt ánh mắt nụ cười và phong thái của hàng ngàn hàng ngàn người dân Việt tự nguyện, tự động, chủ động đầy hào hứng nhiệt thành cùng nhau đi đón chào Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến thăm Việt Nam (22 tháng 5.2016 – 25 tháng 5.2016).

Tôi tin rằng người dân ý thức rất rõ, khi giơ tay vẫy chào Obama là chào mừng sự kết hợp các giá trị truyền thống Việt với các giá trị Mỹ (và phương Tây).

Giá trị truyền thống Việt: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”…, “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.

Giá trị Mỹ và phương Tây: Tự do, dân chủ, nhân quyền. Đây cũng đồng thời là giá trị phổ quát của toàn nhân loại mà nhân dân tại tất cả các quốc gia chưa có dân chủ đang hàng ngày hàng giờ hướng tới.

Tôi tin rằng người dân ý thức rất rõ: một chàng trai gốc Phi có tên Barack Obama xuất thân bình dân trở thành Tiến sĩ luật rồi Thượng nghị sĩ và Tổng thống Mỹ chính là biểu hiện tính ưu việt của nền dân chủ Mỹ mà bất cứ ai, bất cứ thế lực nào dù ác ý đến đâu cũng không thể tìm cách gì hạ thấp.

Sự kết hợp các giá trị truyền thống Việt với các giá trị Mỹ và phương Tây đã được nhân dân Việt Nam viết lên ngực mình bằng tám chữ máu:

TỔ QUỐC TRÊN HẾT, QUYỀN DÂN TRÊN HẾT!

Với cuộc viếng thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, sự nghiệp thân Mỹ, chống bành trướng, chống độc tài, cứu nước, cứu nhà, cứu mình của nhân dân Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn thuận lợi vượt bực. Tôi thấy nhân dân đã cùng nhau tận dụng điều kiện thuận lợi mới này để bắt tay vào những công việc cụ thể, thiết thực.

Công việc bao trùm là đẩy mạnh dân vận, đảng vận, nghị vận, binh vận để xây dựng LỰC LƯỢNG CÔNG DÂN MỚI (từ MỚI ở đây là để phân biệt người dân trong chế độ độc tài toàn trị tuy có danh nghĩa công dân nhưng thực chất vẫn chỉ là một thứ thần dân dưới ách “Vua tập thể” = Bộ Chính trị & Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam).

Vận động trên bề nổi công luận và vận động thầm lặng từ cơ sở lên mọi cấp thông qua mối quan hệ của từng công dân, từng gia đình, từng tổ chức cả Lề Đảng lẫn Lề Dân.

Vận động để thống nhất nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng có tính quyết định của tiến trình dân chủ hoá là phải XÂY DỰNG CHO BẰNG ĐƯỢC LỰC LƯỢNG CÔNG DÂN MỚI.

Nhân dân đã tự xác định NGƯỜI CÔNG DÂN MỚI:

Là người có ý thức rõ rệt về các quyền và trách nhiệm của mình;

Là người có ý thức làm chủ, ý chí làm chủ, kỹ năng làm chủ; làm chủ trong mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói và việc làm, trước hết là làm chủ tiếng nói chính trị, kinh tế và văn hoá, làm chủ lá phiếu;

Là người thấy rõ các quyền công dân cơ bản của mình như “quyền tự do ngôn luận”, “quyền tự do báo chí, xuất bản”, “quyền tự do biểu tình”, “quyền tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn”, “quyền tự do ứng cử bầu cử” về hình thức cũng được long trọng ghi trong Hiến pháp nhưng dưới chế độ toàn trị này đã bị thủ tiêu trên thực tế; công dân phải có trách nhiệm tự đứng lên tích cực chủ động thực hiện các quyền ấy; công dân phải đòi Nhà nước thực hiện trách nhiệm của Nhà nước là tạo môi trường thuận lợi để người dân thực thi các quyền con người của mình, đòi Nhà nước chấm dứt việc hạn chế trên thực tế các quyền đó dưới mọi hình thức.

Các bài học lịch sử đã chỉ rõ: muốn đẩy nhanh tốc độ xây dựng LỰC LƯỢNG CÔNG DÂN MỚI đạt hiệu quả cao, phải tiến hành có tổ chức.

Đúng vậy, tổ chức, tổ chức và tổ chức.

Nhân dân đã từng có bề dày trải nghiệm và vô vàn sáng kiến về tổ chức. Mỗi tổ chức bao giờ cũng bắt đầu từ một số rất ít những con người thức tỉnh sớm, dám dấn thân với động cơ trong sáng, tìm đến nhau như tìm tri âm tri kỷ, và tự nguyện kết chặt với nhau thành một nhóm trung kiên chí cốt, nguyện thành tâm hiến trọn đời mình cho sự nghiệp chiến đấu vì Tổ Quốc và Quyền Dân.

Có vô vàn hình thức tổ chức.

Người dân đang khôn khéo tiến hành lập tổ chức từ những cách làm dễ nhất đến ít dễ hơn, đến khó hơn. Từ Câu lạc bộ (viết tắt: CLB, loại tổ chức không cần xin phép), đến các hội đoàn ra đời bằng cách tự hiện thực hoá quyền tự do lập hội đã ghi trong Hiến pháp.

Đã ra đời CLB VÌ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ NGƯỜI DÂN. Rồi sẽ tiếp tục ra đời các CLB và hội đoàn hết sức phong phú với mọi kiểu dạng và nội dung hoạt động. Đó có thể là:

CLB cựu đảng viên yêu nước vì dân

CLB XÂY DỰNG NGƯỜI CÔNG DÂN MỚI

CLB Công dân tự ứng cử vào Quốc hội

CLB xây dựng các địa bàn dân cư với lượng Công dân – cử tri mới từ thiểu số trở thành đa số

v.v.

Có thể xây dựng những CLB, hội đoàn toàn quốc.

Cũng có thể từng địa phương tích cực chủ động xây dựng các CLB, hội đoàn của địa phương mình.

Rồi tiến tới liên kết thành một MẶT TRẬN CÔNG DÂN VIỆT NAM MỚI.

Tôi tin rằng nếu từng người từng ngày tích cực chủ động vào cuộc thì trong một thời gian không quá lâu, Mặt trận này sẽ có khoảng 30-40 triệu thành viên.

Đây sẽ là lực lượng quyết định cho sự nghiệp THIẾT LẬP QUYỀN LÀM CHỦ THỰC SỰ của nhân dân Việt Nam trên đất nước Việt Nam

Đà Lạt tháng 6/2016

B. M. Q.

Báo động: Người Trung Quốc đã lập căn cứ sát nách Cửa Việt-Quảng Trị


Vị trí khu vực bị Trung Quốc thâu tóm trên bản đồ toàn cảnh (bấm vào để phóng to).

Vị trí khu vực bị Trung Quốc thâu tóm trên bản đồ toàn cảnh (bấm vào để phóng to).

Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, một học giả Trung Quốc đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển.

Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016:“…Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền… Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…”

Mặc dù Trung Quốc có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng.

Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chí sau: (I) thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; (II) nếu đổ bộ thành công, Trung Quốc , họ sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược; (III) chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó; và (IV) tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào – Việt hoặc Campuchia – Việt Nam, Trung Quốc cũng thiết lập được căn cứ phố hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hiệp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm.

Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được hoặc đang tìm cách chiếm lĩnh nhiều vị trí xung yếu nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v.

Cách đây hơn 2 năm, chúng tôi đã từng báo động về việc Trung Quốc sắp lập căn cứ tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm. Nhờ sự lên tiếng kịp thời của công luận, dự án này hiện đang bị tạm dừng.

Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng Trung Quốc vì thế mà đã từ bỏ âm mưu lập căn cứ ở Cửa Việt thì nhầm to. Đơn giản, Cửa Việt là một trong không nhiều nơi dọc theo bờ biển Việt Nam hội đủ cả 4 tiêu chí nêu trên. Vì thế, nó đã lọt vào “mắt xanh” của các ông chủ Trung Nam Hải từ lâu.

Trong dịp trở lại thăm Cửa Việt vừa qua, chúng tôi lại phát hiện ra là Trung Quốc đang lập một căn cứ khác sát nách cảng Cửa Việt thông qua thủ đoạn núp bóng người Việt để thâu tóm một doanh nghiệp thuỷ sản ở địa phương – đó là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong.

Trước kia, đây là một cơ sở thuộc Công ty Thuỷ sản Quảng Trị, một doanh nghiệp nhà nước. Năm 2005, Công ty Thuỷ sản Quảng Trị bị phá sản. Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Trị giao cơ sở thuỷ sản này cho một doanh nghiệp nhà nước khác là Công ty Xi măng Quảng Trị. Sau 3 năm trực thuộc Công ty Xi măng Quảng Trị và không hoạt động gì, đến năm 2010, cơ sở này lại được bán cho Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế. Và đến Tết Bính Thân vừa rồi, nó đã bị Trung Quốc thâu tóm thông qua một người Việt tên là Hoà, quê ở Thanh Hoá, với mức giá 8 tỷ VNĐ.

Hiện nay, các ông chủ người Hán đang gấp rút sửa sang lại nhà xưởng và xây dựng khu nhà ở cho công nhân trong khi tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý còn lại để cho ra đời một doanh nghiệp Trung Quốc trá hình tại khu vực hết sức nhạy cảm về an ninh quốc phòng này.

Vị trí do người Trung Quốc kiểm soát bao gồm 2 khu: khu văn phòng + nhà ở công nhân và khu nhà xưởng. Tổng diện tích 2 khu này lên tới khoảng 9.000m2.

Người dân địa phương cho chúng tôi biết, nền móng khu nhà ở công nhân được xây hết sức kiên cố và đặc biệt là sâu khác thường: khoảng cách từ nền nhà xuống đáy móng lên đến 2,3m. Các hố móng được lấp đầy cát trắng, với các ống nhựa cắm xung quanh, nghĩa là lượng cát đó có thể được hút ra bất cứ lúc nào để trở thành một hệ thống hầm ngầm bí mật.

Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh (bấm vào để phóng to).

Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh (bấm vào để phóng to).

Trước khi rơi vào tay Trung Quốc, đây là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế.

Trước khi rơi vào tay Trung Quốc, đây là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế.

Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.

Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.

Khu nhà ở công nhân với nền móng được xây dựng kiên cố khác thường và sâu tới hơn 2,3m.

Khu nhà ở công nhân với nền móng được xây dựng kiên cố khác thường và sâu tới hơn 2,3m.

Từ Cửa Việt lên cửa khẩu Lao Bảo chỉ khoảng 80km, giao thông rất thuận tiện nhờ tuyến đường nhựa lớn nối với quốc lộ 9 chạy thẳng lên Lao Bảo. Bên kia cửa khẩu Lao Bảo là tỉnh Savanakhet, một địa bàn tập trung rất nhiều người Hán cùng các “dự án kinh tế” của họ trên đất Lào.[i] Một khi chiến tranh Việt – Trung nổ ra, lực lượng Trung Quốc từ Savanakhet đánh sang và lực lượng ngoài biển phối hợp với đội quân nằm vùng ở Cửa Việt đánh vào sẽ tạo nên một gọng kìm vô cùng nguy hiểm, đe doạ chia cắt Việt Nam ở khu vực này.

Những căn cứ ven biển của Trung Quốc không chỉ nguy hiểm về mặt quân sự mà, giống như đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung thời gian qua, chúng còn âm thầm đầu độc môi trường biển, khiến ngư dân – những “cột mốc chủ quyền” trên biển – không còn tha thiết với việc ra khơi để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Về lâu dài, tình trạng ô nhiễm môi trường biển sẽ làm thui chột nòi giống Việt trong tương lai.

Trong khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không ngớt tụng niệm câu thần chú “4 tốt, 16 vàng”, lãnh đạo Bộ Quốc phòng vẫn chìm đắm trong vòng xoáy kim tiền cùng các màn “giao lưu quốc phòng” với “bạn” thì những gọng kìm của chủ nghĩa Đại Hán vẫn đang ngày đêm âm thầm siết chặt dải đất hình chữ S của chúng ta.

*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng

_______

Ghi chú:

[i] Đây là thông tin mà chúng tôi đã tìm hiểu từ những người hay qua cửa khẩu Lao Bảo sang đất Lào.

* Blog của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cựu Bộ trưởng bị tố nâng đỡ con trai

Cựu Bộ trưởng bị tố nâng đỡ con trai

 

Ông Vũ Huy Hoàng thôi chức Bộ trưởng Công thương từ 4/2016

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bị chất vấn về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo bộ và doanh nghiệp từ 2011 tới nay.

Trong lần bổ nhiệm mới nhất hồi tháng Hai 2015, ông Hải, sinh năm 1986, được đưa vào vị trí Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bia Sabeco, một trong những tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước.

Báo chí lúc đó đưa tin nhưng không đặt nghi vấn.

Tuy nhiên chỉ sau khi ông Vũ Huy Hoàng thôi chức bộ trưởng vào tháng 4/2016 các kênh thông tin mới bắt đầu hướng chú ý vào các quyết định của ông.

Hiệp hội Đầu tư Tài chính Việt Nam (Vafi) trong lá thư đề ngày 13/6/2016 đặt câu hỏi về việc ông Vũ Quang Hải, mà Vafi nêu đích danh là con trai của ông Vũ Huy Hoàng, nhanh chóng được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng trong Bộ Công thương.

Phó chủ tịch Vafi Nguyễn Hoàng Hải được các báo trong nước dẫn lời, nói việc chất vấn vào thời điểm này là do tại thời điểm ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm ở Sabeco, ông “có nhiều việc gia đình không kịp triển khai” trong lúc Vafi cần tìm hiểu luật trước khi chất vấn.

Chủ tịch Vafi Đặng Văn Thanh từ chối trả lời BBC Tiếng Việt với lý do “mọi nội dung đều đã được viết đầy đủ trong thư”, theo đó nói trước khi gửi thư tới ông Vũ Huy Hoàng, họ đã nêu câu hỏi với Bộ Công thương “từ hơn một tháng nay” nhưng “chỉ nhận được sự im lặng và lẩn tránh của Bộ Công thương”.

‘Tự nguyện thôi vai trò’

Ông Vũ Huy Hoàng giữ chức Bộ trưởng Công thương từ 8/2007

Theo Vafi, ông Vũ Quang Hải lần lượt được đặt vào các vị trí Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Dầu khí (PVFI), Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu thuộc Cục Xúc tiến Thương mại, hàm Phó vụ trưởng, và tiếp đến là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bia Sabeco.

Vafi nêu câu hỏi về tính hợp pháp của việc bổ nhiệm tổng giám đốc PVFI và trách nhiệm của ông Hải trong việc làm thua lỗ tại PVFI trong hai năm ông Hải làm lãnh đạo.

Vafi cũng đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý bổ nhiệm ông Hải lên vị trí mang hàm phó vụ trưởng trong thời gian “đang chịu án kỷ luật tại PVFI”, điều mà Vafi cho là “hoàn toàn sai quy định của nhà nước”.

Thư chất vấn của Vafi viết rằng ông Vũ Quang Hải được trao chức tổng giám đốc PVFI khi mới 25 tuổi và “chẳng có thành tích gì, chẳng có tài năng gì” đã khiến “dư luận thắc mắc”, và hậu quả là kết cục làm ăn thua lỗ khiến “thuyền trưởng cao chạy xa bay”.

Lá thư được đồng sao gửi tới nhiều địa chỉ khác nhau, trong đó có Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Thanh tra Chính phủ, viết rằng ông Hải đã về “nằm mai phục tại Cục xúc tiến thương mại” một năm để rồi “người hùng PVFI lại xuất hiện tại Sabeco với lý lịch mới như là ‘thần đồng về quản trị doanh nghiệp'”.

Vafi cũng “đề nghị cựu Bộ trưởng hãy nhanh chóng… khuyên bảo con mình tự nguyện thôi vai trò” tại Sabeco bởi nếu không thì “bản thân Bộ Công thương cũng không đỡ nổi” việc bổ nhiệm “hoàn toàn sai trái” đó.

Cùng lúc với việc bị Vafi gửi thư chất vấn, ông Vũ Huy Hoàng cũng đang đối diện với cáo buộc đã can thiệp để trì hoãn công tác thanh tra một số dự án của tập đoàn kinh tế nơi con ông được cử về.

Báo Dân trí nói rằng vào cuối năm 2015, Bộ trưởng Hoàng đã ‘ can thiệp kế hoạch thanh tra Sabeco‘.

Báo này nói ông Hoàng đề nghị “điều chỉnh kế hoạch” do Sabeco trong năm 2016 phải “triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng”, trong đó có việc phải “làm việc với thanh tra Bộ Tài chính” và xác nhận bản thân Bộ Công thương “đã tiến hành thanh tra” các dự án của Sabeco mà Bộ Xây dựng nhắm tới.

Bà Tô Linh Hương (áo hồng) từng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Vinaconex khi mới 24 tuổi

Cũng Dân Trí cùng ngày đăng bài tố giác: “Với chức vụ là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Sabeco, năm 2016, khoản lương và thù lao mà ông [Vũ Quang] Hải nhận được khoảng 1,19 tỷ đồng, chưa kể có thể nhận thêm 250 triệu đồng tiền thưởng”.

Trước đây, Việt Nam từng có trường hợp bổ nhiệm người trẻ, là con một lãnh đạo cao cấp đương chức, vào vị trí quan trọng trong một tổng công ty lớn của nhà nước.

Tô Linh Hương trở thành chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng (Vinaconex – PVC) vào năm 2012, khi mới 24 tuổi. Bà Hương là con gái ông Tô Huy Rứa, khi đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, ủy viên Bộ Chính trị. Bà Hương đã rời vị trí này chỉ hai tháng sau ngày nhậm chức.

Tuy nhiên, đây dường như là lần đầu tiên có chuyện việc bổ nhiệm con lãnh đạo bị chất vấn công khai.

Ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng Công thương hai nhiệm kỳ, tổng cộng chín năm.

NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ TIN LÀNH

NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ TIN LÀNH

Tác giả:  Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Trong bài trước cha đã nói  đến các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích,  phụng vụ .v.v. Xin cha nói rõ hơn về những khác biệt này giữa Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành.
Trả lời:

Vâng,  như đã giải thích trong bài trước, cả ba Nhánh Kitô Giáo trên đây, từ đầu,  đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là Kitô Giáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian,  đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms ) hoặc những cải  cách tôn giáo  (reformations) đáng tiếc xảy ra trong thế kỷ  16, khiến cho KitôGiáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo ( Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma,chỉ vì Tòa Thánh La Mã ( Đức Giáo Hoàng Clement VII) không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác.

Cho đến nay, mới chỉ có một số khá đông giáo sĩ và tín đồ Anh Giáo và Tin Lành  trở về với Giáo Hội Công Giáo,  còn các nhóm ly khai trên  vẫn chưa hiệp thông trọn vẹn được với Giáo Hội Công Giáo vì còn nhiều trở ngại chưa vượt qua được.. Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng giới hạn trong câu hỏi được đặt ra, tôi chỉ xin nên sau đây những dị biệt căn bản giữa ba Nhánh Kitô Gíáo lớn trên đây mà thôi.

I- Chính Thống  (orthodoxy) khác biệt với Công Gíáo La Mã ( Roman Catholicism) ra sao?

Trước hết, danh xưng Chính Thống “Orthodoxy“, theo ngữ căn (etymology) Hy lạp ” orthos-doxa“, có nghĩa là  “ca ngợi đúng” (right-praise), “tin tưởng đúng ” ( right belief) . Danh xưng này được dùng trước tiên để chỉ lập trường của các giáo đoàn Kitô Giáo đã tham dự các Công Đồng đại kết (Ecumenical Councils) Nicêa I (325) Ephêsô (431) và nhất là Chalcedon (451) trong đó họ đã đồng thanh chấp thuận và đề cao những giáo lý được coi là chân chính (sound doctrines) , tinh tuyền của KitôGíáo được truyền lại từ các Thánh Tông Đồ để chống lại những gì bị coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy)

Do đó,trong bối cảnh này, từ ngữ “orthodoxy” được dùng để chỉ các giáo đoàn có chung lập trường bảo vệ các chân lý tinh tuyền của Kitô Giáo để đối nghịch với  lý thuyết của cá nhân hay của nhóm nào  bị coi là lạc giáo hay tà giáo .

Nhưng  sau biến cố năm 1054 khi hai Giáo Hội  Kitô Giáo Hy Lạp ở Constantinople( tượng trưng cho Đông Phương) và Giáo Hội Công Giáo LaMã ( Tây Phương) đã xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau ( anthemas=excommunications) ngày 16 tháng 7 năm 1054  giữa Michael Cerularius, Thượng Phụ Constantinople và Đức cố Giáo hoàng Leo IX, vì có những bất đồng lớn về tín lý, thần học  và quyền bính, thì  danh xưng “Chính Thống” ( orthodoxy) lại được dùng để chỉ Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople đã ly khai không còn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã  nữa . Sau này, Giáo Hội “Chính Thống” Hy Lạp ở Constantinople đã lan ra các quốc gia trong vùng như Thổ nhĩ Kỳ, Nga, Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia,  Lithuania,  Rumania, Bulgaria, Serbia, Ukraine…Vì thế,  ở mỗi quốc gia này đều  có Giáo Hội Chính Thống nhưng độc lập với nhau về mọi phương diện.Nghĩa là không có ai là  người lãnh đạo chung của các Giáo Hội này, mặc dù họ có tên gọi chung là các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương ( Eastern Orthodox Churches) tách khỏi khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã.(Tây Phương)

Tuy nhiên, hiện nay Thượng Phụ ( Patriarch) Giáo Hội Chính Thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul  được coi là Thượng Phụ Đại Kết ( Ecumenical Patriarch) của các Giáo Hội Chính thông Đông Phương. Cách nay 6 năm Đức Thánh Cha Bê-nê-đich tô 16 ( đã về hưu)  đã sang thăm Đức Thượng phụ Giáo Chủ Chính Thống Thổ để tỏ thiện chí muốn đối thoại, đưa đến hiệp thông giữa hai Giáo Hội anh  em. Riêng Giáo Hội Chính Thống Nga, cho đến nay, vẫn chưa tỏ thiện chí muốn xích gần lại với Giáo Hội Công Giáo La Mã, vì họ cho rằng Công Giáo muốn “lôi kéo” các  tín hữu  Chính Thống Nga vào Công Giáo sau khi chế độ cộng sản ở Nga tan rã năm 1991, tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo Hội Chính Thông Nga công khai  hành Đạo.

Trước khi xẩy ra cuộc ly giáo Đông-Tây năm 1054, hai Nhánh Kitô giáo lớn ở Đông và Tây phương ( The Greek Church and the Holy See=Rome)  nói trên vẫn hiệp thông trọn vẹn với nhau về mọi phương diện vì cả hai Giáo Hội anh  em  này đều là kết quả truyền giáo ban đầu của các Thánh Tông Đồ Phêrô và Anrê. Lịch sử truyền giáo cho biết là Thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng ở vùng  đất nay là lãnh địa của Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roma) trong em ngài, Thánh Anrê (Andrew)  sang phía Đông để rao giảng trước hết ở Hy lạp và sau đó trong phần đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Như thế, cả hai Giáo Hội KitôGiáo Đông Phương Constantinople và Tây Phương Rôma đều có chung nguồn gốc Tông đồ thuần túy ( Apostolic succession) -và do đó- có các Bí tích hữu hiệu như nhau.

Sau đây là những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo (schism) Đông Tây

1- về tín lý, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương- tiêu biểu ban đầu là  Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople-  bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mã về từ ngữ “ Filioque” ( và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên xưng “Chúa Thánh Thần bởi  Chúa Cha, và Chúa Con mà ra”.

Giáo Hội Chính Thông Đông Phương chỉ muốn nói : Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần đồng bản thể trong Mầu Nhiệm Thiên  Chúa Ba Ngôi ( Holy Trinity) là điều Giáo Hội Công Giáo cũng tuyên xưng, nhưng  Chính Thống Đông Phương chỉ  không đồng ý với Công Đồng Nicêa tuyên xưng :” Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra“.

Ngoài ra , Giáo Hội Chính Thống  cũng không công nhận các tín điều về  Đức Mẹ  Vô Nhiễm  Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác (Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Sở dĩ thế, vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đã bác bỏ mọi tín điều được các Đức Giáo Hoàng công bố  với ơn bất khả ngộ (Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đã nhìn nhận.

Chính vì họ không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng Rôma, nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất (unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến nay, mặc dù hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople là Athenagoras I năm 1966.

Giáo Hội Chính Thống có đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí tích rửa tội  thì họ  dùng  nghi thức dìm xuống nước (immersion) 3 lần để nhấn mạnh ý nghĩa tái sinh vào đời sống mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và các tội cá nhân ( đối với người tân tòng) và tái sinh vào sự sống mới, mặc lấy Chúa Kitô.

2- Về phụng vụ, Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) và ngôn ngữ Hy lạp  khi cử hành phung vụ  trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) và tiếng Latinh trong phụng vụ thánh trước Công Đồng Vaticanô II, và nay là các ngôn ngữ của mọi tín hữu trên thế giới.

3- Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ:  Giáo Hội Chính Thông cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại  được áp dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo, trừ phó tế vĩnh viễn (pernanent deacons).

Đó là những khác biệt căn bản giữa Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Tuy nhiên, dù có những khác biệt và khó khăn trên đây, Giáo hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đều rất gần nhau về nguồn gốc tông đồ và về nền tảng đức tin, giáo lý, bí tích và Kinh thánh. Vì thế,  giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng: “Đối với các Giáo Hội Chính thống, sự hiêp thông này sâu xa đến nỗi “chỉ còn thiếu một chút là đạt được mức đầy đủ để có thể cho phép cử hành chung phép Thánh Thể của Chúa Kitô” (x.SGLGHCG, số 838).

II- Tin lành ( Protestantism) và những khác biệt với Công Giáo.

Như đã nói trong bài trước, Tin lành, nói chung, là Nhánh KitôGíáo đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo sau những cuộc cải cách tôn giáo do Martin Luther, một linh mục Dòng thánh Augustinô, chủ xướng vào năm 1517 tại Đức và lan sang Pháp với John Calvin và Thụy sỹ với Ulrich Zwingli  và các nước Bắc Âu và bắc Mỹ  sau đó.

1- Ở góc độ thần học,

Những người chủ trương cải cách (reformations) trên đã hoàn toàn bác bỏ mọi nền tảng thần học về bí tích và cơ cấu tổ chức giáo quyền (Hierachy) của Giáo Hội Công Giáo. Họ chống lại  việc ban ân xá (indulgences) và vai trò trung gian của Giáo Hội trong việc hòa giải con người với Thiên Chúa qua bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) vì họ không nhìn nhận bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) qua đó Giám mục, Linh mục được truyền chức thánh và có quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) cũng như thi hành mọi sứ vụ (ministry) thiêng liêng khác. (rửa tội, thêm sức, thánh thể,  Xức dầu thánh, chứng hôn).

Điểm căn bản trong nền thần học của Tin Lành là con người đã bị tội tổ tông phá hủy mọi khả năng hành thiện rồi (làm việc lành), nên mọi nỗ lực cá nhân để được cứu rỗi, hay nhờ ân xá để được tha các hình phạt hữu hạn  đều vô ích và vô giá trị. Họ chủ trương  chỉ cần tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô dựa trên Kinh Thánh là được cứu rỗi mà thôi. (Sola fide, sola scriptura).

Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tin rằng con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn Chúa để được cứu rỗi. Nói khác đi, muốn được cứu độ, con người phải cậy nhờ trước hết vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, nhưng cũng phải có thiện chí công tác với ơn thánh để sống và thực thi những cam kết khi được rửa tội. Nếu không, Chúa không thể cứu ai được như Chúa Giêsu đã nói rõ: “không phải bất cứ ai thưa với Thầy: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21).

Nói khác đi, không phải cứ rửa tội xong, rồi cứ hát Alleluia và kêu danh Chúa Kitô là được cứu độ. Điều quan trong hơn nữa là phải sống theo đường lối của Chúa, nghĩa là thực thi những cam kết khi được rửa tội: đó là mến Chúa, yêu người và xa lánh tội lỗi. Nếu không, rửa tội và kêu danh Chúa thôi sẽ ra vô ích.

Anh em tin lành không chia sẻ quan điển thần học này, nên họ chỉ chú trọng vào việc đọc và giảng Kinh Thánh nhưng không nhấn mạnh đến phần đóng góp của con người như Chúa Giêsu đòi hỏi trên đây. Ngoài phép rửa và Kinh Thánh, họ không tin và công nhận một bí tích nào khác.Điển hình, vì không công nhận phép Thánh Thể, nên họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu, mặc dù một số Giáo phái Tin lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho khi họ tụ họp để nghe giảng kinh thánh. Sứ vụ quan trọng của họ chỉ là giảng Kinh Thánh  vì họ chỉ  tin có Kinh Thánh ( Sola Scriptura) mà thôi.

2-  Nhưng Kinh Thánh được cắt nghĩa theo cách hiểu riêng của họ, nên có rất nhiều mâu thuẫn hay trái ngược với cách hiểu và cắt nghĩa của Giáo hội Công Giáo.

Thí dụ, câu Phúc Âm trong Matthêu 22 : 8-9 trong đó Chúa Giêsu dạy các tông đồ “ không được gọi ai dưới đất  là cha là thầy vì anh  em chỉ có một Cha là Cha trên trời” mà thôi. Vì họ hiểu câu này hoàn toàn theo nghĩa đen (literal meaning) nên đã chỉ trích Giáo Hội Công giáo là ‘lạc giáo=heretical” vì đã cho gọi Linh mục là “ Cha” (Father, Père, Padre)!.

Thật ra, Giáo Hội cho phép gọi như vậy, vì căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô, và dựa vào giáo lý này,  Công Đồng Vaticanô II,  trong Hiến Chế Tín lý Lumen Gentium,  đã dạy rằng; “ Linh mục phải chăm sóc giáo dân như những người cha trong Chúa Kitô  vì đã sinh  ra họ cách thiêng liêng nhờ phép rửa và giáo huấn.” (1 Cor 4: 15; LG. số 28).

Một điểm sai lầm nữa trong cách đọc và hiểu Kinh Thánh của Tin lành là câu Phúc Âm Thánh Marcô kể lại một ngày kia Chúa Giêsu đang giảng dạy cho một đám đông người, thì Đức Mẹ cà các môn đệ của Chúa đến. Có người trong đám đông đã nói với Chúa rằng:

Thưa Thầy có mẹ và anh em, chị em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy.” (Mc 3:32). Anh em tin lành đã căn cứ vào câu này để phủ nhận niềm tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh của Công Giáo và Chính thống, vì họ cho rằng  Mẹ Maria đã sinh thêm con cái sau khi sinh Chúa Giêsu. Nghĩa là họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Thật ra cụm từ “anh chị em “trong ngữ cảnh (context) trên đây chỉ là anh chị em theo nghĩa thiêng liêng (spiritual brotherhood, sisterhood)  và đây là cách hiểu và giải thích Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống, khác với Tin lành.

Sau hết, về mặt quyền  bình, các giáo phái Tin lành đều biệt lâp nhau và cùng  không công nhận Đức Giáo Hoàng là Đại Diện duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Người trên trần thế.Và đây là trở ngại lớn cho việc hiệp thông (communion) và hiệp nhất (unity) với Giáo Hội Công Giáo.

3- về bí tích:

Tất cả các nhóm Tin Lành đều không có các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải, Sức Dầu bệnh nhân và Truyền Chức Thánh vì họ không có nguồn gốc Tông Đồ ( Apostolic succession) do đó, không có chức linh mục và giám mục hữu hiệu để cử hành các bí tích trên.

Đa số các nhóm này  chỉ có phép rửa ( Baptism) mà thôi. Nhưng nếu nhóm nào không rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi (The Trinitarian Formula) thì không thành sự ( invalidly) . Do đó, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, tín hữu Tin Lành nào không được rửa tội với nước và công thức trên thì phải được rửa tội lại như người tân tòng.(catechumen). Nếu họ được rửa tội thành sự thì chỉ phải tuyên xưng đức tin khi gia nhập Công Giáo mà thôi.

Đó là những khác biệt căn bản giữa Công Giáo và Tin Lành nói chung. Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn hướng về các anh em ly khai này và mong ước đạt được sự hiệp nhất với họ qua nỗ lực đại kết (ecumenism) mà Giáo hội đã theo đuổi và cầu nguyện  trong nhiều thập niên qua.

Chúng ta tiếp tục cầu xin cho mục đích hiệp nhất này giữa những người có chung niềm tin vào Chúa Kitô nhưng đang không hiệp thông (communion) với Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội duy nhất Chúa Giêsu đã thiết lập trên nền tảng các Tông đồ.

Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Những cô gái quý hiếm

Những cô gái quý hiếm

Bùi Tín

31-1-2016

Cô nhà báo phơi bày quỷ kế

Trên  các mạng thông tin tự do gần đây, giữa lúc có nhiều tin tức thời sự nóng bỏng như sự kiện cá chết hàng loạt trong vụ Formosa ở Hà Tĩnh và chuyến đi thăm VN của TT B.Obama, đã xuất hiện một số bài viết  đặc sắc và có giá trị, liên quan đến một số cô gái nổi bật do những ý tưởng, nhân cách khác thường.

Đây có thể là báo hiệu của một mùa xuân trên mặt trận truyền thông rất đáng chú ý, các nữ nhi yêu nước, yêu dân chủ như những bông hoa đẹp nở rộ đầu mùa xuân.

Các cô gái nhà văn, nhà báo, blogger, tham gia phong trào Dân chủ, Nhân quyền  những năm gần đây xuất hiện ngày càng đông đảo. Sau Dương Thu Hương, PhạmThị Hoài, Ý Nhi  đã xuất hiện Võ Thị Hảo, Bùi Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trịnh Kim Tiến, Hoàng Thụy My, Trang Hạ, Dương Thị Xuân, Bùi Minh Hằng … Một số cây bút nữ có uy tín, có đông bạn đọc đã rút chân ra khỏi hội Nhà Văn VN do đảng quá tận tình chăn dắt- một tổ chức Phi Chính Phủ ONG trá hình, ăn lương của Nhà nước và của đảng CS – để tự mình lập nên Văn đoàn Độc lập VN, như Ngô Thị Kim Cúc, Thùy Linh, Dư Thị Hoàn…

Hôm nay 30-5 trên mạng Anh Ba Sàm có bài rất nên đọc của cô nhà báo Nguyễn Nguyên Bình, mang cái tít rất vui là “Bài viết cho các vị chưa lú hẳn”, nội dung  mới mẻ, đầy kiến thức, đi khá sâu phân tích vụ án “cá chết la liệt dọc bờ biển miền Trung” hiện chưa được chính quyền kết luận minh bạch.

Tôi được biết rất sớm về cô Nguyên Bình, khi cô say mê nghề làm báo từ khi gần 30 tuổi vào những năm 1968,1969, sau khi học đại học Văn, tình nguyện về tập sự viết báo tại tòa soạn báo Quân Đội Nhân Dân. Cô là con gái yêu của nguyên thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hồi đó là chính ủy Quân khu IV, rồi Đại sứ VN tại Trung Quốc. Tôi luôn coi anh Vĩnh cùng  chị Ban vợ anh là bạn vong niên, anh lớn tuổi hơn tôi đúng một con giáp – năm nay anh thọ 101 tuổi, còn minh mẫn,thật đáng mừng, –  và tôi cũng luôn coi cô Nguyễn Nguyên Bình là bạn đồng nghiệp vong niên. Tôi quý cô Nguyên Bình ở tính tình hiền hậu, rất thông minh, lại chăm chỉ, hiện cô có trình độ chữ Hán và tiếng Hoa loại siêu, một tay phiên dịch chuyên nghiệp.

Chính vì vậy bài viết của cô về sự kiện Formosa rất lý thú, mở ra nhiều kiến thức mới mẻ về chính sách bá quyền bành trướng của TQ. Chúng đã tận dụng kho tàng chiến thuật và chiến lược của Tôn Tử để tề gia, trị quốc, bình Đông Nam Á. Theo cô, vụ cá chết vừa qua là nằm trong ‘’ Kế liên hoàn’’ là kế thứ 35 trong Binh Pháp Tôn Tử , nối nhiều kế, móc nối nhau tạo thành chuỗi móc xích hoàn chỉnh, tạo phản ứng dây chuyền rối loạn rất khó tìm ra manh mối.

Cô nhà báo chỉ ra quỷ kế “Tiếu lý tàng đao” – dấu dao trong  nụ cười, là kế thứ 10 trong 36 kế của Binh pháp Tôn tử, được vận dụng trong hàng loạt dự án hoành tráng nhưng rất quỷ quyệt, như Bâu xít Tây Nguyên, các nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất, trồng rừng, giao thông vận tải và tiêu biểu nhất là Formosa.

Cô nhà báo giải thích rằng để qua mắt dư luận có phần nghi ngại, phía TQ thực hiện kế “Man thiên quá hải nghĩa là “che trời để qua biển” là kế số 1 trong 36 kế. TQ xảo quyệt đội lốt, hùn vốn, phối hợp chung vốn với  các nhà đầu tư Indônesia, Malaixia, Đài Loan ( phần lớn đều gốc gác Hoa Kiều ĐNÁ ) để thu lợi nhuận cao, bán thiết bị cũ với giá cao, dành lao động kỹ thuật và lao động phổ thông cho công nhân lục địa, đồng thời khống chế các địa bàn hiểm yếu về quốc phòng nước ta.

Một kế nữa là “Tá đao sát nhân” – mượn dao giết người, như lũng đoạn các ngư trường truyền thống, buộc ngư dân VN phải di dời xuống phía Nam, gây căng thẳng xung đột với chính quyền và ngư dân tại vùng này.

Một kế thâm hiểm nữa là “Quan môn tróc tặc” kế số 22 của Tôn tử,  nghĩa là “đóng cửa bắt địch” như bao vây VN cả phía Đông (sông MêKông) và phía Tây ( ven biển), rải người từ Bắc xuống phía Nam để khi cần thì nhanh chóng chiếm cả nước không mấy khó khăn, theo thế trận vây kín.

Kế hiểm cuối cùng là kế “Phản khách vi chủ” là kế Tôn Tử thứ 30, – từ Khách biến thành chủ. Đó là kế cuối cùng hoàn thành việc bình thiên hạ, biến khách thành chủ, ngay từ khi đầu đã thuê đất rồi coi là tô giới riêng, làm chủ nhiều vùng đất, lập khu vực, hàng rào, làng mạc, phố xá cửa hàng cửa hiệu, chợ quán, phố xá trường học, bệnh xá riêng…Khi cần là biến ngay thành đất TQ hoàn toàn rồi.

Toàn bộ dã tâm bá quyền bành trướng của Bắc Kinh được nhà báo Nguyễn Nguyên Bình vạch trần, từ lý thuyết Tôn Tử đến thục tế hiện trường, như một bản cáo trạng đầy đủ, không ai có thể che dấu phản biện nổi.

Lãnh đạo đảng và Nhà nước không dám làm, phân tích, mổ xẻ, xử lý vụ án lớn này  thì một cô nhà báo am hiểu lý luận bành trướng gốc gác Đại Hán và theo dõi thực tiễn đã mạnh dạn phơi bày ra ánh sáng dư luận .

Trên đây là một bài báo rất cần cho 19 ủy viên Bộ Chính trị, cho 500 đại biểu quốc hội khóa XIV mới được bàu, cho các quan chức các bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cơ quan  Tổng thanh tra chính phủ nghiên cứu, ghi nhận và đề ra phương án giải quyết, không thể cứ ngậm miệng ăn tiền mãi được nữa.

Sách để tham khảo:

Mời đọc tác phẩm: Tôn tử binh pháp, Thiên Thứ nhất – Trang Sách Truyện Việt Nam thư quán

Miến Đã Đi Rồi

 Miến Đã Đi Rồi

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

tuongnangtien's picture

tuongnangtien

RFA

Dù cùng sống chung ở San Francisco Bay Area, tôi chưa bao giờ gặp mặt Kyle Mizokami. F.B, email, chit chat, điện thoại – qua lại – cũng không luôn. Tuy thế, tôi vẫn nghi ngại rằng cái ông nhà báo này có máu … bài Tầu hay tư thù (chi đó) với qúi vị lãnh đạo của nước Trung Hoa Lục Địa.

Thằng chả cứ kiếm chuyện cà khịa với con người ta hoài à. Năm 2014, Kyle Mizokami chế nhạo: “Quân đội Trung Quốc là con rồng giấy.” Nói tới vậy mà vẫn chưa đã nư, và cũng chưa đã miệng, nên đương sự còn thòng thêm vài câu nữa:

Beijing embraces its worst neighbors in part to keep them in check. This worked with Pakistan, but failed with North Korea. In Myanmar, China cozied up with the oppressive military regime only for it to suddenly open up and seek ties with the West and Japan. China’s net gain was years of condemnation for supporting the junta—which is to say, a net loss.

“Bắc Kinh bảo bọc các láng giềng tồi tệ nhất một phần là để giữ họ trong vòng kiểm soát. Điều này có hiệu quả với Pakistan, nhưng không thành công với Bắc Triều Tiên. Tại Miến Điện, TQ nồng ấm lên với chế độ quân sự áp bức chỉ vì nó đột nhiên mở ra và tìm kiếm các mối quan hệ với phương Tây và Nhật Bản. Cái ‘được’ của TQ là nhiều năm bị lên án vì ủng hộ cho chính quyền quân sự – đó thật ra là chỉ lỗ nặng.” (The Chinese Military Is a Paper Dragon. Bản dịch của Phan Văn Song).

Qua năm 2015, Miến Điện không chỉ “đột nhiên tìm kiếm các mối quan hệ với phương Tây và Nhật Bản,” mà còn thản nhiên từ bỏ luôn chế độ quân phiệt nữa. Burma, rõ ràng, đã “thay lòng đổi dạ.” Thái độ, tất nhiên, cũng đổi thay hẳn. Trung cộng, phen này, không chỉ “lỗ nặng” mà lỗ chỏng gọng luôn:

Chính phủ Miến Điện từ chối dự án thủy điện Myitsone hơn 3 tỷ USD … là một “cái tát” đối với  Trung Quốc

–  Miến Điện tuyên án chung thân khổ sai 153 công dân Trung Quốc

Chiến đấu cơ Myanmar ném bom lãnh thổ Trung Quốc, 4 người chết

Xung đột sắc tộc ở miền bắc, quan hệ Miến Điện -Trung Quốc rạn vỡ

Đám tướng lãnh ở Nay Pyi Taw tuy tham lam, và ác độc nhưng không hoàn toàn ngu ngốc. Ít nhất thì chúng cũng không ngu đến nỗi mang những phần đất chiến lược của đất nước cho thuê  (và cũng không để cho Trung Cộng đấu thầu những dự án có thể đe doạ đến an ninh quốc phòng) như đám cộng sản Việt Nam. Do thế, thay vì dậy ngay cho thằng em một bài học, Vương Nghị lại lật đật bay qua thủ đô Miến Điện để chúc mừng tân chính phủ, và còn “cam kết sẽ không can thiệp vào nội bộ của Myanmar” (pledging that China would not interfere in the internal affairs of Myanmar). Đúng là mềm nắn rắn buông!

Ông Ngoại Trưởng quả là một kẻ thức thời. Cái thời mà Mao Trạch Đông có thể “xuất khẩu cách mạng” và cung cấp súng đạn – vô tội vạ – cho Miến Cộng, Miên Cộng, Mã Cộng, Thái Cộng, Phi Cộng, Việt Cộng … để quấy phá Á Châu đã qua tự lâu rồi.

Theo Reuters, ngân sách quân sự của Trung Cộng năm 2016 không nhiều nhặn gì cho lắm (135.39 tỷ Mỹ Kim) chỉ bằng khoảng một phần tư của Hoa Kỳ vào cùng thời điểm. Đã ít rồi mà phần lớn lại chỉ được dùng vào việc trị an, nghĩa là để “đối phó” với hơn một tỉ người dân trong nước. Đó là lý do khiến cho Vương Nghị phải đành xuôi xị: “cam đoan không can thiệp vào nội bộ của Myanmar.”

Nói tóm lại là Thúy đã đi rồi. Miến cũng đi luôn. Nàng Đã “ôm cầm qua thuyền khác.” Từ nay đường ai nấy đi, tiền ai nấy sài, nhà ai nấy ở, hồn ai nấy giữ.

Ngó hình của Daw Aung San Suu Kyi bên cạnh Barack Obama tình tứ và mặn nồng (coi) thấy ghét. Dám phải có kẻ … ghen!

Ảnh: nytimes

Có ghen tuông cỡ nào chăng nữa thì cũng đã muộn màng rồi. Quyền lực cứng của Bắc Kinh, chắc chắn, không thể nào giữ được Burma trong vòng tay nữa. Thế còn quyền lực mềm của họ thì sao?

Đây là một câu hỏi hết sức ngây thơ. Xin thưa là chẳng có “trăng/sao” gì ráo trọi. Trung Cộng không thể sử dụng “soft power” ở bất cứ nơi đâu, chứ chả riêng chi tại Myanmar, giản dị chỉ vì họ chưa bao giờ có được thứ quyền lực này cả.

Bức hình bên trên tôi chụp ở Rangoon vào hai tháng trước, tháng 4 năm 2016. Tôi đố bạn tìm được một chữ Tầu nào trong đó, nửa chữ cũng không luôn.

Cả nước Miến Điện chỉ có một cái Viện Khổng Tử duy nhất ở Mandalay thôi, và mãi tới năm 2013 mới khai giảng được một lớp đàm thoại tiếng Hoa đầu tiên nhưng chưa chắc đã có ma nào theo học. Người Miến gốc Hoa, tất nhiên, khỏi cần phải học nói tiếng Tầu. Còn người Miến, cũng như người Miên, chớ có phải người điên đâu mà học tiếng Trung Hoa làm chi – mấy cha?

Ảnh hưởng rõ nhất (và dám là duy nhất) của người Trung Hoa ở Miến Điện là … món phá lấu lòng heo. Đây là thức ăn  được cả nước ưa chuộng, bất kể là dân thôn quê hay thành thị, bởi hết sức ngon và vô cùng rẻ. Chỉ có điều rất phiền là hàng quán ở Myanmar này (thường) chả có rượu bia gì ráo!

Quán phá lấu cạnh hồ Inya, Yangon. Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Quán phá lấu ở một làng quê, thuộc thành phố Bago. Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Cũng như người Lào, người Miến hiền lành đến độ khiến tôi (đôi khi) phải … lấy làm ái ngại. Những ông phu xe ba bánh đều xua tay và lắc đầu quầy quậy, nếu hành khách có nhã ý trả cho họ một số tiền nhiều hơn giá cả thông thường. Qúi ông tài xế taxi ở Myanmar cũng thế. Dù xe không có máy tính tiền, cũng chả thấy ai mặc cả hay trả giá lôi thôi gì ráo.

Tôi hay la cà ở những tiệm ăn vỉa hè nên thỉnh thoảng vẫn bị chủ quán vội vã rượt theo, la ơi ới, vì tưởng thực khách bỏ quên tiền – số tiền trà nước (pour boire) để lại tại bàn. Xã hội Miến Điện vẫn cứ giữ được nét hiền lành này thêm bao lâu nữa là một câu hỏi tuy thú vị nhưng rất khó trả lời.

Cứ nhìn những bích chương quảng cáo trường học (thuần bằng Anh ngữ) du khách cũng có thể biết được là Burma đang hăm hở mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Mà “thế giới bên ngoài” thì (than ôi) không hẳn đã toàn những điều tử tế!

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Dù phải trải qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ quân phiệt, giềng mối của xã hội Miến Điện đến nay (may thay) vẫn còn chặt chẽ – theo như nhận xét của giáo sư Cao Huy Thuần: “Ở Myanmar, dù tướng tá có hư hỏng, văn hóa đó vẫn còn tốt, xã hội đó vẫn còn tốt, con người ở đó vẫn còn tốt, vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung.”

Và sở dĩ dân tộc này “vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung” là nhờ vào niềm tin vững bền vào quốc giáo của họ:

“Người Miến Điện, khi bị cai trị bằng súng đạn, vẫn có một sức mạnh bền bĩ nhờ tín ngưỡng. Họ dùi mài niềm tin trong im lặng, thâm trầm, y cứ vào lời dạy của giáo chủ để làm phương châm sống. Sự dùi mài niềm tin ấy trở thành máu thịt, rèn luyện họ thành những trí tuệ biết tập trung vào công việc.

Những đền đài và tượng đài vĩ đại nhất thế giới của họ không làm bằng sự tự mãn, bằng xương máu, hoặc để được ghi vào sách Guiness, mà được tỉ mỉ dựng xây từ thế hệ này qua thế kỷ khác, bằng công và của chắt chiu từng ngày… Các lớp học trong chùa suốt năm thập niên qua tiếp tục dạy con người trở thành kẻ hiền lương trong mọi hoàn cảnh.” (Từ Khanh, “Yangon, Những Lớp Học Não Nề Nhưng Đầy Hy Vọng” – Đàn Chim Việt).

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Ngày tháng ở Burma, tôi cứ có cảm giác nôn nao khi thấy hàng chữ “Moving Myanmar Forward” in trên những chiếc taxi ở đất nước này. Miến Điện, rõ ràng, đang chuyển động và cố nhoai mình về phía trước – moving forward.

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Dù muộn – cuối cùng –  dân tộc này cũng đã tạo được cơ hội để hoà nhập vào hướng tiến chung của loài người. Đất nước tôi thì chưa, và không biết sẽ còn phải chờ đợi thêm bao lâu nữa?

Formosa không sai!!!

Formosa không sai!!!

Trần Quốc Việt (Danlambao) – Formosa không sai khi xây dựng nhà máy thép tại Vũng Án vì đây là một trong những “ chủ trương lớn của Đảng”.

Formosa không sai khi đưa đường ống xả thải khủng ở dưới biển ra thật xa bờ vì làm đúng theo lời Đảng khuyên hãy “vươn ra biển lớn”.

Formosa không sai khi không công bố sự thật về nguyên nhân cá chết vì làm theo đúng lời dạy của Lê Nin, một trong những đại tổ phụ của Đảng, là “Nói sự thật là thói quen tiểu tư sản. Ngược lại, nói láo thường được biện minh bởi mục đích của nói láo.”

Formosa không sai khi gây ra thảm họa môi trường biển vì noi gương tinh thần kiên cường ngày xưa của Đảng là phải chiến thắng cho được “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn”.

Formosa không sai khi không tin biển đã chết, mà cho dù biển chết chăng nữa thì họ luôn luôn tin Đảng có thể tạo ra biển khác như Đảng có thể tạo ra mặt trời thứ hai- “ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

Formosa không sai khi tin người dân Việt Nam sẽ không bao giờ đói khổ do biển chết bởi vì Đảng từng dạy nhân dân Việt Nam rằng “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Tóm lại Formosa không sai gì. Đảng không sai gì. Chỉ có nhân dân ta là lú lẫn, nóng vội và sai lầm khi muốn biết ngay bây giờ sự thật về cá chết. Sự thật ấy sẽ công bố vào ngày Việt Nam có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện mà họ nói không biết trăm năm tới nữa có được hay không. Còn bây giờ hãy sống và chết như Đảng và Formosa đã lập trình.

09.06.2016

Trần Quốc Việt

danlambaovn.blogspot.com

Ngẫm chuyện xưa nay: Nghêu Sò Ốc & Thị Hến Quốc Hội

Ngẫm chuyện xưa nay: Nghêu Sò Ốc & Thị Hến Quốc Hội

Lão Trượng (Danlambao) – Vở tuồng hiện nay đang diễn ra trên đất nước nhưng chưa có tác giả dàn dựng, Thị Hến ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lọt vào mắt cú vọ Ba Ếch nên được gánh hát Hành Phương Bắc đến Hải Dương rồi đóng đô Hà Nội. Thị Hến Nguyễn Thị Kim Ngân lên như diều gặp gió, ngày 31 tháng Ba vừa qua làm chủ tịch Quốc Hội, dưới trướng có 500 Nghêu Sò Ốc Hến…

*

Theo Wikipedia thì Ngao Sò Ốc Hến hay Nghêu Sò Ốc Hến, là một tuồng tích dân gian rất nổi tiếng từ Bắc chí Nam tại Việt Nam. Nhân vật, cũng như tình tiết trong tuồng tích này, dưới nhiều biến thể khác nhau, đã trở thành điển cố, điển tích sân khấu sau này.

Nguyên tên chữ của vở tuồng là Di Tình, là một vở tuồng đồ (tức tuồng do các nhà nho nghèo sáng tác hoặc dựa theo tích dân gian) sáng tác bằng văn vần chữ Nôm, tuy nhiên dân gian thường gọi theo tên một số nhân vật trong tuồng. Tác giả khuyết danh, không rõ thời gian sáng tác, vở tuồng được xem là xuất phát từ tuồng Quảng Nam, sau lan đến cả Bình Định rồi phổ biến cả nước.

Nội dung câu chuyện với hình ảnh Trộm Ốc nhờ thầy bói Nghêu gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải Thị Hến lên trình quan huyện. Khi đến công đường, Thị Hến đã làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Kết quả là Trùm Sò mất tiền, thầy Lý bị đòn, Thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là cảnh cả quan huyện, thầy đề, thầy lý vì mê mẩn Thị Hến chạm mặt nhau và bị các bà vợ đánh ghen tại nhà Thị Hến.

Đây là tuồng hài do tác giả sống trong dân gian sáng tác, lấy đề tài trong cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem, nội dung mang tính châm biếm, đả kích quan lại địa phương, giàu chất hài hước, làm cho vở diễn có sức hấp dẫn từ đầu đến cuối… Nhiều nhân vật trong vở trở thành những thành ngữ thông dụng trong dân gian.

Ban đầu, vở tuồng mang tính chất là tuồng dân gian, tình tiết không cố định, chỉ lưu hành trong dân gian. Theo thời gian vở tuồng được dàn dựng với tính cánh hài độc đáo tạo thành bức tranh vân cẩu trong xã hội nên trở thành phổ thông…

Trước năm 1975 tại miền Nam, vở cải lương Nghêu Sò Ốc Hến do nghệ sĩ Năm Châu chuyển thể và nghệ sĩ Ba Vân làm đạo diễn, với các diễn viên Trường Xuân (Bói Nghêu), Thanh Điền (Huyện Trìa), Thanh Kim Huệ (Thị Hến), Nam Hùng (Thầy Đề), Tô Kim Hồng (Bà Huyện), Giang Châu (Trùm Sò)… đã thu hút khán giả thưởng ngoạn, nhiều câu đối thoại trong vở tuồng trở thành nổi tiếng trong dân gian. Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng Kim Dung tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Chẳng hạn như tên Trùm Sò, là một danh từ riêng, có một thời gian đã trở thành một danh từ chung, một tính từ, đồng nghĩa với keo kiệt, hà tiện. Ví dụ: “Thôi đừng trùm sò quá. Có mấy chục ngàn mà.” Sự chuyển thể này tương tự như tên Sở Khanh, một nhân vật trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã trở thành một danh từ chung hoặc tính từ chỉ người đàn ông thiếu tư cách, người tồi trong cách đối xử với phụ nữ.

Điển hình nhân vật Trùm Sò khi xuất hiện với những câu:

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Làm gì mệt? Làm có vậy mà mệt? Làm từ sáng sớm tới chiều tối mà than mệt.

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Sao làm biếng quá vậy? Trai trẻ gì làm biếng quá vậy. Tao đi ăn giỗ cả ngày có mệt mỏi gì đâu

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Im… Mấy người nghèo không được quyền nói, để mấy người giàu người ta nói

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Có hứa là thưởng liền chớ hổng có nói gì hết. (Giả vờ lục lọi trong người). Thôi rồi, bỏ quên tiền trong nhà rồi. Sáng mai thưởng sớm hé. Sáng mai thưởng sớm.

Trùm Sò nói với Ất: Mày tính bằng tao tính hông. Tao tính riết rồi muốn sói đầu hết rồi thấy hông.

Trùm Sò nói với Ất: Cái gì? Ai nói cho mày mượn? Tiền bạc để trong tủ nó mục hay sao mà cho mượn mậy. Tao cho vay. Mày nhớ kỹ là tao cho vay. Tao chuyên môn cho vay mà.

Trùm Sò nói với Giáp: Đưa ra 10 quan mà lấy vô 130 quan đâu có nhiều nhỏ gì đâu mậy!

Trùm Sò: Trời nào đánh trâu. Thôi dẹp…. Ông trời ổng đánh mày. Mày sàng qua, sàng lại rồi mày né cách nào cho trúng con trâu…

Nhân vật Thị Hến xuất hiện khi trưởng thôn âm mưu dùng gói đồ trộm này để sai người lén để vào nhà của Thị Hến để vu oan cho nàng. Thế rồi pháp sư Bảy và cô Ba đồng bóng bàn bạc với nhau về kế hoạch của trưởng thôn về việc giả lên đồng để đi tìm đồ trộm cho Trùm Sò. Trùm Sò không hề biết là hắn nằm trong kế hoạch riêng của trưởng thôn.

Thị Hến nhan sắc mặn mà, nhiều đấng mày râu thèm nhỏ dãi nhưng nàng tâm sự với Cua, em gái nàng, rằng nàng không muốn tái giá. Thị Hến cũng tỏ rõ sự căm ghét đối với bọn quan lại, nhà giàu bóc lột dân làng. Cua là người yêu của chàng Ốc. Cua tiết lộ cho Ốc biết rằng trưởng thôn chính là người đã đốt quán nước của chị mình để tạo áp lực bắt Thị Hến làm vợ lẽ. Cua không biết rằng Ốc vì muốn có tiền để giúp chị em Ốc dựng lại quán nước nên đã trộm của nhà Trùm Sò. Ốc cũng cầu hôn của bằng số vàng bạc mà chàng ta trộm được ở nhà Trùm Sò. Cua sau khi biết là đồ trộm đã trách Ốc và đề nghị chia tay, nhưng Thị Hến đã khuyên can và thể hiện sự cảm thông dành cho Ốc.

Vụ án lại xảy ra tại công đường, quan huyện trách thầy đề tại sao không có ai kiện thưa và yêu cầu thầy đề phải làm sao cho dân tình thưa kiện lẫn nhau. Buổi kiện hôm đó là vụ của Trùm Sò kiện Thị Hến vì đã tàng trữ đồ trộm. Mặc dù trưởng thôn và Trùm Sò đã “biết luật” và dâng “quà biếu” lên cho quan, nhưng vì quan đã mê mệt trước Thị Hến, nên quan đã xử trưởng thôn và Trùm Sò thua kiện. Cuối buổi, quan hẹn Thị Hến tối đó sẽ ghé nhà nàng. Sau khi quan đi khỏi, thầy đề bảo với Thị Hến rằng quan sẽ không thể tới được vì vợ quan sẽ không cho phép, nên đề nghị với nàng để thầy đề ghé nhà.

Vợ quan huyện, vợ thầy đề, và vợ trưởng thôn không thấy chồng về nên đi tìm khắp nơi. Quan viện cớ đi kiểm tra dân tình vào lúc đêm tối, thực ra là để đến nhà Thị Hến. Vợ quan trong lúc ghen tuông, bà ta đã vô tình nói ra việc chức quan của chồng mình là do bà đã đút lót mà có được. Bà đã lột quần áo ngoài của quan, hy vọng quan sẽ xấu hổ mà về, nhưng quan vẫn tiếp tục đi đến nhà Thị Hến.

Chị em Hến và Cua đang chuẩn bị nhà cửa để đón tiếp các vị khách theo như kế hoạch của hai nàng. Người đến đầu tiên là trưởng thôn. Sau đó thầy đề đến, trưởng thôn sợ hãi phải núp dưới gầm giường. Khi quan tới, thầy để cũng hoảng hốt nấp vào bồ lúa. Chỉ một chốc, các bà vợ đã ập tới để bắt tại trận các ông chồng đi đêm của mình.

*

Sau năm 1975 vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến lại thay hình đổi xác. Theo bài viết của Đỗ Ngọc Thạch qua vở tuồng nầy thì với các nhân vật theo vở tuồng tân thời, ở làng Đào Kép… họ đều hành nghề đúng như các nhân vật trong vở tuồng: Người tên Nghêu làm nghề thầy bói và có tới nửa số người tên Nghêu bị mù như vậy. Người tên Sò đều thành nhà giàu, thành ông Trùm, người tên Ốc đều thành kẻ trộm và những cô gái tên Hến đều làm nghề “mua đồ ăn trộm” như Thị Hến trong vở tuồng!…

Lê Nghêu bị mù bẩm sinh! Tuy bị mù, nhưng Nghêu vẫn có thể đi lại bình thường trong nhà cũng như trong làng nhờ có đôi tai cực thính và cái mũi có tài ngửi mùi còn hơn cả những con chó ngửi mùi giỏi nhất! Nghêu nhanh chóng học thuộc tất cả những thuật tử vi, tướng số của người bố và mới chỉ mười tuổi, danh tiếng bói toán của Nghêu đã vượt xa người bố!

Nhân vật Trần Sò là con trưởng làng. Nhà trưởng làng chuyên làm hương mà giàu có nhất nhì không chỉ trong làng mà cả trong phủ, huyện. Nhờ có bí quyết gia truyền làm hương trầm đã từ ba đời, Nhang của trưởng làng có mùi hương thơm đặc biệt nên rất đắt hàng, kẻ ăn người ở trong nhà có đến gần trăm người. Trần Sò được cha gửi học những ông thầy Đồ danh tiếng trong vùng nên giữa đám đông những người nông dân đa phần mù chữ do đói nghèo, Trần Sò là người danh giá số một. Cái biệt hiệu “Trùm Sò” cũng là sự chuyển dịch thuận chiều từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến sang Trần Sò!

Nhân vật Ốc vốn là trẻ mồ côi sống vạ vật ngoài chợ Huyện. Lúc Ốc gần mười tuổi thì được Ốc bố, đang là một tay trộm nổi tiếng nhất làng Đào Kép đem về nuôi và truyền hết bí quyết của nghề ăn trộm, cho nên Ốc con cũng nhanh chóng nổi tiếng như Ốc bố.

Nhân vật Thị Hến có phần đặc biệt hơn cả. Tất cả những người lấy tên Hến của làng Đào Kép đều là con nhà khá giả nhưng sau khi trải qua vài lần gia đình đổ vỡ, vài cuộc tình ngang trái, éo le thì đều bỏ nhà ra ở riêng và sống độc thân với nghề cầm đồ. Thời nào cũng vậy, lúc thịnh cũng như lúc suy, nghề cầm đồ tuy có lên bổng xuống trầm nhưng không bao giờ mất đi mà luôn tồn tại dai dẳng, thiên hình vạn trạng. Nhân vật Thị Hến là một cô gái xinh đẹp, quyến rũ. Ngoài nhan sắc trời cho, Thị Hến còn được thừa hưởng của người mẹ năng khiếu diễn tuồng, nhất là khi vào vai Đào Lẳng thì người xem bị cuốn hút tuyệt đối!

Thị Hến làm một chuyến Hành Phương Nam dĩ nhiên có thêm các nhân vật bám đuôi… Chuyến du hành Phương Nam diễn ra thật thuận buồm xuôi gió, ba người Nghêu, Ốc và Thị Hến đã đi một vòng hết lượt tất cả các các nơi nổi tiếng cả về người và đất của Miền Nam tràn ngập nắng và gió, mà chẳng hề gặp bất cứ khó khăn, trở ngại gì khiến cho cả Ốc và thầy Nghêu vẫn chưa thể “tỏ tình” với Hến… Tới bất cứ đâu, Thị Hến cũng ngỡ ngàng, đắm say trước cảnh vật tràn đầy sức sống của những vùng đất mới. Hồi còn nhỏ, Hến chỉ biết Miền Nam qua những câu hát “Miền Nam em dừa nhiều. Miền Nam em dứa nhiều. Miền Nam em xoài thơm. Miền Nam em khoai bùi…”. Giờ thì Miền Nam đã ở ngay trước mặt Thị Hến, đang từng phút từng giây, từng ngày chinh phục Thị Hến và cuối cùng thì Thị Hến đã bị chinh phục hoàn toàn: Thị Hến quyết định vào hẳn Miền Nam sinh sống nốt nửa đời còn lại!

Theo lời thầy Nghêu, ở Thị Hến có một mùi gì đó thật kỳ lạ, nó khiến con người ta như là có thêm sức sống, sự khát khao điều gì đó!… nên Thị Hến dễ chinh phục.

*

Vở tuồng hiện nay đang diễn ra trên đất nước nhưng chưa có tác giả dàn dựng, Thị Hến ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lọt vào mắt cú vọ Ba Ếch nên được gánh hát Hành Phương Bắc đến Hải Dương rồi đóng đô Hà Nội.

Thị Hến Nguyễn Thị Kim Ngân lên như diều gặp gió, ngày 31 tháng Ba vừa qua làm chủ tịch Quốc Hội, dưới trướng có 500 Nghêu Sò Ốc Hến…

Chỉ trong một tuần thì xảy ra hình ảnh cá chết hàng loạt ở ven biển, ngày 6/4 ngư dân địa phương phát hiện cá chết vùng biển một số xã thuộc Kỳ Anh ở Hà Tĩnh. Bốn ngày sau, hiện tượng tiếp diễn tại vùng biển ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Đến ngày 19/4, hiện tượng cá chết hàng loạt xuất hiện ở vùng biển Quảng Trị và tiếp tục lan rộng 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thứa Thiên vào Thừa Thiên – Huế… dọc theo ven biển dài 240 km. Theo giới quan sát thì nguyên nhân xảy ra do “yếu tố gây độc trong môi trường nước” nên thảm họa hiện tượng cá chết bởi ô nhiễm nguồn nước do các nhà máy tại khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tỉnh xả thải gây độc.

Vũng Áng trở thành khu kinh tế theo quyết định của Thủ Tướng CS vào tháng 4 năm 2006. Tổng diện tích là 227,81 km2, bao gồm 9 xã nằm trong huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian tỉnh Hà Tĩnh cho thuê đất của khu kinh tế Vũng Áng kéo dài 70 năm, là một dự tính nằm trong chiến lược của Trung Cộng. Đây là khu vực riêng của người Tàu, ngay cả chính quyền CSVN cũng không được xâm phạm. Công ty Gang Thép Formosa Hà Tĩnh thuộc Formosa Plastics Group của Đài Loan nhưng hầu bao (cổ phần) nắm số lượng lớn lại thuộc Trung Quốc, công ty nầy chiếm 33 km2 tại khu kinh tế Vũng Áng. Nhà máy luyện gang thép Formosa thiết lập đường ống thải chất cặn bã độc hại ra biển.

Như đã đề cập, thảm nạn cá chết mang hậu quả tai hại cho người dân các tỉnh miền Trung. Hình ảnh cá chết và những bài viết về trường hợp nầy phổ biến rộng rãi từ trong nước đến hải ngoại. Tác hại về môi trường rất khó lường vì tác hại lâu dài.

Trong thời gian gia, giới chức trách nhiệm thì lấp la lấp liếm, âm ớ hội tề… không đưa ra nguyên do mà theo giới quan sát thì do chất thải độc hại của Formosa.

Người dân ý thức được vấn đề đó nên biểu tình đòi bảo vệ mội trường, đòi xử phạt nhiêm minh tổ chức gây ra thảm họa thì bị công an, mật vụ… đàn áp thẳng tay! Đại biểu Quốc Hội phải đại diện tiếng nói người dân thì lại câm như hến.

Chủ tịch Quốc Hội chỉ biết cho cá ăn trong ao khi tiếp đón TT Obama mà không biết cá chết ven biển Đông trong 6 tuần lễ qua hay sao?

Cái dzụ Thị Hến Chủ Tịch Quốc Hội cho cá ăn trở thành trò cười cho bàng dân thiên hạ. Theo trang web của Dân Làm Báo:

“Sáng 23/5/2016, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rủ tổng thống Obama đến thăm ao cá “bác Hồ” và thực hiện “nghi thức” cho cá ăn.

Video cho thấy cảnh Obama từ tốn ném từng miếng thức ăn cho cá, xem đây như một thú vui tao nhã. Trái lại, bà Ngân mặc dù mặc bộ áo dài khá duyên dáng nhưng lại tỏ ra khá vội vã, tay bà vốc từng nắm thức ăn to tổ bố rồi quăng xuống ao, y hệt như cách cho heo ăn.

Có lẽ do sốt ruột vì phải “diễn” quá lâu, bà Ngân bèn cầm cả xô thức ăn mang đổ hết xuống ao, vừa nhanh gọn, lại đỡ rườm rà. Cũng may là bà không ném luôn cái xô vào đầu lũ cá đang loi nhoi dưới ao.

Khuôn mặt tổng thống Obama chỉ kịp ồ lên một cách ngạc nhiên trước “nghi thức” khá thô thiển của bà nữ chủ tịch quốc hội.

Chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ cho thấy sự khác biệt lớn trong phong cách hành xử của hai vị lãnh đạo, một bên là do dân cử, còn một bên là đảng cử”.

Và, theo ghi nhận của Hồ Liệt Ngư (Danlambao) – “… Hình ảnh bà ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, kiêm chủ tịch đảng hội, cộc cằn thô lỗ, vốc từng nắm cá quăng xối xả xuống ao như quăng cám vào chuồng lợn, hất nguyên cái xô thức ăn xuống ao như đi đỗ bô, rồi vội vã ngoảy đít quay đi làm Obama chỉ kịp ồ một tiếng và vẫy tay chào lẹ đàn cá để theo kịp bà Ngân, đã làm cho cư dân mạng vừa cười ngất ngư vừa xấu hổ cho đất nước Việt Nam có một mụ cộng sản vô văn hóa, cục mịch như thế lại ngồi ngất ngưởng trên đầu và đại diện cho 90 triệu dân Việt trong cái gọi là Quốc Hội Việt Nam.

Có bạn đã bênh vực màn diễn cho “cá bác Hồ” đớp cám heo của đồng chí Kim Ngân rằng – đồng chí gái xuất thân từ ao cá tra Bến Tre, may mà đồng chí ấy đứng trên bờ ao quăng cám cho cá chứ đồng chí ấy diễn show theo kiểu nông dân Nam bộ, ngồi trên cầu lắt lẻo khó coi mà cho cá ăn thì Ồ-ba-ma có nước mà Ồ-chết-bỏ…”.

Thị Hến Kim Ngân không biết gì việc cho cá ăn, cá rất tạp ăn, người cho chỉ rải cho cá ăn từ từ, thức ăn cho cá có nhiều protéin, cá rất tham ăn, đớp nhiều quá sẽ bị đầy bụng. Có lẽ Thị Hến cùng bọn ăn hại đái nát nầy đớp nhiều quá nhưng không sao nên tưởng cá cũng như thế!

Trong khi đó thì TT Obama được “quân sư” hướng dẫn nghệ thuật cho cá ăn nên xử dụng tuyệt chiêu Mãn Thiên Hoa Vũ (mưa hoa đầy trời) mà Kim Dung mô tả trong Anh Hùng Xạ Điêu.

Đây là tuyệt chiêu phóng ám khí. Khi ra tay thì ám khi bay đầy trời, đối thủ hết thoát. Chiêu này xuất phát từ Tây Vực người xài chiêu này nhất thiết phải là nữ và điều kiện tiên quyết nhất nữa là phải xinh đẹp và thân hình “rực lửa” thì sử chiêu mới đạt đến độ vi diệu . “Hoa” ở đây cũng giống như một loại ám khí thông thường các cao thủ có nhiều chiêu giấu ám khí rất lợi hại. Ám khí có thể ngậm trong miệng giấu trong tay áo, trong binh khí… nói chung là càng bí ẩn kín đáo thì hiệu quả càng cao.

Tây Vực nổi tiếng về kỳ hoa dị thảo, độc trùng rắn rết…. tuỳ tiện chọn đại cũng đủ cả trăm loại để kết thành bộ Bách Hoa Y. Khi sử dụng chiêu này chỉ cần xoay người như bông vụ thì quần áo trên người cũng tự nhiên không cánh mà bay vào đối thủ.

Bắc Cái Hồng Thất Công dựa vào môn võ công nầy để sáng chế nhằm phá bầy rắn của Tây Độc Âu Dương Phong và dạy cho Hoàng Dung.

Tuyệt chiêu Mãn Thiên Hoa Vũ và Thiên Nữ Tán Hoa cũng tương tự như nhau nhưng khác nhau cách sử dụng. Có lẽ khi Ba Ếch gặp Thị Hến lúc hàn vi đang nuôi heo truyền cho tuyệt chiêu dùng xô cám hất vào máng cho heo ăn nên áp dụng chiêu thức nầy với cá nuôi trong ao…

Thị Hến Kim Ngân được giới truyền thông trong nước ca ngợi là “niềm hãnh diện cho phụ nữ Việt Nam” nhưng khi xuất hiện nơi ao cá thì hình ảnh nầy là điều sỉ nhục cho phụ nữ VN!

Thị Hến Chủ Tịch Quốc Hội ơi!. Cá chết là hiện tượng báo nguy cho Nghêu Sò Ốc Hến.

Trong đời thường, lão tôi tối kỵ và không thích nghe, đọc, huống hồ hạ bút khi đem nữ giới ra chế giễu và đả kích (có lẽ từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, hình ảnh mẫu thân cao quý, thiêng liêng quá, như cây đại thụ nghìn năm nên ảnh hưởng và biến đổi quan niệm sống cho bản thân)… nhưng trường hợp Nguyễn Thị Kim Ngân là người quyền lực cao nhất nước và được giới truyền thông trong nước, đảng, nhà nước CS ca tụng tận mây xanh nên đành phá lệ đã “vi phạm” điều tối kỵ này. Thiện tai!

Lão Trượng

danlambaovn.blogspot.com

Thủ phạm gây ra nguyên nhân cá chết

Thủ phạm gây ra nguyên nhân cá chết

Thạch Đạt Lang

14-6-2016

Một số nghệ sỹ dùng nghệ thuật để lên tiếng vụ vụ cá chết hàng loạt ở cầu Tràng Tiền, Huế. Ảnh: internet

Ngày 02.06.2016, Trương Minh Tuấn bộ trưởng bộ Thông Tin và Truyền Thông, nhưng dân chúng thường gọi là bộ bốn Tê (Tình, Tiền, Tài, Tật) đã có cuộc họp báo về nguyên nhân cá chết.

Trong cuộc họp báo, ông Tuấn cho hay là nhờ vào sự làm việc nhanh chóng, cấp kỳ, triệt để nghiêm túc của các nhà khoa học nên sau gần 2 tháng đã tìm ra được nguyên nhân cá chết hàng loạt ở bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, vì sự tế nhị của vấn đề nên phải chờ một thời gian phản biện, xác minh của các phần sở, cơ quan liên hệ rồi mới (được phép) công bố kết quả điều tra.

Bên lề cuộc họp báo, bộ trưởng Trương Minh Tuấn còn nói rõ hơn là “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó”!

Câu nói bên lề ngoài phòng họp gây ra một trận bão cười, chế diễu trên facebook. Nhiều người cười ông nói chuyện huề tiền. Riêng người viết nhận thấy ông Tuấn vậy mà thâm. Thâm cực kỳ, thâm triệt để, thâm đến thế là cùng, không thể thâm hơn được.

Ông Trương Minh Tuấn thật ra không nói chuyện huề tiền đâu. Là bộ trưởng Thông Tin & Truyền Thông, ông Tuấn dư hiểu biết tối thiểu, nguyên nhân gây ra cá chết là do ai, vì sao?

Với phương tiện khoa học, kỹ thuật, hightech hiện nay, để điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt người ta có thể phân tích thành phần nước biển, các hóa chất bên trong, sự chuyển động các luồng nước, thủy triều, sự thay đổi sinh thái đại dương, địa chấn dưới lòng biển sâu, mổ xẻ xác cá chết… Kết quả sẽ có trong vòng 24 giờ đồng hồ, chậm nhất là vài ngày chứ thể kéo dài hơn hai tháng.

Cho rằng việc điều tra nguyên nhân cần phải chờ cả năm là lời ngụy biện của những kẻ gian manh, thâm độc, a dua với cái ác để hãm hại người dân, bênh vực, bào chữa cho chế độ CS.

Là một cán bộ, đảng viên cao cấp trong hệ thống độc đảng sắt máu, để bảo vệ chỗ ngồi, mạng sống, tài sản, cơ nghiệp của mình và gia đình đã luồn lọt, len lỏi, chạy chọt bao nhiêu năm, Trương Minh Tuấn không thể nói rõ mà phải bóng gió để ai hiểu được thì hiểu.

Chịu khó suy nghĩ, phân tích kỹ lưỡng câu nói của Trương Minh Tuấn, sẽ thấy rõ ngay ý của ông bộ trưởng ăn nói (có vẻ) ấm ớ này.

Thủ phạm trực tiếp thì đương nhiên là Formosa rồi, nhưng còn thủ phạm gián tiếp?

Ông Tuấn muốn ám chỉ, không ai khác ngoài đảng CSVN và tứ đầu chế Trọng, Quang, Phúc, Ngân và những kẻ tiền nhiệm như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng…

Gần 2 tuần lễ đã trôi qua từ khi Trương Minh Tuấn họp báo, chưa thấy có nhúc nhích, rục rịch gì về chuyện phản biện, xác minh thêm về nguyên nhân thảm họa.

Để làm dịu cơn sốt, sự lo lắng về biến cố chấn động gây nguy hiểm cho sức khỏe của toàn dân, đảng CSVN – thủ phạm gián tiếp việc cá chết hàng loạt – đưa Tôn Nữ Thị Ninh ra khuấy động một sự việc xảy ra 47 năm về trước: Vụ Bob Kerrey và toán đặc nhiệm của ông bắn chết 24 người dân ở Thạnh Phong, Bến Tre.

Thế là cả mạng xã hội ồn ào, (tạm thời) quên đi vụ Formosa, quay nòng súng (online) chĩa sang Tôn Nữ Thị Ninh, tới tấp khai hỏa.

Có ăn, có học nhưng già đầu còn dại, lại thêm máu ăn trên, ngồi trước. Gần thất thập cổ lai hy nhưng vẫn thích đè đầu, cỡi cổ thiên hạ, cho nên Tôn Nữ Thị Ninh ăn đạn cũng không oan uổng gì lắm, cho bỏ tật hỗn láo, xấc xược thâm căn, cố đế của người cộng sản. Hậu quả thế là còn nhẹ.

Tuy nhiên, Tôn Nữ Thị Ninh là chuyện nhỏ, khi Bob Kerrey đã quyết định trụ lại chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Tín Thác, sẽ chẳng còn gì đáng bàn thêm. Ông Kerrey chỉ là người đảm trách nhiệm vụ vận động tài chánh, không giữ nhiệm vụ giảng dạy, chẳng nên lo lắng sinh viên nào sẽ gọi ông là thầy.

Hãy trở lại chuyện chính. Đừng quên rằng các độc chất khiến cá chết hàng loạt sẽ không chừa một ai, dù là những người đứng đầu bộ chính trị như: tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng hay người dân nghèo khổ, đói ăn, thiếu mặc.

Nước mắm, muối, các sản phẩm chế biến từ các loại hải sản chứ không chỉ riêng gì cá, tất cả đều sẽ bị nhiễm độc không có cách nào tránh. Đừng nghĩ rằng hễ có tiền, ăn toàn thực phẩm nhập cảng là an toàn.

Trong những ngày sắp tới, người dân VN sẽ đối phó ra sao, phải làm gì với thảm họa đang đe dọa sự sinh tồn của dân tộc, đất nước, khi thủ phạm gián tiếp quyết tâm che chở cho thủ phạm trực tiếp bằng những hành vi trấn áp, giam giữ, bắt bớ, hành hung thô bạo người dân biểu tình đòi hỏi sự trả lời minh bạch về thảm họa?