“Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975

“Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975
Sài Gòn trước 1975
Sài Gòn trước 1975
Tú Hoa
I. ĐÁNH TƯ SẢN
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam 
Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.

Đợt  X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Đợt X1 này tập trung vào những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thanh công tại miền Nam ngót nghét hơn 200 năm.

Đợt X2 được Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.
Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ sài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẫm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa , xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh, …etc…. Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẫm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu hóa.

Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư bản và cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí vốn đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc

Riêng về chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị  vào tháng Năm năm 1978 đã quốc hữu hóa toàn bộ đát đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước thông qua hình thức “Tập Đoàn Sản Xuất” dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.

Tình trạng ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn ở Sài Gòn dù không ồn ào bằng.
Tổng số lúa mà nông dân miền Nam bị chở ra ngoài Bắc không thông qua quy chế thu mua được loan truyền là khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978 trên đài phát thanh Hà Nội khi ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam. Đương nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn nhiều.

Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải loan báo thu mua lúa từ nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá quy định của Nhà Nước (!) để cứu vãn tình thế bất mãn không còn dằn được nữa từ nông dân miền Nam trước những đợt thu lúa từ năm 1977 trở đi.

Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn. Sau chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150 ngàn người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.
Đỗ Mười, sau này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn Văn Linh làm trưởng ban cải tạo TW Vào ngày 16 tháng Hai năm 1976 là người chỉ huy trực tiếp đợt thực hiện này.
Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. Cuối đợt X3 , ghi nhận của Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!

Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiết quệ hoàn toàn sau chiến dịch X3 do Đổ Mười trực tiếp chỉ huy. Hơn 14 NGÀN cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị trắng tay, đóng cửa với tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai mươi mốt tỷ Mỹ kim và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.

Riêng về tổng số vàng, nữ trang tịch tư từ tư bản ở miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng- nhưng đây chỉ là con số tượng trưng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng Năm năm 1977 qua tháng Hai năm 1978 mà thôi. Cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương thu trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN ở miền Nam.

Xin được ghi chú thêm là chỉ nội vụ Hà Nội tiến hành cho phép người Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức nếu đóng khoảng 120 lượng vàng đã góp vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.
Trung bình , mổi người dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng không tính đất đai, nhà cửa, phụ tùng thiết bị , đồ cổ, và các tài sản khác. Trữ lượng vàng của toàn bộ người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn lượng vàng tính đến năm 1975 nhưng đồng bào khôn khéo giấu đi và phản kháng cũng như đem theo khi di tản.

II. KINH TẾ MỚI:
Tất cả những ai tại Sài Gòn bị Sản Hà Nội tịch thu nhà , tài sản điều phải đi về vùng KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường học và bệnh xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng quản lý.
Những người bị cướp bóc, tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới
Những người bị tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới
Chỉ tiêu đề ra là phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài Gòn ra các Vùng KINH TẾ MỚI và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại cho Hà Nội quản lý. Tổng kết từ các báo cáo thành tích cải tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ Sài Gòn qua mười năm Quá Độ- ĐÁNH TƯ SẢN như sau:
THỜI KỲ
 CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
 GHI CHÚ
1976- 1979
 4 triệu người
1,5 triệu người
95% là từ Sài Gòn
1979-1984
 1 triệu người
1,3 triệu người
50% là từ Sài Gòn
Khi đến vùng KINH TẾ MỚI để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay còn gọi tắt là Hợp Tác Xã, “thành quả lao động” của các nạn nhân này được phân phối chia ra như sau:
– 30% trả thuế
– 25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;
– 15% trả lương cho cán bộ quản lý ;
– 30% còn lại chia cho các thành viên tính theo số điểm thuế lao động
Như vậy là sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng Kinh tế Mới đã bị Đảng tịch thu hết 70 % và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa sống trong vùng Kinh Tế Mới.
 
Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ Hà Nội đối với những bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản.
Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này. Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bổng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh.

Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng Kinh Tế Mới, đi ăn xin trên đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ bi đát nhất trong lịch sử phát triển Sài Gòn.

III. Quyết Định 111/CP của Hà Nội về việc “Đánh tư sản ” ở miền Nam Việt Nam
Quyết định 111/CP của Hà Nội là một tài liệu chứng quan trọng. Quyết định này là nguồn gốc của mọi khổ đau, nghèo khó của người dân miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 và là lý do Việt Nam bị tụt hậu về mọi mặt, đứng hàng thứ ba nghèo nhất thế giới theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc vào năm 1985.
Xem 
Nguyên văn quyết định 111/CP:

Trích : 
IV. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGUỴ QUYỀN VÀ ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG
1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.
2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:
– Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.
– Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
– Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
– Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.
 
Điều IV của QĐ 111/CP đã cho thấy rõ gia đình thân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải chịu mất nhà mất cửa rất thê thảm. Mọi quy chụp là phản động hay Ngụy quyền thì coi như là bị tịch thu nhà cửa.
Dòng chữ cuối cùng của khoản 2 điều IV của QĐ 111/CP có ghi rõ là nhà cửa đất đai của các thành phần sau đây bị tịch thu: “Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.” Bởi không có định nghĩa rõ ràng thế nào là thành phần ác ôn nên các viên chức cán bộ Cộng Sản tha hồ kết tội thuờng dân vô tôi vạ là thành phần ác ôn của “Ngụy quyền” để tư lợi cướp bóc nhà cửa cho riêng mình, không cần tòa án nào xét xử cả. Ai ai cũng có thể là điệp viên CIA, hay là có lý lịch ba đời liên quan đến Ngụy quân, và điều có tư tưởng phản động và cần phải tịch thu nhà cửa dựa trên điều khoản này của Q Đ 111/CP.

Không khí hoảng sợ , đau thuơng oán hận lan tràn khắp cả miền Nam.
 
IV. Hậu quả ĐÁNH TƯ SẢN của Hà Nội:

Theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về kinh tế, Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Cộng Sản Hà Nội lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985.
Cho đến giờ phút này, người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự có quyền TƯ HỮU mà chỉ có quyền SỬ DỤNG, nghĩa là thảm họa bị ĐÁNH TƯ SẢN trong quá khứ vẫn treo lơ lửng trên đầu người dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiếu theo luật pháp hiện hành của Hà Nội.
 
Kinh tế của Việt Nam mãi đến năm 1997 mới thực sự khắc phục được một phần hâu quả của 10 năm Quá Độ, ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội tiến hành từ năm 1976 đến năm 1987.
 
Từ năm 1987 đến năm 1997, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ cho những người Việt di tản hay Vượt Biên định cư tại Mỹ gởi tiền hàng ồ ạt về cứu đói thân nhân mình và vực dậy sự sinh động về kinh tế vốn có ngày nào của miền Nam.Tổng số ngoại tệ gởi về lên đến 8 đến 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm trong suốt 10 năm đó.
 
Sang đến năm 1989, báo SGGP từ Sài Gòn chịu 90 % ngân sách của cả nước và bắt đầu tiến hành trả lại nhà cho một số nạn nhân bao năm trời khổ ải, cũng như bắt đầu bàn tới vấn đề cho phép các sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa được bán nhà vốn hầu hết đã bị tịch thu nếu ra đi theo chương trình HO-Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo).

Chỉ số nghèo đói của Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới và chỉ mới có những tiến bộ cải thiện khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp.

Mọi tài liệu, hình ảnh ca ngợi ĐÁNH TƯ SẢN từ các báo chí đài phát thanh của Đảng cũng bị dẹp dần đi.
Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai mươi mốt triệu người dân miền Nam về hành động này.

Ứa nước mắt với bài tập làm văn về thực phẩm bẩn.

Ứa nước mắt với bài tập làm văn về thực phẩm bẩn.

Đề bài: Hãy tả lại công việc hàng ngày của gia đình em

Bài làm của học sinh lớp 6:

Sáng nào cũng vậy, khi con gà trống nhà em gáy te te là mẹ em trở dậy lục tục chuẩn bị ra đồng. Mấy năm nay mẹ em cứ dậy là kêu đau người, đau đầu liên tục.

Mẹ thường ca cẩm với bố, ông to xác thế, sao không chăm bẵm mấy sào rau cho tôi, ngày nào tôi cũng phải quần quật từ sáng đến tối ngoài đồng, tôi sắp chết rồi ông có biết không?

Bố em cũng đã dậy từ lâu, ông đăm chiêu nhấp một ngụm rượu sếch (ở quê em uống rượu vã không có đồ nhắm thì gọi là rượu sếch) rồi bảo mẹ: Bà phải chịu khó mà cày cấy, tôi ở nhà còn đàn lợn, gà rồi lại còn bán quán lòng lợn tiết canh, vất vả lắm thay.

Mẹ em không nói không rằng, chuẩn bị quần áo, khẩu trang kín mít rồi ra đồng.

Ở đồng, mẹ em trồng nhiều rau muống, rau cải với xu hào, thi thoảng bà còn tăng gia thêm cả vài sào dưa hấu. Mùa nào cũng vậy, rau xanh mơn mởn, lá nảy mượt mà.

Em rất muốn giúp mẹ nhưng cứ hễ thò mặt ra đồng là mẹ em đuổi em quầy quậy, bà bảo: “Về ngay, cái thằng ranh kia, chỗ sung sướng thì mày không ở lại đâm đầu ra đây. Mày có muốn chết sớm không con.”

Em hỏi mãi thì mẹ mới nói thật: “Con ơi rau nhà ta chỉ có 1 luống ở gần nhà ăn được, mấy sào này phải phun thuốc cho nó lớn nhanh, bán nhanh thì mới có tiền cho mày ăn học.

Mẹ ngày nào cũng ra đồng, cũng phun thuốc nên đầu hay đau nhức, cơ thể mệt mỏi, mắt mờ, tai ù, chân chậm… chẳng biết rồi mẹ sống được để chăm bẵm mày đến bao giờ”.

Em thương mẹ quá nhưng chẳng biết làm gì giúp mẹ. Em còn bé chưa phun được thuốc sâu.

Nghe mẹ nói em mới biết, hóa ra kiến thức sinh học trong mấy cuốn sách giáo khoa cô giáo vẫn dạy chẳng còn đúng nữa.

Sách dạy trồng rau muống, rau cải, su su, rau ngót, rau cần… phải 1,2 tháng mới cho thu hoạch còn rau của mẹ em cho thu hoạch chỉ 4,5 ngày.

 Hôm trước em thấy mẹ phun thuốc chì chạt, sáng hôm sau đã thấy rau xanh mơn mởn rồi mẹ cắt xoàn xoạt đem đi chợ bán.

Em thèm ăn mấy mớ rau đó lắm vì nó xanh và mướt nhưng mẹ toàn bắt em phải ăn luống rau còi cọc quanh nhà.

Một hôm vào vụ dưa, em đi học về ngang qua ruộng dưa gần nhà, đói và khát nước quá nên em nhảy xuống vặt tạm một quả định ăn cho mát.

Ai ngờ đang hí hoáy thì mẹ em chạy từ đằng xa lại kêu như cháy nhà, bà la lên bai bải: “Ối con ơi mày không thương bố mẹ nữa sao, muốn ăn thì về luống dưa ở vườn mà ăn chứ mẹ có tiếc con đâu.

Mày ăn quả này vào sau này con có mệnh hệ gì mẹ sống làm sao được”.

Em chán quá bỏ ngang miếng dưa rồi về. Mẹ chắc chẳng thương em, mấy quả dưa trong vườn nhà cũng trồng cùng ngày với dưa ngoài ruộng mà nó bé bằng con chuột nhắt. Đợi đến bao giờ em mới được ăn.

Ra đồng giúp mẹ không được, em muốn về nhà để phụ bố. Nhưng bố em cũng chẳng khiến. Ông và mấy chú hàng xóm giết lợn rất nhanh và thạo.

Hàng chục con lợn lúc bắt về nó kêu eng éc điếc cả tai nhưng bố chỉ hòa hòa cái thuốc gì đó cho chúng uống là con nào con ấy ngủ lăn quay. Chờ cho lũ lợn ngủ hết ông mới sai mấy chú giúp việc bơm nước vào mồm lợn cho bọn nó no ễnh bụng lên.

Đợi một lúc lâu cho lợn ngấm nước bố em mới sai các chú đem đi mổ. Chú Tỉn là chú họ của em hay bảo: “Bây giờ có cái chiêu bơm nước này hay thật, một con lợn lãi được bao nhiêu từ nước lã.

Cái thuốc an thần này cũng đúng là lợi hại, mổ con lợn cả tạ mà chả phải vất vả, thịt lại được giữ lâu, rất tươi mầu”.

Mang tiếng là nhà bán thịt lợn lại bán cả lòng lợn tiết canh đầu ngõ nhưng em chẳng bao giờ được ăn miếng thịt, miếng lòng nào.

Hễ em ho he ra quán bảo bố: “Bố ơi con đói là ông lại quát ầm lên: “Vào nhà xem còn cơm nguội không, ăn tạm đi con ạ, thiếu chất tí cũng được còn hơn ăn thịt lợn này thừa chất.

Mấy cái nước lã với thuốc an thần bố bơm vào lợn đã ăn thua gì, ở chỗ nuôi người ta còn cho lợn ăn toàn chất cấm, thuốc kích thích tăng trọng, lợn nuôi có 2 tháng mà được non 1 tạ. Lợn này là lợn thuốc đấy con ạ”.

Thế là ngày nào em cũng chẳng được ăn gì, dù toàn thứ nhà em làm. Ăn gì bố mẹ em cũng cấm chỉ sợ em phải thực phẩm bẩn ngộ độc, ung thư. Sao em khổ thế?

Hôm trước, bác hàng xóm có tổ chức đám cưới cho con trai lấy vợ ở làng bên. Tiệc cưới rất vui nhưng đến lúc ăn cỗ thì hai họ đánh nhau ầm ĩ.

Lệ làng em là khi làm cỗ cưới, nhà trai nhà gái đều phải góp thực phẩm để mâm cỗ thêm ấm cúng, tình nghĩa chan hòa.

Vào tiệc, bố chú rể gắp một miếng thịt gà vào bát của bố cô dâu rồi bảo: “Đây, đây, mời bác xơi miếng thịt gà, gà nhà bác thì mời bác xơi trước mới phải phép”. Bố cô dâu hình như đã nóng mắt lắm nhưng vẫn cố kìm chế.

Ông lại gắp miếng thịt lợn rồi bảo: “Mời bác xơi miếng thịt lợn nhà bác, tôi cung kính nhường bác ăn lợn nhà bác trước.” Hai bên thông gia cứ đùn đẩy cho nhau nhưng chẳng ai dám ăn gì.

Bố cô dâu ngà ngà say rồi đỏ mặt tía tai nói: “Thịt lợn nhà nó mà nó không dám ăn, nó định lừa cho cả họ nhà mình ăn để mình chết sớm à?” Thế là cả hai họ lao vào đánh nhau.

Bố chú rể và bố cô dâu vật lộn với nhau rất hăng, ông thì cầm miếng thịt gà, ông thì cầm miếng thịt lợn cứ đòi nhét vào mồm nhau xong rồi hét toáng lên: “Hôm nay tao cho mày chết, hôm nay tao cho mày chết.”

Đám cưới lẽ ra là ngày vui mà cuối cùng bung bét hết. Cả hai họ đói ngao lên rồi vác bụng rỗng đi về. Họ nhà giai thì chê thực phẩm nhà gái bẩn, nhà gái thì bảo mấy con lợn tăng trọng vù vù của nhà trai ăn sao được. Cô dâu chú rể khóc hết cả nước mắt.

Em với thằng Tủn đi xem đám cưới từ sáng, mà phải đem cơm nắm rang muối trắng để ăn.

Cả mấy năm ăn chay trường như vậy em,  với Tủn, với nhiều đứa trẻ nữa trong làng, đều gầy giơ xương, má hóp, đít tóp, da xanh tái hoặc vàng bủng. Em với thằng Tủn đi xem đám cưới từ sáng mà phải đem cơm nắm rang muối trắng để ăn.

Chiều nay khi đi học về ngang ruộng dưa, em với Tủn đói quá bèn ngồi xuống bờ để thở.

Cô bảo chúng em bị suy dinh dưỡng rồi, nếu bố mẹ các em cũng như nhiều người nông dân khác không thay đổi cách trồng chọt, chăn nuôi thì sớm muộn gì cả lớp, cả trường sẽ có nguy cơ bị ung thư.

Ung thư thể chất đã đáng lo nhưng ung thư tâm hồn còn đáng sợ hơn gấp bội.

Em và Tủn chưa hiểu rõ ung thư tâm hồn là như thế nào. Em chỉ thấy đói, đói và thèm bát canh bầu mẹ nấu, thèm đến ứa nước miếng đĩa thịt gà thơm phức bố luộc cho ăn.

Tủn thì bảo, nó mơ được chạy chân trần trên bờ ruộng thơm mùi cỏ mật, thèm miếng dưa hấu mát lành, thèm bầu trời xanh mát không có mùi thuốc trừ sâu. Hai đứa cứ thế nằm trên bờ ruộng kể về nỗi thèm thuồng bình dị của trẻ thơ.

Hình như chúng em đói lả và ngất đi. Trong mơ em vẫn nghe thấy tiếng mẹ khóc nấc lên rồi kêu thảm thiết: “Ối con ôi sao mà ra nông nỗi này, sao hai đứa nằm thiêm thiếp ở đây”.

Em muốn nói với mẹ, con chỉ đói lả đi thôi, chỉ cần mẹ cho con ăn miếng dưa hấu là sẽ tỉnh lại ngay. Thế mà mẹ nhất quyết không cho em ăn.

Buồn quá. Người lớn sao lại khó hiểu như vậy nhỉ. Ai cũng nhăm nhăm kiếm thật nhiều tiền. Nhưng tiền nhiều để làm gì khi hàng ngày cứ hủy hoại, đầu độc lẫn nhau. Em sợ rồi sẽ giống bố mẹ. Em sợ rồi sẽ ung thư cả tâm hồn.

Tổng thống Obama nói gì khi gặp một số đại diện của XHDS VN?

Tổng thống Obama nói gì khi gặp một số đại diện của XHDS VN?

FB Binh Le

24-5-2016

Cuộc gặp kéo dài trên dưới một tiếng, thảo luận về nhân quyền, xã hội dân sự, và hợp tác Việt-Mỹ. Obama đúng là tổng thống của một nền dân chủ, nơi lãnh đạo có thói quen và động lực để lắng nghe người dân. Ông cũng là một người hoạt động xã hội, tổ chức cộng đồng trước khi tham gia hoạt động chính trị. Chính vì vậy, cuộc nói chuyện rất cởi mở, thực chất, và thân tình hơn là một cuộc tiếp xúc ngoại giao.

– Tổng thống Obama khẳng định sự quan tâm và cam kết của chính phủ Hoa Kỳ và cá nhân ông với các giá trị dân chủ, nhân quyền và tự do. Đó chính là lý do dù ông đi đâu cũng muốn tiếp xúc với xã hội dân sự và người dân. Việc ông gặp với XHDS Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

– Ông khẳng định tự do, dân chủ và nhân phẩm phải do nhân dân và chính phủ của mỗi quốc gia thúc đẩy và kiến tạo. Chẳng có ai bên ngoài mang được điều đó cho nước khác. Kinh nghiệm của ông cho thấy khi người dân lên tiếng, khi chính phủ thấy được lợi ích của tự do sáng tạo, tự do hội họp, tự do kinh doanh thì khi đó xã hội mới thay đổi và phát triển.

– Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với chính phủ Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác, và luôn luôn hỗ trợ để mở rộng không gian cho xã hội dân sự hoạt động và phát triển. Ông tin rằng một quan hệ sâu rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội để đối thoại về nhân quyền, tự do và dân chủ hơn với chính phủ và nhân dân Việt Nam.

– Ông biết và thất vọng vì một số đại diện của xã hội dân sự không thể đến cuộc họp này vì bị ngăn cản. Đây cũng là bằng chứng cho những hạn chế còn tồn tại, và những khó khăn của các cá nhân, tổ chức xã hội dân sự hoạt động ở Việt Nam.

– Ông cam kết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trao đổi với chính phủ Việt Nam về những ý kiến của các đại diện xã hội dân sự về quyền tự do hiệp hội, tự do biểu tình, tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do thông tin…Ông tin tưởng rằng ngoài quan hệ về thương mại, an ninh thì việc chia sẻ giá trị cũng quan trọng cho một mối quan hệ lâu bền.

TÁI BÚT

Tái bút 1: Nói chung cuộc gặp rất nhẹ nhàng làm cho mình không hiểu tại sao an ninh lại phải ngăn cản một số đại diện XHDS tham gia cuộc họp này. Rõ ràng cuộc họp này mang tính biểu tượng rất lớn và sự ngăn cản một số nhà hoạt động dân sự hàng đầu tham gia giống như việc bỏ một hạt sạn vào bát cơm mời khách!

Tái bút 2: Mình nói nhiều đến công việc và mối quan tâm của mình. Có một kiến nghị mình muốn phía Hoa Kỳ hỗ trợ nếu có thể là hợp tác với Bộ công an để đào tạo về kỹ năng quản lý biểu tình một cách ôn hòa và phi bạo lực đúng theo chuẩn mực quốc tế. Điều này không chỉ tốt cho người dân mà cho cả Bộ công an.

Tái bút 3: Mình đồng ý với Tổng thống Obama rất nhiều đó là tự do, dân chủ và bình đẳng chỉ có thể có được khi nhân dân và chính phủ quốc gia đó muốn có nó. Chẳng ai có thể mang lại, dù đó là Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc hay Liên minh châu Âu. Đối thoại là quan trọng, và đối thoại chỉ xảy ra khi chúng ta lên tiếng, lắng nghe và minh bạch trong hoạt động của mình.

Tái bút 4: Mình khẳng định tay Tổng thống Obama rất ấm đúng như bạn nữ sinh trao hoa đã nói. Ấm đến mức nào xin mời mọi người đến bắt tay mình.

Tái bút 5: Mình chạy sô nên giờ mới họp xong và có rất nhiều cuộc gọi nhỡ. Coi như chia sẻ thông tin ở đây để các bạn báo chí, hoặc an ninh ở các A và PA không phải mời mình đi café nữa. Những điều mình có thể chia sẻ thì cũng như cái status này mà thôi!

____

FB Mai Khôi

MAI KHÔI ĐÃ NÓI GÌ VỚI TỔNG THỐNG

24-5-2016

Ca sĩ Mai Khôi trong buổi gặp gỡ TT Obama. Nguồn: Reuters

Cách đây 1 tuần Mai Khôi đã hỏi các bạn muốn Mai Khôi chuyển thông điệp gì tới Tổng Thống Obama, và bây giờ, vừa mới đây Mai Khôi đã có cuộc họp với tổng thống và đã cố gắng nói toàn bộ mong muốn của các bạn cho tổng thống nghe, mặc dù thời gian rất có hạn.

Mai Khôi đã truyền thông điệp rằng: Người dân Việt Nam muốn và cần được quyền tự do tụ tập để được biểu tình ôn hoà. Gần đây biểu ngữ ”cá cần nước sạch, dân cần minh bạch ” đã trở thành một câu kêu gọi thống khiết nhất và cũng mạnh mẽ nhất từ phía người dân.

Ngoài ra dân VN cần được quyền tự do ngôn luận, không phải để chống phá gì nhà nước mà để họ có thể nói lên những điều bức xúc trong lòng và đưa ra ý kiến để những quyết định của đất nước được đúng đắn hơn. Mai Khôi và các nghệ sĩ khác của Việt Nam cần được tự do sáng tạo, ca hát và biểu diễn mà không cần phải xin bất kỳ một giấy phép nào. Nghệ thuật mà phải xin phép và bị duyệt thì làm sao phát triển được. Sự tin tưởng giữa nhà nước và nhân dân cần được phát triển theo hướng này.

Mai Khôi cũng đã nêu rõ những quyền này của người dân Việt Nam cần phải được áp dụng trên thực tế, không chỉ trên giấy như trong bao nhiêu ký kết quốc tế nhà nước Việt Nam đã ký rồi.

MK cũng không phải ngây thơ đến mức không biết là chưa chắc Mỹ có thể hoặc sẽ giúp để đáp ứng được những mong muốn này. Tuy nhiên, Mai Khôi biết đây là môt cơ hội duy nhất để nói lên những mong đợi của người dân Việt Nam trong những ngày gặp gỡ của hai nhà nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Tổng thống đã nói với Mai Khôi rằng ông ấy rất quan tâm đến những vần đề này, đó là những quyền vô cùng cơ bản của con người.

Mai Khôi hy vọng rằng ông ấy sẽ khuyến khích được nhà nước Việt Nam đảm bảo những quyền này cho người dân thì hàng triệu người dân Việt Nam sẽ vô cùng ngưỡng mộ và biết ơn ông.

P.s.Mai Khôi không nói xấu chế độ, cũng không xin chạy qua Mỹ hoặc yêu cầu điều gì có lợi cho cá nhân Mai Khôi.

Dĩ nhiên những vấn đề quá riêng tư của các bạn thì Mai Khôi không truyền tải được chẳng hạn như một số người xin được giải quyết chuyện nợ nần, chuyện bị cướp đất, một số người muốn tặng tổng thống 1 bài thơ…v..v…rõ ràng là các bạn thừa hiểu tổng thống không thể nghe và không thể giải quyết những vấn đề riêng tư cho các bạn.

_____

FB Nguyễn Khắc Bình

24-5-2016

Chị Do Nguyen Mai Khoi đăng stt sau cuộc họp nhanh với TT Hoa Kỳ Obama,
chị tường thuật lại, ý là: Mai Khôi đã truyền thông điệp rằng: Người dân Việt Nam muốn và cần được quyền tự do tụ tập để được biểu tình ôn hoà… Ngoài ra dân VN cần được quyền tự do ngôn luận…

Tuy nhiên, gần đây, khi trả lời pv của BBC, bà Hoàng Oanh, một đại diện XHDS có mặt trong buổi họp báo nói rằng bà không thấy đại diện nào nói về vấn đề chính trị, và các đại diện đều chỉ nói về lĩnh vực mà mình hoạt động. Đồng thời bà cũng nhấn mạnh rằng, CS Mai Khôi chỉ đòi quyền tự do biểu diễn.

Trước buổi họp báo của Mai Khôi, bản thân Bình có nhờ Mai Khôi gửi đến ngài Tổng thống thông điệp, nguyên văn:

“Nhờ chị chuyển lời đến TT, ngoài việc những nhà Hoạt động XH bị canh chừng hoặc bắt cóc, thì vấn đề tự do ứng cử, lập hội, hội họp cần phải được phía VN thực hiện nghiêm túc trước khi muốn Hoa Kỳ nới lỏng các lệnh cấm. Mọi sự thoả thuận cần phải theo lộ trình bằng không tất cả những lời hứa về nhân quyền mà Hoa Kỳ từng đưa ra đều trở thành suồng sĩnh. Nhờ chị nhấn mạnh rằng, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực đến ngày thứ 7 và có thể tính mạng anh ấy bị đe doạ. Cảm ơn chị nhiều nhé!”

Đành rằng, vấn đề của anh Thức liên quan đến pháp luật VN thì có thể bàn đến ở 1 nơi khác. Tuy nhiên tôi mong những điều còn lại là đúng sự thực mà Mai Khôi đã đăng bài.

Như vậy, trước sự kỳ vọng của nhiều bạn bè, người dân, tôi mong rằng chị Mai Khôi sẽ sớm có câu trả lời về việc này, dù có hay không thì mọi thứ cũng cần phải rõ ràng.

Obama đến Việt Nam: NGƯỜI ĐI XA LÂU NGÀY TRỞ VỀ NHÀ

Hoang Nguyen Van's photo.
Hoang Nguyen Van's photo.
Hoang Nguyen Van's photo.
Hoang Nguyen Van's photo.
Hoang Nguyen Van's photo.
+2
Hoang Nguyen Van added 6 new photos.

Obama đến Việt Nam: NGƯỜI ĐI XA LÂU NGÀY TRỞ VỀ NHÀ

Có lẽ đảng không lường được tình huống “thế lực phản động” – người dân Hà Nội ùa ra đường chào đón Obama.

Không rõ truyền thông được cởi trói hay đang vượt khỏi tầm kiểm soát, đang “tự diễn biến” khi ồ ạt ra vô số bài viết về mọi góc cạnh, vế bất cứ thứ gì liên quan cả trước và trong chuyến thăm của Obama với thái độ hết sức vui mừng, hân hoan. Thật chẳng bù cho vài bài lẹt đẹt ngượng ngập qua loa về chuyến thăm của Tập.

Không khí tưng bừng, rộn rã bao trùm khắp cả nước. Đâu đâu cũng thấy Mỹ, Obama ở trên môi người dân. Những ngày này mới thực sự là ngày hội của nhân dân Việt Nam. Người dân tự động đổ ra đường trông đợi Obama háo hức, hồ hởi, phấn khởi mà không do Việt Tân, “kẻ xấu” kích động, mua chuộc, lôi kéo (“kẻ xấu” đang bị chính quyền nhốt tại nhà của họ). Giá xuất hiện những lá cờ Mỹ (lẽ ra các cá nhân, hội nhóm đấu tranh dân chủ nên phát động) thì không còn gì bằng.

Ai muốn biết ý dân, hãy nhìn người họ ngóng chờ, đón chào (lâu nay có lãnh đạo nào được người dân ra đón không?). Nên nhớ 21 phát đại bác còn không giá trị bằng sự xuất hiện của 1 người dân chứ đừng nói hàng ngàn người. Dạo Tập sang Việt Nam, dù đích thân lãnh đạo cao cấp tung hô, tuyên truyền, cũng có người dân nào thèm đi (dân chứ không phải những kẻ mặt dày, không biết xấu hổ được trả tiền để làm theo “định hướng” đứng sắp hàng vẫy cờ đón đứa cướp lãnh thổ giết nhân dân)!?

Hình ảnh người dân náo nức mong đợi TT Mỹ cho thấy thất bại nặng nề đầy tủi hổ của cả hệ thống chính trị của cộng sản Việt Nam bao gồm từ bộ chính trị, ban bí thư đến chính quyền địa phương trong việc nhồi nhét, ấn định tư tưởng, đường lối vào đầu nhân dân suốt mấy chục năm; là cái tát thẳng cánh vào sự nghiệp định hướng dối trá, dai dẳng, ghê tởm đáng khinh bỉ luôn được cả hệ thống truyền thông hỗ trợ đắc lực. Quá đau cho đảng.

Obama lần đầu đặt chân đến Việt Nam nhưng cứ như người đi xa lâu ngày trở về nhà. Người dân Việt Nam thì đặc biệt thân mật, vồ vập như Obama là ruột thịt, là rất đỗi thân thương, là lãnh đạo thực sự của họ.

N.V.H

Người dân Việt Nam thì đặc biệt thân mật, vồ vập như Obama là ruột thịt, là người rất đỗi thân thương, là lãnh đạo thực sự của họ. Ảnh nguồn internet.

Hình ảnh ông Tổng Thống Mỹ – Barack Obama – đứng trú mưa

Dưới mái hiên nhà.
Trú mưa!
Tội nghiệp Barack Obama!
Thèm bánh cốm làng Mễ Trì.
Chịu mưa rơi, tầm tả!

Hình ảnh ông Tổng Thống Mỹ – Barack Obama – đứng trú mưa dưới mái tôn, hiên nhà người dân Việt Nam, chắc là lần đầu tiên trong đời ông trải qua.

Không còn thấy một con người vĩ đại, đứng đầu nước Mỹ, mà trông ông rất giản dị, rất Việt Nam.

Quả là một chuyến công du của vị Tổng Thống một nước hùng mạnh nhất thế giới, tưởng như chuyến đi phượt của giới trẻ Việt Nam, thật là thú vị và đáng ngưỡng mộ vô cùng.
Chúng tôi xin kinh gởi đến ngài Tổng Thống lòng yêu quý chân thành của dân tộc Việt Nam chúng tôi.

Mưa to, gió lạnh và ướt át đáng để ghi nhớ, chuyến công du – đi phượt tràn đầy kỷ niệm!

Hình ảnh đầy cảm xúc, tự nhiên và dân giã.

Baravo Barack Obama!

Hoang Le Thanh's photo.

Việt Nam mỗi ngày có 100 người chết vì thuốc lá

Việt Nam mỗi ngày có 100 người chết vì thuốc lá
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) Hàng năm, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân khiến hơn 40,000 người chết tại Việt Nam, tương đương với khoảng 100 người chết mỗi ngày, theo Zingnews.

Zingnews.vn cho biết, tại hội thảo khoa học triển khai Chương Trình Phòng Chống Tác Hại Thuốc Lá và hưởng ứng Ngày Thế Giới Không Thuốc Lá năm 2016, diễn ra tại Hà Nội, ngày 23 tháng 5, ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh – Bộ Y Tế, giám đốc Quỹ Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá, cho biết, Việt Nam nằm trong 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, trung bình mỗi năm “đốt” khoảng 22,000 tỷ đồng/năm cho việc mua thuốc lá.


Người dân Việt Nam đã “đốt” khoảng 22,000 tỷ đồng cho thuốc lá mỗi năm. (Hình: Zingnews)

Cụ thể, 15.3 triệu người trưởng thành ở Việt Nam đang hút thuốc lá (trung bình 2 ông có một ông hút thuốc lá), 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà, 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà.

Nguyên nhân khiến nhiều người dễ dàng tiếp cận và trở thành người nghiện thuốc lá là do giá bán khá rẻ, trung bình loại thuốc lá tầm trung có tính phổ biến nhất của người Việt chỉ có giá bán lẻ từ 800-2,000 đồng/điếu.

Trong khi đó, ông Ngô Quý Châu, phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hơn 40,000 người chết tại Việt Nam mỗi năm, tương đương với khoảng 100 người chết mỗi ngày, với thống kê 22% ca chết ở nam giới và 9.5% ca ở nữ giới. Con số này có thể tăng lên tới 70,000 người/năm vào năm 2030 theo dự báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).

Tin cho hay, thống kê từ bệnh viện K Trung Ương từng chỉ ra, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm tới 96.8%. Khói thuốc còn là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động. Trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc. (Tr.N)

Việt Nam ngăn cản thành viên tổ chức XHDS gặp Tổng thống Obama

Việt Nam ngăn cản thành viên tổ chức XHDS gặp Tổng thống Obama

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-05-24

13254156_1712756612312301_6802512699539322324_622.jpg

Một số thành viên các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam đến được nơi sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, ngày 24 tháng 5 năm 2016.

Courtesy FB Ca sĩ Mai Khôi

00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Việt Nam vẫn ngăn cấm XHDS

Theo như dự kiến sáng nay, 24 tháng 5, Tổng thống Obama sẽ gặp một số thành viên các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam, tuy nhiên có vài thành viên không đến được như dự dự định vì bị nhà cầm  quyền ngăn cản.

Nhà báo tự do Đoan Trang từ Sài Gòn đi ô tô ra Hà Nội để gặp Obama nhưng tới Ninh Bình thì bị chặn lại và đuổi lại Sài Gòn. Riêng TS Nguyễn Quang A nhận được lời mời gặp gỡ Tổng thổng Obama vài ngày trước do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội thông báo bằng e-mail. Tuy nhiên từ hai ngày qua ông bị cô lập trong nhà không được bước ra ngoài khi Tổng thống Hoa Kỳ có mặt tại Hà Nội. Cho tới sáng hôm nay, đúng vào thời gian cuộc gặp gỡ thì ông bị bắt cóc lên xe chở đi khỏi Hà Nội trong nhiều giờ liền. Tiến sĩ Nguyễn Quang A kể lại:

“Sáng nay khoảng 6 giờ 22 phút thì tôi bắt đầu đi ra đến chỗ hẹn. Được ba bốn phút gì đấy có hàng chục an ninh mặc thường phục họ hỏi tôi đi đâu tôi trả lời các anh không có quyền hỏi tôi câu ấy. Họ xông vào túm và giật tôi ra khỏi người nhà, khiêng mình lên như con heo quăng mình vào trong một chiếc ô tô có hai cậu an ninh mỗi cậu một bên cùng với lái xe.

“ Có hàng chục an ninh mặc thường phục họ hỏi tôi đi đâu tôi trả lời các anh không có quyền hỏi tôi câu ấy. Họ xông vào túm và giật tôi ra khỏi người nhà, khiêng mình lên như con heo quăng mình vào trong một chiếc ô tô có hai cậu an ninh mỗi cậu một bên cùng với lái xe.
-TS Nguyễn Quang A”

Sau đó họ đi lòng vòng tới EcoPark, nơi này nổi tiếng với vụ Văn Giang đấy, sau đó xuống Văn Giang rồi xuống Hưng Yên tức là cách Hà Nội gần 100 cây số, cứ đi trên xe như thế cho đến lúc họ tính cuộc gặp của ông Obama xong rồi, khi ông ấy sắp sửa đi ra sân bay thì họ chở tôi về. Đúng 1 giờ chiều thì họ thả tôi ra khỏi xe, trả lại cho tôi hai cái điện thoại mà họ đã tước đoạt của tôi trên đường.”

Hãng tin Reuters đưa tin Tổng thống Obama chính thức thừa nhận việc này và nói rằng vài người đại diện cho Xã hội dân sự đã bị ngăn cản không được gặp ông và ông lấy làm tiếc vì Việt Nam vẫn ngăn cấm xã hội dân sự làm cản tiến trình phát triển dân chủ của quốc gia này.

Tổng thống Obama có cuộc gặp với 6 người khác tại Hà Nội trước khi ông lên máy bay vào Sài Gòn đúng như chương trình khi ông tới Việt Nam.

Trong khi Tổng thống Obama lên chuyên cơ vào Sài Gòn thì cũng là lúc cuộc tuyệt thực của nhiều người trên khắp nước bắt đầu cùng đồng hành với tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trong trại giam.

Từ Thanh Hóa, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, một trong 18 cựu tù nhân lương tâm tham gia cuộc tuyệt thực này cho biết:

“Thực ra thì không riêng gì Trần Huỳnh Duy Thức mà tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam là những người yêu nước yêu quê hương, yêu tự do dân chủ và họ xứng đáng để được nhiều người quan tâm chứ không phải chỉ vài người hay vài chục người.

Tuy nhiên chúng ta thấy trong lần này Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam thì được người dân đón tiếp rất nồng hậu cũng như những quyết định mà Tổng thống Hoa Kỳ đối với chính phủ Việt Nam thì rõ ràng khá nhiều những sự ưu đãi thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn không coi trọng nhân quyền của người dân Việt Nam. Đối với một quốc gia cách nửa vùng trời như đất nước Hoa Kỳ có một thời Việt Nam xem như thù địch, xâm lược nhưng người ta còn quan tâm đến nhân quyền của Việt Nam còn đối với người Việt Nam với nhau tôi thấy tình người lại rất xa vời cho nên với chúng tôi là những người đấu tranh cho nền tự do dân chủ tại Việt Nam thì bất cứ người nào vì quê hương đất nước mà phải chịu cực hình thì chúng tôi đều quan tâm.

Đặc biệt trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức là người có thể nói cuộc đời của anh đã đặt tổ quốc lên trên cả gia đình và anh tuyên bố đây là trận chiến cuối cùng có thể được chết thì chẳng lẽ những người như chúng tôi lại làm ngơ trước tinh thần của anh cho nên chúng tôi tuyệt thực cũng chỉ để ủng hộ tinh thần đó của anh Trần Huỳnh Duy Thức một chút thôi ạ.”

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang bị giam giữ tại Nghệ An đã bắt đầu tuyệt thực vào ngày hôm nay và anh tuyên bố sẽ không ngưng cuộc tuyệt thực cho tới khi nào yêu cầu của anh được nhà cầm quyền chấp nhận đó là phải trả tự do cho anh tức khắc và vô điều kiện bất kể bản án của anh vẫn còn gần bảy năm nữa mới hoàn tất.

Thông điệp của Tổng thống Obama

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Chùa Ngọc Hoàng tại Sài Gòn ngày 24/5/2016. AFP PHOTO.

Người dân Sài Gòn trong ngày hôm nay gặp tình trạng kẹt xe chưa từng thấy khi Tổng thống Obama đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Hàng ngàn người đứng hai bên đường chờ đoàn xe chở ông tới thăm ngôi chùa Ngọc Hoàng, nơi đầu tiên ông tới chứ không phải là một cơ quan hành chính nào của chính phủ.

Nhà văn Trần Tiến Dũng đặc biệt quan tâm tới chi tiết này cho biết nhận định của ông về ngôi chùa Ngọc Hoàng như sau:

“Chùa Ngọc Hoàng là một trong các cổ tự ở Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn có những ngôi chùa cổ hơn chùa Ngọc Hoàng rất nhiều, có khoảng 200-300 năm trước. Chùa Ngọc Hoàng chỉ có khoảng 100 năm tuổi thôi, nhưng mà đó là cái chùa mà theo ông Dương Hồng Sển là nơi lập những hội kín của những cộng đồng người Hoa lưu vong nhằm phản Thanh phục Minh. Thậm chí sau này cũng là nơi che chở, nương tựa, giúp đỡ người Hoa từ Trung Hoa lục địa chạy qua lánh nạn Trung Cộng.

Đây là ngôi chùa rất nổi tiếng của cộng đồng người Hoa. Sau này người Việt cũng thường đến viếng trong các dịp lễ tết và rất đông người đến viếng chùa. Tôi nghĩ nó có ý nghĩa nhất định nào đó trong việc ông Obama và ekip cố vấn của ông chọn ngôi chùa này để đến viếng đầu tiên sau khi từ Hà Nội vào Sài Gòn. Nó có ý nghĩa nào đó họ muốn gửi gắm thông điệp cho cả cộng đồng người Hoa và cả cộng đồng người Việt lưu vong sau biến cố năm 1975 diễn ra đang ở khắp nơi trên thế giới rằng người Mỹ vẫn nhớ tới họ và nhớ tới quan hệ sâu sắc giữa đồng minh Việt Nam Cộng Hòa và những người dân miền Nam.”

Tổng thống Obama được dân chúng Sài Gòn chào đón còn hơn cả Tổng thống Bill Clinton trong lần viếng thăm trước vào năm 2000.

Một nền văn hóa man rợ của loài khỉ!

Một nền văn hóa man rợ của loài khỉ!
Trong những sự kiện lớn thì ta thấy người dân Việt đón Tổng thống Barack Obama nồng nhiệt chân tình hơn cả đám táng Võ Nguyên Giáp hay bất cứ một viên chức chinh phủ hay quan khách cs nào.

Ta có thể bắt con khỉ ra khỏi rừng, nhưng chúng ta không thể tách rừng rú ra khỏi con khỉ.

Theo: Đài Á Châu Tự Do
Công an thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo người xé bỏ băng rôn chào đón ông Obama, khi ông còn đang phát biểu ở Hà Nội sáng 24.5.2016.

Địa điểm tấm ảnh là siêu thị iCare, đối diện ngôi chùa ông Obama dự kiến tới.

Ảnh: FB phóng viên báo Tuổi Trẻ Lê Đức Dục.

Thuy Van's photo.
Thuy Van's photo.
Thuy Van added 2 new photos.

Hình ảnh này đã được lan truyền khắp thế giới. Hành động này nói lên điều gì?

Tất nhiên uy tín, giá trị của Obama, TT một cường quốc số một thế giới chẳng vì thế mà suy suyển. Chỉ là, người Mỹ không thể hiểu được vì sao có những hành động như thế này từ cương vị chủ nhà của lãnh đạo, chính khách Việt, những người đang bắt tay đón chào người khách được mời- vị tổng thống đáng kính của họ?
Và cũng tất nhiên là, người dân Việt đau đớn, buồn tủi nhận ra, mình vô phúc đến ngần nào!

LỜI NHẮN KHẨN CỦA LS HÀ HUY SƠN

LỜI NHẮN KHẨN CỦA LS HÀ HUY SƠN

FB Hà Huy Sơn

23-5-2016

LS Hà Huy Sơn. Nguồn: Internet

LỜI NHẮN KHẨN GỬI:

– Chủ tịch Nước, Trần Đại Quang,
– Tổng thống Barack Obama.

Tôi là Luật sư Hà Huy Sơn đang hành nghề tại Hà Nội, xin gửi tới các ông lời chào trân trọng và lời cảm phiền như sau:

Trước đây 01 ngày, tôi nhận được lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tham dự buổi gặp vào sáng ngày 24/05/2016 tại Hà Nội. Tôi tin tưởng là Chính phủ 02 nước đã bình thường quan hệ và chiếu theo hiến pháp Việt Nam, tôi hoàn toàn có quyền đến buổi gặp mặt này.

Vào lúc 18g 30 ngày hôm nay, chính tôi được xem Chương trình chuyển động 24h của Đài truyền hình Việt Nam đưa tin: Ông Chủ tịch Nước trịnh trọng tuyên bố quan hệ 02 nước đã được bình thường hóa hoàn toàn.

Nhưng ngay sau đó 05 phút Cảnh sát khu vực đến nhà tôi nói rằng: họ biết tôi có buổi hẹn và hỏi sáng mai tôi có đi đến đó không. Tôi đã trả lời sáng mai tôi sẽ đến đó.

Tôi gửi lời nhắn lời tới các ông, vì ngày mai mấy câu hỏi của tôi sẽ được trả lời:

1- Mối quan hệ 02 nước Việt Nam và Hoa Kỳ có thực sự bình thường hóa như ông Chủ tịch Nước tuyên bố không?

2- Danh dự của tôi, công dân Việt Nam và quyền con người theo hiến pháp có được tôn trọng không?

3- Nhà nước VN có tôn trọng Hoa Kỳ hay không mà ngăn chặn khách mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ là tôi khi đến tham dự buổi gặp này?

Là một công dân Việt Nam, một công dân của Thế giới tôi hy vọng tôi có quyền phổ quát của con người.

Trân trọng,

Hà Nội, 19g 12 ngày 23/05/2016.
Luật sư Hà Huy Sơn

_____

Blog RFA

Bình thường hóa quan hệ

Nguyễn Thị Từ Huy

23-5-2016

Hôm nay, 23/5/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi thông báo quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí của Tổng thống Obama đã kèm theo bình luận cho rằng điều này chứng tỏ quan hệ Việt-Mỹ đã hoàn toàn được bình thường hóa.

Dĩ nhiên, người dân Việt Nam đồng ý với bình luận này của Chủ tịch nước. Như vậy Mỹ và Việt Nam, những kẻ thù trong quá khứ, giờ đây đã không còn là kẻ thù nữa, đã bắt tay hợp tác với nhau trên mọi lĩnh vực, rào cản cuối cùng đã được dỡ bỏ. Đây là một thành công ngoại giao mà người dân Việt Nam sẽ ghi nhận cho chính phủ.

Tuy nhiên, cũng liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ, vẫn còn một câu hỏi mà chính phủ phải trả lời cho dân: Bao giờ thì Nhà nước Việt Nam chịu bình thường hóa quan hệ với nhân dân của mình?

Bao giờ thì chính phủ hết coi người dân là kẻ thù?

Trên thực tế Mỹ và Việt Nam vốn là kẻ thù cũ. Còn người dân và chính phủ Việt Nam chưa bao giờ là kẻ thù, chưa bao giờ, nhưng người dân vẫn luôn bị chính phủ coi là kẻ thù. Giờ đây, chính phủ đã có thể coi cựu thù năm xưa là bạn. Vậy, liệu chính phủ có thể ngừng coi nhân dân của mình (nhưng người dân trong nước cũng như những kiều bào ở nước ngoài) là kẻ thù không?

Việt Nam đã và đang bước vào sân chơi quốc tế rộng lớn. Việt Nam cần lựa chọn các giá trị chung mang tính phổ quát. Chính phủ Việt Nam sẽ thực sự có uy tín khi hòa vào dòng chảy chung của nhân loại tiến bộ, tôn trọng và thực hiện các cam kết của mình.

Chính phủ cần phải đi tới quyết định bình thường hóa quan hệ với nhân dân của mình, cùng với nhân dân thực hiện các quyền phổ quát và đương nhiên mà bất kỳ ai, sinh ra làm người, cũng đều được hưởng, dù là đứng ở cương vị nào trong xã hội. Đó là các quyền : quyền sống, quyền được bảo vệ thân thể, quyền được học hành, quyền được tự do đi lại, quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do bầu cử… Những quyền này hiện nay một số người dân Việt Nam đang bị tước bỏ, và bị xâm phạm ngay chính trong những ngày Tổng thống Obama được tiếp đón để bình thường hóa quan hệ hai nước.

Người dân Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa, dĩ nhiên không chấp nhận cho bất kỳ ai tước bỏ các quyền đó của mình. Thực tế những ngày qua cho thấy họ đang đòi lại các quyền đó, một cách kiêu hãnh và can đảm, một cách đáng nể phục, trong bối cảnh mà cuộc sống của họ bị đe dọa.

Hơn bốn mươi năm sau chiến tranh, ngày hôm nay đánh dấu mối quan hệ Việt-Mỹ đã chính thức được bình thường hóa hoàn toàn.

Đến bao giờ chính phủ Việt Nam mới bình thường hóa quan hệ với nhân dân Việt Nam?

Thấy gì giữa những cuộc đón tiếp: Ý đảng và lòng dân

Thấy gì giữa những cuộc đón tiếp: Ý đảng và lòng dân

Sáu tháng sau khi ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng CS Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam, ngày 22/5/2016, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Obama cũng đã đến Hà Nội, mở đầu chuyến thăm Việt Nam.

Cả hai chuyến thăm đều là của những nhân vật đứng đầu quốc gia.

donObamataisanbaynoibai

Một là “đàn anh trong phe Xã hội Chủ nghĩa’, là “bạn 16 chữ vàng và 4 tốt” của Đảng và nhà nước Việt Nam, đến từ một đất nước “núi lền núi, sông liền sông”. Trung Quốc hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam.

Một là cựu thù của Việt Nam cộng sản, từng là “kẻ thù trước mắt và lâu dài”, là “sen đầm quốc tế”, là “kẻ thù của hòa bình nhân loại” và là một “đế quốc xâm lược” – theo hệ thống tuyên truyền xưa nay của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Hồ Chí Minh đã nói: “đế quốc chủ nghĩa là nguồn gốc chiến tranh”– (Ngày 17 tháng 11 năm 1950, Thư gửi Hội nghị hòa bình ở Việt Nam, Hồ Chí Minh)

Đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình hứa hẹn TQ viện trợ 1 tỷ NDT trong 5 năm cho VN. Đúng như lời ông Hồ Chí Minh đã dặn dân Việt Nam: “Các nước anh em, giúp đỡ nhiều” (Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.543)

dontapcanbinhNOibai

Đến Việt Nam, ông Obama nói về nhân quyền cho Việt Nam, điều mà nhà cầm quyền Việt Nam ghét cay ghét đắng và thường xuyên cho rằng đó là công việc nội bộ của Việt Nam. Không những không mang một khoản viện trợ tiền tỷ nào, lại thực hiện vai trò “anh chàng lái súng” (nói theo ngôn ngữ tuyên truyền của Đảng xưa nay), ông ta chỉ hứa bỏ cấm vận vũ khí sát thương với các điều kiện về nhân quyền.

Có lẽ vì những khác biệt như vậy, nên sự đón tiếp của Đảng đối với hai nguyên thủ quốc gia cũng khác nhau nhiều.

Đón ông Tập Cận Bình ở sân bay là hàng quân danh dự đứng im như phỗng.

Đón ông Obama ở sân bay là một cô gái ôm bó hoa tặng rồi ông Obama lủi thủi đi vào xe.

Đón ông Tập Cận Bình là một dàn đại bác bắn 21 phát đinh tai nhức óc người dân.

Đón ông Obama là sự im lặng ngờ vực và hồi hộp từ phía nhà nước.

Đón ông Tập Cận Bình là hàng ngũ an ninh, công an và các loại quân Việt Nam được tung ra dày đặc.

Đón ông Obama, đặc vụ Mỹ soi từng góc sân bay và mọi ngóc ngách.

Đón ông Tập Cận Bình, hàng đoàn công an, an ninh, mật vụ và các loại lực lượng khác nhau được tung ra để canh nhân dân.

Đón ông Obama, công an chỉ cần đứng dẹp trật tự bên đường.

Thế nhưng, đó là cách đón tiếp của ĐCS và nhà nước đối với những vị mà họ gọi là khách quý. Còn đối với  nhân dân thì sao?

Người dân Việt Nam đón ông Tập Cận Bình bằng những băng rôn, khẩu hiệu, những chiếc áo với hình của ông Tập và dòng chữ như “Tập Cận Bình, hãy cút đi!”, “Tập Cận Bình, têm xâm lược bẩn thỉu, cút khỏi Việt Nam!”.

tapvatrong

VinhdonTapCanBinh

 

donTapCanBinh_dan

tranbang

Người dân Việt Nam đón ông Obama bằng cách đi xa từ cả trăm cây số, ăn ngủ vật vờ qua đêm, đứng bên đường vẫy tay, vẫy hoa chào mừng ông Obama đến Việt Nam. Hàng ngàn người dân xếp dọc hai bên đường đoàn xe chở ông Obama đi, vẫy tay, hân hoan với những chiếc điện thoại, máy ảnh tự chụp. Họ đón ông Obama với một sự yêu mến và kính trọng thật sự. Ở đó không có khái niệm bạn, thù mà là sự nô nức hào hứng. Nếu so với “ngày hội non sông” bầu cử hôm qua, thì quả là hai trạng thái tinh thần khác biệt hoàn toàn.

Người dân đi đón ông Tập Cận Bình được nhà nước xử đãi bằng công an, canh gác bởi an ninh, côn đồ, bắt nhốt vào đồn ngồi cả ngày bỏ đói, thậm chí được tặng dùi cui, nắm đấm và đổ máu. Thế nhưng họ vẫn kiên quyết phản đối tên xâm lược, dù là bạn vàng của đảng.

Người dân đón ông Obama cũng được canh gác bởi công an, an ninh… nhất là đối với những người đấu tranh dân chủ, dày đặc và quyết liệt. Vậy nhưng họ vẫn kiên quyết đi bằng nhiều cách, không phải phản đối, mà để hân hoan chào đón Tổng thống Mỹ.

Người dân Việt Nam chen chúc nhau để được chụp ảnh cùng với ông Tổng thống Mỹ, trong khi ông Chủ tịch nước Việt Nam đứng vô đơn bơ vơ bên cạnh chẳng ai đoái hoài.

donObamadocduong

donObamadocduong1

DonObamatrenduong

ObamavaTrandaiquanggapdan

Đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình “lén lút – bí mật” chui vào rao giảng cho Quốc hội Việt  Nam.

Đến Việt Nam, ông Obama tiếp xúc với người dân cách công khai và nói chuyện với dân trước hội trường.

Đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình vào lăng viếng ông Hồ Chí Minh, một đồng đội và là đồng chí của ông ta.

Đến Việt Nam, ông Obama đến thăm một ngôi chùa, tỏ lòng kính trọng nét văn hóa, tâm linh của người Việt.

Đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình dự chiêu đãi của những người lãnh đạo ĐCS tiếp bạn vàng bằng sơn hào hải vị từ tiền thuế người dân.

Đến Việt Nam, ông Obama vào ăn bún chả bình dân rồi trả bằng tiền của mình.

Obamaanbuncha

Nhìn những dòng người đông đúc, vui mừng, thân ái và rạng rỡ khi đón Tổng thống Mỹ Obama, chợt nhớ khi đón ông Tập Cận Bình, nhóm chúng tôi, mấy chục người bị bắt vào Sở Công an Hà Đông, và những hình ảnh anh chị em Sài Gòn bị đánh đập bỏ lên xe đổ máu… khi họ Tập đến nhà, chúng tôi tự hỏi: Vì sao vậy?

Đó phải chăng là sự chứng minh rõ nét ý đảng và lòng dân là hai khái niệm đang đi ngược chiều nhau? Một đảng chính trị tự soán ngôi cầm quyền, tự xưng là lãnh đạo đất nước mà đi ngược lại nguyện vọng của người dân, liệu họ có là “đảng của giai cấp công nhân và dân tộc” như họ tuyên bố hào sảng?

Đó cũng chính là nỗi đau, là sự bất hạnh của dân tộc Việt Nam hôm nay.

Khi một đảng phái, một tổ chức đi ngược lại ý nguyện của người dân, đi ngược lại tiến trình tiến bộ của đất nước, thì đích thị đó là một nhóm phản động – phản động đúng với ý nghĩa chân chính nhất của từ này.

Hà Nội, ngày 23/5/2016

J.B Nguyễn Hữu Vinh

5 TRIỆU VỀ NƠI ĐÂU SAU 20 NGÀY VÀ GIẢI PHÁP LÂU DÀI CHO NGƯ DÂN

5 TRIỆU VỀ NƠI ĐÂU SAU 20 NGÀY VÀ GIẢI PHÁP LÂU DÀI CHO NGƯ DÂN

FB Nguyễn Anh Tuấn

22-5-2016

H1Từ khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về việc cứu trợ khẩn cấp cho ngư dân vùng thiệt hại với mức 5 triệu/ghe tàu nằm bờ, đến này đã được 20 ngày, song ngư dân ở Kỳ Anh vẫn cho biết chưa nhận được khoản tiền này.

Nhiều bà con ngư dân ở đây hiện vẫn phải đi vay nóng để chạy ăn từng bữa. Họ hay nói vui, ‘chính phủ hỗ trợ gạo (22kg/người) vậy có nghĩ dân nấu lên ăn với gì không?’.

Bà con cũng phản ánh, chính sách hỗ trợ 5 triệu/ghe tàu nằm bờ (dù mãi chưa được thực hiện) vẫn có điểm bất hợp lý.

Không phải ngư dân nào cũng có ghe mà mỗi nghe thường có 1 người chủ, và 3-4 người ‘đi bạn’.

Chính sách nêu trên chỉ hỗ trợ cho người chủ ghe, còn những ngư dân ‘đi bạn’ vốn khó khăn hơn thì lại không được gì.

Tuy nhiên, tất cả các chính sách hỗ trợ trên đều là trước mắt và ngắn hạn.

Chẳng chính phủ nào có thể nuôi hàng triệu miệng ăn mãi, dù chỉ là phát gạo.

Để giải quyết tận gốc vấn đề sinh kế của ngư dân miền Trung vẫn cần phải gỡ được đầu ra cho con cá.

TỨC LÀ DÂN PHẢI ĂN CÁ TRỞ LẠI.

Mà muốn thế thì phải khôi phục NIỀM TIN trong công chúng về chất lượng môi trường biển và hải sản.

Không một Ban Tuyên giáo, một Bộ Thông tin Truyền thông với bất kỳ chiến lược định hướng, tuyên truyền nào có thể làm được điều này.

Cũng vậy, chẳng có bất kỳ chỉ thị, mệnh lệnh, quyết định hành chính, hay bất kỳ lời kêu gọi hoặc hình thức nêu gương của lãnh đạo nào có thể làm được.

Duy chỉ một thứ có thể: MINH BẠCH THÔNG TIN.

Cần nhận rõ điều này: Kẻ chỉ đạo bưng bít, giấu diếm thông tin không ai khác chính là người triệt đường sống ngư dân miền Trung một cách lâu dài nhất, trì hoãn các hoạt động điều tra, tìm kiếm nguyên nhân, tắc nghẽn quá trình khắc phục hậu quả, trực tiếp khiến tàu bè không thể ra khơi thể hiện vai trò của các ‘cột mốc sống’ cho chủ quyền biển Việt Nam như trước đây.

Phản động, nếu có, không ai khác, chính là những kẻ này.

Mỹ và Việt Nam bàn chuyện đặt thiết bị quân sự ở Đà Nẵng

 Mỹ và Việt Nam bàn chuyện đặt thiết bị quân sự ở Đà Nẵng

Tin tức về việc Mỹ tính chuyện đặt thiết bị quân sự ở Việt Nam được loan đi trong bối cảnh Tổng thống Barack Obama sẽ tới Việt Nam sớm Chủ Nhật này.

Tin tức về việc Mỹ tính chuyện đặt thiết bị quân sự ở Việt Nam được loan đi trong bối cảnh Tổng thống Barack Obama sẽ tới Việt Nam sớm Chủ Nhật này.

21.05.2016

Washington và Hà Nội đang thương thảo việc đặt các thiết bị quân sự ở Đà Nẵng để đối phó với các thiên tai trong khu vực.

Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết như vậy hôm qua.

Báo này viết rằng việc đôi bên tính tới chuyện đặt các thiết bị ở thành phố nằm ở vị trí chiến cách không xa biển Đông phần nhiều mang tính biểu tượng, và đó cũng là một ví dụ cho thấy sự biến chuyển trong mối quan hệ giữa hai nước cựu thù, giữa lúc Bắc Kinh không che giấu tham vọng “nuốt trọn” biển Đông.

Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin trên. Trong khi đó các quan chức Mỹ không tiết lộ danh tính cho Financial Times biết rằng đôi bên nhấn mạnh vào việc dùng thiết bị quân sự sẽ được đặt ở Đà Nẵng để đối phó với thiên tai vì không muốn làm Trung Quốc tức giận.

Tin tức về việc Mỹ tính chuyện đặt thiết bị quân sự ở Việt Nam được loan đi trong bối cảnh Tổng thống Barack Obama sẽ tới Việt Nam sớm Chủ Nhật này, và trong khi chính quyền Hà Nội nhiều lần công khai kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận sát thương đã áp đặt nhiều chục năm qua.

Trong các cuộc tiếp xúc với báo chí trước chuyến thăm, quan chức Mỹ đều cho biết chưa đi tới quyết định cuối cùng về việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Yếu tố nhân quyền

Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tuần này, ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói rằng nhân quyền luôn là một yếu tố trong việc đi tới quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận hay không.

Ông nói thêm: “Nhân quyền vẫn luôn là một thành tố quan trọng, nếu không nói là trung tâm, trong việc đưa mối quan hệ song phương tiến về phía trước. Việc xét tới yếu tố nhân quyền sẽ vẫn là một điều quan trọng trong bất kỳ quyết định bán vũ khí nào với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào”.

Trong cuộc họp báo, ông Kritenbrink cũng nói thêm rằng ông hy vọng đôi bên sẽ ký một số thỏa thuận thương mại trong chuyến thăm của ông Obama.

Tuy nhiên, kể cả khi lệnh cấm vận vũ khí được bở dỏ hoàn toàn, các quan chức Mỹ cho rằng Việt Nam nhiều khả năng sẽ không mua các loại vũ khí, như tên lửa chống tàu, vì điều đó có thể khiến Trung Quốc phật lòng.

Thay vào đó, Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ bán cho Việt Nam radar và các thiết bị để trinh sát tốt hơn vùng biển Đông.

Chưa rõ là đôi bên có bàn tới chuyện mua vũ khí khi ông Obama tới Việt Nam hay không.

Theo Financial Times, VOA