MUỐN NGƯỜI VIỆT NAM CÓ TỰ DO HÃY KHAI SÁNG DÂN TRÍ THỨC TỈNH QUỐC DÂN THỨC TỈNH ĐỒNG BÀO.

Góc nhìn Báo chí – Công dân

Viết văn không chỉ là một nghề nghiệp mà còn là tâm nguyện cả đời của Lỗ Tấn. Năm 1902, khi được cử sang Nhật Bản học, Lỗ Tấn chọn ngành y nhằm mục đích cứu người.

Nhưng về sau ông ý thức rõ căn bệnh tinh thần của dân tộc mới trầm kha hơn căn bệnh thể xác nên ông đã chuyển sang sáng tác văn học nhằm dùng ngòi bút lương y của mình để đẩy lùi căn bệnh thời đại.

Lỗ Tấn không chỉ là nhà văn hóa lớn mà còn là nhà giáo dục lớn. Tư tưởng giáo dục quan trọng nhất của Lỗ Tấn là vấn đề lập nhân- xây dựng và đào tạo con người.

Ông không có trước tác chuyên bàn về giáo dục nhưng trong các tác phẩm của Lỗ Tấn có rất nhiều ý kiến sâu sắc đã được các nhà nghiên cứu giáo dục sưu tập rồi sau đó hệ thống hóa thành những quan điểm khoa học rất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, cụ thể.

Lỗ Tấn qua đời vào năm 1936 tại Thượng Hải. Tang lễ ông hết sức trọng thể và phủ trên quan tài ông lá cờ đề ba chữ “Dân tộc hồn” có nghĩa là linh hồn của Dân tộc. Đó là sự sùng bái của nhân dân Trung Quốc dành cho Lỗ Tấn đến tận cuối cuộc đời.

Ban đầu vì học giỏi nên ông được cử sang Nhật du học ngành y. Nhưng rồi nhân một lần xem phim thời sự giữa giờ học, Lỗ Tấn thấy cảnh một người Trung Quốc bị quân Nhật trói ở giữa chuẩn bị xử chém, xung quanh là những kẻ đứng xem, người nào người nấy thân thể khỏe mạnh còn vẻ mặt thì thờ ơ mà không có lấy một chút thương xót.

Từ đó, ông nhận thấy học thuốc không còn là việc quan trọng vì dân mà còn ngu muội, hèn nhát thì dù thân thể có khoẻ mạnh, cường tráng cũng chỉ có thể làm thứ người mà người ta đem ra chém đầu thị chúng và trở thành loại người đứng xem vô vị như thế kia mà thôi.

Chính vì thế nên ông cho rằng điều trước tiên là phải biến đổi tinh thần họ. Và theo ông để làm điều đó không gì hiệu quả bằng văn nghệ nên cuối cùng ông theo nghề viết văn để thức tỉnh quốc dân, đồng bào.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay