Cựu Bộ trưởng Thương mại: Kinh tế tư nhân bị phân biệt đối xử

RFA
2017-04-26
 
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại.

AFP photo
 
 Nghị quyết về việc phát triển kinh tế tư nhân sẽ được ban hành tại Hội Nghị Trung Ương  5 Khóa XII dự kiến diễn ra vào đầu tháng năm tới đây.

Tin được Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Online loan đi ngày 26 tháng Tư, trích dẫn lời phát biểu của  trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương, ông Nguyễn Văn Bình tại Diễn Đàn Kinh Tế Tư Nhân  ở Hà Nội do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam tổ chức..

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu, khách quan và cấp thiết, rằng phải biến kinh tế tư nhân  thành  động lực quan trọng của nên kinh tế thị trường theo  định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, ông nói tiếp, sự phát triển nhanh chóng, đa dạng, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao  của kinh tề tư nhân góp phần tích cực vào tăng trưởng GDP tổng sản phẩm nội địa, nâng cao đời sống nhân dân để tiến tới công bằng xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Vẫn theo lời ông Bình, cho đến giờ kinh tế tư nhân của Việt Nam chưa thể hiện được vai trò một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường. Số liệu cho thấy kinh tế tư nhân trong nước chủ yếu tập trung vào hộ kinh doanh gia đình hay cá nhân, chiếm gần 38% GDP, trong lúc  các thanh phần khác của kinh tế tư nhân  chỉ gần 8% GDP năm 2015.

Đảng và chính phủ Việt Nam vẫn duy trì quan điểm doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo trong nền kinh tế đất nước.

Kinh tế tư nhân hay doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn bị phân biệt đối xử, là nhận định của nguyên bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển, tại Diễn Đàn Kinh Tế Tư Nhân hôm 26 tháng tư.

Ông Trương Đình Tuyển đánh giá doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có nhiều điểm yếu kém, thí dụ thói quen làm ăn kiểu chụp giật, hay tranh thủ kiếm lợi qua chính sách xin cho, không chủ yếu coi trọng quyền lợi khách hàng,  không dự kiến được kế hoạch kinh doanh dài  hạn.

Đây là những  điều mà ông Trương Đình Tuyển cho rằng doanh nghiệp tư nhân nên chú ý để tìm cách tái cơ cấu, nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể dần dần chiếm lĩnh thị phần .

Mặt khác, trong lãnh vực minh bạch và công khai,  báo cáo của Tổ Chức Hướng Tới Minh Bạch cho thấy doanh nghiệp Việt không thích công khai phòng chống tham nhũng.

Đây là kết quả thăm dò  của Tổ Chức Hướng Tới Minh Bạch  dựa trên trên 30 đanh nghiệp lớn ở Việt Nam, gọi là TRAC Việt Nam 2017, lần đầu tiên  được thực hiện trong nước, bao hồm các công ty niêm yết, công ty vốn đầu tư nước ngoài FDI và công ty quốc doanh.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay