Trái Tim Mặn Nồng

Trái Tim Mặn Nồng

(Hạnh Phúc Gia Đình)

 

Tuyết Mai

 

Sáng nay vì con gái lớn của chúng tôi bệnh sốt nên bị nghỉ ở nhà thêm một ngày nữa, thay vì cháu phải làm việc đến 12 tiếng đồng hồ nơi viện dưỡng lão.   Khi tôi nói cháu bị nghỉ có nghĩa là cháu rất khổ tâm để không được đi làm vì cháu không được tiếp xúc các ông bà mà họ quyến luyến và rất quý mến cháu, trong công việc cháu làm là giúp các ông bà sinh hoạt và chơi các trò chơi do cháu đề xướng ra.   Tôi là người mừng nhất vì được gần cháu, trò chuyện, dậy dỗ cháu thêm cách đối xử với người.

 

Lạ lùng nhất là trong gia đình chúng tôi hình như từ bố mẹ cho đến các em của cháu, ai cũng rất cần được gần gũi với cháu, tuy cháu không được mấy bình thường vì cháu có bệnh chậm phát triển loại nhẹ nhất.   Được gần cháu tôi bảo đảm ai cũng cảm thấy nhẹ nhõm trong tinh thần.   Sự vui vẻ yêu đời của cháu, nó như món quà bình an mà nó có thể trao cho bất cứ ai có cơ hội gặp cháu.   Cháu chẳng biết giận là gì mà luôn cười tươi như hoa bông bưởi.   Thật cháu chẳng biết làm gì có hữu ích ngoài tìm thời giờ cho mọi người.   Bạn cháu cần gặp cháu cũng ok., rủ cháu đi chơi cháu cũng ok., hỏi nhờ cháu làm việc thêm giờ cháu cũng ok., và một điều đặc biệt là không ai có thể giận cháu cho được.

 

Thì quý anh chị em hiểu cho rằng vợ chồng chúng tôi được có cháu đi cùng buổi sáng nay, chúng tôi rất hạnh phúc.   Thành thật mà nói vợ chồng chúng tôi bây giờ thì lúc nào cũng thấy mặt nhau, nên ông nhà tôi thường làm cho tôi bị dị ứng, bởi ông dưạ vào tôi đủ mọi điều.   Có cháu thì chúng tôi đỡ gây nhau, hay nói đúng hơn là để cho tôi bớt bẵn gắt với ông nhà tôi.   Cũng tội cho ông hiện giờ là những lúc ông cần đến tôi nhất thì tôi lại đẩy ổng ra xa.   Xa chừng nào thì tốt cho tôi chừng nấy.   Vì nói cho ngay tánh chịu đựng của tôi trong suốt 25 năm trời cũng gọi là quá đủ, tôi mà chịu đựng thêm nữa chắc đầu tôi sẽ bị đứt giây mà nằm liệt một chỗ thì chẳng những khổ cho chính tôi, mà khổ cho cả nhà nữa!.   Nên enough is enough!.

 

Về đến nhà tôi nghe tiếng mấy chị em chúng nó có vẻ ồn ào, song tôi nghe tiếng thằng con trai út của tôi, có vẻ nhùng nhằng và nói với chị lớn không được đàng hoàng.   Chẳng là vì cháu Bảo Hạnh (chị cả) nó để dành tóc cho thật dài đủ 12 inches để cho những chị em gái bị ung thư (cancer) trong nhà thương.   Để các chị em có bệnh ung thư này sẽ nhận được tóc rất thật của người cho.   Anh chị em cũng hiểu rằng các chị em gái này bị ung thư thì thường đầu bị trọc lóc không có tóc.   Mà để có nhận được một bộ tóc đẹp đẽ mượt mà này thường là phải ở danh sách chờ đợi và một bộ tóc ấy cần đến 8 lọn tóc; có nghĩa phải có được 8 người đem cho tóc của mình, thì mới làm thành được một cái đầu tóc cho các em nó đội.   Vì phải qua cái process tuyển chọn tóc, nên số tóc cũng bị bỏ đi rất nhiều.   Và vì tóc của cháu Bảo Hạnh không được dài lắm, cộng cháu bị dị ứng bởi tóc.   Hễ cọng tóc lỡ đụng vào mắt thì mắt cháu bị đỏ au ngay, mà bây giờ là vào hè, cháu chịu không nổi với tóc luôn bị cột.   Cột tóc thì cháu bị nhức đầu vì như tóc luôn bị túm.   Nên cháu quyết định đi cho ngay, sau khi cháu đã đo tóc và biết là sẽ đủ nếu cắt tóc thật sát.

 

Sau khi cắt tóc cháu đã xin phép bố mẹ cho được đi chơi với bạn và khi cháu về đến nhà thì chúng tôi đã đi ngủ nên chưa thấy tóc cháu ngắn ra làm sao, cho đến sáng ngày hôm nay.   Tóc cháu ngắn như gần sát với da đầu và như tóc của lính vậy!.   Sở dĩ thằng em của cháu có vẻ bất mãn với chị là vì chắc nó nghĩ rằng nó sẽ xấu hổ với chúng bạn nếu nó đứng gần chị nó khi có bạn bè của nó đến chơi nhà chăng?.   Tôi đã liền cắt đứt giòng tư tưởng không được tốt đẹp đó ngay trong trứng nước và tôi muốn thằng con trai tôi phải biết hãnh diện và nể trọng chị nó, khi chị hay bất cứ ai có Tấm Lòng Tốt và Bác Ái.

 

Mà quan trọng nhất là khi một con người có Trái Tim Tốt và có Lòng Bác Ái thì diện mạo của con người ấy, không còn là quan trọng nữa!.   Vì tất cả chỉ là bề ngoài và chỉ là cái vỏ với cái lớp sơn được tô điểm để che đậy cho sự xấu xa mối một bên trong cái miếng gỗ xấu mục ấy mà thôi!.   Tôi dậy con trai tôi cái Lòng Bác Ái mới là thiết yếu và quan trọng trong cuộc sống.   Cháu trả lời lại tôi rằng sự việc chị làm nó giống như con là trai mà đi mặc quần áo của phụ nữ để cổ võ cho nhóm người bị ung thư Vú vậy!.

 

Tôi cắt nghĩa cho thằng cháu trai tôi hiểu là hai sự việc nó có khác nhau nhiều lắm!.   Vì gái thời nay có thể mặc quần áo con trai và giống như con trai nhưng không phải là con trai, như chị chỉ là vì có tánh mạnh mẽ tom boy mà thôi!.   Còn con trai thì trái ngược không thể làm như vậy được! Nhưng tôi thiết nghĩ nếu để làm một việc thiện nguyện Tốt Lành thì điều mình muốn làm cho lý tưởng thì không có gì là sai trái cả!.   Vì ai cũng biết ý định và việc làm tốt của mình, không cần phải cắt nghĩa hay phân bua.  Cũng giống như vài trường tiểu học mà thỉnh thoảng chúng ta thấy mấy ông hiệu trưởng trường tổ chức gây quỹ cho trường, khi thành công thì các ông hứa mặc quần áo giả gái để chụp hình chung với chúng học trò.

 

Cháu tỏ lộ vẻ bất bình với tôi, ngồi thừ lừ một cục chẳng thưa chẳng thốt một lời.   Tôi không muốn cháu khinh dể chị của nó khi cả nhà đều thán phục việc làm tốt lành của chị cháu.   Tôi bảo thằng con dầu sao ý kiến của con cũng vẫn chỉ là một ý kiến chứ không nói dùm cho tất cả! Nên ý kiến của con đối với mẹ nó cũng không có giá trị.   Bố cháu thấy cái mặt xụ một đống của nó liền hỏi tôi, tôi ra dấu cho ông đừng hỏi thêm nữa!.   Một lát sau tôi cũng giả lả với cháu vì thấy sự im lặng của cháu hơi quá trớn và quá lâu.   Tuổi của cháu sợ là ở lứa tuổi rất khó dậy, như cái cây đã cứng, cần phải mềm dẻo để sự dậy dỗ mới có kết quả tốt đẹp.   Không nên sửa trị cứng rắn với chúng vì thường sẽ nhận kết quả ngược.   Đó là lý do tại sao chúng ta có chữ đôi Dậy Dỗ là vậy, có nghĩa vừa dậy vừa dỗ dành.

 

Sau khi tôi la cháu là không được nói chuyện với mẹ bằng cái giọng lớn tiếng như vậy! Cháu có vẻ cũng biết lỗi nhưng chờ mẹ lên tiếng mở lời trước, rồi sau đó nó đem bộ mặt biết lỗi ấy đến để làm hòa cùng mẹ.   Làm cha mẹ tôi chỉ muốn dậy dỗ các con đem trái tim và tình người để đối xử với mọi người.   Dẫu rằng đồng tiền cũng rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng đi đâu chúng ta cũng nên đem trái tim của chúng ta ra trước thì sẽ bảo đảm nhận lại được những trái tim tốt lành tương tự.   Chứ đi đâu chúng ta cũng đem đồng tiền ra trước thì sợ rằng người có nhiều tiền hơn, sẽ khinh dể và làm nhục chúng ta đó!?.

 

Kế đến chúng tôi dậy các cháu là phải học hành để có bằng cấp mà sống với đời.   Trở thành người tốt, hữu dụng, và hữu ích cho chính mình và cho đời.   Không sống bám vào ai.   Không là gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.   Vì chính mình không là gì thì đâu là khả năng để có thể lo và giúp đỡ cho ai khác???.

 

Có phải bài học Chúa dậy chúng ta là phải có Lòng Bác Ái thì Phép Lạ của Chúa mới thành Hiện Thực.   Như cậu bé có Lòng Bác Ái thì từ 5 chiếc bánh và 2 con cá, Chúa mới có thể làm Phép Lạ để nuôi được trên 5000 người ăn no nê, dư đầy, và thỏa thích mà còn thừa dư được 12 thúng đầy bánh vụn.   Amen.

 

 

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=snojFs7TkRg

(Nào Cùng Lên Đường)

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

07-31-12

 

 

Thánh Ignatiô Loyola Linh mục

Thánh Ignatiô Loyola Linh mục

Ngày 31/7:

Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1491 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêdictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.

Trong cuộc chiến Pháp-Tây Ban Nha năm 1521, quân đội Pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong tỏa Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài, Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, Ngài được chuyển về lâu đài ở Loyola. Nơi đây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau. Thời gian dưỡng bệnh lâu dài, không có sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng Ignatiô. Ngài nói:

– Tôi có phải thực hiện điều mà thánh Phanxicô và Dominico đã làm chăng?

Năm 1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức bà Montserrat. Nơi đây Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn toàn đối với cha giải tội. Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hướng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để “điều khiển đời sống mình”, một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự Chúa để được cứu rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về “sự chọn lựa” và đòi hỏi làm mọi sự để “vinh danh Chúa” (Ad Majorem Dei gloriam).

Thánh nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Roma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sửa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể dự lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, Ngài đã bị truy tố ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của Ngài đã thắng.

Năm 1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây Ngài tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1524, bảy anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch nơi đền thờ thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.

Ignatiô trở về Tây Ban Nha. Năm1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Vienitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trung Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô tại Vienitia. Đức Giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Vientia, họ mang theo phép của Đức Giáo hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong Linh mục. Một năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu “dòng Chúa Giêsu” dưới quyền sử dụng của toà thánh. Họ đi Roma và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đó vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1538 tại đền thờ Đức Bà Cả, Ngài soạn thảo hiến pháp mới của dòng và đến trình diện Đức Giáo hoàng Phaolô III. Đức Giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ:

– Đây là bàn tay Thiên Chúa.

Và trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã chính thức công nhận Hội dòng. Hội dòng đã thêm 1 lời khấn đặc biệt vào 3 lời khấn Phúc âm: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo hoàng.

Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7 tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức Giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm 1543.

Ignatiô khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng Hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào ngày 3 tháng 7 năm 1556, Hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.

Thánh Ignatiô được tôn phong hiển thánh ngày 12 tháng 3 năm 1622.

 

Thánh Ignatiô đã nêu gương cho chúng ta về lòng nhiệt thành vì Chúa, vì Giáo hội. Xin Chúa cho chúng ta cũng luôn biết hăng say và trung thành với Chúa qua ơn gọi của mình, theo kế hoạch của Thiên Chúa.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Chúa Ban Cho Chúng Con Hằng Ngày Dùng Đủ

Chúa Ban Cho Chúng Con Hằng Ngày Dùng Đủ
(CN 17 TN B)

 
Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. (Ga 6, 1-15).

Trong thời buổi càng văn minh càng tân tiến, con người ta hiện tại đã có thể phóng những phi thuyền lên mãi tận những hành tinh mãi tít xa, xa có thể mang về lại trái đất cho chúng ta những hình ảnh thật ngoạn mục, thật thích thú, thật khó mà tưởng tượng nổi khối óc của con người bây giờ.   Ấy thế mà có phải chúng ta càng lên được bao xa, thì chúng ta lại cảm thấy càng mất hút trong một vũ trụ bao la không có biên giới ấy!.   Cũng y như khi chúng ta có dịp xem được những phim ảnh phóng sự về chiều sâu của biển cả, của cả một đại dương thật sâu thẳm, mà cho đến ngày hôm nay, phương tiện cũng chưa cho chúng ta có quyền khai thác chiều sâu không có biên giới ấy của biển cả!.   Thế mới cho chúng ta biết quyền năng tác tạo vĩ đại của một Thiên Chúa vô cùng kỳ diệu của chúng ta.

Các nhà khoa học của mọi thời đại, dù có thông minh đến tận đâu, cũng chỉ mới có dùng chưa đến 10% chất xám của cả một khối óc mà Thiên Chúa đã ban cho họ, còn chúng ta thì sao?.    Như tôi đây, không biết có dùng được hết 5% chất xám hay không nữa! Nhưng tôi biết khả năng của tôi, thà thế mà tôi phải luôn cần đến sức mạnh của Thiên Chúa.   Thà thế mà tôi luôn bám và trụ trì trong nhà của Chúa tôi, để tôi có được nơi tựa nương thật vững vàng và vững chắc.   Tôi chỉ cầu Chúa ban cho tôi và gia đình hằng ngày dùng đủ, vì cơm bánh nuôi bụng tôi sao sánh ví cho bằng cơm bánh nuôi linh hồn và tâm linh của tôi là Lời Chúa, và Mình Máu Thánh Chúa chứ!?.

 

Vì cái bụng Chúa ban cho ta hễ biết đói thì nó đòi phải được ăn, là để nuôi sống thân xác hằng ngày của chúng ta, thì là cái lẽ đương nhiên Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta tất cả!.   Thật đầy đủ thật dư đầy những thực phẩm thiên nhiên, trong trời đất, chung quanh chúng ta, những gì là cần thiết Chúa đã ban cho nhưng không.   Như những con gia súc chúng ta nuôi được trong nhà, ngoài sân nhà, hay ngoài đồng ruộng.   Trái cây thì oằn nặng đầy dẫy ngoài sau vườn.   Cây cải cùng mọi thứ rau tươi cũng thật xanh um Chúa ban cho bốn mùa không mùa nào mà thiếu những cây, rau, trái, và cá thịt.   Nếu quả cuộc đời của chúng ta chỉ cần có bấy nhiêu, và chỉ có bấy nhiêu thôi! Thì thiết tưởng trên thế giới không có cái cảnh chết đói đến độ dẫn đưa anh chị em của chúng ta đến sự chết chóc, bệnh tật, và khổ nghèo.

Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”.   Ở đây tôi thực sự cảm phục và cảm mến tấm lòng của đứa bé trai.   Trong tay bé có được năm chiếc bánh lúa và hai con cá.   Ở đâu mà đứa bé trai này có được một tấm lòng như thế??.    Có phải vì đứa bé trai này xuất thân từ một gia đình mà gương mẫu của bé là cha mẹ của bé hay không?.

 

Chứ một đứa bé được lớn lên không người dậy dỗ, sống một cuộc sống bon chen, đua đòi, ngoài chợ đời, tranh dành và phải ăn cắp để nuôi thân, thì tôi không tin là có được tấm lòng như thế đâu!.    Nói thế không phải để tôi trách móc gì những đứa trẻ phải lớn lên ở chợ đời từ cái thuở được lọt lòng mẹ.   Nhưng tôi nói lên đây là để nhắc nhở những anh chị em trẻ, phải biết có trách nhiệm trên những gì mình làm, mà kết quả thì không cho ta một điều gì gọi là hữu ích, là lành mạnh, là thánh thiện, là an bình cả! Thưa có đúng không anh chị em?.    Ngay cả những bậc cha mẹ có được chứng dám rõ ràng trước mặt Thiên Chúa, linh mục, và toàn thể gia đình hai họ hai bên, cùng tất cả anh chị em bằng hữu nữa!.

Cuộc đời đã khó khăn bởi sự đòi hỏi của chúng ta nhiều, làm cho chúng ta lãng phí thật nhiều thời giờ mà tìm kiếm những sự vô bổ vô ích, đổ lên gia đình của chúng ta.   Vì mải mê tìm kiếm những vật chất để cung phụng trên thân thể lười biếng, thiếu trách nhiệm, yếu đuối, và tội lỗi của chúng ta.   Chúng ta đã vô tình xa lánh Chúa vì đến với Chúa chúng ta kiếm cớ là không có thời giờ dành cho Chúa.   Rồi thì chúng ta cố tình làm thêm giờ, chạy theo những xa hoa vật chất, mà bỏ bê gia đình của mình trong khi người chồng, con, mang tiếng là có vợ có mẹ đó chứ, nhưng sự thật chồng, con, chẳng mấy thấy mặt để mà lo cho được một miếng ăn đàng hoàng.   Mà không phải là hằng ngày đưa tiền cho chồng, con, để đến bữa ăn thì tự động mà đi kiếm gì ăn, cho nó khoẻ, vì vợ vì mẹ phải bôn ba đi kiếm tiền.

 

Tiền mà chúng ta để chúng làm chủ, thì bao nhiêu gọi là cho vừa, và rồi một ngày nào đó tất cả người thân của chúng ta lần lượt bỏ chúng ta ra đi không một lời từ giã, thưa có phải?.   Vì thế vô hình chung, chúng ta đã làm gương xấu cho con cái của chúng ta.   Nói láo với mọi người trước mặt chúng.   Làm chứng gian ngay trước mặt chúng.   Ăn lời ăn lãi, làm cân gian xảo, đồ giả bán giá thật.   Ăn gian nói dối và chửi lộn không ngớt trên chóp miệng của chúng ta.   Cho nên bài học của cậu bé có tấm lòng quảng đại không phải dễ tìm thấy ở thời buổi của ngày nay đâu!.   Không phải là không có nhưng thưa rất hiếm có thấy.

Thật là một điều phũ phàng thay! khi chúng ta có một cách sống chạy đua với dòng đời, khi mà điều kiện của một người cần phải có để mà có thể lập gia đình, để mà có thể có được bộ mặt với xã hội, để mà không bị khi dể, v.v…… Đàn ông con trai ở tuổi kiếm vợ thì cũng ít nhất phải có được cái bằng cấp kỹ sư, phải có công ăn việc làm vững chắc, phải có xe xịn, phải có khả năng mua được nhà, và còn phải có khả năng ở nhiều lãnh vực khác nữa!.    Còn những gì gọi là luân thường đạo lý thì thời nay coi như là cổ hũ lắm vậy!.

 

Nhà Thờ ngày nay cũng vắng bóng con cái Chúa nhiều lắm lắm!.   Một số trước đây đã làm biếng không thích đi nhà thờ nay kiếm cớ đổ lỗi cho kinh tế tuột dốc phải đi làm thêm giờ để kiếm thêm tiền.    Một số khác đã lấy lý do đổ lỗi cho các linh mục đã làm gương mù gương xấu cho Giáo Hội, vốn dĩ đàn chiên đã sẵn thiếu linh mục; những người giáo dân này chắc trước đây đi nhà thờ là để tìm đến những ông cha này chứ không phải là để đến với Chúa?.

Một số giới trẻ ngày nay đã thiếu đi rất nhiều những người lớn sống một cuộc đời gương mẫu ngay lành từ trong gia đình, ngoài xã hội, trong giáo hội, để hướng dẫn chúng đi ngay đường thẳng lối!.   Nhưng điều chính yếu nhất vẫn là sự sống mẫu mực sống gương mẫu trong một mái ấm gia đình, mà thời buổi ngày nay rất hiếm thấy.   Phần nhiều gia đình trên toàn thế giới đã có mức độ ly dị báo động đến thật đáng sợ.   Rồi thì những người đồng tình luyến ái, cũng đã sống một cách công khai với nhau.   Chẳng những thế mà có một vài tiểu bang bên Mỹ này đã đồng ý cho họ lấy nhau, và lại còn cho họ cái quyền được xin con nít về làm cha mẹ nuôi của chúng nữa chứ!.  Chúng ta thử tưởng tượng xem một gia đình như thế sao gọi là một gia đình Thánh Gia được chứ?.   Ôi thôi!  Thời buổi ngày nay vàng thau lẫn lộn …. hay được gọi là thời buổi của quỷ ma ra đời …. hay tận thế đang sắp sửa đến trên thế gian này mà không một ai tưởng và ngờ được hay sao?.

Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: “Thật ông này là Đấng tiên tri phải đến trong thế gian”. Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.   Lại nữa, sao chúng ta không bắt chước đức tánh khiêm nhường của Thầy chí ái Giêsu của mình nhỉ?.    Sau khi Ngài làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi tất cả con cái của Ngài đang đói lả và không có chỗ có nơi để cho họ có thể tự túc mà lo cho họ miếng ăn được.    Ngài hiểu được rằng phép lạ Ngài đã làm, đã được chứng kiến, và đã nuôi ăn tất cả là 5000 người đàn ông, chưa kể đàn bà và con nít, lại còn hốt lại được bao nhiêu thùng bánh dư nữa!.

 

Những gì con người trần thế chúng ta tìm kiếm thì lẽ đương nhiên không thể nào giống được với những những gì cao cả của Thiên Chúa chúng ta.   Bởi đấy không phải là giá trị đích thực của Nước Trời.   Ai muốn làm lớn trên Nước Trời thì phải làm chức phận nhỏ bé nhất trên trần gian.  Ai đi theo tiền bạc và để chúng làm chủ thì sẽ mất linh hồn.    Chúa Giêsu là con một duy nhất của Thiên Chúa Cha trên Trời, mà Ngài đã còn không cần, thì bả phù hoa trên trần gian này có là gì cho Ngài chứ?.    Chúng ta thử suy nghĩ mà xem!.

Chúng ta thử tưởng tượng mà xem bản tánh rất là tầm thường của chúng ta là luôn ham thích tìm kiếm sự phô trương, được khoe khoang xem chừng như rất trơ trẽn, tục trần, ham hố, và thái quá của chúng ta hay không?.     Ai đời lại có thể từ bỏ cho được khi mà mọi người đang coi chúng ta là ngôi sao rực sáng, đang là được mọi người cung kính, nể trọng, và nể vì ….???.     Bài học của Thầy chí ái về đức tính khiêm nhường luôn rành rành ra đó! Nhưng chẳng mấy khi chúng ta bắt chước cho được.   Thành thử cho nên cuộc đời của chúng ta ngày lại ngày, hoàn toàn luôn tất bật và vất vả!.

 

Bởi chúng ta luôn tìm kiếm những của phù du mau tàn, chóng qua, chóng rỉ sét, và luôn bội bạc.    Còn Ba Ngôi Thiên Chúa là Đấng có một tình yêu vô cùng luôn ban phát nhưng không cho con cái của Ngài, thì chúng ta chẳng một mảy may nghĩ đến.   Để cảm tạ, tri ân, và suy tôn Ngài.   Có phải Ngài hằng ngày vẫn ban ơn cho chúng ta hơn cả những gì chúng ta tìm kiếm và cầu xin, ngay trên trần gian này và cả sự sống đời sau không?.    Nhưng không, tội lỗi và hiểm họa cho chúng ta thay!  vì chúng ta sống quá mù quáng đã để cho quỷ ma, chúng đang lừa dối, và lấy mất linh hồn đời đời của chúng ta, mà nào chúng ta có hay biết?  Nhưng dù có biết chúng ta cũng giống như cái Thằng Người Gỗ, thích chọn cuộc sống vui chơi, hơn là được đi học để được Trở Thành Người thật.

Mong Phép Lạ của Chúa biến bánh và cá ra nhiều trước mắt chúng con, đã nuôi chúng con ăn thật no nê, nhờ vào lòng hảo tâm của một cậu bé có trái tim độ lượng giống Chúa, nên chúng con mới có bánh và cá mà ăn; cậu bé đã dậy chúng con sống thật, biết chia sẻ, với lòng quảng đại của cậu mà phép lạ của Chúa Giêsu mới có được.   Amen.

 

 

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=DD0f9YUBi2Y

(Làm Con Thiên Chúa)

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

 

Thật Vui Thay Ngày Thánh Mẫu

Thật Vui Thay Ngày Thánh Mẫu

(Lần thứ XXXV)

Tuyết Mai

 

 

Dòng Đồng Công lần thứ 35 của mùa hè năm nay được tổ chức vào đầu tháng 8 của năm 2012, trong một không khí thật nhộn nhịp, tưng bừng, và rất vui vẻ.   Tôi lên trên FaceBook của Ngày Thánh Mẫu thì nhìn xem thấy số người hứa sẽ đi dự làm tôi cũng cảm thấy vui thêm và vui lây.   Không vui sao được thưa anh chị em, thay vì mùa hè chúng ta rủ nhau đến những nơi ăn chơi không lành mạnh và tốn kém tiền bạc, không gì bằng chúng ta gia đình, cùng rủ nhau để đi đến với Mẹ, tại Dòng Đồng Công Cứu Chuộc tại Carthage tiểu bang Missouri, USA.

Là dịp để tất cả mọi người tuy không quen biết, nhưng trong không khí thánh thiện và trong lành, thì thưa trước lạ sau quen, là cá tánh rất thân thiện của người VN chúng ta.   Năm nay tôi được biết có rất nhiều người chẳng những trong nước Mỹ mà thôi, nhưng còn có những anh chị em nước ngoài cũng đến để tham dự, như nước VN và Âu Châu.   Về với Mẹ thì có phải chúng ta ai ai cũng muốn nhận nhau làm anh chị em? Về với Mẹ thì có phải tất cả chúng ta ai ai cũng muốn bỏ quên những tháng ngày vất vả tất bật làm ăn, để cùng đến để dâng cho Mẹ tất cả tấm chân tình, của những người con luôn luôn bất toàn và bất xứng của Mẹ.   Được đến cùng Mẹ để chúng con tỏ cho Mẹ biết là chúng con chưa đến nỗi tệ mà quên Chúa Mẹ trong những ngày hè và chúng con biết Mẹ rất đỗi vui trong những ngày này!

Đến với Mẹ để chúng con còn nghe được những lời nhắc nhở và dậy dỗ của quý cha linh mục, là những Mục Tử tốt lành của Chúa.   Các ngài cũng hy sinh bỏ thời giờ để tìm đến với Chúa Mẹ, và tìm đến với tất cả anh chị em.  Trước nhất các ngài có nơi chỗ để cùng nhau tìm về mà cảm tạ Mẹ, dâng tâm tình của các ngài lên cho Mẹ, để xin Mẹ tăng cho các ngài thêm Đức Tin vào Chúa cách mạnh mẽ và nhiệt huyết hơn.   Để nhờ Mẹ mà các ngài được cảm thấy bớt sợ và bớt lo lắng.   Vì các ngài có những sự yếu đuối mà không tìm được nguồn an ủi từ nơi ai khác trừ các ngài chạy đến cùng với Mẹ và được Mẹ ban bình an cho các ngài.

Các ngài đến tụ họp bên nhau, để cùng được thay phiên dâng những Thánh Lễ không ngừng nghỉ.   Các ngài đến để cùng tìm đến nhau trong những giờ tĩnh tâm, kinh nguyện, sinh hoạt chung, ngủ nghỉ chung, và chung vui với nhau.   Các ngài có dịp để củng cố cho nhau niềm tin và con đường nhất tâm theo chân Chúa Giêsu đến cùng.   Các ngài tìm đến với nhau để hưởng được tình yêu Thiên Chúa và tình yêu Mục Tử với đàn chiên.   Các ngài đến để còn nhận thấy rằng chức vụ của các ngài rất là quan trọng cho đàn chiên chưa được hiệp nhất, một số còn sống xa Chúa, một số còn sống tản mác của các ngài.   Đến để các ngài còn nhận được sự thương cảm của con người với con người.   Đến để các ngài học hỏi tìm cách hướng dẫn đàn chiên của các ngài sao cho thích hợp và hấp dẫn hơn, trong vai trò là người Mục Tử muốn đem đàn chiên của mình vào thành một Đàn.   Không con chiên nào còn bị ở ngoài vòng nguy hiểm mà mắt các ngài không dõi tới được.

Còn giáo dân là những con chiên chưa thuần thảo, chưa được trưởng thành, chưa thấm nhuần giáo lý của Chúa, cũng tìm đến với nhau để nhận thêm sức mạnh của Lời Chúa qua tất cả các cha linh mục.   Thật là một không khí lành mạnh, thánh thiện, và thân thiện làm sao, cho tất cả giáo dân là những chiên non rất cần đến sự dậy dỗ về Lời Chúa.   Đến nhà Mẹ để nghe tiếng kinh kệ ở khắp cùng trong khuôn viên và những bài hát rân ran trên máy phóng thanh.

Từ sáng sớm cho đến tối trời, sinh hoạt được thay phiên nhau, không còn chút giờ để không khí được yên tĩnh.   Vì đến Nhà Mẹ ai lại muốn nghỉ ngơi và ngủ nghỉ bao giờ?.   Đến đêm tối dù tất cả đã mệt mỏi, nhưng tiếng nói cười vẫn không ngơi trong những túp lều bạt được giăng lên.   Nhà của Mẹ hình như để dành cho tất cả con cái của Mẹ khắp nơi mong tìm đến.   Dù họ là những người dân ngoại, cũng theo bạn bè đến để tìm thấy niềm vui thật trọn vẹn trên bờ môi của tất cả mọi người là anh chị em có tấm lòng vàraất muốn được có nhau.   Đâu phải nhà của Mẹ chỉ cho phép những ai là Kitô hữu mới được vào thôi đâu!.

Trong tâm tình thân thiện của người đối với người, thì hình như ai đã đến Nhà Thánh Mẫu một lần, thì như bị ghiền và không thể không có mặt hằng năm.   Người có mặt trong năm nay thì lại hẹn gặp nhau trong năm tới.   Càng ngày thì Ngày Thánh Mẫu càng tăng thêm số người đến tham dự.   Đó là một điều đáng mừng vui thưa anh chị em.   Khung cảnh Nhà Mẹ đã thu hút biết bao nhiêu con người vì ở đâu có đông người thì bảo đảm nơi đó có Phép Lạ của Chúa.   Vì đếm số đông của tất cả mọi người hiện diện trong một tâm tình Yêu Thương mà chữ nghĩa khó có thể diễn đạt cho đủ, thì đó là Phép Lạ của Thiên Chúa, thưa có phải?.

Lậy Mẹ Maria Đồng Công cứu chuộc! Xin Mẹ ban cho tất cả con Mẹ hiện diện trong Ngày Thánh Mẫu, được tăng thêm Đức Tin, thêm Đức Bác Ái, Đức Cậy Mến, lòng Trung Kiên Bền Bỉ, để chống trả ba thù luôn rình rập trong đời sống mà tiền bạc là trên hết.   Trong một thế giới mà ảo ảnh làm mờ mắt chúng con, không biết đâu là Con Đường Chính Lộ để mà vững bước.   Chỉ có Mẹ là Ánh Sao dẫn bước chúng con trong đêm tăm tối, để giúp chúng con thấy được Sự Sống Muôn Đời là Thánh Giá Chúa được giăng cao luôn trong tầm mắt Đức Tin của chúng con.   Amen.

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:
http://www.youtube.com/watch?v=dYhH7HMzaJU

(Chào Đức Nữ Đồng Trinh Maria)

 

 

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

07-30-12

Thánh Phêrô Chrysologus

Thánh Phêrô Chrysologus
(406-450?)

                                                                                                 30 Tháng Bảy

 

Thánh Phêrô Chrysologus sinh ở Imola, nước Ý, ngài được rửa tội, được giáo dục và chịu chức phó tế bởi Ðức Cornelius, là Giám Mục của Imola.

Thánh Phêrô có biệt danh là “Chrysologus” (lời vàng) bởi tài hùng biện ngoại hạng của ngài. Vào năm 433, Ðức Giáo Hoàng Sixtus III tấn phong ngài làm giám mục của Ravenna. Ngài thi hành nhiều công việc bác ái về thể xác cũng như tinh thần, và chăn dắt đàn chiên với sự cần cù và thận trọng.

Ngài tẩy sạch mọi vết tích của việc sùng bái ngẫu tượng cũng như các lạm dụng khác được phát sinh trong giáo đoàn, ngài cũng cảnh giác họ về việc khiêu vũ thiếu đứng đắn. Ngài nhận xét, “Ai muốn đùa giỡn với ma quỷ thì không thể hoan hỉ với Ðức Kitô.”

Thánh Phêrô Chrysologus từ trần ở Imola năm 450, và năm 1729 ngài được đặt làm Tiến Sĩ Hội Thánh vì các bài giảng đơn sơ, thực tiễn và rõ ràng của ngài hiện còn lưu truyền đến ngày nay.
Lời Bàn

Chắc chắn rằng thái độ của Thánh Phêrô Chrysologus đối với việc học đã đem lại cho ngài tài hùng biện. Theo quan điểm của thánh nhân, ngoài việc trau dồi đức tính, việc học hỏi là sự thăng tiến lớn lao cho trí óc con người và giúp hỗ trợ tôn giáo. Sự ngu dốt không phải là một đức tính, và cũng không giúp gì cho trí óc. Kiến thức là nguồn hãnh diện không khác gì khả năng của thể xác, về hành chánh hay tài chánh. Là một con người đích thực thì phải phát triển kiến thức — dù kiến thức đạo hay đời — theo khả năng và cơ hội của mỗi người.
Lời Trích

Eutyches, người lãnh đạo lạc giáo từ chối nhân tính của Ðức Kitô, sau khi bị Giáo Hội kết án, ông tìm sự hậu thuẫn của các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội, trong đó có Thánh Phêrô Chrysologus. Thánh nhân thành thật nói với ông ta: “Vì lợi ích cho đức tin và sự bình an, chúng ta không thể phán xét vấn đề mà không có sự đồng ý của vị giám mục Rôma.” Ngài thúc giục Eutyches hãy đơn sơ chấp nhận mầu nhiệm Nhập Thể và ngài nhắc cho ông biết rằng, nếu sự bình an trong Giáo Hội khiến thiên đàng vui mừng thì sự chia cắt chắc chắn sẽ đem đến lo buồn.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Trịnh Kim Tiến: Chúa trong tôi

Trịnh Kim Tiến: Chúa trong tôi

                                                      nguồn:chuacuuthe.com

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

                                                                    

 VRNs (30.07.2012) – Sài Gòn – Trước đây tôi không hề tin có Chúa.

Với những hiểu biết ít ỏi và nông cạn của mình, thậm chí cách đây 2 năm tôi không hề biết đến Đạo Thiên Chúa. Một phần do tôi không để ý và một phần do gia đình tôi chỉ thờ tổ tiên ông bà. Tôi rất mê mẩn với những chuyện tâm linh và cũng là một người khá mê tín nhưng tôi không tin có Chúa. Tôi nhớ là lần đâu tiên tôi biết về Người là thông qua một người bạn học cao đẳng cùng tôi. Bạn đó có Đạo và gia đình bạn là Đạo Công giáo gốc.

Tôi cảm thấy thật phiền phức và rắc rối nếu mỗi tuần phải đến nhà thờ. Trước những lời xuyên tạc mà tôi nghe người ta nói về Đạo công giáo, tôi cảm thấy không thích những người Công giáo. Họ không được thờ lậy cha mẹ, không được cúng giỗ tổ tiên mà chỉ thờ lạy Chúa. Tôi cảm thấy như vậy thì thật không nên. Họ có cái nước bùa gì đó mà khi uống vào, ăn vào con người ta bị thôi miên, mê mẩn và tôn sùng Đạo mà quên mất chính thân mình… Đó là những điều mà tôi nghe được trước khi tôi biết về Chúa.

Sau khi biến cố gia đình xảy đến, tôi hụt hẫng và hoang mang. Cùng lúc đó, trong số đông những người quan tâm đến hoàn cảnh của gia đình tôi có các Cha và nhiều giáo dân Công giáo. Tôi thấy thật là lạ, tôi đã nghe rất nhiều điều không tốt về những người này, về Đạo này, nhưng khi tiếp xúc với họ tôi thấy họ đâu có xấu. Tôi thấy họ cũng như tôi, như mọi người, từ một số người tôi biết còn cảm nhận được sự chân thành, tốt bụng và thân thiện.

Rồi thì tôi hiếu kỳ, tôi tìm hiểu và tôi đang sắp trở thành con của Người. “Không phải anh em chọn Thầy mà chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15, 16), đúng vậy, chính Chúa đã chọn tôi làm con của Người. Câu nói này đến bây giờ, sau khi trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, tôi mới hiểu được hết ý nghĩa của nó. Thật là khó nói hết ra những điều kỳ diệu mà Chúa đã mang đến cho tôi, thật sự nó rất huyền bí.

Nhưng cũng không phải tôi chưa bao giờ khước từ Chúa. Tôi đã chối bỏ Người rất nhiều lần, hết lần này tới lần khác, nhưng Người vẫn bao dung tôi, Người tha thứ và lại đón nhận tôi về bên Người.

Khi tôi cảm giác thấy Người đang đến gần tôi, tôi đã cố gắng để giả như không có điều đó, tôi phủ nhận Người có mặt nơi tôi. Tại vì tôi hốt hoảng và chưa thể tiếp nhận khi Chúa chọn mình. Tôi nói với những người bạn của mình, tôi học Đạo để hiểu thêm về Đạo nhưng tôi sẽ không theo Đạo. Tôi đã từng quả quyết và chắc chắn như vậy đấy. Mỗi tiết đến giờ học giáo lý hay mỗi khi tôi đi nhà thờ, cơn buồn ngủ của tôi lại tìm đến, tôi rất cố gắng để chiến thắng nó và nghe lời cha giảng. Trong khoảng thời gian đó liên tục xảy ra những việc khiến việc học Đạo của tôi bị ngắt quãng, có lẽ đó là những thử thách mà Chúa muốn tôi trải qua.

Tôi đã được học và tôi được hiểu, tôi đã nhận ra những điều tôi được nghe trước đây là những điều dối trá, là sự xuyên tạc và xúc phạm Chúa. Một trong 10 điều răn lớn của Chúa với các con chiên của Người là phải thảo kính với cha mẹ, ai nói người theo Đạo Công giáo là phải từ bỏ cha mẹ, tổ tiên của họ? Thậm chí họ còn có thể ngày ngày, hàng tuần hướng đến và cầu nguyện cho những người thân yêu của họ khi họ cùng tham gia nghi thức phụng vụ Chúa vào ngày Chúa Nhật. Còn thứ mà người ta cho là bùa mê đó, chính là Mình Máu Thánh, thứ mà một người con của Chúa khao khát được rước. Đâu phải ai cũng có thể được rước mà cho rằng đó là bùa chú con người ta. Mình Máu Chúa chỉ dành cho những ai tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào Người.

Có rất nhiều cơ duyên để tôi gặp được những người bạn tốt, truyền cho tôi Đức tin và sự hiểu biết. Một cô bé kém tôi một tuổi, một người bạn, con của Chúa nói với tôi rằng: “Đạo Thiên Chúa không dạy gì ngoài tình yêu thương, điều mà Chúa mong muốn chỉ là hãy biết cách sống yêu thương nhau”. Tôi cứ nhớ mãi những lời cô bé nói. Còn một người bạn khác thì thủ thỉ vào tai tôi “Chúa nói với chị Chúa rất yêu thương em”. Tôi hạnh phúc biết bao khi nghe những lời đó.

Nhưng tôi đến với Chúa không bởi những điều người ta nói với tôi. Tôi đến với Chúa vì Người đã chọn tôi. Tôi đã thấy Người những khi tôi đau khổ, những khi tôi yếu đuối. Có khi ngồi trước linh ảnh, nhìn thấy những vết thương trên thân thể Người, nhớ về những điều tôi đã và đang trải qua, tôi khựng lại, trái tim tôi nhói lên và đau buốt.

Và bây giờ:

Tôi không thể sống tốt mà không có tình yêu thương của Chúa.

Mônica Trịnh Kim Tiến

Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương.

Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương.  

Nguyên là Giáo sư viện Đại Học Đà Lạt năm 1965-1976. Sinh ngày 24-9-1925 tại Vinh, nguyên quán Thịnh Xá, Hương Sơn, Hà Tỉnh.

Là bào đệ của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện một đảng viên nồng cốt của đảng Cộng sản Việt nam, thân phụ là Nguyễn khắc Niêm, nguyên Án Sát tỉnh Nghệ an vào năm 1930, về hưu  năm 1943 với phẩm hàm Hiệp Biện Thượng Thư. 

Năm 1938 đậu tiểu học, theo học chương trình Pháp tại trường Thiên Hựu, trường tư thục có giá trị nhất thời đó. Tác giả viết: “Cái quyết định của mẹ tôi là do sự xếp đặt của Thiên Chúa, có vậy mới biết đến Chúa Giêsu, mới là tín hữu của Ngài”. 

Sau tú tài II tác giả từ giả Huế về quê với tâm niệm mình là một Phật tử với ý nguyện sẽ xuất gia khi gặp dịp thuận tiện. Trên đuờng về quê tác giả ghé thăm anh Vương đình Lương, lúc ấy làm Hiệu trưởng trường tư thục Đậu Quang Lĩnh. Anh Lương mời cộng tác. “Thế là tôi lại trở về với môi trường tư thục Công giáo. Được trở về sống trong cái khí quyển mà tôi hấp thụ sáu năm tại trường Thiên Hựu Huế. Tôi như một cây héo rũ bỗng được hồi sinh. Ngoài các sinh hoạt chức nghiệp, tôi thường liên lạc với các linh mục, các đại chủng sinh giúp nhà xứ Nghĩa Yên. Dần dần tôi mới khám phá ra rằng chỉ có môi trường Công giáo mới hợp với con người tôi”. 

Vào năm 1948 tác giả quyết định gia nhập đại gia đình Công giáo. “Trong tâm tư thì như vậy, nhưng đi đến thực hiện quả là còn cách núi ngăn sông. Trước hết là những khó khăn trong tâm tư của chính mình nhất là cảm tưởng phải xa lìa tất cả, xa lìa gia đình, bạn bè, hàng xóm rồi cả mấy mươi năm truyền thống văn hóa.” Trở ngại khách quan khác lớn lao hơn nhiều:  “Đối với nhà nho cỡ lớn ở đất Nghệ Tỉnh có đứa con theo đạo là sự sĩ nhục… thằng con trai  đã bỏ truyền thống của cha ông để đi theo “Tây Dương Tả Đạo” nhất là tôi là con là cháu được khen là hiếu thuận.”   

Vào dịp Lễ Giáng Sinh năm 1948, tôi đến Đức Thọ  thăm gia đình anh Vương Đình Lương. Ngày hôm sau được Linh mục Vương Đình Ái mời dự bửa cơm mừng lễ với các giáo viên dạy trường Đậu Quang Lĩnh. Sau bữa cơm tôi thưa với Cha Ái về ý muốn lảnh nhận bí tích rửa tội.  

Và ngày Rửa tội là ngày 9 tháng 1 năm 1949, Linh mục rửa tội là Linh mục Nguyễn ngọc Bang  cha xứ Nghĩa Yên. Cha đỡ đầu là Linh Mục Vương đình Ái. 

Nguyễn Khắc Dương vào dòng Phanxicô sống đời dự tu đầu tiên khóa 1949-1950. Tháng 04 năm 1954 rời khỏi nhà dòng vì bị động viên vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Trong thời gian này thân phụ bị đấu tố, kết án 20 năm tù và đi cải tạo vài hôm thì từ trần.  

Sau hơn hai năm quân vụ, tháng 10 năm 1956 được tu viện Phanxicô cho sang Pháp học thần học tại Paris (1956-1957). Ra khỏi dòng, học Sarbonne 1957-1960, tốt nghiệp Cử nhân Triết học. Thử tu tại dòng Biển Đức ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ (1961-1963) nhưng không thành vì lý do sức khỏe. Từ năm 1963 đến 1965 dạy học ở nhiều trường trung học Công giáo ở Paris. 

 Cuối năm 1965 Nguyễn Khắc Dương trở về Miền Nam Việt nam. Năm 1966 Linh Mục Nguyễn văn Lập Viện trưởng Viện Đại Học Đà Lạt mời ông lên dạy triết tại đó. 

Khi cộng sản tiếp thu Viện Đại học Đà lạt ông cũng bị đi học tập cải tạo 16 tháng. 

Năm 1975 đến 1986 đổi cư trú trên 10 lần, không nhà, không cửa, không tài sản, không vị trí gì cả trong Giáo hội cũng như trong gia đình và ngoài xã hội.  

Phùng văn Phụng

trích sách “Tâm Tình gởi lại”

nguồn: conggiaovietnam.net

Giáo sư Nguyễn Khắc Dương

của Đỗ Tân Hưng

 

Thánh Leopold Mandic

Thánh Leopold Mandic
(1887-1942)
                                                                    

                                                               28 Tháng Bảy

 

 Kitô Hữu Tây Phương đang nỗ lực hoạt động để thông cảm hơn với Kitô Hữu Chính Thống Giáo, có thể đó là nhờ lời cầu bầu của Thánh Leopold Mandic.

Thánh Leopold sinh ở Castelnuovo, một hải cảng nhỏ ở Croatia và là người con thứ mười hai trong gia đình. Khi rửa tội, cha mẹ đặt tên cho ngài là Bogdan, có nghĩa “con-Chúa-ban.”

Mặc dù sức khỏe rất yếu kém và bị tật nguyền, ngay từ nhỏ ngài đã cho thấy một sức mạnh tâm linh và sự đoan chính. Vào năm 16 tuổi, Bogdan từ giã quê nhà để sang Ý là nơi ngài theo học với các tu sĩ Capuchin ở Udine với khao khát được gia nhập Dòng này.

Vào tháng Tư 1884, ngài được gia nhập đệ tử viện Dòng Capuchin ở Bassano del Grappa và lấy tên là Thầy Leopold. Bất kể sự khắc khổ của đời sống tu sĩ Capuchin, ngài vẫn can đảm theo đuổi và đắm chìm trong Linh Ðạo Thánh Phanxicô mà nhờ đó ngài trở nên một trong những gương mẫu tốt lành nhất.

Sau khi chịu chức linh mục, Cha Leopold muốn thể hiện giấc mơ từ nhỏ là đi truyền giáo ở Ðông Âu đang tan nát vì tranh chấp tôn giáo, nhưng bề trên từ chối vì sức khỏe yếu kém của ngài.

Từ 1890 đến 1906, Cha Leopold làm việc tại một vài nhà dòng trong tỉnh Venetian. Năm 1906, ngài được bổ nhiệm về Padua là nơi ngài sống cho đến suốt đời, ngoại trừ một năm phải ở tù trong thời Thế Chiến I, vì không chịu từ bỏ quốc tịch Croatia.

Chính ở Padua là nơi ngài đảm nhận việc Giải Tội và Linh Hướng, một công việc mà Thiên Chúa đã dùng đến người tôi tớ Chúa là Cha Leopold trong gần bốn mươi năm trời, và cũng nhờ đó mà cha nổi tiếng. Mỗi ngày ngài dành cho công việc mục vụ đó có đến 15 giờ đồng hồ. Một vài giám mục cũng tìm đến ngài để xin hướng dẫn tâm linh.

Vào tháng Chín 1940, Cha Leopold mừng Kim Khánh Linh Mục. Nhưng sau đó, sức khoẻ của ngài tàn tạ dần. Ngài từ trần ở Tu Viện Padua ngày 30 tháng Bảy 1942. Sau đó không lâu, sự mến mộ ngài ngày càng gia tăng và đã đưa đến việc phong chân phước cho ngài vào năm 1976 và sau cùng, ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh năm 1983.
Lời Bàn

Thánh Phanxicô khuyên nhủ các môn đệ “hãy theo đuổi điều mà họ phải khao khát trên hết mọi sự, đó là có được Thần Khí Thiên Chúa và cách làm việc thánh thiện của Chúa” (Quy Luật 1223, Chương 10) — đó là những lời mà Thánh Leopold đã sống. Khi bề trên tổng quyền dòng Capuchin viết thư cho các tu sĩ nhân dịp phong chân phước cho Cha Leopold, ngài nói đời sống của Cha Leopold đã chứng tỏ “sự tiên quyết của điều được coi là thiết yếu.”
Lời Trích

Thánh Leopold thường hay tự nhủ: “Hãy nhớ rằng ngươi được sai đi là vì ơn cứu độ của nhân loại, không phải vì ngươi có công trạng gì, vì chính Chúa Giêsu chứ không phải ngươi đã chết để cứu chuộc các linh hồn… Tôi phải cộng tác với sự thiện hảo siêu phàm của Chúa là Người đã đoái hoài và chọn tôi, để qua sứ vụ của tôi, lời Chúa hứa sẽ được thể hiện, đó là: ‘Sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên'” (Gioan 10:16).

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Đơn giản và phức tạp

Đơn giản và phức tạp

http://25.media.tumblr.com/tumblr_m54h8cBrLR1qaordwo1_1280.jpg

Khi còn nhỏ thì đơn giản, lớn lên trở nên phức tạp. 
Khi nghèo khó thì đơn giản, lúc giàu có trở nên phức tạp.
Khi thất thế thì đơn giản, lúc có địa vị thì trở nên phức tạp.
Tự nhận bản thân đơn giản, đánh giá người khác phức tạp.

Thật ra, thế giới này rất đơn gỉan chỉ có lòng người là phức tạp. 

Mà suy cho cùng thì lòng người cũng đơn giản, 

chỉ có lợi ích chi phối nên con người mới trở nên phức tạp. 

Đời người, đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy người.
Đời người, phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều.  

http://24.media.tumblr.com/tumblr_m4v7tvfapt1qaordwo1_1280.jpg

Trong cuộc đời mỗi người đều không thể tránh khỏi những lúc buồn phiền, lo lắng thậm chí là đau khổ. Người vui vẻ, không phải là người không có buồn phiền, mà là người không để cho những nỗi buồn và niềm đau ấy khống chế. Thật ra, đau khổ không hề đáng sợ, đáng sợ là ngay cả trái tim cũng phản bội bản thân mà đứng về phía đau khổ. 

Muốn quản lý tốt tâm trạng của bản thân thì cần phải quên đi những điều làm mình không vui, đừng coi trọng những mâu thuẫn, hiểu lầm phát sinh trong cuộc sống, mà hãy xem đó như là một yếu tố giúp chúng ta mài dũa đời sống tâm linh của mình vững chắc hơn. Chỉ có như thế thì nỗi đau khổ của mình như gió thoảng mây trôi mà thôi.

nguồn: Từ chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Cha và con

Cha và con

 

Hắn ra tù. Tự biết không có ma nào đến đón, đành dứt khoát bước đi. Xe Honda ôm vào giờ này không thiếu, nhưng hắn thích đi bộ. Lững thững đi hoài như người rảnh rang lắm, trời tối mịt mới đến thị xã. “Khách sạn công viên” trước Cung thiếu nhi, khi xưa là chỗ ngủ tốt nhất của dân bụi đời. Trong một năm hắn ở tù, khu vực này đã sửa sang, trồng trọt đủ thứ hoa kiểng. Lại thêm nhiều đèn chùm đầy màu sắc, đứng xếp hàng nối dài khoe đẹp khoe sáng.

10 giờ đêm. Hắn lại quảy túi đi… Rồi cũng phát hiện ra chỗ ngủ lý tưởng. Cái thềm xi măng sát tường rào bệnh viện, có tàn cây phượng vĩ che khuất ánh đèn, giúp lại khoảng thềm tôi tối cỡ ánh sáng đèn ngủ. Hắn nghĩ: “Chỗ này chắc nhiều muỗi, nhưng ngủ rất êm không bị xe cộ ồn ào”. Moi từ cái túi ra tấm vải xanh cũ bèo nhèo, có thể gọi tạm là mền, trải ra, kê túi gối đầu lên, hắn nhắm mắt. Đi bộ mệt mỏi cả ngày nên hắn ngủ rất ngon.

 

Gần sáng, hắn giật mình tỉnh giấc, lạnh toát với cảm giác nghĩ có con gì đó quấn quanh cổ. Hắn nằm im định thần. Sát ngực hắn là một làn hơi thở nhẹ và một trái tim ai đó đập đều nhịp, cánh tay của người ấy vòng quanh cổ hắn. Hắn lẩm bẩm:

Con mẹ nào đây?

Hắn nhè nhẹ ngồi lên, nheo mắt nhìn. Hoá ra là một thằng nhỏ chừng hơn 10 tuổi. Mặc cái áo rách bươm bày ra bộ ngực lép kẹp, đã giành muốn hết cái mền của hắn. Nó cũng thuộc dạng không nhà như hắn, đang ngáy pho pho ngon lành, chẳng hay biết thằng cha nằm kế bên đã thức giấc, đang nhìn mình chăm chăm.

Hắm dợm người đứng lên, định bỏ đi tìm chỗ khác ngủ. Nhưng nghĩ gì đó, hắn nằm trở xuống, xoay lưng về phía thằng nhỏ, đưa tay kéo lại cái mền. Hắn nhắm mắt cố dỗ giấc nhưng không tài nào ngủ lại được. Hắn ngồi dậy móc thuốc hút, chợt thấy cái mền bỏ không, trong khi thằng bé bị sương xuống lạnh, càng lúc càng co tôm lại. Hắn bất giác chửi thề, rồi kéo mền đắp lên người thằng nhỏ.

Hút hết điếu thuốc, hắn nằm xuống thiếp được một lúc, tới khi thức dậy thằng nhỏ bỏ đi mất tiêu. Hắn hốt hoảng thọc tay vào túi quần kiểm tra, số tiền vẫn còn nguyên. Hắn thở phào, xếp mền bỏ vào túi, quàng lên vai bước đi.

Cả ngày hắn đi tìm việc làm nhưng không ai mướn, đành xài thật dè xẻn từng đồng. Xong, trở lại nơi tối qua nằm ngủ.

Hắn còn hút thuốc thì thằng nhỏ lại về. Nó thò lõ mắt nhìn, trách hắn:

– Sao ông giành chỗ ngủ của tui hoài vậy?

– Chỗ nào của mầy?

– Thì đây chứ đâu?

– Vậy hả? Thôi để tao ngồi chơi một chút rồi đi, trả chỗ cho.

Thằng nhỏ thấy người đàn ông vạm vỡ nhưng có vẻ biết điều, liền tới ngồi cạnh hỏi chuyện. Bỗng nhiên hắn trút hết tâm sự với thằng nhỏ. Từ chuyện bỏ làng ra đi, đến chuyện ở tù hai lần, cả việc từng ăn ở với đàn bà lang thang và bây giờ là không tìm được việc làm.

Nghe xong, thằng nhỏ phán một câu xanh rờn:

– Dám chừng tui là con ông lắm à?

– Nói bậy! – Hắn nạt thật sự – Mầy con của ai?

– Má tui làm gái, gặp ông nào đó ở với bả. Bả có bầu thì đẻ ra tui. Bả bệnh chết rồi. Mấy năm trời tui sống với một bà già mù, dắt đi ăn xin lay lất. Rồi bả cũng chết luôn. Còn mình tui.

– Vậy mà nói là con tao?

– Biết đâu được?

– Mầy làm nghề gì mà lúc nào cũng về muộn?

– Buổi sáng tui đi khiêng cá biển, tiếp bà chủ làm khô. Buổi chiều tui đi bán thêm vé số, tới khuya mới về đây ngủ.

– Sao mầy hổng ngủ ở chỗ làm khô luôn, từ bến cảng đi tới đây xa bộn?

– Ông khờ quá! – Thằng nhỏ đập muỗi cái bộp, rồi nói tỉnh queo – Muốn kiếm được việc làm bộ dễ lắm sao, mình cù bơ cù bất ai muốn? Phải nói dóc: Nhà ở xóm Bánh Tằm, có ba má đàng hoàng, tại nghèo mới đi kiếm việc làm tiếp gia đình, tối về nhà chớ bộ.

– Mầy giỏi hơn tao – Hắn buột miệng khen, hỏi tiếp – Mầy làm đủ sống không?

– Dư! Cho ông biết tui lấy vé số bằng tiền mặt đàng hoàng. Còn tiền gởi cho ông chủ thầu cất giùm một số nữa.

– Quá xạo!

– Hổng tin thì thôi – Thằng nhỏ nằm xuống, ngáp vắn ngáp dài – Ông ngủ đây với tui cũng được, ngủ chung với ông ấm hơn.

Tự dưng hắn cảm thấy mình bị xúc phạm khi phải ngủ nhờ thằng nhỏ, dù rằng thềm xi măng là của bệnh viện. Nhưng rõ ràng thằng nhỏ oai hơn hắn ở chỗ đầy vẻ tự tin và có việc làm đủ sống. Hắn ôm túi đứng lên bỏ đi. Thằng nhỏ vòng tay ra sau ót, nhóng cổ nói:

– Dân bụi đời mà còn bày đặt tự ái.

 

Hắn đảo một vòng nhỏ, kết cuộc đành trở lại. Thằng nhỏ cười hi hi:

Tui nói rồi. Chỗ này là ngon lành nhất thị xã, ngủ lạng quạng tổ bảo vệ lôi về khu phố phạt tiền là chết – Nó lăn người xích qua, nhường phần cho người đàn ông nằm xuống bên cạnh, thì thào – Tôi chỉ cho ông chỗ ngủ ngon lắnm.

– Ở đâu?

Trong bệnh viện. Vô ngủ ngoài hành lang người ta tưởng đâu mình đi nuôi bệnh, hổng ai thèm đuổi.

Hắn thở dài trong bóng tối:

– Sao mầy hổng vô đó ngủ, xúi tao?

– Tui ghét mùi thuốc sát trùng.

– Tao cũng vậy.

Sáng ra, thằng nhỏ lại thức sớm đi trước, hắn tiếp tục quẩn quanh với một ngày không có việc làm. Hắn không dám ăn cơm chỉ ăn bánh mì, uống một bọc trà đá, dành tiền cho những ngày sau.

Đêm nay, phố thị buồn mênh mang theo tâm trạng. Hắn bắt đầu chùn ý chí, nghĩ thầm: “Lúc mới ra tù còn ít tiền, giá cứ tìm nơi nào đó gần trại giam ở lại, lầm thuê làm mướn chắc dễ dàng hơn”.

Hắn nghe sống mũi cay cay, hình như một vài giọt nước đòi rơi ra từ mắt, hắn không kiềm giữ cứ để nó tuôn trào.

Bàn tay thằng nhỏ sờ vào mắt hắn:

– Ngủ rồi hả? Ý trời, sao ông khóc, chưa kiếm được việc làm phải không?

Hắn gượng cười:

– Tao khóc hồi nào? Tại ngáp chảy nước mắt thôi.

Thằng nhỏ ra vẻ sành sỏi:

– Má tui nói bụi đời mà còn biết khóc là bụi đời lương thiện. Tui khoái ông rùi đó, ngồi dậy “hưởng xái” với tui cái bánh bao nè.

Hắn ngồi lên sượng sùng:

– Mầy sang quá.

– Ờ! Tui ăn sang lắm, hổng ăn sao đủ sức đi làm suốt ngày! – Nó ngừng lời ngoạm một miếng lớn bánh bao, rồi nói nhẹ xều – Ông chịu để tui giúp, chắc sẽ tìm được việc làm.

– Làm gì? – Hắn có vẻ không tin, thờ ơ hỏi.

– Trước tiên, ông chịu làm ba tui nghen?

Hắn lắc đầu nguầy nguậy:

– Thân tao lo chưa xong, làm sao nuôi mầy?

– Ai bắt ông nuôi tui, tui nuôi ông thì có. Tui giới thiệu với bà chủ ông là ba tui. Nếu được nhận vô làm khô cho bả, sức ông mạnh, kiếm tiền nhiều hơn tui là cái chắc.

– Làm gì?

– Khiêng cá, gỡ khô ngoài nắng, vác khô lên xe – Thằng nhỏ ngừng lời đưa tay nắm cổ tay hắn bóp bóp – Ông bụi đời mà sao hổng ốm, lại khoẻ mà còn hiền nữa chứ!

Một năm ở tù, tao lao động tốt mà – Hắn tự hào khoe, nói tiếp – Ai mới ở tù ra mà hổng hiền, có người sau khi được cải tạo thành tốt luôn, có người hiền được vài ba bữa.

– Nè! Ông nhớ việc cần thiết là: Nhà mình ở xóm Bánh Tằm, vợ ông bán bún cá, tui còn hai đứa em gái đang đi học. Mà ông có bộ đồ nào mới hơn bộ này không, ngày đầu đi xin việc phải đẹp trai, ít te tua một chút.

Hắn vỗ vỗ tay vào cái túi du lịch:

– Có, tao còn một bộ hơi mới. Mầy tên gì, sao má mầy ở xóm Bánh Tằm mà bán bún?

– Thì nói mẹ nó vậy. Tui tên Tèo nghe ba?

– Tao chịu cách xin việc của mầy, nhưng tao ghét có con lắm. Ở chỗ làm mầy kêu tao bằng ba, ngoài ra thì xưng hô như bây giờ.

– Ông cà chớn chết mẹ, người ta giúp cho mà còn làm phách – Thằng Tèo nhe răng cười hì hì – Ăn bánh bao vô khát nước quá ta.

– Tao mua cho – Hắn đứng lên đi lại quán mua hai bọc Pepsi.

Thằng Tèo nhăn mặt:

– Chưa có việc làm mà sài sang quá vậy ba?

Hắn nghiêm mặt:

– Mầy còn kêu như vậy, tao không nói chuyện đâu. Đây là tao đãi mầy, cảm ơn công giúp tao có việc làm.

– Biết đâu người ta hổng nhận thì sao?

– Thì kệ, coi như phá huề cái bánh bao với mầy.

 

Đêm đó hắn khó ngủ, lầm thầm nghiền ngẫm cái hoàn cảnh gia đình và địa chỉ do thằng Tèo đặt ra giúp hắn.

Vóc dáng khoẻ mạnh của hắn làm vừa mắt bà chủ. Hắn có việc làm, lương tháng kha khá, bèn bàn với thằng Tèo hùn nhau kiếm một chỗ trọ, thằng Tèo đồng ý.

Cái chỗ ở nhỏ xíu như cái hộp, ban ngày nắng nóng một ngộp thở, nhưng cũng sướng hơn ngủ ở thềm rào bệnh viện. Hơn nữa, ban ngày “cha con” nó có ở nhà đâu mà sợ nóng. Hắn và thằng Tèo có vẻ thương nhau nhiều hơn, nhưng không ai chịu bày tỏ điều đó. Nếu không phải ở chỗ làm khô mà thằng Tèo lỡ miệng kêu ba, là hắn cau mày khó chịu. Thằng Tèo không ưa cái kiểu bực bội của hắn, nên nói chuyện với hắn trống không, hổng ông hổng ba gì hết.

Hắn những tưởng cuộc sống êm trôi với công việc tanh tưởi cá biển. Nhưng sự đời thật không đơn giản, tới tháng làm thứ năm thì có chuyện xảy ra.

Sáng nay mới vác cần xé cá từ tàu lên bờ, thấy xôn xao trên nhà chủ, hắn vội đi lên.

Thằng Tèo đang bị bà chủ nắm áo. Bà ngoác cái miệng tô môi son đỏ chót gào lên:

– Nó ăn cắp bóp tiền, tui mới để đây xoay lưng đi vô, quay ra đã mất. Có mình nó đứng đây, ai vào lấy chớ?

Thằng Tèo nước mắt ngắn nước mắt dài, mũi dãi lòng thòng quẹt lấy quẹt để:

– Tui không ăn cắp đâu. Tui tốt nào giờ bà chủ biết mà?

– Nghèo mà tốt gì mày? Ba mầy hổng biết dạy con, tao tốt với cha con mầy quá, sao trả ơn vậy hả?

Hắn đứng im không thanh minh, mặc cho bà chủ xỉa xói chửi không ra gì cái thằng cha là hắn. Hắn đi lại bên thằng Tèo hỏi ngọt ngào:

– Mầy có lấy tiền của bà chủ không?

– Tui thề có trời, tui không lấy.

Một bên bà chủ sang trọng nói mất, một bên là thằng con hờ bảo không lấy. Hắn còn đang lúng túng thì hai anh công an phường tới. Mỗi lần gặp công an hắn lại nhớ tới trại giam. Hắn nghĩ thằng Tèo mới hơn mười tuổi mà phải chịu tiếng tù tội, sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của thằng nhỏ không ít và hằn sâu trong ký ức nó khó nguôi quên. Như bản thân hắn đây! Có thể nó lỡ dại một lần, nhưng làm sao nỡ để nó bị bắt, khi thực bụng hắn thương nó như con.

Hắn vẹt đám người hiếu kỳ bu xung quanh, đi tới trước mắt hai anh công an thú tội:

– Tui ăn cắp tiền của bà chủ, lỡ tay đánh rơi xuống nước, chắc là trôi ra biển mất rồi.

Hắn im lặng đi theo đà đẩy của người công an, không thèm nhìn thằng Tèo đang há hốc miệng trông theo hắn. Lòng hắn nặng trĩu nhớ tới tiền án có sẵn. Nhưng rồi hắn chuyển sang niềm hy vọng: “Chắc chắn các anh công an sẽ tìm ra thủ phạm và mình được trả về”.

Thằng Tèo thấy niềm thương cảm dâng lên đầy ứ ngực, nó tốc chạy theo, hai tay đưa về phía trước chới với. Giọng nó khàn đục, gào tha thiết:

– Ba ơi, ba bỏ con sao ba?

Bất giác hắn xúc động tột cùng, cảm giác thương yêu chạy dọc sống lưng làm ớn lạnh. Hắn giật phắt người, quay lại hỏi bằng giọng âu yếm:

– Con kêu ba hả Tèo?

Công an đưa hắn lên xe. Thằng Tèo chạy theo, luồn lách trong dòng xe cộ, hụp hử trong khói bụi sau xe. Nó chạy luôn tới trụ sở công an, lảng vảng đứng ngoài chờ mà không biết chờ cái gì. Không thể làm gì hơn, thằng Tèo chửi cha chửi mẹ kẻ nào ăn cắp bóp tiền của bà chủ và nó tin tưởng các chú công an sẽ bắt được thằng ăn cắp.

 

Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, thằng Tèo đang ngồi dựa lưng vào tường, nhắm mắt ngủ gà ngủ gật, thì một bàn tay ai đập mạnh vào vai. Nó giật mình dụi mắt. Bà chủ nách kẹp cái bóp, đứng ngó nó cười toe toét:

– Đi vô lãnh ba mầy ra. Cái bóp dì mang theo lúc đi tiểu, bỏ quên trong toa lét mà tưởng mất. Dì đãng trí quá.

Vậy là “ba” thằng Tèo được thả. Nó nhào tới thót lên cổ ba để ba cõng nó tưng tưng trên lưng miệng liến thoắng:

– Ba thấy chưa? Ở hiền gặp lành mà!

Bà chủ đi sát bên, đưa tặng cha con nó chút tiền với thái độ của người có lỗi. Hắn lắc đầu không nhận vì đây chỉ là sự hiểu lầm. Thằng Tèo đột ngột dùng cả hai tay giật phắt nắm tiền, nói gọn hơ:

– Con cảm ơn bà chủ. Tiền này cha con mình xài cả tháng đó ba.

Trước hành động đường đột của thằng Tèo, hắn còn biết làm gì hơn là cảm ơn bà chủ. Rồi quay sang rầy “con””

– Con thiệt mất dạy quá, chắc phải cho đi học thôi.

– Ông nói cái gì? – Thằng Tèo khom người xuống nhìn hắn hỏi gằn.

Hắn lặp lại:

– Ba nói con phải đi học để cô giáo dạy những điều hay lẽ phải mới mong lên người.

Thằng Tèo đang ngồi trên lưng đột ngột tụt xuống. Nó lặng im đi miết lên phía trước. Hắn đuổi theo nó, hỏi:

– Sao vậy? Bộ con hổng muốn đi học hả?

Không quay người lại, thằng Tèo chúm chím cười, trả lời:

– Ba hổng biết gì hết trơn, tui đang khoái chớ bộ.

Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: “Gió nhiều thật dễ thở”


Nhân dịp

Father’s Day 2012

Tấm Lòng Bác Ái Mới Cao Cả Làm Sao!

Tấm Lòng Bác Ái Mới Cao Cả Làm Sao!

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

Tuyết Mai


Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. (Ga 6, 1-15).

Con người trần gian của chúng ta quả thật ít khi tin vào Đấng Toàn Năng hoặc Đấng được gọi chung là Ông Trời.   Ông Trời ở đây rất có nhiều người không tin Ổng đâu vì cho rằng Ổng ở trên cao sao Ổng nghe cho được, những con người li ti nhỏ bé, giống như đàn ong thì Ổng biết con nào kêu Ổng chớ??.   Hoặc dẫu có tin thì họ cũng chỉ để Chúa hay ông Phật ở trên bàn thờ lâu lâu đốt nén hương cho Ổng ngạt khói chơi; hoặc xem Ông Trời như là một ông Thần Đèn.   Cần xin gì thì mới chạy đến mà cọ cọ vào cây đèn hay, vái tứ phương, hay mới nhớ mà chạy tới gọi đến Ổng.   Mà buồn cười nhất là Ổng luôn bị mấy người mê cờ bạc, cá độ, kêu réo!.

Tôi nói cho vui vậy thôi, chứ ở thời buổi nào đi chăng nữa con người của chúng ta, tốt hay xấu luôn sống chung với nhau, như lúa và cỏ lùng ấy mà!.  Nhưng có phải Chúa bảo hãy để cho cả hai cùng mọc chung và sống với nhau, đợi cho đến khi cả hai đến mùa gặt.   Về việc vụ mùa, chúng ta xin để việc ấy cho Chúa quyết định khi Giờ Ấy Đến.

Trần gian thì từ muôn thuở chúng ta chứng kiến bao nhiêu người đói khổ.   Đói khổ vì biết bao nhiêu lý do.   Đói khổ vì thiên tai: động đất, cháy nhà, lũ lụt, hạn hát, dịch tả, v……   Đói khổ vì chiến tranh loạn lạc.   Đói khổ vì người dân bị sống trong chế độ Cộng Sản, luôn bị kềm kẹp theo dõi, không có tự do, không có công lý, và không có hòa bình.   Đói khổ vì bị dân giầu ức hiếp đè bẹp.   V.v……Nhưng nói thế không có nghĩa là trái đất này thiếu tình người đâu!.   Vì Chúa để cho chúng ta được sống trong tự do, nên Chúa cũng để cho chúng ta sống cách tự do.   Có nghĩa Chúa thương yêu nhân loại nên Người đã tác tạo mọi loài trên mặt đất, rồi tự chúng ta phải ra tay cầy cấy, trồng trọt, và tự kiếm sống tùy theo tài năng và công sức của chúng ta.

Tôi vẫn tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn yêu thương loài người, vì trí khôn của chúng ta thì có giới hạn, nên việc Thiên Chúa làm thì không ai hiểu cách tỏ tường.   Người chỉ dậy chúng ta cách dễ nhất là bắt chước gương sống của Ngài là hãy yêu thương anh chị em chúng ta qua cách “Hãy cho họ ăn”.   Hình ảnh tượng trưng cho thực phẩm nuôi sống con người là 5 chiếc bánh và 2 con cá.   Có phải “cá” Chúa ban cho đầy dẫy trên ao hồ và biển cả!?.   Và có phải bánh là từ lúa mạch Chúa ban cho chúng ta nhưng không, chúng mọc đầy trên cánh đồng lúa, bát ngát bao la?.   Và hình ảnh cậu bé có 5 chiếc bánh và 2 con cá, tượng trưng cho tấm lòng thiện hảo của mỗi người chúng ta.   Để phân tách thì chúng ta hiểu rằng, chỉ cần con người có tấm lòng Bác Ái, thì sự việc gì có khó khăn cũng có thể “thành” được.   Nhất là Chúa không để cho ai bị đói, nếu chung quanh có nhiều tấm lòng như cậu bé trên.

Có phải chúng ta luôn thấy rằng, Chúa hiện diện khi có những tấm lòng Bác Ái, biết xả thân, hy sinh, bỏ công của và thời giờ của mình để giúp anh chị em khốn khổ đói nghèo, thì nơi ấy luôn luôn có Phép Lạ của Chúa.   Ngoài Chúa làm Phép Lạ Nuôi Ăn, Chúa lại còn ban cho chúng ta Bình An của Ngài.   Và khi Chúa Làm Phép Lạ Nuôi Ăn, thì Chúa giảng dậy cho chúng ta hiểu về Nước Trời của Ngài.

Ai cũng hiểu rằng cùng đích Chúa muốn dậy chúng ta cùng là con người thì phải thương yêu đùm bọc lấy nhau và vì Lẽ Sống Căn Bản ấy, sẽ giúp tất cả con người cùng Tìm Về Nước Chúa, cách dễ dàng hay không?.   Ai sống ích kỷ sẽ giống như Cỏ Lùng, sẽ bị gạt ra khỏi Cổng Thiên Đàng.   Còn ai biết sống vì người và cho người thì sẽ được vào Lẫm Lúa của Chúa ấy là Nước Trời, thưa anh chị em!.

Để tóm tắt nếu cậu bé không có lòng Bác Ái, thì Chúa Giêsu không thể làm Phép Lạ được.   Vì có phải tiền của, rất nhiều khi chỉ giống như đống giấy lộn, không đổi được miếng ăn.   Như cái năm 75 chạy loạn, bao nhiêu con người ta đem theo tiền VN hằng vali vali chất đầy những tờ giấy 1000 đồng, nhưng khi qua được đến Mỹ, thì những vali ấy chỉ đáng vào thùng rác hay vào thùng giấy recycle mà thôi!.

Đường Về Trời dễ lắm bạn lòng ơi!.    “Hãy quẳng gánh lo đi để mà sống”, vì trần gian chỉ là cõi tạm.   Hy vọng Lời của Chúa là đèn soi dõi bước cho chúng con đi và để nhắc nhở chúng con hằng ngày hiểu đâu là Thánh Ý Chúa, để chấp nhận, và để Yêu Thương như Chúa hằng Yêu Thương chúng ta cách vô điều kiện.

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=YVmuJaPdSrk

(Xin Như Tông Đồ Ngài)

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

07-26-12

Thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Maria

 Thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Maria

Ngày 26/7:

 

 Cha mẹ của Đức Maria, tức ông bà ngoại của Đức Giêsu, đã không được nêu tên trong Tân Ước, cũng không có trong bản gia phả của Phúc Âm thánh Matthêu hay của thánh Luca.

Danh tánh Gioakim và Anna được gặp thấy lần đầu tiên trong một tác phẩm ngụy thư được viết để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria vào khoảng năm 200. Danh tánh bà Anna (Hanna) gợi cho chúng ta nhớ đến người mẹ của ngôn sứ Samuel (1Sm 1); bà được chồng yêu mến và được Thiên Chúa chúc phúc.

Thánh Anna được Giáo Hội Đông Phương tôn kính từ thế kỷ thứ V; và hiện tại, người Hy Lạp hằng năm vẫn kính nhớ trong 3 ngày lễ. Lễ kính thánh Anna được phổ biến ở Giáo Hội Tây Phương vào thế kỷ thứ X. Thánh Gioakim thì mãi đến thế kỷ XVI mới thấy xuất hiện. Dù vậy, có một sự lên xuống trong thánh lễ mừng kính hai vị thánh này:

– Đức Giáo Hoàng Piô V (+ 1572) loại bỏ thánh lễ kính thánh Anna;
– Đức Giáo Hoàng Giêgôriô XIII (+ 1585) cho tái lập lại;
– Đức Giêgôriô XV (+ 1623) lại loại bỏ;
– Đức Lêo XIII (+ 1903) cho tái lập và nâng lên bậc II;

Từ đó phụng vụ có:
– Ngày 26 – 7 mừng lễ thánh Anna
– Ngày 16 – 8 mừng lễ thánh Gioakim.
Đức Giáo Hoàng Phaolô thứ VI (+ 1978) canh tân phụng vụ, từ đó hai vị thánh được mừng chung vào ngày hôm nay: 26-7

Nguyện xin hai thánh cầu bầu cùng Chúa, giúp chúng ta biết sống xứng đáng và phụng thờ Chúa với tất cả tình yêu mến.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi