Sống Thọ vui vẻ
Người ta có thể sống khoẻ ở lứa tuổi 90 và vẫn hạnh phúc?
Tháng 2 vừa qua ở Riverside, bang Connecticut của Hoa Kỳ, Đức ông Alan Detscher, Cha sở Nhà thờ Thánh Catherine thành Siena, giáo xứ của tôi, bước đến micro vào cuối Thánh lễ để rao vài thông báo. Thông báo cuối cùng của ngài là mời bà cụ Caroline Dulcibella, đang ngồi hàng ghế khoảng giữa nhà thờ, đứng lên để nhận tràng pháo tay của cộng đoàn: Cụ Dulcibella được 97 tuổi ngày hôm đó. Cụ tươi cười và chờ đợi. Chúng tôi vỗ tay và rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì nhìn thấy bà cụ với dáng người nhỏ nhắn nhưng mạnh mẽ, thực tế là chúng ta đang sống thọ hơn, một số ở lứa tuổi 100.
Năm 1900, tuổi thọ trung bình chỉ là 46-48 năm. Từ năm 1980 đến 2010, tuổi thọ trung bình ở Hoa Kỳ tăng từ 70 tới 76 năm đối với nam và từ 77 tới 81 năm đối với nữ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Được chứ, Dan Buettner, tác giả có số sách bán chạy nhất của New York Times và là người sáng lập và giám đốc điều hành của Khu vực Xanh (Blue Zones) cho biết.
Trong suốt 10 năm, Buettner đã nghiên cứu và viết về những người đã sống cuộc sống lâu dài trong hạnh phúc đo được ở “Khu vực Xanh”.
Buettner phối hợp với Nguyệt san National Geographic để tìm kiếm và nghiên cứu những người sống thọ nhất thế giới. Với sự hỗ trợ của các nhà nhân khẩu học, ông đã tìm thấy những nhóm người trên toàn thế giới với tuổi thọ cao nhất hoặc hầu hết những người sống đến 100 tuổi. 5 địa điểm phù hợp với tiêu chí: Barbagia thuộc vùng Sardinia; Ikaria của Hy Lạp; bán đảo Nicoya của Costa Rica; tín hữu Tin Lành Seventh Day Adventist quanh vùng Loma Linda của California; và Okinawa của Nhật Bản.
Với sự hỗ trợ của một nhóm chuyên gia, Buettner xác định 9 đặc điểm thường được tìm thấy ở những người có tuổi thọ cao nhất . Buettner khám phá ra rằng những người sống thọ như thế có một ý thức mạnh mẽ về mục đích, hoạt động, ăn uống lành mạnh và thực hành một truyền thống đức tin, trong số những đặc điểm quan trọng khác. Nó chỉ ra rằng cụ Dulcibella kết hợp nhiều thuộc tính vào cuộc sống hằng ngày của mình phù hợp với những khám phá của Buettner.
Sinh năm 1916 ở Danbury, bang Connecticut, Cụ Dulcibella, một y tá sức khoẻ công cộng đã về hưu, luôn cho rằng tuổi thọ của cụ là nhờ gen tốt từ bố mẹ. Trong số 7 anh chị em, chỉ có em gái Lucy, 88 tuổi, ở Georgetown, Texas, và em trai Peter 92 tuổi của cụ ở Silver Spring, Maryland, là còn sống.
Cụ theo học Trường Điều dưỡng Thánh Phanxicô ở Hartford, bang Connecticut. Ngay sau đó, cụ trở thành một y tá quân đội và đi đến châu Âu trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, cụ nhận được văn bằng y tế công cộng tại Đại học New York do chương trình GI tài trợ.
Dù chưa từng kết hôn, cụ Dulcibella đã luôn luôn kết nối với mọi người trong vai trò một y tá công cộng và y tá ở Norwalk và Greenwich, bang Connecticut. Cụ nghỉ hưu vào năm 1978.
“Toàn bộ nhân viên điều dưỡng rất mến Carrie (tên thân mật của cụ Caroline Dulcibella) và học chuyên môn của cụ trong nhiều vấn đề”, ông Barbara Ward Bilek, nguyên là y tá và giám đốc điều dưỡng y tế công cộng của Phòng Y tế Gia đình ở Greenwich của bang Connecticut, cho biết. “Là một y tá thâm niên, Carrie là công cụ định hướng cho các nhân viên mới, trong đó có tôi. Cụ là cố vấn cho nhiều y tá”, ông nói.
“Ơn gọi làm y tá vẫn mạnh mẽ trong Caroline cũng như đức tin Công giáo của cụ”, Detscher nói. “Trong thực tế, người này nuôi dưỡng người khác. Vào lứa tuổi trung tuần 90, cụ vẫn quan tâm đến các cư dân của Hill House (cộng đồng hưu trí nơi cụ sống) và thậm chí còn đưa Mình Thánh Chúa cho những ai không thể tham dự Thánh lễ. Đối với Caroline, thể chất và tinh thần được liên kết mật thiết với nhau.”
Hiện nay, Cụ Dulcibella sống trong một nhà dưỡng lão chỉ cách nhà thờ 50 mét và cụ thường dùng khung đi bộ đến nhà thờ tham dự Thánh lễ. Là một người chịu lễ hằng ngày, Cụ Dulcibella tham gia ca đoàn giáo xứ và là một giáo lý viên.
“Tôi không thích uống thuốc, vì vậy tôi cố gắng chữa lành cho mình. Tôi dùng 6 viên vitamin mỗi ngày và một viên vitamin tổng hợp”, cụ nói. Vận động cơ thể rất quan trọng đối với cụ. “Tôi thường chơi bowling và có mặt trong một đội bowling. Tôi cũng cố gắng làm nhân viên cấp cứu càng nhiều càng tốt khi tôi có thể”, cụ chia sẻ.
Một chìa khoá khác cho cuộc sống hạnh phúc lâu dài là tăng trưởng đời sống tâm linh của mình.
“Thiên Chúa có tiếng nói cuối cùng”, cụ nói, “tôi tin tưởng mạnh mẽ trong lời cầu nguyện riêng, đặc biệt là Kinh Mân Côi. Tôi cố gắng lần chuỗi hằng ngày. Tôi nghĩ nó đã giúp cho tôi rất nhiều sức mạnh để đi tham dự Thánh lễ”.
“Tôi cầu nguyện cho những người trong gia đình tôi để họ được ra đi trong hạnh phúc. Tôi cầu nguyện cho hoà bình trên thế giới, trong các ngôi nhà và trong gia đình chúng tôi. Ở tuổi 97, mỗi ngày là một ân huệ”, Cụ Dulcibella nói.
“9 lời khuyên tuyệt vời” để sống lâu hơn
Với sự trợ giúp của các nhà nghiên cứu y tế, nhân chủng học, nhân khẩu học và dịch tễ học, Dan Buettner xác định 9 đặc điểm thường thấy trong số những người sống lâu nhất thế giới. Điều ông gọi là “9 lời khuyên tuyệt vời” bao gồm:
1. Vận động một cách tự nhiên: Sống lâu nhất thế giới là sống trong môi trường liên tục vận động mà không cần suy nghĩ về nó. Chẳng hạn, người ta làm vườn và không có phương tiện cơ khí cho công việc.
2. Có mục đích: Biết “lý do tại sao tôi thức dậy vào buổi sáng” và điều này giúp tăng thêm 7 năm tuổi thọ.
3. Trút bỏ: Những người sống trong “Khu vực Xanh” trải qua căng thẳng như chúng ta, nhưng có thói quen trút bỏ căng thẳng đó. Dân chúng Okinawa dùng vài phút mỗi ngày để nhớ đến tổ tiên của họ, tín hữu cầu nguyện, người Ikarians chợp mắt một chút và người Sardinia làm giờ hạnh phúc.
4. Quy tắc 80: Họ ngừng ăn khi dạ dày no đủ 80%.
5. Thiên về thực vật: Người sống lâu có chế độ ăn tập trung vào các loại đậu và ăn thịt chỉ 5 lần mỗi tháng.
6. Uống rượu vừa phải: Dân cư Khu xanh uống rượu vừa phải và thường xuyên. Người uống quân bình sống lâu hơn người không uống.
7. Thuộc về: Tất cả ngoại trừ 5 trong số 263 người sống trăm tuổi do Buettner phỏng vấn đều thuộc về một cộng đồng tôn giáo. Thuộc tôn giáo nào dường như không thành vấn đề. Nghiên cứu cho thấy việc tham dự các buổi phụng vụ đức tin 4 lần mỗi tháng sẽ tăng thêm từ 4 đến 14 năm tuổi thọ.
8. Ưu tiên những người thân: Những người sống trăm tuổi thành công tại Khu đất xanh đặt gia đình làm ưu tiên. Điều này có nghĩa là giữ cha mẹ già và ông bà cận kề hoặc trong nhà (nó làm giảm bệnh tật và tỷ lệ tử vong của trẻ em ở nhà). Họ cam kết với một người bạn đời (có thể tăng thêm 3 năm tuổi thọ) và đầu tư cho con cái bằng thời gian và tình yêu thương.
9. Môi trường tốt: Người sống lâu nhất thế giới đã chọn – hoặc được sinh ra – trong môi trường xã hội hỗ trợ những hành vi lành mạnh. Những thói quen tốt hoặc xấu thường dễ lây nhiễm. Vì vậy, các phúc lợi xã hội đã hình thành những hành vi lành mạnh khiến người dân được sống lâu.
Những tương đồng khác về văn hoá ở Khu vực Xanh bao gồm việc giữ mình năng đông, giao tiếp xã hội thường xuyên và có một “thói quen thiêng liêng hằng ngày”, dành thời gian để cầu nguyện, thiền định hoặc ngủ trưa – Buettner nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây trong chương trình Sức khoẻ hằng ngày.
Hùng Nguyễn