Danh sách các đối tượng phản động bị bắt, xét xử năm 2017 –

  Danh sách có 91 người bị bắt và xét xử trong năm 2017  đã nói lên điều gì?  Chế độ XHCN ưu việt?

 
Chúng tôi tổng hợp các đối tượng phản động bị bắt, xét xử năm 2017 để các bạn tiện theo dõi. Trong số này, có những đối tượng bị bắt, xét xử sơ thẩm trước, năm nay xét…
PHAPLUATSO.ORG
 

Bằng chứng báo chí chôm chỉa ý tưởng dân mạng facebook!

Thuong Phan and Son Dang shared a link.
TTO – Cái cổng chào ở Cần Thơ lùm xùm dư luận mấy hôm nay thiệt ra chỉ là một trong vô số các cổng chào bạc tỉ khắp các tỉnh thành, quận huyện, làng xã… lâu nay.
 
TUOITRE.VN 

Bệnh nhân ung thư đang tăng ở “cấp số nhân”

Vitho Ta and Son Dang shared a link.
(Dân trí) – Trung bình mỗi năm, số bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện Ung Bướu, TPHCM tăng khoảng 10%. Mặc dù ngành y tế đã có nhiều tiến bộ giúp phát hiện, điều trị sớm, nhưng ung thư hiện đang trở thành gánh nặng của cả xã …
DANTRI.COM.VN
 

Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị ‘chỉ định luật sư’ mà ông không muốn

 

Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị ‘chỉ định luật sư’ mà ông không muốn
December 30, 2017

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ngày 29 Tháng Mười Hai, bà Vũ Minh Khánh, vợ của Luật Sư Nguyễn Văn Đài, người bị giam đã hai năm, lên tiếng tố cáo chính quyền không chấp nhận ba luật sư mà gia đình mời bào chữa cho ông, thay vào đó lại “ngang nhiên chỉ định luật sư.”

Viết trên trang Facebook cá nhân, bà Khánh cho biết chiều 28 Tháng Mười Hai, bà nhận được thư của Luật Sư Nguyễn Văn Đài viết cho hay đã kết thúc điều tra hôm 12 Tháng Mười Hai.

“Lẽ ra điều tra xong họ phải cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ba luật sư tôi đã làm đủ thủ tục mời, các luật sư cũng viết công văn nhiều lần gửi họ và họ cũng đã viết công văn trả lời luật sư là ‘đang trong giai đoạn điều tra nên luật sư chưa được tham gia.’ Như vậy giữa họ và các luật sư đã biết chắc chắn là các luật sư bào chữa cho anh Đài,” bà viết.

“Vậy mà khi kết thúc điều tra họ không thông báo cho gia đình, không thông báo cho luật sư và ngang nhiên chỉ định luật sư cho chồng tôi,” bà nhấn mạnh.

Bà cho hay: “Tôi biết được điều này vì trong cùng buổi chiều 28 Tháng Mười Hai, sau khi vừa nhận thư của chồng tôi được hai tiếng thì có một người gọi điện thoại cho tôi nói anh là luật sư được chỉ định để bào chữa cho anh Đài vì lý do anh Đài không có luật sư.”

“Tôi dường như hét lên trong điện thoại mắng cho người gọi điện, tôi cũng hỏi lý do vì sao tôi làm thủ tục rồi mà lại bảo chưa làm? Anh ta trả lời là lúc trước anh Đài bị bắt Điều 88, các luật sư viết bào chữa theo Điều 88, bây giờ là Điều 79 nên không được chấp nhận,” bà viết thêm.

Vợ của Luật Sư Đài viết: “Cả một bộ máy nhà nước nắm đủ các phương tiện truyền thông, các bộ ngành, công an, kiểm sát, tòa án, quân đội, bộ máy từ trung ương đến phường, xã mà sao họ sợ Nguyễn Văn Đài chỉ là một luật sư, trong tay không có một vũ khí gì, đang bị giam giữ. Họ sợ bởi vì Nguyễn Văn Đài có chân lý, bằng tiếng nói, lương tâm, muốn có một xã hội tốt đẹp, công bằng, nhân quyền, đấu tranh cho xã hội tốt đẹp bằng chính kiến của mình. Khi bị quốc tế gây áp lực phải có phiên tòa đúng thì họ dùng thủ đoạn để trì hoãn các luật sư.”

Được biết, Luật Sư Hà Huy Sơn là một trong số ba luật sư được mời theo mong muốn của ông Đài.

Có thể phiên tòa xử Luật Sư Đài sẽ được mở trong những ngày cận Tết Mậu Tuất 2018 để tránh sự chú ý của truyền thông và công luận.

Luật Sư Lê Công Định viết trên trang cá nhân: “Cộng đồng và dư luận cần lên tiếng phản ứng mạnh trước trò hề chỉ định luật sư cho anh Đài mà phớt lờ nguyện vọng lựa chọn luật sư của chính anh Đài và chị Khánh. Đó là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của công quyền.”

Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16 Tháng Mười Hai, 2015, sau khi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, thì bị truy tố theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự CSVN về tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước,” sau đó bị truy tố thêm Điều 79 về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.” Đến nay, đã tròn hai năm nhưng vẫn chưa có kết luận điều tra và chưa biết bao giờ xét xử.

Ông từng bị tù giam bốn năm và mãn hạn tù ngày 6 Tháng Ba, 2011, vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước.” Ông cũng bị quản chế bốn năm trong vụ án mà ông và cộng sự, luật sư Lê Thị Công Nhân, bị bắt vào ngày 6 Tháng Ba, 2007. (T.K.)

Share this:
https://www.nguoi-viet.com/…/luat-su-nguyen-van-dai-bi-chi…/

Image may contain: 1 person, text

Sai phạm 15.000 tỷ đồng tại Tập đoàn Than Khoáng sản

Rớ tới đâu thối tới đó !!! Toàn là ngàn ngàn tỉ. Thúi toàn tập !?
Hỏi sao đất nước VN mãi nghèo, nhân dân VN mãi khổ !!!!

Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an xem xét điều tra, xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo đơn vị này trong giai đoạn 2010-2015.
KINHDOANH.VNEXPRESS.NET
 

Làm Người, Ngốc Một Chút Mới Là Hạnh Phúc,

From:  Honolulu Nguyen
 

Friday, December 15, 2017

Làm Người, Ngốc Một Chút Mới Là Hạnh Phúc, Thông Minh Quá Chỉ Mệt Mỏi Thân Mình

Làm người, khờ khạo một chút sẽ hạnh phúc, sống quá thông minh sẽ mệt mỏi. Nghĩ quá nhiều, tâm trạng dễ phiền muộn; quan tâm quá nhiều, dễ mẫn cảm đa nghi; bận tâm quá nhiều, dễ nghĩ đến được mất.

Làm người, ngốc nghếch một chút, thì có thể thản nhiên đối đãi sự tình. Có câu rằng: “Kẻ ngốc có phúc của kẻ ngốc”, khờ khạo một chút, cũng không phải thể hiện rằng chỉ số thông minh thấp, hoặc là người chậm hiểu, mà là đối với nhân sinh có một phần thấu hiểu, một phần thản nhiên.

Cơ hội tới, thì gắng sức tranh thủ làm cho thật tốt. Đối với những thứ không thể đạt được, thì có thể mỉm cười bỏ qua; tình cảm không thể với tới được, thì cũng có thể buông bỏ nhẹ nhàng.

Những người ngốc nghếch như vậy, lòng dạ sẽ càng rộng rãi, cũng dễ dàng thỏa mãn, tâm tình khoái hoạt. Làm người, ngốc nghếch một chút, không đi so đo thì cuộc sống càng tự tại.

Làm người, ngốc nghếch một chút thực ra vẫn tốt hơn, quá tính toán sẽ mệt chính mình

Với người tham món lợi nhỏ, kẻ ‘ngốc’ cũng không ngại mà nhượng lại họ vài phần.

Với người ham sĩ diện bề ngoài, cũng không ngại mà khen ngợi họ vài câu.
Với những người thích a dua nịnh hót, thì yên lặng rời xa, không để ý tới nữa.
Không phải là nhìn không thấu, mà là không nói ra.

Không phải không cảm thấy tổn thương, mà là mặc kệ.

Kẻ ngốc nghếch, thông thường lại có thể hiểu được bao dung và cảm ân.

Làm người, ngốc một chút, sẽ không bao giờ thiệt thòi

Hạnh phúc kỳ thực rất đơn giản, chỉ cần hiểu được khi nào nên tiến, nên thoái.

Có những người nhìn không thuận mắt, thì không để ý tới nữa.

Có chút lý lẽ nói không rõ ràng, thì thôi không giải thích nữa.

Có chút tư tưởng nghĩ không thông, thì thôi không cần vướng bận.

Không tranh giành là một loại trí tuệ, cũng là một loại từ bi, buông tha chính mình, cũng buông tha người khác. Làm người, ngốc một chút, kỳ thực cũng không có chút gì là thiệt thòi.

Không yêu cầu quá nhiều đối với thân nhân, thì gia đình sẽ hòa thuận.
Không tranh chấp quá nhiều với người yêu, thì tình cảm mới bền lâu hạnh phúc.

Không cùng bạn bè tính toán chi li, thì tình bạn càng thêm vững chắc.
Làm người ngốc một chút, học cách khiến cuộc sống của mình trở nên vui vẻ, không nóng vội mưu cầu, không so đo quá nhiều.

Xưa nay có bao nhiêu người thông minh quá lại bị thông minh hại? Từ nay trở đi, làm một người khờ khạo, không để những sự tình thế tục làm phiền lòng, như vậy mới có thể bình thản giữa cuộc đời, mới đạt được cảnh giới thong dong tự tại.

Tuệ Tâm biên dịch

Tại sao người Mỹ lương cả trăm ngàn đô la nhưng vẫn khoác lên chiếc áo vài chục đô la

 

 Tại sao người Mỹ lương cả trăm ngàn đô la nhưng vẫn khoác lên chiếc áo vài chục đô la

Người Mỹ không những kiếm tiền giỏi, mà cách tiêu tiền của họ cũng khiến người ta nể phục.

Đa số người Mỹ thường không thể hiện sự giàu có, họ dùng tiền để trang trải cuộc sống của bản thân, chăm sóc người thân và gia đình.

1
Tổng thống Mỹ Obama cùng con gái ăn kem rất giản dị. (Ảnh: Internet)

Bài viết của một người Trung Quốc chuyển đến Mỹ sinh sống, được đăng tải lại trên trang Secret China.

Gia đình Cameron sống ở căn nhà đối diện nhà tôi là một gia đình trung lưu điển hình ở Mỹ. Người chồng Antony là quản lý cấp trung của một công ty tài chính, vợ anh Meryl là giáo viên tiểu học, thu nhập thuộc giai cấp trung lưu. Nhưng mỗi lần nhìn thấy đôi vợ chồng này, tôi luôn nhận thấy cách ăn mặc của họ đều không khác gì người bình thường cả.

Cuối năm 2008, những người ở khu tôi sống muốn tổ chức tiệc mừng năm mới, đây cũng là lần đầu tiên tôi tham gia các hoạt động xã giao, vì thế tôi đặc biệt bỏ 300 USD thuê một bộ lễ phục thương hiệu Prada (một thương hiệu trời trang cao cấp và xa xỉ bậc nhất nước Ý), hy vọng cách này có thể giúp tôi hòa nhập.

Tôi nghĩ hẳn Meryl cũng sẽ thể hiện “thực lực” ẩn giấu của cô ấy ở nơi như vậy. Nhưng tối hôm đó, cô ấy chỉ mặc một bộ lễ phục thương hiệu CK màu xanh nhạt khiến tôi rất bất ngờ. Và Meryl giải thích việc cô ấy chọn hiệu CK là vì nó phù hợp với tầng lớp trung lưu như cô ấy.

Meryl đã dùng một phép ẩn dụ như sau: dù chim trĩ có khoác lên mình một bộ lông sặc sỡ thì nó cũng sẽ không trở thành chim công được.

Thật ra, người Mỹ cũng không phải là không thích các nhãn hiệu đắt tiền, nhưng người tiêu dùng đa số chỉ hạn chế trong một nhóm người nhất định mà thôi, ví dụ như giám đốc công ty, những quý bà trong giới thời trang, minh tinh điện ảnh, vận động viên chuyên nghiệp v.v… Người Mỹ không có cách nói “sĩ diện”, người ta sẽ không vì lòng hư vinh mà tốn nhiều tiền lương mua một đôi giày hiệu LV. Không chỉ người trưởng thành như vậy mà giới trẻ cũng hoàn toàn không quá xem trọng hình thức.

Có một lần tôi gặp con trai Mike của Meryl ở siêu thị, thấy cậu bé đang chăm chú chọn những quần jean giảm giá. Tôi hỏi cậu vì sao không đến cửa hàng chuyên bán để mua những kiểu mới ra, câu trả lời của Mike khiến tôi ấn tượng rất sâu sắc:

“Mẹ cháu không phải là người giàu có gì, dù cho cháu có mặc quần Levis kiểu mới nhất thì cũng sẽ không trở thành “cậu ấm”. Hơn nữa sau 18 tuổi cháu còn phải kiếm tiền tự nuôi bản thân mình nữa, khi đó sẽ càng không có tiền mua đồ hiệu nữa đâu, cho nên như bây giờ rất tốt rồi ạ”.

Thấy Mike thản nhiên mà thỏa mãn như vậy, tôi cũng bắt đầu tiếc số tiền 300 đô mà tôi đã dùng để thuê bộ đồ hiệu Prada kia, thích thể diện quả thật là lãng phí.

Cá tính và phẩm giá

Dần dần tôi nhận ra sở dĩ người Mỹ không quá ham mê hàng hiệu còn có một nguyên nhân khác, đó chính là ở Mỹ thật sự mua hàng hiệu quá dễ dàng, người ta có rất nhiều sự lựa chọn. Có một năm trước Giáng sinh, tôi đi mua sắm ở trung tâm thương mại Macy cùng cô đồng nghiệp Jenny. Bởi vì từ lâu đã nghe nói Jenny thừa hưởng tài sản lớn từ gia đình, bình thường cách tiêu tiền của cô ấy cũng không giống người bình thường, vì thế tôi rất tò mò cô ấy sẽ mua quà đắt tiền gì cho chồng và con trai. Cô ấy nhanh chóng chọn được hai cái khăn quàng cổ cho nam.

Tôi cầm mác giá xem thử, quả thật là không hề rẻ, không hề thua kém nhãn hiệu Burberry nổi tiếng gần đó. Tôi hỏi Jenny: “Giá đã tương đương nhau, sao cô không mua khăn hiệu Burberry cho chồng?”. Jenny nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu, cô ấy lấy chiếc khăn ra, nói một hồi về màu sắc, hoa văn, kiểu dáng cho đến chất liệu. Cuối cùng, cô ấy hỏi tôi:“Giá thì tương đương nhau, nhưng giá trị thì không hề giống, nếu là cô thì cô sẽ chọn cái nào? Đương nhiên là cái có chất lượng tốt rồi. Tại sao tôi lại phải bỏ tiền ra mua những món hàng có giá nhãn hiệu đắt tận trời như thế làm gì?”. Cô ấy nói khiến tôi không biết nói gì hơn, người Mỹ chú trọng hiện thực, không quan tâm đến hư vinh, điều này thật sự tôi phải học hỏi.

Thật ra, người Mỹ không muốn dùng hàng hiệu để phủ lên người còn do một nguyên nhân sâu xa nữa, đó là từ khi sinh ra, họ đã đặt cái tôi cá nhân cao hơn mọi thứ, họ thích thể hiện cá tính, nổi trội, thích làm cho mình càng không giống với người khác càng tốt. Nếu chọn những món hàng hiệu đó thì hiển nhiên sẽ không thể giúp họ thể hiện được mục đích này.

Tháng 6/2012, công ty của chồng tôi tổ chức một buổi tiệc từ thiện, tôi cũng được mời.

Vì nghe nói 2 nhân vật nổi tiếng lừng lẫy Warren Buffetts và Bill Gates đều có tên trong danh sách khách quý, nên tối hôm đó tôi đã nhân cơ hội hai lần đứng gần để quan sát cẩn thận cách ăn mặc của hai “nhân vật chính” này, tôi nhận ra dù là Buffets hay Bill Gates thì đều chọn những bộ vest đứng đắn, phù hợp.

Warren Buffetts và Bill Gates. (Ảnh minh họa, nguồn: Daniel Acker/Bloomberg)
Warren Buffetts và Bill Gates. (Ảnh minh họa, nguồn: Daniel Acker/Bloomberg)

Tôi kéo tay Sophie là vợ của đồng nghiệp chồng tôi, hỏi cô ấy thương hiệu đồ vest của Buffetts và Bill Gates là gì, kết quả là biên tập thâm niên của tạp chí thời trang này cũng không biết, không tìm được xuất xứ của chúng. Nhưng mà Sophie cũng đã phân tích và giải thích một cách rất có lý: những nhân vật như Buffetts và Bill Gates, hoàn toàn không cần mặc những bộ quần áo thương hiệu nổi tiếng để khẳng định danh tính, họ đều là những người trầm tính trong giới từ thiện, nếu mặc quần áo của thương hiệu Zegna thì lại quá tầm thường rồi.

Cá nhân và gia đình

Càng tìm hiểu về cuộc sống của người Mỹ, tôi càng cảm thấy giá trị quan về tiền bạc của họ không giống người khác. So với những người Trung Quốc thích dùng những thứ xa xỉ thì người Mỹ lại thích dùng tiền để “đầu tư” vào việc thắt chặt tình cảm gia đình và xây dựng nền tảng gia đình.

Tiffany là huấn luyện viên ở phòng tập mà tôi hay tới, trong cuộc sống hằng ngày, cô ấy luôn mặc quần áo rất giản dị, rẻ tiền, vì thế tôi đã tròn mắt há miệng khi cô ấy nói với tôi rằng đã mua cho mỗi người trong nhà một bộ đồ bóng bầu dục có giá 400 đôla để đi xem trận đấu của đội Denver Broncos.

Tôi hỏi: “Tiffany, chẳng lẽ cô không muốn dùng số tiền đó để mua cho mình bộ quần áo và giày mới hay sao?”

Cô ấy chớp chớp đôi mắt xanh cười nói: “So với việc tự làm đẹp cho mình, tôi sẵn sàng dùng tiền để làm điều gì đó cho người thân hơn”. Có rất nhiều người cho rằng quan niệm tình thân của người Mỹ rất mờ nhạt, khái niệm về gia đình cũng không mạnh mẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, người Mỹ là những người vô cùng xem trọng tình cảm gia đình.

Sau này, tôi nhận ra rằng dù cho thu nhập có hạn, những người Mỹ trung lưu sống tiết kiệm cũng sẽ không tích góp tiền dùng để mua hàng hiệu cho mình mà sẽ mua mới, thay thế đồ dùng trong gia đình.

Có một lần, cô Lucy giúp việc cho gia đình tôi xin nghỉ, nói là cô ấy đi mua cho gia đình một cái tủ lạnh, tôi hỏi tủ lạnh hiệu gì, Lucy tự hào nói: “Kenmore”. Thương hiệu tủ lạnh này không hề rẻ.

“Đối với tôi, để chồng được sảng khoái uống bia ướp lạnh sau giờ làm, để các con được ăn kem ngon sau giờ tan học là những việc hạnh phúc nhất trên thế gian”. Nhìn nụ cười thật thà chất phác của Lucy, tôi đã quyết định: vài ngày nữa tôi cũng sẽ đổi tủ lạnh tốt cho gia đình mình.

Thế nào mới là hạnh phúc thật sự? Có những người tiêu rất nhiều tiền để mua hàng hiệu mặc lên người, còn người Mỹ lại dùng tiền để trang trải cuộc sống, đầu tư cho người thân và gia đình. Cái nào có giá trị hơn? Câu trả lời của bạn là gì?

Làm sao chống tham nhũng trong cơ chế đẻ ra tham nhũng?

Làm sao chống tham nhũng trong cơ chế đẻ ra tham nhũng?

VOA


Nhớ lại lời khuyên chân thành của ông Lý Quang Diệu, rằng muốn chống tham nhũng trước hết phải có luật nghiêm, công bằng, bình đẳng.

Nhớ lại lời khuyên chân thành của ông Lý Quang Diệu, rằng muốn chống tham nhũng trước hết phải có luật nghiêm, công bằng, bình đẳng.

Cuối 2017, đầu 2018, công cuộc chống tham nhũng lại nổi lên, sôi nổi, ly kỳ. Đinh La thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ nhôm, Phan Đình Đức, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ… kẻ sa lưới, người bỏ trốn, đầy kịch tính.

Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, Tổng chỉ huy chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng lại lên gân, vung tay bảo kiếm, đề ra hành động « cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết », với phương châm « tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật ».

Hơn 20 vụ đại án tham nhũng được nêu lên, hơn 30 nhân vật cao cấp bị khởi tố, tạm giam chờ ngày ra trước vành móng ngựa. Án tử hình được tuyên bố và dự kiến, án tù 20 năm, 10 năm đã được kết luận và dự trù cho không ít trường hợp.

Có nhà bình luận trong ngoài nước so sánh phen này ông Tổng Trọng cùng trưởng Ban Kiểm Tra Trần Quốc Vượng sẽ ra tay, như cặp Tập Cận Bình – Vương Kỳ Sơn đã trừng trị hơn 1 triệu tội phạm, trong đó có hàng trăm cán bộ cấp cao, tướng lĩnh, ủy viên Ban chấp hành TƯ, Ủy viên Bộ Chính trị và cả Ủy viên thường vụ bộ Chính trị xưa nay bất khả xâm phạm.

Thế nhưng ở trong đảng Cộng Sản và ngoài xã hội, có một luồng dư luận ngày càng lan rộng, ăn sâu khi tổng kết 2 năm chỉnh đốn đảng do ông Trọng khởi xướng, rằng « đảng càng chỉnh đốn lại càng đổ đốn, tha hóa hơn, tham nhũng ngày càng phổ biến rộng hơn, nặng nề hơn, phức tạp hơn ».

Đó là vì cái cơ chế hiện nay không những hoàn toàn bất lực chống giặc nội xâm rất ngoan cố này, mà trái lại chính cái cơ chế độc đảng, không phân chia 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau, không có tự do ngôn luận của công dân và báo chí tư nhân thì chống tham nhũng chỉ là hình thức vô hiệu, như phủi bụi, càng chống càng sinh sôi nảy nở thêm.

Chính cái cơ chế độc đoán, đạo đức giả đã tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển, không tạo nên sức răn đe đủ mức, dưới nhìn lên trên, noi gương trên, cho rằng không tham nhũng là dại, tham gia phe nhóm để ăn chia, bảo vệ che chở cho nhau, làm cho tham nhũng như bệnh dịch không có thuốc chữa, lan tràn tàn phá ngân sách, tàn phá lối sống buông thả, ăn chơi, hưởng lạc, đua nhau có « bồ nhí », có biệt thự, biệt phủ hàng vài tỷ đồng.

Nhớ lại lời khuyên chân thành của ông Lý Quang Diệu, rằng muốn chống tham nhũng trước hết phải có luật nghiêm, công bằng, bình đẳng, một Nhà nước pháp quyền, nền tư pháp độc lập, hệ thống tòa án công khai minh bạch, lại cần một dư luận xã hội mọi người coi khinh, chê trách, coi bọn tham nhũng là kẻ cướp bóc tài sản xã hội, đáng khinh, đáng nghiêm trị, để cho mọi công dân, nhất là cán bộ viên chức phải sợ bị trị tội, vào tù, phải biết sợ bị nhục, bị xã hội lên án coi khinh, để không dám, không nỡ tham lam 1 đồng bạc của công, của người khác.

Chính cái cơ chế không giống ai, 1 đảng ôm đồm cả 3 mảng quyền lực, vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa làm luật, vừa lãnh đạo, vừa quản lý lại vừa xử án mà ông Trọng một mực kiên trì giữ vững, một cơ chế lạc thời đại, mang tính mác-xít giáo điều mù quáng, bảo thủ cực đoan, không có sức răn đe, khuyên giải ngăn chặn, cảnh báo những kẻ có lòng tham vô độ.

Đây là một điều phi lý, phi pháp thành cố tật, kéo dài thành một nếp cai trị lạc hậu, hủ lậu, bị cả thế giới tiến bộ chê trách mà vẫn trơ trơ cho là lẽ phải, chân lý, mẫu mực! Một tư lệnh chống tham nhũng được suy tôn là rất kiên quyết, triệt để, nghiêm minh, nói là làm, sẽ làm đến cùng… nhưng thật ra lại kiên định duy trì một cơ chế hủ bại đẻ ra tham nhũng, khuyến khích tham nhũng lan tràn ở mọi cấp, càng ở cấp trên càng nghiêm trọng, làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, khi xét xử không thu hồi nổi vài phần trăm .

Dù cho có tử hình Trịnh Xuân Thanh, có tuyên án 20 năm tù Đinh La Thăng, có xử tội cả hơn 40 kẻ liên quan các vụ án này mà không thay đổi cơ chế như đông đảo cán bộ, đảng viên và toàn dân đòi hỏi thì rồi sẽ có hàng chục, hàng trăm ngàn Thăng và Thanh mới xuất hiện, tài sản đất nước sẽ còn bị thất thoát như trong thùng không đáy.

Và cuối cùng, trước thế giới và trước toàn xã hội, ngài Tư lệnh chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng hiện nguyên hình là kẻ tòng phạm nguy hiểm nhất, khi kiên trì một mô hình cai trị cực kỳ lỗi thời, một mô hình đang thai nghén và đẻ ra lúc nhức vô vàn con sâu tham nhũng mới.

Đây chính là một điều trái khoáy, một trò cười ra nước mắt, một bi kịch xã hội đau đớn nhất, kéo dài mãi mà người dân Việt hết chịu nổi.

Cả Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ, các đại biểu Quốc hội, các nhà lý luận của Học viện Chính trị vừa họp tổng kết cuối năm có dám mở mắt nhận ra bi kịch quốc gia và đại bi kịch của đảng Cộng Sản này hay không?