Giang sơn gấm vóc: CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT.

From facebook: Phan Thị Hồng added 26 new photos

Giang sơn gấm vóc: CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT.

Họa sĩ Nguyễn Bảo Châu, Đà Lạt

AI ĐÃ HỦY HOẠI CON ĐƯỜNG SẮT HUYỀN THOẠI KHÔNG CHỈ CỦA VIỆT NAM MÀ LÀ CỦA CHÂU Á VÀ CỦA THẾ GIỚI: CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT?

Gọi là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của thế giới: một của Việt Nam và một của Thụy sĩ.

Con đường sắt răng cưa của Việt Nam kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ độ dốc lớn hơn con đường của Thụy Sĩ. Đường sắt răng cưa Việt Nam dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa; trong khi Thụy sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes.

Con đường sắt răng cưa nối liền Phan Rang – Đà Lạt được bắt đầu thi công vào năm 1908 (có tài liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động.

Con đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữ miền biển Nam Trung bộ với thành phố du lịch Đà Lạt trên cao nguyên Lâm viên.

Nhưng vì “chiến sự ác liệt” nên đến năm 1972 con đường sắt huyền thoại này phải ngừng hoạt động!

Sau khi “giải phóng miền nam”, lẽ ra người ta phải khôi phục lại con đường sắt đặc biệt quý giá này, thì vào năm 1986 Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất.

Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những cái gì gọi là sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch (cả cây cầu đường sắt thị trấn Đ’ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt!?).

Cứ vậy mà từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủn là hoạt động, đó là đoạn từ Dalat đi Trại Mát.

Câu chuyện đau buồn này chưa dừng lại ở đây. Sau khi tuyến đường sắt gần như bị khai tử, thì ngay sau đó Cục Đường sắt VN đã hạ bút ký bán lại cho công ty DFB của Thụy Sĩ 7 đầu máy hơi nước, sườn xe và một số toa hạng nhất với cái giá rẻ mạt là 650 000 USD !!!?

Người ta gọi đây là chiến dịch “Back To Switzerland”. Chiến dịch kết thúc, những người Thụy Sĩ khôn ngoan đã mang món hàng quá hời này về nước tu sửa lại. Rồi từ đó những đầu máy hơi nước độc đáo và hiếm hoi này ngày ngày rong ruổi vuợt dãy Alpes, hốt bạc đổ vào túi các ông chủ của công ty DFB!? (60 USD/vé).

Trong khi đó ở Việt Nam, tại ga Đà Lạt, chì còn lại một đầu máy hơi nước được chế tao ở Nhật Bản để phơi nắng mưa cùng tháng năm và là chỗ để cho thiên hạ thoải mái leo trèo lên để chụp hình kỷ niệm? Mấy toa tàu hạng bình dân (mới được phục chế lại) được kéo bằng đầu máy diezen, ngày ngày lọc xọc đưa khách du lịch chạy đi chạy lại từ Dalat đi Trại Mát!.

Hỡi những ai ngày ngày đến tham quan ga Đà Lạt, leo lên cái đầu máy hơi nước duy nhất, nhưng lại được chế tạo tại Nhật Bản để chụp hình kỷ niệm, hãy nên biết câu chuyện tiếc nuối về một con đường sắt răng cưa huyền thoại của Việt Nam, của châu Á, của thế giới đã bị người ta hủy hoại một cách lục lâm như thế đấy!?

Họa sĩ @Nguyễn Bảo Châu, Đà Lạt

Image may contain: train and outdoor
Image may contain: tree, plant, sky, road, outdoor and nature
Image may contain: outdoor and nature
Image may contain: 1 person, standing

Câu chuyện buổi viếng thăm Thầy Thu tại tư gia vào sáng ngày 15/02/2017

Anh em đừng quên xem luôn clip trong phần cuối !

TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”

NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA

(1966 – 1975)

TUONG THUONG TIEC

 

 

 

 

 

 

TÁC GIẢ

Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu (1934)

Nguyên Thiếu Tá Cục Quân Nhu QLVNCH

Tac gia NGUYEN THANH THU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Tôi làm tôi chịu. Tàu chìm tôi chìm theo,

máy bay rớt tôi rớt theo, tượng chết tôi chết theo.

Chứ tôi không thể đổ cho người khác được…”

—–***—–

Câu chuyện buổi viếng thăm Thầy Thu tại tư gia vào sáng ngày 15/02/2017

 Một buổi sáng đẹp trời vào những ngày cuối xuân, ba anh em – Anh Nghĩa, anh Phúc & tôi – chúng tôi cùng hẹn nhau đến thăm thầy Thu (Tác giả bức tượng “Thương Tiếc” đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa 1966 – 1975). Đây cũng là một dịp tốt giúp tôi có cơ hội tìm hiểu thêm những chi tiết lịch sử về bức tượng của một người lính mà lâu nay có nhiều tin đồn rất ly kỳ và huyền bí này khi được tiếp xúc với chính người đã tạo ra nó.

NHA TAC GIA

 

 

 

 

 

 

 

Khi đến nơi thì tôi mới biết nhà của thầy Thu là một quán cà phê sân vườn có tên là “Tượng Đá” nằm trong khuôn viên rộng lớn tọa lạc trong khu vực quận Bình Thạnh. Vì không có hẹn trước, nên sau một lúc ngồi nhâm nhi cà phê hơn ba mươi phút chúng tôi mới thấy bóng dáng thầy Thu xuất hiện trong bộ đồ ngắn – áo thun, quần đùi. Trông dáng người ông còn khỏe mạnh, hình như ông đang chuẩn bị làm một công việc gì đó. Anh em chúng tôi dõi mắt nhìn theo ông chứ chưa tiện bước ra chào hỏi. Tiếp sau đó, ông kéo một chiếc xe đất nhỏ đem đến bón vào chậu cây mai đã tàn hoa sau những ngày tết, cạnh một bức tượng cô gái cầm bó lúa thật cao đặt trước sân vườn nhà ông.
VUON NHA ONG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đợi thầy Thu làm sắp xong anh Nghĩa mới đến bên cạnh giơ tay chào và kề vào tai ông nói lớn: “Em là Nghĩa nè, Nghĩa lính ruột của Tướng Lê Văn Hưng hồi ở An Lộc và Vùng IV Chiến Thuật ngày xưa đó. Vừa rồi em có tới thăm anh hồi trong năm đó, anh có nhớ không? Anh làm xong chưa, mời anh vào uống cà phê với tụi em nghen”. Anh Nghĩa phải lập đi lập lại câu nói này hai ba lần, phân làm từng đoạn khi ông chưa nghe được mà chỉ “hả hả, cái gì..?”. Thầy Thu nhìn anh Nghĩa đăm đăm một hồi như để nhớ ra rồi gật gật đầu, nhưng rồi ông vẫn khom người cắm cúi làm việc tiếp tục.
VUON 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một lúc sau ông mới đi rửa tay, thay chiếc quần sọt và đội lên đầu cái mũ Beret màu đen đã cũ kỹ rồi đi đến bàn ngồi vào uống cà phê với anh em chúng tôi. Lúc đó tôi với anh Phúc ngồi nhìn theo anh Nghĩa mà cũng hơi hồi hộp, không biết thầy Thu có nhận lời hoặc sẽ cáu gắt gì không đây. Vì được anh Nghĩa cho biết trong lúc ngồi chờ, thời gian sau này thầy Thu đã thay đổi nhiều, thầy khó tính hơn trước vì đã lớn tuổi (84t) và do bịnh lãng tai nặng nên làm cho ông không còn muốn tiếp xúc với ai nữa, nhất là người lạ mặt – mà đặc biệt là ông rất ghét những ai đến có ý muốn tò mò về ông.
THAM HOI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau những lời thăm hỏi, anh Nghĩa mới giới thiệu anh Phúc và tôi cho thầy Thu biết. Chờ cho ông nhấm nháp hết ly sữa đá để tinh thần được sảng khoái, chúng tôi mới kiêng dè hỏi thăm ông từng câu về câu chuyện của bức tượng “Thương Tiếc” cũng như cuộc đời binh nghiệp mà ông đã trải qua và cuộc sống của ông hiện tại. Sau khi trở lại trạng thái thoải mái dễ chịu, thầy Thu bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của ông.

Câu chuyện thầy Thu kể lại theo từng đoạn như sau:

–         Hồi đó (1966), thật sự là tôi chưa từng được dịp quen biết hay tiếp xúc với Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, mặc dù lúc đó tôi là Đại Úy ở Cục Quân Nhu. Nhưng không hiểu vì sao Tổng Thống lại biết đến tôi và cho gọi tôi đến trình diện để bàn về việc thành lập Nghĩa Trang Quân Đội QLVNCH, tôi hết sức bất ngờ. Thì sau đó, như các anh đã biết rồi đó, tôi đã tiến hành công việc phải thực hiện hoàn thành bức tượng “Thương Tiếc” đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Hình ảnh bệ đài tượng “Thương Tiếc” tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Trước & Sau 1975

TUONG THUONG TIEC 1Tượng thương tiếc 2
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi làm xong bản mẫu của bức tượng thì tôi có một đề nghị hết sức táo bạo và cũng hơi run khi trình lên Tổng Thống là xin được đúc bức tượng này bằng đồng. T.T Thiệu hỏi lại tôi: “Tại sao anh có ý này mà không nói trước, bây giờ đang chiến tranh gay gắt mình không có dư tiền và lấy đồng đâu ra để đúc một bức tượng to lớn như vậy”. Tôi trả lời: “Dạ thưa Tổng Thống, do ý tưởng mới nảy sinh, là công trình Quốc Gia nên tôi nghĩ mình nên đúc bức tượng này bằng đồng để được tồn tại vĩnh viễn muôn đời. Xin phép Tổng Thống cho tôi xin được vào khu căn cứ Long Bình tìm vỏ đạn đồng của đại bác đã được thu gom lại có thề là đang để trong đó rất nhiều”. Tổng Thống nghe có lý, ông vui vẻ chấp thuận và cho đúc luôn bức tượng bằng đồng theo nguyên bản (nặng 10 tấn, cao 6,5m). Sau khi hoàn thành xong bức tượng “Thương Tiếc” được đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tổng Thống Thiệu đã ban thưởng thăng cấp Thiếu Tá cho tôi ngay lúc đó. Tôi rất biết ơn ông.

–         Nhưng cũng vì bức tượng quá nổi tiếng mà cuộc đời của tôi sau đó cũng gần như muốn chết theo bức tượng này trong những ngày tháng tù cải tạo. Tôi bị đánh đập rất nhiều và quá hiểm nên lỗ tai bên trái của tôi bị điếc hẳn luôn từ đó đến bây giờ. Chỉ còn lại tai bên phải, khó khăn lắm mới nghe được. Tôi bị đi cải tạo hết 8 năm, sau đó sang định cư tại Mỹ được 15 năm (1989 – 2004) thì tôi trở về VN ở luôn cho đến bây giờ.

–         Nơi đây là miếng đất hương quả của cha mẹ tôi qua đời để lại rộng hơn 2.800.m2 và tôi đã ở đây từ nhỏ. Tôi có cả thảy 6 đứa con – 5 trai, một gái. Bà xã tôi và mấy đứa con cùng ở chung quanh trên mảnh đất này. Quán cà phê này là của đứa con gái út buôn bán sống đắp đổi qua ngày thôi.

–         Gốc cây đa (đường kính hơn 5m) giữa sân này là do tôi trồng từ lúc còn là cái nhánh nhỏ nay đã được 55 tuổi rồi (1962). Còn những tảng đá lớn đặt kế bên gốc cây đa làm hòn non bộ là của ông Tướng Trần Văn Đôn cho Công binh chở đến tặng tôi sau khi làm xong bức tượng “Thương Tiếc” để sau này tôi sử dụng tiếp tục tạc tượng cho Quốc Gia.

Hai bức tượng mẫu chuẩn bị cho công trình Quốc Gia tại Mỹ Tho

“Được Mùa”    

                                          DUOC MUA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Chín Đầu Rồng”

CHIN DAU RONG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời điểm 1973, có lần Tổng Thống Thiệu đến nhà tôi chơi, ông nhìn thấy bức tượng hình cô gái cầm bó lúa mà tôi đã làm hồi mấy năm trước, ông hỏi bức tượng này tên là gì?. Tôi trả lời là “Được Mùa”. Ông ngắm nghía, tấm tắc khen và bảo: “Nếu tôi muốn làm nó cao 15m, đúc bằng đồng để đặt trong sân ngay bồn phun nước trước Dinh Độc Lập làm biểu tượng cho nông nghiệp hùng mạnh của miền Nam. Nếu làm được thì anh tính xem rồi cho tôi biết kinh phí khoảng bao nhiêu?”. Sau thời gian tính toán kỹ lưỡng tôi mới trả lời cho Tổng Thống biết tổng kinh phí là khoảng 45 triệu đồng VNCH. Tổng Thống đồng ý và bảo tôi sau này sang gặp Đại Tá Cầm để nhận tiền về làm. Sau đó trong lòng tôi mãi ngẫm nghĩ, nếu đặt bức tượng “Được Mùa” này trước Dinh thì thật sự là không hay lắm về ý nghĩa của nó. Nhưng khổ nỗi là tôi lại không dám trình với ngài về ý này vì sợ phật lòng ông, cho nên tôi cứ lần lựa lãng tránh để tìm cách nào đó thưa lại với Tổng Thống chuyện này. Lúc đó Đại Tá Cầm cho người gọi tôi lên bảo: “Có tiền rồi sao anh Thu không đến nhận để tiến hành làm tượng cho Dinh đi”. Tôi trả lời là vì lý do sức khỏe và công việc bận rộn quá, từ từ tôi sẽ làm. Cuối cùng tôi cũng nhờ được ông Tỉnh (Tổng trưởng Bộ Giáo Dục) trong dịp về dự hội nghị tại trường Võ Trường Toản, nơi tôi đang dạy lúc bấy giờ. Ông Tỉnh đã giúp tôi có dịp trình bày lại với Tổng Thống. Sau khi nghe tôi thuyết trình, tuy không đồng tình lắm nhưng Tổng Thống cũng hỏi lại tôi: “Vậy, nếu tôi muốn đặt nó tại Mỹ Tho làm biểu tượng cho vùng lúa gạo trù phú của đồng bằng sông Cửu Long, mà nếu đặt tại đó thì anh phải làm cho bức tượng này lớn gấp 10 lần nữa, tức cao 150m, để mọi người ở khu vực miền Tây ai cũng đều nhìn thấy được nó. Anh tính xem có làm nổi không và cho tôi biết kinh phí khoản bao nhiêu?”. Tôi trằn trọc cả tháng trời ngày đêm suy nghĩ, tính toán. Và sau đó tôi mới trình với Tổng Thống: “Dạ thưa Tổng Thống, nếu đặt bức tượng “Được Mùa” ở đó thì rất phù hợp nhưng có thể tôi sẽ làm thêm tượng “Chín Đầu Rồng” bao quanh để tượng trưng cho Cửu Long Giang thì sẽ đầy đủ ý nghĩa hơn và đặt tên là: “Cửu Long Được Mùa”. Công trình này tổng kinh phí phải tốn hơn cả tỷ đồng mới làm được ạ!”. Tổng Thống trả lời: “Tôi cũng biết nó phải tốn kém lớn cở như vậy rồi, nhưng bây giờ thì ngân sách quốc gia chưa có đủ tiền. Thôi thì ta tạm gác lại kế hoạch này, đợi lúc thuận tiện mình sẽ tính tiếp”. Tuy ngài nói vậy, nhưng tôi biết trong lòng ông rất nôn nao để thực hiện công trình đặc biệt này cho Quốc Gia.
NHA THAY THU 1

–         Thầy Thu chỉ tay về phía bên kia hòn non bộ, còn đây là phần đầu của bức tượng người lính Thủy Quân Lục Chiến với tư thế quỳ chân trước chân sau chồm lên ném lựu đạn, toàn thân tượng cao 4,5m. Tôi rất tâm đắc với tác phẩm này, và bức tượng đó cũng được Tướng Nguyễn Chánh Thi khen ngợi. Nguyên vào năm 1974,  Tổng Thống Thiệu có yêu cầu tôi nên tạc một mẫu tượng nào cho nó có vẻ hùng hồn hơn để thay cho bức tượng “Hai Người Lính Thủy Quân Lục Chiến Xung Phong” đang đặt trước tòa nhà Quốc Hội. Ngài bảo tôi phải làm gấp rút. Nhưng đến khi bức tượng này hoàn thành thì Tổng Thống do dự chần chừ, ông chưa muốn thay đổi vì ngại có sự hiểu lầm nhau trong nội bộ. Do tác giả của bức tượng “Hai Người Lính Thủy Quân Lục Chiến Xung Phong” này là Điêu khắc gia – Thiếu Tá Huỳnh Huyền Đỏ thuộc Bộ Tổng Tham Mưu.

Toàn bộ chi phí để làm ra bức tượng người lính mới này lúc đó trên ba trăm ngàn đồng. Vì lý do đó mà sau khi làm xong rồi tôi vẫn chưa nhận được tiền gì cả. Thôi thì tôi cũng cam lòng chấp nhận chia sẻ với hoàn cảnh khó xử của Tổng Thống trong tình hình đất nươc lúc bấy giờ. Sau ngày 30/4/75, tôi bị đi cải tạo thì cách mạng vào cho giật sập đổ bức tượng này trong sân nhà tôi, chỉ còn lại cái phần đầu là nguyên vẹn. Khi cải tạo về, tôi đem đặt nó vào tảng đá này để làm kỷ niệm đến bây giờ. Mỗi lần nhìn vào những bức tượng trên tôi buồn nhớ đến một thời làm việc của mình và nhớ đến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông rất tốt với tôi. Hơn nữa, tôi rất kính phục ông vì lúc nào ông cũng rất quan tâm đến chuyện đất nước đang bị chiến tranh và đời sống của đồng bào.

–         Lúc qua định cư ở Mỹ, tôi được người bạn cũ đang ở bên Pháp cho hay là Tổng Thống Thiệu sẽ có buổi diễn thuyết với đồng bào VN mình tại California. Ông bạn kêu tôi chuẩn bị thời gian đến đó để có dịp gặp lại Tổng Thống, mọi việc bạn tôi sẽ sắp xếp cho. Tôi rất mừng vì bao năm xa cách bây giờ có dịp gặp lại nhau, thật là một diễm phúc đối với tôi. Sau buổi nói chuyện với đồng bào tị nạn, bạn tôi đưa Tổng Tống đến tận nơi tôi ngồi, ông bắt tay tôi thăm hỏi thật vồn vã thân tình và cảm ơn tôi đã từng giúp ông trong thời kỳ ông còn làm Tổng Thống ở VN.

​  ​
TUONG DEP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–         Còn những bức tượng còn lại xung quanh đây thì có nhiều chủ đề khác nhau, trong đó có bức tượng “Ngày Về” cũng là một kỷ niệm lớn với Tổng Thống vì chưa kịp thực hiện trước tháng 4/75, là điều nằm ngoài ý muốn mà thôi. Có nhiều người đến hỏi mua lại nhưng tôi nhất quyết là không bán, vì nó là kỷ niệm một thời của tôi từ “Đỉnh Danh Vọng đến Đáy Địa Ngục” (như lời của học trò nói về cuộc đời tôi trải qua). Và cũng trong số những tác phẩm nghệ thuật còn lại này là có sự kết hợp ý tưởng gợi ý của Tổng Thống để làm nên thì làm sao tôi rời xa nó được. Chính vì vậy mà tôi đã trở lại VN để sống nốt cuộc đời còn lại tại nơi đây.

TUONG 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–         Sức khỏe của tôi bây giờ đã yếu lắm vì vừa mới qua cơn bạo bệnh. Không hiểu sao tôi bị cảm sốt liên tục kéo dài mấy tháng trời tưởng đâu tôi “tiêu” luôn rồi, hôm nay như vậy cũng đỡ lắm rồi đó. Nhờ trước đây tôi thường xuyên tập tạ suốt mấy chục năm từ lúc còn trẻ nên mới có sức chịu đựng biết bao sóng gió, nghiệt ngã cho tới bây giờ. Nhưng cũng không sao, nếu ăn ngủ tốt thì vài tuần tôi sẽ lấy lại sức thôi. Coi vậy chứ cơ bắp tôi cũng còn chắc lắm không đến nỗi gì, chỉ có buồn cái là sức khỏe không còn tốt để tạc tượng nữa. Nhiều năm qua tôi rất ít khi đi lại bên ngoài và cũng không thích gần gũi tiếp xúc với ai vì trong người lúc nào cũng mang một nỗi buồn man mác, lại khó chịu vì cái bệnh lãng tai nặng của mình. Bạn bè thì thỉnh thoảng có tới thăm nhưng ít lắm. Còn học trò của tôi thì rất nhiều, ở khắp nơi trên thế giới và ở SG mà liên lạc hay lui tới thì chẳng được bao nhiêu.  Tôi biết, con người ai cũng có số phận cả, mình cũng phải chấp nhận vậy thôi. (Nói tới đây Thầy Thu nhếch miệng cười cùng cái lắc đầu trong giọng buồn trầm lắng).

TUONG 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–         Ước mong của tôi bây giờ là muốn có dịp đi Mỹ một chuyến để thăm lại các bạn bè, chiến hữu ngày xưa lúc cuối đời nhưng lại không có tiền đâu để mà đi, thôi đành sống ẩn dật thế này cho đến ngày theo ông bà vậy. Các anh cho tôi gửi lời thăm chúc sức khỏe đến các anh em chiến hữu, tôi luôn nhớ đến các anh em. Cảm ơn các anh em đã còn nghĩ đến tôi.

——***——
Video Clip phỏng vẩn ĐKG Nguyễn Thanh Thu

Anh Nguyễn Thành gởi

Nhà giàu cũng khổ.

Nhà giàu cũng khổ.

 Tác giả: Phùng Văn Phụng

 Mấy câu sưu tầm trong net sau đây cũng làm cho chúng ta suy ngẫm:

Tiền mua được ngôi nhà nhưng không mua được một tổ ấm
Tiền mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian
Tiền mua được chiếc giường nhưng không mua được giấc ngủ
Tiền mua được sách nhưng không mua được kiến thức
Tiền mua được thuốc nhưng không mua được sức khỏe
Tiền mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng
Tiền mua được máu nhưng không mua được cuộc sống
Tiền mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu

Tiền mua được đời này nhưng không mua được đời sau.

Thông thường người nghèo mới khổ vì người nghèo không đủ tiền chi dùng trong gia đình, tiền cho con học hành, tiền nợ nhà phải trả , tiền ăn , tiền bảo hiểm, tiền thuế, v.v…ít có ai nói nhà giàu mà khổ? Nhưng thực tế, nhiều người rất giàu có, nhưng vẫn khổ.

Trường hợp ở Hoa Kỳ:

  • Trường hợp 1: Anh chị Nguyễn Khương H. đã vượt biên qua Mỹ năm 1980.  Một cuộc ra đi thừa sống, thiếu chết. Gặp sóng to, gió cả, không ăn uống được, ói mửa tới mật xanh, tưởng chết trên tàu, ở ngoài biển cả. Từ khi đặt chân đến đất Mỹ, hai vợ chồng làm đủ thứ việc, chạy bàn rồi nấu ăn trong nhà hàng. Làm việc cật lực, vất vả từ sáng sớm cho tới trời tối mịt mới về tới nhà. Làm 7  tới nhà để lo cơm nước. Mỗi ngày anh mất khoảng 14, 15 giờ cho tiệm giặt.

Anh H. năm nay đã sáu mươi bốn tuổi. Anh cho biết anh vừa mổ tim xong tốn khoảng 300,000 đô la nên phải làm giấy ly dị giả với vợ để không phải mất tài sản. Anh cũng cho biết đứa con trai ba mươi ba tuổi của anh đòi mua chiếc xe hơi đắt tiền anh không cho, nó bỏ nhà đi mất tiêu luôn. Còn đứa con trai mười lăm tuổi hiện nay ở trong tù vì có liên hệ đến bạch phiến, xì ke, ma túy. Lần này bị bắt vì đã bị cơ quan công lực cảnh cáo nhiều lần, theo dõi hắn, nhưng hắn không sợ, nên vẫn tiếp tục tham gia nên bị  bắt. Có lẽ đương sự sẽ ở tù lâu lắm mặc dầu còn vị thành niên.

Làm cha mẹ chỉ lo làm giàu, lo kiếm tiền, đến ngày hôm nay, có nhiều tiền, có tài sản, giàu có đó nhưng cũng không ăn uống được vì bị bịnh hoạn, con cái thì tứ tán, đứa thì bỏ nhà ra đi, đứa thì đi vào nhà tù.

Trường hợp 2: Anh Nguyễn văn T.

Một gia đình người bạn khác nữa, rất giàu có, chủ cây xăng và grocery, tài sản trên triệu đô la. Hai vợ chồng không sống được với nhau và đã thôi nhau. Người chồng về Việt nam cưới vợ khác, đã bảo lảnh vợ sau qua Mỹ.

Chị T. buồn quá, phải bỏ hết công ăn việc làm, chỉ lo làm thiện nguyện và lo tu hành. Tài sản cây xăng và tiện grocery giao cho con trai quản lý. Tuy nhiên, vì là con trai duy nhất, được cưng chiều từ nhỏ, buồn chuyện cha mẹ ly dị, nên cháu sa vào hút sì ke, không chịu làm ăn đàng hoàng đành phải bán cây xăng rồi.

Chị T. quá đau khổ, buồn chán, ăn uống không được, không ngủ được nên sức khỏe càng sa sút, sau cùng bị ung thư ruột mà mất.

Vợ sau của anh T. sau khi qua Mỹ được hai năm, có thẻ xanh, cũng ly dị anh, để bảo lảnh chồng cũ và các con ở Việt Nam qua.

Trường hợp ở Việt Nam:

  • Theo tin từ đài BBC, Cựu trưởng phòng Vinashin bị án tử hình (BBC)

Cáo trạng nói ông Giang Kim Đạt lấy 260 tỷ đồng hoa hồng của Vinashinlines, đưa 150.000 USD cho ông Liêm. Phần tiền còn lại được chuyển vào 22 tài khoản của bố để mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 chiếc ôtô.


HINH 1

 

 

 

 

 

 

 

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Hình minh họa

TAND Hà Nội hôm 22/2 tuyên án tử hình với ông Giang Kim Đạt, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh của công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin (gọi tắt Vinashinlines).

Một bị can khác, Trần Văn Liêm, nguyên tổng giám đốc Vinashinlines, cũng bị án tử hình.

Cả hai người bị kết tội Tham ô tài sản.

Tại phiên tòa, ông Trần Văn Khương, nguyên kế toán trưởng Vinashinlines, án tù chung thân.

Người bố, Giang Văn Hiển, cũng bị ra tòa và chịu án 12 năm về tội Rửa tiền.

Hai trăm sáu chục tỷ (khoảng 13 triệu đô la) tất nhiên là người quá giàu có nhưng bây giờ ông chịu án tử hình thì cũng không xài được số tiền mà ông đã tham nhũng.

nguồn tin từ đài BBC

2) Theo đ ài RFA,

Năm 2012 ông Hà Văn Thắm là một đại gia nổi tiếng trên sàn chứng khoán và đứng thứ 8 trong danh sách những người giàu nhất thời điểm bấy giờ, với tổng tài sản lên đến hơn 1.800 tỷ đồng.

Ông là cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank. (Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Dương)

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao thì ông Hà Văn Thắm đã có hàng loạt hành vi sai phạm  khiến nợ xấu của ngân hàng này đến thời điểm 31/3/2014 tăng đến 15.000 tỷ đồng, lỗ hơn 10.000 tỷ đồng.

Tòa án Hà Nội đưa ra xét xử ông Hà Văn Thắm vào ngày 27 tháng 2 tới đây.

nguồn tin từ đài RFA (Á Châu Tự Do)

httpv://www.youtube.com/watch?v=Fbsj4437bAA

TIN NHANH | Xét xử thêm đại án kinh tế

Những người trên đây là tiêu biểu cho những nhà giàu mới, bằng mọi thủ đoạn bất chính để làm giàu.  Rất nhiều người chỉ biết đến tiền của, đặt tiền của là lý tưởng của đời họ, phải có thật nhiều tiền.

Nhưng Chúa nói: “Hãy xem chim trời, chúng không gieo không gặt, không thu tích vào kho, thế mà Cha anh em trên trời vẫn vẫn nuôi chúng.(Mt 6,câu 26)

Và Chúa nói:  “Trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho”. (Mt 6, câu 33)

Vì sao vậy? Rõ ràng vì sự say mê tiền của quá đáng, đặt lý tưởng của họ là tiền, họ đã làm điều bất chính, phạm pháp, đã đưa họ vào tù tội vì lòng tham không đáy của họ.

Nếu họ biết đặt Thiên Chúa làm chủ của cuộc đời họ hơn là kiếm thật nhiều tiền bằng mọi giá, và biết dùng tiền để phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân, giúp ích cho người nghèo khổ thì cuộc đời của họ chắc chắn đã khác.

Cho nên, Chúa nói hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa trước, tiền của sẽ đến sau. Chúa sẽ ban cho sức khỏe, sự bình an để có gia đình vui tươi, hạnh phúc không cần phải có quá nhiều tiền rồi gặp những hoàn cảnh như đã nói ở trên.

Tội nghiệp thay cho những người làm giàu bất chính (tham nhũng, lường gạt…) và những người làm giàu chân chính, nhưng làm quá sức của họ, 7 ngày trong tuần, 15, 16 giờ mỗi ngày) vì những anh em này đã không nghe lời Chúa. Anh em đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai cứ để ngày mai lo. (Mt 6, Câu 34)

Kết:  Vậy chúng ta (trong đó có tôi nữa) cần suy nghĩ: nên làm tôi Thiên Chúa hay làm tôi Tiền Của. Chúng ta chỉ có thể chọn một trong hai: Thiên Chúa hay Tiền Của làm ưu tiên đời sống của chúng ta, chứ không thể chọn ưu tiên cả hai được.

Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. (Mt 6, câu 24).

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Ông Kim Jong-nam ‘chết đau đớn’ trong vòng 20 phút

Ông Kim Jong-nam ‘chết đau đớn’ trong vòng 20 phút

Ông Kim Jong-nam
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Ông Kim Jong-nam đã thiệt mạng trong vòng 15-20 phút sau khi bị tấn công bằng chất độc VX có lượng độc tố rất cao, theo Bộ trưởng Y tế của Malaysia

Ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn, đã bị tấn công bằng chất độc thần kinh VX với lượng độc tố rất cao và ông đã chết trong đau đớn trong vòng 15-20 phút, Bộ trưởng Y tế Malaysia cho biết.

Không có thuốc giải độc nào có thể cứu được ông, Bộ trưởng Subramaniam Sathasivam nói.

Ông Kim qua đời cách đây hai tuần sau khi hai người phụ nữ bắt chuyện với ông trong một phòng ở khu vực làm thủ tục lên máy bay tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur.

Họ nói họ nghĩ rằng khi đó họ đang làm một trò đùa cho một chương trình truyền hình. Bắc Hàn phủ nhận đã giết chết nhà chỉ trích cao cấp của chế độ.

VX được Liên Hợp Quốc xếp loại là một vũ khí hủy diệt hàng loạt. Một giọt trên da có thể làm chết người trong vài phút.

‘Thiếu chuyên nghiệp?’

Hôm 24/6, nhà báo Đỗ Trung Dung từ Paris, Pháp bình luận vụ ‘ám sát’ và cho rằng cách thức vụ việc được tiến hành ‘rất thiếu chuyên nghiệp’, ông nói trong phỏng vấn với BBC Việt ngữ:

Nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah, 25 tuổi, một trong hai phụ nữ bị bắt, nói với các quan chức đại sứ quán Indonesia rằng nghi phạm đã được đưa 400 ringgit (tiền Malaysia) hay khoảng 90 đô-la để ‘bôi nhọ mặt’ ông Kim Jong-nam bằng một thứ “dầu cho trẻ em,” như là một phần của một chương trình thực tế đùa vui.

Đoàn Thị Hương, nghi phạm thứ hai, người Việt Nam sinh năm 1988, cũng đã nói nghi phạm nghĩ rằng đã tham gia vào một trò đùa cho truyền hình.

Cảnh sát Malaysia nói những kẻ tấn công đã được huấn luyện để rửa tay ngay sau cuộc tấn công.

Một số chuyên gia cho rằng hai nữ nghi phạm có thể đã bôi hai thứ chất khác nhau không gây chết người của chất VX, mà khi được trộn lẫn trở thành hợp chất nguy hiểm trên mặt của ông Kim.

Phi trường Kuala Lumpur
Bản quyền hình ảnhNURPHOTO/GETTY
Các nhân viên rà soát ô nhiễm chất độc tại phi trường Kuala Lumpur ở Thủ đô Malaysia.

Một người đàn ông Bắc Hàn cũng đã bị bắt giữ liên quan đến vụ giết người.

Ít nhất bảy nghi can khác đang bị cảnh sát truy nã để thẩm vấn, trong đó có Hyon Kwang Song, 44 tuổi, bí thư thứ hai tại đại sứ quán Bắc Hàn ở Kuala Lumpur.

Ngày chủ nhật, nhà chức trách Malaysia đã rà soát phi trường nơi xảy ra vụ việc và tuyên bố nơi này an toàn.

Họ cũng đang phân tích các mẫu vật tìm thấy tại một căn hộ được cho là nơi mà các nghi phạm từng thuê.

Hôm thứ Sáu, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao từ Hà Nội bình luận với BBC về khả năng bảo hộ công dân Đoàn Thị Hương của nhà chức trách Việt Nam, ông nêu quan điểm:

“Cho tới bây giờ cô đó vẫn chưa phải là tội phạm, vẫn đang là nghi can, đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là quá trình điều tra của Malaysia đang diễn ra, và mỗi một nước đều có tố tụng và quá trình điều tra riêng theo luật pháp riêng của mình.

“Do đó nên phía Việt Nam chắc chắn sẽ phải chờ đợi. Tuy nhiên phía Việt Nam với nghĩa vụ và trách nhiệm bảo hộ công dân, chỉ có thể liên lạc, tiếp xúc với (nghi can) và tiếp nhận những thông tin mà phía Malaysia công bố.

“Và thứ ba, khi quá trình điều tra kết thúc bằng quá trình xét xử, khởi tố của tòa án, thì phía Việt Nam với trách nhiệm bảo vệ công dân, có thể cử luật sư sang để trợ giúp pháp lý và giám sát cũng như theo dõi cả quá trình xét xử, cũng như đánh giá quá trình định danh về tội phạm này, thì theo tôi đó là những việc phải làm.

“Còn vẫn còn quá sớm để kết luận phạm tội gì, rồi hình phạt như thế nào?”, PGS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC hôm 24/2.

Đoàn Thị Hương bị ‘truy lùng’ trên Facebook?

Đoàn Thị Hương bị ‘truy lùng’ trên Facebook?

VOA


Hình ảnh được tìm thấy trên Facebook Ruby Ruby được cho là của nghi can Đoàn Thị Hương. (Ảnh: Facebook Ruby Ruby)

Hình ảnh được tìm thấy trên Facebook Ruby Ruby được cho là của nghi can Đoàn Thị Hương. (Ảnh: Facebook Ruby Ruby)

Facebook được cho là của nghi can người Việt Đoàn Thị Hương là một trong các trang được tìm kiếm và thảo luận nhiều nhất hôm nay, 24/2, trong khi cảnh sát Malaysia thông báo đã “tìm thấy chất độc thần kinh VX trên mặt của ông Kim Jong Nam”.

Hãng tin Reuters hôm 22/2 xác nhận trang Facebook “Ruby Ruby” của cô Hương với người nhà của nghi can ám sát người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un.

Theo thống kê của trang mạng xã hội được nhiều người Việt Nam truy cập, “Ruby Ruby”, “Ruby Ruby Doan Thi Huong” hay “Ruby Ruby Vietnam” là những cái tên được tìm kiếm nhiều với hàng trăm nghìn trao đổi về chủ đề này trên Facebook.

Hình ảnh cô Đoàn Thị Hương với chiếc cáo có chữ 'LOL'

Hình ảnh cô Đoàn Thị Hương với chiếc cáo có chữ ‘LOL’

Nhiều trang tin tức ở Australia, Anh, Canada hay Mỹ cũng lấy nhiều hình ảnh từ trang Facebook được cho là của cô Hương, nhất là tấm cô mặc áo có chữ “LOL” giống với chiếc của nữ nghi can người Việt bị camera an ninh sân bay Kuala Lumpur ghi lại trong ngày xảy ra vụ ám sát ông Kim Jong Nam.

Có thể đọc được những hàng tít kèm theo như: “Những tấm hình mới, nóng bỏng của nữ sát thủ giết anh trai Kim Jong Un”, “Facebook của ‘sát thủ LOL’ cho thấy những ngày trước vụ giết hại Kim Jong Nam” hay “Nghi can giết anh trai Kim Jong Un mặc áo ‘LOL’ chụp ‘ảnh tự sướng’ trên Facebook”.

Đúng, đó là một chủ đề khá là ăn khách, nhưng mà chắc chắn có sự chỉ đạo từ trên tuyên huấn, cho nên người ta đăng cũng cầm chừng theo chỉ đạo. Ban đầu thì im lặng, nhưng sau đó được phép thì khai thác hơi quá đà, đi sâu vào hoàn cảnh của gia đình nhà người ta và cũng có những bài báo khai thác gia đình hơi kỹ. Nhưng bây giờ hình như lại có chỉ đạo yên lặng rồi hay sao nên không đi sâu vào Facebook của cô ấy. Có lẽ là vậy thôi.

Trong khi đó, báo chí chính thống của Việt Nam, vốn được cho là “nhạy” với những thông tin kiểu này, lại khá dè dặt, và thậm chí không đăng bài tìm hiểu về Facebook của nghi can Đoàn Thị Hương. Theo các nhà quan sát, truyền thông nhà nước dường như đã “thua” trước các trang mạng “lề trái”.

Về điều này, ông Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu nhà báo và hiện theo dõi truyền thông trong nước, nói với VOA Việt Ngữ:

“Đúng, đó là một chủ đề khá là ăn khách, nhưng mà chắc chắn có sự chỉ đạo từ trên tuyên huấn, cho nên người ta đăng cũng cầm chừng theo chỉ đạo. Ban đầu thì im lặng, nhưng sau đó được phép thì khai thác hơi quá đà, đi sâu vào hoàn cảnh của gia đình nhà người ta và cũng có những bài báo khai thác gia đình hơi kỹ. Nhưng bây giờ hình như lại có chỉ đạo yên lặng rồi hay sao nên không đi sâu vào Facebook của cô ấy. Có lẽ là vậy thôi”.

 

Ông Chênh nhận định tiếp rằng có thể “đó là một sự dè dặt nào đó về ngoại giao, chính trị của Việt Nam”, “sợ có những liên lụy về mặt ngoại giao” từ vụ ám sát ông Kim Jong Nam.

Từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải từng viết trên trang Facebook cá nhân hôm 16/2, khi truyền thông trong nước vẫn chưa đưa tên của cô Hương: “Lẽ ra, báo chí Việt có cơ hội câu view, hốt bạc khủng, nếu “được phép” đưa tin, tìm hiểu nghi phạm sát thủ có tên Doan Thi Huong, ở Nam Dinh, sinh 31/5/1988. Tìm hiểu sự thật về một vụ đại kỳ án thế giới, có thể liên quan công dân nước nhà, mà phải “được phép” thì buồn ơi là buồn!”

Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 23/2, Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm khẳng định rằng Hà Nội sẽ “bảo vệ tích cực” cô Hương.

Trong một diễn biến mới nhất, cảnh sát Malaysia hôm 24/2 thông báo về kết quả điều tra ban đầu, theo đó người anh em cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un bị giết bởi “chất độc thần kinh VX.” VX là một hóa chất cực độc, bị Liên Hiệp Quốc liệt vào “danh sách vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

Chất độc này không mùi, không vị và bị cấm theo Công ước về Vũ khí Hóa học, trừ trường hợp dùng cho “các mục đích nghiên cứu, y tế và dược”. Nó có thể được sản xuất ở dạng lỏng, kem và khí xịt.

Một ngày trước, cảnh sát trưởng Malaysia cho biết rằng nghi can người Việt Đoàn Thị Hương đã “được trả tiền” để thực hiện vụ ám sát ông Kim Jong Nam. Tuy nhiên, quan chức này từ chối bình luận rằng liệu cô có bị tình báo nước ngoài lợi dụng hay không, cũng như cô đã được trả bao nhiêu tiền.

Trước đó, chính quyền Malaysia cho hay rằng hai nữ nghi phạm “biết rõ việc mình làm”, và “đã được huấn luyện” để thực hiện vụ giết người mà quan chức Hàn Quốc và Hoa Kỳ được các hãng trích lời nói rằng do điệp viên Bắc Hàn thực hiện.

Cường Quyền & Nhân Sĩ

Cường Quyền & Nhân Sĩ –  S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Với tất cả trân trọng và thương cảm, nhà văn Ngô Thế Vinh vừa gửi đến cho mọi người một tin buồn lớn: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã từ trần vào hôm 29 tháng 1 năm 2017.

Ông để lại một sự nghiệp đồ sộ, bộ sách Cây Cỏ Việt Nam  (gồm 6 quyển, hai tập) với lời đề tặng:

  • Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước.
  •  Tặng giáo sư Nguyễn Duy Xuân nguyên viện trưởng Đại Học Cần Thơ, mất ngày 10/XI/1986 tại trại Cải Tạo Hà-Nam-Ninh.
  • Tặng hương hồn những ai trên biển Đông đã chết nghẹn ngào.

Tôi băn khoăn tự hỏi: Giáo sư Nguyễn Duy Xuân là ai? Sao một công trình nghiên cứu về thực vật học mà lại mở đầu bằng những “lời đề tặng” u ám, u uẩn và u uất thế? Chúng ta đang sống trong một thời đại, và một đất nước, bi thương đến độ này sao?

Những trang viết kế tiếp của nhà văn Ngô Thế Vinh, với nhiều dòng chữ  nghẹn ngào, đã giúp cho tôi lý giải những câu hỏi vừa nêu:

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng là người Cần Thơ, sinh năm 1925 hơn Giáo sư Phạm Hoàng Hộ 4 tuổi, tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ, trở về Việt Nam 1963, giáo sư Luật. Nhận chức Viện trưởng từ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đã nỗ lực phát triển Viện Đại học Cần Thơ trên mọi lãnh vực từ chương trình giảng dạy, đào tạo ban giảng huấn, xây cất thêm giảng đường, phòng thí nghiệm, thiết lập ký túc xá như hệ thống campus cho sinh viên đến từ các tỉnh xa Miền Tây...

Chỉ trong vòng 9 năm [1966 – 1975] với công lao xây dựng của hai Viện trưởng tiền nhiệm: GS Phạm Hoàng Hộ, GS Nguyễn Duy Xuân, Viện Đại Học Cần Thơ như một Ngọn Hải đăng Miền Tây, trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt bước đầu ưu tiên phát triển hai lãnh vực Sư phạm và Nông nghiệp, vững vàng sánh bước với các Viện Đại học lâu đời khác của Miền Nam, đóng góp cho sự thăng tiến của vùng ĐBSCL...

 Chỉ mấy ngày trước biến cố 30 tháng 4, 1975, cũng như GS Phạm Hoàng Hộ, GS Nguyễn Duy Xuân như một trí thức dấn thân, quyết định ở lại và giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, ông vẫn can đảm nhận chức Tổng trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Giữ chức vụ đó chưa đầy một tuần lễ thì chính quyền Miền Nam xụp đổ, TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

 GS Nguyễn Duy Xuân bị đưa vào trại tù cải tạo, sau đó bị đưa ra Bắcđã chết trong tù cải tạo Hà Nam Ninh ngày 10 tháng 11 năm 1986 trong đói khát và bệnh tật không thuốc men. Xác của ông được vùi nông trong nghĩa địa tù cải tạo trên triền núi phía sau trại tù Ba Sao.

Tôi đã có lần nhìn thấy tấm ảnh chụp bia thờ 626 linh hồn tử vong (từ năm 1975 đến năm 1988) của trại tù này, trên trang web của blogger Phạm Thanh Nghiên.

Có lẽ tên tuổi của giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng được ghi trên tấm bia này vì ông từ trần vào năm 1986, thời điểm mà giới truyền thông nhà nước vẫn xưng tụng (không tiếc lời) về sự “dũng cảm nhìn vào sự thực” và “quyết tâm đổi mới của ĐCSVN.

Nếu “dũng cảm nhìn vào sự thực” thì đây chỉ là sự quyết tâm “bẻ lái con tầu đất nước” theo hướng Trung Nam Hải – như nhận xét và cảnh báo của blogger Trần Huỳnh Duy Thức:

Trung Quốc và Việt Nam tạo ra một phiên bản khác về sự vi phạm tính toàn vẹn của các quyền con người. Hai nước này đã thừa nhận quyền kinh tế cho người dân nhưng vẫn tước đoạt không khoan nhượng quyền chính trị của họ, gây nên một kiểu tự do què quặt khác. Mặc dù mô hình này có thể tạo nên sự tiến bộ kinh tế và các thành tích ấn tượng về xóa đói giảm nghèo, nhưng nó cũng đồng thời nuôi dưỡng bất bình và suy thoái xã hội rồi nhốt chúng lại.

Khi sự trầm trọng này trở nên mục rỗng thì nó sẽ dẫn tới việc bộ máy chính trị tự dân chủ hóa hoặc sẽ kết thúc trong sụp đổ toàn diện về kinh tế, xã hội, chính trị và một chế độ bị lật nhào. Đây là tiến trình tất yếu vì nó phá vỡ sự toàn vẹn của các quyền con người vốn thuộc về luật của Tạo hóa. Dưới tác động của toàn cầu hóa và xã hội Internet, tiến trình này sẽ diễn biến rất nhanh, nhanh hơn đã từng chứng kiến trong thời gian chiến tranh lạnh dẫn đến sự tan rã của hệ thống Đông Âu và Liên Xô.

Lời cảnh báo này, tiếc thay, đã bị những người đứng đầu chế độ hiện hành coi như là một “lời nguyền” hay “trù ẻo.” Tuy mang tiếng là theo chủ nghĩa duy vật nhưng họ lại là những kẻ rất dị đoan. Vốn bệnh tật nên họ sợ “tiếng cú,” và đã vu vạ cho Trần Huỳnh Duy Thức đủ loại tội danh (trộm cắp cước điện thoại, hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền) cùng một bản án nặng nề –16 năm tù và 5 năm quản chế, vào ngày 20 tháng 1 năm 2010 – qua một phiên toà mà đại diện của Hội Ân Xá Quốc Tế đã mô tả như là “sự nhạo báng công lý.”

Hơn bẩy năm đã trôi qua nhưng chưa bao giờ người tù nhân lương tâm quả cảm này bị công luận lãng quên. Ông vẫn luôn được nhắc đến với rất nhiều trân trọng, qúi mến, cùng quan ngại:

  • BBC (21/01/2010) Người Có Án Nặng Nhất Nói Bị Bức Cung
  • BBC (21/01/2010) Các Nhóm Nhân Quyền Chỉ Trích Bản Án
  • RFI (30/01/2010) Bốn Nhà Bất Đồng Chính Kiến Ở Việt Nam Kháng Án
  • Bauxite VN (14/06/2013) Duy Thức Đã Không Ngủ Suốt 10 Ngày Biệt Giam
  • RFA (15/10/2013) Trần Huỳnh Duy Thức Được Vinh Danh Giải Nhân Quyền
  • RFA (07/05/2016) Tù Nhân Trần Huỳnh Duy Thức Bị Chuyển Trại Giam
  • BBC (17/05/2016) Ông Trần Huỳnh Duy Thức Sẽ Tuyệt Thực
  • Ba Sàm (28/05/2016) Trí Thức Tuyệt Thực Cùng Trần Huỳnh Duy Thức
  • VOA (31/01/2017) Ông Thức Nhất Quyết Không Lưu Vong

Tôi chưa bao có cái hân hạnh được giao tiếp với ông Trần Huỳnh Duy Thức. Tôi chỉ được biết người tù nhân lương tâm bất khuất này qua công luận. Và công luận thì đã vạch rõ sự ác độc và tính man rợ của những kẻ đứng đầu chế độ công an trị hiện hành. Họ đã gây ra không biết bao nhiêu là cái chết đớn đau và oan khuất:

Những người bị giết đều là những tinh hoa, là danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách đau xót và hàm oan: Nhà văn Lan Khai bị xô xuống vực, văn hào Ngô Tất Tố bị bức cho treo cổ tự vẫn, Khái Hưng bị bỏ rọ trắn sông, Phạm Quỳnh đối thủ đáng gờm của thực dân Pháp bị xử tử, Tạ Thu Thâu nhà yêu nước lớn bị tử bắn; nàng thơ nữ sĩ Thu Hồng bị bắn lén từ sau lưng; Nhượng Tống dịch giả tài hoa số 1 bị ám sát; Dương Quảng Hàm vị giáo sư đáng kính ra khỏi nhà đi mãi không về; vị bồ tát Thiều Chửubị bức hại nhảy xuống sông tự tận…

Đó là tất cả sự thực về những cái chết tức tưởi oan khuất của các nhà văn, nhân sĩ mà bọn gieo ác vẫn sống nhởn nhơ trên pháp luật với bộ mặt người lương thiện! Nguyên tắc bất di bất dịch nằm trong ý thức hệ tư tưởng của những kẻ sát nhân lương thiện này là: yêu nước và chính kiến là độc quyền của tao, mày không đi với tao, mày là kẻ thù của tao. Đã là kẻ thù thì mày không có quyền tồn tại!  (“Thái Doãn Hiểu – Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn, Chuyện Bây Giờ Mới Kể”).

Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố, Khái Hưng, Dương Quảng Hàm sinh vào cuối thế kỷ XIX. Lan Khai, Thu Hồng, Nhượng Tống, Nguyễn Duy Xuân sinh vào đầu thế kỷ XX. Kể từ khi cướp được quyền bính đến nay, những người cộng sản Việt Nam đã giết chết bao nhiêu là anh tài và nhân sĩ (thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau) rồi?

Chúng ta bắt buộc phải luôn quan ngại (và canh thức) về sinh mệnh của Trần Huỳnh Duy Thức, cùng hàng trăm tù nhân lương tâm khác, đang nằm trong vòng tay của cường quyền và bạo lực!

Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-02-24
Bức ảnh về nhân quyền Việt Nam trên trang web của Ân Xá Quốc Tế.

Bức ảnh về nhân quyền Việt Nam trên trang web của Ân Xá Quốc Tế.

Photo courtesy of amnesty.org
Amnesty International Ân Xá Quốc Tế vừa công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, qua đó chỉ trích Việt Nam ngược đã tù nhân lương tâm, sách nhiễu, bắt bớ và tù đày những tiếng nói ôn hòa vì quyền con người.

Sử dụng luật lệ mơ hồ

Tại Việt Nam những người lên tiếng ôn hòa nhằm bênh vực quyền con người hay chỉ trích chính phủ đều là đối tượng bị đối xử bằng những biện pháp phi luật lệ như sách nhiễu, bắt giữ và tù tội.

Việt Nam sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh trong mục đích hình sự hóa và trấn áp quyền tự do phát biểu ý kiến của cá nhân hay các tổ chức xã hội dân sự, việc các nhà hoạt động hay giới i bất đồng chính kiến bị tấn công là chuyện thường xuyên xảy ra.

Đó là những điểm chính mở đầu phần phúc trình về Việt Nam mà Ân Xá Quốc Tế Amnesty International công bố hôm thứ Tư vừa qua. Từ trụ sở London, thủ đô nước Anh, phát ngôn nhân phân bang Châu Á của Amnesty International, ông Omar Waraich:

Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục áp dụng  những ngôn từ và luật lệ mơ hồ về  an ninh quốc gia của Bộ Luật Hình Sự 1999 để buộc tội những người hoạt động ôn hòa, điển hình như Điều 258 Bộ Luật Hình Sự về tội gọi là lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, Điều 88 về tội tuyên truyền chống nhà nước, Điều 79 về tội âm mưu lật đổ chính phủ…

Điều chúng tôi thấy là những luật lệ này của Việt Nam không xứng hợp với  tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Thí dụ hồi năm ngoái 7 nhà hoạt động lên tiếng phê bình chính quyền một cách ôn hòa đã bị tấn công hay bị bắt giữ với án tù nhiều năm.

Đó là những người như blogger Anh Ba Sàm và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy,  luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và người công sự Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm, Trần Thị Hồng vợ mục sư bị tù Nguyễn Công Chính…,

Ngược đãi cả thân nhân

b68af97c-7b21-468f-b78c-bc8d54c00a0d.-400.jpg
Đinh Nguyên Kha (trái) và Nguyễn Phương Uyên trước tòa hôm 17/5/2013. Nguyễn Phương Uyên đã ra tù, Đinh Nguyên Kha hiện đang bị ngược đãi trong tù. AFP photo

Ngoài những nhà hoạt động bị theo dõi sát sách nhiễu hoặc đã bị bắt vào tù, báo cáo của Ân Xá Quốc Tế còn nêu rõ không chỉ người ngồi tù bị ngược đãi mà ngay cả thân nhân của họ ở bên ngoài cũng thường xuyên bị khủng bó và bị hành hung.

Điều này được bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Nguyễn Công Chính, trình bày trong lần nói chuyện gần đây nhất với RFA như sau:

Ngày 10 tháng Hai vừa qua tôi đi thăm ông Nguyễn Công Chính tại trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển đến trại giam Xuân Lộc thì ông bị biệt giam cách ly từ đó đến giờ luôn. Trong điều kiện cách ly như vậy thì vậy thì tay chân ông bị sung phù và bịnh tình ông thì càng ngày  càng nặng. Bởi vì 2 tháng tôi mới được thăm một lần và mỗi lần như vậy thì thấy sức khỏe của ông càng ngày càng suy yếu đi. Thưa nhất là bênh huyết áp rồi bịnh viêm xoang mũi cấp tính nữa, ông lại bị đau bao tử và bị khớp nữa. Khi chuyển đến Xuân Lộc, Đồng Nai và bị biệt giam thì họ không cho ông dùng thuốc đặc trị, trong môi trường giam giữ kín như vậy thì bịnh càng nặng thêm.

Điều chúng tôi thấy là những luật lệ này của Việt Nam không xứng hợp với  tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
– Ông Omar Waraich

Bà cũng trình bày về tình cảnh bị đe dọa khủng bố phải gánh chịu:

Trước khi ông mục sư chính bị bắt thì lực lượng an ninh tỉnh Gia Lai đã bố ráp, canh giữ, chận đường đánh đập, cản trở ông đi giảng đạo. Nó kéo dài rất nhiều năm đến khi ông bị bắt thì bản thân tôi là vợ luôn chịu sự đàn áp của công an tỉnh Gia Lai. Họ đã đánh đập hành hạ tôi rất nhiều, mẹ con tôi bị giam giữ trong chính ngôi nhà của mình. Gần đây nhất, sau khi tôi đi gặp phái đoàn đặc trách về tự do tôn giáo năm 2016 thì những người tự xưng là công an đã hành hạ đánh đập tôi rất dã man trong những lần khẩu cung. Những người này xưng là công an iuy nhiên họ không mặc sắc phục, mình cũng không nhận diện ra họ là công an hay côn đồ nữa.

Về trường hợp Đinh Nguyên Kha mà Amnesty International có nhắc đến, từ Việt Nam bà Kim Liên là mẹ tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha nói rằng chuyện con trai bà và những người đồng tù với anh bị ngược đãi là có thực. Ông Omar Waraich nói:

Mới hôm 20 tháng Hai đây thì Ân Xá Quốc Tế cũng đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tù nhân chính trị trẻ tuổi Đinh Nguyên Kha đang bị ngược đãi trong nhà tù Xuyên Mộc ở Bà Rịa, Vũng Tàu.

Vẫn theo Amnesty International, những biện pháp thô bạo như hành hung, đánh đập còn được nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng để đối phó với những cuộc biểu tình mà người dân tổ chức, phản đối nhà máy gang thép Formosa đã gây ô nhiễm môi trường khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng.  

Ân Xá Quốc Tế tiếp tục nuôi dưỡng niềm hy vộng, ông Omar Waraich khẳng định, rằng chẳng chóng thì chấy Việt Nam phải cải thiện phải thay đổi cách thế cư xử với người bất đồng chính kiến trong nước của họ.

Phải hy vọng và hãy nhìn vào Miến Điện để thấy Việt Nam không phải một ngoại lệ, ông nhấn mạnh, từ một thế chế độc tài toàn trị nhiều chục năm mà cuối cùng dưới áp lực bền bỉ của quốc tế họ đã phải canh tân phải xoay chuyển để tồn tại. Và dù như vấn đề nhân quyền của Miến Điện chưa được như mong đợi của thế giới nhưng ít ra nó cũng cho thấy  áp lực từ những tổ chức như Amnesty International phần nào đã mang lại kết quả như thế.

Tóm tắt lịch sử giết người của đảng Cộng sản Trung Quốc

From facebook:  Tinh Hoa

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921, giành được chính quyền năm 1949. Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị chết bất thường (bức hại, đói khổ, hành quyết…) dưới thời cai trị của ĐCSTQ. Con số này nhiều hơn số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Hãy cùng điểm lại hành trình giết và giết của ĐCSTQ…

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921, giành được chính quyền năm 1949. Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị…
TRITHUCVN.NET

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu

From facebook: Tuong Dang shared Cộng Hòa Thời Báo‘s video.

-3:16
 Cong Hòa Thời Báo
 ·

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn thế hệ tiếp nối Việt Nam Cộng Hòa buộc Chính quyền thành phố Sacramento phải hủy cuộc họp với phái đoàn từ Việt cộng do Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dẫn đầu.

Hôm thứ năm 23/2/2017, tại phiên họp Thượng Viện California Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu cố TNS Tom Hayden, chồng cũ của nữ tài tử Jane Fonda, là người ủng hộ chế độ Cộng Sản Bắc Việt trong thời chiến tranh Việt Nam, một chế độ đã giam giữ và giết hại hằng triệu người Việt trong đó có thân nhân của bà. TNS cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh cho những người Việt Nam đang còn ở lại Việt Nam.

Mời các bạn xem clip và bài https://www.facebook.com/CONGHOATHOIBAO/videos/1871107153127771/

 

KHÔNG TIỀN KHỔ THÂN, NHIỀU TIỀN DỄ MẤT LINH HỒN PHẢI KHÔNG?

KHÔNG TIỀN KHỔ THÂN, NHIỀU TIỀN DỄ MẤT LINH HỒN PHẢI KHÔNG?

(CN VIII TN, Năm A)

Tuyết Mai

Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của được. Vì thế Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? (Mt 6,24-34).

Thông thường thì con người từ khi bắt đầu có trí khôn đã được cha mẹ hay người thân trong gia đình dạy là ráng học giỏi nha con, lớn lên làm nhiều tiền mà nuôi giúp cha mẹ. Thì khi lớn lên dù người ấy có học giỏi, có bằng cấp hay nếu không có bằng cấp thì học cách buôn bán sao đó để mà làm giầu.

Mà thông thường thì chúng ta người VN thích làm nghề buôn bán, mở tiệm quán hay ngay cả một cái sập nhỏ trong một hẻm nhỏ là được, là cách làm ăn chóng giầu nhất mà thực sự là như vậy nếu chúng ta có cố gắng làm ngày không đủ, tranh thủ làm cả đêm luôn. Mà thường khi ai đã bước chân vào con đường thương mại sẽ luôn đòi hỏi là người ấy chẳng có thời giờ nào khác để mà nghĩ đến cuộc sống tâm linh của mình cùng thiếu hẳn bổn phận trong gia đình nhất là con cái luôn bị bỏ bê, không quan tâm đến hay tệ thì chẳng màng gì đến mà chỉ biết giao hẳn con cái cho người Osin lo cho con mình mà thôi.

Không cần biết là người Osin đó là người như thế nào? Có tin tưởng được hay không? Có lo cho con cái ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hay chúng con cái bị những người này hành hạ đủ điều từ tinh thần cho đến thể xác, xâm hại tình dục rồi hăm dọa nếu chúng méc thì chúng sẽ bị từ chết cho đến bị thương. Do đó mà nhiều con trẻ lớn lên chúng trở thành hư hỏng ở tuổi rất sớm. Tệ thì chúng sẽ trở thành dân nghiện ngập, theo băng đảng và về nhà tra khảo cha mẹ để cướp tiền cùng nữ trang.

Ấy thật khó cho chúng ta biết bao khi sống trên đời mà không có tiền Nó cũng sẽ dễ biến chúng ta thành con người dữ tợn, hung bạo, tàn ác vì cần tiền thì chúng ta phải làm những điều xấu ác dù không muốn nhưng đó là cách để có tiền nhanh nhất. Để có cái ăn cho cả gia đình. Để có thuốc men lo cho người bệnh trong gia đình. Để trả nợ đang chồng chất mà rất nhiều con nợ đang đòi, v.v…

Còn những người đại gia giầu có, bằng cách nào đó cũng có thể trở thành là phạm nhân, phạm pháp cho những chuyện làm ăn lậu, chuyện làm ăn bất chính, siêu gian lận qua hệ thống thông minh của bộ máy computer hiện đại như của ngày hôm nay. v.v… Trong số những người đại gia này thì hy vọng chỉ là một số ít được người đời tặng cho câu “Thường những người giầu có thì phía đàng sau của họ là vô số những công việc làm tội lỗi, vô cùng gian ác gồm hại người và giết người không chút xót thương”.

Không ai trên đời có thể hiểu được hạnh phúc đích thực là gì mà không cần đến sự hướng dẫn của Thiên Chúa, là Đấng thông suốt hết mọi sự. Đấng hiểu được rằng đời này chỉ là cõi tạm, ngắn hay dài đều nằm trong bàn tay quyền năng của Thiên Chúa mà thôi. Ai thực thi Lời của Chúa trên đời này thì hẳn người nó đã có tên trên Nước Hằng Sống và đời đời có hạnh phúc với ba ngôi Thiên Chúa là Cha, là Con và là Thánh Thần.

Thế thì tại sao chúng ta không chọn Chúa để được Thiên Chúa quan phòng, ban cho tất cả mà không cần phải nổ tung cái đầu cho những chuyện phải nghĩ ra để lừa gạt, đong thiếu, gian tà, hủy hoại con người và hủy hoại cả trái đất mà nguyên thủy hằng tốt đẹp biết bao do Thiên Chúa tác tạo cho con người được hưởng dùng trong môi trường tốt lành nhất, tuyệt hảo nhất?.

Do đó nếu con người muốn sống khôn ngoan theo cách của Thiên Chúa hằng dạy dỗ thì tất cả chúng ta nên chọn Thiên Chúa trong cuộc đời có quá nhiều sự đam mê dễ cho ta nghiện ngập, dễ dẫn đưa chúng ta đến sự chết không toàn thây, mất cả lí trí cả linh hồn trong khi chúng ta còn có được hơi thở Chúa ban.

Kẻo ngày mai ta lìa trần thì thật không có một quyền lực nào khác có thể bênh vực hay Cứu Độ linh hồn sống đời của chúng ta cho được ngoài một Thiên Chúa vô cùng quyền năng và vô cùng yêu thương hết thảy chúng ta vô bờ bến, dù rằng chúng ta hằng ngày dành cho Người thời giờ rất hà tiện, rất tính toán. Amen.
Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

25 tháng 2, 2017

Nếu Ai Hỏi..

Nếu Ai Hỏi..

Nếu ai hỏi tôi sợ điều chi nhất ?

Tôi sợ nhiều.. bóng tối cõi lòng tôi

Danh lợi mất, xem như rằng chưa mất

Mất lương tri là mất đã nhiều rồi!

 

Nếu ai hỏi tôi ghét điều chi nhất ?

Ghét chính là đánh mất sự bình yên

Nếu không thương- tôi không ghét, không phiền!

    Có thương, ghét.. hồn nhiên như trẻ nhỏ. 

 

Nếu ai hỏi về tình yêu chân thật ?

– Biết nhịn nhường, sống chấp nhận lẫn nhau!

Yêu trói buộc làm người kia chật vật

Hạnh phúc song hành chiếc bóng khổ đau.


Nếu ai hỏi tôi biết ơn gì nhất ?

Thưa, chính là những trở ngại, chướng duyên..

Đời sóng gió giúp buông lòng kiêu ngạo

Sớm quay về nẻo Đạo, biết nhu khiêm.


Nếu ai hỏi điều làm tôi thất vọng ?

Đó chính là mơ mộng đổi thay đời.

Nếu tôi biết đổi chính mình quan trọng

Thay cái nhìn, thế giới đẹp tinh khôi!


Nếu ai hỏi điều gì tôi hy vọng ?

– Ước mong mình mở rộng cõi lòng hơn!.

Cái tôi lớn đất trời thu nhỏ lại

Tôi bé đi, đời bát ngát yêu thương..

Thích Tánh Tuệ – Như Nhiên 

ĐỪNG ĐỔ THỪA CHO CHÚA

ĐỪNG ĐỔ THỪA CHO CHÚA

Tôi có thói quen hay cắt nghĩa tất cả mọi sự đều do Chúa định.  Thói quen đó được tôi dùng như một giải pháp đạo đức dễ dàng để trấn an lương tâm.

Đối với những điều lành xảy ra, thì lối cắt nghĩa đó không gây thắc mắc.  Nhưng đối với những điều dữ, thì nhiều khi tôi nghĩ rằng lối giải thích đó hơi mơ hồ.

Chẳng hạn tôi bị ghẻ, tôi cho là do Chúa định.  Nhưng thực ra cũng có thể là do tôi không giữ vệ sinh.

Tôi nghèo, tôi cũng bảo là do Chúa muốn.  Nhưng thực ra cũng có thể là do tôi không biết làm ăn.

Tôi thấy chiến tranh tàn phá làng tôi, cướp mất gia đình tôi.  Tôi cho là do Chúa định.  Nhưng thực ra cũng có thể là do tội những người lãnh đạo chiến tranh.

Tôi thất bại trong chuyện đời, đạo.  Tôi cho là tại Chúa xếp đặt như thế. Nhưng thực ra cũng có thể là vì tôi đã thiếu tài thiếu đức.

Tôi thấy Xứ Đạo tôi, Địa Phận tôi, Giáo Hội tôi có những khuyết điểm lớn nhỏ.  Tôi cho là Chúa an bài như vậy.  Nhưng thực ra cũng có thể là tại lỗi lầm của tôi, của các bề trên tôi, của anh chị em đồng đạo và của cả cộng đoàn Kitô hữu.

Tôi không nên đổ thừa cho Chúa các tội lỗi và hậu quả tội lỗi của chính tôi và của người ta.

Tôi không nên gán cho Chúa những sự không thể hợp với sự thánh thiện, khôn ngoan và tình thương vô cùng của Chúa.

Tôi không nên lôi Chúa ra để bắt Chúa lãnh chịu những cái dở do tôi và người khác đã dại dột gây ra.

Tôi phải nhận rằng: trên đời này chỉ có Đức Giáo Hoàng là không sai, và Ngài chỉ được ơn không sai lầm trong một số trường hợp rất hiếm hoi, đó là khi Ngài phán quyết điều gì về đức tin và phong hóa nhân danh đại diện Chúa Kitô.

Chỉ có thế thôi.  Còn ngoài ra, mọi người đều có thể sai lầm trong bất cứ phương diện nào.  Lỗi lầm là điều thường tình theo sát thân phận con người.  Ai dám nói rằng: Cả đến Tòa Thánh cũng có thể tránh được hoàn toàn mọi lầm lỡ thiếu sót.

Nhìn nhận những sự thật đó mới là lương thiện.  Đừng đổ thừa cho Chúa những điều mà chẳng ai muốn nhận là của mình.  Oan cho Chúa quá!

Đã hẳn, Chúa quan phòng mọi sự.  Nhưng sự quan phòng của Chúa được thực hiện với sự cộng tác tự do của con người.  Chúa có chương trình của Chúa.  Nhưng Chúa không ngăn trở người ta làm sai chương trình của Chúa.  Chúa không cưỡng bách ai, kẻo họ mất hết tự do, hết trách nhiệm và hết điều kiện để thưởng phạt.

Vì thế, bao nhiêu sự không hay đã xảy ra rõ ràng không phải do Chúa.  Chỉ tại người ta đã thiếu cộng tác vào ý muốn của Chúa.

Nếu chân thành nhìn nhận như thế, rồi cố gắng sửa sai bằng cách rút ra từ những lỗi lầm đó các bài học hữu ích, đồng thời nỗ lực cộng tác với ơn Chúa mà vươn lên, thì đó mới là điều người ta quen nói: “Mọi sự đều có thể trở nên tốt cho những người có lòng mến Chúa.”

Nhưng để biết lợi dụng thất bại, thì cũng cần và càng cần cộng tác sự tự do của con người vào ơn Chúa.  Nếu không, thì thất bại vẫn chỉ là thất bại, hay có thể trở thành thất bại nặng nề hơn.  Nguyên nhân cũng lại do tại con người đã không cộng tác vào chương trình của Chúa.

Lạy Chúa, con nhìn nhận rằng: Tất cả mọi sự xấu xảy ra ở trần gian này đều phát xuất do tội lỗi con người đã thiếu cộng tác với ơn Thánh Chúa.  Lỗi của tổ tông, lỗi của riêng con, lỗi của người khác.  Con dốc lòng từ nay sẽ cố gắng cộng tác với ơn Thánh Chúa, để mọi chương trình Chúa muốn về con được hoàn toàn thực hiện.  Amen!

GM Bùi Tuần

Mạng Lưới Dũng Lạc

Langthangchieutim goi