“Loài cỏ cây man rợ”

 “Loài cỏ cây man rợ”

Loài ma quái ngu si!
Ta yêu em lầm lỡ
Bây giờ đường nào đi!”

(Nhạc: Phạm Duy – Ta Yêu Em Lầm Lỡ)

 (1Corintô 11: 8-9)

Trần Ngọc Mười Hai

Nếu chỉ nghe có bấy nhiêu câu thôi, thì cũng chẳng có gì là lầm lỡ. Chẳng có gì để hát được rằng: “Em là cây cỏ úa, ta là loài ma hoang!”.

Thế đấy, là tình-tự âm nhạc, rất lầm lỡ, chỉ thấy những: “cỏ úa” với “ma hoang”. Nhưng, nếu bạn và tôi, ta cứ thế đi vào giòng nhạc có những ca-từ kỳ lạ, như: “man-rợ”, “sầu bi”, “ngu si” lại sẽ còn nghe các chữ với nghĩa ghê rợn đến như sau:

 “Em yêu ma quỷ dữ
Đã đến gieo sầu bi
Em là cây cỏ úa
Em đến gieo buồn thương!
Ta cho em tất cả
Hỡi nụ hôn tình đầu!
Bây giờ tình tan vỡ
Ta còn lại thương đau.”

(Phạm Duy – bđd)

Thế đấy là lời lẽ trong âm-nhạc của nghệ sĩ họ Phạm, rất ghê rợn. Nhưng, không ghê và cũng chẳng rợn bằng những lời được phát-biểu ở nhà Đạo rất Rôma, ngày hôm ấy, như sau:

“Hôm 25.05.2015  Đức Hồng Y Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Toà Thánh về Công Lý và Hoà Bình đứng ra tổ chức Hội Nghị Quốc Tế về chủ đề “Phụ Nữ và Lộ Trình Phát Triển Hậu 2015: Những Thách Đố Cho Những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững” từ ngày 22 đến 24.5 vừa qua. Đây là một Hội nghị bàn về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và Xã hội. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng rất quan tâm đến vị trí của phụ nữ trong Giáo hội và xã hội hôm nay. Ngài dự định sẽ có những thay đổi lớn lao trong Giáo triều khi đặt phụ nữ làm trưởng một văn phòng nào đó tại Vatican.

 Trong một đoạn thư gửi đến Hội nghị, ĐTC đã có những lời khích lệ như sau: “Nhiều người nam nữ muốn đóng góp cho Lộ Trình này, khi họ làm việc để bảo vệ và cổ võ sự sống, và chiến đấu chống đói nghèo, những hình thức nô lệ và những bất công mà người phụ nữ ở mọi thời đại, và trên khắp thế giới phải gánh chịu thường xuyên.”

 Người phụ nữ đang phải đối diện với nhiều thách đố và khó khăn khác nhau tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ở Phương Tây, đôi khi họ vẫn còn bị đối xử phân biệt trong công việc; họ vẫn thường bị buộc phải chọn lựa giữa công việc và gia đình; họ thường xuyên phải chịu đựng tình trạng bạo lực gia đình trong vai trò là vợ sắp cưới, vợ, người mẹ, người chị em và bà. Ở các nước nghèo và đang phát triển, phụ nữ mang lấy những gánh nặng nề nhất: chính họ là những người phải vượt nhiều dặm đường để kín nước, cũng là những người thường phải chết khi sinh, là những người bị bắt cóc cho những khai thác tình dục hoặc buộc phải kết hôn khi còn trẻ hoặc ngược lại với ý muốn của họ. Đôi khi họ thậm chí bị khước từ quyền sống chỉ đơn giản vì là phái nữ.”

 Hội nghị cũng bàn về việc bảo vệ sự sống và khuyến khích cộng đồng quốc tế cùng nhau tôn trọng sự sống của con người ngay từ lúc thụ thai. Sự sống là quyền bất khả xâm phạm và ai được phép tước đoạt quyền này.

 Trong lá thư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng tái khẳng định như sau: “Sự sống tự bản chất có liên hệ với các vấn đề xã hội. Khi chúng ta bảo vệ quyền sống – từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên– là chúng ta bảo vệ phẩm giá con người. Bảo vệ con người thoát khỏi những thảm hoạ của đói và nghèo, bạo lực và bách hại.”

 Đức Phanxicô cũng có những lời khích lệ công việc của Hội Đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình, cách riêng cá nhân Hồng Y Turkson như sau: “Xin cho công việc của hiền đệ được đánh dấu trước hết và trên hết bởi một khả năng chuyên môn, không tìm tư lợi hay những hoạt động giả tạo, nhưng bằng sự cống hiến đại lượng. Bằng cách này hiền đệ sẽ làm tỏ lộ muôn vàn ơn huệ mà Thiên Chúa ban tặng là những điều mà phụ nữ phải mang lại, trong khi khích lệ những người khác cổ võ sự nhạy bén, hiểu và đối thoại trong những mâu thuẫn lớn nhỏ đang cần giải quyết, trong việc chữa lành các vết thương, trong việc nuôi dưỡng hết mọi hình thức sự sống ở mọi cấp độ xã hội, và trong việc mặc lấy lòng thương xót và sự dịu dàng là điều mang lại sự hoà giải và hiệp nhất cho thế giới của chúng ta. Tất cả điều này là một phần của “sự khôn ngoan nữ tính” là điều mà xã hội của chúng ta đang rất cần đến.” GNsP (theo news.va)

 Các đấng bậc trong nhà Đạo có phát-biểu hoặc nói năng với con dân mọi người, thì cũng chỉ đến thế là cùng. Còn gì ghê rợn bằng ta nghe thêm lời thơ ở ca-từ nhạc-bản trên, như sau:

Ta yêu em lầm-lỡ,

Ôm vòng tay dại-khờ.

Em là loài hoang-thú

Ta vất vả tinh-khôn.

Loài phù-hoa mắt mờ.

Bạc vàng phấn son mơ.

Nơi mộ hoang lạc thú.

Em bước hỏng lửng-lơ

Ôi! chông gai đầy lối

Cất bước đi về đâu?

Một lần ta lầm-lỡ

Trăm đường còn sầu đau!

(Phạm Duy – bđd)

Nói cho đúng, những ca-từ hoặc tâm-tình phát-biểu của đấng bậc trong Đạo/ngoài đời, cũng chưa ghê và rợn bằng truyện kể nhẹ từng định-nghĩa với định-hình người nữ-phụ ở trần-gian như sau:

“Nữ-phụ là cái chi chi? Dẫu có ra gì, cũng chẳng làm sao.

Phụ-nữ người/ngợm thế nào? Cứ để mắt đọc và rồi thấy ngay.

Thấy là thấy thế này đây:

 Phụ nữ là gì ư?

Là thiên-thần, nắm giữ sự thật và giấc mộng nhiều giả-tưởng.

Nữ-phụ, là mớ bong-bong toàn những mâu-thuẫn với đối-chọi,

Là, kẻ sợ bóng sợ gió, sợ cả con ong vò vẽ lẫn chuột bọ.

Nhưng, nàng lại có thể một mình ra tay tóm cổ tên vô-lại đột-nhập vào nhà.

Nàng chua như giấm, ngọt như nụ hồng,

Nàng hôn ta có thể cả giây phút dài, rồi lại hỉnh mũi như người không quen.

Gặp cơn giận dữ, nàng dập ta như chơi, nhưng có lúc lại nhẹ nhàng như tơ lụa

Nàng mạnh hơn cả rượu nồng, êm hơn giòng sữa óng ả, buổi nắng ráo.

Đôi lúc nàng cũng trả đũa lẫn trả-thù, có khi nàng cũng buồn/vui lẫn lộn,

Nàng thù ghét ta như thứ nọc độc nhưng lại yêu ta như mụ điên…

Và, nàng còn là gì nữa? Hãy cứ tự tiện mà thêm thắt…”

(trích điện-thư cổ mang giòng chữ rất Anh-ngữ: What a woman!)

Ấy đấy, một định nghĩa về…nữ-phụ. Nhưng, không phải thứ nào cũng đúng hết. Bởi, có lập cả ngàn trang tự-điển cũng không thể nào nói hết về phụ-nữ với nữ-phụ chốn dân-gian, phàm trần.

Không tin ư? Bạn và tôi, ta cứ mở email hàng tuần mà các lão ông gửi tung-toé, đến tràn đồng. Hãy cứ đọc rồi ắt biết, không cần phê. Và, đọc thêm nữa, sẽ thấy những giòng chảy như câu hát, rất thế này:

 “Ta yêu em vất vả
Ôi! lần cuối lần đầu
Em là cành gai sắc
Cho thịt nát xương đau.

Yêu em nên mất cả
Vỡ nụ hôn tình đầu
Yêu là sầu chất chứa
Yêu còn được là bao?
Người ngoảnh lưng dấu mặt
Cuộc đời mới đi xây
Đi van xin hạnh phúc
Nô lệ nào rủi may.

Ta thương em nhỏ bé
Với giấc mơ bạc vàng
Em là cây cỏ úa
Ta là loài ma hoang.”

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. Hát, thì hát thế. Chứ, có ma nào lại tin như thế?

Vâng. Thôi thì, có hát mấy cũng cứ kệ. Chỉ xin bạn và tôi, ta cứ đi vào giòng chảy âm thầm gồm những lời lẽ rất ghê rợn về nữ-phụ ở ngoài đời, đến độ thế. Cũng có thể, thân-phận người nữ-phụ ngoài đời, hoặc trong Đạo còn tệ hơn thế đấy.

Thôi thì, tệ hay không tệ hơn thế, ta vẫn cứ tìm-hiểu thêm đôi chút để còn cảm-thông/thông-cảm với người chị, người em ở chốn Nước Trời là thánh-hội rất hôm nay, như thế này. Trước hết, là lời Kinh Sách rất như sau:

“Đức Chúa là Thiên-Chúa phán: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ cho nó một trợ-tá tương-xứng với nó. Đức Chúa là Thiên-Chúa lấy đất nặn ra mọi dã-thú, chim trời và dẫn đến với con người, xem con người gọi chúng là gì: hễ con người gọi mỗi sinh-vật là gì, thì tên nó sẽ là thế. Con người đặt tên cho mọi súc vật, chim trời và dã-thú, nhưng con người không tìm được cho mình một tr-tá tương-xứng. Đức Chúa là Thiên-Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. Đức Chúa là Thiên-Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn-bà, vì đã được rút từ đàn-ông ra.” (Sáng Thế Ký 2: 18-23)

Và, thư thứ nhất thánh Phaolô gửi cộng-đoàn Côrintô, lại cũng viết:

“Thật vậy, không phải người nam tự người nữ mà có, nhưng người nữ tự người nam. Cũng chẳng phải người nam được dựng nên vì người nữ, nhưng người nữ vì người nam” (1Corintô 11: 8-9)

Theo Kinh Sách Do-thái-giáo, người nữ được tạo-thành không theo hình-ảnh Thiên-Chúa, mà chỉ là “chiếc-xương-sườn-cụt-của-nam-nhân mang-ảnh-hình Thiên-Chúa. Thế nên, sở dĩ có ác-thần/sự dữ nơi gian-trần này, là doqua ngươi phụ nữ. Nói cách khác, với thế-giới do nam-nhân khuynh-loát đồng thời là thần-thánh sánh với mọi loài, cả đến nữ-phụ, thì: phụ-nữ đồng-nghĩa với những gì thấp kém, yếu hèn, hoặc hạ tầng bết bát.

Truy-tầm nền văn-minh phương Tây cũng như đạo-giáo thời kim/cổ, phần lớn đều nói lên cùng một ý-niệm thuần-nhất, rất như thế. Chẳng hạn như, triết-gia Plato trích lời Socrates khi xưa bảo: “Anh có biết là trong thế-gian này, người nam bao giờ cũng tốt/lành nhiều bề hơn người nữ chứ?” Triết-gia Xenôphôn vốn là học trò của Socrates lại cũng bảo: “Đàn-bà lý-tưởng là người thấy càng ít càng tốt, nghe càng ít càng hay và đừng hỏi gì nhiều, mới là điều tuyệt-diệu.”

 Kinh/Sách Ấn-giáo có nói: “Với người nữ, thì: việc cao-cả nhất là tự-diệt mình, khi chồng chết.” Trong khi đó, truyền-thống Ấn-độ lại cũng khuyên: “Lề-luật cấm phụ-nữ không được làm học-trò Đức Vệ-Đà.” Và, luật Manu Ấn-độ cũng khuyên-răn: “Khi nhỏ, phận gái phải làm tôi đòi cha đẻ của mình. Đến khi khôn lớn, thuộc về chồng và khi chồng chết, lại tùy thuộc con cái. Là đàn-bà, không ai được sống tách riêng một mình, bao giờ hết.”

 Theo Phật-giáo, sở dĩ đàn-bà phải sống đời nữ-lưu khổ sở, là bởi kiếp trước họ nặng nợ nhiều thứ. Thế nên, kinh Phật cũng có lời: “Con mong đời sau sống kiếp nam-nhân người phàm.” Đến như kinh Koran của đạo Hồi, cũng quan-niệm người nữ chỉ bằng phân nửa nam-nhân; và đàn bà bao giờ cũng là người hay quên sót. Bởi, bản-chất con người họ lại rất kém khi phân-biệt tốt/xấu.

Tìm-hiểu nguyên-do tại sao người nữ lại chịu cảnh “thấp cổ bé họng” đến như thế, các nhà nghiên-cứu nhận ra rằng: rất nhiều lý-do ta có thể nại ra, viết không hết. Tựu-trung thì, mọi việc tập-trung vào các lý-do chính sau đây: thời xưa, nhân-số phụ-nữ gia-tăng không nhiều như nam-giới là vì mỗi khi phải đấu-tranh thi-đua với nam-nhân, phụ-nữ bao giờ cũng thua thiệt và luôn luôn thuộc giai-cấp thấp/hèn ở dưới. Đằng khác, do cơ-thể các bà dễ bị thương-tổn khi cưu-mang sinh đẻ và cho con bú, nên các bà bao giờ cũng bị gọi là “phái yếu”, hết.

Tóm lại, từ thời tiền-sử cho đến thời du-mục/nông-nghiệp, phụ-nữ được ví như “Bà Mẹ Đất” tượng-trưng cho sự sinh-sôi/nảy-nở và phát-triển. Khi nam-giới trở-thành thần-thánh sống ở cõi trên cao chót vót chín tầng mây vần-vũ, họ mới ban ơn “mưa móc” rắc/tưới tinh-khí cho nữ-giới thụ-thai, sinh-sản làm lợi cho nghề nông cung-cấp ngũ cốc, thực phẩm nuôi sống rất nhiều đời.

Có nhiều thời, nữ-giới được coi là “người tù của chiến-tranh” biến thành chiến-lợi-phẩm cho đám quân/binh dành chiến-thắng. Do đó, họ có rất ít quyền-hành, cả quyền được sống ngang bằng, đồng-đều trong xã-hội do nam-nhân quản-cai. Ở vào lợi-thế như thế, nam-nhân lại coi đó như quyền-lợi Trên ban khiến họ có quyền được hưởng như thế, không áy náy.

Xem thế thì, vô hình chung, tác-giả kinh-thánh Do-thái-giáo lại vẫn coi nữ-giới ngang bằng loài thú, dù cũng do Đức Chúa tạo-thành. Mà, đã là loại thú, thì họ thuộc quyền nam-nhân đầu đời là Ađam. Ađam đặt tên cho người nữ cũng một kiểu như ông đã đặt tên cho mọi loài.

Duy có điều là: người nữ không được phép san-sẻ cùng một trạng-huống, vinh-quang và hình-ảnh của Thiên-Chúa. Ađam do Thiên-Chúa tạo thành, còn Evà-nữ-nhân-đầu-đời lại là khúc xương sườn cụt, rút từ cơ-thể của Ađam là nam-nhân. Dù, Evà là người có quan-hệ bàng-tộc với Ađam, tức hơn hẳn mọi loài nào khác, nhưng bà vẫn cứ phải theo lệnh của người bạn đời mình, đem cho anh ta mọi hạnh-phúc, sướng vui cả thể xác lẫn tinh-thần.

Thế đó, câu truyện tạo-thành của hai nhân-vật nam và nữ mang tính rất hư-cấu, nhưng lại được nền văn-minh cũng như đạo-giáo Đông/Tây ấp-ủ tự ngàn xưa, khó phai nhạt. Và, họ vẫn coi đó là thứ “sự thật” khó vứt bỏ. Và, đó lại là nền-tảng của thứ thần-học xưa cổ trong thánh hội, qua nhiều thời-đại. Và, đó cũng lại là triết-thuyết về sự sống, rất văn-minh theo Âu/Mỹ ta không thể xoá bỏ được.

Tốt hơn hết, chi bằng ta cứ trở về với đời sống bình-thường của thời-đại cách-mạng khoa-học vi-tính/truyền-hình; để rồi hy-vọng vào ngày mai sáng sủa lại có cuộc cách-mạng lớn vực dậy khúc xương sườn cụt nay trở-thành lý-tưởng cho đời sống rất nam-nhân, của con người. Quyết thế rồi, nay mời bạn và tôi ta đi vào vùng trời truyện kể có những chương-đoạn làm nền hỗ-trợ cho một cuộc vui sống rất nên làm.

Truyện kể nhẹ, là giòng chảy đầy kể lể như thế này:

“Truyện rằng:

 Hôm ấy, người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, ông chồng bèn chạy đến đứng ngay bên, nhắc tuồng bằng những câu nghe quen quen:

-Này em! Hãy cẩn thận khi nấu nướng. Ơ kìa, giời ơi! Sao em lại cho ít muối thế, làm sao ngon được?” “Ấy chết! Nước sôi rồi, em cho thịt vào nổi đi kẻo muộn.

Người vợ lúc nào cũng nghe bấy nhiêu câu liên quan đến chuyện bếp núc là nghề của nàng, bèn đáp:

-Anh làm ơn bước ra ngoài nhà một chút có được không? Nấu nướng là nghề của em mà!

-Ấy! Ấy! Em có biết là các tay đầu bếp giỏi, nổi tiếng trên thế-giới đều là đàn ông không? Anh cũng thuộc một trong những người như thế đấy.

-Thế, anh có biết biệt-tài của đàn-bà phụ-nữ ngoài chuyện để đái ra, còn hơn đàn ông biết nhiều chuyện không? Đầu bếp đàn ông chỉ được vài mống, còn đàn-bà chúng em ai cũng làm được nhiều thứ mà đàn ông không biết làm. Lại chẳng được cái tích-sự gì, chỉ mồm mép thôi, không?

-Ừ đúng đấy! Lâu rày mình đâu biết những chuyện rõ như ban ngày ấy, nhỉ?…”  

 Vâng. Có những chuyện khác-biệt giữa đàn-ông/đàn-bà rõ như ban ngày, mà đàn ông nhiều người đâu đã biết. Biết thế rồi, nay mời bạn và tôi, ta hãy hát ca-từ vui/buồn ở trên như chấp-nhận cuộc sống có vui/có buồn rất đầy đủ. Để rồi, lại sẽ ngẩng đầu cao hướng về phía trước mà tự-hào. Tự hào rằng, dù nam hay nữ, ta vẫn hiên-ngang sống vui, sống mạnh, sống vững-chãi mãi về sau.

Vâng. Hiểu thế rồi, nay ta lại hát những câu như:

“Ta yêu em vất vả.
Ôi! lần cuối lần đầu,
Em là cành gai sắc.
Cho thịt nát xương đau.

Yêu em nên mất cả.
Vỡ nụ hôn tình đầu.
Yêu là sầu chất chứa.
Yêu còn được là bao?
Người ngoảnh lưng dấu mặt.
Cuộc đời mới đi xây.
Đi van xin hạnh phúc.
Nô-lệ nào rủi may.

 Ta thương em nhỏ bé
Với giấc mơ bạc vàng
Em là cây cỏ úa
Ta là loài ma hoang.”

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. Dù, có là hay không là “cỏ úa” hay “ma hoang”, ta đây đàn-ông vẫn là đàn-ông, hoặc đàn-bà vẫn cứ là đàn-bà, chẳng ai thua ai kém ai đến một chữ.

 Trần Ngọc Mười Hai

Và những quyết tâm

Coi mọi người không thua mình.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay