Chiều xưa khúc nhạc nóng ran lên,

Suy Tư Tin Mừng tuần sau lễ Chúa Chịu Phép Rửa năm C 10/01/2016

 Tin Mừng (Lc 3: 15-16, 21-22)

 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mêsia! Ông Gio-an trả lời mọi người rằng:

Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.

Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.

    *    *    *

“Chiều xưa khúc nhạc nóng ran lên,”

Không có ai đi để lỗi thuyền.

Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,

Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mai Tá lược dịch.

Thơ với nhạc, cứ ứa mãi hai giòng lệ dễ nóng ran. Để đến nỗi, “giấy hoa tiên cũng ướt mèm.” Ướt, như đời con trẻ, vẫn cứ buồn.

Những ngày như hôm nay, rất nhiều bậc cha mẹ trẻ vẫn thường thắc mắc: sao ta lại cứ lo tìm cha tìm thầy cho con cái mình rửa tội, thế nhỉ? Có người còn đề nghị: nên triển hạn ngày thanh tẩy cho đến khi con cái triển nở, lớn lên thành người lớn. Để chúng có cơ hội mà chọn lựa. Dù lập trường này xem ra có phần hấp dẫn, nhưng vấn đề là: những lý do xảy đến tiếp sau đó, lại không mang tính nhất quán, rất mông lung.

Nhìn vào cuộc sống, có bậc cha mẹ trẻ nào từng thắc mắc: sao cứ bắt con cái ăn rau trái, rồi lại học đọc học viết, học làm tính, rồi còn bắt chúng sống theo kiểu con nhà lành, đến là mệt? Cha mẹ bắt như thế, vì biết rằng dinh dưỡng, học hành cùng sống đạo đức chức năng đều là những chuyện cần thiết, để trưởng thành, thật chín chắn.

Chừng như không nói nhưng ai cũng hiểu, là: ngay từ thuở thiếu thời, trẻ nhỏ vẫn có nhu cầu về cả thể xác, tinh thần lẫn đạo đức, giáo dục. Tất cả những thứ ấy, dù không nhất quán ta cũng không thể loại trừ, nếu muốn cho con cái có được đặc tính tốt để sau này sống với thế gian, mang nhiều hình thái.

Thanh tẩy, không phải là tẩy não. Là người lớn, ta có thể tự ý “rồi đến rồi đi, bao tháng năm”, dù có biết “tạ ơn đời, tạ ơn trời” vì đã cho ta một niềm tin-yêu, mà thực hành. Tuy nhiên, lúc khôn lớn, mà lại không kiến tạo cho mình một nền tảng tu đúc hoặc không căn bản để bám rễ mà chọn lựa định mức thần linh cho chính mình, xem ra nhiều phần dễ hạn chế tự do hơn là thăng tiến nó.

Theo nền văn hoá ta vẫn có, thì việc thanh tẩy cho con trẻ mà do cha mẹ mong muốn là điều rất nên làm. Phúc Âm ta nghe đọc hôm nay, sẽ cho thấy chính Chúa cũng chấp nhận để thánh Gioan thanh tẩy cho Ngài, trên sông Giođan, là điều rất đúng, và cũng nên làm.

Người thời nay nghe kể về sự việc diễn tiến tuy thấy có vẻ lạ kỳ vì thời nay, ta thường chấp nhận nhận rằng ta chỉ có một qui ước độc nhất là chối bỏ mọi qui ước có sẵn. Và, dường như ngày nay người người chỉ muốn làm một điều là chối bỏ những điều mà người đời trước từng làm, thôi.

Tuy thế, ta vẫn mang nặng một chủ trương cho rằng Thiên Chúa luôn làm điều “đáng làm”. Điều đó, thần-học Kinh-thánh gọi là “làm những chuyện đúng đắn”, rất thích hợp. Chẳng hạn như, ta tin rằng Thiên Chúa quyết định rằng Ngài đã mặc lấy thân phận loài người như Ngài đã làm. Theo cách thế Ngài từng làm nơi chốn Ngài quyết định làm, là chuyện đúng đắn, hợp lý.

Các thế kỷ về trước, người ta không ngừng tranh cãi lẫn biện luận rằng nếu Ngôi Lời đến với thế gian theo cung cách của người nữ, hoặc Ngài đến với hành tinh khác, vào kỷ nguyên khác, thì thế gian này sẽ ra sao? Câu trả lời, là: dù đây là vấn đề cũng khá ngộ nghĩnh để bàn cãi, nhưng vẫn không là chuyện đúng đắn, hợp lý Chúa đã làm, và muốn làm.

Cùng một thể với việc Chúa làm một cách đúng đắn/hợp lý, Đức Giêsu cũng đã làm chuyện đúng đắn khi Ngài để cho thánh Gioan tẩy rửa ngài. Tẩy rửa khỏi mọi ân hận, dù Ngài chẳng có gì để ân hận.

Đức Giêsu không chỉ chấp nhận thanh tẩy chỉ vì mọi người trông chờ Ngài làm thế, để thực hiện nghĩa vụ, cần làm. Kinh nghiệm tẩy rửa của Đức Giêsu khởi sự như một chấp nhận mình có lỗi và như thế bày tỏ rằng ơn thanh tẩy trước tiên là tình thương yêu của Cha.

Cho đến nay, nghi tiết tẩy rửa của chúng ta vẫn giữ lại hai thực tại tốt lành. Khi nhận ơn thanh tẩy, ta nhận thức cả tội nguyên tổ lẫn ân huệ dành cho tổ tiên. Ân huệ Chúa ban đến với ta một cách sống động dù ta vẫn biết là ta từng xa lánh tình yêu Ngài ban phát.

Ơn thanh tẩy cho Đức Giêsu và mọi cuộc thanh tẩy xảy ra từ đó, là khoảnh khắc ta cùng giữ lại với nhau và cho nhau Tình yêu cao cả của Thiên Chúa. Tình yêu Ngài gọi mời mỗi người chúng ta qua tên gọi để ta trở thành con cái Ngài. Ân huệ gọi mời của tình yêu, bất chấp thực tại yếu mềm và mỏng dòn của con người chúng ta.

Còn gì đúng đắn và hợp lý hơn cho việc chào đón bất cứ ai vào với thế giới của cộng đoàn gồm những kẻ tin, rất yếu mềm. Để, xác chứng rằng họ đã là thành viên của cộng đoàn yêu thương ấy. Và, để nhắc nhở họ rằng tội nguyên tổ không thể là điểm kết-thúc. Bởi, mọi người chúng ta, một khi đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, thì Tình yêu của Thiên Chúa là Cha luôn là và luôn hiện-diện trong ta.

Cầu mong sao, Tiệc Thánh hôm nay ta mừng kính xứng đáng với Tình yêu thánh thiêng đổ xuống trên ta. Cầu và mong sao Tình yêu chúa ban, sẽ đem đến cho ta lòng quả cảm. Và hãnh diện. Để ta có thể làm điều đúng đắn, hợp lẽ cho các thế hệ mai ngày, đang tiếp đến.

Cũng cầu và cũng mong sao, Ơn Thanh Tẩy Chúa mở tầm mắt tinh-thần của ta, để ta không còn những thắc mắc vẩn vơ, như một số bậc cha mẹ trẻ vẫn vơ vẩn, nhiều thắc mắc._

Trong tâm tình ấy, nay ta lại mời mọi người ngâm mãi lời thơ buồn, những hát rằng:

“Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,

Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm.”

(Hàn Mặc Tử – Buồn Ở Đây)

Nguồn thơ trên tờ giấy hay trên đâu đó, mãi mãi không là nỗi “Buồn Ở Đây”, trong nhà Đạo.

Lm Richard Leonard sj biên soạn

Mai Tá lược dịch.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay