Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc chết dần. Nhà cầm quyền tìm kiếm sự hỗ trợ trong truyền thống

Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc chết dần. Nhà cầm quyền tìm kiếm sự hỗ trợ trong truyền thống

RFA

Maciej Michalek – Lê Diễn Đức dịch

86 triệu đảng viên Cộng Sản Trung Quốc vào đảng vì quyền lợi hơn là lý tưởng – Ảnh: TVN24

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng các tổ chức của đảng Cộng Sản sẽ sớm được dạy về văn hóa truyền thống và lịch sử của đất nước họ. Trung Quốc từ lâu đã không hoàn toàn tuân theo con đường cộng sản và ngày càng công khai trở lại với truyền thống, điều này có ý nghĩa rằng – dần dần sẽ có sự thay đổi hệ tư tưởng của siêu cường Châu Á này.

Vào tuần trước người ta thông báo rằng trong các trường học quan trọng nhất cho công chức ở Trung Quốc đã đuợc cung cấp sách giáo khoa về văn hóa truyền thống và lịch sử Trung Quốc. Tổng cộng có 21 cuốn sách – bao gồm cả sách nói về “ưu thế quốc tế” của văn hóa Trung Quốc – đây là môn mới đối với đối tượng giảng dạy của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ đưa vào chương trình ngay từ tháng 9.

Chính quyền mới, truyền thống cũ

Trong thời gian ngắn tới đấy sẽ có một môn học gọi là “guoxue” (quốc học), một môn có kiến ​​thức rộng nói về di sản nền văn minh Trung Quốc, bao gồm lịch sử, triết học, nghệ thuật và văn học. Tuy nhiên Đảng Cộng Sản Trung Quốc kể từ khi nắm chính quyền vào năm 1949, luôn có vấn đề với truyền thống dân tộc.

Sự lây lan sự nhiệt tình cách mạng và tạo ra một xã hội xã hội chủ nghĩa mới được kết hợp với những chỉ trích của quá khứ và Nho giáo được nói tới cho giới triết học xã hội và chính trị Trung Quốc như là nguồn gốc làm suy yếu nhà nước. Các giai đoạn đỉnh cao của cuộc chiến với lịch sử của chính mình đã diễn ra trong những năm 60 và 70, khi, trong cái gọi là “Cách mạng Văn hóa”, ở Trung Quốc người ta đã phá hủy các tòa nhà lịch sử, di tích, cổ vật, sách cũ.

Trên  cửa miệng là cách mạng, trong tim là người Trung Quốc

Mặc dù vậy, cá nhân Mao Trạch Đông thích văn học cổ điển Trung Quốc, và các nhà lãnh đạo tiếp theo cũng bắt đầu mạnh dạn hơn gắn bó với văn hóa và truyền thống cổ xưa. Khổng Tử và những lời dạy của ông cuối cùng đã chính thức giành lại vị thế một di sản vô giá của quốc gia, mà minh chứng là việc đặt tên của triết gia này cho các trung tâm xúc tiến mở ra trên toàn thế giới nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, tức là các Viện Khổng Tử. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc ngày càng đưa nhiều các triết lý Trung Quốc khác như Pháp gia, Đạo giáo và Mặc gia, trên cơ sở đó tìm cách cố vấn cho chính quyền Bắc Kinh.

Có thể lưu ý rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng được tiến hành phù hợp với các giả định tư tưởng của chính trị truyền thống hơn là học thuyết cộng sản. Bởi vì trong vị trí của cách mạng và chính sách tương phản xuất hiện các hành động được cân nhắc và dài hạn, trong đó, ít nhất là về mặt lý thuyết, các giá trị được nhấn mạnh như sự hài hòa, đạo đức và tìm kiếm lợi ích lẫn nhau.

Phong cách hoạt động mới có thể được nhìn thấy trong một số ví dụ, làm thế nào Bắc Kinh tìm cách biến đổi môi trường quốc tế hiện nay. Trước sự bá quyền thế giới của Mỹ, Trung Quốc tìm cách giảm dần vai trò của Mỹ và gia tăng ảnh hưởng của mình thông qua những tổ chức quốc tế mới như Ngân hàng Châu Á Đầu tư Hạ tầng và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, cũng như ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á.

“Dân tộc không có phẩm hạnh không thể kéo dài”

Sự tiến dần tới di sản văn hóa vĩ đại của Trung Quốc có lý do của nó. Ý thức hệ cộng sản, mặc dù vẫn được giảng dạy trong tất cả các trường học, đã nhàm chán và không còn truyền cảm hứng. Đa số các đảng viên mới của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đang đông hơn bao giờ hết, gia nhập đảng vì mong muốn cải thiện triển vọng nghề nghiệp của họ chứ không phải từ sự nhiệt tình tư tưởng.

Đồng thời, với dân tộc Trung Quốc đang bị thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học, xã hội và kinh tế, ngày càng trở nên khó khăn để tìm ra một la bàn đạo đức để họ có thể gắn bó với người dân. Phao cứu của xã hội không tôn giáo và đời sống với một ý thức hệ ngày càng yếu đi là “sự trở lại với cội nguồn của mình”, bởi vì nếu không có nó họ “không thể biết chính mình”, như Chủ tịch Tập Cận Bình giải thích.

Phá sản tư tưởng

Tuy nghiên, đối với Đảng Cộng sản, quảng bá truyền thống và văn hóa Trung Quốc khá khó khăn, vì những ý tưởng của Nho giáo, Đạo giáo, và các tư tưởng triết học khác mâu thuẫn với ý thức hệ Cộng Sản. Do đó, việc từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản ở Trung Quốc được thực hiện một cách kín đáo, để xã hội không có ấn tượng rằng quyền lực độc tài hiện nay là một hệ tư tưởng phá sản.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ nhiều thập kỷ nay cố gắng giả vờ rằng họ không thay đổi hướng đi mà chỉ thực hiện sự điều chỉnh liên tục. Kết quả là, ngày nay dễ dàng nhận ra rằng, những gì liên quan đến ý thức hệ cũ chủ yếu chỉ ở tên gọi và biểu tượng của nhà nước.

Nhiều khuôn mặt của chủ nghĩa xã hội

Bằng cách này, hệ thống chính trị chính thức của nhà nước vẫn là “chủ nghĩa xã hội” nhưng mang “đặc sắc Trung Quốc”. Đó là cách xác định thuận tiện, để trên một mặt, cho thấy sự liên tục với sự khởi đầu của cuộc khởi nghĩa cách mạng ở Trung Quốc, mặt khác có thể được diễn dịch tự do theo những cần thiết chính trị. Thật vậy, “đặc sắc Trung Quốc” là gì, không ai biết, và chỉ có Đảng mới có thể quyết định.

Tương tự như vậy, trong kinh tế vẫn được gọi là “thị trường’ nhưng “xã hội chủ nghĩa”. Trên lý thuyết, hệ thống này có nghĩa là Trung Quốc tham gia vào kinh tế thị trường, nhưng thông qua các đối tượng quốc doanh. Trong thực tế ở Trung Quốc đang hoành hành chủ nghĩa tư bản tham lam dựa trên sở hữu tư nhân, và tăng nhanh lối sống tiêu dùng được “phát minh” tại các nước giàu có ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc – lý thuyết và thực hành

Có bao nhiêu lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội đang hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc? Thực tế cho thấy trong nhiều khía cạnh, ít hơn so với dân chủ và tư bản chủ nghĩa ở Ba Lan.

Ở Trung Quốc, tiếp cận với giáo dục miễn phí ở một mức độ đạt yêu cầu gần như là ảo, còn được nhà nước trả tiền cho học đại học rất khó khăn. Hệ thống an sinh xã hội, bao gồm lương hưu trí, không thích hợp, cộng với chính sách một con và tăng dân số, sự cứu rỗi duy nhất là phải tư nhân hóa một phần của nó.

Ngoài ra chất lượng và tiếp cận chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang ở mức rất thấp. Như vậy cũng chưa đủ, ở Trung Quốc rất hiếm hoi việc trợ  cấp – ở Ba Lan thì thành luật – đối với học sinh, sinh viên, hoặc những người khuyết tật.

Bức tranh của “chủ nghĩa xã hội” ở Trung Quốc được bổ sung khoảng cách tài chính khổng lồ giữa người giàu nhất và nghèo nhất tạo ra trong ba thập kỷ qua – sự tập trung của cải vào giới giàu có nhất trong xã hội Trung Quốc ngày nay thậm chí còn lớn hơn ở Hoa Kỳ.

Kết thúc chủ nghĩa cộng sản và sự khởi đầu là gì?

Trở lại cội nguồn của tư tưởng chính trị ở Trung Quốc không có nghĩa là Trung Quốc lại áp dụng hệ tư tưởng Nho giáo ở vị trí của hiện tại, được xem là Cộng Sản. Trung Quốc có thể sẽ vẫn còn tiếp tục lâu dài với cờ đỏ và búa liềm.

Bởi vì, sự thay đổi hệ tư tưởng chính trị Trung Quốc dựa trên việc ngày mỗi đưa vào tuyên truyền và giáo dục nhiều đối tượng khác như tư tưởng Nho giáo. Nhìn thấy rõ ràng trong hành vi của Tập Cận Bình, người mà đồng thời vừa nói đến di sản vĩ đại của quá khứ, đứng đầu là tư tưởng của Khổng Tử, vừa ca ngợi chủ nghĩa cộng sản là con đường duy nhất đúng cho đất nước.

Đề cập đến nguồn gốc của mình chủ yếu là để thực hiện một chính sách rõ ràng. Thứ nhất, đánh giá cao thành tựu kinh tế sẽ làm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc có sự cảm thông và ủng hộ của xã hội. Thứ hai, nuôi dưỡng trong xã hội kiến ​​thức về di sản và niềm tự hào dân tộc. Thứ ba, nhấn mạnh Trung Quốc khác biệt với các nước khác và không cần phải lấy khuôn mẫu từ nước ngoài, bởi vì Trung Quốc có cái của riêng mình, tốt hơn.

Nho giáo bị khủng bố và ám ảnh

Một số người Trung Quốc nói rằng Nho giáo ở Trung Quốc tồn tại trong hai hình thức – bị bức hại bởi nhà cầm quyền khi họ cố gắng để áp đặt một hệ tư tưởng khác, hoặc bắt bớ người dân khi chính phủ  sử dụng nó để căn cước hóa chế độ chuyên chế.

Dù thế tranh luận thế nào thì quan điểm này đúng hay không cũng hoàn toàn phù hợp với kinh nghiệm của những người Cộng Sản Trung Quốc. Vào thời Mao Trạch Đông Nho giáo bị tấn công và phá hủy, và bây giờ họ đang cố gắng chọn lọc sử dụng để củng cố quyền lực của mình. Chính quyền muốn tồn tại phải đưa ra cho người dân một cái gì đó nhiều hơn là các trích dẫn từ chủ nghĩa Marx và sách đỏ của Mao Trạch Đông.

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức

—————————————————————————————-

Dịch từ tiếng Ba Lan bài được đăng trên trang Web của TV tin tức Ba Lan TVN24 ngày 11 tháng 7 năm 2015 tại link: http://www.tvn24.pl/chiny-odchodza-od-komunizmu-i-siegaja-do-tradycji,558226,s.html

Được xem 2 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay