Bé Canada gốc Việt cần được hiến tủy để có thể sống còn

Bé Canada gốc Việt cần được hiến tủy để có thể sống còn
Nguoi-viet.com

CANADAAaryan Ðinh, bé trai Canada gốc Việt tại Ontario, mắc bệnh hiểm nghèo về máu, đang tìm người có tế bào thích hợp để có thể nhận hiến tặng tế bào mầm.

Aaryan Ðình Ali – một cậu bé người Canada gốc Việt 10 tuổi mắc bệnh aplastic anemia, căn bệnh hiểm nghèo bẩm sinh về máu. Ðây là căn bệnh hiếm (một triệu người có 2 người bị), cơ thể luôn thiếu máu do không tạo đủ huyết cầu. Hiện khoa học không có cách điều trị, trừ giải pháp duy nhất: em cần tìm một người hợp tế bào để có thể nhận hiến tặng tế bào mầm.


Bé Aaryan Dinh. (Nguồn: FB Match4AAry)

Ngày 20 Tháng Mười Hai vừa qua, em bị xuất huyết nội, gia đình phải đưa vào bệnh viện Nhi tại Toronto.

Jenny Dinh, mẹ Aaryan cho biết: “Bệnh viện đã có thể ổn định cơ thể em trong 36 giờ.” Ðó là 36 giờ liên tục truyền máu và steroid vào cơ thể em.

Cơ hội cứu sống em là phải thực hiện ghép tế bào gốc. Nhưng huyết thống hiếm hoi của em – cha Afghanistan, mẹ Việt – đang khiến việc tìm kiếm người hiến tặng càng khó khăn hơn.

“Mỗi nhóm chủng tộc có sự khác biệt về di truyền, do đó, với cha mẹ từ tổ tiên khác nhau sẽ tạo thách thức nhiều hơn,” Dena Mercer, phát ngôn viên của OneMatch, mạng lưới về tủy và tế bào gốc của Dịch Vụ Máu Canada, nói với CBC News.

Em Aariyan nhận được hỗ trợ rất lớn của các bác sĩ, y tá, bạn bè, gia đình, tất cả đã phát động một chiến dịch tìm người thích hợp để cứu mạng sống cho em. Mọi người nỗ lực nhắm mục tiêu vào người Trung Ðông và các dân tộc Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Afghanistan và vùng Trung Á.

Hiện nay, các điểm thử máu tìm người đã được tổ chức ở Toronto, Vancouver và Hoa Kỳ. Gia đình và bạn bè em cũng kêu gọi rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Cộng đồng người Việt tại Toronto hiện đang tích cực lan truyền lời kêu gọi giúp em. Tại Hội Chợ Tết được tổ chức vào ngày 16 Tháng Giêng này, Hội
Người Việt Toronto sẽ phối hợp cùng tổ chức OneMatch, thiết lập một trạm thử nghiệm mong tìm được người có tế bào thích hợp để cứu em.

Bác Sĩ Lê Thuần Kiên, phó chủ tịch Ngoại Vụ Hội Người Việt Toronto cho biết, việc thử nghiệm rất đơn giản bằng phương pháp cheek swab. Chuyên viên y tế sẽ dùng 4 que bông gòn quẹt vào 4 nơi: khu hàm trên, hàm dưới của má phải và má trái để thu thập thông tin về di truyền tế bào của người muốn hiến tặng.

Ngoài ra, những ân nhân khắp nơi muốn hiến tặng cứu Aaryan cũng có thể liên lạc với Canada Blood Service (https//www. blood.ca/en/stem-cell) để nhận một bộ swab thử nghiệm. (L.Q.T.)

Chương trình H.O tái định cư: Tất cả là bước khởi đầu

Chương trình H.O tái định cư: Tất cả là bước khởi đầu

Cát Linh, phóng viên RFA
2015-12-31

Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015.

AFP photo

Your browser does not support the audio element.

Tiếp tục loạt bài về Tái định cư thương phế binh VNCH, Cát Linh xin gửi đến quí vị những lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn, là hai người sáng lập Hội H.O Cứu trợ thương phế binh, goá phụ VNCH và cũng chính là hai người đã phát động hé mở lại chương trình định cư cho các thương phế binh VNCH.

Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:

“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.”

Năm 1990, chương trình H.O cho các tù nhân chính trị phải chịu cảnh tù đày sau biến cố 30 tháng 4 đã mở ra một chương lịch sử lớn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với gần 300 ngàn sĩ quan viên chức chế độ cũ cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn là sức người có hạn. Vẫn còn rất nhiều những người lính sau khi kết thúc chiến tranh, dù là sĩ quan nhưng là thương phế binh nên họ không đi “học tập cải tạo”, không ở tù, và như thế, họ không đáp ứng được yêu cầu của dự luật H.O năm đó.

Từ tiếng kêu gọi của một người bạn bên kia bờ đại dương

“ Việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.
-Bà Hạnh Nhơn”

40 năm sau, những phận đời lính oai hùng ngày nào, giờ đang trải qua những tháng ngày nhọc nhằn với một cơ thể không còn lành lặn. Không những khó khăn trong cuộc sống, con, cháu của họ cũng phải đối diện với những đối xử bất công trong xã hội. Họ chia sẻ nỗi niềm với những đồng đội cũ, những người may mắn hơn trong chương trình H.O hơn 20 năm trước. Và điều này đã làm cho nhạc sĩ Trúc Hồ cùng với nhóm những người H.O (Hội thương phế binh, cô nhi quả phụ do nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn sáng lập từ năm 1992 đến nay)  nghĩ về việc vận động cho một chương trình tái định cư:

“Đây là tấm lòng thành thật của người Việt Nam ở hải ngoại từ tiếng kêu gọi của một người bạn ở bên kia bờ đại dương, là một thương phế binh sĩ quan gọi cho một người sĩ quan bên Hoa Kỳ, nói rằng có cách nào giúp cho họ đi không. Họ cũng là sĩ quan, gãy tay, gãy chân. Bây giờ con của họ bị đì, cháu của họ bị đì.”

Theo lời Bà Hạnh Nhơn, sau khi nhận được lời đề nghị từ nhạc sĩ Trúc Hồ, dân biểu Alan Lowenthal đã kêu gọi những dân biểu khác cùng đưa vấn đề này lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Về phía nhạc sĩ Trúc Hồ thì ông cho biết mình đã tìm gặp ông John McCain, một trong hai tác giả của dự luật H.O để vận động mở lại chương trình tái định cư cho thương phế binh VNCH:

“Tôi gặp ông Alan, rồi đến ông Ed Royce, rồi đến ông John McCain. Tất cả những người dân biểu tôi gặp đều chỉ về ông John McCain hết, tác giả của đạo luât H.O. Tôi đã vận động ông McCain hai lần rồi, và sẽ tiếp tục vận động trong mùa bầu cử này.”

Chương trình được vận động từ hơn một năm nay. Cho đến ngày 17 tháng 12 vừa qua, năm vị Dân biểu Hoa Kỳ gồm các Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Quốc hội Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Christopher Smith, Dân biểu Gerald Connolly và Dân biểu Zoe Lofgren đã kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry xem xét về việc có thể dùng các luật lệ hiện hành để tái định cư các Cựu quân nhân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại tại Việt Nam.

Cho đến ‘Chương trình H.O nối tiếp’

000_Hkg10174176

Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015

Như lời Bà Hạnh Nhơn đã cho biết, Hội H.O Cứu trợ Thương phế binh VNCH đã gửi 580 bộ hồ sơ của cựu sĩ quan thương phế binh để chờ xem xét cho chương trình tái định cư. Nói về lý do vì sao đối tượng của các bộ hồ sơ chỉ là sĩ quan, cả nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn đều cho biết bởi vì chương trình mà họ vận động là một chương trình nối tiếp cho dự luật H.O đã có sẵn vào năm 1990. Thời gian để dự luật H.O được thực thi năm 1990 là phải trải qua 7 ,8 năm thương thảo, thay đổi rất nhiều điều lệ. Chính vì thế, theo Bà Hạnh Nhơn, không ai dám chắc rằng sẽ không phải chờ đến 7 hoặc 8 năm để làm hết tất cả hồ sơ cho các thương phế binh còn lại ở Việt Nam:

“Chúng tôi không phải là phân biệt đối xử mà không lo cho anh em hạ sĩ quan, binh sĩ. Mà tại vì có chương trình H.O có sẵn, và trước đây chính phủ Hoa Kỳ đã cho chương trình H.O để sĩ quan qua đây trước chứ không có chương trình cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Cái đó là do quyết định ở trên, chúng tôi không rõ. Bây giờ chúng tôi chỉ cho sĩ quan với cái số ít như vậy để cho người ta mở chương trình H.O đã có sẵn thì dễ hơn là mở ra 1 chương trình khác. chúng tôi xin hé mở chương trình H.O nối tiếp cho số sĩ quan thương phế binh qua trước cái đã rồi mình sẽ tính về sau.”

Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng chia sẽ những ý tưởng của ông trong bước đầu của cuộc vận động này:

“Chúng tôi có nói với thượng nghị sĩ Việt Nam mình là bà Janet Nguyễn giúp một tay. Ý tưởng ban đầu là dựa vào dự luật H.O có sẵn. Mình chỉ muốn mở rộng thêm cái dự luật H.O thôi vì hồ sơ của thương phế binh, mà sĩ quan thì H.O đã có sẵn. Mình làm sao để người ta cộng thêm một số người mà dự luật này bỏ quên là những người sĩ quan mà thương phế binh. Những dân biểu mình gặp thì họ đã lên tiếng. Bà Janet Nguyễn thì lại muốn hết tất cả thương phế binh.”

Chưa có quyết định cụ thể

“ Hiện tại chưa có một quyết định nào hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra mà không được chấp thuận thì tội cho anh em ở Việt Nam người ta hy vọng quá. Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.
-Bà Hạnh Nhơn”

Cho đến thời điểm hiện tại thì chương trình này vẫn còn đang trong quá trình xem xét, chưa có một quyết định cụ thể nào từ phía Hoa Kỳ. Và theo như lời Bà Hạnh Nhơn cho biết, mặc dù lá thư của các vị dân biểu đã được gửi ra, nhưng thật sự đây chỉ là một sự khởi đầu:

“Hiện tại chưa có một quyết định nào hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra mà không được chấp thuận thì tội cho anh em ở Việt Nam người ta hy vọng quá. Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.”

Chính nhạc sĩ Trúc Hồ cũng nói rằng con đường phía trước còn rất dài, vì tất cả những gì mà ông và hội H.O cũng như chính lá thư của các vị dân biểu đều đang ở thời kỳ vận động cho việc mở lại chương trình tái định cư:

“Đây là những gì đang trong thời gian vận động, chưa có gì thật hết. Những người lính trong nước đừng nghe lời ai mà đưa tiền làm hồ sơ. Hiện giờ còn nằm trong vận động và những người dân biểu lên tiếng ủng hộ thôi.”

Bà Hạnh Nhơn bày tỏ sự lo lắng trước những thông tin không chính xác sẽ làm  cho số người thương phế binh VNCH ở Việt Nam hy vọng trong khi tất cả vẫn còn là bước khởi đầu:

“Hiện tại chưa có quyết định gì hết. mà bên này cứ tin đồn về Việt Nam làm rất tội cho anh em. Họ cứ tưởng là đã quyết định rồi, được rồi. Rồi có những dịch vụ đưa ra để làm giúp hồ với giá rẻ làm cho anh em rất tội nghiệp. Họ đang bình an, đang chấp nhận cuộc sống. Chúng tôi trấn an anh em là khi nào chính phủ Hoa Kỳ quyết định thì sẽ phổ biến rộng rãi, khi đó mới biết được chắc chắn.”

Vạn sự khởi đầu nan. 40 năm là một đoạn đường dài cho một cuộc đời, đối với những người lính thương phế binh VNCH năm xưa sẽ còn vô tận và gian nan hơn nhiều nữa. Cho dù tất cả chỉ là bước khởi đầu, nhưng chúng ta hãy cùng cầu chúc cho niềm hy vọng của những người lính ấy mau chóng thành hiện thực.

Chúc Mừng Năm Mới

Happy-New-Year-2016

Năm mới kính chúc quý độc giả, quí anh chị em, bà con thân mến được nhiều sức khỏe , niềm vui và được bình an trong mọi sự.

Nhức nhối vacin Việt Nam

Nhức nhối vacin Việt Nam

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-12-30

  • RFA

Một người đàn ông bế con đến cơ sở tiêm vacin ở Hà Nội

RFA

Sự kiện hàng trăm người chen lấn, giẫm đạp lên nhau từ 9h đêm cho đến sáng hôm sau để ghi danh tiêm vacin năm trong một và cuối cùng phải thất vọng ra về ở 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội chỉ là giọt nước làm tràn thêm chiếc ly nhức nhối về tiêm phòng cho trẻ em. Có thể nói rằng hiện nay, vấn đề tiêm phòng cho trẻ em là câu chuyện đầy may rủi và trắc ẩn cho trẻ em Việt Nam bởi hàng loạt cái chết đã xảy ra vì loại vacin này cũng như cách làm việc hết sức ầu ơ của ngành y tế Việt Nam.

Tính rủi ro quá cao

Một phụ huynh tên Hà, sống ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, chia sẻ: “Cán bợ yt ế phường, xã họ làm việc mình thấy cũng không đáng tin cậy lắm. Nói chung là như trường hợp ở Quảng Trị, họ xạc (hút vào xilanh – nói theo ngôn ngữ nhà nghề) nhầm thuốc gây mê, sau đó chích cho tụi trẻ nên chết là chắc rồi. Họ không có trách nhiệm, cứ nhắm mắt nhắm mũi làm theo qui trình nên đâm ra tính mạng trẻ em nguy hiểm…”

Theo bà Hà, vấn đề tiêm vacin cho trẻ em luôn là nỗi trăn trở lớn của những bậc cha mẹ như bà. Bởi lẽ, hiện trạng xã hội Việt Nam đang là một hiện trạng đánh đu với mạng sống. Giải thích thêm, bà Hà cho rằng hầu hết vacin đều được đưa về các trung tâm y tế phường để chích. Trong khi đó, trình độ của cán bộ y tế phường là hết sức ầu ơ, chính vì trình độ ầu ơ, chuyên môn rất cà chớn của phần lớn cán bộ y tế phường mà mỗi lần đưa con đi tiêm vacin là một lần nhắm mắt đưa chân với hên xui may rủi.

Bà Hà nói rằng theo chỗ tìm hiểu của bà, hầu hết cán bộ y tế cấp phường xã, đều là những đảng viên Cộng sản trong phong trào đoàn vào những năm thập niên 1980, 1990 và họ được đào tạo chuyên một theo diện chín cộng hai. Nghĩa là thời đó, ai học đến lớp chín phổ thông, có gia đình thuộc diện có gốc có rễ trrong chế độ nhưng lại không thi nổi đại học thì được đào tạo thêm hai năm thực hành ở các bệnh viện huyện để thành cán bộ y tế.

Và hầu hết cán bộ y tế cấp xã đều làm việc theo kinh nghiệm và thói quen chứ không hiểu biết gì về tính năng hay tác dụng của những loại thuốc mới. Ví dụ như có vacin mới, loại năm trong một chẳng hạn, thì họ được đưa đi tập huấn vài ngày về kĩ thuật tiêm, tác dụng và dấu hiệu phản ứng xấu sau khi chích. Về phần khám sức khỏe trước khi chích vacin, hầu như làm theo kinh nghiệm là chính.

Có nhiều trường hợp mà theo bà Hà là hết sức buồn cười. Ví dụ như bà có hai đứa con nhỏ cách nhau hai tuổi, khi bà đưa đứa nhỏ đi chích vacin, cán bộ y tế thấy đứa lớn ngồi trên ghế khám là nhắm mắt nhắm mũi khám, khám xong ghi kết quả vào kết quả khám của đứa nhỏ và cho đi chích. Bà thắc mắc thì cán bộ y tế quát: “Tại sao bà cho đứa lớn ngồi vào ghế khám?”. Lúc này bà mới nói cho họ biết là chính cán bộ y tế bảo đứa lớn ngồi vào ghế khám trong khi nó chỉ đi theo em nó chứ không hề chích vacin. Cuối cùng, ông cán bộ y tế phường hỏi bà Hà sức khỏe đứa nhỏ có tốt không, bà nói tốt, ông cho chích vacin luôn chứ không hề khám đứa nhỏ.

Điều đó chứng tỏ cách khám sức khỏe trước khi chích vacin của cán bộ y tế phường chỉ có tính hình thức. Và nói một cách nghiêm túc thì họ cũng không có đủ khả năng để chẩn đoán sức khỏe cho đứa trẻ., Trong khi đó, lịch chích vacin chung cho cả nước là ngày 25 hằng tháng. Có ngày trùng với ngày Rằm âm lịch và việc chích diễn ra từ sáng sớm.

Người Saigon xếp hàng chờ tiêm vacin cho con

Người Saigon xếp hàng chờ tiêm vacin cho con

Bà Hà cho rằng lịch chích vacin như vậy hoàn toàn thiếu khoa học bởi trong những ngày Rằm, đồng hồ sinh học của đứa trẻ sẽ bị tác động mạnh bởi hấp lực mặt trăng, sức khỏe của đứa trẻ sẽ không bình thường, dễ bị phản ứng xấu với các chất lạ khi đưa vào cơ thể. Bên cạnh đó, chích vacin quá sớm như vậy cơ thể đứa trẻ cũng chưa hoàn toàn tỉnh thức bởi trẻ em cần ngủ đủ giấc, ăn uống no nê và có thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn mới có thể chịu được việc chích vacin hay tiêm bất kì loại thuốc nào vào cơ thể.

Bà Hà cho rằng những cái chết oan nghiệt của các em bé ở Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh sau khi chích vacin năm trong một có thể là phát xuất từ nguyên nhân sức khỏe của các em bé, chích thuốc lúc các em bé đói bụng, chích không đúng qui trình và vacin cũng không được bảo quản đúng qui trình. Tất cả những cái chết của các bé thơ sau khi chích vacin năm trong một, theo bà Hà là do trình độ chuyên môn của cán bộ y tế quá kém và nạn tham nhũng quá cao, lương tri nghề nghiệp cũng không có.

Trách nhiệm ngành y tế năm ở đâu?

Ông Kha, cựu cán bộ y tế quận, hiện sống ở quận Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ: “Thứ nhất là cái qui chế, nó giống như mọi ngành khác nó bị cán bộ hóa. Tiêu cuẩn nghề nghiệp lại dựa trên pháp đồ, không ai dám chịu trách nhiệm. Người ta làm theo qui trình và không hề có suy nghĩ gì bên ngoài cái qui trình do nhà nước ban hành. Một khi cán bộ hóa, qui chuẩn hóa thì yếu tố tư duy sẽ bị kém…!”.

Theo ông Kha, vẫn có những cán bộ y tế phường và quận được học hành, đào tạo căn bản nhưng họ còn quá trẻ và chưa nắm bất kì quyền lực, trách nhiệm nào trong cơ quan. Hầu hết các trưởng trạm y tế cấp phường, xã trên cả nước đều là những cán bộ có trình độ “chín cộng hai” hoặc “mười hai cộng một” và sau này họ tiếp tục học chuyên tu, tại chức để tiến thân. Và chắc chắn là trăm phần trăm, không sót một mảy may nào cán bộ lãnh đạo y tế phải là đảng viên Cộng sản. Họ được mệnh danh “vừa hồng lại vừa chuyên” theo yêu cầu đặt ra của đảng và nhà nước.

Vì họ là đảng viên nên họ luôn trụ ở vị trí lãnh đạo mặc dù trình độ chuyên môn của họ rất thấp, nếu không muốn nói là không có gì trước yêu cầu quá khắt khe của thời đại khoa học công nghệ và y tế đã phát triển đến đỉnh cao. Bởi chính vì thiếu chuyên môn nhưng thừa quyền lực nên hầu hết các tuyến y tế từ xã đến huyện, tỉnh đều có nạn tham nhũng hoành hành, tham ô, móc ngoặt và hối lộ cũng không kém.

Bởi ngay từ đầu vào, muốn xin được việc, một điều dưỡng hay một bác sĩ mới ra trường phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đút lót lãnh đạo, và khi làm nghề, họ phải lấy lại số tiền đó, sau đó tiếp tục lấy lãi và lúc này, hấp lực đồng tiền kéo họ đi đến chỗ không có điểm dừng. Sức khỏe của bệnh nhân trở thành cái cớ để cán bộ y tế đục khoét, nhũng nhiễu.

Đặc biệt, ngân sách cũng như viện trợ hằng năm cho các tuyến y tế phường, xã là rất cao nhằm mua sắm những trang thiết bị hiện đại, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng hầu hết các công trình hàng chục tỉ đồng, thậm chí hàng trăm tỉ đồng đều là những công trình sớm nở tối tàn, chưa hoàn thiện đã bong tróc, nứt nẻ bởi nạn tham nhũng, rút ruột và toa rập giữa cán bộ lãnh đạo với nhà thầu xây dựng.

Lấy một ví dụ nhỏ, ông Kha so sánh bản chi tiết xây dựng công trình nhà nước và công trình tư nhân. Ví dụ tiền công xây dựng của một công trình tư nhân nhà cấp bốn không có đổ trần bê tông hiện tại là 800 ngàn đồng trên mỗi mét vuông hoàn thiện. Nhưng với công trình nhà nước, bản chi tiết của mỗi mét vuông xây dựng sẽ gồm 800 ngàn đồng xây dựng cộng với tiền đắp tường, tiền chạy chỉ, tiền xử lý chống thấm, tiền làm đẹp trần nhà và đủ các loại tiền khác sẽ lên đến hai triệu đồng mỗi mét vuông, đó là giá chung trong xây dựng công trình nhà nước. Chưa kể đến nâng giá khống vật liệu xây dựng rồi sau đó rút ruột công trình.

Ông Kha chua chát đưa ra nhận xét là hầu hết các cán bộ lãnh đạo nhà nước, đặc biệt là lãnh đạo ngành y tế đều rất giỏi tính toán nâng giá công trình xây dựng nhưng lại kém về chuyên môn y học. Và chuyện này sẽ còn kéo dài rất lâu nếu như ngành y tế vẫn tiếp tục quan tâm đến viện phí, tiền dịch vụ y tế nhưng lại không quan tâm đến đạo đức, lương tâm từ lãnh đạo cao nhất đến cán bộ nhỏ nhất.

Câu chuyện vacin Việt Nam, nếu nói đúng bản chất thì cần phải tiêm cho mỗi cán bộ ngành y tế một mũi vacin chống tham nhũng, chống vô cảm, chống nói khoét, chống cậy quyền, chống hành hạ bệnh nhân – đó là mũi vacin năm trong một của cán bộ y tế trước khi họ được phép chích vacin năm trong một cho trẻ em.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

 

Vị tướng già trong nhà dưỡng lão

Vị tướng già trong nhà dưỡng lão

Nguoi-viet.com

Huy Phương/Người Việt

“Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời!”

(Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai)

DALLAS Một người bình thường lúc về già sống cô đơn trong nhà dưỡng lão đã là một chuyện buồn, một vị tướng lãnh đã từng bao năm trận mạc, hôm nay sống trong một nhà dưỡng lão quạnh hiu đã gây không ít cho chúng tôi những cảm xúc bùi ngùi đau xót khi đến thăm ông.

Cùng với anh Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo Người Việt-Dallas, chúng tôi đến thăm Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai vào một chiều Chủ Nhật mùa Ðông tại “Pleasant Valley Healthcare and Rehabilication Center, 1525 Pleasant Valley Rd., Garland, TX 75040.” Khi chúng tôi bước vào phòng, thấy ông đang ngồi trên chiếc xe lăn, ông cho biết đang thay y phục, nên chúng tôi tạm lui ra chờ. Khi trở lại, ông đã tươm tất hơn trong bộ đồ mới.


Ký giả Huy Phương và Thiếu Tướng Giai trong nhà dưỡng lão ở Dallas Ft Worth tháng 12, 2015. (Hình: Thái Hóa Lộc)

Nhận ra anh Lộc là người quen, thường thăm viếng ông, ông vui vẻ chuyện trò và nhờ chúng tôi đẩy ông ra ngoài phòng khách ngay lối ra vào, nơi mà các y tá có thể quan sát. Ở đây đã có nhiều ông bà già hiện diện, tất cả đều ngồi xe lăn. Ðây là một thói quen của ông, mỗi chiều, hoặc là ngồi đây vui hơn, hoặc là ông đang chờ ai đó, có thể vào thăm ông. Vào chiều Chủ Nhật, nhưng tôi không thấy có một thân nhân nào đến thăm những bệnh nhân ở đây, ngoài chúng tôi đang ngồi với Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai.

Ông chuyện trò rời rạc, khi đáp những của thăm hỏi của tôi, là người khách lần đầu đến thăm ông.
Lúc còn khỏe và tỉnh táo, trí nhớ tốt, mỗi tuần ba ngày, ông đến sinh hoạt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên tại thành phố Garland.

Bà Ðỗ Kế Giai qua đời vào tháng 11, 2012 sau khi ông vào bệnh viện được ba tháng. Từ bệnh viện, ông được chuyển thẳng về trung tâm này.

Ông bà có tất cả bảy người con, một gái và sáu trai. Bốn người đều ở các tiểu bang xa, chỉ còn lại ba người con trai ở gần ông. Hiện nay, ông còn có thể tự ăn uống và lo chuyện vệ sinh cho mình. Ông đã ở đây hơn ba năm, và tỏ bày: “Ở đây buồn quá!”

Những vị cao niên nằm trong viện dưỡng lão như hoàn cảnh của ông, còn nhớ chuyện này chuyện nọ, còn biết buồn, biết vui, có lẽ cảm thấy khổ hơn là những người đã mất trí nhớ hoàn toàn.

Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền chủ, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, ra trường vào tháng 4, 1952, và đơn vị đầu tiên của ông là Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, đóng tại Bắc Việt.

Lần lượt ông đã giữ các chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù (1962), tham mưu trưởng Sư Ðoàn 25 BB, tư lệnh Sư Ðoàn 10 BB (tiền thân của SÐ 18BB-1966). Năm 1967 ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân và được vinh thăng thiếu tướng vào tháng 4, 1974.


Hình Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai 42 năm về trước. (Hình: Gia đình cung cấp)

Ngày 28 tháng 4, 1975, Tướng Times bên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp đưa cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại vì trách nhiệm của một tướng lãnh. Ngày 15 tháng 5, 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp và đưa thẳng vào khám Chí Hòa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lãnh khác ra Bắc Việt.

Ðến ngày 5 tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một trong 4 vị cấp tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo và Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.

Ông và gia đình được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên H.07, đến Mỹ vào tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland, Texas.

Theo lời kể của anh Thái Hóa Lộc, không phải là thân thích của ông, người vẫn thường ghé thăm ông, cho biết ông thích ăn các thức ăn Pháp và thích nhâm nhi chút rượu, nếu có thể. Lúc còn khỏe, ông cũng sẵn sàng nói chuyện xảy ra trong thời loạn lạc, một số chi tiết về Ðại Tướng Cao Văn Viên liên quan đến vụ đảo chánh 1963, cái chết của Thiếu Tá Nhung và một số chi tiết nhưng ông yêu cầu không nên đưa lên báo chí.

Bây giờ có chuyện nhớ chuyện quên nhưng ông cho biết vào mùa Ðông thân thể thường đau nhức, “chỉ có Wishky mới trị nổi thôi,” điều mà bác sĩ hoàn toàn cấm, nhưng đôi khi các cô y tá cũng thông cảm cho ông, khi biết ông xưa kia là một tướng lãnh.

Ông tâm sự với chúng tôi, là ông đã nghĩ đến ngày ra đi và không sợ chết. Ngày ông mất, xin nhờ bên anh em thuộc binh chủng Nhảy Dù lo chuyện hậu sự cho ông tươm tất là ông cảm thấy mãn nguyện rồi.
Ông đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ dài ông đã làm trong nhà tù Bắc Việt sau 9 năm bị giam cầm (khoảng năm 1984.) Bài thơ dài 65 câu, lời thơ đầy bi phẫn, xót xa của một tướng lãnh thất trận và là của một người tù không bản án, vô vọng không có ngày về.

Chỉ trong vòng mười lăm phút, ông đã đọc đi đọc lại cho chúng tôi nghe bài thơ này ba lần, điều này chứng tỏ ông đã đi vào thời kỳ lú lẫn. Anh Thái Hóa Lộc cho tôi biết, ông thường vào thăm ông, mang thức ăn cho ông, và lần nào, anh Lộc cũng nghe ông đọc bài thơ này. Ông cho biết trong nhà tù ông đã làm bài thơ và ghi nhớ trong đầu, đọc đi đọc lại nên thuộc nằm lòng, mà không dám viết ra giấy.

Trong khi Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai đọc đi đọc lại bài thơ viết trong nhà tù Việt Bắc, chúng tôi đã ghi âm lại và chép ra để các chiến hữu và độc giả hiểu được phần nào tâm sự của ông, một vị tướng già, thất trận đang sống những ngày cuối cùng xa quê hương, lẻ loi trong một nhà dưỡng lão xa lạ. Vì khuôn khổ của trang báo, chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bài thơ của ông, bài thơ chưa đặt tên:

…“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.
Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Ðem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng.

(Ðỗ Kế Giai-1984)

‘Luật sư Trần Trừng Trị’ qua đời

‘Luật sư Trần Trừng Trị’ qua đời
Nguoi-viet.com

Ðức Tuấn/Người Việt


FOUNTAIN VALLEY (NV)
Khi niềm vui của mùa lễ Giáng Sinh chưa kịp đến, thì giới nghệ sĩ hải ngoại nhận được tin buồn, nghệ sĩ hài Kiều Linh, hay Phero Linh Kiều vừa qua đời lúc 6 giờ 20 chiều Thứ Tư, 23 Tháng Mười Hai, năm 2015, do bị ung thư phổi và ung thư gan.


Nghệ sĩ Kiều Linh trả lời phỏng vấn truyền thông. (Hình: Trần Quốc Bảo cung cấp)

Hầu như giới thưởng ngoạn biết đến tên tuổi nghệ sĩ hài Kiều Linh, qua vai hài Luật Sư Trần Trừng Trị, trong một chương trình ca nhạc do trung tâm Thúy Nga thực hiện.

Nhạc sĩ Thành Hammer cho chúng tôi biết, nghệ sĩ hài Kiều Linh trước đây từng là thành viên trong ban nhạc Chí Tài Brother, tài nghệ của anh là sử dụng kèn saxophone.

Sau đó anh chuyển sang diễn hài với vai diễn đầu tiên là luật sư “Trần Trừng Trị,” đó cũng là vai diễn khẳng định tài năng mang đến tiếng cười cho khán giả trên sân khấu kịch, cũng từ sau vai diễn đó anh hóa thân từ nhạc công trở thành diễn viên chuyên đóng những vai hài, hay vai bi trên các sân khấu kịch tại hải ngoại.


Nghệ sĩ Kiều Linh trong một vai diễn. (Hình: Trần Quốc Bảo cung cấp)

Nghệ sĩ Trần Quốc Bảo nói với nhật báo Người Việt:”Anh Kiều Linh phát giác bị ung thư phổi từ Tháng Tư năm 2014, anh vào bệnh viện nhiều lần, tuần trước anh được bác sĩ cho về, vì không còn cách cứu chữa, lúc đó bác sĩ tiên đoán anh sẽ ra đi bất cứ lúc nào trong vòng 12 tuần, nhưng không ngờ thời gian cướp đi sinh mạng của anh nhanh quá, vì chỉ mới được vài ngày thôi.”

Cách đây khoảng 6 tháng trước, nhật báo Người Việt có tìm đến anh, xin được phỏng vấn để có bài viết nói về anh trên trang ca nhạc điện ảnh, nhưng lúc đó anh từ chối khéo, không tiếp nhận phỏng vấn, với lý do: “Cho tôi hẹn một dịp khác thuận tiện hơn.”

Nghệ sĩ Kiều Linh ra đi để lại một vợ, và 3 người con.

Nhật báo Người Việt sẽ cập nhật tin tức với độc giả, về lễ an táng của người nghệ sĩ tài hoa này.

Người Việt thích rượu bia hay sách báo?

Người Việt thích rượu bia hay sách báo?

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-12-25

Những người tham dự lễ hội bia hàng năm của địa phương tại Hà Nội vào ngày 07 Tháng Mười Hai 2014.

Những người tham dự lễ hội bia hàng năm của địa phương tại Hà Nội vào ngày 07 Tháng Mười Hai 2014.

AFP

Theo báo cáo tổng kết năm 2015 , được báo chí trong nước đăng tải lại, người Việt đã chi ra trên sáu chục ngàn tỷ đồng vào bia rượu nhưng chỉ hai ngàn tỷ đồng để mua sách đọc.

Nên hay không nên dựa vào số liệu này để cho rằng người Việt ngày nay thích ăn nhậu hơn là thích đọc sách ? Thanh Trúc tìm câu trả lời tromg bài sau đây:

Báo cáo tổng kết 2015 và chương trình công tác trọng tâm 2016 của Cục Xuất Bản, In Và Phát Hành thuộc Bộ Thông Tin –Truyền Thông, cho thấy tính đến lúc này toàn ngành đã xuất bản được hơn 24.000 cuốn sách với trên 270 triệu bản, bên cạnh 375 loại văn hóa phẩm với hơn 22 triệu bản.

Và theo đó tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Trong khi đó theo số liệu mới nhất của Bộ Công Thương, tính đến tháng Mười Một 2015 thì sản lượng bia các loại ở trong nước đạt 3 tỷ lít, tăng 6,8% so với cùng thời gian năm ngoái.

Như vậy, theo các chuyên gia, với hơn 3 tỷ lít bia hàng năm trị giá 63.000 tỷ đồng, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng hàng thứ ba Châu Á tức chỉ thua Nhật Bản và Trung Quốc.

Điều này cho thấy khoản tiền 2.000 tỷ mà người Việt chi ra cho việc đọc sách rất ít ỏi, chỉ bằng 1/3 so với trên 63.000 tỷ đổ vào những buổi nhậu nhẹt bia rượu.

Phải chăng việc đọc sách, hay có thể nói là văn hóa đọc của người Việt ngày nay, đang bị lấn át bởi những thú giải trí nặng phần hưởng thụ khác. Được hỏi ý liến việc này, viện trưởng Viện Thông Tin, Khoa Học Và Xã Hội ở Hà Nội, giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quí nói:

Câu hỏi rất thú vị nhưng chuyện này thì khắp thế giới chứ cứ gì ở ta. Người Mỹ, người Anh hay người Pháp cũng thế, bỏ tiền uống bia uống rượu chứ bỏ tiền mua sách mấy, sự thực là thế chứ không phải khác đâu. Một chai rượu mua bao nhiêu cuốn sách cho nên điều ấy không kết luận được cái gì cả, không nên hàm ý ở đây để nói rằng người Việt mình không quan tâm đến sách vở hay không quan tâm đến tri thức .

“ Chuyện chê người Việt ít đọc sách tôi cho là không đúng, ấy là chưa nói đến sách vở 10 cuốn thì 9 cuốn vứt đi, nhiều sách cũng chẳng cần phải đọc vì đọc vào càng dốt đi thì đọc làm gì

Giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quí”

Tôi nghĩ chuyện mua sách và đọc sách thì người Việt mình không có gì đáng chê trách lắm đâu. Cụ thể thì đúng là có những người cần đọc họ lại không đọc, còn người lao động chân tay suốt cả ngày thì sách cuốn nào đọc được tốt cuốn đó , chẳng đọc cũng chả sao. Chuyện chê người Việt ít đọc sách tôi cho là không đúng, ấy là chưa nói đến sách vở 10 cuốn thì 9 cuốn vứt đi, nhiều sách cũng chẳng cần phải đọc vì đọc vào càng dốt đi thì đọc làm gì.

Từ Hà Nội, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng nhận định:

Trong số có khả năng tiêu xài thì những người bỏ tiền ra mua sách rất ít. Tôi cũng là người in sách, dịch sách, in sách ra chủ yếu chỉ là tặng hay biếu chứ không hy vọng người ta mua sách của mình. Các phương tiện nghe-nhìn hấp dẫn người ta hơn thói quen đọc sách.

Riêng Việt Nam có một nguyên nhân mà tôi cho rất quan trọng, tức là xã hội không coi trọng người có những kiến thức tiếp thu từ sách. Nếu nói đơn thuần sách để giải trí thì quả thực nó không lại những phương tiện giải trí khác. Đọc sách để truyền bá kiến thức, nâng cao cái hiểu biết cái tầm suy nghĩ của trí tuệ thì đó là điều có lẽ trong xã hội Việt Nam bây giờ không ai khuyến khích mấy.

Sách cũ được bán theo kg không cần biết nội dung, thể loại.

Sách cũ được bán theo kg không cần biết nội dung, thể loại. (Vietnamnet)

Đối với nhà giáo Phạm Toàn, chuyện ít đọc sách là một thực trạng đáng buồn cho Việt Nam:

Nhìn vào những cửa hàng sách thì biết, có tác phẩm mới đâu, dịch những tiểu thuyết ba xu, tiểu thuyết tình vớ vẩn. Vào thư viện giờ cũng nghèo nàn lắm, tổng quát là như thế . Việt Nam rất ít mua sách, rất ít người đọc sách bây giờ . Trẻ con chỉ có đọc truyện tranh mà người lớn cũng đọc truyện tranh. Giáo viên dạy Kiều mà không đọc truyện Kiều, dạy Tắt Đèn của Ngô tất Tố mà chỉ đọc trích đoạn thôi thì làm sao có chuyện đọc sách được. Người 30 tuổi hỏi Nhân Văn Giai Phẩm là gì thì chết rồi. Rất nhiều những cái thông thường nhất do sách mnag lại họ không biết gì cả, họ không có động lực.

“ Đọc sách để truyền bá kiến thức, nâng cao cái hiểu biết cái tầm suy nghĩ của trí tuệ thì đó là điều có lẽ trong xã hội Việt Nam bây giờ không ai khuyến khích mấy.

Dịch giả Hoàng Hưng”

Còn theo bà Tuyết, chủ nhân tiệm sách Hồng Đức ở thành phố Huế, cần phân biệt rạch ròi số đông thích đọc sách với số đông người thiêng về nhậu nhẹt mà nhiều phần do tiêu cực là chính:

Tình trạng gọi là chung chi mời đi nhậu này kia là vấn đề như một tệ nạn. Giới trẻ thì lại ít tiêu cực hơn, may mắn thay là họ vẫn mê sách hơn, số người đó cũng nhiều chứ không phải là ít.

Nếu như sách hay thì người ta mua nhiều nhưng tiếc là sách hay ít quá. Thế hệ của chị hồi mới lớn đọc rất nhiều sách nước ngoài, giờ chừ thì quá ít sách hay. Bây giờ có sách hay người ta vẫn đọc, người ta vẫn thích mua sách giá cao.

Vẫn theo lời chủ nhân nhà sách Hồng Đức, nói rằng người Việt ít đọc sách là một kết luận khá bi quan. Vấn đề ở đây, bà khẳng định, giá sách ở Việt Nam có phần cao túi tiền những người thích đọc:

Có dịp mà sách cũ xả ra thì sinh viên bu đông, giảm 50% hay 70% thì học sinh ào vô mua nhiều lắm, chứng tỏ họ rất muốn mua sách nhưng mà giá sách rất là cao. Ví dụ một cuốn sách 100.000 mà giảm giá còn 30.000 thôi thì họ mua rất nhiều, tức nhiên họ vẫn ham muốn đọc sách nhưng họ không có tiền.

“ Uống bia uống rượu nhiều có thể xấu cho gan, cho thận, cho sức khỏe của mình, làm đầu óc mình không tỉnh táo minh mẫn. Trong khi bỏ mấy trăm ngàn đó mua sách đọc cho trí tuệ, cho tương lai và được thưởng thức nghệ thuật thì cái nào hơn

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng”

Ngoài chuyện chất lượng thì có phải giá sách xuất bản ở Việt Nam cao hơn so với thu nhập trung bình của số đông người dân hay không. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Công Ty Sách Thái Hà:

Với tư cách thành viên ban chấp hành trung ương Hội Xuất Bản Việt Nam có trách nhiệm hỗ trợ các nhà xuất bản và kết nối tác giả dịch giả với bạn đọc, tôi phải nói sách Việt Nam hiện nay là không đắt. Một cuốn sách có vài chục ngàn, đắt lắm thì hơn 100.000, nhưng nói chung là chỉ khoảng vài chục ngàn một cuốn sách. So với tiền Đô là khoảng vài Đô một cuốn, rõ ràng không đắt so với mức lương vài triệu một tháng, còn lương cao là vài chục triệu chứ không phải vài triệu một tháng.

Nếu so sánh một bữa nhậu mất vài trăm ngàn ở bất cứ chỗ nào thì một bữa nhậu thông thường có thể mua độ chục cuốn sách. Một bữa nhậu mà thậm chí uống bia uống rượu nhiều có thể xấu cho gan, cho thận, cho sức khỏe của mình, làm đầu óc mình không tỉnh táo minh mẫn. Trong khi bỏ mấy trăm ngàn đó mua sách đọc cho trí tuệ, cho tương lai và được thưởng thức nghệ thuật thì cái nào hơn. Tôi nghĩ bạn đọc đủ trí thông minh để chọn đầu tư vào đâu.

Theo các chuyên gia quan tâm văn hóa đọc sách, nếu ý thức đọc của người dân chỉ hạn chế trong khoảng 2.000 tỷ đồng/ năm trong lúc thú uống bia tăng vọt đến 63.000 tỷ đồng/ năm thì khoảng cách hai bên sẽ càng ngày càng rộng hơn khi mà các nha kinh doanh đầu tư bia hy vọng rằng một người Việt sẽ có sức tiêu thụ 60 đến 70 lít bia một năm .

Để khuyến khích người dân đọc sách, ngày 10 tháng Giêng năm 2016 , lãnh đạo thành phố Sài Gòn, phối hợp cùng Sở Thông Tin- Truyền Thông và Hội Xuất Bản Sách, sẽ khai trương con đường đọc sách trên đường Nguyễn Văn Bình cạnh Nhà Thờ Đức Bà, qui tụ 20 đơn vị xuất bản sách trong nước.

Đến ngày 7 tháng Hai 2016, chạy 28 Tết, Lễ Hội Sách trên đường Nguyễn Huệ chính thức khai mạc và kéo dài trong một tuần.

Tiếp đó, từ ngày 21 đến ngày 27 tháng Ba 2016, Hội Sách TP Hồ Chí Minh hai năm một lần sẽ diễn ra tại công viên Lê Văn Tám.

Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới

christmas

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân Mùa Giáng Sinh, Chúa xuống thế làm người ,

Xin cầu chúc quí thân hữu và độc giả luôn nhiều sức khoẻ và luôn được bình an của Chúa.

Ban Biên Tập Kẻ Đi Tìm.

Nhà cầm quyền tỉnh Kotum ngăn cản linh mục dâng đại lễ Giáng sinh

Nhà cầm quyền tỉnh Kotum ngăn cản linh mục dâng đại lễ Giáng sinh|

GNsP (24.12.2015) – Nhà cầm quyền tỉnh Kotum ngang nhiên ngăn cản các linh mục dâng đại lễ Giáng sinh tại các giáo điểm vùng sâu vùng xa thuộc giáo phận Kotum.

Thông tin trên được cha Đaminh Trần Văn Vũ, chính xứ Đăk Jâk, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum, cho GNsP biết vào sáng ngày 24.12.2015.

Cha Vũ cho hay: “Đây là một sự vi phạm tôn giáo, vì sự bổ nhiệm, phân bổ các anh em linh mục chúng tôi là do Giám mục giáo phận chứ không phải của chính quyền. Đối với chính quyền chúng tôi không có tư cách pháp nhân. Do đó, tất cả mọi công việc của giáo họ đều thông qua Giám mục, vì thế tối nay chính Đức cha sẽ dâng lễ cho bà con giáo dân ở đây.”

Cho đến nay, giáo xứ Đăk Jâk đã có hơn 5000 giáo dân gồm người Kinh, Sêđăng, Hơlăng và Jeh.

Một giáo điểm khác cho bà con dân tộc Xê Đăng thuộc làng Kon Pia, xã Đắk Hà, huyện Tumơrông, do cha Tuấn phụ trách cũng bị nhà cầm quyền gây khó khăn, không cho dâng thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh. Giáo điểm có hơn 3000 bà con giáo dân.

c92fe820-e991-4dd0-8716-3ba0027f3e3e

‘Ngăn cản’ các linh mục dâng lễ là vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Luật pháp hiện hành

Chưa bàn đến quyền tự do Tôn giáo qui định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà nhà cầm quyền Việt Nam tham gia, ngay cả luật pháp do nhà cầm quyền đề ra, căn bản của Hiến pháp và pháp luật là nhắm đến “tôn trọng, bảo đảm quyền tự do Tôn Giáo” được quy định tại Điều 24 Hiến pháp; tại Điều 1 Pháp lệnh về Tín ngưỡng- Tôn giáo; tại Điều 2 Nghị định 92/2012/NĐ-CP. Do vậy, Pháp lệnh về Tín ngưỡng- Tôn giáo quy định tại khoản 1 Điều 9: “Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo.”. Và khoản 1 Điều 11 cũng quy định “Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo.”. Như vậy tín đồ không bị ràng buộc việc thực hiện các hoạt động Tôn giáo ở cơ sở Tôn giáo, nghĩa là việc thực hành các lễ nghi, cầu nguyện… là bất kỳ ở đâu. Còn các nhà chức sắc, nhà tu hành bị ràng buộc “thực hiện lễ nghi Tôn giáo” trong phạm vi phụ trách và “giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở Tôn giáo”. Ví dụ, Đức Giám Mục có quyền thực hiện lễ nghi Tôn giáo ở bất kỳ nơi nào trong giáo phận của Ngài phụ trách, còn việc ‘giảng đạo, truyền đạo” thì Ngài phải giảng dạy tại các cơ sơ Tôn giáo. Chính vì lẽ đó mà tại Quyết định số 1119/QĐ-BNV ngày 10/10/2013 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tín ngưỡng Tôn giáo (“Quyết định số 1119/QĐ-BNV”) chỉ có thủ tục “chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo”.

Xin nhấn mạnh, khoản 4 Điều 5 Luật đất đai 2013 qui định, cơ sở Tôn giáo “gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo”. Cha Vũ hoặc cha Tuấn được Đức Giám mục -trong phạm vi phụ trách Giáo phận- bổ nhiệm phụ trách khu vực Giáo xứ Đăk Jâk. Do đó, nhà cầm quyền xã Đăk Môn ngăn cấm không cho cha Đa Minh Trần Văn Vũ “thực hiện lễ nghi Tôn giáo” trong phạm vi phụ trách và “giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở Tôn giáo” là vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Luật pháp hiện hành.

‘Cấm’ các em học sinh-sinh viên tham gia ngày lễ Giáng sinh

Một điểm đáng nói khác là cách đây không lâu, Đức Cha Micae Giáo phận Kon Tum đã từng có Thư chung, chỉ rõ Lễ Giáng Sinh đã là ngày Lễ quốc tế, chỉ còn vài ba nước- trong đó có Việt Nam là còn chưa xem đây là ngày Lễ chính thức, thậm chí, thực hiện chính sách ‘hạn chế Tôn Giáo’, nhà cầm quyền này đã cố tình -thông qua các thầy, cô giáo- buộc học sinh đi học, thi học kỳ vào chính ngày Lễ Giáng sinh.

Một em học sinh một trường trung học phổ thông ở Sài Gòn đã viết ‘tâm tư’ của mình trên diễn đàn của nhà trường: ‘Chỉ còn vài ngày nữa là sang năm mới rồi… nhưng những vất vả của năm cũ vẫn còn vấn vương. Sau một kì thi căng thẳng, tưởng rằng tụi em sẽ được có những ngày giải lao giữa kì, nhưng thực tế thì………. Noel là ngày vui của học sinh, ấy thế mà phải ngậm ngùi đeo balo vào trường…trong khi ấy các trường THPT của các bạn cùng trang lứa lại được nghỉ …thiết nghĩ Trần Đại Nghĩa là trường chuyên mà còn được nghỉ ngày 25/12 nhưng sao trường ta vẫn thinh lặng. Không biết ban giám hiệu và quý thầy cô có kế hoạch ra sao. Nhưng mong rằng thầy cô cũng thông cảm và hiểu tâm lí của học sinh, trong không khí vừa kết thúc học kì một, vừa Noel, lễ tết mà không được nghỉ vài ngày thì cũng rất buồn và ức chế. Dù trường có tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời, nhưng có lẽ 2-3 ngày được vui chơi và nghỉ ngơi sau một học kì vất vả thì điều đó sẽ vui hơn và thoải mái hơn nhiều. Vậy có khó quá chăng ?? Mong thầy cô thu nhận ý kiến và có kế hoạch phù hợp để giúp học sinh có thể thoải mái và vui vẻ trước khi bước vào một học kì đầy cam go mới. Em xin cám ơn”

Cũng cần biết, ở Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Hongkong, Đài Loan, Ấn Độ đều dành một ngày nghỉ để toàn dân tổ chức mừng Giáng sinh. Riêng Philippin, thời gian nghỉ Lễ Giáng sinh là một tuần.

Pv.GNsP

 

Quà tặng Giáng Sinh 2014

“The Gift of the Magi” là câu chuyện Giáng Sinh của năm 1906. Bây giờ đã là thế kỷ thứ 21 và chúng ta có thêm một câu chuyện về quà tặng Giáng Sinh vào năm nay, 2014. Chuyện quà Giáng Sinh của năm 1906 xảy ra tại thành phố hoa lệ New York nhưng chuyện năm 2014 lại xảy ra tại Kansas City, thành phố lớn nhất tiểu bang Missouri.    

Kansas City có diện tích 820  km² bao gồm các quận Jackson, Clay, Cass và Platte với dân số ước tính khoảng trên hai triệu người. Tại đây, trong suốt hơn 10 năm qua, cứ vào dịp Giáng Sinh một  thương gia ẩn danh dành ra một trăm ngàn đô la tiền mặt, toàn là giấy 100, để tặng cho người nghèo trong thành phố. Người ta gọi ông là “Ông Già Noel Bí Mật” (Secret Santa).

Một cư dân Kansas City tên Jen Behrend cho biết: “Ông Già Noel Bí Mật” của Kansas  đã có năm ông ấy đến trạm xăng QuikTrip và trả tiền xăng cho mọi xe đến đây hoặc khiến mọi người tại trạm xăng phải ngạc nhiên khi tặng mỗi người tờ 100 đô-la. Ông ấy dấu tên nhưng tôi hy vọng ông ấy biết là những người sống ở Kansas City đều ái mộ ông vì tấm lòng hảo tâm”.

Năm 2014 “Ông Già Noel Bí Mật” đã thay đổi cách tặng quà. Thay vì tự tay phát những tờ 100 đô-la, ông nhờ Cảnh sát quận Jackson làm việc đó. Nhiệm vụ của họ là chạy trên xa lộ, tìm những xe xấu xí nhất như bị móp méo, sơn xe bị trầy sướt hoặc kính bị nứt bể…

http://3.bp.blogspot.com/-_Zf-0pK8Ccc/VJ_nTAuPNZI/AAAAAAAAKI8/11UwVrmNQC4/s1600/217+4.jpg

Cảnh sát chặn những chiếc xe này lại không phải vì vi phạm luật giao thông. Thay vào đó, cảnh sát mở đầu với lời chúc “Merry Chirstmas” và tặng chủ xe mỗi người một tờ 100 đô-la làm quà Giáng Sinh.

http://3.bp.blogspot.com/-90xm6rddv30/VJ_nvSknK7I/AAAAAAAAKJE/eKbwkqD6G-A/s1600/217+5.jpg

Nhà từ thiện dấu tên & dấu mặt hội ý với cảnh sát

… Và phân phát cho cảnh sát mỗi người 10 tờ giấy 100 đô-la để thay mặt ông tặng quà cho những người nghèo:

http://2.bp.blogspot.com/-E0g4KQIt1wo/VJ_oEdSFVpI/AAAAAAAAKJM/zmzU_MlEEos/s1600/217+6.jpg

Phản ứng đầu tiên của những người bị cảnh sát chặn xe trên xa lộ là sự lo lắng. Họ lo sốt vó vì đã nghèo mà lại gặp eo.

http://1.bp.blogspot.com/-hLojjDe0mKU/VJ_oYYCDkbI/AAAAAAAAKJU/Ha-eQ9f8Y4g/s1600/217+7.jpg

Nhưng không, sự lo lắng biến mất khi cảnh sát chúc họ “Merry Christmas” và chìa ra món quà 100 đô-la.

http://4.bp.blogspot.com/-iS6CPKR7KNU/VJ_owIXfUpI/AAAAAAAAKJc/Bc-1XBP4pew/s1600/217+8.jpg

Và niềm vui vỡ òa khi một món quà Giáng Sinh… từ trên trời rơi xuống.

http://3.bp.blogspot.com/-8dJIxCSHhlc/VJ_pORTbkNI/AAAAAAAAKJo/7WxCoDiCOgA/s1600/217+9.jpg

Cảnh sát còn hào phóng tặng 200 đô-la nếu trên xe có hai người. Thế là niềm vui được nhân đôi.

http://2.bp.blogspot.com/-W4M5hGh5R6I/VJ_pgMvj0dI/AAAAAAAAKJw/7xl9Az-0Up4/s1600/217+10.jpg

Ngoài việc tặng quà Giáng sinh cho những người lái xe “cà tàng” trên xa lộ, “Ông Già Noel Bí Mật”còn nhờ cảnh sát vào siêu thị tặng những tờ 100 đô-la cho các bà nội trợ, những kẻ vô gia cư trong dịp mua sắm cuối năm.

http://1.bp.blogspot.com/-veA7H7u2d34/VJ_p-ifkyJI/AAAAAAAAKJ4/rzyOLef2Ijo/s1600/217+11.jpg

Ở Việt Nam cũng có những nhà từ thiện sẵn sàng phân phát tiền cho người nghèo. Nhưng  chắc chắn họ không bao giờ nhờ cảnh sát giao thông đi phân phát hộ theo kiểu Mỹ… Làm như vậy chẳng khác nào “giao trứng cho ác”!

Bạn không tin vào câu chuyện quà Giáng sinh này? Bản tin đã được đài CBS đưa vào phần tin tức ngày 12/12/2014:

http://2.bp.blogspot.com/-C2Oz13DGjnw/VJ_qXftG8VI/AAAAAAAAKKA/Ghpc2KQ8z7s/s1600/217+12.jpg

Đã có gần 50 triệu lượt người trên thế giới vào xem clip. Bạn cũng có thể vào xem tại:

Chú thích:

[*] O’Henry (1862 – 1910) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, tên thật là William Sydney Porter. Truyện ngắn của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo.

Năm 1894, ông thành lập tờ tuần san hài hước “The Rolling Stone” và làm chủ bút. Tờ báo này không mấy thành công nên chết yểu sau một năm. Ông cũng làm phóng viên cho báo khác và thỉnh thoảng đóng góp vẽ hí họa.

Cuộc đời của O. Henry chỉ gặp toàn chuyện trắc trở. Ông qua đời trong nghèo khổ tại thành phố New York ngày 5/6/1910 vì bệnh lao phổi cộng thêm chứng xơ gan. Năm 1919, Hội Nghệ thuật và Khoa học (Society of Arts and Sciences) thiết lập “Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry” (O. Henry Memorial Awards), hàng năm trao cho những truyện ngắn xuất sắc.

Tại Việt Nam đã có nhiều bản dịch một số truyện ngắn của O. Henry. Truyện ngắn “The Gift of the Magi” (Quà Giáng Sinh) và  “The Last Leaf” (Chiếc lá cuối cùng) đã được đưa vào chương trình quốc văn trước năm 1975.

Đọc truyện ngắn của O. Henry bằng tiếng Việt trên Việt Nam Thư Quán:

http://3.bp.blogspot.com/-ViQoGgK1mFE/VJ_q31Tt7KI/AAAAAAAAKKM/HEukpZ1_Dj4/s1600/William_Sydney_Porter.jpg

O. Henry – William Sydney Porter

 

Nhớ Hà nội xưa thuở thiếu thời.

Nhớ Hà nội xưa thuở thiếu thời.

 Bút ký của Đoàn Thanh Liêm

*     *     *

Gia đình chúng tôi đã qua định cư tại California được gần 20 năm. Tính ra thì số những năm tháng này cũng tương đương với khỏang thời gian tôi sinh sống trên quê hương đất Bắc là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Lúc này là vào giữa tháng 10 năm 2014, thì khí hậu ở đây tại bờ biển miền Tây nước Mỹ (West Coast) đã bắt đầu mát dịu, nhiệt độ ban ngày chỉ vào khỏang trên dưới 20 độ C – chứ không còn nóng bức ở mức 35 – 37 độ như hồi tháng trước vào cuối mùa hè nữa. Có thể nói Mùa Thu đang tới trên đất Mỹ đây rồi.

Buổi sáng nay, tôi nhớ lại mấy câu thơ mình đã làm hồi 30 năm trước, lúc bắt đầu bước vào tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” và đang sinh sống tại Sài gòn. Xin được ghi lại đày đủ bài thơ đó như sau :

Mùa Thu Nhớ Bạn

Mùa Thu chợt đến – lòng man mác

Nhớ Hà nội xưa – thuở thiếu thời

Bạn bè năm ấy – giờ đâu nhỉ?

Kẻ vắng người còn – dạ khó nguôi!

Sài gòn 1983.

Tôi sinh trưởng tại một làng quê trong tỉnh Nam Định cách xa Hà nội chừng trên 100 cây số thôi. Vì thế mà ngay từ trước năm 1945 trong làng đã có nhiều bà con đi làm hay định cư ở ngay tại đất Hà thành hoa lệ này. Khi về thăm viếng bà con trong làng, thì những người này thường hay kể chuyện về cuộc sống văn minh tiến bộ của người dân tại Hà nội. Và bọn trẻ con chúng tôi luôn luôn thích thú kể lại cho nhau nghe những câu chuyện ngộ nghĩnh đó về phong cảnh và con người của cái thành phố ngàn năm văn vật này.

Huynh Luong Thien-Doan Thanh Liem- My Loi

Rồi đến năm 1952 lúc đã bước vào tuổi 18, thì tôi được gia đình gửi ra theo học tại Trường Chu Văn An ở Hà nội. Đã từng trải qua cảnh chiến tranh tàn phá kinh hòang ác liệt ở miền quê, tôi thật chóang ngợp với tình hình an ninh trật tự và sung túc thịnh vượng của thành phố là thủ phủ của miền Bắc Việt nam vào thời gian đó. Và chỉ vài ba tháng sau, là tôi đã có thể thích nghi hòa nhập vào với cuộc sống chung với các bạn đồng trang lứa với mình nơi thành phố xinh đẹp dễ thương, thanh lịch và đày dãy những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh này. Xin được ghi chi tiết hơn về cuộc sống thời trai trẻ của thế hệ chúng tôi ở Hà nội thời kỳ trước năm 1954.

I – Cái thời vui sống ở Hà nội năm xưa ấy.

Với tính vô tư năng động của tuổi trẻ, lớp bạn học chúng tôi lao mình vào chuyện học tập để bù đắp lại quãng thời gian bị mất trong những năm phải di tản chạy lọan trước đây. Mà thành phố Hà nội lúc nào cũng hào phóng cung ứng cho bọn trẻ chúng tôi những cơ hội giải trí thư giãn thỏai mái – sau những giờ phút phải tập trung suy nghĩ, học tập miệt mài căng thẳng.

Một địa điểm chúng tôi thường lui tới để gặp gỡ nhau và nhìn ngắm phố phường, đó là Hồ Hòan Kiếm ở trung tâm thành phố. Nơi di tích lịch sử với truyền thuyết con rùa mang lưỡi gươm trả về cho nhà vua Lê Lợi (The Lake of the Returned Sword), thì lúc nào cũng tấp nập xe cộ qua lại và người đi bộ vòng quanh ven hồ. Và vào những ngày mùa hè oi bức chúng tôi còn thường rủ nhau đi tắm bơi lội tại khu hồ Quảng Bá Nghi Tàm sát với Hồ Tây.

Gặp ngày trời đẹp, chúng tôi còn rủ nhau dành cả một buổi chiều để đạp xe chạy vòng quanh khu vực Hồ Tây dài đến trên 20 cây số – để hít thở không khí trong lành và thưởng thức những vẻ đẹp nơi đồng quê êm ả thanh bình tại vùng ngọai thành Hà nội. Ở vào tuổi mười tám đôi mươi, chúng tôi thật lòng say mê hồn nhiên vui sống với “cái tuổi thanh xuân thơ mộng ấy”.

Chúng tôi còn rủ nhau đi coi những phim từ Hollywood của Mỹ thật hấp dẫn với những tài tử gạo cội, màu sắc âm thanh tòan hảo. Đặc biệt phim “Gone with the wind” (Cuốn theo chiều gió) với cặp diễn viên Clark Gable – Vivien Leigh trổ tài diễn xuất thật tuyệt vời.

 1 / Mùa thu Hà nội.

Và đặc biệt là cảnh vật nơi đất kinh kỳ vào mùa thu, thì thật đày vẻ quyến rũ – quả thật nó đã gây ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn nhạy cảm của lớp thanh thiếu niên chúng tôi. Đó là phương diện khách quan của khung cảnh địa lý nhân văn. Còn về mặt tâm lý chủ quan, thì chúng tôi chịu ảnh hưởng nhiều bởi thơ văn và âm nhạc thời tiền chiến – với những bài thơ bất hủ của cụ Nguyễn Khuyến như “Thu ẩm”, “Thu điếu”, Thu vịnh” v.v…, hay các bài nhạc của Đặng Thế Phong như “Giọt Mưa Thu”, “Con Thuyền Không Bến”. Và cả của những bài văn, bài thơ trong kho tàng văn chương của Pháp nữa, điển hình như bài “Chanson d’automne” (Ca khúc Mùa Thu) tuyệt vời của Paul Verlaine. Tôi thật vui thích sảng khóai mỗi khi ngâm nga những câu thơ tuyệt đẹp trong Truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du, cụ thể như câu : “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”.

Vì thế, mà các văn nghệ sĩ ấy đã giúp cho chúng tôi biết thưởng ngọan những vẻ đẹp ngây ngất của mùa thu một cách cực kỳ linh động viên mãn. Điều này rõ rệt đã góp phần rất quan trọng để làm tăng thêm phẩm chất trong đời sống tình cảm của thế hệ thanh niên chúng tôi (quality of life) – mặc dầu hồi đó cuộc chiến tranh đang ở vào giai đọan ác liệt ngay tại các miền quê không cách xa Hà nội bao nhiêu.

 2 / Chuyện học hành, thi cử hồi ấy.

 Tại trường Chu Văn An là một cơ sở giáo dục có danh tiếng vào bậc nhất ở miền Bắc từ lâu, thì tôi được sát cánh với nhiều bạn học thật thông minh xuất sắc – nhờ vậy mà mình cũng phải cố gắng để mà theo kịp với chúng bạn. Hồi đó, các sách giáo khoa bằng tiếng Việt vẫn còn thiếu, nên chúng tôi phải học bài trong các sách viết bằng tiếng Pháp với lối trình bày in ấn thật rõ ràng, sáng sủa đẹp mắt. Và nói chung, thì các thầy giáo đều rất tận tâm trong việc sọan bài giảng và hết lòng hướng dẫn cho chúng tôi trong việc học tập để đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi kết thúc hai năm cuối bậc Trung học.

Và chừng vài tháng trước kỳ thi văn bằng Tú Tài I vào năm 1953 cũng như Tú Tài II vào năm 1954, chúng tôi thường họp thành từng nhóm 3 – 4 người để cùng học ôn bài chung với nhau. Nhờ vậy, mà trong lớp có đến gần một nửa học sinh trường công lập đều vượt qua được cửa ải kỳ thi Tú Tài I – mà hồi đó được coi là rất gay go hóc búa. Trong khi đó, thì số thí sinh từ các lớp tư thục lại đậu rất ít, có lớp không quá 10% số học sinh thi đậu. Vì số học sinh thi đậu không nhiều, nên danh sách các học sinh trúng tuyển đều được công bố trên các tờ báo ở Hà nội nữa, để bà con tiện bề theo dõi.

 II – Bạn bè năm ấy – giờ đây ai còn, ai mất?

 Có thể nói trong mấy năm sinh sống và học hành tại Hà nội hồi đó, thì tôi có duyên quen biết gắn bó thân thiết được với cả trăm bạn đồng môn, bạn cùng lứa tuổi với mình. Chúng tôi sống gần gũi nhau, học tập sát cánh với nhau – và cùng có chung những mộng đẹp về một tương lai tươi sáng cho bản thân mỗi người, cũng như cho đất nước và dân tộc Việt nam thân yêu của mình.

Thế nhưng do Hiệp định Geneva quy định việc chia cắt phân đôi đất nước, mà anh em chúng tôi lại phải rời xa nhau, kẻ thì di cư vào miền Nam, người thì theo với gia đình ở lại miền Bắc. Cho đến năm 2014 này, thì chúng tôi đã chia tay sống xa cách nhau đúng 60 năm rồi. Xin ghi lại danh tánh các bạn đã ra đi và các bạn mà tôi đã có dịp gặp lại trong thời gian gần đây.

1 / Những người bạn đã vĩnh viễn ra đi.

Ít nhất phải có đến cả chục bạn đã ra đi từ giã cõi đời, mỗi người trong một hòan cảnh khác nhau. Xin liệt kê như sau.

*Trong số các bạn ở lại miền Bắc sau năm 1954, thì gần đây tôi biết rõ các bạn này đã từ giã cõi đời : Các anh Phạm Xuân Nhàn, Đặng Mộng Lân, Đặng Công Tọai.

*Số bạn di cư vào miền Nam và đã mất ở đây : Các anh Đỗ Vinh, Nguyễn Bá Khánh, Nguyễn Hồ Quỳ, Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Hữu Đạo.

*Số bạn mất ở California : Các anh Vũ Ngô Luyện, Nguyễn Ngọc Đĩnh, Nguyễn Hữu Tuệ, Nguyễn Duy Hy, Nguyễn Ngọc Phan, Nguyễn Tri Phương, Đoàn Hữu Khánh.‎

 2 / Những người bạn vẫn còn liên lạc được gần đây.

A – Khá nhiều bạn hiện định cư trên đất Mỹ, cụ thể như :

*   Tại California : Các anh Trịnh Đình Cương, Trần Quang Hải, Đỗ Phan Ngọc, Nguyễn Trọng Hiền, Vũ Ngọc Óanh, Nguyễn Ngọc Thụy, Ngô Văn Quang, Trần Văn Điền, Lưu Trung Khảo, Nguyễn Quang Hạ.

  • Tại Texas : Các anh Vũ Tiến Thông, Đặng Văn Đức, Vũ Hữu Bao, Đỗ Huy Hòang.
  • Tại Washington DC : Các anh Hòang Song Liêm, Ngô Đình Thuấn, Bùi Hữu Thư.
  • Tại New Jersey : Anh Chu Văn Hồ.
  • Tại Florida ; Anh Vũ Ngọc Đại

B – Tại Paris Pháp quốc, thì tôi đã gặp lại các bạn : Đỗ Đăng Di, Võ Thế Hào, Bạch Lý Từ, Vũ Dương Tuyền, Phạm Xuân Yêm.

C – Tại Montréal Canada, thì có các bạn : Trần Văn Kim, Đinh Bảo Lĩnh, Bùi Thiệu Tường.

D – Tại Việt Nam, thì ở Hà nội có các bạn : Đỗ Xuân Lôi, Ngô Văn Trọng, Nguyễn Phúc Giác Hải.

* Ở Sài gòn, thì có Phạm Hòai Đức, Lê Đức Cửu và đặc biệt có ba anh là Linh mục Công giáo : Hòang Sĩ Quí, Nguyễn Đức Thiệp, Đoàn Phú Xuân.

III – Để tóm lược lại.

 Trên 60 năm đã qua, bao nhiêu chuyện đổi thay với những hệ lụy buồn vui đã xảy ra trên đất nước ta. Mà khủng khiếp nhất là những đau thương tang tóc chồng chất gây ra bởi cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn – khiến làm thiệt mạng đến cả mấy triệu con người – mà tất cả đều là bà con ruột thịt thân yêu của hết thảy chúng ta. Rồi tiếp theo đó lại là một chế độ độc tài đảng trị hủ lậu và khắc nghiệt nhất trong lịch sử trên 4,000 năm của đất nước ta.

Mặc dầu vậy, cái tình cảm thân thương gắn bó giữa các bạn học năm xưa tại Hà nội lúc chúng tôi mới ở vào tuổi mười tám đôi mươi, thì không bao giờ lại có thể bị suy xuyển phai lạt đi được. Vào năm 2014 lúc này, chúng tôi đều đã bước qua tuổi 80 cả rồi và cũng đều đủ từng trải để mà biết an phận vui sống cho đến hết những ngày cuối đời của mình.

*Bài viết ngắn ngủi này nhằm gợi lại chút ít kỷ niệm của thế hệ bọn trai trẻ chúng tôi đã có duyên gặp gỡ, sinh sống và học tập chung với nhau nơi thành phố lịch sử thân yêu hồi những năm đầu của thập niên 1950.

Để kết thúc, ngòai bài thơ “Mùa Thu Nhớ Bạn” đã ghi ở phía trên, tôi xin được gửi thêm đến tất cả các bạn hai câu thơ sau đây nữa :

Cái tuổi thanh xuân thơ mộng ấy

Hãy còn vang vọng mãi trong ta”.

Và cũng xin được gửi lời thăm hỏi thân ái đến với tất cả các bạn.

Xin được bày tỏ nỗi niềm thương tiếc và quý mến đối với tất cả các bạn đã vĩnh viễn ra đi.

Xin cầu chúc các bạn cùng gia quyến luôn được mọi sự An Lành./

 Thành phố Costa Mesa, California Tháng Mười 2014

Đoàn Thanh Liêm

Hoa hậu 22 tuổi hướng về Chúa!

Hoa hậu 22 tuổi hướng về Chúa!

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Nói chuyện về Đức Giáo hoàng, về Thánh sử Luca, về triết gia Platon với Hoa hậu Thụy Sĩ là chuyện khá kỳ lạ. Vào đầu buổi phỏng vấn, cô Lauriane Sallin e sợ nói, “tôi không phải là chuyên gia về tôn giáo”. Nhưng lời e sợ này được thấy nhanh là không có căn cứ: cô gái Thụy Sĩ có khả năng trải rộng suy nghĩ nhất quán của mình về Chúa, đức tin công giáo và các liên hệ luân lý theo đó – và cả thẩm mỹ nữa.

Nói chuyện về Đức Giáo hoàng, về Thánh sử Luca, về triết gia Platon với Hoa hậu Thụy Sĩ là chuyện khá kỳ lạ. Vào đầu buổi phỏng vấn, cô Lauriane Sallin e sợ nói, “tôi không phải là chuyên gia về tôn giáo”. Nhưng lời e sợ này được thấy nhanh là không có căn cứ: cô gái Thụy Sĩ có khả năng trải rộng suy nghĩ nhất quán của mình về Chúa, đức tin công giáo và các liên hệ luân lý theo đó – và cả thẩm mỹ nữa.
Ngày 7 tháng 11 vừa qua, tại thành phố Bâle, cô được bầu làm tân Hoa hậu Thụy Sĩ. Cô trả lời không che giấu ngay cả hoài nghi và những câu hỏi tò mò. Nếu các câu hỏi về hiện sinh luôn ở trong lòng cô thì đức tin là kết quả của một suy nghĩ phát triển dần qua các thử thách trong đời mà cô gặp, nhất là sau cái chết của người chị cả Gặlle vào mùa xuân vừa qua vì bị ung thư óc.

Cô đã trả lời báo chí về các vấn đề tôn giáo mà cô quan tâm. Cô thấy điều gì hấp dẫn ở đó?

Lauriane Sallin: Về mặt văn hóa, tôn giáo là sợi chỉ mà người ta có thể lần theo đó, qua các thời kỳ, để tiếp cận được với các bối cảnh khác nhau của tư tưởng. Về mặt cá nhân hơn, từ lâu tôi đã tự đặt cho mình các câu hỏi về cuộc hiện sinh. Đã có một thời gian tôi cảm thấy mình đơn độc với loại chất vấn này, và rồi khi đọc sách vở, tôi khám phá ra nhân loại đã không ngừng đối diện với các thực tế này. Và ngay lập tức, tôi cảm thấy mình được bảo bọc che chở.

Những câu hỏi hiện sinh… Những câu hỏi nào?

Đặc biệt là câu hỏi về hạnh phúc và trong suốt thời gian chị tôi bệnh. Dù gặp tất cả những chuyện này, con người có thể có hạnh phúc không? Tôi đã đi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Một vài tư tưởng gia cho rằng khái niệm hạnh phúc là không có. Nhưng nếu như vậy thì tại sao người ta sống? Tôi nghĩ hạnh phúc là điều có thể, nhưng phải biết chính xác thế nào là hạnh phúc. Cá nhân tôi, tôi tiếp cận với một vài nguyên tắc đầu tiên của đức tin kitô: sự tôn trọng, tình yêu cho người thân cận – không phải là người cách tôi 6 000 cây số, nhưng người ở bên cạnh tôi.

“Đứng trước cái chết của chị tôi,

tôi không thể cứ ở trong tình trạng tức thời.”

Như thế cô liên hệ vấn đề hạnh phúc với mệnh lệnh phúc âm “hãy thương nhau”?

Đúng. Tôi không thể nào hạnh phúc nếu tôi chỉ nghĩ đến tôi. Trong nhãn quan này, vấn đề tha thứ là chính yếu. Vào dịp lễ Phục Sinh, tôi đi lễ khi tôi còn rất đang giận một người. Lần đầu tiên trong đời, tôi đọc Kinh Lạy Cha mà tôi suy nghĩ từng chữ. “Xin Cha tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ con”. Trong hoàn cảnh này, tôi nhận ra tôi có chọn lựa. Tôi có thể nuôi hận thù và làm cho người kia không sống được. Nhưng đó là một việc làm vô tận, oán oán trùng trùng. Người ta có thể ghét ai và ghét suốt đời. Tôi chọn thái độ tha thứ: tôi không muốn mình là người hận thù.

 “Lần đầu tiên trong đời, tôi đọc Kinh Lạy Cha mà tôi suy nghĩ từng chữ tôi đọc”

Như vậy đức tin công giáo là một tiến trình phát triển dần dần?

Trong gia đình tôi, mọi người đều tin nhưng mỗi người mỗi cách. Chúa nhật nào cha tôi cũng đi lễ nhưng chúng tôi không nói với nhau nhiều về chuyện này. Đối với tôi, đức tin không phải là chuyện vì cha mẹ bắt, nhưng đó là một cái gì rất riêng tư. Nó thuộc về tôi. Nó được xây dựng dần dần qua các sách vở tôi đọc, từ các triết gia Aristote, Descartes đến Phúc Âm Thánh Luca. Tôi muốn tìm hiểu Phúc Âm này. Vì thế tôi phải đọc kỹ, nó đòi hỏi tôi phải cố gắng, nhưng đó là cách duy nhất để nắm được ý nghĩa của Phúc Âm.

Tôi cũng nhận ra, tôn giáo giúp tôi có một độ lùi về các sự việc trong một thế giới mà con người thường xuyên phải sống trong tức thời. Có một ngày, một người bạn nói một câu làm tôi chấn động: “Trong mỗi người, có một phần của Nước Chúa trong đó”. Đứng trước cái chết của chị tôi, đích xác là tôi không thể sống tức thời, trong những chuyện mình sống từng giây – vì người sống từng giây là chị tôi, chị sắp chết. Phải nhìn cái gì xa hơn và tư tưởng nhỏ này đã giúp tôi rất nhiều.

Cô không phẫn nộ chống Chúa? Làm sao cô hòa giải được cuộc hiện sinh với cái chết của chị cô?

Tôi không có cảm tưởng Chúa dính gì trong việc chị tôi chết. Mình phải biết mình đang nói chuyện với một Chúa nào. Với tôi, Chúa là khả thể. Chúa là Đấng giúp mình vượt lên. Tôi không hình dung một Thiên Chúa lại đi phạt. Nếu có Chúa, Chúa vượt lên hình phạt.

Thiên Chúa là Đấng giúp chúng ta vượt lên.

Ông biết đó, luật chơi thì rõ ràng: chúng ta sống và như thế thì chúng ta phải chết. Thảm kịch lớn không phải ở đó, nó ở trong ảo ảnh mà mình tự khắc cho mình, để mình tin chắc, mình không chết ở tuổi 24. Chị tôi bị bệnh từ khi chị 14 tuổi. Tôi nói việc này với người lớn và tôi thấy họ bối rối hơn tôi. Họ sợ không dám nói đến chuyện này. Một đứa trẻ, nó nhìn thẳng mọi sự trước mặt. Nó có thể khổ nhưng nó không che cái sợ này bằng cách tránh trong các khái niệm sai. Thế giới này cho rằng tốt hơn nên chết ở nhà già. Như thế là sai!

Bệnh tật là dự phần vào sự sống. Chị tôi đau, tôi không đặt câu hỏi đó là lỗi của ai. Chỉ là mình phải cố gắng sống cho đến giây phút cuối cùng.

Cô có cầu nguyện được không?

Được, nhưng một cách khá đặc biệt. Tôi cầu nguyện khi có chuyện gì khó khăn. Chúa là Đấng giúp chúng ta vượt lên. Từa tựa như trong phim Star Wars, mình có một nội thần lực (cười). Đó là cái nhìn lạc quan. Có những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn trong cuộc sống nhưng một “tình trạng tốt nhất” (Optimum) là điều có thể có được. Để được như vậy, tôi cần được giúp đỡ, vì thế tôi cầu nguyện.

Cô có cầu nguyện để được là Hoa hậu Thụy Sĩ không?

Không.

Cô tự giác với đức tin công giáo của mình. Cô nhìn Giáo hội bây giờ như thế nào?

Tôi nghĩ nếu Giáo hội không nói một cách cụ thể những gì xảy ra trong thế giới ngày nay thì Giáo hội không còn tính hữu ích của mình. Trong nghĩa này, Đức Phanxicô là một may mắn cho Giáo hội. Tôi đã đọc Thông điệp “Chúc tụng Chúa” và tôi thấy khái niệm môi sinh toàn diện là cực kỳ hấp dẫn. Đức Phanxicô vượt quá cương vị mà bình thường người ta chỉ định cho một giáo hoàng. Đó là một người có suy nghĩ tự do, không tìm cách làm vừa lòng mọi người. Ngài nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới và ngài cố gắng làm một cái gì.

Có một dễ dãi chắc chắn khi tự cho là bất khả tri.

Đôi khi người ta nghĩ một Giáo hội bất biến và thụ động. Đức Phanxicô năng động, ngài làm nhúc nhích mọi sự. Nhờ ngài mà Giáo hội suy nghĩ lại về cương vị của gia đình theo tình trạng ngày nay, chứ không phải như một vài người muốn nó phải là. Khi người ta nghe nói về gia đình tái tạo, về kết hợp đồng tính ở Thượng Hội Đồng thì người ta nghĩ rằng, mọi sự đang nhúc nhích.

Còn về vấn đề hôn nhân, tôi đọc và biết khái niệm của Giáo hội đã tiến triển theo dòng lịch sử. Tôi nghĩ đã có một thời mà hôn nhân đến sau khi sinh con. Và người ta đã chính thức hóa theo đó. Lịch sử dạy cho chúng ta nhiều chuyện.

Bởi vì cô vừa nói đến lịch sử, bây giờ chúng ta trở lại với lịch sử. Từ khởi đầu Kitô giáo, thẩm mỹ đóng một vai trò nền tảng trong Giáo hội. Cô có thấy một liên kết giữa cái đẹp và Chúa không?

Rõ ràng là có. Cái đẹp và sự hài hòa giữa các hình thể, nó luôn lôi cuốn và làm dịu mắt. Cũng như tôi đặt câu hỏi về hạnh phúc, tôi cũng tìm để hiểu cái đẹp là gì. Để nắm được ý nghĩa, phải vượt lên sự tạo hình. Theo tôi, nét đẹp là con đường tiến đến sự hài hòa, tiến đến “tình trạng tốt nhất” (Optimum) như tôi vừa nói ở trên. Nó phải hướng về đó.

Như thế một cô Hoa hậu Thụy Sĩ là như thế nào?

Đó là một cái gì toàn diện, vượt lên sự tạo hình. Thân thể của tôi là một trụ đỡ. Tôi cố gắng là một chút gì như bức phúng dụ để đưa mọi người đi xa hơn.

Về cái gì?

(Im lặng) Tôi muốn chuyển tải sự tự do suy nghĩ. Phải suy nghĩ. Rất nhiều người dính chặt hoặc chống đối cái gì đó chỉ vì nguyên tắc, họ không thể nào giải thích rõ lý do. Trong lãnh vực mà tôi quan tâm, có một sự dễ dãi chắc chắn để tự cho mình theo thuyết bất khả tri. Đó là vòng ảnh hưởng hiện đại ngăn không cho chúng ta biện minh: lúc mà người ta không tin ở Chúa, người ta không cần giải thích.

Như thế đức tin kitô là một loại “lật đổ”?

Gần như vậy. Và nó còn làm tôi thích mười lần hơn: tôi có tinh thần phản biện. Cùng một lúc, tôi cởi mở với việc có một ngày nhận thấy Chúa không tồn tại. Cởi mở đến đó. Tôi không có một sự thật độc quyền, có thể một người vô thần họ có lý của họ. Phận sự của tôi là không được ngừng suy nghĩ.

Lauriane Sallin

Tân Hoa hậu Thụy Sĩ 22 tuổi, người vùng Belfaux, ở hạt Fribourg. Cô học lịch sử nghệ thuật và tiếng Pháp ở Đại học Fribourg. Ngày 7 tháng 11-2015, cô được bầu là người đẹp nhất nước Thụy Sĩ. Một chức vị mà cô tặng ngay cho chị cả Gaelle của cô vừa chết vì ung thư óc mùa xuân vừa qua. Trong cương vị Hoa hậu Thụy Sĩ, cô là người trung gian cho tổ chức Corelina, một hiệp hội giúp các em bé bị bệnh tim.

Marta An Nguyễn chuyển dịch