Đường vượt biên vào- Mỹ hôm nay của người Việt-Tuấn Khanh

Ba’o Tieng Dan

Tuấn Khanh

14-1-2024

Trong một bản tin của Đài RFA vào đầu tháng Một năm 2024, cho biết, người Việt đang có mặt ở Canada và nhiều quốc gia Trung Mỹ để tìm cách vượt biên giới, nhập cư lậu vào Mỹ. Trong một đoạn video ngắn của một trong những người tham gia đi lậu, xuyên qua hàng rào biên giới để đến với giấc mơ Mỹ post trên facebook, có vài người thoáng qua trước ống kính, cho thấy passport đeo trước ngực là của Việt Nam.

Như vậy là sau 50 năm được gọi là thống nhất đất nước, người Việt đã tạo ra nhiều con đường để đi khỏi đất nước, tìm đến một vùng đất mới trong nhiều thân phận như du lịch, lao động, du học… và nay thì có cả vượt biên bằng đường bộ vào Mỹ, qua biên giới Mexico, Nicaragua, Canada…

Ai đã tạo ra các tuyến đường này, và đã trở thành những hướng dẫn viên “đen” để vạch ra lộ trình đầy mới mẻ này cho số đông người Việt? Một phóng sự mới đây của CNN cho biết, dẫn đầu của ngành công nghiệp bí mật đưa người sang Mỹ, là Trung Quốc, và nhiều người Việt Nam (chủ yếu là phía Bắc) đã tìm và gõ cánh cửa này.

Khác với miền Nam, vốn là nơi cứ vài gia đình là có một người ở nước ngoài, và cũng là nơi có kết nối chặt với nguồn tiền kiều hối giàu có hàng năm, người Việt miền Bắc tìm một con đường đến các nước tư bản phát triển ít nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là họ phải bỏ ra những số tiền cho những đường dây buôn người và kết quả rất khó đoán. Mục đích của những người Việt ở miền Bắc là để thay đổi cuộc sống, tương lai, chủ yếu với việc làm ra tiền.

Trong các số liệu nhập cư lậu bằng đường bộ vào Mỹ, CNN ghi nhận, đứng đầu là người Trung Quốc. Các biến động ở Trung Quốc là do người Trung Quốc vay mượn, đánh liều những số tiền dành dụm cả đời, cho một chuyến đi quyết không quay về. Điều khó nghĩ, là những người di dân bất hợp pháp (phần lớn là tuổi trẻ) đang chạy trốn khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một siêu cường mới nổi. Người Việt Nam xuất hiện trong những đoàn quân đó, cũng từ một quốc gia luôn quảng bá về mình là một quốc gia thăng tiến và đầy hứa hẹn sẽ nằm trong top các cường quốc kinh tế.

Những hình ảnh ghi nhận, cho thấy những nhóm người chia nhau tiến vào các chặng đã hẹn trước, nằm bên kia bờ rào biên giới nước Mỹ. Họ mang theo ba lô, mang theo một ít quần áo dự phòng một ít tiền và điện thoại không quá đắt tiền, để không bị bọn tội phạm hoặc băng đảng cướp trên đường đi đến biên giới. Hầu hết đều kiệt sức vì căng thẳng của hành trình về phía bắc.

Giống như hàng trăm ngàn người xung quanh cũng phải đi bộ hàng tuần để đến được Hoa Kỳ, họ bị thúc đẩy bởi nỗi tuyệt vọng phải trốn thoát và tạo dựng một cuộc sống mới, bất chấp những gì không chắc chắn ở phía bên kia. Hoa Kỳ như một chiếc chén đựng những ước mơ mà họ đã đọc, đã nói với nhau. Vì vậy, phải làm mọi thứ để vào được nước Mỹ rồi thì mới định được phần tiếp theo.

Một người Việt giấu tên, nói anh có người thân đã đi vào Mỹ bằng cách này. Người nhà anh may mắn có hẹn trước với một người đưa đón với giá $1200, ngay khi đặt chân đến biên giới gần San Diego, thì được nhận diện và chở đi ngay. Nhưng không phải nhóm người Trung Quốc nào cũng may mắn tìm được đường dây đưa đón nhanh như vậy.

Đi theo chân một nhóm di dân lậu, phóng viên Yong Xiong cho biết khi vào được đất Mỹ, nhiều nhóm dựng lều, mặc áo hoodie và thêm áo khoác; họ tụ tập quanh đống lửa và chỉ chờ cho đến khi các nhân viên kiểm soát biên giới Hoa Kỳ đi tuần và phát hiện, đưa họ đi xử lý. Với họ, đó là thành công bước đầu, vì họ tin như vậy sẽ là khởi đầu cho cuộc sống của họ ở Mỹ, nhờ vào các chính sách nhân đạo của chính phủ.

Những người Trung Quốc, xen lẫn Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam đi dọc theo biên giời Mexico -Mỹ (Ảnh chụp màn hình từ CNN video)

Dữ liệu của chính phủ cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2023, hơn 31.000 công dân Trung Quốc đã bị cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ khi vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ từ Mexico – so với mức trung bình khoảng 1.500 người mỗi năm trong thập kỷ trước. Ngoài người Trung Quốc, người ta còn thấy khoảng 400 người Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam… vào danh sách hồi giữa tháng Năm 2023.

Câu hỏi đặt ra, là vì sao Trung Quốc lại dẫn đầu trong các đường dây buôn người đi lậu vào Mỹ? Ba năm phong tỏa và hạn chế vì Covid-19 đã khiến người dân khắp Trung Quốc mất việc làm – và vỡ mộng trước sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của Đảng Cộng sản cầm quyền đối với mọi khía cạnh của cuộc sống dưới thời Tập Cận Bình. Giờ đây, hy vọng rằng hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi các hạn chế kết thúc một năm trước đã tan biến, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng ghen tị của Trung Quốc đang chững lại.

Một phần khác trong số những người ra đi, là sự nhận thấy những hạn chế đối với đời sống cá nhân ở Trung Quốc, nơi Tập Cận Bình đã giám sát một cuộc đàn áp sâu rộng về tự do ngôn luận, xã hội dân sự và tôn giáo ở đất nước 1,4 tỷ dân này. “Chúng tôi là những người theo đạo Cơ đốc”, một người đàn ông trung niên ăn mặc chỉnh tề trả lời đơn giản khi được hỏi, điều gì đã dẫn anh đến đó – một khu trại trống trải cách nhà hàng ngàn dặm.

Những lời tâm tình này làm chúng ta nhớ đến hàng ngàn người Việt đang tị nạn vất vưởng ở Thái Lan, trong đó có hơn 1000 người các sắc tộc thiểu số khai trong hồ sơ nạp Cao uỷ Nhân quyền, là họ muốn được sống yên ổn với niềm tin tôn giáo của mình. Khoảng 10% những người Việt tỵ nạn ở Thái, là về vấn đề chính trị. Lý do của việc những người Việt ở đây không thể tham gia vào làn sóng di dân lậu đường bộ vào Mỹ, bởi yếu tố đầu tiên là họ không được cấp đủ giấy tờ ở quê nhà, và không đủ tiền cho một hành trình dài như vậy. Hơn nữa, các chuyến đi của họ đều bí mật và cấp bách.

CNN đã phát hiện ra thông tin về một loạt các lựa chọn và gói du lịch được tiếp thị cho những người đến từ Trung Quốc muốn thực hiện chuyến hành trình đến biên giới Mỹ. Với giá từ $9.000 đến $12.000, khách có thể trả tiền cho những kẻ buôn lậu để sắp xếp phương tiện di chuyển cho các phần của hành trình về phía bắc, cũng như một chiếc thuyền và hướng dẫn viên để băng qua rừng nhiệt đới tùy chọn, bao gồm tất cả.

Những người tị nạn chờ các nhân viên biên phòng Mỹ xét hỏi và cho vào trại tị nạn (Ảnh chụp màn hình từ CNN video)

Đối với những người có khả năng chi tiêu nhiều hơn, ít nhất là 20.000 USD, lộ trình sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Trợ giúp xin thị thực nhập cảnh nhiều lần vào Nhật Bản, cho phép nhập cảnh miễn thị thực vào Mexico và vận chuyển đến biên giới.

Hầu hết những người vào Mỹ đều làm giấy xin tị nạn chính trị và tôn giáo, nhưng xác suất thành công đang ngày càng thấp, vì số người nộp đơn mỗi lúc một nhiều. Nhưng đơn tị nạn vì tự do, là một chuyện thực tế – nhiều nhất được nhìn thấy. Một phụ nữ tên Chen nói với Reuters rằng, họ ra đi vì chồng cô bị chính quyền Trung Quốc giam giữ và đánh đập vì anh ta lên tiếng về chính trị và đi nhà thờ.

Năm 2023, Việt Nam cũng chứng kiến nhiều luật sư và trí thức trẻ chạy ra khỏi nước, tị nạn để tìm sự an toàn chính trị cá nhân. Sau khi ra đi, một luật sư nói ông không cảm thấy yên ổn hành nghề trong nước, và bản thân mình có thể bị bắt bất cứ giờ nào.

(Tổng hợp từ CNN, Reuters… và các số liệu của chính phủ Mỹ)


 

Phát hiện di dân Việt Nam trái phép trong một chiếc xe đông lạnh ở Ireland.( 08/01/2024)

*** Phát hiện di dân Việt Nam trái phép trong một chiếc xe đông lạnh ở Ireland.( 08/01/2024)

Mọi người còn nhớ vụ 39 người Việt thiệt mạng trong xe tải đông lạnh từ Bỉ sang Anh cách đây 3 năm (Ngày 23-10-2019), thế mà người Việt vẫn tiếp tục liều mình vượt biên trái phép trên các xe dông lạnh qua Anh.

Tại sao ???

Một nhóm di dân vượt biên trái phép từ Pháp sang Ireland đã bị phát hiện hôm 08/01/2024 trong một chiếc xe đông lạnh ở cảng Rosslare, đông nam đất nước. Nhóm này chủ yếu là những người gốc Kurdistan và Việt Nam.

– 9 đàn ông, 3 phụ nữ và 2 trẻ em, tổng cộng 14 người được tìm thấy bình an vô sự.

Trước tiên, cảnh sát Anh đã được báo bằng một cuộc gọi cầu cứu trong tuyệt vọng của một trong số người này, trong khi họ vẫn đang trốn trong chiếc xe tải, được vận chuyển bằng phà đi tới Ireland.

Khi phà cập cảng Rosslare, rất nhiều xe cứu thương đã có mặt tại chỗ. Nhân viên y tế lo ngại một số người trong xe tải đông lạnh bị hạ thân nhiệt, có nguy cơ mất nước hoặc thậm chí ngạt thở, nhưng dường như tất cả đều khỏe mạnh.

Theo cảnh sát, cuộc điều tra đang được tiến hành : trong xe tải chủ yếu là những người gốc Kurdistan và Việt Nam.

Thủ tướng Ireland Leo Varadkar thở phào nhẹ nhõm vì sự kiện này không trở thành một bi kịch và ông cho biết đơn xin tị nạn của họ sẽ được xử lý nhanh nhất có thể.

TL RFI.

https://www.rfi.fr/…/20240110-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-di…


 

Bài học từ vụ giải thoát 379 người khi cháy máy bay tại sân bay Haneda

Báo Tiếng Dân

Kim Văn Chính

3-1-2023

  1. Vụ máy bay Nhật hạ cánh va vào nhau gây cháy cả hai máy bay hôm qua là vụ tai nạn rất hi hữu ở Nhật Bản. Hồ sơ vụ tai nạn sau này sẽ được công bố. Tuy nhiên, việc toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn sơ tán ra ngoài chiếc máy bay cháy như đuốc cho ta thấy người Nhật đã làm được điều phi thường trong tai nạn.

“90 giây để giải thoát”

Chuyến bay 516 của Japan Airlines bốc cháy khi hạ cánh xuống sân bay Haneda của Tokyo vào tối thứ Ba sau khi va chạm với một máy bay của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản đang trên đường băng để bay tới hỗ trợ thảm họa động đất.

Ảnh: Máy bay của hãng Japan Airlines bốc cháy dữ dội sau vụ va chạm với máy bay của Lực lượng Tuần duyên Nhật. Nguồn: Reuters

Cảnh quay ấn tượng từ bên trong máy bay cho thấy, khói tràn ngập khoang hành khách, kể cả khi hành khách sơ tán, và video trên mạng tin tức cho thấy hành khách lao xuống hai cầu trượt bơm hơi và chạy khỏi máy bay khi ngọn lửa nhấn chìm phần động cơ.

Ngay sau đó, chiếc máy bay đã bị lửa thiêu rụi, bất chấp nỗ lực của lực lượng cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.

Chuyên gia Braithwaite cho biết, theo các quy tắc an toàn, các nhà thiết kế máy bay phải thỏa mãn điều: Là một chiếc máy bay có thể được sơ tán chỉ trong 90 giây và chỉ có 50% lối thoát hiểm nếu xảy ra tai nạn. Điều này đúng 100% đối với tai nạn hôm qua.

Tuy nhiên, ông nói, điều này dễ bị phá hỏng do sự hoảng loạn bao trùm máy bay sau một sự cố như hôm qua. Những hành khách dễ bị tổn thương, như trẻ em và người già, cần thêm thời gian để ra được đến nơi an toàn.

Ông nhận xét về quy tắc 90 giây: “Hãy nhớ rằng những bài kiểm tra như vậy không diễn ra trong môi trường căng thẳng cao độ (như vụ tai nạn hôm nay)”.

Ông cho biết, trong hoàn cảnh đó, thành tích sơ tán hành khách của phi hành đoàn trên máy bay Nhật thật là rất ấn tượng, không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận và chỉ có 17 hành khách bị thương nhẹ.

Chuyên gia an ninh hàng không Jeffrey Price gọi việc mọi người trên chuyến bay của Japan Airlines đều được sơ tán an toàn là một “phép màu”.

Price, giáo sư hàng không tại Đại học bang Colorado, cho biết: “Nó không chỉ nói lên hành động phi thường của phi hành đoàn, mà còn của chính hành khách khi có thể nhiều người ra khỏi máy bay một cách nhanh chóng trước khi nó hoàn toàn chìm trong biển lửa”.

Ông nói: “Điều kỳ diệu hơn nữa là các hành khách vẫn giữ bình tĩnh và không hoảng sợ, nếu hoảng loạn, tất yếu dẫn đến thêm hỗn loạn và nhiều thiệt hại về nhân mạng”.

Price cho biết, mặc dù có các đơn vị cứu hộ và chữa cháy máy bay tại các sân bay nhưng có thể mất tới ba phút hoặc hơn, trước khi lực lượng ứng cứu khẩn cấp có mặt tại hiện trường.

Ông nói: “Mất khoảng 90 giây để ngọn lửa cháy xuyên qua thân máy bay. Dựa trên những con số đó, hành khách và phi hành đoàn gần như phải tự mình xử lý trong khoảng từ một đến hơn hai phút đầu tiên trong trường hợp khẩn cấp trước khi có sự trợ giúp”.

Price nói thêm: “Đây là một ví dụ về việc sơ tán tai nạn đã diễn ra tốt đẹp”.

Braithwaite cho biết Japan Airlines từ lâu đã có cách tiếp cận “tuyệt vời” về an toàn của hành khách. Ông giải thích: “Sự cống hiến của họ trong việc cải thiện sự an toàn đã ăn sâu vào tổ chức và họ có văn hóa rất mạnh mẽ trong việc tuân thủ các quy trình vận hành tiêu chuẩn”.

  1. Trải nghiệm cá nhân:

– Tôi cũng đã nhiều lần đi máy bay Nhật và hạ, cất cánh ở chính sân bay Haneda.

An toàn của hãng hàng không Nhật và văn hóa người Nhật rất khác. Ví dụ, đôi lần tôi được xếp ngồi ở ghế cạnh cửa thoát hiểm (những lần đó thường là tôi đi du lịch một mình). Chỗ ngồi đó rất rộng rãi vì phía trước ghế có cả 2 khoảng không rất rộng để duỗi chân…

Lần nào cũng vậy, tiếp viên đều đến hỏi tôi đã biết cách mở cửa thoát hiểm khi có sự cố chưa? Và họ hướng dẫn một lần nữa về cách mở cửa thoát hiểm.

Chưa hết, ngồi vị trí đó, mọi vật dụng cá nhân của mình không được để bất cứ thứ gì ở dưới chân, dù đó là túi xách nhỏ, giày hay máy ảnh… Tất cả các đồ cá nhân của mình được ưu tiên để trên khoang đồ phía trên…

Những chi tiết như vậy tôi chỉ thấy ở hãng Nhật…

– Văn hóa xếp hàng, nhường nhịn nhau và trật tự thì người Nhật nhất thế giới rồi. Xem video quay từ trong khoang hành khách hôm qua, tôi thấy hành khách Nhật họ rất trật tự, ngồi thấp sát sàn, không hoảng loạn kêu gào, không chen lấn thoát thân (kiểu phi thân qua cửa sổ như người Việt), rất trật tự trong khi chịu tai nạn và thoát ra khỏi máy bay.

  1. Kết luận:

– Văn hóa của người Nhật đã giúp họ làm nên điều kỳ diệu hôm qua: Toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn đã được giải thoát an toàn…

– Người Việt cần học người Nhật…


 

Nhật Bản hứng chịu 155 trận động đất trong 24h qua

 Khanh Pham

ĐAU THƯƠNG : Nhật Bản hứng chịu 155 trận động đất trong 24h qua, hàng chục người đã người thiệt mạng những ngày đầu năm mới..

Nhật Bản đang chạy đua với thời gian để giải cứu những nạn nhân có thể còn sống sót và bị mắc kẹt dưới đống đổ nát vì trận động đất dữ dội ngày đầu năm mới.

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, nhiều đợt sóng thần cũng đã ập đến và dự kiến sẽ có những đợt sóng lớn hơn. Cơ quan này cũng cảnh báo, những cơn rung lắc mạnh hơn có thể xuất hiện trong những ngày tới.

Tết dương đối với người Nhật là ngày tết lớn nhất trong năm nhưng giờ tivi chỉ toàn thời sự về trận động đất, hàng trăm nghìn người đang đi lánh nạn, 30.000 hộ bị cắt điện, tàu dừng, đường xá nứt vỡ rung lắc khiến toàn thành phố sụp đổ..


 

Chủ tịch nước Việt Nam mời Giáo hoàng La Mã đến thăm

RFA

2023.12.18

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã có lời mời Giáo hoàng Phan xi cô của Hội thánh Công giáo La Mã đến thăm Việt Nam.

Báo điện tử Chính phủ

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã có lời mời Giáo hoàng Phan xi cô của Hội thánh Công giáo La Mã đến thăm Việt Nam.

Cơ quan thông tấn Công giáo tại Châu Á UCAN loan tin trong tuần qua. Theo đó đích thân ông chủ tịch nước Việt Nam báo tin vừa nêu vào ngày 14/12 khi ông dẫn đầu phái đoàn đến thăm các vị lãnh đạo Công giáo Việt Nam tại Tổng giáo phận Huế nhân dịp lễ Mừng Chúa Giáng sinh năm nay.

Phái đoàn của ông Võ Văn Thưởng đến tại Tòa Tổng Giám mục Huế có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng và Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Tường.

Tại cuộc viếng thăm, ông Võ Văn Thưởng nói với Tổng Giám mục Nguyễn Chí Linh và những người hiện diện rằng bản thân ông Chủ tịch nước Việt Nam đã có thư mời Giáo hoàng Phan Xi Cô “đến thăm và chứng kiến những phát triển về kinh tế- xã hội cũng như đời sống đạo tại đất nước Việt Nam”.

Ông Chủ tịch nước Việt Nam còn nói thêm ông chia sẻ mong muốn được đón tiếp Giáo hoàng của bảy triệu tín đồ Công giáo La Mã tại Việt Nam.

Vào ngày 27/7 vừa qua, ông Võ Văn Thưởng có chuyến thăm đến Vatican. Dịp đó ông và Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh Pietro Parolin ký thỏa thuận cho phép Vatican đặt một vị đại diện thường trú và mở văn phòng tại Việt Nam.


 

BÓNG ĐÊM ĐANG CHÙM XUỐNG

Trần Quốc Kim

BÓNG ĐÊM ĐANG CHÙM XUỐNG

Các thành phố ma của Trung Quốc. Chơi cho hoành tráng vào, đến khi sập vốn, vỡ bất động sản cũng hoành tráng luôn.

Dù tập có được bắn 21 phát đại bác ở búi tre luồn lún phún hay được tiếp đãi chính thức tại nước cờ hoa, kinh tế của nhà tập đang xất bất xang bang. Mô hình quản trị độc tài, lừa bẫy đang tới đoạn cùng đường, vì không tận dụng phát huy được khả năng sáng tạo của người dân, không có cơ chế an toàn là các tiếng nói đối lập xăm xoi, phê bình, đưa ra sáng kiến điều chỉnh các đường lối, chính sách sai lệch.

Áp đặt cưỡng ép không thể là mô hình quản trị dài hạn. Áp đặt chỉ nên dùng trong những giai đoạn ngắn để khoanh vùng, thu hẹp hậu quả trong 1 hoàn cảnh cấp bách, như những tuần đầu tháng đầu của dịch Covid.

Áp đặt cưỡng ép dài hạn, vĩnh viễn luôn triệt tiêu sinh lực. Đúng trong cả quản trị xã hội, cả quản lý tập thể, cả giáo dục trẻ nhỏ, thanh niên.


 

4 bộ trưởng Nhật từ chức vì vụ gây quỹ mang tai tiếng

Ba’o Nguoi-Viet

December 14, 2023

TOKYO, Nhật (NV) – Hôm Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai, bốn bộ trưởng trong nội các chính phủ Nhật đã từ chức sau những vụ gây quỹ đầy tai tiếng. Hơn 500 triệu đồng yên, tương đương $3.4 triệu, đã chui tọt và quỹ đen của các vị bộ trưởng này sau năm năm trời lơ lửng cho tới năm 2022, Đài BBC loan tin.

Công tố viện Tokyo đã mở cuộc điều tra tham nhũng liên quan tới vụ này, tờ báo tài chánh Nikkei cho hay.

Đây là đòn mới nhất giáng vào chính phủ đang mất điểm của Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida, với tỷ lệ chấp thuận của người dân giảm sút. Tỷ lệ ủng hộ đảng cầm quyền Dân Chủ Tự Do, chấp chính từ năm 1955 đến nay, đã tụt xuống dưới mức 30% lần đầu tiên kể từ năm 2012, cuộc thăm dò của thông tấn xã NHK cho biết hôm Thứ Ba.

TOKYO, JAPAN – DECEMBER 14: Japan’s Prime Minister Fumio Kishida (C) arrives at the prime minister’s official residence on December 14, 2023 in Tokyo, Japan. Kishida replaced four Cabinet members implicated in a political fundraising scandal. (Photo by Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida (giữa) vừa thay thế 4 bộ trưởng liên quan tới vu gây quỹ tai tiếng hôm 14 Tháng Mười Hai, 2023 ở Tokyo, Nhật Bản (Hình: Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Đổng Lý Văn Phòng Phủ Thủ Tướng kiêm phát ngôn viên chính phủ Hirokazu Matsumo, cánh tay mặt của  Thủ Tướng Kishida, là nhân vật tai tiếng nhất trong bốn vị bộ trưởng nói trên. Bộ Trưởng Kinh Tế và Kỹ Nghệ Yasutoshi Nishimura, Bộ Trưởng Nội Vụ Junji Suzuki và Bộ Trưởng Nông Nghiệp Ichiro Miyashita cũng đã rời chức vụ vào hôm Thứ Năm. Thêm vào đó, năm vị phụ tá bộ trưởng và một phụ tá bộ trưởng bên cạnh Quốc Hội, từng phục vụ dưới thời cố Thủ Tướng Shinzo Abe, cũng từ chức.

Những lời tố cáo dẫn tới vụ từ chức gần như tập thể này cho thấy vẫn còn một số tiền gây quỹ khác được đưa vào quỹ đen của các thành viên nội các Kishida nhưng, cho tới nay, vẫn chưa được phanh phui. (TTHN)


 

Quân Kháng Chiến ở Miến trên đà chiến thắng chưa từng có

Theo Nhật Báo Phố Wall

Trong hơn 4 ngày, bom đã trút xuống căn cứ quân sự Myanmar nơi Tiểu đoàn bộ binh 125 đóng quân. Quân đội và gia đình của họ đã chia thành các nhóm nhỏ và ẩn náu trong các nơi trú ẩn.

Người lính ra lệnh cho phụ nữ và binh lính bị thương di chuyển ra nơi trống trải nơi máy bay không người lái của kẻ thù có thể nhìn thấy họ. Sau đó, ông giơ một cây sào tre có buộc một mảnh vải trắng ở đầu. Một số người đàn ông đã khóc.

“Đó là điều tồi tệ nhất mà một người lính có thể làm”, một đại úy quân đội tại căn cứ Konkyan, nằm trên đỉnh đồi rừng rậm phía đông bắc Myanmar gần biên giới nước này với Trung Quốc, cho biết. “Tôi cảm thấy rất buồn và xấu hổ.”

Việc đầu hàng một nhóm nổi dậy vào cuối tháng 11 là mở ra thách thức lớn nhất mà quân đội hùng mạnh của Myanmar phải đối mặt không chỉ kể từ cuộc đảo chính năm 2021 mà trong nhiều thập kỷ. Kẻ thù của chính quyền đang đạt được những thành tựu chưa từng có, khiến một số chuyên gia tự hỏi liệu quân nổi dậy có thể duy trì áp lực đủ để ít nhất đưa các tướng lĩnh vào bàn đàm phán hay không.

Bộ ba nhóm nổi dậy, được gọi là Liên minh Ba Anh em, cho biết họ đã chiếm hơn 200 tiền đồn và căn cứ quân sự của quân chính phủ độc tài Miến, ít nhất sáu thị trấn gần biên giới với Trung Quốc và các kho vũ khí kể từ khi phát động cuộc tấn công vào ngày 27 tháng 10.

Một bức ảnh do liên minh nổi dậy phát tán cho thấy các thành viên của Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar cầm cờ của nhóm trước cầu Kunlong ở bang Shan, Myanmar. ẢNH: THE KOKANG ONLINE MEDIA/ASSOCIATED PRESS

Những người kháng chiến nói rằng sự thành công của cái mà phe nổi dậy gọi là “Chiến dịch 1027”, được đặt tên theo ngày bắt đầu cuộc tấn công, cho thấy chính quyền có nguy cơ sụp đổ. Các nhà phân tích chiến tranh thì thận trọng hơn, họ nói rằng quân đội Myanmar yếu hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ cuộc đảo chính, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy quân đội này có thể sẽ đầu hàng quân kháng chiến

Chính quyền đã thừa nhận một số tổn thất về lãnh thổ và thiệt hại về cơ sở hạ tầng do quân nổi dậy gây ra. Viện Hòa bình và An ninh Myanmar, một tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở tại Yangon, phía nam đất nước, cho biết họ đã xác minh việc quân nổi dậy chiếm giữ 4 thị trấn và ít nhất 168 tiền đồn và căn cứ quân sự, trong đó có 9 sở chỉ huy tiểu đoàn, ở phía bắc Myanmar. Bang Shan, tâm điểm của cuộc tấn công, kể từ cuối tháng 10.

Máy bay không người lái đã mang lại cho phe nổi dậy một lợi thế rõ rệt. Horsey, thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết có khả năng nhóm nổi dậy có một số lượng lớn máy bay không người lái, một số loại “theo sở thích” để trinh sát, cũng như các máy bay không người lái “tấn công” lớn hơn được gọi là hexacopters, có khả năng mang vật nặng hơn. tải trọng, chẳng hạn như nhiều quả đạn nổ.

Các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân, một nhóm vũ trang được thành lập sau cuộc đảo chính năm 2021 ở Myanmar, đang huấn luyện tại một trại ẩn. ẢNH: DAVID MMR/ZUMA PRESS

Thành công của quân nổi dậy đã khích lệ lực lượng kháng chiến trên toàn quốc. Các nhóm vũ trang sắc tộc hiện có và Lực lượng Phòng vệ Nhân dân mới hơn, được thành lập kể từ cuộc đảo chính, đã gia tăng các cuộc tấn công vào quân đội chính quyền ở phía tây, đồng bằng miền trung và đông nam đất nước.


Các con bà Mohammadi đang ở tù Iran, nhận Giải Nobel Hòa Bình của mẹ

Ba’o Nguoi-Viet

December 10, 2023

TEHRAN, Iran (NV) – Hai người con song sinh của nhà hoạt động Narges Mohammadi, đang bị chính quyền Iran bỏ tù, đã nhận Giải Thưởng Nobel Hòa Bình thay cho mẹ, Đài BBC loan tin vào hôm Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Hai.

Bà Mohammadi, đang thọ án 10 năm tù tại Tehran, đoạt giải thưởng năm nay vì công lao chống nạn đàn áp phụ nữ ở Iran.

Trong diễn từ nhận giải được đưa lén ra ngoài và do hai con của bà đọc lên, bà Mohammadi tố cáo chính quyền “độc tài chuyên chế” của Iran.

Khôi Nguyên Nobel Hòa Bình, nhà hoạt động người Iran Narges Mohammadi (trong khung hình) được đại diện bởi con gái Kiana Rahmani, con trai Ali Rahmani, nhận giải thưởng từ Chủ Tịch Ủy Ban Trao Giải Nobel Berit Reiss Andersen tại Tòa Thị Chính Oslo, Na Uy, hôm 10 Tháng Mười Hai, 2023 (Hình: Rune Hellestad/Getty Images)

“Với lòng kiên trì tranh đấu, dân tộc Iran sẽ chiến thắng thế lực đàn áp và chế độ độc tài,” bà Mohammadi viết. “Khỏi phải nghi ngờ gì cả, điều này chắc chắn sẽ xảy ra.”

Giải thưởng quốc tế danh giá này đã được phát ra tại Oslo vào hôm Chủ Nhật, cùng với các giải thưởng Nobel khác về văn chương, khoa học và kinh tế.

Từ nhiều năm qua, bà Mohammadi đã là một gương mặt tranh đấu cho nhân quyền nổi bật tại Iran. Người phụ nữ 51 tuổi này đã ở tù hầu như liên tục kể từ năm 2010, và bà đã bị nhà cầm quyền bắt giữ tổng cộng 13 lần, bị kết án năm lần, và bị kết án một tổng số là 31 năm tù ở.

Bà hiện vẫn còn đang ngồi tù về tội “loan truyền thông tin phản động.”

Chồng bà, nhà hoạt động chính trị Taghi Rahmani, đang sống lưu vong tại Paris cùng với hai con, và hai vợ chồng này không gặp mặt nhau từ nhiều năm qua.

Một đoạn khác trong diễn từ được đưa lén ra ngoài của khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình Narges Mohammadi viết: “Cuộc đối kháng [chống chế độ cai trị hiện tại ở Iran] vẫn tồn tại, và cuộc tranh đấu vẫn không hề bị suy suyển. Đối kháng và bất bạo động là chiến lược tốt nhất của chúng ta — cũng là những khó khăn mà dân tộc Iran đã trải qua cho đến ngày nay — nhờ vào ý thức truyền thống và sức mạnh tập thể.” (TTHN) 


 

Có phải Hamas đang chiến thắng?

Ba’o Tieng Dan

06/11/2023

Washington Post

Tác giả: Yuval Noah Harari

Trần Gia Huấn, chuyển ngữ

Người Israel thắp nến tại Quảng trường Dizengoff ở Tel Aviv ngày 18-10 để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công ngày 7-10 của Hamas. Nguồn: Ahmad Gharabli/ AFP/ Getty Images

Lời người dịch: Yuval Noah Harari là tác giả của những tác phẩm lừng danh như “Sapiens”, “Homo Deus” và “Unstoppable Us”. Ông là giáo sư sử, Đại học Hebrew, Jerusalem. Dưới đây là ý kiến của ông đăng trên báo Washington Post ngày 19-10-2023, sau khi Hamas mở cuộc thảm sát đẫm máu vào lãnh thổ Israel ngày 7-10-2023.

*****

Chiến tranh là tiếp nối của chính trị, nhưng bằng những phương tiện khác. Nhiều người thường tụng niệm câu thần chú này, nhưng có mấy ai để ý tới – đặc biệt giữa khói lửa chiến tranh. Cuộc thảm sát của Hamas trên lãnh thổ Israel và số người chết tăng lên ở Dải Gaza đã che phủ những động cơ khốn nạn của những kẻ đã gây ra chiến tranh. Xác người chồng chất, nhưng ai là kẻ chiến thắng? Không phải phe đã giết nhiều người hơn. Cũng không phải phe đã tàn phá nhiều nhà cửa hơn. Thậm chí, càng không phải phe đã giành được sự ủng hộ của thế giới. Phe chiến thắng là kẻ đạt được mục tiêu chính trị.

Hamas khởi động cuộc chiến này với một mục tiêu chính trị là ngăn cản hòa bình ở Trung Đông. Sau khi ký hiệp ước hòa bình với Tiểu Vương Quốc Arab Thống Nhất và Bahrain, Israel đang chuẩn bị ký hiệp ước hòa bình lịch sử với Saudi Arabia. Hiệp ước này đáng lý ra nó là một thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Đáng lý ra hiệp ước này sẽ bình thường hóa quan hệ giữa Israel và thế giới Arab. Các điều kiện của hiệp ước sẽ bao gồm những nhượng bộ đáng kể đối với người Palestine, giảm bớt nỗi đau khổ của hàng triệu người trong lãnh thổ bị chiếm đóng, và khởi động tiến trình hòa bình Israel và Palestine.

Viễn cảnh Israel hòa bình và bình thường hóa quan hệ với thế giới Arab là một nguy cơ tồn vong cho Hamas. Từ ngày thành lập năm 1987, tổ chức Hồi giáo cực đoan này chưa bao giờ nhìn nhận sự tồn tại của Israel và thề xóa sổ Israel bằng vũ lực, không khoan nhượng, không thương lượng. Vào thập niên 1990, Hamas đã làm tất cả những gì có thể để phá hỏng tiến trình hòa bình Oslo và mọi cố gắng hàn gắn sau đó.

Trong hơn một thập niên, chính phủ Israel do Thủ tướng Netanyahu lãnh đạo đã loại bỏ mọi cố gắng đàm phán với phe ôn hòa Palestine. Netanyahu tiếp cận chính sách diều hâu, chiếm đóng vùng đất tranh chấp; thậm chí, còn chấp nhận những ý tưởng cực hữu về quyền lực tối cao của người Do Thái.

Trong giai đoạn này, Hamas tỏ ra kiềm chế một cách đáng ngạc nhiên. Cả hai cùng áp dụng chính sách chung sống trong bạo lực. Ngày 7 tháng 10, khi nội các của Netanyahu đang chuẩn bị một bước đột phá lớn, ký hiệp ước hòa bình trong khu vực, thì Hamas tấn công Israel bằng toàn bộ lực lượng của mình. Hamas giết thường dân Israel bằng những cách man rợ nhất mà Hamas nghĩ ra. Mục đích trước mắt của cuộc khủng bố tàn bạo này là nhằm phá hiệp ước hòa bình Israel và Saudi. Mục đích lâu dài là gieo những hạt giống hận thù Israel trong tâm trí hàng triệu người Hồi giáo, và ngăn cản mọi cố gắng hòa bình của thế hệ tương lai.

Hamas biết rõ cuộc tấn công của họ sẽ làm Israel phải tím tái, tê dại, quẫn trí, vùng vẫy, đớn đau, và giận dữ. Những kẻ khủng bố mong muốn Israel tung ra một cuộc trả thù tổng lực, gây ra nỗi đớn đau tổn thất cho người Palestine. Hamas đặt mật danh cho chiến dịch này là al-Aqsa Tufan. Chữ tufan có nghĩa là lụt – hàm ý như trận “Đại Hồng Thủy” xảy ra ở thời Cựu Ước, nhằm dọn sạch thế gian tội lỗi; thậm chí, phải trả một giá đắt, xóa sổ cả loài người, nếu cần. Cuộc tấn công của Hamas nhằm tạo ra một cuộc tàn phá ở quy mô “tận thế” như lời tiên tri trong Kinh Thánh.

Liệu Hamas có quan tâm đến nỗi thống khổ của người dân Palestine? Mỗi cá nhân Hamas có thể có những cảm xúc và thái độ khác nhau, nhưng tổng quan của Hamas là coi thường nỗi đau khổ con người. Mục đích chính trị của Hamas được hướng dẫn bởi quan niệm viển vông hão huyền, nặng mùi tôn giáo.

Không giống như những phong trào thế tục như Mặt trận Giải phóng Palestine, mục tiêu tối thượng của Hamas không thuộc về thế giới này. Với Hamas, những người Palestines bị giết bởi Israel là những liệt sỹ vinh quang được ban thưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng. Càng nhiều người bị giết thì càng nhiều liệt sỹ thụ hưởng hạnh phúc vĩnh hằng.

Đối với Hamas và các nhóm Hồi giáo cực đoan khác, mục tiêu khả thi duy nhất cho loài người trên Trái Đất này là phải tuân thủ vô điều kiện các tiêu chuẩn về sự thánh thiện và công lý thiên đàng. Bởi vì, hòa bình bao hàm thương lượng và thỏa hiệp. Hamas cự tuyệt điều này. Hamas theo đuổi nền công lý tuyệt đối của riêng họ bằng bất cứ giá nào.

Nhân tiện, điều này cũng giải thích phong trào cánh tả cấp tiến đang xảy ra ở những quốc gia dân chủ phương Tây, trong đó có nhóm sinh viên Đại học Harvard. Họ đã miễn trừ Hamas khỏi trách nhiệm tàn bạo mà Hamas gây ra ở Be’eri, Kfar, Azza và nhiều ngôi làng khác trong lãnh thổ Israel, và ngay cả khủng hoảng nhân đạo ở Gaza. Thay vào đó, các tổ chức này đổ lỗi 100% lên đầu Israel.

Mối liên hệ giữa phong trào cánh tả và những nhóm tôn giáo cực đoan như Hamas là niềm tin vào nền công lý tuyệt đối, không chấp nhận những hiện thực phức tạp. Công lý là vô cùng cao cả, nhưng đòi hỏi một nền công lý tuyệt đối thì chắc chắn chỉ là những cuộc chiến tranh không hồi kết. Trong lịch sử thế giới, không có một hiệp ước hòa bình nào mà không có đàm phán, thỏa hiệp, thương lượng, chưa bao giờ đạt được một nền công lý tuyệt đối.

Nếu mục tiêu của Hamas là phá hiệp ước hòa bình Israel – Saudi, hủy bỏ mọi cơ hội đàm phán hòa bình ở Trung Đông, thì Hamas đã thắng lớn chỉ bằng một cú đấm knockout. Chính Israel đang giúp Hamas; bởi vì, chính phủ của Netanyahu đang tiến hành một cuộc chiến tranh mà không có mục đích chính trị rõ ràng.

Israel tuyên bố sẽ tước vũ khí của Hamas; Israel có quyền làm như vậy để bảo vệ công dân; và cho là Israel sẽ thành công. Đây chỉ là thành công quân sự, nhưng mục tiêu chính trị thì không đạt được. Trước mắt, Israel phải cứu lấy hiệp ước hòa bình Israel – Saudi. Về lâu dài, Israel phải bình thường hóa quan hệ với thế giới Arab.

Từng tham dự vào chính trường Israel trong những năm qua, tôi e rằng có những thành viên trong nội các Netanyahu đã gắn chặt vào tầm nhìn Kinh Thánh và nền công lý tuyệt đối, mà ít quan tâm tới thương lượng, hòa giải. Tất cả các bên liên quan phải ngăn cơn lũ do Hamas gây ra, hòng nhấn chìm Israel, Palestine và tàn phá cả thế giới Arab.

Lưu ý rằng, về mặt lý thuyết, chiến tranh hạt nhân đang cận kề. Nếu Hezbollah và những đồng minh của Iran sẽ phóng hàng chục ngàn tên lửa vào lãnh thổ Israel, thì Israel sẽ đáp trả tự vệ bằng vũ khí hạt nhân. Do đó, tất cả các bên nên từ bỏ những ảo tưởng trong Kinh Thánh, đừng đòi hỏi nền công lý tuyệt đối, mà tập trung vào giải quyết xung đột và gieo mầm cho thương lượng, hòa giải, hòa bình. Sau sự kiện ngày 7-10, hòa giải dường như là không thể. Gia đình và bạn bè tôi đã trải qua nỗi đớn đau, gợi nhớ tới những cảnh tượng kinh hoàng của thời Holocaust.

Tám thập niên đã trôi qua, kể từ thời Holocaust, Đức và Israel đã trở thành bạn tốt. Người Do Thái chưa bao giờ có được công lý tuyệt đối cho Holocaust – làm sao họ có thể? Liệu ai có thể nén những tiếng thét đau thương trong thanh quản, đưa làn khói trở lại từ ống khói của địa ngục Auschwitz, hay đưa người chết trở về từ lò thiêu.

Là một nhà sử học, tôi hiểu lời nguyền lịch sử là khơi dậy khát vọng sửa chữa quá khứ. Vô vọng! Không thể cứu được quá khứ. Hướng về tương lai. Để cho vết thương cũ lành lại hơn là nó trở thành nguyên nhân cho những đau thương mới.

Vào năm 1948, hàng trăm ngàn người Palestine mất nhà trên lãnh thổ Palestine. Để trả đũa, ngay sau đó, hàng trăm ngàn người Do Thái bị tống cổ khỏi Iraq, Yemen, và nhiều quốc gia Hồi giáo khác.

Kể từ đó, thương đau chồng chất thương đau. Vòng xoáy lẩn quẩn của bạo lực chồng chất thêm bạo lực. Không cần phải lặp lại chu kỳ này nữa. Tất nhiên, đang giữa cơn thịnh nộ, chúng ta không hy vọng chặn được vòng xoáy bạo lực này. Điều chúng ta có thể làm được bây giờ là giảm bớt sự leo thang, và đưa ra những tia hy vọng cụ thể.

Một sáng kiến kêu gọi Hamas thả tất cả phụ nữ, trẻ em, trẻ sơ sinh mà họ đang giữ làm con tin, để đổi lấy Israel thả tù nhân Palestine. Liệu đây có phải là công lý? Không. Công lý đòi hỏi Hamas ngay lập tức và vô điều kiện thả tất cả mọi con tin. Tuy vậy, sáng kiến này là một bước nhằm giảm căng thẳng. Một sáng kiến khác cho người Palestine rời Gaza an toàn tới một quốc gia khác. Egypt, có đường biên giới với Gaza, nên tiên phong trong vấn đề này. Thế nhưng, Egypt không đồng ý. Israel có thể là nơi cư trú cho thường dân Palestine.

Nếu không có nước nào chấp nhận bảo vệ thường dân Palestine thì Hội Chữ Thập Đỏ phải được phép tiếp cận con tin, và chấp nhận các điều kiện của Hội thì Israel sẽ mời Hội Chữ Thập Đỏ và tổ chức nhân đạo quốc tế thiết lập tạm thời nơi trú ẩn cho thường dân Palestine ngay trong biên giới Israel. Nơi trú ẩn này cung cấp chỗ ở tạm thời cho phụ nữ, trẻ em và những người bệnh. Khi chiến tranh kết thúc, họ sẽ về lại Gaza.

Làm công việc này là hoàn thành nghĩa vụ đạo đức bảo vệ thường dân Palestine, đồng thời hỗ trợ quân đội Israel trên chiến trường, giảm số lượng thường dân bị bắt trong khu vực đang giao tranh.

Những sáng kiến này có thành hiện thực không? Tôi không biết. Nhưng tôi biết rằng chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị bằng một phương tiện khác. Mục tiêu chính trị của Hamas là phá bỏ mọi cơ hội hòa bình. Mục tiêu của Israel là duy trì mọi cơ hội hòa bình. Chúng ta phải thắng cuộc chiến này. Đừng rơi vào bẫy giúp Hamas đạt được mục tiêu.


 

Mời quân Hamas uống cà phê, vợ chồng Do Thái được giải cứu kịp thời

Mời quân Hamas uống cà phê, vợ chồng Do Thái được giải cứu kịp thời

Ba’o Nguoi-viet

October 9, 2023

OFAKIM, Israel (NV) – Một đôi vợ chồng bị 5 tay súng từ Dải Gaza giam lỏng tại nhà của họ trong gần một ngày, con trai họ đợi bên ngoài, cho tới khi lực lượng an ninh xông vào giải cứu.

Rachel và David sống ở thị trấn Ofakim phía Nam mô tả cách họ câu giờ để sống còn khi bị những kẻ khủng bố từ Dải Gaza giam cầm suốt 15 tiếng tại nhà – liên tục đe dọa hành quyết họ – bằng cách cho đám dân quân uống cà phê và ăn bánh ngọt.

David và Rachel kể chuyện với các đài truyền thông tiếng Do Thái sau khi cảnh sát xông vào chung cư và giải cứu họ.

Đôi vợ chồng có hai con trai đều là cảnh sát, bị bắt giữ trong cuộc xâm lược quy mô lớn của hàng trăm quân Hamas từ Dải Gaza, xâm nhập Israel vào sáng sớm Thứ Bảy, 7 Tháng Mười và hoành hành miền Nam.

Các tay súng giết chết hơn 900 người, đả thương hơn 2,000 người và bắt hơn 130 người về Gaza. Ngoài ra, những kẻ khủng bố còn bắt giữ con tin từ bên trong Israel tại nhiều địa điểm và lực lượng an ninh phải mất nhiều giờ mới dần dần giành quyền kiểm soát.

Một trong những câu chuyện bắt giữ con tin đã diễn ra tại Ofakim, thị trấn gần Gaza, nơi 5 tay súng leo qua cửa sổ phòng ngủ tầng trệt rồi bắt giữ David và Rachel.

“Họ thật thâm độc, họ tới để giết chúng tôi,” David nói với Đài Channel 12.

“Tôi có nói với ông xã, ‘Nếu chết, tôi sẽ chết cùng ông,’” Rachel kể lại.

David nói những kẻ khủng bố không đánh đập họ nhưng nói rằng họ sẽ trở thành “những kẻ tử vì đạo.”

Giám Đốc An Ninh Arkadi Schuster cho biết đội đặc nhiệm phát giác họ đang bị bắn từ ngôi nhà và kế hoạch tác chiến đầu tiên là ném lựu đạn vào nhà để tiêu diệt những kẻ khủng bố.

Khi cảnh sát đang chuẩn bị tấn công, những người khác hét lên rằng ngôi nhà đó là của cha mẹ một sĩ quan đồng nghiệp – và đôi vợ chồng vẫn ở bên trong.

Sau đó, hai bên tiến hành đàm phán, Schuster cho biết, những kẻ khủng bố yêu cầu thực phẩm, nước uống và dụng cụ y tế để băng bó một người bị thương trong cuộc đọ súng trước đó với toán đặc nhiệm. Một trong những kẻ khủng bố cũng bị kết liễu.

Đám khủng bố cũng xin một cái điện thoại di động, nhưng những yêu cầu đó bị khước từ, Schuster nói.

“Tôi thấy bọn họ giận dữ,” Rachel nói với đài truyền hình. “Tôi hỏi họ có đói bụng không. Rồi tôi pha cà phê và lấy bánh ngọt cho họ ăn.”

Trong lúc  Rachel cố gắng đánh lạc hướng những kẻ bắt giữ, bọn họ bắt đầu hát những ca khúc của ca sĩ người Israel Lior Narkis, bà kể lại.

Ở bên ngoài, con trai của ông bà là Evyatar, viên sĩ quan cảnh sát, mô tả đường đi nước bước trong nhà cho lực lượng chống khủng bố chuẩn bị đột nhập và giải cứu.

Cảnh sát tiến tới đường đi vô nhà rồi đàm phán với các tay súng qua cửa đang hé mở. Evyatar cũng ở đó, đôi khi chỉ cách cha mẹ anh vài mét.

Trong lúc thương lượng, một trong những kẻ khủng bố lấy một cái bàn che chắn tạm rồi cầm một trái lựu đạn tháo chốt giơ lên đầu Rachel. Một kẻ khác ngồi ở cầu thang chĩa súng vào cảnh sát.

Nói với Đài Channel 13, Rachel cho biết những kẻ khủng bố có võ khí hạng nặng, gồm có cả tên lửa chống tăng LAW.

Trong lúc thương thảo, Evyatar ra hiệu cho mẹ không được để lộ anh là con trai, kẻo bọn khủng bố phát giác.

Trong chốc lát, một sĩ quan hỏi một trong những kẻ khủng bố chúng có bao nhiêu tay súng, Rachel giơ tay lên mặt làm ra vẻ bình thường, các ngón tay xòe ra biểu thị có năm tay súng.

Tuy nhiên, kẻ khủng bố để ý và cảnh cáo bà đừng có “bày trò,” bà nói với Đài Channel 13.

Cuối cùng, vào lúc 2 giờ 30 sáng Chủ Nhật, đội đặc nhiệm khai triển nỗ lực giải cứu.

“Chúng tôi cận kề những kẻ khủng bố nhưng chúng tôi đã được cứu. Tạ ơn Chúa vì tôi còn sống, không thể tin được,” bà nói với Đài Channel 12.

“Tôi phóng lên người vợ mình. Làn đạn bay trên đầu chúng tôi. Tôi chẳng biết mình sống sót bằng cách nào,” David nói với mạng lưới truyền hình. “Khi một sĩ quan với lấy tay tôi, tôi nhận ra rằng mình vừa được cứu sống.”

Tường nhà lỗ chỗ vết đạn. Máu vương trên sàn.

Khi đôi vợ chồng được đưa ra ngoài, Evyatar ôm lấy cha mẹ và hớt hãi trong nước mắt: “Mẹ ơi, mẹ còn sống, mẹ còn sống.” (TTHN)


 

Biên niên sử bỏ túi về xung đột Israel – Palestine: Từ góc nhìn công pháp quốc tế

Biên niên sử bỏ túi về xung đột Israel – Palestine: Từ góc nhìn công pháp quốc tế.

NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG

Cuộc tranh chấp điển hình nhất, dai dẳng nhất về chủ quyền lãnh thổ.

 

Bản đồ khu vực Israel – Palestine hiện nay. Ảnh: sbs.com.au.

Lịch sử xung đột giữa người Israel và người Palestine có lẽ là một câu chuyện có nhiều góc nhìn phân cực còn hơn cả chiến tranh Việt Nam, theo nhận định riêng của người viết. Cách một người hiểu về xung đột này hoàn toàn lệ thuộc vào việc người đó có cảm tình với người Do Thái hay với thế giới Arab.

Tranh chấp Israel – Palestine được xem là cuộc tranh chấp điển hình nhất, nhưng dai dẳng nhất liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới, xung đột vũ trang và phi thực dân hóa… trong quan hệ quốc tế. Trong bài viết này, người viết hy vọng cung cấp được một lượng thông tin vừa phải, được trung tính hóa qua lăng kính pháp luật quốc tế, nhằm góp phần giúp các cuộc thảo luận tại Việt Nam về chủ đề này mang tính xây dựng hơn.

Người viết nhận thức được rằng các yếu tố đồng minh và địa chính trị, như việc Israel là bạn “vào sinh ra tử” của Hoa Kỳ tại Trung Đông, và việc Palestine là anh em “giọt máu đào” của cả Liên Hiệp Arab (Arab League) lẫn Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (Islamic Cooperation Organization – ICO) hùng mạnh là lý do quan trọng khiến cho xung đột giữa hai thực thể kéo dài đến tận ngày nay.

Tuy nhiên, chỉ biết cúi đầu chấp nhận trước tư duy “cá lớn nuốt cá bé” chưa bao giờ là cách mà lịch sử, pháp luật và sự tiến bộ của nhân loại chuyển động, tiến hóa. Có hiểu biết và có nhìn nhận sâu sắc về sự kiện này thông qua lăng kính pháp lý mới có thể giúp người Việt Nam nhìn nhận nghiêm túc hơn về công lý quốc tế và một trật tự pháp lý quốc tế bình đẳng.

  1. Israel và Palestine có danh nghĩa gì trong pháp luật quốc tế?

Có thể sẽ có học giả mang hai học thuyết là thuyết cấu thành (constitutive theory) và thuyết tuyên bố (declaratory theory) để bàn về tính chính danh và sự tồn tại của một quốc gia.

Thuyết cấu thành cho rằng một thực thể chính trị chỉ có thể được xem là một quốc gia nếu nó được các quốc gia khác công nhận. Tuy nhiên, thuyết này đã quá lỗi thời và thậm chí có tính phản động, vì nó từng tạo ra sân chơi độc quyền giữa các quốc gia tự nhận mình là văn minh. Họ thường xem các quốc gia khác là chưa đủ phát triển để có thể tự quyết định vận mệnh của mình, từ đó tạo nên nền tảng của chủ nghĩa thực dân.

Thuyết tuyên bố lại cho rằng một thực thể chính trị đương nhiên phải được công nhận là một quốc gia nếu nó đã đạt đủ các quy chuẩn khách quan theo pháp luật quốc tế. Đây là học thuyết đã và đang được đại đa số học giả quốc tế ủng hộ.

Vậy tiêu chuẩn khách quan đó là gì?

Có bốn yếu tố cơ bản để đánh giá một thực thể chính trị đã đến ngưỡng quốc gia (state) trong pháp luật quốc tế hay chưa, xuất phát từ Công ước Montevideo (được ký kết và có hiệu lực từ năm 1933 giữa một số quốc gia châu Mỹ). Ngày nay, bốn nguyên tắc Montevideo đã được xem là tập quán pháp quốc tế và được thừa nhận rộng rãi.

Bốn nguyên tắc này bao gồm:

  1. Có dân cư xác định;
  2. Có lãnh thổ xác định;
  3. Có chính quyền đại diện, quản lý;
  4. Có khả năng tham gia và bảo đảm các nghĩa vụ quốc tế.

Như vậy, trong trường hợp của Israel, nó đương nhiên được xem là một quốc gia theo pháp luật quốc tế mà không còn gì để bàn cãi. Tuy nhiên, nếu buộc phải nói thêm về sự thừa nhận quốc tế, có thể ghi nhận thêm rằng Israel là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1949 và được hầu hết các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc công nhận.

Hiển nhiên, vẫn có trên dưới 30 quốc gia Arab và Hồi giáo, điển hình như Iran, không công nhận sự tồn tại của Israel. Họ công khai cho rằng quét sạch Israel và người Do Thái ra khỏi bản đồ thế giới là nghĩa vụ tôn giáo của mình.

Riêng về Palestine, câu chuyện có hơi phức tạp hơn.

Nếu xét về mặt quốc tế, cũng đã có hơn 100 quốc gia thừa nhận sự tồn tại của quốc gia Palestine. Họ cũng có danh nghĩa quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc từ năm 2012 (Permanent Observer of the State of Palestine to the United Nations). Dù chưa phải là thành viên chính thức, như chúng ta đã nói ở trên, đây không phải là vấn đề để cân nhắc liệu Palestine có phải là một quốc gia hay không.

Vấn đề ở chỗ khó có thể xem Palestine có một chính phủ hiệu quả và có năng lực tham gia vào các mối quan hệ quốc tế.

Nói ngắn gọn, Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organization – PLO) và Chính quyền Palestine (Palestinian Authority – PA) hiện nay là hai tổ chức được xem có chức năng đại diện quốc tế cho một dân tộc Palestine thống nhất (với PLO đóng vai trò trung tâm).

Song bên trong PLO lại là nhiều đảng phái chính trị có vũ trang khác nhau, với hai thế lực lớn nhất là Hamas và Fatah.

Fatah là một nhóm chính trị tương đối ôn hòa mong muốn theo đuổi hòa bình cho Palestine bằng con đường ngoại giao và pháp luật quốc tế. Hamas, ngược lại, hoạt động giống với tư cách một tổ chức cực đoan thường xuyên thực hiện các vụ khủng bố nhắm vào dân thường Israel. Họ tin rằng bạo lực vũ trang là con đường duy nhất.

Từ thập niên 1990, trong giai đoạn Fatah nắm đa số trong PLO và đang thực hiện các nỗ lực hòa giải với Israel và nhiều nghĩa vụ quốc tế khác, Hamas đã phá hoại các nỗ lực này bằng các cuộc khủng bố.

Cho đến giai đoạn 2019 – 2020, Hamas dần phủ nhận tính chính danh của PLO và tự hành động một mình.

Thậm chí, từ năm 2005, nhiều chuyên gia cho rằng quốc gia Palestine từ khi chưa thành hình đã ở trong tình trạng nội chiến.

Vì những lý do này, rất khó xem Palestine đã có đầy đủ các tiêu chuẩn để được công nhận là một quốc gia theo đúng pháp luật quốc tế.

Điều này không nhằm phủ nhận nhu cầu độc lập của người Palestine. Tuy nhiên, việc chỉ ra nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các nghĩa vụ quốc tế mà chúng ta sẽ phân tích ở phần sau.

  1. Có một thực thể chính trị và dân tộc Palestine xuyên suốt trong lịch sử hay không?

Trước tiên cần phải nói rõ ràng là việc một vùng đất mang tên Palestine không đồng nghĩa với việc “người Palestine” đương nhiên là chủ nhân của nó. Câu chuyện không kết thúc đơn giản ở đó.

Từ Palestine hiện đại là một phiên bản của từ “Philistia” trong tiếng Hy Lạp, chỉ vùng đất nhỏ ở Trung Đông do người Philistines sinh sống và cai quản. Người Philistines đúng gốc theo tên gọi thì lại là một chủng người gốc Aegean và không có liên hệ máu mủ gì với người Palestine đương đại ngày nay.

Đến thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, người La Mã đặt tên chung cho vùng đất này là Syria Palaestina, một đơn vị hành chính nhỏ thuộc tỉnh Syria trong đế chế khổng lồ của mình.

Sau một khoảng thời gian dài thuộc về Đế chế Ottoman (mà Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay là thực thể kế thừa), dân cư của Palestine bị Arab hóa (Arab-ise). Bản thân người Palestine cũng xem mình là người gốc Arab nói chung, và chỉ sinh sống ở Palestine mà thôi.

Như vậy, cho đến tận những năm 1948, danh từ riêng Palestine thường được dùng để chỉ vùng địa lý nằm giữa biển Địa Trung Hải và sông Jordan. Nhóm dân cư Arab sinh sống tại đây chỉ được nhắc đến như là “Palestinian” cũng vào cùng thời điểm mà chủ nghĩa dân tộc cực đoan Do Thái (Zionism) phát triển mạnh mẽ.

Nếu nhìn vào tiến trình lịch sử, có thể nói chủ nghĩa dân tộc của người Palestine được xây dựng như là một đối trọng với sự trở về đông đảo (và có tính vũ lực, cưỡng chế) của người Do Thái trên vùng đất thánh của cả Hồi giáo, Công giáo lẫn Do Thái giáo này.

  1. Lược sử lãnh thổ Palestine nhìn từ góc độ công pháp quốc tế

Sau khi đã xác định được rằng Palestine suốt trong lịch sử chỉ là tên gọi cho một vùng địa lý mà không phải một dân tộc cụ thể, chúng ta có thể loại bỏ định kiến cho rằng vùng đất này đương nhiên thuộc về ai và ai là kẻ xâm lược.

Về quá trình phát triển và tranh chấp tại Palestine, đó là thứ lộn xộn nhất mà một sinh viên công pháp quốc tế buộc phải tìm hiểu trong chặng đường học tập của mình. Do đó, người viết xin được phép tóm gọn quá trình bằng các gạch đầu dòng để bạn đọc có thể dễ theo dõi và hình dung.

  • Trước Đệ nhất Thế chiến (1914 – 1918), Palestine là một vùng đất thuộc Đế chế Ottoman. Như đã nói, không tồn tại dân tộc Palestine và cũng không có chủ nghĩa dân tộc Palestine tại đây.
  • Sau Đệ nhất Thế chiến, với tư cách là một quốc gia thua trận, cộng với những vấn đề nội địa, Đế chế Ottoman chính thức tan rã và nhiều vùng đất thuộc địa của nó trước đó được đặt dưới mô hình lãnh thổ ủy trị của Hội Quốc Liên (League of Nations Mandate territories). Vương quốc Anh được giao quản lý Palestine theo sự ủy quyền của Hội Quốc Liên.
  • Sau Đệ nhị Thế chiến (1939 – 1945), không còn đủ sức kiểm soát các phong trào vũ trang và các lãnh chúa quân sự tại đây, Vương quốc Anh đưa tình huống Palestine lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) để cộng đồng quốc tế xem xét.
  • Nghị quyết UNGA 181, phê chuẩn Partition Plan, được ban hành vào năm 1947 với dự định lập ra cả hai nhà nước Do Thái và nhà nước Arab. Thánh địa Jerusalem nằm bên trong phần lãnh thổ của nhà nước Arab, nhưng có chế độ chính trị đặc biệt corpus separatum,không thuộc chủ quyền của cả hai nhà nước.

Lãnh thổ màu xanh thuộc người Do Thái và lãnh thổ màu cam thuộc người Arab. Ảnh: Britannia.   

Năm 1948, dựa trên Partition Plan, Israel tuyên bố thành lập nhà nước độc lập của người Do Thái và được cả hai “ông lớn” Hoa Kỳ và Liên Xô cùng công nhận (một điều không quá lạ lùng nếu bạn đọc qua Kinh Thánh Công giáo). Tuy nhiên, tuyên bố này cũng dẫn đến xung đột giữa cộng đồng Do Thái và người Arab ở đây.

Cuộc chiến Israel – Arab 1948 bùng nổ. Các quốc gia Arab láng giềng như Ai Cập, Transjordan (Jordan ngày nay) và Syria đổ quân vào can thiệp và hỗ trợ dân cư Arab tại vùng này. Song họ không được Liên Hiệp Quốc ủy quyền.

Tuy nhiên, Israel thân cô thế cô lại chiến thắng cuộc chiến tưởng chừng không cân sức này. Họ giành quyền kiểm soát không chỉ vùng lãnh thổ của nhà nước Do Thái được ghi nhận trong Partition Plan, mà còn hơn 60% vùng lãnh thổ được ghi nhận dành cho nhà nước Arab, bao gồm cả phía Tây Jerusalem.

Nhưng đáng nói hơn cả, đường phân định này được các quốc gia Hồi giáo lớn mạnh nhất trong khu vực như Ai Cập, Jordan, Lebanon và Syria đồng ý với Israel bằng nhóm Hòa ước Armistice.

Năm 1964, Liên hiệp Arab chính thức được thành lập và hỗ trợ tài chính cho hoạt động của cái gọi là Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Đây là giai đoạn quan hệ đối ngoại giữa Israel và liên minh thế giới Arab ngày càng xấu đi. Chủ nghĩa dân tộc Palestine chính thức thành hình bằng ngoại lực.

Cuộc chiến 6 ngày 1967 bùng nổ.

Trong bối cảnh các quốc gia Hồi giáo gần biên giới chuẩn bị vũ trang và huy động quân đội ráo riết sẵn sàng cho một cuộc chiến chống mình, Israel “tiên hạ thủ vi cường”, tấn công trước cả ba quân đội Ai Cập, Syria và Jordan. Hiển nhiên, cái gọi là tự vệ chủ động này hoàn toàn vi phạm pháp luật quốc tế.

Israel, một lần nữa, chiến thắng cuộc chiến đáng lẽ họ phải thua. Qua đó, họ chiếm toàn bộ vùng Sinai (có kênh đào Suez cực kỳ quan trọng của Ai Cập), chiếm toàn bộ khu vực Gaza và West Bank (Bờ Tây) thuộc phần lãnh thổ còn lại của nhà nước Arab theo Partition Plan, và chiếm cả vùng Golan Heights (Cao nguyên Golan) của Syria.

Năm 1964, Liên hiệp Arab chính thức được thành lập và hỗ trợ tài chính cho hoạt động của cái gọi là Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Đây là giai đoạn quan hệ đối ngoại giữa Israel và liên minh thế giới Arab ngày càng xấu đi. Chủ nghĩa dân tộc Palestine chính thức thành hình bằng ngoại lực.

Ảnh: Palestine Portal

Cùng năm 1967, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đồng thuận tuyệt đối và ban hành Nghị quyết 242, yêu cầu Israel rút khỏi West Bank, Gaza, Sinai và Golan Heights. Năm 1982, Israel trao trả Sinai cho Ai Cập.Tình hình lãnh thổ này kéo dài cho đến ngày nay mà không có biến chuyển nào đáng kể. Israel tiếp tục là bên có khả năng kiểm soát thực tế ba vùng Gaza, West Bank và Golan Heights.

Ảnh: Wikipedia.

  1. Như vậy, thế nào là “nguyên trạng” của Palestine? Ai đang cai quản vùng nào?Cho đến hiện nay, khi các quốc gia và tổ chức quốc tế yêu cầu Israel rút quân và ngừng chiếm đóng vùng đất của người dân Palestine, họ đang mong muốn chuyển về hiện trạng trước năm 1967, tức bản đồ dưới đây.

Ảnh: BBC.

Với cách tiếp cận này, cộng đồng quốc tế phần nào công nhận các phiên bản của Hòa ước Armistice giữa Israel và nhiều nước láng giềng. Lãnh thổ Israel nhờ đó mà được mở rộng hơn nhiều lần so với Partition Plan trước đây (vốn đã khó có thể trở thành hiện thực chính trị).Tuy nhiên, Israel vẫn có trách nhiệm rút quân hoàn toàn khỏi Gaza và West Bank, mà quan trọng hơn cả là Đông Jerusalem để trao trả đất cho người Palestine. Họ cũng cần rút khỏi Golan Heights để trao trả lãnh thổ cho Syria. Cần ghi nhận rằng Israel có một số nhượng bộ dân sự và lãnh thổ cho PLO trong suốt giai đoạn xung đột.Ví dụ với Hiệp định Oslo (Oslo Accord) vào năm 1993, Israel rút quân của mình khỏi một phần West Bank và Gaza (nhưng không xác định cụ thể vị trí với công chúng) để PLO có thể thành lập chính quyền và các cơ quan dân sự tự trị dành cho người Palestine. Hay vào năm 2005, Israel chính thức rút quân khỏi toàn bộ Gaza, đồng thời với việc xóa bỏ các khu định cư Do Thái tại đây. Kế hoạch này thường được biết đến với tên gọi “Gaza disengagement”. Hiện nay, tổ chức Hamas là thế lực Palestine nắm giữ và quản lý trực tiếp tại Gaza. Khúc mắc ở chỗ, quân đội Israel vẫn đang tiếp tục quản lý bầu trời và vùng biển Gaza. Họ cũng có khả năng triển khai quân sự triệt để và toàn diện lên vùng đất này vào bất kỳ lúc nào.Trong khi đó, tại West Bank, Israel vẫn đang tiếp tục mở rộng chiến lược định cư vĩnh viễn của các khu dân cư Do Thái, dù tại đây đã có sự hiện diện của một chính phủ tự trị do người Palestine làm chủ.Trong giai đoạn Donald Trump nắm quyền ở Hoa Kỳ, ông này cũng chính thức công nhận Golan Heights và Đông Jerusalem thuộc chủ quyền của Israel, khiến cộng đồng quốc tế vô cùng lo ngại. Bản thân chính quyền Joe Biden hiện nay cũng né tránh việc phủ nhận hoàn toàn hệ quả chính sách ngoại giao từ thời Trump.

  1. Việc Israel chiếm đóng và mở rộng định cư có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không?

 

Chắc chắn là có vi phạm tại ba điểm nóng Gaza, West Bank và Golan Heights. Điều này đã được khẳng định rõ trong Nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vốn có giá trị pháp lý bắt buộc theo pháp luật quốc tế. Nghị quyết yêu cầu rõ Israel rút quân hoàn toàn khỏi các vùng lãnh thổ đang bị chiếm đóng sau xung đột (1967), từ đó khẳng định việc thôn tính lãnh thổ thông qua xung đột vũ trang là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.Ngoài ra, hàng loạt các nghị quyết khác của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trải dài nhiều thập niên tiếp tục lên án việc mở rộng các khu tái định cư Do Thái tại West Bank và Golan Heights.Cuối cùng, không thể không kể đến Quan điểm tham vấn của Tòa án Công lý Quốc tế trong văn bản “Legal Consequences of the Construction of a Wall”, phủ nhận hoàn toàn tính pháp lý quốc tế của việc xây dựng các bức tường cắt sâu vào lãnh thổ West Bank.

  1. Pháp luật quốc tế nào điều chỉnh xung đột vũ trang giữa Israel và người Palestine?Có hai loại xung đột vũ trang được pháp luật quốc tế thừa nhận và điều chỉnh. Một là xung đột vũ trang quốc tế, hay International Armed Conflict (IAC).Đây là loại xung đột vũ trang diễn ra giữa hai chủ thể có tư cách quốc gia, với hệ thống pháp luật điều chỉnh xung đột đã được xây dựng và hoàn thiện từ một, hai thế kỷ nay. Cơ chế bảo vệ thường dân và các nguyên tắc nhân đạo cũng rõ ràng, mạnh mẽ hơn.Chúng ta có thể nghĩ đến Bốn Công ước Genevavề tù binh, hàng binh, về thường dân/ người tham chiến hay các nạn nhân chiến tranh nói chung, cũng như nhóm Công ước Hague về luật chiến tranh, v.v. Đây là các văn kiện tạo thành một hệ thống đồ sộ và có tính thẩm quyền tối cao trong việc điều chỉnh hoạt động chiến tranh.Liên hệ với chiến tranh Việt Nam cho gần gũi, xung đột diễn ra giữa quân đội Bắc Việt và Nam Việt, giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ là IAC.Loại xung đột thứ hai là xung đột vũ trang phi quốc tế (song không nhất thiết phải là quốc nội), hay Non-international Armed Conflict (N-IAC).Đây là xung đột vũ trang diễn ra giữa quốc gia với một lực lượng vũ trang phi nhà nước, hoặc giữa hai lực lượng vũ trang nhà nước với nhau. Hệ quả nhân đạo và cường độ bạo lực của nó không hề kém so với loại xung đột thứ nhất. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật điều chỉnh N-IAC lại tương đối yếu, với nội dung chủ yếu nằm trong Nghị định thư bổ sung thứ Hai dành cho Công ước Geneva (Additional Protocol II).Tiếp tục viện dẫn đến chiến tranh Việt Nam, xung đột giữa chính quyền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (thường được gọi là Việt Cộng) là điển hình của xung đột vũ trang phi quốc tế.Trong tình huống giữa Israel và Palestine, do vẫn không thể xác định được chính quyền và nhà nước thống nhất đại diện cho dân tộc Palestine, như chúng ta đã nói ở trên, nhiều học giả thiên về việc xác định xung đột vũ trang giữa Palestine và Israel là xung đột vũ trang phi quốc tế.Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau.Ví dụ, nếu áp dụng IAC, quân nhân tham chiến không thể bị truy tố hay trừng phạt chỉ vì họ tham gia vào hoạt động vũ trang. Tuy nhiên, nếu áp dụng N-IAC, những người tham chiến hoàn toàn có thể phải hầu tòa hình sự vì hành vi chiến đấu của mình.Trong ngữ cảnh khác, nếu xác định xung đột là N-IAC, thẩm quyền của các cơ quan tài phán hình sự quốc tế sẽ không thể được áp dụng.Một số học giả đưa ra đề xuất “nước đôi”, tức xem xung đột vừa là quốc tế vừa là phi quốc tế.Họ dẫn chứng rằng vì Hamas đã nắm giữ Gaza và quân đội Israel đã đồng ý rút hoàn toàn khỏi đây, Hamas có thể đại diện người dân Palestine tham gia vào IAC với Israel.Riêng ở West Bank, với lực lượng chiếm đóng Israel vẫn kiểm soát hoàn toàn khu vực và tiếp tục vai trò quản lý hành chính của mình, xung đột nếu có giữa Israel và các nhóm dân cư ở West Bank nên được xem là N-IAC.
  2. Trong quá trình xung đột vũ trang này, ai đang vi phạm pháp luật quốc tế?Đáng tiếc là cả hai.Về phía Israel, việc duy trì chiếm đóng và phân biệt đối xử về mặt pháp lý, cưỡng chế tài sản, đất đai của người Palestine để phục vụ cho các khu tái định cư Do Thái vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva thứ Tư về quyền của thường dân mà thế lực chiếm đóng trên lãnh thổ chiếm đóng phải tuân thủ.Về phía Palestine, PLO và các chính đảng quân sự của mình tiếp tục thất bại trong việc kiểm soát các hoạt động khủng bố nhắm vào thường dân Israel. Đã xuất hiện các cáo buộc về việc sử dụng thường dân làm bia đỡ đạn (human shield), không tuân thủ nguyên tắc phân biệt giữa thường dân/ người tham chiến, tấn công vũ trang không phân biệt (indiscriminate armed attack), bắt cóc và ám sátquân dân lẫn thường dân quốc tịch Israel, v.v. Thực tế cho thấy, bộ máy công tố của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC) đang có những động thái điều travà khởi tố các cáo buộc liên quan đến tội ác chiến tranh (war crimes) mà cả hai bên thực hiện.

Đính chính: Sửa “bằng Hòa ước Armistice” thành “bằng nhóm Hòa ước Armistice”, đồng thời sửa lại link nguồn. (12:11 ngày 16/5/2021 giờ Việt Nam)

https://www.luatkhoa.com/2021/05/bien-nien-su-bo-tui-ve-xung-dot-israel-palestine-tu-goc-nhin-cong-phap-quoc-te/