Không quên tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

Không quên tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-09-06

09062015-what-stil-goin-on-in-schina-sea.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Hải quân Trung Quốc hoạt động trên biển Đông

Hải quân Trung Quốc hoạt động trên biển Đông

chinanews

Tin tức về thị trường chứng khoán lao dốc, những vụ nổ hóa chất ở Hoa lục và hoạt động duyệt binh mừng 70 năm mừng chiến thắng Phát xít Nhật tại Bắc Kinh dường như che lấp mọi thông tin về những diễn tiến ngoài Biển Đông.

Vậy thực tiễn tình hình ở đó ra sao?

Tham vọng không đổi của Trung Quốc

Giới quan sát lâu nay đều đồng ý với nhận định là ý đồ làm chủ Biển Đông của Trung Quốc từ trước đến nay vẫn không có gì thay đổi. Bắc Kinh có lúc dường như xuống giọng về vấn đề Biển Đông; thế nhưng đó là những lúc mà họ gặp phải những bất lợi khiến không thể hung hăng như cũ.

Tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á-ASEAN lần thứ 48 vào đầu tháng 8 vừa qua ở Kuala Lumpur, Malaysia, bộ trưởng Vương Nghị của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã ngưng hoạt động cải tạo, bối đắp các đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp với một số nước trong khu vực.

Tuy nhiên chỉ chừng 3 tuần lễ sau đó, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ra phúc trình nói diện tích mà Trung Quốc cải tạo tại quần đảo Trường Sa tăng gần 50 % so với tháng 5.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, khoa Sử, Đại học Maine- Hoa Kỳ đưa ra một số nhận định về quan hệ Trung- Việt liên quan đến Biển Đông và thái độ của Trung Quốc như sau:

“ Đối với Việt Nam bao nhiêu phái đoàn sang bên đó rồi. Trước phái đoàn của ông Trọng là phái đoàn của bộ trưởng Lê Hồng Anh, vào vào đầu tháng tư ông Trọng sang phải nhắc lại chuyện Biển Đông. Trung Quốc có hứa và ký 4 hiệp định hợp tác…Rồi sau chuyến ông Trọng đi ( Trung Quốc) có nói phải thêm nhiều cuộc họp song phương để giải quyết các vấn đề: vấn đề biên giới, vấn đề trao đổi hàng hóa giữa hai bên, vấn đề các nhà thầu của Trung Quốc không làm tới nơi tới chốn… Bây giờ họ cũng đang bàn cãi thôi, cũng chưa đi đến đâu!

“ Lâu nay Trung Quốc vẫn có tiếng là lời nói và hành động của họ không có thống nhất. Bây giờ theo tôi nghĩ nếu trên Biển Đông tình thế khác với những gì họ tuyên bố chính thức thì không có điều gì đáng phải bất ngờ cả. Hiện tại sự chú ý vẫn tập trung vào việc Trung Quốc hoàn thành các đảo nhân tạo và xây lắp các trang thiết bị ở đó

TS Lê Hồng Hiệp”

Tôi nghĩ nếu có gì đi đến đâu ( nói không phải mình nịnh Mỹ), nhưng bây giờ tình hình kinh tế khó khăn như thế này và Tập Cận Bình sắp sang Mỹ; theo tôi từ nay đến đó mà Tập Cận Bình thấy tình hình trong nước quá khó khăn thì có thể chịu một số nhượng bộ thế nhưng trước khi đi phải làm hăng để đỡ mất mặt. Làm hăng như thế để đến khi gặp Mỹ có chịu nhượng bộ gì không. Đối với Trung Quốc chuyện mất mặt rất quan trọng, mặc dù biết làm ẩu nhưng họ vẫn làm tới!”

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia Việt Nam tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng có những đánh giá về diễn tiến các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông:

“ Lâu nay Trung Quốc vẫn có tiếng là lời nói và hành động của họ không có thống nhất. Bây giờ theo tôi nghĩ nếu trên Biển Đông tình thế khác với những gì họ tuyên bố chính thức thì không có điều gì đáng phải bất ngờ cả. Hiện tại sự chú ý vẫn tập trung vào việc Trung Quốc hoàn thành các đảo nhân tạo và xây lắp các trang thiết bị ở đó. Liệu họ có các thiết bị phục vụ cho mục đích quân sự hay không chẳng hạn là điều mà chúng ta cần phải quan tâm theo dõi. Nếu họ có các hoạt động hướng đến quân sự hóa các đảo nhân tạo này thì đó thực sự là một bước leo thang và gây ra những mối quan ngại cho tình hình an ninh khu vực.”

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham dự một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi tại Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh vào ngày 16 Tháng 5 năm 2015.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham dự một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi tại Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh vào ngày 16 Tháng 5 năm 2015. AFP

Thế giới lên tiếng

Có thể nói sau khi thông tin và hình ảnh những khu bãi và đá tại quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát được bồi đắp, cải tạo trở thành những đảo nhân tạo, hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng như ở các châu lục khác cũng đều chỉ trích hoạt động làm thay đổi hiện trạng mà Trung Quốc tiến hành.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định về thái độ của các quốc gia đối với hoạt động của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông như sau:

“ Thời gian gần đây, theo tôi nghĩ tình hình trong khu vực, ở đông bắc Á cũng như ở đông nam Á nói chung, đã có một sự điều chỉnh nhất định ở một số các quốc gia để phản ứng lại sự gia tăng những áp đặt của Trung Quốc trên Biển Đông. Chúng ta thấy ở đông bắc Á, đặc biệt Nhật bản rất cứng rắn và động thái của chính quyền Abe soạn ra dự luật an ninh mới để qua đó hiện thực hóa việc diễn dịch lại Hiến pháp trao cho quân đội Nhật bản vai trò lớn hơn trong việc phòng vệ tập thể cùng với các đối tác của Nhật. Tôi nghĩ hành động đó của Nhật nhắm chủ yếu vào Trung Quốc. Đó là biểu hiện rõ nhất. Còn trong khu vực, ngoài những quốc gia tiền tuyến như Việt Nam hay Philippines thì chúng ta thấy lâu nay họ đã có những động thái để phản ứng lại sự gia tăng gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, thì trong khu vực một số quốc gia khác cũng có một số điều chỉnh nhất định. Rõ nhất là trường hợp của Malaysia chẳng hạn: họ lâu nay có thái độ tương đối nhún nhường đối với Trung Quốc, tuy nhiên gần đây họ có những động thái không giống với truyền thống trước đây của họ. Ví dụ họ ký đối tác chiến lược với Nhật Bản và vừa rồi với Việt Nam; rồi có những tuyên bố rất cứng rắn thể hiện sự quan ngại đối với những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.

Rồi trường hợp của Indonesia cũng đáng lưu ý khi họ công khai bày tỏ những lo ngại đối với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Indonesia cũng cho đánh đắm những tàu cá của Trung Quốc mà xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ…

“ Mỹ mặc dù họ về dài hạn vẫn gia tăng cạnh tranh, gia tăng sức ép đối với TQ để kiềm chế các hành vi của TQ; tuy nhiên một mặt họ vẫn sẽ làm từng bước, có mức độ nhất định để thăm dò phản ứng của TQ cũng như các nước trong khu vực để làm sao có thể kiểm soát được hành vi của TQ đồng thời giữ vững được hòa bình

TS Lê Hồng Hiệp”

Đó là một số ví dụ cho thấy các quốc gia trong khu vực cũng đã có những động thái để phản ứng lại động thái gia tăng sức mạnh cũng như sự quyết đoán ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.”

Vị tiến sĩ trẻ này cũng có đánh giá về hành xử của phía Hoa Kỳ trước các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông:

‘ Một lý do ngắn hạn là Tập cận Bình sắp thăm mỹ; theo tôi nghĩ trước chuyến thăm như vậy, phía Mỹ cân nhắc không muốn đẩy căng thẳng lên cao để chuyến thăm thành công.

Thứ hai về mặt dài hạn mặc dù mâu thuẫn chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng gần đây nhưng hai bên vẫn có những lợi ích song trùng trong một số lĩnh vực nhất định, nhất là lĩnh vực thương mại, rồi các vấn đề liên quan đến Triều Tiên… Họ vẫn có lợi ích và cần có sự hợp tác giữa hai bên để giải quyết các vấn đề này. Theo tôi nghĩ, phía Mỹ mặc dù họ về dài hạn vẫn gia tăng cạnh tranh, gia tăng sức ép đối với Trung Quốc để kiềm chế các hành vi của Trung Quốc; tuy nhiên một mặt họ vẫn sẽ làm từng bước, có mức độ nhất định để thăm dò phản ứng của Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực để làm sao có thể kiểm soát được hành vi của Trung Quốc đồng thời giữ vững được hòa bình, ổn định và bảo đảm được các quyền lợi của Mỹ về thương mại, kinh tế…”

Báo cáo mà Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đưa ra hôm ngày 20 tháng 8 vừa qua nêu rõ quan ngại của phía Mỹ là những đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp lên ở quần đảo Trường Sa sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự. Như thế có thể gây nên bất ổn tại một trong những tuyến đường hàng hải lớn nhất thế giới.

Mỹ: Biểu tình ủng hộ thư ký toà án quận ở bang Kentucky

Mỹ: Biểu tình ủng hộ thư ký toà án quận ở bang Kentucky

Người ủng hộ bà Davis biểu tình trước nơi bà Davis bị giam, ngày 5/9/2015.

Người ủng hộ bà Davis biểu tình trước nơi bà Davis bị giam, ngày 5/9/2015.

Thư ký quận hạt đi tù vì không cấp giấy hôn thú cho những cặp đồng tính

Thẩm phán liên bang nói bà Kim Davis có thể được thả ra khỏi tù nếu đồng ý chấp thuận giấy hôn thú

06.09.2015

Hàng trăm người đã biểu tình để bày tỏ ủng hộ một thư ký tòa án quận ở bang Kentucky thuộc miền trung Hoa Kỳ, hiện đang bị giam vì không tuân lệnh thẩm phán cấp giấy hôn thú cho các cặp đồng tính.

Thư ký tòa án quận Rowan County, bà Kim Davis nói rằng phán quyết hồi gần đây của Tối cao Pháp viện mâu thuẫn với đức tin Công giáo của bà.

Các phó thư ký ở văn phòng của Bà Davis đã cấp giấy hôn thú cho ít nhất 3 cặp đồng tính hôm thứ Sáu dưới sự đe dọa sẽ bị phạt hoặc giam tù nếu họ không chịu làm theo lệnh của một thẩm phán liên bang.

Nhưng có những bất đồng về việc liệu các chứng nhận hôn thú đó có hiệu lực hay không.

Thường các chứng nhận đó phải có chữ ký của thư ký được bầu chọn, mà trong trường hợp này là bà Davis.

Bà Davis từ chối cơ hội được thả ra hôm thứ Năm. Thẩm phán David Bunning nói bà có thể bị giam tiếp cho đến khi nào bà tuân lệnh của ông.

Hôm thứ Bảy, chồng bà Davis là ông Joe đã nói với đám đông tập trung bên ngoài Trung tâm Giam giữ Quận Carter rằng “bà Davis sẽ không cúi đầu, tôi đảm bảo với qúy vị như vậy.”

Các luật sư của bà Davis nói rằng cách duy nhất để xoa dịu sự chống đối của bà Davis là tiểu bang phải thay đổi quy định rằng giấy đăng ký kết hôn không cần phải do thư ký quận cấp nữa. Họ nói các giấy chứng nhận được cấp cho các cặp đồng tính không có hiệu lực.

Hội động lập pháp của tiểu bang Kentucky cho đến tháng Giêng mới nhóm họp lại. Bà Davis có thể bị giam vài tháng.

Xác bé trai tị nạn 3 tuổi trôi vào biển Thổ Nhĩ Kỳ làm rúng động thế giới

Xác bé trai tị nạn 3 tuổi trôi vào biển Thổ Nhĩ Kỳ làm rúng động thế giới

Nguoi-viet.com

MUGLA, Thổ Nhĩ Kỳ (NV) – Hình ảnh bé Aylan, 3 tuổi, chết đuối cùng với bà mẹ và nhiều người  khác khi tìm cách vượt biển qua Hy Lạp, trôi vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ được phát tán nhanh chóng và rộng rãi trên mạng truyền thông xã hội, tạo một áp lực lớn lên giới lãnh đạo Âu Châu về thái độ thờ ơ với dân tị nạn.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ lập biên bản trước khi mang xác của bé Aylan Kurdi, 3 tuổi, ra khỏi bãi biển nghỉ mát Bodrum. (Hình: AP/DHA)

Galip, 5 tuổi, anh trai của bé Aylan, và bà mẹ Rehan, 35 tuổi, nằm trong số 12 người, bị thiệt mạng khi hai chiếc tàu tị nạn bị lật trong khi tìm cách tiến đến đảo Kos của Hy Lạp.

Người cha đau khổ của hai em bé chết đuối đã nhận diện xác họ hôm Thứ Năm và chuẩn bị đưa cả ba về quê nhà ở Kobani, Syria, theo tin của Reuters.

Ông Abdullah Kurdi khóc òa khi từ nhà xác ở Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ, bước ra, nơi thi thể của đứa con trai ba tuổi Aylan của ông tấp vào bờ biển hôm Thứ Tư.

Bức ảnh tấm thân bé nhỏ trong chiếc áo thun màu đỏ, quần cụt xanh, mặt úp xuống, với nước biển liên tục vỗ chung quanh, xuất hiện trên báo chí truyền hình khắp thế giới, gây phẫn nộ lẫn cảm thông trong bối cảnh các nước phát triển không có hành động giúp đỡ nào đối với dân tị nạn.

Gia đình ông Abdullah từng tìm cách xin qua Canada sau khi trốn khỏi thành phố Kobani bị chiến tranh tàn phá, một tiết lộ làm cho chính quyền bảo thủ Canada phải lúng túng.

Ông Abdullah nói, nay Canada đề nghị cho ông vào quốc tịch sau khi chứng kiến những gì xảy ra với gia đình ông, nhưng lần này ông từ chối.

Ông Abdullah có người em gái là Teema Kurdi, cư dân của Vancouver. Hồi Tháng Sáu, khi ở trại tị nạn, gia đình ông có nộp đơn xin được bảo lãnh sang Canada đoàn tụ với người em nhưng bị bác do rắc rối giấy tờ với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Abdullah cho biết, hai lần ông trả tiền cho chủ ghe để đi qua Hy Lạp nhưng cả hai chuyến đều không thành công.

Sau cùng ông quyết định tìm một chiếc thuyền và tự chèo lấy. Trong chuyến đi, thuyền bị nước vào, mọi người hốt hoảng làm thuyền mất thăng bằng và lật úp.

Ông Abdullah kể: “Tôi chụp lấy tay vợ tôi thì hai đứa con lại vuột khỏi tay tôi. Mọi người kinh hãi la hét trong đêm tối. Tôi không còn nghe được tiếng vợ con tôi nữa.”

Những cái chết của gia đình của em Aylan nằm trong số hàng triệu cái chết của người tị nạn trên đường trốn chạy sự hủy diệt tàn phá hiện đang diễn ra tại Syria và Iraq. Nhưng, ít nhất là cho đến giờ, hình ảnh thân xác bé nhỏ của  em chết giạt vào bờ, là biểu tượng mạnh mẽ nhất về thảm cảnh của người tị nạn từ khu vực này. (TP)

TC Thua Ở Biển Đông

TC Thua Ở Biển Đông

Ván bài Biển Đông của Trung Cộng là ván bài TC thua lớn. Đó là một ván bài phá sản, chẳng những thua ở Biển Đông mà thua trên toàn cầu nữa.

Ở Á châu Thái Bình Dương, TC trở thành một nước cô đơn vì hành động ngang ngược, thô bạo lấn chiếm biển đảo của các nước trong vùng. Đến đỗi, TC bỏ ra 400 tỷ Đô la mua khí đốt 30 năm để cứu Nga khi Nga bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt vì Nga thôn tinh Crimea và xâm lấn Ukraine, mà Nga không lên tiếng giúp một lời cho TC khi TC bị thế giới phản đối vì năm ngoái đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN.

VNCS là chế độ cùng CS với TQ, thân tiết lâu đời với TC, mà vì bất bình vấn đề TC lấn chiếm biển đảo, càng ngày càng xích lại gần Mỹ. Chuyến đi Mỹ của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng, được TT Obama đặc cách tiếp rước trong phòng Bầu Dục cho thấy tiến trình phát triển đối tác chiến lược giữa Washington và Hà nội càng ngày càng chặt.

Quậy đục nước biển, ngập đảo ở Biển Đông, TC vô tình tạo cơ hội cho Mỹ trở về Á châu, bao vây TC với chiến lược chuyển trục quân sự, tái cân bằng lưc lượng và bao vây kinh tế TC với chủ trương thành lập TPP, gồm 12 nước của đôi bờ Thái Bình Dương, có VNCS mà không có TQCS.

Nếu tính tốn kém công của, TC tốn kém hơn Mỹ quá nhiều. Nào phải đưa đủ loại tàu, máy bay, giàn khoan, liên tục ra để chứng tỏ sự hiện diện trên các vùng biển, đảo mà TC giành giựt của các nước, nhưng chưa chiếm được một đảo mới nào. Trừ Hoàng sa và Trường sa của VN, TC đã lấy vào thời Chiến Tranh Lạnh.

Nhung nếu tính tổn thất ngoại giao, giao thương trong vùng Á châu Thái Bình Dương và trên thế giới nữa, thì TC tổn thất vô số kể. Xuất cảng giảm 7 tới 8% khá lâu, thị trường chứng khoán tuộc dốc liên tục, hầu hết các nguyên thủ quốc gia Tây Âu, Bắc Mỹ không dự cuộc diễn binh lớn nhứt mà TC muốn giương oai diệu võ trở thành đại siêu cường quân sự, là những dấu chỉ hiện tiền TC thất bại kinh tế, chánh trị ngoại giao.

VNCS là một đồng minh, đồng chí của TC mà vẫn không chịu nổi TC, đang tìm đủ mọi cách để phát triển hợp tác toàn diện với Mỹ. Nói theo kiểu bình dân của phó thường dân Nam bộ, thì TC làm mọi cho Mỹ hưởng. Nói theo lẽ được thua, lợi hại của chánh trị ngoại giao thì TC làm hùm, làm hổ vô tình lùa các nước Á châu Thái Bình Dương vào vòng ảnh hưởng của Mỹ, tạo thêm uy thế, uy lực cho Mỹ như lá chắn che chở các nước, tạo thời cơ thuận lợi cho Mỹ chuyển trực quân sự sang Á châu Thái Bình Dương, được Nhựt, Úc phần nào chia xẻ công tác và quân phí.

Bên cạnh đó để ngăn chận TC bành trướng, với sự yểm trợ của Mỹ nhiều liên minh phòng chống TC đã thành hình: Mỹ, Nhựt, Úc, Ấn; Nhựt, Phi, Việt, Mã.

Các nước trong ASEAN, TC viện trợ hào phóng như Miên, Lào, cũng không mạnh dạn phò tá TC trong hội nghị ASEAN.

Đứng trên phương diện bành trướng, mở rộng, chiếm cứ đất đai, biển đảo, TC tranh giành biển đảo của Nhựt, Phi, Việt nhưng đâu có hoàn toàn chiếm đóng được. Những nước này cũng còn một số đồn bót, cơ sở song song với TC. TC cũng chưa khai thác tài nguyên gì được. Nhưng TC tốn kém rất nhiểu để lắp biển, bồi đảo, xây cất công trình để chứng tỏ chủ quyền nhưng chẳng có nước nào thừa nhận.

Và quan trọng nhứt TC, cũng chưa có thể kiểm soát Biển Đông dù sau khi quân sự hoá, lập đảo nhân tạo, phi đạo ở quần đảo Trường sa. Mỹ đã nhơn danh bảo vệ tụ do hàng hải, hàng không vùng Biển Đông, cho tàu và máy bay tuần tra, TC không thể nào kiểm soát được con đường hàng hải huyết mạch mà Biển Đông là hành lang của nó.

Xét về như cầu chiến lược, TC cần tự do hành hải, cần hoà bình ổn đinh của Biển Đông trước đây hơn sau khi TC mưu toan bành trướng kiểm soát. TC cần an ninh đối với các tuyến hàng hải ở Biển Đông, và phụ thuộc vào chúng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Dù đây là con đường hàng hải 70% hàng hoá sản xuất của thế giới qua đây, dù mỗi năm 5.000 tỷ Mỹ kim hàng hoá Mỹ qua lại đây. Nhưng nền kinh tế sống còn của TC, nhập cảng nguyên liệu, xuất cảng hàng hoá, đánh bắt cá của TC, một nước mà TC tự hào là công xưởng của thế giới cần thiết và lệ thuộc con đường hàng hải huyết mạch nay hơn bất cứ nước nào.

TC quậy nhưng không thể nào chiếm lấy được con đường hàng hải này. Có xung đột, TC là nước chết trước vi bị Mỹ, Nhựt, Úc, Ấn phong toả, kinh tế TC sẽ suy sụp trong vòng 2 tháng nếu bị phong toả. Một minh Mỹ thừa sức phong toả vì hải lực của TC chỉ bằng ¼ của Mỹ.

Ngay khi TC khống chế được Biển Đông, thì các quốc gia khác, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn còn có một con đường khác để vận chuyển; đó là những tuyến đường xung quanh sườn phía nam Indonesia. Cụ thể là eo biển Lombok, eo biển Ombai, eo biển Makassar và biển Philippines – chỉ tốn kém thơi gian và nhiên liệu hơn thôi.

Trong khi đó, Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc Biển Đông vì mô hình phát triển kinh tế của nước này dựa vào các ngành công kỹ nghệ sản xuất hàng rẻ để xuất cảng nằm theo bờ biển và ở miền Nam TQ, như các hải cảng đặt tại Hồng Kông, Thẩm Quyến và Quảng Châu. 40% GDP của TC đến từ xuất cảng; bất an, lộn xộn ở Biển Đông sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc.

TC làm lợi cho Nhựt, là kỳ phùng địch thủ kinh tế, quân sự của TC trong lịch sử và hiện kim. Vì TC bành trướng Mỹ để cho Nhựt gián tiếp tu chỉnh hiến pháp chủ hoà, được tăng cường, hiện đại hóa quân đội và có quyển viện trợ các nước và đưa quân ra ngoại quốc qua đạo luật gọi là “phòng vệ tập thể.” Hạ Viện đã thông qua và Thượng Viện cũng thế vì Đảng của Thủ Tướng Abe đều đa số ở lưỡng viện. Mỹ còn yểm trợ Nhựt làm đầu máy kéo thúc đẩy, viện trợ cho các liên minh chống TC trong vấn đề biển đảo ở Á châu và Úc Châu Thái Bình Dương nữa.

Trên phương diện tâm lý chánh trị toàn thế giới, vì vấn đề Biển Đông, TC trở thành nước bị “thiên hạ” ghét nhứt.

Mới đây Trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew Research Center, một trung tâm điều tra có uy tín, đã thăm dò dư luận ở 44 nước trên thế giới, trong thời gian từ 18/4 đến 8/5/, công bố kết quả ngày 14/07/2014, cho thấy tổn hại của TC và lợi lộc của Mỹ, liên quan đến hành động của TC dùng sức mạnh, ngang ngược giành giựt biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương. Việt Nam, Nhật Bản và Philippines là ba quốc gia dân chúng coi TC là mối đe dọa lớn nhất, và Mỹ là đồng minh đáng tin cậy nhất. 74% người Việt ở VN, 68% người Nhựt và 58% Phi luật tân coi TC là chế độ nguy hiểm nhứt. Hàn Quốc 83%, và Ấn Độ 72% cũng lo ngại TC. Trung tâm Pew đặc biệt ghi nhận lo ngại về nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra vì TC. Tỉ lệ lo ngại này cao nhất ở Philippines 93%, Nhật 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc 83%. Hai phần ba người Mỹ được hỏi (67%) cũng lo lắng chiến tranh có thể xảy ra vì mâu thuẫn lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước.

Mấy tháng trước đây, tổ chức PEW có tổ chức một cuộc thăm dò, kết quả cho thấy đại đa số cho TC là một siêu cường, nhưng bị ghét nhứt thế giới. Ghét TC nhứt là dân Mỹ, kế là Đức, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bổn.. Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới thì coi TC là kẻ thù số 1, theo thăm dò của Viện Gallup.

Thành ra không những TC thua Mỹ ở Biển Đông mà thua trên toàn cầu. TC càng quậy nữa thì càng lún, càng chìm./.(Vi Anh).

Cổ phiếu Trung Quốc lại xuống giá

Cổ phiếu Trung Quốc lại xuống giá

Cổ phiếu Trung Quốc lại tiếp tục xuống giá trước khi các số liệu kinh tế được công bố, mà người ta dự đoán sẽ cho thấy sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Chỉ số chứng khoán Shanghai Composite đóng cửa với mức giảm 0,8%, đạt 3.205,99 điểm, mất gần 3% so với phiên giao dịch đầu giờ.

Cổ phiếu Trung Quốc đã trồi sụt đầy kịch tính trong thời gian hai tuần qua, gây xáo trộn các thị trường chứng khoán trên thế giới.

Việc xuống giá hôm thứ Hai làm tiêu tan đi những hy vọng về việc thị trường Trung Quốc sẽ đổi chiều sau thời gian đi xuống.

Số liệu sản xuất

Tâm lý giới đầu tư cũng bị tác động từ các tường thuật trên truyền thông theo đó nói giới chức Trung Quốc quyết định can thiệp ít hơn vào thị trường chứng khoán.

Tình trạng chao đảo gần đây gắn với việc Bắc Kinh có những nỗ lực nhằm ổn định thị trường và trấn an các nhà buôn.

Trung Quốc cũng đã thẳng tay với những người bị cho là loan tin đồn trên mạng, và những người mà giới chức nói là đã “gây bất ổn thị trường”.

Trong hôm thứ Ba, các chỉ số quan trọng hàng tháng về sản lượng đầu ra ở ngành sản xuất của nước này sẽ được công bố.

Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sẽ là một chỉ dấu nữa cho thấy liệu nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này có vẫn đang chững lại hay không.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã rơi vào mức âm trong hầu hết cả ngày, nhưng tăng lên 0,3% vào cuối phiên giao dịch, đóng cửa ở 21.670,58 điểm.

Tại Nhật, chỉ số Nikkei đóng cửa giảm 1,3%, đạt 18.890,48 điểm.

Các nhà buôn tại Tokyo cũng nói tới việc số liệu của kinh tế Nhật đạt mức thấp hơn trông đợi.

Sản phẩm của ngành sản xuất nước này xuống 0,6% trong tháng Bảy so với tháng trước.

Xuất khẩu của Nhật bị ảnh hưởng nhiều do nhu cầu đặt hàng từ Trung Quốc giảm.

Hàn Quốc cũng có những số liệu kinh tế mới công bố cho thấy nước này đang gặp các vấn đề giống như của Nhật.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đóng cửa ở 1.941,49 điểm, không đổi.

Các thăm dò cho thấy tâm lý kinh doanh không mấy lạc quan về tình hình tháng Chín, và không ai hy vọng gì về việc ngành xuất khẩu sẽ nhanh chóng phục hồi.

Cảnh sát Thái Lan bắt giữ nghi can vụ đánh bom Bangkok

Cảnh sát Thái Lan bắt giữ nghi can vụ đánh bom Bangkok

Cảnh sát Thái Lan thu thập bằng chứng từ một căn hộ ở ngoại ô Bangkok, ngày thứ bảy 29/8/2015.

Cảnh sát Thái Lan thu thập bằng chứng từ một căn hộ ở ngoại ô Bangkok, ngày thứ bảy 29/8/2015.

Cảnh sát Thái Lan cho biết họ vừa bắt giữ một nghi can dính líu tới vụ nổ bom ngày 17 tháng 8 giết chết ít nhất 20 người ở Bangkok.

Những người phát ngôn của cảnh sát nói nghi can bị bắt hôm nay ở ngoại ô Bangkok, sau khi cảnh sát tìm thấy những vật liệu có thể dùng để chế bom tại căn chung cư mà nghi can này thuê.

Thông tín viên Steve Herman của đài VOA tại Bangkok cho biết một viên chức cảnh sát xác định nghi can này là một công dân Thổ Nhĩ Kỳ 28 tuổi tên Adem Karadag.

Chưa ai lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ nổ bom tại đền Erawan có đông du khách nước ngoài lui tới ở trung tâm thành phố Bangkok.

Cảnh sát Thái Lan đứng trên ban công một tòa nhà chung cư ở Nong Jok, ngoại ô Bangkok, ngày 29/8/2015. Cảnh sát cho biết nghi can vụ đánh bom bị bắt hôm nay tại căn chung cư này.

Cảnh sát Thái Lan đứng trên ban công một tòa nhà chung cư ở Nong Jok, ngoại ô Bangkok, ngày 29/8/2015. Cảnh sát cho biết nghi can vụ đánh bom bị bắt hôm nay tại căn chung cư này.

Cảnh sát đã phổ biến hình vẽ của một người đàn ông trẻ tuổi, dong dỏng cao, trông như người nước ngoài với tóc hơi quăn và mang kính gọng tròn mà họ cho là nghi can chính.

Trên máy thu hình an ninh người ta trông thấy nghi can này bỏ một ba lô dưới một băng ghế bên ngoài ngôi đền, rồi bỏ đi không lâu trước khi xảy ra vụ nổ.

Các giới chức tin rằng nghi can này góp phần vào việc hoạch định vụ tấn công, nhưng họ không tin vụ này có dính líu tới các nhóm khủng bố quốc tế.

Cảnh sát cho biết họ đang xem xét tới nhiều động cơ khác nhau và đề cập tới những nhóm dính líu tới vụ rối loạn chính trị lâu năm ở trong nước, những phần tử Hồi giáo nổi dậy ở miền nam, và những người Uighur tức giận vì Thái Lan quyết định trục xuất hớn 100 người Uighur về Trung Quốc hồi tháng trước.

Vì sao ở Nhật không có ăn xin?

Vì sao ở Nhật không có ăn xin?

Trên đường về nhà tôi trông thấy một người già đi chiếc xe đạp, phía sau xe thồ cái túi vỏ lon. Tôi chợt nhớ ngày mai là ngày đổ rác trong tuần theo quy định, cụ già hiển nhiên là ra tay trước công ty thu gom rác, cụ thu nhặt những vỏ lon bị những nhà hàng quán bar bỏ đi. Chắc chắn đêm nay là cơ hội kiếm tiền của ông trong suốt tuần lễ. Số tiền này ông sẽ đi mua mấy thùng mì ăn liền, hai miếng đậu hũ, thêm một bình rượu, nằm trong căn phòng nhỏ bằng nhựa xung ở dưới chân cây cầu lớn thưởng thức món ăn ngon. Ông cụ này là một người già sống lang thang.

Có thông kê ở Tokyo có hơn 2000 người sống lang thang giống như ông. Mùa hè năm ngoái, tôi được chứng kiến cảnh một gia đình lang thang sống dưới cái trụ cầu ở Edogawa. Trụ cầu có thể che mưa, nước sông Edogawa có thể tắm giặt, vì khu vực thuộc đất công nên trở thành nơi trú tạm cho những người lang thang. Những ngôi nhà của họ thường dùng miếng nhựa dày màu xanh da trời dựng lên, trong có miếng nệm nhỏ được nhặt ở đâu đó, nếu tốt thì có thêm đồ điện, ví dụ như cái tivi nhỏ và nồi cơm điện… Không biết từ đâu lại có được một máy phát điện cỡ nhỏ, trở thành trạm phát điện các hộ gia đình vô gia cư.

Thông thường công việc của họ là lượm lặt những tập san bỏ đi ở trong các thùng rác ở trạm tàu hoặc trên các chuyến tàu. Thế rồi chúng được mang đến những bến xe, thậm chí những nơi đầu phố sầm uất, bày thành cái quầy và được định giá tiền rẻ hơn khoảng một nửa. Tất nhiên, quản lý đô thị Tokyo không để ý đến chuyện này. Những người sống lang thang này đa số là người già, cũng có người tuổi trung niên. Trước đó có thể họ là cán bộ lãnh đạo trong những công ty, hoặc là ông chủ nhỏ hộ cá thể, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà cuối cùng họ chọn cuộc sống lang thang này, họ không muốn tiếp tục công việc như trước nữa vì cảm thấy cuộc sống không có đồng hồ báo thức này mới là hạnh phúc.

Chính phủ Nhật Bản có chính sách “cuộc sống bảo hộ” với những người nghèo khó. Chỉ cần bạn khó khăn trong cuộc sống là bạn có thể đến chính quyền địa phương xin hưởng chế độ “cuộc sống bảo hộ”. Những người hưởng “cuộc sống bảo hộ” như ở Tokyo hàng tháng được nhận 120.000 yên Nhật (khoảng hơn 22 triệu đồng), đủ chi cho ăn ở.

Nhưng có rất nhiều người lang thang từ chối nhận, vì họ cảm thấy: Sống bằng sức lao động của mình là sự tôn nghiêm của bổn phận làm người. Ở Tokyo, thậm chí khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều không có những người xin ăn dọc đường, đừng nói đến chuyện những đứa trẻ bị đánh gẫy tay chân bắt đi xin ăn. Nhật Bản không có ăn xin, đây là sự thực ở đảo quốc đáng yêu này.

Tôi hỏi một giáo sư xã hội học ở Đại học Keio: “Nhật Bản tại sao không có ăn xin?” Ông trả lời thẳng thắn:

Thứ nhất, vấn đề thể diện với người Nhật cực cao, họ thà chết đói chứ không đi xin bố thí; thứ hai, người Nhật đặc biệt khinh rẻ những kẻ không làm mà được hưởng; thứ ba, trong truyền thống văn hóa võ sĩ đạo Nhật Bản có quan niệm “thà nghèo chứ không thể ngắn chí”.
Theo NTDTV

Tinh Vệ biên dịch

Nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc

Nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc

VOA


Các nhà đầu tư theo dõi thông tin chứng khoán trên bảng điện tử tại một trung tâm môi giới ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.

Mil Arcega

26.08.2015

Chứng khoán Mỹ hôm thứ ba đã tăng giá trở lại trong một thời gian ngắn, nhưng chỉ số Dow Jones đã giảm thêm gần 1,3% vào lúc kết thúc ngày giao dịch. Các nhà phân tích cho rằng sóng gió hiện nay trên các thị trường chứng khoán trên thế giới phát xuất từ những mối lo ngại là kinh tế Trung Quốc có lẽ đang gặp phải những sự khó khăn lớn hơn so với dự đoán trước đây.

Hôm thứ ba Trung Quốc đã giảm lãi suất 0,25% và nới lỏng những qui định về tỉ lệ ngân khoản dự trữ của các ngân hàng để bơm thêm tiền vào hệ thống tài chánh nhằm kích thích nền kinh tế. Tuy đã góp phần làm cho các thị trường ở Âu Châu và Hoa Kỳ được bình ổn đôi chút, những hành động đó vẫn chưa đủ để ngăn chận đà tuột dốc của các thị trường chứng khoán ở Á Châu.

Ông Kevin O’Leary, một nhà phân tích của Quỹ Đầu tư O’Shares, cho rằng sở dĩ như vậy là vì triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc vẫn còn u ám.

“Thay vì nghĩ rằng Trung Quốc tăng trưởng với tỉ lệ 8%, chúng tôi nghĩ rằng họ sẽ tăng trưởng 5% hoặc 6%. Đó là mức tăng trưởng thấp hơn 20% so với dự đoán.”

Ông Eric Wiegand, một nhà quản trị đầu tư cấp cao của công ty tài chánh US Bank, cho rằng tình hình đó khiến cho một số nhà đầu tư né tránh những sự bất trắc trong thị trường cổ phiếu ở Trung Quốc, và thay vào đó, họ tìm mua những loại trái phiếu bán với giá rẻ.

“Đối với các nhà đầu tư Mỹ, chúng tôi nhận thấy điều này đang tạo ra những cơ hội. Chúng tôi vẫn tin là vẫn còn những sự hấp dẫn rất lớn của các loại trái phiếu khi nói tới thị trường cổ phiếu quốc nội.”

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không ổn định được tình hình, bất kỳ sự hồi phục nào của các thị trường Âu Châu và Hoa Kỳ cũng đều không thể kéo dài. Ông Nicholas Lardy, một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về kinh tế Trung Quốc, cho biết như sau.

“Tôi nghĩ rằng lý do chính khiến cho Trung Quốc quan trọng nhiều như vậy là Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Đây là nền kinh tế ngoại thương lớn thứ nhì thế giới. Do đó, nếu thành tích kinh tế của Trung Quốc bị yếu kém, phần còn lại của thế giới sẽ phải trả một cái giá.”

Đối với các thị trường tài chánh trên khắp thế giới, sự dao động của giá cả mỗi lúc một lớn. Điều đó có thể thấy rõ tại Phố Wall hôm thứ ba, khi chỉ số Dow Jones tăng tới 3,5% trong những vụ mua bán lúc ban đầu để rồi tụt mạnh xuống tới mức âm vào lúc kết thúc ngày giao dịch.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc không phanh

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc không phanh

Bảng điện tử hiển thị chỉ số chứng khoán sút giảm của Trung Quốc tại khu trung tâm tài chính Hồng Kông, ngày 25/8/2015.

Bảng điện tử hiển thị chỉ số chứng khoán sút giảm của Trung Quốc tại khu trung tâm tài chính Hồng Kông, ngày 25/8/2015.

Bill Ide

BẮC KINH—

Giá chứng khoán trên thị trường chính của Trung Quốc ở Thượng Hải hôm nay lại tuột dốc, giảm 7,6% và xuống tới mức thấp nhất trong vòng 8 tháng. Những mối lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc đã làm rúng động các thị trường toàn cầu trong vài ngày qua, nhưng phần lớn các chỉ số chính ở Á châu, kể cả chỉ số Hằng Sinh ở Hồng Kông, hôm nay tăng điểm. Thông tín viên Bill Ide của đài VOA tường thuật từ Bắc Kinh.

Trong một năm nay, thị trường chứng khoán chính của Trung Quốc ở Thượng Hải đã ở trên một chuyến đi roller coaster với những sự trồi sụt rất lớn: chỉ số của thị trường này đã tăng hơn gấp đôi hồi tháng 6, lên tới 5.100 điểm, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, và ngày hôm nay, chỉ số này xuống thấp hơn mức 3.000 điểm, tương đương với múc của một năm trước.

Khi thị trường bắt đầu tuột dốc hồi tháng 6, chính phủ đã tìm đủ mọi cách để cung cấp cho thị trường điều mà mô tả là “một nguồn cung ứng tài chánh hết sức dồi dào”. Và sự hỗ trợ đó đã kéo dài suốt tháng 7 cho đến đầu tháng 8. Nhưng bây giờ chính phủ dường như đang khoanh tay đứng nhìn và điều đó khiến cho những người đầu tư loại “cò con” cảm thấy lo lắng.

Một người họ Cao đầu tư chứng khoán ở Thượng Hải cho biết như sau.

“Trung Quốc bị rớt nặng. Thế giới chỉ sụt vài phần trăm trong lúc Trung Quốc lại sụt tới 9%, 10%. Dân chúng không thể nào chịu nổi. Chính phủ cần phải ra tay cứu nguy.”

Sự tuột dốc không phanh của thị trường Trung Quốc trong tuần qua, cùng với sự công bố thêm của các dữ liệu kinh tế không mấy khả quan, đã tác động mạnh tới các thị trường vốn và thị trường nông khoáng sản trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, phần lớn các thị trường Á Châu, ngoại trừ Nhật Bản, đã tăng giá trong ngày hôm nay.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay không đề cập nhiều tới sự dao động mạnh của thị trường. Thay vào đó, họ tập trung nói về những sự chuẩn bị cho cuộc diễn binh qui mô lớn ở Bắc Kinh vào tuần sau để đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày thế chiến thứ hai kết thúc. Trên các trang mạng tin tức, tin tức về sự hỗn loạn đang tiếp diễn trên thị trường vẫn được tường thuật, nhưng với tần suất thấp hơn nhiều so với bình thường.

Tại nước ngoài, một số người đã tìm cách xoa dịu mối lo ngại về sự dao động ở thị trường Trung Quốc và tác động có thể có đối với nền kinh tế nói chung và niềm tin của giới tiêu dùng.

Thủ tướng Australia Tony Abbott đã lên tiếng để tìm cách trấn an. Ông nói mọi người không nên hốt hoảng bởi vì những sự điều chỉnh của thị trường và những vụ vỡ bong bóng lâu nay thỉnh thoảng vẫn lan sang các thị trường khác.

Trong một bình luận hiếm có vào giữa quí tài chánh, Tổng giám đốc công ty Apple, ông Tim Cook, đã nói tới tình hình kinh doanh của công ty ông.

Trong một email trả lời phỏng vấn của tờ Wall Street Journal về việc số người sử dụng iPhone ở Trung Quốc đã gia tăng trở lại trong vài tuần qua, ông Cook nói rằng tuy ông không thể biết trước tương lai, nhưng tình trạng kinh doanh của công ty ông trong quí ba rất khả quan, tính tới giờ này. Ông nói thêm rằng ông tin về lâu về dài Trung Quốc là một cơ hội có một không hai.

Thái Lan lo ngại kẻ chủ mưu đánh bom đã trốn thoát

Thái Lan lo ngại kẻ chủ mưu đánh bom đã trốn thoát

Nguoi-viet.com

BANGKOK, Thái Lan (AP) – Dù rằng các hình ảnh mới tìm thấy có thể cho thêm dữ kiện về vụ nổ bom ở trung tâm Bangkok khiến 20 người thiệt mạng vừa qua, cảnh sát Thái Lan hôm Chủ Nhật cho hay những kẻ chủ mưu có thể đã rời khỏi quốc gia này.

Người Thái thắp nến tưởng niệm nạn nhân của vụ nổ bom tại trung tâm Bankok
khiến 20 người thiệt mạng. (Hình: Pornchai Kittiwongsakul/AFP/Getty Images)

Đoạn video ghi hình an ninh được cung cấp cho truyền thông Thái Lan cho thấy một người đàn ông mặc áo màu xanh, để một túi trên bờ sông rồi sau đó đá xuống nước vào tối ngày Thứ Hai tuần qua, không bao lâu sau khi có vụ nổ cách đó vài km, ở đền thờ Hindu Erawan. Chừng 18 giờ sau đó, vào lúc 1 giờ trưa hôm Thứ Ba, một vụ nổ khác xảy ra ở cùng nơi đây, gần một cầu tàu có đông người lui tới, nhưng không gây tổn thất nào.

Đại Tá Winthai Suvaree, một phát ngôn viên của Hội Đồng Quân Nhân cai trị Thái Lan, cũng cho hay các hình ảnh ghi được cho thấy nghi can chính trong vụ nổ bom đã từng nghiên cứu đường đi đến đền thờ nơi có vụ nổ bom.

Phát ngôn viên cảnh sát Prawut Thawornsiri nói rằng kẻ tấn công đã chuẩn bị giờ để tẩu thoát và “sẽ không chờ đợi quá lâu.”

“Tôi nghi rằng người này có thể đã rời khỏi Thái Lan nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm. Có thể có những người khác đã nhìn thấy người này hay có các chứng cớ khác,” ông cho đài truyền hình Channel 3 TV hay.

Cảnh sát đưa ra giải thưởng 3 triệu baht (khoảng $85,000) cho ai cung cấp tin tức về nghi can.

Hiện có nhiều tin đồn về thành phần đứng sau cuộc tấn công này, vốn gồm cả người gốc Uighurs giận dữ trước việc Bangkok gửi trả hơn 100 người của họ về Trung Quốc; thành phần Hồi Giáo quá khích đòi ly khai, các ủng hộ viên của cựu Thủ Tướng Thaksin Shinawatra và các nhóm trong quân đội đang tranh giành quyền lực. (V.Giang)

Tìm thấy đoàn tàu chở đầy vàng của Đức quốc xã ở Ba Lan

Tìm thấy đoàn tàu chở đầy vàng của Đức quốc xã ở Ba Lan

Các trang tin ở địa phương cho biết đoàn tàu dài 150 mét và có thể chở tới 300 tấn vàng.

Các trang tin ở địa phương cho biết đoàn tàu dài 150 mét và có thể chở tới 300 tấn vàng.

22.08.2015

Hai người cho biết đã phát hiện ra một đoàn tàu mất tích bí hiểm của Đức quốc xã ở Ba Lan, chở đầy vàng, kim cương và súng đạn, từng biến mất trong Thế Chiến II, và hai người này muốn 10% giá trị hàng hóa thì mới chịu tiết lộ nơi tìm ra đoàn tàu.

Một công ty luật ở Walbrzych, tây nam Ba Lan, nói hai người đàn ông phát hiện ra đoàn tàu bọc thép với hàng hóa trị giá tới 1 tỷ đôla đã liên hệ với họ.

Trong khi đó, quan chức địa phương tỏ ra nghi ngờ về thông báo phát hiện đoàn tàu, nhưng sẽ theo dõi các diễn biến.

Các trang web địa phương nói rằng hai người tìm thấy tàu một người là công dân Ba Lan còn người còn lại mang quốc tịch Đức.

Hội đồng thành phố Walbrzych đã lập một ủy ban khẩn cấp do thị trưởng thành phố đứng đầu để điều tra thông tin trên. Các trang tin ở địa phương cho biết đoàn tàu dài 150 mét và có thể chở tới 300 tấn vàng.

Trong khi đó, sau khi tin trên loan đi, hiện những người săn tìm cổ vật đang từ khắp châu Âu đổ tới nơi nghi tìm thấy đoàn tàu ở Ba Lan.

Trong Thế Chiến II, các đoàn tàu của Đức quốc xã thường chở các đồ vật lấy được từ Đông Âu tới Berlin.

Đoàn tàu của Đức quốc xã đã mất tích gần nơi mà hiện là thành phố Wroclaw ở Ba Lan, khi các lực lượng của Xô Viết ập tới năm 1945.

Người ta từng tiến hành tìm kiếm đoàn tàu này, nhưng không phát hiện ra manh mối nào.

Theo Reuters, UPI, Guardian

Trung Quốc: Cá chết hàng loạt sau vụ nổ lớn ở Thiên Tân

Trung Quốc: Cá chết hàng loạt sau vụ nổ lớn ở Thiên Tân

Cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên Tân, 20/8/2015.

Cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên Tân, 20/8/2015.

Vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân

22.08.2015

Một số lượng lớn cá chết được phát hiện gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên Tân. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Thiên Tân cho biết đã xét nghiệm và không có hợp chất xyanua trong cá.

Mặc dù vậy, mức độ xyanua trong vùng tâm vụ nổ cao gấp 356 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc gia.

Các khu vực bên ngoài được giám sát chất lượng không khí và nước nhưng cũng không tìm thấy dấu hiệu ô nhiễm tăng bất thường.

Chính quyền cũng đã gia tăng giám sát ô nhiễm đất.

Hình ảnh cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà lan truyền trên mạng trực tuyến và có suy đoán rằng chất độc từ vụ nổ đã gây ô nhiễm nguồn nước.

“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì giống như vậy”, ông Vương Lôi, 47 tuổi, một người quản lý công ty vận chuyển hàng hóa đeo một chiếc mặt nạ khảo sát cá chết làm tắc nghẽn vùng nước nông của con sông nói. “Phải có một mối liên hệ giữa việc cá chết và vụ nổ. Có lý do nào khác để giải thích cho việc cá chết hàng loạt này? ”

Ông Nhan Siêu, một người dân sống ở Thiên Tân 15 năm, nói trước khi kết quả xét nghiệm nước được công bố, rằng ông thấy cá chết hàng năm nhưng không nhiều như năm nay. “Cũng dễ hiểu khi chúng tôi lo lắng về sự ô nhiễm sau vụ nổ. Tôi tin sẽ sớm có kết quả chính thức”, ông nói.

Ông Đặng Tiểu Văn, người đứng đầu bộ phận giám sát môi trường của Cục Bảo vệ Môi trường Thiên Tân, cho biết trong buổi họp báo hôm 20/8 rằng các chuyên gia đã đến khu vực trên thu thập mẫu nước để xét nghiệm.

8 giờ tối cùng ngày, chính quyền thành phố cho biết không có chất độc xyanua trong mẫu nước.

Ông Đặng nói các chuyên gia giám sát môi trường đã phát hiện một số hợp chất xyanua trong nước biển từ năm trạm quan trắc ở gần khu vực vụ nổ, nhưng vẫn trong giới hạn bình thường so với mức trung bình những năm qua.

Nhà chức trách đã thừa nhận rằng ít nhất 700 tấn natri xyanua được lưu trữ ở các kho trong vụ nổ ngày 12/8 ở Thiên Tân, giết chết hơn 100 người và làm bị thương hàng trăm người khác.

Ít nhất 65 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Hầu hết trong số họ là nhân viên cứu hỏa.

Theo China Daily, NYTimes