Trộm cướp hoành hành khắp Sài Gòn

Trộm cướp hoành hành khắp Sài Gòn
Nguoi-viet.com
SÀI GÒN (NV) – Một băng cướp đã dùng hung khí đâm người, cướp tài sản ở khu chung cư Phúc Yên, quận Tân Bình. Trong khi đó, nhà ông hội đồng ở huyện Hóc Môn bị trộm đột nhập lấy đi 2 tỷ đồng.

Nạn nhân bị đâm đang điều trị tại bệnh viện. (Hình: Người Lao Động)

Người Lao Động dẫn tin, ngày 28 tháng 5, công an quận Tân Bình, cho biết, đang truy xét nhóm cướp sử dụng hung khí đâm người, cướp tài sản táo tợn tại chung cư Phúc Yên, phường 15, quận Tân Bình.

Tin cho biết, khoảng 20 giờ ngày 27 tháng 5, ông Rachid (34 tuổi), quốc tịch Morocco, lái xe hơi chở vợ là bà Trần Thị Thu Trang (36 tuổi), cùng con nhỏ ở chung cư Phúc Yên đi chơi về. Khi ông Rachid vừa dừng xe tại hầm chung cư, hai vợ chồng mở cửa xe bước ra thì bất ngờ bị 2 tên cướp đeo khẩu trang, mặc áo mưa ập đến giật chiếc ví trên tay bà Trang.

Dù bất ngờ bị cướp nhưng bà Trang vẫn kịp đuổi theo níu kéo khiến xe máy 2 tên cướp ngã nhào. Ông chồng thấy vậy liền đặt con nhỏ xuống đất, chạy đến hỗ trợ vợ giằng co với 2 tên cướp thì bị 1 tên rút hung khí ra đâm loạn xạ làm ông Rachid bị thương ở ngực, trán… gục tại chỗ.

Nghe tiếng tri hô, nhiều người dân chạy đến nhưng không ai dám can thiệp vì trên tay 2 tên cướp lăm lăm hung khí. Bà Trang gan dạ chống trả thì lập tức bị 2 tên khác đi trên xe máy đến đe dọa để đồng bọn tẩu thoát.

Trước đó, tin Thanh Niên cho hay, khoảng 20 giờ 20 ngày 26 tháng 5, ông Trương Văn Hiền (49 tuổi), tổng giám đốc Tổng Công Ty Văn Hóa Sài Gòn, hội đồng thành phố Sài Gòn khóa 8 và khóa 9, đi công việc về đến nhà trên đường Tô Ký, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn thì phát hiện mất trộm két sắt bên trong có nhiều tài sản trị giá khoảng 2 tỷ đồng cùng một số giấy tờ có giá trị khác liền trình báo công an.

Chưa hết, khoảng 15 giờ cùng ngày, bà K.X.H (42 tuổi), quốc tịch Hàn Quốc, đi làm về nhà tại thị trấn Củ Chi cũng phát hiện bị trộm phá cửa vào nhà lấy đi một số tài sản trị giá khoảng 70 triệu đồng. Hiện công an Sài Gòn đang điều tra truy bắt hung thủ cả ba vụ việc. (Tr.N)

Tranh luận về mạng XH gây tranh cãi

 Tranh luận về mạng XH gây tranh cãi

 Chương trình “60 Phút Mở” của VTV hôm cuối tuần làm nhiều người quan tâm với chủ đề cá chết ở Vũng Áng

Một chương trình của VTV gây sóng dư luận khi người dẫn căn vặn khách mời về ‘động cơ’ chia sẻ tin cá chết trên Facebook cá nhân.

Bà Tạ Bích Loan – Giám đốc kênh VTV6 của đài Truyền hình Việt Nam – xuất hiện trong vai trò dẫn chương trình ’60 phút mở’ của VTV đặt câu hỏi cho vị khách – MC Phan Anh: “Tại sao bạn lại phải chia sẻ clip hai con cá chết của Vũng Áng?”

Clip này do kênh VTC thực hiện trong bối cảnh xảy ra thảm họa cá chết tại miền Trung Việt Nam, cho thấy cá chết sau ít phút thả vào nước lấy từ Vũng Áng.

‘Nhu cầu quyền lực’

MC Phan Anh trong chương trình 60 Phút mở

Tại chương trình “60 phút Mở” của VTV, MC Phan Anh nói ông chia sẻ clip trên Facebook cá nhân vì “đó là việc có ích và nên làm và “muốn đóng góp vào cái chung”.

Được biết, thảo luận kéo dài hơn hai giờ, nhưng đã được biên tập lại cho phù hợp với thời lượng và có sản phẩm cuối cùng dài gần 40 phút.

Trong đó có bốn khách mời chính đặt câu hỏi cho MC Phan Anh, và một khách mời bày tỏ quan điểm ủng hộ ông.

Chuyên gia tâm lý hành vi Phạm Mạnh Hà, phân tích và cho rằng ông Phan Anh chia sẻ clip hai con cá chết do một số nhu cầu, trong đó có “nhu cầu quyền lực”.

Nhà thơ Hồng Thanh Quang, Tổng biên tập báo Đại Đoàn kết, nói với ông Phan Anh: “Bạn đã làm nhiều người đặt niềm tin vào chỗ không nên đặt niềm tin”.

Nhà báo Hoàng Minh Trí (Facebook Cu Trí) cáo buộc “Phan Anh chia sẻ mà không cần biết con cá ấy là loại gì, nước múc lên ấy là loại gì”.

Ông Minh Trí nói “khi cộng đồng đang đói tin về Vũng Áng” và so sánh việc đưa tin lên Facebook của MC Phan Anh như “nhỏ thêm một giọt nước”, là “củng cố một cái tin thất thiệt”.

Tuy nhiên, ông Phan Anh nhiều lần nhấn mạnh, ông ngợi khen lòng dũng cảm của một cơ quan truyền thông, mà mọi người ‘không đọc kỹ’.

“Đấy là một cơ quan truyền thông dũng cảm nói về một vấn đề mà xã hội quan tâm trong thời gian gần đây”, ông nói về VTC News và việc thực hiện clip thử nghiệm.

‘Clip tạo dựng’

Hình chụp màn hình từ phóng sự của VTC

Trong phóng sự thực hiện hôm 26/4, phóng viên kênh VTC thử nghiệm đặt hai con cá vào một chậu nước được cho là lấy từ khu vực Vũng Áng. Cá chết chỉ vài phút sau đó. Sau một ngày, nhiều báo tại Việt Nam và chủ bè cá cáo buộc phóng viên VTC “đưa thông tin sai lệch”.

Giám đốc trung tâm quan trắc và phân tích môi trường, Sở tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh phủ nhận việc “cùng với” phóng viên VTC News thực hiện phóng sự – theo báo điện tử Infonet.

Tuy nhiên, VTC News ngay sau đó đã thực hiện một bản tin nói rõ về hoạt động tác nghiệp mà họ thực hiện, bao gồm phỏng vấn về loại cá và mẫu nước họ thực hiện.

“Việc lấy mẫu nước tại Vũng Áng được phóng viên Bá Thăng thực hiện cùng thời gian, địa điểm với đoàn cán bộ quan trắc của tỉnh Hà Tĩnh nhưng việc tiến hành thực nghiệm là hoàn toàn độc lập,” VTC News trả lời về thử nghiệm.

VTC cũng công bố, loại cá họ dùng để thử nghiệm do ngư dân cung cấp và là cá nước mặn.

Tôi tin VTC chứ! Vì đấy là một nguồn tin chính thống, một đài truyền hình lâu đời của nhà nước. Cũng giống như rất nhiều người đã tin vào cái phóng sự dùng chổi quét rau giả làm sâu trên VTV vậy.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn dẫn lại lời bị cắt của MC Phan Anh

Người dẫn dắt chương trình ’60 Phút mở’, bà Tạ Bích Loan khẳng định clip hai con cá chết là “tạo dựng”.

Tuy nhiên, trong bài viết của nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn, ký tên Na Sơn trên trang VietnamNet cho biết, chương trình đã bị cắt nhiều đoạn để vừa với thời lượng, trong đó “Phan Anh có một câu rất hay:

“Tôi tin VTC chứ! Vì đấy là một nguồn tin chính thống, một đài truyền hình lâu đời của nhà nước. Cũng giống như rất nhiều người đã tin vào cái phóng sự dùng chổi quét rau giả làm sâu trên VTV vậy.””

“Đây là một điểm khá thú vị. Cho đến nay chưa có kết luận chính thức là clip của VTC có ngụy tạo hay không,” nhiếp ảnh gia có mặt trong chương trình ’60 Phút mở’ viết.

Cuối chương trình, ông Phan Anh chia sẻ hashtag #Đừng im lặng. “Mỗi chúng ta đều có quyền lên tiếng về quan điểm của mình. Và quan điểm đó cần được mọi người tôn trọng và tôi rất mong những quan điểm đó sẽ được tranh luận một cách có văn hóa,” ông nói trên chương trình của đài truyền hình Việt Nam.

Phản ứng của khán giả

Đoạn viết trên Facebook của MC Phan Anh hôm 27/04 về clip cá chết của kênh VTC

Trả lời BBC Tiếng Việt, nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn cho rằng “việc định hướng và ngăn chặn thông tin là điều bất khả” trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, “nhất là thông tin trên mạng xã hội với tính chất, nhanh và rộng.”

“Người đọc không có lỗi khi họ chưa đủ kiến thức, kỹ năng và nguồn để kiểm chứng như các chuyên gia hay nhà báo khi tiếp nhận những thông tin được cho là không tốt. Cái chính là những thông tin minh bạch, chính xác cần được đưa nhiều hơn, nhanh hơn.

“Như thế, tự chúng sẽ đẩy lùi được những thông tin thất thiệt hay sai trái. Tất nhiên, tôi cũng mong muốn ý thức của mọi cá nhân khi tham gia chia sẻ trên mạng xã hội. #Share_có_ý_thức 1 hashtag tôi hay dùng trên mạng.

Cái chính là những thông tin minh bạch, chính xác cần được đưa nhiều hơn, nhanh hơn.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn

“Tôi mong muốn mọi người khi đọc được điều gì đó từ bất cứ nguồn nào thì hãy suy xét nếu có thể thì kiểm chứng trước khi share [chia sẻ] nó. Tránh việc chúng ta trở thành những cái loa không công cho những mục đích không trong sáng của bất kỳ ai, tổ chức nào.

Chia sẻ quan điểm về nguồn tin từ kênh chính thống, Bùi Thiện An, một thanh niên từ Sài Gòn, nói với BBC: “Phan Anh cũng trả lời rất rõ đó chỉ là nhu cầu lên tiếng, đừng im lặng trước những gì xảy ra xung quanh mình nhưng mọi người vẫn quy chụp đó là nhu cầu thể hiện quyền lực.

“Vậy thì nhìn lại, khi một ca sĩ diễn viên chụp hình đồ ăn, thức uống nó cũng chỉ đơn thuần là chia sẻ thông tin, không riêng gì Phan Anh mà giới trẻ đều quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của mình.

“Không thể trách Phan Anh cũng như không thể trách nhiều bạn trẻ chia sẻ mà không kiểm chứng vì việc kiểm chứng từ một nguồn kênh như VTC – đài truyền hình chính thống là rất khó. Điều đó là thứ mà nhà báo như anh Trí, anh Quang làm chứ không phải những đứa trẻ.”

“Việc chia sẻ thông tin sẽ khiến cho những người có quyền hành, chịu trách nhiệm về vấn đề nóng này phải có câu trả lời xác đáng, phải có sự minh bạch rõ ràng để cư dân không bị đầu độc thông tin,” An cho biết.

‘Dân không muốn thần tượng tuyên truyền’

‘Dân không muốn thần tượng tuyên truyền’

 BBC

29-5-2016

Người dân Việt Nam đang khao khát ‘thần tượng’, nhưng lại không muốn những thần tượng do ‘tuyên truyền’ và ‘được dựng lên’, theo ý kiến nhà nhà nghiên cứu, khách mời của BBC.

Tại cuộc tọa đàm về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ và hội chứng mang tên cơn sốt Obama ở Việt Nam của BBC Việt ngữ cuối tháng 5/2016, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, nhà nghiên cứu xã hội học từ Hà Nội cho nói:

“Tôi nghĩ rằng cơn sốt Obama đã cho chúng ta thấy là dân chúng muốn thần tượng của mình là ai, chứ không phải là những gì người ta dựng lên hoặc người ta cố gắng để tuyên truyền cho nó.”

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội Việt Nam khẳng định:

“Đấy chính là cái gọi là thần tượng thực sự mà người Việt Nam đang thiếu và khát khao. Những thứ mà khiên cưỡng thì rất khó khăn.

“Sự xuất hiện của ông Obama giải đáp cho chúng ta câu hỏi là người Việt Nam muốn gì, muốn thần tượng của mình phải như thế nào.”

Có sính ngoại quá không?

Tại cuộc tọa đàm Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 26/5, trước câu hỏi dường như ở Việt Nam đã có sẵn nhiều ‘thần tượng’, từ những tượng đài, cho tới các tên gọi trên các đường phố, hay trong sách giáo khoa và những nơi khác, mà không phải là thiếu thần tượng, bà Khuất Thu Hồng nêu quan điểm:

TS. Khuất Thu Hồng: Không ạ. Tôi nghĩ rằng cơn sốt Obama đã cho chúng ta thấy là dân chúng muốn thần tượng của mình là ai, chứ không phải là những gì người ta dựng lên hoặc người ta cố gắng để tuyên truyền cho nó. Cơn sốt Obama nó cho thấy điều tôi nói như ban đầu là người dân Việt Nam đang thiếu một thần tượng.

H1Người dân Việt Nam chào đón Tổng thống Obama trên đường phố. Ảnh: Getty

Thần tượng mà họ cảm thấy gần gũi với họ, mang lại, đáp ứng những mong mỏi, nhu cầu, thất vọng do về tự do, phát triển, chủ quyền, giáo dục và tất cả mọi thứ. Đấy chính là cái gọi là thần tượng thực sự mà người Việt Nam đang thiếu và khát khao. Những thứ mà khiên cưỡng thì rất khó khăn.

Sự xuất hiện của ông Obama giải đáp cho chúng ta câu hỏi là người Việt Nam muốn gì, muốn thần tượng của mình phải như thế nào. [Đó] phải là một người chân thành, hiểu biết, uyên bác, gần gũi; một người có thể động đến trái tim của tất cả mọi người bằng chuyến đi và lời phát biểu của mình, bằng việc ngồi ăn bún chả hay uống cà phê sữa hay bắt tay người dân, thì ông Obama đã tạo nên một thần tượng mà từ nay người Việt Nam luôn luôn hướng đến, mơ ước và mong mỏi rằng một ngày nào đó mình sẽ có những thần tượng như thế ở đất nước này.

BBC: Liệu người Việt Nam có sính ngoại quá hay không, như một số người đặt vấn đề? Xin hỏi tiếp TS Khuất Thu Hồng

TS. Khuất Thu Hồng: Tôi nghĩ Việt Nam đã đón quá nhiều các nguyên thủ quốc gia nhưng chúng ta đã thấy có trường hợp nào tương tự như vậy không ạ? Cũng có những nguyên thủ quốc gia mà quả thật, sự viếng thăm của họ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích về kinh tế, nhưng có được sự đón tiếp nồng ấm của người dân như vậy hay không thì chúng ta đã đều thấy câu trả lời rồi.

Hãy lắng nghe đối thoại

BBC: Chúng tôi muốn vấn ý bà Thảo Griffiths, trưởng Đại diện Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, bà có bình luận gì về ý kiến của TS Khuất Thu Hồng?

Bà Thảo Griffiths: Tôi nhớ là năm 2000 khi Tổng thống Bill Clinton sang Việt Nam. Đấy cũng là việc có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Việt Mỹ bởi vì đó là chuyến đi đầu tiên của một Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.

Chúng ta (Việt Nam) cũng đã tiếp đón Tổng thống Bill Clinton như chúng ta tiếp đón Tổng thống Obama.

BBC: Xin được nghe ý kiến bình luận của Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nhà vận động xã hội dân sự ở Việt Nam.

H1Phụ nữ và trẻ em cầm cờ và ảnh chào đón ông Obama. Ảnh: Getty

TS. Nguyễn Quang A: Tôi rất đồng ý với Tiến sĩ Khuất Thu Hồng về điểm đó. Bởi vì nếu chúng ta nhìn lại những thần tượng mà người ta muốn cấy vào đầu người Việt Nam trong suốt nhiều chục năm qua hoặc những vị lãnh đạo của chúng ta thể hiện một tác phong như thế nào.

Tôi thấy người dân Việt Nam có một cơ hội để đối sánh thực tiễn với mong mỏi của họ. Và khoảng cách giữa thực tiễn với cái mong muốn; cũng như khoảng cách giữa thực tiễn và với mong mỏi của người ta với phía ông Obama, hai cái đó khác nhau một trời một vực.

Có lẽ, tôi nghĩ, về phía người cầm quyền Việt Nam cần phải nghiên cứu một cách rất là sâu sắc và phải tự thay đổi mình. Xã hội người dân đã tiến khá nhiều. Rất đáng tiếc là tác phong lãnh đạo, cung cách lãnh đạo vẫn giống như nhiều chục năm trước.

Và khoảng cách đó càng ngày càng xa ra thì nó làm cho sự bức xúc của người dân càng lớn. Bức xúc đó có thể gây ra những chuyện bất ổn xã hội không đáng có.

Chính những người lãnh đạo Việt Nam là người phải chủ động thay đổi mình để kéo khoảng cách giữa người dân với họ đang từ khoảng rộng như thế nó thu hẹp dần lại, làm sao để có thể giống như ông Obama. Đó là một vấn đề hết sức nghiêm túc mà họ cần hết sức lưu ý và chấn chỉnh.

Tôi nghĩ là chỉ có như thế, lắng nghe người dân đối thoại với người dân, chứ không phải là họ đối xử với đối xử với tôi với (blogger) Đoan Trang như vừa rồi.

Thực sự cùng giá trị

Tôi nghĩ là lúc đó mới tạo được sự đồng thuận. Không có một người nào đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam bây giờ muốn có một sự bất ổn. [Họ] đều muốn có một sự phát triển hài hòa và chỉ muốn làm cho bản thân chính quyền phải mạnh lên.

Bởi vì cái chính phủ phải có niềm tin ở chính mình và tạo ra niềm tin trong nhân dân.

H1Người dân với biểu ngữ bằng tiếng Anh ghi: “Hoan nghênh Tổng thống Barack Obama. Chúng tôi yêu mến ông”. Ảnh: Getty

Đấy mới là tài sản quan trọng [mà] rất đáng tiếc trong thời gian vừa qua cái tài sản rất quý giá đấy của nhà nước thì họ đã làm xói mòn đi.

Rất đáng tiếc tôi không gặp được ông Tổng thống Obama.

Nhưng hai người chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của ông thì tôi có thời gian để nói chuyện. Và tôi nói với họ rằng, về cơ bản, những giá trị của Mỹ, hay giá trị của Việt Nam mà người ta coi rằng là giá trị của họ, thực sự là một.

Bởi vì ông Hồ Chí Minh dẫn chiếu giá trị của Mỹ ở Tuyên ngôn độc lập; rồi Việt Nam cũng muốn xây dựng một xã hội của dân, do dân, vì dân. Đấy là của Mỹ. Nhưng họ không nói là vay mượn của Mỹ.

Thế như vậy là những giá trị cơ bản của Mỹ và Việt Nam là không có bất đồng gì cả.

Chỉ có bất đồng ở một điểm là cái cách thực hiện như thế nào. Một bên là chỉ có nói về cái đó nhưng không thực hiện.

Thế nên tôi mới đặt vấn đề là người dân, chúng ta phải cố gắng giúp nhà nước để biến cái quyền hão, quyền ảo của chúng ta thành quyền thực.

Nếu thực sự là làm với tinh thần xây dựng như thế, thì nước Việt Nam sẽ phát triển. Tôi nghĩ lãnh đạo Việt Nam nên lắng nghe và tự thay đổi, và đối thoại với người dân.

Mời quý vị theo dõi thêm các cuộc tọa đàm Bàn tròn của BBC Việt ngữ về chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Obama tới Việt Nam tại đâytại đây.

H1Người dân với biểu ngữ bằng tiếng Anh ghi: “Hoan nghênh Tổng thống Barack Obama. Chúng tôi yêu mến ông”. Ảnh: Getty

H1Ảnh: JIM WATSON AFP Getty Images

H1Ảnh: Reuters

H1Ảnh: Bui Thu

H1

Đã “tìm” được nguyên nhân cá chết ở Biển Miền Trung!

Đã “tìm” được nguyên nhân cá chết ở Biển Miền Trung!

 Báo chí thời gian qua đã tắt ngóm theo định hướng XHCN về chuyện cá chết. Trên các trang báo  nhà nước, hiện tượng cá chết và ô nhiễm ở Miền Trung coi như đã xong. Giờ đây, báo chí đăng nhiều bài viết rằng các chợ cá lại tấp nập, đông vui nhộn nhịp… Vậy là cá hết độc, biển đã sạch.

Dù cho đến hôm nay, đã gần một tháng rưỡi, nhà nước vẫn ú ớ và loanh quanh chưa thể tìm ra nguyên nhân cá chết. Cái cách mà cha ông ta thường nói “để lâu cứt trâu hóa bùn” đang  nhà nước được thực hiện triệt để.

Để lâu cũng có cái lợi. Mới đây, Hà Tĩnh đã phải có công văn về tiêu cực khi hỗ trợ dân do cá chết – lợi đó chứ đâu.

hotrocachet

Dân tình thì cứ tha hồ đồn đoán về nguyên nhân cá chết là do đâu. Thôi thì đủ loại lời phán đoán.

Một số thanh niên xăm trổ lên mạng thì khẳng định: nguyên nhân cá chếthàng loạtlà do cá lập băng đảng đánh nhau.

Một số khác thì cãi: hoàn toàn không phải, chỉ là một vụ thảm sát kiểu LVL mà thôi. Chẳng là vì thời gian qua, nhiều gia đình cá sợ nhà nước huy động vàng trong dân để trả nợ xong thì huy động đến tài sản loài cá, nên tập trung cất giấu, và chuyện không lọt qua mắt của đám cá dữ kiểu LVL, nên mới sinh ra thảm sát hàng loạt.

Một số lái xe đường dài thì khẳng định: cá chết do tai  nạn giao thông. Họ lý giải: trên đất liền, đường sá toàn dạng BOT, trạm kiểm soát, thu vé khắp nơi, cảnh sát giao thông nhan nhản, vậy mà còn tai nạn chết mỗi năm mấy chục mạng người. Huống chi dưới biển, tàu bè đi lại, cá lớn cá bé tham gia giao thông không luật lệ gì, lại không có cảnh sát giao thông đứng rình để bắt tay nhắc nhở, thì làm sao mà không tai nạn hàng loạt?!

Còn những cổ động viên Hải Phòng thì khẳng định chắc chắn bằng băng rôn hẳn hoi: Cá chết do không biết bơi. Cái này nghe ra cũng có lý. Ở Việt Nam thì điều gì mà chẳng có thể xảy ra.

mangcamchubau

Còn quan chức nhà nước thì cứ đủng đỉnh. Cứt trâu chưa hóa bùn thì làm sao mà xong việc?! Họ cho rằng muốn xác định được nguyên nhân cá chết, thì phải mất… một năm.

Để minh họa cho điều đó, một pha biểu diễn mới đã được thực hiện. Truyền hình VTV đã phỏng vấn một giáo sư Nhật Bản. Dân ta vốn chuộng ngoại, nên Nhật Bản giáo sư nói thì càng dễ tin mà. Đoạn ấy như sau:

VTV: Thưa giáo sư Yoshihiko Yamada (Đại học Tokai), là một nhà khoa học có rất là nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm nguyên nhân thảm họa môi trường… giáo sư có thể cho biết mất khoảng bao lâu để tìm ra nguyên nhân cá chết ở Việt Nam?

GIáo sư Yoshihiko Yamada: Tôi nghĩ có khi đến 1 năm.

Thế nhưng, ngay lập tức, cộng đồng mạng đã tìm ra thông tin về ông giáo sư này trên website của trường Tokai như sau:

– Chuyên môn: Kinh tế Công cộng (Public economics); An ninh Hàng hải (Maritime security); Kinh tế đảo (Islands economics)

– Khoa mục giảng dạy: Xã hội hải dương và quan hệ quốc tế; Kinh tế chính trị của quốc gia biển; Chính sách về hải dương.

– Chuyên đề nghiên cứu hiện tại : Vấn đề hải tặc hiện nay; Nhật Bản biên giới và hải đảo

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét trên facebook như sau: “Với chuyên môn như thế, ông ta khó có thẩm quyền khoa học để nói về nguyên nhân cá chết, nói chi đến kết luận.” Và ông Nguyễn Quang A đề nghị: Các bạn Việt Nam ở Nhật nên hỏi trường và các đồng nghiệp của ông ta xem sao (hay xem VTV có dịch đúng lời ông nói hay không).

Nghi ngờ một đài truyền hình quốc gia có vẻ lạ. Nhưng là chuyện cần thiết ở nước ta, bởi qua những vụ bê bối của đài VTV vừa qua, như vụ ăn cắp bản quyền đến mức bị khóa tài khoản youtube, dựng video clip giả làm hại người dân buộc xin lỗi, đưa kẻ có tiền sử ăn cắp nhiều lần lên truyền hình giảng dạy văn hóa, đạo đức…, nên người dân có quyền nghi ngờ. Đặc biệt là cái phóng sự vu cáo các nhân sĩ, trí thức và Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp trong vụ cá chết vừa qua.

Thế rồi, chuyện cá chết không được nói đến nữa,nhất là những ngày bầu cử đang đến gần, mà dân thì nhất định chẳng sử dụng cái quyền đó làm gì.

Thậm chí, các nhà mạng đã đồng loạt lọc từ cá chết, môi trường, vũng áng, Formosa, bầu cử. Thế là càng yên.

Có lẽ trên thế giới, chưa có nước nào có thể giải quyết thảm họa ô nhiễm môi trường nhanh chóng và hiệu quả bằng Việt Nam.

Kinh nghiệm này, cần phổ biến ra toàn thế giới: Chỉ cần một công văn, hoặc một chỉ thị của Ban Tuyên giáo cấm báo chí đưa tin, buộc gỡ các bài viết về thảm họa, về cá chết với lý do rất đơn giản: Tổn hại đất nước. Thế là xong.

tuyenthe

Cũng chuyện cá chết, nhưng không phải ở Miền Trung, nơi có Formosa đang thải độc, mà trên kênh Nhiêu Lộc đồng loạt 70 tấn cá chết hai hôm nay. Lập tức ngày hôm sau Ban Tuyên giáo đã kết luận được ngay cá chết do các chỉ số nồng độ nước vượt mức, do ô nhiễm… rất nhanh chóng mà không cần đến 1 năm như ở Miền Trung. Chắc hẳn ở đây, không có Thủ tướng chỉ đạo nên họ làm nhanh hơn chăng?

Các quan chức sau buổi biểu diễn ăn cá rồi lặn mất tăm, chẳng thấy đâu nữa. Người dân thì thầm: Họ lại tàng hình rồi.

Điều rất lạ là các quan chức đứng đầu đất nước mới giơ tay thề nguyền được truyền hình trực tiếp, nghe sao mà nghiêm trang, mà xúc động… rằng sẽ tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân, thế mà nay dân ngắc ngoải, nguy khốn, không thấy mặt một ông, bà nào. Chắc chuyện chết chóc hàng loạt, đói kém, hủy hoại môi trường sống và kế sinh tồn của người dân là chuyện không thuộc về phạm trù “hạnh phúc của nhân dân” chăng?

gachetdoanno

Thế rồi, mới đây, đàn gà ở Đà Nẵng ăn cá xong thì đột nhiên lăn đùng ra chết. Các cơ quan Đà Nẵng vào cuộc ngay và khẳng định: Không phải vì ăn cá mà gà chết, nguyên nhân chính là do gà tham ăn, nên ăn no quá mà chết cả đàn.Báo chí không được đưa tin cá chết, thì đưa tin gà chết do ăn no quá.

Thế mới là tuyệt đỉnh công phu và cao thủ. Chỉ cần khẳng định như vậy là đã giải oan cho đàn cá và nhắc nhở đàn gà lần sau phải biết “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” như các cụ đã dạy.

Thế là dân mạng xã hội mới vỡ lẽ ra rằng: Thì ra nguyên nhân cá chết đâu xa xôi gì, chỉ là do cá ăn no quá mà chết thôi.

Chỉ có vậy mà tháng rưỡi nay nhà cầm quyền không tìm ra nguyên nhân đơn giản này.

Chắc không lâu nữa, giới khoa học thế giới sẽ tìm đến Việt Nam học tập cách chống thảm họa môi trường và tìm nguyên nhân của gà và cá chết hàng loạt.

Đất nước ta lại bội thu về những khoản từ những phát minh làm cả thế giới kinh ngạc và “oán phục”.

Đúng, có vậy mới xứng tầm một đất nước được sự lãnh đạo “tuyệt đối và sáng suốt” của một đảng tự nhận là đỉnh cao trí tuệ loài người…

 Hà Nội, ngày 18/5/2016

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt

Nữ Tu Maria Minh Du

5/29/2016

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ mừng ngân khánh linh mục vào ngày 31 tháng 5 năm 2016 tới đây. Hiện nay Ngài đang sống tại Đan Viện Xitô, Nho Quan, Châu Sơn, Ninh Bình.

Xem hình

Đã từ lâu, Ngài ít xuất hiện trên các trang báo và đặc biệt Ngài không bao giờ hiện diện trong các dịp đại lễ. Ngài sống âm thầm tại Đan viện. Tuy âm thầm, nhưng Ngài như một thỏi “ nam châm” có thể “hút” rất nhiều người cả Công Giáo lẫn những người chưa biết Thiên Chúa. Giọng nói tràn đầy nội lực và nhiệt huyết. Ngài vẫn mang trong mình phong cách và tinh thần “Ngô Quang Kiệt”.

Nhân dịp mừng Ngân Khánh linh mục, VietCatholic “ năn nỉ” mãi mới được Ngài dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Nt. Maria Minh Du: Chúng con xin gửi đến Đức Tổng Giuse lời chào thăm của VietCatholic và của độc giả, khán giả của VietCatholic.

Xin Đức Tổng cho độc giả của VietCatholic biết về một ngày sống của Đức Tổng hiện nay ạ.

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi xin kính chào quý anh chị em. Việc chính của tôi là nghỉ ngơi. Đan viện là nơi thích hợp để nghỉ ngơi. Vì cảnh thiên nhiên thoáng đãng. Bầu khí yên tĩnh. Làm việc với đất đai, cây cỏ và súc vật rất thú vị. Ở đây có nhiều đá rất đẹp. Có thể chiêm ngắm suốt ngày không chán. Đặc biệt bầu khí cầu nguyện. Những giờ kinh của đan viện rất sốt sắng giúp nâng tâm hồn lên. Và bầu khi huynh đệ bác ái. Cộng đoàn sống rất thân tình. Nên theo sát chương trình của đan viện là một cách nghỉ ngơi rất hữu ích. Ngoài ra tôi cũng có thời giờ đón tiếp khách hành hương cầu nguyện. Giúp các đoàn tĩnh tâm Đặc biệt giới trẻ.

Nt. Maria Minh Du: Thưa Đức Tổng, Đức Tổng đã sống nhiều năm tại Đan Viện Xitô, Châu Sơn, Ninh Bình. Đức Tổng có nghĩ một ngày nào đó Đức Tổng sẽ trở thành một đan sĩ không ạ ?

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi đi lại đan viện nhiều năm. Chính thức sống đã sang năm thứ 6. Thế nào là đan sĩ. Nếu sống như mọi người. Tham dự vào đời sống cộng đoàn. Chia sẻ với anh em. Thì tôi đã là đan sĩ rồi. Nhưng nếu là kết hợp mật thiết với Chúa. Tiến sâu xa hơn trong đời sống chiêm niệm. Thì còn một quãng đường dài. Có lẽ phải phấn đấu suốt cuộc đời còn lại mới có hi vọng thành một đan sĩ đúng nghĩa.

Nt. Maria Minh Du: Trên kệ của những nhà sách Công Giáo, chúng con nhìn thấy những đầu sách của Đức Tổng. Chắc Đức Tổng viết nhiều?

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Viết và đọc. Đó là sở thích. Nhưng với sức khoẻ và tuổi tác. Tôi phải tự giới hạn. Giới hạn thời giờ. Giới hạn lãnh vực. Giới hạn sức lực. Càng ngày tôi càng ý thức sự nghèo nàn của mình để sống khiêm tốn hơn.

Nt. Maria Minh Du: ” Chạnh Lòng thương” ( Mt 9,36) là khẩu hiệu Đức Tổng đã chọn 25 năm năm trước. Năm nay mừng ngân khánh lại trùng dịp năm Lòng Thương Xót, Đức Tổng có thể chia sẻ thêm cho chúng con một đôi điều về câu lời Chúa mà Đức Tổng đã chọn không ạ ?

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi gắn bó với những hoàn cảnh nghèo khổ. Chịu chức linh mục thời đất nước đi vào nghèo khổ. Tôi đã sống giữa người nghèo mới. Những sĩ quan đi học tập cải tạo về. Những đại gia phá sản. Đặc biệt sau thất bại của chính sách giá, lương, tiền khiến người nghèo càng nghèo hơn. Tôi về Lạng sơn là một giáo phận không chỉ nghèo mà còn tang thương. Người chết hết. Các nhà thờ đổ nát. Không có toà giám mục. Không có nhà thờ chính toà. Giáo dân tất tưởi bơ vơ không người chăn dắt. Hôm nay tôi kỷ niệm 25 năm linh mục trong năm Lòng Thương Xót. Đúng thời điểm cá chết, Kéo theo cái chết của thiên nhiên. Của vũ trũ. Của ngư dân. Của biết bao người. Thông điệp Laudato Si vọng lên tiếng “kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dung”. Tất cả là lời Chúa nhắn nhủ tôi đừng thờ ơ vô trách nhiệm. Đừng dửng dưng vô cảm. Đừng như thày tư tế tránh qua bên kia đương lần trổn. Nhưng hãy có lòng thương xót. Hãy quan tâm. Liên đới. chia sẻ.

Nt. Maria Minh Du: Một điều mà tất cả chúng con đều quan tâm là hiện nay sức khỏe của Đức Tổng thế nào ạ?

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Sức khoẻ tôi khá hơn. Nhưng mong manh. Tôi không còn sử dụng sức khoẻ. Nhưng phải nương theo sức khoẻ. Và phải biết chăm sóc cho nó. Đó là công bằng. Chị sức khoẻ đã được Chúa ban để giúp tôi bao nhiêu năm nay. Giờ đây đến lượt tôi phải quan tâm chăm sóc cho chị.

Chúng con xin cảm ơn Đức Tổng đã dành cho VietCatholic cuộc phỏng vấn và sẻ chia cho quý độc giả những tâm tình. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria ban cho Đức Tổng dồi dào ân phúc và luôn luôn làm “viên nam châm” hút mọi người đến với Thiên Chúa.

Vì thời gian của Ngài hạn hẹp, chúng tôi không dám nài ép Ngài chia sẻ về “ Vườn Fatima”, một công trình tại Đan viện mà Ngài đang để tâm, sức và trái tim để hoàn thiện, mong sẽ khánh thành vào dịp mừng kỷ niệm 100 năm Mẹ hiện ra ở Fatima ( 2017). Một công trình mà từ viên đá, nhánh cây cũng mang những giá trị và ý nghĩa. Xin cùng cầu nguyện cho Ngài và những ấp ủ và dự định Thiên Chúa mong muốn nơi Ngài.

. Báo động: Người Trung Quốc đã lập căn cứ sát nách Cửa Việt-Quảng Trị

. Báo động: Người Trung Quốc đã lập căn cứ sát nách Cửa Việt-Quảng Trị

Blog VOA

Lê Anh Hùng

29-5-2016

Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh. Courtesy Photo.

Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, một học giả Trung Quốc đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển.

Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016:“…Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền… Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…”

Mặc dù Trung Quốc có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng.

Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chí sau: (I) thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; (II) nếu đổ bộ thành công, Trung Quốc , họ sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược; (III) chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó; và (IV) tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào – Việt hoặc Campuchia – Việt Nam, Trung Quốc cũng thiết lập được căn cứ phố hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hiệp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm.

Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được hoặc đang tìm cách chiếm lĩnh nhiều vị trí xung yếu nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v.

Cách đây hơn 2 năm, chúng tôi đã từng báo động về việc Trung Quốc sắp lập căn cứ tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm. Nhờ sự lên tiếng kịp thời của công luận, dự án này hiện đang bị tạm dừng.

Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng Trung Quốc vì thế mà đã từ bỏ âm mưu lập căn cứ ở Cửa Việt thì nhầm to. Đơn giản, Cửa Việt là một trong không nhiều nơi dọc theo bờ biển Việt Nam hội đủ cả 4 tiêu chí nêu trên. Vì thế, nó đã lọt vào “mắt xanh” của các ông chủ Trung Nam Hải từ lâu.

Trong dịp trở lại thăm Cửa Việt vừa qua, chúng tôi lại phát hiện ra là Trung Quốc đang lập một căn cứ khác sát nách cảng Cửa Việt thông qua thủ đoạn núp bóng người Việt để thâu tóm một doanh nghiệp thuỷ sản ở địa phương – đó là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong.

Trước kia, đây là một cơ sở thuộc Công ty Thuỷ sản Quảng Trị, một doanh nghiệp nhà nước. Năm 2005, Công ty Thuỷ sản Quảng Trị bị phá sản. Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Trị giao cơ sở thuỷ sản này cho một doanh nghiệp nhà nước khác là Công ty Xi măng Quảng Trị. Sau 3 năm trực thuộc Công ty Xi măng Quảng Trị và không hoạt động gì, đến năm 2010, cơ sở này lại được bán cho Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế. Và đến Tết Bính Thân vừa rồi, nó đã bị Trung Quốc thâu tóm thông qua một người Việt tên là Hoà, quê ở Thanh Hoá, với mức giá 8 tỷ VNĐ.

Hiện nay, các ông chủ người Hán đang gấp rút sửa sang lại nhà xưởng và xây dựng khu nhà ở cho công nhân trong khi tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý còn lại để cho ra đời một doanh nghiệp Trung Quốc trá hình tại khu vực hết sức nhạy cảm về an ninh quốc phòng này.

Vị trí do người Trung Quốc kiểm soát bao gồm 2 khu: khu văn phòng + nhà ở công nhân và khu nhà xưởng. Tổng diện tích 2 khu này lên tới khoảng 9.000m2.

Người dân địa phương cho chúng tôi biết, nền móng khu nhà ở công nhân được xây hết sức kiên cố và đặc biệt là sâu khác thường: khoảng cách từ nền nhà xuống đáy móng lên đến 2,3m. Các hố móng được lấp đầy cát trắng, với các ống nhựa cắm xung quanh, nghĩa là lượng cát đó có thể được hút ra bất cứ lúc nào để trở thành một hệ thống hầm ngầm bí mật.

H1Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh

H1Trước khi rơi vào tay Trung Quốc, đây là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế.

H1Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.

H1Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.

Từ Cửa Việt lên cửa khẩu Lao Bảo chỉ khoảng 80km, giao thông rất thuận tiện nhờ tuyến đường nhựa lớn nối với quốc lộ 9 chạy thẳng lên Lao Bảo. Bên kia cửa khẩu Lao Bảo là tỉnh Savanakhet, một địa bàn tập trung rất nhiều người Hán cùng các “dự án kinh tế” của họ trên đất Lào.[i] Một khi chiến tranh Việt – Trung nổ ra, lực lượng Trung Quốc từ Savanakhet đánh sang và lực lượng ngoài biển phối hợp với đội quân nằm vùng ở Cửa Việt đánh vào sẽ tạo nên một gọng kìm vô cùng nguy hiểm, đe doạ chia cắt Việt Nam ở khu vực này.

Những căn cứ ven biển của Trung Quốc không chỉ nguy hiểm về mặt quân sự mà, giống như đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung thời gian qua, chúng còn âm thầm đầu độc môi trường biển, khiến ngư dân – những “cột mốc chủ quyền” trên biển – không còn tha thiết với việc ra khơi để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Về lâu dài, tình trạng ô nhiễm môi trường biển sẽ làm thui chột nòi giống Việt trong tương lai.

Trong khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không ngớt tụng niệm câu thần chú “4 tốt, 16 vàng”, lãnh đạo Bộ Quốc phòng vẫn chìm đắm trong vòng xoáy kim tiền cùng các màn “giao lưu quốc phòng” với “bạn” thì những gọng kìm của chủ nghĩa Đại Hán vẫn đang ngày đêm âm thầm siết chặt dải đất hình chữ S của chúng ta.

*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng

_______

Ghi chú:

[i] Đây là thông tin mà chúng tôi đã tìm hiểu từ những người hay qua cửa khẩu Lao Bảo sang đất Lào.

Những người bị câu lưu do lên tiếng vụ cá chết

Những người bị câu lưu do lên tiếng vụ cá chết

FB Hoàng Dũng

29-5-2016

H1

Đúng như đã tuyên bố, sáng nay Lã Việt Dũng đến khu vực Bờ Hồ cất tiếng vì môi trường để yêu cầu chính quyền thực hiện các việc sau:

1. Đóng cửa Formosa và các nhà máy công nghiệp ven biển cho tới khi có kết luận rõ ràng về nguyên nhân cá chết biển Miền Trung.

2. Trình bày phương án kiểm soát Formosa để không thải độc ra biển, tránh hiểm hoạ môi trường về sau.

3. Công bố chi tiết các số liệu tìm kiếm nguyên nhân đã thu thập được; đưa ra thời hạn cùng tên chuyên gia, đơn vị chịu trách nhiệm trả lời.

4. Chấm dứt việc kiểm duyệt thông tin, đe doạ nhà báo và người dân đến lấy tin, đăng tin về thảm hoạ môi trường và cuộc sống người dân Miền Trung.

5. Chấm dứt việc bắt bớ, đánh đập người biểu tình ôn hoà về môi trường.

Để làm được việc đó, anh đã phải rời khỏi nhà từ chiều hôm trước (tránh bị chặn). Chỉ sau vài phút, anh đã bị bắt đi.

Ngay sau khi hình ảnh được công bố, đã có hàng ngàn lượt chia sẻ hình ảnh.

Theo một thống kê nghiệp vụ trước kia, mỗi bài viết của một acc fb nào đó đat 300 lượt chia sẻ trở lên, thì an ninh phải tìm cách xử lý nó. Nay những lượt chia sẻ có thể lên đến hàng chục ngàn, không sao cả.

Tôi tự hỏi: Bao nhiêu tháng nữa thì thay vì chia sẻ thế này, ngay sau khi Lã Dũng bị bắt thì ở nơi khác, có một Lã Dĩnh nào đó lại đứng ra cầm bảng với nội dung y hệt như thế, và sau khi Dĩnh bị đưa đi, Dẽo nào đó lại xuất hiện… Cứ thế…

Bao lâu nữa?

____

FB Thúy Hạnh Liberty

CÁ CẦN NƯỚC SẠCH, DÂN CẦN MINH BẠCH!

29-5-2016

Tôi đã về nhà sau khi bị đưa đến CA Phan Chu Trinh rồi chuyển về CA Khương Thượng. Cám ơn mọi người đã quan tâm chia sẻ.

Sáng nay chúng tôi đã có mặt ở Hồ Gươm, ôn hoà, với mong muốn một môi trường sạch cho cộng đồng.
Nhưng họ đã vô cớ bắt giữ trái phép chúng tôi.

Vì “Tình hữu nghị Việt Trung” họ đã dã tâm thoả hiệp để kẻ xâm lược đầu độc biển, đầu độc dân mình, và giờ đây họ quyết tâm đè đầu bịt miệng những ai muốn minh bạch thông tin. Vụ Formasa đang bị chìm xuồng.

Nhưng bịt miệng sao nổi 90 triệu người dân muốn một môi trường sạch vì mạng sống của chính họ và gia đình họ!

CHÚNG TA KHÔNG THỂ IM LẶNG!!!

____

Blog Tễu

NÓNG: HÀ NỘI – LÊN TIẾNG VÌ MÔI TRƯỜNG, 5 NGƯỜI BỊ BẮT ĐƯA ĐI

29-5-2016

Ra khỏi nhà từ chiều Thứ Bảy 28.05, Anh Lã Việt Dũng sáng nay đã tới Đài Phun nước, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục, nơi có nhiều người dân và khách du lịch qua lại để tọa kháng lên tiếng vì môi trường. Anh đã có mặt ở đây ít phút và giơ biểu ngữ “TÔI MUỐN BIẾT VÌ SAO CÁ CHẾT”, thì bị các lực lượng chức năng đưa lên xe taxi chở đi. Cùng bị đưa lên taxi còn có chị Thúy Nga (Hà Nam). Hình ảnh từ hiện trường do Chị Thảo Terasa ghi lại được:

SOS

Hiện tại đã có năm người ( Nga Thuy, Lã Việt Dũng, Dung Truong, Phượng Bích Đặng Liberty) bị công an, an ninh bắt đưa đi đâu chưa rõ khi đến khu vực bờ hồ Hoàng Kiếm – Hà Nội để tọa kháng ôn hòa lên tiếng vì môi trường biển đang bị đầu độc.

Mong mọi người quan tâm chia sẻ!

Cập nhật: Ba người bị bắt và đưa đi. Hiện biết bà Bích Phượng được đưa về Công an Phường Dịch Vọng là phường bà cư trú.

Bạch Hồng Quyền : Hình ảnh chị Thuy Nga bị bắt cóc bởi lực lượng an ninh Hoàn Kiếm tại bờ hồ sáng nay.

12h20: Nguyễn Văn Phương Tôi vừa ra khỏi công an Phường Khương Mai. Sáng nay, khi đang đi xe máy trong khu phố cổ thì bị CSGT chặn lại vì lỗi không có gương chiếu hậu. Tôi yêu cầu lập biên bản xử phạt tại chỗ nhưng họ không nghe và 10 phút sau họ đưa lực lượng công an phường, an ninh đến cưỡng chế thô bạo tôi lên xe thùng trước sự chứng kiến của nhiều người dân 2 bên đường để về đồn công an Phường Cửa Nam.

Tại CAP Cửa Nam, họ cho 6,7 công an sắc phục và thường phục đã dùng vũ lực thô bạo đè tôi xuống sàn nhà, dùng chân dẫm đạp lên ngực, cổ tôi để cướp chìa khoá xe máy trong túi quần tôi. Và sau đó, họ lại dùng vũ lực lôi tôi lên xe 7 chỗ về Phường Khương Mai để làm việc tiếp.
—-
Tôi phản đối hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp, dùng vũ lực xâm hại sức khỏe, thân thể để chiếm đoạt tài sản cá nhân tôi ngay tại trụ sở của nghành công an. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, chia sẻ cho tôi!!!
_______

Cập nhật: Cho đến khoảng 14h00 tất cả những người bị bắt giữ đều đã được trả tự do (trừ chị Thúy Nga hiện chưa có thông tin).

An ninh Hà Nội lo sợ các anh chị tọa kháng giữa trưa nắng nên đã nhanh chóng đưa người nào về phường ấy, giao cho Công an phường canh chừng, đến giờ cơm thì để họ ra về, chẳng có biên bản gì cả, vì bên công an cũng biết đó là trò mèo.

Riêng anh Lã Việt Dũng thì được đưa về Công an phường Kim Liên, và giữ ở đó đến 14h mới thả, khi ở ngoài anh em bè bạn đã tề tựu chuẩn bị đòi người và biểu tình bên ngoài.

 Anh Lã Việt Dũng khi vừa ra khỏi đồn công an Kim Liên còn lành lặn, nguyên vẹn.
 _________

Lã Việt Dũng

Thông báo tọa kháng
9h sáng ngày Chủ nhật 29/5/2016, tại khu vực Bờ Hồ – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Thưa các bạn!

Đã hơn 50 ngày trôi qua kể từ lúc thảm hoạ môi trường gây chết cá ở Miền Trung xảy ra nhưng chính quyền Việt Nam vẫn im bặt không công bố nguyên nhân, không thực hiện các biện pháp khẩn cấp ngăn chặn thảm hoạ này và không có cách thức hữu hiệu nhằm khôi phục niềm tin trong nhân dân để cứu biển cứu dân Miền Trung. Trong lúc đó, cá tiếp tục chết, người dân ngày càng hoang mang. 

Vì vậy, tôi tuyên bố sẽ toạ kháng tại khu vực Bờ Hồ – Hoàn Kiếm – Hà Nội để yêu cầu chính quyền thực hiện những việc sau:

1. Đóng cửa Formosa và các nhà máy công nghiệp ven biển cho tới khi có kết luận rõ ràng về nguyên nhân cá chết biển Miền Trung.


2. Trình bày phương án kiểm soát Formosa để không thải độc ra biển, tránh hiểm hoạ môi trường về sau. 

3. Công bố chi tiết các số liệu tìm kiếm nguyên nhân đã thu thập được; đưa ra thời hạn cùng tên chuyên gia, đơn vị chịu trách nhiệm trả lời.

4. Chấm dứt việc kiểm duyệt thông tin, đe doạ nhà báo và người dân đến lấy tin, đăng tin về thảm hoạ môi trường và cuộc sống người dân Miền Trung.

5. Chấm dứt việc bắt bớ, đánh đập người biểu tình ôn hoà về môi trường.
Rất mong mọi người đến hỗ trợ quay phim chụp ảnh, cung cấp các băng rôn khẩu hiệu phù hợp và toạ kháng cùng tôi.Lã Việt Dũng kính báo!

Vi phạm tràn lan trong bầu cử Quốc hội khóa 14

Vi phạm tràn lan trong bầu cử Quốc hội khóa 14

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-05-28

000_B23SG-622.jpg

Một điểm bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp lần thứ 14 tại Hà Nội ngày 22/5/2016.

AFP

 00:00/00:00

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 đã kết thúc cùng với nhiều điều tiếng về sự gian lận và vi phạm Luật Bầu cử. Tình trạng đó đã diễn ra như thế nào?

Sợ người dân chứng kiến kiểm phiếu

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp lần thứ 14 đã kết thúc ngày 22/5/2016. Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tỷ lệ cử tri cả nước đi bầu đạt tỷ lệ 98,77%.

Theo báo cáo thống kê từ 63 tỉnh thành cho thấy, 63,3 trong tổng số hơn 69 triệu cử tri đã đi bầu cử. Trong đó hơn 32.100 tổ bầu cử có 100% cử tri đi bầu.

Tuy nhiên theo thông tin và hình ảnh trên mạng xã hội đã cho thấy, có không ít người đã gạch chéo thẻ cử tri và tuyên bố tẩy chay. Và các vi phạm luật bầu cử cũng đã được đề cập tới.

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 ở Việt Nam vừa qua đã bộc lộ quá nhiều các khiếm khuyết và vi phạm. Theo luật Bầu cử thì mọi công dân có đủ điều kiện theo quy định thì đều được ứng cử. Song những người tự ứng cử thì đều bị đe dọa và quấy nhiễu.
-Võ Văn Tạo

Nhận xét về cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 14, từ Nha trang nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:

“Cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 ở Việt Nam vừa qua đã bộc lộ quá nhiều các khiếm khuyết và vi phạm. Theo luật Bầu cử thì mọi công dân có đủ điều kiện theo quy định thì đều được ứng cử. Song những người tự ứng cử thì đều bị đe dọa và quấy nhiễu; an ninh đưa các tài liệu vu khống của dư luận viên cho tổ trưởng dân phố đi phát cho dân; hăm dọa buộc người ta phải rút tên… với nhiều trò bẩn thỉu. Tôi nghĩ cuộc bầu cử lần này, người ta vẫn áp dụng các chiêu trò như cách đây 20 năm để đe dọa khủng bố người tự ứng cử. Đây thực sự là một cuộc bầu cử gian lận, giả hiệu nhưng sự đàn áp thì có vẻ mạnh hơn.”

Nhà hoạt động xã hội Từ Anh Tú cho rằng, trong một cuộc bầu cử độc diễn và việc vi phạm Luật bầu cử diễn ra hết sức tràn lan. Ví dụ việc ở mỗi điểm bầu cử, đều có một người hướng dẫn cử tri gạch ai, bầu cho ai. Theo ông điều này là sự vi phạm nghiêm trọng Luật bầu cử và vi phạm pháp luật. Ông tiếp lời:

“Những vụ việc vi phạm Luật Bầu cử trong kỳ bầu cử Quốc hội lần thứ 14 vừa qua diễn ra hết sức nặng nề và trắng trợn. Việc vi phạm đó xảy ra ở trong mọi lĩnh vực, ví dụ như việc tìm đủ mọi cách để loại bỏ các ứng cử viên độc lập ngay từ vòng đầu để đưa người của đảng vào; thứ 2 là họ bắt ép người dân, đặc biệt là các đối tượng sinh viên, viên chức… phải đi bầu cử nếu không họ sẽ gây khó khăn; còn một số địa phương chạy theo thành tích thì họ đã chia tiền cho cử tri.”

Lực lượng chức năng canh gác tại một điểm bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp lần thứ 14 ở Hà Nội ngày 22/5/2016. AFP PHOTO.

Công dân chống tham nhũng Bà Lê Hiền Đức, người trực tiếp phát hiện việc việc gian lận trong việc tráo các phiếu bầu của tổ bầu cử số 7, thuộc Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà nội và đã bị các cán bộ thuộc tổ bầu cử hành hung. Bà khẳng định:

“Do lúc buổi chiều ngày bầu cử 22/5, tôi thấy trong phòng bầu cử có một tập phiếu bầu đã viết sẵn để trên một cái ghế, chắc chắn là bố trí chuẩn bị sẵn sàng để tráo đổi phiếu. Lúc 18h50 tôi đã đến tổ bầu cử để giám sát việc kiểm phiếu và có báo cho CA trực ở đó. Khi tôi vào thì mấy người hỏi tôi “Bà vào đây làm gì?” Tôi nói rằng, tôi là một người dân tôi xin phép vào để xem cách kiểm phiếu và sau đó họ đã dứt khoát không mở thùng phiếu. Chờ mãi họ cũng không chịu mở, và cuối cùng đã có mấy người ra xô tôi ngã lăn ra đất.”

Cơ cấu nhân sự sắp xếp sẵn?

Dưới nhan đề “Trò hề bầu cử: Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo sửa kết quả bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội khóa 14 và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021”, báo Tin tức hàng ngày online cho biết, tác giả là ông Trần Minh Huy thuộc đơn vị bầu cử số 10 khẳng định rằng: Là những người trực tiếp làm công tác tại các tổ bầu cử tại đơn vị bầu cử số 9 và số 10 quận Sơn trà, Đà nẵng. Ông hết sức ngạc nhiên và phẫn nộ vì sự trơ trẽn, giả dối và coi thường nhân dân của mấy vị lãnh đạo Thành ủy Đà nẵng, họ đã ngang nhiên chỉ đạo sửa đổi kết quả bầu cử vừa qua một cách trắng trợn.

Theo Nhà báo Võ Văn Tạo thấy rằng, việc gian lận kết quả bầu cử là hiện tượng phổ biến nhưng khó bị phát hiện, vì không có ai giám sát và kiểm tra quá trình kiểm phiếu. Theo ông đây là cách đa số các đơn vị bầu cử thực hiện, theo chỉ đạo từ yêu cầu cơ cấu nhân sự đã sắp xếp sẵn. Ông nói:

“Theo tôi được biết qua theo dõi trên mạng thì có những địa phương đưa sai kết quả bầu cử, thì cần phải xem xét lại. Còn chuyện xảy ra ở Đà Nẵng thì có thông tin kết quả bầu khác với kết quả công bố, mà tôi tin là điều có thật. Điều đó cho thấy đã có sự gian lận xảy ra.”

Tôi nói rằng, đây là việc bầu cử gian dối, nếu đàng hoàng thì việc gì phải sợ, chúng tôi có sờ vào thùng phiếu để ăn cắp đâu mà sợ? Tóm lại tôi muốn hỏi họ rằng, tại sao lại sợ người dân chúng kiến việc mở thùng phiếu ra như vậy?
-Lê Hiền Đức

Theo Bà Lê Hiền Đức, việc gian dối trong lý lịch những ứng cử viên ở các địa phương là hiện tượng hết sức phổ biến mà không ai chú ý, theo Bà đây là điều cần được dư luận chú ý và quan tâm theo dõi. Bà dẫn chứng:

“Có những người khai lý lịch ứng cử rất gian lận, trình độ tiếng Anh khai trong lý lịch là bắng C – đó là một ứng viên ở địa bàn bầu cử của tôi là một phụ nữ. Khi tiếp xúc với cử tri tôi có làm một phép thử, bằng cách hỏi cô ấy một câu bằng tiếng Anh rất đơn giản, đó là “Bạn có thể nói chuyện tiếng Anh với tôi được không?” thì cô ấy không trả lời được.”

Trong một thái độ bức xúc, Bà Lê Hiền Đức thấy rằng, việc tổ chức bầu cử cần được công khai, minh bạch và phải chịu sự giám sát của người dân. Theo Bà không thể để tình trạng bầu cử vừa đá bóng vừa thổi còi như hiện nay. Bà tiếp lời:

“Tôi nói rằng, đây là việc bầu cử gian dối, nếu đàng hoàng thì việc gì phải sợ, chúng tôi có sờ vào thùng phiếu để ăn cắp đâu mà sợ? Tóm lại tôi muốn hỏi họ rằng, tại sao lại sợ người dân chúng kiến việc mở thùng phiếu ra như vậy? Mà trước đó tôi đã phát hiện có một số lượng phiếu bầu dùng cho việc tráo đổi kết quả, người dân đứng xa 5-10m quan sát chứ có làm gì đâu. Nhưng bây giờ tôi kết luận, vì các anh gian dối nên các anh đã sợ người dân chứng kiến.”

Trên trang Dân luận tác giả Lãng Anh viết rằng, căn nguyên của mọi bất cập xã hội ở Việt Nam xuất phát từ chính cơ chế tổ chức chính trị này. Người dân không có quyền và không tác động được gì vào việc bầu chọn ra cơ quan quyền lực nhà nước cũng như các vị trí đứng đầu nhà nước. Tất cả đều được quyết định bởi Đảng CS, do đó nhà nước chỉ là công cụ của nó. Do không được dân bầu, nên cái bộ máy này không đặt mục tiêu phục vụ nhân dân lên tối cao, mà mục tiêu tối cao của nó là phục vụ cho Đảng Cộng Sản.

‘Hoàn cầu Thời báo’ của Việt Nam khẩu chiến với báo Trung Quốc

 ‘Hoàn cầu Thời báo’ của Việt Nam khẩu chiến với báo Trung Quốc

Tổng thống Obama và Chủ tịch Trần Đại Quang hôm 23/5 ở Hà Nội.

Tổng thống Obama và Chủ tịch Trần Đại Quang hôm 23/5 ở Hà Nội.

VOA Tiếng Việt

29.05.2016

Một tờ báo ở trong nước, được mệnh danh là “Hoàn cầu Thời báo” của Việt Nam, mới viết bài cho rằng báo chí Trung Quốc “có cái nhìn rất lệch lạc” về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama.

Trong bài viết có tựa đề “Người hân hoan, kẻ xuyên tạc”, tờ Petro Times (Năng lượng mới) viết rằng truyền thông quốc gia láng giềng “chỉ chăm chăm săm soi vào việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam bằng cái nhìn thiếu cả thành ý và thiện cảm”.

Hoàn cầu Thời báo, ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, có tư tưởng dân tộc cực đoan.

Trong bài viết của mình, tờ Petro Times cũng chỉ trích bài viết “Obama không quên “quây lưới” quanh Trung Quốc trước khi rời nhiệm sở” của Hoàn cầu Thời báo.

Tờ báo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng trích bài viết của tờ Trung Hoa Nhật báo với tiêu đề “Các cựu thù không được châm ngòi mồi lửa trong khu vực”.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đầu tuần này cùng lên tiếng xác nhận Washington dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên Petro Times lên tiếng “đáp trả” các bài bình luận, chỉ trích nhắm vào quan hệ Việt – Mỹ của báo chí Trung Quốc.

Hôm 23/5, tờ báo này cũng đã đăng bài viết chỉ trích hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc với tựa đề “Tân Hoa Xã không phải ‘dạy khôn’ Việt Nam và Mỹ”.

Petro Times cho rằng bài xã luận của hãng tin nhà nước Trung Quốc về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama là “mang màu sắc phiến diện”, “định hướng dư luận” theo “ý đồ của Trung Quốc trong một số vấn đề Bắc Kinh cho rằng sẽ bất lợi cho mình”.

Tờ báo của Việt Nam viết: “Với nước nào ôm mộng bá quyền, xưng vương xưng đế trong khu vực, muốn biến Biển Đông thành ao nhà, muốn tàu thuyền máy bay các nước trên thế giới sau này đi qua Biển Đông phải xin phép và nộp tô ắt sẽ nhìn quan hệ Mỹ – Việt và chuyến thăm của ông Obama với con mắt xoi mói, bới bèo ra bọ”.

Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc thời gian qua đã nhiều lần chỉ trích mối quan hệ nồng ấm hơn giữa Việt Nam và Mỹ.

Người bán cá tại TP.HCM khốn khổ vì bị vạ lây

Người bán cá tại TP.HCM khốn khổ vì bị vạ lây

29/05/2016

Từ báo Tuổi Trẻ VN

TTO – Không chỉ ngư dân đánh bắt cá, nhiều tiểu thương bán cá tại TP.HCM cũng lao đao dù chuyện cá chết tại vùng biển miền Trung đã diễn ra cách nay hơn một tháng.

“Cá ngừ, cá cam đi anh chị ơi!” – chị Mai Thị Mỹ Linh (38 tuổi, quê Vĩnh Long) ngồi thu lu, cất lời mời bất cứ ai đi ngang sạp cá của mình ở chợ Bình Điền. Nhưng nhiều người lắc đầu. Nhìn khay cá đầy ắp, chị than thở: “Từ 11g đêm đến giờ (5g sáng), 10 con cá ngừ mà chỉ bán được 2 con!”.

Theo chị Linh, hơn một tháng nay cá biển bán ra rất chậm. Ngày trước, mỗi đêm chị lấy 2-3 tạ cá về bán lẻ. Chỉ tầm 5-6g sáng hôm sau là sạch trơn. Giờ chỉ dám lấy chừng 1 tạ nhưng trầy trật mãi, có khi đến 12g trưa mới bán hết.

Tiền lời khoảng 100.000-200.000 đồng/ngày chẳng đủ tiền thuê mặt bằng (3 triệu đồng/tháng), tiền mua đá, tiền thuê xe, thùng, nhà trọ, nuôi con cái ăn học, thậm chí có hôm còn hụt cả tiền vốn.

“Có hôm ế hơn 20kg cá ngừ, đành đóng thùng xốp gửi về quê cho họ hàng” – chị Linh rầu rĩ.

Bỏ dở mấy con cá bạc má đang được đánh vảy, chị Lê Thị Tuyết (quê Nghệ An) cho biết dù nguồn cá lấy từ Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang… nhưng người dân vẫn nghi ngại là cá… chết từ miền Trung chở vào.

Theo chị Tuyết, nếu cứ tiếp tục buôn bán ế ẩm thế này, gia đình chị sẽ chẳng thể nào xoay xở nổi:

“Vợ chồng để con ở ngoài quê vào đây kiếm sống. Tiền thuê chỗ bán 3 triệu đồng/tháng, rồi tiền thuê nhà trọ, tiền gửi về nuôi con. Bây giờ buôn bán ế ẩm chưa biết xoay xở đâu ra tiền gửi về quê” – chị Tuyết lo lắng.

Không chỉ những người bán lẻ, ngay cả những vựa cá lớn cũng lao đao. Anh Lâm Thanh Phương, chủ một vựa cá lớn trong chợ Bình Điền, cho biết tôm, mực hay cá đồng vẫn bán được.

Tuy nhiên, lượng cá biển tiêu thụ giảm mạnh, hiện vựa anh Phương chỉ nhập khoảng 5-6 tấn/ngày so với con số 10 tấn cá biển/ngày trước đây.

“Cá tươi đã khó bán ra, cá đông lạnh lại cực kỳ chật vật, mức tiêu thụ có hôm giảm đến 80%, dù cá được lấy chủ yếu ở Kiên Giang” – anh Phương cho biết.

Khu vực bán cá tại nhiều chợ lẻ cũng trống hẳn, nhiều người đã tạm nghỉ hoặc nghỉ bán luôn vì không trụ nổi. Một nhân viên ban quản lý chợ An Nhơn (Q.Gò Vấp) cho biết cũng nghe được những phản ảnh, than thở về tình hình buôn bán hải sản ế ẩm từ các tiểu thương.

“Có một số hộ đã nghỉ bán, nghỉ tạm, chờ lúc nào ổn định mới bán tiếp, một số khác thì cầm chừng bữa bán bữa nghỉ” – nhân viên này cho biết.

Theo một lãnh đạo HTX thương mại dịch vụ Phú Thịnh (chợ Nguyễn Đình Chiểu, Q.Phú Nhuận), ngay cả cá sông và cá đồng cũng bị nhiều người tiêu dùng “săm soi” rất kỹ trước khi mua.

“Cá chết chỉ ở một số vùng ven bờ khu vực miền Trung và cũng đã diễn ra hơn một tháng nay, trong khi phần lớn cá biển được bán tại các chợ ở TP.HCM hiện nay đều lấy từ Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây nhưng cũng bị vạ lây do những tin đồn thất thiệt. Chỉ có ngư dân và người bán cá là gặp khó khăn” – vị này nói.

MINH PHƯỢNG – NGỌC LOA