Ðảng CSVN ‘vã mồ hôi’ đối diện nguy cơ ‘tự tan rã’

Ðảng CSVN ‘vã mồ hôi’ đối diện nguy cơ ‘tự tan rã’

Nguoi-viet.com

Ba nhân vật chóp bu của đảng CSVN gồm Nguyễn Phú Trọng (giữa), Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Trần Ðại Quang (trái) đang đối diện với nguy cơ tan rã của đảng. (Hình: KHAM/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Ðảng CSVN đang lo lắng đối phó với tình trạng “tự chuyển biến,” “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ của đảng. Một điều cho thấy đảng chính trị độc tài này ở Việt Nam đang sợ bị tan rã từ trong ra.

Cuộc họp trung ương đảng CSVN vừa diễn ra vào các ngày từ 9 đến 15 tháng 10, 2016. Ngay hôm khai mạc, trang mạng “chinhphu.vn” đăng bản tin thuật lời ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cảnh cáo nguy cơ tan rã của đảng CSVN khi mà tình trạng “tự chuyển biến,” “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ của đảng “vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”

Trên tổng thế, tại hội nghị này, Ban Chấp Hành Trung Ương của đảng CSVN “thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong nội bộ và một số vấn đề quan trọng khác…”

Tuy nhiên, hôm 31 tháng 10, hai tuần lễ sau khi hội nghị châm dứt, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đăng tải toàn văn “Nghị quyết Trung ương 4 – Khóa XII” hoàn toàn đề cập đến một vấn đề duy nhất là đưa các giải pháp đối phó với vấn nạn “tự chuyển biến,” “tự chuyển hóa” của “một bộ phận không nhỏ” của đảng CSVN. Nếu không đối phó được, hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới sự tan rã của đảng.

Nghị quyết này được phổ biến tới tất cả các “chi bộ” đảng trên cả nước. Nó tố cáo “một bộ phận không nhỏ” các đảng viên CSVN đã nhìn ra sự bịp bợm của đảng. Những kẻ có chức có quyền trong đảng chỉ tận dụng cơ hội để đục khoét, tham nhũng.

Một chuyện chính yếu vốn được lập đi lập lại hàng năm được bản nghị quyết nhắc lại nữa là “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi” nhưng bản nghị quyết nói trên kêu rằng “có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.” Ðồng thời “tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.”

Bản nghị quyết kể ra rằng, “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.”

Bản nghị quyết kêu rằng “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc.”

Những vấn nạn nêu trên “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ,” bản nghị quyết viết.

Bản nghị quyết kêu rằng, “Các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược ‘diễn biến hòa bình,’ lợi dụng các vấn đề ‘dân chủ,’ ‘nhân quyền,’ dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình; cổ xúy cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa; Ðồng thời, cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.”

Bản nghị quyết vạch ra những dấu hiệu của “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng như “Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện ‘đa nguyên, đa đảng’; đòi thực hiện thể chế ‘tam quyền phân lập,’ phát triển ‘xã hội dân sự.’ ‘Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.’ ‘Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Ðảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.’ Ðòi ‘phi chính trị hóa’ quân đội và công an.”

 Bản nghị quyết viết tiếp: “Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Ðảng và Nhà nước.” “Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng đối với báo chí, văn học-nghệ thuật. “Lợi dụng vấn đề ‘dân chủ,’ ‘nhân quyền,’ dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với đảng và nhà nước.”

Ðể đối phó lại với nguy cơ tan rã, ngoài nhu cầu “tự phê bình và phê bình” nghị quyết đề ra chủ trương họp tập ở mọi cấp, mọi ngành “tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng.”

“Hàng năm, người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’; các cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình,” nghị quyết nói trên viết.

Ðồng thời với việc đó, đảng CSVN sẽ “tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo chí, xuất bản, Internet, mạng xã hội. phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa.’”

Mấy ngày gần đây, người ta thấy nhiều báo trong nước phổ biến một bài viết rất dài của ông Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông CSVN Trương Minh Tuấn, “Nguy cơ ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong báo chí và giải pháp khắc phục.”

Ông ta lên án giới làm thông tin tuyên truyền phục vụ chế độ tuy ăn lương nhà nước mà lại có “thái độ hai mặt, theo chủ nghĩa cơ hội; tách rời đảng và quyền tự do báo chí; tùy tiện coi báo chí phương Tây là chuẩn mực; báo chí phục vụ nhóm lợi ích.”

Khi đọc diễn văn kết thúc hội nghị Trung Ương 4, ông Nguyễn Phú Trọng thấy kêu ca đảng viên “phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc…”

Liệu những cuộc học tập sắp được tổ chức có cứu được đảng CSVN khi cái “bộ phận không nhỏ” cứ lớn lên mãi? (TN)

Ôsin Ả Rập – S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

 Ôsin Ả Rập

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Ảnh của tuongnangtien

Đi Hà Giang về, nhà văn Vũ Ngọc Tiến buồn rầu cho biết là đã bị một bà lão “cật vấn” như sau:

“Bác sống gần Trung ương, đi nhiều, hiểu rộng hơn mụ nhà quê, hãy chỉ vẽ cho chứ tôi thì chịu. Tôi sống gần trọn một kiếp người vẫn không hiểu nổi vì sao ba đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra lại phải bán hết nhà cửa mới đủ tiền nộp cho công ty môi giới trên thị xã, ném con cho bà ngoại chỉ để đi làm đầy tớ bưng bô, hót cứt ở xứ người, hở giời? Ở cái xứ Đài Loan ấy làm kẻ tôi đòi cũng sướng hơn làm người tự do bên ta hay sao?”

Thắc mắc của bà mẹ Việt Nam ở Hà Giang được giải đáp qua một bài báo ngắn (Taiwan Shelter Helps Abused Vietnamese Workers”) của K. Oanh Ha, trên nhật báo Mercury News – số ra ngày 12 tháng 12 năm 2006. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:

 “Bà Tạ Thị Giám, 36 tuổi, rời nhà nơi làng quê nghèo nàn ở ngoại thành Hà Nội để lao động cật lực trong một viện dưỡng lão tại Đài Loan, với hi vọng có tiền cho con đi học… Bà đã bị biến thành nô lệ cho người chủ Đài Loan, bị chủ đánh đập, không cho ăn, và buộc phải làm việc cho đến khi gục ngã. Bà Giám cho biết: Họ đối xử với chúng tôi như một con vật, chứ không phải là một con người… vì biết rằng chúng tôi đã lâm đến bước đường cùng, không còn nương tựa vào ai được nữa.”

Bà Tạ Thị Giám. Ảnh: SJMN

“Một phụ nữ khác, 34 tuổi, đang sống ở trung tâm lánh nạn cho biết chị đã bị cưỡng hiếp, nhưng không bao giờ dám công khai nói chuyện đó ra. Chị sợ hai con ở nhà sẽ đau lòng và sợ bị chồng bỏ… Chị nói trong nước mắt: Tôi vét sạch cả tiền của gia đình để đi… Tôi không thể trở về Việt Nam trắng tay được. Tôi phải tranh thủ cơ hội ở đây.

Đây là những câu chuyện đau lòng quen thuộc về thân phận của những phụ nữ Việt Nam đi làm ô sin ở Đài Loan, hồi mười năm trước. Nỗi đau của họ, tuy thế, vẫn “chưa đáng kể” nếu so với lớp đồng nghiệp hiện nay đang sống tại Ả Rập. Nơi mà “hàng chục ngàn lao động nhập cư không được trả lương, phải đi xin ăn và bới rác kiếm thức ăn thừa” – theo tường trình của thông tín viên Tú Anh (RFI) đọc được vào hôm 7 tháng 8 năm vừa qua:

Chính phủ Manila lập kế hoạch cứu trợ pháp lý và nhân đạo để hồi hương nhân công lao động ở Ả Rập Xê Út. Do dầu hỏa xuống giá, từ nhiều tháng nay, hàng chục ngàn lao động nhập cư không được trả lương, phải đi xin ăn và bới rác kiếm thức ăn thừa.

Sau khi Ấn Độ đem 50.000 lao động từ Ả Rập Xê Út về nước, đến lượt Philippines chuẩn bị di tản 20.000 công nhân lâm vào hoàn cảnh khốn khó.

Theo hãng tin Asia News, một phái đoàn chính phủ Manila sẽ bay sang Ryadh vào ngày 10/08 tới đây để trợ giúp khẩn cấp cho 20.000 lao động Philippines đang kêu cứu. Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết, phái đoàn chính phủ sẽ thảo luận với Ả Rập Xê Út một giải pháp lâu dài.

Trong khi đó, theo lời bộ trưởng Lao Động Silvestre Bello thì tổng thống Rodrigo Duterte chỉ thị “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt”.

Tuyệt nhiên không có một bản tin nào, từ bất cứ đâu, đề cập đến những hoạt động “cứu trợ pháp lý và nhân đạo để hồi hương” những công nhân công lao động” Việt Nam. Thảm cảnh của hơn hai mươi ngàn người Việt ở Ả Rập, phần lớn là phụ nữ, chỉ được truyền tải qua những trang FB cá nhân. Xin ghi lại đôi ba:

Su H Gueng. Ảnh: FB

Mọi người ai biết thông tin về gia đình hãy báo cho họ giùm em.
Em tên là: Su H Gueng . Sinh ngày 08/07/1989.
Thôn : qle Mọi người ai biết thông tin về gia đình hãy báo cho họ giùm em.
Em tên là: Su H Gueng . Sinh ngày 08/07/1989.
Thôn : qleoi xã Ayun Hạ. Huyện Phu Thien, tỉnh Gia Lai. Đi xkld sang Ả Rập Saudi qua Cty Nam Việt chi nhánh Thanh hoá. Giám đốc tên Luyến sdt : 0919654476. Sáng nay ngày 25/10 được đưa vào trại tỵ nạn ở Ruyadh với tinh thần kg ổn định , kg có giấy tờ tuỳ thân, đồ đạc với tinh thần không ổn định

 thần kg ổn định . Dt kg có và nhớ dc rằng có mang dt nhưng cắm cho người lái taxi. Và em ghi dc sdt của gd ơ vn lên tay . Nhưng qua sdt kia tôi gọi về kg đúng . Kg biết chủ nhà đối xử thế nào, họ cho uống thuốc gì mà giờ lúc nhớ, lúc kg. Người ngơ ngác . lại bảo muốn về bà chủ nhưng kg nhớ gì. Mọi người ai biết thông tin về gia đình xin báo cho họ giúp em.
Thay mặt em
Hien Truong xin cảm ơn.

See More

Nguyễn Thị Hiền. Ảnh: FB

Kính thưa. .

 tên tôi là. nguyễn thị hiền sinh ngày. 14/02/1983. Quê quán .thôn vinh tứ xã an lão. Huyện bình lục tỉnh hà nam tôi được môi giới cty việt hà giới thiệu sang ảrập xêut .để làm giúp việc gia đình. Trước khi đi tôi có được cty đào tạo và thời gian chờ đợi là 1 tháng đen ngày 15/12/2014 .tôi được cty đua ra sân bay để đến ảrập xêut .thời gian đầu chủ cũng đối sử tốt với tôi lương tháng cũng trả dầy đủ nhưng càng về sau thời gian làm việc của tôi dài .tôi không có thời gian để nghỉ ngơi .ăn uống không đảm bảo .nhiều hôm tôi phải ăn cơm thiu và cơm thừa .các con của chủ nhà rất nghịch và hỗn.nó làm hỏng đồ gì .chủ cũng chửi mắng tôi. Không cho tôi một lời giải thích. Thậm chí còn đòi đánh tôi.

Và những thời gian sau tiền lương không trả và bỏ đói tôi. Tôi muốn gọi về cty giúp đỡ nhưng chủ không cho tôi dùng điện thoại. Lên tôi không liên lạc được với ai hết. Đến ngày 01/07/2015 tôi đã tìm cách chốn ra đại sứ quán kêu cứu.

Tôi đã ở dsq 24 ngày. Đến ngày 26/07/2015 tôi được đsq đưa tôi vào trại đến đã 1năm. Gia đình tôi có liên lạc với cty .nhưng họ không hề giải quyết cho tôi .io tôi bị chủ kiện lần 1 bắt tôi bồi thường hợp đồng là 90 trieu tiền vn.lần 2 kiện tôi 115 trieu tien vn.

Các ban ạ.tôi sang đây để làm việc gia đình tôi rất khó khan chồng tôi chết còn 2 đứa con nhỏ bơ vơ không nơi nương tựa .vì quá bất đắc dĩ lên tôi mới phải bươn chải . tôi viết bài này lên với cộng đồng. Mong chia sẻ giúp đỡ tôi. Đến các cấp có thẩm quyền. Va nhà báo vào cuộc để cứu giúp tôi sớm được về đoàn tụ với 2 đứa con nhỏ cửa tôi. Tôi xin chan chân thành cảm ơn.

Không có nhà báo nào Việt Nam “vào cuộc” hết, đã đành; cũng không có “giới chức thẩm quyền nào” của đất nước này lên tiếng cả.

Ngoại Trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cho biết bộ ngoại giao đã gửi đặc sứ đến thủ đô Ả Rập, và công nhân của họ sẽ được đưa về nước trong vòng hai ngày. Cùng lúc, Bộ Trưởng Lao Động Phillippines, Silvestre Bello loan báo chỉ thị của tổng thống Rodrigo Duterte “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt.”

Tuyệt nhiên, không thấy ông Phạm Bình Minh và ông Đào Ngọc Dung hé môi hay nhúc nhích một ngón tay nào ráo.

Trang tin tức của ĐSQCHXHCNVN tại Vương Quốc Ả Rập chỉ có một bản tin duy nhất liên quan đến lực lượng lao động VN, đề ngày … 22 tháng 05 năm 2015!

Thứ Tư, ngày 02-11-2016

» 29-03-2016 Đại sứ quán tham gia giải chạy ASEAN 2016
» 30-09-2015 Đàm phán về 3 dự án ODA Ả rập-Xê út cung cấp cho Việt Nam trong năm 2015
» 12-09-2015 ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI Ả-RẬP XÊ-ÚT TỔ CHỨC KỶ NIỆM 70 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
» 31-07-2015 Ả rập-Xê út tiếp tục cung cấp 3 dự án ODA cho Việt Nam trong năm 2015
» 22-05-2015 Tăng cường, hoàn thiện mô hình quản lý lao động Việt Nam tại thị trường Ả-rập Xê-út

Gần đây T.T Phillippines Rodrigo Duterte bị dư luận lên án như một “người khùng.”  Tuy thế, ngay sau khi nghe tiếng kêu cứu của dân Phi tại Ả Rập, “người khùng” này đã ra lệnh: “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt.”

Giới lãnh đạo Việt Nam, may thay, không ai điên/khùng gì ráo. Lú lẫn cũng không luôn. Họ chỉ bị câm hay điếc, hoặc (có lẽ) cả hai.

Từ đôi mắt bò

Từ đôi mắt bò

Ảnh của tuankhanh

Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận. Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.

Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng. Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.

Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước. Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.

Trên các trang mạng xã hội. Người ta chuyền tay nhau bức ảnh vể một con bò, được chủ nuôi treo đầu cao khỏi mặt nước để không chết chìm, nhưng nước thì đã ngập đến mũi. Đây có thể là bức ảnh bao quát nhất, chỉ có cái đầu và đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi của con vật, nhưng lại như nói hết, gào thét hết được trong thinh không về con người, về quê nhà, về nỗi đau và tương lai.

Không biết bức ảnh mờ nhạt, hay ánh mắt của con bò đã đục dần trong giờ phút hiu hắt của sự sống. Đôi mắt là người ta nhớ đến nhân vật phu kéo xe của Nguyễn Công Hoan. Người đàn ông mệt mỏi, kéo xe kiếm cơm qua ngày, thở dốc với từng ngày sống, mà nhà văn xứ Bắc Ninh mô tả rằng đôi mắt mờ đục, gượng sống như trái nhãn, không còn nhìn thấy tương lai.

Cũng cùng trong ngày tháng đó, thế giới chứng kiến một giải Nobel Văn Chương đến lạ, vì giải được trao cho một người chọn một đời hát rong ở Mỹ. Có không biết bao nhiêu là bất bình cũng như hân hoan trước sự kiện này. Thậm chí những người bảo vệ giá trị văn học, coi việc trao giải thưởng này như một sự sỉ nhục đối với giới cầm bút.

Vì sao Viện Hàn Lâm Thụy Điển lại có một quyết định bất thường như vậy? Tổng thư ký thường trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là bà Sara Danius nói rằng Bob Dylan đã là người gợi nhớ lại thời kỳ thi ca Hy Lạp cổ, với những cách sáng tác và phổ biến thơ không khác gì các thi sĩ Homer và Sappho từ hơn 2500 năm trước”. Tạm gác lại các điều tranh cãi về đúng-sai. Điều mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển quyết định, cho thấy những cái nhìn đột phá và ngẫu hứng. Nó xác định về các giá trị của nghệ thuật trí tuệ không có lằn ranh và định kiến. Sự sửng sốt của những người chứng kiến giải Nobel Văn Chương 2016, không chỉ là kết quả lạ lùng, mà có cả sự phát hiện về quan điểm của Ban tuyển chọn giải Nobel, mà tường chừng đã quá cũ mòn và bị câu nệ bởi các nguyên tắc, cũng như danh tiếng của chính mình.

Cùng một thế giới, cùng một thời gian. Con người ngoài kia mở ra những thách thức và tranh cãi về trí tuệ. Mở ra những lý luận mới về giá trị tinh thần và tương lai. Còn ở nơi đây, Quảng Bình quê chúng ta, người ta chỉ còn loay hoay và cuống cuồng nghĩ ra cách dùng một sợi dây để treo đầu, cứu sống một con bò.

Thật nghiệt ngã. Nước dâng cao ngập mái nhà. Ngập ruộng vườn và cuộc sống, lại khiến người Việt nghĩ nhiều hơn về số phận của mình.

Không phải thiên tai cố “cực đoan” mà mỗi ngày mưa lũ càng nhiều. Ngay trong các thành phố lớn, mưa chỉ cần kéo dài vài tiếng, nội thành đã không khác gì phố biển. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ, An Giang… khắp nơi đang đối diện với lũ lụt, sạt lở như chuỗi tin dữ của ngày phán xét.

Người dân Việt đang phải trả giá cho những gì mà họ không làm. Nỗi oan khiên này cay đắng biết dường nào. Từ năm 1993, người dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã kêu cứu khắp các nơi về chuyện Lâm trường Bố Trạch – do ai đó chống lưng, ban bệ nào bao che để cùng chia chác – đã tàn phá liên tục rừng đầu nguồn. Cả tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 173,75km2, trong đó phần lớn rừng. Người dân đau xót kể lại rằng nơi đây ngày xưa chim muông khắp nơi, cổ thụ thì lớn đến mức 4-5 người chia nhau ôm mới hết vòng… nhưng Lâm trường Bố Trạch hủy diệt tất cả. Đến năm 2013 thì đợt lũ dầu tiên quét sạch mọi thứ do rừng không còn đã diễn ra. Thiên nhiên chết dần, mà con người đứng ra bảo vệ rừng cũng bị tấn công, bắt bớ. Tháng 12/ 2014, đã từng có những cuộc xung đột lớn giữa dân chúng và phía Lâm trường Bố Trạch, nhưng tiếng kêu của dân chúng không thấu được đến đâu cả.

Hôm nay lụt tràn về Hà Tĩnh, mà nguyên nhân chính là nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm. Giải trình của chính Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh cho biết, bởi mưa lớn cộng với nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng từ 500 m3/s – 1.800 m3/s, hồ Bộc Nguyên xả 150-200m3/s… đã làm cho địa phương bị ngập lụt.

Chuyện nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm, coi thường tài sản và mạng sống con người không còn là chuyện lạ. Ở Việt Nam, nơi đâu có nhà máy thủy điện là nơi đó có sự cố xả lũ. Lời trách yêu của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh với nhà máy thủy điện Hố Hô rằng “Xả lũ hết cỡ như thế dân không kịp trở tay”, cũng vô trách nhiệm không kém. Sống và chết của hàng ngàn con người ở Hà Tĩnh như vậy đó, chỉ được giải đáp bằng những lời vuốt ve nhau lấy lệ. Nỗi đau thì con người vốn đành cam chịu đã lâu. Có thể chôn kín trong lòng đến tận mộ sâu. May ra chỉ còn đôi mắt mờ đục và tuyệt vọng của con bò hôm nay, là để minh chứng cho cây độc đã đơm hoa kết trái, mà kẻ gieo xuống, không phải là dân lành.

Đôi mắt của con bò cố sống sót ở Quảng Bình hôm nay, sẽ đi vào lịch sử. Nó là bức tranh hiện thực đau nghiến, nhưng căng phồng những nỗi niềm mà người dân cũng đang loay hoay và cố sống sót như chính con bò của mình. Gần một thế kỷ sau, hình ảnh đôi mắt của một con người không tương lai của Nguyễn Công Hoan lại ám ảnh người xem, nhưng lần này còn thấp hơn nữa, qua số phận một con vật.

Con bò vô danh ấy thật may mắn. Vì nó có được người chủ tử tế và nghĩ đến nó. Còn hàng triệu con người Việt Nam khác đang đối diện với môi trường đang vào thảm họa, ai sẽ cứu họ trong một ngày mai đầy thảng thốt? Và tương tự những người dân sống sót qua thảm họa, lại bị tước đoạt cả phần cứu trợ của mình, sự chịu đựng của một dân tộc ngày càng sâu hoắm và khủng khiếp ấy, khi nào mới chạm đáy và người người tỉnh giấc?

Chủ tài khoản Facebook ‘Hồ Hải’, blogger ‘BS Hồ Hải’ bị bắt

Chủ tài khoản Facebook ‘Hồ Hải’, blogger ‘BS Hồ Hải’ bị bắt

Thanh Niên Online

Kim Lan

‘Ai lợi dụng vấn đề Formosa là chưa thực lòng, thực tâm vì đất nước’Ngày 2.11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã bắt ông Hồ Văn Hải, chủ tài khoản Facebook ‘Hồ Hải’ và blog ‘BS Hồ Hải’ vì hành vi phát tán thông tin, tài liệu chống Nhà nước.

§

Theo Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM, ngày 2.11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã phối hợp với Công an quận Thủ Đức (TP.HCM) bắt quả tang ông Hồ Văn Hải (52 tuổi, hộ khẩu thường trú tại phường 5, quận 5, TP.HCM) đang có hành vi phát tán trên mạng Internet các thông tin, tài liệu chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông Hồ Văn Hải bị bắt quả tang hành vi của mình tại số 891 đường Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, quận Thủ Đức.

Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM cho biết đơn vị này tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của ông Hồ Văn Hải để xử lý theo quy định của pháp luật.

bs-ho-hai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Xem thêm:  Cơ quan An ninh điều tra Công an Tp. Hồ Chí Minh bắt khẩn cấp Hồ Văn Hải (“BS Hồ Hải”) ( VietNamThoiBao.org)

3 phụ nữ giương cờ Việt Nam Cộng hòa bị 10 năm tù

3 phụ nữ giương cờ Việt Nam Cộng hòa bị 10 năm tù

VOA

Các bị cáo bị giải ra khỏi tòa án sau phiên xử (Ảnh chụp từ trang Tuoitre)

Các bị cáo bị giải ra khỏi tòa án sau phiên xử (Ảnh chụp từ trang Tuoitre)

Một tòa án Việt Nam vừa tuyên phạt 3 phụ nữ giương cờ Việt Nam Cộng hòa tổng cộng 10 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

AP hôm nay dẫn báo Thanh Niên cho hay 3 bị cáo bị kết tội giương băng-rôn, biểu ngữ chống nhà nước và cờ của chế độ cũ bên ngoài tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn vào tháng 7 năm 2014 nhằm mục đích ‘thay đổi chế độ, lập nên nhà nước mới.’

Sau phiên xử kéo dài nửa ngày hôm nay, Ngô Thị Minh Ước (57 tuổi) bị tuyên án 4 năm tù, Nguyễn Thị Trí và Nguyễn Thị Bé Hai (58 tuổi) cùng lãnh án 3 năm tù.

Ngoài ra, Tòa án Nhân dân TPHCM còn phạt cả ba người thêm 2 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn án.

Theo cáo trạng, do khiếu kiện đất đai lâu năm tại Bình Phước, Bình Dương, và Đồng Tháp không được giải quyết, nhóm phụ nữ này đã ‘tụ tập biểu tình trái pháp luật trước lãnh sự quán Mỹ’, mang theo 3 lá cờ lớn, 51 lá cờ nhỏ, cùng các băng-rôn, biểu ngữ ‘bôi nhọ’ đảng và so sánh chế độ hiện hành với những thể chế khác.

Cáo trạng nói hành vi của ba phụ nữ này là ‘đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia, xuyên tạc, xúi giục, gây nghi ngờ và làm mất lòng tin của nhân dân đối với đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.’

Tờ Thanh Niên dẫn lời 3 bị cáo tại tòa khai có tham gia ‘Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu’ được thành lập từ tháng 3/2014 do dân oan Trần Ngọc Anh làm đại diện.

Công an Việt Nam cho hay khi khám xét nơi ở của các bị cáo có phát hiện thêm 2 biểu ngữ ‘vu khống đảng và nhà nước’ viết bằng tiếng Anh.

Trước khi bị bắt, cả ba người từng bị phạt hành chính về cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ vì tham gia ‘biểu tình trái phép.’

Các luật sư, blogger, và giới hoạt động cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền hay quyền lợi đất đai thường bị nhắm mục tiêu tấn công, sách nhiễu, bắt giam, và kết án tại Việt Nam, nơi báo chí và truyền thông đều thuộc quốc doanh.

Ba bản án về tội vi phạm điều 88 được đưa ra một tuần sau khi Hà Nội tuyên phạt blogger Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù theo điều 258 ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ vì các bài viết bị xem là ‘chống đối’ trên trang blog Anh Ba Sàm thu hút đông đảo độc giả.

Liên hiệp quốc lâu nay kêu gọi Việt Nam ngưng đàn áp những tiếng nói đối lập và chấm dứt các bản án dựa trên những điều luật có nội dung bao quát như 79, 88, hay 258 nhằm chống lại giới hoạt động.

Việt Nam cũng bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, Hoa Kỳ, và các chính phủ Tây phương chỉ trích vì không chấp nhận bất đồng chính kiến và bỏ tù những ai chỉ trích chế độ.

Ngược lại, Hà Nội một mực khẳng định không giam giữ ai do đối lập quan điểm, mà chỉ trừng phạt những người phạm pháp vì chống đối đảng và nhà nước.

Theo AP, AFP

Cháy nhà ra mặt chuột!

From:  Phan Thị Hồng added 2 new photos — with Hoang Le Thanhand Anh Viet Nguyen.
Cháy nhà ra mặt chuột!

12 đồng chí chuột trong bình đã “anh dũng hy sinh” trong nhà hàng karaoke !

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, đa số nạn nhân tử vong là học viên chính trị cao cấp Học viện Chính trị quốc gia, lớp dành cho trưởng, phó phòng cấp sở.

12 đồng chí ưu tú đã thấm nhuần nội dung “27 nhận diện về biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa … trong Nghị quyết 04-NQ/TW” được tiêm nhiễm từ Học viện Chính trị Quốc gia đảng.

Từ giã cõi đời là một sự thương cảm và tiếc nuối, thực tế hiện nay, nếu công an, cán bộ … bị tai nạn chết, người dân rất ít tiếc thương, thậm chí có biểu hiện ngược lại !?

Một tổn thất quá lớn cho đảng cầm quyền.
Liệu có nên tổ chức Quốc táng 12 đồng chí chuột !?

Phan Thị Hồng's photo.

 

Cướp chém chết một phụ nữ rồi cướp xe giữa ban ngày

 Cướp chém chết một phụ nữ rồi cướp xe giữa ban ngày

Nguoi-viet.com

Hiện trường nơi xảy ra vụ giết người mẹ trẻ. (Hình: báo Thanh Niên)

THÁI BÌNH (NV) – Gần trưa, đang chở con nhỏ trên đường về quê ăn giỗ, một phụ nữ ở huyện Tiền Hải nghi bị kẻ cướp bất ngờ dùng dao chém nhiều nhát từ sau gáy khiến chết tại chỗ để cướp xe máy đắt tiền.

Truyền thông Việt Nam loan tin, chiều 30 tháng 10, công an tỉnh Thái Bình xác nhận, trên quốc lộ 39, xã Ðông Tân, huyện Ðông Hưng, đã xảy ra án mạng nghi giết người để cướp xe máy.

Theo báo Thanh Niên, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày chị Nguyễn Thị Cúc (27 tuổi), trú huyện Tiền Hải, chở theo con trai là cháu Lê Anh Trung (8 tuổi) trên xe máy Honda SH mang tiền lên huyện Ðông Hưng cho chồng sửa xe hơi. Sau đó, chị Cúc tiếp tục cùng con đi về quê ở huyện Thái Thụy để ăn giỗ.

Khi đi đến xã Ðông Tân, bất ngờ chị Cúc bị hai thanh niên từ phía sau chạy xe máy đuổi theo chém liên tiếp vào tay và gáy. Do vết chém vào chỗ hiểm khá nặng nên chị Cúc đã chết tại chỗ. Riêng cháu Trung chỉ bị thương nhẹ và được đưa đi bệnh viện điều trị. Tại hiện trường, chiếc xe máy văng khỏi nơi nạn nhân gục chết khoảng 100 mét.

Ông Nguyễn Văn T., trú huyện Ðông Hưng, một trong những nhân chứng đầu tiên tại hiện trường cho biết: “Lúc đấy trời đang mưa, nghe thấy tiếng gọi, tôi liền chạy ra. Khi lại gần xe máy, tôi nghe có tiếng khóc trẻ con. Xa hơn là một phụ nữ với cánh tay và má bên phải bị chém xuống đến tận cổ và hình như đã chết nằm cạnh vệ đường, tay nắm rất chặt như tỏ vẻ căm phẫn. Còn kẻ thủ ác sau khi chém nạn nhân, có lẽ đã lấy xe SH và bỏ chạy nhưng đi được khoảng 100 mét thì bỏ xe lại tẩu thoát,” ông T. tỏ vẻ sợ hãi kể lại sự việc với phóng viên báo Thanh Niên.

Công an tỉnh Thái Bình tình nghi đây là vụ án giết người, cướp tài sản vì nhiều dấu hiệu cho thấy, kẻ thủ ác ra tay liều lĩnh, manh động. Nơi chị Cúc bị chém chết hai bên là cánh đồng vắng. Từ chỗ xảy ra vụ án đến nhà dân gần nhất cũng phải 300 mét, đoạn xa lên đến 600 mét. Sau khi gây án, kẻ giết người không kịp lấy xe vì có người đi tới. (Tr.N)

Lũ chồng lũ ở Quảng Bình, nhiều làng mạc lại ngập nặng

 Lũ chồng lũ ở Quảng Bình, nhiều làng mạc lại ngập nặng

Nguoi-viet.com

Nhiều làng mạc ở dọc sông Gianh đang bị nước lũ nhấn chìm. (Hình: báo Dân Trí)

QUẢNG BÌNH (NV) – Chưa hết bàng hoàng sau cơn lũ vừa trải qua, người dân phải ráo riết chạy lũ trước lo sợ nguy cơ lũ chồng lũ. Hiện nước lũ đã cuốn trôi cây cầu phao ở huyện Quảng Trạch, làm cả ngàn người dân bị cô lập.

Theo báo Tiền Phong, chiều 31 tháng 10, ông Trần Văn Tiến, chủ tịch xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch, cho biết, sáng cùng ngày nước lũ lên cao và chảy xiết đã làm cây cầu phao Thuận Hòa dài 200 mét, rộng 2 mét, được lắp ghép từ các thanh gỗ, tre, dây thép, thùng phuy nhựa, là con đường duy nhất của người dân trong thôn Thuận Hòa đến các nơi khác bị đứt dây trôi mất khiến hàng ngàn người dân bị cô lập.

Theo ông Tiến, hiện tại do nước lũ dâng cao và chảy xiết nên việc khắc phục gặp rất nhiều khó khăn. Xã đang vận động người dân tìm những nơi cao sơ tán lên để đề phòng nước lũ.

Nước lũ cuốn trôi cây cầu phao. (Hình: Pháp luật Sài Gòn)

Nước lũ cuốn trôi cây cầu phao. (Hình: Pháp luật Sài Gòn)

Còn ông Cao Xuân Ngọc, chủ tịch xã Quảng Hải, thị xã Ba Ðồn cho biết, mưa lớn trong 2 ngày qua, nước sông Gianh lên trở lại, gây vỡ đoạn đê cuối làng, gần 1/2 nhà cửa của người dân lại chìm trong nước lũ. Hiện tại, xã đang huy động lực lượng để cứu đê nhưng không thành công vì nước chảy xiết.

Lãnh đạo các xã phía Nam thị xã Ba Ðồn như Văn Hóa, Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa; Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Minh, thị xã Ba Ðồn cho biết, nước lũ trên sông Gianh đang lên rất nhanh đã vượt đê vào làng, nhiều nhà dân đã bị ngập, tình hình rất nguy cấp vì vẫn đang mưa rất lớn.

Theo nhận định của người dân dọc sông Gianh, rất có thể sẽ xảy ra một trận lũ lớn tiếp theo, vì nước ở các hồ chứa đã đầy, trên đồng ruộng, ao hồ vẫn chưa rút hết từ trận lũ trước.

Tin cho biết, Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương cảnh báo, từ nay đến ngày 5 tháng 11, trên các sông từ Nghệ An đến Ninh Thuận sẽ xuất hiện lũ. Trong đợt lũ này, mực nước trên các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi có khả năng lên mức báo động cao nhất, nguy cơ xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng, thấp các tỉnh trên là rất cao. (Tr.N)

Thủy điện Hố Hô lại tiếp tục coi “mạng người như cỏ rác”

From :  Lê hồng Song added 2 new photos.
Thủy điện Hố Hô lại tiếp tục coi “mạng người như cỏ rác”

(Xã hội) – Khi thông tin nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ “đúng quy trình” từ ngày 13/10/2016 đẩy 5.000 hộ dân huyện Hương Khê vào cảnh tận cùng đau thương và khốn khó vẫn chưa khiến dư luận hết phẫn nộ, thì mới đây trong cơn lũ tiếp theo, nhà máy này lại tiếp tục lén lút xả lũ “đúng quy trình” mà không xin phép ý kiến tỉnh Hà Tĩnh.

Là người trực tiếp đi kiểm tra nhà máy thủy điện Hố Hô, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết thuỷ điện này xả lũ khi chưa có sự chỉ đạo của tỉnh. Ông Sơn cho biết, từ hôm qua đến nay, tỉnh Hà Tĩnh chưa có chỉ đạo xả lũ, kể cả hồ Kẻ Gỗ. Thế mà sáng nay, khi kiểm tra tại công trình thuỷ điện Hố Hô thì đoàn kiểm tra rất bất ngờ vì công trình này tự ý xả nước từ tối qua.
Bí thư Hà Tĩnh ‘ngã ngửa’ khi thuỷ điện xả lũ.

Theo ông Sơn, qua kiểm tra ban đầu, thuỷ điện Hố Hô chấp hành không nghiêm túc. Kiểm tra sâu hơn, thuỷ điện Hố Hô chưa kiểm soát, điều tiết lưu lượng nước xả của hồ đồng thời không tính toán được việc xả lũ vùng hạ lưu ngập lụt như thế nào.
Thật ra thông tin thủy điện Hố Hô tiếp tục xả lũ khiến người dân phẫn nộ chứ không bất ngờ, bởi từ khi xây dựng đến nay, cái nhà máy không có chức năng điều tiết lũ này đã vẫy vùng ngang dọc, “coi trời bằng vung” mà nào ai có ý kiến!
Nhà máy Thủy điện Hố Hô có công suất 13MW (với 2 tổ máy) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Bắc 1 làm chủ đầu tư, được xây dựng trước những tranh cãi về tính phản khoa học và trái với lòng dân từ năm 2005. Ngay sau đó, năm 2007, nhà máy thủy điện này chứng minh ngay “sai lầm của mình” khi không kiểm soát được lượng lũ, biến tỉnh Hương Khê thành biển nước, khiến người dân hoang mang cực độ vì chưa bao giờ họ phải đón nhận cơn lũ trái quy luật và lên nhanh bất thường đến thế!
Một dấu ấn đậm nét nữa được đập thủy điện này khắc ghi vào lòng người dân khi, ngày 4/10/2010, trong trận lũ được đánh giá là lớn nhất từ trước tới nay tại Hà Tĩnh, thì cửa tràn xả lũ bằng hệ thống thủy lực của nhà máy không hoạt động được. Nguyên nhân được xác định là do mất điện. Cửa tràn không mở được, cây cối, rác từ thượng nguồn đổ về nhanh đã khiến nước từ hồ băng qua cả thân đập, dội thẳng xuống nhà máy phát điện. Hố Hô như quả “bom nước” khiến chính quyền, người dân hạ lưu trải qua những giây phút hoảng sợ. Sự cố này cũng khiến cho tiếng khóc ai oán của người dân vùng lũ càng thêm thê lương, văng vẳng cả một vùng trời!

Và mới đây, với kinh nghiệm chống lũ và xả lũ từ khi xây dựng đến nay, nhà máy thủy điện này đã trực tiếp đẩy 5 000 hộ dân tại tỉnh Hương Khê vào cảnh màn trời chiếu đất. Cái đói, cái mặc tưởng chừng đã là quá khứ mà không ngờ lại trở nên hiện thực đối với khúc ruột miền Trung đến thế!
Ấy vậy mà, khi yêu cầu thanh tra và làm rõ trách nhiệm, một Tổng cục phó Năng lượng lại thủng thẳng trả lời “thủy điện Hố Hô xả lũ chấp nhận được”. Ừa thì chấp nhận được, nên tới cơn lũ lần này, họ chẳng cần cái gì gọi là báo cáo, gọi điện mà cứ thế thẳng tay xả “ bom nước” giáng xuống đầu dân! Lãnh đạo còn chấp nhận được, thì dân là cái xá chi!

Không cần phải nói chắc ai cũng hiểu, kể từ khi nhà máy này đi vào hoạt động chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, nhân dân các huyện nằm ở hạ nguồn luôn ngồi trên đống lửa mỗi khi mưa lũ kéo về. Ấy vây mà, “người ta” vẫn bình chân như vại. Mà ngẫm cũng phải, “tính mạng” cái đập được bảo toàn rồi, thì ai sống chết mặc ai!
Miền Trung, mảnh đất truyền thống anh hùng đứng lên từ bao gian khó, suốt bốn mùa nắng rực đỏ rát mặt, muối mặn chát ngấm vào xương da, phải hứng chịu cảnh họa vô đơn chí khi đập thủy điện xả nước kèm theo mưa lũ chẳng xót thương trút xuống, cuốn cả làng, mang đi tất cả tài sản, khiến nước mắt người dân không còn để rơi. Nếu nhìn từ trên cao xuống, chỉ thấy những mạng người nhỏ nhoi ngồi đợi chờ phép màu từ đoàn cứu trợ tới giữa dòng nước trắng xóa thì mới thấy xót xa nhường nào. Đau cho khúc ruột miền Trung bao nhiêu lại giận những đã gây ra tai ương khiến cho người dân phải chịu cảnh màn trời chiếu đất bấy nhiêu!
Bao giờ người dân miền Trung hết khổ, khi đôi vai gầy nặng trĩu phải oằn mình gánh cả thiên tai và nhân tai? Câu hỏi đau đáu này xin gửi đến các cơ quan chức năng.
Khúc ruột miền Trung đang chảy máu.
Thương lắm nhưng vòng tay quá nhỏ bé.
Miền Trung ơi…! Bao giờ cho hết những đau thương

Lê hồng Song's photo.
Lê hồng Song's photo.

Bộ trưởng Tuấn: báo chán do nhà báo kém tài, không phải do kiểm duyệt

Bộ trưởng Tuấn: báo chán do nhà báo kém tài, không phải do kiểm duyệt

VOA

Nhà báo Võ Văn Tạo nói, ở Việt Nam, những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới.

Nhà báo Võ Văn Tạo nói, ở Việt Nam, những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới.

Trong một cuộc phỏng vấn được nhiều báo Việt Nam đăng hôm 31/10, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, nói chính quyền “không ngăn cản tự do ngôn luận”, và các tác phẩm báo chí không thu hút bạn đọc là “do trình độ và tài nghệ của người làm báo”. Nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo không đồng tình với phát biểu này của bộ trưởng.

Hồi cuối tháng 6, báo điện tử Infonet trực thuộc bộ của ông Tuấn đã đăng một bài viết về khó khăn trong nghề báo ở Việt Nam.

Bài viết trích ý kiến của Tổng Biên tập Infonet, ông Võ Đăng Thiên, cho rằng: “Một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay đối với người làm báo … là làm sao vừa thực hiện đúng chỉ đạo, pháp luật, định hướng của cơ quan chỉ đạo, … lại vừa thu hút được bạn đọc, hấp dẫn được bạn đọc. Vì nếu làm sai chỉ đạo sẽ bị xử lý, nhưng nếu không thuyết phục được bạn đọc thì không có nguồn thu. Đây thường xuyên là thách thức hàng ngày đối với chúng tôi”.

Đáp lại nhận xét kể trên của ông Thiên, trong bài phỏng vấn đăng hôm 31/10, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói “đó là sự ngụy biện”. Ông Trương Minh Tuấn khẳng định rằng: “Không thuyết phục được bạn đọc là do trình độ và tài nghệ của người làm báo. Tài nghệ kém cỏi, làm ra những tác phẩm báo chí kém cỏi, không thu hút được người đọc rồi quay ra đổ lỗi cho định hướng của Đảng, thậm chí còn đổ lỗi cho việc tuân theo pháp luật. … đổ lỗi cho pháp luật quả là chuyện nực cười. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí không hề ngăn cản tự do ngôn luận, không hề ngăn cản thông tin đa chiều, càng không hề làm mất cá tính, phong cách và tài năng của những người làm báo”.

Trước đó, hôm 19/10, ông Võ Đăng Thiên và một phó tổng biên tập của Infonet bị đình chỉ chức vụ 15 ngày do dẫn lời Chủ tịch Quốc hội để rút tít một bài viết là “Tôi thất vọng khi đọc dự thảo luật Chính phủ trình”. Bộ trưởng Tuấn cho rằng “Tiêu đề này nói không đúng bản chất nội dung phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, khiến cho dư luận hiểu sai về mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ”.

Cuộc phỏng vấn ông Tuấn diễn ra trong bối cảnh gần đây nhà chức trách Việt Nam đã “kỷ luật” một loạt lãnh đạo báo chí và cơ quan báo chí. Gần đây nhất là vụ đình bản báo Tầm Nhìn trong 3 tháng.

VN đình bản báo Tầm Nhìn trong 3 tháng

Từ Nha Trang, nhà báo có hàng chục năm kinh nghiệm Võ Văn Tạo phân tích với VOA về những điểm ông không đồng tình với phát biểu của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn. Ông Tạo nói:

“Ở Việt Nam có những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới. Cái đó là hàng tuần đều có sự giao ban báo chí hết. Do Ban Tuyên giáo Trung ương người ta giao ban. Họ sẽ nói nội dung cụ thể trong tuần tới, trong thời gian tới phải tập trung đưa về cái gì. Tức là tiết chế hoạt động báo chí một cách rất là khắt khe. Báo chí không có tự do. Có những đề tài công chúng rất thích lại bị cấm đoán thì làm sao mà hay. Báo chí không như văn chương. Cái hay của báo chí là vấn đề thời sự, phản ánh tính thời sự, cái nóng bỏng, cái kịp thời mà phần lớn xã hội, công chúng người ta quan tâm. Đấy mới là cái hay của báo chí. Thế thì ở Việt Nam bị dẹp cái đó. Thế thì khó lòng có được cái hay”.

Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết thêm trong vài năm gần đây, nhà chức trách đã thay đổi “chiến thuật” chỉ đạo báo chí nhằm tránh “để lại dấu vết” về kiểm duyệt báo chí. Hai cơ quan quản lý báo chí hàng đầu của Việt Nam là Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản và Bộ Thông tin và Truyền thông của chính phủ. Ông Tạo nói:

“Bộ Thông tin Truyền thông và Tuyên giáo là họ hay làm thế này: giao ban nói mồm, không kịp giao ban thì họ nhắn tin, họ gọi điện thoại. Hãn hữu lắm họ mới gửi văn bản. Họ sợ rằng trong đội ngũ báo chí vẫn có người có lương tâm, những người tử tế, họ sẽ truyền cái đó ra ngoài để đưa lên truyền thông lề dân. Nó lộ tẩy cái bộ mặt xấu xa của việc thò tay can thiệp vào báo chí một cách thô bạo”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói trong cuộc phỏng vấn mới đây rằng tuy có một số quan chức ở các cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí đưa ra “những lời khuyên nên thông tin điều này, không nên thông tin điều kia”, song “đó chỉ là sự khuyến nghị, nhắc nhở”. Bộ trưởng Tuấn nói nếu báo chí “thấy sự khuyến nghị, nhắc nhở đó là cứng nhắc, không phù hợp với thực tế cuộc sống” thì lãnh đạo cơ quan báo chí “hoàn toàn có thể phản hồi, tranh biện để đi đến chân lý”.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội và Facebook cá nhân, nhiều nhà báo cho rằng phản hồi, tranh biện với nhà chức trách chỉ mang lại thêm rắc rối cho họ.