Báo VN đưa tin phóng sự của Đài Loan

Báo VN đưa tin phóng sự của Đài Loan

BBC

Cá chết ở miền Trung Việt Nam đang là chủ đề nóng trên báo chí và tại Quốc hội Đài Loan

Hai báo Việt Nam đưa tin về phóng sự cá chết của truyền hình Đài Loan trong lúc một nhà hoạt động nói với BBC “lẽ ra chủ động truyền thông trong vụ này phải là báo Việt Nam”.

Hôm 26/6, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ cùng đăng bài về phóng sự dài 60 phút ‘Việt Nam – Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan.

“Trước việc cá chết hàng loạt, người dân địa phương đã nghi ngờ có liên quan tới Formosa.

Tất cả những người được PTS phỏng vấn đều khẳng định cá chết là do Formosa xả nước thải trực tiếp ra biển.

Tôi có cảm nhận rất rõ về khả năng kiểm soát báo chí nhà nước của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông.

nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn

PTS cũng nhận định, lý do tảo đỏ được đưa ra là khó chấp nhận và thuyết phục”, Tuổi Trẻ tường thuật.

“Phóng sự của PTS cũng nhắc đến tuyên bố gây sốc “chọn cá hay chọn thép” của đại diện lãnh đạo Formosa khiến dư luận Việt Nam bất bình, phẫn nộ”.

Báo Thanh Niên cùng ngày viết:

“Người xem cũng không thể không thấy nhói lòng trước những hình ảnh tay ngư dân bị lở ngứa bởi chất nhớt màu vàng bám dính vào lưới, biển vắng tanh không ai dám tắm hay những lời ngậm ngùi từ bạn lặn của người thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày”.

‘Cải trang thành người địa phương’

Hôm 26/6, trả lời BBC từ Đà Nẵng, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người đã có hơn một tháng điều tra độc lập tại Hà Tĩnh và là một trong các nhân vật được truyền hình Đài Loan phỏng vấn, nói:

“Các báo Việt Nam đã bỏ qua hai chi tiết nổi bật trong phóng sự. Một là chuyện 155 học sinh ở Kỳ Lợi không được phép đến trường vì bố mẹ các em không đồng ý với phương án giải phóng mặt bằng cho dự án Formosa của chính quyền”.

“Hai là những mô tả về việc bố ráp của lực lượng an ninh địa phương, việc bắt giữ các nhà hoạt động về đưa tin trong vùng cũng như việc chính phủ đàn áp biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội”.

Một nhà báo Đài Loan nói với tôi lúc ở Hà Tĩnh: ‘Tôi cũng biết tự do báo chí ở Việt Nam không được tôn trọng, giống Trung Quốc. Nhưng không hề nghĩ tình hình lại tệ đến thế, tới mức mà việc làm tin có thể khiến nhà báo bị đánh đập, bắt giữ

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn

Ông Tuấn cho biết thêm: “Tôi vui vì góp phần giúp đoàn làm phim Đài Loan tác nghiệp, mang được tiếng nói của ngư dân và cư dân miền Trung đến với công chúng Đài Loan. Buồn là vì lẽ ra phần chủ động về truyền thông trong vụ việc này phải thuộc về báo chí Việt Nam, vốn có nhiều lợi thế hơn về thực địa”.

“Dù tôi đã cảnh báo việc tác nghiệp ở Vũng Áng trong thời điểm đó có thể khiến các nhà báo Đài Loan gặp phải rủi ro, kể cả khả năng bị bắt, song cuối cùng họ vẫn quyết định đến Việt Nam thực hiện phóng sự”.

“Trong quá trình tác nghiệp, họ đã phải cải trang thành người địa phương, đi làm tin trong cảnh phập phồng lo sợ, bị các nhân viên an ninh mặc thường phục theo sát và chỉ có thể thoát nạn nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của người dân địa phương”.

“Thật sự tôi tin là những nhà báo Việt Nam cũng có tinh thần dấn thân, trình độ tác nghiệp cũng không thua kém đồng nghiệp Đài Loan, song sản phẩm của họ khó mà đến được với công chúng một cách chính thức, vì bị kiểm duyệt và tự kiểm duyệt”, nhà hoạt động nói với BBC.

“Một nhà báo Đài Loan nói với tôi lúc ở Hà Tĩnh: ‘Tôi cũng biết tự do báo chí ở Việt Nam không được tôn trọng, giống Trung Quốc. Nhưng không hề nghĩ tình hình lại tệ đến thế, tới mức mà việc làm tin có thể khiến nhà báo bị đánh đập, bắt giữ’.

“Nếu như trước ngày 29/4, các nhà báo tràn ngập ở Kỳ Anh, khai thác mọi khía cạnh của vụ việc, phỏng vấn rất nhiều ngư dân và cư dân địa phương; thì sau ngày đó, Kỳ Anh vắng hẳn bóng nhà báo, đến nổi nhiều người dân phải hỏi tôi là sao nhà báo đi đâu hết rồi”.

“Tôi nghĩ đây là một trở ngại chính khiến báo chí Việt Nam sẽ còn tụt hậu so với báo chí các nước. Và đây cũng là một thiệt thòi lớn cho những nhà báo chân chính ở Việt Nam”.

Hơn 2 triệu người Anh ‘đòi’ trưng cầu dân ý lần hai

Hơn 2 triệu người Anh ‘đòi’ trưng cầu dân ý lần hai

Một người bỏ phiếu không rời EU biểu tình ở Scotland hôm 25/6.

Một người bỏ phiếu không rời EU biểu tình ở Scotland hôm 25/6.

Hơn 2 triệu người đã ký vào một bản kiến nghị, kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về Liên hiệp châu Âu, sau kết quả bỏ phiếu gây rúng động thế giới.

Kiến nghị này thu hút được nhiều chữ kết hơn bất kỳ bản kêu gọi nào khác trên website của Quốc hội Anh, và như thế, đã vượt qua con số 100 nghìn chữ ký để cơ quan lập pháp này phải cân nhắc tiến hành thảo luận.

Anh bỏ phiếu rút khỏi EU với tỷ lệ ủng hộ và chống tương ứng là 52% và 48% trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức hôm 23/6.

Kiến nghị trên kêu gọi chính phủ thực thi một điều khoản, theo đó nói rằng, nếu bất kỳ bên nào [bỏ phiếu rời hoặc ở lại EU] giành được ít hơn 60% phiếu bầu với tổng tỷ lệ người đi bầu dưới 75% thì cần tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác.

Theo kết quả hôm thứ Năm, tỷ lệ người đi bầu là 72%, và phe ủng hộ việc rời EU giành được số phiếu là 52% so với 48% của phe hậu thuẫn ở lại.

Một phát ngôn viên của Hạ viện Anh nói rằng bản kiến nghị được lập hôm 24/5, và khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố, mới chỉ có 22 chữ ký trên đó.

Trang web kiến nghị trên mạng của Hạ viện Anh đã gặp sự cố hôm 24/6 vì có quá nhiều người truy cập vào trang này.

Thủ tướng Anh mới từ chức, David Cameroon, từng tuyên bố sẽ không có một cuộc trưng cầu dân ý lần hai.

Tỉnh giấc sau cơn say

Một số người ở Anh so sánh tình hình nước họ sáng nay với một người thức dậy sau một cơn say, một ngày sau khi việc Anh quyết định rời Liên hiệp Âu châu làm bùng ra điều mà một số nhà phân tích gọi là một cơn động đất tài chánh và chính trị.

Vì các cuộc thăm dò ý kiến trước cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ 5 cho thấy phe “ở lại” dẫn đầu, cho nên kết quả hôm thứ 6 làm cho nhiều người cảm thấy bất ngờ, kể cả những người bỏ phiếu tán thành việc rời khỏi liên hiệp gồm 28 nước.

Một số cơ quan truyền thông đã dùng một từ mới là “Regrexit” (hay hối tiếc) dựa trên từ cũ Brexit để nói tới việc Anh Quốc quyết định rời EU. Báo chí trích lời những người bỏ phiếu thuận nói rằng giờ đây họ hối hận về quyết định của mình sau khi nhìn thấy những tác động ngay tức thời.

Trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi kết quả được loan báo, các thị trường sụt giá mạnh, tỉ giá đồng bảng Anh giảm tới mức thấp nhất trong vòng 30 năm, thứ hạng tín dụng của nước này bị đánh thấp tới mức âm, và những mối đe dọa mới về sự giải thể của chính nước Anh đã xuất hiện.

Tại Scotland, Đệ nhất Thủ tướng Nicola Sturgeon triệu tập một phiên họp nội các để bàn về phản ứng của chính phủ bà đối với cuộc bỏ phiếu rời EU. Trước đây bà nói rằng Scotland bị buộc phải ở ngoài EU trong khi đa số cử tri Scotland chọn giải pháp ở lại là một việc “không thể chấp nhận được”. Bà nói thêm rằng một cuộc trưng cầu dân ý mới về vấn đề độc lập đang được xem xét.

Sau cuộc họp hôm nay, bà Sturgeon cho báo chí biết rằng các giới chức Scotland sẽ họp với các giới chức EU để thảo luận về những sự lựa chọn “để bảo vệ chỗ đứng của Scotland trong EU.”

Quyết định rời EU cũng khơi dậy tinh thần đòi ly khai ở Bắc Ireland, phần duy nhất của nước Anh có ranh giới trên bộ với Liên hiệp Âu châu.

Lãnh tụ Sinn Fein, ông Martin McGuiness, đã lập lại yêu cầu của ông đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để Bắc Ireland tách khỏi Anh Quốc và tái thống nhất với Cộng hoà Ireland, một nước thành viên của Liên hiệp Âu châu.

Theo Time, BBC, VOA

Chung sức thảo Bản cáo trạng: Tội ác hủy hoại môi trường của giặc bành trướng

Chung sức thảo Bản cáo trạng: Tội ác hủy hoại môi trường của giặc bành trướng

Người dân xuống đường biểu tình vụ cá chết tại H Nội, ngày 1/5/2016.

Người dân xuống đường biểu tình vụ cá chết tại H Nội, ngày 1/5/2016.

Vì sao từ sau vụ cá chết trắng ven biển miền Trung, sau nhiều đợt kiểm tra tại chỗ, có nhiều chứng cứ về sự cố tình hủy hoại môi trường biển, Bộ Chính trị đến nay vẫn im lặng. Họ không mở mồm vì khó nói, khó giái thích, khó giải quyết quá! Nhưng sẽ im lặng đến bao giờ?

Lẽ ra Bộ Chính trị phải thảo ra bản cáo trạng liên quan đến vụ đầu độc môi trường ven biển Việt Nam, chỉ đích danh thủ phạm là đảng CS và Nhà nước Trung Quốc cho tòan dân, quốc hội và toàn thế giới biết. Nhưng họ không dám, không có gan làm, cho nên trí thức dân tộc cùng giới luật gia Việt Nam cần hợp sức đảm nhận trách nhiệm thảo ra Bản Cáo trạng này.

Là nhà báo theo dõi tình hình , tôi xin mạn phép tạm phác thảo ra bản nháp đầu tiên Bản Cáo trạng, tất nhiên là có nhiều thiếu sót, để quý vỵ bổ sung cho. Tôi nghĩ hàng triệu đồng bào cũng đang sốt ruột đến cùng cực như tôi.

Bản cáo trạng nên có các nội dung sau đây :

Nói trắng ra, đây là một âm mưu cực kỳ thâm độc, tàn bạo, và bất nhân, mang tính chất hủy diệt cuộc sống của cả một dân tộc bằng một hệ thống âm mưu tổng hợp:

– ở phía Tây, bao vây bằng gọng kìm tự nhiên sông Mekong với hàng chục đập lớn nhỏ, làm cho ruộng đồng hạ lưu khi thì cạn kiệt hoang hóa, khi thì lụt to, nhiễm mặn nặng, khai tử vựa lúa lớn nhất nước ngay từ mùa lúa năm nay.

– ở phía Đông, cố tình gây thảm họa môi trường biển quy mô lớn bằng các độc tố mạnh, làm cạn kiệt nguồn sống của hàng triệu ngư dân ven biển, cũng làm cạn kiệt nguồn thức ăn chủ chốt của mọi tầng lớp dân cư, khi cá là nguồn dinh dưỡng chính của toàn dân, khi muối, nước mắm là nguồn gia vị truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt.

– giải đất hẹp bị kẹp giữa hai gọng kìm trên đã bị Hán hóa dần 26 năm nay theo các kế hoạch trồng rừng suốt giải biên giới, khai thác bô xít độc hại trên Cao nguyên miền Trung, hàng loạt dự án nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, gang thép, xi măng, cầu cống, hài cảng… trải dài ra khắp nước, hiện do hàng trăm công ty lớn nhỏ người Hán trúng thầu đảm nhận, thi công kéo dài, giá thành cao, kỹ thuật cực thấp, đồng thời chúng tạo nên hàng chục tụ điểm dân cư người Hán, gồm mỗi cụm gồm vài trăm đến vài ngàn người Hoa và gia đình Hoa – Việt , cùng hàng vạn cán bộ kỹ thuật và công nhân Trung Quốc các loại, phần lớn không có giấy nhập cảnh hợp lệ.

Tất cả việc làm trên đây nhằm nhiều mục tiêu, nhiều mặt, trước mắt và lâu dài, nhằm làm suy yếu nền kinh tế – tài chính, nền nông nghiệp và công nghiệp nước ta, làm hao mòn, suy yếu và kiệt quệ sinh lực của dân tộc ta về mọi mặt: con người, cuộc sống, văn hóa xã hội, để cuối cùng phải phụ thuộc vào chúng và không có con đường nào thoát khỏi số phận bị đồng hóa với người Hán, như các dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Để rồi Việt Nam sẽ trở thành một vùng tự trị của Trung Quốc, hoặc một tỉnh của Trung Quốc, thậm chí một huyện của tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Châu hay tỉnh Hải Nam.

Nói tóm lại đây là một mưu đồ diệt chủng có tính tóan, có hệ thống đối với toàn dân tộc Việt Nam, đã biểu hiện rõ ràng, mà vụ xả chất độc quy mô và hàm lượng lớn trong Biển Đông của Việt Nam hai tháng nay đã phơi bày ra ánh sáng, không còn che dấu được nữa.

Vụ diệt chủng này vượt qua tất cả các cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo, mỗi cuộc gây nên hàng trăm nạn nhân, vượt quá vụ đánh sập Tháp đôi ở New York, có thể xếp ngang với cuộc diệt chủng Do Thái của bọn phát xít Hitler gây nên cái chết của hơn 6 triệu sinh mạng trong Thế chiến II.

Nhân dân Việt Nam có quyền đưa Vụ án diệt chủng này ra Liên Hiệp Quốc, ra Tòa án Quốc tế ở La Haye.

Chúng ta cũng nên mời các Luật gia Quốc tế chuyên về Tội ác và Diệt chủng tham gia cuộc điều tra và phát biểu chính kiến về vụ án lớn chưa từng có này. Chắc chắn rằng khi tìm các nguyên nhân xa và gần cũng như những kẻ tội phạm trực tiếp hay gián tiếp của vụ án, đảng CSViệt Nam sẽ có phần trách nhiệm không nhỏ của mình, và 5 khóa Bộ Chính trị, 5 khóa Ban chấp hành TƯ, 5 khóa Tổng Bí thư, từ Nguyễn Văn Linh, qua Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đến Nông Đức Mạnh và hiện tại là Nguyễn Phú Trọng đều có trách nhiệm, đều phải bị thẩm vấn kỹ càng trước ngành tư pháp Việt Nam và quốc tế. Khi vấn đề đặt ra: ai dẫn quân giặc vào nhà? Từ đây sẽ lòi ra nội dung Mật đàm và Mật ước Thành Đô còn kín mít.

Cã xã hội Việt Nam là nhân chứng, cũng là nạn nhân, sẽ có quyết định để giải quyết theo Luật pháp Vụ án kinh hoàng này. Quân đội Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống an lành của toàn dân trong cuộc khủng hoảng chính trị. Các tổ chức Xã hội Dân sự được xây dựng trong hy sinh bị đàn áp và tù đầy có đầy đủ tư thế thay mặt cho nhân dân và xã hội đứng ra tạm nắm quyền lực trong tình thế đặc biệt hiện nay. Chúng ta có quyền đóng cửa nhà mình, đóng cửa tạm thời biên giới phía Bắc trong tình thế khẩn trương.

Rất mong tất cả những người yêu nước thương dân ở trong và ngoài nước tham gia ý kiến vào Bản Cáo trạng sơ lược này qua các phương tiện thông tin đại chúng.

ĐAN SĨ ĐAN VIỆN THIÊN AN BỊ SÁCH NHIỄU TRONG ĐÊM

ĐAN SĨ ĐAN VIỆN THIÊN AN BỊ SÁCH NHIỄU TRONG ĐÊM

‪#‎GNsP (25.06.2016) – Hơn 30 người tự xưng là công an, cán bộ xông thẳng vào nội vi Đan viện Thiên An, gây gổ, sách nhiễu các Đan sĩ Đan viện Thiên An vào 8 giờ tối ngày 25.06.2016.

Nhóm người này đã cản trở và ngăn cản các Đan sĩ không được xây dựng đường xá trong khuôn viên nội vi của Đan viện Thiên An với lý do họ phát hiện các Đan sĩ đã “xâm chiếm” đất của nhà nước khi đổ cát, đá, xi măng trong khu vực vườn cam. Trong khi đó, khu vực vườn cam thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An từ những năm 1940.

Sau đó, nhà chức trách đã tiến hành lập biên bản, yêu cầu các Đan sĩ ký, nhưng các thầy đã từ chối và đề nghị họ ngày mai 26.06.2016 lên Đan viện làm việc.

Được biết, bên trong khu vực Hồ Thủy Tiên –thuộc quyền quản lý của Đan viện Thiên An đã bị nhà cầm quyền “chiếm và cướp” – có rất đông CSCĐ để hỗ trợ nhóm người trên. Khu vực Hồ Thủy Tiên có lối ra vào nội vi Đan viện Thiên An, và đây cũng là lối đi của nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế thường xông vào nội vi Đan viện Thiên An bất chấp sự phản đối của quý Đan sĩ.

Hiện nay, có khoảng 30 Đan sĩ đang canh gác khu vực vườn cam vì lo sợ nhà cầm quyền sẽ cho côn đồ vào đập phá đoạn đường bêtông mà các Đan sĩ đang xây dở dang suốt hơn một tuần qua.

Mục đích Đan viện Thiên An xây dựng đường bê tông tại khu vực vườn cam nối dài tới vườn rau để thuận tiện cho việc chăn nuôi, trồng trọt. Con đường dài khoảng 700 mét.

Cách đây chưa đầy 5 ngày, nhà chức trách xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động khoảng 200 cán bộ, dùng xe ủi công suất lớn phá hoại tài sản của Đan viện Thiên An, xúc phạm Thánh Giá. Đặc biệt họ đã lập biên bản “vu cáo” chủ nhà – Đan viện Thiên An “lấn chiếm đất đai” của “kẻ cướp” – nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huyền Trang, GNsP

DAN VIEN 1

DAN VIEN 2

nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo added 3 new photos.

GIA TÀI CỦA MẸ MỘT NƯỚC VIỆT BUỒN

GIA TÀI CỦA MẸ MỘT NƯỚC VIỆT BUỒN
 

“Thuở ấy, thuộc hạ của Nabukôđônôsor, vua Babel đã lên đánh Yêrusalem và thành đã bị hãm. Nabukôđônôsor, vua Babel, tới đánh Yêrusalem, trong khi thuộc hạ của ông đang vây thành. Yôyakin vua Yuđa đã ra hàng vua Babel, ông, mẹ ông, các thuộc hạ, các tướng lĩnh và hoạn quan của ông. Vua Babel đã bắt tù ông, năm thứ tám đời (Nabukôđônôsor).

(Vua Babel) đã lấy đem đi tất cả các kho của Nhà Yavê, các kho của nhà vua, và đã đập nát tất cả các đồ bằng vàng Salômon vua Israel đã làm trong Ðền Thờ Yavê, chiếu theo điều Yavê đã phán. Ðoạn ông bắt đi đày tất cả Yêrusalem, tất cả các tướng lĩnh, tất cả các binh hùng – một vạn người phải đi đày, với tất cả các thợ rèn, thợ khoá, không sót lại ai, chỉ trừ có hạng cùng đinh thuộc dân trong xứ. Ông đày Yôyakin qua Babel, ông đã phát lưu từ Yêrusalem qua Babel, mẹ vua, các vợ vua, các hoạn quan, và các phú hào. Tất cả những người thế giá – bảy ngàn, thợ rèn, thợ khoá – một ngàn, tất cả những binh hùng tham chiến, vua Babel đã đem đày họ qua Babel.

Vua Babel đã đặt Mattanyah, là chú, làm vua thay Yôyakin, và đã đổi tên là Sêđêqya (2V 24, 8 – 17) (Bản dịch của cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, DCCT).

Thứ năm ngày 23 tháng 6 là thứ năm Tuần 12 mùa Thường Niên, bài đọc 1, Hội Thánh cho chúng ta nghe đoạn Sách Thánh trên. Đây là câu chuyện buồn của dân tộc Israel. Đọc lịch sử Israel chúng ta thấy lịch sử đó được nối tiếp bằng những biến động xô đẩy một dân tộc mang ơn gọi là dân riêng của Thiên Chúa, nhưng sự yêu thương của Thiên Chúa dành cho họ từng lúc được thanh luyện vì sự bất xứng và phản bội của họ, sự trung thành với Thiên Chúa từng lúc được uốn nắn sau những bất trung rồi đi kèm với sự thanh luyện. Cuối cùng thì Thiên Chúa vẫn không bỏ lời hứa, cuối cùng thì sau bao nhiêu biến cố lao đao trong lịch sử, những cuộc lưu đày liên tiếp xảy ra Thiên Chúa vẫn xuất hiện để ra tay cứu vớt họ.

Trên bàn cờ chính trị và kinh tế của thế giới hiện nay, người ta truyền miệng nhau lời đồn thổi về những huyền thoại mang dòng máu Do Thái, những nhân vật xuất chúng gây những tác động lớn làm xoay chuyển tình thế, lèo lái sự sống của cả nhân loại… Sự thông minh, nhanh nhẹn, chí quật cường và tinh thần quốc gia là những lợi thế rất lớn mà những người mang dòng máu Do Thái có được, nhưng có phải vì thế mà họ là nạn nhân của các cuộc xâm lăng, tàn sát diệt chủng? Có phải cứ có một lợi thế thiên bẩm nào đó thì dân tộc ấy sẽ trở nên nạn nhân của các tham vọng và sự ác độc của dân tộc khác không? Hơn 6 triệu người Do Thái lặng lẽ xếp hàng vào phòng hơi ngạt của Đức Quốc Xã trong đại chiến thế giới vừa qua? Lịch sử hàng ngàn năm bị nô lệ của dân tộc Việt có phải bởi nguyên nhân vì lợi thế biển Đông ? Những sự gằm ghè hung hăng mong thôn tính chỉ vì chúng ta có lợi thế rừng vàng biển bạc?

Những tuần trước, Sách Thánh đã cho ta thấy sự suy đồi dẫn đến diệt vong của vương quốc phía Bắc (1V 17). Năm 722 trước công nguyên, Sargon, vua của Assyri đã bao vậy Samari (thủ đô của vương quốc phía Bắc) rồi tiêu diệt hoàn toàn vương quốc này, chính ông ta đưa người ngoại bang vào cư ngụ trên phần đất của dân tộc Israel ( 1V 17, 24 ), gây ra một giống dân  tạp chủng, là nguồn gốc chia rẽ phân biệt kéo dài trong lịch sử Do Thái. Kính Thánh Tân Ước không thiếu những câu chuyện người phương Nam coi thường và kỳ thị người phương Bắc.

Đoạn Kinh Thánh hôm nay cho thấy đến lượt vương quốc phía Nam, vương quốc Giuđa cũng bị sụp đổ. Nabukôđônôsor, vua Babel (Babylon), người ghi dấu chấm hết cho vương quốc phía Nam này, người nhúng tay vào tội ác phá phách tan tành các nơi thánh, cướp đi những vật dụng thờ phượng, khinh bỉ tín ngưỡng và xúc phạm thánh danh.

Nabukôđônôsor phát lưu đày các thành phần ưu tú nhất của vương quốc Giuđa, họ là những người trong hoàng tộc, những tướng lĩnh, những người đang có những tay nghề cao nhất được trọng dụng thời đó. Điều mắm muối là Sách Thánh ghi lại chi tiết, hạng cùng đinh thì không bị phát lưu đày (câu14). Hẳn khi bị đi lưu đày, những thành phần được xem là ưu tú này vẫn chưa hết ngỡ ngàng, chắc họ vẫn nghĩ rằng họ đã liên kết, đã thỏa hiệp, đã ngoan ngoãn vâng lời ngoại bang và chính họ đang nắm giữ các nguồn lợi kinh tế có lợi cho ngoại bang thì họ sẽ được trọng dụng. Không, một khi mất nước sẽ là mất tất cả, những kẻ thỏa hiệp với ngoại bang, với sự dữ, sự ác, trong con mắt của quyền lực ngoại bang họ chỉ là hạng người đáng khinh bỉ mà thôi, nghĩ mình sẽ được trọng dụng chỉ là ảo tưởng. Một khi mất nước, không một ai thoát chết, lưu đày hay không lưu đày vẫn chết dưới ách nô lệ, lên tiếng hay không lên tiếng cũng chết, làm chính trị hay không làm chính trị cũng chết.

Mấy ngay nay trên các trang mạng, hình ảnh các Đan Sĩ Đan Viện Thiên An Huế quỳ cầu nguyện trước cảnh người ta xông vào hạ Thánh Giá, đập tượng thánh được loan truyền đi khắp nơi, những tiếng kêu than, trách móc ai oán.

Những hình ảnh Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô Hà Nội thức trắng đêm phản đối việc xây dựng trên đất của Tu Viện chập chùng bên cạnh những hình ảnh ở Thiên An. Chúng ta chưa quên được hình ảnh các Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đứng giữa cơn mưa đọc kinh để bảo vệ tài sản của Nhà Dòng. Trước đó nhiều hình ảnh khác phản ánh nỗi quặn đau của những người có Đức Tin chứng kiến sự cướp bóc và xúc phạm những nơi thánh. Từ năm 1945 ngoài miền Bắc, rồi từ sau năm 1975 tại miền Nam.

Trở về từ vùng biển chết Vũng Áng, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã trả lời phỏng vấn của trang Tin Mừng Cho Người Nghèo, ngài nói:

“Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.

Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.

Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo lý nữa.

Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.

Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết.” (Phỏng vấn Đức Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt của Tin Mừng cho Người Nghèo ngày 19.6.2016).

Gia tài của mẹ, một nước Việt buồn !

(Theo lời bài hát “Gia Tài của mẹ” của Trịnh Công Sơn)

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 23.6.2016

Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Người lính VNCH Nguyễn Văn Răng

 Người lính VNCH Nguyễn Văn Răng

Huỳnh Anh Tú (Danlambao) – Trong một chiều mưa tầm tã chú Răng ghé thăm tôi. Hai chú cháu ngồi tâm sự bên tách cà phê đắng. Chú đã ôn lại quá khứ bi hùng trong đời lính và nhắc lại những kỷ niệm vui buồn trong chốn lao tù cũng như bao nỗi gian truân khốn khó sau thời gian chú vượt ngục.

Chú Nguyễn Văn Răng sinh năm 1952 là một cựu tù nhân chính trị vừa mãn án ngày 18/9/2015.

Một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), dù trong mọi hoàn cảnh vẫn nêu cao tinh thần Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm. Một tù nhân chính trị, dù trong mọi tình huống vẫn giữ được ý chí kiên cường và tinh thần bất khuất, luôn trung thành với lý tưởng của mình đã chọn – chống chế độ độc tài toàn trị.

Chú Răng xuất thân từ gia đình nông dân thật thà chất phác sinh sống tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đôi bàn tay của chú chai sạn, thô kệch với những vết sẹo đã vẽ lên một quãng đời gian nan nguy khó, trải qua bao thống khổ cùng cực và đau buồn. Đặt tách cà phê lên bàn, đôi mắt chú nhìn xa xăm, hồi tưởng lại…

Ký ức thời lính

“Vào một buổi trưa, trên chiếc xuồng chở đầy ắp mía mới thu hoạch, chú hớn hở chèo về. Khi vừa tới nhà thì có một người quen chạy đến báo tin: “Chị Chiến của mầy và chồng của chỉ bị Việt Cộng giết rồi. Sau đó Chú hốt hoảng chạy theo người báo tin để xác nhận thông tin này thực hư ra sao.”

Đầu Xuân năm 1968, Nguyễn Thị Chiến chị ruột của chú Răng đến thăm chồng tại đồn Cồng Cộc, xã Phú Quới, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Bất ngờ Việt Cộng ồ ạt tấn công vào đồn. Lúc bấy giờ chị Chiến đang có mặt cùng chồng dưới hầm truyền tin. Chị đã kịp thời chạy thoát ra ngoài. Vì không thấy chồng mình đâu nên chị vội trở xuống hầm và thấy chồng và một số chiến hữu đã chết. Chồng chị là Âm Thoại Viên và bản thân chị cũng học được từ chồng một số thao tác sử dụng máy để truyền tin. Không thể chậm trễ thêm nữa, chị bắt máy lên kêu gọi “hủy diệt” đồn Cồng Cộc. Liền sau đó, phía sau chị một người lính Việt Cộng từ ngoài xông vào, liên tục đâm “ba nhát” lưỡi lê vào lưng chị – Số phận của người lính “không số quân” Nguyễn Thị Chiến đã cùng chồng ra đi vĩnh viễn.

“Biết được sự thật này chú đau khổ lắm” Chú Răng xót xa giọng nói trở nên trầm buồn hơn, “Chú uất ức không nói nên lời, lặng lẽ nhận xác hai người về nhà để mai táng và chôn cất”.

Cái chết của người chị và anh rể quá thê thảm. Chú Răng đã quyết định đăng lính. Vì thời gian đó chú mới 17 tuổi nên không đủ tuổi để nhập ngũ. Tuy nhiên không vì thế mà chú từ bỏ quyết tâm của mình. Chú đã tìm người để giúp làm “khai sinh giả” cho mình. Cuối cùng anh Nguyễn văn Răng sinh năm 1951 chính thức được vinh dự đứng vào trong hàng ngũ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm 1968.

Đơn vị đầu tiên của chú Răng là đơn vị Biệt Kích 8, tỉnh Vĩnh Long. Sau đó chú qua tiểu đoàn 3, trung đoàn 16, sư đoàn 9 đóng tại huyện Châu Thành, Vĩnh Long. Thời gian này, một lần nữa chú Răng đã tự tay mình đem xác của người anh rể khác là lính thuộc Địa Phương Quân tử trận tại Ba Kè – Vĩnh Long, về quê nhà mai táng và chôn cất.

Năm 1972 chú vào đơn vị Địa Phương quân tiểu đoàn 520 – Vĩnh Long.

“Đơn vị của chú liên tục “đụng độ” nhiều trận chiến ác liệt, đã khiến cho Việt Cộng phải khiếp sợ”, chú tự hào kể thêm, “Vào đêm 30/4/1975, tiểu đoàn 520 – Vĩnh Long, chú đã cùng tỉnh trưởng tỉnh Vĩnh Long, đại tá Lê Chí Thành quyết tử thủ đến giờ phút cuối cùng. Nếu ai đã từng ở đơn vị Địa Phương quân tiểu đoàn 520 – Vĩnh Long cũng đều biết đến những chiến công oanh liệt tại đây”.

Năm tháng tù đày

Sau 1975 chú Răng đã lẻn vào kho vũ khí tại xã Phú Quới, huyện Châu Thành – Vĩnh Long và lấy một số súng M16 và M79.

Sau đó chú đã liên kết một số anh em “ít ỏi” gồm Trần Hữu Phước, Trần văn Lợt, Nguyễn Văn Tư, Hoàng (đã quên họ) cùng một số người khác, thành lập tổ chức chống lại chế độ Cộng sản.

Ngày 23/6/1976 nhận thấy sự việc đã bại lộ, chú Răng cùng các anh em giải tán đến nơi khác. Trên đường di chuyển, người bạn tên Hoàng xin phép anh em ghé nhà bà ngoại mình để từ giã. Vì quá thương cháu và không hiểu hết tầm nghiêm trọng của vấn đề nên bà ngoại Hoàng đã báo lại công an địa phương. Cuối cùng chú Răng và tất cả anh em bị bắt ngay trong ngày hôm đó.

Những ngày đầu tiên tạm giam tại nhà khám lớn Vĩnh Long, họ nhốt chú cùng phòng với linh mục Nguyễn Ngọc Đạt và cùm hai giò của chú cùng ‘sâu cùm’ với linh mục Đạt.

“Tuy họ không đánh đập gì nhiều, nhưng dùng hình thức tra tấn nhục hình khác còn “quá cha” hơn, đó là suốt một tuần lễ họ hoàn toàn không cho chú ngủ. Sau tuần lễ đó, liên tục nhiều tháng họ thay phiên nhau kêu chú làm việc không kể ngày hay đêm. Họ muốn khủng bố tra tấn tinh thần của chú, có lần chú đã ngất xỉu vì kiệt sức”.

Phiên tòa sơ thẩm tại tòa án nhân dân tỉnh Cửu Long đã kết án chú Nguyễn Văn Răng mức tử hình với tội danh “âm mưu nhằm lật đổ chính quyền”. Chú không đồng ý với mức án đó vì có một số tình tiết áp đặt không đúng với bản chất sự việc, do đó chú đã kháng án, nhưng cuối cùng tòa án tối cao vẫn giữ mức y án ban đầu.

Sau hơn 6 tháng bị giam cùm trong ngục tối, chú đã nhận được quyết định của chủ tịch nước giảm án từ tử hình xuống chung thân.

Sau khi nhận mức án chung thân họ giải chú tới trại tù Bến Giá tỉnh Trà Vinh. Nơi đây chú Răng đã một lần cướp súng “cán bộ” để vượt ngục nhưng không thành. Họ lại giam cùm chú lần nữa nữa.

Năm 1989, Chú Răng bị giải về trại A20, Xuân Phước. Tại đây chú đã làm quen và kết thân cùng nhiều anh em tù nhân chính trị và tôn giáo như thầy Thích Thiện Minh, Phan Văn Bàng và một số tu sĩ Dòng Đồng Công. Chú Răng cho biết:

“Trại tù Xuân Phước là trại tử thần. Các cai ngục xem tù nhân như là rơm rác, hầu hết bọn họ đều không có nhân tính.

Tất cả các tù nhân dù già hay trẻ đều bị bắt lao động khổ sai. Chú bị phân công vào đội 1 đào ao cá, mỗi người phải đào “hoàn thành” 2m3/ngày. Mặt bằng ở đây đều là đất đá các tù nhân phải vất vả dùng xà beng để phá lớp đất đá trên mặt là đã mất cả buổi trời, rồi mới xuống được lớp đất mềm phía dưới.

Còn chế độ sinh hoạt của tù nhân bị chèn ép thật tàn nhẫn, mỗi buổi ăn chỉ là một chén và canh thường là “rau muống già luôn cả rễ” thêm chút muối. Chăn mềm không đủ ấm, và áo không đủ măc… Chú chứng kiến rất nhiều anh em khi ra hiện trường lao động chưa làm gì thì đã ngất xỉu vì đói rét.”

Vào năm 1990, một số tù nhân chính trị và tôn giáo bị giải về trại tù Z30A Xuân Lộc.

Vượt ngục và duyên tình

Ngày 10/7/ 1991 chú Răng đã vượt ngục thành công. Chú nói: “Sau khi vượt khỏi ngục chú đi đến các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang… vào tận các phum sóc của người Campuchia để mà làm ăn. Sau đó chú lần đến Bệ Ba Dong, Vườn Cả Hơn mong gặp các chiến hữu xưa. Vì nơi đây là một trong những mật khu của lính VNCH sau 1975”.

Trong suốt ba năm làm ăn và chờ đợi. Tình cờ chú làm quen được với cô Nguyễn Thị Kim Khoa, một thôn nữ ở tỉnh Đồng Tháp hiền lành cũng làm mướn trên đây. Ông trời đã xót thương một con người bất hạnh và tác hợp cho cô chú được bên nhau. Chú Răng vui vẻ nói tiếp:

“Thật tội nghiệp cho cô Khoa lắm, con gái lấy chồng mà không được rước dâu. Lễ cưới được tổ chức tại nhà mẹ của cô Khoa, ấp Bình An xã bình Thành huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Chú nhờ người giúp lén lút đến gia đình chú để mời cha mẹ anh em đến đây dự”.

Họ đã sống hạnh phúc bên nhau được hơn 10 năm và có được hai mặt con. Cuối cùng giờ “định mệnh” đã đến. Chú xót xa kể lại:

“Vào ngày 4/1/2012 là ngày giỗ của ba chú. Vì chú không thể đưa vợ con về nhà ba mẹ tại xã Phú Quới, huyện Châu Thành – Vĩnh long, để thắp cho ông 1 nén nhang được. Mà bé Nguyễn Thị Hoàng Nhi con chú nó nhớ bà nội, nên xin phép chú được cùng mẹ về nội dự đám đồng thời được thăm bà. Về đây thì công an xã địa phương đã bắt hết cả ba mẹ con. Lần theo giấy tờ của cô Khoa công an biết được nơi ở của chú, rồi ngay đêm khuya hôm đó công an đến bố ráp bắt chú”.

1 giờ đêm ngày 5/1/2012, Chú Răng đã bị bắt trở lại và bị giải về ngay trại tù Z30A- Xuân Lộc, và đến 5/3/2014 hay tin cô Nguyễn Thị Kim Khoa đã vĩnh viễn ra đi trong cơn đột qụy.

Dường như chú quá đau lòng khi kể tới đây nên chú chỉ biết nhìn trời, nhìn vào những hạt mưa cuối cùng đang rơi xuống… Tôi cảm thông được nỗi lòng của chú lúc bấy giờ nên không hỏi gì thêm.

Viết những dòng chữ này, tôi không chỉ muốn những người Việt Nam yêu tự do biết về người tù Nguyễn Văn Răng, mà còn biết về những người đã hy sinh và chịu tù đầy trong thầm lặng như thế nào.

Còn và còn nhiều lắm những người sẵn sàng chết cho đất mẹ, cho tự do và những điều tốt đẹp. Để thấy rằng mỗi chúng ta không thể nằm ngoài trách nhiệm với tổ quốc thân yêu này.

Chú Nguyễn Văn Răng cùng con gái Nguyễn Thị Hoàng Nhi

28/10/2015

Huỳnh Anh Tú

danlambaovn.blogspot.com

Phạm Ðoan Trang – Cái sự hèn của Làng báo Việt Nam

Phạm Ðoan Trang – Cái sự hèn của Làng báo Việt Nam

“Trời Làm Cơn Mưa Bão, Tình Người Như Tơ Liễu…”

Dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản, đạo đức của con người Việt Nam đã suy thoái về căn bản, nhưng trong đó nổi bật nhất là suy thoái về cái dũng, cái nhân. Chỉ còn lại một chữ HÈN.

Về điểm này, ông Hà Sĩ Phu đã từng viết trong tiểu luận nổi tiếng Chia tay ý thức hệ (1995): “Nền đạo đức vô sản thâu nạp đủ điều đạo đức của Nho giáo, từ trung, hiếu, đức, tài , lễ, nghĩa, đến cần kiệm liêm chính… đến kế hoạch trăm năm trồng người, đến điều lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ, đến dân là gốc, coi cán bộ là nô bộc của dân… Duy có chữ QUÂN TỬ là cái tử tế nhất của Nho giáo thì ta tránh hẳn”, “Người cộng sản thích chơi trò đạo đức nhưng không dám chơi trò quân tử”.

Than ôi, tâm tính của người Việt Nam dưới chế độ cộng sản đúng là như thế. Quân tử tuyệt chủng như khủng long rồi!

https://www.danluan.org/files/timgs/mpl.jpg

Cựu nhà báo Mai Phan Lợi

Làng báo Việt Nam vừa cho chúng ta một ví dụ rõ ràng về cái sự hèn. Một đồng nghiệp bị “trên” đánh, ào ào hàng chục, hàng trăm kền kền lao vào xâu xé. Từ dạy khôn đến mắng chửi tàn tệ trên facebook; từ viết bài lên án trên báo đến chỉ điểm, xúi bẩy, kích động quân đội, công an vào cuộc; từ vu khống, bôi nhọ trên mạng xã hội đến phỏng vấn “luật sư”, gợi ý phương án ghép tội cho đồng nghiệp. Tòa soạn hối hả kỷ luật, cách chức, đuổi việc v.v. Những người có vẻ hiểu chuyện nhất thì hoặc im lặng, hoặc can đảm lắm thì lên facebook khóc mếu chia tay.

Rất nhiều trong số những người ấy, cách đây mới vài tháng, thậm chí vài tuần, vẫn còn ăn nhậu vui vẻ, hội thảo tưng bừng, du lịch tung tăng, phối hợp sâu sắc cùng với nhà báo tội nghiệp vừa ngã ngựa kia trong các chuyến công cán, trong các dự án truyền thông, nghiên cứu này nọ. Nhiều người khác là những đồng nghiệp của nhà báo đó trong bao nhiêu năm, không ít lần đã từng được nhà báo ấy bảo vệ khỏi những tai nạn nghề nghiệp vốn xảy ra như cơm bữa trong cái nghề nguy hiểm này.

Nay, họ đâu cả rồi?

Nhẹ nhất là họ im lặng. Nặng nhất là họ lao vào đạp túi bụi kẻ vừa ngã ngựa, cho nó chết hẳn. Hăng hái nhất là các nhà báo-đảng viên đang muốn chứng tỏ lòng trung với chế độ.

Nhà báo Trần Ngọc Kha đã cay đắng viết: “Ngày tôi nhầm lẫn người được phỏng vấn trong một bài viết… cái gọi là “đồng nghiệp” của tôi cũng thế, vội vàng làm mọi cách để đẩy tôi ra đường như đẩy một con chó”.

Và cả tôi cũng thế. Cách đây 7 năm, tôi bị bắt ngày hôm trước, ngày hôm sau tòa soạn ra văn bản đuổi việc. Tôi ra khỏi trại, có những đồng nghiệp đi trên vỉa hè, nhìn thấy tôi đi ngược lại, là vội tìm cách… sang đường ngay hoặc vồn vã sà vào một sạp báo, một quán cóc nào đó để tránh phải chạm mặt kẻ vừa bị bắt vì tội “phản động”.

Thời nay còn thế, thời Nhân văn Giai phẩm, Xét lại… không hình dung nổi cái sự hèn hạ còn kinh tởm đến mức nào.

Tôi không muốn trách ai cả. Tôi hiểu lắm chứ. Sức chịu đựng của mỗi người trước sự đàn áp, khủng bố của bạo quyền là có hạn. Lòng can đảm không phải là thứ bẩm sinh được phân phát đều cho mỗi người. Nhưng than ôi, dù chỉ một chút dũng cảm đủ để bạn hiểu rằng “thấy cái sai thì phải lên tiếng, thấy người bị hại thì phải bảo vệ”, và nhất là đừng hùa theo cái xấu, chỉ một chút dũng cảm để giữ đạo lý thôi, cũng khó đến thế sao?

Phạm Ðoan Trang

(Blog Đoan Trang)

Kết quả trưng cầu dân ý: Anh quốc rời Liên minh Âu Châu (EU)

Kết quả trưng cầu dân ý: Anh quốc rời Liên minh Âu Châu (EU)

Vũ Ngọc Yên

24-6-2016

Tại Anh,  ngày 23 tháng Sáu đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Vương Quốc Anh  trong Liên minh châu Âu (EU). Ngày 24.06 kết quả kiểm phiếu được công bố:

– Khoảng 46, 5 triệu cử tri ghi danh

– 72 %  cử tri tham gia bỏ phiếu

– 51, 8% cử tri (17.410.742 người) đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit (Brexit, từ kép Britain và Exit có nghĩa Anh rời khỏi  EU)

– 48, 1% cử tri (16.141.241 người) bỏ phiếu Anh ở lại Liên minh.

Với kết quả này, Anh là quốc gia đầu tiên rút lui khỏi Liên Minh EU sau 40 năm thành viên.

Phản ứng về kết quả bỏ phiếu

Phe ủng hộ Anh ở lại EU lo ngại việc Anh rời EU sẽ gây thiệt hại đối với thương mại và đầu tư, gây ra một cuộc suy thoái làm suy yếu đồng bảng Anh và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Trong khi đó, nguyên thị trưởng thành phố Luân Đôn, Boris Johnson, chủ xướng chiến dịch Brexit lập luận ngược lại việc rời khỏi EU sẽ gia tăng sức mạnh cho nền kinh tế Anh và cho phép Anh khôi phục chủ quyền và quyền kiểm soát hoạt động nhập cư tị nạn. Lãnh tụ đảng độc lập Vương Quốc Anh (UKip), Nigel Farage xem kết quả ngày trưng cầu dân ý là “ngày độc lập” cho Vương quốc Anh.

Sự chiến thắng của phe Brexit là một thất bại lớn cho thủ tướng David Cameron.  Cameron đã đề nghị thực hiện trưng cầu dân ý vào năm 2013 nhăm mục đích: Trấn an những thành phần chỉ trích EU trong đảng bảo thủ cũng như đòi hỏi EU phải đáp ứng những yêu cầu của Anh. Nhưng sự tính toán chính trị đã không thành và sau cùng chính Cameron phải tự đứng đầu phe ủng hộ Anh ở lại EU. Tuy nhiên đảng bảo thủ (Tory) của ông vì vấn đề này mà bị phân hóa trầm trọng. Cameron giữ chức chủ tịch đảng bảo thủ từ năm 2005 và làm thủ tướng từ năm 2010.

Ngay sau kết quả bỏ phiếu được chính thức thông báo, David Cameron tuyên bố từ chức thủ tướng vào tháng 10-2016. Tân thủ tướng sẽ đàm phán về mối bang giao với EU trong tương lai cũng như về tiến trình kết thúc tư cách thành viên của Anh trong EU theo diều 50 của Hiệp ước Lisbon. Tiến trình này sẽ kéo dài khoảng bốn năm và cuối cùng Anh ra khỏi EU sớm nhất vào năm 2020. Tạm thời Anh vẫn là quốc gia thành viên.

Vào thời điểm nào đó, Anh nhận thấy việc rút lui khỏi EU không phải là phương án tốt,  Anh vẫn có thể xin gia nhập lại.

Vương quốc Anh bị phân hóa

Qua kết quả bỏ phiếu giới phân tích nhận xét cuộc trưng cầu dân ý đã phân hóa Vương Quốc Anh.  Đa số dân miền Bắc Vương quốc Anh ở Tô Cách Lan (62 %) và Bắc Ái Nhĩ Lan (53, 4%) bỏ phiếu thuận ở lại EU, trong khi dân miền nam ở Anh (53, 4%) và Wales (52, 5 %)  bỏ phiếu Brexit. Tại thành thị, giới trẻ ủng hộ ở lại trong khi ở thôn quê công nhân, giai tầng tiểu sản và người già chọn rút khỏi EU.

Thành phần ủng hộ Brexit dựa trên nhóm tuổi:

18 – 24: 20%

25 – 49: 45%

50 – 64: 56%

65 và lớn hơn: 63%

© © F.A.Z. / Quelle: YouGov Online-Umfrage vom 20. bis 22. Juni, 3766 Befragte

Vương Quốc Anh hiện đang đứng trước một tương lai không chắc chắn. Thủ hiến Tô Cách Lan (Scotland) bà Nicola Sturgeon tuyên bố “đa số dân Tô Cách Lan (62 %) đã bỏ phiếu hỗ trợ sự ở lại EU, nên một cuộc trưng cầu độc lập lân thứ hai sẽ phải thực hiên”. Tại Bắc Ái Nhĩ Lan (Ireland) đảng quốc gia lớn nhất “Sinn Fein” cho rằng việc Anh ra khỏi EU là dịp để tiến hành trưng cầu về thống nhất Bắc Ireland và Ireland. Tô Cách Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo rằng trong trường hợp Brexit, họ sẽ phấn đấu độc lập và muốn tiếp tục làm thành viên EU.

H1Vận động bỏ phiếu rời khỏi EU – Ảnh Reuter

Ngày thứ sáu đen (Black Friday)

Kết quả cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu (EU) công bố sáng 24-6 đã gây ra những cú sốc  trên các thị trường tiền tệ, chứng khoán và nhiên liệu.

Đồng bảng Anh đã sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985, một bảng Anh hiện chỉ đổi được 1,3466 USD. Chỉ số chứng khoán Anh FTSE 100 mất 8%.

Tại Âu châu hầu hết các chỉ số chứng khoán đều tuột dốc. Chỉ số chứng khoán DAX (Đức) giảm 10%. Chỉ số CAC40 (Pháp) giảm hơn 6%, Amsterdam 5%, Madrid 10%.

Tại Á Châu, chỉ số Nikkei (Nhật) giảm 8%, Hồng Kông giảm 3%,  ASX (Úc) mất hơn 3%.

Tại Mỹ, Dow Jones giảm 3%. Giá vàng tăng 6% trong khi giá dầu giảm 4%.

Khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử EU

Lo ngại sự chiến thắng của phe Brexit ở Anh sẽ khuyến khích các chính đảng quốc gia mỵ dân ở các quốc gia hội viên khác (Pháp, Hòa Lan, Đan Mạch…) đòi hỏi thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý tương tự, giới lãnh đạo EU tại Bruxelles (Bỉ) đã triệu họp khẩn cấp. Chủ tịch nghị viện Âu Châu Martin Schulz mời các trương khối dân biểu trong nghị viện họp chung với chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk và chủ tịch ủy hôi Jean – Claude Juncker.

Chủ tịch Donald Tusk kêu gọi đoàn kết “Một quốc gia muốn ra, chúng ta sẽ cùng nhau quyết tâm gìn giữ sự đoàn kết của 27 quốc gia còn lại”.

Tại Đức, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel và Ngoại trưởng Đức Frank – Walter Steinmeier xem ngày 23-6 là “một ngày tồi tệ của châu Âu” khi các cử tri Anh quyết định bỏ phiếu ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), một quyết định không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của riêng nước Anh mà còn của cả liên minh có bề dày lịch sử 60 năm này. Bà thủ tướng Angela Merkel cho biết, một cuộc họp cấp cao sẽ được triệu tập vào ngày 27.06 tai Bá Linh với sự tham dự của Tổng thống Pháp F. Hollande, thủ tướng Ý  M. Renzi và Chủ tịch Hội đồng EU D. Tusk để tìm  giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Merkel tuyên bố “Liên Minh Âu Châu đủ mạnh để đáp ứng tình hình hiện nay. Đức rất quan tâm và ý thức trách nhiệm góp phần thành công cho sự hợp nhất châu Âu”.

CON THUYỀN VINALINES CHÌM DẦN, AI SẼ LÀ NGƯỜI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

CON THUYỀN VINALINES CHÌM DẦN, AI SẼ LÀ NGƯỜI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

Phóng viên Độc lập

25-6-2016

Những "tàu ma" của Vinashin đang chìm dần ngoài Vịnh Hạ Long. Ảnh: internet

Thời gian gần đây hàng loạt bài báo đã đề cập đến việc làm ăn thua lỗ, thất thoát tại Vinalines và đỉnh điểm là việc chuẩn bị bán một số con tàu với giá bằng một phần mười lúc mua sau khi làm lỗ hơn 20.000 tỷ đồng. (Tàu Vinalines: Mua giá “cắt cổ”, thanh lý….bèo bọt – Dân Trí, ngày 9/06/2016; Vinalines lỗ gần tỷ USD, phải giám sát đặc biệt – PLTP ngày 24/11/2015)

Theo thông báo mới nhất, Vinalines có ý định bán 6 con tàu với mức thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng nữa để “tái cơ cấu”. Vậy ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho những thất bại đau đớn này? Liệu vụ việc có được đưa ra ánh sáng hay lại chìm xuồng như những vụ khác theo đó doanh nghiệp lỗ cứ lỗ, còn lãnh đạo doanh nghiệp, người phải chịu trách nhiệm chính thì vẫn tiếp tục không những bình an vô sự, mà còn leo cao chui sâu vào chức vụ cao hơn, để lại hậu quả cho không ai khác là nhân dân phải gánh chịu.

Người đầu tiên mà chúng tôi muốn nói tới là ông Nguyễn Cảnh Việt, người đã được bổ nhiệm vào chức vụ tổng GĐ của Vinalines từ năm 2011 đến năm 2014 sau khi đã có “thành tích” làm lỗ hơn 1000 tỷ đồng tại Công ty Nosco (một công ty con của Vinalines). Việc bổ nhiệm ông vào chức vụ Tổng GĐ Vinalines đã được rất nhiều cán bộ công nhân viên của Nosco đặt nghi vấn nhưng chưa có hồi đáp thì ông này đã kịp điều hành Vinalines gây ra khoản lỗ hơn 20.000 tỷ đồng đã nói ở trên (Cuộc “vượt vũ môn” ngoạn mục của tân tổng GĐ Tổng Cty hàng hải Việt Nam – Công Luận, ngày 7/01/2011).

Người thứ hai là ông Lê Anh Sơn, với cương vị là tổng GĐ Vinalines từ năm 2014, ông Sơn góp phần quan trọng vào “gói lỗ” hơn 20.000 tỷ và phải chịu trách nhiệm về việc đã và đang phá sản của hàng loạt các công ty con thuộc Vinalines như Ilaco Saigon, Ilaco Haiphong, Nosco, Vitranchart , Viconship Saigon, Vinashinlines, Công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon), Dong Do Marine… cũng như tình trạng thua lỗ kéo dài tại các cảng liên doanh của Vinalines như Cái Lân, SSIT, SPPSA, CMIT… Nhưng rồi bất chấp kết quả kinh doanh thê thảm như vậy, ông vẫn được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn là Chủ tịch HĐTV của Vinalines.

Điều lạ lùng hơn là ông Nguyễn Cảnh Việt, sau khi gây ra con số lỗ khủng trên, không những đã thoát hiểm ngoạn mục bằng một chức vụ cao hơn mà còn cơ cấu được ông em họ Nguyễn Cảnh Tĩnh thay mình để điều hành Vinalines thông qua một “qui trình” mà chắc chắn nhiều người muốn đặt dấu hỏi.

Nói về qui trình để đưa ông em họ từ nhân viên kế toán của một Công ty TNHH trở thành quyền tổng GĐ của một ngành quan trọng của nhà nước, xin tham khảo bài báo “Lựa chọn tổng GĐ của Vinalines: không hẳn phải có chuyên môn hàng hải” trên báo Tin Tức, ngày 26/09/2015.

Theo thông tin chúng tôi, được biết ông Cảnh Tĩnh học ngành tài chính, không có nghiệp vụ và kinh nghiệm gì về ngành hàng hải, một thuật ngữ chuyên ngành ông cũng không nắm được nhưng nhờ ông anh biết “vận dụng qui trình” nên ông chễm trệ ngồi ghế quyền tổng GĐ mà ra lệnh cho hàng nghìn cán bộ công nhân viên có hàng mấy chục năm đóng góp cho ngành. (Nghi vấn bổ nhiệm quyền tổng giám đốc Vinalines không theo qui trình –Tiền Phong, ngày 2/10/2015)

Dư luận không thể không đặt ra câu hỏi việc hai anh em cùng tiến thân này với sự tham gia đắc lực của tổng GĐ thua lỗ Lê Anh Sơn, có hay không nằm trong một kế hoạch tinh vi để dễ bề che chắn những sai phạm trước đó của nhóm lợi ích này, vì với năng lực hạn chế về chuyên môn, ông Cảnh Tĩnh chẳng thể làm gì hơn ngoài việc lên kế hoạch bán tàu.

Trong bài “Nghi vấn bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Vinalines không theo qui trình” trên báo Tiền Phong, ngày 02/10/2015, khi phóng viên báo Tiền Phong trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Huệ, chủ tịch HĐTV Vinalines tại thời điểm đó về vấn đề bổ nhiệm cán bộ, ông cho rằng việc bổ nhiệm cán bộ của ông xuất phát từ ban điều hành. “Ban điều hành đưa lên, cứ đủ điều kiện là tôi bổ nhiệm chứ không quan tâm số lượng nhiều hay ít”. Thì ra qui trình là như vậy. Không biết ông đã đọc điểm c, khoản 2, điều 38 Điều lệ của Vinalines (ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số 184/2013/NĐ-CP) hay chưa mà ông ngang nhiên ký quyết định đề nghị bổ nhiệm một người không có chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh chính của Vinalines cũng như không có một ngày kinh nghiệm nào tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành (trong khi điều lệ đòi hỏi 3 năm) làm quyền tổng GĐ Vinalines. Có hay không một đường dây chạy chức chạy quyền ở Vinalines với sự chống lưng của cấp cao hơn nữa thì chỉ có cơ quan chức năng mới trả lời được.

Chúng tôi cũng không thể không nói đến trách nhiệm của các thành viên trong HĐTV Vinalines trong “qui trình” bổ nhiệm nói trên. Với vai trò là đại diện vốn của nhà nước trong Vinalines, từng thành viên trong HĐTV Vinalines phải có trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, định hướng ban điều hành Vinalines trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như về mặt nhân sự. Nhưng vì lý do nào đó, những thành viên này hoàn toàn không có phản ứng gì trước những vi phạm có hệ thống nêu trên. Họ đã bị vô hiệu hóa hay cũng nằm trong nhóm lợi ích tại Vinalines? Chúng ta hãy chờ kết luận từ cơ quan có thẩm quyền.

Với quyết định dứt khoát của Tổng Bí thư về sự việc của ông Trịnh Xuân Thanh, người đã được lên chức theo “qui trình” sau khi làm thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC), chúng tôi tin rằng Đảng và Nhà nước sẽ xử lý dến nơi đến chốn vụ việc với mức độ nghiêm trọng gấp nhiều lần xảy ra tại Vinalines.

Nhà Trắng trả lời thỉnh nguyện thư cá chết

   Nhà Trắng trả lời thỉnh nguyện thư cá chết

FB TRINH MINH HIEN

Những người biểu tình mong mỏi chính phủ công bố nguyên do gây cá chết

Nhà Trắng vừa có phản hồi thỉnh nguyện thư được hơn 142.000 người ký trên website của họ về thảm họa cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam.

Thư phản hồi viết: “Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới người dân các tỉnh ven biển miền Trung trong lúc người dân nỗ lực vượt qua thiệt hại về hải sản ảnh hưởng đến sinh kế của họ.

Khi Việt Nam đối phó cuộc khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực có thể hợp tác.

Sự tham gia của công chúng là một phần quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nới có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.”

‘Thành tố quan trọng’

Thư phản hồi viết tiếp rằng khi thăm Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao đổi với chính phủ Việt Nam, giới doanh nhân, và các đại diện xã hội dân sự, cũng như sinh viên.

Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó: “Một khi người dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết”.

WHITE HOUSE

Thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng về vụ cá chết nhận được hơn 142.000 chữ ký

Thư của Nhà Trắng viết tiếp: “Việc hợp tác về môi trường là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ – Việt. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước đã khởi động Quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ – Việt, nhằm giúp hai nước thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.

“Chúng tôi đang trợ giúp các nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự lại gần nhau, chẳng hạn như Sáng kiến Liên minh Hạ Long – Cát Bà nhằm bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam”.

“Chúng tôi cũng đồng thời tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử.”

CNN: Trung Quốc vẫn thu hoạch nội tạng từ tù nhân ở quy mô lớn

CNN: Trung Quốc vẫn thu hoạch nội tạng từ tù nhân ở quy mô lớn

CNN

Tác giả: James Griffiths, CNN

Dịch giả: Trần Văn Minh

23-06-2016

Tổ chức Ân xá Quốc tế: tử hình ở mức cao nhất trong hơn 25 năm qua

Một báo cáo mới cho biết, Trung Quốc vẫn thực hiện thu hoạch nội tạng trên diện rộng và có hệ thống từ các tù nhân, và nói rằng những người có quan điểm xung khắc với đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đang bị giết để lấy nội tạng.

Bản báo cáo – được soạn bởi cựu dân biểu Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas, và nhà báo Ethan Gutmann – đối chiếu các số liệu được công bố của các bệnh viện khắp Trung Quốc để chứng minh những điều họ tuyên bố về sự khác biệt lớn lao giữa các số liệu chính thức về số lượng các ca cấy ghép được thực hiện trên cả nước.

Báo cáo quy trách nhiệm cho chính phủ Trung Quốc, Đảng Cộng sản, hệ thống y tế, các bác sĩ và các bệnh viện đã đồng lõa với nhau.

“(Đảng Cộng sản) cho biết tổng số các ca giải phẫu cấy ghép hợp pháp là khoảng 10.000 ca mỗi năm. Tuy nhiên, chúng tôi có thể dễ dàng tìm thấy con số cao hơn con số chính thức của chính phủ Trung Quốc, chỉ cần xem xét hai hoặc ba bệnh viện lớn nhất”, ông Matas nói trong một tuyên bố.

Báo cáo ước tính rằng 60.000 đến 100.000 nội tạng được giải phẫu cấy ghép mỗi năm trong các bệnh viện ở Trung Quốc.

Theo báo cáo, khoảng cách biệt đó được các tử tù trám vào, nhiều người trong số họ là tù nhân lương tâm, bị giam giữ vì niềm tin tôn giáo hay chính trị của họ. Trung Quốc không báo cáo tổng số các vụ tử hình, điều mà họ coi là bí mật.

Những phát hiện của bản báo cáo hoàn toàn tương phản với tuyên bố của Bắc Kinh rằng, kể từ đầu năm 2015, Trung Quốc đã chuyển từ gần như hoàn toàn dựa vào nội tạng của các tù nhân sang “hệ thống tự nguyện hiến tạng lớn nhất ở châu Á”.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, Trung Quốc có “luật pháp và các quy định chặt chẽ về vấn đề này”.

“Để làm chứng và báo cáo công khai, tôi muốn nói rằng những câu chuyện như vậy về việc thu hoạch cưỡng bức nội tạng ở Trung Quốc chỉ là tưởng tượng và vô căn cứ – chúng không có bất kỳ căn cứ thực tế nào”, bà nói.

Cơ quan Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình Quốc gia, là cơ quan giám sát việc hiến nội tạng ở Trung Quốc, đã không trả lời yêu cầu bình luận về chuyện này.

H1Bệnh nhân xếp hàng tại một bệnh viện ở Trung Quốc. Hơn 300.000 người cần giải phẫu ghép nội tạng mỗi năm. Ảnh: CNN

Các cuộc giải phẫu cấy ghép bí mật

Theo báo cáo này, hàng ngàn người bị hành quyết trong vòng bí mật tại Trung Quốc và nội tạng của họ được thu giữ để sử dụng trong các ca phẫu thuật cấy ghép.

Vậy, ai là người bị giết? Các tác giả nói rằng, chủ yếu là những người tù tôn giáo và sắc tộc, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, người theo đạo Thiên Chúa giáo chui, và học viên của phong trào tâm linh Pháp Luân Công bị cấm.

Trong khi phần lớn hệ thống ghép tạng của Trung Quốc được giữ bí mật, con số chính thức cho thấy 2.766 người tình nguyện hiến nội tạng trong năm 2015, với 7.785 nội tạng lớn thu được.

Con số chính thức cho biết các cuộc giải phẫu cấy ghép vào khoảng 10,000 ca một năm, là điều bản báo cáo phủ nhận.

Các tác giả chỉ vào các báo cáo phổ biến công khai và hồ sơ được các bệnh viện trên khắp Trung Quốc đưa ra để xác định rằng các bệnh viện đã thực hiện hàng ngàn ca cấy ghép nội tạng hàng năm, và các cuộc phỏng vấn và tiểu sử của riêng từng bác sĩ cho biết, họ đã thực hiện hàng ngàn ca giải phẫu cấy ghép trong suốt sự nghiệp của họ.

“Chỉ đơn giản bằng cách cộng lại [các ca giải phẫu cấy ghép của] vài bệnh viện được đề cập trong bản báo cáo này, thật dễ dàng để đạt tới số lượng cấy ghép hàng năm cao hơn 10.000”, các tác giả đã viết.

Theo thống kê chính thức, có hơn 100 bệnh viện ở Trung Quốc được chấp thuận để thực hiện các cuộc giải phẫu cấy ghép nội tạng. Nhưng báo cáo này khẳng định các tác giả đã “kiểm chứng và xác nhận 712 bệnh viện thực hiện cấy ghép gan và thận”, và tuyên bố số ca cấy ghép thực sự có thể cao hơn hàng trăm ngàn ca so với báo cáo của chính quyền Trung Quốc.

H1Học viên Pháp Luân Công phô diễn một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hồng Kông.

Lối thực hành ma quvà vô nhân đạo’

Báo cáo cho biết, rõ ràng sự khác biệt của các số liệu cấy ghép chính thức [và số ca cần cấy ghép thực tế] được lấp đầy bởi các tù nhân lương tâm.

Theo tổ chức Ân xá Quốc tế, “hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tùy tiện” kể từ khi chính quyền phát động chiến dịch đàn áp năm 1999.

Chính quyền Trung Quốc coi Pháp Luân Công như một “tà giáo” và tuyên bố những hội viên tham gia vào “các hoạt động chính trị chống Trung Quốc”.

“Chính quyền coi Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với quyền lực của họ, và đã bắt giữ, giam cầm và tra tấn những người đi theo”, Maya Wang, nhà nghiên cứu về Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền nói.

Bản báo cáo nói rằng, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bị buộc phải thử máu và kiểm tra sức khỏe. Kết quả thử nghiệm được cho vào cơ sở dữ liệu nguồn nội tạng còn sống để việc tìm người thích hợp được nhanh chóng, các tác giả khẳng định.

Nguồn cung cấp nội tạng lớn lao phục vụ lợi ích của bệnh viện và bác sĩ, tạo nên một ngành công nghệ ngày càng phát triển.

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ nghe các tác giả của bản báo cáo điều trần vào thứ Năm.

“Trung Quốc có lẽ vẫn duy trì một số các vi phạm nhân quyền khủng khiếp và nghiêm trọng nhất đối với học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác, nhưng hầu như chưa gặp phải bất kỳ sự chỉ trích nào, chưa nói đến trừng phạt, đối với các lạm dụng này”, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, cựu chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ, nói trong một tuyên bố đăng tải trên mạng.

“Lối thực hành ma quỷ và vô nhân đạo của chế độ trong việc cướp đi quyền tự do của người ta, ném họ vào các trại lao động hoặc nhà tù, và sau đó hành quyết và thu hoạch nội tạng của họ để cấy ghép là vượt khỏi giới hạn của sự hiểu biết và phải bị chống đối toàn cầu và chấm dứt vô điều kiện”.

‘Ý định tốt’

Trong nhiều thập niên, các quan chức Trung Quốc kịch liệt phủ nhận việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân, gọi những lời tố cáo là sự “vu khống có ác ý”.

Cuối cùng vào năm 2005, các quan chức thừa nhận rằng sự việc này đã diễn ra và hứa sẽ sửa đổi.

Tuy nhiên, 5 năm sau, Huang Jiefu, Giám đốc Hội đồng Hiến tặng Nội tạng Trung Quốc, nói với tạp chí y khoa ‘The Lancet’ rằng, hơn 90% nội tạng cấy ghép vẫn đến từ các tù nhân bị hành quyết.