Hãy tỉnh thức, thanh niên Việt Nam

Hãy tỉnh thức, thanh niên Việt Nam

adminbasam

Blog RFA

CanhCo

2-5-2016

Hôm nay tôi xin có đôi dòng gửi các em thanh niên, bất kể còn đi học hay không, bất kể các em thuộc thành phần nào và bất kể các em đang làm gì hiện nay, miễn các em là người Việt và đang cùng thở với chúng tôi trong bầu khí quyển hình chữ S.

Có thể một vài em không để ý câu chuyện cá chết trắng khắp bốn tỉnh miền Trung vì các em đang ở miền Bắc hay miền Nam. Cá chết đối với các em có thể là tai nạn hay một sự cố thiên nhiên chứ không phải do con người hủy diệt. Các em nghe qua báo chí nói về Formosa và rất nhiều em không có khái niệm gì về một nhà máy thép ngoại quốc ngay giữa trung tâm Vũng Áng. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi vào Internet chơi game các em bỏ ra vài phút thôi, đánh chữ cá chết, hay Formosa, Vũng Áng các em sẽ thấy lộ ra tất cả những gì các em cần biết.

Tôi đi dạy hơn ba mươi năm, lứa tuổi các em tôi hiểu rất rõ, đầy nhiệt huyết nhưng rất dễ bị định hướng. Những định hướng mà các em không may nhận lãnh toàn là những gì mà nhà nước này thông qua Bộ Giáo dục cố tình gây mê và bẻ cong con đường đáng ra các em phải hướng tới. Các em sống quá lâu trong không khí oi nồng của Đoàn, của những trò chơi bịp bợm, có khi không cón chút gì cá tính Việt Nam. Các em hò reo trong tinh thần bầy đàn và sẵn sàng nói theo người hướng dẫn một cách vô thức. Các em không có thời gian suy nghĩ về những gì xảy ra ngoài xã hội vì các môn học đè nặng trên lưng các em hay nếu không còn đi học thì cơm áo cũng làm cho các em ngây dại, đờ đẫn mỗi buổi chiều tan ca về nhà.

Các em không có lỗi gì cả, lỗi là do cái cơ chế này cố tình tẩy não các em từ nhỏ tới khi các em khôn lớn trong nhà trường. Các em như những con cá chết ở bờ biển miền Trung, chết mà không biết tại sao mình chết. Chết mà không có một phản ứng nào dù nhỏ. Chết mà không để lại vết tích gì chứng minh các em bị đầu độc. Không ai trong đất nước này chứng minh giúp cho các em, kể cả tôi, cái chết trắng của nhiều thế hệ.

Các em đang chết vì não bộ không còn hoạt động bình thường bởi tình thương đồng loại không còn hiện hữu trong tâm hồn các em nữa. Các em vô cảm một cách có điều kiện khi thấy người ngoài đường bị đánh đập, bị xua đuổi, bị bắt bớ vô cớ nhưng các em không hề lên tiếng, dù là một tiếng kêu thương đồng loại. Không phải các em có máu lạnh nhưng tôi nghĩ rằng các em quá sợ hãi, các em sợ nếu lên tiếng thì mình cũng sẽ trở thành nạn nhân của bọn chúng. Nhưng các em quên rằng cả nước không lên tiếng từ một việc rất nhỏ đã dẫn đến thảm trạng hôm nay. Và cả nước đang là nạn nhân của bọn chúng.

Các em có bao giờ hỏi mẹ mình rằng, mẹ ơi mẹ đi chợ hôm nay mua gì cho cả nhà ăn vậy mẹ? Để rồi các em sẽ góp ý với mẹ rằng, mẹ ơi ngoài kia người ta chở cá bị trúng độc chết ùn ùn về thành phố để tái chế lại. mẹ ơi cá dù còn sống nhưng nằm trong khu vực ấy đều cực kỳ nguy hiểm. Mẹ biết không ngay cả chim ăn cũng chết hàng loạt thì chúng ta không nên ăn cá nữa.

Nếu mẹ các em nói rằng bà đọc trên báo thấy viên chức nhà nước tắm biển ăn cá và nói rằng nước biển đã đạt tiêu chuẩn. Cũng như nếu mẹ nói rằng nhà nước bỏ tiền ra mua cá cho ngư dân và số cá ấy được các siêu thị thu mua bán lại thì quá yên tâm rồi.

Các em ơi, hãy nói với mẹ rằng tất cả những hành động ấy đều mị dân và nguy hiểm khôn cùng cho tất cả chúng ta. Hãy nói với mẹ, mấy ông cán bộ ấy vì chiếc ghế của họ phải liều lĩnh nhảy xuống biển, liều lĩnh ăn cá vì họ sẽ không chết liền nhưng làm sao chắc rằng họ còn thời gian bao lâu trên cõi đời này nữa? Thế giới đã chứng minh thành phố Minamata ngộ độc tại Nhật kéo dải tới hơn 12 năm người ta mới biết thì Vũng Áng mới một tháng làm sao biết được?

Năm 1956, tập đoàn hóa chất Chisso đã thải các chất công nghiệp độc hại tại thành phố Minamata tỉnh Kumamoto khiến hàng ngàn người mắc những chứng bệnh kỳ lạ, khó khăn khi đi lại, co giật và hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. Căn bệnh này sau đó được đặt tên Minamata.

Chính phủ Nhật lúc đó rất chậm chạp khi điều tra, nhà máy hóa chất Chisso tiếp tục xả thải và người dân âm thầm mắc chứng bệnh kinh khủng này. Cho tới khi chính phủ phát hiện ra thì căn bệnh của người dân kéo dài tới 12 năm và biết bao nhiêu thương tâm cho người dân gánh chịu. Chất kim loại nặng Metyl thủy ngân đã nằm sâu trong máu dân chúng và dĩ nhiên không ai có thể chữa trị căn bệnh kinh khủng này.

Ở Việt Nam, Tỉnh Thừa thiên Huế đã xác định chất độc làm chết cá là Crom, một chất kim loại nặng có sức hủy diệt còn hơn thủy ngân là nguyên nhân làm cá chết trắng biển trong thời gian qua.

Các ông cán bộ này hy sinh cho đảng sống, còn chúng ta việc gì phải hy sinh trong ngu xuẩn như vậy? Chúng ta không chủ trương giết người ngư dân vì không ăn cá, nhưng để giúp cho họ sống đâu nhất thiết hy sinh chính sinh mạng của chúng ta. Người có lợi không phải là ngư dân mà là đảng Cộng sản Việt Nam. Vượt qua được cuộc khủng hoảng này hay không là thái độ của chúng ta, mà các em là thành phần nồng cốt.

Các em, từng người một hãy chú ý tới gia đình mình trong cuộc khủng hoảng này. Không ăn cá chúng ta không chết, mẹ các em tự biết mua thứ gì không nguy hiểm cho tính mạng của cả gia đình. Các em là rường cột phải tỏ ra có bản lĩnh che chở cho tổ ấm của mình khỏi sự nguy hiểm thấy trước.

Hãy nói với gia đỉnh mình sự thật mà các em tìm hiểu được qua báo chí cũng như qua mạng xã hội, Các em hãy lên tiếng cho những bạn bè chưa biết sự nguy hiểm của việc làm này. Hãy cứu lấy thế hệ các em khỏi phải mang những căn bệnh ác tính trong vài năm tới, khi những người hôm nay ý thức được sự nguy hiểm nên đã thoát bệnh còn các em và gia đình, những người cả tin và mù quáng sẽ ăn năn không kịp.

Các em sẽ nhìn thấy mẹ mình run bần bật trong chiếc xe lăn, cha mình đi không được phải bò dưới đất. Chính bản thân các em lúc chất độc phát tác thì co rút lại như những tờ giấy bị vò. Hình ảnh của nạn nhân Minamata đang nằm đầy trên mạng chờ các em đấy, sao lại không xem?

Khi vào Internet tìm hiểu vụ xả chất độc vào biển của công ty Formosa các em sẽ hiểu thêm rất nhiều điều. Biết đâu chính các em sẽ là người dẫn đầu trong các cuộc biểu tình sắp tới. Đừng sợ hãi, các em đủ bản lĩnh để vượt qua, hãy tỉnh thức vì các em đã sống quá lâu trong chiếc lồng tư duy bị khóa kín. Hãy tỉnh thức để cứu lấy chính gia đình các em, chưa cần nói tới cứu cho ai khác.

Thảm họa Vũng Áng: những hệ lụy và cách chúng ta cần làm trong ngắn hạn và dài hạn

Thảm họa Vũng Áng: những hệ lụy và cách chúng ta cần làm trong ngắn hạn và dài hạn

adminbasam

Thử hỏi với lượng độc đố gây chết cá như ở thảm họa Vũng Áng, nếu người dân ngây thơ tin mấy ông quan phủ cứ ăn, thì hỏi thế hệ trẻ của Việt Nam sẽ thế nào? Không ai trong bố mẹ chúng ta không đau lòng khi sinh ra một em bé dị dạng và dị tật. Và càng đau lòng hơn nếu cả một thế hệ trẻ của Việt Nam bị dị dạng.

____

Nguyễn Thị Hải Yến, CHLB Đức

2-5-2016

Người dân mang cá xuống đường biểu tình. Nguồn ảnh: Facebook.

Sau 20 năm số phận của Việt Nam được vần vũ dưới bàn tay trực tiếp của ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng là thời điểm Trung Quốc đủ sức vươn tay “đầu tư và đầu độc” ra nước ngoài. Việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mở phanh cửa cho Trung Quốc lộng hành mọi mặt, từ khai thác tài nguyên đến đấu thầu và đầu tư các dự án lớn, chính là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều trường hợp người dân phản kháng vì các dự án ô nhiễm.

Forsoma chỉ là một quân cờ lộ diện đầu tiên trong bàn cờ Domino của Trung Quốc trên dải đất hình chữ S này. Từ thảm họa Vũng Áng, chúng ta phải cương quyết yêu cầu quyền giám sát chính quyền Hà Nội trong việc truy tìm độc tố và nguồn thải. Kết quả này cũng được áp dụng như một cơ sở dữ liệu cơ bản tiền đánh giá ảnh hưởng môi trường của Forsoma, đồng thời sử dụng tiếp tục trong quá trình giám sát các hoạt động của Forsoma. Và cũng là tiền đề để chúng ta yêu cầu chính quyền Hà Nội phải thực thi và minh bạch các giấy phép hoạt động của tất cả các dự án trên toàn quốc.

Bài viết này sẽ đi vào 3 phần. Phần 1: sẽ đề cập đến những ảnh hưởng của thảm họa Vũng Áng. Phần 2: sẽ đề cập đến những kết luận của Bộ TNMT trong cuộc họp báo ngày 27 tháng 4. Phần 3: đưa ra phương pháp xác định độc tố và nguồn thải độc tố để mọi người làm cơ sở yêu cầu chính quyền Hà Nội phải thực thi theo đúng bổn phận của khoa học, đồng thời cũng để toàn dân giám sát việc thực hiện của họ, cũng như chặn đứng những kiểu trả lời bất nhất “đèn cù” của họ.

(Lưu ý: vì vấn đề quá rộng, mong mọi người có chuyên môn sâu từng phần bổ sung thêm cho hoàn thiện lên)

Phần 1: THẢM HỌA VŨNG ÁNG

Những quần thể và quần xã sinh vật nào bị đầu độc từ Thảm họa Vũng Áng: Đầu tiên người dân phát hiện cá, tôm nuôi chết, rồi lần lượt là động vật thân mềm (ngao, sò, ốc..), tiếp theo nữa là chim chết, và gần đây là các khu rừng ngập mặn non trẻ bị chết hàng loạt. Thực ra còn nhiều quần thể khác chết nữa nhưng với mắt thường chúng ta không nhận thấy đó là những loại vi sinh vật nước và đáy, những loài động vật và thực vật phù du (Phytoplankton và Zooplankton) kích cỡ hiển vi (muốn thấy chúng phải nhìn bằng kính hiển vi). Những rong tảo (thực vật bậc thấp) sống đáy (nên không dễ gì thấy được): các loài tảo đáy kích thước nhỏ (benthic algal), những loài rong kích thước lớn (marcroalgal/seaweet). Quần xã cỏ biển (seagrasses): cấu tạo cơ thể có các chức năng thân rễ và lá (như thực vật bậc cao), có thành phần và số lượng giống loài rất ít,  diện tích phân bố cũng tương đối nhỏ.

Ở nơi nào các loài cỏ biển phát triển nhiều trên diện rộng, sẽ được qui hoạch thành khu bảo tồn. San hô (coral reefs) là động vật nhưng sống nhờ cộng sinh với các loài tảo, thành phần loài trên cả thế giới cũng chỉ dạt vài trăm, phân bố hẹp (chỉ ở vùng biển nhiệt đới), sự phát triển của san hô sẽ được tính từ vài chục năm. Cỏ biển và san hô chỉ phân bố ở những tầng nước không quá sâu (khoảng 5-6 m đối với cỏ biển và 25-30 m đối với san hô) vì cả hai đều cần ánh sáng cho quá trình quang hợp, vì thế chúng thường phân bố cách bờ không xa.

Cả hai quần xã cỏ biển và san hô còn đóng một vai trò sinh thái cực kỳ quan trọng là môi trường sống, sinh sản của rất nhiều loài cá, và nhiều loài cá có giá trị cao như cá mú. Việc mất đi các hệ sinh thái cỏ biền và san hô, đồng nghĩa việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản. Từ vài thập niên gần đây, tổ chức IUCN đã rất nỗ lực để thiết lập càng sớm càng tốt tất cả những vùng có những rạn san hô có mật độ cao và có những loài quí hiếm, ví dụ ở Việt Nam có Khu bảo tồn Hòn Mun, và Phú Quốc.

Mức độ và qui mô ảnh hưởng của thảm họa Vũng Áng: cá chết, rồi chim chết, sò chết, rừng ngập mặn chết do độc tố xảy ra ở Vũng Áng kéo dài từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 phải được coi là một thảm họa về môi trường. Đáng lẽ một chính phủ có trách nhiệm sẽ phải ra công lệnh “Thảm họa quốc gia” như luật sư Lê Văn Luân yêu cầu. Tuy nhiên, nếu không có sự phát hiện của một ngư dân làm nghề lặn về đường ống cống thải khủng, cùng lượng và chất thải của Forsoma, không có sự phẫn nộ của người dân cả trong và ngoài mạng, sự dấn thân của các nhà báo, và đặc biệt là việc “lật bài ngửa: chọn cá tôm hay chọn nhà máy” của người đại diện Forsoma, ông PGĐ đối ngoại Chu Xuân Phàm, thì thảm họa này cũng được các quan phủ “búng cái móng tay” cho qua. Tuy nhiên, thực tế hiện tượng cá chết lần lượt xuất hiện bắt đầu từ khu vực Vũng Áng, Quảng Trị, rồi đến Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, và mới đây là Nha Trang, cùng với qui luật dòng hải lưu, đang đẩy chính quyền Hà Nội vào bế tắc và lúng túng, và càng làm cho người dân thấy rõ mức độ ảnh hưởng của thảm họa Vũng Áng, cho dù khối chính phủ cố dùng truyền thông trấn an dân bằng cách đưa hình ảnh mấy quan chức (có vẻ ngu dốt) làm “con tốt thí” ăn hải sản và tắm biển trong vùng biển xảy ra thảm họa.

Độc tố Vũng Áng gieo rắc khắp Việt Nam và xuyên quốc gia: Khi đã phát hiện ra cá chết ở vùng bờ biển Nha Trang, thì có nghĩa độc tố theo dòng hải lưu đã đến khu vực này. Khu bảo tồn rạn san hô Hòn Mun trong Vịnh Nha Trang sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Môi trường sinh sản của hàng trăm loài tôm cá biển tại khu bảo tồn này sẽ bị hủy diệt. Chúng ta còn chưa biết rồi dòng hải lưu sẽ mang độc tố Vũng Áng đi đến tận đâu. Độc tố Vũng Áng không chỉ khuếch tán ở môi trường biển của Việt Nam, nó còn khuếch tán trên không trung, thông qua các loài chim di cư. Hậu quả, độc tố Vũng Áng sẽ khuếch tán xuyên biên giới và xuyên lục địa. Nồng độ gây chết ngay đối với người dân ở các khu vực xa Vũng Áng, có thể không xảy ra. Nhưng một điều chắc chắn về lâu dài sẽ ảnh hưởng.

Cơ chế gây độc: Các độc tố đa phần đều làm ức chế quá trình trao đổi chất, đối với các loài cá vì hô hấp bằng mang, độc tố thấm vào các tế bào mang cá, gây ức chế và cá chết rất nhanh. Việc những người dân ăn cá tôm chết từ thảm họa Vũng Áng chắc chắn sẽ ảnh hưởng, có thể thấy được như nôn ói, nhưng cũng có thể không thấy được ngay, và càng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thế hệ sau. Nhưng đau lòng hơn nữa là việc những người dân vì thiếu hiểu biết đã đi thu gom cá chết bằng tay mà không có bao tay bảo hộ đúng tiêu chuẩn, là việc tự mình phơi nhiễm với độc tố. Việc tiếp xúc với độc tố là các kim loại nặng đều gây nên những bệnh ngoài da rất nặng nề, không thể hoặc rất khó khăn trong điều trị, và độc tố còn tiếp tục thẩm thấu sâu vào trong cơ thể.

Việc các cơ quan có chức năng chậm trễ, hoặc không vào cuộc để người dân vô tư thu gom cá chết tự phơi nhiễm, nhìn thật đau lòng. Đã thế, ông PCT tỉnh Hà Tĩnh, nơi “vùng rốn của thảm họa” còn phát ngôn là cứ ăn và cứ tắm. Và mới đây thôi, ngày 30 tháng 4, đồng loạt các trang báo đảng đang căng sức quảng cáo những bức ảnh các ông quan phủ các cấp cùng khách mời ăn cá, hay cùng nhau xuống tắm biển, họ đang cố chứng minh là “mọi cái an toàn”. Mặc dù họ cũng trưng ra kết quả đo đạc của một số thông số môi trường và khẳng định là môi trường an toàn, nhưng càng đọc càng thấy đau lòng, thương họ vì thấy họ “quá dốt” tự mình làm những “thằng hề”, và đau lòng vì một đất nước có một dàn lãnh đạo như thế này sao?

Nồng độ độc tố tăng chóng mặt thông qua chuỗi thức và rủi ro đối với con người: Trường hợp Vũng Áng, mong mọi người hãy đừng vội tin maà mắc lừa khi  nhìn thấy hình ảnh mấy “ông hề” kia “nhảy biển” và “ăn cá”. Mọi người nên biết hãy tự bảo vệ bản thân mình và thế hệ sau của mình. Việc cá chết hàng loạt thì đã rõ rồi, chết như thế thì chắc chắn là có chất độc, còn chất độc gì thì còn nằm trong “hộp đen” của Forsoma và các ban ngành của chính phủ Việt Nam. Nhưng cho dù là chất độc gì thì ảnh hưởng của nó thông qua đường ăn uống từ thức ăn sang con người cũng đều giống nhau và cũng được thế giới nghiên cứu và khẳng định. Hiện tượng  những loài cá có kích thước lớn chết nhiều cùng một lúc cho thấy lượng độc tố rất cao. Vì đối với những cơ thể có kích thước càng lớn thì nồng độ gây chết (L50) phải càng cao. Sau khi cá chết một thời gian, người dân phát hiện nhiều xác chim chết. Nó thể hiện đúng qui luật nhiễm độc tố theo chuỗi thức ăn (do chim ăn cá chết có độc tố).

Độc tố thủy ngân (Hg) và thuốc trừ sâu (DDT) từ môi trường đã đi vào cơ thể các sinh vật và sau đó đi vào cơ thể con người, với mức độ tăng chóng mặt về lượng. Từ một nồng độ rất nhỏ (0.01 ppt) của độc tố thủy ngân trong môi trường nước, nó được hấp thụ và tích luỹ dần từ các loài vi tảo (2000 ppt)  đến các loài động vật nguyên sinh ăn tảo (14000 ppt), đến những loài cá ăn động vật nguyên sinh (98000 ppt), và tất cả các loài cá con của các loài cá lớn nhỏ đều ăn các vi tảo và các loài động vật nguyên sinh, đến những loài cá ăn các loài ăn động vật nguyên sinh (6900000 ppt), rồi những loài chim và động vật ăn cá (4800000 ppt trong trứng chim). Hoặc từ 0,02 ppt thuốc trừ sâu có trong nước, đã tăng lên 9,500 ppt trong cơ thể loài chim ăn cá, và 34,000 ppt trong cơ thể cá sấu (Hình 1).

Hình 1: Hàm lượng độc tố thủy ngân (Hg) (hình trái) và thuốc trừ sâu (DDT) (hình phải) tích lũy qua chuỗi thức ăn (nguồn internet).

Nồng độ độc tố tăng nhanh và gấp rất nhiều lần sau từng mắt xích của chuỗi thức ăn. Bởi chuỗi thức ăn này chỉ mô phỏng đơn lẻ, nhưng thực tế mối liên quan thức ăn của các sinh vật, kể cả con người rất phức tạp và bao gồm nhiều chuỗi đan xen. Hơn nữa, nồng độ độc tố tăng nhanh theo lượng thức ăn đòi hỏi tăng dần của các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn.

Với một hàm lượng thủy ngân rất nhỏ ngoài tự nhiên, chưa hề làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, đã được tích tụ trong các loài cá biển, đặc biệt các loài cá thu. Nghiên cứu của thế giới đã cho thấy, độc tố thủy ngân trong cá thu sẽ gây sẩy thai hoặc dị tật đối với trẻ sơ sinh thông qua lượng cá thu mà người mẹ đã ăn vào. Chính vì thế, các nhà khoa học đã khuyến cáo các bà mẹ mang thai không nên ăn cá thu nhiều trong thời kỳ thai nghén và cho con bú. Thử hỏi với lượng độc đố gây chết cá như ở thảm họa Vũng Áng, nếu người dân ngây thơ tin mấy ông quan phủ cứ ăn, thì hỏi thế hệ trẻ của Việt Nam sẽ thế nào? Không ai trong bố mẹ chúng ta không đau lòng khi sinh ra một em bé dị dạng và dị tật. Và càng đau lòng hơn nếu cả một thế hệ trẻ của Việt Nam bị dị dạng.

Phần 2: BUỔI HỌP BÁO “7 PHÚT” VÀ NHỮNG KẾT LUẬN “ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ”

Và đây, buổi họp báo “7 phút” của Bộ TNMT tối ngày 27 tháng 4, người đại diện Bộ này là ông Thứ trưởng Vũ Tuấn Nhân. Với những điểm kết luận của ông đưa ra tại buổi họp báo như sau [1]:

  1. Có 2 nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.
  2. Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt.
  3. Qua số liệu quan trắc và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt quy chuẩn quy định.

Cuộc họp báo này được đánh giá là “mang rơm gói lửa” [2]. Quả đúng thế, chỉ trong vòng 24 tiếng sau khi nội dung thông báo kết quả Họp báo của ông Vũ Tuấn Nhân, đã có 528 lượt người trên trang VnExpress và 136 lượt người chia sẻ kèm theo hàng trăm nút “ like” trên  trang Vietnamnet. Hầu hết đều có những nhận xét nghi ngờ kết quả hoặc phản ứng bất bình với những kết luận này.

Trong bài viết này người viết tập trung vào chất vấn ông Thứ trưởng Bộ TNMT Vũ Tuấn Nhân về những điểm ông đã kết luận trong cuộc như sau:

1- Cá chết do hiện tượng thủy triều đỏ

Vậy thủy triều đỏ là gì?: Thủy triều đỏ (redtide), hay còn có tên gọi khác là: tảo nở hoa, hay phú nhưỡng (Eutrophication).  Đó là hiện tượng do ô nhiễm hữu cơ của N (nitơ) ở mức độ rất lớn trong thủy vực sông, ngòi, vùng ven biển, tạo điều kiện cho một số loài vi tảo (phù du: sống lơ lửng ở tầng mặt của thủy vực) ưa điều kiện phú nhưỡng này phát triển (nhân đôi) nhanh chóng. Khi mật độ của tảo tăng quá nhiều, cũng là lúc nhu cầu dinh dưỡng và oxy rất nhiều. Lượng nitơ phú nhưỡng này nhanh chóng được sử dụng và cạn kiệt chỉ sau một thời gian ngắn. Hết nguồn dinh dưỡng, và lượng oxy hòa tan trong nước không còn đủ cung cấp cho quá trình quang hợp của các vi tảo này, các loài vi tảo này sẽ chết cùng một lúc (die off). Việc chết hàng loạt, sự phân hủy của chúng càng làm sụt giảm hàm lượng oxy trong nước xuống mức rất thấp. Trong trường hợp này nhiều loài vi tảo sẽ sinh ra độc tố (các loài khác nhau sẽ sinh các độc tố khác nhau).  Độc tố xuất hiện, cùng hàm lượng oxy trong nước quá thấp là nguyên nhân gây chết đối với các loài thủy sản và sinh vật thủy sinh khác, cũng như gây độc đối với con người nếu bị phơi nhiễm.

Hiện tượng phú nhưỡng này cũng có thể gây chết rải rác các loài dong tảo tầng đáy hoặc san hô, nhưng không trầm trọng (die off) như đối với cái loài tảo phù du.

Các thông số xác định hiện tượng thủy triều đỏ: Đó là thông số về tỷ lệ N-tổng và P-tổng (N:P) trong môi trường nước ngọt (sông ngòi) và thêm tỷ lệ N-tổng và Si-tổng (silic) (N: Si) ở vùng ven biển. Khi hàm lượng N tăng cao làm dịch chuyển tỷ lệ N:P và/hoặc N:Si trong nước.

Quan trắc hiện tượng thủy triều đỏ: thế giới đã có chương trình quan trắc hiện tượng thủy triều đỏ bằng các loại ảnh viễn thám khác nhau qua các các thời kỳ. Hiện nay NASA  sử dụng ảnh viễn thám MODIS Terra (từ năm 1999) và MODIS Aqua (từ năm 2002) và dựa trên mật độ Chlorophyll a (Chl-a concentration) thu thập ở những điểm khác nhau để quan trắc hiện tượng thủy triều đỏ trên toàn cầu.

Mặc dù, điểm quan trắc Chl-a concentration không thuộc vị trí Vũng Áng, hay dọc bờ biển Việt Nam, cũng như nguồn ảnh quan trắc cũng không thể thực hiện hàng ngày, nhưng việc so sánh mật độ Chlorophyll a bằng việc phân tích ảnh định kỳ chụp của hai loại ảnh viễn thám này, kết hợp cùng phân tích các loại ảnh viễn thám khác như Landsat ETM 7 (loại thông dụng)  hoặc một số loại ảnh khác cùng với những hiện tượng phản ánh về thủy triều đỏ của người dân sẽ giúp đánh giá được hiện tượng thủy triều đỏ có xảy ra ở Vũng Áng  hay không. Cho đến nay, chưa thấy người dân nào tại khu vực Vũng Áng phản ánh bất kỳ hiện tượng nào thể hiện có dấu hiệu của thủy triều đỏ.

Vì thế  nếu ông Vũ Tuấn Nhân khẳng định rằng nguyên nhân cá chết là do có hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra tại Vũng Áng, thì yêu cầu ông, Bộ TNMT, các bộ ngành liên quan, Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc phải đưa ra được những chỉ số sinh thái N:P; N:Si, các loài tảo gây độc tố cũng như loại độc tố do thủy triều đỏ mà các ông tìm thấy, cũng như kết quả phân tích ảnh viễn thám với các thông số về bandwiths cụ thể.

2- Không có các thông số môi trường vượt quy chuẩn quy định

Vậy yêu cầu ông đưa ra cho công chúng biết đó là những thông số môi trường nào? Nếu ông không muốn bị kết tội “lấp lửng đánh lận con đen” và cũng để không mất lời đôi co với các ông xin ông lưu ý rằng, ông đừng đưa ra các thông số quan trắc  môi trường bình thường (ambient water quality parameters) ra mà nói. Bởi sự kiện Vũng Áng nó là bất bình thường rồi, nó đang ở trong tâm bão THẢM HỌA. Các ông có thể đánh đố như thế với những con cá chết nằm ngửa bụng lên dọc bờ biển, nhưng các ông không thể coi thường người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp trí thức Việt Nam như vậy được. Hơn nữa, ông cũng là một tiến sỹ và đang trả lời chất vấn của dân, của các nhà báo, vì thế ông phải trả lời với bằng những câu trả lời có tri thức và tư cách và trách nhiệm của một quan chức.

Và ngày hôm nay (30 tháng 4), trên mạng các báo đảng đưa tin cùng hình ảnh các ông đang ăn cá và tắm biển để gửi thông điệp “biển an toàn” đến người dân. Sau khi bị xã hội chất vấn, thông số nào, nồng độ bao nhiêu? Hôm nay các ông cũng “nặn” mấy cái giá trị của mấy cái thông số pH, nhiệt độ, SS, Nitơ-tổng, Asen (As)… và rồi các ông khẳng định các chỉ tiêu này cho thấy vẫn đạt chuẩn. Các chỉ tiêu vẫn đạt chuẩn, thì tại sao cá chết thê thảm như thế? Hay cá say rượu?

Cũng trên trang Basam, bài viết: “Thảm họa môi trường miền Trung và câu hỏi về một số Quy chuẩn VN [3], mới thấy các ông trình ra một danh sách các thông số và giấy phép xả thải cho Forsoma. Với một nhà máy luyện thép như Forsoma mà các ông cũng chỉ yêu cầu Forsoma có mấy thông số như vậy? Trong đó quá nửa là những thông số quan trắc thông thường áp dụng phổ biến cho tất cả mọi quan trắc chất lượng nước bình thường. Ủy hội Sông Mekong kia, một chương trình nghiên cứu/ quan trắc độc tố định kỳ thông thường dọc sông Mekong kia cũng có đến vài chục thông số, chưa tính các thông số thông thường (ambient). Trong đó có cả các thông số của PCBs.

Theo Công ước Stockholm, Phần II, Phụ lục C. Có 3 thông số đặc biệt nguy hiểm bắt buộc áp dụng đối với ngành công nghiệp thép và kim loại bao gồm: i)Polychlorinated dibenzo-p-dioxins and dibenzofurans (PCDD/PCDF); ii) Hexachlorobenzene (HCB) (CAS No: 118-74-1); và iii) Polychlorinated biphenyls (PCB) [4]. PCBs được biết đến là nhóm cực độc và thường được sử dụng làm mát và bôi trơn hệ thống trong các ngành công nghiệp. Mà làm mát và bôi trơn thì sản xuất thép là những bài toán quan trọng.  Các ông có chủ đích hay không? Khi loại bỏ hầu hết những hợp chất của nhóm này? Ai là người xây dựng qui chuẩn này? Và ông Nguyễn Thái Lai là người ký giấy phép này cho Forsoma, các ông sẽ có hình thức xử lý thế nào?

Hai kết luận tiếp theo của ông trong buổi họp báo:

Do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển

Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt

Ông khẳng định do  độc tố hóa học thải ra:

Trong trường hợp, các ông chưa tìm được hóa chất gây độc tố làm chết cá, tại sao các ông đã kết luận là Forsoma không liên quan?

Trong trường hợp các ông đã  xác định được chất độc đó và hóa chất đó, vậy chất hóa học đó là chất gì?

Nó có nằm ngoài danh mục cũng như thành phần hóa học (tôi nói thêm về thành phần hóa học, vì cùng hóa chất, hoặc thành phần gần giống nhau, ứng dụng như nhau nhưng tên thương phẩm có thể khác nhau) trong 300 loại hóa chất mà Forsoma nhập về gần đây?

Yêu cầu các ông thông báo một cách minh bạch chất gì gây độc và danh mục các loại hóa chất của Forsoma đã, đang sử dụng.

Ông kết luận cá chết hàng loạt là do chất độc hóa học thải ra do con người chứ không liên quan đến Forsoma và các nhà máy, vậy:

– Ông hãy nêu cụ thể một vài ví dụ đã xảy ra ở các nơi khác chứng minh rằng các hoạt động  của con người gây chết cá biển trên diện rộng như thế này? Và cụ thể hoạt động cụ thể đó?

– Với mật độ dân cư, cũng như diện tích và tập quán canh tác của người dân tại khu vực đủ để  gây nên thảm họa này?

– Hay sẽ lại có một vở kịch “điệp viên 00 thấy” là tội phạm và chất độc rải ra biển?

– Ông đã làm nghiên cứu xác định nguồn ô nhiễm, nguồn độc tố (pollution sources) đối với thảm họa Vũng Áng? Nếu chưa, tại sao ông loại Forsoma?

Trong nghiên cứu xác định nguồn ô nhiễm, các nhà máy, khu công nghiệp dù lớn hay nhỏ ngay lập tức phải đưa vào danh sách nguồn ô nhiễm xác định (polluted point source). Chất độc thải ra từ các khu công nghiệp rất lớn và rất đa dạng.  Với thảm họa Vũng Án, Forsoma phải được đưa vào “ống ngắm” nguồn gây ô nhiễm xác định. Trong khi đó ô nhiễm từ con người và các hoạt động nông nghiệp được qui về dạng ô nhiễm không xác định được nguồn thải (polluted non-point source), vì thế nó thường không qui được trách nhiệm cho chủ thể gây ra. Các ông loại Forsoma, nguồn ô nhiễm xác định, ra khỏi danh sách nguồn ô nhiễm tiềm năng và đưa việc nguồn độc tố thảm họa Vũng Áng vào dạng ô nhiễm không xác định nguồn, là đẩy bài toàn xác định nguồn độc tố trong thảm họa Vũng Áng về tình trạng giải bài toán phương trình vô định, không xác định được chủ thể gây ô nhiễm. Các ông đang làm ngược với qui trình của thế giới, thoải mái “múa lân” để Forsoma vô tội, và các ông có một câu trả lời hoàn hảo về truy xuất nguồn thải.

Vì các ông nói sẽ tiến hành nghiên cứu truy tìm độc tố và nguồn thải độc tố. Vì thế, chúng tôi yếu cầu các ông phải thực hiện như sau, với sự giám sát của các nhà khoa học độc lập mà người dân sẽ đề cử:

Phần 3: XÁC ĐỊNH ĐỘC TỐ/ HÓA CHẤT GÂY THẢM HỌA VŨNG ÁNG ĐỒNG THỜI SỬ DỤNG NHƯ MỘT TÀI LIỆU THAM CHIẾU ĐỂ GIÁM SÁT TẤT CẢ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHÁC (nếu các ông không thục hiện được như đề xuất này, thì các ông từ chức để người khác làm)

A) Giả thiết của nghiên cứu (research hypothesis) cho rằng Forsoma sử dụng nhiều loại hóa chất để xúc rửa hệ thống, và xả ra biển một lượng thải rất lờn các chất cực độc thông qua đường ống xả có đường kình rất rộng 1,1 m, và kéo dài ra biển 1,5 km, nên khả năng phát tán của chất độc ra môi trường rất rộng, chính vì thế cá biển mới chết hàng loạt trên diện rộng. Nếu các ông cho rằng Forsoma vô can, thì các ông phải chứng minh được giả thiết này Null.  Còn nếu không các ông phải rút lại kết luận kia và công khai xin lỗi vì những phát ngôn không có nhận thức của một quan chức.

B) Đối tượng/độc tố nghiên cứu

– Trước tiên để xác định các loại độc tố tiềm năng xả thải từ Forsoma, và cũng là bài toán “loại dần” để tập trung phân tích vào các loại độc tố có thể xuất phát xả thải từ Forsoma, YÊU CẦU các ông phải công khai công bố danh sách các loại hóa chất mà Forsoma sử dụng.

– Từ đó sẽ thiết lập các độc tố tiềm năng và các phương pháp phân tích chi tiết cho từng loại độc tố.

– Lưu ý: Một nghiên cứu về sản xuất thép tại Đài Loan cho biết đã phát hiện một danh sách dài các loại độc tố trong không khí trong đó có toluene, 1,2,4-trimethylbenzene, isopentane, m,p-xylene, 1-butene, ethylbenzene, and benzene [5].

C) Phương pháp nghiên cứu

1- Mẫu nghiên cứu

– Mặc dù cá là đối tượng đầu tiên và cũng là đối tượng được chú ý nhất tính từ khi thảm họa xảy ra. Nhưng mẫu nghiên cứu không chỉ dừng lại ở đối tượng là cá. Mẫu nghiên cứu phải bao gồm: các loài sinh vật khác nhau (bao gồm cả cá), nước, và trầm tích

Mẫu sinh vật:

Mẫu sinh vật đã chết (lưu ý mẫu này để xác định lượng độc tố): gồm cá các loại (kích cỡ, độ tuổi), động vật thân mềm/nhuyễn thể (ốc, vẹm, sò..); chim, dong.

Mẫu sinh vật sống (mục tiêu xác định dư lượng và cũng là mục tiêu làm dữ liệu cơ sở/baseline data):

Các loài sinh vật kích thước hiển vi gồm thực vật phù du (phytoplankton); và động vật phù du (Zooplankton)

Các loài cá: ba loài cá sống tầng mặt (pelagic species) gồm 1 loài cá có kích thước lớn (vòng đời dài > 7-10 năm), một loài có kích thước trung bình (vòng đời khoảng 3-4 năm), một loài có kích thước nhỏ (vòng đời ngắn <1 năm) sống tầng nước trên; Tương tự 3 loài có kích thước lớn, vừa và nhỏ sống tầng đáy (benthic species). Nếu có thể ưu việt hơn mẫu cá phải lấy thành hai bộ mẫu, một bộ mẫu là cá đực, một bộ mẫu là cá cái. Mẫu cá yêu cầu phải xác định kích thước, khối lượng và độ tuổi.

Đối với mẫu cá có kích thước lớn, yêu cầu phần thu mẫu phân tích phải được lấy tại vùng cơ ngay bên sau vây lưng. Các loài nhỏ thì mẫu lấy cả con. Kích thước và chủng loài phải tương đồng giữa các điểm lấy mẫu.

Mẫu cá thu được bằng cách trực tiếp đánh bắt trong vùng nghiên cứu, hoặc có thể thu thập/mua từ ngư dân tại các bến cá tại vùng nghiên cứu. Với mẫu cá thu/mua tại bến cá, cần phải có thông tin chi tiết phỏng vấn người dân về vùng đánh bắt của họ. Ưu tiên mẫu cá thu thập từ các phương tiện đánh bắt ven bờ không cách quá xa vùng ô nhiễm.

Các loài thân mềm: ưu tiên các loài 2 mảnh vỏ (nếu cùng loài, kích thước mẫu giữa các điểm lấy mẫu cần tối ưu hóa ngang nhau). Các loài thân mềm 2 mảnh vỏ có kích thước lớn, mẫu lấy phân tích là cơ cồi.

Các loài dong: dong nâu (macroalgae) và dong bám đáy (kích thước nhỏ đôi khi sống cộng sinh với nền đáy)

Trứng của các loài chim: gồm 1 loài bản địa (thường xuyên sống tại khu vực này), và một loài chim di cư (chỉ xuất hiện theo mùa)

Mẫu nước: mẫu nước trong hệ thống sản xuất của Forsoma, mẫu nước biển tầng mặt, và mẫu nước biển tầng đáy ngoài biển

Mẫu trầm tích: gồm trầm tích trong bể xử lý của forsoma và mẫu trầm tích ngoài biển

2- Điểm lấy mẫu nghiên cứu và phương pháp thu mẫu

Để chứng minh được giả thiết trên, các ông phải lập xác ít nhất 4 đường định mẫu (transectlines), mỗi đường định mẫu thuộc một trong 4 khu vực khác nhau có cá chết tại 4 tỉnh:

Khu vực 1/transectline 1: tại chính khu vực bờ biển tiếp giáp với Forsoma

Khu vực 2/ /transectline 2: tại khu vực bờ biển tỉnh Quảng Bình

Khu vực 3//transectline 3: tại khu vực bờ biển tỉnh Quảng Trị

Khu vực 4//transectline 4: tại khu vực bờ biển thành phố Huế

Thu mẫu nước và trầm tích chi tiết tại transectline 1: đường transectline này được tính bắt đầu từ điểm thu mẫu đầu tiên tại khâu sản xuất đầu tiên của Forsoma kéo dài suốt khâu sản xuất và khâu xử lý chất thải của Forsoma và kéo dài ra ngoài biển

Điểm lấy mẫu nước trong khu vực của Forsoma: gồm điểm tại các khu sản xuất khác nhau, khu thu gom nước thải của từng khâu sản xuất, khu xử lý chất/nước thải (mỗi công đoạn xử lý nước thải được tính là một khu vực lấy mẫu; khu xử lý nước thải trung tâm (mẫu thu cũng theo từng công đoạn), bể lắng/chứa sau khi xử lý và bể chờ trước khi thải vào môi trường tự nhiên (đất, biển) ít nhất 3 điểm cho mỗi khu sản xuất cụ thể.

Điểm lấy mẫu nước ngoài biển (52 hai mẫu nước cho từng loại độc tố): điểm đầu tiên và cũng là điểm lấy làm tâm theo hình cung cho các điểm khác chính là điểm ngay tại nơi cuối cùng của ống xả ngoài biển. Từ đây sẽ vẽ 5 vòng cung lấy điểm đầu tiên là tâm, mỗi vòng cung này cách nhau 500 m. Trên mỗi vòng cung định ra 5 điểm lấy mẫu nước, các điểm thu mẫu cách nhau 500 m (tổng cộng là 26 điểm tầng mặt). Tương tự như vậy chiếu vuông góc xuống đáy (cách đáy 1 -2 m)  và lấy 26 mẫu nước tầng đáy.

Thu mẫu trầm tích (26 mẫu trầm tích): tiến hành thu mẫu trầm tích tại chính các điểm thu mẫu nước tầng đáy sau khi đã thu xong mẫu nước.

Lưu ý: nếu nồng độ độc tố giữa các vòng cung vẫn cao và không khác biệt, thì yêu cầu mở rộng thêm vùng lấy mẫu.

Thu mẫu nước và trầm tích chi tiết tại transectline 2, 3 và 4: tại những transectlines này chỉ tiến hành thu mẫu ngoài biển. Cũng bao gồm 5 đường thu mẫu, nhưng là đường thẳng song song với bờ thay vì hình cung như ở transectline 1. Tổng cộng mỗi transectline này có 25 mẫu nước tầng mặt, 25 mẫu nước tầng đáy, và 25 mẫu trầm tích.

3- Đánh giá mức độ làn truyền của độc tố

Yêu cầu các ông phải áp dụng mô hình thủy văn (hydrology) và thủy lực (hydraulic/mass transpotation) theo timelag để đánh giá tốc độ lan truyền, mức độ lan truyền (vùng phủ) của độc tố. Cụ thể tại thời điểm nào độc tố trong nước và trầm tích (sediment) được dòng hải lưu khuếch tán đến đâu với diện rộng bao nhiêu.

Hiện nay các mô hình thủy văn, thủy lực, thủy triều và sóng áp dụng cho các vùng biển và đới bờ cũng đã phổ biến.

4- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của độc tố lên các hệ sinh thái cỏ biển và san hô

Dùng ảnh viễn thám IKNOS có độ phân giải cao (0,5 m) để đánh giá ảnh hưởng của độc tố lên cỏ biển và sa hô. Vì ảnh hưởng này xảy ra lâu dài, vì thế ảnh IKNOS phải được phân tích định kỳ

5 Đánh giá mức phơi nhiễm độc tố đối với ngư dân

Trước mắt các ông phải thu thập đầy đủ danh sách những ngư dân/người dân trực tiếp tiếp xúc với nước biển, thu gom cá biển chết, trong suốt quá trình xảy ra sự cố, cũng như đã ăn các loài thủy sản ảnh hưởng bởi thảm họa.

Mỗi người dân phải được lập một hồ sơ theo dõi bệnh lý để theo dõi mức độ xuất hiện bệnh lý, và kịp thời chữa trị.

6- Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Phương pháp phân tích và các trang thiết bị phân tích độc tố theo độc tố và theo mẫu sinh vật, nước, bùn cát yêu cầu phải được mô tả chi tiết và ghi chép nghiêm ngặt các thông số của máy đo.

D) Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ được dùng các phần mềm thống kê để phân tích các mối tương quan. Từ đó đánh giá sự vô can hay bị can của Forsoma.

Phải cho ra bản đồ biểu diễn nồng độ độc tố (mapping), bản đồ tình trạng sức khỏe của cỏ biển và san hô

E) Họp báo công bố kết quả và trả lời phản biện của các nhà trí thức và giải đáp thắc mắc của người dân

____

Tham Khảo:

[1] Cá chết do độc tố và thủy triều đỏ (VNN).

[2] Nguyên nhân cá chết: Một kết luận “lấy rơm gói lửa” (DL).

[3] Thảm họa môi trường miền Trung và câu hỏi về một số Quy chuẩn VN (KD/ BS).

[4] STOCKHOLM CONVENTION ON PERSISTENT ORGANIC POLLUTANTS (Stockholm Convention).

[5] China chemical safety case study: Metals pollution from a steel plant complex in Beihai, Guangxi Province (IPen).

MƯỜI ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

MƯỜI ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
(Phan Chu Trinh)

PHAN CHU TRINH

  1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
  2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
  3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
  4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
  5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
  6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng, hết trâu.
  7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
  8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
  9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
  10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…

Không phải nước thải xả thì là cái gì ?

Không phải nước thải xả thì là cái gì ?

Thanh Hieu Bui·Monday, May 2, 2016

Facebook Thanh Hieu Bui

Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực chèo lái bức xúc của dư luận xa rời nhà máy thép Formosa. Trước đây nửa tháng còn nhắc đến nguyên nhân nhiễm độc biển miền Trung là do nhà máy thép này gây ra. Nhưng sau chuyến đi của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến nhà máy thép này. Những bài báo sau này đều né tránh nhắc đến Formosa là thủ phạm. Không những thế, còn có những bài báo hay phát biểu của quan chức Việt Nam hướng nguyên nhân nhiễm độc biển sang những khía cạnh khác, chẳng hạn như thiên nhiên.

Gần một tháng sau khi xảy ra tình trạng nhiễm độc biển, mãi đến ngày 29 tháng 4. Tổng cục môi trường Việt Nam mới làm trắc nghiệm tại 4 vùng biển nhiễm độc và công bố kết quả xét nghiệm nằm trong giới hạn cho phép.

http://nguyentandung.org/ket-qua-qu…

Giới hạn cho phép là giới hạn nào, của ai đặt ra ?. Chi tiết cụ thể không được nêu rõ trong thông báo. Nhưng chúng ta có thể hiểu rằng, giả sử nếu giới hạn cho phép là mức 10, khả năng xét nghiệm đã ở mức 9,5. Nếu nó ở mức quá xa giới hạn cho phép, thì chắc hẳn thông báo đã nói rõ để phục vụ tuyền truyền.

http://nguyentandung.org/tu-ngay-5-…

Một bản tin khác cho biết, ông Trần Hồng Hà bộ trường Tài Nguyên Môi Trường đã thành lập một đoàn thanh tra đến Hà Tĩnh để kiểm tra và đánh giá nước thải từ khu công nghiệp Vũng Áng. Đoàn thanh tra này sẽ bắt tay làm việc vào ngày 5 tháng 5 năm 2016.

Bây giờ hãy đặt một khả năng, nếu như Formosa gây nên cảnh nhiễm độc miền Trung một tháng nay, dư luận bức xúc cả một tháng nay. Liệu họ có tiếp tục xả thêm để cung cấp bằng chứng họ là thủ phạm hay không.?

Đương nhiên họ phải ngừng ngay tức khắc, lập tức tiêu huỷ chứng cứ trong nhà máy, phần đã thải ra biển chờ đợi thời gian cho đại dương bao la hoà tan chỗ độc tố đã thải ra.

Những gì mà nhà nước Việt Nam đang làm một cách chậm chạp là chủ ý để các chứng cứ gây nhiễm độc biển bị phi tang. Như ta gọi là sự đồng loã với thủ phạm để thủ tiêu chứng cứ, bịt đầu mối.

Nếu như sau kết luận của đoàn thanh tra vào ngày 5 tháng 5 tới đây là nước biển đã đảm bảo chất lượng, cá không chết nữa và quy trình xử lý nước thải của Formosa là đảm bảo chất lượng. Rồi nhà nước, chính phủ tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc xả thải hơn nữa.

Có thể người ta nại ra một lý do nào đó hợp lý, một công ty con nào đó thế mạng, hoặc có thể là một tàu chở hàng nào của ai đó chở hoá chất bị đắm, bị tuột dây neo hàng….

Mọi việc sẽ lắng xuống, người ta sẽ ăn cá, ăn muối trở lại. Ngư dân tiếp tục ra khơi, cuộc sống trở lại bình thường.

Nhưng những người dân có lương tri, biết lo lắng cho tương lai con cháu mình, cần phải suy nghĩ chín chắn với câu hỏi.

– Có phải đúng Formosa gây ra thảm hoạ môi trường này hay không.

– Vì sao các quan chức Việt Nam cố tình tiếp tay cho Formosa phi tang chứng cứ.?

Nếu không phải là Formosa là thủ phạm,thì vì nguyên nhân nào mà nhà nước và chính phủ Việt Nam chần chừ, chậm trễ không chịu công bố. Khiến cho tập đoàn này bị ảnh hưởng uy tín. Tại sao tập đoàn này phải họp báo và lý giải với dư luận Việt Nam là chọn nhà máy thép hay chọn môi trường. Khi mà họ không liên quan, không thủ phạm họ sẽ mặc kệ cho nhà nước Việt Nam xử lý. Họ sẵn sàng mở cửa cho báo chí, cho đoàn khảo sát vào để tìm hiểu xem xét. Nhà máy luyện thép chứ có phải một công ty công nghệ cao hay công ty sản xuất gì đó quý giá đến mức cần phải bảo mật về công nghệ.

Theo lời giới thiệu của trên trang website của tập đoàn Formosa thì tập đoàn dùng những kỹ thuật tân tiến đảm bảo môi trường.

Trích. ‘’Dự án được ứng dụng kỹ thuật và các thiết bị tiên tiến trên thế giới về

luyện gang, luyện thép và cán thép, đồng thời áp dụng các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm

năng lượng và bảo vệ môi trường tốt nhất.”

http://formosahatinh.com/threads/to…

Hết trích.

Không phải nước thải do luyện thép gây nhiễm độc biển, vậy nó từ đâu. Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên tồn tại cả nửa thế kỷ bằng công nghệ lạc hậu mà đến nay vẫn chưa gây ra sự ô nhiễm nào nguy hại phải bức xúc dư luận cả. Một loạt nhà máy thép Việt Nhật, Viện Hàn, Việt Đức, Việt Úc, Vinau thép… nằm san sát nhau ở Quán Toan, Hải Phòng đổ thẳng nước thải ra sông Cấm mười mấy năm nay có ai thấy cá sông Cấm chết nổi bao giờ đâu.

Có thể do nhà máy thép Formosa bỏ qua quy trình xử lý nước thải, khiến cả vùng biển nhiễm độc.

Nhưng nếu thế thì vẫn còn là may, vì nước thải xử lý thép dẫu có độc cũng không đến mức cả vùng biển 4 tỉnh miền Trung bị thảm hoạ như vậy.

Bây giờ Formosa thoát khỏi quy kết là nước xả thải do luyện thép. Chúng ta, những người dân nghĩ sao.?

Chúng ta phải nghĩ đến một điều đáng sợ hơn, một điều thực sự kinh khủng.

Đó là chất độc gây ra thảm hoạ vùng biển 4 tỉnh miền Trung không phải do nước thải luyện thép gây ra.

Vậy nó còn là cái gì.?

Là chất độc do hoá chất quá trình làm nhựa của tập đoàn Formosa thải ra.

Tập đoàn này vốn dĩ thế mạnh chuyên môn là hoá dầu, sản xuất nhựa. Bỗng nhiên chọn Việt Nam để đầu tư làm nhà máy thép, cảnh nước sâu.

Có khủng khiếp hay không trong trường hợp tập đoàn Formosa chọn cảng nước sâu Vũng Áng để đầu tư, nơi mà nhà nước ta cho là hoang vắng toàn cát, có người đầu tư cho là may. Và tập đoàn này đã lợi dụng đầu tư để chở chất thải từ các nhà máy hoá dầu, chế tạo nhựa của họ mang đến Vũng Áng tiêu huỷ.? Với mức giá tiền thuê đất có 96 tỷ đồng cho mấy ngàn héc ta trong vòng 70 năm, để chôn và thải dần chất độc ra biển sẽ rẻ hơn nhiều xử lý nó an toàn ở Đài Loan hay nơi nào khác trên thế giới.

Khả năng có lẽ chất độc làm nhiễm lan rộng cả 4 vùng biển là từ chất thải độc hại của tập đoàn này gom từ các nơi mang về Vũng Áng gây ra, có lý hơn là nước thải do quá trình làm mát lò luyện théo. Và chỉ có chất độc như vậy mới gây nên thảm hoạ ghê gớm như vừa qua.

Có khả năng Vũng Áng còn là nơi Formosa đầu tư để chôn và đổ chất thải do các cơ sở của họ từ khắp nơi mang đến. Bởi vậy họ mới thiết lập khu công nghiệp Vũng Áng thành một đặc khu riêng, đến cả đoàn thanh tra cỡ bộ của Việt Nam muốn vào cũng phải chờ họ đồng ý.

Vũng Áng là một nơi quá lý tưởng để chôn và đổ dần chất thải ra biển. Nó càng lý tưởng hơn khi những nhà quản lý lãnh đạo Việt Nam là những người chỉ biết vơ vét trong nhiệm kỳ của mình, mà không hề quan tâm đến đất nước, dân tộc sau này sẽ ra sao.

Nếu không phải nước thải do luyện thép từ nhà máy Formosa. Đến lúc chúng ta cần đặt câu hỏi, phải chăng nhà nước và chính phủ cùng đảng cộng sản Việt Nam đã khát tiền đến mức chấp nhận cho các tập đoàn quốc tế biến đất nước thành nơi chứa và đổ chất thải độc hại.

Sau vụ việc này, chắc Formosa sẽ giảm bớt việc xả thải độc. Làm sao vừa đủ không để cá chết. Như thế chất độc sẽ còn trong cá và trong nước biển dài dài. Nếu không ngăn được Formosa, người dân Việt Nam hãy tập làm quen và thích nghi với môi trường mới mà Formosa tạo ra.

Dần dần sẽ thích ứng, bản chất nhân dân ta là vậy.

Đảng Cộng sản và những con cá chết

Đảng Cộng sản và những con cá chết

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-05-02

000_A09ZJ.jpg

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nói trong một cuộc họp báo về cuộc khủng hoảng môi trường liên quan đến cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam vào ngày 27 tháng 4 năm 2016.

AFP PHOTO

Your browser does not support the audio element.

Sự im lặng của những con cá chết và của đảng

Cá chết trắng biển miền Trung và cũng trắng cả những trang blog của người Việt khắp năm châu.

Cảm xúc đã khiến nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh viết liên tục về những con cá mà ông gọi là đáng thương. Cái chết của chúng vào đúng những ngày tháng tư lịch sử lại làm ông nhớ cuộc chiến đá kết thúc cách đây 41 năm, nhưng đồng thời những cuộc chiến khác lại bắt đầu và chưa chấm dứt:

“Những ngày cuối tháng 4/2016, những con cá chết nằm dọc bờ biển Việt Nam như những xác người, nhắc cho hàng triệu người nhớ về một cuộc chiến từ năm 1975 đã dừng tiếng súng, nhưng rồi mở ra một cuộc chiến khác khốc liệt hơn. Cuộc chiến không có tiếng súng, chỉ có tiếng vỗ tay, hoa, hữu nghị và những mất mát lớn lao không được nhắc tên. Một cuộc chiến mà toàn dân tộc Việt, đất nước Việt đang là kẻ chiến bại.

Những con cá biển miền Trung đáng thương không có quốc hội để kêu than. Chúng chết lặng lẽ ngay trên bến bờ của hy vọng. Chúng chết ngay tại chỗ đã ngàn đời dung thân. Có khác gì những người dân nghèo ven biển, đen đủi và im lặng cầm trên tay con cá chết nhìn chúng ta như những bóng ma chết oan.”

… Sự kiện Formosa chỉ là một phép thử nhỏ về con người, đất nước Việt Nam. Nếu một mai khi đất nước bị xâm lăng, sẽ có ai là người dám cất lời thề không phản bội quê hương?
– nhạc sĩ Tuấn Khanh

Phải gần ba tuần lễ sau khi cá bắt đầu chết, người ta mới thấy được một cuộc họp báo nói về những con cá, và một nhà máy thép bị tình nghi là gây ra cái chết của chúng. Các quan chức chính phủ kết luận rằng chưa thấy liên hệ nào giữa những con cá và nhà máy thép, còn nguyên nhân vì sao chúng chết thì vẫn không biết.

Giới blogger thắc mắc là tại sao với một số lượng tiến sĩ khổng lồ mà sau một thời gian dài như vậy vẫn chưa đưa ra được câu trả lời.

Tác giả Tịnh Mộc Thường viết rằng:

“Formosa nhập 290 tấn hóa chất để sử dụng cho sản xuất, tẩy rửa, diệt khuẩn, và xả nước thải ĐẠT TIÊU CHUẨN ra biển. Thật trùng hợp, có hơn 60 tấn cá tự chết dọc khu vực biển này theo dòng hải lưu. Nguyên nhân cá chết không liên quan đến Formosa. Cơ quan quản lý Nhà Nước vô can. Thật hi hữu nhưng cũng phải cố mà tin!

Chính sự nhân nhượng của Nhà Nước là nguyên nhân sâu xa gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt nổi bật như Trung Quốc và Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài chỉ muốn kiếm tiền, còn Nhà Nước phải biết giúp dân bảo vệ môi trường. Nếu không, thì có Nhà Nước để làm gì?”

Cũng có thể có câu trả lời rằng cá chết hàng loạt là một hiện tượng có nguyên nhân rất phức tạp, một quốc gia còn kém phát triển như Việt Nam không có phương tiện để tìm hiểu và đưa ra kết quả.

Nhưng điều kỳ lạ hơn là các quan chức cũng im hơi lặng tiếng, và đỉnh cao của sự im lặng đó là chuyến viếng thăm Hà Tĩnh của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào đúng thời điểm cá chết nhiều nhất. Ông Trọng không nói một lời nào, dù đảng của ông cai trị nước Việt Nam hàng chục năm nay.

Blogger Người Buôn Gió phân tích hành động im lặng của ông theo hai khả năng. Một là ông giống như cái máy, ông không biết cá chết, ông dự định đến Hà Tĩnh để nói về những cái khác, và ông chỉ nói những cái đó mà thôi. Hai là ông nham hiểm, ông đến đó để nói rằng đảng của ông đứng đằng sau những người gây ra ô nhiễm, và như thế đừng có ai đụng vào họ.

Người Buôn Gió viết tiếp rằng dù trong khả năng nào thì dân tộc Việt Nam cũng khốn đốn vì có những nhà lãnh đạo như vậy.

Blogger Mạnh Kim nhận xét rằng cơ chế chính trị Việt Nam đã trở nên một hệ thống bất lực:

“Sau quá nhiều năm cai trị đất nước bằng cơ chế hệ thống đảng hơn là cơ chế quản trị công, chưa bao giờ sự bất lực của bộ máy công quyền thể hiện rõ như bây giờ. Sự kém cỏi ấy tệ hại đến mức người ta thậm chí không nghĩ ra được cách vuốt ve trấn an người dân mà thay vào đó là tát thêm một tát vào mặt người dân.”

Chuyện không mở lời của giới lãnh đạo Việt Nam khiến Tuấn Khanh đặt câu hỏi:

Thật khó để đi đến sự thật và cất lên tiếng nói cho nhân dân mình, một khi trái tim của mình chỉ còn lại bóng tối. Không thể tin nổi một thảm họa lớn lao như vậy mà rất ít người có trách nhiệm lên tiếng, hoặc có thì chỉ nói dối. Sự kiện Formosa chỉ là một phép thử nhỏ về con người, đất nước Việt Nam. Nếu một mai khi đất nước bị xâm lăng, sẽ có ai là người dám cất lời thề không phản bội quê hương?”

Chu Xuân Phàm và vũng lầy của đảng

Người phát biểu đầu tiên về cá chết và nhà máy thép là ông Chu Xuân Phàm người Đài Loan, phụ trách đối ngoại của nhà máy thép. Ông nói rằng không thể chọn vừa có tôm cá mà vừa có thép được.

Lời nói này cũng lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng như những hình ảnh thê lương của bãi biển Hà Tĩnh đầy cá chết.

000_9U46E.jpg

Một người dân cho thấy cá biển chết ông thu thập trên một bãi biển huyện Phú Lộc, trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21 tháng 4 năm 2016. AFP PHOTO.

Người Việt Nam rất tức giận vì câu nói này. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh gọi câu nói đó là một câu nói thách thức và đầy xúc phạm.

Nhiều blogger cho rằng câu nói của ông Chu chứng tỏ chính nhà máy thép là nguyên nhân gây ra thảm họa, ngoài ra điều tệ hơn là chính đảng cộng sản chính là kẻ đứng đằng sau bọn người đang đầu độc biển cả.

Blogger Cánh Cò viết rằng:

Chỉ bằng ấy chữ, ông Chu Xuân Phàm đã làm rơi chiếc mặt nạ dày cộm của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đó người dân thấy rằng Formosa là nơi xả chất thải hủy diệt môi sinh biển là có thật, và cái có thật thứ hai là Đảng đang âm thầm ra sức bao biện cho sự thật này bằng các công bố lững lờ sai trái.

Đóng bài viết này lại, lần đầu tiên không còn buồn như hàng trăm bài viết trước đây. Ít ra dân tôi cũng he hé được đôi mắt của họ một chút để thấy rằng đất nước hôm nay không còn của họ nữa, vậy thì việc gì lại nghe theo cái Đảng đã dâng hiến chủ quyền quốc gia cho ngoại bang, nhất là trong cái cảnh mà Vũng Áng đang trở thành vũng lầy của Đảng?”

Blogger Đồng Phụng Việt lại nói rằng mọi người đừng nên mắng ông Chu, vì thực ra ông Chu và công ty của ông chỉ là khách, còn chủ là những người Việt Nam, những người Việt Nam đã cho phép những điều tệ hại xảy ra. Đồng Phụng Việt so sánh tình cảnh của Việt Nam ngày nay với Việt Nam trong tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao:

Cả tôi và bạn, có lúc chúng ta sắm vai Chí Phèo, có lúc chúng ta thủ vai “dân làng” và xứ sở của chúng ta là một ngôi làng khổng lồ như làng Vũ Đại mà Nam Cao từng mô tả.

Chẳng phải đợi đến đời con cháu của chúng ta đâu, số phận, cuộc sống của chúng ta đã là cái lò gạch ở làng Vũ Đại từ lâu rồi.”

Căm giận và tuyệt vọng

Căm giận đã trút lên đảng cộng sản.

Blogger Lang Anh viết rằng:

“Tôi buộc phải nói rằng việc chế độ này tồn tại đang tiếp tục là đại họa khủng khiếp cho người dân. Khi những kẻ cai trị bằng cách tiếm quyền và không được dân bầu thì dù không có Formosa cũng sẽ có một thứ quái vật tương tự khác. Giống như hàng lậu từ Tàu đang giết nền kinh tế và làm giàu cho kẻ xâm lăng; giống như thực phẩm bẩn đang giết dần người dân; giống như hạn mặn lan tràn miền Nam trong sự bất lực và bó gối của chính quyền vì đã chẳng làm gì trong quá khứ để ứng phó vì người dân; giống như tình trạng tham nhũng và trơ tráo đến vô luân của hầu hết những kẻ nắm quyền; giống như sự bất công lan tràn trong xã hội; và giờ đây thêm cơn thảm họa biển miền Trung.

Đây là một trong những cái giá người dân Việt Nam trong nước phải trả cho sự câm lặng, giả vờ ngủ trong suốt 41 năm qua. Hỡi những người còn trái tim Việt Nam, đã đến lúc chúng ta phải hành động!
– Lữ Thị Tường Uyên

Giọt nước đã tràn ly. Tôi thực sự kêu gọi tất cả những người Việt Nam có hiểu biết và có lương tri, hãy tiến hành những hoạt động bất tuân dân sự một cách rộng khắp để phản đối sự vô cảm của chính quyền. Chúng ta đóng thuế làm gì để nuôi một lũ vô luân? Xin hãy cất tiếng nói, xin hãy cùng ký các đơn từ tập thể, xin các luật sư và các nhà phản biện xã hội hãy vào cuộc, xin các nhà khoa học có hiểu biết và có lương tâm hãy tiến hành các phân tích độc lập, xin các đồng bào Việt Nam ở nước ngoài hãy giúp đỡ những người trong nước để tìm ra sự thật, xin hãy nói giúp với thế giới điều gì đang diễn ra ở đây và xin toàn bộ người Việt Nam hãy ủng hộ những người dũng cảm dẫn đầu, đừng để họ lẻ loi và bị khủng bố trong đơn lẻ.”

Cơn giận dữ lan rộng đến mức mà người ta thấy xuất hiện những người chưa bao giờ lớn tiếng về những vấn đề xã hội.

Một giảng viên đại học buồn bã viết trên mạng xã hội rằng đất nước đã tan nát hết rồi, và nguyên nhân của nó chính là một chế độ độc tài tập thể.

Một tác giả cũng rất hiếm khi xuất hiện trên mạng điện tử là Lữ Thị Tường Uyên viết rằng:

“Đây là một trong những cái giá người dân Việt Nam trong nước phải trả cho sự câm lặng, giả vờ ngủ trong suốt 41 năm qua. Hỡi những người còn trái tim Việt Nam, đã đến lúc chúng ta phải hành động! Hãy làm những gì chúng ta có thể làm. Để đánh thức chính lương tri của chúng ta.”

Bên cạnh nỗi căm giận là một nỗi tuyệt vọng vô bờ bến mà người ta có thể thấy qua lời nói thảng thốt của nhà văn Phạm Đình Trọng rằng ‘có phải số phận con cá ở dải biển miền Trung hôm nay là số phận người dân Việt ngày mai?’

Còn Mạnh Kim thì bảo rằng trong câu chuyện Vũng Áng, Formosa không phải là quan trọng vì cũng sẽ có những Formosa khác trong tương lai, do bởi dân tộc này đang mất gốc.

Sự tuyệt vọng của nhà văn, của Mạnh Kim, sự căm giận của Lữ Thị Tường Uyên cũng được tìm thấy trong lời kết của một bài viết của blogger Song Chi:

Trong những ngày này, với những ai còn có lương tri, hiểu biết, khi nhìn những cánh đồng nứt toác như “đất chết”, lúa chết, nông sản cháy khô, người nông dân khóc ròng, hoặc những vùng “biển chết”, cá chết dày đặc dạt vào bờ phơi trắng bụng, ngư dân thơ thẩn đi lượm xác cá… mà chợt nhói lòng vì viễn cảnh về một tương lai ảm đạm, đói kém đang đến gần… Quả báo chưa bao giờ rõ đến thế.”

Cùng tắc biến?

Không phải tất cả đều tuyệt vọng.

Blogger Nguyễn Vũ Bình tìm thấy trong cuộc khủng hoảng cá chết ở Vũng Áng một sự năng nổ của báo chí truyền thông nhà nước, bấy lâu nay vốn nằm trong vòng kềm tỏa của đảng cộng sản.

Nhà hoạt động dân sự trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn giải thích tại sao các tầng lớp lãnh đạo Việt Nam lại im lặng lâu như vậy. Câu trả lời của anh là vì những người ấy không phải do dân chúng bầu lên, vì vậy họ không đoái hoài tới quyền lợi của dân chúng. Theo anh ‘nếu có một lối thoát nào đó để giảm thiểu những bức xúc xã hội về các bất công đang hiện hữu bởi sự bất lực của hệ thống chính trị, thì đó chính là xã hội dân sự.’

Xã hội dân sự Việt Nam phôi thai đã lên tiếng kêu gọi cuộc biểu tình bảo vệ môi trường vào ngày 1 tháng 5, thu hút hàng ngàn người tham gia trong cả nước. Cuộc biểu tình chấm dứt, những dường như chuyện đảng và những con cá thì chưa chấm dứt.

Đất nước sẽ về đâu?

Đất nước sẽ về đâu?

adminbasam

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

2-5-2016

Người biểu tình xuống đường tại Hà Nội với biểu ngữ phản đối công ty Đài Loan Formosa Plastics huỷ hoại môi trường biển gây ra vụ cá chết hàng loạt tại tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016. Ảnh: EPA

Tôi có khá nhiều bạn bè hiện đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu, con cái khôn lớn, có gia đình và có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng tuổi già. Bức tranh người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người ta có thể dễ dàng có một cuộc sống rất phong lưu ở Việt Nam. Có thể thuê người ở. Có thể đi đây đi đó. Có thể ăn hết món lạ này đến món lạ khác. Thế nhưng, đến ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam, người ta lại đổi ý. Theo họ, Việt Nam chỉ là nơi để đi du lịch chứ không phải là nơi có thể sống được lâu dài. Người ta đưa ra hai lý do chính: Một là nhớ con cháu tại Úc; hai là, Việt Nam hoàn toàn không an toàn.

Tôi cũng có khá nhiều bạn bè ở hướng ngược lại: Họ sống tại Việt Nam, phần lớn đều khá thành đạt, có chức có quyền và có tiền. Họ cho con cái du học ngoại quốc. Học xong, các cháu có việc làm đàng hoàng, sau đó, bảo lãnh cho cha mẹ từ Việt Nam, sau khi về hưu, ra ngoại quốc sinh sống. Họ bỏ lại sau lưng cuộc sống rất dư dả và cũng rất vui vẻ trên quê hương để sang sống ở một quốc gia xa lạ về cả ngôn ngữ lẫn văn hoá; và vì sự xa lạ ấy, cũng khá buồn rầu. Hỏi tại sao, họ cũng nêu lên hai nguyên nhân: Một là muốn gần gũi con cháu; và hai là, ở ngoại quốc, dù buồn, vẫn an toàn hơn hẳn Việt Nam.

Bỏ qua việc sống gần con cháu, cả hai nhóm người ấy đều có nhận thức giống nhau: Việt Nam, dù là quê hương người ta rất yêu mến, không còn là một nơi an toàn để sống.

Trước hết là thiếu an toàn về chính trị. Ở bình diện cá nhân, người ta có thể bị bắt bớ hay tra tấn bất cứ lúc nào nếu muốn có một tư duy độc lập và nếu muốn thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ở bình diện quốc gia, dù nhà nước Việt Nam luôn xem sự ổn định là một trong những mục tiêu lớn nhất của họ, ai cũng biết, Việt Nam lúc nào cũng ẩn chứa đầy những nguy cơ bất ổn. Bất ổn trong nội bộ đảng với các khuynh hướng và phe phái khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là bất ổn trong quan hệ với Trung Quốc: Không ai dám chắc những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông sẽ không bùng nổ thành chiến tranh. Đã đành Việt Nam lúc nào cũng nhân nhượng Trung Quốc. Nhưng sự nhân nhượng nào cũng có giới hạn. Mà Trung Quốc thì rõ ràng không muốn dừng lại ở bất cứ giới hạn nào cho đến lúc hoàn toàn trở thành bá chủ trên Biển Đông.

Thứ hai là thiếu an toàn về giao thông. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn xe cộ. Mười ngàn: tức mỗi ngày trung bình gần 30 nạn nhân. Đó là người chết. Con số những người bị thương tật chắc chắn sẽ nhiều hơn hẳn. Bởi vậy, ở Việt Nam, nhiều người nói, cứ mỗi lần bước ra khỏi cửa nhà là thấy phập phồng. Con đường nào cũng đầy bất trắc. Đi đúng luật và lái xe cẩn thận cũng có thể bị những chiếc xe “điên” bị mất tay lái cán chết. Ngay cả đi bộ cũng không an tâm. Mỗi lần băng qua đường là một lần đối diện với rủi ro.

Nhưng quan trọng nhất là mất an toàn thực phẩm. Báo chí đã nói rất nhiều về thực phẩm bẩn ở Việt Nam. Hầu như tất cả đều bẩn. Hầu như bất cứ loại gia súc nào cũng được cho ăn các hoá chất độc hại để tạo nạc và tăng trọng. Tệ hại hơn, người ta còn đem bán cả thịt thối rữa, sau khi tẩm ướp bằng các loại hoá chất để bay mùi và săn thịt. Ngày trước, đã có nhiều người giả thịt trâu thành thịt bò. Bây giờ, “tài” hơn, người ta còn biến cả thịt heo thành thịt bò. Thịt giả như vậy cũng được đi. Nhưng vấn đề là để làm giả như thế, người ta lại sử dụng các loại hoá chất độc hại để nhuộm màu thịt. Ăn chúng, người ta ăn cả các chất có thể gây ung thư.

Thịt đã thế, rau trái cũng thế. Cũng đầy hoá chất. Hoá chất trong phân bón và trong các loại thuốc trừ sâu. Hoá chất còn được dùng để ướp trái cây cho chúng bắt mắt hơn. Ngay cả nước dừa cũng không an toàn. Để trái dừa có màu tươi như mới, người ta lại nhúng chúng vào hoá chất. Lại hoá chất.

Trước, người ta tưởng ăn cá tôm và các loại hải sản là an toàn. Nhưng không phải. Tôm cá và hải sản nuôi trong các hồ nhân tạo cũng nhiễm đầy các chất cấm. Còn tôm cá và hải sản được đánh từ sông và biển? Từ đầu tháng 4 vừa rồi, chúng lại cũng bị nhiễm độc. Hàng trăm tấn cá bị chết, tấp trắng các bờ biển từ Hà Tĩnh vào đến Huế, kéo dài cả hơn 200 cây số. Chính quyền còn ú ớ trong việc xác định nguyên nhân cá chết nhưng có một điều chắc chắn: chúng bị nhiễm độc các loại hoá chất do con người thải ra. Thành ra tôm cá đánh bắt từ biển khơi cũng không còn an toàn nữa.

Thịt: độc. Tôm cá: độc. Rau, trái và củ: độc. Cả không khí người ta thở, đặc biệt tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, cũng nhiễm đầy chất chì và thuỷ ngân: độc. Cả nước bị nhiễm đầy chất độc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh ung thư rất cao. Càng ngày càng cao.

Lâu nay, nói đến những khó khăn mà Việt Nam đang đối diện, chúng ta hay nghĩ đến các yếu tố chính trị và địa chính trị, đến vấn đề dân chủ và nhân quyền, đến chuyện các đại công ty phá sản và nợ công chồng chất. Nhưng ngay cả về phương diện xã hội, liên quan đến chuyện ăn uống và hít thở hàng ngày, Việt Nam cũng đối diện với bao nhiêu nguy hiểm.

Tôi cứ tự hỏi: Trong một khí quyển như thế, làm sao người Việt Nam có thể sống được và tương lai đất nước sẽ đi về đâu?

Tự dưng lại nhớ đến bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của Trần Thị Lam, một cô giáo dạy Văn ở Hà Tĩnh, viết sau biến cố hàng trăm tấn cả bị chết ở miền Trung. Bài thơ đăng trên facebook của cô, sau, công an địa phương buộc cô phải gỡ xuống. Lời thơ đơn giản, thật thà, nhưng thể hiện được những trăn trở của cả hàng triệu người Việt Nam hiện nay.

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Ai muốn về VN để hưởng tuổi già xin mời suy nghĩ

Ai muốn về VN để hưởng tuổi già xin mời suy nghĩ

VE V N

 

 

 

 

 

 

 

Một người Việt cao niên đã “SÁNG MẮT” viết về VN hiện tại.
1. Tài chánh
2. Tình nghĩa đồng bào
3. Anh em, bà con, Con cháu
4. Thời tiết
5. Thức ăn
6. Y tế
7. An ninh
8. Môi trường
9. Luật pháp
10. Chính trị

Cách đây 12 năm, lúc tôi được 49 tuổi, đã xa đất nước VN được 24 năm, khi nghe tin chính phủ Cộng sản đổi mới chính sách, quên hết hận thù, gọi Việt kiều ngoại là khúc ruột ngàn dặm, bỏ qua quá khứ, hướng về tương lai, đoàn kết một nhà (!)…Lúc đó tôi cũng như rất nhiều người Việt tha hương so sánh một vài điều về tài chánh, về vật giá, về tình ruột thịt, bà con giữa xứ Mỹ và xứ mình, nên cũng rất là “hồ hỡi”…nhưng quên đi mất nhiều chi tiết quan trọng mà mình ở đất Mỹ không thấy được những cái sự việc khác rất thực tế đang xảy ra ở VN. Sau 2 lần về thăm lại VN năm 2000 và năm 2007 cùng với nhiều tin tức về vô số vấn đề …nhưng chỉ ghi nhận trung thực trong 10 vấn đề nêu trên thì thấy phần lớn là xấu, nhất là vấn đề y tế, an ninh, luật pháp, nên: Tôi đã bỏ hẳn ý định về VN để nghỉ hưu.

Đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn biết có người bạn cùng khóa 23 ở bên Mỹ nhưng đang có vợ ở VN , một người bạn ở Texas cũng dự tính về VN để dưỡng gìà, một bạn Việt kiều rất già có vợ trẻ, cứ sáu tháng ở VN, vài tuần về Mỹ… Một số Việt kiều dự tính về VN để sống luôn …Số còn lại mấy chục năm trước họ nhớ VN tha thiết, nhớ quay quắt, nói có về VN sống thì ”ăn đất, ăn cát cũng chịu”… sau đó họ về xây vài ba căn nhà ở VN. Bây giờ đa số họ không còn có cái tình cảm “nóng sốt” như những ngày xưa, bắt đầu âm thầm bán dần tài sản nhà cửa ở VN và chỉ về VN thăm viếng mà thôi, và quyết định sẽ chết ở Mỹ…

Tôi nêu lên dưới đây là những câu chuyện rất thật mà tôi đã theo dõi trên 20 năm và phỏng vấn họ nhiều giai đoạn, từ lúc họ nhỏ những giọt nước mắt nhớ về quê hương, lúc họ gởi tiền về VN xây nhà, cho đến lúc họ gặp tôi chấp tay xá xá lia lịa vì sợ, rất sợ cái gọi là đất nước Việt Nam của Cộng sản. Như chị Gẫm nói với tôi rằng “ Chú Nam đừng phổ biến những tin nầy sợ người ta hiểu lầm cho rằng anh chị là người vong bản quên đi đất nước quê hương của mình mà lại còn nói cái xấu nữa”. Những người bạn Việt kiều của tôi đang ở VN hay dự tính về VN tôi sẽ lần lượt phỏng vấn họ, hy vọng họ cho tôi biết những sự thật bây giờ và tương lai, bởi vì họ quan niệm “người ta sống được thì mình sống được, đừng có hù nhé, về VN thì sống mấy đời cũng không hết tiền, vật giá thì quá rẻ, bên Mỹ nầy cực quá, mình về VN có nhà lớn hơn, có kẻ hầu người hạ, có tình bà con đậm đà thắm thiết, vui gấp ngàn lần ở Mỹ, mình đừng làm chính trị chống chế độ thì đâu có ai khó dễ gì được …”
Tôi không dám nói nhiều vì cũng ngại các người bạn nầy sẽ ghét mình, thành thử cứ để thời gian và thực tế sẽ phơi bày trắng đen, biết đâu họ lại sống được như những người khác, làm bạn với Công an hiền lành, thương dân…vì thế tôi cố gắng thật khách quan khi viết bài nầy, nhưng có thể còn rất nhiều thiếu sót, nếu vô tình đụng chạm thì xin người đọc miển thứ cho và chỉ giáo thêm trong tinh thần xây dựng.

Sau đây là chi tiết 10 điều căn bản :

1. Tài chánh: Không có gì khó khăn khi so sánh lợi tức ở Mỹ hay ở ngoại quốc đối với lợi tức đầu người ở VN. Về VN sống thì có người giúp việc, có người nấu ăn, tiền hưu bổng xài cả đời không hết ….Trước năm 2010 có thể nói rằng vật giá ở VN còn rẻ so với ngoại quốc, nhưng bây giờ thì..! Anh Thu ở xóm tôi mới về VN, trở qua Mỹ đầu tháng 4/2011 nói rằng vật giá ở VN bây giờ rất cao, thí dụ: một tô mì vit tiềm trong một tiệm ăn trung bình giá khoảng 75.000 VN, tức khoảng 3 đô la rưởi…ăn một tô phở ở một tiệm tương đối sạch sẽ không có người ăn xin đứng chờ với hai bàn tay cùi hay ghẻ lỡ thì cũng xấp xỉ 4, 5 đô.!! Con re hon bên Pha’p tô mi vit tiêm hon 10euros, tô hu tiê’u re nhu’t 7 euros)vê VN an qua’ re

2. Tình người: Nếu Việt kiều về thăm viếng một thời gian ngắn thì thấy ai ai cũng đối xử với mình trong tình cảm đậm đà thân thiện hết. Người VN mình tình cảm đậm đà nhưng không dễ gì bị “người dưng nước lã” gạt, nhưng đau nhất trên đời là bị thân nhân bà con ruột thịt của mình gạt ngon ơ đau đớn lắm! Cô Nữ, Chị Hà người Tuy Hòa, về VN xây nhà, lựa mấy đứa cháu ngoan hiền đứng tên. Một thời gian sau chúng nó đem cầm sổ ĐỎ phải bỏ tiền ra chuộc tức muốn ói máu…Vợ chồng ông Điều, dân Quảng Bình di cư, bị cô em vợ sang đoạt hết mấy căn nhà ở VN tức muốn đứng tim …Dì dượng bên bà xã của tôi ở San Diego, về VN cưới thằng chồng VN cho con gái bên Mỹ, sang đây cao thủ đánh cắp hơn USD 60.000, ông bà tức quá, bây giờ chỉ cầu xin Chúa và đức Mẹ mà thôi.

Ngày 18-4-2011, trên Việt báo online tình mẹ con bà cháu ruột thịt tiêu tan chỉ vì tranh dành mảnh đất ở Thủ Thiêm …Cũng trên tờ Vietbao online, mục blog chuyện thật “Bà già ngu” bỏ tiền xây nhà ở VN, không ngờ mấy đứa em đem bán sạch, ở Mỹ một ổ bánh mì mà không có tiền mua, đấm ngực kêu trời …Còn nhiều lắm chỉ toàn là những trường hợp bị những người ruột thịt của mình gạt gẩm mà thôi ….ai cũng nói “Không biết mấy người bất lương đó ra sao, chứ anh hay chị hay cháu, hay (…) của tôi không như tụi đó đâu, gia đình tôi gia giáo, lễ nghĩa không lẽ họ dứt tình ruột thịt hay sao ….. Xin thưa rằng những người bị gạt là những người trong đầu đã có sạn, những con cáo già, không dễ có người xa lạ nào gạt được họ đâu, nhưng mọi người nên nhớ là sau vài chục năm xa cách Cộng Sản đã biến cải người dân, những người ruột thịt của mình thành những tay cao thủ “những quái chiêu lường gạt”!! Việt kiều bây giờ đối với khúc ruột ngàn dậm là những con cừu non mà thôi.

3. Con cháu: Người già ở ngoại quốc thì nhớ VN, còn về VN thì lại nhớ con cháu ở ngoại quốc. Anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, 12 năm về trước nhất định về già sẽ về VN để sống, có nghèo cũng chịu. Bây giờ có 3 đứa cháu ngoại, 4 đứa cháu nội, tất cả đều ở Mỹ,…thương quá xá, xa một ngày cũng nhớ, thành ra cũng là một lý do bỏ luôn cái vụ việc về VN để ở …
Tôi có quen với một người bạn trẻ trên dưới 50 tuổi dự trù tương lai sẽ về VN về vùng quê để dưỡng già. ”Người ta sống được thì mình sống được …” nhưng người bạn đó chưa nghĩ tới đứa con trai một của mình ở bên Mỹ mà vợ chồng cưng nhất trên đời, nếu họ có vài đứa cháu nội không biết họ có dứt khoát bỏ con cháu bên Mỹ nầy mà về VN ở luôn hay không, chưa kể còn nhiều vấn đề khác nữa như vấn đề sức khỏe, an ninh …

4. Thời tiết : Quá nóng ở VN so với nơi cư ngụ của mình ở Mỹ. Bà mẹ của người bạn trong sở , tuổi gần 80, mấy năm về trước lúc nào cũng đòi về VN để sống. Mùa Đông năm 2010 bà về thăm VN để sửa sọan về ở luôn, tôi gặp bà trở về Mỹ…Bà bảo tôi rằng sẽ chết ở bên Mỹ, không về VN nữa…Hỏi mãi bà chỉ hé ra một chi tiết nhỏ thôi: “trời quá nóng, chịu không nổi…”.

5. Thức ăn: Đồ ăn có thể ngon miệng hơn, rẽ tiền hơn …Gần đây tin tức hàng ngày thực phẩm ở VN đầy ngập những chất độc trong thức ăn khỏi cần thí dụ…

6. Y tế: Ở VN tiền thuốc thang bệnh viện quá rẽ so với nước Mỹ nhưng kỹ thuật, vệ sinh thì quá tồi tệ…(trừ việc đi trồng răng. Trồng răng bên VN rất rẽ…khoảng USD 100/cái so với Mỹ khoảng USD 1.000/cái). Nhưng anh Tư, chị Gẫm về VN bị bệnh, trong lúc chờ mổ ở Nha Trang thấy ông bác sĩ còn bận đồ ngủ pyjama, mổ bệnh nhân dao kéo mổ xẻ máu me đầy chậu, ruồi nhặng bu đầy, dùng nước lạnh trong vòi rửa xong mổ tiếp cho bệnh nhân thứ hai !…
Tôi về VN lần đầu, chỉ có 3 tuần thôi mà bị hai thứ bệnh : tiêu chảy vì ăn cây kem và ho vì ngủ dưới bốn cây quạt trần …Khi bị bệnh thì việc đầu tiên là tôi muốn bay trở về Mỹ lập tức vi thuốc ở VN không trị nổi. Rất nhiều người già về VN chơi bị bệnh, con cháu gởi phi cơ cho họ trở về Mỹ liền ngay, như những người còn trẻ cũng đổi vé phi cơ trở về Mỹ khi biết bệnh của mình hơi bị nặng …

7. An ninh: Quá tệ, cướp giật ở thành thị, trộm cướp ở thôn quê. Cô em vợ vượt biên lúc 14 tuổi, sang Pháp lập gia đình, về VN thăm lúc 34 tuổi cứ tưởng xả hội VN giống bên Pháp, bị cướp giựt xách tay ngay chợ Bến Thành, mất hết giấy tờ làm việc với Công An sợ quá bây giờ không dám về VN …Cũng anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, về xây nhà ở Thành, lúc về thăm VN bị trộm, bị cướp vài lần, nhà cửa giao cho đứa em xây bất hợp pháp, bây giờ cho không chánh quyền để đở tốn tiền thuê nhân công phá bỏ….

8. Môi trường Từ không khí, nước sông, nước hồ ô nhiểm đầy bệnh truyền nhiểm như hepatitis, bệnh lao, bệnh lãi …Nếu sống ở ngoại quốc với những điều kiện vệ sinh khi đã quen thì về VN mà tính ở luôn thì thì cũng phải là một người không bao giờ sợ bệnh, không sợ dơ và thật sự thương xứ VN lắm đó …

9. Luật pháp: Luật rừng, hối lộ là qua được hết, làm ăn lớn mà chi không đủ thì cũng có ngày bỏ của chạy lấy người …Công an là vua, bỏ tù bất cứ ai chống chế độ một cách hợp pháp, ai ai cũng biết chẳng cần thí dụ …

10. Chính trị: Quá tệ đảng CS tàn ác độc tôn, bỏ tù, thủ tiêu những người yêu đất nước, thương dân tộc, nói ra sự thật, kể cả những đãng viên lâu đời …Dân chúng sợ sệt, không có dân chủ , nếu sống quen ở nước tự do thì không biết có chịu nổi cảnh sống nầy hay không… Chắc ai cũng biết, không cần thí dụ …

Để kết luận, tôi mượn lời của ông Khánh Hưng: “Ở trên trái đất nầy, không hề có thiên đàng. Điều mà anh và tôi tìm kiếm không phải là một xã hội hoàn hảo, mà là một xã hội ít có sự bất công hơn, ít có sự lừa dối hơn, và ít có cái xấu hơn. Trong ý nghĩa nầy, thì nước Mỹ là một mô hình tốt hơn vạn lần so với cái xã hội Việt Nam Cộng Sản, nơi mà sự ác, sự bất công, và sự lừa dối đang thống trị xã hội…”

Nói như nhà thơ Trần trung Đạo:

” Việt nam nay để thương, để nhớ, chớ không phải để ở.. ”

Xét cho cùng cũng chẳng có gì để mà “phải thuơng phải nhớ” cả ! Sống với CS : Đồng tiền đã làm thay đổi hết tình nghĩa con người ! Cảnh vật thì đã chết dần theo thời gian ! VN chỉ còn là dĩ vãng !

Ai muốn về VN để hưởng tuổi già xin mời suy nghĩ.

Đất Nước Mình Có Gì Ngộ Đâu Em!

Đất Nước Mình Có Gì Ngộ Đâu Em!
( Trần Kim Thành – gửi cô Trần Thị Lam)

Đất nước mình có gì ngộ đâu em!
Đến quyền con người giờ cũng không còn nữa,
Bốn ngàn năm để đời sau nguyền rủa
Những bất công thành rất đỗi bình thường(!)

Đất nước mình có gì lạ đâu em
Những dự án và tượng đài nghìn tỷ
Được dựng lên đâu phải để kì vĩ
Sự xa hoa xây trên triệu mảnh đời!

Đất nước mình chẳng buồn được nữa đâu em
Khi nỗi đau đã trở thành chai sạn.
Tài nguyên giờ chỉ còn rừng trơ và biển cạn,
Những cánh đồng hoang hóa xác xơ…

Đất nước mình thương lắm em ơi!
Em thấy không? ngoài kia bao mảnh đời bất hạnh
Cứ miệt mài mưu sinh trong ngổn ngang nghich cảnh
Chẳng bao giờ đòi hỏi tổ quốc ghi.

Em đừng hỏi anh đất nước sẽ về đâu
Đừng hỏi trời xanh, hỏi người sau, người trước
Hãy hỏi thế hệ mình – đang làm chủ đất nước
Đã làm gì mà đất nước phải quặn đau…!

HINH ANH

 

Không tội ác nào có thể che giấu, chẳng kẻ nào ngăn nổi bước chân của nhân dân tôi

Không tội ác nào có thể che giấu, chẳng kẻ nào ngăn nổi bước chân của nhân dân tôi

nguyenhuuvinh

nguyenhuuvinh's picture

RFA

Sáng 1/5/2016, thông tin từ chiều qua lan truyền trên mạng là sự bố ráp công phu của nhà cầm quyền VN dùng các lực lượng ăn tiền dân để đi… canh giữ nhân dân. Ai cũng biết rằng họ đang lo ngại một cuộc bày tỏ ý kiến, sự lo lắng và đồng hành của người dân đối với các nạn nhân chịu khó khăn vì biển ô nhiễm.

Thế nhưng, ở hai đầu đất nước đã đồng loạt xuống đường, đồng hành với Miền Trung, đồng hành với những ngư dân, những trẻ em đang bị đe dọa từng ngày ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

“Của dân, do dân, vì dân” – Chính quyền hay thảm họa?

Người dân bình thường, những người lương thiện không thể hiểu tại sao trong Thảm họa miền Trung đang xảy ra, nhà cầm quyền có những cách xử trí, lời nói và hành động gây ngạc nhiên đến thế.

Thảm họa đã xảy ra cả tháng nay, không chỉ có một số  cá biển đã chết mà lần lượt các loài sinh vật biển, ngao sò, cây cối cho đến chim chóc đã bắt đầu bị tiêu diệt bằng thuốc độc giấu trong lòng biển.

Không chỉ có các loài sinh vật biển,con người VN cũng đã bắt đầu bỏ mạng với thảm họa này.

Không chỉ có một vài nơi thuộc miền Trung bị ảnh hưởng, mà nguy cơ này đang ngày càng tăng, phạm vi ngày càng lan rộng nhiều nơi, đến cả hàng trăm km.

Không phải chỉ một vài ngày hay một vài năm, theo các nhà khoa học thì với lượng độc tố kim loại nặng và những chất cực độc đang đầu độc biển hiện nay, thảm họa sẽ kéo dài hàng thế kỷ.

Lẽ ra, với một thảm họa như vậy, một nhà nước “của dân, vì dân, do dân” được nuôi bằng tiền thuế từ những người dân nuôi cá, làm nghề biển và các dịch vụ từ biển đã một nắng hai sương  phải làm mọi cách để bảo vệ họ.

Lẽ ra, nhà nước bao năm nay đã thu mỗi lít xăng 3.000 đồng tiền thuế môi trường,với lực lượng cảnh sát môi trường đang nuôi béo, đã phải ra tay hành động với chính kẻ đã đầu độc biển của đất nước này, trừng trị những kẻ phá hoại giống nòi Việt Nam.

Thế nhưng, hầu như những hành động của nhà nước, chính quyền thời gian qua đang thể hiện thái độ ngược lại.

Vậy, câu hỏi  đặt ra ở đây, cái “của dân, do dân, vì dân” ở đây là gì? Đó là chính quyền hay thảm họa?

Lúng túng bao che. Ai gây nên niềm đau ấy?

Có thể thấy ngay điều này khi mà thảm họa xảy ra, báo chí, người dân đã ngay lập tức chỉ ra Formosa là thủ phạm. Hàng trăm tấn độc chất đã được đưa về sử dụng súc xả đường ống không ai quản lý. Hệ thống nước thải ngầm ra biển đặt sâu dưới lòng đất đã phun trào thứ nước chết chóc đó một thời gian dài, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, con người đã ngộ độc hàng loạt và đã có những người bỏ mạng. Đời sống người dân điêu linh, khốn đốn.

Dư luận bất bình, đòi hỏi sự ra tay ngay lập tức của những kẻ tự nhận trách nhiệm “lãnh đạo toàn diện và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” trước thảm họa này.

Thế nhưng, ông Tổng bí thư Đảng vào ngay giữa nơi mà người dân cho biết là trung tâm gây thảm họa, gặp gỡ, cười phớ lớ với thủ phạm rồi khen “đúng hướng” và ra về không cần ghé mắt qua những người dân đang ngoắc ngoải vì hậu quả đầu độc.

Sự im lặng này, được coi là “sự im lặng chết chóc”.

Hệ thống quan chức lập tức lên tiếng phủ nhận: Không có liên hệ giữa Formosa và đầu độc biển. Một thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường được phái vào đã lập tức bao biện cho việc xả độc bằng đường ngầm: “Được phép”. Ít hôm sau, Bộ trưởng vào tận nơi phát biểu: Luật không cho phép…”

Thậm chí, đến khi bị truy vấn về việc nhiễm độc kim loại nặng, mối nguy cơ khủng khiếp cho đến các thế hệ sau thì Thứ trưởng Bộ TN-MT lùng túng xua tay: “Hỏi như thế là tổn hại cho đất nước”

Tổn hại cho “đất nước” ư? Tổn hại như thế nào nếu cứ giấu kín một nguy cơ tiềm ẩn giết hàng loạt con người, đầu độc dân tộc này bằng bệnh tật, bằng ô nhiễm. Có phải ông muốn để người dân cứ thế ăn, cứ thế tắm, cứ thể sử dụng sản phẩm biển để rồi cứ chết, cứ bệnh tật. Còn ông ta và cả hệ thống cầm quyền của ông ta vẫn bình chân như vại và cứ thế tiêu tiền dân.

Thực ra, cả hệ thống cầm quyền đã không dám chỉ ra đích danh thủ phạm của vụ đầu độc biển này, thủ phạm đầu độc vùng biển bắt đầu từ Hà Tĩnh là ai, khi người dân biết cả. Ngư dân còn trưng biển nêu rõ: “Formosa cút khỏi Việt Nam” để “Trả lại biển sạch cho tôi”.

Và trên mạng xã hội, câu hát của các ca sĩ, của cả đất nước này đang vang lên “Ai? Ai gây nên niềm đau ấy? Ai gieo vào lòng biển cái chết hôm nay”?

Bởi, đằng sau thủ phạm Formosa là chính quyền hiện tại, kẻ đã dắt tay, mời mọc và tung hứng cho đại họa này.

Lẽ ra, việc cần làm của nhà cầm quyền, là ngay lập tức mổ xẻ nguyên nhân, kiểm tra kiểm soát mức độ ô nhiễm, cảnh báo cho người dân mức độ nào có thể  giới hạn và hiện trạng như thế nào, để người dân biết mà sử dụng, mà sinh sống, mà bớt phần hoang mang, lo lắng.

Thế nhưng không, hết chuyến thăm này đến cuộc họp kín khác nhưng người dân không hề biết mình đang đối diện với những nguy cơ gì, mức độ nào? Chỉ biết chết, chết, chết… cái chết diễn ra trước mắt rất… tự nhiên.

Thậm chí, tệ hại hơn, là những quan chức nhà nước còn tự biến mình thành nhân vật quảng cáo cho tử thần. Phó Chủ tịch Tỉnh Hà Tĩnh kêu gọi người dân cứ ăn cá nhiễm độc và tắm biển.

Vài hôm nay,từ Bộ trưởng đến quan chức lại thi nhau ra biển tắm và ăn cá rồi đưa lên báo chí nhằm cổ vũ cho người dân ăn cá, tắm biển… Mặc dù người dân chưa có bất cứ một điều gì để đảm bảo rằng những con cá ông quan kia đang ăn, những nơi ông quan kia tắm, có giống với những con cá đang ngâm mình trong nước biển nhiễm đầy độc tố kim loại nặng mà nếu họ ăn vào, thì đời con, đời cháu họ không gỡ nổi?

Không có tội ác nào có thể che giấu, không có gì ngăn nổi bước chân người dân

Trở lại cuộc xuống đường sáng 1/5/2016 đồng hành cùng nạn nhân của thảm họa đầu độc Biển miền Trung, dù nhà cầm quyền khắp nơi đã bỏ ra bao tiền của, con người và công sức ngăn chặn nhiều người có ý thức dân tộc, biết lo lắng trước hiểm họa của đất nước. Dù báo chí đã phải im lặng, gỡ bài vở, thông tin… đủ cách để bịt miệng, bịt tai người dân nhấn họ vào vùng nước nhiễm độc và ăn thức ăn đã ngấm cái chết.

Thế nhưng, khắp nơi với hàng ngàn người đã bất chấp mọi sự khó khăn. Hàng ngàn người vẫn đổ về trung tâm Thủ đô, về Sài Gòn cùng lúc đồng hành với ngư dân, học sinh ở Miền Trung, ở Quảng Bình, Hà Tĩnh…

Điều đó đang thể hiện một sự thật – một sự thật mà nhà cầm quyền không hề mong muốn: Không có tội ác nào có thể bao che, không ai ngăn được bước chân nhân dân, khi nỗi đau của họ đã đến tận cùng.

Những hành động bắt bớ, trấn áp, bịt miệng… chỉ là những thanh củi chất thêm vào cái lò căm hờn của người dân với một chế độ ngày càng tỏ ra phản động với sự tiến bộ của đất nước, bước đi lên của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

Những hành động mà đến một mức độ nào đó sẽ là mồi lửa cuối cùng bùng lên thiêu đốt chính những kẻ phản dân hại nước mà thôi.

Ngày 1/5/2016, ngày cả nước đồng hành cùng nạn nhân Thảm họa môi trường miền Trung.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguyễn Quang Lập – Sài Gòn giải phóng tôi

Nguyễn Quang Lập – Sài Gòn giải phóng tôi

By Uyên Nguyên on Tháng Tư 30, 2016 • ( 2 )

BOLAP
Nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) – ảnh: Uyên Nguyên

Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.

Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.

Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!

Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.

Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác – Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác – Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.