IM LẶNG LÀ VÀNG

IM LẶNG LÀ VÀNG

 LM Jos Tạ Duy Tuyền

Im lặng là vàng.  Đó là câu châm ngôn mang nhiều ý nghĩa và được coi như là một triết lý sống.  Triết lý sống ấy, phần lớn do người ta ngao ngán với “nhân tình, thế thái”.  Mặt khác,  cũng có một số người nghĩ  im lặng sẽ đảm bảo cho sự an toàn của bản thân trong mọi lúc, mọi nơi.  Rồi từ chỗ ít nói, ngại nói, không dám nói  những điều mình đang trăn trở, nghĩ suy, người ta trở nên dửng dưng trước mọi biến động của xã hội.  Dẫn đến tình trạng tôn thờ chủ nghĩa MAKENO, dửng dưng với những bất hạnh của tha nhân.  Im lặng là vàng cũng rất cần thiết để mình cân nhắc sự việc, để mình suy tính, không vội vã mà hành động khôn ngoan hơn.

Im lặng là vàng đôi khi còn là cơ hội để đón nhiều sự may mắn và niềm vui.

Người ta kể rằng: Edison vừa phát minh một dụng cụ điện tử, ông muốn bán phát minh này với giá 3.000 USD, và tự nhủ nếu các thương gia chỉ trả 2.000 USD cũng được.  Lúc gặp nhau, họ hỏi ông về giá cả, Edison lúng túng im lặng chưa biết phải nói như thế nào.  Một người trong số họ đành phải bắt đầu trước:

– Chúng tôi không trả cao đâu, ông nghĩ sao với cái giá 40.000 USD?

Đúng là “Im lặng là vàng”.  Ở đời người ta chỉ cần học được chữ nhẫn, chữ nhịn trong im lặng sẽ mang lại biết bao niềm vui của chiến thắng hân hoan.

Hôm nay, chúng ta chiêm ngắm một con người đã làm nên chuyện phi thường trong im lặng.

Trước  mọi vấn đề Ngài đều im lặng để tìm hiểu, để suy xét và đón nhận.  Sự im lặng của Ngài không phải là của kẻ khiếp nhược trước sự dữ của cuộc đời.  Sự im lặng của ngài thể hiện lòng phó thác tin yêu trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

THANH GIUSE

Ngài im lặng để tìm kiếm ý Chúa.  Ngài im lặng để lắng nghe tiếng nói của con tim luôn rung nhịp yêu thương.  Ngài im lặng để cho tiếng Chúa vang lên trong tâm hồn của mình mà nhờ đó Ngài đã hết lòng phụng sự theo thánh ý Chúa.

Đó chính là thánh cả Giuse.  Một vị đại thánh không để lại một lời huấn dụ nào nhưng lại được cả Giáo hội qua bao thế hệ yêu mến, tôn kính.  Ngài không để lại di ngôn nhưng để lại một đời sống nội tâm thật phong phú.

Phúc âm ghi lại trước mỗi biến cố xảy đến ngài thường chọn im lặng để lắng nghe tiếng Chúa.  Ngài đã im lặng khi biết tin Maria đã mang thai, nhờ đó mà ngài nghe được tiếng Chúa bảo ngài đón nhận Maria về nhà làm bạn mình.  Ngài im lặng trước biết bao phong ba bão tố trong cuộc đời hài nhi, nhờ đó mà ngài đã làm cho mọi sự nên trọn khi ngài gìn giữ hài nhi Giê-su vượt qua giông tố cuộc đời.  Ngài đã im lặng khi tìm kiếm con bôn ba suốt ba ngày trời, nhờ đó mà ngài đã vâng theo thánh ý Chúa dù rằng ngài chưa hiểu hết những gì đang xảy ra.

Lý do cho sự im lặng của ngài không phải là do sợ hãi hay nhu nhược mà là ngài tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa.  Thử hỏi, nếu ngài không tin vào Thiên Chúa có lẽ ngài đã ngã lòng trước biết bao biến cố xảy ra trong cuộc đời hài nhi Giê-su?  Từ khi nhập thể cho đến khi chào đời, khôn lớn phải trải qua biết bao sóng gió.  Nhờ đức tin ấy mà ngài đã dẫn dắt gia đình sống trong bình yên.  Nhờ đức tin ấy mà ngài đã chu toàn mọi sự theo thánh ý Thiên Chúa.

Cuộc đời luôn có biết bao điều xảy ra ngoài dự định của chúng ta, và đôi khi còn vượt lên trên trí hiểu của chúng ta.  Xin cho chúng ta biết im lặng để tìm ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời.  Xin cho chúng ta biết noi gương thánh Giu-se luôn tận tụy với bổn phận của mình trong niềm phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa.  Ước gì chúng ta cũng học bài học im lặng để khôn ngoan cân nhắc trước mọi biến cố xảy ra.  Amen

 LM Jos Tạ Duy Tuyền

Langthangchieutim  gởi

Tưởng Năng Tiến – Buồn Vào Hồn Không Tên

Tưởng Năng Tiến – Buồn Vào Hồn Không Tên

Tưởng Năng Tiến

17-3-2017

Có lần, tôi nghe giáo sư Nguyễn Văn Lục phàn nàn: “Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi ‘tìm thù’ và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.”

Hơn bốn mươi năm sau, sau cái chiến dịch “tìm thù” bắt đầu từ năm 1975, có bữa tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc thì chuông điện thoại reo:

– Tiến hả?
– Dạ…
– Vũ Đức Nghiêm đây…
– Dạ…
– Anh buồn quá Tiến ơi, mình đi uống cà phê chút chơi được không?
– Dạ …cũng được!

Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Tôi cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà muốn đi đâu thì đi, và muốn đi giờ nào cũng được – mấy cha?

Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi … ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!

Vũ Đức Nghiêm sinh sau Mai Thảo và trước Hoàng Anh Tuấn. Ông chào đời vào năm 1930. Hơn 80 mùa xuân đã (vụt) trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng với nước mưa và nước mắt – đã ào ạt (và xối xả) chẩy qua qua cầu, hay trôi qua cống. Những dịp đi chơi với ông (e) sẽ cũng không còn nhiều lắm nữa. Tôi chợt nghĩ như thế khi cho xe nổ máy.

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm. Ảnh:honque

Quán cà phê vắng tanh. Nhạc mở nhỏ xíu nhưng tôi vẫn nghe ra giai điệu của một bài hát rất quen:

“Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương…”

– Hình như là nhạc của Vũ Đức Nghiêm … Anh nghe xem có đúng không? Tôi đùa.

– Em nói nghe cái gì?

– Anh thử nghe nhạc coi…

– Nhạc của ai?

Tôi chợt nhớ ra là ông anh đã hơi nặng tai nên gọi cô bé chạy bàn:

– Cháu ơi, người ngồi trước mặt chúng ta là tác giả của bản nhạc Gọi Người Yêu Dấu mà mình đang nghe đó. Cháu mở máy lớn hơn chút xíu cho ổng … sướng nha!

Thấy người đối diện có vẻ bối rối vì cách nói vừa dài dòng, vừa hơi quá trịnh trọng của mình nên tôi cố thêm vào một câu tiếng Anh (vớt vát) nhưng ngó bộ cũng không có kết quả gì. Đúng lúc, chủ quán bước đến:

– Cháu nó mới từ Việt Nam sang, ông nói tiếng Mỹ nó không hiểu đâu. Ông cần gì ạ?

– Dạ không, không có gì đâu. Never mind!

Tôi trả lời cho qua chuyện vì chợt nhận ra sự lố bịch của mình. Cùng lúc, bản nhạc của Vũ Đức Nghiêm cũng vừa chấm dứt. Tôi nhìn anh nhún vai. Vũ Đức Nghiêm đáp lại bằng một nụ cười hiền lành và … ngơ ngác!

Tự nhiên, tôi thấy gần và thương quá cái vẻ ngơ ngác (trông đến tội ) của ông. Tôi cũng bị nhiều lúc ngơ ngác tương tự trong phần đời lưu lạc của mình. Bây giờ hẳn không còn ai, ở lứa tuổi hai mươi – dù trong hay ngoài nước – còn biết đến tiếng “Gọi Người Yêu Dấu” (“ngập ngừng tha thiết bồn chồn”) của Vũ Đức Nghiêm nữa. Thời gian, như một giòng sông hững hờ, đã vô tình bỏ lại những bờ bến cũ.

Vũ Đức Nghiêm, tựa như một cây cổ thụ hiếm hoi, vẫn còn đứng lại bơ vơ bên bờ trong khi bao nhiêu nhạc sĩ cùng thời đều đã ra người thiên cổ. Trúc Phương là một trong những người này. Qua chương trình Bẩy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam đã cho biết nhiều chi tiết vô cùng thê thiết về cuộc đời của người viết nhạc (chả may) này.

Trang sổ tay hôm nay, chúng tôi xin được nắn nót ghi lại đây những nhận xét của Hoài Nam, và mong được xem như một nén hương lòng (muộn màng) gửi đến một người đã khuất:

Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình. Ông tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, ra chào đời năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”

“Nhạc của Trúc Phương thường buồn, rất buồn. Trong số những ca khúc của ông, hình như, chỉ có hai bản vui. Đó là: Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Riêng bản Chiều Làng Em nói rằng vui là so sánh với những sáng tác khác của ông. Chứ Thực ra, bản nhạc này tuy có nội dung êm đềm trong sáng nhưng giai điệu của nó cũng man mác buồn. Không hiểu vì cuộc đời của Trúc Phương vốn nhiều chuyện buồn và đã được ông gửi gấm vào dòng nhạc hay vì ông thích sáng tác nhạc buồn nên riết rồi nó ám vào người, chỉ biết những sáng tác phổ biến nhất, nổi tiếng nhất của ông đều là những ca khúc buồn: Chiều Cuối Tuần, Nửa Đêm Ngoài Phố, Tầu Đêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Đường Chiều …”

Tháng 4 năm 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn video phỏng vấn ông, được Trung Tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc Phương cho biết:.

“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,’bèo dạt hoa trôi’… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng cha đi tiểu vỉa hè’, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này…”

Chất liệu, rõ ràng, đã có (và có quá dư) nhưng cơ hội để Trúc Phương viết bài sau này (tiếc thay) không bao giờ đến – vẫn theo như lời của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:

Vào một buổi sáng năm 1996, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá.”

“Chúng ta ở đây là những người yêu nhạc, trong nước cũng như hải ngoại, bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Bởi vì hơn ba mươi ca khúc nổi tiếng của ông cho dù có một hai bài có nhắc đến chữ ‘cộng hoà’ vẫn phải được xem là những tình khúc viết cho những con người không phải cho một chế độ chính trị nào. Những con người sinh ra và lớn lên trong một cuộc chiến không lối thoát với niềm khắc khoải chờ mong một ngày thanh bình . Cuối cùng thanh bình đã tới nhưng không phải là thứ thanh bình mà những ‘con tim chân chính’ trong nhạc của Lê Minh Bằng hằng mơ ước mà là thứ thanh bình của giai cấp thống trị, của một thiểu số may mắn nào đó. Chính cái thanh bình ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trong đó có người Việt Nam xấu số đáng thương tên Nguyễn Thiện Lộc, tức nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng của chúng ta.”

Thôi thì cũng xong một kiếp người! Và dòng đời, tất nhiên, vẫn cứ lạnh lùng và mải miết trôi. Sáng nay, tôi lại chợt nhớ đến Trúc Phương sau khi tình cờ đọc được một mẩu tin ngăn ngắn – trên báo Pháp Luật:

Ngày 31-1, một số cán bộ hưu trí, người dân ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TP.HCM) bức xúc phản ánh cuộc họp mặt đầu năm do phường tổ chức … Ngay phần khai mạc lúc gần 9 giờ sáng, trên nền nhạc hip hop, hai phụ nữ ăn mặc hở hang, thiếu vải lên nhún nhảy, múa những động tác khêu gợi. Hai thanh niên múa phụ họa. Quan sát đoạn video chúng tôi thấy nhiều cán bộ hào hứng xem tiết mục ‘lạ mắt’ này. Có cán bộ còn dùng điện thoại quay lại cảnh hai cô gái biểu diễn, ưỡn người và ngực về phía khán giả. Nhiều người tham gia rất hào hứng, chỉ trỏ, thì thầm vào tai nhau…

Chúng tôi tiếp tục liên lạc với bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch phường kiêm Chủ tịch Công đoàn phường … bà Tuyền lý giải: ‘Tiết mục múa chỉ diễn ra gần 3 phút và đây là vũ điệu theo phong cách Hawaii nên hơi lạ…”

Nếu ngay sau khi chiếm được miền Nam mà qúi vị cán bộ cộng sản cũng có được cách “lý giải” tương tự thì thì Mai Thảo, Hoàng Anh Tuấn … đã không phải bỏ thân nơi đất lạ. Vũ Đức Nghiêm cũng đã tránh được những giây phút bơ vơ, ngơ ngác, lạc lõng ở xứ người. Và Trúc Phương thì chắc chắn vẫn sẽ còn ở lại với chúng ta, vẫn có những đêm khắc khoải buồn vào hồn không tên, thay vì nằm chết cong queo trong đói lạnh – trên một manh chiếu rách – với tài sản duy nhất còn lại chỉ là một đôi dép nhựa.

Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tội ác!

Cửu Bình – Cuốn sách giải thích vì sao người Trung Quốc ngày càng “xấu xa”

From facebook: Tinh Hoa with Sự Thật and Khai Tri.
ĐCSTQ nhận ra tầm quan trọng của văn hóa, nên đã thành lập “văn hóa Đảng”, kiểm duyệt thông tin gắt gao, loại bỏ “đức nhân” truyền thống của con người như: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Cuộc tấn công vào các giá trị đạo đức thể hiện rõ trong chiến dịch “Phá Tứ Cựu” trong Đại Cách mạng Văn hóa, nghĩa là phá bỏ quan niệm cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ.

Văn hóa Đảng là văn hóa tranh đấu, đạp đổ và phá bỏ, hiện đã thấm nhuần trong tư tưởng từng người dân Trung Quốc bởi quá trình đầu độc bài bản và có hệ thống từ khi họ bước vào độ tuổi cắp sách đến trường. Văn hóa ấy trở thành máu huyết lưu thông trong tư tưởng mà chính bản thân họ cũng không thể nhận ra. Đây là điều độc ác nhất mà ĐCSTQ thực hiện với người dân của họ, mục tiêu là biến đổi lương tri, gieo vào đầu con người những quan điểm, chuẩn mực lệch lạc, làm méo mó và biến dị tư tưởng, cuối cùng người dân sẽ hoàn toàn “thuần phục” Đảng.

. Cửu Bình, cuốn sách miêu tả chân thực và sâu sắc bản chất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ),…
TINHHOA.NET

Nước chảy mây tan, tình bất diệt,

Suy Tư Tin Mừng Trong tuần thứ 3 mùa Chay năm A 19/3/2017

Tin Mừng: (Ga 4: 5-42)

Khi ấy, Đức Giêsu đến một thành xứ Samari, tên là Xykha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giuse. Ở đấy, có giếng của ông Giacóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.

Có một người phụ nữ Samari đến lấy nước. Đức Giêsu nói với người ấy:”Chị cho tôi xin chút nước uống!” Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Samari liền nói: “Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?” Quả thế, người Do-thái không được giao thiệp với người Samari. Đức Giêsu trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: “Cho tôi chút nước uống”, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống.” Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy.” Đức Giê-su trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.”

Người phụ nữ nói với Đức Giêsu:”Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước.”

Người phụ nữ lại nói với Ngài:”Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ. Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo:Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa.” Đức Giêsu phán:”Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem.Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” Người phụ nữ thưa:”Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Đức Giêsu nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây.” Vậy, khi đến gặp Người, dân Samari xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giêsu nói còn đông hơn nữa. Họ bảo người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian.”

&   &   &

“Nước chảy mây tan, tình bất diệt,”

Tình theo bước khách bốn phương trời.”

(dẫn từ thơ Hồ Dzếnh)

Bốn phương trời, tình theo bước khách, phải chăng là bước chân âm thầm của Đấng Nhân Hiền hằng đưa dẫn mọi người về lại với Cha như trình thuật thánh sử, đà ghi chép?

Trình thuật thánh Gioan hôm nay ghi, là ghi về một đối thoại hãn hữu giữa Đức Giêsu và nữ phụ xứ Samari. Đây là biến cố ít khi thấy nơi người Do Thái, mọi thời đại. Do thái xưa, vẫn coi nữ phụ xứ Samari là kẻ vô dụng, về nhiều thứ. Phụ nữ muốn múc nước về dùng, đều phải ra giếng. Thông thường, muốn ra giếng Gia-cóp, phụ nữ phải đi thành đoàn. Trình thuật hôm nay, kể về nữ phụ hôm ấy, không chỉ một thân một mình đến múc nước giếng mà thôi, nhưng còn dám tiếp chuyện với Đấng lạ mặt, một nam nhân Do thái. Đó, là điều tối kỵ. Đó, chính là vấn đề.

Vấn đề nặng nề hơn, khi người tiếp chuyện với nữ phụ ngoài luồng giữa “thanh thiên bạch nhật”, lại là Đấng Nhân Hiền từng hành xử nghiêm minh, nhất mực. Thật hiếm khi thấy Đức Giêsu đối thoại cả với nữ phụ về nhiều vấn đề, ngay cạnh giếng Gia-cóp, tức chốn thánh thiêng truyền thống, rất gắt gao.

Cũng vì tính cách gắt gao/nghiêm túc ấy, nên cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và nữ phụ Samari đầy những chuyện ngoại lệ. Vì ngoại lệ, nên nữ phụ Samari cứ phân tâm nói chuyện khác, khiến Chúa cứ phải gạt sang một bên những chuyện không cần thiết. Vì, Ngài có một số điều quan trọng muốn nói và tặng ban để chị lưu tâm. Cuối cùng, Ngài đành chấp nhận ở vào cảnh huống có ngoại lệ.

Trình thuật hôm nay đưa ra một số điều ngoại lệ không mang ý nghĩa gì, như câu:“còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt”, “đồng lúa chín vàng chờ ngày gặt hái”, “kẻ này gieo, người kia gặt”, càng làm cho cuộc đối thoại giữa Chúa và người nữ phụ trở nên “ngoại lệ” hơn. Câu chuyện ngoại lệ còn thấy ở nhiều điểm khác, rất tinh tế.

Trước hết, là giới tính. Ngày nay, nam nhân được phép nói chuyện thẳng thắn, công khai với phụ nữ ở chốn đông người, đâu thành vấn đề. Khi xưa, thì không dễ. Và, đối thoại với nữ phụ Samari, Đức Giêsu như ngầm bảo: ta hiện diện nơi đây, cũng là chuyện bình thường, rất mọi ngày?

Và, một ngoại lệ khác, về sắc tộc. Cũng không hẳn là chuyện kỳ thị, nhưng hỏi rằng: người Do thái xưa có được nói chuyện dễ dàng với người Samari “ngoài luồng” không? Hoặc, vì luật cấm, nên đôi bên cứ phải tránh né nhau? Đối thoại với nữ phụ Samari, Đức Giêsu như ngầm chứng tỏ một luận cứ: nói chuyện với nữ phụ, không là vấn đề! Chúng ta đều là con người!

Rồi, ngoại lệ khác, về giáo dục. Chắc hẳn có người hỏi: các thày tư tế có được nói chuyện với người ít học không? Cuộc đối thoại với nữ phụ Samari, ra như Chúa muốn ngầm tỏ bày một nhận xét, là: xem ra chị cũng là người thông minh, dù chưa từng đến trường lớp để được học!

Ngoại lệ kế tiếp, là về lịch sử. Ngày nay, ta có nên suy tư về hiện tại và về con người ở đây, ngay thời này không? Hỏi là hỏi thế, chứ dường như Sách thánh chỉ kể về quá khứ với chuyện lão phu hay lão phụ đáng kính, mà thôi. Đối thoại được kể lại hôm nay, chừng như Đức Giêsu muốn ngầm nhắn với người đọc, rằng: bản thân TA cũng đâu muốn đem Kinh với Sách ra mà bàn. Thật sự, điều TA muốn đề cập chỉ là về chị, thôi.

Và, thêm một ngoại lệ nữa, về chốn phụng thờ. Có câu hỏi, rằng: thờ phượng Chúa nơi nào là thích hợp hơn cả? Với người Do thái, câu trả lời sẽ là: đền Giêrusalem. Với người Samaritanô, đương nhiên là núi thánh Gerizim, gần Sechem. Đối thoại với nữ phụ ngoài Đạo, dường như Đức Giêsu muốn ngầm bảo rằng: một ngày kia, TA đâu cần đền thờ nào nữa. Tất cả chỉ cần yêu kính Chúa, thế là đủ.

Cuối cùng, là ngoại lệ thật rõ nét về bí nhiệm của cuộc sống trong quá khứ mà người người cứ tưởng rằng chẳng ai biết đến, dù là Chúa. Bí nhiệm cuộc sống riêng tư, như nữ phụ Samari được biết có đến năm bảy đời chồng. Và thêm nữa, ta có nên cho đó chuyện quan trọng bậc nhất, trong cuộc sống không? Đối thoại với nữ phụ Samari, Đức Giêsu như muốn nói: Tốt. TA biết tất cả mọi sự về con. Bởi thế nên, cũng đừng lo lắng gì về Ta, hết.

Đức Giêsu thật kiên nhẫn. Dù, nghe đủ thứ chuyện, nhưng Ngài lại không mấy quan tâm thích thú. Ngài chỉ muốn đem đến cho nữ phụ Samari, cũng như mọi người, thông điệp thật sự quí giá, đó là: sự sống là quà tặng. Và, khi nhận được quà, mọi người cũng nên cảm kích biết ơn, thế mới phải.

“Nếu chị nhận ra đó là quà tặng Chúa ban”“Nếu chị biết rằng Chúa đang ban ơn cho chị”… chính là khẳng định rất chắc nịch. Khẳng định rằng: Tất cả là quà tặng, từ Chúa. Quà Ngài ban, vẫn đổ tràn xuống với mọi người. Quà ấy, là tình thương yêu trìu mến xuất từ Thiên Chúa. Tất cả những gì mà mọi người cho là mình sở hữu, tất cả những gì mình làm hoặc suy nghĩ, nhất nhất đều là quà tặng.

Chính đó là điều mà mọi người lâu nay vẫn tuyên tín. Vẫn tin vào một Thiên Chúa, Đấng tạo thành vạn vật. Đấng ban cho ta hết mọi thứ, như quà tặng không, biếu không. Và hiểu rằng, ý nghĩa quà tặng sự sống Chúa trao ban, làm cho cuộc sống của ta nên đáng sống. Nhưng oái oăm thay, đôi lúc ta cứ muốn độc lập hẳn với Chúa. Cứ suy nghĩ và hành động như thể mọi sự là của ta, do ta kiếm ra. Chứ chẳng phải của ai cho, hết.

Bởi thế nên, lắm lúc ta cứ hành xử như mình là chủ-nhân-ông đích thật mọi sự vật. Chủ, mọi sự vật cũng như tài sản mình đang nắm giữ. Rồi từ đó, lại có cảm giác cứ trách móc cho rằng Thiên Chúa không tạo dựng nên mọi sự cho ta sử dụng, ngay từ đầu. Sau các cơn địa chấn với sóng thần gây kinh hoàng ở đây đó, nhiều người xem ra mới mở mắt, biết rằng: những gì mình lâu nay sở hữu, thật sự không phải là của mình, do mình kiếm ra. Mà là, do Chúa tặng để mình tạm thời sử dụng, thôi. Sử dụng, theo cung cách rất độ lượng ngõ hầu mình có thể giùm giúp người khác, đang cần thiết hơn.

Quà tặng lớn nhất trong đời mọi người, chính là sự sống. Tựa hồ như giòng chảy ở trên sông. Như mạch suối ngầm trồi lên từ lòng đất. Như Chúa từng quả quyết: “Nước Ta ban, sẽ nên mạch suối trong đó có nước vọt, đem lại sự sống đời đời.” (Ga 4: 14)

Bởi thế nên, hãy dừng lại! Đừng hành xử như người ai oán, sầu thảm, chẳng biết ơn. Hãy ngưng trách móc người đời không còn nhớ đến mình. Không nhớ, để giúp tôi sung sướng, hạnh phúc. Trái lại, hãy trở thành động lực sinh động, trong thiên nhiên. Giống thiên nhiên. Và, hãy làm chút gì đó cho cuộc sống. Như, rao truyền niềm vui cho mọi người, ở mọi nơi chứ không chỉ tập trung vào chính mình. Hoặc, chỉ gia đình mình, mà thôi.

Sống, và cảm nhận rằng sự sống là quà tặng, tức: sống biết ơn. Sống như thế, không cần đến đền thờ, nguyện đường hay chùa chiền cho nhiều mà làm gì. Điều chính yếu, là biết nói lời cảm tạ, với mọi người. Ngừng suy nghĩ, nhưng đừng ngưng cảm tạ. Trái lại, hãy cùng nhau cảm nhận cùng biết ơn nhau. Đó, là điều cần suy tư, chiêm niệm. Đừng nên coi mọi chuyện như của cho-không/biếu-không, hoặc từ trời rơi xuống. Nhưng, cứ nhận quà tặng/ân huệ với lòng cảm kích, biết ơn. Và, tự hỏi: đã lâu chưa ngày mình nói lời “cảm tạ” người nào đó? Lâu rồi chứ, giây phút mà ai đó vẫn cảm ơn mình mãi.

Đã lâu chưa, ngày mình thưa: “Tạ ơn Chúa’, bên ngoài thánh lễ? Và khi nói “Tạ ơn Chúa” như thế, thực sự thì điều đó có nghĩa gì? Bởi, Lời Chúa hôm nay ghi rõ: “Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Cha trong Thần khí và sự thật, vì Cha chỉ tìm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là Thần khí, và kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần khí và sự thật.” (Ga 4: 23-24)

Đức Giêsu ra như vẫn ngầm nói với nữ phụ Samari và mọi người, rằng: Ta ở đây, nơi này, là để loan tin vui về sự cảm kích biết ơn. Biết ơn, vì đã nhận được quà tặng sự sống gửi đến cho mỗi người. Nếu mọi người đồng ý, thì vai trò của mọi người hôm nay, là thực hiện điều đó, và chứng tỏ cho mọi người thấy, rằng: ta đây cũng có thể làm được nhiều điều khác biệt. Tựa như nữ phụ Samari xưa, biết nhận lĩnh vai trò Chúa uỷ thác, sẽ hành xử theo cung cách riêng:“Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với mọi người…” rằng: vẫn có cung cách khác, để sống. Là, sống cảm kích, biết ơn.

Hội thánh chọn trình thuật này, giữa Mùa Chay, là để con dân mình biết mà đón mừng Phục Sinh. Bởi, Phục Sinh là quà tặng Chúa sống lại gửi đến cho ta. Để rồi, lời Chúa mời mọi người nói lời cảm kích biết ơn về quà tặng sống lại mà cái chết không tài nào lấy đi được, khỏi tay ta.

Sở dĩ, Hội thánh chọn Tin Mừng này là để: vào với Phục Sinh, ta sẽ cảm kích biết ơn nhiều hơn, vì đã lĩnh nhận ơn thanh tẩy. Bởi, chính đó là nước. Là, quà tặng sự sống. Sự sống mới trong Đức Kitô, để rồi ta sẽ không bao giờ quên sót thái độ cảm kích biết ơn. Và, đó cũng là lý do khiến ta có mặt ở Tiệc Thánh. Tiệc, là cung cách để ta nói lời cảm tạ đưa ra với Chúa. Với mọi người. Về tất cả mọi sự gửi đến cho ta.

Trong tinh thần cảm kích biết ơn quà tặng Chúa ban, cũng nên về với lời thơ trên mà ngâm tiếp:

“Mây nước vô tình, lãnh đạm trôi, Tình không giống nước, tình không xuôi;

bao lần lá thắm xuôi theo nước, nước chảy, tình duyên ở với người.” (Hồ Dzếnh – Nước Chảy Chân Cầu)

Nước, là giòng chảy sự sống. Vô tình là bản tính của nước, nhưng tình không giống nước, vì tình vẫn ở với nước, với đời. Để cùng đời cảm tạ Đấng Tạo Thành nước. Tạo ra đời. Rất khôn nguôi.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn – 

Mai Tá lược dịch.  

Yêu nhau một thời xa nhau một đời

httpv://www.youtube.com/watch?v=prz6pp5h6zc

 

GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU – Từ Công Phụng – Vũ Khanh

 

Chuyện Phiếm Đọc Trong Tuần thứ 3 mùa Chay năm A 19/3/2017

 

“Yêu nhau một thời xa nhau một đời
Lệ này em sẽ khóc ngàn sau…”

(Từ Công Phụng – Giọt Lệ Cho Ngàn Sau)


(Mt 4: 10-11)

 

Trần Ngọc Mười Hai

Đôi khi, ta cũng nên bắt đầu bài phiếm bằng một truyện kể nhè nhẹ nào đó, cho dễ nghe và dể đọc chứ, phải thế không bạn, phải thế không tôi? Nếu thế thì, đây là truyện kể thật không dễ, mỗi khi nghe:

“Truyện kể là truyện kể rằng:

 Hôm đó, có buổi tham-vấn giữa thày trò chú tiểu đồng và hoà-thượng ở ngôi chùa không nổi tiếng với bá tánh, chỉ nổi danh thiên-hạ ở Tây Tạng về tính thân-thương thày trò khi học hỏi. Vốn là buổi học để hỏi và có nhiều câu hỏi cũng rất dễ, nên Lão hoà-thường bèn cất tiếng hỏi chú tiểu:

 -Nếu bước lên trước một bước là tử, lùi lại một bước là vong, con sẽ làm thế nào?

Chú tiểu trả lời nhanh như chớp, không do dự:

-Con sẽ đi sang bên cạnh!”

Và người kể truyện từ đó rút ra bài học để đời rằng: “Khi gặp khó khăn, hãy đổi góc độ mà suy nghĩ, có thể ta sẽ hiểu được rằng: bên cạnh vẫn có con đường đế tiến hoặc thoái, không hề hấn…” 

Vâng. Đúng thế. Trong đời người, cũng có rất nhiều bài học nên rút tỉ để mà sống. Sống hiên-ngang không vương-vấn, bận tâm hoặc nề hà chuyện gì. Dù, đó có là chuyện triết-học hoặc thần-học chốn cao sang vời vợi ấy.

Truyện nghe rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta đi thẳng vào chủ-đề để suy-nghĩ. Suy và nghĩ, chứ đừng cãi vã hoặc tranh-luận để làm gì cho thêm mệt. Chủ đề, là luận-đề thật không dễ, xin trình làng để bà con ta hôm nay bàn tán cho rộng đường dư-luận rồi con có quyết tâm mà sống đời mạnh-mẽ rất không thôi. Chủ-đề cũng nhè nhẹ như mọi đề-luận rất triết và cũng rất thần như mọi bữa.

Thế nhưng, trước khi đi vào câu chuyện để bàn luận cho rõ một/hai, mời bạn và tôi, ta cứ nhè nhẹ ngâm nga câu hát cứ vang-vọng mãi không thôi, như bên dưới:

“Lối rêu xưa sẽ mờ dấu chân người,
người buồn cho mai sau, cuộc tình ta tan mau.

Thoáng như chiếc là vàng bay,
mùa thu qua, mùa thu qua hững hờ.
Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau.
Mưa trên nụ cười mưa trên tình người,
lệ nào em sẽ khóc ngàn sau.

Với đôi tay theo thời gian tôi còn,
một trời mây lang thang, một mình tôi lang thang.
Lá vẫn rơi bên thềm vắng,
từng thu qua, từng thu qua võ vang.
Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau.
Mưa trên cuộc đời mưa như nghẹn lời
lệ này em sẽ khóc ngàn sau …
(Từ Công Phụng – bđd)

Thôi thế, cũng xong một bài hát. Nay, ta tiến vào vùng trời luận phiếm với những ý-tưởng về triết/thần đặt ra như sau:

“Điểm nhấn khi vẽ Chân-dung Đức Giêsu ở Tin Mừng là ngang qua danh-xưng: Đấng Chữa lành/Trừ tà hoặc Bậc Thày Vô-địch của Vương Quốc Nước Trời, nhất nhất đều là mấu chốt lịch-sử mà tác-giả Tân-Ước cứ từ-từ che-đậy, gây mờ nhạt.

 Nhiều sự-kiện cho thấy Đức Giêsu có được mọi người công-nhận là Đấng Thiên-Sai hay không, Ngài vẫn khởi-đầu tiến-trình phức-tạp thiêt-lập nền thần-học dài những ba thế kỷ tập-trung vào việc nâng-cấp Bác Thợ Mộc làng Nadarét lên hàng quan-trọng bậc nhì nơi Ba Ngôi linh-thánh.

 Nói cách khác, hiện có lo-ngại bảo rằng: việc đưa ra các chứng-cớ thấy có ở Tân-Ước đã hỗ-trợ cho các sử-gia tài-ba xoay sở, để các ngài tái định-vị Đức Kitô của Tin Mừng. Đức Giêsu của ông Máccô cũng bị giấu nhẹm, cốt để biến Ngài thành con người phàm-tục cứ rảo bộ suốt trên con đường sỏi đá đầy bụi bặm ở Galilê vào thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên.

 Phải chăng khi ấy, ta mới thấy là tác-giả Tin Mừng đã phục-hồi toàn bản-vị Đức Giêsu Nadarét vượt quá “tầm tay với” của mọi người? Tựa hồ thế-hệ học-giả, tôi cũng đã tỏ-bày nỗi u-sầu về sự việc Tin Mừng đã để mất đi chứng-cớ rõ ràng khi các ngài viết về Đức Giêsu như thể chính Ngài đã tỏ-lộ mọi sự để các ngài viết và/hoặc tóm-tắt lập-trường tư-tưởng do Ngài đề-xướng và hiện-thực.

 Rủi thay, nội-dung các bản văn thiếu tính học-thuyết này, lại thấy một số vị cứ quả-quyết rằng: mọi sự được Đức Giêsu chuyển cho vua Abgar Edessa ở Lưỡng Hà Địa hồi thế-kỷ đầu rồi. Rõ ràng là, điều đó đã nguỵ-tạo hoặc giả-mạo rất dễ. Và, chẳng tài-liệu nào vốn dĩ tồn-tại để rồi, qua đó, những người như tôi lại có hy-vọng tìm được bằng-chứng rất như thế.

 Cách hay nhất để ta biến-cải Đức Giêsu thành nhân-vật sống-động, khả dĩ lôi cuốn mọi người ở thế-giới Do-thái-giáo hôm nay cho bằng tái-tạo lại môi-trường sống giống thời Ngài. Có làm thế, may ra mới bắt chụp được lằn sáng cũng như tầm nhìn nào đó để thấy rõ bản-vị đích thật của Ngài.

 Thành thử, ở đây, thiết tưởng ta cũng nên tìm cách tái tạo lại bầu không-khí mà Ngài hít thở, cùng với ý-tưởng và lý-tưởng lại đã khiến cho những người sống ở Palestine vào thế-kỷ đầu thêm sống động mới là việc phải lẽ.

 Đặc-biệt, vùng nước lặng ở Galilê nơi đó mọi ước-mộng đạo-giáo cũng như các ganh-tương vặt-vãnh của người xưa và nhất là những người Galilê, lại là: lòng mến của bà con ta vẫn co-dãn từ sự tự-do mong thoát khỏi thể-chế do người La Mã cũng ảnh-hưởng lên hàng tư-tế ở Giuđêa và tạo co-dãn do bởi giai-cấp trí-thức có đại-diện là đám người Pharisêu nòng-cốt thống-trị.” (X. Gs Geza Vermes, Khuôn Trăng Diện Mạo Ngài Thay Đổi, nxb Tôn Giáo 2017)

Như người nghệ-sĩ vẫn cứ hát những ca-từ rõ mồn một, những là: “Sống buông xuôi theo ngày tháng, từng thu qua vời trông theo đã mờ, lệ rơi trên tim tôi, lệ rơi trên đôi môi…” thế mà người nghe vẫn cứ thích. Thích nghe và thích hát, dù ca-từ ấy đã khiến mình ngẫm nghĩ lại, thấy không đúng.

Nói về chuyện đúng/sai ở địa-hạt triết/thần, thật sự cũng khó nói. Khó đến độ, khi hát xuống đến những câu cuối mới thấy sững-sờ, ngờ ngợ như sau:

“Một mai khi xa nhau,
người cho tôi tạ lỗi,
dù kiếp sống đã rêu phong rồi.


Giọt nước mắt xót xa.
nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái.
Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời.
Một trời tôi thương đau, một trời em mưa mau.


Sống buông xuôi theo ngày tháng,
từng thu qua vời trông theo đã mờ.
Lệ rơi trên tim tôi, lệ rơi trên đôi môi.
Yêu nhau một thời xa nhau một đời.
Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi.


Yêu nhau một thời xa nhau một đời.
Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi…”

(Từ Công Phụng – bđd)

Chẳng biết người viết nhạc, khi hát vang ca-từ ở trên có thấy sợ hay không, cũng chẳng rõ. Chỉ rõ có một điều là: hát những lời như: “Yêu nhau một thời, xa nhau một đời, Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi.”Là, nói lên tâm-trạng của những người từng xót xa khi xa nhau. Và, khi đã “xa nhau một đời” rồi, thì khi ấy mới thấy “Lệ này nhỏ xuống hồn tôi”. Lệ nhỏ xuống hồn, là vì tôi và em từng “Sống buông xuôi theo ngày tháng, từng thu qua vời trông theo đã mờ” nên mới nhớ.

Nhà Đạo mình, đôi lúc cũng thấy mình sống giống hệt như thế. Sống xa cách nhau nhiều, mới thấy rằng: những cãi-tranh, biện-luận về triết/thần chỉ khiến người trong cuộc “dễ xa nhau” mà thôi. Và khi đã xa nhau rồi, mới thấy là: “Giọt nước mắt xót xa nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái. Và nhất là: “Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi” đến chết thôi. 

 Hôm nay đây, lại cũng thấy có đôi giòng lệ be bé cứ “nhỏ xuống hồn tôi”, hồn em và hồn của nhiều người, như đấng bậc chóp bu trong Đạo lại đã giảng-giải những điều rất thông-thường như sau:

“Satan là tên vô-lại đã nói dối rồi còn lừa đảo, hứa hão đủ mọi chuyện để rồi khi nó rời khỏi hiện-trường rồi, người đối-thoại với nó thấy là mình trần-truống, trơ trụi.” Trên đây, là ý/lời trong bài chia sẻ Tin Mừng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tỏ bày trong thánh-lễ sáng ngày 10/2/2017 tại nguyện-đường thánh Martha, ở Rôma.

 Trong bài chia-sẻ hôm ấy, ngày 10/2/2017, Đức Phanxicô đã cho thấy sự tương-phản giữa cung-cách do người nữ đầu đời là Eva tương-tác với con rắn trong vườn Địa Đàng và cách-thức Đức Giêsu phản-ứng lại với ác-thần/sự dữ sau 40 ngày ở chốn hoang-vu, sa mạc.

 Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Đối với Eva, “sư tổ của sự dối-trá đã” cho thấy y ta đúng là chuyên-gia trong việc lừa-đảo con người. Trước nhất, y ta làm cho Eva cảm thấy thoải-mái cái đã, sau đó y ta bắt đầu cuộc đối-thoại với bà, từng bước và từng bước đem bà đến nơi đến chốn mà hắn muốn bà ta đến.

 Đức Giáo-Hoàng còn bảo: Hắn ta là tay lừa-đảo chánh-hiệu. Hắn hứa hẹn quí vị đủ mọi điều và rồi khi rời bỏ hiện-trường, quí vị mới nhận ra là mình trần-truồng, trơ-trụi một mình.

 Đức Giêsu thì khác. Ngài không đi vào cuộc đối-thoại với ác-thần/sự dữ, nhưng Ngài đáp trả lại cơn cám-dỗ bằng cách trích-dẫn Kinh Sách. Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại nói thêm: Con rắn tượng-trưng cho ác-thần/sự dữ lại tinh-khôn, ranh mãnh đến độ quí vị không thể nào đối-thoại với hắn ta được. Chúng ta đều biết thế nào là cám-dỗ, chúng ta đều biết tất cả những điều như thế là bởi chúng ta đều có tất cả những thứ cám-dỗ như: phù hoa, kiêu-hãnh, tham-lam, thèm muốn.

 Đức Giáo Hoàng nói tiếp: Con người, thay vì nghe lời ác-thần/sự dữ rồi trốn chạy khỏi Đức Chúa, khi ta rơi vào cơn cám-dỗ, thì việc tốt nhất ta cần làm là: cầu nguyện. Khi ấy, hãy thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa xin giúp con. Con thật yếu đuối. Con không muốn trốn chạy khỏi Ngài đâu!” Cầu nguyện, là dấu-hiệu của sự can đảm, bởi lẽ giả như ta bị lừa vì thấy mình yếu kém đi nữa, ta cũng sẽ có can đảm để đứng lên mà tiến về phía trước xin Chúa thứ tha mọi yếu đuối lỡ lầm của mình, cũng được thôi.” (X. Cindy Wooden, Tin Mới Nhất tiếng Anh trong Catholic Herald 10/02/2017)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi san-sẻ Lời Chúa ở nguyện-đường hôm ấy mới nói thế, chứ hỏi rằng: thời nay, Satan xuất-hiện ở đâu? Khi nào? Làm sao tránh được những kẻ như thế. Bởi, Satan nay rất khôn, chúng đội lốt dưới lằn áo của người an lành, hạnh đạo nữa, thì sao đây?

Lại nữa, bạn nghĩ sao khi nghe những câu như: “Đi với Hy Lạp thì như người Hy Lạp, với Do-thái thì như người Do-thái. Nói nôm na, là nói như người Việt mình vẫn bảo: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, là như vậy.

Dù, “Áo Dòng không làm nên thày tu” đi nữa, thật cũng khó. Khó, không chỉ với trẻ nhỏ, thôi; nhưng còn khó cả với ông già/bà cả nay cứ “ù ù cạc cạc” mỗi khi tiếp xúc với truyền-thông/vi-tính những làTwitter, Instagram, Face Time và gì gì đi nữa, cũng đều thế.

Nói tóm lại, nói thì dễ thực-hành mới thật là khó. Bởi, nếu Satan không khôn-khéo, lanh-lẹ và biến-thái muôn mặt, ắt ta không thể nào gọi chúng là ác-thần/sự dữ được. Chửa biết chừng, các đấng bậc hiền-lành/hạnh đạo cho lắm có khi càng biến-chất thành đám “quỉ tha ma bắt”, cũng không chừng.

Bước vào vườn thượng-uyển đầy lời lành thánh có câu truyện được đấng thánh-hiền kể như sau:

“Bấy giờ, Đức Giêsu phán bảo nó:

“Xéo đi! Satan! Vì đã viết:

Ngươi phải bái lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi,

và chỉ thờ-phượng một mình Ngài mà thôi.”

Thế rồi, ma quỷ bỏ Ngài,

và này các Thiên-thần tiến lại hầu hạ Ngài.”

(Mt 4: 10-11)

Phiếm luận và phiếm “loạn” ngày đầu năm 2017, tưởng cũng nên về với ý-kiến/suy-tư của rất nhiều vị và nhiều người, trong đó có thiền-sư Đạo Bụt là Thích Tánh Tuệ về cuộc đời, như sau:

Ngẫm nghĩ về cuộc đời:

1- Nếu ai hỏi tôi, điều gì tôi biết ơn nhiều nhất?

Tôi sẽ nói rằng, tôi biết ơn những điều tốt đẹp cũng như những điều xui xẻo tôi trải qua trong cuộc đời. Vì qua đó luyện cho tôi tính bớt kiêu ngạo, cũng như sự nhẫn nhục. Ngày xưa dịp Xuân về, tôi hay xuất hiện trên sân khấu, từng hát những bài tình ca, dành cho tình yêu, dành cho quê hương, nhưng nay, Trời đã lấy mất đi của tôi giọng hát, khiến tôi ngẫm rằng, sức khỏe của con người mong manh như giữa có và mất, sống và chết chỉ cách nhau trong gang tất, từ đó tôi trân trọng sức khỏe, sự sống, những khả năng, bạn hữu còn lại của mình hơn.

2- Nếu ai hỏi tôi, điều gì đã giúp tôi vẫn còn nuôi hy vọng trong cuộc sống?

 Tôi sẽ nói rằng, niềm hy vọng là một cái gì đó tuy mơ hồ nhưng luôn tiềm ẩn trong tâm hồn tôi. Sống mà không còn niềm tin yêu hy vọng là chết khi đang sống. Vì thế tôi thích gần cỏ cây, tôi yêu thương súc vật, tình yêu thiên nhiên ban cho tôi nghị lực để thắng những chông gai. Con người chẳng khác nào thân cây cỏ.

 3- Nếu ai hỏi rằng, tôi sợ lời chỉ trích của ai nhất ? Của bạn thân hay từ kẻ ghét mình ?

– Tôi sẽ nói rằng, không sợ lời chỉ trích của ai cả ! Vì chính tôi đã từng động não, chất vấn với chính lương tâm mình trong từng lời nói. Từng hành động. Chính mình có trách nhiệm với những điều mình viết. Những gì mình làm. Tránh không làm tổn thương người khác.

 4- Nếu ai hỏi tôi rằng, điều gì khiến cho tôi thất vọng ?

 – Tôi học được bài  học ở đời là: đừng nuôi tham vọng sửa đổi được người khác như ý mình muốn. Trên đời này không ai nghĩ giống ai, cho nên, bình an nhất cho mình là hãy chấp-nhận-họ-như-họ-vậy và đòi hỏi, họ-phải-chấp-nhận-lại-tôi-như- tôi-từng-là. Không ai chạm tự ái của ai hết. Có thế mới có hòa bình được. Vì nếu ai cũng háo thắng, ham danh, trách người mà không nhìn lại mình, chẳng khác nào cười chê Con Lừa có lưng gù xấu xí, trong khi mình cũng là một Con Lừa không khác chi nó.

 5- Nếu ai hỏi tôi rằng: Tình yêu chân thật là gì ? Làm sao nhận diện được nó ?

Tình yêu chân thật trong đời sống lứa đôi chỉ xảy ra được, khi hai người nhường nhịn, chấp nhận điểm xấu tốt của nhau, tặng cho nhau sự tin tưởng và sự tự do, không gò bó, gượng ép, ích kỷ. Như hai người bạn đồng hành nương tựa nhau mà đi. Cùng xây dựng mái ấm. Đó mới là tình yêu chân thật. Dĩ nhiên, đòi  hỏi thời gian thử thách mới đạt được tình yêu chân thật đó.

 6- Nếu ai hỏi tôi rằng, có thù những kẻ ác tâm với mình không?

 Tôi sẽ trả lời rằng không. Vì nếu ghét họ, tức tôi sẽ mất tự chủ, tôi để hình ảnh họ điều khiển trí não của mình, tôi sẽ tự đánh mất tôi. Điều đó tôi không muốn, nên thà tha thứ để cho tâm mình bình an, nhưng tôi không dám kết bạn với kẻ xấu nữa.

 7- Nếu ai hỏi tôi rằng….

Cứ thử gieo ai những muộn phiền

Chân về nghiêng bước, dạ không yên..

Xốn xang như mắt vừa vương bụi

Biết nỗi buồn kia ta nhận riêng!

Hãy thử trao ai chút dịu dàng!

Hạ nồng sao ngỡ lúc thu sang!

Mắt Từ đưa khắp trong trần thế

Ấm áp thay nghìn tiếng hỏi han..

Nhắm mắt một lần, để lắng nghe!

Nghe niềm đau.. trải khắp sơn khê..

Nhiệm mầu giọt lệ thành mây khói

Đời đẹp từ khi sống vỗ về…
Cứ thử ngồi gần bên cạnh nhau

Cùng khâu vá lại những cơn đau

Có khi, xa cách vì câm lặng

Lắm lúc ngôn lời chia hố sâu..
Hãy thử cho nhau những nụ cười

Đất trời như mở lượng đầy vơi

Khi Thương và Hiểu tràn muôn lối

Cõi sống địa đàng, vui khắp nơi.” 

(Như Nhiên Thích Tánh Tuệ)

Dĩ nhiên, ý-kiến và ý-hướng của thiền-sư nói ở trên không hẳn đã đúng hay sai hoặc là tất cả. Nhưng vẫn là ý-kiến tư-riêng cốt phản-hồi hầu tôi và bạn ta nghe thử rồi suy-tư, quyết chí cho đời mình, mỗi thế thôi.

Trần Ngọc Mười Hai

Nhiều lúc cũng muốn nghe thử

Các ý-kiến phản hồi

của các bạn đạo

khác với mình.  

CHỈ CÓ CHÚA MỚI LẤP ĐẦY ĐƯỢC

CHỈ CÓ CHÚA MỚI LẤP ĐẦY ĐƯỢC

 LM Ignatiô Trần Ngà 

     Có đi cả ngày trời trong sa mạc khô cháy, trên đầu là nắng lửa, dưới chân là cát nung như đoàn dân Do-Thái ngày xưa trong hoang địa mới cảm nhận được cái khát hành hạ người ta như thế nào và nhu cầu được uống cho đã cơn khát mới bức xúc làm sao.  Thế nên khi bị cơn khát dày vò, họ đổ lỗi cho Mô-sê đã đưa họ vào nơi hoang địa khô cháy, và đòi đem vị lãnh tụ nầy ra mà ném đá.  (Bài đọc I, sách Xuất Hành 17, 3-7)

     Thế nhưng ngoài cơn khát tự nhiên là khát nước, con người luôn có những khao khát mà không có gì trên thế gian có thể làm cho họ được no thoả.  Người ta gọi đây là khát vọng vô biên.  Đây là cơn khát về mặt tâm linh nên chẳng có thứ nước nào trên đời có thể làm dịu bớt.

Người phụ nữ xứ Samari trong Tin Mừng hôm nay (Ga 4,4-42) cũng đã từng trải qua cơn khát tương tự.  Chị đã mưu tìm hạnh phúc qua năm đời chồng rồi nhưng lại phải chia tay để tìm hạnh phúc với người thứ sáu; mà cũng chẳng ai trong họ có thể đem lại cho chị hạnh phúc thực sự trong cuộc đời.  Chị đi tìm hạnh phúc cũng y như đi múc nước.  Ngày nào cũng phải lặn lội tìm đến giếng nước xa, múc cho đầy vò rồi ngày hôm sau lại khát và tiếp tục đội vò đi tiếp.

 Chính vì thế mà Chúa Giêsu khẳng định với người phụ nữ Samari: “Ai uống nước nầy sẽ còn khát lại.”  Ngài muốn nói không gì trên đời có thể đáp ứng khát vọng của con người.

 Triết gia người Đức, ông Schopennauer khám phá: “những lạc thú mà thế gian cống hiến cho con người cũng chỉ như nắm cơm bố thí cho người hành khất, chỉ làm dịu cơn đói hôm nay, rồi ngày mai lại đói.”

Cha Anthony de Mello cũng nhận định tương tự: “Việc thoả mãn dục vọng không giải thoát chúng ta khỏi dục vọng, nhưng tạo thêm một dục vọng khác còn mãnh liệt hơn để rồi cái vòng lẩn quẩn: khát khao – thoả mãn, thoả mãn – khát khao… cứ tiếp diễn mãi không cùng”… lại càng ngày càng tăng “đô” hơn.  Và cứ thế, người ta phải chịu dày vò, thiêu đốt vì ngọn lửa khao khát trong lòng mình.

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho người phụ nữ Samari cũng như cho chúng ta một Nguồn Suối mang lại hạnh phúc: “Ai uống nước nầy sẽ lại khát, còn ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa.  Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” (Ga 4,13-14)

Augustinô là người mải mê tìm kiếm lạc thú trần gian suốt nhiều năm trường nhưng không gì trên thế gian có thể lấp đầy trái tim khao khát của ngài, mãi đến tuổi 33, nhờ ơn soi sáng và lời nguyện cầu liên lỉ của người mẹ thánh thiện là Mônica, Augustinô mới tìm được Thiên Chúa là Đấng đem lại cho ngài niềm hoan lạc vô biên.  Bấy giờ lòng đầy hoan hỉ, Augustinô thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, vì thế hồn con mãi thổn thức khôn nguôi, cho đến khi được nghỉ yên trong tay Ngài”.

Chỉ trong Thiên Chúa, khát vọng của Augustinô mới được lấp đầy.  Quả đúng như Lời Chúa Giêsu nói: “Ai uống nước nầy sẽ còn khát lại, còn ai uống nước Tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa.  Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” (Ga 4,13-14)

      Lạy Chúa Giêsu, chúng con sung sướng được đón nhận Chúa là Mạch Suối thiêng liêng làm tươi mát đời chúng con.  Chúng con như những lùm cây trồng bên suối nước.  Chúng con được xanh tốt là nhờ giáo huấn của Chúa đem lại sức sống thiêng liêng cho chúng con.  Chúng con thật sự hạnh phúc vì có Chúa ở cùng.  Chúng con cảm thấy bình an và hoan lạc vì Chúa đã lấp đầy trái tim khao khát của chúng con.  Nhưng chúng con biết rằng còn rất nhiều người đang khát Chúa mà vẫn chưa tìm thấy Chúa.  Xin thương đến với họ như xưa Chúa đã đến với người phụ nữ Samari.  Xin cho chúng con, như người phụ nữ Samari xưa, sau khi nhận được Mạch Suối Chúa ban, thì cũng giới thiệu cho cả thành ra gặp Chúa, để họ cũng được no thoả nơi Chúa là Mạch Suối mang lại sự sống đời đời. Amen.

LM Ignatiô Trần Ngà

(trích từ “Cùng Đọc Tin Mừng”)

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Người Do Thái đọc sách không chỉ lấy tri thức mà còn để tẩy rửa tâm linh.

From facebook:  Trần Bang

Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc lâu đời trên thế giới. Dân số ở nước này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng dân số thế giới nhưng lại kiên cường sinh tồn, đồng thời nuôi dưỡng ra rất nhiều nhân tài kiệt xuất. Điều này có nguyên nhân rất lớn từ văn hóa đọc sách và truyền thống giáo dục gia đình.

Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc lâu đời trên thế giới. Dân số ở nước này chỉ chiếm một…
TRITHUCVN.NET

HÒA THƯỢNG NÓI KHÔNG SAI!

From facebook: Thuan Chau An Le added 4 new photos.
HÒA THƯỢNG NÓI KHÔNG SAI!

 

“Các con lớn lên trong thời đại thanh bình, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xã hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương nhưng đã trở thành sáo rỗng. Các bậc cao tăng thạc đức, một thời đã đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hung tiền, đã giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc; nay chỉ còn lại bóng mờ, và quên lãng.”

“Chớ khoa trương bảo vệ Chánh Pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma Vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức.”

Thích Tuệ Sỹ

Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: 1 person, sky, mountain, nature and outdoor
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: 3 people, people standing and indoor

Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình

Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình

Để ý một chút, người ta nhận thấy, ở các quốc gia ở Bắc Âu đa phần không có nhà cao tầng to lớn, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản.

Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình
Một ngôi làng đẹp như trong tranh ở Bắc Âu (Ảnh: Qua Nairaland)

Cứ sau 7 giờ tối, gần như trên các ngả đường đều rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa trụy lạc” vào ban đêm, cũng không có những dịch vụ cao cấp xa xỉ, kích thích thần kinh con người. Vậy, hạnh phúc của những người dân Bắc Âu đến từ đâu?

Người Bắc Âu thường xuyên nhắc đến cụm từ “Chất lượng cuộc sống”. Người Thụy Điển có câu châm ngôn: “Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của cuộc đời bạn.”

Giữa: “Cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng” và “Cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái, sân vườn”, người Bắc Âu sẽ lựa chọn cái vế thứ hai bởi vì thứ mà họ muốn là “phẩm chất” (chất lượng) chứ không phải là “vật chất”.

Nếu sống luôn trong trạng thái vội vã, bận rộn, bạn có nghĩ rằng linh hồn của mình sẽ không theo kịp thể xác không? Người Bắc Âu lựa chọn cách sống “chậm một chút!”, nhưng họ có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ đây.

Sống đơn giản – Giảm ham muốn vật chất, trở về với tâm linh yên bình

Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình
(Hình minh họa: Qua Flickr)
 Hoàn cảnh thiên nhiên hà khắc khiến cho thói quen tiết kiệm đã trở thành điều tất nhiên ở Bắc Âu. Họ quan niệm rằng: Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều.

Cuộc sống đơn giản của người Bắc Âu rất dễ để người khác nhận ra. Nó thể hiện trong cách ăn mặc, không quan trọng là đắt hay rẻ nhưng cần phải phù hợp. Những phụ nữ 70-80 tuổi thường mặc áo khoác màu nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu phong cách nữ hoàng Anh. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng không mất đi vẻ cuốn hút.

Ngoài ra, nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt rũ thơm tho đến cho em bé sử dụng. Điều này là rất bình thường và có vẻ như nó cũng trở thành một thói quen lâu đời của người Bắc Âu.

Nếu một anh chàng thanh niên, một ông lão hay một cô gái đang đi trên đường mà bất chợt gặp bạn bè, thì quán cà phê ở đầu đường hay cuối ngõ sẽ là lựa chọn đầu tiên của họ. Một cốc cà phê nồng nàn trong không gian tĩnh lặng sẽ khiến họ ấm áp và thân thiết hơn.

Đường ở một số quốc gia Bắc Âu thường hẹp, ở thành thị thì phần lớn nó không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm.

Người dân nơi đây chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Rất nhiều người họ đều là đạp xe đạp đi làm. Bảo vệ môi trường đối với họ không phải là một loại “mốt” mà là một sự “cao thượng”.

Hiệu suất cao – Làm việc để cuộc sống tốt hơn

Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình
(Hình minh họa: Qua Flickr)

Cả ngày nhàn rỗi, không làm việc gì và làm việc cả ngày từ sáng đến tối muộn là hai trạng thái mà người Bắc Âu không lựa chọn.

Công việc của họ không quá khắt khe về thời gian, họ có thể làm thêm được việc khác nhưng họ không chọn cách ấy mà sẽ ngồi uống cà phê với bạn hay đọc sách. Dù vậy, bạn đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê nhé! Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc là từ một thể chế phúc lợi do chính thái độ và hiệu suất làm việc của họ đem lại. “Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích hay không thích, bởi vì công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó”, đây là quan niệm của người Bắc Âu. Cho nên, đối với người Bắc Âu mà nói, công việc không phải là một loại “dằn vặt, giày vò”.

Vì đề cao năng suất, nên người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo, như vậy để họ có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và cho gia đình. Nhìn vào số lượng giải Nobel hay những giải thưởng danh giá khác trên thế giới chúng ta sẽ thấy rõ điều này.

Có nhiều thời gian hơn, người Bắc Âu sẽ tận hưởng cuộc sống bằng các kỳ nghỉ. Người Bắc Âu nổi tiếng là những người yêu du lịch. Họ thường xuyên đi hưởng thụ, ngắm cảnh đẹp trong nước cũng như trên toàn thế giới.

Yêu gia đình – vui chơi cùng con cái

Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình
(Hình minh họa)
 Trong cuộc sống của người Bắc Âu, chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là họ sẽ cùng gia đình tận hưởng những ngày vui đùa bên nhau, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa…

Người Bắc Âu rất đề cao giá trị gia đình, người chồng trong gia đình sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con.

Điều đầu tiên sau khi tan ca trở về nhà chính là mọi người giành thời gian cho gia đình. Họ cùng nhau nấu ăn, vui đùa, kể chuyện, có rất ít người ở lại bên ngoài. Cho dù là có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình.

Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì họ cho rằng buổi sáng ít nhất còn có người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các con. Như vậy, người chồng sẽ chỉ bị mất đi khoảng 1 tiếng đồng hồ là thời gian gia đình gặp gỡ nhau ăn sáng. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm, nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời gian vào buổi tối để gia đình được ăn tối cùng nhau.

Một người cha tên là Fredrik nói: “Nếu như một ngày, tôi không nhìn thấy bọn trẻ, không kể cho chúng một câu chuyện, không hôn lên đầu chúng thì tôi không thể làm được bất cứ điều gì!”

Họ cho rằng, khoảnh khắc hạnh phúc nhất chính là những đứa trẻ leo lên đầu gối và ôm lấy cổ bố chúng, hôn một cái trước khi đi ngủ. Họ cảm thấy khoảnh khắc ấy chính là một loại thành tựu, một loại hạnh phúc trong cuộc đời.

Đối với người đàn ông Bắc Âu mà nói, gia đình và con cái không phải là nền tảng giúp người đàn công tìm kiếm sự thành công, mà là một phần quan trọng nhất tạo nên chất lượng cuộc sống của họ.

An Hòa

Mặt trận những người mẹ không yên tĩnh

Mặt trận những người mẹ không yên tĩnh

Ảnh của tuankhanh

RFA

Trong buổi chiều ngày 16/3, tôi được nhìn thấy một chị bạn thoát trở về từ đồn công an. Gương mặt của chị  đầy nét mệt mỏi. Chị bị bắt giữ và giam nhiều tiếng đồng hồ, sau khi đã đứng giơ khẩu hiệu đòi minh bạch nghi án ấu dâm ở trường Lương Thế Vinh (số 1 Dân chủ, Phường Bình Thọ,  Quận Thủ Đức).

Nghi án ấu dâm ở trường Lương Thế Vinh đã qua nhiều ngày, với những điều ngày càng được phơi bày sáng tỏ hơn. Ngay trong buổi sáng mà những người phụ nữ bị xua đuổi, giải tán và thậm chí bị bắt giam, giới phụ huynh giận dữ chuyền tay nhau bản video phỏng vấn của Báo Thanh niên, trong đó xác định bé gái học lớp một đã bị lạm dụng đến chảy máu đẫm chiếc quần lót, bởi đã chứng cứ xét nghiệm cho thấy có tế bào nam trong dịch âm đạo của bé.

Bản tin này, với lời khẳng định việc bé gái bị xâm hại tình dục là hoàn toàn có cơ sở. Bước ngoặt này hoàn toàn khác với những cuộc điều tra, thông báo đầy tính loanh quanh, thậm chí bất minh trước đó. Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng về sự an toàn của bản tin nên đã vội tải về, gửi đi trên các trang mạng xã hội khác. Lo lắng không thừa, chỉ ít giờ sau khi được đăng tải, các phụ huynh nói với nhau rằng bản tin cũng bị rút xuống một cách khó hiểu.

Người chị đã giơ khẩu hiệu đòi minh bạch điều tra vụ ấu dâm trước trường Lương Thế Vinh may mắn trở về được, trong khi 2 người mẹ khác, bạn của chị, vẫn còn bị công an quận Thủ Đức tiếp tục giam giữ trong chiều hôm ấy. Chị bị điều tra như một loại tội phạm khủng bố. Công an buộc chị phải mở điện thoại, thẩm vấn… và chị đã phản ứng quyết liệt đến mức đập cong nát chiếc điện thoại của mình, thậm chí nuốt luôn simcard sắc nhọn như một cách tự vẫn, để từ chối việc công an địa phương xâm phạm quyền riêng tư của chị.

Có cái gì đó thật bất bình thường, khi những người mẹ đứng lên đòi bảo vệ con cái của mình, lại trở thành kẻ bị đàn áp tức thì, trong khi các nghi can tội phạm thì luôn được đắn đo để đưa vào tìm hiểu sự việc.

Xã hội thật bất an, khi luật pháp không trực tiếp và tức thì chống lại tội ác. Mà thanh gươm cong nhân danh luật pháp dường như lại luôn nhằm thẳng vào nhân dân trong một hành động quá mơ hồ, không đủ lý lẽ thuyết phục như vậy.

Tố cáo nạn ấu dâm bùng lên ở Việt Nam, chỉ khi một số bà mẹ quá đau xót và tức giận trước kẻ thủ ác như vẫn ung dung trong sự che chắn kỳ lạ nào đó. Bất kỳ ai theo dõi các sự vụ đều hoang mang khi thấy một quan chức, đảng viên cộng sản 76 tuổi, thoát được mọi cáo buộc, mặc dù có đến 9 bà mẹ đòi đưa người đàn ông này ra ánh sáng khi xâm hại các con gái nhỏ của họ, trong cùng một khu chúng cư. Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Vũng Tàu thì đã bộc lộ điều đầy vẻ mờ ám khi cứ lần lữa bằng cách gia hạn điều tra thêm, dù đã có quyết định khởi tố từ tháng 8/2016.

Tương tự như vậy, đối diện nghi vấn về chuyện một nghi phạm ấu dâm 34 tuổi đang làm việc tại Hoàng Mai, Hà Nội đang làm người dân sôi sục, trước khi điều tra được về sự việc chính là tội ác đối với trẻ em, thì công an nhanh chóng tuyên bố là sẽ phải nhanh chóng “điều tra và xử lý sớm” về chuyện ai đã làm mất uy tín ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình. Đơn giản vì có lời đồn nghi phạm có quan hệ gia đình với ông chủ tịch. Việc ấu dâm tội ác thì tạm thời tuyên bố sau.

Luật pháp để phục vụ toàn dân. Luật pháp để phụng sự cho cho đất nước của những người dân đóng thuế và nuôi nấng xã hội. Nhưng trong những điều diễn ra, người ta đang cảm giác rằng luật pháp đang chỉ phục vụ cho một nhóm người, cho những thành phần được ngấm ngầm ưu đãi. Còn lại, tất cả như chỉ là bánh vẽ đối một dân tộc đang nhọc nhằn cần lao và thấp thỏm hy vọng.

Chỉ khi có lệnh từ chủ tịch nước Trần Đại Quang, bộ máy luật pháp ở nhiều nơi mới uể oải làm nhiệm vụ của mình, dĩ nhiên, trong đó bao gồm cả việc bắt giữ và thẩm vấn những bà mẹ đứng lên đòi một môi trường sống an toàn cho con em mình. Thật vô nhân.

Kèn trống của các loại truyền thông muốn làm nhẹ sự việc cũng được khua lên inh ỏi. Thật sửng sốt, khi một bộ máy vẫn được dân chúng thường gọi đầy khinh bỉ là Dư Luận Viên cũng sôi động lúc nhúc, thậm chí kêu gào bào chữa cho hiện trạng xã hội bằng những lời ngu dốt tận đáy như “nước nào cũng có nạn ấu dâm”.

Một thống kê tạm bợ cho biết, Việt Nam một năm có khoảng 1000 trẻ em bị xâm hại. Gần 60% các cháu 12-15 tuổi, 13% mới chỉ dưới 6 tuổi. Thực tế chắc còn vượt xa các con số đó. Tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết Việt Nam dàn trận đến 15 tổ chức gọi là bảo vệ trẻ em, nhưng khi trẻ bị xâm hại thì chẳng biết gọi ai. Khi dư luận xã hội bùng lên dữ dội, một vài quan chức cũng lên tiếng nhiệt tình như một cách vỗ tay theo nhịp, mặc dù trước đó, họ chính là những kẻ giỏi im lặng nhất.

Hình ảnh đất nước Việt Nam hôm nay, không khác gì một bức Guernica khổng lồ. Mọi thứ giận dữ, sợ hãi và tuyệt vọng quẫy đạp chồng chéo trong đám đông mà không có được một tiếng động nào thoát ra ngoài thế giới thật.

Như cú đập điện thoại dứt khoát phản đối của chị bạn tôi, những bà mẹ và những gia đình Việt Nam đã tự mình leo khỏi bức tranh xinh đẹp quảng bá về cuộc sống Việt Nam, họ sẳn sàng hy sinh mọi thứ để tạo nên tiếng động gây sự chú ý giữa màn đen bí ẩn bao phủ khắp nơi, vì một tương lai của chính mình và những người chung quanh.

Và nếu luật pháp không đủ sức mạnh để gìn giữ đời sống xã hội, thì chính quyền tạo ra nó, hôm nay, cũng sẽ bị nhân dân đặt một dấu hỏi rằng: liệu chính quyền và luật pháp ấy nên tồn tại để làm gì?

‘Con tàu đắm’ kéo chìm ngân sách Việt Nam

‘Con tàu đắm’ kéo chìm ngân sách Việt Nam

Phạm Chí Dũng

Nguoi-viet.com

Một chiếc tàu biển cũ nát của Vinashin. (Hình: Getty Images)
‘Con tàu đắm’ kéo chìm ngân sách Việt Nam
Phạm Chí Dũng

Tương lai của nền ngân sách độc đảng sẽ là một hình ảnh khá tương đồng với “con tàu đắm” Vinashin hiện hồn cách đây một con giáp.

Xác chết chưa chôn

Vinashin (Tập Ðoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam) thực ra đã “chết” từ rất lâu rồi, nhưng cứ như một “tục lệ,” vài ba năm một lần giới quản lý tài chính lại “ai điếu” với cái xác chưa thể chôn này.

Vào thời gian sắp diễn ra kỳ họp Quốc Hội mới vào cuối quý 1 năm 2017, phía chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ Tài Chính lại một lần nữa “tố”: dự phòng ngân sách nhà nước phải ứng trả thay cho Vinashin trong 10 năm tới lên tới 63.2 nghìn tỷ đồng.

Không “tố” sao được! Chẳng lẽ ông Phúc lại chịu đưa đầu “chết thế” cho những kẻ còn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật?

Vào thời thủ trưởng cũ của ông Phúc là Nguyễn Tấn Dũng, số nợ của Vinashin đã lên tới khoảng 86 ngàn tỷ đồng, tức khoảng 4 tỷ đôla, chiếm đến 2.5% GDP vào thời gian đó. Chẳng có cách gì trả nợ nổi, Vinashin đã trở thành một vụ án mang tầm cỡ quốc gia với thật nhiều quan chức tham nhũng và vô trách nhiệm. Nhưng phán quyết của tòa án đã chỉ dừng ở chính giới lãnh đạo Vinashin mà không có bất kỳ quan chức chính phủ nào phải trả giá.

Cho đến tận giờ này…

Ðến giờ này, lấy đâu ra số tiền hơn sáu chục ngàn tỷ để trả nợ thay cho Vinashin, trong lúc ngân sách còn “phải chạy ăn từng bữa” – theo cách ví von còn chút liêm sỉ của một chuyên gia nhà nước?

Quả là chưa có một đời thủ tướng cộng sản nào phải “đổ vỏ” ghê gớm như thời ông Nguyễn Xuân Phúc. Chỉ riêng trong khu vực các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước mà con số nợ vay đã lên đến 237 tỷ đôla, các đời chính phủ đã bảo lãnh đến 21 tỷ đôla, để chính phủ còn đang tồn tại phải có trách nhiệm trả nợ cho số tiền vào thời buổi “không biết đào đâu ra” này.

Vậy chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm gì đó để “đóng cửa bảo nhau”?

Thuật ướp xác

Không thể rút ngân sách để “bù đắp khó khăn” cho Vinashin, vào năm 2005, chính phủ Việt Nam đã tìm cách phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7.125%/năm. Số trái phiếu này đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Sau đó chính phủ đã cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên. Nhưng khoản vay này không hiểu do nguồn cơn nào mà đã tiêu tán hết, để cuối cùng Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho chính phủ. Tuy thế, hồ sơ vụ này gần như bị đóng lại. Báo chí chỉ dám hé môi rồi sau đó im bặt.

Về sau này, một chuyên gia tài chính là ông Bùi Kiến Thành đã phải nói rằng việc chính phủ giao toàn bộ 750 triệu đôla vào tay Vinashin mà không cần có các dự án cụ thể để giải ngân là “lỗi cực kỳ lớn.”

Do chẳng ai thấy cần phải chuộc lỗi, đến năm 2010, số dư nợ của Vinashin đã lên đến 86 ngàn tỷ đồng và trở nên “vô phương cứu chữa.”

Cũng vào năm 2010, chính phủ Việt Nam lại phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Singapore với lãi suất 6.75%/năm. Số tiền này sau đó được chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn vay lại. Tuy thế, cũng không thấy tăm hơi nào từ số tiền “tái cơ cấu Vinashin.” Doanh nghiệp được mệnh danh là “con tàu đắm” này cứ lần lượt nuốt chửng các khoản tiền khổng lồ.

Vào năm 2014, lần thứ ba chính phủ Việt Nam lại xoay sở phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu. Tuy nhiên lần này có vẻ không còn “thành công” như hai lần trước đó. Ðây cũng là thời gian mà những xung đột chính trị trong chính trường Việt Nam trở nên khốc liệt hơn hẳn trên cung đường “lập thành tích chào mừng đại hội 12 của đảng.”

Cuối năm 2015, chính phủ thêm một lần nữa cố gắng tạo ra kế hoạch “phát hành 3 tỷ đôla trái phiếu đặc biệt ra quốc tế.” Nhưng đến lúc này, mọi thứ chỉ còn là ảo mộng. Giữa năm 2016, kế hoạch này đã hoàn toàn tan vỡ.

Còn bây giờ là năm 2017. Món nợ khổng lồ của Vinashin vẫn còn gần như nguyên vẹn, và trách nhiệm phải xử lý không ai khác là “tân chính phủ” của người vẫn còn bị một số dư luận xem là “tân Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.”

“Sám hối”

Từ quý 4 năm 2016, thần sắc và phát ngôn của ông Phúc đã khác với gương mặt hớn hở khi nhận lẵng hoa từ người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng ngay sau đại hội 12 vào đầu năm 2016.

Trầm tư và có vẻ co thủ hơn, có lẽ Thủ Tướng Phúc bắt đầu “rút kinh nghiệm sâu sắc” và thận trọng xử lý những gì thuộc về dĩ vãng.

Sau hai cảnh báo có hơi hướng “sám hối” – “nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và “sụp đổ tài khóa quốc gia” vào cuối năm 2016, đến đầu năm 2017 chính phủ của ông Phúc bắt đầu có vài động thái “làm chuồng sau khi mất bò”: Năm 2017, chính phủ chỉ bảo lãnh vay 1 tỷ USD cho doanh nghiệp.

Thông tin trên được phát ra bởi Cục Quản Lý Nợ và Tài Chính đối ngoại (Bộ Tài Chính). Cơ quan này giải thích rằng hạn mức quá khiêm tốn như thế là để không tăng thêm gánh nặng nợ công.

Như vậy, hạn mức bảo lãnh vay năm 2017 sẽ giảm mạnh so với những năm trước (năm 2015 là 2.5 tỉ đôla và 2016 là 1.5 tỉ đôla), và giảm rất mạnh so với mức 6.6 tỷ đôla của năm 2014.

Cùng lúc và như một hiệu lệnh, giới quan chức từ cao xuống thấp trong chính phủ đồng loạt tuyên bố sẽ không chấp nhận đưa nợ vay của các doanh nghiệp vào nợ công quốc gia. Những doanh nghiệp nào không thể trả nợ thì phải phá sản.

Ðó là hậu quả không cách nào tránh khỏi của những năm trước, khi nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan để đầu tư trái ngành đã cho thấy tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm, thậm chí một số doanh nghiệp còn có biểu hiện “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã.

Kết cục, có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái.

Nếu bạn là Thủ Tướng Phúc?

Tình thế đã bí lắm rồi.

Nếu tính cả nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, nợ công Việt Nam phải lên đến 210% GDP chứ không còn “đã sát ngưỡng nguy hiểm 65% GDP” như một báo cáo mới đây của chính phủ.

Còn nếu phải “ôm” núi nợ đến 237 tỷ đôla của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước mà chiếm đến 120% GDP hiện thời, chính phủ của ông Phúc chỉ còn nước từ chức toàn diện.

Cho dù đã không ai chịu từ chức vào năm 2015, khi thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam phải trả nợ đến 20 tỷ đôla. Còn vào năm 2016, người “may mắn” thế chỗ cho ông Dũng là Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam phải trả 12 tỷ đôla.

Chưa có thông tin chính thức về trả nợ năm 2017, nhưng nhiều khả năng Việt Nam cũng phải trả cho các chủ nợ khoảng một chục tỷ đôla…

Nhưng Vinashin lại không phải là “con tàu đắm” duy nhất trong một nền ngân sách đang ruỗng mục với tốc độ ngang ngửa lạm phát thực tế. Nếu trước đây xã hội đã phải phát sốt với hiện tượng tập đoàn kinh tế nhà nước ăn theo kiểu “đào tận gốc trốc tận rễ” như Vinashin và Vinalines, thì từ năm 2012 đến nay các vụ án quốc gia đã chuyển dần sang giới ngân hàng – xây dựng, đại dương, dầu khí toàn cầu – với vụ án nào cũng thất thoát đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Ngân hàng lại là tử huyệt của nền tài chính. Những Vinashin và Vinalines tuy thất thoát và nợ lớn nhưng sẽ không dễ khiến thị trường tín dụng chao đảo đổ bể và gây hoảng loạn xã hội như khối ngân hàng thương mại.

Nếu bạn là Thủ Tướng Phúc, bạn sẽ phải “kiến tạo và hành động” ra sao để cứu vãn ngân sách quốc gia khỏi chìm sâu dưới đáy đại dương?