THIÊN CHÚA ĐẤNG CỨU TINH BAN CHO MỌI ĐIỀU CHÚNG CON CẦN

THIÊN CHÚA ĐẤNG CỨU TINH BAN CHO MỌI ĐIỀU CHÚNG CON CẦN

 Tuyết Mai

Mà không phải là điều chúng con thích có được.   Cần thấm với câu “Tham thì thâm” là điều mà con người Trần Gian ai cũng học biết nhưng có mấy ai để ý, để cảm nhận được là mình quá tham lam đâu.   Nếu không thế thì chúng ta đâu có bỏ gia đình cách vô trách nhiệm để cầy ngày, cầy đêm hay cần phải chạy áp phe ở bất kể giờ giấc nào mà thấy có nguồn lợi lớn, thưa có phải?.

Nhưng theo kinh nghiệm sống đời thì cho chúng ta thấy sự tham lam trong sự kiếm tiền, đã cho biết bao nhiêu người phải khốn đốn, bị stress triền miên, mất ăn, thiếu ngủ và chưa kể gây ra nguy hiểm cho chính mình và cho người.   Rồi tù tội, ra thân tàn ma dại vì bệnh tật gây ra do ăn nhậu quá đáng.   Bao gồm hút sách, trụy lạc, chơi bời đưa đến hậu quả là ngồi xe lăn hay nằm yên một chỗ như thực vật.

Ấy, có tiền rừng bạc bể mà không hưởng thụ được hẳn đúng như Lời Chúa Giêsu nói là “Có cả và Thế Gian mà mất Linh Hồn thì có ích gì?” luôn là Lời dạy đúng đắn chẳng hề sai được.   Và câu “Người giầu có khó vào nước Thiên Đàng hơn là con Lạc Đà có thể chui qua lỗ kim”.   Vì có phải con người tham lam là do chính con người lựa chọn cho được như vậy chớ không ao ước để có được Nước Trời?.   Bởi do đó mà quỷ dữ chúng mới dễ dàng thâu bắt Linh Hồn của chúng ta qua lòng tham lam và ích kỷ.

Điều buồn vô hạn là con người ít có ai muốn được chọn theo Thiên Chúa lắm vì Nơi Chúa con người chỉ thấy gánh Thập Giá nặng nề, lấy khổ đau làm niềm vui và đam mê trần đời là phải tránh xa.   Phải biết thông cảm, thương yêu người nghèo khổ và phải tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa là Đấng duy nhất đầy quyền năng và phải tin rằng Thiên Đàng và Hỏa Ngục là có thật.

Để tìm được nguồn hạnh phúc đích thật trong Thiên Chúa cũng giống như hơi thở, nhịp đập của con tim, những chớp mắt của đôi con mắt và tứ chi làm việc rất tự nhiên của chúng ta.   Còn ngược lại nếu chúng ta sống thiếu vắng bóng Chúa trong cuộc đời có nhẹ cũng sẽ giống như người bị cụt tay, cụt chân.   Sống với một nửa cánh phổi, một trái thận, một nửa phần trên thân thể, thấy bằng một mắt, v.v… Còn nặng thì như người bị bệnh đau tim luôn khó thở, bị bệnh ung thư ở gian đoạn cuối đã bị vi khuẩn ăn lên đến óc đang thoi thóp nằm chờ chết.

Chúng ta cần cầu xin Thiên Chúa ban cho ơn Khôn Ngoan là biết khả năng rất có giới hạn của mình, dòn mỏng yếu đuối, rất dễ chết nên sự sống bám vào Thiên Chúa là điều rất cần thiết phải làm.   Vì Thiên Chúa Người mới chính là hơi thở, là nhịp đập của con tim.   Thiếu hai thứ ấy thì hỏi ai còn sống được?.

Chúng con cảm tạ Chúa, chúng con đội ơn Chúa vì Người là Đấng Cứu Tinh của toàn thể nhân loại.   Amen.

** Xin bấm vào mã số để nghe và hát:

Đấng Cứu Tinh

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

17 tháng 5, 2016

———————————————-

ĐẤNG CỨU TINH

Tuyết Mai (30) 11-08-03

Lạy Ngài! Là Đấng Cứu Tinh

Là Thiên Chúa uy linh

Là Cha Nhân Từ

Là nơi con nương tựa

Ngài là hạnh phúc của đời con

Cuộc đời con bao gian nan

Cùng cực nguy khó

Nuớc mắt không ngừng rơi

Cuộc đời con như cơn giông tố

Như cơn bão hờn căm

Như cơn lốc hận thù

Có Chúa … dậy con nhìn cuộc đời

Dù bon chen đến mấy

Cũng chỉ là phù vân

ĐK:

Lạy Ngài! Không Ngài con theo ai?

Vì Lời Ngài nuôi sống Linh Hồn con

Con như nai khát nước trong sa mạc

Chúa là mạch suối mát cho đời con

Lạy Ngài! Không Ngài con theo ai?

Vì không Ngài con biết đi về đâu?

Con hiên ngang nhất quyết đi theo Ngài

Dẫu đường đời nguy khốn đắng cay thay!

 

Lạy Ngài! Là Đấng Chí Tôn

Ngày đêm khát khao trông

Hồn con mong chờ

Ngày Cha cho con về

Trở về nơi chốn quê Bình An

Để đời con thôi gian nan

Chẳng còn nguy khó

Nước mắt không còn rơi

Để Hồn con như sương tươi mát

Như ca khúc mùa xuân

Như hoa thắm tươi mầu

Có Chúa … dậy con tìm trở về

Về Quê Hương Vĩnh Phúc

Cội Nguồn của Yêu Thương

*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc ở Sài Gòn

 Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc ở Sài Gòn

Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ngày 17/5/2016. (Ảnh chụp từ trang Dantri).

Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ngày 17/5/2016. (Ảnh chụp từ trang Dantri).

17.05.2016

Cá chết với số lượng nhiều bất thường hôm 17/5 trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ở Sài Gòn, trong khi Bí thư Đinh La Thăng tuyên bố “không chấp nhận lợi dụng cá chết để kích động, gây rối”.

Báo chí trong nước đưa tin, nhiều loại cá nổi xếp lớp trên mặt kênh sau cơn mưa lớn hôm qua.

Tin cho hay, cơ quan phụ trách môi trường đô thị đã cử người xuống để vớt cá mang đi, nhưng đến trưa nay vẫn không gom hết.

Người dân cho biết các nhân viên này sau đó đã “rải hóa chất được cho là nhằm làm sạch nguồn nước”.

Truyền thông nhà nước dẫn lời ông Trần Đình Hà, Chi cục trưởng Quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho biết, nguyên nhân cá chết “có thể do mưa lớn đẩy nước bẩn từ trong cống, khu dân cư ra kênh khiến nguồn nước bị ô nhiễm”.

Cơ quan của ông Hà cũng đã khuyến cáo người dân không “nên vớt cá chết để ăn vì có thể chúng nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ”.

Đây không phải lần đầu tiên kênh Nhiêu Lộc xuất hiện tình trạng cá chết. Năm ngoái, cũng xảy ra một vụ việc tương tự.

Trong khi đó, vụ cá chết hàng loạt ở miền trung vẫn tiếp tục gây chia rẽ dư luận.

Trong một cuộc họp tiếp xúc cử tri mới đây, Bí thư thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cho rằng “cần phải có thời gian công bố nguyên nhân cá chết và không chấp nhận việc lợi dụng điều này để kích động, gây rối”.

Ông Thăng được báo chí trích lời nói rằng một số người lợi dụng vụ cá chết ở miền Trung để thực hiện cuộc “Cách mạng cá”.

Đài Truyền hình Việt Nam cùng nhiều cơ quan truyền thông do nhà nước quản lý mới đây cũng đã đồng loạt đổ lỗi cho tổ chức Việt Tân “xúi giục” người dân xuống đường.

Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam “là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người”.

Ông nói thêm: “Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình”.

Một số cuộc tuần hành ở nhiều nơi tại Việt Nam hôm 15/5 không thể diễn ra như dự kiến.

AI LÀ KẺ GÂY KÍCH ĐỘNG: ĐỨC CHA PHAOLÔ HAY CHÍNH VTV1?

Facebook: Tin Mừng Cho Người Nghèo

DUC CHA

‪#‎GNsP – “Giám mục Vinh đã ra bản Thư Chung diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân ..” là những nhận định của Đài Truyền hình VTV1 về “ thảm họa ô nhiễm môi trường Biển tại miền Trung ” của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp .

Có câu “Bút sa Gà chết ” với ý nói người viết phải chịu trách nhiệm về những điều đã mình viết. Vì đó là bằng chứng tốt nhất để người khác trích dẫn cho nhận định của họ về bài viết của mình . Như vậy nếu cho rằng “bản Thư Chung diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân ..” thì Đài VTV1 phải trưng dẫn được những câu chữ cụ thể trong Thư Chung chứ không thể quy chụp một cách chung chung.

Đoạn đầu của bản Thư Chung nêu lên thực trạng “thảm họa ô nhiễm môi trường biển” và nêu lên sự “hoảng loạn, bần cùng là những khốn khổ mà người dân đang nếm trải” là đã “diễn tả sự việc thiếu khách quan”? Hay là sự thật còn thê thảm hơn những gì Thư Chung đã nêu? “Chất thải có chứa độc tố kim loại thải ra từ khu công nghiệp” cũng là một sự thật đã và đang xảy ra tại Vũng Áng . Vậy thì nếu như có “nhiều người đinh ninh rằng đó là nguyên nhân thảm họa trên” thì có gì là “thiếu khách quan” ? .

Đoạn tiếp theo , Thư Chung nêu lên “hậu quả của nhiễm độc kim loại nặng đối với sức khỏe con người” không chỉ trong hiện tại và ngay cả thế hệ mai sau là để “thổi phồng và gây hoang mang” cho dư luận sao? Trong khi chỉ cần một cái nhấp chuột, ai cũng có thể kiểm chứng được thông tin này tại các nước trên thế giới, cụ thể là thảm họa vịnh Minamata tại Nhật Bản .

Khi được phóng viêc Trần Hiếu – Phụ Nữ Việt Nam hỏi : “Ông đánh giá thế nào về cách xử lý của cơ quan chức năng trong thời gian qua”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN đáp :
Tôi cho rằng cơ quan chức năng xử lý lòng vòng, phản ứng chậm và có nhiều khuất tất”. Ông nói tiếp : “Tôi mà được giao làm vụ này. Chắc chắn chỉ trong một ngày tôi sẽ tìm ra”.

Như vậy, việc Thư Chung viết rằng “ … đã hơn một tháng qua, các nhà chức trách vẫn tránh né việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này” sao gọi là “gây hoang mang” trong khi các nhà khoa học cũng như dư luận xã hội đều lên tiếng về “phản ứng chậm và nhiều khuất tất” vể cách xử lý của các cơ quan chức năng trước “tầm mức nguy hiểm to lớn của thảm họa” ?

Và nếu cho rằng Thư Chung lên tiếng về “việc khuyến khích dân chúng tiêu thụ hải sản” là thiếu căn cứ khoa học” là một cách “ thổi phồng, gây hoang mang” thì VTV1 lại mâu thuẫn với nhận định của chính mình. Bởi lẽ trong khi các cơ quan hữu trách còn chưa chính thức công bố nguyên nhân gây cá chết thì căn cứ vào đâu chính quyền khuyến khích người dân cứ tiếp tục ăn cá và tắm biển?

Ngay cả khi Thư Chung nêu lên sự “khó hiểu khi nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp những người biểu tình ôn hòa đòi trả lại môi trường trong sạch cho người dân” thì ai ai cũng dễ dàng kiểm chứng thực trạng này trên tất cả các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội.

Nghĩa là , Thư Chung không “diễn tả” hay “thổi phồng” thêm điều gì ngoài những gì đã và đang xảy ra trong thực tế để gây “hoang mang” , dẫn dắt dư luận.

Đoạn tiếp theo, Thư Chung nhắc đến thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxico với lời trích “Chúng ta không thể dửng dưng trước bất cứ điều gì của trái đất”. Đồng thời cũng nêu lên lời dạy của Công Đồng Vaticano II, Gaudium et Spes, số 1 : “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và âu lo của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ cũng là vui mừng và hy vọng , ưu sầu và lo âu của người môn đệ Chúa” , để thấy rằng tất cả những gì đã được nêu ở phần trên của Thư Chung đều được viết, được xây dựng trên nền tảng là giáo huấn của Hội Thánh.

Phần cuối cùng của Thư Chung, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp thiết tha kêu gọi các tín hữu “hãy thể hiện căn tính Kitô hữu của mình, có trách nhiệm với quê hương đất nước và các thế hệ tương lai, đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường ” , và có lẽ lời kêu gọi mọi người hãy : “Thực hiện quyền công dân được Hiến Pháp, pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi hỏi sự minh bạch trong việc điều hành đất nước; cũng như xử lý thảm họa và buộc những kẻ đã gây ra phải bị xét xử đúng với công lý “ , là những “lời lẽ kích động giáo dân” mà Đài VTV1 đã nhận định . Trong khi việc biểu tình trong ôn hòa là một trong những quyền công dân được Hiến Pháp, pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế quy định. Và thực tế, đáp lại lời kêu gọi của Thư Chung, nhiều linh mục và giáo dân đã thực hiện những cuộc tuần hành với một thái độ rất ôn hòa, không hề có chút “ kích động” nào cả.

Sự việc của Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp hôm nay khiến chúng ta không thể không nhớ đến một vị chủ chăn khác cũng là nạn nhân của truyền thông Cộng Sản : Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt. Lúc bấy giờ, Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mọi người được nghe phát ngôn của Tổng Giám Mục Hà Nội – Ngô Quang Kiệt, với một đoạn trích không đầy đủ: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam” Dư luận buộc phải hiểu là Ông Ngô Quang Kiệt cảm thấy nhục vì phải mang quốc tịch Việt Nam, là công dân nước CHXHCNVN, cộng thêm thủ thuật bài trí một diễn đàn ném đá công khai của báo giới, thế là TGM Ngô Quang Kiệt nghiễm nhiên trở thành một cái đích rất tốt cho những trận mưa đá về các loại tội danh như : phản bội Tổ Quốc, miệt thị , xúc phạm nơi sinh ra mình , xuyên tạc sự thật , kích động giáo dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự quốc gia, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, coi thường Pháp luật và không xứng đáng là người dân Việt Nam…

Cũng thế ngày nay, theo nhận định của VTV1 , Thư Chung của Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp là một trong những “bình luận mang tính quy kết, suy đoán một chiều về nguyên nhân sự cố , dẫn dắt dư luận theo hướng nguyên nhân đã rõ , chính quyền đang tìm cách bao che. Đây là thủ đoạn hướng lái dư luận biến sự cố ngoài ý muốn trở thành cái cớ chống phá, công kích chính quyền …”

Tưởng cũng nên nhắc lại vụ việc dàn dựng clip “ Cây Chổi quét rau” cũng do Đài Truyền Hình Việt Nam thực hiện cho thấy việc truyền thông sai sự thật vốn không phải là điều hiếm xảy ra của giới truyền thông trong xã hội ngày nay.

Tuy nhiên, trong một thời đại được mệnh danh là thời đại của truyền thông và thông tin thì không khó khăn gì để mọi người có thể tiếp cận được sự thực của các vấn đề. Dù vậy, những nạn nhân của một nền truyền thông thiếu đạo đức vẫn phải chịu những thiệt thòi, mất mát và đau khổ. Đặc biệt, khi nạn nhân đó là những vị chủ chăn, những ngôn sứ của Đức Kitô trong thời đại hôm nay. Nhưng có lẽ khi dám lên tiếng cho công lý và sự thật, các Ngài đã sẵn sàng đón nhận sự chống đối, vu khống, triệt hạ. “Là ngôn sứ, ông phải chết. Không hẳn là chết thân thể, nhưng là sự chết dần chết mòn do bắt bớ, hành xích và lên án. Đó là thân phận ngôn sứ. Và chỉ khi dám chết như hạt lúa mì, vị ngôn sứ mới trổ sinh nhiều bông hạt như Lời Đức Kitô đã dạy những ai dám bước theo Người” ( Vi Sương, GNsP ).

Trong một xã hội có quá nhiều sự giả dối thì “có sao nói vậy” chắc chắn sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi. Xin cho mỗi người trong chúng ta chấp nhận lội ngược dòng để lên tiếng bảo vệ sự thật vì Chúa Giêsu cũng dạy rằng : “ Sự thật sẽ giải phóng các con” (Jn 8:31-32). Và xin mượn câu Kinh Thánh : “NẾU TÔI NÓI SAI THÌ SAI CHỖ NÀO? NẾU TÔI NÓI ĐÚNG THÌ SAO ÔNG LẠI ĐÁNH TÔI? ” để thưa cùng Đài Truyền Hình Việt Nam về những nhận định của họ về Thư Chung của Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp .

Điền Phương Thảo

Vùng lên hay cúi xuống?

Vùng lên hay cúi xuống?

FB Trang Nhung Nguyễn

17-5-2016

Vẫn là lời kể của cô gái bị công an bắt vào Trung tâm Hỗ trợ Xã hội và bị giữ tại đây hơn một ngày chỉ vì chụp hình hôm 15/5. Đây là một câu chuyện về sự bất khuất.

VÙNG LÊN HAY CÚI XUỐNG?

Trên đời này có một loại cam kết là: tôi hứa sẽ xoá tất cả ảnh có liên quan đến đám đông tụ tập biểu tình tại bất cứ đâu trong bất kì hoàn cảnh nào. Điều này do tôi hoàn toàn tự nguyện, không hề chịu bất cứ sự ép buộc nào. Tôi cam đoan sẽ chịu mọi trách nhiệm pháp lý nếu hình ảnh do tôi chụp được phát tán trên phương tiện thông tin đại chúng. (Kí tên…)

Tôi buộc phải làm tất cả những gì chính quyền địa phương yêu cầu, dù nó trái với sự thật, trái lương tâm và bất đồng trong suy nghĩ. Nghĩ mình thân thấp cổ bé họng, “thứ dân” sẽ được sống cuộc sống của thứ dân, nhưng nếu tôi chống lại, “điêu dân” sẽ phải trả giá nặng nề cùng dòng họ! Tôi không biết mình cúi đầu trước họ thì tôi có nhu nhược, yếu hèn quá không? Khi mà những người cứng rắn chống lại họ phải trả cái giá quá đắt cho bản thân và gia đình.

Tôi hữu duyên biết được anh T, quê Long An, bị bắt, đánh, nhốt, tra tấn bằng nắm đấm, dùi cui và roi điện tại trung tâm bảo trợ cái gì đó.

Những ghi chép về các anh hùng dân tộc bất khuất tôi đã đọc nhiều, nhưng chứng kiến người thật việc thật trước mắt tôi muốn quỳ xuống cảm phục anh. Lại mong anh đừng cố chống đối họ, khi áo anh rách bươm, máu nhuốm loang lổ, dấu ấn chiếc đồng hồ in trên cổ tay anh, máu đã khô tự bao giờ… Vậy mà trong mắt anh, tôi thấy một niềm tin bất diệt bừng sáng, anh tin đến một ngày dân tộc này hoàn toàn vĩnh viễn không còn cảnh như hôm nay! Đổi lại những câu chất vấn, anh nhận được những trận đòn chí mạng, tiếng roi điện lốp bốp vang lên, dáng anh xiêu vẹo rồi, mà khí chất không sụt giảm… Đến hôm nay anh vẫn chưa được thả, tôi có thể tưởng tượng được những chuyện anh đang trải qua, nhưng tôi giúp anh bằng cách nào khi thân tôi còn chưa xong?

Vùng lên thì bị đạp xuống, còn cúi xuống như tôi thì bị chà đạp! Ai hãy cho tôi biết: Tôi phải làm gì để lấy lại Quyền Con Người của đồng bào mình? Làm gì để những mất mát, đau đớn, tủi hờn, căm giận của những người có tâm với xã hội này được buông xuống đây? Phải làm gì để mỗi người mỗi tối trước khi đi ngủ không còn lo lắng điều gì và mỗi sáng thức dậy không phải thở dài? Khi tôi phải ẩn thân, phải cúi xuống thu liễm cảm xúc và giấu đi nước mắt, tôi chỉ làm được có vậy. Nhưng tôi biết, vẫn còn các bạn!

____

Tuấn Khanh

17-5-2016

Một bạn tên Thành vừa cho biết về Trại TTHTXH 463 Nơ Trang Long như sau:

Em ra khỏi TTHTXH Nơ Trang Long khoảng 2h30 sáng 16/5, trước lúc em về thì em nhớ có 8 người bị đưa vào trong khu vực riêng. Một anh vừa xuống xem bus đã bị 1 đám CA lôi vào rất dã man, 1 cô trung niên sau khoảng 2 tiếng ở ngoài “không hợp tác”, đã bị 4 đứa học viên nữ ở đó lôi vào trong (tầm khoảng 22h và sau đó thỉnh thoảng nghe cô la …) em đoán cô là người SG.

Tầm khoảng 1h sáng thì chúng đưa 6 người ở tỉnh vào trong (trong đó có 1 anh rất kiên cường, anh mặc áo sơ mi trắng bị đánh rách cả phần lưng áo và mặt bị bầm, 1 chị ở Tiền Giang áo trắng quần đỏ, nón đỏ…) Ngoài ra em còn nhớ được 1 anh 37 tuổi ở Củ Chi (tóc anh bạc trắng).

Em thấy 1 thằng cơ động đem 2 cây gậy chích điện vào trong và sau đó có nghe tiếng gậy phóng điện. Tầm khoảng 1h thì có 1 nhóm gần 20 người bị bắt đưa vào (chúng hung hăng với nhóm này hơn nhóm đầu tiên lúc em bị đưa vào), có lẽ vì lúc này ở đây ko còn đông người nữa …

Đó là những gì em nhớ được trước lúc em bị đưa về CA Phường, hiện giờ thì điện thoại của em vẫn còn đang bị giữ (chúng hẹn em ngày mai lên CA phường Phạm Ngũ Lão để làm việc) …. Giờ giấc có thể em nhớ không chính xác (chênh lệch khoảng nửa tiếng).

Bí thư Thăng cảnh báo ‘cách mạng cá’

Bí thư Thăng cảnh báo ‘cách mạng cá’

  
Một số người biểu tình cáo buộc họ bị tấn công bằng nhiều cách hôm 8/5

Bí thư TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng tuyên bố không chấp nhận “lợi dụng cá chết để kích động, gây rối” nhằm làm “cách mạng cá”, theo truyền thông Việt Nam.

Trang VnExpress dẫn lời ông Thăng nói như vậy tại buổi nói chuyện với Sư đoàn bộ binh 9 và dẫn thêm:

“Chúng ta không che giấu nguyên nhân cá chết, các nhà khoa học Việt Nam phải phối hợp với các nhà khoa học quốc tế điều tra rõ ràng và công bố công khai cho người dân biết.

“Tuy nhiên, cần phải có thời gian, không thể nóng vội.”

Các cuộc xuống đường và tọa kháng, có lúc lên tới hàng ngàn người tham gia, đã diễn ra trong ba ngày Chủ nhật vừa qua và có cáo buộc lực lượng an ninh đã dùng những người mặc thường phục ngăn cản và trấn áp.

Ông Đinh La Thăng đã không lên tiếng ngay sau cuộc biểu tình đông đảo và nhiều va chạm nhất hôm 8/5.

Báo Tuổi Trẻ ngày 9/5 vẫn dẫn lời ông yêu cầu phải “rà soát tất cả tiệm cầm đồ”.

Nhưng vài ngày sau dường như vị bí thư đã thấy cần phải gửi thông điệp cứng rắn tới những người có ý định xuống đường.

Hôm 15/5/2016, báo Thanh Niên đưa tin ông Đinh La Thăng cùng một số ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa 14 đã tiếp xúc với cử tri ở huyện Hóc Môn, TP HCM và nói: “Cùng với việc quản lý chặt, xử lý nghiêm những kẻ đưa thông tin kích động, người dân cần phải cảnh giác với những thông tin bôi nhọ, lợi dụng việc bảo vệ môi trường, biển đảo để kích động biểu tình, âm mưu lật đổ Đảng và Nhà nước, làm rối ren tình hình kinh tế, xã hội.”

‘Trấn áp không đúng pháp luật’

Trước đó, trong chương trình tọa đàm bàn tròn thứ Năm hôm 12/5 của BBC, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng cả hai lãnh đạo của Hà Nội và TP HCM có thể đã chịu sự chỉ đạo của cấp trên trong các diễn biến được cho là mạnh tay và cứng rắn với các cuộc biểu tình nhân vụ cá chết hàng loạt.

Giáo sư Thuyết nói: “Tôi cho rằng để xảy ra vụ việc ở Formosa, vụ việc cá chết hàng loạt ở miền Trung, và điều tra chậm, công bố các nguyên nhân chậm, xử lý chậm, thì đấy là trách nhiệm của cấp cao nhất là Chính phủ.

“Còn việc xảy ra các việc trấn áp một cách rất mạnh tay và không đúng pháp luật đối với người dân ở hai thành phố thì chắc chắn là hai vị đứng đầu của hai thành phố không thể thoái thác trách nhiệm.

“Nhưng tôi hiểu ở đây có thể có những chỉ đạo ở cấp cao hơn cả hai ông đứng đầu thành phố. Nhưng tôi muốn nói như thế này, đã là người đứng đầu thành phố, thì mình phải có chủ kiến và mình phải chịu trách nhiệm, sẵn sàng chịu trách nhiệm về chủ kiến của mình.”

Ông Thuyết nhắc lại việc cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi còn là Chủ tịch TP HCM sau năm 1975 đã “dám sử dụng quan chức cao cấp của chính quyền cũ” bất chấp quan điểm “hẹp hòi” của Việt Nam khi đó.

Giáo sư Thuyết nói thêm: “Ông ấy sẵn sàng bị kỷ luật vì việc sử dụng người như thế nhưng nhận thức của ông đã vượt lên suy nghĩ của nhiều người ở thời đại mà ông sống và ông quyết làm việc ấy vì lợi ích chung của đất nước.”

Nhà nước khủng bố và tính chính danh

Nhà nước khủng bố và tính chính danh

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-05-16

13224250_847235958738606_595694951_o.jpg

Người dân giăng băng rôn biểu tình đòi tôm cá và môi trường sạch hôm 15/5/2016 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Hình do thính giả gửi RFA.

 Thành phố bị bao vây và dập nát

Nhạc sĩ Tuấn Khanh mô tả một thành phố bị bao vây:

Suốt trong nhiều ngày, nhiều thành phố bị cầm giữ trong bí mật về cái chết mà tất cả vua quan đều lánh mặt. Bọn tôi tớ nói vài lời qua loa với đám đông đang xanh xao vì lo sợ. Bọn tôi tớ ấy chạy vội về nhận bữa ăn riêng đặc cách: sạch sẽ và an toàn như đã hứa để trả công cho sự dối trá.

Suốt trong nhiều ngày, thành phố thì thầm về những khu ghetto mới lập. Có thể đó là một sân vận động, nhưng cũng có thể là một văn phòng của cơ quan địa phương. Tất cả những nơi đó đều có một điểm chung: những loài súc sinh có gương mặt người được trao hiến pháp mới về quyền cắn xé bất cứ những ai có một linh hồn.

“ Trẻ nhỏ bị giật tóc lôi trên đường. Những thanh niên bị đấm, bị xịt hơi cay mà khi chưa hề có ý định kháng cự. Những phụ nữ bị sờ soạng và đạp vào đầu. Máu.
– Nhạc sĩ Tuấn Khanh “

Thành phố đó là thành phố nào? Tuấn Khanh viết tiếp:

Thời đại của thành phố với những tấm bảng tuyên truyền về đạo đức Hồ Chí Minh, là những nền ngập màu sắc, tạo nên một bức tranh hùng vĩ ghi lại từng gương mặt những người Việt yêu con cá, yêu giọt nước biển và yêu một tương lai không mù mờ u ám. Họ bị bao vây, đánh đập, chà đạp. Trẻ nhỏ bị giật tóc lôi trên đường. Những thanh niên bị đấm, bị xịt hơi cay mà khi chưa hề có ý định kháng cự. Những phụ nữ bị sờ soạng và đạp vào đầu. Máu. Internet như một loại truyền hình vĩnh cửu với các buối chiều không dứt miễn phí cho vợ con, cha mẹ… của những bọn khát máu đánh người. Họ im lặng ngồi xem, có thể xem trong bữa ăn tối, với phần ăn là một con cá vô định.

Đó là thành phố Sài Gòn, với các cuộc biểu tình mà theo nhiều người là lớn nhất trong 41 năm qua dưới chính quyền cộng sản.

Người ta xuống đường để đòi môi trường sống trong lành, đòi chính quyền minh bạch, đòi những kẻ hủy hoại biển miền Trung phải chịu trách nhiệm.

Cuộc biểu tình bị đàn áp thẳng tay.

Bức hình người mẹ trẻ bị đánh đập với đứa con nhỏ trong vòng tay, tràn ngập các trang blog và mạng xã hội tiếng Việt.

Bà Ngô Thị Kim Cúc viết rằng dường như người ta đánh đập bà mẹ trẻ ấy bằng một lòng căm thù. Đàn áp và bạo lực làm cho Ngô Thị Kim Cúc thấy thành phố thân yêu của mình, một thời lừng danh Hòn ngọc viễn Đông bị dập nát.

Bạo lực và tính chính danh của nhà nước

400.jpg

Người dân tiếp tục biểu tình ở Quỳnh Lưu, Nghệ An hôm 15/5/2016. Hình thính giả gửi RFA.

Ai là người dùng bạo lực đàn áp chính đồng bào mình? Người ta thấy các lực lượng đủ sắc đồng phục, trong Nam, ngoài Bắc, người ta thấy cả hàng ngàn nhân viên an ninh mặc thường phục được huy động để đàn áp dân chúng.

Tác giả Người Viễn Xứ nói với họ:

Cái các anh nên bảo vệ là công bằng xã hội chứ không phải chế độ. Chính công sức của các anh làm cho các anh danh giá. Chỉ vì các anh không đủ tự tin trước tài năng của các anh nên các anh phải đi ăn xin và đánh thuê cho những kẻ ác.

Đất nước này cần tự do để sống. Tự do cho cả các anh và tôi. Đừng làm nô lệ nữa. Chẳng ai có thể giải phóng cho các anh, ngoại trừ chính các anh tự giải phóng mình.

Nghệ sĩ Kim Chi kêu gọi họ:

Các anh hãy tỉnh cơn mê đi khi còn chưa quá muộn. Hãy thương lấy cha mẹ, vợ con các anh. Xin đừng làm nhục những người thân của các anh. Sống có đạo đức để còn tạo phước cho con cháu.

Một lần nữa lấy tư cách một người mẹ xin các anh ngừng bàn tay tội ác. Rất mong các anh cùng đi với nhân dân.

Còn Nguyễn Việt Triều thì nói rằng nếu các bạn không là đao phủ, việc tốt nhất các bạn có thể làm là đừng đứng cùng phía với nó, đừng cổ vũ cho tội ác và bạo lực của những tay nắm trong mình những công cụ có thể bức hại cả dân tộc này.

Nhưng nói cho cùng các lực lượng nhiều sắc phục, những lực lượng an ninh  mặc thường phục chỉ thi hành một chính sách, một chiến thuật từ tầng lớp cầm quyền bên trên, một chiến thuật mà tác giả Nguyễn Tấn Thành xem là rất sai lầm:

“ Đất nước này cần tự do để sống. Tự do cho cả các anh và tôi. Đừng làm nô lệ nữa. Chẳng ai có thể giải phóng cho các anh, ngoại trừ chính các anh tự giải phóng mình.
– Người Viễn Xứ “

Chiến thuật này rất sai, khi hôm nay, dòng nước chết chóc màu vàng sẫm đó đang từ từ quét xuống phương Nam tiêu diệt biển. Có nghĩa là tuần này sẽ có thêm cá chết, biển chết. Và như vậy thì biểu tình sẽ nổ ra nữa, vì người ta chấp nhận bị đánh để được nói lên chứ không im lặng ở nhà chờ độc tràn lan rồi lên bàn ăn của họ.

Nhà báo Đoan Trang giải thích động cơ của hành động bạo lực đó chính là từ cơ chế chính trị cộng sản của nước Việt Nam từ mấy chục năm qua:

Ta hãy nhớ: Nhà nước công an trị mang tên CHXHCN Việt Nam có thể đặc biệt lúng túng trong việc xử lý các sự kiện có tính chất thảm họa, đe dọa cuộc sống của người dân. Nhưng họ là bậc thầy trong việc trấn áp đối lập, tiêu diệt “phản động”.

Suy cho cùng, đàn áp dân chúng dễ hơn nhiều và có thừa nguồn lực so với điều hành, quản trị đất nước.

Theo blogger Song Chi, đó là một nhà nước của một chế độ sinh ra từ bạo lực, lớn lên bằng bạo lực và được duy trì bằng bạo lực.

Nhà nước công an trị ấy, theo Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, cũng giống như tất cả các chế độ độc tài, sợ hãi rất nhiều thứ. Họ sợ rằng khi người dân đã biết quyền của mình thì họ sẽ tiếp tục đòi quyền ấy. Và một trong những quyền được chính những người cộng sản ghi trong Hiến pháp do họ soạn ra là quyền biểu tình.

Biểu tình, bất kể xuất phát từ động cơ gì, tự bản chất, bao giờ cũng là một sự phản đối mang tính tập thể. Mà các chế độ độc tài toàn trị thì sợ mọi sự phản đối. Họ biết rõ quyền lực và quyền lợi của họ rất dễ bị lung lay trước những làn sóng phản đối của dân chúng. Hơn nữa, với bản chất lừa bịp, họ không muốn thế giới nhìn thấy những sự phản đối ấy. Hệ thống tuyên truyền của họ lúc nào cũng tô vẽ nên sự đồng thuận của dân chúng đối với sự cai trị độc tài và độc đoán của họ. Họ không những sợ biểu tình; họ còn sợ chữ “biểu tình”.

Và ông gọi nhà nước đó là nhà nước khủng bố.

Việc nhà nước ấy sử dụng bạo lực, và thậm chí không dám sử dụng cả lực lượng chính qui của cơ quan pháp luật, để đàn áp dân chúng, được nhà báo Trung Bảo gọi là không mang tính chính danh. Và theo ông pháp luật của một nhà nước cộng sản là để bảo vệ sự ổn định theo định nghĩa của đảng cộng sản, bất chấp tính công chính và chính danh của tầng lớp lãnh đạo.

Bất bạo động

400.jpg

Người dân tiếp tục biểu tình ở Quỳnh Lưu, Nghệ An hôm 15/5/2016. Hình thính giả gửi RFA.

Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận xét về những cuộc biểu tình vừa qua là một bước tiến rất lớn của xã hội Việt Nam, mà nếu không khéo, nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ đương đầu với tai họa, và hơn nữa những biểu tượng của nhà nước cộng sản Việt Nam bắt đầu phai nhạt trong lòng dân chúng:

  1. Hàng loạt phong trào phản kháng xã hội về nhiều vấn nạn xã hội đang bừng tỉnh ở Việt Nam. Nhưng điểm khác biệt so với những năm trước là không còn quá cần đến vai trò đầu tàu của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, mà chính người dân, bao gồm cả những cán bộ hưu trí, đang lên tiếng và lần đầu tiên xuống đường biểu tình. Chính quyền sẽ đối phó ra sao với số đông quần chúng theo đúng nghĩa này?

Nếu vẫn giữ nguyên não trạng và thói quen đánh người, sẽ không có gì ngạc nhiên khi giới công an thẳng tay với người dân biểu tình trong đó có cả cán bộ hưu trí. Nhưng khi đó, ngành công an sẽ vấp phải không phải một nhúm người, mà một biển dân.

Không khó để hình dung rằng với diễn biến tâm lý đang thay đổi bằng gia tốc ngày càng lớn trong dân chúng và cả cán bộ, ngay cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam trong thời gian tới cũng chỉ xuất hiện cờ đỏ với mật độ thưa hơn hẳn hình thức biểu tình trước đây.

Rất thường là, sự triệt tiêu chế độ chính trị khởi nguồn từ dấu hiệu biến mất của các biểu tượng của chế độ đó.

Điều đặc biệt của hai cuộc biểu tình vì môi sinh đầu tháng Năm là có sự tham gia của nhiều người chưa từng tham gia các hoạt động phản kháng từ trước đến nay.

Sau khi bị bắt và hạch hỏi về hành vi đi biểu tình, bà Phan Thị Châu, từng là cán bộ cao cấp trong một cơ quan truyền thông của đảng nói rằng bà sẽ vẫn đi biểu tình trong tương lai.

Bà Ngô Thị Kim Cúc viết rằng:

Ai dám nói là người dân không am hiểu điều họ đang làm, không biết vì sao họ phải ra đường để đối đầu với các hiểm nguy đang chờ chực. Họ thông thái hơn rất nhiều những “nhà khoa học” hư danh, những chức danh bằng cấp hợm hĩnh in đầy trên carte visit để tự sướng, những chức vị dài thượt bắt dân nghe đến nhàm tai những khi có các loại lễ lạc dông dài đến vô tận…

“ Rất thường là, sự triệt tiêu chế độ chính trị khởi nguồn từ dấu hiệu biến mất của các biểu tượng của chế độ đó.
– Nhà báo Phạm Chí Dũng “

Sao có thể thẳng tay đàn áp những công dân ưu tú như vậy? Chính quyền phải tự giáo dục lại nhân viên của mình chớ không phải cứ quen miệng đòi “giáo dục nhân dân” một cách hết sức vô nghĩa và hỗn xược.

Để đáp trả bạo lực của nhà nước cộng sản, các blogger ra lời kêu gọi tiếp tục các cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động.

Tác giả Hoàng Bùi viết rằng Hãy đáp trả bạo lực bằng tình yêu, bằng sự giễu cợt và hài hước, bằng lý lẽ và bằng sự công chính, đó là điều những kẻ sử dụng bạo lực sợ nhất. Đừng sử dụng bạo lực đáp trả bạo lực, dù chỉ là trong ý nghĩ.

Nhà hoạt động dân sự trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn ôn lại lịch sử đầy bạo lực của nước Việt Nam để kêu gọi mọi người phải luôn ôn hòa và kiên trì để tránh cái ác vì cái ác được sinh ra trong bạo lực. Còn Song Chi viết rằng chỉ có tình thương mới cứu chuộc được dân tộc này.

LINH MỤC AUGUSTINO NGUYỄN VIẾT CHUNG THẦN TƯỢNG CỦA TÔI

LINH MỤC AUGUSTINO NGUYỄN VIẾT CHUNG THẦN TƯỢNG CỦA TÔI

Phú Khang

Từ nhà thương đến nhà Chúa

Vốn là một bác sĩ ngoại đạo, cuộc đời thánh hiến đã đến với cha Augustinô Nguyễn Viết Chung, Tu hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn (CM) từ những dấu ấn khó phai.  Buổi thực hành mô phôi.

Vượt qua cung đường gió bụi, men theo con hẻm nhỏ lạo xạo sỏi đá, khúc khuỷu như thách thức người cầm lái, chúng tôi gặp cha nơi cộng đoàn heo hút giữa núi rừng thuộc xã Đăk Tân, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kontum.  Giọng chậm rãi, nhỏ đều, vị linh mục ngoài 60 kể về đời mình như chỉ mới ngày hôm qua.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình khó khăn có sáu anh chị em ở Sài Gòn, tuổi thơ cậu bé Chung là những tháng ngày không êm ả vì ba mẹ hay cãi vã, hục hặc.  Ký ức ấy gieo vào tâm trí cậu nỗi ám ảnh, sợ hãi về nơi mà số đông người gọi là tổ ấm.  Năm 1973, khi đang học lớp 12, cậu tình cờ đọc được bài báo về sự ra đi của Đức cha Jean Cassaigne – Giám mục của những người bị bệnh phong.  Cuộc đời nhân đức, phục vụ quên mình của ngài chợt tác động mạnh mẽ lên tâm thức cậu học trò.  Cậu thấy trần gian vẫn còn bao điều tốt đẹp, ý nghĩa và đáng để sống thật trọn vẹn.  Một tia hy vọng, một niềm tin mới dần le lói sau những ngày dài bi quan, chán nản.  Nắng xuân đã về xua tan đông dài lạnh lẽo.
Ngày 4.11.1974, cậu đạt được ước mơ đỗ vào Trung tâm Giáo dục Y khoa Sài Gòn (nay là ĐH Y Dược TP.HCM) để sau này săn sóc bệnh nhân phong như thần tượng J. Cassaigne.  Kinh tế nhà eo hẹp, để có tiền trang trải học phí, chàng sinh viên nghèo đạp xích lô buổi tối kiếm thêm ít đồng.  Được một thời gian, không đủ sức khỏe, giờ giấc lại eo hẹp, cậu ngưng việc, tập trung đèn sách.  Bữa nọ, trước lúc tiến hành thực nghiệm mổ xác, giảng viên dạy môn Mô phôi (là một linh mục) yêu cầu học trò tham dự thánh lễ cầu nguyện cho người đã hiến xác tại nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc (quận 5, TPHCM), cách trường 1 cây số.  Nét thánh thiện về đời tu và chuyên môn vượt trội của người thầy đã đặc biệt thu hút cậu.  Thế nên chiều cùng ngày, khi thầy đề nghị viết thông tin cá nhân gởi về, kèm câu hỏi phụ: “Sau khi tốt nghiệp, bạn muốn làm gì?” cậu Chung đã viết: “Con muốn trở thành linh mục giống thầy.”  Dù bấy giờ, cậu chưa là người Công giáo.

Năm 1980, sinh viên Nguyễn Viết Chung ra trường.  Đồng lương Nhà nước eo hẹp khi đất nước còn khó khăn, phải xoay sở bằng việc khác.  Rồi cậu nộp đơn gởi Sở Y tế TP trình bày mong muốn chăm lo người bị bệnh ở Di Linh nhưng bị từ chối vì không đúng tay nghề (cậu thuộc chuyên ngành Ký sinh trùng sốt rét).  Khoảng từ 1986 – 1989, bác sĩ Chung làm việc tại Trạm sốt rét Đồng Nai.  Cuối năm 1989, cậu xin vào Bệnh viện Da liễu TPHCM, có cơ hội trau dồi những kiến thức về bệnh phong.  Ba năm sau, bác sĩ Chung lên trại phong Bến Sắn (tỉnh Bình Dương) phục vụ.  Điều ấp ủ, trông đợi lâu nay cuối cùng cũng thành hiện thực.  Ngày qua ngày, chứng kiến sự tận tâm với người bệnh nơi những nữ tu thuộc Tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, ý định muốn dâng mình lại sáng lên trong lòng người thầy thuốc.

Nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ của các dì, ngày 15.5.1993, bác sĩ Chung được rửa tội.  Tiếp đến, “người tân tòng” bắt đầu tìm hiểu Tu hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn.  Cứ làm việc ba tuần, ghé Tu hội một tuần, trong vòng một năm.  Do lớn tuổi và đặc thù công việc nên mọi người cũng cảm thông trường hợp “hiếm, lạ” này.  Năm 2002, thầy hoàn tất chương trình Triết học và Thần học.  Tới lễ Truyền tin năm 2003, thầy Chung thụ phong linh mục tại Dòng Chúa Cứu Thế (quận 3 – TPHCM).  Điều kỳ diệu mà Thiên Chúa làm đã được tỏ bày qua hành trình ơn gọi đầy trúc trắc và không ít những bất ngờ thú vị ấy.

“Xin vâng”

Sau ngày chịu chức, cha giúp Mái ấm Mai Hòa chăm sóc người bị nhiễm HIV (huyện Củ Chi, TPHCM) và dạy học tại một số cộng đoàn của Tu hội.  Năm 2009, vâng lời Bề trên, cha bắt đầu gắn bó cùng bà con dân tộc thiểu số trên dải đất Kontum.  Môi trường sống mới, đối tượng tiếp xúc mới, song cha mau chóng thích nghi và hòa nhập.

Qua tìm hiểu, người mục tử nắm cụ thể những thiệt thòi, khổ cực mà bà con Thượng gánh chịu.  Đi tìm lời giải cho câu hỏi tại sao họ rơi vào cảnh ngộ đó, cha gút nhận ra các rào cản chính như bệnh tật, thất học, không có đất canh tác… “Nhiều nhà có nương rẫy nhưng do họ mù mờ nên bị người dưới xuôi lợi dụng, cho vay nặng lãi tới mức phải bán hết đất, hết vườn để trả nợ”, cha giải thích.  Thế là, cha hỗ trợ anh em mua miếng rẫy khác đặng có chỗ cắm cây mì, trồng cây bắp sinh sống.  Đi đôi với trồng trọt, cha gởi các hộ khó khăn trong thôn cặp bò giống và cùng họ chăn nuôi để chờ ngày có bê.  Một tuần đôi ba lần, cha chạy vào làng thăm chừng chuồng trại, thức ăn, con nào bệnh, con nào sắp đẻ hay có “ẻm” nào “bốc hơi” vì: “Người dân tộc mà, túng quá sẽ bán ngay để có tiền hay làm thịt cho cả nhà ăn chứ đâu suy tính chuyện dài lâu”, cha mỉm cười.

Mấy bận thăm hỏi bản làng, thấy túp lều nhà ai xuống cấp đáng thương, cha ngược xuôi giúp một tay để họ có được chốn tựa lưng đàng hoàng tử tế, để gió mùa đông thôi lùa vào thông thốc. Cái khổ nữa là người Thượng ít có nhà vệ sinh, hầu hết đều “giải quyết” tự do nên cha ra sức giúp bà con “cải thiện thực trạng” vì điều này ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe, môi trường.  Khi mảng dân sinh tạm ổn, cha lo đến y tế.  Hễ làng nào có người phong cùi, bóng dáng “áo chùng thâm” lại xuất hiện ngay bên: đưa họ ra cơ sở chữa trị, lo phí ăn uống, vận chuyển, ủi an…  Sau hết, cha dồn mọi trăn trở vào khoản giáo dục.  Bà con nếu muốn đổi đời, muốn con cháu bớt khổ cần mau mắn “đầu tư” cho chúng chữ nghĩa, tri thức.  Phụ huynh chưa nghĩ xa tới chuyện đó, cha nghĩ và phân tích thay họ.  Để gia đình yên tâm, bớt áp lực, cha đồng hành lo học phí, sách vở…  Dẫu cực mấy nhưng thấy “hoa trái” thu về, lòng lại an yên.

Có thể nói, những tên làng như Konscôi, Konken, Konselat (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) từ lâu thân thuộc với cha như hình với bóng.  Làng gần nhất cách nơi cha ở 7 km.  Đường đi mù bụi, lởm chởm mấp mô, quệt vội giọt mồ hôi rồi nổ máy, cha cứ thế dấn bước hết năm này tháng nọ.  Nhưng đâu chỉ có vậy.  Ở những thôn xa xôi tận huyện Đăk Hà, Đăk Tô hay Ngọc Hồi cũng in rõ dấu chân vị linh mục vùng cao.  Hôm nào khỏe, cha tranh thủ sáng đi chiều về, lúc mệt thì ngủ qua đêm do đường xấu lại xa.  “Thế mới thấy hết ý nghĩa đời tu.  Nghĩ tới hình ảnh mấy đứa bé chết vì suy dinh dưỡng, ngộ độc khoai mì (*) lòng lại ray rứt không yên nên làm được gì giúp họ cứ làm, kẻo muộn”, cha chia sẻ.

Xế trưa, một phụ nữ thuộc sắc tộc Rơ Ngao cầm nải chuối già từ xa lên biếu cha để cảm ơn vì căn nhà đã xây xong.  Tấm lòng của cha, sự đơn sơ nhưng chân tình của chị khiến chúng tôi chợt nghĩ, nếu ngày trước Đức cha Cassaigne từng hé mở một mùa xuân mới trong cuộc đời cha, thì nay cha đang mang mùa xuân ấm áp đó đến với muôn dân, trên vạn nẻo đường.

Phú Khang

(*): Bà con dân tộc thiểu số thường hái lá khoai mì nấu canh ăn bởi quá nghèo.

nguon: langthangchieutim

“EM ĐỨNG LÊN…”

“EM ĐỨNG LÊN…”

Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Chiều Chúa Nhật 8 tháng 5, sau khi dâng Lễ tôi gặp một chị bác sĩ quen biết, chị hỏi tôi có nhận được email chị gởi cho tôi không, email đính kèm một bài viết đăng trên một trang web Công Giáo, nội dung kể về một người Nữ Tu tham dự cuộc tuần hành vì môi trường Chúa Nhật 1 tháng 5 vừa qua ở Sàigòn. Người bác sĩ cho tôi biết danh tánh của vị nữ tu (vị Nữ Tu này chúng tôi cùng quen biết) và bày tỏ sự cảm phục vì hành động can đảm và thẳng thắn của chị ấy. Nếu không gặp chị bác sĩ, chắc chắn tôi nghi ngờ bài viết về người Nữ Tu tham gia tuần hành vì môi trường chỉ là một sản phẩm… tưởng tượng !

Bài viết ấy kể rằng: Chiếc áo Dòng chị Nữ Tu mang theo vẫn còn nguyên trong túi vì không thấy ai mặc tu phục nên chị không dám mặc một mình. Tội nghiệp cho sự dấn thân luôn phải chấp nhận cô đơn… Đoạn khác tả rằng chị vừa đi vừa hô to “Laudato Si”. Tôi tưởng tượng lúc đó nhiều người không biết chị, lại không biết tiếng latinh sẽ nghĩ chị là người Phi Luật Tân hay một người vùng Đông Nam Á nào đó nói tiếng bản địa của họ. Bài viết mô tả chị hồn nhiên tươi cười tham gia tuần hành như vậy đó !

Laudato Si’ là đầu đề của bức Thông Điệp được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành ngày 24 tháng 5 năm 2015, Lễ Chúa Thánh Thần năm thứ ba triều đại Giáo Hoàng của ngài, Chúa Nhật này 15 tháng 5 năm 2016, Lễ Chúa Thánh Thần, giáp một năm ban hành. Bản dịch của Cha Augustino Nguyễn Văn Trinh đặt tựa là “Thông Điệp Laudato Si’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” với phụ đề là “chăm sóc ngôi nhà chung”.

Laudato si’ có nghĩa là “Chúc tụng Thiên Chúa” được lấy từ lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô thành Assisi “Laudato si’, mi’ Signore – “Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa”, trong bài thánh ca tươi đẹp “Bài ca vạn vật” để nhắc nhở mọi người trái đất là “ngôi nhà chung của chúng ta”. Giáo Hội có thói quen lấy hai chữ đầu của một văn kiện đặt tên cho văn kiện đó. Laudato si’ là hai chữ đầu của bức Thông Điệp này. Thông Điệp gồm 6 chương 246 đoạn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra những nhận định và những đề nghị cụ thể của Giáo Hội cho mọi người trong việc bảo vệ ngôi nhà chung, “Chị trái đất”. Trong tình huống hiện tại của Giáo Hội Việt Nam, bức Thông Điệp Laudato Si’ cùng với Tông Huấn “Niềm vui Tin Mừng” (Gaudium Evangelii) và bức Tông Huấn “Niềm vui của Tình Yêu” (Amoris Laetitia), là những văn kiện căn bản giúp chúng ta sống đạo cụ thể và có những ứng xử Đức Tin cần thiết.

Trong Laudato Si’, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người hãy có một cuộc hoán cải trong ứng xử với môi trường thiên nhiên, cuộc hoán cải đó được dẫn dắt bởi một nền linh đạo môi sinh, hậu quả môi trường bị tàn phá như ngày hôm nay là do con người đã có những ứng xử không đúng với điểu phải có. Đài VOA trong một chương trình học Anh Ngữ đã cung cấp một thông tin từ các tổ chức World Economic Forum và Ellen MacArthur Foundation. Báo cáo nói rằng mỗi năm người ta tống 8 triệu tấn nhựa vào lòng biển, nếu tình trạng cứ như vậy thì năm 2025, cứ 3 tấn cá thì có 1 tấn nhựa, và năm 2050 nhựa ở trong lòng biển sẽ nhiều hơn cá https://www.youtube.com/watch?v=jsxz2H8AkKU. Hoán cải cách ứng xử với môi trường cụ thể là làm sao không bỏ xuống biển các chất nhựa nữa.

Sáng Chúa Nhật tôi lân la ra thăm hỏi các bạn trẻ Nhóm Ve Chai thường xuyên hoạt động ở sân Nhà Dòng, các bạn cho tôi biết trung bình mỗi tuần các bạn thu gom được 20Kg bao nhựa, 100Kg chai lọ mủ, 300Kg giấy báo các loại, 30Kg lon nhôm. Con số không nhỏ cho một nhóm, chúng ta đang sở hữu nhiều nhóm như vậy ở các Giáo Xứ, thật là một việc làm khiêm tốn, hy sinh và đầy ý nghĩa.

Ứng xử không tốt với môi trường không chỉ từ nguyên nhân là những cá nhân không ý thức, nhưng Đức Thánh Cha còn chỉ ra cho chúng ta thấy nguyên nhân lớn nhất và gây hậu quả nặng nề nhất là các tổ chức lợi ích phe nhóm, các hệ thống kinh tế đế quốc biến các nước nghèo thành các bãi rác công nghiệp và các chế độ độc tài tận diệt con người và thiên nhiên. Cứ nhìn các cuộc phá rừng chớp nhoáng hàng trăm Hectar với đủ mọi lý do của các tập đoàn kinh tế, so với những “lâm tặc” cỏ chỉ có thể cưa cắt một vài nhánh cây làm củi hoặc đóng bàn ghế.

Kêu gọi người dân thay đổi cách ứng xử với môi trường là một việc cần làm và làm ngay, nhưng chỉ kêu gọi người dân mà không lên tiếng trước các cuộc tàn phá môi trường khủng khiếp ở diện rộng hơn thì thật là phiến diện, tránh né sự thật, là giả trá và không lương thiện.

Sàigòn đang oằn mình dưới những cơn nóng khủng khiếp, không chỉ Sàigòn, cả dải đất miền Trung cũng đang gồng thân xác còm cõi gầy guộc chịu cơn nóng thiêu đốt. Đâu đó trên mạng truyền thông tải đi nhiều hình ảnh những người trẻ đứng lên nói tiếng nói của con người, thể hiện chính kiến của mình về sự cần thiết của việc bảo vệ “ngôi nhà chung”.

“Em đứng lên gọi mưa vào hạ, từng cơn mưa, từng cơn mưa, từng cơn mưa, mưa thì thầm dưới chân ngà”. Cám ơn em những người trẻ đã đứng lên gọi mưa vào để làm dịu cơn nắng hạ. Chưa thấy mưa thì thầm dưới chân ngà, nhưng đã thấy những giọt máu nồng nàn đẫm vai em. Hình như ông Trịnh Công Sơn có ơn tiên tri, từ ngày ông sáng tác bài “Gọi tên bốn mùa”, ông đã nhìn thấy những gương mặt trẻ khác, không đứng lên gọi mưa vào hạ, nhưng “Tuổi xuân ơi sao lạnh dòng máu trong người” và ông gọi đích danh đó là “Tin buốn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”.

Nghệ sĩ Thành Lộc cũng đồng ý với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi chia sẻ trên facebook cá nhân: “Tiếc thương và chia buồn cùng những người mẹ sinh ra những đứa con mặc sắc phục như con…”

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

13.5.2016

Thảm họa diệt chủng đang ở ngay trước mắt

Thảm họa diệt chủng đang ở ngay trước mắt

 Phạm Hồng Thúy

Khu đô thị Ecopark – Vân Giang – Hưng Yên

Từ lâu, Trung Quốc đã thực hiện cuôc diệt chủng đối với các dân tộc nhỏ để giành đất cho người Hán. Từ tháng 04.1975 tới cuối năm 1978, 3,5 triệu người Campuchia đã bị hành quyết bằng cách đập vỡ sọ thông qua bàn tay Khơ me đỏ. Từ đấy loài người đã biết đến chính sách diệt chủng của Trung Quốc ở Campuchia, nhưng ít người biết rằng Trung Quốc đã thực hiên chính sách này đối với tất cả các dân tộc không phải người Hán. Ở Việt Nam cuộc diệt chủng đang bước vào giai đoạn khốc liệt.

Lá cờ Trung Quốc có 5 ngôi sao, ngôi lớn nhất thuộc về người Hán, 4 ngôi sao nhỏ giành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc lớn nhất trong số hơn 100 sắc tộc không phải người Hán sống ở Trung Quốc. Chúng ta cùng nhau điểm lại, sau 67 năm dưới chế độ cộng sản, trong tổng số 1400 triệu người ở Trung Quốc còn lại bao nhiêu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng?

1. Người Mãn đã từng lập ra triều Mãn Thanh, cai trị nước Trung Hoa gần 3 thế kỷ (từ 1644 – 1912). Theo công bố của nhà nước Trung Quốc hiện nay còn 10,68 triệu người Mãn, nhưng thực tế con số thấp hơn nhiều, hầu như không còn ai nói tiếng Mãn hay có biểu hiện gì của sắc tộc này nữa.

2. Chữ “Hồi” dành cho 18 dân tộc ở Tân Cương, khu tự trị lớn nhất của Trung Quốc với diện tích 1,6 triệu km², dân số 21,8 triệu người, trong đó một nửa là người Hán. Duy Ngô Nhĩ là sắc dân chính tại đây chỉ còn lại 8,3 triệu người (xem Tân Cương – Wikipedia).

3. Nội Mông là khu tự trị dành cho người gốc Mông cổ, tùng lập ra triều đại Nguyên Mông cai trị nước Trung hoa hai thế kỷ 13 và 14, có diện tích 1,183 triệu km² và dân số 24,7 triệu người. Tuy nhiên người gốc Mông Cổ chỉ còn lại 3,6 triệu, chiếm 14,7% dân số toàn Khu tự trị (xem Nội Mông – Wikipedia).

4. Người Tạng với nền văn hóa đồ sộ sống ở Khu tự trị Tây Tạng có diện tích 1,25 triệu km², nhưng dân số chỉ còn 3,18 triệu người, trong đó một phần đáng kể đã là người Hán (xem Tây Tạng – Wikipedia).

Tại các khu tự trị, thành phần dân tộc chính lại là người Hán, hàng trăm triệu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng đã bị hủy diệt bằng mọi cách!

Ở Việt Nam, thảm họa mất nước đã đến, thảm họa diệt chủng đang đến nhưng nhiều người chưa nhận ra.

Các thủ đoạn hủy diệt đã và đang diễn ra ở Việt Nam:

a. Hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của cả nước. Việc này chúng thực hiên bằng cách xây nhiều đập thủy điện ngăn sông Mê Kông gây hạn hán và ngập mặn trầm trọng, đất nhiều nơi đã bị lún sâu, đồng thời dùng rất nhiều thủ đoạn thâm độc như thả hóa chất độc, ốc bươu vàng, … nhằm phá hoại lúa, hoa màu và thủy sản trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long

b. Đổ chất độc dọc bờ Biển Đông để hủy diệt các hải sản ở biển và các vùng nuôi hải sản ven biển, đầu độc toàn bộ nguồn muối ăn của người Việt, ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ!

c. Hủy diệt các sông trên toàn bô miền Trung thông qua hàng trăm đập thủy điện, khai thác bâu xit, thương lái Trung Quốc bày trò mua chanh leo giá cao để dân phá cà phê, hồ tiêu; mua vét rong biển để triệt hạ vùng sinh thái của cá… sau đó không mua nữa vì đã phá xong.

d. Xây nhiều đập phía thượng nguồn sông Hông và sông Đà, làm suy kiệt sông Hồng từ nhiều năm. Chuẩn bị đại dự án sông Hồng với 6 đập thủy điện mới, hủy diệt hoàn toàn hệ sinh thái châu thổ sông Hồng.

e. Xây dưng rất nhiều nhà máy nhiệt điên, xi măng, sắt thép và hóa chất… để đầu đôc khí quyển và các nguồn nước. Trong khí thải các nhà máy do Trung Quốc xây dựng ở Việt Nam, hàm lượng các khí thải độc hại như CO, SO2, H2S, Hg … đều cao hơn từ 19 lần tới 125 lần hàm lượng cho phép. Chất thải đổ xuống nước đã làm chết rất nhiều sông ngòi như Thị Nại, La Ngà, Bưởi… và hàng ngàn km bờ biển.

f. Tung thực phẩm và thuốc men độc hại cúng các hóa chất chế biến thực phẩm độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, đồng thời thương lái Trung Quốc mua vét các loại thực phẩm sạch để người Việt chỉ còn có thể tiêu thụ thực phẩm độc hại, chết dần vì bệnh tật. Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, teo não, đột quỵ và nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã ở mức cao nhất thế giới.

Tất cả mới chỉ trong giai đoạn đầu. Sau khi sát nhập vào Trung Quốc năm 2020, dân tộc Việt Nam như cá nằm trên thớt, cuộc diệt chủng sẽ thảm khốc hơn nhiều. Những gì sẽ xẩy ra sau 4 năm tới đây? Sau 20 năm nữa con số 90 triệu người Việt liệu có còn tới 10 triệu như người Mãn hay tới 3 triệu như người Tạng không?

Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt. Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển tải thông tin này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng bảo vệ chúng ta.

HÃY XIẾT CHẶT VÒNG TAY LỚN – DÂN TỘC VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG!

P.H.T.

Mời coi 15 clip video “Formosa và Chúng Ta”

Mời coi 15 clip video “Formosa và Chúng Ta”

(Vấn nạn Biển Chết với dân tộc Việt Nam)

Thân chuyển,

Mời nghe video vấn nạn biển chết tại VN.
gắng nghe đừng bỏ qua uổng lắm.

Xin gửi các anh chị quan tâm đến vận mệnh VN lắng nghe lời nhận định có thể nói KHÁ SÂU SĂC như một lãnh tụ chính trị đáng nể với sự hiểu biết lịch sử VN mặc dầu theo lời anh lúc 75 anh mới 15 tuổi và đã từng tù tội dưới chế dộ CS, hiện sống ở Pháp,làm nghề thuộc về an ninh, mà ca tụng nước Mỹ là một điều quá lạ (vì thường người Việt sống ở Pháp có khuynh hướng chống Mỹ) và nhận xét về biểu tình hiên nay của người Việt trong nước mà mình cần xem video chiếu lại cuộc biểu tình mà THG đã trích đăng thì mình mới dánh giá nhận định của tác giả video that dài, ăn nói that lưu loát. Xin phải kiên nhẫn bỏ nhiều thì giờ mới nghe hết được 15 clips.

https://www.youtube.com/playlist?list=PLq5vQcvGescieyxGufSOi858DaSIj-_5_


Ứa nước mắt với bài tập làm văn về thực phẩm bẩn

Ứa nước mắt với bài tập làm văn về thực phẩm bẩn

Việt Hoàng

Ứa nước mắt với bài tập làm văn về thực phẩm bẩn

Bố cô dâu ngà ngà say, đỏ mặt tía tai chửi bố chú rể: “Thịt lợn nhà nó mà nó không dám hốc, nó định lừa cho cả họ nhà mình ăn để mình chết sớm à?”.

Đề bài: Hãy tả lại công việc hàng ngày của gia đình em

Bài làm của học sinh lớp 6:

Sáng nào cũng vậy, khi con gà trống nhà em gáy te te là mẹ em trở dậy lục tục chuẩn bị ra đồng. Mấy năm nay mẹ em cứ dậy là kêu đau người, đau đầu liên tục.

Mẹ thường ca cẩm với bố, ông to xác thế, sao không chăm bẵm mấy sào rau cho tôi, ngày nào tôi cũng phải quần quật từ sáng đến tối ngoài đồng, tôi sắp chết rồi ông có biết không?

Bố em cũng đã dậy từ lâu, ông đăm chiêu nhấp một ngụm rượu sếch (ở quê em uống rượu vã không có đồ nhắm thì gọi là rượu sếch) rồi bảo mẹ: Bà phải chịu khó mà cày cấy, tôi ở nhà còn đàn lợn, gà rồi lại còn bán quán lòng lợn tiết canh, vất vả lắm thay.

Mẹ em không nói không rằng, chuẩn bị quần áo, khẩu trang kín mít rồi ra đồng.

Ở đồng, mẹ em trồng nhiều rau muống, rau cải với xu hào, thi thoảng bà còn tăng gia thêm cả vài sào dưa hấu. Mùa nào cũng vậy, rau xanh mơn mởn, lá nảy mượt mà.

Em rất muốn giúp mẹ nhưng cứ hễ thò mặt ra đồng là mẹ em đuổi em quầy quậy, bà bảo: “Về ngay, cái thằng ranh kia, chỗ sung sướng thì mày không ở lại đâm đầu ra đây. Mày có muốn chết sớm không con.”

Em hỏi mãi thì mẹ mới nói thật: “Con ơi rau nhà ta chỉ có 1 luống ở gần nhà ăn được, mấy sào này phải phun thuốc cho nó lớn nhanh, bán nhanh thì mới có tiền cho mày ăn học.

Mẹ ngày nào cũng ra đồng, cũng phun thuốc nên đầu hay đau nhức, cơ thể mệt mỏi, mắt mờ, tai ù, chân chậm… chẳng biết rồi mẹ sống được để chăm bẵm mày đến bao giờ”.

Em thương mẹ quá nhưng chẳng biết làm gì giúp mẹ. Em còn bé chưa phun được thuốc sâu.


Ruộng rau của nhà ăn khác hẳn với những luống rau mơn mởn đang chuẩn bị thu hoạch để bán. (Ảnh: Hà Khê).

Ruộng rau của nhà ăn khác hẳn với những luống rau mơn mởn đang chuẩn bị thu hoạch để bán. (Ảnh: Hà Khê).

Nghe mẹ nói em mới biết, hóa ra kiến thức sinh học trong mấy cuốn sách giáo khoa cô giáo vẫn dạy chẳng còn đúng nữa.

Sách dạy trồng rau muống, rau cải, su su, rau ngót, rau cần… phải 1,2 tháng mới cho thu hoạch còn rau của mẹ em cho thu hoạch chỉ 4,5 ngày.

Hôm trước em thấy mẹ phun thuốc chì chạt, sáng hôm sau đã thấy rau xanh mơn mởn rồi mẹ cắt xoàn xoạt đem đi chợ bán.

Em thèm ăn mấy mớ rau đó lắm vì nó xanh và mướt nhưng mẹ toàn bắt em phải ăn luống rau còi cọc quanh nhà.

Một hôm vào vụ dưa, em đi học về ngang qua ruộng dưa gần nhà, đói và khát nước quá nên em nhảy xuống vặt tạm một quả định ăn cho mát.

Ai ngờ đang hí hoáy thì mẹ em chạy từ đằng xa lại kêu như cháy nhà, bà la lên bai bải: “Ối con ơi mày không thương bố mẹ nữa sao, muốn ăn thì về luống dưa ở vườn mà ăn chứ mẹ có tiếc con đâu.

Mày ăn quả này vào sau này con có mệnh hệ gì mẹ sống làm sao được”.

Em chán quá bỏ ngang miếng dưa rồi về. Mẹ chắc chẳng thương em, mấy quả dưa trong vườn nhà cũng trồng cùng ngày với dưa ngoài ruộng mà nó bé bằng con chuột nhắt. Đợi đến bao giờ em mới được ăn.

Ra đồng giúp mẹ không được, em muốn về nhà để phụ bố. Nhưng bố em cũng chẳng khiến. Ông và mấy chú hàng xóm giết lợn rất nhanh và thạo.

Hàng chục con lợn lúc bắt về nó kêu eng éc điếc cả tai nhưng bố chỉ hòa hòa cái thuốc gì đó cho chúng uống là con nào con ấy ngủ lăn quay. Chờ cho lũ lợn ngủ hết ông mới sai mấy chú giúp việc bơm nước vào mồm lợn cho bọn nó no ễnh bụng lên.

Đợi một lúc lâu cho lợn ngấm nước bố em mới sai các chú đem đi mổ. Chú Tỉn là chú họ của em hay bảo: “Bây giờ có cái chiêu bơm nước này hay thật, một con lợn lãi được bao nhiêu từ nước lã.

Cái thuốc an thần này cũng đúng là lợi hại, mổ con lợn cả tạ mà chả phải vất vả, thịt lại được giữ lâu, rất tươi mầu”.


Những vỏ thuốc an thần được sử dụng bơm vào heo trước khi đem đi giết mổ - ẢNH: B.S.

Những vỏ thuốc an thần được sử dụng bơm vào heo trước khi đem đi giết mổ – ẢNH: B.S.

Mang tiếng là nhà bán thịt lợn lại bán cả lòng lợn tiết canh đầu ngõ nhưng em chẳng bao giờ được ăn miếng thịt, miếng lòng nào.

Hễ em ho he ra quán bảo bố: “Bố ơi con đói là ông lại quát ầm lên: “Vào nhà xem còn cơm nguội không, ăn tạm đi con ạ, thiếu chất tí cũng được còn hơn ăn thịt lợn này thừa chất.

Mấy cái nước lã với thuốc an thần bố bơm vào lợn đã ăn thua gì, ở chỗ nuôi người ta còn cho lợn ăn toàn chất cấm, thuốc kích thích tăng trọng, lợn nuôi có 2 tháng mà được non 1 tạ. Lợn này là lợn thuốc đấy con ạ”.

Thế là ngày nào em cũng chẳng được ăn gì, dù toàn thứ nhà em làm. Ăn gì bố mẹ em cũng cấm chỉ sợ em phải thực phẩm bẩn ngộ độc, ung thư. Sao em khổ thế?

Hôm trước, bác hàng xóm có tổ chức đám cưới cho con trai lấy vợ ở làng bên. Tiệc cưới rất vui nhưng đến lúc ăn cỗ thì hai họ đánh nhau ầm ĩ.

Lệ làng em là khi làm cỗ cưới, nhà trai nhà gái đều phải góp thực phẩm để mâm cỗ thêm ấm cúng, tình nghĩa chan hòa.

Vào tiệc, bố chú rể gắp một miếng thịt gà vào bát của bố cô dâu rồi bảo: “Đây, đây, mời bác xơi miếng thịt gà, gà nhà bác thì mời bác xơi trước mới phải phép”. Bố cô dâu hình như đã nóng mắt lắm nhưng vẫn cố kìm chế.

Ông lại gắp miếng thịt lợn rồi bảo: “Mời bác xơi miếng thịt lợn nhà bác, tôi cung kính nhường bác ăn lợn nhà bác trước.” Hai bên thông gia cứ đùn đẩy cho nhau nhưng chẳng ai dám ăn gì.

Bố cô dâu ngà ngà say rồi đỏ mặt tía tai nói: “Thịt lợn nhà nó mà nó không dám hốc, nó định lừa cho cả họ nhà mình ăn để mình chết sớm à?” Thế là cả hai họ lao vào đánh nhau.

Bố chú rể và bố cô dâu vật lộn với nhau rất hăng, ông thì cầm miếng thịt gà, ông thì cầm miếng thịt lợn cứ đòi nhét vào mồm nhau xong rồi hét toáng lên: “Hôm nay tao cho mày chết, hôm nay tao cho mày chết.”

Đám cưới lẽ ra là ngày vui mà cuối cùng bung bét hết. Cả hai họ đói ngao lên rồi vác bụng rỗng đi về. Họ nhà giai thì chê thực phẩm nhà gái bẩn, nhà gái thì bảo mấy con lợn tăng trọng vù vù của nhà trai ăn sao được. Cô dâu chú rể khóc hết cả nước mắt.

>> Xem những bài viết cùng tác giả TẠI ĐÂY

Tác giả Việt Hoàng

Tác giả Việt Hoàng

Em với thằng Tủn đi xem đám cưới từ sáng mà phải đem cơm nắm rang muối trắng để ăn.

Cả mấy năm ăn chay trường như vậy em với Tủn với nhiều đứa trẻ nữa trong làng đều gầy giơ xương, má hóp, đít tóp, da xanh tái hoặc vàng bủng.

Chiều nay khi đi học về ngang ruộng dưa, em với Tủn đói quá bèn ngồi xuống bờ để thở.

Cô bảo chúng em bị suy dinh dưỡng rồi, nếu bố mẹ các em cũng như nhiều người nông dân khác không thay đổi cách trồng chọt, chăn nuôi thì sớm muộn gì cả lớp, cả trường sẽ có nguy cơ bị ung thư.

Ung thư thể chất đã đáng lo nhưng ung thư tâm hồn còn đáng sợ hơn gấp bội.

Em và Tủn chưa hiểu rõ ung thư tâm hồn là như thế nào. Em chỉ thấy đói, đói và thèm bát canh bầu mẹ nấu, thèm đến ứa nước miếng đĩa thịt gà thơm phức bố luộc cho ăn.

Tủn thì bảo, nó mơ được chạy chân trần trên bờ ruộng thơm mùi cỏ mật, thèm miếng dưa hấu mát lành, thèm bầu trời xanh mát không có mùi thuốc trừ sâu. Hai đứa cứ thế nằm trên bờ ruộng kể về nỗi thèm thuồng bình dị của trẻ thơ.

Hình như chúng em đói lả và ngất đi. Trong mơ em vẫn nghe thấy tiếng mẹ khóc nấc lên rồi kêu thảm thiết: “Ối con ôi sao mà ra nông nỗi này, sao hai đứa nằm thiêm thiếp ở đây”.

Em muốn nói với mẹ, con chỉ đói lả đi thôi, chỉ cần mẹ cho con ăn miếng dưa hấu là sẽ tỉnh lại ngay. Thế mà mẹ nhất quyết không cho em ăn.

Buồn quá. Người lớn sao lại khó hiểu như vậy nhỉ. Ai cũng nhăm nhăm kiếm thật nhiều tiền. Nhưng tiền nhiều để làm gì khi hàng ngày cứ hủy hoại, đầu độc lẫn nhau. Em sợ rồi sẽ giống bố mẹ. Em sợ rồi sẽ ung thư cả tâm hồn.