Khi Kẻ Thắng Sợ Người Thua – Huy Phương.

 Kimtrong Lam

Huy Phương.

Hơn bốn mươi năm sau khi nhờ làm lính đánh thuê, tay sai bán nước cho bọn ngoại bang Tàu-Nga mà may mắn ăn cướp được Miền Nam Việt Nam ngày 30 Tháng Tư, 1975, thực tế cho thấy rõ ràng bọn phỉ quyền Hà Nội chỉ may mắn chiếm được lãnh thổ Miền Nam nhờ súng đạn viện trợ của bọn quan thầy Tàu-Nga, chứ KHÔNG BAO GIỜ chiếm được lòng người từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. KHÔNG BAO GIỜ VÀ SẼ KHÔNG BAO GIỜ.

Nhiều trăm ngàn người đã chấp nhận, kể cả cái chết, bỏ làng mạc, quê cha đất tổ, tài sản để ra đi, kể cả những người lớn lên ở miền bắc, khi vào Miền Nam sau 30/ 04/ 1975, đã thấy rõ sự thật ở Miền Nam Tự Do và từ đó nhìn ra bộ mặt dối trá ghê tởm của chế độ cộng phỉ hà khắc, độc tài, tàn ác, toàn trị mà lâu nay họ phải chịu đựng.

Dân chúng, và ngay cả những tên cán bộ cộng phỉ nằm trong gan ruột đảng đã tỏ thái độ bất bình, trở thành những cá nhân hay những thế lực chống đối, điều khiến cho Việt Nam ngày nay có nhiều nhà tù giam giữ những người bất đồng chính kiến, dù họ là những người, hay tập thể chủ trương bất bạo động, không hề có vũ khí trong tay.

Khi không chiếm được lòng dân, thì chính thể cai trị phải sợ lòng dân, như người đi đêm sợ bóng ma. Những bóng ma đó được bọn phỉ quyền Hà Nội vốn tiểu nhân, đê tiện, hèn hạ và yếu bóng vía đặt tên là “thế lực thù địch,” “diễn tiến hòa bình,” “gián điệp nước ngoài.”, nhưng chính bọn phỉ quyền Hà Nội mới đúng là “thế lực thờ địch” và cái-gọi-là “diễn biến hòa bình” lại đang xảy ra ngay trong nội bộ của bọn chúng vốn dĩ luôn tranh ăn các gói vay, các gói thầu và tranh giành quyền lực, sẵn sàng bè phái, lợi ích nhóm, cắn xé và triệt hạ lẫn nhau với cái trò hề “đốt lò” lố bịch, nhảm nhí của tên chúa đảng cướp xảo quyệt, tham quyền cố vị.

Lực lượng tay sai là bọn công an vô giáo dục, với khẩu hiệu “còn đảng, còn mình,” theo Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc, Việt Nam có lực lượng an ninh ít nhất là 6.9 triệu tên. So sánh với tổng cộng những người đi làm khoảng chừng 43 triệu, thì cứ sáu người thì có một người làm chó săn, tay sai cho các cơ quan an ninh. (Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương)

Trang web chính thức của bộ công an cộng phỉ trích lời tên đồ tể Lê Duẩn, cố tổng bí thư đảng cộng phỉ Việt Nam, có câu châm ngôn vuốt ve, dụ ngọt cho bọn công an tay sai “Đảng lựa chọn công an trong những người trung thành nhất với đảng, những người chỉ biết sống chết với đảng, chỉ biết còn đảng thì còn mình!”

Phải chăng bọn cộng phỉ Việt Nam luôn luôn sợ thay đổi, sợ bị lật đổ nên trong xã hội này, nhân viên y tế, thầy cô giáo thì thiếu nhưng công an, chìm, nổi, dân phòng, trật tự khu phố, thì đứng đầy đường để quấy rối và làm tiền người dân.

Ngay khi mới vào Sài Gòn một ngày, bọn cộng phỉ bắc việt hèn hạ và đê tiện đã bắt đầu biết sợ. Sợ người sống, khi họ còn súng đạn trong tay đã đành, bọn cộng phỉ bắc việt còn sợ cả những người đã chết.

Không sợ người chết, cớ sao lại tiểu nhân hèn hạ giật sập bức tượng “Tiếc Thương” và chở đem đi vứt chỗ khác, mồ mả người lính miền Nam thì được rào chắn vây quanh như trại tù, gọi là “Khu Quân Sự” không ai được vào, mà cũng không ai được đem xương cốt ra.

Không sợ người chết, tại sao trong khi tro cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được để ở chùa Quảng Hương Già Lam, Gò Vấp, lại bị bọn phỉ quyền mọi rợ vô nhân tính bắt phải di đời đi nơi khác, vì sợ đồng bào đến hương khói, chiêm bái, và thờ cúng. (Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương)

Không những hèn hạ sợ người chết mà bọn chúng vốn dĩ bất nhân và đê tiện còn sợ cả cái tên người chết, dưới thời cộng phỉ, sau khi thân nhân dời mộ cố Tổng Thống Ngô Đình Điệm và bào đệ của ông là ông Ngô Đình Nhu về Nghĩa Trang Gò Vấp, khi lập bia mộ, bọn cộng phỉ chỉ cho phép được đề “Huynh” và “Đệ,” mà không được phép đề tên thật của hai ông. Qủa thật là không ai tiểu nhân, đê tiện và hèn hạ cho bằng bọn phỉ quyền Hà Nội.

Bọn phỉ quyền Hà Nội còn không biết nhục vì hèn hạ mà còn dám trơ trẽn và lố bịch nói láo rằng đây là ý kiến của thân nhân Việt Kiều về xây mộ, nhưng thử hỏi ai lại muốn bia mộ của thân nhân mình không tên, không tuổi.

Kẻ thắng sợ cả người thương binh bên thua trận, nếu không những lần phát quà, giúp đỡ cho thương binh VNCH ở chùa Liên Trì, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn, vì sao lại bị bọn công an chó săn, chặn đường, quấy nhiễu và cuối cùng phải chấm dứt công việc đầy tính nhân đạo này.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, sinh viên phản chiến biểu tình đã trương lá cờ của bọn thổ phỉ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà chính quyền Mỹ chưa sợ, sao ngày nay cộng phỉ bắc việt lại khiếp sợ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VNCH trong khi chiến tranh qua đã lâu và cuộc đối đầu không còn nữa.

Rõ ràng, bởi bọn cộng phỉ bắc việt không hề có chính nghĩa trong cuộc chiến tranh xâm lăng ăn cướp Miền Nam Việt Nam nên lúc nào cũng sợ Sự Thật và sợ Chính Nghĩa Việt Nam Cộng Hòa. (Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương)

Phỉ quyền Hà Nội đê tiện hèn hạ sợ luôn cả những bộ quân phục rằn ri của Người Lính Miền Nam. Bởi nếu không hèn hạ và sợ sự thật thì làm sao lại có vụ kết án Nguyễn Viết Dũng, bị 12 tháng tù vì tội “gây rối trật tự công cộng” trong khi Dũng chỉ tham gia cùng với người dân ở Hà Nội phản đối việc chặt cây xanh, mà chỉ riêng mình anh bị bắt và đưa ra tòa đơn giản chỉ vì Dũng mặc đồ rằn ri hôm đó.

Bọn phỉ quyền Hà Nội vốn có bản chất tiểu nhân, đê tiện, lưu manh và gian xảo nên luôn luôn sợ những người có ảnh hưởng đến quần chúng, có đám đông hỗ trợ, tức là bọn phỉ quyền Hà Nội luôn lo sợ bị lật đổ. Do vậy các vị lãnh đạo tôn giáo của Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành luôn luôn bị bọn chúng cho những con chó săn theo dõi và cô lập, gây khó dễ trong cuộc sống.

Không những bọn phỉ quyền Hà Nội vốn không có chính nghĩa nên không bao giờ được lòng dân mà luôn luôn đứng đối lập với dân, coi dân như kẻ thù, thậm chí coi dân như con cháu trong nhà, hoàn toàn láo xược và trái ngược với cái khẩu hiệu lố bịch và nhố nhăng “đảng là đầy tớ của dân,” như cái giọng khinh bạc của tên phỉ cái vô giáo dục Tôn Nữ Thị Ninh:

“Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi.” Phải chăng là theo cách đàn áp, bịt miệng, khủng bố tinh thần, bắt bớ tù đày.

Hồ Chí Minh vốn là một tay lưu manh, điếm đàng, xảo trá, quỷ quyệt, tàn ác, mị dân đã từng nói “Nước lấy dân làm gốc,” nhưng thực sự bọn phỉ quyền Hà Nội đã hy sinh hạnh phúc của toàn dân cho sự tồn vong của đảng cướp của bọn chúng. (Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương)

Xưa Nguyễn Trãi từng nói: “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân!” Ngày nay, dưới chế độ man rợ và tàn bạo của bọn phỉ quyền Hà Nội, người dân đã hết sợ kẻ cai trị dân rồi, nhưng bọn phỉ quyền Hà Nội này đã bắt đầu run sợ trước những cơn sóng ngầm chống đối của người dân đang chỉ chờ có cơ hội là bùng nổ và tiêu diệt bọn chúng.

Một thể chế mà lúc nào cũng run sợ người dân trước sau gì cũng sẽ đi đến chỗ bị tan rã và bị diệt vong bởi xưa nay chưa bao giờ có chế độ nào tồn tại mãi với thời gian; kể cả những tên bạo chúa một thời hung ác như Tần Thủy Hoàng, Hitler, Benito Mussolini, Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, ……

Ngày nay, tuy bọn phỉ quyền Hà Nội – vốn bản chất chỉ là một lũ tay sai, lính đánh thuê cho bọn đàn anh là bọn cộng sản quốc tế Tàu-Nga – đã may mắn nhờ được bọn chúng chi viện, hỗ trợ mà ăn cướp được Miền Nam Việt Nam, và thống trị được toàn bộ Việt Nam, nhưng trên thế giới ngày nay, lá cờ đỏ sao vàng bẩn thỉu và tanh tưởi vốn xuất phát từ Trung Quốc của bọn chúng chỉ thấy được treo, hay dám treo trước cổng tòa đại sứ cộng phỉ Việt Nam ở các nước, mà lá cờ này không dám và không thể treo bất kỳ ở đâu, dù ở một xó xỉnh nào.

Bọn phỉ quyền Hà Nội sợ hãi cả những người thua trận, ngày nay đã bỏ nước ra đi. Ở thủ đô Hoa Kỳ Washington DC, đám nhân viên tòa đại sứ cộng phỉ hèn hạ đến mức không bao giờ dám dùng xe ngoại giao (mang bảng số CD) đi vào khu Eden, hay khi về Orange County, bọn chúng chưa dám công khai đi uống cà phê hay ăn phở ở khu Bolsa.

Người ta còn nhớ, ngày Thứ Bảy, 23 Tháng Sáu, 2007, tên Nguyễn Minh Triết khi tham dự một cuộc họp tại thành phố Dana Point, miền Nam California, đã phải hèn hạ và nhục nhã vào phòng họp bằng… cửa sau.

Vào ngày 17 Tháng Ba, 2015, tên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng được mời đến Quốc Hội New South Wales để dự họp, nhưng không dám dùng cửa trước vì sợ trứng thối, cà chua, cũng đành hèn hạ nhục nhã phải nhờ cảnh sát dẫn đi cửa sau.

Còn vô số những sự việc khác nói lên sự sợ hãi của bọn phỉ quyền Hà Nội trước những biểu tượng của Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa như Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Dân Tộc, những bộ quân phục rằn ri của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), những bản nhạc ca ngợi Người Lính VNCH, các tác phẩm văn học nghệ thuật của Miền Nam Việt Nam, và ngay cả đến những kiến trúc xưa, dấu tích của Miền Nam Việt Nam như bùng binh Cây Liễu, các tượng đài, và cả đến việc đổi tên đường các danh nhân lịch sử dân tộc bằng tên của những tên khủng bố khát máu cộng phỉ, ….

Vậy những chuyện này không gọi bằng “sợ”, “hèn hạ”, “tiểu nhân”, thì nên gọi bằng gì nhỉ ? –

(Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương).


 

 Buổi ra mắt sách ‘Con Gái Thợ Nail’ đầy cảm xúc về gia đình Mỹ gốc Việt

 Ba’o Nguoi-Viet

May 3, 2024

Thiện Lê/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV) – Đông người dự buổi ra mắt của sách hồi ký “The Manicurist’s Daughter” (Con Gái Thợ Nail) ở Little Saigon vào tối Thứ Năm, 25 Tháng Tư, nói về nhiều điều liên quan đến văn hóa của người Mỹ gốc Việt.

Tác giả Susan Liễu (thứ hai từ trái) chụp hình với những người có mặt tại buổi ra mắt sách. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Buổi ra mắt sách được tổ chức tại trường thẩm mỹ Advanced Beauty College ở Garden Grove. Với chủ đề nói về gia đình trong ngành nail, có thể nói không có nơi nào thích hợp hơn vì đây là trường đào tạo rất nhiều thợ nail ở Little Saigon.

Ông Tâm Nguyễn, chủ nhân Advanced Beauty College, chào mừng quan khách có mặt để dự buổi ra mắt sách của tác giả Susan Liễu, một nhà soạn kịch kiêm diễn viên kịch.

Cô được sinh ra trong một gia đình làm nghề nail, từng có chương trình kịch độc diễn có nội dung tự sự là “140 LBS: How Beauty Killed My Mother” tại 10 thành phố khắp Hoa Kỳ, được nhiều tờ báo như The Los Angeles Times, đài NPR, và tạp chí American Theatre đánh giá rất cao.

Chương trình kịch này nhận được nhiều giải thưởng, và còn được chiếu tại nhiều chương trình văn hóa, trong đó có Viet Film Fest ở Little Saigon, và cô từng được mời thuyết trình tại mấy chục đại học khắp nước.

Tác giả Susan Liễu đọc một đoạn trong sách. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Để lan truyền câu chuyện về cái chết của thân mẫu, về câu chuyện của gia đình, cô Susan quyết định viết quyển sách đầu tay là “The Manicurist’s Daughter.” Sách này là một hồi ký đầy cảm xúc nói về câu chuyện của một người con gái thuộc gia đình Việt Nam tị nạn tìm nhiều câu trả lời về cái chết của mẹ mình vì giải phẫu thẩm mỹ.

Gia đình cô đến Hoa Kỳ vào thập niên 1980 sau năm lần vượt biên không thành công. Khi đến được Hoa Kỳ, mẹ cô là người dẫn đầu gia đình, mở được hai tiệm nail thành công và là người đứng sau mọi thành công của gia đình. Đến khi cô được 11 tuổi, bà quyết định đi giải phẩu thẩm mỹ thắt chặt bụng, nhưng sau đó cuộc giải phẫu thất bại, và bà qua đời sau vài ngày hôn mê. Sau tang lễ, không ai trong gia đình được nói về mẹ mình hay những gì đã xảy ra.

Trong 20 năm tiếp theo, cô Susan quyết định tự đi tìm câu trả lời, muốn biết tại sao người hoàn hảo nhất trong gia đình lại muốn sửa đổi thân thể, và tại sao không ai nói cuộc sống của mẹ mình ở Việt Nam ra sao.

Bìa sách “The Manicurist’s Daughter.” (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Một câu trả lời khác mà cô muốn biết là tại sao bác sĩ kia làm mẹ mình mất mạng vẫn được hành nghề và vẫn tiếp tục nhắm vào cộng đồng gốc Việt. Qua nhiều đau đớn, nhiều khó khăn, và thậm chí phải qua các vấn đề về tâm linh, cô phát hiện được nhiều điều về thân mẫu, về bản thân và vẻ đẹp lý tưởng gần như không ai có được.

Đó là nội dung của “The Manicurist’s Daughter” mà cô Susan Liễu muốn trình bày với độc giả ở Little Saigon, Orange County.

Buổi ra mắt sách là một cuộc đối thoại giữa tác giả với người dẫn chương trình là cô Elizabeth Ái, đạo diễn kiêm nhà sản xuất của phim tài liệu “NEW WAVE,” nói về văn hóa của người Mỹ gốc Việt trong thập niên 1980, cũng như đối thoại với những người tham dự.

Cô mở đầu buổi trò chuyện bằng cách kể lại cái chết của mẹ khi mình mới 11 tuổi vào năm 1996, và bà qua đời chỉ ở tuổi 38 sau khi bị mất khí oxy trong não bộ sau khi vào phòng mổ hai tiếng, sau đó hôn mê năm ngày rồi qua đời. Cô cho hay sau đó mới biết người bác sĩ giải phẫu cho mẹ mình lúc đó đang bị treo bằng, không có bảo hiểm sai suất trong y tế, bị kiện 19 lần, những vẫn quảng cáo trong cộng đồng Việt Nam ở vùng vịnh San Francisco.

Tác giả Susan Liễu (phải) và người dẫn chương trình Elizabeth Ái. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Trong 20 năm, gia đình cô không hề đề cập đến người mẹ tuy bà luôn được coi như là sao Bắc Đẩu của gia đình. Điều đó khiến cô muốn đối mặt với nhiều điều cấm kỵ trong gia đình, cũng như trong cộng đồng gốc Việt, và cho rằng mẹ mình thật sự không còn trên cõi đời này nữa nếu không ai nhắc đến bà.

Cô kể cô phải tìm đủ mọi cách để vượt qua nỗi đau, thậm chí còn tham gia một giáo phái về yoga của người Nam Hàn, rồi quyết định đối mặt với quá khứ bằng chương trình kịch độc diễn “140 LBS: How Beauty Killed My Mother” để kể lại câu chuyện của gia đình, rồi biết được hàng ngàn khán giả đến xem đều có những nỗi đau mà họ giấu kín trong lòng.

Tác giả Susan Liễu còn nói về nhiều tranh cãi với gia đình trong 20 năm về cái chết của mẹ mình, kể lại cô cố gắng làm hài lòng gia đình qua học vấn vì cô tốt nghiệp hai đại học danh tiếng là Harvard University và Yale University. Cô còn kể về những chuyện khó tin xảy ra vào ngày cưới từ thời tiết thay đổi thất thường, đến những chuyện tâm linh trong gia đình như đi coi bói và lên đồng.

Cô kể cô sinh con vào ngày 30 Tháng Ba, 2020, lúc Hoa Kỳ đang đóng cửa mọi thứ vì đại dịch COVID-19, và không thể kiếm tiền bằng diễn kịch được nữa, nhưng sau đó may mắn có hợp đồng viết sách, và trong mấy năm vừa qua, cô bỏ nhiều công sức viết “The Manicurist’s Daughter.”

Ngoài mục đích tìm câu trả lời cho bản thân, cô Susan nói quyển sách này còn là một cách hàn gắn các thế hệ, chia sẻ nhiều câu chuyện với nhau để giúp thế hệ sau có cuộc sống tốt hơn.

Buổi nói chuyện đầy những chủ đề có thể khó nghe đối với nhiều người, nhưng với cách ăn nói đầy cuốn hút và hài hước của tác giả Susan Liễu làm mọi chủ đề dễ nghe hơn. Cô còn thể hiện nhiều cảm xúc rất thật, làm ai lắng nghe cũng thông cảm được, và đó là những cảm xúc mà cô muốn gửi đến độc giả trong 300 trang sách của “The Manicurist’s Daughter.”

Cô Susan Liễu ký tặng sách cho một độc giả. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Qua những cảm xúc đó, quyển hồi ký đầu tay của cô được khen ngợi rất nhiều, như tờ báo The Los Angeles Times đánh giá là một trong sáu sách phải đọc cho Tết Nguyen Đán. Tạp chí Goodreads and Elle đánh giá đó là một trong những sách đáng trông đợi nhất của năm 2024. Tạp chí V đánh giá “đó là một hồi ký dũng cảm, đầy cảm xúc đến mức không thể buông ra được.”

Với chủ đề về gia đình trong nghề nail, về văn hóa và những điều cấm kỵ trong gia đình Việt Nam, “The Manicurist’s Daughter” có thể là một sách vô cùng đáng đọc với nhiều độc giả người Mỹ gốc Việt. [đ.d.]

Liên lạc tác giả: le.thien@nguoi-viet.com


 

 Hòa hợp và hòa giải trong- ngoài và Nam- Bắc

 Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Tường Tâm

04/05/2024

Ý chính: “Kêu gọi người Việt hải ngoại hòa hợp & hòa giải với người Việt trong nước; và người miền Nam hòa hợp & hòa giải với người miền Bắc” là vô tình rơi vào chiêu thức lừa bịp, tránh né thực chất vấn đề của cộng sản.”

Chiến tranh huynh đệ tương tàn đã chấm dứt cách nay 49 năm, nhưng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên dư luận, thông tin, báo chí, người ta vẫn thấy sự thù hận giữa những người Việt Nam. Từ đó, nhiều người kêu gọi sự hòa hợp & hòa giải giữa người Việt hải ngoại và người Việt trong nước; giữa người miền Nam và người miền Bắc. Lời kêu gọi đó có thể từ những người Việt có thiện chí, mà cũng có thể do chủ trương của đảng cộng sản Việt nam. Nhưng lời kêu gọi đó đã đặt sai vấn đề; mà một khi đã đặt sai vấn đề thì không thể có giãi pháp đúng. Vấn đề từ 49 năm qua là, những người miền Nam nạn nhân cộng sản vẫn tiếp tục chống đối chính quyền và kỳ thị những kẻ vẫn còn ngu muội tin theo cộng sản.

Kể từ ngày 30-4-1975, ngoại trừ một số tên nằm vùng, toàn thể dân miền Nam đều là nạn nhân cộng sản. Suốt từ khi chiếm được miền Nam tới nay, trong mọi chinh sách, chính quyền cộng sản đều áp dụng phân biệt đối xử và tìm cách triệt hạ mọi đường sống, đường thăng tiến của con em miền Nam, những người không có liên hệ bà con với cộng sản miền Bắc. Ngoài việc bắt bỏ tù nhiều  năm tất cả thành phần tinh hoa nhất (the most elites) của miền Nam, cộng sản có chủ trương thâm độc là phá vỡ  hạnh phúc gia đình của những người tù đó để sau khi ra tù họ không còn nơi nương tựa. Chính sách này đã từng được áp dụng ở miền Bắc đối với các thành phần bị cho là chống đối chế độ. Cộng sản còn đuổi gia đình các người tù cải tạo rời khỏi thành phố, đi kinh tế mới hoặc về quê, để chiếm đoạt nhà cửa. Cái gọi là vùng “kinh tế mới” dành cho người miền Nam thực chất là những khu vực xa xôi, cằn cỗi, không thể canh tác. Họ bị cưỡng ép chở tới đó với hai bàn tay không, không trợ cấp ban đầu. Thực chất đó là khu vực đầy ải, khác hẳn với các vùng kinh tế mới đất đai trù phú dành cho đoàn người từ miền Bắc vô xâm chiếm, cùng với mọi trợ cấp cần thiết để xây dựng cuộc đời mới. Cộng sản lại chiếm đoạt tất cả các cơ  xưởng sản xuất sau khi bắt bỏ tù các chủ nhân và đuổi gia đình họ ra khỏi thành phố. Tất cả con cái các người tù học từ lớp 9 trở lên đều bị đuổi khỏi nhà trường, dưới chính sách họ gọi là “cách mạng xã hội chủ nghĩa trong học đường”. Mỗi tối vợ các người tù bị bắt tập trung lên trụ sở phường khóm để bị xỉ vả, nhục mạ trước sự chứng kiến của bà con cô bác trong phường cũng do chính quyền triệu tập tới…Còn vô vàn tội ác của cộng sản đối với các gia đình miền Nam đã khiến cả triệu người phải liều chết vượt biên tìm đường sống xa quê hương. Đã vậy, mặc dù đang phải sống bám vào số đô lạ do các nạn nhận cộng sản ở hải ngoại gửi về, hàng năm dịp 30-4, cộng sản lại tổ chức lễ lạc đình đám, ăn mừng, nhân đó có những văn bản và những ngôn từ xúc phạm người dân miền Nam.

Bởi thế, những người miền Nam, nạn nhân cộng sản, còn ở trong nước, đã âm thầm chống đối thụ động (passive opposition) bằng cách biểu lộ sự khinh bỉ, kỳ thị, xa lánh thành phần Bắc kỳ 12 nút nào vẫn còn tin tưởng vào đảng. Sự chống đối tuy âm thầm nhưng cũng rất mạnh mẽ khiến thành phần Bắc kỳ 12 nút định cư trong Nam đã phải vội vã học nói tiếng Nam để dễ lẩn vào cộng đồng người miền Nam. Vào năm 1954, người Bắc di cư vào Nam không bị ghét bỏ khinh khi như vậy, mà trái lại dân Nam còn mở rộng vòng tay đón nhận, giúp đỡ. Bởi thế, sống chung 21 năm nhưng người Bắc di cư 9 nút vẫn giữ được giọng nói riêng, không phải vội vàng tập nói tiếng Nam để che dấu nhân thân như nhóm Bắc kỳ 12 nút bây giờ.

Ngoại trừ số gia đình bọn quan chức ăn cướp, tham nhũng khai man lý lịch (khai chưa từng là đảng viên cộng sản, hoặc khai gian dối là đã bỏ đảng.) để được định cư ở Mỹ khoảng hơn chục năm nay (từ thập niên 2010s), người Việt hải ngoại sau 1975 toàn là nạn nhân cộng sản. Nên giữa họ với số người miền Nam nạn nhân cộng sản đang sống trong nước là cùng chung một cộng đồng; giữa họ với nhau không có kỳ thị nên không cần hòa hợp & hòa giải. Những nạn nhân cộng sản ở hải ngoại cũng như  đang ở trong nước cũng không kỳ thị những người Bắc Kỳ đã từ bỏ cộng sản. Con số này rất đông. Một số người Bắc Kỳ nổi tiếng từ bỏ chủ nghĩa cộng sản đã vui sống hòa hợp với cộng đồng người Việt hải ngoại như cựu Đại tá Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà văn Đỗ Trường (Đức), nhà báo Lê Trung Khoa (Đức), nhà văn Võ Thị Hảo (Đức), nhà báo Mạc Việt Hồng (Ba Lan), Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ và LS Dương Hà (Mỹ), cựu sĩ quan công an Tạ Phong Tần (Mỹ), LS Nguyễn Văn Đài (Đức), facebooker Dương Mạnh Trí (Pháp), Kỹ sư Phùng Ngọc Khoa (Pháp), Kỹ Sư Hoàng Quốc Dũng (Pháp), nhà văn Nguyễn Quang Lập (VN), nhà văn Trần Mạnh Hảo (VN)…và khoảng trên dưới 40 người Bắc kỳ nổi tiếng đã mặc nhiên từ bỏ cộng sản khi tham gia ký vào bản đề nghị do Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Mạc Văn Trang công bố trên một số báo mạng hôm 29-4-24 “49 NĂM SAU NGÀY 30-4-1975: CON ĐƯỜNG NÀO CHO VIỆT NAM”, ngoài ra còn nhiều lắm. Nói tóm lại hoàn toàn không cần phải thực hiện hòa hợp & hòa giải giữa những người miền Nam, dù đang sống trong nước hay đang ở hải ngoại, với những người đã trưởng thành, hay phục vụ trong chế dộ cộng sản nhưng đã từ bỏ chủ nghĩa phi nhân tàn ác này.

Tội ác của cộng sản đối với người miền Nam là không thể tha thứ được. Cộng sản toàn thế giới có chung bản chất là tàn ác, gian dối, lừa bịp, không thể tin được. Cho nên không bao giờ những người miền Nam có thể tha thứ cho cộng sản, chứ đừng nói là hòa hợp & hòa giải với cộng sản. Kêu gọi “người Việt hải ngoại hòa hợp & hòa giải với người Việt trong nước; và người miền Nam hòa hợp &  hòa giải với người miền Bắc” là vô tình rơi vào chiêu thức lừa bịp, tránh né thực chất vấn đề của cộng sản.

Con đường duy nhất để tạo tình đoàn kết toàn dân là đảng cộng sản phải từ bỏ vị trí độc tôn trong xã hội Việt Nam, trả lại mọi quyền tự do cho người dân, trong đó có quyền tự do lựa chọn nhân vật lãnh đạo họ.

Nguyễn Tường Tâm


 

 Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘Trách nhiệm chính trị’

Ba’o Tieng Dan

VOA

Lê Quốc Quân

2-5-2024

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 1 tháng Hai, 2021. Sau hơn 13 năm cầm quyền, thực tiễn phơi bày ra trước mắt người dân là nỗ lực chống tham nhũng của ông không khả thi. Nguồn: Reuters

Ngày 26/4 Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ “thôi giữ các chức vụ” với lý do ông Huệ đã vi phạm“Những điều đảng viên không được làm… và chịu trách nhiệm người đứng đầu”, sau khi có vụ bắt giữ ông Phạm Thái Hà và những quan chức tập đoàn Thuận An.

Cũng tương tự như vậy, ngày 20/3/2024, ông Võ Văn Thưởng đã thôi giữ các chức vụ vì những lùm xùm liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn và các quan chức địa phương ở tỉnh Vĩnh Phúc. Trong tháng 1/2024, trưởng ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh buộc phải rời nhiệm sở.

Hơn một năm trước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và hai phó thủ tướng là Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh cũng ngậm ngùi ra đi vì “chịu trách nhiệm chính trị”. Bộ chính trị của Đảng Cộng sản từ đầu nhiệm kỳ có 18 người, nay chỉ còn lại 13.

“Trách nhiệm pháp lý” và “Trách nhiệm chính trị”

Trách nhiệm pháp lý, năng lực chịu trách nhiệm pháp lý và cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là những thuật ngữ pháp luật phức tạp. Nhưng tóm lại thì: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả mà công dân phải gánh chịu khi vi phạm hoặc không thực hiện các hành vi mà pháp luật quy định.

Tuy vậy, không phải ai cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý vì nó còn thể hiện ở “năng lực chịu trách nhiệm pháp lý”. Một người được coi là không chịu trách nhiệm pháp lý khi: “Mắc bệnh tâm thần và không nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi”.

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong pháp lý là cá biệt hoá trách nhiệm, nghĩa là ai làm người đó chịu, nhưng xã hội còn có nhiều loại trách nhiệm khác như: Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm chính trị… thể hiện sự liên đới giữa các chủ thể với nhau.

Trách nhiệm chính trị là một khái niệm không rõ ràng và chưa có một văn bản nào quy định cụ thể nhưng gần đây nó được bàn thảo sôi nổi trên khắp các diễn đàn. Các cuộc bàn thảo kéo dài từ trung ương đến địa phương, từ đảng bộ tỉnh xuống chi bộ thôn. Nó còn xuất hiện trong mọi ngành nghề, lĩnh vực mà có nhân tố “đảng” lãnh đạo.

Trong một bài báo đăng trên báo Nhân dân, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng “Trách nhiệm chính trị là chế độ trách nhiệm đòi hỏi các quan chức chính trị phải có được sự tín nhiệm của nhân dân hoặc của những người đại diện cho nhân dân. Còn tín nhiệm thì còn chức quyền, hết tín nhiệm thì hết chức quyền”.

Luật pháp và Đảng quy không có điều khoản nào phản bác cũng như ủng hộ quan điểm này của tiến sỹ Dũng, nhưng Đảng CSVN có Quy định số 08/QĐ-TW để về “Trách nhiệm nêu gương” và tại Điều 1 ghi rõ là “Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu nêu gương”, mà muốn nêu gương được thì phải có tín nhiệm. Vậy ai đo mức độ tín nhiệm?

“Lấy phiếu tín nhiệm” và “Bỏ phiếu tín nhiệm”

Để đo mức độ tín nhiệm, Quốc hội dựa vào Nghị Quyết số 85/2014/QH13 ban hành vào năm 2014 về việc “Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”.

Điều thú vị là Việt Nam luôn có cách làm “khác” với thế giới bằng những ngôn từ rất lạ mà đến các nhà ngôn ngữ học cũng phải đau đầu khó hiểu. Nghị Quyết này của Quốc hội đưa ra 2 khái niệm: “Lấy phiếu tín nhiệm’ và “Bỏ phiếu tín nhiệm”.

Trong “lấy phiếu” thì có 3 mức là: “tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp”. Còn “bỏ phiếu” thì chỉ có 2 mức là: “tín nhiệm hoặc không tín nhiệm”. Cùng một người, một sự việc có khi là “lấy phiếu” có lúc phải “bỏ phiếu”.

Việc đo lường mức độ tín nhiệm thì luôn phải có 3 chủ thể tham gia: Nhân dân, Người thay mặt nhân dân (Quốc hội) và Đảng cộng sản.

Trong mối quan hệ tay ba này, Đảng đã đặt nhân dân ra ngoài cuộc chơi. Đảng thao túng toàn bộ Người đại diện của dân bằng việc cài cắm hơn 97% đảng viên làm Đại biểu quốc hội, rồi qua đó, Đảng giành lấy quyền quyết định vào những thời điểm nhất định, ai là người có tín nhiệm, ai là người không.

Đảng chưa bao giờ có một cuộc trưng cầu dân ý để xác định sự tín nhiệm của Đảng và sự đồng nhất giữa mong muốn của người dân và ý chí của Đảng. Sự tín nhiệm của nhân dân chưa chắc đã là sự tín nhiệm của Đảng; ngược lại, sự bất tín nhiệm của nhân dân cũng có thể không nhất thiết là sự bất tín nhiệm của Đảng.

Độ tín nhiệm “mong manh”

Ví dụ như ông Võ Văn Thưởng đã được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước với số phiếu tín nhiệm rất cao (487/488 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành). Ông Vương Đình Huệ thì 100% đại biểu tham gia tán thành bầu làm chủ tịch quốc hội.

Chúng ta còn nhớ hình ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi giữa 2 bên là Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ. Ông nắm chặt tay Võ Văn Thưởng và nhân dân được dịp đồn đoán về một người kế vị cùng nghiên cứu “triết học Mác Lê Nin”.

Sau khi ông Thưởng về vườn, nhân dân lại xôn xao về ông Vương Đình Huệ như là người có khả năng thay thế Tổng bí thư vì đã “cơ cấu từ lâu” và chủ tịch Quốc hội thường là bước đệm để tiến lên chức Tổng bí thư, giống như ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Phú Trọng.

Cả hai ông đã đạt được phiếu tín nhiệm cao nhất để chọn làm chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội. Nhưng đây là sự tín nhiệm vô cùng mong manh vì không phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng thực sự của dân hoặc người đại diện của dân.

Bởi thế cho nên, chỉ một thời gian sau, Đảng lại công bố họ “Vi phạm quy định và làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”. Mọi sự là do đảng, thậm chí một số rất ít người trong đảng.

Có rất nhiều lời đồn đoán phía sau nhưng xét về mặt hình thức thì không có một bằng chứng rõ ràng minh bạch nào được đưa ra. Nhân dân không có quyền và không có cách nào để xác định mức độ tín nhiệm thật đã có và quá trình mất tín nhiệm của các ông như thế nào.

Nhân dân chỉ biết một cách chắc chắn rằng chỉ đảng viên mới được làm quan chức, và chỉ có quan chức mới có quyền lực để tham nhũng và hiện nay càng chống càng tăng, càng phơi bày một thực tế suy đồi nghiêm trọng. Niềm tin về mức độ tín nhiệm như đang vữa ra từng mảng.

Pandora Box và Hy vọng cuối cùng

Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng xác định tham nhũng là giặc nội xâm và quyết tâm đánh nó để tạo ra được sự “trong sạch” và vững mạnh cho đảng và chế độ. Sau hơn 13 năm cầm quyền, thực tiễn phơi bày ra trước mắt người dân rằng nỗ lực chống tham nhũng của ông là không khả thi.

Ông đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Một mặt, ta thấy “sự dữ” từ chiếc hộp Pandora do chính ông Trọng mở ra đang “bay là là” và phủ kín cả bầu trời vô minh, giống như bầu khí khuyển Hà Nội đang ô nhiễm nặng, đem đến viễn cảnh tồi tệ của tương lai dân tộc Việt Nam.

Nhưng mặt khác, thực tiễn cũng cho chúng ta những hy vọng giống như truyền thuyết về niềm hy vọng còn sót lại trong hộp Pandora. Chúng ta biết rằng tham nhũng luôn gắn liền “khuyết tật” của quyền lực và nếu giải quyết được thì có thể giúp quốc gia cất cánh.

Tham nhũng quan hệ hữu cơ với việc tạo dựng, tổ chức và sử dụng quyền lực. Vì vậy, nếu vì tương lai đất nước, Ông Nguyễn Phú Trọng nên tự nhận “Trách nhiệm chính trị”, rồi cho phép tự do báo chí, mở rộng không gian dân sự, xây dựng nhà nước pháp quyền, nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch hoá chính sách, từng bước “nhốt quyền lực lại” trong một cơ chế “Check & Balance” (Kiềm chế và đối trọng) thì tự nó theo thời gian sẽ sửa chữa được khuyết tật của hệ thống.

Nếu được vậy, dân tộc Việt Nam sẽ tìm thấy niềm hy vọng để bình an đi tiếp vào tương lai.

 


 

Về nạn ‘bảo hoàng hơn vua’

Ba’o Tieng Dan

Thái Hạo

2-5-2024

Thật không ngờ, khi tôi viết “anh em trong nhà đánh nhau” mà lại khiến nhiều người, trong đó có cả những người là nhà báo như ông Trần Quang Đại (báo Lao Động) lại tỏ ra khó chịu và hằn học đến thế. Không bàn đến việc ông Đại chỉ lên Wikipedia đọc lõm bõm vài thông tin méo mó rồi copy rất tự tin mà không hiểu về lịch sử của Hoa Kỳ cũng như lịch sử của chế độ nô lệ (ví dụ, ông Đại nói “Nước Mỹ đã tự đẻ ra tệ nạn nô lệ”!!!).

Cũng xin lưu ý, đây không phải là bài viết trao đổi với ông Trần Quang Đại, tôi chỉ nhân tiện một ý kiến mà viết bài nhằm chia sẻ với đông đảo những ai quan tâm. Bây giờ xin trở lại câu hỏi “Có chuyện anh em trong nhà đánh nhau hay không?”.

Ảnh chụp màn hình status của tác giả Thái Hạo

Không gì “thuyết phục” những người cuồng tín cho bằng phát biểu của chính nhà nước. Vì thế, có lẽ không cần và không nên dẫn chứng hay phân tích dài dòng, cũng không cần thiết đến cả việc nêu quan điểm cá nhân, tôi chỉ cần dẫn lại đây quan điểm chính thống của nhà nước từ bộ “Lịch sử Việt Nam” do Viện Sử học Việt Nam biên soạn và các phát biểu của các tác giả về bộ lịch sử này được báo Tuổi Trẻ tường thuật lại năm 2017, khi bộ sách ra đời. Đó là việc chính thức từ bỏ tên gọi “Ngụy quyền Sài Gòn” và thay bằng “Việt Nam Cộng Hòa, Chính quyền Sài Gòn, Chính thể Việt Nam Cộng Hòa”.

45 năm sau cuộc chiến tranh, sự thay đổi cách gọi này có ý nghĩa gì và vì sao? Xin trích ra đây phát biểu của một số tác giả trong bài báo đã nói trên: “Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng”.

Ảnh chụp màn hình bài báo Tuổi Trẻ

– “TS Nguyễn Nhã cho rằng, về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam cộng hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể chối cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình. Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.

– “Từ năm 1954 – 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục”.

– “Ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.

Không chỉ thế, theo ông Nhã, “… Thừa nhận Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.

– “Việc từ bỏ cách gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền” và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh. Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế”.

– “Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc.

Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.

Nhận định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng”. (Hết trích).

[…]

Đến đây, tôi băn khoăn là có cần phải tiếp tục giải thích để ông Trần Quang Đại và những người như ông hiểu bản chất của vấn đề hay không, vì nó đã quá rõ ràng đối với bất cứ ai có chút tư duy lành mạnh. Thừa nhận chính thể VNCH và tất nhiên là phải từ bỏ “Ngụy quyền Sài Gòn” thì có nghĩa rằng ở đó có một chính quyền độc lập. Xin lưu ý hai chữ “độc lập”. Và cũng tất nhiên sẽ dẫn đến một sự thừa nhận rằng Mỹ hay bất cứ nước nào hiện diện tại miền Nam Việt Nam và được VNCH chấp thuận trong giai đoạn đó thì đều là ĐỒNG MINH của VNCH.

Sách sử chính thống của nhà nước đã thừa nhận VNCH bởi đó không chỉ là một thực tế lịch sử mà nó còn có ý nghĩa tiên quyết đến việc đòi lại chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo của chúng ta. Và còn hơn thế nữa, như đã lần lượt dẫn ra trong các trích dẫn ở trên. Ông Trần Quang Đại và những người như ông có hiểu được rằng chối bỏ chính quyền VNCH (không thừa nhận việc anh em đánh nhau) là đang tự lấy đá ghè chân mình?

Đáng ngạc nhiên là trong khi ở “thượng tầng”, vì biết đặt lợi ích quốc gia lên trên, nên đã rất hiểu vấn đề và có những thay đổi cần thiết trong quan điểm đối với VNCH, thì bên dưới, những người đang phục cho cái thượng tầng ấy như ông nhà báo Trần Quang Đại, lại tỏ ra sốt sắng và nhiệt tình đúng với tinh thần “bảo hoàng hơn vua”. Ông Trần Quang Đại đang muốn chứng tỏ điều gì? Tôi chợt nhớ đến câu “Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại”.

***

Tôi không muốn tiếp tục bàn về bản chất cuộc chiến 1954 – 1975 vì nó đã được mổ xẻ quá nhiều, bởi chung quy có mấy quan điểm sau: Chiến tranh xâm lược/ chiến tranh ủy nhiệm/ nội chiến. Dù là quan điểm nào, thì như cách thay đổi tên gọi từ “Ngụy quyền Sài Gòn” thành “Chính thể VNCH” mà bộ Lịch Sử Việt Nam đã chính thức ghi nhận, thì nó cũng đã gián tiếp thừa nhận một cách hiển nhiên rằng có tính chất nội chiến. Và như đã dẫn, sự thừa nhận này có ý nghĩa lớn lao đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, bên cạnh đó là hàn gắn lòng người và kế thừa các thành tựu của chế độ VNCH về nhiều mặt, những điều sẽ góp phần vào sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay.

Ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, những người vì thiếu sự cập nhật hay vì giàu tính thể hiện để mong lấy lòng bề trên như nhà báo Trần Quang Đại, hãy: Thứ nhất, đừng đi ngược lại với “chủ trương” của chính nơi mà các anh đang phục vụ; thứ hai, phải biết tôn trọng lịch sử và đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên bằng một cái nhìn rộng mở, sẵn sàng từ bỏ những lối nghĩ thủ cựu và hẹp hòi.

Thời gian đã lùi xa nửa thế kỷ, chừng đó có lẽ đã quá đủ để nhìn lại quá khứ và nhìn thẳng vào thực tế trước mắt để có những ứng xử phù hợp. Và như chúng ta đã thấy, vì lợi ích quốc gia, chính nhà nước đã “xóa bỏ hận thù” với Mỹ, bắt tay làm thân, nâng tầm đối tác chiến lược toàn diện, nhưng ông Trần Quang Đại vẫn muốn giữ mối hận thù, đặc biệt là thâm thù với VNCH, là vì sao thế?

Tiếp tục khoét sâu và gieo rắc thù hận, đó là sự nông cạn và có tội với dân tộc. Là những người có học thì nỗ lực hàn gắn và xây dựng tình đồng bào để cùng hi vọng cho một Việt Nam phú cường, thịnh vượng, phải là ý chí bao trùm lên tất cả. Nhưng trước hết, để có được tinh thần ấy, cần vượt qua những nhỏ nhen và toan tính cá nhân.

Trên đây hoàn toàn là “quan điểm chính thống” được phát biểu từ Viện Sử học Việt Nam mà tôi chỉ là người dẫn lại. Những ai quan tâm thì có thể đọc toàn văn bài báo trên Tuổi Trẻ tại đây, và xin nhớ cho đừng “bảo hoàng hơn vua” mà kéo lùi sự phát triển của đất nước.

_______

* Bài của nhà báo Trần Quang Đại: NGƯỜI MỸ ĐÃ “NHÂN VĂN VÀ QUẢNG ĐẠI” NHƯ THẾ NÀO?

– Ngày 29/4/2024, ông Thái Hạo viết trên Facebook cá nhân: “Anh em trong nhà, đánh nhau một trận, năm mươi năm sau còn ăn mừng chiến thắng. Đó là tiểu khí của người nhỏ nhen.

Người Mỹ đánh nhau, hai miền đều hạ vũ khí, không ai là kẻ thua trận, không ai bị sỉ nhục. Đó là phong độ của người quân tử: nhân văn và quảng đại. Không lạ khi Mỹ thành siêu cường.

Hòa giải chỉ có thể đến từ bên thắng cuộc. Thù hận hay ăn mừng, cả hai đều bít lối tương lai. Cờ quạt và lễ lạt chỉ chứng tỏ bụng dạ hẹp hòi, dân tộc không bao giờ lớn nổi”.

– Xin có vài lời thưa cùng ông:

+ So sánh khập khiễng: Nội chiến Mỹ (1861-1865) hoàn toàn khác với Chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Một bên là cuộc chiến giữa 2 miền Nam Bắc Mỹ để xóa bỏ chế độ nô lệ, 1 vết nhơ trong lịch sử Mỹ.

Nước Mỹ đã tự đẻ ra tệ nạn nô lệ tàn khốc và vô nhân đạo, họ đã phải tự giải quyết bằng máu, sinh mạng của khoảng 750.000 binh lính cả hai miền (chưa tính thương vong của dân thường). Đây là 1 con số thương vong khủng khiếp so với dân số Mỹ lúc đó. Sử gia John Huddleston ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40.

– Còn Việt Nam, dân tộc này đã phải gồng mình để chiến đấu chống ngoại xâm, với sự hiện diện của ít nhất 500 nghìn lính Mỹ trên chiến trường miền Nam với những vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân. Người Mỹ đã “ban phát” cho Việt Nam 15 triệu tấn bom đạn, cùng với khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, đến nay bao nhiêu nạn nhân vẫn quằn quại đau khổ. Họ “nhân văn và quảng đại” như thế đó, thưa ông Thái Hạo.

– Người Mỹ không muốn nhắc lại nội chiến 1861-1865 là đúng, vì đó là vết nhơ đáng xấu hổ trong lịch sử của họ. Còn Việt Nam thì ngược lại, chúng ta có quyền mãi mãi tự hào về võ công oanh liệt chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc. Kỷ niệm chiến thắng để có động lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là điều đương nhiên của mọi dân tộc.

+ Thông tin sai lệch về lịch sử: Có phải sau nội chiến, nước Mỹ “không ai là kẻ thua trận, không ai bị sỉ nhục” như ông Thái Hạo viết?

– Không, sự thực hoàn toàn khác:

“Sau chiến thắng, Chính phủ Mỹ trấn áp mạnh tay tàn dư của quân đội miền Nam để đảm bảo dập tắt mầm mống ly khai. Tất cả binh sỹ của quân đội miền Nam đều bị giam giữ trong khoảng 2-4 năm cho tới khi một đạo luật ân xá được thông qua vào tháng 5/1866, và phải thêm 6 năm sau đó thì lính miền Nam mới được trao lại quyền công dân theo đạo luật ân xá năm 1872, tuy nhiên luật ân xá này không áp dụng với 500 chỉ huy quân sự cao cấp của Hợp bang miền Nam.

Các lực lượng tàn dư của Liên minh miền Nam cũng không chịu thất bại, họ tổ chức ám sát các quan chức miền Bắc để trả thù, mở màn bằng việc với sự kiện tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát ngày 14/4/1865, tiếp đó là sự ra đời tổ chức Ku Klux Klan vào 24/12/1865, một tổ chức chuyên khủng bố người da đen và cả một số người da trắng chống chế độ nô lệ…” (Wikipedia, mục “Nội chiến Mỹ”).

– P/s: Không rõ, ông Thái Hạo đã đọc qua những thông tin nói trên, ông không đọc hay ông đã đọc và đã quên, hoặc cố tình quên? Có những điều khắc cốt ghi tâm mà 1 công dân trong mối quan hệ với đất nước không được phép quên, thưa ông Thái Hạo!

 


 

Tiểu khí của người nhỏ nhen

 Thái Hạo

Anh em trong nhà, đánh nhau một trận, năm mươi năm sau còn ăn mừng chiến thắng. Đó là tiểu khí của người nhỏ nhen.

Người Mỹ đánh nhau, hai miền đều hạ vũ khí, không ai là kẻ thua trận, không ai bị sỉ nhục. Đó là phong độ của người quân tử: nhân văn và quảng đại. Không lạ khi Mỹ thành siêu cường.

Hòa giải chỉ có thể đến từ bên thắng cuộc. Thù hận hay ăn mừng, cả hai đều bít lối tương lai. Cờ quạt và lễ lạt chỉ chứng tỏ bụng dạ hẹp hòi, dân tộc không bao giờ lớn nổi.

NGƯỜI SÀI GÒN? LÀ NGƯỜI BIẾT “CHƠI ĐẸP”

 My Lan PhamNhững Câu Chuyện Thú Vị

NGƯỜI SÀI GÒN? LÀ NGƯỜI BIẾT “CHƠI ĐẸP”

Matthew NChuong

Kể từ sau 30/4/1975 lịch sử xoạc sang trang khác. Hai chữ “chơi đẹp” rơi rụng theo dòng thời gian, rồi ít hẳn trong lối sống hiện nay thì phải?

(bài dưới đây đã đăng cách đây mấy năm, thấy vẫn còn đáng suy ngẫm lắm, bài từ fb John Phạm)

*****

“Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau.

Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán, mà bụng vẫn trống không.

Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Chỉ một loáng, nguyên nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ.

Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn, đâm lo không biết tiền mang theo có đủ trả không. Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, chủ quán bước lại, nói:

”Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn, chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu”.

*****

Trong những năm của thập niên 80, có lần tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp Quốc Thanh, thấy một đôi nam nữ đi ra, ngoắc lại: “Xích lô!”.

Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại, tôi hỏi: “Anh chị đi đâu?”

– Cho ra bến xe Miền Tây. Nhiêu?

Mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe Miền Tây đâu mà cho giá. “Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho”.

Anh con trai nói: “15 đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi, tui chỉ đường”.

Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối. Tôi mới nói: “Em mới chạy xe, đi xa không nổi. Anh chị thông cảm, đi xe khác giùm”.

Ai ngờ anh con trai ngoái đầu lại, nói: “Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô mà!”.

Thế là… được khách chở, đã vậy đến nơi, anh con trai còn trả tiền đầy đủ, không thèm bớt cắc nào vì thực ra tôi chỉ mới chở được hơn nửa đường.

*****

Hỏi người Sài Gòn về đường sá thật dễ chịu, già trẻ, lớn bé đều chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm.

Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh: “Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường, mé tay phải, 10m. Hỏi hoài mệt quá!”.

Ở Sài Gòn, có nhiều nhà đặt một bình trà đá trước nhà, kèm thêm một cái ly, một cái bảng “nước uống miễn phí”.

Khi bạn đang chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó la lớn nhắc bạn quên gạt cái chân chống, hoặc nhắc bạn nhét cái bóp vào sâu trong túi quần bị lòi ra sắp rớt, đích thị đó là người Sài Gòn!

Bây giờ còn vậy nữa không, nhiều hay ít?

Mà nếu bạn không còn gặp những người như vậy, câu trả lời của tôi là… những người mà bạn gặp đó không phải là người Sài Gòn. Vậy thôi.”

THAY LỜI KẾT

Đây là mẩu chuyện ngắn từ một người tù:

“Năm 1978 khi ra tù, tại ga xe lửa đường Lê Lai, một anh xích lô chạy đến hỏi tui :“Về đâu?”. Tui nói thật, “Mới ra tù, không còn tiền…”. Anh xích lô huơ tay, nói ngay: “Lên đi ông nội, tui chở về. Không có tính tiền đâu“. Làm sao tui quên được câu nói đó…”

Không bị chết cứng bởi quan điểm chính trị chính em gì ráo, người Sài Gòn sống với nhau quan trọng hơn hết là phải biết “CHƠI ĐẸP”.

Hai chữ “chơi đẹp” nghe gọn lỏn, mà hay vô cùng.

Hình như hai chữ “chơi đẹp” đã biến mất khỏi ngôn ngữ hiện nay rồi thì phải…

Sưu tầm

My Lan Phạm


 

FACEBOOK – Thật & Ảo – Lợi & Hại

Cẩn thận khi dùng Facebook.

*****

Antonio Son Tran

Facebook EM LÀ Ai?

1- Facebook kết nối con người nhưng sự khác biệt lại đẩy họ rời xa nhau.

Không ở đâu, sự hợp/tan lại diễn ra dứt khoát và lặng lẽ như ở trên facebook.

Chỉ cần một click chuột là ta đã có thể thêm một người bạn, và cũng chỉ cần một cú nhấp chuột, họ có thể trở thành xa lạ với ta mãi mãi.

2- Không phải mọi điều được post lên facebook đều là sự thật, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tuổi tác và vẻ bên ngoài của chủ nhân.

Nhưng tâm trạng của họ thì không thể giấu được.

Tất nhiên là nếu ta chịu khó dừng lại và để tâm suy ngẫm.

3- Những cô đơn chất chồng, cô đơn đến đặc quánh lại thường ẩn giấu trong những stt rất ngắn gọn và tưởng chừng như rất đỗi bâng quơ.

Khi gặp những stt như vậy, sự ân cần thăm hỏi chỉ nhận được những bâng quơ khó hiểu hơn nữa mà thôi!

4- Chỉ qua những con chữ đăng lên facebook, ta có thể biết được tâm tính của người viết.

Ai cục cằn thô lỗ, ai tế nhị khiêm nhường, ai vui vẻ hài hước … tất cả những điều đó đều hiển hiện lên ở những stt của họ.

5- Trên facebook ”like” chưa bao giờ là một đảm bảo rằng rất ”thích”, một cái mặt cười đến ngoác miệng chưa bao giờ là điều phản ánh tâm trạng thật của chủ nhân.

Vì thế hãy tỉnh táo.

Đừng bao giờ căn cứ vào số lượng ”like” để rồi vui hay buồn theo chúng.

6- Nhận xét sau có thể chưa đúng với mọi người viết, nhưng không thể phủ nhận sự ”thả lỏng” mình khi viết stt của những nhà văn, kể cả những nhà văn, nhà báo có tên tuổi.

Đọc stt của họ trên facebook, ta thấy họ đời hơn. Họ đã trở nên gần gũi với chúng ta rất nhiều nhờ cây cầu tuyệt vời mang tên facebook!

Tuy vậy, xin phép được mở ngoặc để nói nhỏ với nhau một đề nghị này: xin các văn sĩ, thi sĩ đừng văng bậy và viết tục.

Trăm năm bia đá thì mòn, nhưng viết tục mà post facebook thì nó vẫn còn trơ trơ, còn mãi mãi đấy!

7- Facebook là một “không gian” lý tưởng để người với người cho nhau chuyển hộ khẩu lên chín tầng mây.

Ở cái chốn chỉ có bồng bềnh mây và ngất ngư gió ấy tâm trạng con người cứ lâng lâng, say say … rất lạ!

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, người ta cũng dìm nhau không nương tay cũng ở trên facebook.

Thế giới ảo cũng phức tạp, khốc liệt, giả trá, thớ lợ … hệt như thế giới thật vậy!

8- Có tình bạn thực sự trên facebook không?

Xin thưa rằng có.

Tuy không nhiều.

Trong không gian inbox của facebook có cuộc đối thoại của những tâm hồn đồng điệu.

Vậy … có hay không những mối tình online?

Có! Có những mối tình rất đẹp, rất đáng trân trọng. Có cả những mối tình “Chỉ online”!

Mọi chuyện đều có thể xảy ra trên facebook, từ tột đỉnh cao qúy đến tận cùng của thấp hèn!

9- Phần lớn những con nghiện facebook, theo một cách nào đó, thường rất cô đơn.

Họ tìm thấy ở facebook một địa chỉ khả dĩ để giới thiệu về mình cho … cả thế giới biết.

Về mặt tích cực, facebook đem lại thứ mà nhiều người không tìm thấy ở thế giới thực, đó là những quan tâm ấm áp của bạn bè và những nụ cười sảng khoái.

Có thể bạn không tin, nhưng vẫn có rất nhiều người thiếu đói cả sự quan tâm lẫn nụ cười ở chính cuộc đời thật của họ.

Và … may làm sao, có người tìm thấy chúng trên thế giới mạng xã hội facebook!

10- Sẽ rất buồn nếu bị cách ly khỏi facebook dù chỉ một ngày bởi chúng ta đã biết sử dụng fb một cách tích cực.

Hơn nữa, nếu đời thực không có ai chờ đợi ta thì trên facebook luôn có nhiều hơn một người đang chờ đợi để like bất cứ cái gì ta đăng lên.

Họ like không phải bởi nội dung stt mà like bởi họ biết rằng ta lại có thêm một ngày nữa khỏe mạnh.

Cái like của họ hiện lên ở thông báo.

Ta chợt thấy nhẹ nhõm và ấm lòng. Cảm giác này chỉ có ở những ai chơi facebook..

Lm Vũ Quốc Thịnh

(Sưu tầm)


 

Ngọn cờ vàng vẫn còn luôn phất phới bay

Ba’o Nguoi-Viet

April 30, 2024

Phil Nguyễn/SGN

Hôm nay là ngày 30 Tháng Tư, 49 năm trôi qua thế nhưng bao nhiêu u uất và bao nhiêu nhớ nhung đang bắt đầu trở về trong ký ức của chúng ta.

Bây giờ, không phải chỉ còn là câu chuyện mất quê hương mà là những mẩu chuyện của chiến tranh, của máu đổ, của thịt rơi, của chết chóc, của bom đạn, của tử thủ, của chiến hữu, của hy sinh, của tự sát, của can trường, của tan hàng, của tứ tán, của di tản, của lạc nhau, của phân ly, của mồ hôi, của nước mắt, của bị lừa, của phản bội, của hứa hẹn, của đe dọa và của trả thù.

Với tất cả bao nhiêu thứ “của” đó đã được tạo ra để được gọi tên chung là ngày mất quê hương, ngày 30 Tháng Tư, Tháng Tư đen.

Nạn nhân không phải là anh, là em, là vợ, là chồng, là con, là cháu, là tướng, là tá hay là binh nhì, binh nhất mà cả có cả triệu người phải bỏ nước ra đi bằng thuyền bè và đường bộ, cả có cả trăm ngàn người bị đánh lừa để thản nhiên tin tưởng đi vào tù cải tạo, có cả hàng ngàn gia đình tan tác, phân ly, đổ vỡ, mất nhà mất cửa, có cả một đất nước tự do của gần 20 triệu người đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới và cả một dân tộc bị thay đổi hoàn toàn.

Trong chuyện xóa tên và thay đổi đó, nó đã được kể lại với nước mắt, mồ hôi và máu đổ, với kiệt sức và cầu nguyện, với tin tưởng và thất vọng, với chia ly và đợi chờ, với uất hận và cay đắng, với hy sinh và câm nín, với hứa hẹn và dối trá, với đói khát và sợ hãi, với hăm dọa và trả thù,

Cuối cùng, với hàng trăm câu hỏi ” Với” như thế mà có ai tìm được ra câu trả lời vào lúc đó không?.

Rồi đến một lúc nào đó, các câu hỏi sẽ lần lượt được kể lại và viết ra, không phải bởi các phóng viên, nhà báo, các nhà văn hay người làm truyền thông mà bởi những người đã là chứng nhân của ngày tháng đau đớn “của” này.

Chứng nhân có thể là những vị tướng tá chỉ huy quân sự, những đơn vị trưởng của sư đoàn, tiểu đoàn, đại đội, tiểu đội, những sĩ quan của Nhẩy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Kích Dù, Lôi Hổ, Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân, Hải Quân, Cảnh Sát, Địa Phương Quân…

Những người lính cuối cùng của quân lực VNCH năm 1975 (Hình: Francoise De Mulder/Roger Viollet via Getty Images)

Bên cạnh cấp chỉ huy quân sự, còn các binh sĩ cấp dưới trung sĩ, hạ sĩ hay bất cứ người dân bình thường nào cũng đều là chứng nhân trực tiếp của lịch sử.

Chứng nhân cũng có thể là những nhà sư, linh mục, những Phật Tử, Giáo Dân, những tuyên úy tôn giáo, có thể là những công chức của chính quyền, những nhà trí thức cao thâm và học giả có tiếng, cả đến giới văn nghệ sĩ làm báo, viết sách, làm thơ hay biên khảo ngay cả đến giới ca nhạc sĩ kịch nghệ tân nhạc và cải lương.

Nghĩa là tất cả những người hoặc là đã cầm súng hay không cầm súng, đã chỉ huy hay ngồi văn phòng, những người không cầm súng nhưng cầm bút viết, không cần biết viết cái gì, những người không cầm súng, không cầm viết nhưng cầm microphone làm nghệ thuật để phục vụ cho con người hay cho chính quyền, không cần biết.

Kể ra như thế không biết là đã đủ chưa hay với bao nhiêu chứng nhân đó đã có thể gọi là hoàn tất tập lịch sử của đất nước được không?

Theo như tin tức tìm thấy trên mạng về hai chữ HO thì câu chuyện chương trình HO bắt đầu từ năm 1990, theo đài RFA năm 2014 ghi lại những diễn biến như sau:

-Ngày 30/4/1975, có cả triệu binh sĩ VNCH buông súng theo lệnh của tổng thống giờ thứ 25 Dương Văn Minh. Rồi sau đó, có khoảng hơn 200,000 sĩ quan từ cấp Thiếu úy trở lên thuộc quân lực QG hay địa phương quân, nghĩa quân theo lời kêu gọi nhẹ nhàng của Cộng Sản. Cộng với hàng ngàn viên chức chính quyền VNCH, hàng trăm người không cầm súng nhưng cầm bút, cầm microphone và làm nghệ thuật hay hoạt động tôn giáo, tất cả đã được đưa vào 80 trại tù cải tạo từ Nam ra Bắc suốt từ mũi Cà Mau cho tới biên giới Việt Trung cộng với một lời dặn dò nhẹ nhàng: “Càng mau giác ngộ càng sớm trở về.”

Nhưng theo lịch của bắc bộ phủ dán trong nhà tù: Một ngày ở hạ giới bằng một năm ở cải tạo, nghĩa là mang 10 ngày lương thực sẽ sống được 10 năm ở tù cải tạo.

Sau đó, ít nhất từ 5,7,10 năm sau, đã có một số ít người tù cải tạo bắt đầu được thả ra.

Trước 30 Tháng Tư 1975, một người đàn bà tên Khúc Minh Thơ đang làm ở Tòa Đại Sứ Việt Nam bên Phi Luật Tân. Sau ngày mất nước, bà xin về Việt Nam để lo cho chồng con đang kẹt lại ở đây, nhưng bị từ chối.

Cho mãi hai năm sau, ngay 29 Tháng Giêng 1977, bà phải sang Honolulu USA để định cư. Chồng bà là sĩ quan trong quân đội VNCH qua đời sau khi được thả ra từ tủ cải tạo trước chương trình HO.

Bà là người ấp ủ một hoài bão lo lắng cho các người tù cải tạo sau khi họ được thả ra và ngay cả những người tù đang sống trong trại tù cải tạo.

Bắt đầu với ý nghĩ đó, bà đi tìm con đường vận động để chăm sóc họ. Nương tựa vào những tin tức về luật lệ qua lại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có sau 30 Tháng Tư 75, bà làm quen với ông Shepard Lawman, một người Mỹ có vợ Việt tên Hiệp và là chuyên viên làm ở Tòa Đại Sứ Mỹ trước năm 1975.

Qua sự trao đổi suy nghĩ và với sự hiểu biết về Việt Nam của ông Shepard, ông gợi ý là nên lập một hội  mang tên “Gia đình tù nhân chính trị Việt Nam” (viết tắt: GDTNCTVN) để tập hợp những vợ con của các tù nhân chính trị nhằm tạo một tiếng nói chung và lớn mạnh để gây tiếng vang trong việc vận động trên đất Mỹ.

Vào lúc đó, ông Sefpard đang làm việc cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông được sự giúp đỡ của ông Robert Funseth, phụ tá ngoại giao đặc trách chương trình tỵ nạn của Bộ Ngoại Giao.

Mối quan hệ giây mơ đó đã giúp cho tiếng nói của hội GDTNCTVN vang tới Quốc Hội và lọt vào tai ông Thượng Nghị Sĩ John McCain, Thượng Nghị Sĩ Robert Kennedy và nhất là Thượng Nghị Sĩ John Warner – người chồng thứ sáu của minh tinh Elizabeth Taylor.

Hầu như những nhân vật trong Quốc Hội Mỹ, quan tâm tới Việt Nam và quan tâm tới người tù cải tạo đều ít nhiều là cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, cho nên, họ rất hiểu chuyện này và đã giúp bà Thơ mạnh dạn tiếp tục con đường vận động cứu nạn cho các tù nhân của tù cải tạo Cộng Sản.

Ngày 30 Tháng Tư 1989, bà được Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Mỹ ủng hộ và sắp xếp giúp bà tới gặp ông Trịnh Xuân Lãng, đại sứ của CSVN ở New York để yêu câu họ thả các tù nhân chính trị và cho đi Mỹ tái định cư.

Ba tháng sau đó, ngày 30 Tháng Bảy 1989, căn cứ vào những thỏa thuận trước đó, một thỏa ước được ký kết giữa chính phủ VN và Hoa Kỳ để cho tù nhân chính trị được ra đi tái định cư ở Mỹ.

Chương trình được gọi tên là HO (Humanitarian Operation).

Cựu quân dân cán chính và học sinh VNCH thắp hương tại tượng đài, tưởng niệm những người đã hy sinh nhân dịp Tháng Tư Đen. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Theo bà Thơ, Bộ Ngoại Giao Mỹ nói chữ HO là tên gọi của phía Việt Nam, còn phía Mỹ, Bộ Ngoại Giao gọi đúng ra là chương trình Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (chương trình tái định cư cho tù nhân cải tạo được phóng thích đặc biệt).

Ngày 5 Tháng Giêng, 1990, đợt HO1 đầu tiên đã đặt chân tới đất Mỹ. Tuy nhiên, chương trình HO này chỉ kéo dài tới 1996 thì bị ngưng lại, vì Quốc Hội Mỹ chỉ cho tiền và thời hạn là 5 năm. Bà Thơ không ngồi yên, vì không thể để cho những người tù cải tạo được thả ra sau này bị bỏ rơi.

Tuy nhiên, theo thông lệ của sinh hoạt chính trị ở Mỹ lúc đó, những ủng hộ viên người Mỹ như ông Sefpard va ông Robert nói với bà là nếu ban đầu mà xin ngân khoản cho một chương trình dài HO tới 10, 15 năm thì chắc chắn sẽ thất bại, không thể có được. Cho nên, họ đã khuyên bà chỉ nên xin ngắn hạn là 5 năm thì dễ thành công hơn. Khi tình hình biến chuyển tốt thì sau đó, sẽ xin thêm 5, 10 năm nữa, có nhiều hy vọng sẽ được chấp thuận.

Bà Thơ nghe lời khuyên này và căn cứ vào sự thành công của bước đầu 5 năm, bà đã tiếp tục con đường đấu tranh xin tiền đợt hai cứu trợ.

Phải mất tới 10 năm sau, nghĩa là tới năm 2005, Quốc Hội Mỹ mới chấp thuận cho một ngân khoản thứ hai để cho chương trình HO được tiếp tục.

Trong đợt 2 vận động cứu trợ đợt này, Thượng Nghị Sĩ John McCain có một công rất lớn là được Thượng Viện chấp thuận một dự luật cho phép con cái đã trưởng thành được đi theo gia đình qua Mỹ, dự luật gọi là McCain Amendment.

Cuối cùng, chương trình HO được tiếp tục lại từ năm 2005 tới 2008 mới chấm dứt cho tới danh sách HO47.

Khi chương trình HO với 47 danh sách chấm dứt, có khoảng 200,000 người gồm người tù cải tạo cùng vợ và con đã được tái định cư trên toàn đất Mỹ.

Trên mạng, không có tin tức về tổng cộng riêng cá nhân số người tù cải tạo kể từ danh sách HO1 tới HO47 được cho tái định cư là bao nhiêu? Chắc chắn là có nhưng không được phổ biến vì không có lợi cho phía Cộng Sản.

Chỉ biết rằng sau 30 Tháng Tư 1975, có khoảng 200,000 sĩ quan bị đưa đi tù cải tạo. Qua 5,10,15,17 năm tù khổ sở, đói khát, đầy đọa, làm việc khổ sai và bệnh hoạn, có lẽ chỉ còn 2/3 người sống sót, nghĩa là trên dưới 100,000 người.

Câu chuyện HO và 200,000 người gồm gia đình con cái này đã tới được vùng đất hứa tự do chắc chắn đã mang theo một kho hành lý to lớn. Họ đã kể ra cho gia đình con cháu được nghe, họ kể ra cho bạn bè được biết và họ kể ra để chia sẻ với tất cả mọi người khác được hiểu, không phân biệt là bạn hay thù,  người Việt Nam hay người ngoại quốc, người Việt ở hải ngoại hay đang còn ở trong nước.

Họ kể ra bất kể lúc nào họ muốn, không cần phải chờ đến ngày tưởng niệm 30 Tháng Tư, họ viết thư kể chuyện cho nhau, viết bài gửi tới truyền thông báo chí và gửi tới các mạng xã hội, viết sách truyện in ra, lập chương trình ca hát tưởng niệm, dựng phim tả lại cuộc đời và mẫu chuyện, làm thơ kể chuyện, làm nhạc kể chuyện, hội thảo, hội ngộ, hội hè, xum họp để kỷ niệm và chia sẻ đau thương của quá khứ, xuống đường biểu tình để ủng hộ và gìn giữ tình yêu quê hương xưa chống lại chủ nghĩa Cộng Sản.

Cả trăm ngàn câu chuyện đó đã trở thành một kho chuyện khổng lồ không biết kể tới chừng nào mới hết qua từ hàng ngàn con người đã sống sót, ngoi lên từ cõi chết và nỗi tuyệt vọng.

Không cần phải là những câu chuyện dài mà có thể là những mẩu chuyện ngắn. Câu chuyện hay mẩu chuyên ngắn không cần phải có liên hệ với nhau bởi mỗi người có thể đã phải sinh tồn hay sống sót trong mỗi hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, đôi khi cùng hoàn cảnh nhưng điều kiện thì khác nhau, có khi rất tàn nhẫn, bi thảm hay chỉ lướt qua, có khi không thể tưởng tượng được nhưng đã thực sự xẩy ra, có khi vết thương đã lành nhưng vẫn còn để thẹo và đau nhức.

Nhưng tất cả đều giống nhau ở một chủ đề và có một chương duy nhất. Đó là chủ đề về câu chuyện mất nước.

Quốc kỳ VNCH. (Hình: Vũ Đình Trọng)

Mỗi người sẽ có một câu chuyện riêng của mình nhưng nếu ghép tất cả những câu chuyện đó lại với nhau thì mọi người chắc chắn sẽ nhìn thấy và nhận ra một tấm hình chung của lịch sử và của đất nước, của người Việt Quốc Gia và người Cộng Sản, khác nhau ở chữ người Việt. Đó là lịch sử của chúng ta. Lịch sử của người Quốc Gia tỵ nạn cộng sản.

Lịcch sử mất nước trải dài được 49 năm, một quãng thời gian có thể sinh ra đươc hai thế hệ con người trong gia đình, nhưng không phải là chương chót hay kết thúc cho quyển sách về lịch sử của người Việt tỵ nạn.

Nước Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên trên bản đồ thế giới, nhưng ngọn cờ vàng vẫn còn phất phới bay mỗi khi 30 Tháng Tư trở về, không những ở trên đất Hoa Kỳ mà còn ở khắp nơi trên thế giới, mà người cầm cờ vẫn luôn luôn có một nụ cười hãnh diện và hạnh phúc trên môi thay vì giọt nước mắt rơi.