Tài xế xe BMW tông người còn nhảy xuống đánh nạn nhân tử vong
Ngày 5/4, Viện KSND TPHCM cho biết cơ quan này vừa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án giết người đối với bị can Lê Long Trực (28 tuổi, tại TPHCM).

Ngày 5/4, Viện KSND TPHCM cho biết cơ quan này vừa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án giết người đối với bị can Lê Long Trực (28 tuổi, tại TPHCM).
tuongnangtien
Tôi gặp Tản Đà rất sớm, ngay từ khi mới bước chân vào trường trung học nhưng hoàn toàn không để ý chi đến những câu thơ rất ngông nghênh (và cũng rất trẻ con) của cái ông già dở hơi này:
Văn dài hơi tốt ran cung mây
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay
Với thời gian, rồi đến lượt tôi già. Đời về chiều, đọc lại Tản Đà mới chợt nhận ra là ổng có nhiều câu thơ sao (mà) thấm thía:
Công danh phù thế có ngần ấy thôi
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
Đối với một anh thường dân dấm dớ (cỡ) như tôi thì “công danh” lẫn “sự nghiệp”– tất nhiên – đều là những chuyện rất xa vời nên không dám lạm bàn nhưng cái “mùi men nhạt” thì tôi đã nếm qua, và không chỉ một lần. Rất nhiều lần, tôi quá chén. Nửa đêm thức giấc miệng đắng, môi khô, đầu óc bần thần, cơ thể rã ruợi, lờ qườ vớ một được cái ly (cứ tưởng là ly nước) ực xong mới hiểu thế nào là “ngậm mà nghe!” Té ra đó là ly rượu uống dở, ban chiều.
Nôn, oẹ tới mật xanh mật vàng luôn. Má ơi, nó nhợn thấu xuống tới ruột già, và ớn lên tới óc.
Thầm nhủ (thôi) bỏ rượu cho rồi nhưng chỉ “nhủ thầm” lúc đó thôi. Chậm lắm, đến chiều hôm sau là tôi lại tà tà vào tiệm xách ra vài chai, cả bia lẫn rượu, như thể là chưa bao giờ có “sự cố”gì đáng tiếc xẩy ra (vào đêm qua) cả!
Tôi nghe nói ông Tản Đà cũng thế, thằng chả cũng uống liên miên (và quá chén đều đều) nên thiếu hụt triền miên. Lắm lúc, vì cơm áo, nhà thơ của chúng ta còn phải ngồi lê ở vỉa hè để coi Hà Lạc nữa!
Ôi tưởng gì, chứ vì chuyện áo cơm thì đời ai mà không lụy (ít nhất, cũng chục phen) nhưng “xuống” tới cỡ phải làm thêm nghề … thầy bói kiếm ăn thì tôi chưa bị lần nào. Chả phải tôi hay ho gì hơn ông Tản Đà mà chả qua chỉ vì ông ấy xui thôi. Cái xui xẻo của một người cầm viết sinh vào thời đại “văn chương hạ giới rẻ như bèo” chỉ vì nước nhà còn đang bị thực dân đô hộ.
Sau này, ở vùng Mỹ/Ngụy tạm chiếm, tình trạng của giới văn nghệ sĩ cũng vậy. Cũng có người (suýt) phải xem bói bài để kiếm thêm thu nhập, theo như một bài viết của Võ Phiến liên quan đến Nguyễn Thị Thụy Vũ:
Trên tạp chí Bách Khoa số vừa rồi, nữ sĩ Nguyễn Thị Thụy Vũ có đăng thiên truyện ngắn: Nghề mới.
Cái nghề mới mà nữ sĩ nói đây là nghề … bói bài cào. Cho đến nay nhân vật “tôi” trong truyện chưa thực sự làm nghề mới. Tuy nhiên, bạn bè khuyến khích, người nhà (cậu em) khuyến khích và dường như chính nhân vật “tôi” cũng nhận thấy nghề mới – xét về một khía cạnh – không phải không có sức cám dỗ.
Tác phẩm của nữ sĩ tuy gọi là “truyện ngắn”, thực ra có giọng bút ký, tự truyện (Cũng như nhiều tác phẩm khác của nữ sĩ đã đăng ở các tạp chí Bách Khoa, Văn hồi gần đây ). Nghề chính, “nghề cũ” của nhân vật “tôi” là thực: nghề viết văn. Các thành phần trong gia đình được nói đến đều có thực. Các bạn bè được kể ra đều có thực. Bởi vậy, người đọc có quyền nghĩ rằng nội dung của truyện cũng là chuyện thực. Và đó là điều bi đát.
Tất nhiên, “điều bi đát” này chỉ có thể xẩy ra ở miền Nam – vùng địch tạm chiếm – thôi. Chứ còn ở miền Bắc (“của chúng ông”) thì giới thơ văn sống khoẻ:
Nhuận bút như rứa thì quá nhiều nhưng những nhà thơ cỡ Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Sóng Hồng, Tố Hữu … – xem ra – hơi ít. Đếm chưa chắc đã đủ mười đầu ngón tay. Với tuyệt đại đa số còn lại thì cuộc sống, dường như, không được khoẻ mạnh gì cho lắm. Nguyễn Thị Hoài Thanh là một trường hợp (vất vả) điển hình:
“Thời con gái chị vốn xinh đẹp. Nhất dáng nhì da. Chị được cả hai. Nhưng hồng nhan đa truân. Hai lần kết hôn, hai lần ly dị. Vẻ đẹp của tuổi ba muơi đang chín. Cái sắc đẹp không chủ đã gây cho chị biết bao nhiêu khó khăn, nhiều khi cả nguy hiểm nữa. Hình như Nguyễn Thị Hoài Thanh sinh ra là để gặp rắc rối và vuợt qua những rắc rối khó khăn. Chịu đựng và vượt qua một cách thản nhiên bình tĩnh, không kêu ca như cuộc đời vốn như vậy …
Có việc gì mà không trải qua. Hãy kể những việc chính: Công nhân xi măng, thợ điện Hải Phòng điện khí, thợ điện công ty xây lắp, công nhân bóc lạc công ty xuất nhập khẩu, đứng máy bào cuốn xí nghiệp gỗ Trương Công Định, công nhân công ty xếp dỡ, cấp dưỡng công ty vật liệu kiến thiết, súc sạc ắc qui Công Ty Quốc Doanh Đánh Cá Hạ Long… Đó là chưa kể còn đi giao bánh rán, bánh mì, kẹo lạc, làm và bán nước mắm … Đồng luơng không đủ nuôi mình mà còn phải nuôi con …” (Bùi Ngọc Tấn. “Một Mơ Ước Về Kiếp Sau.” Viết Về Bè Bạn. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2005).
Thảo nào mà thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh đọc nghe như một tiếng thở dài, dù (rất) khẽ:
Sông Cấm ơi! Sông như người bạn mới quen
Thân thiết thế mà sao không hiểu được
Chiều tan ca tôi đi bên dòng nước
Sông với tôi, với bóng là ba
Bóng tôi nghiêng với bao la
Sông mang về biển
Bóng tôi còn nguyên vẹn không sông?
Sông Cấm chả hiểu có mang được “nguyên vẹn” bóng người “về biển” hay không nhưng chị Thanh, tiếc thay, đã không giữ được nguyên vẹn hình hài của chính mình:
“Tai nạn xẩy ra ngay ngã Sáu, gần nhà tôi. Chị nằm ngất trên đường mưa dầm ngày tết, mặt đường sền sệt một thứ nước bùn hoa. Cánh tay dập nát, xương gẫy… Chị bảo người nhà xin cho người tài xế đã gây ra tai nạn vì người ta không cố ý, người ta cũng khổ như mình.” (Bùi N.T. sđd, trang 111-112).
Sau đó, sau khi bị thương tật, Nguyễn Thị Hoài Thanh đã lâm vào bước đường cùng. Loay hoay mãi vẫn không lối thoát, chị đành bỏ nhà vào Nam đi … mót!
Đi mót, nghĩ cho cùng, vẫn đỡ hơn đi xin như hoàn cảnh (vất vả hơn chút xíu) của một nhà thơ khác:
“Lật hồ sơ Dương Ánh Dương, thấy ông ghi thế này: Họ và tên: Dương Thân Mật. Sinh năm 1950. Bút danh: Dương Ánh Dương. Nghề nghiệp: ăn mày …
Mình bật cười. Mấy ông văn nghệ sĩ chỗ nào cũng tếu táo được. Hồ sơ lý lịch là chuyện nghiêm túc, các ông vẫn đùa như thường… Té ra không phải, Dương Ánh Dương không đùa, anh hành nghề ăn mày đã mấy chục năm rồi. (Nguyễn Quang Lập. “Gã Ăn Mày Thi Sĩ.” Bạn Văn 2. NXB Hội Nhà Văn: Hà Nội, không rõ năm xuất bản).
May mắn là cái thời mà nhà thơ phải đi mót hay đi xin không kéo dài mãi mãi. Sau khi Đảng và Nhà Nước “dũng cảm nhìn vào sự thực,” quyết tâm “bẻ lái con tầu đất nước” thì cả dân tộc đã ào ạt bước ra biển lớn. Giới thi nhân, có người, đi đến tận chân trời góc bể để làm … ô sin nữa – theo như bài tường thuật của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:
“Đó là một người đàn bà Việt Nam đang giúp việc cho một gia đình ở Đài Bắc. Chị tên là Phạm Thị Tường. Khi người đề dẫn chương trình buổi đọc thơ bế mạc Liên hoan Thơ giới thiệu chị lên đọc thơ thì tôi mới biết chị có ở đó. Một người phụ nữ trạc ngoài 40 tuổi vẻ thùy mị, mỉm cười và bước lên sân khấu. Chị giới thiệu về bản thân mình bằng tiếng Hoa. Rồi chị ngâm bài thơ do chị sáng tác…
Nhà thơ Phạm Thị Tường. Ảnh: vietnamnet
Chúng ta đã nghe quá nhiều chuyện về số phận của những người phụ nữ Việt Nam làm Ôsin cho các gia đình ở Đài Loan. Có người bị đánh đập. Có người bị xỉ nhục. Có người bị lừa gạt. Và hình như, chúng ta chưa bao giờ nghe nói một câu chuyện có hậu về những người phụ nữ Việt nam đi làm thuê này. Bởi thế khi một người làm thuê bước lên một sân khấu của một trung tâm văn hóa lớn với những chùm đèn rực rỡ làm tôi choáng váng.”
Tôi cũng “choáng váng” thấy bà luôn, sau khi đọc xong câu chuyện “có hậu” vừa rồi. Báo Nhân Dân, số ra ngày 30 tháng 8 năm 2015, có bài bình luận “Việt Nam Thế Thế Nước Đang Lên.” Thì hẳn là thế rồi nhưng ai mà dè lên nó mau dữ vậy, Trời! Coi: mới hôm nào giới thi nhân Việt Nam còn có kẻ lê la đi xin ăn, và quanh quẩn đi mót khoai mót bắp mà nay đã có người “bước lên một sân khấu của một trung tâm văn hóa lớn với những chùm đèn rực rỡ” ở tận bên Đài Loan lận. Đất nước có bao giờ được như thế này không?
GIÁO HỘI HIỆN THẾ 2017
Thông cáo của Uỷ ban Giáo lý Đức tin / HĐGMVN về điều được gọi là “Sứ điệp từ trời”
Uỷ ban Giáo lý Đức tin / HĐGMVN
Thông Cáo trên đây được lấy từ Website của chính HĐGMVN và của TGP Sài Gòn dưới đây:
Thông cáo của Ủy ban Giáo lý Đức tin / HĐGMVN về điều được gọi là “Sứ điệp từ trời” |
Nếu cần biết rõ hơn thì xin xem thêm bài nhận định riêng biệt sau đây:
Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục VIệt Nam đã lên án Phong trào SỨ ĐIỆP TỬ TRỜI qua Thông Cáo đề ngày 14 tháng 4 năm 2015. Để rõ hơn về lịch sử hình thành và những điểm sai lạc của phong trào nầy, xin kính gởi bài viết “ Nhận định về phong trào Sứ điệp từ trời” dưới đây của linh mục Lm Giuse Lâm Văn Sỹ, Dòng Đa Minh, để anh em tham khảo.
Kính,
Lê Thiện Sĩ.
29-3-2017
Nhận định về phong trào “Sứ điệp từ trời”
Lm Giuse Lâm Văn Sỹ, OP
Phong trào mệnh danh là “Sứ điệp từ trời” đã xuất hiện từ tháng 11 năm 2010 tại Châu Âu, và cho đến nay đã được quảng bá hầu như rộng khắp trên toàn thế giới.
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã nghe nói hoặc đã từng đọc qua các “Sứ điệp từ trời”. Điều đó ít nhất cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và tính chất thu hút của phong trào mới này. Điều đáng nói là có nhiều người đã tin và đang góp phần quảng bá cho các “Sứ điệp trời”.
Riêng tại Việt Nam, phong trào “Sứ điệp từ trời” cũng đang rộ lên như một hiện tượng đáng quan ngại. Tại nhiều giáo xứ, người ta thấy xuất hiện các hội cầu nguyện Mân Côi, nhưng thực chất là hội quảng bá các “Sứ điệp từ trời”.
Điểm nổi bật của các hội này là thái độ chống Đức Giáo hoàng, và đây cũng là một trong các chủ đề thường gặp trong các “Sứ điệp từ trời”. Nhiều tín hữu đã “lỡ” đọc các “Sứ điệp từ trời” thì cảm thấy hoang mang vì rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.
Nếu không tiếp tục đọc thì sẽ có nguy cơ bị án phạt như các sứ điệp đã đe dọa, còn nếu tiếp tục thì không biết các sứ điệp sẽ dẫn mình tới đâu. Bởi vậy, sau khi đã tìm hiểu các “Sứ điệp từ trời” và tham khảo một số bài viết được phổ biến trên mạng internet, chúng tôi muốn viết bài nghiên cứu này như một sự góp phần soi sáng vấn đề, và cũng để cung cấp ít nhiều tư liệu cho những vị có thẩm quyền hầu có thể thẩm định vấn đề cách khách quan.
Trong phần trích dẫn các sứ điệp, đôi khi vì yêu cầu chính xác của văn bản, chúng tôi phải dịch lại từ nguyên bản tiếng Anh thay vì lấy từ trang <<sudieptutroi.com>> bằng tiếng Việt.
Phong trào “Sứ điệp từ trời” gắn với một cái tên mà hiện nay đã trở thành nổi tiếng: “Maria Lòng Chúa Thương Xót”[1]. Đây chính là người sáng lập phong trào. Thoạt đầu, hầu như không ai biết được được đích xác Maria Lòng Chúa Thương Xót là ai. Trên trang mạng chính thức của phong trào, nhân vật này đã tự giới thiệu mình là một phụ nữ Châu Âu, theo đạo Công Giáo, đã có gia đình, và là một doanh nhân. Theo bà, tên gọi “Maria Lòng Chúa Thương Xót” không phải tên thật, mà chỉ là một biệt danh. Bà cho biết rằng Chúa Giêsu muốn bà giữ kín danh tánh để bảo đảm sự an toàn cho gia đình, cũng như để người ta chỉ tập trung vào các sứ điệp mà thôi. Dầu vậy, cũng có người đã cố tìm hiểu xem bà là ai; và hiện nay người ta đã xác định được khá chắc chắn rằng bà là một phụ nữ Ái Nhĩ Lan, hiện sống tại thành phố Dublin. Thậm chí có người còn biết rõ tên tuổi thực của bà.
Theo Maria Lòng Chúa Thương Xót, Chúa Giêsu đã tỏ cho bà biết rằng bà là vị Sứ Giả thứ bảy, tức vị Thiên Sứ thứ bảy, được phái đến để mặc khải cho thế gian nội dung của các Ấn trong sách Khải Huyền. Đây là những Ấn mà chỉ mình Con Chiên Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, mới có quyền mở. Chính Ngài sẽ lần lượt mở các Ấn đó; và mỗi lần mở Ấn nào thì Ngài đều mặc khải cho bà để bà thông đạt lại cho người khác. Cũng vì vậy, Đức Giêsu đã xác định với bà rằng bà là vị ngôn sứ của thời cuối cùng (Sứ điệp ngày 13-07-2012).
Kể từ tháng 11 năm 2010, bà Maria Lòng Chúa Thương Xót đã liên tục nhận được các sứ điệp từ trời. Các sứ điệp này chủ yếu do Chúa Giêsu tỏ cho biết, nhưng cũng có khi do Chúa Cha hoặc do Đức Trinh Nữ Maria. Tính đến nay đã có hơn 1.100 sứ điệp khác nhau. Nội dung chính của các sứ điệp xoay quanh việc cảnh cáo thế giới tội lỗi, kêu gọi ăn năn hối cải, và tiên báo sự gần kề của ngày Chúa trở lại. Theo bà Maria, các sứ điệp nhằm chuẩn bị cho thế giới sẵn sàng chờ đón ngày Chúa trở lại, sau khi đã trải qua thời kỳ cảnh cáo và thanh luyện. Cho đến nay, bà vẫn không ngừng nhận được các sứ điệp mới.
Nhờ vào các phương tiện thông tin đại chúng, cho đến nay phong trào Sứ điệp từ trời đã được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới. Trang FaceBook “Chúa Giêsu đối với nhân loại” (Jesus to Mankind) của bà Maria Lòng Chúa Thương Xót đã thu hút khá nhiều người đọc. Tính đến nay, bà đã nhận được hơn 17.000 ý kiến yêu thích. Ngoài ra, bà còn lập trang mạng <<www.TheWarningSecondComing. com>> để quảng bá các sứ điệp của mình. Có một nhóm thiện nguyện viên người Việt đã dịch trang mạng này sang tiếng Việt và cập nhật liên tục, với tên gọi <<sudieptutroi.com>>. Các sứ điệp đã công bố còn được sưu tập lại và xuất bản thành sách. Cho đến nay đã có ba tập sách (I, II và III) lần lượt được xuất bản với tựa đề “Sách sự thật” (The Book of Truth)
Nhờ trang mạng bằng tiếng Việt nói trên, ngay tại Việt Nam, có khá nhiều người, thậm chí cả ở vùng quê, đã biết đến phong trào này và thường xuyên theo dõi các sứ điệp mới trên trang mạng của phong trào. Tại nhiều giáo xứ, bắt đầu xuất hiện các nhóm cầu nguyện mệnh danh là “Hội cầu nguyện Mân Côi” nhưng thực chất là các nhóm quảng bá các sứ điệp từ trời. Thậm chí các sứ điệp từ trời còn được phổ biến trên một số tòa giảng. Hiện tượng này một mặt cho thấy tính chất lôi cuốn của phong trào mới, nhưng mặt khác cũng đồng thời là một hiện tượng đáng báo động cho các cơ quan có thẩm quyền trong Hội Thánh.
Như đã nói trên đây, nội dung chính của sác Sứ điệp từ trời xoay quanh ba chủ đề chính: cảnh cáo thế giới tội lỗi, kêu gọi ăn năn hối cải, loan báo sự gần kề của biến cố Chúa tái lâm. Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì những nội dung ấy cũng chẳng có gì là mới lạ và cũng không đi ngược lại với giáo lý chung của Hội Thánh. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ nội dung cụ thể của các sứ điệp, người ta thấy lộ ra rất nhiều điểm sai lạc về giáo lý. Điều nguy hiểm ở đây, đó là những điểm sai lạc này trộn lẫn với những giáo lý chân thực, tạo nên tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, khiến những ai không tinh ý có thể dễ dàng nhiễm phải nọc độc của chúng. Ở đây chúng tôi chỉ giới hạn trong việc nêu lên những sai lầm tỏ tường và nghiêm trọng mà thôi. Để dễ nắm bắt vấn đề, chúng tôi phân chia các điểm sai lạc này thành những đề mục khác nhau tùy theo những khía cạnh liên quan. Tuy nhiên, việc sắp xếp này cũng chỉ có tính chất tương đối, vì các sai lạc trong khía cạnh này có thể cũng liên hệ đến khía cạnh khác, do mối liên hệ chặt chẽ của tổng thể các chân lý đức tin Kitô giáo.
Hẳn nhiên, một lập trường như thế đi ngược lại với giáo lý của Hội Thánh Công Giáo vốn nhìn nhận Thánh Kinh cùng với Thánh Truyền làm nên một kho tàng đức tin duy nhất. Ngoài ra, đức tin Công Giáo cũng tin nhận Hội Thánh là thầy dạy chân lý, có thẩm quyền chính thức để giải thích những gì chứa đựng trong kho tàng Mặc khải được chính Chúa Kitô ủy thác cho Hội Thánh (xc. GLHTCG, số 80; 85).
Thật vậy, trong một số sứ điệp được được bà Maria phổ biến, người ta đọc thấy rằng Chúa Giêsu đã truyền cho bà viết một cuốn sách; cuốn sách này thực ra không phải do bà viết, nhưng là do chính Chúa viết. Cuốn sách đó có giá trị ngang với Kinh Thánh và là một phần của Kinh Thánh. Lời khẳng định này được lặp lại nhiều lần trong các sứ điệp khác nhau với những lời lẽ hơn kém. Chẳng hạn sứ điệp ngày 12-11-2010 nói như sau: “Con phải dồn hết tâm lực để viết cuốn sách. Cuốn sách này sẽ giúp cải biến cuộc đời nhiều người, sẽ cứu rỗi các linh hồn; và đây là điều đã được báo trước. Đúng vậy, cuốn sách là điều đã được tiên báo. Con là người viết. Ta là Tác giả. Con đừng ngạc nhiên hoặc choáng ngợp, vì đây là một trách vụ thiêng thánh, và con đã được chọn để làm việc này cùng với Ta. Con sẽ phải mất ba tháng để hoàn tất. Ta muốn con xuất bản cuốn sách trên toàn thế giới. Cuốn sách đó phải được phổ biến rộng khắp, đầy sức mạnh, và được hằng triệu người tìm đọc cũng như sách Kinh Thánh vậy. Này con gái của Ta, con có thể xuất bản cuốn sách dưới danh nghĩa ‘cuộc đối thoại với vị ngôn sứ bí mật’. Con cứ việc làm như thế” (có thể xem thêm sứ điệp ngày 09-02-2013).
Người viết ra sứ điệp trên đây hẳn đã hiểu không đúng về bản chất của Kinh Thánh cũng như vị thế của mặc khải tư. Kinh Thánh là chính Lời Thiên Chúa được mặc khải cho con người và được ghi lại dưới tác động linh hứng của Thánh Thần. Do vậy, chính Thiên Chúa là tác giả thực sự của Kinh Thánh. Về phần bà Maria, việc bà tuyên bố cuốn sách bà sẽ viết có Thiên Chúa là tác giả thì cũng đồng nghĩa với việc cho rằng cuốn sách đó được viết ra với ơn linh hứng chẳng khác gì Kinh Thánh vậy. Đây quả là một sự mạo nhận có tính chất phạm thượng.
Theo giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, mặc khải công đã nên hoàn trọn cách viên mãn cùng với sự xuất hiện của Đức Giêsu Kitô. Kể từ đây, nhân loại không còn phải trông đợi mặc khải nào khác. Bởi đó, những gì liên quan đến đức tin được Thiên Chúa tỏ bày sau này cho các thánh hay một ai đó thì được gọi là mặc khải tư. Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo xác định như sau: “Theo dòng lịch sử, đã xuất hiện những điều gọi là ‘mặc khải tư, một số trong đó được thẩm quyền của Hội Thánh công nhận. Tuy vậy, những mặc khải đó không thuộc kho tàng đức tin. Chức năng của chúng không phải là “cải thiện” hoặc “bổ sung” mặc khải vĩnh viễn của Đức Kitô, nhưng để giúp người ta, vào một thời điểm lịch sử nào đó, sống mặc khải của Đức Kitô cách trọn vẹn hơn” (số 67).
“Nhiều bối rối tồn tại trên thế giới liên quan đến biến cố này. Nhiều người tin rằng Cuộc Quang Lâm của Ta chỉ ra rằng thời tận cùng của thế giới đã đến. Nhưng không phải như vậy, thay vào đó Cuộc Quang Lâm của Ta có nghĩa nói về thời kỳ cuối khi Satan và thuộc hạ của hắn, những kẻ đã tạo ra những đau khổ không kể xiết trên thế giới, sẽ bị trục xuất khỏi Trái Đất trong vòng 1.000 năm.
Con gái của Ta, Ta sẽ cai trị trái đất trong 1.000 năm. Hãy biết chắc rằng giờ đây Ta đang trông coi các biến cố khi chúng xảy ra trên thế giới. Giờ đây Ta đã chuẩn bị đường lối cho Vương Quốc Mới của Ta trên trái đất và thời gian đó đã gần đến rồi, gần hơn rất nhiều so với những gì người ta có thể nhận ra. Hãy hân hoan vì tin tức này sẽ được tất cả mọi người đón nhận. Đau khổ trên thế giới này sẽ chấm dứt. Một nguồn tình yêu và vinh quang để sẻ chia cho tất cả con cái của Ta, sẽ trào dâng”.
Cần lưu ý rằng thuyết “ngàn năm” này từng bị các vị thánh tiến sĩ thời danh như Augustinô, Tôma Aquinô lên tiếng phi bác. Huấn quyền của Hội Thánh cũng minh nhiên kết án lạc thuyết này, như thấy trong Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo: “Sự đánh lừa của tên Phản Kitô đã được phác họa trên trần gian mỗi khi người ta cho rằng mình thực hiện được trong lịch sử niềm hy vọng về Đấng Mêssia, một niềm hy vọng vốn chỉ có thể được hoàn thành vượt quá giới hạn lịch sử, nhờ cuộc phán xét cánh chung: Hội Thánh đã bác bỏ sự giả mạo này về Vương quốc tương lai, và cả dưới một hình thức giảm nhẹ của sự giả mạo đó, có tên là thuyết ngàn năm, nhất là dưới một hình thức chính trị của một chủ thuyết Mêssia đã bị tục hóa ‘đồi bại tự bản chất’” (số 676).
Mặt khác, bà Maria còn đưa ra những lời nhận định sai lạc hoặc những lời cáo buộc thiếu căn cứ về cách thức Hội Thánh thực thi vai trò giáo huấn. Trong nhiều sứ điệp và cụ thể là sứ điệp ngày 26-01-2012, bà Maria xem ra muốn ám chỉ rằng Tòa Thánh đang bị một số phần tử xấu lũng đoạn, cho nên những gì mà các cơ quan thẩm quyền của Tòa Thánh giảng dạy chỉ là bóp méo sự thật về giáo huấn của Chúa; những canh tân Phụng vụ, nhất là nghi thức thánh lễ chỉ là phương pháp phượng tự Công Giáo bất xứng, xúc phạm đến Chúa Giêsu và Chúa Cha. Cũng trong sứ điệp này, bà còn cho rằng Hội Thánh không dạy sự thật; Hội Thánh đã không bao giờ giảng dạy về tính chất nghiêm trọng của tội lỗi (xem thêm các sứ điệp ngày 18-02-2013; ngày 30-09-2013). Thực ra, bà Maria nói như thế tức là bà đã không hiểu rằng Hội Thánh không chỉ là cơ chế hữu hình được vận hành bởi con người, mà trên hết còn là một thực tại thiêng thánh được Thánh Thần hướng dẫn.
Thật vậy, những điều trong sứ điệp này hoàn toàn trái ngược với ý định của Chúa Giêsu trong việc thiết lập Hội Thánh như là trung gian của ơn thánh (Mt 16,19; 18,18). Chúa Giêsu không ủy thác cho một thẩm quyền nào khác ngoài Hội Thánh được ban các ân xá cũng như quy định các điều kiện đi kèm. Chắc hẳn Chúa Giêsu sẽ không phá đổ hay làm ngược lại những gì Ngài đã thiết lập. Về điểm này, Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo dạy như sau: “Ân xá là việc tha thứ trước mặt Thiên Chúa khỏi những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù những tội đó đã được tha thứ. Để hưởng nhờ ân xá, Kitô hữu phải hội đủ những điều kiện được thẩm quyền của Hội Thánh quy định, vì với tư cách là thừa tác viên của Ơn cứu chuộc, Hội Thánh có thẩm quyền phân phát và chia sẻ kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh” (số 1471).
Bên cạnh đó, bà Maria còn phủ nhận sự chính đáng của việc Đức Giáo Hoàng Bênêđictô từ nhiệm cũng như tính hợp thức của vị Giáo hoàng sẽ kế vị. Trong sứ điệp ngày 22-07-2013 có những lời lẽ như sau: “Chỉ có một vị chủ chăn của Giáo Hội trên Trái Đất được Con Mẹ trao quyền, người vẫn cứ phải là Giáo Hoàng cho đến chết. Bất cứ ai khác là kẻ giành quyền ngồi trên Ngai Tòa Thánh Phêrô đều là kẻ mạo danh”.
Đang khi đó, việc các vị Giáo hoàng từ nhiệm, mặc dù hiếm nhưng cũng đã từng xảy ra trong lịch sử Hội Thánh. Cho nên, đó không phải là điều bất khả. Chính bộ Giáo luật 1983, điều 332, §2 dự liệu như sau: “Nếu xảy ra trường hợp Đức Giáo hoàng Rôma từ nhiệm, việc từ nhiệm phải được tự do và phải được bày tỏ cách hợp thức thì mới hữu hiệu, nhưng không cần được bất cứ ai chấp nhận”.
Có một điều mà ai đọc các sứ điệp của bà Maria cũng đều dễ nhận thấy, đó là sự chống báng mạnh mẽ nhắm vào người kế vị Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, tức là Đức Giáo hoàng đương kim Phanxicô. Chiều hướng này xem ra cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhóm cầu nguyện do bà phát động. Trong nhiều sứ điệp khác nhau, bà đã dùng những lời lẽ chống báng rất gay gắt đối với Đức Phanxicô.
Từ trước khi xảy ra biến cố Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm, trong sứ điệp ngày 12-04-2012, bà Maria đã tiên báo một người sẽ được bầu lên thay Đức Bênêđictô. Tuy nhiên, bà phủ nhận tính hợp pháp của cuộc bầu vị Giáo hoàng mới. Bà gọi cơ mật viện Hồng y bầu giáo hoàng mới là những người theo bè Tam điểm, là tổ chức độc ác của Satan. Bà gọi vị Giáo hoàng mới là ngôn sứ giả, là kẻ mạo danh. Điều này nằm trong cùng một chiều hướng với việc bà cho rằng Đức Bênêđictô XVI là vị giáo hoàng đích thực cuối cùng trên trần gian. Trong nhiều sứ điệp khác nữa, bà thường xuyên lặp đi lặp lại cụm từ “ngôn sứ giả” được gán cho người kế vị Đức Bênêđictô. Cũng có khi bà gán cho vị này những “nhãn hiệu” xấu xa khác, như “đầu của Con Mãng Xà” (sứ điệp ngày 13-11-2012); “kẻ mạo danh” (sứ điệp ngày 22-07-2013); “cái sừng nhỏ, kẻ huênh hoang tự đắc ngồi trên Tòa Phêrô” (sứ điệp ngày 18-02-2013); “con của Satan …kẻ mạo danh trên ngai tòa Phêrô …tên phản Kitô” (sứ điệp ngày 25-02-2013); và còn nhiều điều khác tương tự.
Thái độ chống Giáo hoàng của bà Maria một mặt cho thấy bà không tin rằng Thánh Thần của Chúa Kitô vẫn đang hiện diện và hoạt động trong Hội Thánh, không ngừng hướng dẫn Hội Thánh đạt đến chân lý toàn vẹn của Chúa Kitô. Mặt khác, thái độ đó còn cho thấy một cái nhìn giản lược về bản chất của Hội Thánh vốn chỉ còn là một cơ chế phàm trần của những tranh giành phe nhóm, những toan tính kiêu căng, mưu đồ thống trị … Cần nhớ rằng Hội Thánh tiên vàn là một mầu nhiệm. Hội Thánh dù bao gồm các tội nhân, nhưng tự bản chất là thánh thiện vì được chính Đức Kitô thánh hóa để trở thành Hiền Thê không tì ố của Ngài (xc. Cđ. Vat. II, Hiến chế về Giáo Hội, số 1-8). Thái độ chống Giáo hoàng của bà Maria có thể coi là một dạng thức của tội ly giáo, khi bà không ngừng rêu rao rằng vị Giáo hoàng đương nhiệm là ngôn sứ giả, là Giáo hoàng mạo danh … (xc. GLHTCG, số 2089).
Hẳn nhiên, Hội Thánh luôn dạy rằng phá thai, trợ tử và những hành động giết người cố ý và không có lý do chính đáng đều là những tội ác nghiêm trọng về luân lý. Tuy nhiên, đối với án tử hình, mặc dù Hội Thánh luôn kêu gọi các chính quyền thực thi lòng khoan dung và giảm thiểu hết mức có thể việc áp dụng án tử hình, nhưng Hội Thánh vẫn luôn công nhận quyền chính đáng của các chính quyền dân sự trong việc áp dụng án tử hình cho những tội phạm hết sức nguy hiểm cho xã hội mà xét thấy không còn cách chọn lựa nào khác. Như vậy, việc áp dụng án tử hình không phải luôn luôn là hành động vô luân, nhưng là điều chính đáng trong một số hoàn cảnh nhất định. Giáo lý này thuộc về truyền thống lâu đời của Hội Thánh, từng được các vị thánh Tiến sĩ thời danh giảng dạy, và nhất là được khẳng định trong Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo như sau: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công” (số 2267).
Cũng trong sứ điệp nói trên, bà còn đề xuất một kinh đọc đặc biệt khác để xin ơn tha tội cho những người chết trong tình trạng mắc tội trọng. Điều này rõ ràng đi ngược lại với giáo lý của Hội Thánh vốn dạy rằng những ai chết trong tình trạng mắc tội trọng thì sẽ rơi vào sự hư mất đời đời. Do vậy, tất cả những sự hy sinh, công phúc, lời cầu nguyện của người sống cũng không làm thay đổi được phần số của những người đã chết ấy (xc. GLHTCG, số 1035).
Trong các sứ điệp, bà Maria còn chủ trương những điều sai lạc liên quan đến cách thức thực hành hoặc lãnh nhận các bí tích. Hẳn nhiên, Hội Thánh không có quyền thay đổi bản chất của các bí tích, vì các bí tích là do Chúa Kitô thiết lập. Tuy nhiên, Hội Thánh, xét như là người quản lý các Bí Tích và thừa tác viên của ơn cứu độ, có thẩm quyền đưa ra những quy định về hình thức cử hành các bí tích. Những quy định này vì không đụng chạm đến bản chất của Bí tích, nên có thể được canh tân khi cần thiết để thích ứng với những hoàn cảnh mới.
Ở đây, chúng tôi muốn nói đến hai quy định cụ thể của Hội Thánh trong việc lãnh nhận các bí tích. Đó là việc cho phép tín hữu rước lễ bằng tay và luật buộc xưng các tội trọng một năm ít là một lần. Việc Hội Thánh cho phép tín hữu rước lễ bằng tay được xác định rõ ràng trong các văn kiện sau đây: Tông thư Ecclesia de Eucharistia của Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Huấn thị Redemptionis Sacramentum của Bộ Phụng tự và Bí tích. Còn việc xưng các tội trọng một năm ít là một lần thì được xác định trong Giáo luật 1983, điều 989.
Đáng tiếc là các sứ điệp của bà Maria đã minh nhiên phủ nhận tính hợp pháp của hai quy định trên đây của Hội Thánh. Thật vậy, sứ điệp ngày 06-07-2011 nói như sau: “Bí Tích Thánh Thể Chí Thánh phải được đón nhận trên lưỡivà không được phép đón nhận một cách ô nhơ bởi bàn tay con người. Tuy nhiên, điều này chính là những gì các tôi tớ đã được thánh hiến của Ta đã và đang thực hiện. Các lề luật này đã không được thông qua bởi Ta trong thần khí. Các tôi tớ đã được thánh hiến của Ta đã bị dẫn dắt trên một con đường không phù hợp với các Giáo Huấn từ các tông đồ của Ta”.
Còn sứ điệp ngày 09-07-2012 lại khẳng định rằng: “Đối với những người Công Giáo, các con phải lãnh nhận bí tích Hòa Giải hai tuần một lần nếu các con muốn tiếp tục sống trong Ân sủng”. Đây vừa là một quan niệm sai lạc về tình trạng ân sủng vì cho rằng tình trạng ân sủng không tùy thuộc vào tình trạng sạch tội trọng và lòng mến Chúa, nhưng tùy thuộc vào nhịp độ nhất định của việc thực hành bí tích. Mặt khác, nó còn chuẩn hóa một lối thực hành bí tích trái với quy định chung của Hội Thánh.
III. THẨM ĐỊNH VỀ PHONG TRÀO SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI.
Kể từ khi phong trào “Sứ điệp từ trời” khai sinh và được phổ biến rộng rãi, nhiều vị Giám mục thuộc các châu lục khác nhau đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm cũng như sự lầm lạc của phong trào này. Có thể kể ra một số vị tiêu biểu như:
Đức Tổng Giám mục Denis J Hart, Giáo phận Melbourne, Úc;
Đức Giám mục Fabbro, Giáo phận London, Ontario, Canada;
Đức Giám mục Stephen Secka, Giám mục phụ tá Giáo phận Spisska, Slovakia;
Đức Giám mục Richard. J. Malone, Tổng Giáo phận Buffalo, NY;
Đức Tổng Giám mục Mark Coleridge, Giáo phận Brisbane, Úc;
Đức Giám mục Greg ÓKelly SJ , Giáo phận Port Pirie, Nam Úc;
Đức Giám mục Andreas Laun of Salzburg, Giám mục Phụ tá Giáo phận Áo.[2]
Vì bà “Maria Lòng Chúa Thương Xót” được cho là người đang sống tại Dublin, nên cuối cùng Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo Phận Dublin, tức vị chủ chăn có thẩm quyền trực tiếp đối với bà, cuối cùng cũng đã lên tiếng. Mới đây trong một bản Tuyên cáo ra ngày 16-04-2014, Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin tuyên bố như sau:
Tòa Tổng Giám mục Dublin đã nhận được nhiều thỉnh nguyện thư xin xác minh về tính chân thực của những điều tự nhận là thị kiến và sứ điệp do một người tự xưng là “Maria Lòng Chúa Thương Xót” nhận được, và người này được cho là đang sống tại Tổng Giáo phận Dublin.
Nay Tổng Giám mục Diarmuid Martin muốn khẳng định rằng các sứ điệp này cũng như các thị kiến đi kèm không được Hội Thánh chuẩn nhận, và nhiều điều trong các bản văn đi ngược lại với thần học Công Giáo.
Vậy, không được phổ biến hay sử dụng các sứ điệp này trong các hội đoàn thuộc Hội Thánh Công Giáo.[3]
Sau khi đã tìm hiểu phong trào “Sứ điệp từ trời”, chúng tôi nhận thấy rằng các bản văn tự nhận là “sứ điệp từ trời” không thực sự phản ảnh giáo lý tinh tuyền của Hội Thánh Công Giáo, nhưng chỉ là một thứ giáo thuyết hỗn tạp được góp nhặt hoặc chịu ảnh hưởng từ những nguồn mạch khác nhau, vừa là Công Giáo, Tin Lành, và cả khuynh hướng hành đạo theo nghi lễ cổ điển trước Công đồng Vaticanô II. Mặt khác, các sứ điệp của bà Maria còn chứa đựng rất nhiều điều bất nhất hoặc mâu thuẫn. Chẳng hạn, khi thì bà chủ trương phải khoan dung với những người “khác về sở thích tính dục”, khi khác lại lên án cách gay gắt những cuộc hôn nhân đồng tính; khi thì bà chủ trương phải cầu nguyện cho những người đã chết trong tình trạng mắc tội trọng, khi khác bà lại cho rằng hình phạt hỏa ngục là đời đời, không thay đổi được (sứ điệp ngày 12-01-2014). Trong các sứ điệp, bà Maria đã từng cảnh báo về một “thứ tôn giáo mới phá hoại Hội Thánh”, do một số phần tử xấu trong Giáo triều đang tìm cách gầy dựng (chẳng hạn sứ điệp ngày 20-07-2012). Phải chăng lời kết án ấy trước tiên đã ứng nghiệm vào chính cái giáo thuyết hỗn tạp mà bà đang ra sức phổ biến?
Có nhiều yếu tố khiến người ta nghi ngờ về tính khả tín của các sứ điệp từ trời do bà Maria phổ biến.
Trước hết là sự ẩn danh của bà. Mặc dù sự ẩn danh này đã được bà giải thích lý do, nhưng xem ra lý do bà đưa ra không thực sự thuyết phục. Trong phần lớn các trường hợp, sự ẩn danh thường đi đôi với việc không dám nhận trách nhiệm cũng như những hệ lụy về những gì mình nói hoặc làm. Một lá thư nặc danh thường không được coi là có giá trị. Trong lịch sử Hội Thánh, những nhà thần bí, những người nhận mặc khải tư chân chính không bao giờ ẩn danh, mà trái lại, họ sẵn lòng chịu thử thách, hiểu lầm, nghi kỵ, thiệt thòi vì những gì họ nói ra, bởi vì họ thực sự xác tín về những gì mình nói.
Yếu tố thứ hai khiến người ta nghi ngờ về tính khả tín của các sứ điệp, đó là những lời tiên báo của bà Maria thường không ứng nghiệm. Cũng có khi những lời tiên báo đó xem ra ứng nghiệm, nhưng chỉ ứng nghiệm cách nửa vời, như trong trường hợp bà tiên báo về việc Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm mà chúng tôi đã phân tích trên đây. Còn những gì bà tiên báo về người kế vị Đức Bênêđictô XVI thì hoàn toàn ngược lại với những gì người ta đang chứng kiến nơi vị Giáo hoàng đương kim, Đức Phanxicô. Nếu quả thực các sứ điệp của bà phát xuất từ Thiên Chúa thì hẳn là không thể tiên báo những điều viển vông như vậy.
Yếu tố sau cùng khiến người ta có đủ cơ sở để phủ nhận tính khả tín của các sứ điệp do bà Maria quảng bá, đó là những điểm sai lầm nghiêm trọng về đạo lý chất chứa trong các sứ điệp của bà. Thông thường Hội Thánh rất cẩn trọng trong việc xác định những mặc khải tư nào được coi là chân thực; và một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu được dựa vào để thẩm định, đó là mặc khải tư ấy không bao hàm những điều sai lạc đi ngược lại với giáo lý chung của Hội Thánh. Chỉ nguyên tiêu chí này cũng đủ cho thấy những sứ điệp tự nhận là “từ trời” hay “mặc khải tư” của bà Maria chỉ là ngụy tạo. Những sứ điệp đó không đến từ Thiên Chúa, mà chỉ là sản phẩm của con người. Điều tai hại là chính người tạo ra các sứ điệp ấy lại gán cho chúng một giá trị ràng buộc gần như tuyệt đối mà tự thân chúng không có. Điều này đã gây hoang mang cho không ít các tín hữu đơn thành: có buộc phải tin các “sứ điệp từ trời” hay không? Nếu không tin sẽ phải chuốc lấy những tai họa hay những hình phạt khủng khiếp sẵn sàng ập xuống. Còn nếu tin thì sẽ kéo theo bao nhiêu hệ lụy thực hành do các sứ điệp đề xướng; và rồi, liệu làm như thế có rơi vào tội rối đạo hay không? Bằng ấy câu hỏi đặt ra cũng là lời thỉnh nguyện để các cơ quan thẩm quyền trong Hội Thánh địa phương sớm đưa ra câu trả lời chính thức để soi sáng cho các tín hữu có được sự lựa chọn đúng đắn trong vấn đề này.
Lm Giuse Lâm Văn Sỹ, OP.
(giaolyductin.org 11.06.2014)
[1] Tên tiếng Anh là “Maria Divine Mercy”. Trong trang mạng <<sudieptutroi>>, tên này được dịch sang tiếng Việt là “Maria Tông Đồ Lòng Chúa Xót Thương”.
[2] Có thể tham khảo thêm ở trang <<sudieptutroi-trueorfalsẹblog spot.com>>
[3] Nguyên bản tiếng Anh trong trang mạng chính thức của Tổng Giáo phận Dublin.
Anh chị Thụ & Mai gởi
Paulus Lê Sơn
4-4-2017
Thảm họa môi trường Formosa gây ra cho biển miền Trung phơi bày sự thật về tình hình xã hội Việt Nam, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam – VTV. Những sự kiện xảy ra trong một năm qua tại miền Trung mà VTV tuyên truyền được người dân trong nước nhận xét, đánh giá như thế nào?
“Những sự thật dối trá”
Hùng, một cư dân trẻ tại Hà Nội nhận xét: “Tôi không thể hiểu nổi với một Đài truyền hình Quốc gia mà họ lại có thể bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt những câu chuyện giống như những kẻ chợ búa buôn chuyện qua ngày. Sự kiện thảm họa Formosa tại miền Trung sáng tỏ như ban ngày, thế mà họ lừa mị dân chúng tôi như thời tiền sử mê muội vậy. Đúng là những sự thật dối trá trên truyền hình lên ngôi”.
T.H, một người sinh sống tại khu vực thảm họa Formosa thì vô cùng sock khi chứng kiến cảnh bà con, người dân của mình phải gánh chịu thảm họa kép. X nói: “Họ là loài rắn độc tán tận lương tâm, ăn không nói có, đổi trắng thay đen, bóp méo sự thật. Chúng tôi là những người dân trực tiếp phải gánh chịu thảm họa Formosa, gia đình điêu đứng, khó khăn, nghèo đói vì không còn công ăn việc làm, không còn bám biển được nữa.
“Chúng tôi có được đền bù gì từ nhà cầm quyền đâu, vì vậy chúng tôi lên tiếng để đòi quyền lợi, xuống đường để bày tỏ nguyện vọng, mong muốn là đòi được đền bù thỏa đáng, đòi buộc trả lại biển sạch, ngư trường cho chúng tôi, cho tương lai con cháu chúng tôi, như vậy có gì sai?
“Tại sao VTV lại bóp méo sự thật, tuyên truyền dối trá nói chúng tôi đã nhận tiền đền bù đầy đủ? Tại sao lại vu khống cho chúng tôi nhận tiền của nước ngoài để gây rối, để chống phá? Họ thật là tệ hại, một sự thật dối trá được đưa lên tầm mức Quốc gia như vậy thì người dân đen chúng tôi biết tin ai nữa đây?
“Tự đào mồ chôn mình”
Đình Quang, một cư dân tại Sài Gòn đưa ra quan điểm: “Tôi là người theo dõi sự kiện Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung một cách sát sao từ tháng 4 năm 2016. Tôi thấy VTV dần dần hiện nguyên hình là đài dối trá phục vụ cho đảng cộng sản. Thực vậy, những người làm truyền thông chân chính thì sẽ không bao giờ có những việc làm như vậy. Họ đang dùng ngòi bút, dùng trường quay làm công cụ đào mồ chôn chính họ mà thôi”.
Ông Vương Thanh, một trí thức thì đánh giá về khía cạnh đạo đức nghề nghiệp truyền thông của VTV. Ông nói: “Về mặt đạo đức nghề nghiệp thì VTV bị o bế, hun đúc trong một môi trường không thể nói sự thật, họ bị buộc lòng, buộc tâm tâm hồn trí tuệ và chính họ tự buộc mình vào để thích nghi với môi trường của Ban Tuyên giáo đảng cộng sản. Không thể nói họ là không có đạo đức, lương tâm của một con người, nhưng nghiệp họ theo đang dần giết chết đạo đức, tâm hồn họ.
“Họ phục vụ cho một chế độ dối trá, thành thử con người họ cũng trở nên dối trá, từ cái hệ lụy đó, họ càng xa vào vũng lầy, nếu họ không phản tỉnh thì mỗi công việc họ chống lại nhân dân, chống lại các Linh mục giống như những nhát xẻng đào huyệt mộ chôn họ mà thôi”.
Khánh Ly, một bạn trẻ nói ngắn gọn: “Qua vụ Formosa, tôi thấy VTV chỉ là một con vẹm nói theo ý đảng, họ như một máy nói tấn công các Linh mục và người dân miền Trung một cách vô thức. Nhờ internet, facebook nên bây giờ tuyên truyền xảo trá của họ đã bị vô hiệu hóa, ngày càng mất niềm tin nơi người dân. Hố đã sâu rồi đừng đào sâu thêm nữa”.
Trong bản tin thời sự 19h hai ngày liên tiếp 03 và 04.04.2017, VTV đã có những phóng sự không trung thực, thiếu khách quan để tuyên truyền xấu về người dân Hà Tĩnh biểu tình đòi quyền lợi trước thảm họa Formosa gây ra cho họ.
Từ khi thảm họa Formosa xảy ra 06. 04.2016, VTV chính là mặt trận tuyên truyền tích cực nhất để lèo lái, định hướng dư luận theo ý của đảng. Nhiều lần và bằng nhiều cách họ dùng truyền thống để tấn công các Linh mục và ngư dân miền trung quyết tâm kiện Formosa để trả lại môi trường sạch và chấm dứt hoạt động của nhà máy này tại Việt Nam.
Bị trả thù dã man vì làm chứng
Vụ việc mới nhất về người lên tiếng tố cáo tội phạm bị trả thù dã man xảy ra vào cuối tháng 3 và được truyền thông Nhà nước loan đi vào đầu tháng tư khiến nhiều cư dân mạng bất bình.
Đó là trường hợp cô gái trẻ sinh năm 2001, Nguyễn Thị Ngọc Trúc bị gần 20 thanh niên trả thù bằng cách hành hung dã man, cắt tai, đánh vỡ giác mạc mắt trái và đâm vào ngực.
Vụ việc được tường thuật vào tối ngày 30/3, Trúc ra làm chứng vụ việc xe của bạn mình bị ăn cắp vì Trúc biết rõ nhóm người lấy cắp và đang rao bán chiếc xe. Sau đó Trúc bị Phan Thị Cẩm Hằng, là chị gái một người bạn của nghi phạm ăn cắp xe, cầm đầu một nhóm thanh niên 20 người tới đè Trúc ra đánh, dùng ly đập vào đầu Trúc, dùng dao để rạch mặt, cắt lỗ tai và đâm vào ngực phải của Trúc. Không những thế, nhóm người này còn định cắt gân chân để Trúc tàn phế, nhưng do Trúc chống cự nên họ đã cắt lệch. Khi Trúc bị trọng thương và ngất xỉu, nhóm ngày vẫn tiếp tục cầm ghế gỗ phang vào người Trúc, nhưng may mắn Trúc được một người bạn đỡ hộ nhát đó. Những người xung quanh tới can ngăn cũng đều bị đánh trọng thương.
Sau khi bị tố cáo, mình bị công an đánh. Giám đốc Viễn thông Hải Phòng là thành ủy viên Thành phố Hải Phòng nên lợi dụng sử dụng công an đánh mình.
– Anh Dương Tùng Nam
Như thế đó là thêm một vụ việc về tình trạng người tố cáo tiêu cực bị trả thù bằng bằng cách này hoặc cách khác. Biện pháp trả thù thường mang tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe nạn nhân hoặc nhiều trường hợp cướp đi tính mạng nạn nhân.
Đài Á Châu Tự Do có dịp trao đổi trực tiếp với anh Dương Tùng Nam, một người dân ở Hải Phòng. Anh cũng là nạn nhân bị trả thù sau khi lên tiếng tố cáo những tiêu cực, bất minh bạch trong hệ thống Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Anh chia sẻ về những sai phạm của Tập đoàn này:
Mình làm ở bên VNPT Hải Phòng, thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam từ năm 2004. Năm 2010, giám đốc chi nhánh Hải Phòng đã lợi dụng cổ phần hóa doanh nghiệp của nhà nước để đào thải bất hợp pháp công nhân. Tức là cắt giảm biên chế nhưng theo cách bất hợp pháp, và sau đó nhận người vào sân sau, tức là nó lập một doanh nghiệp ngoài để hợp thức hóa thôi. Nó gần như thay máu bằng cách sa thải một lượng lớn công nhân đã cống hiến rất nhiều năm và thay bằng một đội ngũ bên ngoài hoàn toàn mới.
Trước mình làm nhân viên kỹ thuật tổng đài, mình đã chứng minh được việc nó ăn cắp tiền của 200 công nhân với chức danh như mình. Sau đó nó hủy bỏ hoàn toàn những chức danh này. Rất nhiều lần mình gửi đơn từ đi các nơi.
Sau khi tìm hiểu sự việc cặn kẽ hơn, anh Nam được biết việc này không chỉ xảy ra với một mình công ty anh, mà với tất cả các chi nhánh của VNPT trên 63 tỉnh thành khác. Sau lên tiếng tố cáo lãnh đạo của Tập đoàn này, anh Nam nhận được kết quả như sau:
Sau khi bị tố cáo, mình bị công an đánh. Giám đốc Viễn thông Hải Phòng là thành ủy viên Thành phố Hải Phòng nên lợi dụng sử dụng công an đánh mình. Mình đã nhận diện ra tại phường. Trong vụ án của mình, mình có nhờ một người phụ nữ khá nổi tiếng trong việc phòng chống tiêu cực là bà Nguyễn Thị Hòa ở Tây Hồ, Hà Nội. Bà Hòa đã về Hải Phòng rất nhiều lần để giúp mình và điều tra riêng biệt và biết được nhiều thông tin về tập đoàn này. Tuy nhiên, đến năm 2015, bà Hòa đã bị thủ tiêu.
Trường hợp thứ 2 là anh Quang bán hàng ở gần nhà mình, khi 2 tên công an phường đánh mình thì anh Quang vô tình nhìn thấy. Trùng hợp là cũng trong năm 2015, anh Quang đã chết.
Sự việc chưa dừng lại ở đây, giữa lúc anh Nam bị đánh và những người thân cận giúp đỡ anh, hay những người vô tình chứng kiến sự thật đều vì lý do gì đó chết một cách trùng hợp, thì con trai anh cũng bị bắt cóc khi đang đi học thêm. Hiện tại anh Nam đang bị theo dõi và truy lùng ráo riết tới mức anh phải bỏ quê hương, lẩn tránh nơi đất khách quê người.
Hàng loạt các vụ lên tiếng tố cáo chống tiêu cực khác bị trả thù với mục đích làm chính những người trong cuộc nản lòng và cảnh báo những người khác nếu có ý định tố giác, như vụ ông Dương Đình Dần ở Nghệ An bị ném mìn vào nhà và đặt bát hương để “dằn mặt” vì ông dũng cảm đứng lên phanh phui hàng trăm vụ tiêu cực.
Pháp luật không được tôn trọng
Trong Khảo sát Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân Việt Nam đối với tham nhũng, chỉ có 38% số người được hỏi sẵn sàng tố cáo tham nhũng. Lý do phổ biến khiến người dân e ngại tố cáo tham nhũng là “chẳng thay đổi được gì” (51%) và “sợ gánh chịu hậu quả” (28%).
Một khảo sát khác của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới tiết lộ 62% số người được hỏi trả lời lý do khiến họ không tố cáo tham nhũng là “sợ bị trả thù”.
Hiện tại pháp luật Việt Nam cũng đã có những điều lệ quy định rõ về quyền tố cáo của người dân và nghiêm cấm những hành vi trả thù người tố cáo, khiếu nại, cũng như luật bảo vệ người lên tiếng tố cáo.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đưa ra nhận xét về những điều luật này:
Luật cũng quy định người tố cáo được bảo vệ, nhưng vấn đề là cơ chế để bảo vệ như thế nào thì chưa được cụ thể lắm.
– Luật sư Trần Quốc Thuận
Ở Việt Nam chuyện gì cũng có luật cả. Chuyện khuyến khích nhân dân tố cáo tiêu cực, tham nhũng không chỉ có văn bản quy định mà ngay cả những đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng hô hào. Luật cũng quy định người tố cáo được bảo vệ, nhưng vấn đề là cơ chế để bảo vệ như thế nào thì chưa được cụ thể lắm.
Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết thêm hiện nay những đối tượng đánh đập, hành hung người tố cáo sẽ được luật pháp can thiệp tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ phải cung cấp đủ chứng cứ và công tác điều tra phải làm đến nơi đến chốn. Ông đưa ra những lời khuyên, góp ý cho những ai muốn tố cáo tiêu cực:
Những người tố cáo phải có địa chỉ và chứng cứ cụ thể. Có thể mang những báo cáo này đến gặp trực tiếp những cơ quan chức năng, có thể thông qua trực tiếp những đoàn thể những mặt trận hoặc những tổ chức chính trị xã hội hoặc đến trực tiếp gặp công an, viện kiểm sát.
Nhưng thường thì những người đi tố cáo đưa ra chứng cứ còn yếu, gây khó khăn trong việc khởi tố điều tra.
Ông cho biết thêm hiện tại các cơ quan báo chí cũng vào cuộc lên tiếng nhiều vụ tố cáo như vụ hotgirl Thanh Hóa, ông Phó Ban Nội chính ở Đắc Lắc, hay chuyện xe công ở Đà Nẵng. Vì vậy người dân có thể thông qua báo chí để tố cáo khi chứng cứ đã đầy đủ, rõ ràng.
Hôm 14/3 vừa qua đã diễn ra cuộc họp của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tố cáo, đặc biệt là những khía cạnh như hình thức tố cáo, tố cáo nặc danh và thời hiệu tố cáo.
CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU
Rev. Ron Rolheiser, OMI
Linh mục Henri Nouwen, ngòi bút thiêng liêng nổi tiếng có chia sẻ về một lần cha đến bệnh viện thăm một người đang hấp hối vì bệnh ung thư. Người này còn khá trẻ và là một người rất năng động, làm nhiều việc sinh hoa kết trái. Ông là người cha chăm lo tốt cho gia đình mình. Ông là giám đốc điều hành một công ty lớn chăm lo tốt cho cả công ty lẫn các nhân viên của mình. Hơn nữa, ông còn đóng góp trong nhiều tổ chức khác, kể cả giáo xứ, và với năng lực lãnh đạo, ông thường là người phụ trách, người đứng đầu. Nhưng bây giờ, con người một thời rất năng động, con người đã từng điều hành mọi sự, lại đang nằm trên giường bệnh chờ chết, không thể tự lo cho các nhu cầu căn bản tự nhiên của mình.
Và khi cha Nouwen đến bên giường bệnh, ông cầm lấy tay cha. Tôi thấy cần phải nhấn mạnh đến sự nản lòng quá đỗi của ông: “Cha ơi, cha phải giúp con! Con đang chết, và con đang cố bình tâm với chuyện này, nhưng còn có một điều khác nữa: Cha biết con mà, con luôn là người phụ trách, con chăm lo cho gia đình mình. Con chăm lo cho công ty. Con chăm lo cho giáo xứ. Con chăm lo hết mọi chuyện! Mà giờ con nằm đây, trên giường này, và con không thể tự lo cho mình. Con không thể tự đi vệ sinh. Chết là một chuyện, nhưng đây là chuyện khác nữa! Con bất lực! Con không thể làm được gì nữa!”
Dù rất giỏi trong việc mục vụ, nhưng cha Nouwen cũng như bất kỳ ai trong chúng ta ở trong hoàn cảnh này, đều bất lực trước lời van lơn của người đàn ông này. Ông đang trải qua tình trạng bị động đau đớn khổ sở. Ông bây giờ là một bệnh nhân. Ông đã từng rất năng động, là người đứng đầu, và bây giờ, như Chúa Giêsu trong những giờ hấp hối, ông bị hạ xuống thành một bệnh nhân, một người để cho người khác làm gì thì làm. Về phần mình, cha Nouwen cố gắng giúp cho ông thấy mối liên kết giữa những gì ông đang trải qua với những gì Chúa Giêsu chịu trong cuộc thương khó, đặc biệt là ý nghĩa của thời gian bất lực, yếu đuối, và bị động này chính là thời gian để chúng ta có thể trao cho những người quanh mình một điều gì đó thâm sâu hơn.
Cha Nouwen đọc to trình thuật Thương khó trong Tin mừng cho ông nghe, vì những gì ông đang trải qua tương đồng rất rõ với những gì Chúa Giêsu chịu trong những giờ sắp chết của Ngài, mà Kitô hữu chúng ta gọi là “Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu.” Chính xác thì Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu là gì?
Là Kitô hữu, chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta cả đời sống lẫn cái chết của Ngài. Nhưng, chúng ta lại quá thường không phân biệt được giữa hai điều này. Chúa Giêsu trao ban đời sống của Ngài cho chúng ta theo một cách tích cực và chủ động hành động, nhưng Ngài trao ban cái chết của Ngài cho chúng ta theo một cách khác, là qua sự bị động, và thương khó của mình.
Chúng ta thường dễ hiểu lầm ý nghĩa của Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Khi dùng từ Thương khó (Passion) đế nói đến đau khổ của Chúa Giêsu, chúng ta tự nhiên liên kết Thương khó với đau đớn, nỗi đau bị treo trên thập giá, bị hành hạ, bị đánh đòn, bị đóng đinh và bị sỉ nhục trước đám đông. Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu có nói đến những điều này, nhưng chúng ta cần hướng từ “Thương khó” đến một trọng tâm khác nữa. Thương khó (Passion) có gốc La Tinh là passio, nghĩa là bị động, và đây chính là ý nghĩa thực sự. Từ bệnh nhân (patient) cũng từ gốc này mà ra. Do đó, trình thuật Thương khó mô tả lại sự bị động của Chúa Giêsu, mô tả việc Ngài trở nên một “bệnh nhân.” Ngài trao ban cái chết của mình cho chúng ta qua sự bị động của Ngài, cũng như trước kia Ngài trao ban đời sống cho chúng ta qua sự chủ động của Ngài.
Thật vậy, Tin mừng theo thánh Matthêu, Máccô, và Luca đều có thể chia thành hai phần riêng biệt: Trong mỗi Tin mừng, chúng ta có thể chia tất cả mọi chuyện trước khi Chúa Giêsu bị bắt trong vườn Giếtsêmani về một bên, và gọi phần Tin mừng này là: Sự chủ động của Chúa Giêsu Kitô. Rồi phần còn lại mà chúng ta gọi là “cuộc Thương khó” có thể gọi là: Sự bị động của Chúa Giêsu Kitô. Điều này thực sự sẽ giúp làm rõ một đặc nét quan trọng là: Chúa Giêsu trao ban đời sống của mình cho chúng ta qua sự chủ động, nhưng lại trao ban cái chết của mình cho chúng ta qua sự bị động. Do đó: Cho đến trước khi bị bắt, Tin mừng mô tả Chúa Giêsu chủ động, làm mọi sự, là người dẫn dầu, rao giảng, dạy dỗ, làm các phép lạ, an ủi dân chúng. Nhưng từ sau khi bị bắt, tất cả mọi động từ đều chuyển sang thể bị động: bị lôi đi, bị giới cầm quyền hành hạ, bị đánh, được vác đỡ thập giá, và cuối cùng là bị đóng đinh vào thập giá. Sau khi bị bắt, như một bệnh nhân trong phòng nan y liệt giường, Chúa không còn làm gì nữa, nhưng là người khác làm cho Ngài và làm với Ngài. Ngài bị động, là một bệnh nhân, và trong sự bị động đó, Chúa Giêsu trao ban cái chết của Ngài cho chúng ta.
Trong chuyện này, có nhiều bài học cho chúng ta, trong đó có một sự thật rằng: sự sống và tình yêu được trao ban không chỉ trong những gì chúng ta làm cho người khác, nhưng có lẽ thâm sâu hơn, còn là trong những gì chúng ta nhận lấy những khi chúng ta bất lực, khi chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài là một bệnh nhân, một người bị động.
Rev. Ron Rolheiser, OMI
Yêu mến sự chết.
Chính sự chết cũng là một bổn phận cuối cùng
mà con làm cách sẵn sàng và đầy yêu mến.
Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận
Sách “Đường Hy Vọng và dẫn giải” (Câu 32 trang 25)
Formosa nhận trách nhiệm và trao 500 triệu đô la cho chính phủ Việt Nam để bồi thường cho nạn nhân và khắc phục ô nhiễm biển.
Tuy nhiên nạn nhân thảm họa Formosa trong thời gian qua tiến hành nhiều cuộc biểu tình.
Biểu tình liên tiếp
Cuộc biểu tình sau khi xảy ra thảm họa môi trường do Formosa gây nên qui tụ được số lượng tham gia đông đảo nhất được nói là vào sáng Chủ Nhật ngày 2 tháng 10 năm 2016 với nhiều ngàn người tập trung trước nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh.
Ngoài ra còn nhiều cuộc biểu tình nhỏ hơn từ vài trăm đến hơn ngàn người như cuộc biểu tình ngày 12/7/2016 với hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tập trung tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã. Hay vài trăm người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng xuống đường chặn quốc lộ 1 hôm 12/12 năm ngoái.
Gần đây nhất tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 27/3, người dân cũng xuống đường và đến ủy ban nhân dân xã đòi công bằng trong vấn đề bồi thường thiệt hại.
Mục đích của họ thực chất không phải biểu tình vì những đồng tiền đó, mà họ thấy sự trắng trợn của nhà cầm quyền.
– Anh Peter Trần Sáng
Người dân tham gia biểu tình mang theo những khẩu hiệu như “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Chính quyền hãy đứng về phía nhân dân, bảo vệ nhân dân”, “Cộng tác với Formosa hủy hoại môi trường là chống lại nhân dân, phản bội tổ quốc” hay là “Formosa hãy trả lại bình yên cho dân tộc tôi”
Anh Hanh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, cho biết lý do anh tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối Formosa:
Cái thôi thúc lớn nhất là sự sống còn của tôi, và gia đình tôi. Tôi là chủ gia đình, với 9 người con, và vợ tôi. Tôi muốn con cháu tôi được sống. Những đứa cháu tôi nhìn cặp mắt chúng nó thơ ngây. Tôi rất thương chúng nó vì Formosa xả thải như thế này tương lai của con cháu tôi không còn. Tôi bây giờ hơn năm chục tuổi rồi, tôi không còn tiếc nữa, nhưng tôi thấy thương tiếc cho con cháu tôi. Chỉ vì những lý do như thế nên chúng tôi buộc phải đi biểu tình.
Anh Peter Trần Sáng, một người nhiều lần xuống đường biểu tình cùng người dân cho chúng tôi biết thực tế mà anh nắm được:
Những người được nhận đó thì có những người là bà con của lãnh đạo xã, nhà cầm quyền, họ không phải là người đi đánh bắt cá, họ chỉ bán cá ở ngoài chợ. Rồi họ cũng đổi nghề nghiệp để lấy số tiền bồi thường đó. Còn những người đi đánh cá thì không được nhận bồi thường. Đó cũng là một lý do họ biểu tình.
Mục đích của họ thực chất không phải biểu tình vì những đồng tiền đó, mà họ thấy sự trắng trợn của nhà cầm quyền.
Bị đàn áp dã man
Hầu hết các cuộc biểu tình diễn ra một cách ôn hòa, nhưng đều bị lực lượng chức năng, hoặc những người mặc thường phục mà dân cho là công an đàn áp, bắt bớ, thậm chí là đánh đập hoặc tìm đủ mọi cách để ngăn chặn. Ngay tại cuộc biểu tình hôm 21/3 của người dân Kỳ Anh, công an, cảnh sát cơ động đã sử dụng các công cụ hỗ trợ để đánh vào người biểu tình bất kể người lớn hay trẻ nhỏ, phụ nữ hay đàn ông. Lực lượng mang thường phục còn âm thầm tách từng người để hành hung rồi bắt giữ. Rồi sử dụng các công cụ như dùi cui, hơi cay, lựu đạn cay để đàn áp dân chúng. Nhiều người bị đánh tới mức ngất xỉu phải nhập viện.
Anh Lê Nhàn, ở Vinh, một người tham gia đi khiếu kiện Formosa hôm 14/2, kể lại sự việc bị công an bắt và hành hung:
Họ nhận được lệnh đánh cho dã man làm sao cho hết đi được, đặc biệt là đánh vào chân và đầu gối. Hai người hai bên hai cái dùi cui, cứ thế họ đánh đập. Em chỉ biết co chân lên che ngực, lấy tay ôm đầu và chịu đòn như thế. Khoảng 10 phút họ mới dừng tay.
Họ đi một lúc rồi quay lại lấy điện thoại của em và đánh 1 trận nữa. họ cứ đè đầu mà đánh, em chỉ biết dùng tay che đầu. Họ đánh dã man lắm. Khoảng 30 phút sau họ chuyển em sang 1 cái xe thùng khác và đánh đập tiếp.
Họ đánh thì em ôm đầu, họ bảo che chỗ nào thì đánh chỗ đấy. Về sau họ thả tất cả anh em ra, còn em thì họ giữ lại. Sau họ cho vào đồn công an của trạm cảnh sát giao thông. Ở đó em tiếp tục bị đánh đập tiếp. Gần tối thì công an huyện Đông Thành xuống và đánh tiếp.”
Ông Nguyễn Xuân Cư, một giáo dân xứ Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết suy nghĩ của ông về việc chính quyền đàn áp, bắt bớ dân biểu tình :
Họ đàn áp thì kệ họ, như vậy là họ gian trái pháp luật, làm trái quyền con người, trái với nhân quyền của quốc tế. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới có ai đàn áp như cộng sản Việt Nam đâu.
Vẫn quyết tâm đòi công bằng!
Mặc dù bị đàn áp, đánh đập, tấn công khi cùng với người dân đi khiếu kiện nhưng linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên ở Quỳnh Lưu Nghệ An cho chúng tôi biết sẽ không có bất cứ điều gì có thể làm chùn bước chân ông trên con đường đi tìm sự công bằng cho người dân, đòi lại biển sạch, môi trường trong lành cho con cháu mai sau:
Chúng tôi muốn nhắn gửi nhà cầm quyền rằng chúng tôi sẽ tiếp tục khởi kiện để đòi công bằng và thực thi quyền pháp lý của mình. Nếu nhà cầm quyền tiếp tục ngăn cản chúng tôi chẳng hạn như không cho chúng tôi thuê xe, cấm cản chúng tôi thì chúng tôi sẽ đi bộ. Chúng tôi cũng muốn nhắn với nhà cầm quyền rằng để tránh bị đàn áp, vu khống là gây sự, bạo loạn, chúng tôi sẽ tự trói tay của mình để đi bộ đến tòa nạp đơn. Ông Hanh cũng cho biết quyết tâm của bản thân. Ông nói chừng nào ông còn sức khỏe thì chừng đó ông còn đấu tranh, thậm chí là đấu tranh đến chết:
Chúng tôi muốn nhắn gửi nhà cầm quyền rằng chúng tôi sẽ tiếp tục khởi kiện để đòi công bằng và thực thi quyền pháp lý của mình.
– Linh mục Đặng Hữu Nam
Nếu Formosa tiếp tục xả thải mà chính quyền không có biện pháp ngăn cản kịp thời thì chúng tôi cũng chết sớm. Nhưng thà chúng tôi chết để con cháu chúng tôi được sống còn hay hơn, bởi vì có câu “chết vinh còn hơn sống nhục”.
Ông Nguyễn Xuân Cư cũng đồng lòng ủng hộ tiếp tục biểu tình, khiếu kiện để đòi công bằng, công lý cho người dân:
Nếu chính quyền không bồi thường thỏa đáng cho chúng tôi thì chúng tôi vẫn tiếp tục đi biểu tình đòi hỏi Formosa và chính quyền trả lại quyền sống cho chúng tôi. Thứ hai, Formosa phải ra khỏi Việt Nam. Thứ ba, đòi hỏi Formosa và chính quyền Việt Nam phải trả lại biển sạch cho chúng tôi sinh sống.
Lâu nay các cơ quan truyền thông Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương hay trung ương nếu có loan tin về các cuộc biểu tình, khiếu kiện của nạn nhân bị tác động bởi thảm họa môi trường Formosa đều đưa vào yếu tố giáo dân bị các vị linh mục kích động. Bản thân người dân và những linh mục đồng hành cùng giáo dân nói rõ vì quyền lợi thiết thân bị thảm họa môi trường Formosa gây hại nên họ phải đi đòi. Đó là quyền được Hiến pháp Việt Nam ghi rõ.
Tại Trung Quốc, Lee & Man là một trong những nhà máy sản xuất giấy lớn nhất, tuy nhiên ngay tại quê hương, nhà máy này cũng dính nhiều tai tiếng và từng bị Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc yêu cầu ngưng sản xuất vì xả thải bất hợp pháp ra Dương Tử – con sông dài nhất Châu Á, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, khiến hàng ngàn người dân nước này lo lắng đổ xô đi mua nước đóng chai về sử dụng. Không được chào đón tại quê nhà, Lee & Man xâm lấn thị trường Việt Nam để sản xuất. Mặc dù đã được dư luận và các chuyên gia cảnh báo, các nhà chức trách địa phương vẫn đón chào Lee & Man như là “một nguồn tăng ngân sách thu nhập địa phương và góp phần phát triển kinh tế”.
Lee & Man từng bị tẩy chay ngay chính tại nước nhà vì “dính phốt” ô nhiễm, giờ đây công ty này lại tìm mọi cách xâm nhập vào Việt Nam, đầu độc nguồn nước toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long.