LỜI KHUYÊN CAN CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP LINH ỨNG NHANH VẬY SAO?

LỜI KHUYÊN CAN CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP LINH ỨNG NHANH VẬY SAO?

Phạm Hoài Nam added 8 new photos.

Khi 2 dự án bô xít Tây Nguyên (Nhân Cơ, Tân Rai) được lên kế hoạch và sau đó là dự án titan ở Bình Thuận cùng đệ trình Chính phủ dưới quyền Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức nhận được sự phản biện, lúc này Đại tướng Võ Nguyên Giáp dù đã 100 tuổi và nằm trên giường bệnh nhưng ông vẫn lo lắng với những việc lớn của đất nước, đích thân Người đã viết kiến nghị dừng các dự án bô xít này gửi Bộ Chính trị, nội dung tâm thư có đoạn: “Vì sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước, khai thác bô xít sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội và về an ninh quốc phòng”, đặc biệt các dự án được giao cho nhà thầu Trung Quốc là không thể tin tưởng! Cùng thời điểm, hàng trăm nhân sỹ, trí thức đã đồng loạt ký đơn kiến nghị, hàng chục cuộc hội thảo khoa học diễn ra, thế nhưng người ta gạt hết và tất cả dự án đều được triển khai!
Tháng 10/2014 sự cố vỡ đê quai hồ thải quặng bô xít ở Tân Rai là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn về vấn đề an toàn môi trường và cái gọi là công nghệ nhà máy hiện đại nhất thế giới! Cùng với đó là hàng trăm nghìn công nhân Trung Quốc sang làm việc kéo theo các vấn đề xã hội và an ninh phức tạp, các nhà máy này của Trung Quốc đều sử dụng người của họ, họ làm gì ở trong đó thì chúng ta không cần biết hoặc có muốn cũng không thể biết. Rõ ràng, câu chuyện lợi ích phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và cái bẫy công nghệ giá rẻ ắt hẳn đã là bài học đắt giá mà ai cũng thấy trước, thế nhưng đó không phải là vấn đề, tiền nhà nước mà! Hàng năm, ngân khố quốc gia thì cứ phải è cổ ra bù lỗ liên tục và con số lỗ sơ bộ cho các dự án bô xít vào năm 2015 được báo cáo Quốc hội là 35,7 triệu USD, số lỗ thực tế thì chỉ có trời mới biết! Nhưng dù có lỗ thì không phải là vấn đề, quá lắm thì chỉ là bài học rút sợi dây kinh nghiệm mà thôi, đó là việc của cán bộ; còn người dân thì lại lo lắng đến sự an nguy của mình, bởi các hố chứa bùn đỏ bô xít nằm ngay ở nóc nhà Đông Dương ấy không biết sẽ xử lý như thế nào, nó cứ như một quả bom nguyên tử chứa chất độc hại chờ ngày khai hoả, nhìn cái quai đê thôi thì ai cũng hiểu nếu bị vỡ tiếp thì ắt hẳn vùng Tây Nguyên, miền Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ của nước ta đã nằm trong tầm ngắm của dòng thác lũ bùn đỏ!
Sự cố vỡ đập chứa bùn đỏ titan vào ngày hôm qua 16/6/2016 ở Bình Thuận là giọt nước tràn ly, hàng trăm nghìn tấn bùn đỏ tràn ra đường, tràn vào vườn, vào nhà và chảy thẳng ra biển! Có những chổ ngay trong sân nhà dân bùn đỏ lấp dày hơn cả gang tay. Đấy sự thật ngay trước mắt là bùn đỏ cứ tràn như lũ ống đầu nguồn về vậy thì cây trồng nào sống nổi, nguồn nước chắc chắn bị nhiễm độc, môi trường sinh thái biển, du lịch biển, kinh tế biển chắc chắn cũng bị ảnh hưởng, việc khắc phục hậu quả của nó chắc chắn còn lâu dài mới làm được. Lâu nay, những ai có chính kiến, có sự phản biện cách chính sách thì ngay lập tức bị quy kết là lập trường tư tưởng không vững vàng, là chống phá đất nước, thế nhưng những điều mà người dân đã dám can gián thì lãnh đạo không làm giờ hậu quả nó sờ sờ ra đấy thì trách nhiệm này ai sẽ đứng ra nói với người dân, với đất nước đây?
Giờ thì ông cựu Thủ tướng đã nghỉ hưu, về quê ráng làm người tử tế rồi, những người khác có trách nhiệm thì bàng quang thế sự; chỉ khổ thân bác Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đương nhiệm trọng trách trên vai, phải chi từ đầu người ta nghe lời can gián của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đâu nên nỗi. Dẫu biết rằng lịch sử không chỉ được viết trên trang sách, nó còn có sức sống mãnh liệt hơn qua câu chuyện truyền miệng của người đời, thôi thì những gì mắt thấy tai nghe, dân biết cả đấy, lo gì!

HINH 1HINH 2HINH 3HINH 4

NGƯỜI CHA TRÊN TRỜI VÀ TRÊN ĐỜI TÔI

NGƯỜI CHA TRÊN TRỜI VÀ TRÊN ĐỜI TÔI

Tuyết Mai

Là đấng hiển linh, hiển trị, quyền uy, vô cùng yêu thương gia đình chúng tôi và luôn ngự ở trong trái tim tôi là người Cha duy nhất mà tôi biết đến, mà tôi có.   Nhưng tôi không buồn vì đã không có cha đẻ trong cuộc đời dù ông ấy đã từ chối hay không muốn nhận một đứa trẻ ngoài giá thú.   Tôi và đứa em gái chết non (chưa được 1 tuổi) của tôi là do những cuộc chơi không có tính toán của ông.

Nên cứ mỗi năm đến ngày lễ Father’s Day thì tôi rất dửng dưng mà quay tất cả sự yêu thương dồn cho người chồng thủy chung của tôi.   Yêu lắm nên đã chuẩn bị sẵn sàng, nhắn gởi các con làm gì thì làm, bận gì thì bận đến ngày lễ Father’s Day là phải có mặt tại nhà để chung vui và để tỏ lòng hiếu thảo với người cha hiền mà suốt đời chỉ chăm lo cho chúng từng li từng tí một cho đến mãi ngày hôm nay.

Phải nói gia đình chúng tôi thì luôn nghèo nhưng Thiên Chúa nhân lành đã ban cho gia đình chúng tôi luôn có được hạnh phúc, luôn có nhau.   Vì ngày nào trong gia đình chúng tôi cũng giống như là những ngày lễ chớ không như nhiều gia đình khác là phải đến đúng ngày lễ cha, lễ mẹ thì mới gắng gượng mà bắt chúng đến để chung vui.   Phải gào thét hết đứa này đến đứa nọ, hoặc năn nỉ bởi chúng lấy đủ lý do bận việc mà không đến được … Có không?.

Phải thật nói rằng bố của chúng là ông xã tôi yêu con cái hết mình, trong khả năng của ông.   Vì từng đứa con có mặt trên đời là đều có sự chuẩn bị kỹ càng của ông.   Từng đứa con chào đời là được ông làm cho cuốn sổ nhật ký riêng từ khi sinh ra cho đến khi chúng được 1 năm tuổi.

Trong cuốn sổ đó ông có ghi rõ từng chi tiết một là một ngày uống được bao nhiêu sữa mẹ bao nhiêu sữa ngoài, bao nhiêu nước, xài tốn bao nhiêu tã?.   Khi bị nóng sốt (hoặc khi mọc răng) thì ngày uống bao nhiêu thuốc, chần nước lạnh bao nhiêu lần, đêm đến thì sờ người sờ trán và nhắc tôi cho chúng uống thuốc đủ chưa? v.v… Tuy dù tôi là mẹ ở nhà chăm chúng 24/24 nhưng vẫn thường bị ông la trách vì nghĩ tôi không lo cho chúng cận kẽ như ông muốn.

Ấy, sanh con cái ra đời thì người cha người mẹ phải có trách nhiệm và bổn phận trên chúng chớ chúng có phải là cỏ cây đâu mà bảo rằng Trời sanh voi sanh cỏ?.   Con chó chúng ta chăm nuôi mà lớn lên chúng còn sống trung thành với chủ thì huống gì con cái chúng ta nỡ nào bỏ bê không yêu thương, không chăm sóc có phải?.

Đối với các con cái thì quan trọng hơn cả là khi chúng còn rất nhỏ nhưng đã học được và nhận được tất cả những gì cha mẹ chúng cho, nói và làm trên chúng.   Cần nhất là phải cho chúng tình thương và sự quan tâm trực tiếp như tỏ lộ tình yêu rõ rệt của cha mẹ qua cái ôm hôn, lời nói khen thưởng khi chúng làm điều gì đúng, điều gì hay … Thì chúng sau này sẽ học biết mà trả hiếu lại cho cha mẹ bằng tình thương đong đầy.

Còn nếu cha mẹ nào chọn yêu thương con cái mình bằng cách cho chúng đủ mọi thứ trên đời mà mua bằng tiền bạc thì sau này chúng lớn lên khi cha mẹ già đi thì chúng cũng sẽ học biết cách y như thế để trả hiếu cho cha mẹ bằng cách chúng cũng mua lại cho cha mẹ đủ mọi thứ trên đời bằng tiền bạc, trừ tình yêu thương.

Thưa vì chúng học sao thì chúng biết vậy và làm y như vậy.   Cũng bởi thế mà sau này những thế hệ tiếp nối cũng sẽ học theo và bắt chước y chang như vậy mà thôi.   Bởi ai trên trần gian này cũng học biết rằng tất cả người giầu có đều có tiền mua được tất cả ngoại trừ TÌNH YÊU.

Nhân ngày lễ Father’s Day thân chúc tất cả các người cha trong gia đình được hạnh phúc tràn trề, cùng những lời chúc thật cảm động của các con dành cho mình tận đáy lòng, quây quần bên nhau trong thức ăn được tự nấu nhưng vui thật là vui.   Cùng các người cha có con cái thành công trên đời chúng mời ra nhà hàng ăn thật sang trọng để trả hiếu, có cơ hội nhận được những phong bì với số tiền lớn được giấu  bên trong với những lời cảm ơn thật cảm động, thật chân tình.   Kể cả những người cha, người bõ đỡ đầu và các cha linh mục rất thân thương của chúng ta.

Chúc cho những người cha của chúng trẻ hiện đang cố gắng chu toàn trách nhiệm và bổn phận.   Có công gieo hạt, vun xới và có công trồng trọt thì chẳng bao lâu những người bố này sẽ được gặt hái những gì mình gieo.   Là có được những người con lớn khôn sau này chúng sẽ trả hiếu cho bố chúng bằng tất cả sự yêu thương vì bố đã hy sinh cho chúng rất nhiều và cho chúng có mặt trên đời.   Chẳng những chỉ giáo dục cho chúng trở nên con cái tốt lành của Thiên Chúa mà còn làm gương sống tốt cho chúng thế hệ tương lai tất cả sẽ là thành phần hữu ích cho gia đình và cho xã hội.

Nhưng trên hết tất cả chúng ta đều không quên Đấng duy nhất toàn năng, hằng hữu đã tác tạo ra Trời và Đất.   Đã tác tạo nên con người cùng thú vật và mọi sinh linh có mặt trên Trái ĐẤt này cùng muôn hành tinh trên trời cao … Người là Thiên Chúa và là Người Cha rất dấu ái của toàn thể nhân loại chúng ta.

Chúng con luôn cảm tạ tri ân Chúa Trời.

Chúng con luôn cần được Người xót thương,

Gìn giữ, yêu thương và cứu rỗi tất cả linh hồn chúng con.   Amen.

HAPPY FATHER’S DAY!!!.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

17 tháng 6, 2016

“Ngày đẹp nhất đời tôi,” Ba anh em cùng làm linh mục

 “Ngày đẹp nhất đời tôi,” Ba anh em cùng làm linh mục

BA LINH MUC
Ba anh em ruột được cùng nhau trên bàn thánh, kể từ ngày 04-6, khi người em út nhà Strand được chịu chức linh mục.

Linh mục tân chức Vincent Strand cho biết ‘Sự kiện này thật là rất phấn khích mà rất đỗi bình an.’

Cha đã theo bước hai người anh của mình.

Linh mục Jacob Strand, anh kế, thì cho biết, ‘Mọi người luôn luôn ngạc nhiên khi biết chuyện. Rất hiếm có cả ba anh em đều được chịu chức linh mục.’

Cha Jacob đã chịu chức từ bốn năm trước.

‘Tôi rất phấn khích cho em mình. Tôi nhớ ngày mình được chịu chức, một ký ức thật đẹp. Đây thật sự là một ngày đẹp nhất trong đời mình.’

Người anh cả, linh mục Luke Strand, đã được chịu chức cách đây bảy năm.

‘Tôi ngạc nhiên mỗi ngày khi Chúa cho tôi ơn trọng là được làm linh mục, nên khi các em của tôi cũng theo ơn gọi bàn thánh, và cũng tìm được niềm vui ở đó, thì lòng tôi quá sức vui mừng.’

Dù cho ba anh em cùng theo đường ơn gọi, nhưng mỗi người có con đường và thời điểm khác nhau.

Cha Vincent cho biết, ‘Nếu phải chỉ ra một địa điểm nảy sinh trong tôi cảm nhận ơn gọi làm linh mục và tu sỹ dòng Tên, thì đó chính là nơi này. Nhà nguyện thánh Joan thành Arc ở Đại học Marquette. Tôi từng ở đây khi còn là sinh viên thạc sỹ ở Marquette, dự định sẽ kết hôn, có gia đình, và làm bác sỹ.’

Nhưng rồi, cha cảm nhận một sức lôi kéo đến một cuộc sống khác.

‘Thật là một niềm vui vô cùng, nhưng cũng là sự tự do mà tôi chưa từng được cảm nghiệm trước đó.’

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Tấm lòng vàng của những “Nguyễn Thị Năm”

Tấm lòng vàng của những “Nguyễn Thị Năm”

Phạm Đoan Trang

Có những ý kiến bi quan cho rằng người Việt Nam là một dân tộc không xứng đáng được dân chủ, bởi vì “tự do đâu cho một bầy súc vật” (thơ Pushkin).

Sau mỗi cuộc biểu tình, cũng có rất nhiều người buồn, nản, tủi thân, vì một số lý do chung: sự tàn ác và đểu cáng của an ninh, dân phòng, khiến anh em bỏ chạy tán loạn và quá nhanh khi mới chớm có mùi trấn áp. Nhưng có lẽ, trên tất cả, người ta buồn vì thấy số “quần chúng” vô cảm quá đông, sự vô cảm lan tràn trong xã hội, khiến phong trào dân chủ vốn đã yếu lại càng yếu và bị cô lập khỏi xã hội; những nhà hoạt động dân chủ chỉ như một thiểu số cô đơn.

Có thể tôi ngây thơ, nhưng tôi không buồn cũng không nản. Bởi vì tôi tin vào hai điều: 1. Mọi sự thay đổi lớn trong xã hội đều bắt đầu từ một thiểu số, cái thiểu số ấy ban đầu tất nhiên rất cô độc, cô đơn. 2. Người tốt ở Việt Nam chưa bao giờ hết cả, mặc dù rất hiếm. Suy cho cùng, xã hội của chúng ta tồn tại được cho đến ngày nay là nhờ sự lương thiện của một thiểu số vẫn là nền tảng.

Và tôi khẳng định, phong trào dân chủ ở Việt Nam hiện nay tồn tại được, bất chấp những yếu kém tự thân của nó và đàn áp của công an, là nhờ sự giúp đỡ thầm lặng của hàng trăm, hàng nghìn người – những người mà tôi gọi đùa là “Nguyễn Thị Năm” của các nhà dân chủ.

Nhưng chắc chắn họ sẽ không bao giờ phải chịu số phận bi thảm của Nguyễn Thị Năm, vì thể chế tương lai của Việt Nam không thể là một thể chế phi nhân như cộng sản.

Nó không như cộng sản, do đó sẽ không có chuyện “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”; nói cách khác, sẽ không có chuyện chính quyền trích ngân sách nhà nước ra để “tri ân các chiến sĩ dân chủ”. Sẽ chẳng có chuyện “cộng điểm thi đại học” cho các con ông cháu cha của các nhà dân chủ, chẳng có chuyện tặng nhà, hiến đất, hay dành bất kỳ sự ưu tiên nào cho họ.

Nó không như cộng sản, do đó nó sẽ không trả thù, không bức hại, không cải tạo an ninh, dư luận viên và những người ủng hộ chế độ cũ, thậm chí không bắt họ phải viết kiểm điểm kiểm thảo.

Nhưng nó không như cộng sản, do đó nó sẽ không tàn sát ai và sẽ không để xảy ra một thảm kịch Nguyễn Thị Năm nào nữa.

Riêng cá nhân tôi thì sẽ nhớ ơn những tấm lòng vàng như thế mãi mãi.

* * *

Tôi nhớ người đã đưa chúng tôi vào công trường xây dựng trong một đêm mưa vào tháng 4/2015, để trốn sự truy tìm và canh gác của công an, mai còn đi tuần hành cây xanh. Người đó, trước đó chỉ biết chúng tôi sơ sơ qua mạng, nhưng anh đã giao cả xe máy cho chúng tôi, thậm chí mời cả lũ một bữa ăn tối rất ngon, trong những ngày ngột ngạt.

Tôi nhớ người nhân viên thầm lặng ở một đại sứ quán nọ. Khi đó tôi đang phải phiên dịch cho thân nhân của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, trong tình trạng cả đêm trước không ngủ. Dịch tiếng Anh pháp lý rất khó, nhất là hệ thống pháp luật Việt Nam và phương Tây lại có nhiều khác biệt. Khi tôi gần như gục xuống vì quá mệt, tôi nhớ người nhân viên ấy đã nói nhỏ chỉ vừa đủ cho tôi nghe: “Để mình giúp”. Và đó đã là một cuộc chạy tiếp sức, khi người này muốn ngã xuống thì người kia bước tới. (Chắc những nhà hoạt động ít ai hiểu rằng nhân viên Việt Nam ở tất cả các đại sứ quán phương Tây đều chịu một sức ép đáng kể từ phía an ninh, nên chỉ như vậy thôi đã là một sự dũng cảm lớn).

Tôi nhớ những trí thức người Việt ở nước ngoài, đầu tóc bạc trắng mà hơn nửa đời vẫn mãi nghĩ về quê hương. Nhớ những người Việt ngày ngày đi làm nơi công sở, nhà hàng bên Cali, tối về vào facebook đọc tin Việt Nam và buồn bã, bất lực, thương xót dân trong nước. Họ gửi tiền về ủng hộ người trong nước nhiều tới mức tôi tưởng như họ đi làm, ngoài để trang trải những chi phí căn bản ra thì còn lại thu nhập là để nuôi “anh chị em ở quê nhà”.

Tôi nhớ những đồng nghiệp báo chí đã len lén đi theo tôi (và công an) trong một lần tôi “được” công an mời cafe, năm 2012, lý do là vì “anh em sợ ‘chúng nó’ đưa Trang đi mà không ai biết, nên anh em đứng ngoài tìm cách chụp ảnh, ghi lại”.

Tôi nhớ những buổi làm việc với công an xong, khi tôi bật máy điện thoại, thấy hàng chục cuộc gọi nhỡ của đồng nghiệp.

Tôi nhớ người bác sĩ đã mổ vết thương cho tôi, cũng như nhớ những người bạn trên mạng đã đến thăm tôi, dúi phong bì vào tay tôi mà nước mắt rân rấn.

Và hôm nay tôi viết những dòng này không phải là ngẫu nhiên. Tôi viết bởi vì tôi cũng đang rân rấn nước mắt, khi biết tin một vị bác sĩ – cũng là một “Nguyễn Thị Năm” của phong trào dân chủ – đã mắc bệnh hiểm nghèo.

Từ cách đây cả chục năm, khi còn chưa ai dám… chữa bệnh cho “phản động”, thì ông đã chữa miễn phí cho hàng chục người. Ông giúp tất cả, mà không một lời kể công.

Ông có nói với tôi rằng ông không sợ chết – thì có bác sĩ nào sợ chết? Nhưng ông muốn sống, bởi vì ông thấy mình cần phải sống qua ba chế độ: Việt Nam cộng hòa, Việt Nam cộng sản, và một thể chế nào đó sau này, nếu được là “sự tận cùng của lịch sử”, tức nền dân chủ, thì tuyệt vời.

Vì những con người đó, mà tôi thấy cuộc đời này đáng sống biết bao, và Việt Nam phải thay đổi.

Nguồn: FB Phạm Đoan Trang

QUÊ HƯƠNG

Trong phút giây nào đó của cuộc đời ở hải ngoại, không biết người ta có bao giờ một lần nhớ quê hương.

QUÊ HƯƠNG
Quê hương mình đẹp quá anh biết không?
Có lục bình hoa tím ngắt dòng sông
Có lũy tre làng hàng dừa xanh bát ngát
Có hương thơm mùi lúa mới trổ bông.
*-*-*
Quê hương mình anh có còn nhớ không?
Tiếng mẹ hát ru trẻ thơ bên võng
Giữa trưa hè oi bức nắng tháng năm
Giọt mồ hôi lẫn nước mắt thành dòng.
*-*-*
Quê hương mình anh ơi có nhớ không?
Tháng sáu trời mưa đường biến thành sông
Chiều tan sở cha dắt xe dẫn bộ
Đôi vai gầy chỉ trùm tấm ni- lông
*-*-*
Quê hương mình anh hứa sẽ về thăm?
Có cô gái làng bên vẫn âm thầm
Đêm đêm thao thức chờ bên song cửa
Bóng người đi ngày ấy đã biệt tăm.
*-*-*
Quê hương mình đẹp quá phải không anh?
Có con sông nước vẫn chảy trong xanh
Có cô lái neo đò trên bến đợi
Muốn qua sông nhưng sao dạ chẳng đành…
Cỏ Tím 17/6/2016

QUE HUONG

VIỆT NAM: CHƯA BAO GIỜ NHƯ LÚC NÀY!

VIỆT NAM: CHƯA BAO GIỜ NHƯ LÚC NÀY!

Lâu nay, đối với các hành động xâm chiếm biển đảo trên Trường Sa và Hoàng Sa; những lần lén lút dời cột mốc ở biên giới phía Bắc nước ta của Trung Cộng, tôi thực tình ít quan tâm và không mấy xúc động. Tất nhiên tôi đồng ý rằng những hành động xâm lấn này làm tổn thất lớn cho quyền lợi quốc gia Việt Nam; xét về lâu dài, chính là tổn hại đến lợi ích cụ thể về tài nguyên và địa chính trị cho nhiều thế hệ người Việt Nam.

Chỉ vậy thôi, tôi thường cố tránh cho mình sự lún sâu vào tinh thần cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhìn nhận các sự kiện này, với tư cách là một người bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền không có biên giới, kể cả cái biên giới dân tộc mà chủ nghĩa quốc gia dân tộc cố tình dựng nên.

Thế nhưng đối với mạng sống của con người thì tôi có thái độ đặc biệt khác. Tôi thực sự phẫn nộ đến độ muốn cái chính quyền hèn nhát, bẩn thỉu này ngay lập tức sụp đổ để dân tôi không phải chết trên chính vùng biển cha ông họ bao đời nay vẫn đánh bắt cá. Chưa bao giờ sinh mệnh ngư dân Việt Nam lại thê thảm như trong chế độ độc tài cộng sản này.

Đối với tôi, ngàn mét đất ngoài đảo hay vùng biên giới dù quý đến đâu cũng không bằng một mạng người. Đất, đảo, biển có thể lấy lại một ngày nào đó khi Việt Nam có một chính quyền dân chủ, có một vị thế đáng nể trọng trên trường quốc tế. Còn mạng sống của ngư dân và những nỗi đau để lại cho gia đình họ là thứ không thể lấy lại được. Nhân phẩm và tự do của con người đã bị tổn thương sẽ khó bù đắp.

Bởi vậy, hơn bảy mươi ngày trước đây, khi sự cố Formosa xảy ra, tôi bàng hoàng và thấy mọi thứ như sụp đổ trước mắt. Có thể cơn trầm cảm thai kỳ khiến cảm xúc của tôi về sự cố chết người này thêm trầm trọng. Nhưng có thể nói rằng, chưa bao giờ có sự kiện nào xảy ra cho Việt Nam mà tôi từng chứng kiến khiến tôi hoang mang và đau đớn như thế.

Tôi lên tiếng cho dân chủ và đấu tranh cho nhân quyền là vì lẽ gì, nếu không phải là hy vọng một Việt Nam tốt đẹp hơn, đáng sống hơn cho con cháu mình? Tôi có thể chạy trốn sang một quốc gia khác để tìm cuộc sống tốt đẹp, đó không nhất thiết là Úc, Anh, Hoa Kỳ…ngay cả Thái Lan, Cambodia, Miến Điện bây giờ còn đáng sống hơn Việt Nam cả chục lần. Nhưng có hạnh phúc nào hơn cho người Việt Nam là được sống sung túc và tự do trên chính mảnh đất mình sinh ra?

Tôi ước ao xây dựng một gia đình hạnh phúc ở ngay trên xứ sở mà chúng tôi bị đàn áp mấy chục năm nay. Để chứng minh cho điều gì? Để chứng minh: những ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu rỗi. Tôi tin con cháu mình sẽ được nhìn thấy một Việt Nam tự do. Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ quá lớn mà một sự thay đổi chậm trễ có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn, thậm chí là diệt vọng. Nhưng chính lòng tự tôn, danh dự và niềm hy vọng giữ cho tôi luôn đứng thẳng trước cường quyền, giữ cho ngọn lửa hy vọng vẫn cháy trong tôi.

Thế rồi, thảm hoạ biển chết xảy ra khắp các tỉnh vùng Bắc và Trung Trung Bộ khiến cá chết ngập các bãi biển, nghề biển phá sản, du lịch đình đốn, chưa có con số chính xác về con số người chết và ngộ độc do ăn cá nhiễm độc. Chính quyền Việt Nam vẫn né tránh câu trả lời nghiêm túc bằng những lời lẽ ngu xuẩn nhất, từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc, lừa phỉnh dân chúng tiếp tục ăn hải sản có độc tố chết người…

Trong ba mươi năm cuộc đời mình, tôi chưa từng thấy sợ hãi như thế. Cái chết đang lù lù tiến đến. Nhưng không giống với súng đạn, chúng ta có thể nghe tiếng nổ và nhìn khói lửa mà chạy. Đằng này, chúng ta không biết được chúng ta ăn phải cái gì, di truyền lại cho con cháu những đoạn DNA khuyết tật nào và khi nào chúng ta sẽ chết vì ung thư và con cháu nhiều thế hệ sau sẽ bị thiểu năng trí tuệ hay mang những mầm mống bệnh tật khác . Cái chết bay lơ lửng trên đầu hàng chục triệu người và theo gót chúng ta, nó tiến về tương lai mà không gì ngăn cản được.

Trời đất ơi! Đó chính là cái chết, thưa các bạn, không phải chỉ là vài cơn nôn ói khiến chúng ta phải nhập viện đâu, mà là biến đổi gen cho chính chúng ta và truyền khuyết tật lại cho con cháu chúng ta. Các bạn có thể hờ hững: vậy thì không ăn cá nữa là được. Ừ, thì không ăn hải sản nữa, nhưng làm sao nhịn ăn muối , mắm và nhiều chế phẩm có muối khác? Và ai biết số cá chết đó đã đi đâu, ai biết muối chúng ta mua được mang từ đâu tới, với cái kiểu quản lý thực phẩm đểu cáng như hiện nay ở Việt Nam?

Ừ thì rừng vàng biển bạc chẳng còn, chúng ta im lặng. Hạn hán, lũ lụt do chính quyền cộng sản và thân tộc đốn phá rừng làm giàu; bùn đỏ bauxite tàn phá đất trồng và khu dân cư, chúng ta im lặng. Nhưng đến từng hạt muối thấm vào huyết quản hằng ngày mà còn chứa đầy kim loại nặng thì chúng ta còn sống nổi nữa không? Chúng ta hèn nhát vì sợ nhà tù cộng sản. Nhưng sao chúng ta lại không sợ cái chết ung thư đang lù lù tiến đến trong từng bữa ăn?

Những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền dấn thân, ngồi tù, thậm chí đã mất mạng vì niềm hy vọng một Việt Nam tốt đẹp hơn. Nhưng Việt Nam có thể nào tốt đẹp được, Việt Nam còn có tương lai gì với những đứa trẻ dị tật, thiểu năng từ trong bụng mẹ?! Đau đớn quá thể! Tôi đánh mất cả sự tỉnh táo và nhiều lần nói sảng khi nghĩ đến viễn cảnh đó. Hai tháng rồi, tôi mới đủ tỉnh táo để viết những dòng này.

Không kinh hoàng sao được, khi bữa ăn cho sinh viên, cho thế hệ rường cột nước nhà trong tương lai lại có cá mang giòi? Ai dám chắc cá đó không phải là cá chết vì độc tố được vớt lên ngoài biển chết? Các bữa ăn của trẻ con trong các nhà trẻ và trường học nội trú thì sao? Cá nhiễm độc sẽ chỉ lòng vòng trong các bữa ăn của dân nghèo Việt Nam thôi. Rồi sau đó nó sẽ lòng vòng trong nhiễm sắc thế dân Việt Nam đến trăm năm sau. Lúc đó ai dám tự hào: dân Việt “thông minh”, khi ngay cả lành lặn bình thường còn chưa được? Có những nỗi đau nếu chúng ta không phẫn nộ thì chúng ta không còn là con người đúng nghĩa, thưa các bạn.

Một điều nữa khiến tôi đau đớn: thảm hoạ môi trường này sẽ đẩy những ưu tiên nhân quyền (ưu tiên hoạt động của tôi bao lâu nay) thành thứ yếu. Ai còn quan tâm đến những tù nhân bị ngược đãi trong tù, những phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, những cộng đồng tôn giáo thiểu số ở vùng sâu vùng xa bị trấn áp… Khi mạng sống chúng ta bị đe doạ, khi bệnh tật dày vò cuộc sống hằng ngày của gia đình chúng ta, khi chúng ta bị đói ăn, khi chúng ta khổ sở chạy ăn từng bữa vì nguồn thực phẩm và thu nhập từ biển bị huỷ hoại hoàn toàn…thì các quyền tự do chính trị và dân sự, xã hội dân sự, chế độ pháp trị, nền dân chủ sẽ trở thành những điều xả xỉ nực cười. Người dân Việt Nam, đặc biệt là dân nghèo và ở nông thôn vốn đã thờ ơ với các giá trị và định chế nói trên, nay họ càng lãnh cảm với tự do và nhân quyền. Có thể nói không ngoa, thảm hoạ môi trường Vũng Áng và các sự cố môi trường diễn ra trên khắp cả nước đã đẩy Việt Nam trở về thời trung cổ, về mặt nhận thức. Nên nhớ, không bắt đầu từ nhận thức, không sự thay đổi nào diễn ra cả.

Trung cộng không cần một viên đạn đã nắm gọn Việt Nam trong tay, từ đầu não chính trị, kinh tế, biển đảo…bây giờ là vấn đề môi sinh. Không khó nhận ra, đây chính là nỗ lực níu giữ không cho Việt Nam tiến về thế giới dân chủ tự do, bởi họ không muốn một Việt Nam dân chủ sát nách mình. Lưu ý rằng, với một chính quyền độc tài sắc máu ở trung ương, các tập đoàn và công ty đa quốc gia của Trung cộng đồng thời cũng nhận lãnh nhiệm vụ tình báo và vai trò chính trị được đảng Cộng sản Trung Quốc giao phó.

Về phần người dân Việt Nam, lên tiếng hay là chết? Chúng ta đã chịu đựng quá lâu và quá đủ rồi. Có thể các bạn chưa hiểu dân chủ, minh bạch, nhân quyền, pháp trị…là gì. Nhưng nói ngắn lại, dân chủ, minh bạch, nhân quyền, pháp trị…chính là việc chính quyền phải trả lời chính xác về nguyên nhân và hậu quả của các thảm hoạ mà đất nước phải đối mặt, phải nghiêm túc khắc phục hậu quả, mạng sống của người dân phải được bảo vệ, sinh kế của người dân phải được ưu tiên, tiền cứu trợ nạn nhân không vào tay quan chức chính quyền, lãnh đạo nhà nước không dùng lời lẽ ngu xuẩn để lừa gạt người dân, việc kiểm soát thực phẩm độc hại được tuân thủ…

Đối diện với một tiền đồ đen tối cho cả đất nước, mỗi người dân đều có nhiệm vụ lên tiếng cho sự thay đổi theo cách của mình. Các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ quá ít ỏi so với dân số hơn chín mươi triệu dân Việt Nam. Chính chúng tôi đôi lúc cảm thấy cô đơn giữa rừng người im lặng. Chúng tôi vẫn biết rằng nhiều người yêu mến chúng tôi và không ưa gì cái chính quyền thối nát này. Nhưng cái sự yêu mến và không ưa đó không mang lại sự thay đổi thiết thực nào cho Việt Nam, cũng chính là cho tương lai con cháu chúng ta cả. Trách nhiệm cứu lấy Việt Nam thuộc về toàn dân Việt Nam, bằng những hành động cụ thể hơn. Hoặc chúng ta lên tiếng cho một sự thay đổi triệt để, hoặc chúng ta và con cháu mình sẽ chết từ từ dưới cái ách độc tài và nô lệ Trung cộng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình!

Huỳnh Thục Vy
Buôn Hô 17/6/2016

NUOC SACH

Dự đoán Trung Quốc sẽ tấn công, nếu phán quyết về các yêu sách biển Đông chống lại họ

Dự đoán Trung Quốc sẽ tấn công, nếu phán quyết về các yêu sách biển Đông chống lại họ

WSJ

Nguy cơ về tâm trạng nạn nhân của Trung Quốc

Tác giả: Andrew Browne

Dịch giả: Song Phan

14-6-2016

Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Nguồn: Financial Times

THƯỢNG HẢI – Trong những giờ phút chót chờ đợi phán quyết về các yêu sách bao trùm ở biển Đông của Trung Quốc, một Bắc Kinh ngày càng điên cuồng, tổ chức cuộc tấn công ngoại giao quanh ba lập luận cốt lõi: toà án do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn không có tư cách pháp lý để xử vụ án, nước Mỹ đã chủ mưu tất cả các rắc rối và Trung Quốc là nạn nhân.

Đặc biệt lưu ý đến lập luận cuối cùng trong số này. Nếu đúng như dự đoán, tòa trọng tài phán quyết chống lại Trung Quốc thì sẽ có một phản ứng dân tộc mạnh mẽ.

Nó sẽ được nâng cao bởi cảm giác sâu sắc Trung Quốc là nạn nhân—sự kết án mà phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, ra sức ngăn chặn sự trỗi dậy của họ và nô dịch dân tộc họ thêm một lần nữa. Niềm tin đó thường khuấy động cảm xúc bạo lực công chúng, chẳng hạn như lúc máy bay chiến đấu của Mỹ vô tình bị đánh bom nhầm tòa Đại sứ Trung Quốc tại Belgrade năm 1999. Lần này không thể loại trừ một phản ứng quân sự.

Washington đang có tín hiệu e ngại Trung Quốc có thể sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông, tương tự như điều mà họ đã lập ra trên biển Hoa Đông vào năm 2013. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nhìn về phán quyết sắp tới, cảnh báo rằng Washington sẽ xem xét một hành động như vậy là “khiêu khích và gây mất ổn định”. Máy bay chiến đấu Trung Quốc đã hai lần bay gần một cách nguy hiểm các chuyến bay giám sát của Mỹ trong những tuần gần đây, theo Lầu năm Góc.

Một vụ kiện có tính cột mốc sinh ra từ những cảm giác bị tổn thương của Philippines, họ đã tiến hành các thủ tục pháp lý ba năm trước đây sau khi hải quân Trung Quốc chiếm giữ thực tế một ngư trường giàu tôm cá ngoài khơi đảo chính Luzon, kết thúc với sự biểu hiện tâm trạng thương tổn của Trung Quốc.

“Trung Quốc là nạn nhân trong vấn đề biển Đông”, Duơng Yến Di (Yang Yanyi), đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu viết. Vụ kiện này là “một hành động xấu xa”, Từ Hoành (Xu Hong), tổng giám đốc Sở Điều ước và Luật pháp của Bộ Ngoại giao nói. Từ Bộ (Xu Bu), đại sứ Trung Quốc tại Hiệp hội các nuớc Đông Nam Á, cho rằng âm mưu đằng sau hậu trường là một nuớc Mỹ “độc tài và độc đoán” vốn “không thể chịu đựng được nuớc khác thách thức bá quyền toàn cầu của mình”.

Manila đã thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với một vùng biển rộng lớn—khoảng 80% biển Đông—bên trong “đường chín đoạn” chạy viền theo các nuớc ven biển, bao gồm hàng trăm đảo, đá, rạn san hô và bãi cát.

Tòa trọng tài không được yêu cầu để quyết định về chủ quyền mà chỉ về tình trạng pháp lý của đảo tranh chấp và các rạn đá; Bắc Kinh tranh cãi rằng hai vấn đề này là không thể tách rời và đã từ chối tham gia vào vụ trọng tài.

Để hậu thuẫn các yêu sách lãnh thổ, Trung Quốc đã tìm cách kiểm soát tuyến đuờng biển thương mại sầm uất nhất này của thế giới bằng cách xây các rạn đá nửa chìm, thành các đảo giả, có đặt đường băng dài có thể cho máy bay chiến đấu lớn nhất đáp xuống. Tuyến đường biển tràn ngập với các đội tàu bán quân sự của Trung Quốc. Tàu hải quân màu xám ẩn khuất ở phía sau. Các pháo tên lửa chỉ lên bầu trời; các trạm radar rà quét tới chân trời.

Các nuớc ven biển, dõi theo việc mở rộng này, đang đổ xô đi mua vũ khí và cầu xin Hoa Kỳ bảo vệ.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại mô tả chính mình không phải là kẻ săn mồi mà là con mồi.

Logic của họ như thế này: Những mỏm đá rải rác là của Trung Quốc “từ thời xa xưa”, do đó các trọng tài của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ở The Hague, không phải là việc của họ để thụ lý vấn đề; các nước như Philippines và Việt Nam, thèm muốn dầu dưới đáy biển, bắt đầu lấy từng chút và từng miếng lãnh thổ Trung Quốc trong các thập niên 1960 và 1970 và xây dựng trên đó, cũng giống như Trung Quốc đã làm; gần đây, Tổng thống Obama lại hậu thuẫn việc xâm lấn của họ với việc “chuyển trục” quân sự sang châu Á.

Các kể lể về việc bị hiếp đáp là trung tâm của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mà nhà sử học truy nguợc tới cuối thế kỷ 19, khi Trung Quốc bị lục quân và hải quân Nhật đánh thua. Trước đó, các quốc gia phương Tây cũng đã buộc Trung Quốc phải quỳ gối trong cuộc chiến tranh nha phiến. Nhưng bây giờ Trung Quốc gục ngã truớc một cuờng quốc châu Á nhỏ hơn. Đòn ác nghiệt đó đã làm cả nuớc bừng tỉnh.

Mặc dù có sức mạnh hiện đại, Trung Quốc không bao giờ tìm lại được đầy đủ lòng tự trọng của mình.

Mối hận quốc sỉ sâu đậm là điểm khởi đầu của “Giấc mơ Trung Quốc” của chủ tịch Tập Cận Bình, nó tưởng tượng ra sự hồi sinh vẻ vang về địa vị ưu việt truớc đây của đất nước này. Và ở biển Đông, nó đã tạo ra một hỗn hợp mâu thuẫn của sự phách lối vênh vang với sự phòng vệ khúm núm.

Các đốm lãnh thổ tranh chấp có thể không đáng kể, nhưng đó không phải là điểm chính. Đối với Trung Quốc, “mỗi tấc đất” quê hương là thiêng liêng, như các tuyên truyền viên của Đảng cộng sản luôn nhấn mạnh, và mỗi vụ ‘xâm phạm’ của các đối thủ là một lời nhắc nhở họ về “thế kỷ quốc sỉ”.

Trung Quốc lo sợ rằng, nếu Manila thắng vụ kiện ở The Hague, Hà Nội và Jakarta có thể bị cám dỗ để bắt chước khởi kiện. Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết của tòa, thậm chí chấp nhận nguy cơ tự gán chính mình là kẻ ngoài vòng pháp luật quốc tế và hy sinh thẩm quyền về đạo lý.

Chúng ta sắp bước vào một giai đoạn có khả năng nguy hiểm hơn của một cuộc tranh giành vùng biển lớn vốn đã trở thành đại diện cho một cuộc thi thố rộng lớn hơn giữa siêu cường Mỹ đã thành và một kẻ mới nổi ở châu Á muốn hơn thua.

Hãy coi chừng một Trung Quốc tự cảm thấy bị hiếp đáp; một cường quốc nhìn quay trở lại, phiền muộn, bực bội có khả năng tung đòn mang tính hủy diệt nhiều hơn một cuờng quốc tự tin về vị trí của mình trên thế giới.

Bravo Nghệ An.

Bravo Nghệ An.

Người dân Nghệ An đổ xô đi nghe giảng về thảm họa môi trường hiện nay ..vạch mặt âm mưu của Trung cộng ….

Hơn 50 ngàn người dân Nghệ An đã đến tập trung và nghe các linh mục,đức cha…. giảng về thảm hoạ môi trường hiện nay. Sau những chia sẻ sâu sắc về thảm hoạ môi trường và chỉ ra hiểm hoạ từ bọn Tàu gây nên.Nhắc nhở mỗi người dân cần có nhận thức đúng đắn về thảm hoạ môi trường đã xảy ra.

Trước sự hiện diện của hàng chục linh mục, và trên 5 vạn giáo dân và lương dân, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cai quản giáo phận Vinh đã có bài chia sẻ sâu sắc. Ngài dựa trên câu chuyện xung quanh bàn ăn để nói về thảm họa môi trường, về sự thê thảm của “mâm cơm” văn hóa, giáo dục, kinh tế… ở Việt Nam, và chỉ rõ ra nguyên nhân thảm họa môi trường là xuất phát từ Trung Cộng.

Mở đầu bài giảng Đức Cha Nguyễn Thái Hợp nói “Chúng ta đang sống trong thời khắc bi thảm, vì chưa bao giờ đất nước chúng ta trải qua một thảm họa môi trường biển như đã xảy ra cách đây hơn hai tháng.”

Ngài nêu lên đòi hỏi của người dân trước sự thờ ơ và vô cảm của nhà cầm quyềnvới bi kịch của đất nước: “…Hôm nay môi trường đó đã bị nhiễm độc và biển đang kêu lên từ hai tháng qua, nhưng vẫn không có được một giải đáp đâu là nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường, và ai là người đã gây ra thảm họa môi trường. Chúng ta phải tiếp tục can đảm yêu cầu nhà cầm quyền, những người có trách nhiệm với đất nước với đồng bào mình phải công bố nguyên nhân. Công bố càng sớm càng hay! Và yêu cầu ai là người đã gây tác hại cho môi trường biển phải đền bù cho ngư dân thỏa đáng.”

Ngài đã trích dẫn 4 câu thơ trong bài “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam:

“Đất nước mình buồn quá phải không anh

Biển bạc rừng xanh cánh đồng lúa biếc

Rừng đã hết và biển thì đang chết

Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…”

Ngài chia sẻ về thực trạng của người dân Miền Trung qua những chuyến đi, thao thức cho thân phận và cuộc sống của ngư dân. Hệ lụy của tình trạng ô nhiễm môi trường đã khiến cho cuộc sống của người dân điêu đứng.

Một cách đầy thi vị và thực tế Đức Cha Hợp đã minh chứng điều đó qua “mâm cơm” của người dân bây giờ. Ngài nói: “bàn ăn của người Việt Nam hôm nay đầy nghi nan. Những món ăn ta nhìn trước mặt đầy nghi vấn, có hóa chất hay không, có yếu tố Trung Quốc hay không?”

Diễn giải thêm về sự tai hại khi quá lệ thuộc Trung Cộng, và thiếu tỉnh táo từ chính quyền, ngài nói: “…Những hàng rẻ đến từ Trung Quốc đang là nguyên nhân thảm họa thực phẩm bẩn, thảm họa môi trường. Ngay cả mua đồ chơi cho trẻ em với hàng rẻ của Trung Quốc. Vô hình trung, chúng ta gây tác hại cho con em chúng ta sau này do những hóa chất của chúng…”

Cần nói thêm, cũng tại Linh địa Trại Gáo vào tối ngày áp lễ 12.06, chương trình diễn nguyện mừng lễ Thánh Antôn với chủ đề “Thập tự đồi cao” đã được tổ chức với sự tham dự của các ca sĩ nổi tiếng: Phan Đình Tùng, Bảo Thy, Siu Black, Nguyễn Hồng Ân, linh mục nhạc sĩ Xuân Đường CSsR, Lệ Thu, Lưu Bá Vĩnh, Đức Thiện, bé Nhật Tiến, Ca đoàn Cecilia giáo xứ Mỹ Yên, Vạn Phần, Cửa Lò… Đêm diễn nguyện là một bữa tiệc với những tiết mục độc đáo và đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Những dịp đại lễ và tập trung đông đảo thế này luôn là một nỗi sợ hãi cho nhà cầm quyền, nên họ đã gia tăng lực lượng để theo dõi cách sát sao các diễn biến sự việc.

Trại Gáo có lịch sử trên 100 năm, là nơi kính thánh Antôn, một vị được Đạo Công Giáo tôn phong như vị thánh tiến sĩ vì những nhân đức cao cả và lòng thương xót tới mọi người. Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên, là nơi công an CSVN từng bố ráp và đánh đập thô bạo giáo dân vì những đòi hỏi vô lý từ phía nhà cầm quyền.

Cùng sự nhiệt thành của người dân xứ Nghệ, bài giảng của Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp trước hơn 50 ngàn người đã tác động lớn đến nhận thức của quảng đại quần chúng về hiện trạng đất nước.

Fb Maui Tran
Khanh Lam Nguyen

NGHE AN

 

 

 

 

 

NGHE AN 2

 

 

 

 

 

 

DC NGUYEN THAI HOP

Hà Nội: Một bác sỹ tẩm xăng tự thiêu tại nhà riêng

Hà Nội: Một bác sỹ tẩm xăng tự thiêu tại nhà riêng

Mặc dù được gia đình đưa đi cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, nhưng nạn nhận đã tử vong do vết bỏng quá nặng.

Chiều 13/6, tại một căn nhà thuộc khu 7, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội xảy ra một vụ tẩm xăng tự thiêu khiến người dân địa phương xôn xao.

Trao đổi với phóng viên sáng ngày 15/6 , ông Bùi Hữu Quất, Trưởng Công an thị trấn Trạm Trôi xác nhận có vụ việc tự thiêu xảy ra trên địa bàn vào cho biết nạn nhân anh Phan Thanh H (SN 1973) hiện đang là bác sỹ công tác tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng.

Theo ông Quất, vụ việc xảy ra vào khoảng 16h30 phút chiều 13/6. Do buồn chán chuyện gia đình, anh H đã mua xăng về nhà rồi đổ xăng lên người tự thiêu. Sau đó nạn nhân được gia đình đưa đi cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Đông, Hà Nội) nhưng không qua khỏi.

Vị Trưởng Công an thị trấn cho biết thêm, anh H đã có vợ và hai người con nhưng thời gian gần đây giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nên người vợ đã bỏ nhà đi.

Sau khi sự việc xảy ra, gia đình nạn nhân từ chối không khám nghiệm tử thi và đã tổ chức mai táng cho nạn nhân theo phong tục địa phương.

Theo Công lý

Hòn Ðá Ném Ði

Hòn Ðá Ném Ði

Văn hào Nga Leon Tonstoi (1828-1910) có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:

     Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí.  Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có.  Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.  Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: “Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi”.

     Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy.  Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

       Năm tháng qua đi.  Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật.

Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục.  Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục.  Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông.  Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm.  Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông.  Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: “Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta”.

Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất mà Kitô Giáo đã cống hiến cho con người.

Trao ban tiền của, trao ban thì giờ, trao ban chính mạng sống mình là điều xem ra dễ làm hơn trao ban lòng tha thứ.

Tha thứ là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha thứ là yêu thương chính kẻ thù của mình.  Của lễ hy sinh trên thập giá của Chúa Giêsu đã nên trọn khi Ngài thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm”.

Tha thứ là của lễ đẹp lòng Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên Chúa hơn cả.  Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là Thiên Chúa tha thứ và tha thứ không ngừng. Và chỉ có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy mới có thể đòi hỏi con người phải tha thứ không ngừng…

Tha thứ là nét cao đẹp nhất của lòng người, bởi vì càng tha thứ, con người càng nên giống Thiên Chúa.

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

From: KittyThiênKim

Bác sĩ triệu phú khi sắp từ giả cuộc đời

Bác sĩ triệu phú khi sắp từ giả cuộc đời

Dù bạn bao nhiêu tuổi, dù bạn làm nghề gì cũng nên đọc bài này.

Đây là lời tâm sự của một bác sĩ Triệu phú ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn sẽ thay đổi khi đọc những dòng chữ này. Quỹ thời gian không còn là bao mà.

Bác sĩ Richard Teo Keng Siang, 40 tuổi, triệu phú ngành giải phẫu thẩm mỹ ở Singapore, phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi ở đỉnh cao nhất của tiền tài, danh vọng.

Từ nhỏ, bác sĩ Richard Teo luôn đứng đầu trường trong mọi môn học, từ khoa học đến thể thao. Khi vào ngành y, ông chọn giải phẫu thẩm mỹ vì lợi nhuận của nó vượt qua các ngành nghề khác. Ông trở thành một triệu phú chóng vánh.

Tháng 3/2011, bác sĩ Richard Teo được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Ông qua đời cuối năm 2012. Câu chuyện cảm động và những lời chia sẻ của ông trước khi mất vài ngày đã và đang được thanh niên khắp nơi theo dõi, lan truyền trên các trang mạng xã hội, được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Dưới đây là trích đoạn những tâm sự của bác sĩ Richard Teo về tiền tài, danh vọng, hưởng thụ… với sinh viên tại khóa Nha khoa D1 ở Singapore, tháng 11/2011, 8 tháng sau khi bị chẩn đoán ung thư:

“Tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới trung bình. Tôi học được từ mọi người xung quanh và môi trường sống rằng có thành công thì mới hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi luôn ganh đua ngay từ nhỏ.

Không chỉ học ở trường giỏi, tôi cần thành công trong mọi lĩnh vực, từ các hoạt động tập thể đến chạy đua. Tôi cần đoạt được cúp, phải được giải cao nhất. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, phẫu thuật mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi đã vào được và đạt học bổng nghiên cứu của ĐH quốc gia Singapore.

BAC SI TEO

Trong khi nghiên cứu, tôi có hai bằng phát minh, một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng tất cả thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi học hoàn tất, tôi thấy theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi quyết định bỏ ngành phẫu thuật mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.

Một người có thể không vui vẻ khi trả 20 USD cho một bác sĩ tổng quát nhưng không ngần ngại trả 10.000 USD để hút mỡ bụng, 15.000 USD sửa ngực… Do vậy, thay vì chữa bệnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp. Công việc làm ăn rất khấm khá. Bệnh nhân đến rất đông. Tôi mướn một, hai, ba rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thể nào là đủ vì tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu bành trướng sang thị trường Indonesia để làm phẫu thuật cho những người giàu ở đó. Họ phung phí tiền bạc một cách dễ dàng. Làm tiền ở đó quá dễ…

Tôi làm gì với mớ tiền dư thừa? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao? Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xe hơi. Thỉnh thoảng tôi dự đua xe ở Sepang, Malaysia. Tôi mua một chiếc Ferrari 430. Sau khi có xe, tôi mua nhà, khu nghỉ mát. Tôi nghĩ phải hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng và bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng Internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.

Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp. Đó là tôi của một năm trước đây. Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại mình hay vận động mạnh. Tôi đến Bệnh viện đa khoa Singapore và nhờ bạn học chụp cộng hưởng từ để xem có phải bị trật đốt sống hay không. Rồi tôi thực hiện PET scans và được phát hiện đang ở giai đoạn 4 của ung thư phổi. Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3-4 tháng tối đa. Tôi chán nản, tuyệt vọng.

Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa – tất cả những thứ tôi nghĩ mang hạnh phúc – khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari ngủ. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác. Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng tên là Jennifer. Khi chúng tôi đi bộ, nếu thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm thế, sao phải bẩn tay chỉ vì một con ốc sên? Sự thật là cô ta đã cảm được rằng con ốc có thể bị đạp nát chết nếu nằm đó. Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?

Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm nhưng tôi không có. Là một bác sĩ trực trong bệnh viện chuyên trị ung thư NUH (National University Hospital), tôi từng chứng kiến bao nhiêu người chết. Tôi đã thấy họ đau đớn và chịu sự tàn phá của cơ thể vì cơn đau. Tôi cũng đã chứng kiến bệnh nhân nhấn nút morphine tiêm vào máu từng giờ từng phút vì không chịu nổi sự đau đớn dày vò. Nhiều bệnh nhân phải dùng oxygene để thở hơi thở cuối cùng. Nhưng đó là công việc. Khi xong việc tôi chỉ muốn chạy ngay về nhà vì nghĩ là đã hoàn tất công việc hằng ngày.

Tôi thực sự không hiểu họ đau đớn như thế nào cho đến khi tôi là bệnh nhân. Nếu được làm lại từ đầu với cương vị một bác sĩ, tôi sẽ đổi khác. Vì tôi đã trải qua cơn đau đớn mà bệnh nhân vấp phải nên tôi rất hiểu họ chịu đựng sự dày vò của đau đớn như thế nào.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.

Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.

Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Tôi trở nên mê muội đến nỗi chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bệnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.

Nhiều khi chúng ta quên mất mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai ngoài chính mình. Điều đó đã xảy ra với tôi. Trong khi khám bệnh, đôi khi chúng ta khuyên bệnh nhân chữa trị bệnh không hẳn có, không rõ rệt và ngay cả khi không cần thiết.

Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.

Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, hạ thấp họ xuống để nâng mình lên. Điều đó đang xảy ra trong ngành y và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm mình. Tôi trả giá đắt cho bài học này. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.

Thứ hai là đa số chúng ta khi bắt đầu công việc đều chưa có “cảm giác” đối với bệnh nhân. Cho dù trong bệnh viện hay nhà thương tư cũng có vô số bệnh nhân để chữa trị. Tôi chỉ muốn bệnh nhân rời phòng làm việc của tôi càng sớm càng tốt. Đó là sự thật và trở thành một công việc bình thường hằng ngày.

Tôi đã thực sự hiểu bệnh nhân nghĩ về mình thế nào chăng? Thực ra là không. Nỗi lo sợ và lo âu của bệnh nhân và những thứ khác mà họ đã trải qua. Thực ra tôi cũng không biết đến khi tôi lâm trọng bệnh và đó là một sai lầm to nhất của hệ thống y khoa tân tiến. Chúng ta được huấn luyện để trở thành những chuyên gia y cũng như nha khoa nhưng chúng ta lại không hiểu bệnh nhân cảm nhận chúng ta như thế nào.

Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bệnh nhân.

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em. Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa. Cảm giác khủng khiếp. Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi.

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bệnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất… Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.

Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hãy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm đều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.

Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vậy. Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt. Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học…”.

*  *  *

Khi một bệnh nhân nhập viện,  bác sĩ luôn luôn thử những thử máu cơ bản là: CBC (Complete Blood Count), Electrolytes, và LFT’s (Liver Function Tests). CBC dùng để xem bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bị thiếu máu hay không. Electrolytes để xem cân bằng của các lượng muối khoáng như sodium, potassium, calcium, mangnessium, nồng độ đường trong máu và các chất chất liên hệ đến sự hữu hiệu của trái thận. Còn LFT’s để xem xét sức khoẻ của lá gan.

Nói về các thử máu để làm gì? Để hiểu là cơ thể của ta rất tinh khôn, tự điều chỉnh những gì chúng ta ăn hay uống vào, để giữ cho cơ thể luôn được…mát! Tất cả những gì đi qua bao tử đều được “rả đám” ra thành những phần tử nhỏ, những gì cần sẽ được hấp thụ và biến chế lại, còn những gì không cần sẽ bị thảy ra ngoài.

Bây giờ hãy bàn về thuốc bổ.

Thuốc bổ, vitamin, được dùng như những chất phụ cho các phản ứng sinh hoá của cơ thể và số lượng cần rất nhỏ. Vì là “phụ gia” cho nên chỉ một mình vitamin không thôi, sẽ không đủ làm cho chúng ta khoẻ! Có nghĩa là, thức ăn là chính, và vitamin chỉ là phụ.

Hầu hết những vitamin mà cơ thể cần hằng ngày đều có trong thực phẩm. Một người khoẻ mạnh trung bình có thể hấp thụ đủ những vitamin cần thiết, với điều kiện là ăn uống cân bằng, mà không nhất thiết là ăn sáng! Chỉ có những cụ già, những người bị bệnh kinh niên, bị ung thư hay AIDS, và phụ nữ mang thai mới cần thêm vitamin. Cho dù cần đi nữa, theo cơ quan FDA, mỗi ngày một viên đa sinh tố (multivitamin) là đủ.

Trong trường hợp bạn uống nhiều vitamin, cơ thể sẽ xem đó như là chất…độc và tìm cách thải ra nước tiểu. Không tin, bạn thử ngửi mùi nước tiểu, sau vài ngày uống vitamin sẽ thấy…thơm lừng…mùi thuốc bổ.

Một vài ví dụ điển hình về thuốc bổ mà nghiên cứu cho thấy uống nhiều chẳng có lợi gì cả.

Trước hết là calcium, “thuốc bổ xương”. Nghiên cứu cho thấy uống thuốc calcium nồng độ cao không làm cho xương cốt rắn chắc hơn. Đúng là trẻ em đang lớn sẽ cần calcium để tăng trưởng. Để cho calcium có thể nhập vào trong xương, cần có những tế bào xương hoạt động. Calcium nhập vào xương còn tuỳ thuộc vào các “hormone xương” khác nhau, kể cả hormone estrogen và testosterone. Khi chúng ta đã qua thời kỳ nhổ giò, những tế bào xương bắt đầu tàn lụi, hormone sút kém đi thì khả năng nhập calcium vào xương chỉ ở mức độ bảo trì, và cần rất ít.

Calcium cũng cần cho sự co thắt của bắp thịt và sự truyền tín hiệu của các dây thần kinh, ở mức độ thấp. Vì thế nồng độ calcium trong máu bao giờ cũng được bảo hoà. Cao hơn mức bình thường, bị thải ra nước tiểu, có khi nghẽn đường ống, sanh ra sạn thận. Đó là lý do tại sao, bác sĩ sẽ thử calcium khi có vấn đề như đã nói ở đầu bài. Lượng calcium tốt nhất ở trong sữa tươi, chứ không phải ở trong viên thuốc! Và, calcium nhập vào xương khi chúng ta…đi bộ!

Liên hệ đến calcium là vitamin D, thật ra là một loại hormone, giúp cho cơ thể hấp thụ calcium, chống bệnh còi xương. Chỉ cần uống một viên vitamin D là đủ cho cả tháng.

Ví dụ khác là so với ăn cá, uống dầu cá cũng không có lợi gì ráo. Những viên thuốc dầu cá không cung cấp đúng lượng omega-3 như quảng cáo so với ăn cá, ăn trái bơ, hay đậu phộng.

Hiệu ứng của nhiều thuốc vitamin khác cũng lần lượt được các nghiên cứu bác bỏ. Lý do là hầu hết các loại vitamin đóng chai chỉ là hoá chất được biến chế bằng các phản ứng hoá học. Cơ thể rất khôn, chỉ cho nhập những vitamin “tự nhiên” chứa trong thực phẫm mà thôi. Điều này làm cho một số công ty sản xuất vitamin tranh nhau cãi là thuốc của mình gần với tự nhiên hơn.

Không có gì gần với tự nhiên bằng chính…tự nhiên!.

Kế đến, hãy nói về thức ăn bổ.

Hằng ngày bạn nghe nhiều quảng cáo là thức ăn này hay thức ăn nọ bổ, khoẻ. Không có gì sai trái cả về những điều được nói, nhưng, có những điều chưa nói đến mà người tiêu thụ cần phải biết.

Một vài ví dụ điển hình nhé.

Ví dụ thứ nhất là nước cam tươi…đóng chai. Đã gọi là tươi tại sao lại đóng chai? Đúng, là nước cam được vắt từ cam tươi thu hoạch đầu mùa, tuy nhiên sau đó được chứa trong những thùng chưa containers có khi cả năm trước khi bán cho người tiêu thụ. Để tăng cường chất sợi fiber trong nước cam, người ta trộn…bột giấy vào trong đó. Ngoài ra, nồng độ đường trái cây fructose rất cao trong nước cam khi hàm lượng nước được cho bay hơi để làm cho ngọt hơn.

Trước khi nêu ví dụ kế tiếp, xin ôn lại kiến thức về…đường. Như đã nêu, một trong những thứ   khi nhập viện là lượng đường trong máu. Bạn có biết, tổng số lượng đường trong máu ở mức bão hoà chỉ vào khoảng một muỗng cà phê đường? Như vậy, khi ăn nhiều đường vào, cơ thể sẽ tìm cách cân bằng và giải quyết lượng đường thặng dư, đa phần là biến thành…mỡ. Đường trái cây fructose còn tệ hơn là đường mía glucose vì nó không tiêu được và phải chạy qua lá gan, nhọc nhằn để biến chế trước khi được tiêu thụ vào tế bào.

Ví dụ kế tiếp là sữa chua “da ua”, tức là yogurt. Đúng là sữa chua tốt cho cơ thể vì có chứa calcium và men sữa giúp tăng cường vi khuẩn tốt trong đường ruột. Tuy nhiên hầu hết sữa chua bán trong siêu thị đều được trộn đường hay trái cây khô cho…bớt chua. Một hủ yogurt có chứa 16 gram đường, trong khi đó cơ quan USDA khuyên mỗi ngày chúng ta chỉ cần có 12 gram đường (4 muỗng) mà thôi. Nên ăn sữa chua tự làm lấy, hay loại sữa chua Greek yogurt.

Liên hệ tới sữa chua là trái cây khô như nho khô chẳng hạn. Nho khô có nhiều trong các loại cereal, ăn sáng cho..bổ. Nho tươi, trái cây tươi trên nguyên tắc, ăn nhiều cũng không tốt vì có chứa đường fructose, nhưng bù lại ta có chất sợi fiber, vitamins, và…nước. Nồng độ đường trong trái cây khô cao hơn trái cây tươi gấp 5 đến 10 lần. Hơn nữa, vì khô, nên chúng ta sẽ ăn nhiều hơn là khi ăn trái cây tươi.

 Ví dụ cuối cùng là sữa đậu nành. Đúng là đậu nành cung cấp nguồn protein và được sử dụng trong nhiều món ăn chay. Tuy nhiên hầu hết đậu nành ở Mỹ là sản phẩm GMF/ GMO (Genetic Modified Foods, Genetic Modified Organism). Thực phẫm GMF, súc vật GMO có DNA được thay đổi để chống…thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, chống bệnh tật, hấp thụ nhiều thuốc trụ sinh và hormone. Các bạn chắc đã từng vào Costco hay Home Depot để mua thuốc trừ cỏ dại Round Up? Thuốc này và các loại thuốc trừ sâu được phun “tưới hột sen” vào các loại cây, trái GMF. Dĩ nhiên, vì đã bị thay đổi DNA, các loại cây này không chết vì sâu bọ, và thuốc xịt, nhưng thuốc lại thấm vào cây và truyền vào súc vật và người tiêu thụ.

Ngoài ra, sữa đậu nành bán ở siêu thị Mỹ còn chứa chất carrageenan làm cho sữa
giống như sữa” có thể gây ra ung thư ruột già
. Riêng đậu nành, có chưa các chất sau đây:

Chất phyto-estrogen, tương tự như hormone nữ estrogen có thể làm xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt và làm khó có thai, và thậm chí nghi ngờ tăng nguy cơ ung thư vú.
Chất haemagglutinin, làm cho các tế bào máu chụm lại với nhau, dễ nghẽn mạch máu.
Chất phytic acid ngăn chận sự hấp thụ các chất như calcium, magnesium, chất đồng copper, chất sắt và kẽm.
Chất nhôm, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, trái thận, và bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Chất isoflavones- genistein and daidzein, có thể kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư vú.
Chất goitrogens, làm giảm sự hoạt động của tuyến giáp thyroid, gây ra suy tuyến giáp.

 Dĩ nhiên, thông tin của bài viết này không nhằm doạ nạt bạn đọc, không được ăn đậu nành, uống nước cam, ăn sữa chua hay uống thuốc bổ… Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên giữ những thuốc bổ và đồ ăn bổ ở mức tối thiểu.

Ăn uống đồ bổ nhiều chưa hẳn là khoẻ. Ăn đồ cao lương mỹ vị chưa hẳn là tốt. Bổ nhiều quá chỉ có hại cho sức khoẻ mà thôi.
BS Hồ Ngọc Minh

“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng”

 “Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng”
Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê.
Non nước ơi! Hồn thiêng của núi song.
Kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa.”

(Nguyễn Văn Đông – Mấy Dặm Sơn Khê)

 (Cách Ngôn 31: 10-31)

Trần Ngọc Mười Hai

Thế đó, một tưởng tượng! Khi bọn đàn em bé nhỏ là chúng tôi, cuối cùng lại cũng được tin Đức Giáo Tông nhà mình lập ban nhiên-cứu cho phép phụ-nữ làm Phó Tế.

Ấy đấy, một hiện-thực! Khi đám con cháu trong nhà bọn tôi, nhân chuyến “hành-hương đô-thị” sà vào quán sách nhỏ có bầy bán một số “cảo chỉ” về thần-học. Và, cháu “tóm” được cuốn “Mary Magdalene, her story and myths revealed”

Này đây, một thao-thức! Bỗng nảy-sinh trong đầu của bầy tôi đây là bần-đạo cứ mải suy về thân-phận và vai-trò của bậc nữ-lưu lâu nay cứ là “thấp cổ bé họng” về tư-tưởng.

Nhưng thật ra, các vị này mới là người sâu-sắc nhưng ít nói, chỉ mỗi làm và làm. Và, khi các vị đã làm là làm cho ra nhẽ. Rất thật tình. Đâu ra đó.

Và đây, một ý-lực! Vốn dĩ hiển-hiện từ câu hát tưởng chừng như vẩn vơ, chinh-chiến, chóng qua. Nhưng, đích-thực là tâm-huyết của giới văn-chương, văn-nghệ chỉ thích hát và hát. Hát, nhưng lời “vẩn vơ”/”vớ-vẩn”! Ai hiểu được thì tốt. Ai chậm hiểu hay không không hiểu, cũng không sao. Ý-lực ấy, nay như thế này:

“Bao giấc mơ giữa khung trời phiêu lãng,
Chờ mùa Xuân tươi sang,

những mùa thắm chưa sang
Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,
Chốn phương trời ấm lạnh

hòa chung mái nhà tranh.

Anh như ngàn gió,

hát ngược xuôi, theo đường mây,
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương,
Nước non còn đó một tấc lòng,
không mờ xóa cùng năm tháng,
nhớ ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên,

Khoác lên vòng hoa trắng,

cầm tay nhau đi anh
Tơ trời quá mong manh
Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh,
giữa khung trời gió lộng,

nghìn sau tiếc nghìn xưa.”

(Nguyễn Văn Đông – bđd)

Vâng. Đúng thế. “Anh như làn gió, hát ngược xuôi, theo đường mây…” Ôi! Toàn là những lời nhè nhẹ, bay bổng theo làn gió, “giữa khung trời phiêu-lãng…” Và những là: “Cầm tay nhau đi anh! Tơ trời quá mong-manh!”, “Vui đấu tranh”, “Nghìn sau tiếc nghìn xưa!”

 Quả có thế. Nghìn sau/hôm nay, sẽ lại có người tiếc nghìn xưa sao không hát “Chị hỡi chị!” , “Chờ mùa Xuân tươi sáng”, “Những mùa thắm chưa sang!..” Ấy đấy, có hát hoặc có nêu lên những ý-lực đầy “phiếm” hôm nay, cũng chỉ để “phiếm” chuyện đời rồi sẽ “phiếm” cả chuyện Đạo, về những điều “lạo-xạo” đáng phiếm, rất hôm nay. Như chuyện nữ-phụ nhà Đạo nay được nâng nhấc lên bậc “Nữ-phó-tế”, như thông-tin vừa hé mở.

Thế nhưng, ở Đạo mình, vẫn thường có những đấng bậc rất-ư-là “Kỳ-đà cản mũi” cũng tiêu-cực không kém ai, qua luận-điệu sau đây:

“Ở thời đầu, Giáo-hội ta có nhiều phụ-nữ làm phó-tế, hoặc nói đúng hơn, nhiều Nữ thừa-tác-viên năng-nổ. Thế nhưng, các bà đây lại không là phó-tế theo nghĩa thời hiện-đại, tức quyền-năng hoặc chức thánh như Phó-tế đích-thực. Các bà vẫn chỉ mang tư-cách giáo-dân, mà thôi. Cũng nên biết rằng: theo tiếng Hy-Lạp, thì danh-xưng Phó-tế hoặc “diakonos” là ngôn-từ nói chung mang ý-nghĩa của người nâng-dỡ/giùm giúp hoặc tôi-tớ, chứ không nhất thiết bao-hàm việc nhận-lãnh chức thánh, nào hết.

 Thánh Phaolô cũng nhắc đến các nữ thừa-tác-viên trong thư ông gửi giáo-đoàn Rôma, vào thời đó, như sau:

 “Tôi xin giới thiệu với anh chị em đây, chị Phêbê, người chị em của chúng ta, là nữ-trợ-tá Hội-Thánh Kenkhơrê. Mong anh chị em tiếp đón chị trong Chúa cách xứng-đáng, như dân thánh đối-xử với nhau. Chị có việc gì cần đến anh chị em, xin anh chị em giúp đỡ, vì chính chị cũng đã bảo-trợ nhiều người, kể cả tôi nữa.”

Xem thế thì, cụm-từ “Nữ trợ-tá” dịch ở đây, vào thời đó, chỉ có nghĩa như người nữ chuyên phụ-giúp công-việc này khác, theo nghĩa rộng, mà thôi.

 Kịp đến thế-kỷ thứ 3, nhiều xứ/nhiều vùng ở trời Đông, cũng thiết-lập hoặc ủy-thác chức Nữ-Phó-tế như thế để trợ-giúp các công việc như: bảo-ban/dạy dỗ hoặc thanh-tẩy phụ-nữ, thăm kẻ liệt là nữ-phụ cần tắm gội/chùi rửa thân mình hoặc trao ban Mình Thánh Chúa cho những người như thế. Vậy nên, các vị náy bèn thiết-lập một nhóm-hội/đoàn thể trong Giáo-hội như Hội Phụ-nữ chuyên-trách lo cho các bà góa. Ở một số chốn miền, các nữ-phụ gia-nhập nhóm/hội này đều trải qua nghi-thức có dính-dự động-tác đặt tay lên thân mình người cần đặt.

 Các nữ-phó-tế như thế, không lĩnh-nhận chức thánh nào hết và hoàn toàn khác với linh-mục hoặc phó-tế thực-thụ theo nghĩa đã định ở tông-sắc Apostolic Constitutions ban hành vào năm 400 sau Công-nguyên…

 Chức-năng, vai-trò và ý-nghĩa của nữ-phó-tế lại rất cao được tạo cho vai trò khác nhau tùy nơi tùy vùng. Riêng Hội thánh Ai Cập, Maronite và Slav khi trước tuyệt nhiên không thấy có vai-trò và sự hiện-hữu của chức sắc nào như thế. Và Hội thánh La-tinh ở 5 thế-kỷ đầu đời, cũng không thấy có chức-vị nữ-phó-tế nào như thế hết. Các khác-biệt này, cho thấy: ở các phần đất Giáo hội La-tinh không thấy có chức-năng nữ-phó-tế nào giống thế. Về ý-nghĩa cũng như vai-trò của chức này này, rõ ràng còn chứng-tỏ rằng không có bí-tích nào tạo cho vai-trò của các vị này, do bởi thần-học và kỷ-luật cần-thiết của các thánh-tích đều mang tính phổ-cập trên khắp miền đất của Giáo-hội Đạo Chúa.” (X. Lm John Flader, Why women won’t be deacons”, The Catholic Weekly Question Time 22/5/2016, tr. 8).    

 Giả như ngài là đấng bậc thanh-thoát, phóng-thoáng như tác-giả cuốn “Mary Magdalene, her history and myths revealed” , rày đã bộc-lộ những điều như: “Vốn dĩ từng bị Giáo-hội Công-giáo La-Mã đẽo/gọt và tạo chân-dung như người tội-lỗi, Maria Magđalêna nay được hồi-phục chức-năng về vị-thế đáng kính-trọng tước-vị và năng-lực của Chị suốt thời Cổ Sử rất trang-trọng. Thậm chí, ngày hôm nay, rất nhiều đấng/bậc công-nhận Chị, là: vào buổi Đức Chúa sinh-thời, Chị từng là môn-đệ gần cần Đức Giêsu nhất hạng và là người được chỉ-định công-việc chuyển-tải thông-điệp của Ngài vào với thế-giới, cách đặc-biệt.” (X. Karen Ralls, Mary Magdalene, her history and myths revealed, Shelter Harbor Press 2013, bìa 4)

Và, đúng như nhận-định của vị Tổng Giám mục nọ khi bàn về tính-chất “tiêu-cực” mà nhiều đấng bậc trong Đạo vẫn coi người nữ-phụ là “nguồn-cội” của ác-thần/sự dữ, như sau:

“Ngang qua truyện ở vườn Địa-Đàng, hình-phạt đã được định rõ cho con người. Với Ađam, hình-phạt dành cho ông là phải “cạp đất: để kiếm sống. Qua nhân-vật Evà, từ nay mọi nữ-phụ sẽ phải kéo dài sự đau-khổ khi sinh đẻ. Riêng loài rắn, sẽ phải bò sát bụng trên mặt đất đến muôn đời. Và, mọi loài phải rời bỏ chốn Địa Đàng, không còn sống ở hoa vườn nữa.

 Và cuối cùng, mọi loài cùng giòng dõi/cháu con của chúng được lập-trình đi vào cõi chết. Từ nay, sự chết trở-thành phận hèn của mọi loài. Tính phổ-cập của sự chết rày sẽ chứng-thực cho tính phổ-cập của lỗi/tội đầu thời nguyên-tổ đem chết chóc đến với thế-giới của Thiên-Chúa. Lỗi/tội ban đầu ấy được coi như bản-chất con người làm sa-đoạ mọi nhân-thân khiến cuộc sống con người không còn khả-năng tái-lập quan-hệ mật-thiết với Thiên-Chúa, được nữa.

 Câu truyện về “Địa-đàng Trần-gian” này, đã đi vào lịch-sử nguyên-thủy từng làm, tức bảo rằng: lý do khiến ác-thần/sự dữ và cái chết là những dấu-hiệu hằn in lên nhân-loại là sự bất-tuân của phụ nữ. Tông-đồ Phaolô chắc-chắn đã đóng góp vào định-nghĩa nói ở trên.

 Cả đến bậc hiền-nhân quân-tử tử như đấng thánh Âu-Tinh vốn dĩ từng là Giám-mục thành Hippo cũng làm thế vào thế-kỷ thứ 5. Ngài làm thế, đến độ trở-thành “đá tảng” cho tư-duy của mình. Và qua ngài, lại được trù-định để thống-trị tư-tưởng của mọi Kitô-hữu suốt ngàn năm có lẻ. Mãi đến hôm nay, lối đối-xử một cách tiêu-cực với phụ-nữ và giới-tính đã trở-thành đặc-trưng lớn, nếu không muốn gọi là hùng-vĩ, trong cuộc sống đạo-đức của con người.

 Cả một hệ-thống rộng lớn về thần-học vẫn dựng-xây trên cốt truyện được kể lại như thế. Ta vẫn có thói-quen qui-chiếu phụ-nữ với cái-gọi-là con quỉ dữ cám-dỗ đám đàn ông thanh-tao, lịch-lãm. Phụ-nữ vẫn được gọi là “trái cấm không nên đụng tới”, là thứ mà thân-xác đàn ông vẫn thèm thuồng. Nữ-phụ lâu nay vẫn được định-nghĩa như con người đồi-bại, như kẻ gây ô-uế phá-hủy sự lành-thánh của nhân-loại. Các bà còn bị phiền-trách như người làm cho phái nam ra bất-lực.

 Do bởi câu truyện lỗi/tội đầu đời này mà tính lành-thánh nơi văn-minh Âu-Tây bị liên-lụy, luôn tìm cách tránh né phụ-nữ, và đi đến tình-trạng vô-giới-tính. Lòng trung-trinh nơi phụ-nữ và tình-trạng độc thân/sống một mình nơi nam-nhân được coi như cung-cách cao-sang hơn. Ngay đến hôn-nhân, cũng được coi là một nhượng-bộ tội/lỗi, như ta thấy trước đây, như chọn-lựa ban đầu dành cho người yếu kém, mềm dịu.

 Thánh Giêrônimô khi xưa là người dịch Kinh thánh khá xuyên-suốt, nhưng ông sẽ được nhớ nhiều do bởi trường-hợp ông cũng đã rơi vào tình-trạng bế-tắc trong lúc dịch-thuật, nhất thứ là khi ông nhận thấy rằng hôn-nhân chỉ mang tính cứu-độ là khi “sản-sinh ra quá nhiều trinh-nữ”. Tuyên-bố này đã khiến tôi phải nhắm mắt làm ngơ đâm nghi-ngờ tài dịch kinh-thánh của nhiều học-giả.     

 Xem như thế, thì phụ-nữ quả thật từng là sự dữ/ác thần đến tận xương-tủy. Và, đó cũng là thông-điệp của Đạo Chúa và điều đặc-biệt là sự/việc ấy lại xây-dựng trên câu truyện của Evà.” (X. TGm John Shelby Spong, The Sins of Scripture, HarperCollinsPublishers, 2005 tr. 91)

Nói gì thì nói, chừng như nhiều vị đi Đạo quên rằng Kinh-thánh Cựu-Ước cũng từng tuyên-dương đặc-tính khôn ngoan/tốt-đẹp của phụ nữ trong câu nói nổi bật ở sách Châm-ngôn sau đây:

“Tìm đâu ra một người vợ đảm đang?

Nàng quý giá vượt xa châu ngọc.
Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng,

chàng sẽ chẳng thiếu chi lợi lộc.
Suốt đời, nàng đem lại hạnh phúc

chứ không gây tai hoạ cho chồng.
Nàng tìm kiếm len và vải gai,

rồi vui vẻ ra tay làm việc.
Giống như những thương thuyền,

nàng đem lương thực về từ tận phương xa.
Nàng thức dậy khi trời còn tối,

cung cấp phần ăn cho cả nhà,

và sai bảo con ăn đứa ở.
Nàng để mắt đến một thửa ruộng và tậu lấy;

nàng dùng huê-lợi đôi tay mình làm ra
mà canh tác một vườn nho.
Nàng thắt lưng cho chặt,

luyện cánh tay cho mạnh-mẽ dẻo-dai.
Nàng thấy công việc sinh nhiều lợi nhuận,

đèn trong nhà thắp sáng thâu đêm.
Nàng tra tay vào guồng kéo sợi,

và cầm chắc suốt chỉ trong tay.
Nàng rộng tay giúp người nghèo khổ

và đưa tay cứu kẻ khốn cùng.
Nàng không sợ người nhà bị lạnh vì tuyết sương,

bởi cả nhà đều được mặc hai áo.
Nàng tự tay làm lấy chăn mền,

nàng mặc toàn vải gai, vải tía.
Chồng nàng được tiếng thơm nơi cổng thành

khi ngồi chung với hàng kỳ-mục trong dân.
Nàng dệt vải đem bán,

cung cấp dây lưng cho nhà buôn.
Trang-phục của nàng là quyền-uy danh-giá,

nàng mỉm cười khi nghĩ đến tương-lai.
Nàng khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói

và dịu-hiền khi dạy-dỗ bảo-ban.
Nàng để mắt trông nom mọi việc trong nhà,

bánh nàng ăn là do mồ hôi nước mắt nàng làm ra,
con nàng đứng lên ca-tụng nàng có phúc,

chồng nàng cũng tấm-tắc ngợi-khen :
“Có nhiều cô đảm-đang,

nhưng em còn trổi-trang gấp bội.”
Duyên-dáng là giả trá, sắc đẹp là phù vân.

Người phụ nữ kính sợ Đức Chúa

mới đáng cho người đời ca tụng.

Hãy để cho nàng hưởng những thành-quả tay nàng làm ra.

Ước chi nơi cổng thành nàng luôn được tán dương ca tụng

do những việc nàng làm.”

(Châm ngôn 31: 10-31)

Nhận-định của nhà Đạo từ ngàn xưa là như thế. Như thế, cũng không có nghĩa là sự thể vẫn cứ thế đối với mọi người ở Đạo Chúa đến bây giờ. Chí ít, là các đấng bậc vị vọng trong Giáo Hội Công-giáo La Mã.

Thế nên, Đức Phanxicô nay ngỏ ý muốn thiết-lập một Ủy-ban Giáo-hoàng chuyên nghiên-cứu tái-lập chức-năng/vai-trò của Nữ Phó-Tế xưa, chửa biết chừng. Có thể, là: các vị ấy sẽ là Thừa-tác-viên nữ năng-nổ như Thánh-Nữ Maria Magđalêna, là cộng-sự-viên thân-cận với Đức Giêsu. Cũng có thể, các vị đây sẽ được phong-chức Phó-tế vĩnh-viễn, cũng rất hay. Dưới ánh mặt trời này, chẳng có gì là không-thể-và-có-thể, hết.

Hãy cứ đợi chờ, để rồi sẽ xem sự việc diễn-tiến theo cách nào. Trong khi chờ và đợi việc Giáo-hội mình trả lại chức-năng/danh-dự lẽ đáng phải có từ hệ-cấp thần-quyền Vatican, tưởng cũng nên quay về với vườn hoa truyện kể, để xem người ngoài Đạo nghĩ gì và nói gì các nữ-phụ ở trần-gian lan-man, đôi lời rằng:

      “Trong một chiều đi dạo quanh công-viên, ông Jones tình cờ gặp gỡ và có cuộc trò chuyện vô cùng ăn ý với một bà lão. 

 Chỉ sau 15 phút, cả hai phát hiện ra họ có rất nhiều điểm chung về tuổi tác, khu vực sinh sống, sở thích, và đều đang độc thân. Đến khi trời sụp tối, ông Jones nhìn bà lão thật lâu và nhẹ nhàng nói:

-Marcia, thú thật từ trước đến nay tôi chưa bao giờ gặp được người nào hợp với mình như bà vậy. Tôi có thể mạo muội hỏi bà hai câu hỏi rất quan trọng này không?

 Bà lão nghe thế cảm-động đáp:

-Dĩ nhiên là được rồi! Ông đã cho tôi một khoảng thời gian thật sự rất thoải mái.

-Tôi thấy chúng ta vô cùng hợp nhau, vậy liệu bà có đồng ý dọn về sống chung với tôi suốt quãng đời còn lại không? – Ông Jones khẽ cầm tay Marcia khẩn thiết nói.

Bà lão thẹn thùng gật đầu rồi hỏi:

-Thế còn câu hỏi quan trọng thứ hai là gì?

Ông Jones liền thở phào nhẹ nhõm, từ tốn nói tiếp:

-À, chẳng qua là bây giờ bà đỡ tôi đứng dậy được không? Tôi ngồi lâu quá không đứng dậy được nữa rồi!” (Truyện kể gặp thấy tràn lan trên trang mạng, rất vi-tính)

Nói gì thì nói, khi đến lúc và đã đến thời, người người, nhất thứ là nam-nhân, lại sẽ tâm-sự rất thật với nữ-phụ nọ, dù chưa quen biết nhiều, để đòi một sự hỗ-trợ cần-thiết như bao giờ, trong đời.

Quyết thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta lại sẽ hiên-ngang hát lên những ca-từ dù rất buồn để thấy rằng: khi có người đến thăm, dù là chiến-hữu hoặc thần dân thôi, ai cũng vẫn nhận ra rằng:

“Bao giấc mơ giữa khung trời phiêu lãng,
Chờ mùa Xuân tươi sang,

những mùa thắm chưa sang
Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,
Chốn phương trời ấm lạnh

hòa chung mái nhà tranh.

Anh như ngàn gió,

hát ngược xuôi, theo đường mây,
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương,
Nước non còn đó một tấc lòng,
không mờ xóa cùng năm tháng,
nhớ ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên,

Khoác lên vòng hoa trắng,

cầm tay nhau đi anh
Tơ trời quá mong manh
Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh,
giữa khung trời gió lộng,

nghìn sau tiếc nghìn xưa.”

(Nguyễn Văn Đông – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn muốn hát lên

Những lời nhẹ nhàng như thế,

Rất triền-miên

ở đời người.