“Xuân vương trên ngàn hoa,”

 Xuân vương trên ngàn hoa,”

nhắc bao sầu nhớ mơ màng
mây buông trong chiều vắng

như luyến tiếc giấc mơ đã tàn
nhớ dưới xuân năm nào

lòng say ước mơ sống trong mộng vàng.”

(Hoàng Bách – Nhớ Bạn)

(1Cor 1: 10-13)

 Trần Ngọc Mười Hai

Có lúc buồn, bọn tôi thường nhớ nhiều đến nhạc bản “Nhớ Bạn” do ca sĩ có giọng trầm buồn rất dễ thương là: Sĩ Phú. Nghe Sĩ Phú hát, bọn tôi thường mường-tượng về buổi thính-phòng nào đó, trong quá khứ. Có thể là phòng-trà “Đêm Mầu Hồng” hoặc quán “Ritz” ở Sàigòn thập-niên 1960s lúc thị thành còn sôi-động.

Giọng trầm và ấm của Sĩ Phú vẫn đưa lòng người về với nhớ nhung. Nhớ rất nhiều, là đám bầu bạn thân-thương thuở cắp sách đến trường. Nhớ, bạn cùng trang-lứa có những ngày trốn học rủ nhau đi Xinê, nghe nhạc hoặc tìm nơi chuyện trò cũng dễ thương. Nói chung, bọn tôi “Nhớ Bạn” cũng rất “khủng” tưởng chừng như sẽ không còn gặp lại nhau, bao giờ nữa.

Quả, như lời bài hát vẫn đưa bọn tôi vào chốn thân quen bàng bạc một tình-tự, như sau:

“Chiều nay niềm ái ân xưa

tìm đến bên ai

kể nỗi nhớ thương

lời thề cùng cánh hoa rơi

tàn úa bên song dưới ánh tà dương.

Xuân nay bao sầu nhớ xuân xưa,
Tiếc mối tình phai hương đan lòng hầu dứt,
muôn đường tơ vương,
sầu vương áng mây bao nhuốm màu tang.

Bóng dáng xa khuất ngàn

trùng dương nhớ nhung càng suy lòng vấn vương
cung đàn lỡ bao nhịp

luyến thương đường đời vạn nẻo
nhuốm mối đau thương
nhớ phút giây êm đềm say đắm
tiếc bao giờ mơ màng dưới trăng
xa kìa bướm ong đùa cùng với muôn hoa
lòng mơ ước thầm ai say hòa nhân duyên.”

(Hoàng Bách – bđd)

Nỗi nhớ niềm thương ở đời, là như thế. Niềm thương/nỗi nhớ đầy ân-huệ ở nhà Đạo, lại khác thế cũng rất nhiều. Khác, như vừa rồi ở trời Tây bên ấy, đã có đấng bậc nọ từng dẫn-giải tình-tự đầy tiếc nuối, như sau:

“Hôm ấy, nhân kỷ-niệm 500 năm cải-cách của giới Thệ-Phản, lm Raneiro Cantalamessa có nói rằng: lãnh-đạo Kitô-giáo phải tập-trung nhiều hơn vào niềm tin mình đang san-sẻ hơn là cãi-tranh nhau về công-thức đạo-lý/tín-điều. Linh mục này có nói:

Cùng lúc có các cuộc bàn-luận về tín-lý, ta phải có cuộc đại-kết giáp-mặt riêng tư thân-thiện và hòa-hợp tâm-can, thì tốt hơn. Bởi, có như thế ta mới lôi kéo cộng-đồng Đạo Chúa xích lại gần nhau hơn như đã xảy ra trong vài thập-niên vừa qua. Lâu nay, giữa người Công-giáo và Thệ-Phản vẫn có xung-đột dựa trên nền-tảng không hiểu rõ ràng thông-điệp của thánh Phaolô về những sự việc như thể để biện minh cho mình luôn là đúng.

 Khi xưa, thánh Phaolô tông-đồ, qua thư Rôma ở chương 3, chỉ muốn khẳng-định rằng những gì ta biện-minh/bào-chữa cho chính mình bằng niềm tin chính là biện-minh niềm tin vào Đấng Kitô. Thường thì, ta cũng không mấy đặt nặng việc mình bào chữa nhờ ân-huệ cho bằng nhờ ân-huệ do Đấng Kitô ban cho ta. 

Bằng vào việc tin-tưởng vào Đấng Ki-tô, người Công-giáo cũng như Thệ-Phản mới có thể lướt thắng khác-biệt của nhau. Nay, không còn chiến-tranh tôn-giáo giữa người Công-giáo và Thệ-Phản nữa rồi. Nên, cần nghĩ đến những việc tốt đẹp nào khác để làm hơn là cãi-vã hoặc tranh-luận với nhau nữa. (x. phần tin: Focus on beliefs, not doctrine, says papal preacher, trên The Catholic Weekly này 27/3/2016, tr. 12) 

Nếu cứ xét chuyện đạo-lý thần-học trong Giáo-triều đầy quyền-bính, hẳn là người Đạo Chúa sẽ thấy rằng: mọi sự trong Đạo không phải lúc nào cũng mang dáng-dấp mầu hồng, bao giờ hết. Đó, còn là ý-tưởng được Đức Giáo Tông nói lên vào một buổi triều-yết có giảng-giải ở Rôma, được các phóng-viên ghi lại qua tiêu-đề là Nhưng bên trong Giáo hội, con đường không đầy màu hồng với Đức Phanxicô” như sau:

Lúc Đức Bênêđictô XVI thoái vị, Giáo triều Roma, nội các của giáo hoàng với các hồng y và giám mục điều hành thể chế Giáo hội ở trong cơn khủng hoảng. Các tin đồn về nạn đấu đá và vấn đề tài chính đáng ngờ đang nhan nhản. Quản gia riêng của Đức Bênêđictô đã phản bội ngài, ông tiết lộ các tài liệu nội bộ cho truyền thông. 

Trong những ngày trước khi xảy ra mật nghị hồi tháng ba năm 2013, các hồng y, những người chịu trách nhiệm trong việc bầu giáo-hoàng ý-thức mình phải làm gì đó. Vatican cần một người đến từ bên ngoài, một người không ngại lay chuyển mọi sự và đưa nhà Giáo hội vào trật tự. Người đó, tất nhiên, là Đức Giáo hoàng Phanxicô. 

Được bầu lên như một nhà cải cách ở tuổi 76, Đức Giáo hoàng Phanxicô nhận ngai tòa Phêrô với ý thức rằng mình không có nhiều thời gian để tạo nên sự khác biệt. Nên ngài vận động nhanh chóng, lập các văn phòng mới để quản lý tình trạng tài chính khó kiểm soát của Vatican. Ngài giới hạn quyền lực của Giáo triều bằng cách lập nhóm chín hồng y cố vấn, họp thường xuyên để định hướng công việc. Và ngài cắt bớt vây cánh của những người đối lập muốn tìm cách phá hoại các nỗ lực của ngài. 

Là những con người của Chúa, các hồng y và giám mục đột nhiên bị tước quyền này, họ nuốt kiêu hãnh xuống và cùng chung sức làm việc với Đức Phanxicô, lãnh đạo mới của mình. Nhưng không phải ai cũng thế. Một số không đi chung đường với Đức Phanxicô, họ mở một chiến dịch xì xào với đủ kiểu đàm tiếu và ước-đoán, để làm giảm giá trị các cải cách của Đức Giáo hoàng. Những lời ám chỉ, tin đồn, và dối trá trắng trợn mà một vài cấp lãnh đạo trong Giáo hội đã tiết lộ cho truyền thông làm Vatican phải hổ thẹn.

 Một trong những người cốt cán được Đức Phanxicô bổ nhiệm vào Ngân hàng Vatican, bị cáo buộc là có quan hệ đồng tính. Về sau, trong Hội đồng Gia đình, các giám mục có cảm tình với cải cách tự do trong Giáo hội bị cáo buộc là hấp tấp phát hành một báo cáo hội đồng với ngôn từ thân thiện với những người đồng tính và những người ly dị rồi tái hôn.

 Lại có lời đồn rằng phòng thư từ Vatican đã không chuyển các quyển sách mang tính bảo vệ giáo huấn của Giáo hội hiện thời cho các thành viên hội đồng. Khi các cải cách tài chính của Đức Giáo hoàng được đẩy lên cao độ, thì nhân vật cốt cán được ngài giao phó kiểm tra chuyện tiền bạc, bị đồn là tiêu xài hoang phí cho trang trí văn phòng và trang phục. Đàm tiếu đang hung hăng vượt lên, muốn diệt các đồng minh của Đức Phanxicô. 

Một hồng y người Mỹ có uy-thế ở Vatican, trở thành biểu tượng cho những người nghi ngờ cương vị lãnh đạo của Đức Giáo hoàng. Hồng y này nói là “nhiều” người bày tỏ “quan ngại” về Đức Giáo hoàng Phanxicô.

 Trong buổi phỏng vấn ngày 30 tháng mười, với tờ báo Công giáo Tây Ban Nha Vida Vueave, hồng y này nói, “có một suy nghĩ mạnh cho rằng giáo hội như con thuyền không bánh lái.” Ông nói rằng đây không phải là cảm giác của riêng ông, nhưng là của một người khác, với ý muốn làm rõ là những người chỉ trích Đức Giáo hoàng sẽ có một đồng minh mạnh ở Roma.

 Chuyện này không kéo dài lâu. Khoảng một tuần sau, ông bị đẩy khỏi vai trò lãnh đạo Tòa Thượng Thẩm, và được bổ nhiệm vào một vai trò mang tính hình thức là tuyên úy cho Hội Hiệp sĩ Malta. Trường hợp đặc biệt này cũng là trường hợp cực đoan nhất, khi một hồng y đầy uy-thế công-khai chất vấn cương vị lãnh đạo của Đức Giáo hoàng và không lâu sau bị thuyên chuyển chức vụ, nhưng không phải là duy nhất.

 Một giám mục Hoa Kỳ nói rằng Đức Phanxicô đang hạ bệ những người Công giáo bảo thủ. Một hồng y khác chất vấn không biết Đức Giáo hoàng có thực sự hiểụ được các bài diễn văn và bài giảng của ngài có tác động toàn cầu thế nào hay không. Và nhiều linh mục cũng như giáo dân, tiếp tục tỏ ra khó chịu mỗi khi Đức Phanxicô bỏ qua bài soạn sẵn, mà nói tự phát, từ trái tim và làm cho báo giới tốn nhiều giấy mực.

 Vài người ở Vatican nghĩ, cách tốt nhất để chống lại các thay đổi của Đức Giáo hoàng là làm rò rỉ thông tin và nói bóng gió cạnh-khoé để loại trừ các đồng minh của Đức Phanxicô. Những chiến thuật này thường được các chức-sắc muốn giữ ghế áp dụng, và đôi khi bất chấp tác hại của nó với công việc phúc âm hóa. Đức Phanxicô đã có một thông điệp gởi đến các giám mục này: hãy thôi đi.

 Các câu tweet của Đức Giáo hoàng về ngồi lê đôi mách cũng giống như “quả trứng Phục Sinh” với nhiều ẩn nghĩa mà tôi đã mô tả trong chương trước, và thực sự có tác động đến những người này. Chỉ có hai tweet trực tiếp nói về thói đàm tiếu, nhưng khi hiểu được những gì sau màn ảnh, chúng ta thấy đây là cú đấm mạnh hơn nhiều.

 Đức Phanxicô muốn các giám mục hãy thôi ám ảnh về quyền lực và danh tiếng của mình, và phải biết đi vào trong thế giới. Chặn đứng thói đàm tiếu là một trong các bước đầu tiên của ngài. Nhưng ngài không tweet về đàm tiếu chỉ để chấn chỉnh hàng ngũ (dù chắc chắn là chúng có tác động tốt này). Nhưng ngài muốn mỗi một tín hữu biết noi gương Chúa Giêsu hơn nữa, mà chuyện đàm tiếu lại kéo chúng ta đi ngược lại con đường này.

 Cuộc Cách mạng Phanxicô không diễn ra với những thay đổi lớn trong giáo huấn của Giáo hội, hay bán các tác phẩm nghệ thuật vô giá để lấy tiền phát cháo cho người nghèo. Nhưng cuộc Cách mạng Phanxicô sẽ đến khi các tín hữu bắt đầu sống giống Chúa Giêsu hơn, từ những giáo dân bình thường cho đến các hồng y cao cấp của Giáo triều.”

Muốn diễn-đạt tình-trạng sống Tin Mừng ở nhà Đạo, theo cách người ngoài đời vẫn làm, tưởng cũng nên quay về với truyện kể ngắn gọn nhưng bàn về “cái thâm thúy của người xưa”, từng sống đời thực-tế như sau:                                                                                                        

 “Cao nhân chân-chính, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại.

 Thế nào gọi là cao nhân? Tương truyền, Tả Tông Đường rất thích chơi cờ vây, hơn nữa còn là một cao thủ, gần như không có ai là đối thủ của ông.

 Có một lần, Tả Tông Đường cải trang trước khi xuất chinh đánh trận, trên đường bỗng nhìn thấy một ngôi nhà tranh, trên xà nhà có treo tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ”. Tả Tông Đường thấy thế thì trong lòng không phục, liền đi vào trong để cùng chủ nhân ngôi nhà đánh ba ván cờ.

 Vị chủ nhà đánh ba ván đều thua, Tả Tông Đường cười nói: “Ông nên tháo tấm biển kia xuống đi!” Nói xong, Tả Tông Đường tràn đầy tự tin, cao hứng bừng bừng mà rời đi.

 Không lâu sau, Tả Tông Đường thắng trận trở về, lại đi ngang qua ngôi nhà ấy, thấy tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ” vẫn chưa được gỡ xuống, Tả Tông Đường tức giận đi vào trong nhà để cùng vị chủ nhân tỷ thí ba ván cờ nữa.

 Lần này, Tả Tông Đường thua cả ba ván. Tả Tông Đường vô cùng kinh ngạc, liền hỏi vị chủ nhân tại sao lại như vậy. Vị chủ nhân đáp:

 -Lần trước, ngài tuy mặc thường phục nhưng ta đã sớm biết ngài là Tả Công, ngài mang trên mình nhiệm vụ đánh giặc, ta không thể dập tắt nhuệ khí chiến đấu của ngài. Lần này, ngài đã chiến thắng trở về, ta đương nhiên toàn lực ứng phó, việc đáng làm thì ắt phải làm, không thể nhượng bộ!

 Cao thủ chân chính trên thế gian, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại, ấy là vì có tấm lòng khiêm nhượng, thiện tâm với người.

 Cuộc sống chẳng phải là như vậy sao? Thông minh không nhất định là có trí tuệ, thế nhưng trí tuệ thì nhất định bao quát thông minh. Người thông minh tâm nặng chuyện được mất, người trí tuệ có thể dũng cảm xả bỏ. Tai thính thật sự thì có thể nghe được tiếng lòng, mắt sáng thật sự thì có thể nhìn thấu tâm linh.

 Chứng kiến, không có nghĩa là nhìn thấy.

Nhìn thấy, không có nghĩa là nhìn rõ.

Nhìn rõ, không có nghĩa là hiểu được.

Hiểu được, không có nghĩa là hiểu rõ.

Hiểu rõ, không có nghĩa là đã thông suốt.

 Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Không có văn hóa thì thật đáng sợ!”. Thế nhưng “văn hóa” ấy rốt cuộc là gì? Là bằng cấp hay kinh nghiệm? Hoặc sự từng trải? Câu trả lời: tt cả đều không phải! Ngày hôm nay, coi như chúng ta đã được thấy một lời giải thích thuyết phục, “văn hóa” ấy chính là biểu đạt bởi bốn điều sau đây:

 1.Đào sâu vào tu dưỡng nội tâm.

2.Tự giác không cần nhắc nhở.

3.Lấy ước thúc làm tiền đề cho tự do.

4.Suy nghĩ lương thiện vì người khác.  (Dịch giả: Minh Nữ)

 “Văn hóa” nhà Đạo, nay cũng thế. Cũng có khi, người nhà Đạo quyết-chí đào-sâu tu-dưỡng nội-tâm. Cũng có lúc, hơi bị “chểnh mảng” đi chệch ra ngoài mục-tiêu và mục-đích do Đạo đề ra. Thế nên, cũng phải tự-giác, lấy ước-thúc làm tiền-đề cho tự-do và suy-nghĩ lương-thiện vì người khác.

Nhà Đạo mình, nhiều lúc cũng quên đào sâu tư-tưởng và chiều-hướng được nhấn mạnh ở lời vàng thánh kinh, nên mới thế. Đào sâu tư-tưởng ở thánh kinh, ta sẽ thấy đấng thánh nhân hiền từng bảo rằng:

“Tôi khuyên tất cả anh em

hãy nhất trí với nhau

trong lời ăn tiếng nói,

và đừng để có sự chia rẽ

giữa anh em,

nhưng hãy sống hoà thuận,

một lòng một ý với nhau.”

(1Cor 1: 10-13)

Như thế có nghĩa: chuyện chia rẽ giữa anh chị em cùng thờ một Chúa, là chuyện thường ngày ở huyện từng xảy ra trước đây, ở Corintho6 và nhiều nơi khác. Xảy ra, là bởi vì người cùng một Đạo Chúa hay đạo làm người đã không còn biết sống hòa-thuận/một lòng một ý với nhau, như được khuyên.

Như thế tức là, ở mọi thời đều có những vấn-đề cần giải-quyết. Cả vấn đề sống đạo hoặc giữ gìn lời nói với nhau, trong mọi sự.

Nói như thế, tức là mọi chuyện xung khắc xảy ra trong đời người, phần lớn là do lời nói, tư-tưởng hoặc lối đối xử không nhất trí theo cùng một tinh-thần nương-tựa giùm giúp và sẻ san điều hay điều tốt với nhau, mà thôi.

Trong nhận thức rất như thế, nay mời bạn và mơi tôi, ta lại cất lên tiếng hát trích-dẫn ở trên để nhớ đời, rồi sống. Hát, là hát những lời như sau:

“Chiều nay niềm ái ân xưa tìm đến bên ai

kể nỗi nhớ thương lời thề cùng cánh hoa rơi

tàn úa bên song dưới ánh tà dương.

Xuân nay bao sầu nhớ xuân xưa,
Tiếc mối tình phai hương đan lòng hầu dứt,
muôn đường tơ vương,
sầu vương áng mây bao nhuốm màu tang.

Bóng dáng xa khuất ngàn

trùng dương nhớ nhung càng suy lòng vấn vương
cung đàn lỡ bao nhịp luyến thương đường đời vạn nẻo
nhuốm mối đau thương
nhớ phút giây êm đềm say đắm
tiếc bao giờ mơ màng dưới trăng
xa kìa bướm ong đùa cùng với muôn hoa
lòng mơ ước thầm ai say hòa nhân duyên.”

(Hoàng Bách – bđd) 

Trần Ngọc Mười Hai

Có những lúc những thời

Vẫn liên-tưởng

đến những khó khan

trong đời đi Đạo

vốn dĩ là thế.  

“Lòng ta tha-thiết đượm tình yêu,”

 “Lòng ta tha-thiết đượm tình yêu,”

Như cảnh trời xuân luyến nắng chiều.

Mắt lệ đắm trông miền cách biệt,

Phút giây chừng mỏi gót phiêu-lưu.”

(Dẫn từ thơ Thế Lữ)

 Mai Tá lược dịch.

Phiêu-lưu, mạo-hiểm mòn bước chân, là chuyện đã đành. Phiêu-bạt đây đó làm chứng cho Lời của Chúa đâu nào thấy mỏi. Phiêu-lưu lên đường rao truyền Lời Chúa là bổn-phận Chúa vẫn kêu mời, từ ngàn xưa.

Trình thuật Lời Chúa hôm nay, mở cho thấy khoảnh khắc rất quan trọng, trong cuộc đời Đức Kitô. Gần đến ngày Ngài được cất nhắc về cùng Cha, Đức Giê-su cương quyết lên đường đi Giê-ru-sa-lem. Với Tin Mừng thánh Luca, Giêrusalem là điểm tập trung toàn bộ cuộc đời của Chúa. Toàn bộ tập trung, vì đây là nơi chốn Ngài hoàn thành công trình cứu độ. Và, cũng từ Giê-ru-sa-lem, công trình của Ngài lan rộng khắp mọi nơi, trên thế giới.

Quyết lên đường, Đức Giê-su đưa ra mẫu mực thử thách đến với ta, để ta tham gia công trình hầu chấp nhận làm mọi việc được ủy thác. Điều trớ trêu, là: ngày Ngài lên đường vào làng Samaritanô, nhiều người ở đây không tiếp nhận Ngài. Và, Ngài đi Giêrusalem, là để chấm dứt tình trạng rẽ chia, đang lan tràn. Ngài quyết phá đổ mọi rào cản chia cách mọi người. Và, đem bình an và hòa hợp đến với mọi người.

Tin mừng “đi Giêrusalem”, nhắm vào trọng tâm ý nghĩa của Tiệc Thánh, thời buổi này. Tin Mừng cũng nhằm vào sự đáp trả của mỗi người trong ta, khi Chúa kêu mời cùng Ngài lên đường. Thấy Ngài lên đường, nhiều người cũng muốn đi theo như vẫn thấy dẫy đầy ngày hôm nay. Vẫn thấy, nhiều người trong cộng đoàn dân con Đức Chúa, chỉ biết đi là đi. Chứ chẳng hiểu tại sao lại “đi Giêrusalem”. Đi như thế, có ý gì? Với Chúa. Với những người đi theo Ngài.

Có 3 loại người muốn theo Ngài. Và, có lẽ một hoặc hai người trong số này, có thái độ giống như ta, hôm nay. Thành thử, hãy xét thử xem sao, thái độ của những người dự tính đi theo Chúa. Người thứ nhất tuyên bố: Thầy đi đâu, tôi cũng xin theo! Nói là nói thế, nhưng những người theo dạng này, không am-tường thực-tế Ngài phải đối đầu. Và, câu đáp trả của Đức Giêsu làm họ không mấy hứng thú. Dấn thân làm ngôn sứ, như Ngài, tức biết mình sẽ không nhà không cửa, không chốn tựa đầu, đâu nào dám theo.

Loại người thứ hai cũng muốn đi. Nhưng, vẫn nại vào lý do khiến Chúa không thể trách móc. Để rồi, cuối cùng cũng bỏ cuộc. Và, thái độ đáp trả của Chúa thoạt nghe, có vẻ nghịch lý/nghịch thường, nhưng lại là điều kiện cho những người dấn bước theo chân Đức Ngài. Theo chân Chúa, là: hãy để lại mọi sự bỏ đó mà ra đi loan báo Nước Trời, cho mọi người. Ở đây nữa, có thể: thân phụ của người thanh niên trong trình thuật, thật sự đâu đã chết. Anh chỉ muốn chờ khi báo hiếu cho cha xong xuôi, rồi mới quyết định. Và, đây là lý do chính đáng để khước từ lời Chúa mời. Và, đây cũng là trở ngại khác, khiến người quyết tâm không thấy vững chí, mà ra đi.

Trả lời cho những người như thế, Đức Kitô chỉ muốn xem con người đặt sự việc nào ưu tiên hơn cả, ở đời mình. Và, ý Ngài là: ta vẫn được mời gọi thực hiện việc dựng xây Nước Trời, ở trần gian, ngay trước mắt. Làm xong việc ấy rồi, mọi sự cũng sẽ “bất chiến, tự nhiên thành”. Bởi, Nước Trời chính là: thế giới của sự thật, của lòng xót thương, công chính. Của tự do và an bình. Của, thế giới nhất định sẽ xẩy đến với gian-trần.

Loại người thứ ba, cũng muốn theo chân Chúa, thật đấy. Nhưng, lại vẫn phải quay về từ biệt bạn bè người thân, xong cái đã. Thái độ này, có nghĩa là: người như anh, chỉ muốn có cuộc sống vui nhộn với bà con bạn bè, mà thôi. Trong khi đó, muốn trở thành đồ đệ của Chúa, buộc lònh mọi người phải có quyết tâm. Không do dự. Lời Chúa mời gọi, là: lời mời ở đây, hôm nay. Và, lời đáp trả phải là lời ứng-đáp tự do ngay ở đây, hôm nay; chứ, không là chuyện xảy đến trong tương lai. Đề cập đến chiếc cày, là Chúa ám chỉ lời tiên tri Isaya ở bài đọc 1.

Bài đọc 1, Êlisha đáp ứng lời kêu gọi làm ngôn sứ, ngõ hầu tiếp tục công việc của vị tiền nhiệm mình là: tiên tri Êlya. Đệ tử Êlisha cũng muốn giã từ cha mẹ. Và, ông cũng đã về nhà, để giết bò, đốt cháy chiếc cày, rồi tay không đến với sư phụ của mình, là Êlya. Tin Mừng Chúa, được viết không phải để ta hiểu từng chữ, theo nghĩa đen. Nhưng, thánh sử muốn để người nghe có dịp suy nghĩ về những điều Chúa đề cập.

Thật ra, thì điều thánh sử muốn nói, tức: vật chất, tình cảm và tri thức đều có thể là rào cản ngăn chặn khiến ta không thể đi theo Chúa một cách vô điều kiện. Đời người hôm nay, lại có quá nhiều thứ để ta vui chơi hưởng thụ dễ biến Lời Chúa nên nhạt-nhoà, mờ dần; chẳng còn bận tâm gì chuyện tham gia, dính dự vào đời người vốn đã có quá nhiều thứ để bận tâm, lo lắng và tiếc-nuối. Nuối-tiếc nhiều, những chuyện xảy ra, trong quá khứ; vẫn cứ lo-ngại không ít, về những chuyện sắp xảy đến, trong lai thời.

Các yếu tố nêu trên, đều khiến cuộc sống càng thêm phức tạp, trục trặc. Phần đông trong chúng ta, mới chỉ sống có phân nửa cuộc đời, hoặc đang sống cuộc đời của người khác. Chứ, chưa hẳn là đã và đang thực sự sống đời mình, cho riêng mình. Và, đó cũng là điều mà thánh Phaolô nhắc nhở cộng đoàn Galát: ”Quả thế, anh chị em đã được gọi để hưởng sự tự do.” (Gl 5: 13)   

Sở dĩ thánh Phaolô phải nói lên điều đó, vì có nhiều vị ở nơi đây là người Do thái, đã trở lại. Và xem ra, nhiều người trong số đó chỉ muốn quay về với truyền thống Do thái giáo, thời xưa cũ. Trớ trêu thay, đối với mọi người, xưa cũng như nay, tất cả đều đã và đang lo sợ. Lo và sợ, vì mình đang có quá nhiều tự do.

Nhưng, tự do thực sự, không phải là thách thức quyền bính. Cũng không là, tự cho mình có quyền tha hồ vui thú, hưởng thụ; tha hồ phiền hà người khác. Tự do, cũng không là thái độ cứ ưỡn ngực tuyên bố: tôi có quyền mở to máy hát, chẳng cần biết rằng hàng xóm mình đang khổ sở vì âm thanh, tiếng nhạc.

Hoặc, cứ đua xe trên đường phố, chẳng sợ ai, chẳng san sẻ đường đi nước bước, với mọi người. Người có tự do đích thực, là người biết quan tâm đến tha nhân; biết để ý xem tha nhân có cần mình giúp đỡ gì không. Tự do, là biết rằng những người thân-cô-thế-cô, đang đau khổ. Là, biết đối xử với những người đó như người anh/người chị, cùng nhà.

Thánh Phaolô còn thêm: “Đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt; nhưng hãy lấy tình thương mà phục vụ lẫn nhau.” (Gl 5: 13) Tự do như thế, không là thái độ trốn tránh thực tại sống. Nhưng, biết giáp mặt, đối đầu với cuộc sống. Tự do thực, là dám nhận lãnh trách nhiệm chăm lo cuộc sống của chính mình.

Và, không đem khó khăn riêng tư của mình mà đổ lên đầu người khác. Không coi họ như mối oan khiên như con dê tế thần, chịu hết mọi trách nhiệm. Tự do, còn có nghĩa: không đeo bám vào các tiện nghi vật chất. Vào mọi sự ở ngoài, như: tiền tài, nhà cửa, chức vụ, cùng công danh/sự nghiệp, hệt như thế.

Kỳ lạ thay, người tự do đích thực sẽ làm được những gì mình mong muốn. Bởi, những điều họ mong và muốn, là: dựng xây thế giới tôn trọng sự thật. Thế giới biết san sẻ, chăm sóc lẫn nhau. Biết tạo cho nhau, sự an bình hiền hoà, trong nội tâm. Người có tự do, là người rất tách bạch, không lấy đi mọi thứ tốt đẹp, của người khác. Vì làm thế, không là san sẻ thị kiến chung, của mọi người. Nhưng, biết được khó khăn của người khác để giúp đỡ. Để, coi nhẹ khó khăn mình đang gặp.

 Lm Richard Leonard sj biên-soạn

  Mai Tá lược dịch.

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-06-23

RFA

Untitled-1.jpg

Buổi điều trần về sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam tại Hạ viện Mỹ dưới sự chủ trì của dân biểu Christopher Smith chiều 22/6/2016.

RFA photo

03:19/05:55

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

“Tổng Thống Obama Đến Việt Nam: Lỡ Một Cơ Hội Thúc Đẩy Việt Nam Cải Thiện Quyền Con Người” là tiêu để buổi điều trần này.

Với sự chủ trì và điều hợp của  dân biểu Christopher Smith, thành viên  cao cấp Ủy Ban Đối Ngoại kiêm chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu tại hạ viện, buổi điều trần còn có sự tham dự của đại diện các tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Boat People SOS cùng thành viên các tôn giáo đang bị bách hại tại Việt Nam như Tin Lành và Cao Đài.

“Tôi là mục sư Rmah Loan tại Budak, từ Việt Nam mới qua đây. Hôm nay tôi sẽ nói Việt Nam đối xử với tôn giáo như thế nào. Tôi rất mừng quí vị cho phép tôi nói chuyện về nhân quyền tại Việt Nam, về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam Việt Nam, đối xử về tôn giáo khác biệt lắm. Tôi sẽ nói với dân biểu ở đây những mục sư truyền đạo người dân tộc thiểu số có hơn 20 người đang ở trong tù.”

Đây là buổi điều trần được coi là nghiêm  khắc nhất  để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam.
– DB Christopher Smith 

 “Tôi là Katie Dương đến từ Dallas, Texas, đại diện cho Cao Đài là một tôn giáo thành lập ở Việt Nam năm 1926. Lý do tôi đến đây là bởi vì Cao Đài đã bị nhà nước xóa sổ kể từ sau 1975 và nhà nước đã thành  lập một Cao Đài mới dưới sự quản lý của nhà nước cộng sản năm 1977 mà chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi muốn nói lên sự đàn áp  Cao Đài như thế nào, đặc biệt như trường hợp của ba tôi bị ở tù, bị bắt và bị truy nã phải trốn tị nạn.”

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do trước khi bắt đầu cuộc  điều trần, dân biểu Christopher Smith nói bất kể bao áp lực từ bên ngoài yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền nhưng các quyền căn bản của người dân Việt Nam như tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do bày tỏ chính kiến, tự do lập hội vân vân … vẫn bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Đặc biệt sau chuyến viếng thăm của tổng thống Obama thì Việt Nam đã không có sự nhượng bộ nào cũng như không có sự thăng tiến đáng kể về mặt nhân quyền. Dân biểu Christopher Smith nói:

Đây là buổi điều trần được coi là nghiêm  khắc nhất  để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam. Chỉ một chi tiết như vụ luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt bớ  tù tôi hồi tháng 12 đủ cho thấy Việt Nam chẳng khác gì Bắc Hàn hay những đất nước không có quyền tự do ngôn luận khác, Việt Nam đang là  mối đe dọa chống lại những gì tốt đẹp nhất về quyền con người mà nhân loại hướng tới.

Untitled-2.jpg

Dân biểu Christopher Smith (phải) tại buổi điều trần. RFA photo

Thế nhưng tổng thống Obama lại nhìn sự việc một cách khác, ông chẳng những đã nêu vấn đế nhân quyền một cách hời hợt mà còn loan báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Xét kỹ thì ta có thể thấy Mỹ đang bán khí giới cho một quốc gia mà chính sách tiên quyết của quốc gia đó là cường quyền, kiểm soát, hạn chế mọi quyền tự do căn bản của người dân. Mỹ đang  bán vũ khí cho một đất nước mà ở đó luôn có sự bất dung tôn giáo, luôn có sự kiểm duyệt và cấm đoán, luôn có sự đàn áp, bắt bớ  và bịt miệng đối lập.

Hãy nhớ  tương lai Việt Nam nằm trong tay giới trẻ là những người thực sự muốn có dân chủ, tụ do. Người trẻ  muốn đạo giáo được tôn trọng,  các  nhà báo,các  bloggers và  các nhà  hoạt động môi trường được bảo vệ. Những ước muốn đó không thể xảy ra dưới một chế độ chuyên dùng sức mạnh và sự đàn áp để cai trị như chính quyền hiện hành ở Việt Nam.

Không tiến bộ sau chuyến thăm của Tổng thống Obama

Vẫn lời dân biểu Christopher Smith, trước khi tổng thống Obama lên đường sang Việt Nam thì một số nhà lập pháp đã yêu cầu ông lên tiếng đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Thế nhưng đáng tiếc một tháng sau chuyến công du Việt Nam chẳng những không thay đổi mà còn mạnh tay đàn áp, bắt giữ hoặc bắt cóc những người biểu tình ôn hòa vì muốn một câu trả lời minh bạch về  thảm họa ô nhiễm môi sinh đang ảnh hưởng lên đời sống của họ.

Hiện diện trong buổi điều trần hôm thứ Tư còn có dân biểu Dana Rohrabacher, người đã đặt nhiều câu hỏi xác đáng với các thuyết trình viên về nhân quyền, nhất là sinh hoạt tôn giáo và sự thờ phượng của người Tin Lành sắc tộc ở vùng cao.

Tôi thực sự thất vọng vì ngài tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương.
– DB Christopher Smith

 

Tôi thực sự thất vọng vì ngài tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương.

Việt Nam không thể trở thành một thành viên của TPP Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương nếu một thể chế độc tài như thế còn tồn tại. Người ta không thể biết tin tức trung thực vì Việt Nam làm gì có tự do báo chí cũng như không có báo chí độc lập và không có đảng đối lập. Làm sao chúng ta có thể ủng hộ một chính phủ giống như vậy. Muốn có chỗ đứng trong một cơ chế mậu dịch  tự do thì Việt Nam phải tự thay đổi và đáp ứng những điều kiện cần phải có. Rõ ràng là Việt Nam không đủ khả năng để tự thay đổi và chúng ta phải tìm cách tiếp cận với họ, đưa họ ra khỏi cái gọi là một chế độ được điều khiển bằng những kẻ bất lương đang nắm mọi quyền hành cho tới lúc này.

Buổi điều trần chấm dứt bằng  kết luận của dân biểu Christopher Smith, rằng những điều mắt thấy tai nghe hôm nay chứng tỏ chuyến đi Việt Nam của tổng thống Obama đã không thăng tiến nhân quyền được cho Việt Nam  như  kỳ vọng của các nhà lập pháp, của người Mỹ gốc Việt cũng như người Việt trong nước. Ông nói buổi điều trần cũng là  dịp để quốc hội rà soát lại xem chuyến đi Việt Nam vừa rồi của hành pháp đạt kết quả bao nhiêu và cần thiết bao nhiêu để Quốc hội nhập cuộc bằng những hành động lập pháp tích cực.

CHIẾC BỊ

CHIẾC BỊ

Trích trong “Niềm Vui Chia Sẻ”

Một thi sĩ Pháp đã tả lại cuộc từ bỏ để đi theo Chúa qua một bài thơ dí dỏm mang tựa đề: “Chiếc bị” (La besace).  Thi sĩ coi Chúa như một người bạn và tâm sự rằng.

“Hôm ấy, tôi đang mê mải bóp trán nặn vần thơ thì tôi nghe tiếng Bạn mời.  Tôi vội vã đi theo.

Tôi bỏ vào trong chiếc bị một sống tiêu bằng trúc, nhiều áo quần và cả một tập thơ, một album kỷ niệm thân thương, với nhiều kỷ vật quý giá.

Tôi cùng Bạn lên đường khi mặt trời vừa hé.

Bạn đi trước, tay không nhẹ nhõm,

Tôi theo sau với chiếc bị nặng trĩu trên vai.

Chân kéo lê trên một quãng đường dài.

Một ngày đã trôi qua trên cánh đồng gió thoảng.

Mỏi vai, tôi xin dừng lại giữa đường.

Mở bị ra tôi quăng bớt áo quần, rồi cùng Bạn tôi rảo bước.

Vẫn tay không, Bạn nhẹ nhàng đi trước,

Tôi đi sau mồ hôi đẫm áo ngoài.

Sắp lên cầu để vượt khỏi dòng sông,

Tôi quăng đi tập thơ và sáo trúc, rồi cùng Bạn đi tiếp tục.

Đường lên cao dốc giác và uốn khúc quanh co.

Ôi cánh tay mỏi rã rời, tôi nài xin Bạn cho tôi dừng nghỉ một chút để tìm lại tấm hình mẹ tôi, người tôi yêu dấu nhất đời, chụp vào ngày hôn lễ với cha tôi.

Nhưng tấm hình không còn nữa, nó đã bay mất.

Tôi bỗng buông xuôi, mắt tôi tối tăm lại giữa mặt trời đúng ngọ.

Rồi đêm về khi trăng vừa mới ló trên những giọt sương rơi,

Tôi quăng luôn cả chiếc bị trên đường.

Nắm tay Bạn nhanh chân tôi đi tiếp.

Nhưng bỗng nhiên Bạn bảo tôi ngừng bước.

Dưới vòm trời trong suốt ánh trăng,

Bạn cười tươi nhè nhẹ vỗ vai tôi và nói: Hãy dừng chân vì chúng ta đã đến nơi rồi.”

 Anh chị em thân mến,

Muốn theo Chúa Giêsu đến cùng, phải ra đi tay không, phải bỏ lại đằng sau cả hành trang, kỷ vật và người thân.  Khi đã mất hết, chỉ còn lại một mình Ngài, cuộc hành trình sẽ kết thúc êm đẹp.  Đó cũng là những đòi hỏi mà Chúa Giêsu ngỏ cùng những người muốn đi theo Ngài trong bài Tin Mừng hôm nay:

Thánh Luca kể lại, khi Chúa Giêsu đang tiến lên Giêrusalem, nơi Ngài phải hoàn tất công cuộc cứu thế bằng tử nạn thập giá, thì một người chạy lại bày tỏ thiện chí tối đa: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu con cũng xin theo Thầy.”  Chúa Giêsu không vồn vã cũng không xua đuổi, nhưng nói lên thân phận của Ngài để giúp cho người kia ý thức rõ ràng những gì chờ đợi anh ta, nếu anh ta muốn theo Chúa một cách dứt khoát và tuyệt đối như vậy, Ngài nói: “Con cáo có hang, chim trời có tổ, còn Con Người không có chỗ dựa đầu.”  Điều nầy Chúa Giêsu đã thực hiện ngay từ lúc Ngài sinh ra: “không có chỗ cho ông bà trong quán trọ,” và Ngài đã được thân mẫu vấn tã đặt nằm trong máng cỏ.  Cuối cùng, trên thập giá, chúng ta cũng đã thấy tất cả sự khốc liệt của lời tuyên bố nầy.  Trong Tin Mừng thứ ba, không bao giờ thấy nói đến một ngôi nhà riêng của Chúa Giêsu hoặc của nhóm môn đệ.  Thực tế là vậy đó, muốn theo hay không tùy ý.

Một người khác lại được Chúa Giêsu ngỏ lời trước: “Hãy theo Tôi.”  Nhưng anh ta lại xin phép trở về nhà mai táng cha mình trước đã.  Chúa Giêsu không nhượng bộ: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết, còn anh, hãy đi loan báo Nước Thiên Chúa.”  Sứ mạng loan báo Nước Trời là ở cõi chết. Hãy để những người ở ngoài Nước Trời chôn cất những người ở ngoài Nước Trời.  Còn người đã được gọi phục vụ Nước Trời thì hãy lo bổn phận chính của mình trước hết và trên hết, không được trì hoãn vì bất cứ lý do gì.  Việc báo hiếu cha mẹ là việc quan trọng nhất theo quan niệm thông thường của người đời, cũng không thể làm trì hoãn việc rao giảng Nước Thiên Chúa.

Người thứ ba đến xin theo Chúa Giêsu thì vừa xin đi theo vừa đặt điều kiện:“Thưa Thầy, con xin đi theo Thầy, nhưng xin cho phép con về từ giã gia đình trước đã.”  Chúa Giêsu nói thẳng cho anh ta biết rằng thái độ ấy không xứng đáng với Nước Thiên Chúa.  Câu chuyện nầy cho ta liên tưởng đến câu chuyện ông Êlia gọi ông Êlizê mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc I: Ông Êlizê được gọi, xin về từ giã cha mẹ trước đã.  Ông Êlia đồng ý ngay.  Còn ở đây, Chúa Giêsu cho thấy đòi hỏi của Nước Thiên Chúa mãnh liệt hơn đòi hỏi của Cựu Ước.  Toan đi theo Chúa Giêsu mà còn quyến luyến cha mẹ hơn Chúa Giêsu thì khác nào kẻ đã cầm cày mà còn ngoái cổ lại đằng sau.  Cầm cày thì phải nhìn về phía trước mới cày được.  Muốn theo Chúa Giêsu thì không được quyến luyến cái gì khác, kể cả cha mẹ.

Ba mẫu đối thoại nầy đặt chúng ta trước ánh sáng chói lòa của những đòi hỏi của Nước Thiên Chúa.  Muốn theo Chúa Giêsu thì phải chấp nhận đồng số phận với Ngài: Nghèo khó, trần trụi, không nhà riêng, không trụ sở, không có gì bảo đảm cho mình ở trần gian nầy; phải coi nhiệm vụ rao giảng Nước Trời là nhiệm vụ trên hết.

Chúa Giêsu không nhượng bộ nửa bước trước những bổn phận chính đáng nhất như mai táng, từ giã cha mẹ.  Chính Ngài đã cư xử như vậy lúc Ngài ở lại trong đền thờ năm 12 tuổi.  Thánh Giuse và Đức Mẹ đã đau điếng về chuyện nầy.  Chúa Giêsu chỉ trả lời bằng một câu thật khó hiểu: “Ông Bà không biết rằng tôi phải lo việc của Cha tôi sao?”  Đức Mẹ đã ghi nhớ và nghiền ngẫm câu ấy suốt đời.  Những lời tuyên bố của Chúa Giêsu ở đây cũng làm cho chúng ta choáng váng chẳng khác Đức Mẹ và Thánh Giuse lúc ấy.  Muốn hiểu được, chúng ta phải im lặng suy đi nghĩ lại trong lòng.

Đối với những người được mời gọi hiến thân phục vụ Nước Thiên Chúa, những lời nầy mời gọi kiểm điểm lại thái độ sống của mình.  Chúa Giêsu và Nước Trời đã thực sự độc chiếm tâm hồn và cuộc đời của mình chưa?  Đối với mọi Kitô hữu, những lời nầy cũng có ý nghĩa, vì tất cả những ai muốn theo Chúa Giêsu trên con đường tới vinh quang đều phải coi Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa hơn tất cả, nếu còn ngoái cổ lại đằng sau, còn coi một cái gì hơn Chúa Giêsu thì không xứng đáng vào Nước Thiên Chúa.  Thánh Phaolô đã sống điều nầy và đã phát biểu: “Tất cả những cái tôi coi là mối lợi cho tôi, thì vì Đức Kitô, tôi đã coi như bất lợi.  Chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy như thua lỗ, bất lợi hết, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa tôi.  Vì Ngài, tôi đành bị tổn hại về mọi sự và xem như rác rưởi tất cả, để lợi được Đức Kitô” (Pl 3, 7-13).

Theo Chúa thì có nhiều người muốn theo.  Nhưng lại chỉ muốn theo Chúa như quan niệm và ý muốn của mình, chứ không theo Chúa như Chúa muốn.  Vì thế, có khi mắc phải ảo tưởng là mình đang theo Chúa, nhưng thật ra họ đang theo mình và bắt Chúa theo mình.  Theo Chúa đúng nghĩa là phải chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, mất gốc; phải từ bỏ tất cả những gì không phù hợp với ý Chúa, với sự thánh thiện của Ngài, phải từ bỏ những gì là nguy cơ làm cho ta xa Chúa hay cản trở ta kết hợp mật thiết với Chúa.  Theo Chúa là phải hoàn toàn tín nhiệm vào Chúa và thuộc trọn về Chúa.

Việc tham dự tích cực và trọn vẹn vào mầu nhiệm chết và sống lại của Đức Kitô được tái diễn trên Bàn Thánh nầy sẽ giúp chúng ta sống một cuộc đời thuộc trọn về Chúa mãi mãi.

Trích trong “Niềm Vui Chia Sẻ”

From: langthangchieutim

SỐNG TINH THẦN ĐỀN TỘI

SỐNG TINH THẦN ĐỀN TỘI

+ Gm. GB Bùi Tuần

  1. Hiện nay,tội đang trở thành một thời sự đen tối gây nhiều nhức nhối.

Tội cá nhân, tội tập thể, tội cơ chế. Tội loại nào cũng xúc phạm đến Thiên Chúa. Người phạm tội không những phải nhận tội, chừa tội, mà còn phải đền tội.

  1. Đền tội cho mình và đền tội cho người khác theo tình liên đới, đó là một việc đạo đức rất cần và rất quý.

Đền tội không phải chỉ đòi việc làm đạo đức, mà cũng đòi cả một nếp sống đạo đức.

  1. Ở đây, tôi xin chia sẻ đôi chút về nếp sống đạo đức, như một của lễ đền tội. Tôi gọi nếp sống đó làsống tinh thần đền tội.

Theo tôi, đền tội chủ yếu là làm những việc đạo đức có tính cách tránh cho mình khỏi sa vào đàng tội. Những việc đạo đức đó rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh đến vài việc mà thôi.

  1. Việc thứ nhất là đừng để mình mất phương hướng nội tâm.

Phương hướng đúng của nội tâm tôi là bước theo Chúa Giêsu, là tin vào Chúa Giêsu, là bắt chước Chúa Giêsu. Trên lý thuyết, tôi vẫn nhận phương hướng đó. Nhưng trên thực tế, tôi dễ để mình bị lôi cuốn bởi những động lực khác ngoài Chúa Giêsu, thì đó là mất phương hướng nội tâm. Trường hợp như thế là dễ xảy ra lắm.

Phương hướng đúng của nội tâm tôi là chu toàn bổn phận của tôi. Nếu tôi lơ là với những trách nhiệm cốt yếu của bổn phận, để lao mình vào những trách nhiệm giả tạo, thì đúng là tôi mất phương hướng nội tâm. Trường hợp như thế là dễ xảy ra lắm.

  1. Việc thứ hai là sống nhân lành một cách cụ thể.

Sống nhân lành, theo nghĩa mà Chúa Giêsu dạy, là tham dự vào sự nhân lành của Chúa. “Tại sao gọi tôi là nhân lành? Chẳng ai là nhân lành, chỉ có Chúa mà thôi” (Lc 18,18-19). Nhân lành của Chúa là một tạo dựng của lòng thương xót. Nó có tính cách cho đi nhưng không. Như vậy, nhân lành là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Có hoa trái đó, tôi mới có thể thực hiện được lời Chúa dạy: “Chúng con hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,34).

Những lần được gần Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi đều rất được ấn tượng về sự nhân lành của Ngài. Với nếp sống nhân lành đó, Ngài đã đền tội cho tôi, cho Hội Thánh và cho nhân loại.

  1. Việc thứ ba là sống hiền từ.

Chúa Giêsu phán: “Hãy học cùng Thầy, vì Thầy hiền từ và khiêm nhường” (Mt 11,29).

Thánh Phaolô khuyên Timôthê: “Hãy dịu hiền với mọi người, hãy có khả năng giảng dạy, biết chịu gian khổ. Phải lấy lòng hiền từ mà giáo dục những kẻ chống đối” (2Tm 2,24-25).

Theo kinh nghiệm của nhiều người đạo đức, thì hiền từ có sức mạnh dập tắt sự nóng nảy, kiêu căng và các thứ thô bạo. Hiền từ ở đây không có nghĩa là một thứ yếu đuối, nhưng là một nhân đức anh hùng. Thực sự, nó đã giúp tôi sống tinh thần đền tội cho mình và cho nhiều kẻ khác.

  1. Việc thứ bốn là sống hy vọng, bình an và vui trong Chúa.

Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã rất ảnh hưởng đến tôi do cách Ngài sống đầy hy vọng, bình an và vui trong Chúa. Đó cũng là cách sống tinh thần đền tội, mà Ngài đã thực hiện và đã khuyên tôi.

Ngài hay đơn giản hoá những sự việc rắc rối. Ngài hay uốn những khúc cong thành vòng tròn. Ngài hay biến những nét mặt giận dữ thành những nụ cười. Tôi xác tín động lực khiến Ngài làm được những việc đạo đức đó chính là Chúa Thánh Thần.

Đức Cố Hồng Y Thuận đã thực hiện lời thánh Phaolô xưa: “Hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh chị em” (2Cr 13,11).

  1. Với bốn việc đạo đức trên đây, tôi đã sống tinh thần đền tội trong suốt nhiều năm. Đền tội như thế vẫn không miễn cho khỏi những việc khổ chế và nhiều hy sinh. Nhưng tất cả đều do tình yêu thương xót. Và đó là nguồn hy vọng, vui mừng và bình an. Cho dù đền tội như vậy vẫn chỉ là khởi đầu, nhưng tôi có thể quả quyết:Nhờ sống tinh thần đền tội như thế, chúng ta sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một nền văn minh của tình yêu.
  2. Thế giới hiện nay đang đứng trước nguy cơ tội ác sẽ gây nên vô số thảm hoạ khôn lường. Hãy sám hối và đền tội, bằng những việc đạo đức có nền tảng từ Phúc Âm.Chỉ có tình yêu mới có sức đền tội cứu độ. Chỉ có tình yêu mới có thể xây dựng được một thế giới yêu thương.
  3. Viết tới đây, tôi cảm thấy mình mệt mỏi, đau nhức.Tôi dâng những đau mệt đó cho Chúa, như một lễ vật đền tội. Chỉ một lát sau, tôi nhận được những dấu chỉ về sự Chúa đang hiện diện và đang sai tôi đi làm chứng cho Chúa qua việc chia sẻ nhỏ mọn này. Tôi cảm tạ Chúa hết lòng. Tôi tin Chúa sẽ thương nhận việc tôi đang làm như một của lễ có giá trị đền tội cho mình và cho kẻ khác.

Long Xuyên, ngày 10.6.2016.

+ Gm. GB Bùi Tuần

From: vongtaysongnguyen

Venezuela: Từ cơ hội giàu có trở thành quốc gia thất bại

 Venezuela: Từ cơ hội giàu có trở thành quốc gia thất bại

Nguồn: Từ tu-phung

Matt O’Brienm – The Washington Post

Tóm tắt câu chuyện về Venezuela: Quốc gia có lượng dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng không đủ khả năng tự nấu bia, không có khả năng điều hành theo múi giờ trong khu vực, hoặc thậm chí người dân tại đây chỉ có thể làm việc khoảng hai ngày mỗi tuần.

Venezuela-

Venezuela

Nói cách khác, Venezuela đã trượt xa khỏi giai đoạn đáng lo ngại rằng nền kinh tế của nước này có thể bị sụp đổ. Chính xác hơn thì nền kinh tế tại đây đã sụp đổ. Đó là cách duy nhất để mô tả về nền kinh tế mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cho rằng sẽ giảm khoảng 8 phần trăm và lạm phát gia tăng khoảng 720 phần trăm trong năm nay. Và đó không phải điều tồi tệ nhất. Tình hình thực tế cho thấy chính quyền nước này đang đứng bên bờ vực thẳm. Venezuela hiện đang có tỷ lệ giết người đứng cao thứ hai trên thế giới, và bây giờ chế độ Chavista dường như đang đe dọa sử dụng bạo lực nếu phe đối lập thành công truất phế Nicolás Maduro khỏi chức vụ tổng thống. Nước này đang đứng trước một cuộc đua nghiệt ngã giữa tình trạng hỗn loạn và nội chiến.

Đây là một thảm họa hoàn toàn do con người tạo ra. Venezuela vốn có đủ tài nguyên để trở thành một quốc gia giàu có. Số lượng dầu mỏ ở Venezuela còn nhiều hơn so với Hoa Kỳ hoặc Saudi Arabia hay bất cứ nước nào khác trên thế giới. Mỉa mai thay, vì do điều hành kinh tế kém hiệu quả nhất trên thế giới, Venezuela không còn đủ tiền để thậm chí trả kinh phí dịch vụ in tiền. Nói cách khác, Venezuela gần như quá nghèo để có thể chịu đựng thêm mức lạm phát. Đây chỉ là một cách khác để nói rằng chính phủ hiện hành dường như đã bị phá sản.

Nhưng vì sao Venezuela lâm vào cảnh như ngày hôm nay? Đơn giản, nước này đã chi tiêu quá nhiều so với vốn họ có và không có nguồn dự trữ. Chúng ta hãy xem lại nước này đã tiêu tiền như thế nào trong thời gian vừa qua. Chính sách của chế độ Chavista là lấy tiền bán dầu mỏ chia cho người nghèo, nhưng chính vấn đề này đã dẫn nền kinh tế đến bờ suy sụp. Các quốc gia có nguồn dầu mỏ phong phú đều hiểu điều này. Bạn không thể phân phối lại lợi nhuận từ tiền bán dầu nếu như việc bán dầu không mang lại lợi nhuận. Tệ hơn, Hugo Chavez đã thay thế các lãnh đạo làm được việc tại công ty dầu do nhà nước cấp vốn bằng những người chỉ biết trung thành với ông. Việc này đã làm cho các đối tác nước ngoài lo ngại. Hoặc Chavez đã rút tiền ra [từ công ty dầu] mà không hoàn vốn, do đó dẫn đến việc công ty thiếu hụt vốn và mất khả năng tinh chế dầu từ sản lượng dầu thô. Kết cuộc là số lượng dầu do Venezuela sản xuất đã giảm khoảng 25 phần trăm từ giữa năm 1999 và 2013.

Nhưng điều đó chưa đủ để ngăn chặn chính phủ tiếp tục tiêu tiền. Theo tình hình hiện nay thì dù giá dầu có tăng đến ba con số cũng không đủ để nước này cần bằng số sách thâm hụt của mình. Vì vậy, Venezuela đã nhận tiền từ một nơi duy nhất mà họ có thế: công ty in tiền. Và họ đã nhận rất nhiều từ khi giá dầu toàn cầu bắt đầu sụt giảm trong vòng hai năm qua. Kết quả như bạn đã biết, việc tiếp tục in tiền dẫn đến việc đồng bolivar mất giả thảm hại so với đồng USD. Kể từ năm 2012, đồng bolivar theo giá thị trường chợ đen đã giảm 99,1 phần trăm so với đồng USD.

Venezuela-2

 

Nhưng thay vì phải đối mặt với thực tế này thì Venezuela đã chọn một trò chơi kinh tế của riêng họ. Nước này đã ban hành luật nhằm kiềm chế lạm phát bằng cách buộc các doanh nghiệp phải bán hàng theo giá do nhà nước quy định. Chính phủ thậm chí cố gắng trấn an dân chúng rằng lạm phát “không hề tồn tại”. Tất cả những điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì họ không thể tạo được lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc họ chẳng bán được món hàng nào. Vì vậy, chính phủ đã cố gắng khắc phục bằng cách cấp vốn cho một số công ty do chính họ chọn ra. Ý tưởng của chính phủ là cung cấp tiền cho các công ty này để họ tiếp tục kiếm tiền bằng cách trữ hàng và bán ra thị trường với giá mà chính phủ đã đề ra lúc ban đầu. Nhưng vấn đề với ý tưởng này tất nhiên nó không mang lại lợi nhuận cho các công ty không có vốn trợ cấp từ chính phủ mà chính các công được chính phủ tài trợ cũng chẳng tạo được đồng lợi nhuận nào. Đơn giản là họ có thể bán đồng USD trên thị trường chợ đen và mang về số tiền lời còn nhiều hơn việc mua hàng hóa nhập khẩu về bán lại cho người dân.

Kết quả là hàng ngàn cửa hàng không có hàng để bán. Người dân thì phải xếp hàng dài và đợi nhiều giờ đồng hồ để được mua hàng.

Điều này chỉ trở nên tồi tệ hơn khi mà tiền từ việc bán dầu đang bằt đầu cạn kiệt. Thật vậy, nhà sản xuất bia lớn nhất Venezuela vừa công bố rằng họ đóng cửa tất cả các nhà máy tại đây vì đã không nhận được tiền từ chính phủ để nhập khẩu nguyên liệu. Điều tương tự cũng đã xảy ra với các loại giấy vệ sinh. Venezuela vốn không có công ty in ấn tiền, thay vào đó họ phải trả tiền cho các công ty nước ngoài để in tiền cho họ. Điều đó có nghĩa là Venezuela cần phải có tiền mới có thể tạo ra đồng bolivar.

Nhưng điều này không chỉ là câu chuyện về những ý tưởng tồi dẫn đến phá hoại cả một nền kinh tế. Đó cũng là câu chuyện về việc thiếu kế hoạch. Chính phủ Venezuela cũng có kế hoạch nào khác để vận hành đất nước nếu như nhà máy thủy điện duy nhất của nước này không còn hoạt động. Gần đây Venezuela phải đối mặt với nạn hạn hán nên lượng nước đã xuống thấp kỷ lục. Maduro đã làm tất cả mọi thứ từ việc phân phối điện đến các trung tâm, đổi múi giờ nửa giờ với hy vọng rằng người dân sẽ không cần sử dụng điện nhiều vào ban đêm – cho đến buộc 30 phần trăm nhân viên nhà nước chỉ làm việc trong ngày thứ Hai và thứ Ba của mỗi tuần.

Cho đến thời điểm này, nêu ra một danh sách các chính sách thành công có lẽ dễ hơn nhiều. Đó chính là không có chính sách nào mà không thất bại tại Venezuela. Nền kinh tế và tiền tệ của Venezuela đang sụp đổ, các cửa hàng không còn hàng hóa để bán, điện cũng không còn và nạn cướp bóc giết người thì chạm nóc. Những điều mà chế độ Chavistas làm tốt là tạo ra con dê tế thần, lừa bịp và tạo ra đau khổ cho người dân Venezuela.

Có thể gọi đây là pháp luật của Maduro: Tất cả mọi thứ có thể sai và sẽ thất bại khi chính chính phủ của bạn làm ra điều đó.

Matt O’Brienm – The Washington Post

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

venezuela 5

 

 

 

 

 

 

 

 

Venezuela Quốc gia ở Nam Mỹ

Venezuela là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana

về phía đông, với Brasil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc.

Nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribbean cũng thuộc chủ quyền của Venezuela.

Thủ đôCaracas

Tổng thốngNicolás Maduro

Đơn vị tiền tệBolívar Venezuela

Châu lụcNam Mỹ

Tổng Sản phẩm Quốc nội438,3 tỷ USD (2013) Ngân hàng Thế giới

 Thiếu ăn, dân Venezuela cướp chợ và xe chở thực phẩm

Thứ Hai, 20 tháng Sáu năm 2016 22:22

Tác Giả: Người Việt

CUMANÁ, Venezuela (NV) – Trước tình trạng xe chở thực phẩm, lò bánh mì, thường xuyên bị tấn công, việc chuyên chở và lò sản xuất nhu yếu phẩm này ở Venezuela nay phải có lính võ trang bảo vệ.

 VENEZUELA_thieu_thucpham

Chen lấn mua thực phẩm bên ngoài một siêu thị ở Puerto Ordaz, Venezuela. (Hình: Getty Images/Carlos Becerra)

Theo NY Times, cảnh sát bắn đạn cao su để giải tán đám đông xông vào hôi của các chợ, nhà thuốc Tây và tiệm bán thịt.
Một bé gái 4 tuổi thiệt mạng khi nhiều nhóm tranh nhau giành thực phẩm.

Tại Cumaná, sinh quán của các anh hùng dân tộc Venezuela, hàng trăm người tuần hành đến trước một siêu thị, kêu gào đòi thực phẩm.

Họ phá sập cổng sắt lớn rồi túa vào bên trong, vơ lấy mọi thứ, từ nước uống đến lúa mì, bột bắp, muối, đường, khoai tây, và bất kỳ thứ gì họ có thể tìm thấy, để lại đằng sau cảnh hoang tàn, với các tủ lạnh bị đập vỡ và kệ tủ đổ nhào.

Sự kiện cho thấy, dù Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới nhưng dân chúng vẫn có thể nổi loạn vì thiếu ăn.
Chỉ riêng trong hai tuần vừa qua, có hơn 50 vụ nổi loạn cướp thực phẩm và nạn hôi của tập thể lan tràn trên khắp cả nước.

Hàng chục cơ sở buôn bán bị vơ vét hoặc bị phá hoại. Ít nhất 5 người chết.

Hồi năm 1989, quốc gia này từng trải qua một vụ tệ hại nhất, khi người nổi loạn bùng phát ở Caracas, thủ đô của Venezuela, do giá dầu hạ khiến chính phủ phải đưa ra biện pháp cắt giảm trợ cấp, làm người dân đột nhiên trở nên nghèo hẳn đi.

Trong biến cố này hàng trăm người thiệt mạng vì lực lượng an ninh phải dùng biện pháp mạnh để trấn áp.
Tình trạng sụp đổ kinh tế trong những năm gần đây khiến Venezuela không còn có thể tự sản xuất hay nhập cảng đủ thực phẩm cho dân chúng.

Các thành phố áp dụng biện pháp quân luật sau khi Tổng Thống Nicolás Maduro ban hành tình trạng khẩn trương.
Tổng Thống Maduro là người được ông Chávez chỉ định thay thế để tiếp tục cuộc cách mạng của mình trước khi qua đời cách đây ba năm.

Anh Raibelis Henriquez, 19 tuổi, người xếp hàng suốt ngày để chờ mua bánh mì ở Cumaná, nói: “Chừng nào còn thiếu thực phẩm, chừng đó nổi loạn vẫn còn.”
Cumaná là nơi có ít nhất 22 cơ sở thương mại bị tấn công chỉ trong một ngày hồi tuần trước.

87% người dân Venezuela cho biết không có đủ tiền để mua thực phẩm. Hết 72% tiền lương tháng được trích ra để mua đồ ăn.

Trung Tâm Hồ Sơ và Phân Tích Xã Hội, một tổ chức kết hợp với Liên Đoàn Giáo Chức Venezuela, cho biết, hồi Tháng Tư, họ khám phá thấy rằng một gia đình cần phải có số tiền tương đương với 16 mức lương căn bản mới đủ nuôi sống chính họ. (TP).

VENEZUELA 6

Người dân Venezuela biểu tình gần dinh tổng thống ở Caracas ngày 2/6 – Ảnh: Reuters.

Đợt bạo lực đường phố mới nhất ở quốc gia nhiều dầu lửa đang chìm sâu trong khủng hoảng này…

Lực lượng an ninh Venezuela đã xịt hơi cay vào những người biểu tình hô vang “chúng tôi muốn thức ăn” gần dinh tổng thống ở thủ đô Caracas hôm 2/6, đánh dấu đợt bạo lực đường phố mới nhất ở quốc gia nhiều dầu lửa đang chìm sâu trong khủng hoảng này.

Theo tin từ Reuters, hàng trăm người dân Venezuela trong tâm trạng bất bình, giận dữ đã đổ về dinh Miralores ở trung tâm Caracas để biểu tình. Tại đây, những người biểu tình đã bị hàng rào của lực lượng Vệ binh Quốc gia chặn lại. Cảnh sát cũng chặn một con đường chính để ngăn dòng người biểu tình.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro – người đang chịu sức ép lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ ở quốc gia Nam Mỹ 30 triệu dân này – trước đó đã lên kế hoạch phát biểu tại một cuộc tập trung của các nhóm thổ dân ở khu vực gần nơi diễn ra cuộc biểu tình.

Cuộc biểu tình nhanh chóng lan tới những dòng người dài đang xếp hàng chờ tới lượt mua hàng hóa thiết yếu tại các cửa hiệu gần đó, sau khi một số người tìm cách nhảy lên một xe tải chở thực phẩm để giành đồ.

“Tôi đã ở đây suốt từ 8 giờ sáng. Giờ đã không còn thực phẩm trong các cửa hàng và siêu thị”, một người phụ nữ chán nản nói. “Tất cả chúng tôi đều đói và mệt”.

Chính phủ Venezuela cáo buộc các chính trị gia đối lập kích động tình trạng hỗn loạn, nhưng nói rằng lực lượng an ninh đã kiểm soát được tình hình.

Dù sống ở quốc gia có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới và là thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), người dân Venezuela đang phải chịu đựng cảnh thiếu mọi hàng hóa thiết yếu, từ sữa tới bột mì, giá cả tăng vọt hàng ngày, và nền kinh tế suy thoái sâu.

Tổng thống Maduro đổ lỗi cho giá dầu thế giới giảm sâu và “chiến tranh kinh tế” do kẻ thù gây ra đã dẫn tới tình trạng kinh tế tồi tệ của đất nước. Ông Maduro cho rằng phe đối lập đang tìm cách đảo chính nhằm lật đổ ông.

“Mỗi ngày, bọn chúng đều đưa đến những nhóm gây bạo lực nhằm gây náo loạn đường phố. Và mỗi ngày, người dân lại từ chối và trục xuất bọn chúng”, ông Maduro nói tại cuộc tập trung của các nhóm thổ dân diễn ra ở gần cung Miraflores sau khi đám đông biểu tình bị lực lượng an ninh giải tán.

Các nhà phê bình cho rằng sự hỗn loạn của nền kinh tế Venezuela hiện nay là kết quả những chính sách sai lầm mà nước này đã theo đuổi 17 năm qua, nhất là chính sách kiểm soát tiền tệ và giá cả.

Phe đối lập muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay để bãi nhiệm Tổng thống Maduro. Các cuộc biểu tình phản đối tình trạng khan hiếm hàng hóa, cắt điện và tội phạm diễn ra hàng ngày, trong khi nạn cướp bóc ngày càng gia tăng.

Một số nhà báo của Venezuela nói họ bị cướp ngày trong lúc đang tác nghiệp trong cuộc biểu tình ở trung tâm Caracas hôm 3/6.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Venezuela Miguel Perez thừa nhận những khó khăn mà người dân Venezuela đang phải trải qua, nhưng cam kết tình hình sẽ sớm được cải thiện.

“Chúng tôi biết rằng tình hình tháng này rất nghiêm trọng. Đây là tháng mà nguồn cung hàng hóa xuống thấp nhất. Đó là lý do vì sao các gia đình lo lắng”, ông Perez nói trên đài phát thanh. “Chúng tôi đảm bảo là tình hình sẽ cải thiện trong mấy tuần sắp tới”.

Theo Diệp Vũ

Khi nào cảm thấy cuộc đời mình đau khổ, hãy nhớ đến hình ảnh này bạn nhé!

Khi nào cảm thấy cuộc đời mình đau khổ, hãy nhớ đến hình ảnh này bạn nhé!      HAI BA CHI

 1. Khi bạn vẫn đang mải mê chăm chút và buồn bã, vì tại sao mình không có nhiều tiền mua sắm quần áo mới, thì vẫn có những người đang phải đi trên những đôi giày rách bươm.

 Y NGHIA 2

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nếu bạn vẫn chưa hài lòng về ngôi nhà của mình, thì vẫn có những người vẫn đang mơ ước căn nhà lá của họ thôi bị dột.

 HINH 3


3. Cuộc sống mưu sinh chưa bao giờ là dễ dàng, thậm chí là khi người ta phải làm việc ở những bãi rác như thế này!

HINH 4

4. Nhưng ngay cả khi cuộc đời có trái ngược với những ước mơ của con người, người ta vẫn cứ mỉm cười vượt lên trên cả số phận.

HINH 5

5. Và nếu có một lúc nào đó bạn nghĩ rằng:  sao công việc của mình nặng nhọc quá, có những việc còn nặng hơn thế gấp trăm lần.

HINH 6

6. Nếu với bạn học hành là một gánh nặng, thì đứa trẻ này đang phải “ngồi nhờ” ánh đèn ở 1 cửa hàng để học cho nốt.

Cau_be_hieu_hoc_1

7. Bạn không hài lòng với công việc của mình, hàng triệu người đang thất nghiệp ngoài kia, họ thậm chí còn không có cơ hội để than vãn về điều đó.

 HINH 8


8. Người ta vẫn thường hay nói về vấn đề lãng phí thức ăn, đúng vậy, vì còn đó rất nhiều người dân Châu Phi đang thiếu thức ăn trầm trọng.

HINH 9

9. Và với những người vô gia cư, một chỗ ngủ đàng hoàng cũng là một điều ước quá xa xỉ.

HINH 10

10. Bạn luôn than vãn về đất nước của mình, vẫn còn đang rất nhiều trẻ em ngoài kia phải sống cùng chiến tranh, bom đạn, và bạo lực.

HINH 11

11. Vẫn còn đó rất nhiều những ánh mắt mang tên “chờ đợi”, chờ đợi về một cuộc sống khác hơn.

HINH 12

12. Cũng có những ánh mắt mang trong đó “khát vọng”, khát vọng được đổi đời.

HINH 19

Cuộc Sống.

HINH 20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hữu ý trồng hoa hoa chẳng nở,
Vô tình cắm liễu liễu mọc xanh.

NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC THÌ VIỆT NAM SẼ RA SAO?

NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC THÌ VIỆT NAM SẼ RA SAO?

FB Trần Đình Sử

6-8-2015

TC BINH

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh ĐCS đón Tập Cận Bình với cờ 6 sao năm 2011. Nguồn: internet

Trước hết tên nước bị xóa mất. Dân Tàu tràn sang ta. Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.

Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.

Quân đội Việt Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô nhĩ, đánh nhau, chết ở đó, còn quân Tứ Xuyên Quý Châu, Quảng Đông sang bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, …

Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp. Các sách vở quý hiếm trong viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi không còn dấu tích.

Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu đâu cũng có tượng đài của chúng.

Có một bọn văn nô viết bài ca ngợi: Lạc Việt lại trở về trong lòng Bách Việt. Bọn khác thì khảo chứng mối quan hệ thân thiết giữa vua Hùng với các hoàng đế Trung Hoa, rồi các mục trên báo “Chuyện bây gờ mới kể” nở rộ.

Dải đất hình chữ S vẫn còn mà giống người Việt, văn hóa Việt không còn nữa …

Thật đau lòng!

Trần Đình Sử

Giáo sư – Nhà Giáo Nhân Dân.

Sài Gòn: Chỉ tiểu bậy nhưng bị công an biến thành ‘cướp’

Sài Gòn: Chỉ tiểu bậy nhưng bị công an biến thành ‘cướp’
Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV)Viện trưởng Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh vừa quyết định “thay đổi biện pháp ngăn chặn” đối với thanh niên Ong Văn Sệt, 25 tuổi. Theo đó, Sệt sẽ được tại ngoại sau 16 tháng bị tạm giam.

Sệt là bị can thứ ba trong vụ chỉ tiểu bậy nhưng bị công an biến thành cướp.

Cuối năm 2012, Trần Văn Uống và Khưu Khánh Sỹ bị công an xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Sài Gòn “bắt quả tang” vì cướp tài sản của ông Phan Thanh Quyền.

 

Thanh niên Ong Văn Sệt, một trong những người chỉ vì

tiểu bậy ngoài đường rồi bị biến thành “cướp.” (Hình: Pháp Luật)

Cả công an lẫn Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh cùng xác định rằng, Uống và Sỹ đã cùng hai người khác đi nhậu. Nhậu xong, cả bốn bàn với nhau chặn xe để cướp, bán lấy tiền xài.

Uống, Ðen, Sệt dùng mỗi người một cây tầm vông dài khoảng 50 cm cùng Sỹ đi bộ ra đường Trần Ðại Nghĩa, chia làm hai nhóm đứng đợi hai bên đường. Sau đó thì một người đàn ông tên là Phan Thanh Quyền đi tới. Thấy cả bốn chờ sẵn như thế, ông Quyền quay xe bỏ chạy. Ðen cầm cây đánh ông Quyền nhưng không trúng. Cả nhóm đuổi theo và ném các cây tầm vông về phía ông Quyền nhằm làm ông Quyền ngã xe nhưng ông Quyền tránh được và chạy đến chốt dân phòng khu công nghiệp Lê Minh Xuân báo tin. Do Ðen và Sệt đã bỏ trốn nên công an Bình Chánh chỉ khởi tố Uống và Sĩ. Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh truy tố Uống và Sĩ “cướp tài sản”…

Tại tòa, Uống và Sỹ một mực kêu oan. Dù bị cách ly (không cho trao đổi hay nghe lời khai của nhau) nhưng cả Uống và Sỹ đều khai giống nhau. Theo đó, cả hai cùng là công nhân của một cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, tọa lạc tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.

Tối 5 tháng 12 năm 2012, cả hai đi nhậu cùng một số đồng nghiệp. Nhậu xong, trên đường về, cả nhóm dừng lại tiểu ở ven đường thì thấy một đám đông đổ đến đòi bắt. Cả nhóm bỏ chạy rồi Uống và Sỹ bị bắt, bị cáo buộc là cướp.

Tờ tường trình đầu tiên do “nạn nhân” của vụ cướp này viết ngay sau khi Uống và Sỹ bị bắt, kể rằng, khi còn cách nhóm thanh niên khoảng 30 mét thì ông thấy hai thanh niên cầm cây, đứng hai bên vệ đường nên ông “đoán là cướp” rồi quay đầu xe, báo cho dân phòng.

Ðến biên bản lấy lời khai được lập vào ngày hôm sau, “nạn nhân” khai thêm chi tiết, “hai thanh niên này xông về phía tôi, tôi quay đầu xe thì bị ném cây theo.”

Uống và Sỹ bị bắt từ đêm 5 tháng 12 năm 2012 nhưng trong hồ sơ của công an có một biên bản “bắt quả tang” được lập sau đó một ngày. Tuy “bắt quả tang” nhưng công an không thu được “ba cây tầm vông” được xác định là “hung khí nguy hiểm” – một tình tiết mà cả công an lẫn Viện Kiểm Sát đề nghị “tăng hình phạt” đối với Uống và Sỹ. Dù hồ sơ vụ án có nhiều điểm bất thường nhưng khi xử sơ thẩm lần thứ nhất, tòa án huyện Bình Chánh vẫn phạt Uống và Sỹ, mỗi người một năm bảy tháng và chín ngày tù, bằng với thời gian bị tạm giam để trả tự do cho cả hai ngay tại tòa.

Sau đó, bản án sơ thẩm này bị tòa án thành phố Sài Gòn hủy vì có nhiều uẩn khúc. Ðó là điều tra theo định hướng có tội. Lập biên bản phạm tội quả tang là để hợp thức hóa hành vi phạm tội theo lời khai của người bị hại. Ngoài lời khai có quá nhiều mâu thuẫn của người bị hại thì không có chứng cứ buộc tội khác. Cáo buộc hai bị cáo sử dụng gậy để cướp nhưng lại không thu giữ được cây nào. Ðặc biệt, chiếc xe của người bị hại không bị ai chiếm đoạt nhưng công an tự thu, tự định giá rồi tự trả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi bị cáo…

Sau khi bị buộc phải điều tra lại, tháng 2 năm 2015, công an huyện Bình Chánh về huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng bắt Ong Văn Sệt. Sệt từng bị cáo buộc là đồng phạm của Uống và Sỹ nhưng không bị xem xét trách nhiệm hình sự vì đã “trốn.” Tuy nhiên lúc bắt, hệ thống tư pháp chỉ xác định Sệt phạm tội “không tố giác tội phạm.” Một tháng sau khi bị bắt, Sệt “tự thú” đã tham gia “cướp tài sản” cùng với Uống và Sĩ nên tội danh của Sệt mới bị đổi thành “cướp tài sản.”

Thế nhưng dù Sệt tự thú, hệ thống tư pháp huyện Bình Chánh vẫn không đáp ứng được các yêu cầu của tòa án thành phố Sài Gòn, thành ra tòa án từ năm 2015 đến nay, tòa án huyện Bình Chánh liên tục đưa vụ án này ra xử sơ thẩm lần hai rồi hoãn nửa chừng. Mới đây, Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh xin tòa án huyện Bình Chánh cho rút hồ sơ về để xem lại và ngay sau đó cho Sệt tại ngoại.

Người ta tin rằng, không phải tự nhiên mà Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh làm như thế sau bốn năm nỗ lực buộc tội những thanh niên chỉ tiểu bậy ngoài đường rồi bị biến thành cướp.

Tháng trước, viên đại tá trưởng công an huyện Bình Chánh và viện phó Viện Kiểm Sát Bình Chánh vừa bị đình chỉ công tác sau khi dân chúng cũng như báo giới Việt Nam chỉ trích kịch liệt vì “thống nhất” khởi tố một người làm chòi nuôi vịt “vi phạm nghiêm trọng các qui định về xây dựng” và một người thuê đất của người làm chuồng gà mở quán cà phê tội “kinh doanh trái phép” dù đã có “giấy phép kinh doanh.” Tội thật của người làm chòi nuôi vịt là từ chối bán đất cho viên đại tá, trưởng công an huyện Bình Chánh và người kia là dám thuê thửa đất đó để mở quán cà phê. (G.Ð)

Đời làm chó, người làm báo

Đời làm chó, người làm báo

Tuấn Khanh

22-6-2016

Bao chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự do báo chí. Ảnh: internet

Một ngày 21/6 nữa đã bước qua, thêm một vạch kỷ niệm về báo chí Việt Nam thật ảm đạm. Có lẽ là lần đầu tiên trong lòng Báo chí Cách mạng, người ta nói trắng ra, việc làm nghề báo được coi như đời của chó. Và rồi thì báo giới rúng động, nói với nhau về chuyện húy kỵ chữ nghĩa, khiến người thì bị rút thẻ, người mất chỗ. Và quan trọng hơn là cả một năm dài, ngoài các đỉnh điểm trên, nghề báo không có gì tỏa sáng hơn được trên đất nước này, bao gồm cố rườm rà các câu chuyện lịch sử ẩn khuất, cá nhiễm độc, biển chết, cho đến việc tử nạn trên biển lạ thường của các sĩ quan quân đội.

Kỷ niệm nền báo chí cách mạng, người ta còn rút ra được một bài học lớn của báo chí Việt Nam: làm báo hôm nay, không phải để mở rộng biên giới của thông tin và ngôn luận. Làm báo phải học cách chuyên sâu tay nghề, rằng có viết ngàn con chữ, cũng phải luyện đủ công phu để khiển bao nhiêu ngôn từ ấy phải tự trói mình vô nghĩa, vô thanh.

Nghề báo bị ví với chó. Thậm chí được khuyên là đừng buồn nếu bị coi là chó, vì bởi dù sao cũng có sự cao quý của nó, do biết vâng lời và trung thành.

Chuyện làm báo biết vâng lời, gợi nhớ về vụ án Slansky (1952) tại Prague, thủ đô Tiệp Khắc cũ, bây giờ là Cộng hòa Czech. Đó là vụ án các nhà lãnh đạo CS Tiệp xử nhau, mà có đến 11 người bị xử treo cổ, 3 người tù chung thân. Trong số đó, Rudolf Slansky (1901-1952) là nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản đồng Phó chủ tịch Quốc hội. Một trong những lý do ngầm của việc thanh trừng, do ông Slanksy là một người gốc Do thái.

Cũng từ phiên tòa này, “phát minh” có một không hai của tòa án Cộng sản Tiệp đã trở thành sách giáo khoa về truyền thông thú tội trong thế giới tòa án và báo chí của Cộng sản. Tội nhân được cho thu sẳn lời thú tội vào băng nhựa, sau đó, khi ra tòa, thì băng được mở rì rì thay cho phần tội nhân tự nói (tội nhân mặt đối với quan tòa, quay lưng lại người đến dự phiên tòa với một khoảng cách xa). Nếu tội nhận có ý muốn phản cung, băng sẽ bị ngắt, tội nhân sẽ bị cho ngồi xuống với 2 công an kề bên cặp nách, kiểu như vì mệt quá hay do bị tạm ngất đi.

Nhiều thập niên liền, phương thức “nhận tội” hiện đại ấy lan rộng các phiên xử của chế độ cộng sản, được bổ sung bằng bản viết tay, video cắt xén qua thẩm vấn. Các buổi xử “công khai” ấy chỉ truyền thanh hay truyền hình qua phòng bên cạnh, chứ không cho vào xem trực tiếp, dù chỉ nhau cách một cánh cửa. Sau khi Liên Xô và cộng sản Đông âu sụp đổ, hiện còn một vài quốc gia áp dụng hình thức thô bỉ này.

Nói về chuyện này, để nhắc cho các bạn tôi nhớ rằng nhiều thập niên trước, không ít “con chó” của các triều đại cộng sản vẫn chép lại trên báo các nội dung ghi âm đẫm máu và nước mắt đó, chép lại các bản tin do công an gửi đến, và gọi đó là nghề làm báo thời sự – tường thuật. Họ vẫn được vinh danh, được thưởng không khác gì đã khó nhọc đi săn tin. Quả là không có gì so sánh sống động hơn nghề làm báo trong các triều đại cộng sản như vậy, là thời huy hoàng những loài chó săn tin và báo tin, trung thành và cao quý.

Thế còn những người làm báo tự do?  Tôi nghĩ có bổng lộc đến mấy, chắc họ cũng không nhận mình là chó. Vì chó thì phải có chủ và được cho ăn. Còn người làm báo tự làm chủ tư duy của mình, họ kiếm sống lương thiện để phục vụ cho sự thật, cho con người nói chung.

Trong Luận ngữ viết vào năm 2015 của ông Lưu Hiểu Ba: “Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa”, người nhận giải Nobel Hòa bình năm 2010 này có nói về những loại chó học đòi một lý tưởng nhưng lại không có nổi một quê hương tinh thần trong đời mình, vì vậy chỉ còn cách chọn chủ để sủa hay cắn xé một ai đó theo lệnh. Nếu xui rủi mất chủ thì cũng chỉ là một loài chó lang thang hèn hạ, chứ không thể nào có được sự tự do kiêu hãnh của một con chó sói trên đồng hoang hay núi cao.

Nói chuyện chó, chợt thấy ngạc nhiên vì trùng hợp đến lễ ăn thịt chó hàng năm ở Ngọc Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc), cũng vào cuối tháng Sáu hàng năm. Nơi đó, chó trung thành hay cao quý cũng đều bị đem làm thịt. Vì bản chất nuôi và tuyển chọn chó ở một số nơi, rốt cuộc chỉ là để mua vui và kiếm lợi cho kẻ làm chủ. Chó có được tuyển chọn và huấn luyện tốt như nào, cũng là phần để hy sinh cho mục đích cuối cùng của lễ hội. Phần ăn hôm qua, luôn bị trả giá cho hôm nay.

Chắc chắn chó thì không thể có nỗi đau như của con người, nên trong vụ án Slansky 1952, người ta chỉ thấy giá trị phục vụ chứ không thấy giá trị đạo đức truyền thông của ngành báo chí. Nói đến đây, tôi lại muốn kể với bạn rằng những ngày biểu tình của người dân đòi minh bạch lý do cá chết, có những nhà báo âm thầm xuống đường ghi nhận mọi thứ dù không được tòa soạn phái đi. Những con người đó bị thúc đẩy bởi tính đạo đức nghề nghiệp nên xông vào chỗ mà họ cũng không có quyền được đến. Họ cũng bị bắt, bị đánh, bị nhốt vào sân Hoa Lư đến tận đêm, chỉ vì muốn chia sẻ mọi hiện trạng khốn cùng của người dân. Có những nhà báo bị đuổi việc, mất chỗ làm khi cùng đứng với nhân dân. Dù có bị ví hay răn đe là phải sống như “chó”, họ cũng không thể là vậy.

21 tháng 6 năm nay, chẳng có ai vinh danh các nhà báo không ăn lương nhà nước. Nhưng nếu nhiều năm nay, không có họ, những con người làm báo tự nguyện ấy, không biết người dân sẽ sống sao với đất nước đang dẫy đầy chuyện mù mờ. Chính họ là người đã điều chỉnh mọi thứ về cái đúng. Từ chuyện giải dịch đúng “tàu lạ” thành “tàu Trung Quốc” cho đến “sai quy trình” thành “vấn nạn.” Bóc trần từ ngữ “công trình thế kỷ” thành “bê-tông cốt tre” hay “ra văn bản” rõ thành “lạm quyền.” Những nhà báo đó góp phần tố cáo những kẻ đạp trên luật pháp, minh bạch những án oan và giải cứu cả tử tù.

Biển nhiễm độc, cá chết, các loại quan tham giấu mặt bằng ngôn từ mị dân… kể cả các loại quan lớn luôn thích tuyên ngôn mà không giữ được lời đều bị đưa ra trước ánh sáng và nhân dân. Video về biển miền Trung của Nguyễn Lân Thắng có lẽ là tường trình duy nhất minh bạch hiện trạng môi trường và con người khốn cùng lúc này, trong buổi truyền thông chung bị khép chặt mọi thứ, cùng tiếng sỉ vả “với động cơ nào?.” Nhờ truyền thông tự do của con người – dành cho con người – như trang Ba Sàm hay trang Nguyễn Xuân Diện…, mà nhân dân mới biết được kẻ mang lon tướng như Phạm Xuân Thệ, cướp công đồng đội Bùi Văn Tùng, đã đạo đức giả như thế nào khi lên giọng về tình chiến hữu. Và âu cũng là dịp để người người được biết về đức phục vụ và trung thành như thế nào của ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, khi mau mắn rút thẻ của nhiều nhà báo như Đỗ Hùng, Mai Phan Lợi… giúp chứng minh rõ hơn những gì người ta ví von về đời làm báo ở Việt Nam.

Ngày kỷ niệm nhà báo cách mạng nghe mỗi lúc càng nhạt. Chính làng báo chí nhà nước cũng cảm thấy ngại ngùng khi tự ca hát về mình trong ngày này. Không còn cách mạng trong truyền thông. Mà chỉ còn nẹp lưng vào tường, lần mò theo định hướng, lần mò tự kiểm duyệt để không ốm đau từ các con chữ mang dấu sắc cho đến lúc tan xác.

Thật buồn cho một nền báo chí mà từ thời khai sinh, đã luôn xiển dương ý thức tự do. Buồn cho một nền truyền thông chỉ còn sứ mạng xô đẩy các phong trào cảm xúc đời sống, để tiện che chắn cho những điều mà nhân dân cần được biết, cần được nói tới. Buồn cho những nhà báo dẫu có ăn lương nhà nước nhưng trái tim trong sáng, vẫn phải lặng nghe miệng kẻ ví von mình là chó.

Hãy mơ đến một ngày mới. Tôi và bạn nhất định phải ước mơ đến, nhé. Ngày của người làm báo bình thường và chân chính chỉ muốn tận hiến cho sự thật và cho quê hương. Ngày đó chẳng có ai sẽ phải bị gọi tên là “chó”. Và dù có bị khoác áp lên mình bộ lông sặc sỡ đến đâu, họ cũng sẽ rũ sạch và đứng lên, bắt đầu lại với một sứ mạng duy nhất: chuyển tải sự thật và lẽ phải. Ngày đó, mới thật sự là của những con người làm báo.

MẸ GIÀ CÒN MINH MẪN

MẸ GIÀ CÒN MINH MẪN

Tuyết Mai

Ở tuổi 91 mà mẹ già của tôi còn minh mẫn hơn nhiều người tưởng.   Tôi càng đến thăm mẹ thì càng được biết nhiều điều hơn và mẹ con càng thêm gắn bó.   Bức màn của tuổi thơ ấu của tôi cũng dần được vén lên cách sáng tỏ và rõ ràng hơn mà tôi trước đây phải đoán già đoán non.   Hẳn là bao nhiêu năm qua mẹ tôi đã không hoàn toàn quên tôi hay sống thiếu lương tâm của một người mẹ như tôi từng suy đoán vì tánh của mẹ tôi từ xưa đến nay thường sống vô tư, có thể do đó mà mẹ tôi sống được thọ cho đến ngày hôm nay chăng?.

Tôi cảm thấy và cảm nhận được những giòng lệ rơi của mẹ tôi đã dành cho tôi vì tôi là đứa con gái út nhất nhà mà mẹ tôi đã có công mang tôi trong dạ suốt 9 tháng 10 ngày, chịu banh da xẻ thịt và cho tôi chào đời nhưng vì giòng đời nghiệt ngã và vì hoàn cảnh trớ trêu đã không cho phép tôi được gần mẹ.   Từ suốt tuổi thơ ấu (không cha) cho đến ngày tôi phải rời xa quê hương, xa mẹ của tôi không biết có ngày nào được gặp lại đó là ngày 30 tháng 4 đen của năm 1975, đến nay đã là 41 năm tôi xa xứ.

Mẹ tôi buồn lắm vì đã không cho tôi được những gì mà mẹ tôi ao ước muốn đem tặng cho tôi, đứa con gái út ruột thịt (nó như đã chết nay được gặp lại) và rất yêu thương của bà để làm quà cho tôi và cho các cháu con của tôi để làm kỷ niệm và là cách thực tế nhất mà mẹ tôi có thể cho và nghĩ rằng cho được.   Mẹ tôi cũng biết cảm tạ Thiên Chúa ban cho bà được sang Mỹ, được vào Trung Tâm 5 ngày/ 1 tuần, được chính phủ ưu ái cấp tiền rộng rãi cho bà hằng tháng, cộng sức khoẻ còn rất tốt thì quả là Thiên Đàng hạ giới.

Tôi an ủi mẹ tôi rằng “Mẹ ơi tiền của Trần Gian có hôm nay, mất ngày mai mà mẹ lo làm gì.   Con chỉ cần hằng ngày mẹ cứ tiếp tục dâng kinh Mân Côi lên cho Thiên Chúa để Người sẽ ban cho mẹ, cho chúng con là con cái, cháu chắt trong gia đình được bình an, vui vẻ và hạnh phúc là đủ, là cần thiết nhất.   Còn ai phải, ai quấy thì đã có Thiên Chúa thưởng, phạt ngay tại đời này và ở cả đời sau … mẹ lo gì mẹ ơi!”.

Cảm tạ Thiên Chúa Đấng lòng lành vô cùng đã mở mắt, mở trái tim cho tôi thấy rất sớm và cảm nhận rất sớm về tiền của Trần Gian tuy rất cần nhưng nó chỉ được dùng như phương tiện để mua Nước Trời.   Chớ không phải để tom góp, tích trữ mà rồi đến khi Chúa Gọi ra khỏi đời này với hai bàn tay trắng, thì có mang theo được chi?.   Ngoài hiện tại sống lỗi đức công bằng, cả đời làm gương xấu, chỉ vì lòng tham vô đáy của ta mà ra.

Tôi bảo mẹ tôi rằng tôi tìm đến mẹ là để tìm sự cảm thông, hàn gắn, được gần gũi và được bù đắp tình mẹ con chớ không cần những gì mà mẹ tôi ao ước được cho tôi đâu vì những thứ ấy Thiên Chúa luôn ban cho tôi rất dư đầy và rất giầu ân sủng của Người.   Từ hằng ngày dùng đủ đến sức khoẻ, vợ chồng yêu thương gắn bó tựa keo sơn, con cái hiền lành ngoan ngoãn và chúng luôn yêu thương nhau.

Bấy nhiêu đã quá gọi là được Thiên Chúa ban cho giầu có trong ân sủng vì ai tiền của chất chồng mà mua được tình yêu vợ chồng, tình yêu con cái mà không là khư khư nắm giữ cái này của tôi hay cái này của anh.   Có phải ai sống tiền bạc quá, tính toán quá thì gia đình ấy hẳn sẽ khó mà có được một ngày hạnh phúc, mà không sống trong địa ngục, không có được một ngày bình an trong tâm hồn thì nói gì đến giữ linh hồn cho khỏi sa Hỏa Ngục?.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

21 tháng 6, 2016

Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi

Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi

Blog RFA

VietTuSaiGon

20-6-2016

Chiếc CASA 212 và xác của nó được tìm thấy (trái); chiếc SU-30MK2 và thượng tá Trần Quang Khải đã vĩnh viễn ra đi. Nguồn: cắt từ ảnh trên internet.

Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA – 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?

Ở câu hỏi thứ nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn là rất cao.

Nhưng cũng không loại trừ khả năng máy bay trục trặc kĩ thuật và tự phát nổ. Vấn đề trục trặc kĩ thuật, tự phát nổ có thể do hai nguyên nhân: bị rút ruột trong quá trình bảo trì, những linh kiện tốt đã bị rút đi để bán và thay vào đó là những linh kiện tương đương do một quốc gia không có uy tín hay chuyên môn trong sản xuất những linh kiện này nhưng lại có khả năng làm hàng nhái?! Và cũng không loại trừ khả năng thứ hai là đã có gián điệp cài cắm trong các khu quân sự Việt Nam, đặc biệt là trong các đội bảo trì quân khí cụ của quân đội Việt Nam. Bởi hiện tại, những quyết định mờ ám của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dành cho người Trung Quốc cũng như tính ngang ngược của họ trước toàn thể quốc dân Việt Nam cũng cho thấy có một vấn đề gì đó hết sức không bình thường trong quan hệ Việt – Trung.

Và nếu như không có gián điệp Trung Quốc cài cắm trong bộ phận bảo trì cũng như quân đội Việt Nam thì ngay cả thói quen rút ruột công trình, rút ruột linh kiện khí tài, tham nhũng và gian lận trong tài chính của giới quan chức quân đội cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệ rạc của hệ thống khí tài Việt Nam mặc dù nó được mua với giá hàng triệu, hàng tỉ đô la nhưng công năng của nó có khi chỉ là một con số rất nhỏ bởi nó đã bị rút ruột, tráo đổi quá nhiều trong quá trình nhập cảng và bảo trì. Khả năng này cũng không thấp bởi thứ văn hóa rút ruột vô tội vạ của hầu hết quan chức từ quân đội đến công an cũng như hành chính, giáo dục, y tế… tại Việt Nam hiện nay.

Ngay cả khẩu phần ăn của bộ đội cũng bị rút ruột đến mức đáng sợ. Tiêu chuẩn mỗi ngày ăn của người lính bộ đội hiện nay có chỉ số trung bình là 84 ngàn đồng, bên cạnh đó có thêm phần tự sản xuất để tăng cường dinh dưỡng trong các đơn vị. Tuy nhiên, hầu hết các bộ đội đã giải ngũ đều có kinh nghiệm đau lòng về chuyện chén cơm trong quân đội. Những chuyện kể của họ luôn mang nỗi ám ảnh của đói và thèm ăn, nợ nần căng tin, đến khi ra quân thì khoản tiền nhà nước trả lương bộ đội suốt ba năm trời không đủ trả nợ, phải xin thêm tiền gia đình. Và hầu hết các chuyện kể đều cho thấy bữa cơm của bộ đội Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi “canh toàn quốc và nước mắm đại dương”. Nghĩa là không có gì trong bữa ăn ngoài một bát canh lỏng, lèo tèo vài cọng rau và một bát cá thừa nước thiếu cái.

Đáng sợ nhất là chuyện của một cậu lính phòng không, đang tại ngũ kể cho tôi nghe “ngày 30 tháng Tư năm nay, nghe nói đơn vị cháu được cho 10 triệu đồng để ăn lễ, cả đơn vị gần hai trăm bốn chục lính và chỉ huy, tính ra mỗi đứa cũng được hơn trăm ngàn đồng, nghe mừng lắm. Vì nếu mang tiền đó đi mua lợn về mổ thịt và nhà lính tự nấu ăn thì chơi vô tư. Thế mà các chỉ huy cho mua hai chục con vịt xiêm về làm thịt, đánh tiết canh. Mấy phần nạc dành cho cấp trên, tụi cháu chỉ được ăn xương xẩu, đầu cánh cổ, cháo và một ít tiết canh… Biết là mình bị ăn chặn rồi đó nhưng không dám nói!”.

Thử hỏi, với cái đà ăn chặn một cách lộ liễu và trơ trẽn như các cấp chỉ huy quân đội Việt Nam hiện tại, với đà tham nhũng và rút ruột như hiện tại thì sức mạnh quân đội Việt Nam liệu có còn? Hơn nữa liệu người lính bộ đội có còn đủ dũng khí, sức mạnh để mà chiến đấu? Một quân đội mà lính tráng thì gầy nhom, thiếu ăn, chỉ huy thì bụng mỡ, bước đi núc ních như mang theo hủ hèm như vậy thì sức mạnh nằm ở đâu?

Đó là chưa muốn nói đến hệ thống khí tài Việt Nam là một thuộc hệ kĩ thuật Liên Xô và xã hội chủ nghĩa. Nó vẫn còn khá lạc hậu và lạc điệu so vối hệ thống khí tài của Mỹ. Nếu bây giờ Việt Nam mua một hệ thống khí tài hiện đại từ Mỹ, phải tốn ít nhất cũng ba đến năm năm mà làm quen, tập dượt và bảo trì. Trong tình hình hiện tại, khi mà kẻ thù lăm le bờ cõi, thời gian từ ba đến năm năm là khoản thời gian đủ dài để kẻ thù xâm chiếm, án cứ và cát cứ. Cơ hội đánh bại kẻ thù là không có.

Và có một câu hỏi nữa: Tại sao đường bay Hà Nội – Sài Gòn phải đổi tuyến, không bay ra biển Đông kể từ khi hai máy bay của quân đội bị mất tích? Phải chăng quân đội Trung Quốc đã chính thức cát cứ vùng trời Việt Nam và bay trong đất liền là thái độ lựa chọn của kẻ thua cuộc, mà cũng có thể là kẻ đã chấp nhận kết quả mua bán của mình?

Nếu thật sự có được một cuộc điều tra về vụ rơi và mất tích hai chiếc máy bay của quân đội trong tuần qua trên biển Đông, ngay trong vùng biển Việt Nam, thì việc điều tra này phải được tiến hành trên diện rộng, từ vấn nạn tham nhũng, hối lộ của giới chóp bu Cộng sản cho đến các chỉ huy cấp cao của quân đội và các nhân viên bảo trì máy bay. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra cả lịch trình và giờ bay thực của các phi công quân đội. Bởi riêng chuyện của phi công Khải, với 3000 giờ bay, kinh nghiệm thuộc vào hàng sư sãi nhưng lại bị chết trong tình trạng dù quấn lấy người là chuyện hết sức bất thường! Bởi cái chết đã phạm vào những lỗi rất cơ bản của một phi công theo phân tích của giới chuyên môn.

Và thực sự, cái chết cũng như sự mất tích của mười người trong không quân Việt Nam trong tuần qua cũng cho thấy sự yếu kém không thể tha thứ được của không quân Việt Nam cũng như quân đội Việt Nam. Đó là chưa muốn nói đến một câu hỏi khác: Vì sao Việt Nam từ chối Mỹ giúp đỡ tìm kiếm các máy bay mất tích? Vì sao trước đó họ cũng từ chối Mỹ giúp đỡ điều tra vụ cá chết ở bờ biển miền Trung?

Trong khi đó, họ lại rước vào biển Việt Nam 4 tàu hải quân, hai tàu tìm kiếm cứu nạn và hai tàu hải cảnh của Trung Quốc cùng với hai máy bay quân sự? Nguyễn Chí Vịnh thì tuyên bố “mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc không có gì thay đổi, vẫn tin tưởng nhau, vẫn anh em…”. Rõ ràng, sau vụ cá chết và máy bay tử nạn, có vẻ như những gương mặt bán nước dần lộ diện và họ cũng tự phơi bày bản chất của họ một cách thách thức, trơ tráo, coi thường nhân dân, thậm chí là xem nhân dân như một bầy cừu trong đòn roi bạo lực của họ! Thật là đáng buồn!