Chủ tịch Hồ Chí Minh và Linh mục Cao Văn Luận nói chuyện về công giáo

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Linh mục Cao Văn Luận nói chuyện về công giáo

FB Dương Quốc Chính

24-12-2018

Nhân dịp giáng sinh, mình copy cho các bạn xem 2 đoạn trao đổi giữa ông HCM và linh mục Cao Văn Luận, nhân dịp ông Hồ sang Pháp khi hội nghị Fontainebleau diễn ra.

Trong đợt này, Hồ CT có vận động 1 số kiều bào Pháp về VN xây đựng đất nước. Một số trí thức đã về theo ông Hồ, xây dựng nước VN DCCH, như Phan Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa)… Một số khác sau đó lại về theo ông Diệm xây dựng nước VNCH, trong đó có LM Cao Văn Luận. Ông này là trí thức có tiếng của VNCH, là người sáng lập Viện đại học Huế.

Hai đoạn hội thoại dưới đây là dịp ông Hồ gặp ông Luận để vận động ông LM về nước theo mình. Câu chuyện cho thấy quan điểm của ông HCM về đạo Công giáo và ý tưởng muốn Công giáo VN ly khai khỏi Vatican đã hình thành từ năm 46, nhưng không thành công như ở TQ.

Trích hồi ký Bên giòng lịch sử của LM Cao Văn Luận.

——————-

Cụ Hồ gật gù, mỉm cười, đưa tay mời tôi ngồi xuống lần nữa, nhưng tôi xin phép được đứng. Cụ nhìn tôi mỉm cười thật tươi tắn:

– Tôi rất vui mừng gặp linh mục, và xin nói cho linh mục biết bây giờ tại nước nhà, mọi tầng lớp, mọi thành phần, mọi giai cấp, không phân biệt tôn giáo, cùng đoàn kết sau lưng chính phủ tranh đấu cho một mục đích duy nhất là dành lại độc lập và thống nhất cho xứ sở.

Lúc nhà sư có chuyện vui buồn gì, thì cũng mời cố đạo đến dự. Khi cố đạo có chuyện gì cũng mời sư đến chia sẻ. Nhưng mà tôi phải nói thệt với linh mục rằng bên đạo Công giáo chưa được tự lập. Trong toàn cõi Việt Nam có 15 địa phận thì chỉ có 2 địa phận được hai vị giám mục Việt Nam cai quản, còn các địa phận kia thì do các giám mục ngoại quốc coi sóc.

Tôi nghĩ các linh mục trẻ như linh mục phải cùng với chính phủ ta, tranh đấu đòi lại quyền tự trị cho các địa phận đạo ở Việt Nam. Linh mục nghĩ sao?

Tôi đã được Nguyễn Mạnh Hà cho biết đường lối của chính phủ Việt Minh đối với giáo hội công giáo Việt Nam, cho nên không ngạc nhiên khi nghe cụ Hồ nói như vậy. Tôi bình tĩnh thưa:

– Thưa cụ Chủ Tịch, đây là điều mà tôi muốn thưa với cụ Chủ Tịch hôm nay. Tôi có nghe ở bên nước nhà có phong trào đòi lập giáo hội tự trị. Thưa cụ, những người công giáo Việt Nam chúng tôi cũng muốn tự lập theo một nghĩa nào đó. Chúng tôi đều mong cho các địa phận Việt Nam có đầy đủ những giám mục đều là người Việt Nam.

Đó cũng là đường lối mà Vatican luôn luôn chủ trương là theo đuổi. Thưa cụ chúng tôi không thấy có gì phải phản đối, nếu những người công giáo Việt Nam muốn tự đảm nhiệm lấy sự cai quản việc đạo trong nước mình. Nhưng thưa cụ, tôi thiết nghĩ cách tiến đến sự tự lập cho giáo hội Việt Nam phải được suy xét và thực hiện đúng cách.

Tiện đây, cụ Chủ Tịch đã ghé nước Pháp, nếu cụ Chủ Tịch muốn cho công việc mau chóng, thuận tiện, cụ Chủ Tịch có thể ghé qua Vatican xin gặp Đức Giáo Hoàng hoặc nếu cụ Chủ Tịch bận, thì cử một phái đoàn đại diện sang La Mã, thương thuyết với Tòa thánh một hiệp ước (Concordat) giữa chính phủ và Tòa thánh, yêu cầu Tòa thánh tấn phong thêm các giám mục Việt Nam và thỏa thuận với chính phủ về mọi việc bổ các giám mục cai quản các địa phận Việt Nam. Cụ Hồ có vẻ không hài lòng lắm:

– Đó không phải là việc của chính phủ. Việc của chúng tôi là làm sao cho các giáo dân Việt Nam đừng có đi cầu kinh với các cố đạo Pháp vì làm như vậy thì có vẻ còn chịu nô lệ Pháp, trong lúc cả nước đứng lên dành độc lập với người Pháp.

Tôi hơi bất mãn vì cái quan niệm cứng nhắc của cụ Hồ:

– Thưa cụ Chủ Tịch, người công giáo đi cầu nguyện ở đâu, có ai xướng kinh thì cũng chỉ cầu nguyện với Chúa, chớ không hề có chuyện cầu nguyện với người Pháp. Vả lại theo tinh thần công giáo, thì chúng tôi coi mọi người giống nhau, các linh mục ngoại quốc, hay linh mục Việt Nam, về phần đạo không có gì đặc biệt cả. Nếu chúng tôi còn phân biệt người Pháp với người Việt trong việc đạo, thì Tòa thánh sẽ cho rằng người công giáo Việt Nam còn ấu trĩ, thiếu kỷ luật đạo, và sẽ không thể xúc tiến việc trao quyền cai quản các địa phận và các họ đạo cho các giám mục và các linh mục Việt Nam được.

Có lẽ cụ Hồ nhận ra đề tài này có thể gây rắc rối, mất lòng, nên vội lánh sang chuyện khác. Cụ hỏi tôi tình hình các Việt kiều, sinh viên ở Pháp, việc học hành của tôi. Lúc này cụ thân mật, cởi mở, vui tính. Cụ hẹn sẽ mời tôi, các cha và Việt kiều sinh viên đến dự một bữa tiệc.

Tôi nhận thấy câu chuyện này không có kết quả như ý tôi mong muốn. Tôi không tìm được một lời hứa ở cụ Hồ sẽ thay đổi chủ trương, nên tôi cũng không muốn nhắc lại nữa. Tôi xin kiếu từ, và khi tiễn tôi ra cửa phòng khách, cụ Hồ vui vẻ bắt tay tôi, đặt tay lên vai tôi mân mê những nút áo chùng trước ngực tôi nói những câu chuyện ở nước nhà, làm như là thân mật với tôi lắm.

……………

Lúc vào bàn ăn, cụ Hồ chẳng hề dùng cái lối đọc diễn văn long trọng. Cụ ngồi ngay vào bàn ăn, và lúc nâng ly rượu đầu, cụ nói giọng thật là nồng nàn, thành thật:

– Chính phủ bên nước nhà đang theo đuổi mục tiêu tranh thủ độc lập, đem hạnh phúc lại cho toàn dân. Nhưng muốn đem hạnh phúc cho toàn dân, thì phải thực hiện xã hội chủ nghĩa. Giả sử mà chúa Giêsu sinh ra đời vào thời đại này, trước sự đau khổ của người đời như lúc này, mà Chúa muốn cứu vớt, thì chắc là cũng phải theo xã hội chủ nghĩa.

Tôi và các cha mỉm cười vì cái lối so sánh kỳ cục của cụ Hồ, tôi trả lời cụ:

– Thưa cụ Chủ tịch, về việc tranh thủ độc lập, thì mọi người Việt Nam công giáo hay không công giáo đều sẵn sàng tham gia. Nhưng về việc thực hiện xã hội chủ nghĩa, thì chúng tôi thiết nghĩ có nhiều người không đồng ý rằng đó là giải pháp duy nhất để đem hạnh phúc lại cho con người.

Cụ Hồ vỗ vai tôi, cười:

– Cha lại tuyên truyền rồi.

Có lẽ lúc đó tôi còn trẻ, nên tôi có hơi long trọng trong câu chuyện một cách quá đáng. Tôi không cười, thưa lại:

– Thưa cụ Chủ tịch, tôi đâu có ý tuyên truyền. Tôi nói ra ai nghe thì nghe, ai không thì thôi, tôi chẳng bao giờ chủ trương bắt những người không nghe theo lời nói của mình vào trại tập trung cả.

Cụ Hồ chỉ khẽ cau mày:

– Đạo Công giáo chỉ được nước binh nhà giàu, về với nhà giàu. Nhà giàu chết thì giật chuông inh ỏi, làm lễ mồ long trọng, còn nhà nghèo chết thì im hơi lặng tiếng. Như vậy làm sao Chúa biết linh hồn nhà nghèo vừa thoát khỏi xác mà đến rước về thiên đàng?

Tôi lại càng nghiêm hơn nữa, và nhất định phải cãi lại cụ Hồ.

– Thưa cụ Chủ tịch, Đạo Công giáo chẳng hề bênh nhà giàu bao giờ. Chúa Giêsu ra đời trong gia đình nghèo khó, giảng đạo cho người nghèo trước. Nhưng sở dĩ có những người Công giáo nghèo, những người giàu, là vì đạo Công giáo là một thành phần xã hội, sống trong một xã hội, và xã hội đó có kẻ giàu người nghèo. Nếu xã hội có giai cấp thì đạo Công giáo phải chấp nhận, nhưng không phải là tán đồng hoàn toàn đâu. Đạo chủ trương mọi người ngang hàng, bình đẳng trước Thiên Chúa không phân biệt giai cấp chi cả.

Cụ Hồ làm thinh một lúc, mặt lúc ấy hơi nghiêm, nhưng cụ tươi cười ngay, đổi sang câu chuyện khác, giọng nửa bông đùa nửa thành thật:

– Các chú còn trẻ và đẹp trai cả sao không chịu lấy vợ đi? Các chú không lấy vợ, xã hội, đất nước thiệt thòi biết bao nhiêu?

Lúc này tôi dùng giọng bông đùa để trả lời cụ:

– Xin lỗi cụ chủ tịch, thế tại sao cụ không lấy vợ để làm lợi cho xã hội? Chúng tôi độc thân nhưng sự độc thân của chúng tôi không làm thiệt hại gì cho xã hội, cũng như độc thân của cụ chủ tịch vậy mà.

– Tôi độc thân được, nhưng các chú còn trẻ, độc thân sao nổi. Trông thấy hoa, sao khỏi muốn hái được.

– Thưa cụ, bây giờ cụ đã già, nhưng trước kia cụ cũng trẻ như chúng tôi, mà cụ vẫn độc thân được, thì chúng tôi cũng có thể độc thân được: chúng tôi cũng có thể trông thấy hoa mà không muốn hái vì bận theo một lý tưởng khác.

Thấy tôi cãi hơi hăng, cụ Hồ cười rồi bắt sang chuyện khác.

Hai bé gái với chim bồ câu và “sự đối lập” của hai nền giáo dục Âu – Á

Hai bé gái với chim bồ câu và “sự đối lập” của hai nền giáo dục Âu – Á
18:30 24/12/2018.

Tôi thấy thương cho dân Châu Á mình, nhất là Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta đi chơi là để…chụp hình!

Úc: Đảng Lao Động hứa hẹn một khoản đầu tư khổng lồ cho ngành giáo dục mầm non, nếu đắc cử
Tôi còn nhớ đó là một buổi trưa hè trời rất đẹp ở Venice. Gió và nắng nhẹ. Tôi lang thang ở quảng trường vắng gần một nhà thờ cổ thì thấy có một cặp vợ chồng mang theo 1 đứa con nhỏ dạo ở đây.

Cô bé chạy chơi với bầy chim. Chim ở Châu Âu nói chung và ở Venice nói riêng cực kỳ thân thiện. Cô bé đang chơi thì mẹ cô thong thả rút ra một mẩu bánh mì. Rồi cô bé ngồi bệt xuống đất bắt đầu cho chim ăn. Bé cẩn trọng, đáng yêu, đút từng mẩu bánh cho từng chú chim.

Tôi ngồi đó quan sát em. Và cha mẹ em nữa. Trên đôi mắt cặp vợ chồng trẻ là niềm hạnh phúc bất tận long lanh khi nhìn con chơi đùa. Họ cười một nụ cười tỏa nắng và dựa đầu vào nhau.

Cô bé chơi chừng 20 phút thì có một cặp vợ chồng du khách người Trung Quốc đi qua. Có một cô bé khác cũng thấy đàn chim. Cô bé lân la đến. Và tôi đọc trong mắt em là sự thèm muốn được vào cuộc với cô bé kia. Có đứng đó chừng 2, 3 phút thì ba bé chạy đến và chụp ảnh lia lịa…con gái với chim. Xong kêu bé tạo dáng để chụp các kiểu. Con bé ngoan ngoãn làm xong phận sự rồi lại ngắm cô bé cho chim ăn. Lúc này tôi nghe tiếng mẹ em the thé (xin lỗi cho dịch đúng nguyên bản vì tiếng Hoa tôi khá tốt): nhanh nhanh về mà còn đi chỗ khác chụp hình!

Cô bé luyến tiếc mãi.

Mẹ lại dụ: chim có ở mọi nơi mà con. Lát nữa mình lại thấy các bạn chim mà.

Cô bé vẫn đứng đó.

Lúc này ba cô quát ầm lên làm chim bay hết và thay đổi cả không gian nơi này: Mau lên! Chim với chả chóc!

Rồi ông xốc đứa bé và lôi nó xềnh xệch trong tiếng khóc ré của con và tiếng lầm bầm của chị vợ!

Cặp vợ chồng người Châu Âu nhìn, khẽ lắc đầu, rồi họ trở lại cuộc sống yên tĩnh vốn có. Chim lại bay về và cô bé ngẩn ra một lúc lại cho chim ăn và nô đùa với chúng.

Bức ảnh thể hiện sự đối lập của hai nền giáo dục Âu – Á
Tôi thấy thương cho dân Châu Á mình. Nhất là Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta đi chơi là để…chụp hình. Không phải chụp cảnh vì yêu thích và cảm nhận mà ảnh nào cũng phải…có mình! Chụp mình hay chụp cảnh?

Ừ thì thôi cũng được. Nhưng trẻ con không cần những thứ như thế. Trẻ con cần là được cảm nhận, được hoà vào thiên nhiên.

Nhìn hai đứa trẻ ấy xem, một đứa con nhà giàu Trung Quốc đó còn một đứa là bố mẹ cũng chỉ là dân backpacker, hai gia đình không hề nghèo hơn nhau mẩu bánh mì nhưng cách xử sự rất khác nhau. Đứa trẻ kia được hoà vào thiên nhiên, học cách sống với chính mình, trân quý cuộc sống và yêu thương muôn loài.

Trên hết trong em là những kỷ niệm đẹp và đầy tình yêu. Mà trên hết là tình yêu sáng suốt mà cha mẹ dành cho em. Khi lớn lên, em không cần biết là giàu hay nghèo, đều có thể sống hạnh phúc và tỏa sáng theo cách của em. Mọi người sẽ trân trọng em như một con người thực sự!

Đứa trẻ Trung Quốc, những tấm ảnh bày đủ loại kiểu dáng ấy có thể mang đến cho cha mẹ em niềm hãnh diện, hoặc sưu tập những tấm ảnh đẹp cho con, để rồi sao? Khi nhìn những tấm ảnh đó là sự nuối tiếc về một kỷ niệm buồn buồn và tiếc nuối đối với đứa trẻ. Đứa trẻ ở đâu cũng vậy, cũng trong sáng và thánh thiện. Nhưng người lớn chúng ta nợ con chính bản thân con. Chúng ta hủy hoại đứa trẻ.

Những tấm ảnh ấy rồi sao, mỗi lần nhìn lại là một sự tự mãn, tự mãn vì mình đã đi qua nơi này, vì mình …trên người khác. Nếu được khen thì tốt, bị chê thì ghét, bảo người ta …gato mình. Thế thì mình đang dạy con những gì: tự phụ (bệnh của rất nhiều trẻ học trường “có yếu tố quốc tế” bây giờ), cao ngạo, vô cảm, khoe mẽ …nhưng hoàn toàn thiếu hạnh phúc đích thực và thiếu cảm nhận cuộc sống sâu sắc. Đứa trẻ đó lớn lên có thể giàu có và thành công, nhưng người ta không nhớ về em, người ta có thể xu nịnh em nhưng hoàn toàn không trân quý em!

Cùng một hoàn cảnh, cùng một thời điểm vậy mà đã cho ra đời hai đứa trẻ khác nhau đến thế!

Tôi nghĩ cái thời ngày xưa nghèo khó không được đi du lịch mà chắc mình chỉ ngồi dưới gốc cây mơ mộng mà còn có nhiều thời gian cảm nhận về cuộc sống hơn là bây giờ!

Tôi biết nhiều bậc phụ huynh cho con đến trường chỉ để xem cô giáo có thương con không là đủ. Chính mình cũng nghĩ cưng nó thôi là đủ. Cho nó đi chơi thì bảo con con chơi cái này đi, đừng chơi cái kia bẩn, cái này hay nè, tốt nè ! Rồi nó bỏ không thèm chơi nữa hay khóc ré lên.

Ta tự hỏi mình cho con nhiều thế, cho nó ăn uống vất vả thế mà nó vẫn …không hài lòng. Nó vẫn …bất hiếu. Rồi ta vin vào chữ hiếu, khiên cưỡng bắt con có hiếu. Ta tước đoạt cái đẹp trong con trắng trợn để thỏa mãn lòng tham, rồi bắt đứa trẻ đó phải cảm ơn mình.

Nhìn lại xem mình làm gì với đứa trẻ và mình đã bị làm gì khi còn là 1 đứa trẻ?

Chính chúng ta không hiểu và không phân biệt nổi đâu là tình yêu đích thực đâu là tình yêu khiên cưỡng và gông cùm vào thứ gọi là: trách nhiệm phải yêu.

Đứa trẻ nó không cảm nhận giống bạn, bạn đến một nơi, chụp chụp đủ thứ hình ảnh, ăn uống, khách sạn … Đứa trẻ về cuối cùng chỉ nhớ mỗi cái …hồ bơi dù nó đi biển, hay chỉ nhớ mỗi cái hoa bồ công anh dù bạn có hàng trăm hoạt động ở trên núi! Hãy nhìn bằng cảm nhận của con hay ít nhất là để con được tự do! đừng cố lấy cái nhìn của mình áp lên tâm hồn non nớt và trong trẻo của con. Hãy để con cảm nhận cuộc sống theo cách của con!

Tôi thích đi du lịch một mình, hoặc với trẻ con, vì các em trong sáng, chụp ảnh các em vui chơi là một điều cực kỳ thú vị, chụp ảnh cuộc sống và con người nơi đó cũng vậy, đưa được hồn nơi ấy vào trong ảnh là một công việc khó khăn và nâng cao tâm hồn mình.

Tôi yêu du lịch và cuộc sống xê dịch đó đây, ở đó ta cảm nhận thế giới rất khác. Nếu một lần nào đó đi du lịch mà bạn quẳng cái máy chụp hình đi mà cảm nhận thôi, hoặc chỉ chụp khi cảm được nơi ấy thôi. Bạn sẽ thấy mỗi một ngọn cây đã nói với bạn bao điều. Bạn sẽ nhớ hết vì bạn sợ quên mất. Sẽ yêu vì bạn thổi chính mình vào đó. Vào những buổi chiều trên những lâu đài cổ với những đàn chim hay chỉ là một cánh đồng xanh cuộn sóng mùa lúa chín.

Đừng đi xem hoa sen mà chỉ để uốn éo với cái hoa.

Riêng về trẻ em, xin đừng đầu độc con bằng chính tâm hồn bị nhiễm bẩn của mình, ít nhất hãy theo con và cho con là chính mình. Hãy để ý xem hành động của mình xây dựng một đứa trẻ như thế nào.

Còn tôi, chỉ muốn đi du lịch một mình!

Image may contain: 1 person, outdoor
Image may contain: 1 person, shoes and outdoor
Image may contain: 1 person, sitting, shoes and indoor

Cựu chiến binh gây quỹ xây tường biên giới hơn $15 triệu trong 5 ngày

Cựu chiến binh gây quỹ xây tường biên giới hơn $15 triệu trong 5 ngày

https://www.baocalitoday.com/hoa-ky/cuu-chien-binh-gay-quy-xay-tuong-bien-gioi-hon-15-trieu-trong-5-ngay.html

(Washington Post) – Nếu Mexico và Quốc hội Mỹ, không bên nào chịu chi trả tiền cho bức tường biên giới của Tổng thống Trump, thì cựu chiến binh Brian Kolfage có kế hoạch phù hợp và nhanh chóng hơn trên GoFundMe.

Chỉ trong vòng 5 ngày, chiến dịch gây quỹ “Chúng tôi, Nhân dân sẽ Tài trợ Xây tường” của Kolfage  đã thu hút hơn 200.000 người tham gia, với hơn $15 triệu Mỹ kim. Mục tiêu của cựu chiến binh cụt mất ba chi được tặng huy chương Trái tim Tím (Purple Heart) trong thời gian phục vụ chiến trường Iraq gây quỹ số tiền $1 tỉ Mỹ kim trên GoFundMe.. Theo cựu chiến binh chia sẻ trên GoFundMe, nếu mỗi một người trong số 63 triệu cử tri bỏ phiếu cho ông Trump đóng góp $80 Mỹ kim thì họ sẽ có được bức tường như ông Trump hứa hẹn,  tương đồng với ý kiến trong một bài xã luận được đăng trên tờ New York Post vào cuối tuần.

Trong email hồi đáp tờ Washington Post, cựu chiến binh Không lực Hoa Kỳ, 37 tuổi, ở Miramar Beach, Florida, cho hay, anh quyết định khởi sự chiến dịch gây quỹ vào hôm Chủ nhật vì “những trò chơi chính trị từ lưỡng đảng” đã ngăn chặn ngân sách xây tường. “Đã đến lúc dừng việc đùa giỡn với cử tri,” Kolfage ghi trong thư điện tử. “Nếu người ta bảo chúng ta sẽ nhận được gì đó, thì hãy thực hiện.”

Chiến dịch gây quỹ bắt đầu được cỗ võ trong tuần này từ khi ông Trump vào hôm thứ Ba từ bỏ yêu cầu Quốc hội chi tiền $5 tỉ Mỹ kim xây tường hoặc một phần chính phủ phải đóng cửa. Trước đó, trong cuộc họp với lãnh đạo Dân chủ, ông Trump tuyên bố “lấy làm hãnh diện đóng cửa chính phủ để có tiền xây tường. Nhưng các nhà lập pháp lưỡng đảng rõ ràng không ưa thích việc này. Vào hôm thứ Tư, Quốc hội thông qua một dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm giúp chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến ngày 8 tháng 2. Tuy nhiên, dự luật này không có tiền xây tường. Hạ viện sau đó nhanh chóng thông qua dự luật chi tiêu có $5 tỉ Mỹ kim theo yêu cầu của ông Trump, nhưng dự luật này vấp phải phản đối từ Thượng viện. Đến chiều thứ Sáu, hai bên vẫn đang thương lượng.

Chính phủ có thể chấp nhận số tiền gây quỹ trên GoFundMe hay không? Chuyện này không đơn giản.

Các nhà lập pháp Cộng hòa đã giới thiệu dự luật nhằm cho phép Bộ Ngân khố chấp nhận các khoản đóng góp từ công chúng cho mục đích xây tường. Dự luật “Quỹ Xây tường Biên giới” do Dân biểu Warren Davidson (Ohio) và Dân biểu Diane Black (Tennessee) đề xướng hiện vẫn còn nằm trong trong ủy ban với số phận mong manh sau khi Dân chủ nắm quyền Hạ viện.

Tuy nhiên, Kolfage tỏ ra lạc quan về khả năng một dự luật mới, bảo đảm “100% tiền đóng góp sẽ được tài trợ cho bức tường của ông Trump.” Anh chỉ ra dự án khôi phục Tượng đài Washington vào năm 2012. Quốc hội cấp $7,5 triệu Mỹ kim dùng sửa chữa tượng đài sau vụ động đất ở bờ Đông nước Mỹ vào năm 2011, và kêu gọi khu vực tư đóng góp khoản tiền tương tự.

Kolfage cho hay, anh đã liên lạc với chính phủ Trump nhưng từ chối tiết lộ thông tin cụ thể. Tòa Bạch Ốc cũng chưa đưa ra lời bình luận.

Chiến dịch của cựu chiến binh khác xa với kế hoạch kêu gọi khu vực tư nhằm hỗ trợ Tổng thống xây tường, nhưng lại thành công nhất cho đến nay. Hàng chục người khác trước đây cũng nỗ lực kêu gọi đóng góp giúp ông Trump hoàn thành lời hứa xây tường nhưng không đâu vào đâu. Tuy nhiên, Kolfage có một điều những người gây quỹ khác không có: anh là cựu chiến binh, một phi công Không lực Hoa Kỳ bị thương nặng.

Hương Giang (Washington Post)

 

Mùa Lễ 12-2018 : Lại ẫm ĩ chuyện ông Trump ….

 
Norris Le

Mùa Lễ 12-2018 : Lại ẫm ĩ chuyện ông Trump ….

Không có gì lạ đáng ngạc nhiên. Những gì ông này làm đều đã được báo trước trong lúc tranh cử. AMERICA FIRST . Ngay trong diễn văn nhậm chức , ông ta nói thẳng băng vào mặt các ông cựu Tổng Thống đang ngồi trước mặt rằng ông sẽ sửa sai lại hết, sẽ làm sạch vũng lầy chính trị tại Hoa Thịnh Đốn …. Già lụ khụ như tớ mà cũng đã đoán trước , không những nước Mỹ mà cả thế giới sẽ náo loạn lên vì ông này.

“Các anh lợi dụng nước Mỹ đã quá lâu …. Bây giờ tôi muốn chấm dứt việc đó. Chơi Fair với nhau nhé”. Ông ta chưa hề ngần ngại khi nói thế, kể cả với đồng minh ! Ông cũng chẳng tha những người sống trên đất Mỹ mà cứ ù lì ngồi hưởng trợ cấp xã hội, welfare, foodstamps ! Những ai sống bất hợp pháp, phạm tội hình sự … sẽ được trả về nguyên quán. Ai chửi cứ chửi. Ông làm cứ làm, với một luận cứ rất đơn giản : – Dân bầu tôi vì những lời tôi hứa lúc tranh cử. Bây giờ tôi chỉ thực hiện lời hứa đó với cử tri.

Ai muốn làm ăn với Trung cộng thì tùy, nhưng đối với ông Trump, Trung cộng là kẻ thù nguy hiểm nhất đối với Mỹ , – không phải Nga sô. Vì thế mặt trận Á châu – Thái Bình Dương quan trọng hơn bất cứ nơi nào khác. Vì thế mà liên minh quân sự Ấn – Nhật – Úc – Mỹ ra đời. Hòa dịu với Nga để chống Trung cộng !

Rút quân dàn trải nhiều nơi khác để tập trung quân lực vào mặt trận chính là quan tâm hàng đầu của chính quyền Trump, nhất quyết không để sa lầy tại Trung đông.

Một số tướng lãnh tài ba, hay một số giới chức khác, nhìn vấn đề dưới cái nhìn quân sự, hay đạo đức chính trị, có thể khác với cái nhìn chiến lược trước thời thế hiện nay của ông Trump. Ông ta đã nói trước, Mỹ sẽ không vì ai cả, – America first. Ông không hứa hẹn, cam kết chung thủy gì với ai, nên không cảm thấy có lỗi với ai. Ông làm vì nước Mỹ.

Giới chức nào không đồng ý, sẽ được tùy nghi từ chức , hoặc sẽ bị sa thải . 
“You are fired” là câu nói thường xuyên của ông Trump đối với thuộc cấp nào không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, khi ông còn là một doanh nhân. 
Cuộc đọ sức giữa chính quyền Trump và phe của đảng Dân Chủ đang diễn ra quyết liệt đều nhắm vào mục tiêu tranh cử sắp tới : 2020. Mỗi bên đều có chiến lược, chiến thuật của riêng mình. Sẽ còn nhiều gay cấn. 
Đó là điều vẫn thường xãy ra trong những nước Dân Chủ. 
N.L

Tuyên truyền đến độ phát tởm

Thuong Phan shared a post.
Image may contain: 5 people
Thao TeresaFollow

Thú thật, đời mình chưa bao giờ cảm thấy lợm giọng và sởn hết da gà như khi đọc bài này. Tởm quá ! Những thằng đồ tể giết người hàng loạt đã bị cả thế giới phỉ nhổ nhưng cộng sản VN lại đi tuyên truyền đến độ phát tởm thế này.

Hà Sĩ Phu Đánh Bại Luận Điểm Khát Máu Mác Lê nin Bằng Một Luận Điểm

Phạm Thành is with Hoa Kim Ngo and 11 others.

Hà Sĩ Phu Đánh Bại Luận Điểm Khát Máu Mác Lê nin Bằng Một Luận Điểm.

Đúng ngày Thiên chúa Phục sinh tôi nhận được móm quà vô cùng quy giá: “ Chia tay ý thức hệ”, sách triết luận về xã hội của tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu ( Nguyễn Xuân Tụ).

Thực ra, tôi đã đọc nghiêm cẩn tác phẩm này trên không gian mạng từ hơn 10 năm trước đây, và đã tải toàn bộ tác phẩm này, in thành quyển để đọc.

Với một lối viết triết luận như một nhà văn kể một câu chuyện của tiểu thuyết, “chia tay ý thức hệ”, đặc biệt là phần “Dắt tay nhau, đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, đã cuốn hút tôi một cách ghê gớm. Đọc mà thích, đọc đến đâu, đầu óc mình được khai sáng đến đấy. Và tôi đã nhận ra, Hà Sĩ Phu, với tác phẩm này đã nâng ông lên thành một nhà triết học đích thực mang tầm thế giới.

Tại sao? Vì, bất kỳ một tác giả lý luận nào, nếu anh không có tác phẩm cùng các luận điểm triết học của riêng mình, thì dù anh có vạn chữ, trăm đầu sách bàn về triết học, suy cho cùng, anh cũng chỉ là kẻ xay sàng gạo, hay nói chữ là chế biến thóc thành gạo, trên nền tảng thóc lúa đã có sẵn. Nghĩa là, anh muốn anh là nhà triết học, anh phái là hạt thóc của anh. Anh chưa có luận điểm riêng của anh, tức anh chưa phải là hạt thóc. Anh không thể là một nhà triết học.

Luận điểm triết học của Hà Sĩ Phu là gì? Đó là luận điểm về sự tiến hóa của sinh vật nói chung, trong đó có con người. Luận điểm của ông là: chỉ có trí tuệ mới là động lực để phát triển xã hội, chứ không phải đấu tránh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Và ông đã chứng minh đầy thuyết phục rằng: “cái lõi bên trong của dòng tiến hóa là dòng phát triển của trí thức nhân loại, còn sự đấu tranh giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, tức là sự đấu tranh giai cấp, chỉ là cái vỏ, là những hiện tượng xã hội kèm theo mà thôi. Dòng gia tăng tri thức của xã hội là cái lõi, nó phản ánh bản chất của sự tiến nên không thể thiếu và tồn tại xuyên suốt từ đầu đến cuối lịch sử loài người. Còn sự đấu tranh giai cấp chỉ là cái vỏ bên ngoài, là một trong những hiện tượng xã hội kèm theo nên nó có tính tạm thời, luôn thay đổi màu sắc, và con người có khả năng vận dụng nó, hoặc giảm nhẹ hay loại trừ nó đi trong nhiều giai đoạn trong dòng tiến hóa bất tận” ( Hết trích). Và ông đã chứng minh luận điểm này một cách hết sức thuyết phục, từ đời sống xã hội của con ngươi đến đời sống của những sinh vật dạng đơn bào. Sinh vật dạng đơn bào, không có trí tuệ, nên chúng chỉ có khả năng biến thái mình cho phù hợp với môi trương để tồn tại, vĩnh viễn không có tiến hóa lên động vật cấp cao hơn được. Những sinh vật có trí tuệ thì ngược lại, luôn tìm cách để chiến thắng hoàn cảnh (vượt lên hoàn ảnh) để tồn tại và phát triển. Nghĩ và tạo ra công cụ lao động để cải biến thế giới, để chiến thắng hoàn cảnh, chính là trí tuệ.

Như vậy, với luận điểm này, Hà Sĩ Phu đã hoàn toàn hạ gục, luận điểm “đấu tranh giai cấp là động lực để phát triển xã hội” của Mac Lenin.

Các triết gia trên thế giới đã phải ngã mũ kính phục và thừa nhận tính đúng đắn và khoa học về luận điểm này của Hà Sĩ Phu. Đó là lý do để ông ( Hà Sĩ Phu), cho đến thời điểm này, là nhà triết học duy nhất của Việt Nam có đóng góp vào kho tàng triết học của nhân loại. Ngoài ông ra, đến nay, tôi chưa thấy ở Việt Nam hiện nay còn có ai nữa.

Tôi sướng vì ngày Thiên chúa Giáng sinh nhận được món quà vô giá này, nên vội vàng ghi lại những kiến thức đã đọc được từ cả hơn chục năm trước, qua tác phẩm của ông phổ biến trên không gian mạng.

Những ngày tới, tôi sẽ đọc kỹ lại từ sách mới, hẳn sẽ cho tôi những cảm nhận thích thú mới.

Nhắn nhủ với các bạn. Người có học ở Việt Nam, mà không biết, không đọc tác phẩm này, lý luận gì, biết gì, cũng chỉ là kẻ mù sờ voi.

Hãy đọc “Chia tay Ý thức hệ” của Hà Sĩ Phu để đầu óc mình được khai sáng.

STT NGÔ TRƯỜNG AN

Ngo ThuFollow

STT NGÔ TRƯỜNG AN

Nghe tiếng chó sủa, Nghị Quế đang ngồi đếm USD vội nhìn ra thấy chị Dậu tay bưng rổ chó con, tay đẩy cổng bước vào. Nghị quát:
– Mày đến đây làm gì hả con mụ Dậu kia?
Chị Dậu đặt rổ chó con xuống nền nhà, khép nép thưa:
– Dạ bẩm ông! Nhà con hết gạo, nên con đem mấy con chó nhỏ này đến đây xin thoái vốn ạ!
– Thoái vốn là sao?
– Dạ, nghĩa là ông đưa tiền cho con rồi lấy mấy con chó này ạ.
– Đệch!! Mầy bán chó thì nói mẹ bán cho đi, bày đặt thoái vốn với thoái hóa!!
– Ậy, ậy!! Dạ đúng là thoái hóa thiệt đấy ạ! Đây là con chỉ học theo cách nói của các quan mà thôi.
– Mày láo! Quan các ông làm gì có chuyện bán chó?
– Dạ không phải bán chó mà bán cảng Quy Nhơn, bán tập đoàn sữa Vinamilk, bán công ty bia Sài Gòn…. Họ bán tất tần tật, nhưng họ không nói bán mà chỉ nói thoái vốn thôi ạ.
– À, bởi vì vốn đó của nhà nước được trích ra từ tiền thuế của dân. Thực chất, tất cả các tài sản đó là của nhân dân. Mà của dân thì không thể dùng từ «bán» cho nên phải nói thoái vốn cho nó trí tuệ, mày hiểu chưa?
– Dạ, vậy, các xe công cũng được mua từ tiền thuế của dân, sao khi bán các quan không nói thoái vốn mà nói thanh lý ạ?
– Con mụ Dậu kia! Mày đến đây bán chó hay đến để chất vấn ông hả?
– Dạ con nghĩ, sự việc nó thế nào thì cứ nói toạc ra thế đó cho dễ hiểu ạ. Dùng những mỹ từ tốt đẹp, văn hoa cũng không thể che đậy được bản chất của nó. Tài sản, tài nguyên của dân các ông cứ tranh nhau bán ăn hết. Sau này không còn gì để bán nữa, chắc các quan trấn lột luôn cái quần của dân đang mặc để bán ăn chớ gì…..
– Á, á!!! Cái con đĩ Dậu kia! Mày dám nói các quan chúng ông ăn luôn cái quần của mày hử? Đội cờ đỏ đâu? Lôi cổ nó ra….

Tha Thứ

Tha Thứ 

Ghen ghét, hận thù chính là hòn than nóng ném vào người khác nhưng chính chúng ta lại bị bỏng tay. va người bạn nên tha thứ để sống thanh thản 

  1. Tha thứ cho bạn bè

Bạn bè là những người dồng hành cùng chúng ta cả cuộc đời này, họ giống như gia đình thứ 2. Vậy nên không có lí do nào để chúng ta không thể tha thứ lỗi lầm của họ. Cuộc đời, con người vốn dĩ không hề hoàn hảo và chúng ta luôn cần những người bạn. Có đôi khi, bạn chỉ cần thông cảm với những lỗi lầm, lối thoát tự nhiên sẽ xuất hiện trong một mối quan hệ bạn bè.

  1. Tha thứ cho kẻ thù

Trong xã hội mà sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt như hiện nay, bạn sẽ không biết được lúc nào mình có “kẻ thù” và cũng không biết được mình có bao nhiêu “kẻ thù”.

Đặc biệt là tại công tác ngoài xã hội càng ngày áp lực càng lớn, khó tránh khỏi sẽ có người không cùng suy nghĩ với bạn, họ có thể sẽ ở sau lưng mà bàn tán về bạn, phỉ báng bạn và biến bạn thành kẻ thù của họ.

Dù cho bạn là một người không muốn tranh giành quyền thế, nhưng phiền toái sẽ hết lần này lần khác tìm đến bạn, lúc đó bạn sẽ làm thế nào? Hãy tha thứ vì biết đâu một ngày họ trở thành bạn của chúng ta, đừng biến hận thù ngày càng trở nên sâu sắc không thể hoá giải.

  1. Tha thứ cho kẻ hãm hại mình

Những lỗi lầm, những điều vô cùng tệ bạc mà họ đối xử với chúng ta có thể chỉ là một đố kị nhất thời. Thay vì khắc sâu sự căm ghét ấy trong lòng, hãy học cách cho nó đi. Có đôi khi, những người ấy lại giúp chúng ta mạnh mẽ, sắt đá hơn.

  1. Tha thứ cho những người phản bội

Một câu hỏi mà nhiều người dằn vặt đến hết cả cuộc đời, liệu có nên tha thứ cho những người phản bội. Có thể là phản bội trong tình yêu, phản bội trong tình bạn,…Dù nỗi đau ấy có sâu đến như thế nào, nếu bạn có thể tha thứ nó sẽ nguôi ngoai đi phần nào. Chúng ta không nhất thiết phải lấy oán báo oán, chính sự rộng lượng của con người mới là chìa khoá dẫn đến sự giải thoát.

  1. Tha thứ cho chính mình

Và cuối cùng, chúng ta phải học cách tha thứ cho chính bản thân mình. Mọi người, ai ai cũng đều phạm qua sai lầm và cũng không thể đạt được sự tán thành của tất cả mọi người.Nếu như bạn cứ đắm chìm trong sự hối hận và tự trách mình, qua một thời gian dài như vậy, cuộc đời bạn sẽ trở nên bi quan, sai lầm cũng sẽ không biến mất thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn. Cho nên bạn hãy mỉm cười và tự tha thứ cho bản thân mình.Trong cuộc đời này, không có lỗi lầm nào là không thể tha thứ, không có con người nào là không đáng tha thứ cả.

Hãy tập cách tha thứ cho người khác

Tha thứ nhiều khi là điều rất khó thực hiện, người kia làm điều sai trái, khiến bản thân tổn thương và ta lại phải tha thứ cho họ. Cái tôi của mỗi người sẽ không cho phép điều đó xảy ra, cũng giống như chuyện tình cảm tan vỡ vậy, nó rất khó quên vì cái tôi quá lớn ngăn cản chúng ta biết cách tha thứ.

Nhưng, một lần nữa hãy nhớ lại rằng, chúng ta chỉ là con người và con người thì phạm sai lầm. Những người làm điều không tốt với người khác cũng sẽ tổn thương trong thâm tâm. Nếu bạn thấy họ bị sự dằn vặt tổn thương, hãy hiểu và tha thứ cho họ.

Hãy nhớ cảm giác khi được tha thứ, nhớ tới những lần bạn phạm sai lầm và được người khác bỏ qua. Những thứ ấy sẽ giúp bạn hiểu được giá trị của sự tha thứ.

Kết

Tình yêu và sự tha thứ là chìa khóa dẫn tới hạnh phúc, sự viên mãn trong cuộc sống. May mắn thay, chúng ta có thể tập luyện nó mỗi ngày và thực hiện nó hàng ngày. Một khi sự tha thứ được thực hiện, tất cả mọi người đều là người chiến thắng, hãy làm nó thường xuyên hơn và bạn sẽ có một cuộc sống thành công, hạnh phúc hơn.

From ngocmaidl9 & NguyenNThu