Hà Sĩ Phu Đánh Bại Luận Điểm Khát Máu Mác Lê nin Bằng Một Luận Điểm

Phạm Thành is with Hoa Kim Ngo and 11 others.

Hà Sĩ Phu Đánh Bại Luận Điểm Khát Máu Mác Lê nin Bằng Một Luận Điểm.

Đúng ngày Thiên chúa Phục sinh tôi nhận được móm quà vô cùng quy giá: “ Chia tay ý thức hệ”, sách triết luận về xã hội của tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu ( Nguyễn Xuân Tụ).

Thực ra, tôi đã đọc nghiêm cẩn tác phẩm này trên không gian mạng từ hơn 10 năm trước đây, và đã tải toàn bộ tác phẩm này, in thành quyển để đọc.

Với một lối viết triết luận như một nhà văn kể một câu chuyện của tiểu thuyết, “chia tay ý thức hệ”, đặc biệt là phần “Dắt tay nhau, đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, đã cuốn hút tôi một cách ghê gớm. Đọc mà thích, đọc đến đâu, đầu óc mình được khai sáng đến đấy. Và tôi đã nhận ra, Hà Sĩ Phu, với tác phẩm này đã nâng ông lên thành một nhà triết học đích thực mang tầm thế giới.

Tại sao? Vì, bất kỳ một tác giả lý luận nào, nếu anh không có tác phẩm cùng các luận điểm triết học của riêng mình, thì dù anh có vạn chữ, trăm đầu sách bàn về triết học, suy cho cùng, anh cũng chỉ là kẻ xay sàng gạo, hay nói chữ là chế biến thóc thành gạo, trên nền tảng thóc lúa đã có sẵn. Nghĩa là, anh muốn anh là nhà triết học, anh phái là hạt thóc của anh. Anh chưa có luận điểm riêng của anh, tức anh chưa phải là hạt thóc. Anh không thể là một nhà triết học.

Luận điểm triết học của Hà Sĩ Phu là gì? Đó là luận điểm về sự tiến hóa của sinh vật nói chung, trong đó có con người. Luận điểm của ông là: chỉ có trí tuệ mới là động lực để phát triển xã hội, chứ không phải đấu tránh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Và ông đã chứng minh đầy thuyết phục rằng: “cái lõi bên trong của dòng tiến hóa là dòng phát triển của trí thức nhân loại, còn sự đấu tranh giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, tức là sự đấu tranh giai cấp, chỉ là cái vỏ, là những hiện tượng xã hội kèm theo mà thôi. Dòng gia tăng tri thức của xã hội là cái lõi, nó phản ánh bản chất của sự tiến nên không thể thiếu và tồn tại xuyên suốt từ đầu đến cuối lịch sử loài người. Còn sự đấu tranh giai cấp chỉ là cái vỏ bên ngoài, là một trong những hiện tượng xã hội kèm theo nên nó có tính tạm thời, luôn thay đổi màu sắc, và con người có khả năng vận dụng nó, hoặc giảm nhẹ hay loại trừ nó đi trong nhiều giai đoạn trong dòng tiến hóa bất tận” ( Hết trích). Và ông đã chứng minh luận điểm này một cách hết sức thuyết phục, từ đời sống xã hội của con ngươi đến đời sống của những sinh vật dạng đơn bào. Sinh vật dạng đơn bào, không có trí tuệ, nên chúng chỉ có khả năng biến thái mình cho phù hợp với môi trương để tồn tại, vĩnh viễn không có tiến hóa lên động vật cấp cao hơn được. Những sinh vật có trí tuệ thì ngược lại, luôn tìm cách để chiến thắng hoàn cảnh (vượt lên hoàn ảnh) để tồn tại và phát triển. Nghĩ và tạo ra công cụ lao động để cải biến thế giới, để chiến thắng hoàn cảnh, chính là trí tuệ.

Như vậy, với luận điểm này, Hà Sĩ Phu đã hoàn toàn hạ gục, luận điểm “đấu tranh giai cấp là động lực để phát triển xã hội” của Mac Lenin.

Các triết gia trên thế giới đã phải ngã mũ kính phục và thừa nhận tính đúng đắn và khoa học về luận điểm này của Hà Sĩ Phu. Đó là lý do để ông ( Hà Sĩ Phu), cho đến thời điểm này, là nhà triết học duy nhất của Việt Nam có đóng góp vào kho tàng triết học của nhân loại. Ngoài ông ra, đến nay, tôi chưa thấy ở Việt Nam hiện nay còn có ai nữa.

Tôi sướng vì ngày Thiên chúa Giáng sinh nhận được món quà vô giá này, nên vội vàng ghi lại những kiến thức đã đọc được từ cả hơn chục năm trước, qua tác phẩm của ông phổ biến trên không gian mạng.

Những ngày tới, tôi sẽ đọc kỹ lại từ sách mới, hẳn sẽ cho tôi những cảm nhận thích thú mới.

Nhắn nhủ với các bạn. Người có học ở Việt Nam, mà không biết, không đọc tác phẩm này, lý luận gì, biết gì, cũng chỉ là kẻ mù sờ voi.

Hãy đọc “Chia tay Ý thức hệ” của Hà Sĩ Phu để đầu óc mình được khai sáng.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay