Một nỗ lực làm rung chuyển thị trường để biến nền kinh tế Mỹ thành thứ mà Trump luôn mong muốn

Theo báo WSJ

Trong khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng lo lắng trong những tuần gần đây về hậu quả nếu Tổng thống Trump phát động một cuộc chiến thương mại lớn, bản thân Trump vẫn tiếp tục nhìn về quá khứ. 

Phần còn lại của thế giới đã bóc lột nước Mỹ trong 40 năm, ông nói với các cố vấn yêu cầu ông trình bày tầm nhìn kinh tế của mình. Ông và các cố vấn của ông sẽ lưu ý rằng đó là một lập luận mà ông đã đưa ra trên truyền hình từ những năm 1980. Trước khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc, ông nói, ông cảm thấy mình phải sửa chữa những sai lầm đó.

Nếu mọi người phàn nàn về mức thuế quan mà ông sắp áp đặt, Trump sẽ bảo những người thân cận của mình nhắc nhở công chúng về quan điểm của ông về nước Mỹ đã từng như thế nào và có thể như thế nào một lần nữa: một nơi có những con phố chính và thị trấn phồn hoa, nơi công nhân Mỹ sản xuất ra những sản phẩm Mỹ để bán cho người dân Mỹ.

Tổng thống Trump hôm thứ Tư sau khi công bố mức thuế quan tại Nhà Trắng.

Tổng thống Trump hôm thứ Tư sau khi công bố mức thuế quan tại Nhà Trắng. Ảnh: Andrew Harnik/Getty Images

Mức thuế mà Trump công bố sẽ nâng mức thuế trung bình lên trên mức đỉnh trước năm 1930. Đây là thành phần gây rối loạn nhất trong chương trình nghị sự có thể là một trong những chương trình gây rối loạn nhất của bất kỳ tổng thống mới nào kể từ những năm 1930, bao gồm cắt giảm nhập cư, chi tiêu của chính phủ, thuế và các quy định.

Các phụ tá của Trump coi việc áp dụng thuế quan là một phần của chương trình toàn diện, cùng với việc thắt chặt biên giới, giảm thuế và giảm quy định, sẽ tạo ra một nền kinh tế tự cung tự cấp hơn, nơi người Mỹ sản xuất nhiều hơn và nhập khẩu ít hơn những gì họ tiêu thụ, ít việc làm do những người nhập cư bất hợp pháp đảm nhiệm, khu vực tư nhân tự do hơn và chính phủ ít gánh nặng hơn.

Trong nền kinh tế đó, “Chúng tôi đang sản xuất nhiều thứ hơn ở Mỹ, sản xuất công nghệ cao, hàng hóa an ninh, ô tô, nhiều thứ hơn nữa trong toàn bộ quang phổ công nghiệp”, Stephen Miran, chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Trump cho biết. Ít quy định và thuế hơn sẽ “làm cho việc sản xuất hàng hóa ở Mỹ nhanh hơn và linh hoạt hơn”.

Tổng thống đã bác bỏ các lập luận của những người phản đối, nói rằng: “Mọi dự đoán mà đối thủ của chúng ta đưa ra về thương mại trong 30 năm qua đã hoàn toàn sai lầm”. Tuy nhiên, ông đã thừa nhận riêng tư và công khai rằng, trong ngắn hạn, việc thực hiện kế hoạch của ông sẽ gây gián đoạn—lạm phát cao hơn, ít nhất là tạm thời, và nguy cơ suy thoái kinh tế cao hơn. “Liệu có đau đớn không? Có, có thể (và có thể không!). Nhưng chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, và tất cả sẽ xứng đáng với cái giá phải trả”, ông nói trên phương tiện truyền thông xã hội vào đầu tháng 2.

Các cố vấn kinh tế trong nhiệm kỳ đầu của Trump thường cố gắng thuyết phục ông từ bỏ những gì họ cho là quan niệm sai lầm của ông về thương mại, chẳng hạn như ai trả chi phí thuế quan. “Đó luôn là một cuộc trò chuyện vòng vo”, Short nhớ lại. “Người ta sẽ giải thích rằng đó là các nhà nhập khẩu Mỹ, và ông ấy sẽ quay lại… và ông ấy sẽ nói rằng các quốc gia đó cần phải trả tiền”.

Nhóm cố vấn kinh tế hiện tại, nhiệm kỳ hai của Trump, bao gồm những người hoài nghi về thuế quan, nhưng không giống như nhiệm kỳ đầu tiên của ông, họ không cố gắng thuyết phục ông không sử dụng chúng. Thật vậy, về cơ bản, đó là một điều kiện để gia nhập. Trump cảm thấy tự do và có thể đưa ra quyết định theo bản năng mà không có nhiều sự can thiệp, ông đã nói với những người ủng hộ mình.

Doug Irwin , một nhà sử học thương mại tại Đại học Dartmouth, lưu ý rằng việc di chuyển chuỗi cung ứng ô tô từ Canada và Mexico, một số có từ những năm 1960, đến Hoa Kỳ sẽ là một dự án tốn kém kéo dài hàng thập kỷ. “Những gì tất cả các nhà kinh tế học biết về thuế quan là chúng làm giảm hiệu quả,” ông nói. “Liệu có hợp lý không khi chúng ta có thể sản xuất tất cả các bộ phận của tất cả các loại ô tô và hiệu quả như nhau, và cung cấp cùng một loại ô tô với cùng mức giá, hơn là khi chúng ta tận dụng lợi thế của chuyên môn hóa xuyên biên giới?”


Một trung úy an ninh của Cộng Sản trở về với Chúa

Nhà văn PhaoLô Nguyễn Hoàng Đức, một chứng nhân sống động của Chúa, của Chân phước F.X Nguyễn Văn Thuận. Ông từng là trung úy an ninh, công tác tại cục “chống phản động” A16 thuộc Bộ Nội Vụ, phụ trách vấn đề tôn giáo.

Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

Năm 1987, ông có dịp gặp ĐHY F.X Nguyễn Văn Thuận lúc đang bị giam cầm để học tiếng Pháp. Sau gần hai năm học cùng ngài, ông được khai sáng Đức Tin Thiên Chúa. Một thời gian sau khi ĐHY được trả tự do sau 13 năm giam giữ bất công, ông Đức cũng từ bỏ ngành công an và chính thức trở thành con cái Chúa vào dịp lễ phục sinh 2003.

Tôi được ông gửi tặng bản photo viết tay này trong lần gặp ở Hà Nội vào tháng ba vừa rồi. Câu chuyện này đã giúp tôi gia tăng thêm Đức Tin cả về lý trí lẫn linh hồn. Một câu chuyện tuyệt vời, sống động mà tôi muốn đánh máy lại để chia sẻ cùng các bạn, những người yêu mến Chúa như một món quà tặng gửi các bạn trong tuần Thánh và những ngày Phục Sinh sắp tới.

Tôi viết bài này để chia sẻ và hiệp thông cùng cảm ơn Cố Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận trong niềm hân hoan còn tươi dấu cuộc khai sinh lần hai, khi sinh làm con Thiên Chúa trong nước rửa tội và thần khí thiêng liêng, đúng dịp lễ Phục sinh, thứ bảy, ngày 19 tháng 4, năm 2003.

 [70+] Jesus Resurrection Wallpapers | WallpaperSafari

Lễ Phục sinh, Thế giới đón nhận hồng ân Thiên Chúa đã chết và sống lại sau biến cố vượt qua đầy nhiệm mầu thánh hiến. Riêng đối với tôi, đã được đón nhận ân sủng Phục sinh bằng cả một cuộc trải nghiệm, đầy ánh sáng rọi soi từ hiện thực.

Thứ nhất: Tôi đã được rửa tội trong nước và thần khí Thiên Chúa. Để vượt qua từ công dân trần gian trở thành công dân nước Chúa.

Thứ hai: Kể từ đầu tháng 4 năm 1993 tôi mắc bệnh thần kinh tọa rất nặng, người cong vẹo hình chữ “C” mới đầu là chân phải bị teo, sau đó đến chân trái. Sau nữa cơ thể phù lên từ dưới da, và ra máu xấu từ ngón chân lên tận đỉnh đầu. Tất cả kéo dài hơn 10 năm, cho đến khi tôi tham dự lớp dự tong tháng 10 năm 2002, thì trên mặt vẫn còn bị lở loét, việc đó có linh mục Nguyễn Xuân Thủy, linh mục An Tôn Nguyễn Văn Thắng, Các thầy Phanxico Asisi Doanh và thầy Hùng, thầy Hải, thầy Kỳ, cùng các bạn trong lớp dự tong đều thấy. Vào dịp tháng 8 năm 2001, học giả, dịch giả Trần Thiện Đạo khá nổi tiếng từ Pháp về thăm Việt Nam có đên thăm tôi và chụp ảnh cùng. Tôi vẫn còn giữ tấm ảnh mà khuôn mặt vừa cương cứng vừa phù sưng toàn máu đọng và lở loét. Cách lễ rửa tội vài ngày thôi, Linh mục Thomas Thủy và thầy Phanxico Doanh thấy mặt tôi vẫn còn lở loét nên ái ngại hỏi: “Sức khỏe của anh Đức thế nào?”

Trong quá trình trị bênh tật, nhiều đêm đằng đẵng liên tục lo bóp nặn máu mủ, nhưng tôi vẫn yên tâm sống và làm việc bởi tin vào hai giấc mơ Chúa đã mạc khải cho tôi.

Giấc mơ thứ nhất, trước ngày tôi bị ốm là: Tôi vào trong buồng tắm vặn nước chỉ thấy phân chảy ra, tôi chạy ra vòi nước khác vặn, vẫn thấy phân chảy ra, và vài vòi nước khác ở trong và ngoài nhà cũng chỉ có phân chảy ra, sáng ra lúc tỉnh dậy người tôi rất nặng nề và u uất.

Giấc mơ thứ hai, cách một ngày sau là: Tôi lắp đặt một vòi nước mới bắc qua một mảnh vườn mới, nó phun lên toàn nước sạch, xối xả, mạnh mẽ, khi tỉnh dậy, người tôi rất sảng khoái, và dường như tôi được mặc khải để suy ra điều rằng: Ống nước là hình tượng của ống xương hay hệ dây thần kinh, nó đang chứa chất bẩn và độc như phân. Sau đó sẽ trào vọt một nguồn nước sạch mới và ta sẽ khỏi bệnh.

Trong quá trình bệnh tật, nhiều lúc quá đau đớn tôi đã từng muốn hờn trách, thậm chí nguyền rủa Thiên Chúa, nhưng tôi vẫn nghĩ đến hình ảnh của ông Gióp. Ngài bị bệnh bảy năm lở loét hôi thối đầy người, bị vợ con xa lánh có lúc không chịu được ngài chê trách Thiên Chúa “sao không để cho ngài được chết” tôi nghĩ tôi đã có được hình ảnh của ông Gióp để làm gương, vậy không thể nào lặp lại “dấu ngã lòng” đó, vì thế mà tôi vẫn cắn răng chịu đựng. Thêm nữa trong quá trình bệnh tật, tôi tự ngẫm thấy mình nhận được quá nhiều ánh sáng vinh quang của Chúa, mà không có Chúa trợ giúp và dẫn dắt, tôi không thể làm được. Trong thời gian đó tôi đã viết được hàng chục cuốn sách, gồm chuyên luận, truyện ngắn, trường ca… có những cuốn quan trọng như “Y hướng tính văn chương” – có hẳn một chương bàn về Thượng Đế, “Hành trình nhận thức nhân loại”, “Hành trình tâm linh nhân loại”, và trường ca thần học “ Ngước lên cao” – Tôn vinh Chúa và đức tin của con người. Tôi luôn nghĩ, vinh quang là món quà lớn nhất mà Chúa đã trao cho ta, thì ta còn kêu ca về những đớn đau thể xác làm gì?(!)

Vào dịp rửa tội – lễ phục sinh tôi xuất hiện trước mắt mọi người tinh tuyền, sạch sẽ. Và tôi chiêm nghiệm đó là món quà Chúa ban cho tôi: Vượt qua một cơ thể đầy rẫy bệnh tật u ám để phục sinh thành con cái Chúa trong một thân xác mới.

Thứ ba: Trước lễ rửa tội một tuần, bố tôi bảy mươi tuổi lâm bệnh rất nặng, tôi phải về nhà đưa cụ vào bệnh viện Việt – Xô cấp cứu. Ngay trong đêm đó, bệnh viện hội chẩn và quyết định mổ, sau ca đại phẫu lấy mật cho cụ, lúc 3 giờ sáng tôi trở về nhà, việc đầu tiên tôi mặc quần áo, leo lên gác xép, thắp 3 ngọn nến cầu nguyện Thiên Chúa ban phước lành để bố tôi vượt qua bệnh tật. Mỗi ngọn nến nhỏ hơn ngón tay út, được cắm vào chiếc đế bằng sứ nhỏ như đáy chén. Vậy mà tôi cho rằng một việc như phép lạ đã xảy ra, lúc gần 9 giờ sáng tôi tỉnh dậy, vẫn thấy một ngọn nến còn cháy. Như vậy một ngọn nến bé xíu, cùng một chút nến còn sót lại nơi đế chén đã cháy bảy giờ đồng hồ. Tôi nghĩ Chúa Thánh Thần đã ban cho tôi sự ấm lòng, Ngài như muốn bảo: “Ta cho con một dấu chỉ để con yên tâm”. Trọng bệnh của bố tôi dần dần bình phục. Vào ngày tôi rửa tội, tôi nghe, sang tuần bố tôi có thể xuất viện. Như vậy Chúa không chỉ cho bố tôi sức khỏe, cho gia đình tôi bình an, mà còn cho tôi một đêm rửa tội an bình, thuận buồm, xuôi gió. Và tôi tự chiêm nghiệm rằng: với gia đình và tôi, đây cũng là ân sủng phục sinh của phép nhiệm mầu vượt qua.

Nhưng tất cả hành trình “vượt qua” để trở thành con chiên của Chúa đó được bắt đầu từ đâu? Lần lại hơn mười năm, nó được bắt đầu từ cái ngày tôi may mắn được gặp Đức cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận. Một triết gia có nói “ Một hòn đá đặt đúng chỗ có thể chuyển hướng chảy cả một dòng sông”, có thể nói Đức cha Nguyễn Văn Thuận là viên đá làm chuyển hướng dòng sông cuộc đời tôi, đặc biệt Ngài khơi nguồn để dòng sông tâm hồn tôi chảy từ trần gian qua miền đức tin hướng về nước Chúa. Nói chính xác hơn, cho đến nay tự thân tôi vẫn luôn đánh giá, việc gặp Đức cha Nguyễn Văn Thuận là “biến cố tha nhân lớn nhất cuộc đời tôi” (le plus grand événement de l’autrui).

Ngài là người nhân ái nhất, trí tuệ nhất, nguyên tắc nhất mà tôi từng gặp. Và Ngài như một hạt men hùng hậu nhất đã gieo vào cuộc đời tôi, để triển nở thành một đức tin vô cùng mãnh liệt. Đến nay, dù tôi sống vẫn còn nhiều vấp phạm, song tôi không bao giờ có thể mảy may nghi ngờ: “Chúa là sức mạnh lớn nhất trong tôi. Chúa là vinh quang lớn nhất cuộc đời tôi!”

Sự việc bắt đầu thế này. Trước kia tôi là sinh viên khóa VI của Đại học An Ninh, còn gọi là C500, đóng ở khu vực giáp khu Thanh Xuân, Hà Nội. Tôi học từ năm 1974, đến năm 1979 ra trường được phân về công tác tại cục “ Chống phản động” tức A16 thuộc Bộ Nội Vụ. Thời gian đầu tôi công tác tại phòng “Dân tộc”. Sau bảy năm, số phận bắt đầu đưa đẩy tôi vào một sự sắp đặt mới, tôi được chuyển sang phòng “Tôn giáo”. Mới về phòng, tôi đã nghe anh em bàn tán về việc của Đức cha Nguyễn Văn Thuận. Nào là “ Ngài giỏi lắm, biết đến tám ngoại ngữ!” “Ngài nhân từ với mọi người!” “ Ngài bị cầm tù mà lúc nào cũng vui vẻ và tràn đầy hy vọng”…Những bài thơ trong tù của cố ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận rồi tôi cũng được xem tập hồ sơ của Ngài. Cái ấn tượng đầu tiên của tôi là ảnh Ngài chụp chung với khoảng 200 tu sinh và thanh thiếu niên mặc toàn đồ trắng trên bãi biển Nha Trang.

Lần theo cuốn sách nổi tiếng của Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận - Công ...

Và cái tội lớn nhất của Ngài trong tập hồ sơ là: Thành lập “Tu hội Hy Vọng” và là thành viên của gia đình “mũ rất to” là Ngô Đình Diệm (Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa).

 


 

Chứng khoán Mỹ thêm một ngày thê thảm, Dow mất hơn 2,200 điểm

Ba’o Nguoi- Viet

April 4, 2025

NEW YORK, New York (NV) – Chứng khoán Mỹ lại hứng chịu thêm một ngày thê thảm, những chỉ số lớn đều giảm khoảng 6% hôm Thứ Sáu, 4 Tháng Tư, sau hai ngày Tổng Thống Donald Trump công bố thuế quan mới, theo NBC News.

Chỉ số S&P giảm 6% tính tới lúc đóng cửa thị trường vào chiều Thứ Sáu. Nasdaq tụt 5.8%. Dow Jones mất hơn 2,200 điểm, tương đương khoảng 5%.

Nhà đầu tư làm việc tại Thị Trường Chứng Khoán New York ở thành phố New York hôm Thứ Sáu, 4 Tháng Tư. (Hình: Timothy A. Clary/AFP via Getty Images)

Đây là ngày thứ nhì liên tiếp thị trường chứng khoán Mỹ trượt dài sau khi Tổng Thống Trump hôm Thứ Tư công bố thuế quan mới cho hàng chục quốc gia khác. Hôm Thứ Năm, cả S&P, Nasdaq lẫn Dow đều giảm nhiều nhất trong một ngày kể từ đầu đại dịch COVID-19 năm 2020.

Trong số công ty lớn có cổ phần mất giá hôm Thứ Sáu có hãng xe hơi điện Tesla của tỷ phú Elon Musk (giảm 10.4%), hãng thiết bị nông nghiệp Caterpillar (giảm 5.8%) và hãng sản xuất chip điện tử AI hàng đầu thế giới Nvidia (giảm 7.4%).

Chevron, Boeing và 3M nằm trong số ba công ty giảm mạnh nhất của Dow, cổ phần mỗi công ty này giảm hơn 8%. Cổ phần Apple, Visa, JPMorgan Chase và Goldman Sachs giảm hơn 7%.

Thậm chí bản phúc trình việc làm Tháng Ba tốt bất ngờ, được công bố sáng Thứ Sáu, cũng không giúp ích được gì cho thị trường tài chính. Hầu hết chuyên gia phân tích coi mức tăng trưởng việc làm Tháng Ba chỉ là chi tiết nhỏ trong thực trạng kinh tế bị đảo lộn thời gian qua do chính sách của Tổng Thống Trump.

Thị trường chứng khoán khắp thế giới hôm Thứ Sáu cũng đỏ rực. Chứng khoán Âu Châu nay đã giảm 10% so với mức cao kỷ lục mới đây. Thị trường Á Châu cũng thê thảm.

Những loại tài sản khác cũng giảm. Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm tụt 4%. Mặc dù sẽ dẫn tới lãi suất vay mua nhà hạ, nhưng điều đó phản ánh thực tế rằng nhà đầu tư quá lo lắng về nền kinh tế nên né rủi ro của chứng khoán và chuyển sang trái phiếu để an toàn.

Giá dầu thô cũng giảm, gần 8%, còn $61.71 một thùng, cho thấy nhà đầu tư lo sợ mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ giảm vì người tiêu dùng sẽ thắt lưng buộc bụng.

Tổng Thống Trump công bố áp thuế quan quyết liệt nhằm buộc hãng xưởng dời sản xuất tới Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và kinh tế gia cho rằng điều đó hầu như không khả thi nếu xét theo quy mô mà ông Trump mong muốn, và sẽ gây ra thảm họa.

Giờ đây, nguy cơ kinh tế trì trệ ít nhất trong ngắn hạn dường như chắn chắn xảy ra. Hôm Thứ Sáu, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế nhập cảng 34% lên toàn bộ sản phẩm Mỹ từ ngày 10 Tháng Tư, một trong hàng loạt biện pháp trả đũa của nước này đối với thuế quan mới của Tổng Thống Trump.

Trong khi đó, Tổng Thống Trump tiếp tục tỏ ra bất chấp thị trường chao đảo và giới lãnh đạo toàn cầu chỉ trích ông.

“Chính sách của tôi sẽ không bao giờ thay đổi,” ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social của ông hôm Thứ Sáu. Sau đó, ông thêm, “Chỉ có kẻ yếu mới thua.” (Th.Long)


 

Nước Mỹ dân túy có mong kết thúc thương mại toàn cầu để đi đến tự cung tự cấp? – Jackhammer Nguyễn

Ba’o Tieng Dan

Jackhammer Nguyễn

5-4-2025

Con số 300 tỷ dollars là thặng dư mậu dịch trong lĩnh vực dịch vụ của nước Mỹ trong năm 2024. Con số này được báo New York Times trích dẫn từ các số liệu của chính phủ Mỹ. Và dĩ nhiên, thặng dư mậu dịch này không bao giờ được những người ủng hộ chính sách của tổng thống đương nhiệm Donald Trump, nhắc tới.

Ông Trump và các đồng minh của ông cho rằng, Mỹ bị thâm thủng mậu dịch vì các quốc gia khác, đồng minh cũng như đối thủ, chơi xấu.

Thâm thủng mậu dịch mà ông Trump và các đồng minh đề cập là mậu dịch hàng hóa. Thặng dư mậu dịch của Mỹ là mậu dịch dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ bao gồm tài chính, thiết kế, phần mềm, công nghệ mới…

Dĩ nhiên là con số này chỉ chiếm khoảng ¼ số thâm thủng mậu dịch trong lĩnh vực hàng hóa (năm 2024), nhưng thặng dư mậu dịch dịch vụ tăng dần hàng năm: Năm 2021 thặng dư mậu dịch dịch vụ chỉ 21 tỷ dollars; năm 2022 là 23 tỷ; đặc biệt, từ năm 2022 sang năm 2023 có bước nhảy vọt, từ 23 tỷ lên 278 tỷ. Trong khi đó, thâm thủng mậu dịch hàng hóa có lúc tăng lúc giảm.

Điều này khẳng định Hoa Kỳ là cường quốc không có đối thủ trong lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực nhiều giá trị thặng dư nhất (added value, nói nôm na là có lời nhất), lĩnh vực tinh xảo nhất trong lịch sử sản xuất của cải của loài người.

Việc Hoa Kỳ liên tục gia tăng thặng dư mậu dịch dịch vụ và thâm thủng mậu dịch hàng hóa (lúc nhiều lúc ít), khẳng định một sự phân công của thế giới hiện đại, là Hoa Kỳ ngày càng đảm nhận vai trò dịch vụ, phần còn lại của thế giới, nơi nhiều nơi ít, đảm nhận vai trò sản xuất hàng hóa.

Chúng ta có thể ví nôm na như sau: Hoa Kỳ là khu thị tứ phồn thịnh, phần còn lại của thế giới là thôn quê, vất vả hơn, với câu so sánh mà người Việt hay nói, “giàu nhà quê không bằng lê la thành thị”.

Điều này dẫn tới việc Hoa Kỳ là quốc gia giàu có nhất trên thế giới, tính đến cuối năm 2024.

Thế nhưng, tại sao có nhiều người Mỹ không vui, không cảm thấy hạnh phúc, và họ đã ủng hộ tay dân túy Donald Trump thắng cử tổng thống? Sau vài tuần lễ cầm quyền đầy xáo trộn, và cuộc chiến thương mại do Trump phát động có nguy cơ gây suy thoái nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu, nhiều cử tri của ông ta đã lên tiếng, hay cắn răng, phản đối, nhưng vẫn còn nhiều người ủng hộ.

Có nhiều phân tích về nguyên nhân của việc này, kể cả những yếu tố tâm lý. Nhưng có lẽ yếu tố bình đẳng trong việc phân chia của cải đóng vai trò cao nhất về sự không hài lòng của người Mỹ.

Theo số liệu thống kê năm 2022, thì số người Mỹ giàu nhất, chiếm 10% dân số, nắm đến 69% của cải của nước Mỹ. Trong khi đó, số người nghèo nhất chiếm 50% dân số Mỹ, chỉ nắm 3% của cải.

Sự bất công này được Donald Trump và đồng minh lợi dụng một cách thành công, dán nhãn đảng Dân chủ đối lập là đảng của giới tinh hoa giàu có, còn đảng Cộng hòa là đại diện cho lớp thợ thuyền nghèo khổ.

Điều trớ trêu là, chính quyền hiện nay của Mỹ, do Donald Trump đứng đầu, lại là tập hợp của giới tài phiệt Hoa Kỳ, trong đó có người giàu nhất thế giới là Elon Musk, giữ vai trò cố vấn. Và Elon Musk cùng đám đàn em của ông ta đang ra sức đập phá các định chế nhà nước, các định chế có nhiệm vụ giúp đỡ những người nghèo khó, trong các chương trình thực phẩm, y tế, nông nghiệp…

Tệ hơn nữa, chính quyền Trump hiện nay đang âm mưu giảm thuế cho giới tài phiệt trong vòng 10 năm tới, và số tiền này sẽ được cắt ra từ ngân khoảng trợ cấp y tế dành cho người nghèo.

Đây có thể nói là cuộc lừa đảo vĩ đại, không kém cái gọi là “cuộc cách mạng tháng 10 Nga”, xảy ra cách đây hơn một trăm năm.

Steve Bannon, người được xem như lý thuyết gia của phong trào dân túy MAGA (Make American Great Again) do Trump dẫn đầu, từng công khai nói ông ta là một Leninist, sẵn sàng sử dụng những biện pháp bẩn thỉu nhất, phi dân chủ nhất như Lenin đã từng làm, để tranh đoạt quyền lực. Lenin là người sáng lập ra hệ thống các nước cộng sản toàn thế giới, nay đã sụp đổ.

Hôm thứ tư, ngày 2 tháng 4 năm 2025, Trump chính thức phát động cuộc chiến thương mại toàn cầu. Ông ta nói rằng, quốc gia nào không muốn bị Mỹ đánh thuế mậu dịch thì hãy mở nhà máy sản xuất tại Mỹ. Câu nói này có ý nghĩa kết liễu thương mại thế giới. Thế giới sẽ là những quốc gia tự cung tự cấp, giống như những “pháo đài công nông lâm ngư nghiệp”, mà tay tổ cộng sản Việt Nam là Lê Duẩn đã tuyên bố sau năm 1975.

Hãy tưởng tượng một doanh nhân Việt Nam, hay Cambodia, mở nhà máy may quần đùi tại Hoa Kỳ, sản xuất quần đùi cho người Mỹ dùng!?

Trở lại vấn đề bất bình đẳng trong việc phân chia của cải ở Mỹ, cách thức để giải quyết hữu hiệu cho việc này có lẽ chỉ là hệ thống thuế và an sinh xã hội mà thôi. Nhưng đảng Dân chủ với những đề xuất tăng thuế lên giới tài phiệt đã thất bại, ý tưởng sâu rộng hơn nữa của thượng nghị sĩ Bernie Sanders và các đồng minh cấp tiến của ông là tăng thuế các tập đoàn kinh tế và tăng phúc lợi xã hội, trong đó quan trọng nhất là chăm sóc ý tế toàn dân, cũng đã thất bại.

Người Mỹ bị ám ảnh bởi các chính sách mang tính xã hội cấp tiến, mà giới tài phiệt hay dán nhãn là cộng sản, là độc tài, là xã hội chủ nghĩa, là toàn trị… thì nay họ có một nhà cầm quyền tài phiệt đang mong muốn đi đến toàn trị, từ văn hóa, khoa học cho đến kinh tế thương mại.

Tại Greenland, hòn đảo giàu tài nguyên mà Trump và các tài phiệt đồng minh mong chiếm hữu, dân chúng diễn dịch khẩu hiệu MAGA thành Make America Go Away.

YouTube player

 

Khánh Ly và ít điều chưa kể – Tác Giả: Nguyễn Tuấn Khanh

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Tuấn Khanh 

31/03/2025

Khánh Ly năm 2023 ở Warsaw

Nghe tin ca sĩ Khánh Ly có thể sẽ không trình diễn nữa, sau cơn đau gần nhất ở tuổi 80. Những bài tình ca không hạnh phúc của Trịnh Công Sơn chắc rồi cũng sẽ đến lúc vắng lời tri âm của một đời người, giã từ một thế hệ lắng nghe nhiều hơn ý nghĩa thưởng thức.

Cũng giống như vắng tiếng hát Thái Thanh, mất thêm tiếng hát Quỳnh Giao, Lệ Thu… và Khánh Ly, không gian của một nền văn hóa quen thuộc yêu dấu sẽ khép dần cánh cửa đời, mọi thứ từ đây ắt sẽ vang vọng trên một chiều không gian khác, sâu thẳm và bất diệt trong lòng người miền Nam.

Từ cuối năm 2012, khi Khánh Ly chọn về Việt Nam để nối kết với khán giả, sóng gió của đời ca hát lại nổi lên không biết bao lần. Phía hải ngoại gọi bà là phản bội. Phía quốc nội thì luôn có những ý kiến tấn công chực chờ, thậm chí là những đòn phép diễn ra, thù địch khó tưởng. Nhưng một lớp người như Phạm Duy, Du Tử Lê… và Khánh Ly xuất hiện ở trong nước, xét cho cùng, đó là sự khẳng định thầm lặng: Quê hương và dân tộc là bất diệt, còn chính trị hay chế độ chỉ là giai đoạn.

Và nói cho cùng, sự xuất hiện của những con người và dòng văn hóa từng bị xô đuổi này, hóa ra, phía được hưởng lợi nhiều nhất là khán giả Việt Nam, con người và văn hóa Việt Nam. Bất chấp có những ý kiến không thích từ phía quyền lực.

Đại diện của ca sĩ Khánh Ly bác bỏ lời đồn bà vừa qua đời - Ảnh 2.

Ca sĩ Khánh Ly về nước, trình diễn, mang một tư thế khác hơn, so với nhiều ca sĩ khác. Bà đón nhận những cuộc tấn công từ trên báo chí, cho đến hệ thống, mà thường là im lặng. Có người quen trách bà là sao không phản ứng, có lần bà nói “hơn thua, rồi sau đó là gì?”. Bà chỉ đặt câu trả lời chung cuộc khi cần thiết.

Tháng Tám 2014, show diễn lớn của ca sĩ Khánh Ly ở Đà Nẵng bị điều tiếng, bởi nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, đến tận nơi ngăn cản, nói với báo chí rằng ca sĩ Khánh Ly không xin phép tác quyền các nhạc phẩm Trịnh Công Sơn. Chuyện ồn ào nhiều ngày, nhưng ai cũng biết đứng sau sự việc này là bà Trịnh Vĩnh Trinh, em ông Trịnh Công Sơn. Dĩ nhiên, chuyện không phải vì ít đồng tác quyền, mà là chuyện khác.

Mãi khi mọi chuyện tưởng chừng bế tắc, bà mới đưa ra bức thư tay của Trịnh Công Sơn viết riêng cho bà. Mà dường như biết trước chông gai sẽ có, từ những người quen mặt, giấy xác nhận này cũng được công chứng với luật pháp Mỹ. Vậy là hết chuyện, dù còn vài ba ý kiến rách việc với tham vọng cản đường yếu ớt. Như trong bức thư có tựa đề “Chữ ký cuối cùng của một người dành riêng cho một người”, mà bà đã tiên đoán những vô thường về sau: “Ngày mai ai biết được ngày mai đời mình sẽ ra sao. Một chớp mắt đã bãi biển nương dâu. Một chớp mắt đã nghìn trùng xa cách. Một chớp mắt đã thành kỷ niệm. Đã là quá khứ.”

Hồi năm 2014, khi các buổi diễn của ca sĩ Khánh Ly xuất hiện nhiều hơn, đột nhiên có một quan chức ở Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh phát biểu là cần hạn chế các buổi diễn của Khánh Ly, vì nói rằng bà đã từng đội nón lính VNCH, ký tên lên bom thả xuống Hà Nội.

Một lần phỏng vấn, tôi có hỏi về chuyện này, ca sĩ Khánh Ly cười ngất. Bà nói “chị biết có người làm vậy, nhưng không phải chị”. Tôi gặng hỏi, nhưng bà chỉ cười, “thôi, không nên để họ bị phiền làm gì”.

Về sau tôi mới biết “họ” là nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết. Trong chuyến đi An Lộc, tình nguyện đến thị sát mặt trận vào tháng Mười Hai 1972, nghệ sĩ Bạch Tuyết đội nón sắt, trên có dòng chữ “Muốn hòa bình phải dội bom Bắc Việt”. Về sau có người nhắn tin trên Youtube hỏi, nghệ sĩ Bạch Tuyết trả lời với đại ý “hồi đó cô còn nhỏ nên bị dụ”. Nghệ sĩ Bạch Tuyết sinh năm 1945, đến 1972 là 27 tuổi. Năm 26 tuổi bà và nghệ sĩ Hùng Cường từng mở riêng gánh hát Hùng Cường – Bạch Tuyết, thành danh vang dội một thời.

Tháng Sáu 2022, đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly ở Đà Lạt bị gọi điện từ Cục Nghệ thuật Biểu diễn đến Lâm Đồng để khiển trách. Theo một quan chức không xưng tên từ Hà Nội, nói: “Chúng tôi đã nhận được thông tin ca sĩ Khánh Ly hát tác phẩm không nằm trong danh sách Ban Tổ chức gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng khi xin cấp phép cho chương trình. Cục đã làm việc với Sở để có hướng xử lý. Hiện Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng đã xử lý hành chính đơn vị vi phạm”.

Còn phía Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng xác nhận bà Khánh Ly hát bài Gia tài của mẹ – ca khúc không nằm trong danh sách bài hát được cơ quan chức năng duyệt trước đó. “Qua làm việc, đơn vị tổ chức đêm nhạc thừa nhận có sai sót trong quá trình tổ chức nên chúng tôi đã lập biên bản để xử lý theo quy định của pháp luật”, một cán bộ Sở của tỉnh Lâm Đồng cho hay. Tóm lại, ai cũng vô can trước chuyện ca sĩ Khánh Ly “làm càn”.

Trên các trang, nhóm ngôn luận cực đoan ùa lên như có pháo lệnh, chửi rủa, hả hê “đáng lắm, đâu phải là muốn về được Việt Nam là tự tung tự tác”. Đáng nói, mọi tờ báo nhà nước đều lờ tịt chuyện ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2020/NĐ-CP bỏ hẳn quy định về việc cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tức gọi tên bài Gia tài của mẹ chỉ là cớ, và là cớ nhảm!

Nhưng ít ai tưởng tượng nổi, là trong danh sách duyệt của chương trình “Dấu chân địa đàng” của ca sĩ Khánh Ly biểu diễn ở Đà Lạt, mọi bài hát đều được cấp phép, kể cả bài Gia tài của Mẹ. Còn lý do gì để có đợt “phong sát” kỳ quái như vậy, xin dành cho một dịp khác, chi tiết với tên người cùng nhiều câu chuyện tương tự.

“Tại sao bà Khánh Ly dám qua mặt pháp luật như vậy?”, một loạt các bình luận và status xuất hiện, như muốn bỏ tù hay cấm hát vĩnh viễn Khánh Ly ở Việt Nam, nhưng không ai thử đặt nghi vấn về câu chuyện này.

Tháng Bảy 2022, đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội, đã thành công bất ngờ, không có khán giả nào rời ghế trước khi chương trình đóng màn, và có hẳn một số quan chức phía Nam, cũng như một số nghệ sĩ đến âm thầm, bày tỏ sự ủng hộ cho sự kiện “phong sát” bên ngoài ít biết lý do, nhưng trong giới nghệ thuật và tổ chức chương trình ai cũng hiểu.

Sau lần đó, tôi cũng thắc mắc vì sao ca sĩ Khánh Ly không đưa ra văn bản duyệt đầy đủ để bảo vệ mình. Nhưng không có cơ hội vì sau đó bà đã quay lại Mỹ. Nhưng một người quen, và hiểu tính cách của ca sĩ Khánh Ly thì nói với tôi “rõ là bà không muốn đôi co với những kẻ chỉ mượn cớ bắt nạt, và hơn nữa, thời gian sẽ nói giùm mọi thứ, kẻ làm sai sẽ sai hoàn toàn, mà không còn cơ hội nào để biện minh”.

 FB Tuấn Khanh


 

KHÔNG THỂ THỜ Ơ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”.

“Với Chúa Giêsu, không ai có thể thờ ơ quá lâu; họ sẽ theo Ngài hoặc giết chết Ngài!” – Don Schwager.

Kính thưa Anh Chị em,

Ý tưởng của Don Schwager giúp chúng ta khám phá một sự đan xen lý thú của hai bài đọc hôm nay. “Với Chúa Giêsu, không ai có thể thờ ơ quá lâu!”; cũng thế, ‘Với điều thiện, không ai có thể phớt lờ mãi!’. Phải chọn lựa! Chọn Chúa Giêsu hay giết chết Ngài; chọn điều thiện hay bóp nghẹt nó! 

Chúng ta thường nghĩ, sự tốt lành sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Không luôn luôn như vậy! Có thể hoàn toàn ngược lại. Kìa xem, “Ta hãy gài bẫy, hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta!”; “Nó tự hào mình biết Thiên Chúa, xưng mình là con Thiên Chúa”; “Nào ta kết án cho nó chết!” – bài đọc một. Những lời này có thể áp dụng hoàn hảo cho Chúa Giêsu; chúng tiên báo số phận mai ngày của Ngài cũng là số phận cho các môn đệ Giêsu mọi thời. Lòng tốt bị phẫn nộ; hành vi đạo đức bị coi như lên án kẻ khác; và sự nhiệt thành bị coi là mối đe dọa cho kẻ cứng lòng. Kết quả là người tốt bị bức hại, bị giết chết, vì người ta ‘không thể thờ ơ’ mãi với điều lành! Nhưng, thật sâu sắc, bài đọc Khôn Ngoan kết luận, “Chúng không biết những bí nhiệm của Thiên Chúa!”.

Trong Tin Mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu nói lên sự thật “Đấng sai tôi là Đấng chân thật”; “Tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến và chính Người đã sai tôi”, thì các đối thủ của Ngài không chịu nổi; họ chế nhạo và tìm cách bắt Ngài. Điều này cũng xảy ra với các môn đệ Giêsu suốt dòng lịch sử; nó cũng đang xảy ra trong thời đại chúng ta.

“Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”. Và quả họ đã bắt và giết Ngài. Vậy Thiên Chúa thua cuộc rồi sao? Đúng, nhìn bên ngoài, Ngài thua! Nhưng ở đây, “Ai thắng thì thua, ai thua thì thắng!”. Và Thiên Chúa đã toàn thắng! Tình yêu toàn thắng! Thiên Chúa đã để con người sử dụng tự do của nó mà đối xử với Con của Ngài tuỳ thích; nhưng đó là “những bí nhiệm của Thiên Chúa” trong đường lối cứu độ của Ngài vốn không ai hiểu thấu. Đó là sự khôn ngoan của thập giá, điều điên rồ đối với người Hy Lạp, ô nhục đối với người Do Thái.

Cũng thế, bạn và tôi ‘không thể thờ ơ’ với những lời dạy của Chúa Giêsu; hoặc là ủng hộ Ngài hoặc là chống lại Ngài. Không có lập trường trung dung! Bạn sẽ tìm cách uốn nắn lời Ngài theo những ý tưởng và cách suy nghĩ của riêng mình hoặc có thể để lời chân lý của Ngài giải thoát mình khỏi sự mù quáng tội lỗi, lòng kiêu hãnh cố chấp và sự ngu dốt? Hậu quả sẽ là rất lớn, cả trong cuộc sống đời này và cả trong cõi vĩnh hằng.

Anh Chị em,

“Theo Ngài hoặc giết chết Ngài!”. Mùa Chay, mùa chọn lựa tình yêu, chọn điều thiện, chọn Giêsu! Chúng ta ‘không thể thờ ơ’ mãi với Ngài – Đường, Sự Thật và Sự Sống – Ngài cũng đã chờ bạn và tôi quá lâu! Hãy trở về, ‘chọn sự thánh thiện’ dù chúng ta tội lỗi, yếu hèn. Đừng sợ phải nên tốt hơn! Ân sủng của Bí tích Hoà Giải đang chờ để chữa lành chúng ta. Vì lẽ, “Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ” – Thánh Vịnh đáp ca.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, càng đến gần Tuần Thánh, cho con biết càng kíp quay về với Chúa. Vì con – nhất là con – ‘không thể thờ ơ’ với Chúa mãi!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: Kim Bang Nguyen

**************************************************

Thứ Sáu Tuần IV Mùa Chay

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

1 Khi ấy, Đức Giê-su thường đi lại trong miền Ga-li-lê ; thật vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giu-đê, vì người Do-thái tìm giết Người.

2 Lễ Lều của người Do-thái gần tới, 10 khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật.

25 Bấy giờ có những người ở Giê-ru-sa-lem nói: “Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? 26 Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Ki-tô? 27 Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả.” 28 Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su nói lớn tiếng rằng: “Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. 29 Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi.”

30 Bấy giờ họ tìm cách bắt Người ; nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.


 

Thuế quan của Trump làm chao đảo thị trường tài chính, gây lo sợ suy thoái

Ba’o Nguoi-Viet

April 3, 2025

NEW YORK, New York (NV) – Thị trường tài chính khắp thế giới chao đảo hôm Thứ Năm, 3 Tháng Tư, sau một ngày Tổng Thống Donald Trump công bố đợt thuế quan mới nhất và nặng nhất, và tính tới sáng Thứ Năm, thị trường chứng khoán Mỹ bị ảnh hưởng nhiều nhất, theo AP.

Chỉ số Dow mất 1,679 điểm, tương đương 3.98%, tính tới lúc đóng cửa thị trường hôm Thứ Năm. S&P 500 giảm 4.84%, còn Nasdaq tụt 5.97%. Cả ba chỉ số lớn này đều mất điểm nhiều nhất trong một ngày kể từ năm 2020 tới nay.

Nhà đầu tư làm việc tại Thị Trường Chứng Khoán New York ở thành phố New York sáng Thứ Năm, 3 Tháng Tư. (Hình: Michael M. Santiago/Getty Images)

Thị trường chứng khoán toàn cầu hôm Thứ Năm cũng thê thảm. Chỉ số STOXX 600 của Âu Châu rớt 2.57%, mất sạch số điểm tăng từ hồi Tháng Giêng. Chỉ số DAX của Đức giảm 3%. Chỉ số chứng khoán chính của Pháp tụt 3.31%, nhiều nhất trong một ngày kể từ Tháng Bảy, 2023. Chỉ số chứng khoán chính của Ý giảm 3.6%, nhều nhất trong một ngày kể từ Tháng Ba, 2023.

Ở Á Châu, chỉ số Nikkei 225 của Nhật tụt 2.77%, và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông rớt 1.52%.

Ít có cổ phần nào không bị mất giá do cả thế giới đều lo sợ có thể xảy ra tình huống tai hại: Đó là sự kết hợp giữa lạm phát tăng và nền kinh tế tăng trưởng yếu ớt vì thuế quan.

Mọi loại cổ phần, từ dầu thô tới công nghệ tới tỷ giá đồng đô la Mỹ đều giảm. Thậm giá chí vàng, vốn lên cao kỷ lục gần đây, cũng giảm.

Thực ra, nhà đầu tư khắp thế giới đều biết Tổng Thống Trump sẽ công bố áp thuế quan rộng khắp vào chiều Thứ Tư, và nỗi lo về thuế quan đã đẩy chỉ số S&P 500, thước đo sức khỏe chính của thị trường chứng khoán Mỹ, xuống dưới kỷ lục của chỉ số này 10%. Tuy nhiên, ông Trump vẫn khiến nhà đầu tư ngạc nhiên bằng “tình huống xấu nhất về thuế quan,” bà Mary Ann Bartels, giám đốc đầu tư công ty tài chính Sanctuary Wealth, cho hay.

Trong khi đó, Tổng Thống Trump tỏ ra coi nhẹ phản ứng của thị trường tài chính hôm Thứ Năm đối với thuế quan mới của ông. Ông nói, “Tôi nghĩ tình hình đang rất tốt.”

“Thị trường sẽ phát triển mạnh, chứng khoán sẽ phát triển mạnh, đất nước này sẽ phát triển mạnh,” ông Trump nói với phóng viên tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Năm.

Tổng Thống Trump công bố áp thuế ít nhất 10% từ Thứ Bảy tuần này lên hầu như toàn bộ hàng nhập cảng vào Mỹ, thậm chí áp thuế quan cao hơn mức đó từ ngày 9 Tháng Tư lên hàng chục quốc gia có thâm hụt mậu dịch với Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Tất cả thuế quan của Tổng Thống Trump có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay giảm 2% và đẩy lạm phát lên gần 5%, theo ngân hàng đầu tư UBS.

Nếu Tổng Thống Trump giữ nguyên ý định áp thuế quan như hôm Thứ Tư, chính sách thương mại chưa từng thấy của ông sẽ làm cho nền kinh tế cả Mỹ lẫn thế giới lâm vào suy thoái năm nay, chuyên gia phân tích của ngân hàng JPMorgan thông báo với nhà đầu tư, theo CNN.

Điều đó không quá ngạc nhiên. Thậm chí trước khi Tổng Thống Trump công bố thuế quan hôm Thứ Tư, chuyên gia JPMorgan dự báo khả năng nền kinh tế Mỹ bị suy thoái là 40%. (Th.Long) [kn]


 

Động đất ở Myanmar và động đất ở Việt Nam- Nguyễn Ngọc Chu

Ba’o Tieng Dan

Nguyễn Ngọc Chu

1-4-2025

“Mất bò mới lo làm chuồng” là câu thành ngữ nổi tiếng, hầu như ai cũng nhớ, nhưng trên thực tế, thì chẳng mấy ai để ý khi vấn đề liên quan đến tài sản công hay vận mệnh chung. Nhưng “mất bò” còn là nhẹ. Vì nhiều trường hợp liên quan đến tính mạng, không chỉ một cá nhân, mà của nhiều người, của nhiều đời nhưng cũng không mảy may lo lắng. Không phải “Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” của bậc kẻ sĩ, mà bởi vì “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, liều hơn là “Điếc không sợ súng”.

Thảm hoạ động đất 7,7 độ richter kinh hoàng ở Myanmar ngày 28/3/2025 sẽ còn tác động dài lâu. Không chỉ đối với Myanmar, mà cả toàn bộ Đông Nam Á. Tác động nguy hại không phải chỉ nằm ở phục hồi tổn thất to lớn, mà lo lắng hơn, sợ hãi hơn – là sẽ tiếp tục xuất hiện các trận động đất mới.

“Vô lực hồi thiên”. Đã không có lực xoay chuyển được số trời trước tai hoạ, thì bất hạnh thay, con người lại tích cực tham gia vào quá trình thúc đẩy xẩy ra tai hoạ. Như làm nóng lên trái đất. Làm thủng tầng ozone. Làm ô nhiễm môi trường sống. Làm lũ quét, sạt lở. Làm gãy vỏ trái đất, thúc đẩy gia tăng địa chấn.

ĐỘNG ĐẤT GIA TĂNG

Rạng sáng ngày 31/3/2025, liên tiếp có ba trận động đất xẩy ra tại huyện Kon Plông thuộc tỉnh Kon Tum, từ 4 giờ 8 phút tới 4 giờ 46 phút, với cường độ từ 2,6-3,1 độ richter [1].

Ngày 9/10/2024 tại Quảng Nam cũng có ba trận động đất liên tiếp xảy ra trong 8 phút, với cường độ 2.9, 2.6, 2.6 độ richter [2].

Ngày 23/9/2024, một trận động đất 3.3 độ richter xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), sau đó, một trận động đất khác mạnh 3.7 độ richter xảy ra ở huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) [3].

Theo thông tin từ Viện Vật lý Địa cầu, trong năm 2024, cả nước đã ghi nhận tổng cộng 482 trận động đất, với độ lớn từ 2,5 đến 5 độ Richter. Đặc biệt, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khi có tới hơn 440 trận động đất xảy ra tại đây trong năm 2024.

Trong năm 2023, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 353 trận động đất, tăng đáng kể so với các năm trước đó. Cụ thể, năm 2022 có 293 trận và năm 2021 có 183 trận. Sự gia tăng này chủ yếu tập trung tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nơi xảy ra khoảng 95% số trận động đất trên cả nước trong năm 2023 [4].

Theo TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu thì “Quá trình tích nước ở các hồ thủy điện đã tác động mạnh đến các đứt gãy địa chất, gây ra hàng loạt trận động đất tại huyện Kon Plông, Kon Tum. Các yếu tố như mực nước, tốc độ tích nước và tổng lượng nước trong hồ chứa có thể gây ra động đất kích thích nhưng hiệu ứng này thường xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất định, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, khi nước ngấm sâu vào lòng đất” [5]. Tiến sĩ Xuân Anh gọi là “động đất kích thích”, tức là do hoạt động của con người.

ĐỨT GÃY TRƯỜNG SƠN, ĐỨT GÃY SÔNG HỒNG

Dãy núi Trường Sơn và vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam được hình thành do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo lớn trong quá trình vận động của vỏ trái đất, là sự va chạm của Mảng Ấn Độ với mảng Á-Âu và Mảng Đông Dương với Mảng Mã Lai.

Vùng dãy Trường Sơn và Tây Bắc Việt Nam nằm trên khu vực có hoạt động kiến tạo mạnh mẽ, chủ yếu là do sự tương tác giữa các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu. Trong khu vực này, có một số đứt gãy vỏ trái đất đáng chú ý:

  1. Vết đứt gãy sông Hồng

Đứt gãy Sông Hồng kéo dài từ khu vực miền Bắc Việt Nam, đi qua Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, và tiếp tục mở rộng sang phía Bắc, vào Trung Quốc.

Chiều dài: Khoảng 300–400 km.

Đặc điểm: Đây là một đứt gãy sâu và hoạt động, có đặc điểm chính là trượt ngang (strike-slip fault) hoặc đứt gãy chéo (oblique-slip fault). Nó đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển động của các mảng kiến tạo ở khu vực này, ảnh hưởng đến sự biến dạng địa chất của vùng đồng bằng Bắc Bộ và các khu vực xung quanh.

  1. Vết đứt gãy Lào Cai

Đứt gãy Lào Cai nằm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, kéo dài qua các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, đến gần biên giới Trung Quốc.

Chiều dài: Khoảng 100–200 km, chủ yếu nằm trong khu vực Tây Bắc.

Đặc điểm: Đây là một đứt gãy lớn với các hoạt động trượt nghiêng (thrust fault) hoặc trượt chéo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến địa hình và địa chất của khu vực Tây Bắc. Đứt gãy này có thể gây ra động đất trong các trường hợp có sự thay đổi về áp suất địa chất hoặc do tác động của các hoạt động khai thác.

  1. Vết đứt gãy sông Cả

Vết đứt gãy này kéo dài từ Nghệ An đến Hà Tĩnh và là một trong những vết đứt gãy quan trọng ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Vết đứt gãy sông Cả nằm chủ yếu ở vùng miền núi của Nghệ An và Hà Tĩnh, được hình thành bởi các tác động của sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.

Đây là một vết đứt gãy nghiêng, có thể gây ra sự dịch chuyển địa chất rõ rệt, nhưng tác động của nó chủ yếu ở mức độ thấp đến trung bình.

  1. Vết đứt gãy Mã Lai

Vết đứt gãy này ảnh hưởng đến khu vực phía Nam của dãy Trường Sơn, liên quan đến sự tương tác giữa mảng Đông Dương và mảng Mã Lai. Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất trong khu vực.

Ngoài những vết đứt gãy lớn trên, khu vực Trường Sơn còn có rất nhiều các vết đứt gãy nhỏ khác, hình thành trong suốt quá trình di chuyển của các mảng kiến tạo, tạo ra các biến dạng, nứt nẻ và sự dịch chuyển của các khối đất đá.

Hiện tại các mảng kiến tạo lớn đang di chuyển (Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ, Mảng Á-Âu, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ, Mảng Phi, Mảng Úc). Các dãy núi lớn vẫn thay đổi, như Himalaya vẫn tiếp tục gia tăng độ cao do va chạm của mảng Ấn Độ với mảng Á-Âu. Dãy Trường Sơn cũng không thể tránh khỏi tác động của sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo [6,7,8,9].

Sự xuất hiện động đất gia tăng ở Việt Nam những năm gân đây có sự tham gia tích cực của con người. Những hồ chứa nước thuỷ điện, hồ chứa nước thuỷ lợi, những công trình bạt núi, xuyên núi, ngăn sông, những khu nhà cao tầng ở xung quanh hồ chứa nước cùng với bạt núi làm đường, phá rừng, đều dẫn đến địa chấn, làm gia tăng vết đứt gãy, dẫn đến động đất.

UY LỰC CỦA CÁC HỒ CHỨA NƯỚC THUỶ ĐIỆN

Theo thống kê chưa đầy đủ, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 372 thuỷ điện, trong đó 41 thuỷ điện lớn (từ 100 MW trở lên), và 331 thuỷ điện vừa và nhỏ (5 MW – 99 MW) [10].

Lưu vực sông Hồng, theo thống kê chưa đầy đủ, có 124 thuỷ điện. Trong đó sông Đà – 50, sông Lô – 17, sông Gâm – 16, sông Chảy – 14, các sông khác 27.

Phía Tây Bắc Hà Nội, chỉ tính riêng 6 thuỷ điện lớn, đã có lượng nước khổng lồ nặng 26 530 tỷ tấn (Hòa Bình – 9,45 tỷ m³, Sơn La – 9,26 tỷ m³, Thác Bà – 2,49 tỷ m³, Bản Chát – 2,13 tỷ m³, Tuyên Quang – 2,0 tỷ m³, Lai Châu – 1,2 tỷ m³).

Thống kê 11 hồ chứa nước thuỷ điện lớn nhất trên toàn quốc cho một khối lượng nước nặng khoảng 35.335 tỷ tấn (thêm 5 thuỷ điện: Trị An – 2,765 tỷ m³, Bản Vẽ – 1,8 tỷ m³, Đồng Nai 3 – 1,69 tỷ m³, Cửa Đạt – 1,5 tỷ m³, Yaly – 1,05 tỷ m³).

Hàng tỷ mét khối nước được tích tụ trong hồ chưa nước sẽ tạo ra một sự thay đổi đáng kể về sức ép đối với các đứt gãy và cấu trúc địa chất xung quanh. Sự thay đổi áp suất này có thể kích hoạt các chuyển động của vỏ trái đất, đặc biệt là nếu khu vực đó đã có sự tích tụ năng lượng hoặc đã tồn tại các đứt gãy hoạt động.

BIỆN PHÁP

Động đất là thảm hoạ “Vô lực hồi thiên”. Điều tối thiểu là hoạt động của con người không [nên] làm gia tăng khả năng xẩy ra các thảm hoạ này.

  1. Không xây thêm các công trình thuỷ điện và các công trình làm gia tăng “Động đất kích thích”.
  2. Tại các vùng hồ thuỷ điện – không tiến hành xây các công trình lớn, dẫn đến bạt núi, xuyên núi, các công trình tải trọng nặng, các công trình làm mất rừng, gây lũ quét, gây chấn động lòng đất.
  3. Tăng cường các biện pháp quyết liệt bảo vệ môi trường. Để tránh các thiên tai bão lụt, lũ quét, sạt lở dẫn đến thay đổi địa hình, thay đổi lòng đất.
  4. Thiết lập các bộ tiêu chuẩn yêu cầu về chống động đất cho các công trình xây dựng mới.
  5. Kiểm tra các công trình đã xây, nhất là các khu nhà tập thể cao tầng, về độ an toàn đối với động đất, để có biện pháp đối phó thích hợp.
  6. Có chương trình nghiên cứu quốc gia đối phó với động đất.

KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG

Chúng ta thường xuyên nói đến “Không đánh đổi môi trường…”. Nhưng trên thực tế thì không được như vậy. Thống kê ghi lại, nhiều hành động hoặc quá tả hoặc quá hữu.

Sau khi giành chính quyền, đề cao vô thần, ồ ạt đập phá chùa chiền. Giờ thì khắp nơi đổ xô xây dựng chùa chiền. Chùa chiền trước đây chỉ chiếm vài sào vài héc-ta đất, giờ chiếm cả trăm héc-ta đất. Trước khi giành chính quyền thì đề cao “dân cày có ruộng”. Sau khi có chính quyền thì quốc hữu hoá tuốt tuồn tuột. Giờ thì cấp dự án khắp mọi nơi, mỗi dự án từ dăm chục cho đến dăm ngàn héc ta đất. Tiêu chí môi trường, luôn nhắc đến, luôn được thông qua.

Tây Bắc từng ghi nhận động đất 6.7 – 6.8 độ richter. Sau ba năm số lần động đất tăng từ 183 (2021) lên 482 (2024) với tốc độ kinh hoàng 263%. Không nghi ngờ gì nữa, số lần động đất tăng đột biến là do tác động không nhỏ của con người. Đó là đóng góp của “Động đất kích thích”.

Ủng hộ cho sự phát triển mạnh mẽ. Nhưng là một sự phát triển khoa học, sự phát triển để lại cho muôn đời sau một môi trường sống an toàn.

_____

TÀI LIỆU DẪN:

[1] https://vietnamnet.vn/kon-tum-xay-ra-3-tran-dong-dat-lien-tiep-2386201.html

[2] https://nguoiquansat.vn/kinh-hoang-3-tran-dong-dat-lien-tiep-trong-8-phut-o-quang-nam-165539.html

[3] https://nguoiquansat.vn/xay-ra-dong-dat-tai-son-la-va-kon-tum-160164.html

[4] https://kinhtemoitruong.vn/viet-nam-xay-ra-482-tran-dong-dat-trong-nam-2024-95904.html

[5] https://nguoiquansat.vn/tu-dau-nam-2024-toi-nay-viet-nam-ghi-nhan-hon-400-tran-dong-dat-mot-dia-phuong-ganh-chiu-phan-da-173607.html

[6] “Geology of Vietnam”, V. M. Kossovskaya (1974)

[7] “Tectonics of the Indo-Asian Collision” (A. R. M. Jones, 1996)

[8] “Tectonic evolution of the Red River Fault Zone and its seismic activity”, Tectonophysics và Journal of Asian Earth Sciences.

[9] “Geodynamics of Southeast Asia” (2007)

[10] https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_thủy_điện_Việt_Nam


 

Trump áp thuế ít nhất 10% lên toàn bộ hàng nhập cảng, vật giá ở Mỹ sẽ tăng

Ba’o Nguoi-Viet

April 2, 2025  

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư, 2 Tháng Tư, công bố thuế quan ít nhất 10% lên toàn bộ hàng nhập cảng vào Mỹ, thậm chí áp thuế quan cao hơn mức đó lên hàng chục quốc gia có thâm hụt mậu dịch với Mỹ, trong đó có Việt Nam, theo CNN.

Tổng Thống Trump cho hay thuế quan mới là “bản tuyên ngôn độc lập kinh tế.”

Tổng Thống Donald Trump cầm bảng thuế trả đũa khi công bố thuế quan mới tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Tư, 2 Tháng Tư. (Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images)

“Đây là bản tuyên ngôn độc lập kinh tế của chúng ta,” ông Trump tuyên bố trong buổi lễ được đặt tên là “Làm Cho Hoa Kỳ Giàu Có Trở Lại” tại Rose Garden của Tòa Bạch Ốc.

Ông nói Mỹ sẽ sử dụng số tiền thu được từ thuế quan để “giảm thuế và trả nợ của quốc gia.”

Chính sách thuế quan này là sự thay đổi đáng kể chính sách kinh tế và thương mại toàn cầu. Tổng Thống Trump từng nói mục đích thuế quan trả đũa này là khôi phục lĩnh vực sản xuất nội địa của Mỹ và tính cân bằng trong thương mại, và gọi ngày công bố thuế quan mới là “Ngày Giải Phóng.” Nhưng chính sách này có nguy cơ làm gia tăng cuộc chiến thương mại toàn cầu mới bùng nổ, và đẩy vật giá ở Mỹ lên cao.

Chính sách thuế quan mới của Tổng Thống Trump sẽ áp thuế 10% lên toàn bộ hàng hóa của tất cả quốc gia, ngoại trừ những quốc gia tuân thủ thỏa thuận tự do mậu dịch USMCA giữa Mỹ, Mexico và Canada (hàng hóa không thuộc thỏa thuận này sẽ tiếp tục bị đánh thuế 25%). Mức thuế này có hiệu lực từ Thứ Bảy tuần này.

Một nhóm khoảng 60 quốc gia, bị chính quyền Tổng Thống Trump coi là “những kẻ vi phạm nặng nhất,” sẽ bị đánh thuế bằng một nửa mức thuế họ áp cho Mỹ. Thuế quan trả đũa đó có hiệu lực từ ngày 9 Tháng Tư.

Thuế quan trả đũa của Tổng Thống Trump không tính thuế quan mà ông đã áp trước đó. Chẳng hạn, hàng Trung Quốc sẽ bị đánh thuế 54%, gồm 34% mới công bố và 20% đã áp dụng trước đó.

Sau đây là bảng thuế quan trả đũa cụ thể cho từng quốc gia hoặc khối được Tòa Bạch Ốc công bố. Trong đó, cột thứ nhất là tên quốc gia hoặc khối, cột thứ nhì là thuế quan những quốc gia hoặc khối đó áp lên Mỹ, và cột thứ ba là thuế quan trả đũa của Mỹ.

Đối với xe hơi, Tổng Thống Trump loan báo Mỹ sẽ áp thuế 25% lên toàn bộ xe hơi sản xuất ở ngoại quốc, có hiệu lực từ nửa đêm Thứ Tư, để giải quyết “tình trạng mất cân bằng khủng khiếp” ảnh hưởng tới “nền tảng kỹ nghệ của Mỹ và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Ông Trump lưu ý ông không đổ lỗi cho các quốc gia khác về “tai họa này,” mà đổ lỗi cho các cựu tổng thống và nhà lãnh đạo trước đây của Mỹ.

Tổng Thống Trump cho hay thông qua thuế quan mới, Mỹ “đang bênh vực nông dân và chủ trang trại” mà từ trước tới nay bị các quốc gia khác khắp thế giới “đối xử tàn bạo.”

Một số nhà lập pháp Mỹ và nhà lãnh đạo kỹ nghệ tham dự buổi lễ, theo một người biết kế hoạch tổ chức buổi lễ.

Dân Biểu Hakeem Jeffries (Dân Chủ-New York), trưởng Khối Thiểu Số Hạ Viện, cảnh báo thuế quan của Tổng Thống Trump sẽ làm nền kinh tế Mỹ suy thoái.

“Thuế quan của ông Trump sẽ làm cho vật giá ở Mỹ thêm đắt đỏ,” ông Jeffries cho hay trong buổi họp báo hôm Thứ Tư, không lâu trước khi ông Trump công bố thuế quan mới. “Đảng Cộng Hòa đang phá sập nền kinh tế Mỹ và đẩy chúng ta vào suy thoái. Đây không phải là Ngày Giải Phóng, mà là Ngày Suy Thoái.” (Th.Long) [kn]


 

Phạm Nhật Vượng ‘thao túng’ tư pháp Việt Nam

Ba’o Nguoi-Viet

April 1, 2025 

Sonnie Tran

Vụ kiện kéo dài tại dự án Grand World Phú Quốc không chỉ là một tranh chấp thương mại thông thường. Nó đang vạch trần một thực tế đáng lo ngại về hệ thống tư pháp Việt Nam, nơi tiếng nói của người dân dường như bị át đi bởi sức mạnh của các tập đoàn kinh tế khổng lồ.

Hành trình đòi công lý của những nguyên đơn, những người đã đặt cược tiền bạc và hy vọng vào dự án Grand World, đã trở thành một cuộc chiến đơn độc, kéo dài hơn 18 tháng, trải qua vô vàn gian truân với những phiên tòa trì hoãn liên miên, những quyết định khó hiểu, và cuối cùng là sự “tạm đình chỉ” vô thời hạn, gieo vào lòng người dân sự thất vọng và nghi ngờ sâu sắc vào nền pháp quyền.

Vụ án kéo dài bất thường

Ngày 28 Tháng Tám năm 2023 đánh dấu sự khởi đầu chính thức của hành trình pháp lý khi Tòa Án Nhân Dân TP. Phú Quốc thụ lý đơn kiện của các nguyên đơn. Yêu cầu của họ không hề mơ hồ: tuyên bố vô hiệu hợp đồng mua bán với Công ty Newvision, công ty dự án của tập đoàn Vingroup, bởi họ tin rằng Newvision đã bán những tài sản mà công ty này chưa có quyền sở hữu hợp pháp. Vụ việc ngay lập tức thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, nhất là cộng đồng khách hàng đã đầu tư vào Grand World, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của họ.

Tuy nhiên, con đường tìm kiếm công lý của các nguyên đơn ngay lập tức gặp phải muôn vàn trắc trở. Phiên tòa sơ thẩm, lẽ ra phải diễn ra nhanh chóng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, lại bị kéo dài một cách bất thường qua hàng loạt lần trì hoãn. Đầu tiên, phiên tòa dự kiến diễn ra vào ngày 12 Tháng Giêng 2024 đã phải lùi lại do yêu cầu hoãn từ Ngân hàng Techcombank, một bên liên quan đến vụ án, với lý do không được công khai.

Tiếp đó, phiên tòa được dời lại vào ngày 31 Tháng Giêng 2024, nhưng lại tiếp tục bị hoãn, lần này do Công ty Sao Thủy, một doanh nghiệp khác có liên quan, cũng đưa ra yêu cầu tương tự. Đến lần thứ ba, điều khó tin đã xảy ra khi Công ty Newvision, bị đơn chính và là một phần của tập đoàn Vingroup hùng mạnh, lại xin hoãn phiên tòa với lý do “chưa tìm được luật sư.” Lý do này, đối với một tập đoàn tầm cỡ như Vingroup, nghe có vẻ vô lý và khó chấp nhận, làm dấy lên nghi ngờ về sự thành khẩn của bị đơn trong việc giải quyết vụ án.

Không dừng lại ở đó, Newvision tiếp tục trì hoãn phiên tòa lần thứ tư, vào ngày 26 Tháng Tư năm 2024, lần này viện dẫn lý do “luật sư chưa có thời gian tiếp cận chứng cứ”. Dù lý do này có vẻ hợp lý hơn, nhưng vẫn không thể xoa dịu sự bức xúc của các nguyên đơn, những người cảm thấy vụ án đang bị kéo dài một cách vô lý.

Cuối cùng, sau bốn lần trì hoãn, phiên tòa cũng được mở vào ngày 10 Tháng 5 năm 2024. Phiên tòa này đã thu hút sự tham dự đông đảo của khách hàng và người dân, những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ việc, đến để theo dõi và mong chờ một phán quyết công bằng. Tuy nhiên, niềm hy vọng vừa nhen nhóm đã nhanh chóng tan biến khi phiên tòa bị tạm ngừng ngay trong ngày.

Tại phiên tòa ngày 10 Tháng Năm 2024, phía bị đơn Newvision bất ngờ đưa ra lập luận rằng Công văn số 535 ngày 26 Tháng Ba 2024 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường (TNMT) Kiên Giang là không chính xác về nội dung và thẩm quyền, cho rằng chỉ UBND tỉnh Kiên Giang mới có thẩm quyền cao nhất để xác định tính pháp lý của dự án. Điều đáng chú ý là Viện Kiểm sát (VKS) đã nhanh chóng ủng hộ quan điểm này, đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tạm ngừng phiên tòa để “thu thập thêm chứng cứ” từ UBND tỉnh Kiên Giang. Đề nghị này của VKS, được đưa ra ngay sau khi phần trình bày của bị đơn kết thúc, đã khiến các nguyên đơn không khỏi cảm thấy bất an và nghi ngờ về sự khách quan của cơ quan công tố trong vụ án này. Họ tự hỏi: liệu VKS thực sự cần thêm thông tin từ UBND tỉnh, hay đây chỉ là một “động tác” nhằm kéo dài thời gian và tạo lợi thế cho bị đơn? HĐXX cuối cùng đã chấp thuận đề nghị của VKS, và phiên tòa bị tạm ngừng để chờ phản hồi từ UBND tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, sự chờ đợi này đã kéo dài một cách khó hiểu.

Ngày 18 Tháng Năm 2024, nguyên đơn nhận được Công văn 1103 từ Sở Xây Dựng Kiên Giang, một cơ quan chuyên môn khác của tỉnh, cung cấp thông tin về pháp lý dự án. Mặc dù vậy, Tòa án vẫn không mở lại phiên tòa.

Ngày 31 Tháng Năm 2024, các nguyên đơn gửi đơn kiến nghị khẩn thiết yêu cầu mở lại phiên tòa, nhưng vô vọng. Ngày 13 Tháng Sáu 2024, họ nhận được Quyết định số 27 ký ngày 10 Tháng Sáu về việc tạm đình chỉ vụ án. Đến cuối Tháng Mười Hai 2024, chánh án Tòa Án Nhân Dân TP. Phú Quốc thông báo vụ án vẫn “tạm đình chỉ” với lý do “chưa nhận được phản hồi” từ UBND tỉnh Kiên Giang. Và cho đến giữa Tháng Ba 2025, vụ án vẫn chìm trong bóng tối “tạm đình chỉ,” kéo dài hơn 18 tháng, bỏ mặc quyền lợi chính đáng của hàng trăm khách hàng.

Sự kéo dài bất thường của vụ án Grand World Phú Quốc, với hàng loạt lần trì hoãn phiên tòa, quyết định tạm ngừng khó hiểu, và sự im lặng kéo dài từ các cơ quan quản lý nhà nước, đang dấy lên những câu hỏi nhức nhối về tính độc lập và hiệu quả của hệ thống tư pháp Việt Nam. Liệu Tòa Án Nhân Dân TP. Phú Quốc có thực sự “bất lực” trước sức ép từ một tập đoàn kinh tế khổng lồ như Vingroup? Hay có một sự “thao túng” ngầm nào đó đang diễn ra, khiến cho công lý bị “bẻ cong” và quyền lợi của người dân bị xem nhẹ?

Những sai phạm tố tụng có dấu hiệu rõ ràng: Tòa án đã vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định của pháp luật. Quyết định tạm đình chỉ vụ án để chờ thông tin từ UBND tỉnh, trong khi Sở TNMT đã cung cấp thông tin, là một hành động khó giải thích về mặt pháp lý. Và tại phiên tòa ngày 10 Tháng Năm năm 2024, sự thiếu công bằng, bình đẳng trong quá trình xét hỏi, khi nguyên đơn bị hạn chế trình bày, còn bị đơn lại được tạo điều kiện tối đa, càng làm tăng thêm những nghi ngờ về tính khách quan của quá trình xét xử.

Sự “im lặng” đáng ngờ từ UBND tỉnh Kiên Giang, sự “phớt lờ” ý kiến chuyên môn của Sở TNMT, và sự “thiếu giám sát” của UBND TP. Phú Quốc trong giai đoạn đầu của dự án Grand World, tất cả những yếu tố này cộng hưởng lại, tạo nên một bức tranh u ám về vụ án Grand World Phú Quốc. Phải chăng, có một “mạng lưới” quyền lực nào đó đang bao trùm lên vụ án này, khiến cho các cơ quan nhà nước, từ Tòa án đến chính quyền địa phương, đều trở nên “e dè,” “né tránh,” hoặc thậm chí “hợp tác” để kéo dài thời gian và gây khó khăn cho các nguyên đơn?

Vụ án Grand World Phú Quốc không chỉ là câu chuyện của những người mua nhà. Nó là một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng pháp quyền ở Việt Nam, về nguy cơ “thao túng” tư pháp bởi những thế lực kinh tế, và về sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân trước những bất công và khuất tất. Trong bối cảnh đó, tiếng nói của các luật sư, của giới truyền thông, và của toàn xã hội là vô cùng quan trọng để đòi lại công lý cho các nguyên đơn, và để củng cố niềm tin vào một nền tư pháp thực sự công bằng và minh bạch. Đây không chỉ là vụ án Grand World, mà là vụ án của niềm tin vào công lý, một niềm tin đang bị thử thách nghiêm trọng.

Phi vụ lừa đảo hơn $1 tỷ của VinGroup tại dự án Grand World Phú Quốc 

Grand World Phú Quốc là một tổ hợp giải trí, du lịch và đầu tư lớn, nằm tại Bãi Dài, Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Dự án này được phát triển bởi Công ty TNHH Bất động sản New Vision, với Vinpearl là cổ đông, và được quản lý bởi Vincom Retail, thuộc tập đoàn Vingroup.

Dự án này có tổng diện tích 85.3ha, tọa lạc trên khu đất được cấp hai sổ đỏ, cả hai đều ghi rõ mục đích sử dụng là “đất thương mại, dịch vụ.” Sổ đỏ CU 861652 ghi nhận gần 40.8ha đất được Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm, trong khi sổ đỏ CU 861653 ghi nhận 37.5ha đất được Nhà nước cho thuê trả tiền một lần.

Theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27 của Bộ TNMT, “đất thương mại, dịch vụ” chỉ được sử dụng để xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình phục vụ cho mục đích kinh doanh, dịch vụ, thương mại. Nói cách khác, đất thương mại dịch vụ chỉ là đất thuê để doanh nghiệp khai thác và vận hành các hoạt động thương mại và dịch vụ, chứ không phải là đất để phân lô, bán nền kèm theo công trình xây dựng.

Tuy nhiên, bất chấp quy định pháp luật rõ ràng, Vingroup đã ngang nhiên “phân lô, bán nền” toàn bộ dự án Grand World, từ Shophouse, Boutique Hotel, Condotel Vin Holiday, với tổng giá trị giao dịch ước tính lên đến hơn $1 tỷ. Tất cả các giao dịch này đều mang bản chất của một vụ lừa đảo nhà đầu tư, bởi Vingroup đã bán những sản phẩm bất động sản không đúng với mục đích sử dụng đất được cấp phép, vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản.

Sự “lừa dối” khách hàng càng trở nên rõ ràng khi Sở Xây Dựng tỉnh Kiên Giang, vào ngày 15 Tháng Chín 2023 có Văn bản số 2479 trả lời về pháp lý dự án cho một khách hàng (người đã mua sản phẩm tại dự án), khẳng định: “Đến nay Sở Xây Dựng chưa nhận được hồ sơ pháp lý liên quan đến việc mua bán nhà của dự án. Vì vậy, Sở Xây Dựng không có cơ sở để trả lời.” Điều này cho thấy, ngay cả cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cũng không hề hay biết về các giao dịch mua bán bất động sản tại dự án Grand World, càng khẳng định tính “mờ ám” và “bất hợp pháp” của các giao dịch này.

Văn bản số 535 ngày 26 Tháng Ba 2024 của Sở TNMT Kiên Giang, gửi Tòa Án Nhân Dân TP. Phú Quốc, càng “vạch trần” những sai phạm nghiêm trọng tại dự án Grand World. Văn bản này khẳng định rõ ràng: “Khu đất có diện tích 374.975.4 m2. Hiện nay Sở TNMT chưa thực hiện tách thửa và chưa cấp sở hữu tài sản trên đất cho Công ty TNHH bất động sản Newvision.” Như vậy, đến thời điểm đó, Newvision vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất, và việc “phân lô, bán nền” dự án càng trở nên phi lý và trái pháp luật.

Trong Thông báo số 521 ngày 08 Tháng Sáu 2022, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Lâm Minh Thành, cũng đã khẳng định một thực tế “không thể chối cãi”: “Đối với việc hướng dẫn doanh nghiệp về quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho từng công trình riêng lẻ trong cùng ô đất thương mại dịch vụ đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500… giao sở TNMT tiếp tục theo dõi, khi trung ương ban hành hướng dẫn thì thông báo cho nhà đầu tư biết thực hiện theo quy định.” Lời khẳng định này cho thấy, ngay cả chính quyền tỉnh Kiên Giang cũng thừa nhận rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho từng ô đất riêng lẻ trong các dự án đất thương mại dịch vụ là không thể thực hiện được.

Một thông tin “gây sốc” khác được hé lộ, đó là Vingroup, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho Dự án Grand World Phú Quốc, nhưng vẫn “ung dung” thực hiện các giao dịch mua bán, thậm chí còn “cao tay” cấu kết với Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Phú Quốc để “xù” luôn 97 tỷ đồng tiền thuê đất dự án. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn thể hiện sự coi thường pháp luật và đạo đức kinh doanh của tập đoàn này.

Khu quần thể giải trí Grand World Phú Quốc (Hình: VietnamNet)

Hợp đồng mua bán công trình dịch vụ du lịch – Bình phong che đậy hành vi lừa đảo

Để qua mặt khách hàng và cơ quan chức năng, Vingroup đã sử dụng một “chiêu bài” tinh vi, đó là mập mờ đánh lận con đen, quảng cáo và chào bán dự án Grand World như một dự án bất động sản thông thường, nhưng lại phát hành hợp đồng giao dịch với tên gọi “Hợp đồng mua bán công trình dịch vụ du lịch.” Tên gọi này, thoạt nghe có vẻ “hợp pháp”, nhưng thực chất lại là một “vỏ bọc” che đậy bản chất phi pháp của giao dịch.

Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định rõ nguyên tắc mua bán nhà, công trình xây dựng (hay “công trình du lịch” theo cách gọi của Vingroup) là phải gắn với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Vingroup không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng đối với dự án Grand World, vì đây là đất thương mại dịch vụ, không phải đất ở, và cũng không được phép phân lô, bán nền.

Điều 174 Luật Đất Đai năm 2013 quy định chủ đầu tư có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất của đất thuê nhà nước trả tiền một lần, nhưng chỉ khi chuyển nhượng toàn bộ dự án hoặc khu đất đó, chứ không được “chia nhỏ từng phần” (phân lô) để bán. Đối với đất thuê nhà nước trả tiền hàng năm, thì càng không được phép chuyển nhượng.

Như vậy, “Hợp đồng mua bán Công trình du lịch” mà Vingroup ký với khách hàng là hoàn toàn vô hiệu và vi phạm pháp luật, bởi quyền sử dụng đất từng khu là không thể chuyển nhượng. Việc Vingroup đem một sản phẩm bất động sản không thể chuyển nhượng bán cho khách hàng, không thể gọi là gì khác ngoài hành vi lừa đảo.

Techcombank đồng lõa trong vụ lừa đảo

Sự cấu kết giữa Vingroup và Techcombank (TCB) trong vụ án Grand World càng làm dấy lên nghi ngờ về một âm mưu lừa đảo có hệ thống. TCB, với vai trò là ngân hàng bảo trợ tài chính cho dự án, không những không ngăn chặn hành vi sai phạm của Vingroup, mà ngược lại, còn bị tố cáo là “cấu kết” với Vingroup để “chiếm đoạt” tài sản của khách hàng bằng những thủ đoạn “không khác gì mafia cho vay nặng lãi.”

Bởi vì các “Công trình du lịch” tại dự án Grand World là những tài sản không thể “chia nhỏ từng phần” để chuyển nhượng, nên “Hợp đồng mua bán” và “Hợp đồng tín dụng” để thực hiện thanh toán, về nguyên tắc, là không đủ điều kiện đăng ký công chứng “tài sản giao dịch đảm bảo” lên Sở TN-MT để thực hiện thế chấp theo đúng quy định pháp luật.

Để “lách luật” và “lừa” cả khách hàng lẫn cơ quan quản lý, Vingroup đã “bắt tay” với TCB, “dựng lên” một “vở kịch” cho vay đầy “ma giáo”. Để được giải ngân khoản vay, TCB yêu cầu khách hàng (người mua “Công trình du lịch” dự án GW Phú Quốc) phải ký một “Hợp đồng ủy quyền” toàn bộ tài sản mua cho Sao Thủy – một công ty con của TCB chuyên về đòi nợ thuê. Hợp đồng ủy quyền này, về bản chất, cho phép Sao Thủy “khủng bố” bên vay nếu trả chậm hoặc “chiếm hữu” tài sản mà không cần thông qua thủ tục thi hành án phát mãi tài sản theo quy định pháp luật. Đây chính là thủ đoạn “siết nợ” kiểu “xã hội đen” mà các băng nhóm mafia cho vay nặng lãi thường áp dụng.

Tại sao khách hàng lại “nhắm mắt” ký vào một hợp đồng vô lý và bất lợi đến như vậy? Bởi vì họ đã “trót” thanh toán trước một khoản tiền đặt cọc không nhỏ (30-40% giá trị bất động sản) cho Vingroup. Nếu không ký “Hợp đồng ủy quyền”, khách hàng sẽ đối mặt với nguy cơ không được vay vốn, mất trắng tiền cọc, hoặc phải “gồng mình” thanh toán 100% giá trị hợp đồng. Trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, nhiều khách hàng đã buộc phải “cắn răng” chấp nhận điều khoản bất công này. Hậu quả của việc ký “Hợp đồng ủy quyền” là khách hàng đã tự “trói mình”, giao toàn bộ quyền kiểm soát tài sản cho TCB, tạo ra một “kẽ hở pháp lý” khổng lồ, cho phép TCB và Vingroup “cấu kết” chiếm dụng tài sản của khách hàng một cách “hợp pháp,” vi phạm nghiêm trọng quy định về hoạt động ngân hàng và đạo đức kinh doanh.

Một thông tin “chấn động” khác được phanh phui, đó là chỉ trong vòng 8 ngày (từ 17 đến 25 Tháng Mười 2023), Công ty Thiên An – một “công ty vỏ bọc” của ông Phạm Nhật Vượng – đã phát hành thành công 2 lô trái phiếu DTACH2328001 và DTACH2328002 với tổng giá trị hơn 2.146 tỷ đồng. Cả hai lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 5 năm, đáo hạn lần lượt vào năm 2028.

Điều đáng phẫn nộ là, dự án Grand World Phú Quốc, vốn đã “bán sạch” cho khách hàng từ năm 2021, lại tiếp tục được Công ty Thiên An đem ra làm tài sản đảm bảo cho cả 2 lô trái phiếu này. Hành động này đặt ra câu hỏi lớn: nếu TCB có thể đem sản phẩm dự án Grand World đi thế chấp theo đúng quy định khi cho người mua vay, thì tại sao Vingroup lại có thể đem chính dự án này đi thế chấp lần nữa để vay tiền thông qua công ty “sân sau” Thiên An? Phải chăng, đây là một chiêu trò “tay không bắt giặc” tinh vi, nhằm “rút ruột” dự án Grand World lần cuối, trước khi “bỏ của chạy lấy người,” mặc kệ số phận của hàng ngàn khách hàng đã tin tưởng vào Vingroup?


 

SAU ĐỘNG ĐẤT KHÔNG CÒN AI GIÀU – KHÔNG CÒN AI NGHÈO

My Lan Pham

Một đêm dài.

Hàng ngàn con người nằm sát bên nhau, không mái che, không giường nệm, không phân biệt.

Chỉ có mặt đất lạnh lẽo và bầu trời đêm là tấm chăn chung.

Sau động đất, không còn ai giàu – không còn ai nghèo.

Tất cả đều chung một cảm giác: mất mát, trống rỗng, và mong manh.

Bức ảnh này không đơn giản là cảnh người ta ngủ ngoài trời.

Nó là bằng chứng sống động rằng:

Khi thiên nhiên nổi giận, mọi thứ ta tích góp, sở hữu, tự hào – có thể sụp đổ chỉ trong vài giây.

Căn biệt thự vài chục tỷ cũng hoang tàn như túp lều nhỏ.

Chiếc xe sang cũng bị chôn vùi y như chiếc xe đạp cũ.

Danh tiếng, địa vị, chức tước – bỗng trở nên bất lực trước tiếng gầm của đất.

Nhưng trong mất mát, có một điều đáng để suy ngẫm:

Chúng ta đã từng quen sống trong tách biệt, giờ lại học cách gần nhau.

Người lạ nằm cạnh người lạ.

Người già nép bên người trẻ.

Có khi, một ánh mắt, một bàn tay nắm vội, lại ấm hơn cả bức tường bê tông từng bao bọc ta suốt đời.

Thiên tai không công bằng – nhưng nó nhắc nhở ta một điều rất công bằng:

Rằng con người, dù khác biệt đến đâu, cũng đều yếu ớt như nhau.

Và trong khoảnh khắc đó – sự tử tế, lòng nhân ái và tình người… chính là nơi trú ẩn duy nhất còn sót lại.

Cầu mong cho những vùng đất đang oằn mình sau thiên tai sớm được chữa lành.

Cầu mong lòng người không co lại vì đau thương, mà mở ra – để yêu thương sâu sắc hơn.

#aChúngTaLàMột

Chia sẻ từ fb Mai-Agnetha Pham


 

NƯỚC CỨU SỐNG – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

“Tôi đã thấy dòng nước từ cửa đông đền thờ tuôn ra!”.

“Một phụ nữ cùng đứa con đi dạo dọc bờ sông. Đột nhiên đứa trẻ trượt xuống dòng nước. Cô hét lên kinh hãi. Cô không biết bơi; hơn nữa, đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Sau cùng, có người nghe tiếng, họ lao xuống. Bi kịch tột cùng là, khi bước xuống dòng nước đục ngầu để vớt đứa trẻ, họ phát hiện nó đã chết và nước chỉ sâu đến thắt lưng! Người mẹ đó lẽ ra có thể dễ dàng cứu con mình nhưng cô đã không làm được vì thiếu hiểu biết!” – Ray Comfort.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay không nói đến một dòng nước cạn, nước giết chết một đứa bé; nhưng nói đến một dòng nước sâu, ‘nước cứu sống’ muôn người!

Nước từ đền thờ thời Êzêkiel báo trước ‘nước ân sủng’ thời Giêsu. “Nước này chảy tới đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống” – bài đọc một. 

Tin Mừng Gioan cho biết, bên hồ nước, một người bại liệt lây lất những 38 năm, tương đương 40 năm của Israel trong sa mạc. Và xem ra anh này cũng ‘lang thang’ trong sa mạc đời anh ngần ấy năm.

‘Lang thang!’, một hành động mang tính biểu tượng cho sự ‘tê liệt’. Đó là hậu quả của tội lỗi. Khi phạm tội, chúng ta ‘tê liệt’ và ‘lang thang’ trong sa mạc đời mình. Tội lỗi có những hậu quả nghiêm trọng khiến chúng ta không thể đứng dậy và bước đi đúng hướng. Đặc biệt, tội trọng, nó khiến chúng ta bất lực trong việc yêu thương và sống trong tự do; cùng lúc, không thể quan tâm đến đời sống tinh thần của mình hoặc của người khác.

Chúa Giêsu tự nguyện đi đến với người bại liệt này; và dù không được mời, Ngài bước vào sự cô lập của anh. Ngài thấy anh, biết hoàn cảnh của anh và trực tiếp hỏi anh, “Anh có muốn khỏi bệnh không?”. Anh không trả lời nhưng chỉ phàn nàn, “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ!”. Anh mắc bệnh bi quan, phát ốm vì buồn; anh mắc bệnh lười! “Đúng, tôi muốn lành, nhưng!” và anh đợi ở đó. Thế mà mấu chốt là chính cuộc gặp gỡ của anh với Chúa Giêsu; dẫu xem ra – rất “thiếu hiểu biết” – anh không cần Ngài. Và dường như anh vẫn tiếc nuối ‘thuở lang thang?’.

Thật tuyệt vời! Chúa Giêsu đã chữa anh mà không cần dìm anh xuống hồ Bêthesda. Bêthesda có nghĩa là “Ngôi nhà của lòng thương xót”, “Ngôi nhà của ân sủng”. Người này cần lòng thương xót và ân sủng cả khi không ý thức. Và Chúa Giêsu không phải là dòng nước giết chết nhưng là dòng ‘nước cứu sống’ đã cứu anh. “Vết thương của chúng ta rất nghiêm trọng, nhưng vị Thầy Thuốc thì toàn năng. Tôi sẽ tuyệt vọng về vết thương chí mạng của tôi, nếu tôi không tìm thấy một Thầy Thuốc vĩ đại như Ngài!” – Augustinô.

Anh Chị em,

“Tôi đã thấy dòng nước từ cửa đông đền thờ tuôn ra!”. Chúa Giêsu là dòng nước sâu, là đền thờ mới. Đỉnh của đền thờ là Canvê, nơi nước và máu của phép Rửa và các Bí tích chảy ra từ cạnh sườn Ngài. Và cho đến ngày nay, dòng nước cứu độ ấy vẫn tiếp tục chảy, tiếp tục nuôi sống, tiếp tục rửa sạch mọi thương tích trong tâm hồn chúng ta. ‘Nước cứu sống’ có tên Giêsu đó tiếp tục đem lại hạnh phúc viên mãn cho con người ngay trong sa mạc khô khốc trần gian; Ngài đang nói với bạn và tôi, “Thôi! Đừng thiếu hiểu biết!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con tiếc nuối thuở lang thang. Xin giải thoát con, dìm con vào lòng thương xót Chúa mà đừng thèm hỏi con!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen

*****************************************************

Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

1 Nhân một dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. 2 Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. 3a Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt. 5 Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. 6 Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” 7 Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” 8 Đức Giê-su bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” 9 Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.

Hôm đó lại là ngày sa-bát. 10 Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!” 11 Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: ‘Anh hãy vác chõng mà đi!’” 12 Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: ‘Vác chõng mà đi’?” 13 Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. 14 Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” 15 Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh. 16 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.