‘Ba năm trong nhà xác vì khiếu kiện’

‘Ba năm trong nhà xác vì khiếu kiện’

thứ bảy, 26 tháng 1, 2013

nguồn: BBC

Bà Trần Khánh Hà cương quyết đi kiện vì chồng

Bà Trần Khánh Hà cương quyết đi kiện vì chồng

Một phụ nữ Trung Quốc, đi khiếu kiện vì chính quyền hành hạ chồng bà ở một trại lao động, đã bị giam suốt ba năm trong một nhà xác bỏ hoang, theo truyền thông Trung Quốc.

Bà Trần Khánh Hà đã phải sống trong trại cải tạo 18 tháng, nhưng không khuất phục và sau đó chính quyền đã đưa bà vào nhà xác.

Tin tức về vụ này ở tỉnh Hắc Long Giang khiến các mạng xã hội tranh cãi và phẫn uất.

Bà Trần được nói là ở trong tình trạng sức khỏe kém.

Theo các phóng viên, có thể vụ việc sẽ được xem lại sau khi một ủy ban điều tra cấp thành phố được thành lập để xem xét vụ việc.

Mấy tuần qua, có tin đồn chính quyền Trung Quốc có thể cải cách hệ thống lao động cải tạo.

Đau khổ của bà Trần bắt đầu năm 2003 khi chồng bà bị giam vì định phá vỡ cách ly trong trận dịch Sars, theo tờ Global Times.

Sau khi được tự do, sức khỏe của ông, cả thể chất và tâm thần, xuống tới mức mà bà Trần quyết định phải lên thủ đô để khiếu kiện.

Việc này đã khiến bà bị tống vào trại cải tạo 18 tháng.

Sau khi thụ án, bà lại bị giữ trong nhà xác vì vẫn muốn tiếp tục đi kiện.

Có tin nói nay bà được tiếp xúc hạn chế với thân nhân.

Theo báo Global Times, chồng bà được nhập viện để chữa bệnh tâm thần.

Sống cho người nghèo

Sống cho người nghèo

Đăng bởi lúc 1:25 Sáng 26/01/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (26.01.2013) – Đồng Nai – Mẹ Têrêsa Calcuta đã trở nên mẹ của người nghèo, mẹ của những con người cùng khổ, bất hạnh và bị bỏ rơi. Với cuộc đời luôn sống với người nghèo, cho người nghèo, mẹ càng trở nên cao trọng giữa muôn người trong thế kỷ thứ 20. Mẹ đã được cả thế giới gọi mẹ bằng một tên gọi đầy kính trọng Mẹ Têrêsa
Calcutta. Và có lẽ chẳng mấy ai còn nhớ đến tên gọi của mẹ do hai cụ thân sinh
đã đặt từ ấu thơ Agnes Gonxha Bojaxhiu.

Trong thánh lễ phong chân phước cho  Mẹ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề cao mẹ như là một chứng nhân phục vụ theo gương Thầy Chí Thánh Giêsu. Ngài nói: “Mẹ Têrêsa không những đã chọn chỗ thấp nhất mà còn muốn đi phục vụ những người hèn mọn nhất của xã hội. Tựa như một người mẹ của những người nghèo. Người nghiêng mình xuống trên những người cùng khổ vì đủ mọi thứ nghèo khổ”. Mẹ đã dấn thân đến với người nghèo hầu mong nâng cao phẩm giá họ lên giữa một xã hội còn đầy những kỳ thị chủng tộc, kỳ thị  sang hèn, giai cấp .. . Chính  Mẹ đã từng nói: “Cái nghèo khổ nhất trên đời này là bị xua đuổi, không còn được ai đoái hoài đến nữa”. Mẹ còn muốn cho công việc của Mẹ được nhân rộng thêm lên, Mẹ đã thành lập hội dòng Thừa sai bác ái với ước nguyện: “Thiên Chúa vẫn mãi yêu thương thế gian và Người sai chị em chúng ta ra đi biểu lộ tình yêu và lòng thương cảm của Người đối với người
nghèo”.

Lời Chúa hôm nay có thể nói là tin vui cho những người nghèo khổ, những người bất hạnh và bị bỏ rơi. Chúa Giêsu đã chọn người nghèo để dấn thân, để phục vụ. Không phải là Chúa Giêsu khinh bỉ người giầu, người quyền thế mà có thể nói Ngài đến để giúp cho những con người thấp hèn kia được nâng cao, được tôn trọng như những con người giầu có, quyền quý. Chính Ngài đã chọn sinh ra trong thân phận một người nghèo. Chính Ngài đã sống một cuộc đời nghèo khó. Nghèo khó đến nối “không có nơi gối đầu”. Mỗi bước chân của Ngài đều hướng đến những người khổ đau. Mỗi ánh mắt của Ngài đều hướng về những con người bất hạnh. Mỗi cái nhìn của Ngài đều chạnh lòng thương những ai đang đau khổ bơ vơ vì bị bỏ rơi, vì thiếu thốn tư bề. Ngài đã thực hiện trọn  vẹn sứ vụ của Đấng Messia mà các tiên tri đã loan báo. “Khi Người đến mắt người mù sẽ được nhìn thấy. Tai người điếc sẽ được nghe. Người câm nói được và người què nhảy nhót như nai”. Tất cả những điều đó hôm nay đã ứng nghiệm trong con người Đức Giêsu miền Nagiaret. Thiên Chúa đã nhập thể làm người để nâng con người nên làm con Thiên Chúa. Thiên Chúa đã trở nên Emmanuel ở lại luôn mãi với nhân trần. Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người để yêu thương và ban phát ơn lành. Đấng Thiên Sai đã chọn người nghèo, người cùng khổ để dấn thân phục vụ. Đấng Thiên Sai đã sống một kiếp người trong nghèo khó, thiếu thôn tư bề để cảm
thông với những lắng lo của kiếp người truân chuyên.

Đó cũng là sứ điệp mà Lời Chúa muốn  nhắn nhủ con người hôm nay. Giữa một xã hội quá chênh lệch giầu nghèo, địa vị. Giữa một xã hội quá phân biệt giai cấp và địa vị. Mức sống của từng giai cấp, địa vị đều khác nhau. Có những người ăn tiêu một bữa ăn bằng tiền lương cả một tháng lao động vất vả của một công nhân quèn.  Ở Việt Nam hôm nay có những trường học phổ thông dành cho con nhà giầu, mỗi tháng thu lệ phí mỗi em cả hàng chục triệu đồng, trong khi đó nhiều gia đình phải chật vật để kiếm vài trăm ngàn cho con có cơ hội đến trường, đến lớp. Có những người ốm đau bệnh tật kéo dài cả cuộc đời vì không có tiền trang trải cho viện phí nên đành chấp nhận đau
đớn mỗi khi trái gió trở trời, đang khi đó có biết bao người giầu có dư tiền dư
của đến nỗi bỏ ra hàng triệu đồng để lột da cho tươi trẻ, và còn khoét thêm má
lún đồng tiền để thêm phần duyên dáng thanh cao. Có những người cơm không đủ
no, áo không đủ mặc đang khi đó có biết bao người áo chỉ mặc một lần và đồ ăn
thức uống vất ngổn ngang quanh nhà.

Giữa một xã hội quá nhiều những thị phi như thế, Chúa đang cần chúng ta hãy tiếp tục công việc của Chúa. Hãy là những chứng nhân cho công việc phục vụ anh em. Hãy đem tình yêu Chúa trải rộng khắp mọi nẻo đường chúng ta đi. Hãy biết chạnh lòng thương với những ai đang khốn khổ lầm than. Hãy biết chia sẻ cơm bánh cho những anh em nghèo đói. Hãy cúi mình phục vụ những ai không có gì để đền đáp lại chúng ta.

Ước gì với tinh thần sống đời kytô giáo yêu thương và phục vụ sẽ là dấu chỉ thật đẹp của người môn đệ Chúa Kytô giữa thế giới hôm nay. Amen

Lm. Jos Tạ duy Tuyền

Chia sẻ kinh nghiệm Đức Tin

Chia sẻ kinh nghiệm Đức tin

nguồn: thanhlinh.net

Trong năm Đức Tin, xin gởi đến mọi người chia sẻ kinh
nghiệm Đức Tin của một tín hữu ẩn danh.

Đức Chúa Cha là ai đối với con? 40 năm trước con được học
kinh và Bổn, các Soeur dạy: “Chỉ có một tội trọng mà thôi đã đáng bị phạt đời
đời ở dưới hỏa ngục. Nạn lụt Đại Hồng Thủy, Thiên Chúa tiêu diệt cả loài người
tội lỗi, chỉ có gia đình ông Noe và súc vật được chọn thì được cứu sống trên
tàu”. Nên lúc đó con nghĩ, Thiên Chúa là quan tòa độc ác, vì thế trong thời
gian đó con giữ đạo chỉ vì sợ bị phạt xuống hỏa ngục mà thôi.

Biến cố lớn nhất con được Chúa thương xót cứu qua Mẹ chí ái.
Miền Nam Cộng Hòa sụp đổ, và Bắc Việt xâm chiếm, con là Thượng Sĩ Hải Quân, với
21 năm lính, bị đối xử khắc nghiệt, gia đình đói khổ cùng cực. Con chạy đến
dưới chân Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, và Mẹ đã dẫn con đến với Chúa Giê-su
Ki-tô. Con được học Kinh Thánh ở Dòng Chúa Cứu Thế tại Nha Trang từ năm 1976,
và ở Tòa Giám Mục Nha Trang con học lén lút vào mỗi chiều thứ sáu và thứ bảy.
Sau 14 năm ở Việt Nam và 5 năm tỵ nạn ở Phi-luật-Tân, con luôn được học và thực
hành Kinh Thánh. Chúa Giê-su Ki-tô đã cải thiện con với LỜI + MÁU + THỊT cực
thánh của Ngài. Nên Chúa Giê-su Ki-tô là CHA, CHÚA, ANH HAI, là BẠN CHÍ THIẾT
của con.

Nền tảng quan trọng của con trong đời sống Đức Tin vào Chúa.
Tin vào Chúa Giê-su Ki-tô đã phục sinh vinh hiển. Ngài đã chiến thắng tử thần.
Thắng và truất quyền tên đầu mục thế gian là Satan. Ngài đã cứu chuộc loài
người, và ban cho những ai TIN YÊU vào Ngài, được phúc trở nên con cái của
Thiên Chúa. Cùng chịu thương khó với Ngài, thì sẽ cùng được phục sinh vinh hiển
với Ngài.

Tại sao con lai TIN YÊU vào Thiên Chúa?Thiên Chúa là TÌNH YÊU. Ngài đã yêu thương con là kẻ tội lỗi, dù con đã đóng đanh Đức Giê-su Ki-tô, Con Chí Thánh, Chí Ái của ĐỨC CHÚA CHA, rất nhiều lần, mỗi lần con phạm tội trọng.

Đức Giê-su phán “Kẻ được tha nhiều thì yêu nhiều”.

Biến cố thứ hai không thua gì biến cố thứ nhất: Nhờ Mẹ đến với Chúa.
Mẹ Chí Ái bảo con: Ngài bảo gì, con hãy làm theo. Vậy Chúa Giê-su bảo con:

1.     Hãy cầu xin Lòng Thương Xót của Chúa.

2.     Hãy tín thác vào Chúa.

3.     Hãy thực hành Lòng Thương Xót của Chúa.

Điều 1 và điều 2 thực hành thì tương đối dễ, nhờ ơn Mẹ Chí Ái giúp. Nhưng
điều 3 quả là khó, trải qua 2 năm cầu nguyện và cố gắng thực hành Lòng Thương
Xót của Chúa. Với sự trợ giúp của Mẹ Chí Ái, từ từ mỗi ngày một ít, con đã biết
phải quên mình đi, mới có thể yêu CHÚA qua những người nghèo cả linh hồn và thể
xác. Yêu thương và tha thứ cho kẻ làm hại con,

để từ nay con sống, là sống cho TÌNH YÊU,

và dầu cho con chết, là chết cho TÌNH YÊU.

Một tín hữu ẩn danh.

 

ĐÁM TANG NGHÈO

ĐÁM TANG NGHÈO

Tác giả: Vũ Hưu Dưỡng

nguồn:conggiaovietnam.net

Trời Sài Thành hôm nay se lạnh, nhưng đã hứa thì dẫu có lạnh cỡ nào thì tôi cũng
phải đến.

Điểm đến sáng hôm nay là căn phòng quàn khiêm tốn nằm trong một góc nhỏ của một bệnh viện lớn. Tưởng chừng như bao đám tang khác cũng kẻ đón người đưa nhưng rồi chỉ vỏn vẹn hình bóng của 4 nữ tu. 4 nữ tu quây quần bên quan tài đang đọc kinh lòng Chúa Thương Xót.

Đã quá giờ hẹn một chút mà chẳng thấy bóng ai, lòng cũng không vui lắm bởi lẽ vẫn
thích rằng đúng hẹn. Hóa ra rằng trong góc phòng đó lặng lẽ dáng dấp của người
cha và người mẹ tiều tụy là đấng bậc sinh thành ra em và dáng dấp nữ tu chuyên
lo hậu sự cho những phận đời cơ nhỡ. Sơ đang lo những gì cần thiết cho Thánh Lễ
an táng chuẩn bị được cử hành.

Thánh  Lễ an táng cho người quá cố nghèo diễn ra trong âm thầm lặng lẽ với 7 con người quanh em. 7 người đó chỉ có cha và mẹ, 5 người còn lại là những người đến với
cả tình người vì rằng trước đây họ chẳng hề biết em và em cũng chẳng hề biết
họ.

Em đã đến trong đời một cách lặng lẽ và ra đi cũng âm thầm : Âm thầm đến độ đám
tang em chẳng có người nào thân ở bên cạnh ngoại trừ cha và mẹ của em. Âm thầm
đến độ không có tấm hình nào ghi lại di ảnh của em khi còn sống.

Phận đời nghiệt ngã, em cũng nghiệt ngã theo. Sau một thời gian lâm trọng bệnh, em
được nhiều người giới thiệu Chúa cho em và em đã được học biết Chúa. Những ngày
cuối đời em biết được một Thiên Chúa đã yêu thương em và cho em chào đời. Em đã
đón nhận Bí Tích Thanh Tẩy sáng hôm qua và chỉ trong vài giờ đồng hồ, em trở về
cùng Chúa là nguồn cội.

Trong bài chia sẻ, cha giảng gợi cho cộng đoàn gồm có các sơ và cha mẹ của em là
người ngoại đạo về niềm tin của đời sau. Cha giảng gợi lên hình ảnh của người
thợ làm vườn nho giờ thứ 11. Người thợ giờ thứ 11 đón nhận đồng lương như bao
người khác đã vào làm từ sớm. Em Têrêsa đây cũng sẽ được vào hưởng nhan thánh
Chúa như lời Ngài đã hứa … trong niềm tin ấy, cộng đoàn tin tưởng em sẽ được
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót đón em vào hưởng nhan Ngài.

Xong phận vụ, tôi lại trở về cõi của mình.

Trên đường về, miên man suy nghĩ về em, suy nghĩ về đời.

Đã từng tham dự những tang lễ hoành tráng với vài giám mục và hàng trăm tu sĩ linh
mục và cả ngàn tín hữu, đông đến độ trong nhà thờ dù khá lớn nhưng chẳng còn
chỗ cho giáo dân. Cũng đã từng tham dự những lễ tang nghèo đến độ phải nhờ vào
tình thương của nhiều người nhưng cũng nhiều kẻ đón người đưa. Tang lễ hôm nay
của em phải nói rằng nghèo cả tinh thần lẫn vật chất. Chiếc áo quan em nằm tạm
đó được gửi đến bởi một ân nhân người Hoa gần nơi em ở. Còn tinh thần thì thật
đơn sơ với vài người bé nhỏ.

Nghĩ đến em, tôi trộm ước rằng những Thánh Lễ như thế này có sự hiện diện của những vị chủ chăn cao lớn hằng hiện diện trong những lễ nghi hoành tráng hay những
tang lễ vĩ đại. Có những vị không hề quen biết nhưng tang lễ lại đến và cử hành
như người thân nghĩa bởi lẽ gia đình của người quá cố quá giàu có. Kẻ nghèo hèn
như cô bé Têrêsa này làm gì được diễm phúc như thế.

Ước xong lại vội trách mình, các ngài làm gì có thời gian hay có chỗ cho những con
người nhỏ bé như thế này. Và, các ngài bận bịu trăm công nghìn việc, làm gì có
thời gian để lo những chuyện cỏn con như thế này. Nghĩ đi nghĩ lại thấy sao
mình vô duyên đến thế !

Thôi thì không mơ nữa, không ước nữa kẻo không người ta lại bảo mình vớ vẩn vu
vơ.

Sống trên đời là như vậy. Giàu hay nghèo rồi cuối cùng cũng chỉ là một hũ tro nho
nhỏ. Giám mục, linh mục, đại gia hay tiểu gia hay thấp hèn như em rồi cuối cùng
cũng chỉ vào trong cái hủ nhỏ nhoi. Chuyện quan trọng là có được ơn cứu độ mà
cả đời người ta ngong ngóng và đi tìm hay không mà thôi.

Em nghèo, nhà em nghèo thật nhưng em là người hạnh phúc bởi lẽ giờ đây trong Chúa không còn nghèo hay giàu, sang hay hèn nữa mà em đang được ở trong cung lòng của Thiên Chúa. Em là người thợ thứ 11 thật có phúc được thưởng công theo lòng
thương xót của Chúa.

Có thể giàu sau phú quý ở đời này thật nhưng chuyện cần hơn cả là có được một chỗ
trong cung lòng Thiên Chúa hay không mà thôi.

Vũ Hưu Dưỡng

NĂM HỒNG ÂN

NĂM HỒNG ÂN

“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:18-19).

***

Bạn thân mến! Trên đây là tiếng nói vang vọng của Đức Giêsu khi Ngài đọc sách Thánh trong hội đường Do Thái tại Nadarét. Trong chuyến trở về thăm lại quê hương xứ sở, nơi mà Ngài đã sống 30 năm trong thân phận con người.  Làm sao Ngài quên được mảnh đất làng quê đã ấp ủ mình, nơi có bà con họ hàng, láng giềng, bè bạn.  Hơn nữa Ngài cũng không cắt đứt với tôn giáo của cha ông.  Ngài vẫn là một người
Do Thái ngoan đạo, quen lui tới hội đường cùng với dân làng vào ngày sa-bát, để
thờ phượng Thiên Chúa mà Ngài âu yếm gọi là Cha.

Sau khi đọc xong sách Thánh, Ngài ngồi xuống và giải thích Lời Chúa cho mọi người.  Cử chỉ của Ngài thật trang trọng, đĩnh đạc, khi nhận sách, mở sách, cũng như khi cuộn sách để trả lại. Có một bầu khí cầu nguyện sâu lắng ở hội đường.  Mọi
người đều chăm chú nghe lời Ngài giảng.

Ðoạn sách Ngài đọc hôm ấy là của ngôn sứ Isaia. Isaia đã nói lên ơn gọi và sứ mạng của mình. Ông được xức dầu để trở thành ngôn sứ cho những người Do Thái mới thoát khỏi cảnh lưu đày.  Ông được sai đi để loan báo thời cùng khốn đã chấm dứt và công bố khai mở một thời kỳ đầy ân sủng và tự do. Ðức Giêsu đã bị đánh động bởi đoạn sách này. Vì thế Ngài mới lên tiếng nói với dân chúng: “Hôm nay đã ứng
nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe
” (Lc.4.21 Ngài thấy đoạn sách
phản ánh chính ơn gọi và sứ mạng của mình. Ðây là một hướng đi mà Ngài phải
theo đuổi, một chương trình hành động mà Ngài muốn hoàn thành.

Suốt đời Ngài sẽ thực hành chương trình này.). Vì thế đoạn sách Isaia ứng nghiệm vừa do thánh ý Chúa Cha vừa do ý chí của Chúa Giêsu quyết tâm thực hành thánh ý Chúa Cha.

Ðức Giêsu là người đầy tràn Thánh Thần cách đặc biệt. Thánh Thần chi phối toàn bộ lời nói, việc làm của Ngài. Ngài được sai đi đem Tin Mừng cho người nghèo, nghèo tiền bạc, nghèo sức khỏe, nghèo tiếng nói. Ngài được sai đến với những kẻ bị giam cầm bởi nỗi lo sợ, bởi thành kiến, bởi ích kỷ tham lam. Ngài cho người mù được sáng mắt và nhìn thấy trong niềm tin.  Ngài trả lại tự do cho cả người bị áp bức lẫn
người gây áp bức bóc lột.  Ngài mời gọi cả hai sống thanh thoát như Ngài,
sống như con của Cha và như là anh em của nhau. Ngài khai mạc một Năm Thánh,
Năm Hồng Ân Ơn Cứu Độ.

***

Lạy Chúa Thánh Thần!  Xin cho con nhận ra sự hiện diện của Ngài giữa lòng thế giới và trong lòng mọi người xung quanh con. Xin cho  con luôn tìm đến với
anh chị em của con hơn là tìm an nhàn cho chính bản thân mình, để nhờ biết quan
tâm cho người chung quanh, con cũng sẽ được vui hưởng niềm vui Ơn Cứu Độ và
lãnh nhận hồng phúc của năm Hồng Ân mà Thiên Chúa đã hứa ban. Amen.

(Tổng hợp từ R. Veritas)

(BĐ1: Nêhêmya 8,1-4a.5-6.8-10; BĐ2:1Côrintô 12,12-30; PÂ: Luca 1,1-4; 4,14)

Anh chị Thụ & Mai gởi

Phiên họp giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Phiên họp giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Long Thao

1/22/2013

VATICAN CITY 22/1/2013. _ Tin Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam hội kiến với
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tại Vatican vào buổi sáng ngày 22 tháng 1 năm 2013
đã được các hãng thông tấn quốc tế loan tải một cách rộng rãi. Nói chung, các
bản tin nhận định rằng quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam
đang từng bước được củng cố thêm qua việc Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI lần đầu
tiên tiếp một vị không phải là nguyên thủ một quốc gia mà là Tổng Bí Thư của
một đảng phái chính trị.

Trong cuộc họp báo, Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho
biết: Phái đoàn của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có 11 người, gồm giới chức
cao cấp trong đảng và chính quyền. Phái đoàn đã được Tòa Thánh đón tiếp với tất
cả nghi thức ngoại giao dành cho vị nguyên thủ quốc gia.

Ông Tổng Bí Thư đã hội kiến riêng với ĐGH nửa giờ đồng hồ trong phòng đóng kín.
Sau đó, ông Tổng Bí Thư và phái đoàn đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc
Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách liên lạc giữa Tòa Thánh với các quốc gia. Phái đoàn cũng đã gặp một
số giới chức khác trong Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh

Thông cáo báo chí của Tòa Thánh cho biết các buổi thảo luận đã diễn ra trong
tinh thần thân ái, thành thật và xây dựng. Hai bên hy vọng những vấn đề còn tồn
đọng sẽ được giải quyết sớm và sự hợp tác có kết quả hiện nay được củng cố
thêm.

Tòa Thánh Vatican và Việt Nam đang hướng đến việc thiết lập đầy đủ quan hệ
ngoại giao. Hiện giờ Tòa Thánh chỉ có đại diện không thường trú tại Việt Nam và
cả hai bên đang tiếp tục thảo luận vấn đề này.

Sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Đức Thánh Cha vào năm 2007, Tòa Thánh và
Việt Nam đã thiết lập uỷ ban nghiên cứu quan hệ ngoại giao. Đây là cuộc họp đầu
tiên giữa Thủ Tướng Việt Nam với giới chức cao cấp của Tòa Thánh. Đến năm 2009
Chủ Tịch Nhà Nước, Ông Nguyễn Minh Triết, đã gặp ĐGH và giới quan sát cho đây
là một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam – Vatican. Sau đó, Đức Tổng Giám
Mục Leopoldo Girelli đã được bổ nhiệm làm Đại Diện không thường trú tại Việt
Nam. Vậy sau phiên họp này, liệu có bước đột phá nào trong quan hệ ngoại giao
giữa Vatican và Việt Nam không? Chúng ta còn phải chờ xem.

Trên bình diện ngoại giao, theo nhận định của giới quan sát, mối liên hệ
Vatican – Hà Nội đã có tiến triển và vấn đề tự do tôn giáo đã có cải thiện.
Nhưng các chính phủ và các cơ quan nhân quyền trên thế giới vẫn coi Việt Nam là
nước đàn áp tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo. Chính quyền Việt Nam bắt
chước Trung Quốc vẫn can thiệp vào việc bổ nhiệm Giám Mục. Tại các giáo phận và
các giáo xứ xa xôi, việc hành đạo vẫn bị giới hạn và gặp nhiều khó khăn, vẫn
phải qua thủ tục xin – cho. Tài sản Giáo Hội vẫn bi tịch thu. Người Công Giáo
vẫn bị coi là thành phần không đáng tin cậy, không được hưởng trọn vẹn quyền
lợi dành cho một công dân bình thường

Di thư của một người Cha

Di thư của một người Cha
Tôn Vận Tuyền (Huynh Trung dịch)
1/18/2013
Nhận được một email bằng chữ Hoa, tôi thấy hay nên tạm dịch sang tiếng Việt để
chia xẻ với mọi người. Vì chữ nghĩa có hạn, nên lối hành văn không được suôn sẻ
cho lắm, Mong độc giả bỏ qua cho!
Đây là một lá thư riêng của ông Tôn Vận Tuyền (Viện Trưởng Viện Quốc
Gia Hành Chánh, Trung Hoa Dân Quốc- Đài Loan) Một chánh khách nổi tiếng thời
bấy giờ. Lá thư gởi cho con của ông lúc ông còn tại thế.
Thời gian gần đây mới thấy lưu hành trên mạng Internet, và rất nhanh chóng đã
được truyền đi khắp nơi. Đa số nhiều bậc phụ huynh đã được đọc qua và cảm xúc
sâu đậm. Kỳ thực đây là một lá thư thích hợp cho tất cả mọi người, nên được phổ
biến để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
Suy tư này dầu chỉ là cái nhìn thuần túy nhân bản, nhưng đã rất sâu sắc. Nếu
được nhìn từ khía cạnh Kitô giáo với niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu thì thật là hoàn mỹ
… Tôn Vận Tuyền để lại những lời căn dặn như sau:
Con trai yêu dấu :
Viết lá thư này cho con, Cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :
1. Đời người Phúc Họa vô thường!
Không một ai biết trước mình sống được bao lâu? Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn.
2. Cha là Phụ thân của con, nếu cha không nói với con, chắc không ai nói rõ với
con những điều này!
3. Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu,
thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã thể nghiệm. Nó sẽ giúp con
tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con
sau này.
Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:
1. Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời

giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với
con, ngoại trừ Cha và Mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con,
ngoài việc con phải biết ơn và trân quý.

Con cũng nên thận trọng suy
xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con
chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu.
2. Không có người nào mà không thể thay thế được, không có vật gì mà nhất định mình phải sở hữu được. Con nên hiểu rõ ở điểm này. Nếu mai sau rủi người bạn đời không còn muốn cùng con chung sống, hoặc giả con vừa mất đi những gì trân quý nhất trong đời. Thì con nên hiểu rằng: Đây cũng không phải là chuyện lớn lao gì cho lắm!
3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai

đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho
nên càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì con sẽ được tận hưởng
cuộc đời mình càng nhiều hơn.

Trông mong được sống trường thọ, chi
bằng con cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà thay đổi.
Nếu người yêu rời xa con, hãy nhẫn nại chờ đợi, để thời gian từ từ gột rửa, để
tâm tư mình dần dần lắng đọng thì nỗi đau thương cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi.
Không nên cứ ôm ấp hoài niệm mãi cái ảo ảnh yêu thương, cũng không nên quá bi
lụy vì tình.
5.Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng
điều đó cũng không có nghĩa là, không cần học hành vẫn thành công. Kiến thức
đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự
nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ
kỹ điều nầy!
6. Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại.
Ngược lại, Cha cũng không thể bảo bọc nửa quãng đời sau này của con, khi con đã
trưởng thành và tự lập. Đây là lúc Cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau
nầy con có đi xe Bus hay đi Auto nhà, ăn Soup Vi cá hay ăn Mì gói, tự con lo
liệu lấy .
7. Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với con. Con đối xử người ta thế
nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không
hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai hậu.
8. Hơn hai mươi mấy năm nay, Cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng
tay. Điều nầy chứng minh rằng: Muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn, nỗ lực
phấn đấu. Trên thế gian nầy không có buổi ăn trưa nào miễn phí cả.
9. Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận. Bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống
chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian sum
hợp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có
thương hay không thương, dễ gì còn gặp lại nhau.
Di thư của một người Cha
Khắc Thiệu xin được chuyển thành thơ bát cú
Cuộc đời cha bao nhiêu năm góp nhặt

Kinh nghiệm đời, xương máu của bản thân
Trước khi đi cha viết lại cho vần
Để con đọc tránh đường đời vấp ngã
Cuộc đời này vô thường hay phúc, hoạ
Không một ai biết được lúc ta đi
Cho nên cha nói trước giữ làm gì
Sợ mai mốt lại không còn sức nói
Với tha nhân đừng bận tâm vì thói
Tốt với nhau không nghĩa vụ vì nhau
Chỉ mẹ cha mới thật sự nhiệm mầu
Cho con trẻ không mảy may tính toán
Trên đường đời nếu may còn gặp được
Đối với mình có tốt phải nghĩ suy
Cám ơn họ nhưng suy nghĩ có gì
Ẩn chứa ở bên trong lòng tốt ấy
Cũng có thể nhiều mưu toan cho thấy
Mục đích, nguyên nhân, khiến họ thương mình
Đừng vội mừng chỉ lợi ích cá nhân
Chớ vội gọi ấy chân tình bằng hữu
Chẳng có gì trong đời này vĩnh cửu
Mà lại không thay thế được nhiều lần
Hay muôn đời là vật bất ly thân
Cũng có lúc phải luân phiên thay đổi
Dẫu mất đi cũng đừng coi là tội
To lớn gì tất cả chỉ viễn vông
Sắc, Sắc, không, ý nghĩa lớn vô cùng
Hãy xem nhẹ cho dù tình bay mất
Thế gian này tuổi đời cao hay thấp
Ngắn ngủi như bóng nắng thoảng qua mành
Đến và đi trong khoảnh khắc mông lung
Hãy trân quý từng phút giây kẻo mất
Tình yêu kia vốn là mầm hạnh phúc
Đến với nhau xây đắp mộng thiên đường
Khi phúc duyên đứt đoạn mối tơ duyên
Kẻ quay gót người ngậm ngùi rơi lệ
Liều thuốc quên sông thời gian vốn thế
Trôi âm thầm rửa sạch nỗi thương tâm
Trong thời gian chờ đợi sống âm thầm
Đừng bi luỵ đừng để tim rướm máu
Trong cuộc sống kiếm tìm bao của báu
Tốn công lao bao năm tháng dùi mài
Bằng cấp cao mà kiếm chẳng là bao
Còn có kẻ gặp may thành trọc phú
Nhưng con hỡi bạc tiền còn có thể
Kiếm được ra kiến thức kiếm được không?
Sự học kia dẫu tay trắng ra công
Là vũ khí cho đời con chinh phục
Cha sớm muộn cũng xa rời thế tục
Cuối cuộc đời vẫn lo liệu lấy thân
Cũng như con cha suy nghĩ nhiều lần
Nửa cuộc sống của con cha không thể
Lo lắng, chăm nom, miếng ăn chẳng kể
Ngon dở gì, mình con tự lo toan
Đấy công lao cha vun đắp vuông tròn
Và trách nhiệm nơi cha đà hoàn tất
Trong giao tiếp tha nhân còn lắm tật
Hứa với ai, giữ chữ TÍN làm đầu
Nhưng cũng đừng bắt họ phải vì đâu
Cho chữ tín như con dành cho họ
Nếu kỳ vọng so đo hơn thiệt nọ
Con chỉ phiền chỉ khổ mãi trong tim
Hãy cho ra và sẽ cố lặng im
“Ba La Mật” hạnh hàng đầu nên nhớ
Mấy mươi năm hàng tuần cha mua số
Chỉ mong sao làm triệu phú không công
Chả dễ đâu nửa kiếp số tay không
Nằm há miệng chờ sung đâu chả rụng
Gia đình, ta, thân nhân là duyên phận
Đến rồi đi như bèo dạt mây trôi
Hãy cùng nhau thương mến với tầy bồi
Chả biết được kiếp sau còn gặp lại
Duyên số ấy “Bá thiên nan tao ngộ”
Của vòng quay vũ trụ quá xa xăm
Dẫu còn thương chẳng dễ gặp trên đường
Trong thế giới ta bà đâu hạnh ngộ.

Ứng nghiệm

Ứng nghiệm

TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi lúc 12:04 Sáng 23/01/13
nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (23.01.2013) – Sài Gòn – Ứng nghiệm là xảy ra đúng như sự việc đã được
tiên báo. Kinh thánh đã nhiều lần nhắc tới động từ “ứng nghiệm” (*). Các Kitô
hữu – nói chung, và các tín hữu Công giáo – nói riêng, chẳng còn xa lạ gì với
hai từ “ứng nghiệm” – vì thường xuyên nghe nói tới.

Xưa nay có nhiều người được gọi là tiên tri, họ báo trước nhiều điều, nhưng cũng chỉ thuộc dạng “hên xui”, cái đúng cái không, chẳng qua chỉ là ngẫu nhiên. Mới đây nhất là ngày 21-12-2012, người ta dao động vì được dự báo là “ngày tận thế”, nhưng rồi chẳng có gì xảy ra, chẳng khác gì chuyện dự báo thời tiết hằng ngày.

Nhưng với Thiên Chúa, mọi thứ đều xảy ra đúng từng chi tiết, vì Chúa Giêsu đã xác định: “Trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành” (Mt 5:18), “tất cả những gì các ngôn
sứ đã viết về Con Người sẽ được hoàn tất” (Lc 18:31)
.

Ngôn sứ Nơkhemia kể một lèo: Hôm ấy là ngày mồng một tháng thứ bảy, ông Ét-ra cũng là tư tế đem sách Luật ra trước mặt cộng đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đứng ở quảng trường phía trước cửa Nước, đọc sách Luật trước mặt đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đọc từ sáng sớm tới trưa, và toàn dân lắng tai nghe sách Luật. Kinh sư Ét-ra đứng trên bục gỗ đã đóng sẵn để dùng vào việc này. Bên cạnh ông, phía tay mặt, có các ông:
Mát-tít-gia, Se-ma, A-na-gia, U-ri-gia, Khin-ki-gia và Ma-a-xê-gia; phía tay
trái, có các ông: Pơ-đa-gia, Mi-sa-ên, Man-ki-gia, Kha-sum, Khát-bát-đa-na,
Dơ-khác-gia và Mơ-su-lam.5 Ông Ét-ra mở sách ra trước mặt toàn dân, vì ông đứng cao hơn mọi người. Khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy (Nkm 8:2-5)
.

Sau đó, ông Ét-ra chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng: “Amen! Amen!” (Nkm 8:6). Rồi họ sấp mặt sát đất mà thờ lạy Đức Chúa. Một cảnh tượng thật xúc động!

Ngôn sứ Nơkhemia cho biết thêm: Ông Ét-ra và các thầy Lê-vi đọc rõ ràng và giải thích sách Luật của Thiên Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những gì các ông đọc. Bấy giờ ông Nơ-khe-mi-a, tổng đốc, ông Ét-ra, tư tế kiêm kinh sư, cùng các thầy Lê-vi là những người đã giảng giải Luật Chúa cho dân chúng, nói với họ rằng: “Hôm nay là ngày thánh hiến cho Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, anh em đừng sầu
thương khóc lóc” (Nkm 8:9)
. Sở dĩ ông nói thế là vì toàn dân đều khóc khi
nghe lời sách Luật. Rồi ông Ét-ra còn nói với dân chúng: “Anh em hãy về ăn
thịt béo, uống rượu ngon và gửi phần cho những người không sẵn của ăn, vì hôm
nay là ngày thánh hiến cho Chúa chúng ta. Anh em đừng buồn bã, vì niềm vui của
Đức Chúa là thành trì bảo vệ anh em” (Nkm 8:10)
.

Được tuân giữ Thánh Luật là hạnh phúc, như tác giả Thánh vịnh nói: “Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn. Thánh ý Chúa thật là vững chắc, cho người dại nên khôn. Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng. Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời (Tv 19:8-9). Quốc gia nào cũng có luật – gọi là quốc pháp, gia đình nhỏ cũng có luật – gọi là gia phong, và dù chỉ một nhóm nhỏ cũng cần có quy luật. Nhưng đôi khi các luật đó không phù hợp lòng người, khiến dân chúng khổ sở. Nhưng Thánh luật của Chúa lại làm cho người ta
hoan lạc: “Lòng kính sợ Chúa luôn trong trắng, tồn tại đến muôn đời. Quyết
định Chúa phù hợp chân lý, hết thảy đều công minh”
(Tv 19:10).

Hạnh phúc khi tuân giữ Thánh Luật, và cũng hạnh phúc được thân thưa với Chúa: “Lạy Chúa là núi đá cho con trú ẩn, là Đấng cứu chuộc con, cúi xin Ngài vui nhận bấy nhiêu lời miệng lưỡi thân thưa, và bao tiếng lòng con thầm thĩ mong được thấu đến Ngài” (Tv 19:15). Ngài luôn mong chúng ta như thế để Ngài đại lượng thi ân
giáng phúc.

Thánh Phaolô so sánh: “Ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi” (1 Cr 12:12-14).

Đây là một trong các đoạn Kinh thánh thú vị. Thánh nhân nói chi tiết hơn: “Giả như chân có nói: ‘Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể’, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói: ‘Tôi không phải là mắt, vậy
tôi không thuộc về thân thể’, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân
thể. Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là
tai, thì lấy gì mà ngửi?”
(1 Cr 12:15-17). Quá rõ ràng, không gì khó hiểu.

Có lẽ Thánh Phaolô cảm thấy chưa an tâm nên tiếp tục “dài hơi” giải thích thêm: “Nhưng Thiên Chúa đã đặt mỗi bộ phận vào một chỗ trong thân thể như ý Người muốn. Giả như tất cả chỉ là một thứ bộ phận, thì làm sao mà thành thân thể được? Như thế, bộ phận tuy nhiều mà thân thể chỉ có một. Vậy mắt không có thể bảo tay: ‘Tao không cần đến mày’, đầu cũng không thể bảo hai chân: ‘Tao không cần chúng mày’. Hơn nữa, những bộ phận xem ra yếu đuối nhất thì lại là cần thiết nhất; và những bộ phận ta coi là tầm thường nhất, thì ta lại tôn trọng hơn cả. Những bộ phận kém trang nhã, thì ta lại mặc cho chúng trang nhã hơn hết. Còn những bộ phận trang nhã thì không cần gì cả. Nhưng Thiên Chúa đã khéo xếp đặt các bộ phận trong thân thể, để bộ phận nào kém thì được tôn trọng nhiều hơn. Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào
đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ
phận cũng vui chung”
(1 Cr 12:18-25).

Và ngài kết luận: “Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng
lạ sao?” (1 Cr 12:27-30)
.

Ai cũng có “biệt tài” về một hay vài lĩnh vực nào đó, ai cũng là khí cụ được Thiên Chúa dùng để thực hiện một sứ vụ nào đó và làm vinh danh Ngài. Ai được ơn riêng nào thì cũng là hồng ân, là để phục vụ vì công ích, không ai có quyền “chảnh” hoặc “ngộ nhận” là mình giỏi hơn người. Tất cả chúng ta chỉ là những chi thể nhỏ bé trong Nhiệm Thể Đức Kitô vĩ đại.

Thánh sử Luca kể: Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Ngài đồn ra khắp vùng lân cận. Ngài giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh. Rồi Đức Giêsu đến Nadarét, là nơi Ngài sinh trưởng. Ngài vào hội đường như Ngài vẫn quen làm trong ngày Sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Ngài cuốn sách ngôn sứ Isaia.

Ngài mở ra, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:18-19). Đây là
đoạn Tin Mừng quan trọng, công khai sứ vụ cứu độ của Đức Kitô. Ngắn gọn mà súc
tích.

Ứng nghiệm là việc quan trọng trong cuộc đời, nhất là ứng nghiệm những điều tốt lành. Điều ứng nghiệm tuyệt vời hơn đó là ứng nghiệm về công lý và hòa bình: “Tin Mừng đến với người nghèo hèn, các tù nhân được phóng thích, người mù đươc sáng, người bị áp bức được tự do”. Không gì hạnh phúc hơn khi được Đức Kitô giải thoát, đó là hồng ân cao cả biết bao!

Sau đó, Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội  đường đều chăm chú nhìn Người. Ngài bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4:21).

Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin giúp chúng con luôn biết HIỆP NHẤT trong tình huynh đệ, sống yêu thương trong mối dây đoàn kết vì là con cái chung một Đại Gia Đình “đa đại đồng đường”. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên-Chúa-Làm- Người và Đấng Cứu Độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(*) Đnl 18:22, Gs 21:45, Gs 23:14, Gs 23:15, Tl 9:57, 2 S 22:31, 1 V 22:27, 1 V 12:15, 1 V 13:32, 2 V15:12, 2 Sbn 1:9, 2 Sbn 10:15, 2 Sbn 36:22, Et 1:1, Tb 14:4, Tb Tv 105:19, Tv 119:140, Mt 1:22, Mt 2:15, Mt 2:17, Mt 2:23. Mt 4:14, 8:17, Mt 12:17, Mt 13:14,
Mt 13:35, Mt 21:4, Mt 26:54, Mt 26:56, Mt 27:9, Mc 14:49, Mc 15:28, Lc 1:20, Lc
4:21, Lc 21:22, Lc 22:37, Lc 24:44.

Blogger Tạ Phong Tần vào chung kết giải thưởng nhà báo 2013

Blogger Tạ Phong Tần vào chung kết giải thưởng nhà báo 2013
Đăng bởi lúc 9:13 Sáng 23/01/13
nguồn:chuacuuthe.com
VRNs (23.01.2013) – Ngày 21/01/2013, Index  on Censorhip đã công bố danh sách chính thức những nhà văn và nhà báo được chọn
vào vòng chung kết các Giải thưởng năm 2013,
trong đó có chị Maria Tạ Phong Tần thuộc lãnh vực báo chí. Trên website của tổ chức này, chúng ta có thể đọc thấy hình và bản văn giới thiệu chị Tần. Kết quả chung
kết sẽ được công bố vào ngày thứ năm 21 tháng ba tới.
VRNs xin giới thiệu bài viết trên website của tổ chức này:
————————-
Tạ Phong Tần, blogger người Việt bị giam cầm
Tạ Phong Tần, một trong ba blogger Việt Nam, hình thành nên nhóm có danh xưng là “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, đã là tâm điểm của một chiến dịch đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền. Việt Nam là một trong những nước hạn chế nhất thế giới về tự do ngôn luận và tự do báo chí, chỉ khá hơn được Trung Quốc, Eritrea và Bắc Triều Tiên là những nước có chỉ số tự do báo chí thấp nhất theo đánh giá của Hội Ký Giả Không Biên Giới.

Tần (ảnh) và các blogger thân hữu của cô đã bị bắt giữ vào tháng 9 năm 2011 (ND) và bị buộc tội “tuyên truyền chống lại nhà nước” thông qua các bài viết bị cáo buộc là đã “bóp méo và chống đối” nhà nước Việt Nam.
Trong thực tế, qua hơn 700 bài viết trên blog Công Lý và Sự Thật, cô đã phơi bày trước ánh sáng qui mô của tệ nạn tham nhũng trong nước. Cô đưa ra một loạt các vấn đề xã hội, bao gồm việc ngược đãi trẻ em, tham nhũng, thuế má không công bằng và việc tịch thu đất bất hợp pháp của các quan chức của đảng tại các địa phương.
Trước khi trở thành một nhà báo, Tần đã là nữ cảnh sát trong guồng máy của Hà Nội. Điều này đem lại cho cô một cái nhìn sâu sắc về hoạt động của hệ thống cai trị. Ngày 24 tháng 09 năm 2012 (ND), sau một phiên tòa kéo dài chỉ một ngày, Tần đã bị kết án phải trải qua mười năm trong tù, và năm năm quản thúc sau khi được thả. Cô đã từ chối nhận tội.
Trong tháng này, một tòa án khác ở Vinh thuộc tỉnh Nghệ An, miền Bắc Việt Nam, đã lại kết án 14 nhà hoạt động, trong đó có nhiều blogger bị phán đến 13 năm tù giam cùng với nhiều năm bị quản thúc tại gia sau đó. Theo đài BBC, việc kết án họ dựa vào những điều luật về an ninh quốc gia có thể được giải thích tùy tiện – trong trường hợp cụ thể này là điều 79 của bộ luật hình sự, nghiêm cấm một cách mơ hồ các hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng tường trình rằng các quan
chức nhà nước đã đánh đập và lột trần truồng phóng viên Nguyễn Hoàng Vi khi cô
bị giam giữ tại một trụ sở công an ở thành phố Hồ Chí Minh.
Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói với tờ New York Times rằng “Những bản án tù kinh hoàng này xác nhận những lo ngại của chúng tôi về những khả năng tồi tệ nhất – đó là nhà nước Việt Nam đã lựa chọn những blogger này là điển hình để răn đe những người khác”. Ông nhấn mạnh thêm rằng tình trạng chà đạp quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam là “nghiêm trọng và ngày càng tồi tệ.”
Trước khi phiên tòa bắt đầu, mẹ của Tần đã tự tử trong một cuộc tự thiêu để chống lại tình trạng đối xử tàn tệ đối với con gái bà, cũng như những bạo lực, quấy rối và đe dọa trục xuất nhắm vào gia đình bà.