Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Đạo hiếu ở Việt Nam (17)

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Đạo hiếu ở Việt Nam (17)

Đăng bởi lúc 2:29 Sáng 23/01/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (23.01.2013) – Sàigòn

Đạo hiếu ở Việt Nam

Tất cả những ai hoạt động truyền giáo, đều nhận thấy một trong những cản trở bước tiến của đạo Công giáo ở Việt Nam là vấn đề đạo hiếu. Đạo hiếu là một phong tục đã đâm rễ sâu trong đời sống người Việt khiến nhiều anh em tân tòng không thể bỏ đi mà không cảm thấy lạc lõng, mất gốc. Đến ngày giỗ, họ có cái mặc cảm bị loại ra khỏi gia đình máu mủ, mặc dầu họ xác tín rằng theo đạo Công giáo không có nghĩa là bất
hiếu, vì có sự cầu nguyện xin lễ cho cha mẹ đã qua đời. Nhưng thảo hiếu bằng
những nghi lễ tôn giáo để cầu nguyện cho cha mẹ là một việc và thảo hiếu bằng
một phong tục cúng dâng tượng trưng theo tinh thần dân tộc là một việc khác!

Nay nhân dịp Công đồng Vatican II đang nhóm họp, với tinh thần cởi mở của các nghị phụ, chúng ta hãy đặt lại vấn đề đạo hiếu ở Việt Nam, vì đây là một trong những vấn đề then chốt của việc truyền giáo.

Trên nguyên tắc, Giáo hội Mẹ của các dân tộc, tôn trọng những phong tục tốt của mỗi xứ và chỉ sửa đổi những gì ngăn trở con người đạt đến Thiên Chúa – trước một phong tục, Giáo hội nhìn kỹ xem trong đó có gì ràng buộc con người không cho họ đến với Thiên Chúa. Nếu không có gì hiển nhiên trái với đức tin và luân lý, Giáo hội sẽ tôn trọng và gìn giữ phong tục ấy, vì đó là nếp sống tốt đẹp của một dân tộc. Nếu có đôi
chút gì dị đoan, lẫn lộn trong một phong tục tốt, Giáo hội tìm cách êm đẹp đính
chính chỗ đó, loại trừ dị đoan và hướng họ tới một ý nghĩa mới. Giáo hội không
thể lấy một văn hóa này thay một văn hóa khác. Năm 1659 chính Thánh bộ Truyền
giáo đã cho các vị thừa sai những nguyên tắc căn bản trong vấn đề này: “Quý vị
đừng bao giờ muốn tìm cách này cách khác khuyên dụ các dân đó thay đổi lễ nghi,
tập truyền và phong tục của họ, trừ phi khi nó hoàn toàn hiển nhiên trái với
tôn giáo và luân lý. Lòng tin Chúa không từ bỏ hay đả phá lễ nghi, tập truyền
bất cứ một dân tộc nào chỉ trừ khi nó đáng phải từ bỏ; trái lại lòng tin Chúa
muốn duy trì và bảo vệ các tập tục đó”.

Trong thông điệp Summi Pontificatus, ra ngày 20/10/1939 Đức Giáo hoàng Piô XII cũng nhắc lập trường ấy: “Giáo hội Chúa Cứu Thế là kho chứa trung thành của sự khôn ngoan trên trời ban xuống để dạy dỗ người đời. Không thể nghĩ đến và thực sự không bao giờ nghĩ đến việc đả kích hoặc khinh nhẹ những đặc tính mà mỗi dân tộc duy trì với tất cả lòng hiếu thảo, cùng một vẻ hiên ngang dễ hiểu, và coi đó là một di sản quí báu. Mục đích của Giáo hội là sự duy nhất siêu nhiên, trong tình yêu đại đồng
được ý thức và thực hành chứ không phải trong sự đồng nhất bề ngoài hời hợt và,
do đó, mong manh”.

Trong tinh thần trên đây, chúng ta thử hỏi Đạo hiếu ở Á châu nói chung và ở Việt nam nói riêng có phải là một phong tục hiển nhiên trái với đức tin và luân lý cần phải đả kích và cấm đoán nơi con cái Chúa, hay là một phong tục tốt cần phải tôn trọng và
khuyến khích nơi người tín hữu để họ khỏi phải mất gốc và khỏi mang tiếng theo đạo
là bỏ tổ tiên và chỉ cần sửa chữa một vài dị đoan?

Nếu ta xét kỹ, cái cốt tủy của đạo hiếu không nghịch với đức tin và luân lý Công giáo. Đạo hiếu chỉ là một phong tục kính nhớ tổ tiên, đúng với tinh thần Á châu, mà Đức Khổng Tử đã gọn gàng tóm lại trong mấy chữ “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là tôn kính cha mẹ lúc đã qua đời cũng như lúc còn sống. Lúc tổ tiên còn sống,
con cháu xá lạy và dâng của ngon miếng lạ, thì bây giờ, thì con cháu cũng xá
lạy trước hình tượng hay bài vị của tổ tiên đã qua đời và dâng cơm chuối tượng
trưng lòng thành.

Chúng ta hiểu lầm hai chữ “đạo” và “thờ”. Trong ngôn ngữ người Việt không Công giáo, chữ “đạo” có nghĩa là đường lối, cách xử sự với kẻ khác cho đúng tam  “tôn giáo” nhưng là năm lối sống với người đồng loại. đạo hiếu chỉ là một con đường, một cách
thế tỏ lòng hiếu đối với cha mẹ. Lúc nói “thờ trời”, người Việt hiểu với nghĩa
tôn giáo của nó, vì nhìn nhận một đấng cao cả tuyệt đối. trái lại lúc nói “thờ
tổ tiên”, người Việt chỉ nhìn nhận cha mẹ là những vị sinh thành dưỡng dục họ.
Thế nghĩa là cách dùng chữ không được phân minh nhưng nội dung và ý nghĩa rất
rõ ràng. Chữ “đạo” và chữ “thờ” của anh em ngoài Công giáo chỉ là chữ “đồng âm”
nhưng “không đồng nghĩa” hay chỉ có nghĩa “tương tự” với chữ “đạo” và chữ “thờ”
của người Công giáo. Vì thế đạo hiếu và việc thờ lạy tổ tiên chỉ là những cử
chỉ tượng trưng tỏ lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, chứ không bao hàm một ý
nghĩa tôn giáo.

Sau một thời kỳ nghi kỵ, cấm đoán những nghi lễ đạo hiếu đối với cha mẹ và các ân nhân của dân tộc, nhiều Giáo hội địa phương ở Á Châu đã duyệt lại thái độ đó.

Năm 1935, hàng giáo phẩm Mãn Châu đã trình Tòa Thánh về việc kính Đức Khổng Tử. Chính phủ Mãn đã tuyên bố các lễ nghi tôn sùng Khổng Tử chỉ có mục đích biểu lộ sự thành kính đối với người, nhưng hoàn toàn không có tính cách gì tôn giáo. Vì thế Tòa Thánh chấp nhận ban phép cho cho người Công giáo được xá lạy trước hình hay bài vị của Đức Khổng Tử trong một vài trường hợp.

Tuy lời lẽ của văn kiện Tòa Thánh còn hết sức dè dặt, nhưng đây cũng là một bước đầu của một cuộc cải tiến sâu rộng.

Qua năm 1936, Thánh bộ Truyền giáo đã ban bố Huấn lệnh Pluries Instanterque cho Giáo hội Nhật nhắc lại lập trường của Giáo hội muốn tôn trọng phong tục địa phương và ban bố cho Công giáo Nhật được dự các nghi lễ chính phủ tổ chức có ý nghĩa ái quốc tỏ lòng trung thành với hoàng gia và các vị ân nhân của đất nước. Thánh bộ cũng ban phép tín hữu được dự vào các nghi lễ của tang cưới và các lễ theo phong tục xã
hội Nhật, tuy trước kia có một nguồn gốc tôn giáo, nhưng nay vì hoàn cảnh địa
phương và theo dư luận chung, chỉ còn có ý nghĩa xã giao và tương thân tương
ái.

Nếu ta đem huấn lệnh này so với huấn lệnh gửi cho hàng giáo phẩm Mãn Châu, ta thấy Giáo hội đã tiến rất nhiều trong việc biểu quyết phong tục Á đông và Giáo hội đã mạnh dạn hơn trong việc ban phép dự các nghi lễ theo phong tục địa phương. Nhưng một huấn lệnh mới, mệnh danh là PLANE COMPERTUM được ban bố năm 1939, dưới hoàng triều Piô XII còn sáng suốt hơn nữa. Huấn lệnh này ban phép cho người Công giáo Trung Hoa được tham dự các nghi lễ và bái lạy trước hình tượng hoặc bài vị mang tên Đức Khổng Tử và tổ tiên đã qua đời. huấn lệnh này là một chứng cớ mới tỏ ra Giáo hội muốn thích ứng vào các nền văn minh khác nhau, muốn thâm nhập vào trong đó để nâng cao và kiện toàn. Trong nỗ lực này Giáo hội có ý bảo tồn trong các
phong tục cổ kính của các quốc gia những gì không chống lại với Tin Mừng.

Thế là đã trên 20 năm nay, các Giáo hội địa phương ở Á châu đã giải quyết tốt đẹp vấn đề nghi lễ kính nhớ các vị ân nhân của đất nước và tổ tiên mà chúng ta có thể tóm lại trong hai chữ “ĐẠO HIẾU”. Thế nhưng Giáo hội Việt Nam hình như chưa đặc biệt quan tâm đến vấn đề then chốt ấy, chưa cố gắng mang lại mau lẹ một giải pháp thích hợp, ngõ hầu mở rộng cửa Giáo hội cho tất cả đồng bào ta đa số tha thiết với đạo hiếu.
Nhân dịp Công đồng, chúng tôi khẩn khoản kính xin hàng giáo phẩm Việt Nam đệ
lên Tòa Thánh những ước vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam đúng với tôn chỉ
mầu nhiệm nhập thể của Chúa Kitô và Giáo hội người, tức là “trở nên mọi sự cho
mọi người, để cứu rỗi tất cả”.

 

Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp


Số 169-6/1963

Tràng chuỗi Mân Côi đã cứu rỗi bà cụ 98 tuổi

Tràng  chuỗi Mân Côi đã cứu rỗi bà cụ 98 tuổi

Lm Nguyễn Hữu  Thy

Các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới đã hằng ngày sốt sắng dâng lên Mẹ Maria Tràng
Chuỗi Mân Côi, những lời Kinh mà chính Thiên Chúa Cha đã truyền cho Sứ Thần
Gabriel công bố, để tỏ lòng tôn sùng và biết ơn Mẹ. Vâng, vì đức tin mạnh mẽ và
lòng tin tưởng phó thác tuyệt đối của Mẹ vào sự quan phòng đầy yêu thương của
Thiên Chúa, Mẹ đã thưa „xin vâng“, Mẹ đã hoàn toàn tự nguyện hy sinh
cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Nhờ thế, Ngôi Hai
Thiên Chúa mới có thể nhập thể làm người và cũng nhờ thế, toàn thể nhân loại
mới được hòa giải với Thiên Chúa và được cứu rỗi.

Dĩ nhiên, mục đích chính và trực tiếp của Kinh Mân Côi là nhằm tôn thờ Đức
Kitô, chứ không phải Mẹ Maria. Vì khi đọc Kinh Mân Côi, các tín hữu suy ngắm 20
mầu nhiệm cuộc đời cứu thế của Đức Kitô – 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5
Sự Mừng – mà trong đó Mẹ Maria giữ một vai trò trọng yếu, mang tính cách quyết
định, họ sẽ khám phá được tình yêu vô biên của Thiên Chúa ban cho nhân loại qua
Đức Kitô, Con Một của Người. Và chính sự tôn thờ Thiên Chúa, lòng biết ơn và
cảm tạ Đức Kitô qua Kinh Mân Côi của các tín hữu là chính sự tôn vinh làm đẹp
lòng Mẹ Maria nhất, vì mục đích duy nhất đời Mẹ là tôn thờ và làm sáng danh
Thiên Chúa. Đàng khác, Kinh Mân Côi là lời kinh được bắt nguồn trong Kinh
Thánh.

Trong Tông thư Marialis Cultus thời danh của Ngài, ĐTC Phaolô VI khẳng định
rằng: „Tràng chuỗi Mân Côi là một lối cầu nguyện theo Phúc Âm“ và ĐTC
Gioan Phaolô II còn cụ thể hơn: „Thực ra việc lần hạt Mân Côi không gì khác
hơn là cùng Mẹ Maria chiêm ngắm Thánh Nhan Đức Kitô
.“ Bởi vậy, chính ĐTC
Gioan Phaolô II đã đánh giá: „Kinh Mân Côi là một lời kinh đơn sơ, nhưng đẹp
và sâu xa nhất
“. Còn nhà thần học Karl Rahner thì nhận định rằng: „Kinh
Mân Côi là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất, dẫn chúng ta tới cùng Thiên
Chúa.“
Nói cách khác, Kinh Mân Côi là con đường chắc chắn dẫn tới sự cứu
rỗi. Suốt dòng lịch sử trên 2000 năm của Giáo Hội đã minh nhiên chứng nhận điều
đó. Ở đây chúng tôi xin trích câu chuyện kể có thật của cha Gereon Goldmann
OFM, một nhà truyền giáo lâu năm tại Nhật Bản như sau:

Tại khu ngoại ô „Cầu Gỗ“ của thủ đô Tokyo có khoảng 500.000 dân sinh sống và
trong số đó có vài ba trăm tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ St. Elisabeth. Khu
ngoại ô „Cầu Gỗ“ vốn được coi là một trong những khu phố nghèo nhất của thủ đô
Tokyo rộng lớn với dân số 13 triệu người. Khắp khu ngoại ô này hầu hết các nhà
đều làm bằng gỗ và thấp nhỏ. Khu ngoại ô này là cả một viện dưỡng lão khổng lồ,
được chăm sóc về mặt y tế một cách khá chu đáo. Trong số các vị cao niên sống ở
đây, mà đa số đã phải nằm liệt giường từ nhiều năm hay từ hằng chục năm rồi, có
một số nhỏ là người Công Giáo.

Hàng tháng tôi đến thăm các ông bà cụ người Công Giáo và mang Mình Thánh Chúa
cho họ hai lần. Một hôm vào khoảng 2 giờ sáng máy điện thoại nhà tôi reo. Đó là
cú điện thoại của cô y tá điều dưỡng trực, cô báo cho tôi hay là tôi phải đến
gấp, vì ở ngôi lều số 8 có người đang hấp hối và rất mong muốn gặp tôi.

Thế là tôi lấy xe máy và mang theo dầu thánh chạy đến viện dưỡng lão ngay lập
tức. Người canh cổng quen biết tôi nên liền mở cổng cho tôi vào. Cô y tá điều
dưỡng cũng đã chờ tôi sẵn ở lối vào. Tôi liền hỏi cô người hấp hối nằm ở đâu và
tôi cứ đinh ninh là một ông cụ người Công Giáo mà tôi thường đến thăm viếng.
Nhưng cô y tá trả lời: „Không phải ông cụ người Công Giáo muốn gặp cha,
nhưng là một bà cụ khác
.“ Nghe cô y tá nói, tôi cứ tự thắc mắc mãi, vì theo
tôi biết thì tại ngôi lều số 8 đâu có bà cụ già nào là người công Giáo. Cô y ta
dẫn tôi tới giường một bà cụ mà trước đây mỗi lần tôi tới viện dưỡng lão bà đều
đăm đăm nhìn tôi như muốn trao đổi với tôi điều gì đó.

Nhìn bà cụ tôi đoán biết bà không thể qua được, tuy nhiên bà cụ vẫn còn đủ sức
nói chuyện rất rõ ràng, dù rằng bà chỉ nói một cách chậm rãi mà thôi. Từ trên
80 năm qua, bà cụ luôn cầu xin Chúa cho bà trước khi chết được gặp một Linh mục
Công Giáo và hôm nay tôi là một Linh mục Công Giáo đang đứng trước mặt bà.

Tôi liếc nhìn tấm bảng ghi tên tuổi của bà cụ treo ở đầu giường, tôi biết được
bà cụ đã 98 tuổi. Tôi liền hỏi bà là tại sao bà lại muốn gặp vị Linh mục Công
Giáo. Sau một lúc lâu với những câu nói cắt quảng, bà cụ kể tiểu sử đời bà. Bà
từng là một nữ học sinh của một trường Công Giáo. Tại trường bà đã được một nữ
tu dạy trong suốt ba năm trời. Và khi bà 17 tuổi bà đã được chịu phép Rửa Tội
gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà nói: „Con đã được nhận lãnh nước thánh và
tiếp sau đó là bánh thánh của Chúa
.“ Nhưng sau đó, bà lập gia đình, và theo
truyền thống xưa kia ở Nhật thì việc lập gia đình là do gia đình dàn xếp, cha
mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và chồng bà là một thầy Sãi coi giữ một ngôi chùa ở
trên miền núi cao hẻo lánh. Thế là bà phải sống trong ngôi chùa, hằng ngày lau
dọn trong chùa, chăm sóc các ngôi mộ và trong ngày cầu siêu cho các vong linh
bà phải chu tất công việc hương khói. Chồng bà biết bà là người Công Giáo nên
ông vẫn để bà được tự do đi nhà thờ, nhưng ở khắp miền đó không hề có ngôi nhà
thờ nào cả. Và sau đó bà sinh con, nhưng chẳng bao giờ bà có thể đi nhà thờ
được. Và cuộc đời bà cứ trôi qua như thế trong suốt 70 năm trời. Sau đó, lần
lượt chồng bà và tất cả các con bà đều qua đời, và một vị Sư khác đến trụ trì
ngôi chùa nên bà bó buộc phải rời bỏ ngôi chùa và đến ngụ tại viện dưỡng lão
này.

Tôi hỏi bà là trong bao nhiêu năm dài như thế có khi nào bà nghĩ đến Thiên Chúa
của các Kitô hữu không thì bà đăm đăm nhìn tôi một cách lạ thường và cố sức đưa
cánh tay phải khẳng khiu ra khỏi tấm mền đang đắp trên người bà, giơ lên cho
tôi xem Tràng chuỗi Mân Côi bà đang cầm trong tay. Bà nói: „Trong bao nhiêu
năm trời, chưa một ngày nào mà con không mang Chuỗi tràng hạt Đức Bà trên
người, hoặc con cầm trong tay hay bỏ trong túi, hằng ngày và nhiều lần trong
ngày con đã lần hạt Mân Côi. Con đã hằng ngày lần hạt Mân Côi cầu Chúa cho con
trước khi chết được gặp một vị Linh mục Công Giáo để ngài mang cho con bánh thánh
của Chúa
.“

Nói xong, bà cụ bắt đầu cầu nguyện. Bà đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng
Maria. Trong khi bà cụ cầu nguyện như thế thì tôi liền ban Bí tích Xức Dầu cho
bà, vì xem chừng sự sống của bà không còn kéo dài bao lâu nữa, chỉ còn được
tính bằng phút bằng giây mà thôi. Quả thật, khi tôi chưa hoàn tất các nghi thức
Xức Dầu, thì bà cụ trong khi đang lâm râm cầu nguyện Tràng chuỗi Mân Côi đã nhẹ
nhàng trút hơi thở cuối cùng trong an bình. Chắc chắn linh hồn bà đã được Mẹ
Maria sai các Thiên Thần đón về Trời để thưởng công cho lòng trung thủy gắn bó
của bà với Mẹ qua Tràng chuỗi Mân Côi.

Câu chuyện bà cụ già người Nhật Bản trên đây đã hùng hồn khẳng định rằng „chưa
hề có ai cầu khẩn Mẹ Maria mà Mẹ không nhận lời và để ra về tay không“. Vâng,
Mẹ Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên sót bất cứ ai luôn gắn bó với Mẹ bằng Tràng
chuỗi Mân Côi. Mẹ sẽ cứu vớt họ khỏi bị hư mất đời đời. Lời hiệu triệu năm xưa
của Mẹ tại Fatima „Các con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi“ vẫng còn vang
vọng mãi trong mọi tâm hồn.

„Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay
và trong giờ lâm tử. Amen“

( Trích trong: Die schönsten Mariengeschichten, Heft 16, Miram-Verlag
Jestetten
)

Anh chị Thụ & Mai gởi

PHẬN NGƯỜI

PHẬN NGƯỜI

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Dù muốn kéo cho người thân của mình ở lại lắm nhưng cái phận người mong manh phải
ra đi. Nay người – mai ta : đó là quy luật của cuộc sống và chẳng ai có thể ra khỏi cái quy luật của phận người nghiệt ngã.

Trời se lạnh, lòng ngậm ngùi cùng chia tay với người bà, người vợ, người mẹ rất thân
thương của gia đình. Bà ra đi ở cái tuổi cũng khá cao : 75. Con cháu cũng đã cố
gắng chữa chạy nhưng hơi tàn sức yếu của phận người không giữ bà ở lại được cho
dù lòng rất muốn.

Vì Thánh Lễ xong sớm nên đoàn xe tang đưa bà đến sớm hơn cả. Đang cử hành nghi
thức tiễn biệt bà lần cuối thì dập dìu nhiều đoàn xe tang chạy đến. Tuần tự,
chẳng ai bảo ai và cứ theo tiếng lệnh của những người có trách nhiệm, những
chiếc áo quan dù gỗ sang gỗ quý hay chỉ là cỗ quan tài bằng nhựa cũng sẽ trở
thành tro bụi.

Nhìn bảng lịch trình thiêu đốt, đầy ắp những tên tuổi mà chốc lát nữa đây hay trong
ngày này cũng trở về với bụi đất bởi lẽ con người cũng từ bụi đất mà ra. Một
ngày, có bao nhiêu kẻ sinh thì cũng có bấy nhiêu người tử chứ nếu như không có
tử thì quả đất này làm sao mà chịu cho nổi.

Chưa đầy một tuần, lại một người thân thương nữa cũng phải đến nơi mà chẳng ai muốn
đến cả. Cụ già 91 tuổi cũng phải ra đi để lại cho con cháu một nỗi trống vắng
vô hạn.

Chia tay cụ già và rời khỏi trung tâm hỏa táng khi trời còn chưa sáng. Ngại ngần sợ
phiền lòng nhưng bạn bè cũ vì tình vì nghĩa rủ nhau đến viếng Mẹ. Khói nhang
bay vút quyện cả tình mẹ lẫn tình con. Bạn bè xưa cũ cách đây gần 20 năm tiễn
Mẹ giờ đây lại quây quần bên Mẹ. Nén hương lòng và lời nguyện thầm xin ơn Mẹ
phù giúp.

Trên đường ra khỏi nghĩa trang vẫn nhiều đoàn xe dập dìu nhau đưa đến

Trở về tu viện nhưng hình ảnh của những người thân vẫn đâu đó. Có thể là cách đây
gần hai mươi năm như Mẹ và gần đây nhất là người nà người mẹ trong gia đình
thân hữu và sáng nay người cha, người bố của anh bạn nhưng rồi cũng phải ra đi.

An toàn trong ngôi phòng nhỏ bé nhưng vẫn không quên rằng phòng cạnh bên hay đâu
đó trong khu hưu dưỡng này là những anh em đang chờ đợi. Chẳng biết được ai còn
bao nhiêu lâu cả bởi lẽ tất cả đều nằm trong lòng bàn tay của Chúa. Về đây để
được cảm nghiệm sớm hơn phận người mong manh là thế.

Được tin một cha già chánh xứ đã miệt mài lo cho tín hữu vừa mới đổ bệnh. Ngài kể
lại chứng bệnh nhũn não của ngài một cách rành rọt. Người thân thương ruột thịt
nay không còn ở cạnh cha già nữa để ngài tá túc trong căn phòng nhỏ của tu
viện. Những ngày này, tình thương mà ngài đón nhận đến từ các nữ tu cũng như
những người ngài đã hơn một lần nâng đỡ. Con cháu tinh thần của ngài chia nhau
đến lo cho cha già những ngày đau bệnh.

Nhớ đến cha, nhìn lại anh em phần nào được chút tình ấm áp bởi lẽ khi về già hay
đau bệnh anh em lại được trở về với ngôi nhà của Mẹ. Mẹ Nhà Dòng không bao giờ
bỏ một anh em nào mà không chăm sóc cho dù đồng tiền có đôi khi eo hẹp. Và dù
thế nào đi chăng nữa, vẫn đi theo con đường của Cha Thánh tổ phụ Anphong là
luôn luôn lo cho anh em khi đổ bệnh.

Ai nào đó một ngày hay ít là một khoảng thời gian nào đó về với những người già
đau yếu bệnh tật và có một chút nào đó lắng đọng của cuộc đời sẽ chân nhận ra
phận người. Dù quyền cao chức trọng, dù sang hèn cách mấy cuối cùng cũng trở về
cát bụi. Nghĩ như thế, xác tín như thế để tất cả cũng chỉ là phù vân. Chuyện
quan trọng của phận người là làm sao tìm được nguồn ơn cứu độ sau cuộc đời khá
vắn này.

Phận người là như thế đó để khi nghĩ đến con người bớt đi một chút cái tham sân si,
bớt đi một chút cái tranh giành để cho lòng nhẹ lại.

Hãy nhìn đến đoạn cuối của cuộc đời đặc biệt là quãng đường đau bệnh để lòng nhẹ
hơn khi ta hành xử với anh chị em đồng loại.

Hãy sống như hôm nay là ngày cuối của đời ta trong cái cõi tạm vô thường này.

Anmai, CSsR

XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: GIÁO DỤC LÒNG QUẢNG ĐẠI CHO CON CÁI

XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: GIÁO DỤC LÒNG QUẢNG ĐẠI CHO CON CÁI

LM ĐAN VINH
nguồn: conggiaovietnam.net

1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong
cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì
anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy”
(Lc 6,38).

2. CÂU CHUYỆN:

Bé Tâm 3 tuổi, mỗi khi đến trường đều mang theo một vài món
đồ chơi yêu thích và giữ khư khư món đồ chơi ấy, không muốn cho các bạn khác
mượn hay cùng chơi chung, dù nhiều lần cô giáo đã nhắc nhở bé và dạy bé cần
biết quảng đại chia sẻ đồ chơi với chúng bạn, nhưng bé vẫn không chấp nhận với
lý do: “Đồ chơi đó của con, mẹ đã mua cho con!”. Hậu quả là các bạn nhỏ khác
trong lớp dần dần không thích chơi với bé Tâm nữa.

3. SUY NIỆM:

1) Ích kỷ là thái độ biểu hiệu tinh thần ấu trĩ:

Theo các chuyên gia tâm lý: hầu như ai trong chúng ta cũng
ít nhiều ích kỷ, thể hiện qua hành động ngay từ bé đã bảo vệ quyền lợi của mình
và ít muốn chia sẻ những gì của mình cho người khác. Nhưng khi lớn lên, nhờ
được giáo dục từ trong môi trường gia đình đến nhà trường và ra ngòai xã hội…
chúng ta sẽ dần dần học tập lọai trừ thói xấu ích kỷ để biết quan tâm phục vụ
tha nhân. Thái độ nghĩ đến người khác được coi là thước đo về mức độ trưởng
thành nhân cách của một con người. Những ai chỉ biết nghĩ đến mình sẽ bị xã hội
đánh giá là người ấu trĩ dù đã lớn tuổi … đang khi người nào dù ít tuổi mà biết
ứng xử vị tha sẽ được kính trọng là trưởng thành nhân cách. Ai quên mình hy
sinh cả mạng sống cho quê hương sẽ được tôn vinh là anh hùng dân tộc, và những
tín hữu sẵn sàng chịu chết vì đức tin sẽ được Hội thánh tôn vinh lên hàng thánh
nhân tử đạo.

2) Ích kỷ sẽ trở thành tội ác nếu không được uốn nắn kịp thời:

Người ích kỷ uôn nghĩ về mình, vơ vào cho mình những quyền lợi vật chất và tinh thần. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, mà không thấy cái hại lâu dài: hễ thấy điều gì có
lợi là lao đầu làm ngay bất kể hậu quả tốt xấu. Người ích kỷ cũng hay “suy
bụng ta ra bụng người” khi cho rằng ai cũng hám lợi như họ. Những hành
động hy sinh, nhường nhịn, quên mình vị tha phục vụ… đều chỉ là “giả dối”
mà thôi. Nếu không được uốn nắn từ bé, tính ích kỷ sẽ có nguy cơ biến tướng
thành “ích kỷ hại nhân”: Chỉ vì ích riêng mà làm hại người khác: Nhẹ
thì bôi bẩn ra ghế đá công viên để bắt khách phải vào ngồi trong quán của mình
như một số quán bên Hồ Tây Hà nội, hoặc rải đinh trên đường để xe bị thủng lốp
phải đến vá tại quán sửa xe của mình. Nặng thì đốt cháy kho hàng hay đánh chìm
cả một con tàu để phi tang số hàng đã đánh cắp…

Các bậc cha mẹ trong gia đình cần giúp con em lọai trừ thói
ích kỷ và tập cho con tính quảng đại chia sẻ ngay từ thuở thơ ấu như sau:.

3) Bãy việc nên làm để tập cho con tính quảng đại:

1-Quan tâm giáo dục: Ở trẻ em, chia sẻ không phải là tính cách bẩm sinh mà được hình thành thông qua việc giáo dục của cha mẹ. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ để sau này khi lớn lên chúng sẽ có thể sống nhân ái, chan hòa với bạn bè và xã hội.

2-Giúp trẻ phân biệt “nên và không nên”: Trước hết cha mẹ thầy cô giúp trẻ phân biệt những gì nên và những gì không nên chia sẻ cho chúng bạn: Chẳng hạn: khăn mặt, bàn chải đánh răng… là những đồ dùng cá nhân, sẽ không tốt khi dùng chung. Những thứ bé nên biết chia sẻ như: đồ chơi, kẹo bánh, truyện tranh… Đối với trẻ em lớn hơn thì dạy chúng biết cảm thông với chúng bạn gặp khó khăn về tài chánh, hoặc giúp nhau ôn tập bài vở…

3-Cần làm gương sáng: Để trẻ biết chia sẻ, trước hết cha mẹ cần nêu gương sáng. Chẳng hạn: Hãy năng chia sẻ bằng việc cho con quà bánh, năng dùng từ “chia sẻ” để diễn tả việc mình đang làm.

4-Tập từng việc nhỏ: Khi con đang ăn bánh hay kẹo, mẹ có thể gợi ý: “Con hãy chia cho mẹ 1 cái nhé”. Nếu bé không muốn cho, thì hãy nhắc bé: “Con có nhớ lần trước con đã vui thế nào khi mẹ cho con hộp kem không? Giờ mẹ cũng sẽ rất vui nếu con cho mẹ một cái kẹo của con”. Trước tình huống này, bé sẽ hiểu rằng sự chia sẻ sẽ làm cho người khác được
vui. Nếu bé quảng đại chia sẻ thì người khác mới sẵn sàng chia sẻ với bé và
ngược lại. Mẹ cần cho bé thấy: ở lớp học việc chia sẻ sẽ giúp bé có thêm nhiều
bạn thân hơn.

5-Khen thưởng đúng lúc: Mỗi khi bé biết chia sẻ, mẹ nên động viên đúng lúc. “Hôm trước mẹ rất vui khi con cho bạn Thanh mượn đồ chơi xếp hình, mẹ thấy con và bạn ấy chơi với nhau rất vui và hai đứa đã xếp được nhiều hình đẹp”. Như vậy, bé sẽ nhớ rằng, hành động cho mượn đồ chơi làm cho mẹ vui, còn bé cũng sẽ vui hơn khi có bạn cùng chơi chung.

6-Cương quyết kiên nhẫn: Nếu bé vẫn tranh giành đồ chơi với bạn, mẹ hãy tỏ ra cương quyết và cứng rắn hơn bằng cách đưa ra hai điều để bé tự chọn: “Con sẽ cho bạn mượn chiếc xe lửa đó hay để mẹ sẽ cất nó đi!”. Bạn chớ nản lòng khi thấy con bạn chưa thay đổi được bao nhiêu. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và tin chắc rằng: Sớm muộn gì con bạn cũng sẽ thay đổi. Tuyệt đối không nên đánh mắng con nếu bé chưa hành xử tốt. Sự la mắng đánh đòn sẽ chỉ làm cho con bạn thêm ương ngạnh bướng bỉnh mà thôi.

7- Xin Chúa trợ giúp: Giáo dục là việc bổn phận cha mẹ phải làm hằng ngày. Tuy nhiên nếu muốn cho việc giáo dục đạt kết quả tốt thì cha mẹ đừng quên cầu nguyện. Hãy năng cầu xin Chúa ban cho con bạn tập được đức tính quảng đại chia sẻ để nên con ngoan của Chúa Cha, nên môn đệ của Chúa Giê-su và trở thành anh chị em của mọi người.

4.THẢO LUẬN: Bạn đánh giá thế nào về bảy việc cha mẹ nên làm nói trên, để giúp con
biết quảng đại chia sẻ cho tha nhân ngay từ khi chúng còn nhỏ dại?

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa. Xin giúp chúng con biết ý thức tầm quan trọng phải
tập luyện tính quảng đại cho con cái chúng con. Xin cho chúng con biết nêu
gương sáng và kiên nhẫn dạy dỗ con cái bắt đầu từ những việc cụ thể, và biết
năng cầu xin Chúa ban ơn lành cho con cái chúng con. Nhờ đó chúng sẽ dần dần
trở nên con thảo của Chúa Cha trên trời, nên môn đệ thực sự của Chúa Giê-su, và
nên anh chị em của mọi người trong gia đình Hội Thánh.- AMEN.

LM ĐAN VINH\ (Hiệp Hội Thánh Mẫu).

GIỜ CỦA CHÚA

GIỜ CỦA CHÚA

Chúa Nhật 2Thường niên C

(Isaiah 62:1-5; Corinthians 12: 4-11; John 2: 1-11)

Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Chúa Nhật trước, chúng ta đã suy niệm về ý nghĩa chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Jordan và những  cam kết của chúng ta khi chịu phép thanh tẩy. Hôm nay chúng ta bàn về tiệc cưới Cana . Câu chuyện tiệc cưới Cana (Ga 2:1-11) là một biểu hiện vinh quang của Thiên Chúa, tiếp tục chủ đề về lễ Hiển Linh và Phép Thanh Tẩy mà ta có thể gọi là lễ khánh thành sứ mạng của chúa Giêsu ở trần thế.

Trong bản kinh chiều ngày lễ  Hiển Linh nêu ra ba màu nhiệm thánh: “Hôm
nay ngôi sao dẫn đường cho ba nhà đạo sĩ đến viếng hài nhi Giêsu; hôm nay nước
biến thành rượu trong tiệc cưới; hôm nay Chúa Giêsu muốn ông Gioan làm phép rửa cho Chúa ở sông Jordan để mang ơn cứu độ cho muôn dân.”
Mỗi biến cố đều có
dấu chỉ riêng, chứng tỏ có sự can thiệp của Thiên Chúa: Ba Vua, Ánh Sáng chiếu rọi, Ngôi sao, Nước hoá Rượu, Tiếng Nói phát ra từ trời và hình chim Bồ Câu.

Câu chuyện tiệc cưới ở Cana là một biến cố có thực trong đời của chúa Giêsu, đã được ngòi bút điêu luyện của Gioan thánh sử vẽ lại trong một khung cảnh với cấu trúc lớp lang đầy ý nghĩa biểu tượng. Chúng ta thấy nước trở thành rượu, một vật bình thường trở thành phi thường. Phép lạ tại Cana này khởi đầu thời đại ngôn sứ. Phép lạ nói
trước cho mọi người biết cách thức Chúa Giêsu sẽ hoàn thành sứ mạng của Ngườic
đổ máu chết trên thập giá.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA CÂU CHUYỆN

Để ý những điểm chính của  câu chuyện này, chúng ta thấy đây là câu chuyện được kể duy nhất bởi thánh Gioan, không thấy trong các phúc âm thư khác. Danh từ “dấu hiệu” (semeion) là một biểu tượng từ mà thánh Gioan dùng để chỉ hành động phi thường của chúa Giêsu. Thánh Gioan lúc đầu thích dùng từ này ở số nhiều (semeia) để chỉ: Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử loài người bằng một cách thức mới qua đức Giêsu. Ở Cana, biểu tượng và thực tế gặp nhau: Tiệc cưới của hai bạn trẻ là cơ hội để
nói về một cuộc hôn nhân giữa chúa Kito và Giáo Hội sẽ được thực hiện trong “giờ
của ngài”
trên thập giá. Ở Cana tại Galilée, chúng ta bắt gặp dấu hiệu đầu
tiên khi chúa Giêsu chứng tỏ vinh quang của Ngài để cho các môn đệ tin theo.

MẸ CHÚA GIÊSU

Khách chính trong tiệc cưới này không phải chỉ có một mình Chúa Giêsu mà còn có cả mẹ Người là đức Maria và các môn đệ (Ga 2:1-2). Ở đây, trong Tin Mừng Gioan, không bao giờ ta thấy đức Maria được chúa Giêsu gọi là mẹ. Tước hiệu “Bà” đã được chúa Giêsu dùng để chỉ mẹ Maria là cách nói bình thường lịch sự, nhưng không được công nhận, để chỉ mẹ của một ai đó (coi Ga 19: 26 để thấy tiếng Bà và tiếng Mẹ ám chỉ đức Maria).

Đức Maria luôn luôn là một biểu tượng. Nhiệm vụ của mẹ là hoàn tất ơn gọi của các môn đệ. Mẹ là môi giới, dấu chỉ để cho các môn đệ thấy mà tin. Lời mẹ nói với những người giúp việc trong tiệc cưới: “Hãy làm theo những gì Người bảo” (Ga  2:5) là một mời gọi tất cả mọi người hãy trở nên tân dân của Thiên Chúa. Ở cả Cana lẫn đồi Calvary, theo thánh sử Gioan, mẹ Maria không chỉ là hiện thân của một hiền mẫu và liên hệ huyết thống mẹ con với chúa Giêsu, mà còn đóng vai trò biểu tượng cao quí của một “Bà và Mẹ” của thần dân Thiên Chúa.

Trả lời yêu cầu của mẹ Maria, chúa Giêsu đáp: “Giờ của con chưa đến”. Nói một cách khác là giờ biểu lộ vinh quang của Người chưa đến. Giờ đó sẽ xẩy ra trên thập giá ở Calvary . Nhưng lời chúa nói với mẹ không phải chỉ hiểu theo nghĩa đen của câu chuyện rượu và nước trong tiệc cưới, mà còn phải hiểu một cách khác nữa. Phép lạ biến nước thành rượu có nghĩa là giao ước cũ giữa Trời và Đất sẽ đổi mới hoàn toàn.
Lời mẹ Maria nói với Con mẹ đã biến đổi hẳn tình huống buồn bã lo âu thành vui
mừng khôn tả. Lời Chúa Giêsu nói với những người giúp việc trong tiệc cưới đã
trở thành phép lạ thực sự.

“GIỜ” CỦA CHÚA. KHI CRONOS BIẾN THÀNH KAIROS

Tiếng “GIỜ” trong câu chuyện tiệc cưới ở Cana có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Trong Tân Ước, chữ giờ của tiếng Hy Lạp là “hora” thường được dùng để chỉ kairos hơn là cronos: “Giờ (hora) đã đến và chính lúc này là giờ những người thờ phượng đích thực” (Ga 4:23-24). Chữ giờ/Hora được dùng khá nhiều trong những câu chuyện Tin Mừng nói về những việc lạ lùng và phi thường như chữa lành bệnh hiểm nghèo, và trong những trường hợp như vậy thì thường được đổi thành từ “ngay tức thì”. “Giờ” mà Chúa Giêsu nói ở tiệc cưới Cana là giờ khổ nạn, giờ Chúa chịu chết,
sống lại và lên trời (
Ga 13: 1).

“Cronos” là thời gian chỉ những sự việc xẩy ra bình thường và cho ta cảm tưởng là ta có thể điều khiển được nó, nhưng thường là sai lầm. Chúng ta có thể ghi chúng vào trong Blackberries, IPhones và sổ tay với ngày tháng, giờ phút cùng biến cố theo cách
thức riêng của ta. Còn Kairos biểu hiện sự đứt đoạn khi có trở ngại bất ngờ
khiến ta phải thay đổi chương trình cho thích hợp với thực tế. Giờ của chúa
Giêsu, giờ đã định của Người hay khoảnh khắc “kairos” hiện ra ngoài dự định
hoặc trước khi Người muốn. Dĩ nhiên Chúa đã có trong đầu chương trình của Chúa.
Hoàn cảnh đã thúc đẩy Người phải đi theo một lối khác.

TIỆC CƯỚI Ở CANA

Có nhiều cách cắt nghĩa các biểu tượng trong câu chuyện Tin Mừng này. Một là coi câu chuyện như hai quang cảnh đối nghịch nhau giữa điều mà chúa Giêsu làm và sự bất toàn của Do Thái giáo. Theo quan niệm này, thì Do Thái giáo tự nó đã khô héo, tàn rụi, trở nên trống rỗng, sơ cứng và kiệt quệ rồi. Kitô giáo tức rượu ngon phải thay
thế Do Thái giáo là nước lã.

Cách cắt nghĩa thứ hai là nỗi vui mừng vì vương quốc Thiên Chúa xuất hiện. Chúa Giêsu đã có cơ hội loan báo cho những người đang tụ họp nhân dịp vui của hai họ. Việc tỏ lộ của Chúa biến thành một cuộc họp trong cuộc họp, tiệc liên hoan trong tiệc liên hoan, một cuộc hôn nhân trong cuộc hôn nhân. Viễn cảnh này dựa vào truyền thống Do Thái coi tiệc cưới là thời gian thánh. Bài đọc I hôm nay theo Iasiah 62 bắt
đầu bằng một ẩn dụ lễ cưới. Thánh ý Chúa đã nhất định là đất Judah không còn là
nơi hoang vu, đơn độc bị bỏ rơi, vì Judah sẽ là hôn thê thánh thiêng của Israel
, không phải của ai cả.

Cách diễn nghĩa thứ ba có lẽ là cách khá hay và sâu sa nhất, cho chúng ta thấy cách thức đứt đoạn của thời gian “cronos” để trở thành biến cố của thời gian “kairos”. Chúa Giêsu đã tính trước và chờ đợi giờ của Người để Người có thể xác định và điều khiển. Thay vào đó, “giờ / hora” của chúa lại đến với chúa một cách bất ngờ, ngoài dự tính, đặt Người vào nhiều cảnh huống khó sử khác nhau, ngay cả do chính mẹ Người nữa !

Chúa Giêsu đã tạo một bộ mặt mới cho buổi tiệc cưới này ở Cana . Người không cung cấp rượu ngon lúc tiệc khởi đầu khi khách còn tỉnh táo chưa say, nhưng lại cho vào lúc mọi người đã ngà ngà ngất ngư. Theo thánh Gioan, Chúa Giêsu đã để dành rượu tốt đến giờ phút chót và bấy giờ vinh quang của Người mới tỏ lộ (Ga 2:10). Đây chính là một biểu lộ được hiểu như là Lễ Hiển Linh mà sau này Giáo Hội ăn mừng trọng thể gọi là Lễ Ba Vua / Lễ Hiển Linh vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm. [1]

NHỮNG GIÂY PHÚT ĐỘT PHÁ

Trong cuộc sống cá nhân và  cộng đồng, trong nhiều công tác mục vụ của xứ đạo hay đoàn thể cũng như công việc cá nhân hàng ngày, chúng tôi thường để dây dưa ngày này qua ngày khác, sống với nỗi niềm vô vọng, đều đều và phẳng lặng, nặng nề và uể oải, dửng dưng và vô cảm. Chúng tôi bị khóa chặt vào thời gian “cronos”, không thể nghe thấy tiếng Chúa mời gọi chúng tôi vượt thoát khỏi những giây phút tầm thường khốn khổ và ích kỷ ấy để bước vào cuộc sống mới khác thường và đặc biệt. Thiên Chúa
mời gọi chúng ta để cho Người đổ tràn đầy tâm trí chúng ta, những bình đựng của
chúng ta bằng rượu mới là sự hiện diện của Thiên Chúa. Một khi chúng tôi lắng
nghe tiếng Chúa kêu gọi và làm bất cứ điều gì Chúa biểu, thì những cái tầm thường
của cuộc sống chúng tôi tức khắc biến thành đặc biệt và phi thường, bình rỗng
hay bình nước lã sẽ đầy tràn với rượu mới ngon lành. Chúng ta sẽ trở thành ngày
lễ hội thực sự.

Đoạn Tin Mừng nói về tiệc cưới Cana đã chỉ cho đôi tân lang ấy cách thức tránh đừng để rơi vào tình trạng này hoặc phải thoát ra khỏi nó nếu đã bị tù hãm trong tình trạng ấy. Hãy mời Chúa Giêsu đến dự tiệc cưới của bạn! Nên nhớ rằng điều xẩy ra ở đám cưới Cana cũng có thể xẩy ra với bất cứ một đám cưới nào khác. Nó bắt đầu với những tiếng cười rộn ràng hân hoan thoải mái, biểu tượng của rượu nồng, nhưng cuộc hồ hởi
sơ khởi ấy giống như tiệc cưới ở Cana đi qua quá mau đến lúc tàn với lo âu hối
tiếc, để rồi khi tình yêu không còn, niềm vui đã hết, chỉ còn buồn tẻ với ưu
phiền, trống rỗng. Còn về gia đình, nếu chúng tôi không cẩn thận, nó sẽ giống
như đám mây chiều buồn thảm và cô đơn trước cơn bão tố sắp tới. Với những cặp
vợ chồng như vậy thì đúng là đám cưới của họ không còn rượu nữa. Lễ cưới chỉ có
một hay hai ba ngày, nhưng hôn nhân là cả một đời người.

ĐÔI LỜI KẾT

Câu chuyện Tin Mừng đầy ánh sáng chan hòa rực rỡ này không có chủ đích nói về việc mẹ Maria can thiệp vào tiệc cưới, cũng không phải lời Chúa Giêsu trách mẹ Maria. Câu chuyện kết cục có chủ đích biểu lộ tình trạng lễ hội của một gia đình bình thường với vẻ vinh quang huy hoàng ẩn dấu của Con Một Thiên Chúa là đức Giêsu. Nó  không phải là cuộc chè chén say sưa trong những tiệc cưới của người Do Thái.Cũng không phải là những tiêu chuẩn hay nguyên tắc phải theo hoặc phong tục và luật lệ trong cuộc sống gia đình hay là những chuẩn mực hôn nhân. Cũng không phải Do Thái giáo thì suy tàn trống rỗng mà Kito giáo thì sung mãn đầy ắp.

Câu chuyện Cana thánh Gioan kể có chủ đích kêu gọi chúng ta suy nghĩ cẩn thận xem vị chủ bữa tiệc này khi ra lệnh “Hãy đổ đầy nước vào những bình này”, có thể làm cho tất cả những chuyện này trở nên mới trong cuộc sống của chúng ta không. “Giờ” của Người đến -tức lúc kairos hiện diện- là lúc những kế hoạch bị hỏng và cánh cửa
mở rộng mời đón Thiên Chúa vào giao thoa nhau. Đó là lúc bắt buộc chúng ta phải
hành động, nắm lấy thời cơ và chọn lựa như chọn giữa thiện và ác. Cana dạy cho
chúng ta biết đấng Thiên Sai của thế giới đã phải điều chỉnh chương trình của
Người khi những biến cố trở thành bất ngờ. Những việc xẩy ra cho chúa Giêsu như
trong câu chuyện Cana mà thánh Gioan kể nói lên tính uyển chuyển của đời sống
thiêng liêng tu đức. Thời giờ “cronos” của chúng ta có thể biến đổi như thế nào
để thành “kairos” -một khoảnh khắc thực của đột phá và hy vọng, của thề hứa và
khả dĩ ?

Chúng tôi hãy cầu khẩn Chúa  và Mẹ Maria biến chúng tôi thành những tôi tớ trung thành, sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà Chúa biểu, và hăng say chia sẻ với tha nhân rượu Chúa cung cấp cho chúng tôi. Khi chúng tôi lắng nghe tiếng Chúa và làm theo lời Chúa biểu thì những điều bình thường trong cuộc sống chúng tôi sẽ trở thành phi thường, những  bình rỗng hoặc bình nước lã sẽ tràn đầy rượu mới ngon nồng, những giây phút cronos sẽ biến hóa thành kairos, và chúng ta trở nên những ngày hội thực của nhau và cho nhau.

Đừng ngần ngại, đừng sợ gian  khổ, đừng sợ tù tội, đừng sợ chết, đừng tránh né viện cớ này cớ nọ để không nghe tiếng gọi lương tâm là tiếng gọi của Chúa. Công bằng, Công lý, Nhân quyền,Tự do Tôn Giáo….thì trong hoàn cảnh nào, an
bình hay chiến tranh, được bảo vệ hay bị đàn áp truy nã cũng không bao giờ thay
đổi ý nghĩa. Nó là ông THIỆN. Kẻ nào đi ngược lại nó, chống lại nó là KẺ ÁC.
Chúng ta phải chọn Thiện, chống lại Ác. Leo lên mái nhà mà nói sự thật. Đừng
sợ. (Mt 10: 26-28)

Khi mà Thiện Ác giao thoa nhau thì đó là giờ Kairos xuất hiện, giờ của Chúa. Ta phải chọn Thiện đánh Ác.

Fleming Island, Florida

Jan. 16, 2013

NTC

Anh chị Thụ & Mai gởi

 

HÔM NAY, TÔI SẼ … …

HÔM NAY, TÔI SẼ …

Hôm nay,

Tôi sẽ không phản ứng lại,

nếu một ai đó thô lỗ,

nếu một ai đó không nhẫn nại,

nếu một ai đó không nhã nhặn.

Tôi sẽ không trả lời giống như cách của họ.

Tôi sẽ cầu xin Chúa chúc lành cho kẻ thù của tôi.

Nếu tôi gặp một ai đó

đối xử bất công hay khó khăn với tôi,

tôi sẽ cầu xin Chúa chúc lành cho người ấy.

Có thể người đó là người thân, hàng xóm, người cùng sở hay một người xa lạ.

Tôi sẽ lưu tâm đến những gì tôi nói.

Tôi sẽ cẩn thận chọn lựa lời nói.

Tôi sẽ không nói hành nói xấu.

Tôi sẽ tìm cách chia sẻ những đau buồn của người khác.

Tôi sẽ tha thứ tất cả những xúc phạm

hay những thiệt hại một ai đó gây cho tôi.

Tôi sẽ làm một việc tử tế cho một ai đó cách kín đáo.

Tôi sẽ đối xử với người khác như tôi muốn được đối xử.

Tôi sẽ thực hành châm ngôn

“làm cho người khác điều mình muốn người khác làm cho mình” (Mt 7:12).

Tôi sẽ nâng đỡ tinh thần của một ai đó đang thất vọng.

Một nụ cười tươi vui,

một câu nói thân thương,

một lời khuyến khích chân thành,

có thể tạo sự khác biệt nơi một ai đó đang nát tan trong cuộc sống.

Tôi sẽ chăm sóc thân thể.

Tôi sẽ tập thể dục

Tôi sẽ chọn ăn những thức ăn tốt lành.

Tôi cám ơn Thượng Đế đã cho tôi thân xác này.

Tôi sẽ nuôi dưỡng tinh thần.

Tôi sẽ cầu nguyện nhiều hơn tý nữa.

Tôi sẽ đọc đoạn sách nào đó tốt lành.

Tôi sẽ tìm nơi vắng vẻ để lắng nghe lời Chúa.

Today I Will …

Ẩn danh

Chuyển ngữ

Những ước mơ mãi không là hiện thực

Những ước mơ mãi không là hiện thực

Thu, 17/01/2013

Tác giả: M. Hoàng T ThùyTrang

Dấu lạ, hay gọi khác đi ở một biên độ rộng hơn – phép lạ, là những điều, những sự việc xảy ra ngoài khả năng của con người, là một phạm trù mà ai ai cũng hơn một lần ao ước. Tại sao vậy? Có lẽ vì chính bản thân nhân loại bất toàn. Cho nên, khi đối diện thực tế cuộc sống đầy đắng cay, khắc nghiệt. Những sự kiện, những tình huống xảy đến ngoài tầm  kiểm soát, vượt ra khỏi khả năng giới hạn của họ. Khi ấy, hơn bao giờ hết, họluôn mong chờ dấu lạ, hay phép lạ xảy đến với mình.

Dấu lạ thực ra thể hiện khát vọng, ước mơ của con người. Ước mơ là điều mà con người khao khát vươn tới, ước ao đạt được. Ước mơ đẹp hay xấu tùy thuộc vào ý định của chủ thể. Phần lớn ước mơ đẹp nói lên hoài bão hướng thiện của nhân loại. Ước mơ xấu chẳng qua là sự đòi hỏi ích kỉ vì tham vọng bản thân.

Ước muốn điều tốt lành cho tha nhân bao giờ cũng là một ước mơ thánh thiện. Ước muốn của Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana hôm nay là một điển hình. Chính sự tinh tế, nhạy bén và lòng nhân hậu của Mẹ, đã khiến Mẹ bộc bạch niềm mơ ước của mình với Đức Giêsu. Mẹ nhìn thấy niềm  vui tột đỉnh, và hạnh phúc dạt dào của đôi tân lang, tân nương trẻ trong ngày đại lễ. Mẹ muốn làm một việc gì đó, giúp cho cuộc vui của họ được kéo dài, được  trọn vẹn. Lòng trắc ẩn đã thúc đẩy Mẹ can đảm ngỏ lời với Con Thiên Chúa: “Họ hết rượu rồi.” (Ga 2, 3). Đáp lại mơ ước của Mẹ, có thể nói là một sự hụt hẫng lớn lao: “Thưa bà, chuyện đó có can gì đến bà và con? Giờ của con chưa
đến.”
(Ga 2, 4)

Phải, trên thực tế, đó đúng không phải là chuyện của thực khách được mời. Và tình huống của họ cũng gọi là vô cùng “nguy ngập”. Tìm đâu ra rượu trong lúc dầu sôi lửa bỏng thế này? Muốn cũng phải mất hàng phút sau may ra mới chạy kịp. Mẹ ngỏ lời vì biết Con Mẹ có thể thực hiện được. Mẹ ngỏ lời vì Mẹ tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Con Mẹ. Mặc dầu đón nhận câu trả lời không đúng nhịp, vậy mà Mẹ vẫn bình tĩnh  nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.” (Ga 2,5)

Vâng, và niềm tin đã chiến thắng. Sự vâng phục là điều kiện đủ. Nhìn lại những trang Phúc âm, dường như Đức Giê su luôn “thua cuộc” trước những niềm tin sắt đá của con người. Nhân tố quyết định phép lạ xuất hiện cũng là niềm tin. Niềm tin chính là chìa khóa mở toang cánh cửa mầu nhiệm của phép lạ. Chỉ cần tin thôi, chỉ cần tin Thiên Chúa quyền năng luôn yêu thương và chăm sóc mình, cuộc đời của thế giới chắc chắn sẽ khác. Chỉ cần biết vâng phục thánh ý Thiên Chúa trên từng tạo vật, cuộc đời của mỗi người chắc chắn sẽ khác.

Lạy Chúa, đã bao lần con hằng ước mơ, những ước mơ đẹp và cả những ước mơ không lành mạnh. Thế nhưng, dù đẹp hay xấu, thực tế vẫn có những ước mơ… không bao giờ là hiện thực. Ước chỉ để mà ước, mơ chỉ để mà mơ, chi bằng mở rộng lòng đón nhận? Phải chăng niềm tin của con còn yếu kém, vì con còn hoài nghi, ngờ vực? Phải chăng trái tim con quá tham vọng, ích kỉ? Dòng thời gian qua đi, kéo trôi tất cả những mơ ước của con, thành hay không thành sự cũng vậy. Nỗi khát khao trông đợi về nó cũng phai lạt dần. Con chợt nhận ra, chỉ có một ước mơ duy nhất, chỉ cần một ước mơ vĩnh cửu, đó chính là thi hành mơ ước của Thiên Chúa. Hãy sống cho ước mơ của Chúa, hãy sống cho mơ ước của Ngài. Đó chính là ước mơ đẹp nhất. Cho người nghèo khỏi khổ, cho người bệnh được chữa lành, cho người tội lỗi được hoán cải, cho thế giới được bình an,… chẳng phải đều là những ước mơ đẹp cả hay sao? Thế nhưng tại sao thế giới vẫn nghèo đói, chiến tranh và loạn lạc? Tại sao vẫn luôn có bạo hành, chém giết, hận thù? Và phải chăng Thiên Chúa ước mơ cuộc đời con khốn đốn? Xin giúp con, thay vì ngồi chờ đợi phép lạ, hãy trở nên phép lạ cho tha
nhân. Đó cũng chính là khi, Thiên Chúa gửi mơ ước của Ngài cho con…

M. Hoàng Thị Thùy Trang.

nguồn:Thanhlinh.net

Chuyện tình không bao giờ tiết lộ

Chuyện tình không bao giờ tiết lộ

Hình như trên cõi đời này, ai cũng thương
Cố Thi sỉ Bùi Gíang, nếu không nói là nể nữa, nhất là giới sinh viên. Xin  một phút tưởng niệm.

“Trước mộ ông trước giờ hạ huyệt, Kim Cương nhẹ nhàng thủ thỉ : “Thưa Bùi Giáng! Đời ông là một đời giang hồ, nhưng mọi người vẫn mến thương ông, chắc ông cũng mãn nguyện rồi. Riêng tôi có 3 điều cảm ơn ông. Thứ nhất, ông đã để lại một sự nghiệp thơ cho đời. Thứ hai, cảm ơn mối tình 40 năm ông dành tặng tôi, tới giờ tôi có thể nói đó là mối tình lớn, ông là người yêu tôi chung thủy nhất, lâu dài nhất. Thứ
ba, cảm ơn vì ông đã cho tôi một bài học, rằng dù điên hay tỉnh, giàu hay
nghèo, già hay trẻ, trong lòng mỗi người cũng phải có một mối tình để sống”.
Nhưng chắc gì Bùi Giáng đã chịu xa lìa Kim Cương. Ông còn một lời nhắn nhủ viết trong cuốn sổ tay tại nhà Kim Cương:
“Kiếp sau gặp lại nhau, anh Bùi Giáng chỉ mong được Kim Cương chấp thuận cho phép anh Bùi được làm đầy tớ trung thành tuyệt đối của Kim Cương”.
Và:
Vô ngần tao ngộ đầu tiên

Em bao giờ biết anh phiền ưu sao
Yêu em từ những kiếp nào
Về sau cũng niệm nguyên màu ban sơ.”

Chuyện tình không bao giờ tiết lộ
Cõi đời một kiếp yêu em

Dẫu là bỏ cuộc, mộng tìm dáng xưa

Bùi Giáng (1926-1998): là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là : Trung niên thi sĩ, Thi sĩ đười ươi,
Brigitte Giáng, Giáng Moroe, Bùi Bán Dùi, Bùi Bàn Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê,
Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ…
Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa Nguồn.
Kỳ nữ Kim Cương : chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời, trong tâm hồn
và trong sáng tác của Bùi Giáng. Trong tâm hồn ông, Kim Cương là “đệ nhất mỹ
nhân” trong thiên hạ. Ông yêu Kim Cương bằng một tình yêu lạ lùng nhất thế
gian. Chỉ có thể nói đó là một tình yêu bất tử. Đã có rất nhiều giai thoại xung
quanh mối tình kỳ bí này.
Đối với Kim Cương, tuy là mối tình đơn phương từ phía Bùi Giáng, nhưng nữ nghệ sĩ này đã rất trân trọng tình yêu của ông, một sự trân trọng vô cùng cảm động và hiếm thấy.
Nhiều năm qua, nghệ sĩ Kim Cương có những lý do riêng nên đã
không lên tiếng một cách chính thức. Lần đầu tiên, bà tiết lộ với báo
chí một số sự thật về thiên tình sử này, vì đã đến lúc bà không còn lý do
để tiếp tục im lặng…
Có lẽ trong cuộc đời của thi sĩ Bùi Giáng, ngoài chuyện văn chương ra thì chuyện tình đơn phương của ông với Kim Cương là nổi bật nhất, kỳ lạ nhất, và cũng cảm động nhất.
Kim Cương còn giữ rất nhiều bài thơ của ông viết tặng riêng bà, cả hình ảnh nữa, nhưng từ lâu bà từ chối mọi lời yêu cầu của các tờ báo, nhà xuất bản xin được phát hành, đặc biệt sau khi Bùi Giáng qua đời nhiều đơn vị còn đặt vấn đề “mua” những tấm ảnh, tập thơ đó. Bà nói : “Tôi không muốn đem tình cảm của Bùi Giáng ra đánh bóng tên tuổi của mình hoặc làm gì đó có dấu ấn kinh doanh. Dù tôi không yêu ông, nhưng tôi trân trọng  tình yêu của ông. Tuy nhiên, bây giờ sau loạt bài của báo TN, tôi thấy đây không còn là chuyện riêng tư nữa, mà Bùi Giáng là một sự kiện văn học
chung và nếu không lên tiếng thì có những thêu dệt không đẹp cho Bùi Giáng, vì vậy tôi chỉ muốn nói rõ một vài sự thật để người ta hiểu ông đúng hơn”.
Kim Cương biết Bùi Giáng lúc bà khoảng 19 tuổi, còn theo đoàn cải lương của má Bảy Nam nhưng Kim Cương đã được mệnh danh là “kỳ nữ”. Thật ra, ông chú ý đến bà trong một đám cưới của đôi bạn Hạnh – Thùy. Sau đám cưới, một hôm Thùy bảo Kim Cương : “Có một ông giáo sư Đại học Văn khoa, đi học ở Đức về, ái mộ chị lắm, muốn đến nhà thăm chị”.
Kim Cương trả lời : “Ừ, thì mời ổng tới”.
Hóa ra là Bùi Giáng, lúc ấy đang dạy học, cũng áo quần tươm tất chứ chưa có “điên điên” như sau này. Bùi Giáng lui tới, mời Kim Cương lên xe đạp ông chở đi chơi, rồi cả cầu hôn, nhưng bà đều né tránh. Bởi sau vài lần tiếp xúc, bà thấy ở ông toát lên cái gì đó “kỳ kỳ”, bất bình thường, nên bà sợ. Đeo đuổi mãi không được, Bùi Giáng thở dài nói : “Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô (Bùi Giáng lớn hơn Kim Cương mười mấy tuổi), vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi”. Kim Cương ngần ngừ : “Thưa anh, chuyện tình cảm đâu có
nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng
tính…”. Ý bà muốn hoãn binh. Nhưng Bùi Giáng đã đùng đùng dắt cháu tới.
Trời ơi, hóa ra đó là thằng nhỏ mới… 8 tuổi. Kim Cương hết hồn. Thôi rồi ! Ổng đúng là không bình thường !
Từ đó, mỗi năm Bùi Giáng mỗi bệnh  nặng hơn. Ông không có vợ con, suốt ngày đi lang thang ngoài đường, hò hét, rồi cứ địa chỉ nhà Kim Cương mà tới. Thằng bé Toro con của Kim Cương lúc ấy khoảng 5 tuổi, thường trố mắt ra nhìn ông, và hỏi : “Mẹ ơi, sao bác này giống cái xe hoa quá ?”. Tư duy trẻ con thật ngộ nghĩnh, nhưng lại rất chính xác. Thì trên người Bùi Giáng có đủ thứ : nào hộp lon treo lủng lẳng, nào lá cờ giắt sau lưng, nào nhánh cây, vòng hoa trên đầu… cả một nải chuối đeo thường xuyên trên cổ. Không mở cửa cho ông vào là ông la hét, đập cửa, chửi um sùm, ném đá nữa, khiến hàng xóm náo động. Nhưng riết rồi quen, mỗi lần ông tới nhà Kim Cương ai nấy đều cười. Má Bảy Nam ở trên lầu chỉ cần nghe la rùm beng, đập cửa ầm ầm, là hỏi : “Bùi Giáng phải không ?”.
Nhiều lần ông say khướt, nằm ịch xuống gốc cây trước nhà Kim Cương, mọi người phải khiêng vào. Bà lắc đầu : “Sợ ổng chết. Tướng tá vầy có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng khiêng vô rồi cũng sợ rủi ổng chết trong nhà mình. Mà điều, không nỡ bỏ ổng lăn lóc ngoài đường, thấy tội quá”.
Nhưng điều hay nhất là mỗi khi vô nhà Kim Cương ông lại sáng tác thơ để tặng bà. Tiện tay xé bất cứ tờ giấy, tờ lịch nào là ông viết ào vô đó. Nguồn thơ yêu cứ tuôn trào như suối, không vơi cạn theo năm tháng. Về sau, khi ông “quậy” quá thì Kim Cương nghĩ ra cách, không mở cửa, mà lòn một cuốn sổ ra khe cửa cho ông viết thơ. Ông hí hoáy một hồi, rồi vui vẻ bước đi.
Suốt 40 năm, cả chục cuốn sổ tay đã đầy ắp chữ của ông, chỉ riêng tặng “Nương tử Kim Cương”. Bà trân trọng gìn giữ trong ngăn tủ. Những vần thơ yêu với nét chữ ngả nghiêng chệnh choạng nhưng hồn nhiên say đắm lạ kỳ.
Kính thưa nương tử Kim Cương

Tấm lòng rộng mở phi thường bấy nay
Ngàn năm điêu đứng đọa đày
Thiên thu sử lịch cau mày về sau
Thưa em đời mộng dạt dào
Tình yêu vô tận yêu đào vô biên
Kể từ tao ngộ đầu tiên
Kim Cương vô tận, thuyền quyên vô cùng
Bốn mươi năm đã lẫy lừng
Âm thầm tưởng niệm lạ lùng giai nhân
Trái tim thiết thạch vô ngần
Từ tam thu tới tử phần hôm nay
Kể từ sử lịch xa xuôi
Bất ngờ một bận bùi ngùi yêu em
Lang thang vạn dặm độc hành
Cẩm nang bỏ cuộc đời mình trao em.

“Quyền lực” của Kim Cương đối với Bùi Giáng
Phải nói là Kim Cương có “quyền lực” rất lớn đối với Bùi Giáng. Cứ nghe tên bà là ông trở lại ngoan ngoãn như một đứa trẻ con. Một lần, ông làm “chim bay cò bay” giữa phố, gây ách tắc giao thông, công an tới lôi ông vào cũng không được. Tình cờ có ông nhà báo trông thấy, thế là anh ta rỉ tai ông : “Kim Cương nhắn ông tới nhà kìa !”. Lập tức ông riu ríu đi theo nhà báo.
Ông còn “ái mộ” bà theo kiểu “kinh khủng” của ông. Người ta ái mộ thì xin chữ ký, xin hình, còn ông thì xin… quần. Ông tới nhà nằng nặc đòi bà cho ông cái quần. Bà lấy quần của cậu Toro nay đã lớn cỡ ông mặc vừa. Ông giãy nảy không chịu, đòi cái quần của Kim Cương mới được. Bà bực quá, đưa thiệt. Lập tức ông mặc vô và rồi không chịu thay ra. Tắm xong, mặc lại. Tỉnh bơ.
Và sau này khi ông ở nhờ nhà anh Hoài – cháu gọi ông bằng bác họ – tại Gò Vấp, thì cũng chỉ Kim Cương là người phụ nữ duy nhất được ông cho phép bước vào nhà. Nhiều lần, các bạn thơ nữ có ghé thăm ông, nhưng vừa mới nghe cháu vô báo tin là ông đã la hét om sòm, đuổi họ như đuổi tà : “Chỉ có tiên nữ Kim Cương mới được bước tới đây. Đi ra ! Đi ra hết !”.
Nghệ sĩ Kim Cương nói : “Tôi rất trân trọng tài năng của ông, nhưng phải nói thật là ông điên nặng, nhưng là cái điên trí tuệ, nói ra nhiều câu cực kỳ sâu sắc”. Thỉnh thoảng, khi ông hơi tỉnh thì Kim Cương cũng ngồi bàn chuyện thơ văn với ông cho ông vui. Những lúc ấy, ông gọi bà bằng “cô” đàng hoàng chứ không “nương tử”, không “Hằng Nga” gì hết. Nhưng có một lần, ông làm bà hết hồn. Hai người bàn luận đến Kiều, bà đọc mấy câu lỡ có sai một chút, ông liền đập bàn, la hét, nhảy dựng lên : “Tại sao Kiều mà cô nói sai như vậy ? Câu vậy mà cô nói là của Kiều hả ?”. Thấy ông trợn mắt  giận dữ, bà cứ ngỡ ông sắp bóp cổ mình tới nơi. Bà quên mất rằng ông cũng yêu Kiều say đắm như yêu bà
Có một chuyện nhỏ, nhưng cảm động. Kim Cương nói rằng Bùi Giáng có đóng phim gì nữa đó, chắc đóng vai phụ nho nhỏ thôi. Kim Cương nhớ khi ông lãnh tiền thù lao, liền mua hai trái xoài đem tới cho bà. Rất dễ thương.
Kim Cương bùi ngùi nhớ lại : “Suốt 40 năm, ông đối với tôi như một người yêu đơn phương, thì ngược lại, tôi đối với ông như chỗ dựa tinh thần, bất cứ lúc nào nghe ông đau ốm hay bị công an bắt, bị người ta đánh là tôi có mặt”. Bởi đơn giản, trong đầu Bùi Giáng chỉ có một số điện thoại duy nhất, một địa chỉ duy nhất, đó là địa chỉ và số điện thoại của Kim Cương. Nhiều lần ông đứng giữa đường dang tay la hét, làm kẹt xe, công an tới bắt, hỏi cách gì ông cũng chỉ nói một câu : “Người thân cuả tôi là
Kim Cương, ở số… Hoàng Diệu, điện thoại 844…”. Thế là công an réo gọi Kim
Cương. Bà đi lãnh ông ra. Chuyện đó xảy ra không biết bao nhiêu lần. Có khi ông
bị té, bị thương, người ta chở vô bệnh viện, ông cũng chỉ “khai báo” y như
vậy.
Bệnh viện lại réo bà. Bà lại đến. Hoặc những lúc ông lên cơn, có khi vô quậy cả đám cưới nhà người ta, bị người ta đánh, bà lại đến đưa ông về. Có lần, ông xuất hiện trước nhà bà với tóc tai mặt mũi đầy máu vì mới bị ai đó đánh, bà hoảng hốt gọi xích lô cho ông đi cấp cứu. Ông không chịu : “Chừng nào cô đi với tôi thì tôi mới đi”. Ừ, thì đi. Kim Cương gọi chiếc xích lô chở ông, vừa ngồi xe ông vừa nói vung vít, mặc cho Kim Cương chịu trận.
Và như thường lệ, trong cơn điên điên tỉnh tỉnh, ông lại tiếp tục làm thơ yêu qua cuốn sổ nhỏ nhét vào khe cửa nhà bà :
Yêu nhau từ bấy tới nay

Xiết bao tâm sự từ ngày qua đêm
Thưa em nương tử dịu mềm
Bốn mươi năm lẻ êm đềm vô biên
Đầu tiên tiên nữ Kim Cương
Cuối cùng muôn một phi thường Cương Kim
Cúi đầu bái tạ tình em
Về sau vĩnh viễn êm đềm thương nhau

Làm thơ tiếp tục yêu em

Ồ Kim Cương ạ êm đềm vô song
Kể từ lịch kiếp long đong
Anh điêu tàn tới thong dong bây giờ

Bùi Giáng về ở nhà của anh Hoài vào khoảng năm 1978, thì đến khoảng 1992 đã hơi tỉnh tỉnh. Nhà thơ Trụ Vũ thường ghé chơi với ông. Một lần Trụ Vũ bảo : “Kim Cương hẹn ngày mai lên thăm anh”. Thế là suốt đêm ông không ngủ. Sáng dậy, ông đi tới đi lui, đứng ngồi không yên, và càu nhàu : “Cái thằng Trụ Vũ, chừng nào lên thì lên, nhắn nhe làm chi cho người ta sốt ruột”.
Anh Hoài còn tiết lộ ông phải giả vờ  uống một tí rượu để đóng vai “say”, như thế khi Kim Cương lên thăm ông mới có cớ đi ngả nghiêng cho Kim Cương dìu đỡ. Nhưng có lần uống mãi, uống mãi, rồi say thật lúc nào chả biết, khi Kim Cương đến nơi thì ông đã… ngủ khò. Một bữa, Kim Cương đến nhà, tặng ông đóa hoa hồng. Ông sung sướng quá. Kim Cương  về rồi, ông hỏi anh Hoài : “Làm sao giữ được hoa tươi mãi hè ?”. “Ba ngày là nó héo thôi bác ơi!”. “Trời ơi, của Kim Cương tặng tao, phải giữ hoài chớ bây !”. “Con có cách. Đem hoa trút ngược xuống thì sẽ giữ giùm bác được vài tháng”. Đúng là giữ được vài tháng, đến khi hoa đã khô nát ông mới đành lòng chia tay.
Gần 60 tuổi, ông tới nhà bà với đôi mắt nheo nheo không nhìn thấy rõ. Bà dắt ông đi mua cặp kính lão. Nhưng chỉ một tháng sau, ông xuất hiện với một bên tròng kính bị bể vì người ta đánh. Bà dỗ ngọt : “Tôi mua cho anh kính mới nghen”. Ông lắc đầu: “Thôi cô, nhìn đời bằng một con mắt đủ rồi”.
Kể ra, đâu chỉ có Bùi Giáng kiên nhẫn và thủy chung với kỳ nữ Kim Cương, mà chính Kim Cương cũng đã đáp lại mối tình đơn phương của Bùi Giáng một cách chân thành và kiên nhẫn, thủy chung suốt 40 năm, gần giống một người chị, một người mẹ. Cho nên, có người nói với bà :  “Chắc kiếp trước Bùi Giáng mắc nợ bà!”. Bà đáp vui trở lại: “Hổng biết ổng mắc nợ tui hay tui mắc nợ ổng!”. Những lúc tỉnh táo, ông nói: “Cô nhơn hậu lắm cô mới chịu nói chuyện với tôi tới giờ này!”. Nhân đó bạn bè hỏi: “Kim Cương có cái gì mà anh thương dữ vậy ?”. Ông đáp : “Lúc tôi gặp cô trong đám cưới của Hạnh – Thùy, cô mặc cái áo dài lụa trắng, tôi thấy hào quang tỏa tỏa ra, tới bây giờ vẫn còn tỏa”.
15 ngày trước khi chết, Bùi Giáng đến nhà Kim Cương để lại mấy câu thơ như báo trước điềm chia ly:
Thương yêu có lẽ như là

Nghi ngờ nhau mãi vẫn là Kim Cương
Ta đi đau xiết vui buồn
Một mình ở lại muôn trùng em yêu.

Rồi ông té, chấn thương sọ não, chở vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Người đầu tiên gia đình gọi đến là Kim Cương. Kim Cương nói: “Lần đầu tiên tôi thấy Bùi Giáng sạch sẽ. Đầu cạo sạch, không còn mớ tóc bù xù nữa. Và quần áo bệnh viện thì trắng bong. Cho nên tôi nhìn ổng không ra, cứ chạy đôn chạy đáo khắp các phòng tìm ổng”. Những đứa cháu xin bà cho ý kiến. Bà đồng ý để bác sĩ phẫu thuật cho ông dù chỉ còn 1% hy vọng.

Nhưng rồi Bùi Giáng đã ra đi.

Ba lời cảm tạ của Kim Cương
Trước mộ ông trước giờ hạ huyệt, Kim Cương nhẹ nhàng thủ thỉ : “Thưa Bùi Giáng! Đời ông là một đời giang hồ, nhưng mọi người vẫn mến thương ông, chắc ông cũng mãn nguyện rồi. Riêng tôi có 3 điều cảm ơn ông. Thứ nhất, ông đã để lại một sự nghiệp thơ cho đời. Thứ hai, cảm ơn mối tình 40 năm ông dành tặng tôi, tới giờ tôi có thể nói đó là mối tình lớn, ông là người yêu tôi chung thủy nhất, lâu dài nhất. Thứ ba, cảm ơn vì ông đã cho tôi một bài học, rằng dù điên hay tỉnh, giàu hay nghèo, già hay trẻ, trong lòng mỗi người cũng phải có một mối tình để sống”.
Nhưng chắc gì Bùi Giáng đã chịu xa lìa Kim Cương. Ông còn một lời nhắn nhủ viết trong cuốn sổ tay tại nhà Kim Cương:
“Kiếp sau gặp lại nhau, anh Bùi Giáng chỉ mong được Kim Cương chấp thuận cho phép anh Bùi được làm đầy tớ trung thành tuyệt đối của Kim Cương”.
Và:
Vô ngần tao ngộ đầu tiên

Em bao giờ biết anh phiền ưu sao
Yêu em từ những kiếp nào
Về sau cũng niệm nguyên màu ban sơ.

(Source: Blog NguyenTrongTao)
Anh Nguyễn v Thập gởi

Freedom House: Việt Nam không tự do về quyền chính trị, dân sự

Freedom House: Việt Nam không tự do về quyền chính trị, dân sự

Phúc trình hàng năm của Freedom House.

Trà Mi-VOA

nguồn: VOA

17.01.2013

Theo phúc trình “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa công bố, Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là quốc gia không có tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công dân.

Báo cáo thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ cho thấy
Việt Nam bị liệt kê trong số 47 nước không có tự do dù nằm ngoài danh sách 9
nước bị xem là thiếu tự do tệ hại nhất trên thế giới trong đó có Bắc Triều Tiên
và Syria.

Về lĩnh vực quyền tự do chính trị, Việt Nam bị đánh giá mức điểm thấp nhất
trong thang từ 1 tới 7. Về các quyền tự do dân sự, số điểm của Việt Nam là 5/7.

Bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông
Á trong tổ chức Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Điểm số của Việt Nam nhìn chung vẫn y như nhiều năm trước đây, và chúng tôi
cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân, với nghị định tăng cường quản lý internet của chính quyền, với các blogger bị
bắt và bị tuyên án nặng nề chỉ trích nhà nước hay phản ánh tình trạng tham
nhũng. Quyền tự do tôn giáo của người dân cũng tiếp tục bị hạn chế với nghị
định 92 quy định chi tiết về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nay.
Phúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách
quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước
trên thế giới và điểm số xếp hạng có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa
các nước. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các
chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi nhìn vào điểm số của mình so với các
nước khác.”

Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của
tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên
mạng Internet ”.

Freedom House nói chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động trên mạng, những tiếng
nói chỉ trích nhà nước, các blogger, và các trang mạng xã hội tại Việt Nam đặc
biệt gia tăng kể từ năm 2008 tới nay.

Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972
khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này
thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế,
các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ,
ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và
dân sự của công dân.

 

HỌ HẾT RƯỢU RỒI

HỌ HẾT RƯỢU RỒI

langthangchieutim

cana_2

Đức Giêsu, Mẹ Ngài và các môn đệ cùng có mặt trong một đám cưới ở làng quê Cana. Đám cưới là một cuộc vui kéo dài cả tuần. Tiếc thay, tiệc nửa chừng thì hết rượu. Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên trong  cuộc đời rao giảng của Ngài. Ngài đã biến nước thành rượu. Ngài trả lại bầu khí vui tươi cho đám cưới.

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay hay kể lại những dấu lạ có ý nghĩa. Những dấu lạ vén mở con người Đức Giêsu.

Làm bánh hóa nhiều cho thấy Đức Giêsu là Bánh thật. Chữa người mù bẩm sinh cho thấy Đức Giêsu là Ánh Sáng. Hoàn sinh Ladarô cho thấy Đức Giêsu là sự Sống Lại.

Dấu lạ ở tiệc cưới Cana cũng cho ta biết Ngài. Thứ nước dùng cho nghi thức tẩy uế của Do Thái giáo, Đức Giêsu biến nó thành rượu ngon, một lượng rượu khổng lồ vượt quá mức đòi hỏi.

Ngài biến nước của Cựu Ước thành rượu của Tân Ước. Như thế Ngài đã mở ra một thời đại mới, thời đại thiên sai, chan chứa niềm vui cứu độ. Cựu Ước không làm con người mãn nguyện. Con người vẫn khát khao và tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc vẫn là cái gì bèo bọt, mong manh. Đức Giêsu cho thấy mình chính là Đấng Mêsia. Ngài đến để thiết lập một trật tự mới dồi dào và phong phú, như rượu vừa nhiều vừa ngon.

Đức Giêsu đã dự tiệc cưới ở Cana. Ngài muốn dự mọi bữa tiệc liên hoan của con người. Ngài muốn chia sẻ và bảo vệ niềm vui bé nhỏ nơi họ. Đừng để Đức Giêsu đứng ngoài hạnh phúc của bạn. Đừng coi Ngài là người ganh ghét với niềm vui bạn có.  Nếu bạn nghe lời Ngài, đổ nước đầy các chum rỗng, bạn sẽ gặp được hạnh phúc vững bền.

Dấu lạ t.ai tiệc cưới Cana chủ yếu cho ta thấy Đức Giêsu là ai, nhưng Đức Maria cũng có một vai trò đáng kể. Mẹ hiện diện trong tiệc cưới như thân mẫu Đức Giêsu. Mẹ thấy rõ sự lúng túng lo âu của chàng rể. “Họ hết rượu rồi”: Mẹ chỉ nói với Con như vậy. Câu nói của Mẹ ẩn chứa một lời nài xin kín đáo. Mẹ mong Con làm một điều gì đó mà Mẹ không rõ. “Người bảo gì, các anh hãy làm.”

Quả thật Đức Giêsu có bảo và các gia nhân có làm theo, nhờ đó dấu lạ Cana được thực hiện. Qua sự đóng góp của Mẹ trong dấu lạ mở màn này, đức tin của các môn đệ được củng cố và lớn lên.

Hôm nay Mẹ vẫn nói nhỏ với Chúa: Họ hết rượu rồi!

Niềm vui chợt tắt, tình yêu nhạt phai, gia đình tan vỡ… Cần biết bao sự hiện diện của Chúa và Mẹ trong mỗi gia đình, giữa lúc khó khăn bối rối.

“Người bảo gì, các con hãy làm”: Đó vẫn là lời Mẹ nhắn nhủ chúng ta hôm nay.

***

Lạy Mẹ Maria, khi đọc Phúc Âm, lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.

Mẹ lên đường đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Đức Giêsu. Mẹ đưa con đi trốn sang Ai Cập, rồi dâng Con trong đền thờ. Mẹ tìm Con bị thất lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana. Mẹ đi thăm Đức Giêsu khi Ngài đang rao giảng. Và cuối cùng Mẹ đã lên đường theo Ngài đến tận Núi Sọ.

Mẹ lên đường để đáp lại một tiếng gọi âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong, từ con người hay từ Thiên Chúa.

Chúng con thấy Mẹ luôn
đi với Đức Giêsu trong mọi bước đường của cuộc sống. Chẳng phải con đường nào
cũng đẹp, cũng là thảm hoa. Có những con đường đầy máu và nước mắt.

Xin Mẹ dạy chúng con đừng sợ lên đường mỗi ngày, đừng sợ đáp lại những tiếng gọi của Chúa dù phải chấp nhận đớn đau hay đoạn tuyệt chia ly.

Xin giữ chúng con luôn đi trên Đường-Giêsu, để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa. Amen

(Trích trong “Manna”)

langthangchieutim
Anh chị Thụ Mai gởi

Chúa Yêu Thương Tôi

Chúa Yêu Thương Tôi
Giuse Thẩm Nguyễn
1/14/2013
Tôi bất chợt bị những cơn đau hành hạ vì chứng không tiêu và xình bụng. Bác sĩ
và y tá đẩy tôi vào phòng Emergency và thế là tôi đã phải nằm trong bệnh viện
mất bốn ngày. Nhờ Chúa thương tôi lại ra viện và trở về nhà để kịp đón Lễ Giáng
Sinh.
Trong những đau đớn, Chúa đã cho tôi nhận diện có Ngài bên cạnh tôi. Tôi cảm
thấy rất an tâm và sẵn sàng chấp nhận nỗi đau vì tôi phó thác số phận tôi trong
tay Chúa. Rồi những đêm nằm trong bệnh viện, với sợi dây nylon thọc từ mũi
xuống bao tử để hút những chất còn lại trong bao tử ra ngoài, những sợi dây
lằng nhằng để truyền nước biển, truyền thuốc nối liền với những cây kim đâm vào
da thịt…rồi dây đo huyết áp, cứ vài phút cánh tay mình lại bị đo áp huyết một
lần. Tiếng sè sè phát ra từ máy sưởi cứ đều đều vang lên trong đêm thâu tĩnh
mịch. Trong hoàn cảnh như thế làm sao tôi có thể ngủ được. Nằm yên ở một thế
nằm nhất định trong nhiều giờ, người nó mệt mỏi làm sao… Ước gì được tháo tất
cả những sợi dây vướng víu ấy để tự do lăn phải, lăn trái hay nằm co quắt mà
ngủ thì sướng biết mấy. Một ước mơ đơn giản thế mà đêm nay mơ ước ấy tôi cũng
không thực hiện được !
Bây giờ là một giờ sáng, vợ và các con tôi đã về nhà cả rồi, chỉ còn mình tôi
trong bệnh viện. À thì ra, những người thân của tôi dù có yêu tôi đến thế nào
đi nữa, cũng có lúc họ cũng phải rời bỏ tôi. Và tôi, cũng có lúc tôi cũng phải
từ giã họ, phải từ giã tất cả, của cải, danh vọng, toan tính….để một mình đi
về với cát bụi… Chỉ có Chúa là Đấng luôn ở bên cạnh tôi và đêm nay Người đang
chăm sóc cho tôi. Tôi bắt đầu đọc kinh Mân Côi và kinh Lòng Thương Xót Chúa.
Đọc xong cả ngần ấy kinh mà vẫn chưa tới hai giờ sáng. Thời gian đêm nay thật
dài khi mình không ngủ được. Tôi cố nhằm mắt lại và bắt đầu tâm sự với Chúa.
Chúa cho tôi cảm nghiệm là Chúa đang bên cạnh thôi. Chúa âu yếm nhìn tôi và ôm
tôi vào lòng dù tôi là kẻ tội lỗi. Chúa chẳng chấp gì tội của tôi dù đôi khi
chính tôi đã đẩy Chúa ra khỏi tâm hồn tôi bằng cách liều mình phạm tội . Những
nỗi đau của tôi không đáng gì với việc Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh
Giá, nhưng Chúa lại rất quan tâm đến nỗi đau nhỏ nhoi ấy của tôi. Chúa xót xa
khi tôi quặn đau và chính Chúa đã an ủi tôi như người mẹ hiền dỗ dành đứa con
thơ quấy khóc trong đêm khuya. Không ai biết tôi đau ra sao dù vợ tôi , dù con
tôi đã cố gắng để chia sớt bằng cách cầm tay tôi , vỗ về tôi. Sự quan tâm của
những người thân yêu đã an ủi tôi rất nhiều, nhưng chính Chúa mới là người biết
tôi đau đớn ra sao. Ngài luôn ở bên tôi, không những chia sẻ với tôi mà còn
quan tâm và nâng đỡ những người thân yêu của gia đình tôi trong giờ phút hoang
mang lo lắng này.
Tôi cảm nghiệm được tình yêu cao vời Chúa đã dành cho tôi. Chúa cúi xuống rất
gần đến nỗi tôi có thể nghe được nhịp đập từ con tim của Chúa. Tôi nghe được
tiếng thổn thức từ trái tim Ngài, nỗi đau của người Cha bị chính những đứa con
mình sinh ra phản bội. Chúa xót xa cho bao gia đình tan vỡ, cho những đứa con
đi hoang quên đường về, cho bao kẻ đang đắm chìm vào tội lỗi trong dịp kỷ niệm
Chúa Giáng Sinh. Chúa buồn lắm khi loài người đang từng bước loại Chúa ra khỏi
cuộc đời mình, ra khỏi nhà mình, ra khỏi học đường và ra khỏi xã hội của mình.
Chúa cô đơn lắm khi bao Thánh Đường vắng bóng giáo dân, bao nhà chầu trên thế
giới chỉ vỏn vẹn với ngọn đèn leo lét lạnh lùng. Chúa đau đớn lắm vì những chủ
chiên phản bội và Chúa rơi lệ vì loài người đang xô nhau vào con đường lầm lạc:
phá thai, trợ tử, đồng tính, dâm loạn, hận thù, chiến tranh….
Tôi biết chính Chúa đã dựng lên tôi giống hình ảnh của Chúa. Thân xác tôi là
một cỗ máy vô cùng tinh vi được Chúa luôn ghé mắt nhìn đến. Tất cả các cơ phận
đều hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp chặt chẽ với nhau và chỉ cần một chút sai
lệch là tôi thành phế nhân ngay.
Hôm nay tôi phải nằm trong bệnh viện vì phần ruột dưới bao tử đã vô cớ không
làm việc theo đúng chu trình tiêu hóa. Sau khi thức ăn được nhai kỹ qua miệng
vào bao tử, thì bao tử sẽ tiết ra chất kích tố nào đó để tiêu hóa thức ăn. Do
sự chuyển động của từng khúc ruột, thức ăn được chuyển qua ruột để nuôi cơ thể,
chất cặn bã thì được đưa ra ngoài. Nhưng những khúc ruột của tôi hôm nay không
thèm chuyển động nữa, chúng cứ nằm ỳ ra như muốn đình công. Thế là thức ăn
trong bao tử xình lên, nó không đi xuống ruột được thì nó đòi đi ngược lên và
tìm cách ra ngoài theo đường miệng. Lúc đó tôi rất khó chịu, ợ chua, ói mửa và
bụng thì xình lên, óc ách đau đớn. Nhìn lại thân phận mình, tôi biết thân xác
tôi là cái bình sành tạm bợ, được bọc trong cái vỏ trứng, nó rất mong manh dễ
vỡ thế mà đôi khi tôi đã hành động như thể thân tôi là đá để mang trong lòng
mình tính kiêu ngạo của nguyên tổ Adam. Tôi tưởng là mình có thể làm được mọi
sự và tôi đã sống như thể là tôi sẽ sống mãi. Đêm nay thì tôi nhận ra thời gian
của tôi có ngần có hạn, tuổi trẻ của tôi đang hết và tuổi già đang quấn quít
với bệnh tật. Tôi biết rằng sự sống hay chết của tôi nằm trong tay Chúa, cho
nên tôi chẳng lo gì. Điều tôi quan tâm là yêu mến Chúa, sống như Chúa dạy và
đem tình yêu của Chúa đến cho mọi người. Tôi chỉ cần làm đẹp lòng Chúa thôi,
thế là đủ, vì Ngài là tất cả, là cùng đích của đời tôi.
Qua sự chăm sóc và lo lắng của vợ tôi, của các con tôi, tôi cảm nghiệm được
tình yêu mà gia đình đã dành cho tôi. Chính trong lúc này, tôi mới thấy tôi cần
gia đình nhiều hơn. Tôi nhận ra sự quan phòng của Chúa. Ngài đã cho tôi sinh ra
và rồi lại đặt để tôi trong một mái gia đình hạnh phúc như thế này, tôi đã sống
hoàn toàn hạnh phúc. Sự ngọt ngào yêu thương trong gia đình phản ánh tình yêu
bao la mà Cha Giêsu luôn dành sẵn cho tôi. Tôi trân quý sự hy sinh của vợ tôi,
tôi vui mừng vì những lo lắng mà các con tôi đã dành cho tôi… Tôi cũng nhận
ra Chúa luôn đồng hành với tôi qua việc quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý anh chị
trong các hội đoàn, bạn bè thân hữu đến thăm hỏi, gọi điện thoại an ủi và nhất
là hiệp lời cầu nguyện cho tôi. Tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng, niềm hạnh phúc
không mua được bằng tiền tài, quyền lực mà được xây dựng bằng quan hệ yêu
thương. Tôi nguyện với Chúa rằng tôi sẽ dùng thời gian còn lại của đời mình để
đáp lại tình yêu thương ấy bằng cách quan tâm, chăm sóc yêu thương mọi người
như Chúa đã yêu thương và chăm sóc cho tôi. Tình yêu ấy phải trổi vượt hơn là
sự đáp trả mà là tình yêu vô vị lợi, một tình yêu cho đi không tính toán, một
tình yêu tự hiến theo gương yêu thương của Thày Giêsu .
Thế rồi qua mấy ngày nằm trong bệnh viện, tôi đã được chữa lành và ra về. Tôi
tin rằng việc tôi phải nằm bệnh viện là một dấu chỉ Chúa rất yêu tôi, là một
món quà đặc biệt Chúa dành cho tôi. Nhân cơ hội này, tôi được nếm thử tình yêu
thương ngọt ngào của Chúa qua tình yêu gia đình, của người thân, của bạn bè.
Con cảm tạ Chúa vì Chúa luôn dành cho con sự tốt đẹp nhất vượt qua sự mơ ước
tầm thường của loài thụ tạo như con.
Lạy Chúa, con yêu mến Chúa.
Giuse Thẩm Nguyễn