Những người không chịu lùi bước trước nghịch cảnh

Những người không chịu lùi bước trước nghịch cảnh

 Bút ký của Đoàn Thanh Liêm

* * *

Hồi đầu tháng 8 năm 2013 mới đây, tôi được nhà báo Thanh Thương Hoàng

dẫn đi tham dự một buổi trình diễn văn nghệ thật là đặc sắc diễn ra tại Trung

tâm Hội Nghị của thành phố Santa Clara gần với San Jose. Các nghệ sĩ trình

diễn đều là những người khuyết tật, người thì cụt hết cả cánh tay mặt như

nhạc sĩ Thế Vinh, người thì bị mù lòa như nhạc sĩ Hà Chương, người thì bị

câm ngọng từ hồi còn nhỏ tuổi như ca sĩ Thủy Tiên v.v… Cử tọa hôm đó gồm

đến 600 người ngồi chật kín cả cái sảnh đường được trang trí như là một rạp

hát và mọi người đều nhiều lần đứng lên vỗ tay tán thưởng các mục trình

diễn thật điêu luyện xuất sắc cùa những nghệ sĩ khuyết tật này – mà có người

mới từ trong nước qua, lại có người đã định cư lâu năm tại nước ngoài.

I – Từ chương trình văn nghệ “Ngọc Trong Tim” của Việt Nam đến các cuộc

thi đua thể thao “Special Olympics” của Mỹ.

 Buổi trình diễn văn nghệ nói trên là một trong những tiết mục sinh họat được

tổ chức lưu động tại nhiều địa điểm trên thế giới, nơi có đông bà con người

Việt sinh sống. Chương trình này nhằm giới thiệu tài năng và cố gắng luyện

tập hết sức công phu bền bỉ của những người khuyết tật hầu đạt tới trình độ

cao về nghệ thuật sáng tác và trình diễn âm nhạc cũng như trong một số bộ

môn khác. Chương trình có tên gọi là “Ngọc Trong Tim” ngụ ý diễn tả cái

kho tàng quý báu vẫn còn chứa chất trong trái tim con người – cụ thể như

tấm lòng trắc ẩn cảm thông trước nỗi khổ đau của người khác – mà đặc biệt là

sự quan tâm chăm sóc đến sự phát triển tài năng của lớp người bị thua thiệt

do số phận ngặt nghèo của tật nguyền gây ra. Điển hình là Trung tâm Hướng

Dương do nhạc sĩ Thế Vinh thiết lập ở Bình Dương để giúp nơi ăn chốn ở và

hướng dẫn việc học tập cho các em khuyết tật.

Chương trình “Ngọc Trong Tim” này làm chúng ta nhớ đến tổ chức “Special

Olympics” (Thế vận hội Đặc biệt) dành riêng cho người khuyết tật tham gia

thi đua tranh tài về thể thao tại nhiều thành phố trên đất Mỹ. Chương trình

này xuất phát là nhờ ở sáng kiến vận động và tổ chức khôn khéo của bà

Eunice Kennedy Shriver (1921 – 2009) là người em gái của Tổng Thồng

Kennedy – mà cũng là phu nhân của ông Sargent Shriver (19 15 – 2011)

người lãnh đạo tài ba tiên khởi của chương trình Peace Corps nổi tiếng của

chính phủ Mỹ bắt đầu từ năm 1961.

Khỡi sự từ năm 1968 – các cuộc tranh tài Special Olympics này đã được nâng

lên tầm mức quốc gia không những tại nước Mỹ, mà còn được nhiều nơi trên

thế giới mô phỏng theo nữa. Và hiện nay thì các người con của ông bà

Shriver cũng đang tiếp nối góp phần vào việc điều hành chương trình này.

Cố gắng vượt qua sự hạn chế của tật nguyền do các nghệ sĩ cũng như các

vận động viên thể thao nói trên mà thực hiện được – thì rõ rệt đã làm cho

chúng ta nhớ lại nhận xét thật sâu sắc của cụ Nguyễn Du qua câu thơ trong

Truyện Kiều, đó là :

Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.

 II – Chuyện về một số người “bất chấp bệnh tật”.

Trên đây là một số chương trình có tầm vóc lớn dành riêng cho số đông

người khuyết tật có thể tham gia trong lãnh vực văn nghệ cũng như thể thao.

Nhưng trong đời sống thường ngày của các cá nhân, ta vẫn thấy có rất nhiều

người đã có những cố gắng bền bỉ phi thường để vượt qua được những

nghịch cảnh trớ trêu của số phận – mà tôi xin ghi lại dưới đây một số trường

hợp của những người trong số thân quen gần gũi với mình.

Trong số những bạn hữu tôi quen biết, thì cũng có khá nhiều người có ý chí

vươn lên để vượt qua được nghịch cảnh do tuổi già hay do tật bệnh gây ra.

Bài viết này xin được ghi lại một số chuyện “người thật, việc thật” của vài ba

người mà tôi được biết từ bấy lâu nay. Và để công chúng được biết thêm về

các chuyện đáng chú ý này, tôi xin các bạn được nói đến trong bài cho phép

tôi được tiết lộ đôi chút trong cuộc sống riêng tư của mỗi người. Xin được

ghi trước ở đây lời cảm ơn chân thành đến các bạn.

1 – Tác giả Nguyễn Công Luận vẫn không ngừng công việc nghiên cứu biên

khảo, dù đã đau bệnh từ 25 năm nay.

Sau khi đi tù “cải tạo” về nhà ít lâu, thì Thiếu tá Nguyễn Công Luận mắc

chứng bệnh Parkinson run rảy chân tay, đi đứng khó khăn. Nhưng anh vẫn

kiên trì nhẫn nại theo đuổi công việc nghiên cứu sáng tác của mình – nhất là

từ khi qua định cư ở bên Mỹ anh được tự do viết lách và phổ biến công trình

biên sọan của mình. Anh được mời làm Phụ tá Chủ biên (Associate Editor)

cho bộ sách dày 1,200 trang có tên là “The Encyclopedia of the Vietnam

War” (Bách khoa Tòan thư về cuộc chiến tranh Việt nam) xuất bản năm 1998

– trong đó anh đã tham gia viết đến cả chục bài.

Và đặc biệt là cuốn Hồi ký do anh Luận viết trực tiếp bằng Anh ngữ trên 600

trang do nhà xuất bản Đại học Indiana ấn hành năm 2012. Cuốn sách này đã

được nhiều người Mỹ vốn am hiểu tình hình Việt nam và nhất là các sĩ quan

cao cấp trong Quận đội Mỹ ca ngợi nhiệt tình. Về phía người Việt, thì đã có

nhà văn Mặc Giao ở Canada và cả tôi cũng đã viết bài giới thiệu cuốn Hồi ký

này với độc giả trước đây nữa. Tác giả Nguyễn Công Luận sẽ giới thiệu cuốn

Hồi ký nhan đề “ Nationalist in the Vietnam Wars ” này với công chúng tại

San Jose vào đầu tháng 10 năm 2013 sắp tới.

2 – Nhà báo Trương Gia Vy vẫn lo điều hành tuần báo Viet Tribune và còn

tham gia công tác từ thiện nhân đạo, dù bị bệnh tật ngặt nghèo.

 Từ nhiều năm nay, dù bị bệnh phải thay lọc máu mỗi ngày, mà nhà báo

Trương Gia Vy vẫn sát cánh cùng với phu quân là nhà văn Nguyễn Xuân

Hòang trong việc điều hành tờ báo Viet Tribune ở San Jose. Vào đầu tháng 8

mới đây, khi được tin anh Hòang bị đau nặng, tôi đã tìm cách đến thăm anh

chị tại nhà riêng ở thành phố Milpitas – thì tôi thấy anh Hòang tuy đau yếu

gày còm, nhưng vẫn còn bình tĩnh tỉnh táo và chuyện trò vui vẻ với bạn hữu

đến thăm. Thế nhưng anh cho biết hiện lúc đó là vào 10 giờ sáng ngày thứ

Bảy mà bà xã Gia Vy vẫn còn đang phải lo việc lọc máu mỗi ngày.

Ấy thế mà vào chiều ngày Chủ nhật hôm sau, tôi lại thấy Gia Vy có mặt tham

gia với Ban Tổ chức chương trình “Ngọc Trong Tim” tại Santa Clara

Convention Center như đã ghi ở trên. Nhà báo Thanh Thương Hòang – là

người đã từng sinh sống nhiều năm ở San Jose – cho tôi biết : “Trương Gia

Vy là người phụ nữ rất năng nổ tích cực trong công tác từ thiện nhân đạo –

mặc dầu chị bị bệnh tật lâu ngày và lại rất bận rộn trong việc điều hành tờ

báo. Mà nay lại còn phải lo chăm sóc cho ông xã cũng đang bị chứng bệnh

nan y nữa. Đó quả thật là một con người có ý chí nhẫn nại và tấm lòng nhân

ái – đáng ca ngợi trong cộng đồng người Việt tại khu vực miền Bắc

California này…”

3 – Họa sĩ Trần Bản Anh đến khi về hưu ở tuổi 70 mới ghi tên đi học vẽ.

 Chị Bản Anh theo học ban Trung học tại trường Quốc Học ở Huế từ cuối thập

niên 1940 qua đầu những năm 1950. Sau khi lập gia đình, chị đi làm nhiều

năm tại Bộ Kinh tế ở Saigon. Qua Mỹ đầu năm 1990 với diện HO theo ông

xã là anh Dương Công Liêm trước 1975 là Đại tá ở Cục Công Binh. Anh chị

vẫn tiếp tục đi làm ở thành phố Los Angeles và sau năm 2000 mới về nghỉ

hưu và hiện định cư ở San Jose.

Chừng 7 – 8 năm nay, chị Bản Anh mới đi theo học về hội họa theo lối Tàu

với một giáo sư người Trung quốc. Nhận thấy chị có năng khiếu đặc biệt, nên

ông thày ra sức khuyến khích và tận tâm chỉ dẫn cho chị. Và từ vài ba năm

gần đây một số bức tranh của chị đã được ông thày tuyển chọn để gửi đi triển

lãm ở bên Đài Loan. Kết quả là họa sĩ Bản Anh của chúng tôi đã mấy lần

nhận được bằng khen của Ban Tổ chức cuộc triển lãm cũng như của chánh

quyền của một thành phố bên đó.

Vốn tính khiêm tốn, chị không để cho giới nhà báo phỏng vấn để viết bài ca

ngợi thành công của một họa sĩ nghiệp dư ở lứa tuổi đã cao. Mà chị chỉ để

cho các bạn hữu thân thiết đến thưởng thức tác phẩm hội họa của mình tại

nhà trong chỗ riêng tư, âm thầm kín đáo mà thôi. Vì thế, mặc dầu là chỗ quen

biết gần gũi với anh chị đã lâu, tôi cũng chưa được chị gửi cho ảnh chụp bức

tranh nào của chị để mà giới thiệu với công chúng bạn đọc được.

 III – Chính khí ngất trời của Tổng Đốc Hoàng Diệu (1828 – 1882).

Lịch sử nước ta đã ghi lại rất nhiều tấm gương đẹp đẽ tuyệt vời của những vị

anh hùng lẫm liệt đã hy sinh xả thân mình trong cuộc tranh đấu bảo vệ đất

nước trước sự xâm lăng của ngọai bang. Một trong những vị anh hùng đó là

Tổng Đốc Hòang Diệu – ông đã tự kết liễu đời mình khi quân Pháp xâm lược

đánh chiếm được thành Hanoi do ông trấn giữ vào năm 1882. Ông đã tuẫn

tiết bằng cách tự treo cổ mình trên một cành cây – để tránh không cho quân

giặc bắt được vị chỉ huy pháo đài thành lũy.

Vì thế mà sau này trong dân gian nhiều nơi bà con ta vẫn truyền tụng bài thơ

“Hà Thành Chính Khí Ca”- để ca ngợi tấm gương tiết tháo anh hùng của ông.

Chuyện của ông có chi tiết này mà chỉ gần đây tôi mới được biết đến – đó là

do một hậu duệ của cụ Phạm Phú Thứ thuật lại. Xin lược ghi lại như sau :

Khi được triều Huế cử ra nhậm chức Tổng Đốc Hà Thành ngòai miền Bắc, cụ

Hoàng Diệu đã đến thăm và vấn kế bậc đàn anh và cũng là người đồng hương

từ đất Quảng Nam với mình : đó là cụ Phạm Phú Thứ người đã cùng với cụ

Phan Thanh Giản đi sứ qua Pháp vào năm 1864 để bàn thảo chuyện thương

thảo ngọai giao giữa hai nước Việt và Pháp sau khi quân Pháp đánh chiếm đất

Nam Kỳ vào năm 1860 – 61. Cụ Phạm lúc đó đã nghỉ hưu, nhưng cũng giúp

cụ Hoàng bằng cách phân tích chi tiết về tương quan thế lực giữa bên Việt

nam và bên phía quân Pháp. Cụ Phạm kết luận là nhiệm vụ của vị Tổng Đốc

Hà Thành thật là nặng nề khó khăn lắm đấy.

Cuộc hội kiến giữa hai cụ Hòang và Phạm chấm dứt. Trước khi vị khách ra

về, hai vị chủ và khách đều “LạyTạ nhau” lúc từ biệt. Xin ghi rõ là hai cụ

Lạy Tạ nhau, chứ không phải là vái, là xá nhau theo như lối chào hỏi xã giao

thường lệ. Vì lý do là cả hai cụ đều biết rõ là vị Tổng Đốc Hà Thành sẽ phải

đi vào chỗ chết, vì không có cách nào mà chống trả nổi thế lực quá ư hùng

hậu mạnh mẽ của quân Pháp. Và đó là cử chỉ bày tỏ sự Vĩnh biệt giữa hai

người bạn thân thiết quý trọng lẫn nhau. Mà cũng đúng như lịch sử đã ghi lại

rành rành là : “Tổng Đốc Hòang Diệu đã phải tuẫn tiết sau khi Hà Thành thất

thủ về tay quân xâm lược – lúc ông mới có ngoài 50 tuổi.”

Thành ra cụ Hoàng Diệu, dù biết trước nỗi hiểm nguy của chức vụ trấn thủ

thành Hanoi, thì cụ cũng không hề nhát gan khiếp nhược để mà thóai thác cái

nhiệm vụ này. Mà trái lại cụ vẫn lên đường và sẵn sàng đi vào cõi chết để giữ

vững tiết tháo trung trinh của bản thân mình đối với đất nước – cũng như để

bảo tồn được danh dự cho giống nòi.

Vào năm 1928, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng Đốc Hoàng Diệu

(1828 – 1928), nhà báo Phan Khôi là người cháu ngọai của cụ đã cho phổ

biến rộng rãi trên báo chí nguyên văn bài hùng sử ca “Hà Thành Chính Khí

Ca” – mà trước đó chỉ mới được phổ hạn chế trong dân gian theo lối truyền

khẩu mà thôi.

Nhân tiện cũng xin ghi là khí phách rạng ngời của nhà báo kỳ cựu Phan Khôi

trong vụ đòi tự do dân chủ thời phong trào Nhân Văn Giai Phẩm hồi năm

1955 – 1957 ở miền Bắc – thì chắc chắn là phải bắt nguồn từ cái truyền thống

anh hùng bất khuất của Vị Tổng Đốc Hà Thành vốn là ông ngọai của nhà

báo. Quả thật Phan Khôi là một hậu duệ rất xứng đáng của Tổng Đốc Hòang

Diệu vậy/

Costa Mesa California, Mùa Vu Lan Quý Tỵ 2013

Đoàn Thanh Liêm

Có Những Người Chị Người Em Dễ Thương.

Có Những Người Chị Người Em Dễ Thương.

 Bút ký của : Đòan Thanh Liêm.

Tôi còn đang ở lại thành phố Denver Colorado, sau chuyến hành trình bằng xe lửa

dài trên 2,000 dặm kéo dài đúng 48 giờ liên tục, xuất phát từ thành phố Lancaster

Pennsylvania vào ngày 30 tháng Sáu, xuyên qua nhiều tiểu bang qua các thành phố

lớn như Philadelphia, Washington DC, Chicago để tới Denver vào sáng thứ Sáu

mồng 2 tháng Bảy. Đây có thể là chuyến xe lửa dài nhất mà tôi thực hiện trong

mấy năm gần đây. Tôi phải tranh thủ làm như vậy, thì mới kịp có mặt tại Denver để

tham dự đám cưới của hai người cháu gái tên là Việt Trâm và Việt Tiên gọi tôi là “

ông chú”, mà cùng được tổ chức trong cùng một ngày Thứ Bảy mồng 3 tháng Bảy.

Cha mẹ của các cháu, chính là anh chị Tống Đình Thỉnh là chủ nhân của hãng

Hương Duyên chuyên chế biến giò chả có tiếng ở Denver. Anh Thỉnh là trưởng

nam của người anh bà con của tôi. Đây cũng là một dịp Họp Mặt Đại Gia Đình của

dòng họ chúng tôi, gốc gác từ một thôn xã trong vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc

tỉnh Nam Định Bắc phần.

Sau chuyến đi mệt nhọc này, tôi phải ở lại Denver một thời gian, vừa để gặp gỡ

hàn huyên tâm sự với bà con trong dòng họ từ nhiều nơi xa quy tụ về đây, vừa để

nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để phục hồi sức lực hầu đi tiếp thêm vài đọan đường nữa,

trước khi về lại California với gia đình. Bài viết này, tôi đã manh nha từ lâu, chủ ý

ghi lại cái sự chăm sóc rất ư là chân tình chu đáo, mà tôi nhận được từ nơi những

người chị, người em rất mực thân thương quý mến của mình, trong chuyến đi dài

ngày của tôi vào mùa xuân và mùa hè năm 2010 này. Để quý bạn đọc tiện bề theo

dõi, tôi xin viết về các chị em người Mỹ trước, rồi sau đó sẽ viết về các chị em

người Việt của mình.

I – Các Chị Em người Mỹ.

Tôi đã có dịp viết về gia đình của Sandy và Jim Foster tại thành phố Knoxville

Tennessee, là nơi tôi thường xuyên lui tới để tham dự các khóa hội thảo quốc tế

Xây dựng Hòa bình vào các mùa hè mỗi năm. Liên tiếp trong 3 năm gần đây, mỗi

lần đến Knoxville, thì tôi thường ở với gia đình Foster. Chị Sandy lúc nào cũng lo

lắng chăm sóc chu đáo cho tôi. Đặc biệt năm nay tôi ở lại nhà anh chị đến 10 ngày,

mà lại đúng vào lúc tôi bị bệnh gout hòanh hành nơi đầu gối, khiến cho việc đi

đứng rất khó khăn, thì Sandy tìm ngay lọai thuốc giảm đau cho tôi (pain relief).

Chị lại làm món ăn có nhiều rau dành riêng cho tôi. Thấy tôi không đem theo đủ áo

ấm, chị bèn kiếm ngay cho tôi một áo len để tăng cường bảo vệ sức khỏe cho tôi.

Chị còn luôn nhắc chừng tôi là : “ Anh không được say mê công việc quá đáng,

khiến làm hại đến sức khỏe đấy !” Khi tiễn tôi ra xe để đi Indiana, chị còn gửi theo

cả một túi đày đồ ăn và trái cây, thật là tươm tất.

Chị Marylou Matteson cũng vậy. Từ 2 năm nay, anh chị rời khỏi Knoxville để tới

làm việc cho tổ chức xã hội Mennonite Central Committee (MCC) tại nơi trụ sở

chính đặt tại thành phố Akron, gần với Lancaster thuộc tiểu bang Pennsylvania. Và

vào ngày 29 tháng 6 vừa đây, tôi đã từ Philadelphia ghé tới thăm anh chị trong một

ngày. Ngay buổi chiều hôm tôi đến, Marylou đã rủ tôi cùng với anh chị và một số

gia đình bạn để đi coi trận đấu base ball (bóng chày) tại Lancaster giữa đội chủ nhà

là Lancaster Barnstormers với đội khách là Southern Maryland Blue Crabs. Đây là

lần đầu tiên tôi đi coi một trận baseball như thế này, thật là hào hứng với rất đông

khán giả tòan là dân Mỹ ở địa phương. Marylou hỏi tôi : “Anh có dự định viết bài

báo nào về trận đấu này không?” Tôi lắc đầu, nói : người Việt nam thì hiện đang

mê say theo dõi World Cup ở Nam Phi, chứ họ không có quen với lọai baseball này

đâu. Marylou là con người đôn hậu dịu dàng và có đời sống đao đức tâm linh thật

là sâu sắc. Niềm vui lớn nhất của chị hiện đặt nơi đứa cháu nội tên là Mila mới

được chừng 3 tuổi. Marylou luôn gửi email cho các bạn bè cùng khắp để trao đổi

các suy nghĩ về sinh họat thường ngày của gia đình, cũng như của đại gia đình

MCC mà hai anh chị đã dấn thân nhập cuộc với mọi công tác từ thiện nhân đạo, từ

khi đã bắt đầu bước vào tuổi cao niên. Chị luôn khích lệ, cổ võ cho công việc

nghiên cứu tìm kiếm của tôi để hòan thành cuốn sách về sự phục hồi Xã hội Dân

sự tại Đông Âu, mà tôi đã theo đuổi từ 10 năm nay. Cũng giống như Sandy, chị gói

cho tôi ít đồ ăn khô và trái cây để cho tôi ăn trên xe lửa. Chị còn cho tôi cả một

cuốn sách về suy ngẫm tâm linh để tôi mang theo đọc trên xe. Anh Matt thì nói đùa

:’ Marylou sợ anh Liêm không có gì để đọc, nên đã gửi thêm cho cuốn sách đó

đấy’. Và chúng tôi đều cười ngất lúc chia tay.

Chị bạn khác nữa là Sherry Hall, người bạn đời của Dick Hughes ở New York. Hai

anh chị có người con gái là Tara Hughes-Hall, nay đã trưởng thành và đi ở riêng để

làm việc tại Buffalo. Lần nào đến New York, thì tôi cũng đều được Dick và Sherry

rủ đi dùng bữa và đi thăm viếng nơi này, chỗ nọ. Lần này hai người rủ tôi đi xem

triển lãm tranh ảnh của nhà báo ảnh nổi danh quốc tế là Henri-Cartier Bresson

(photo-journalist) tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA = Museum of Modern

Art), do sự hướng dẫn của một người bạn, đó là Adrian Kitzinger là một trong các

tác giả của cuộc triển lãm vĩ đại này.

Khi nghe tôi nói là tôi được cho ở free tại một khách sạn tại khu thị tứ nhất của

New York là Times Square, thì Sherry cười ngất, chị bảo chỉ có Mister Liêm mới

có được một sự đãi ngộ đặc biệt như vậy (such a special treatment!). Sherry có lần

còn kể là : Trong một dịp chở cháu Trực con trai tôi ra phi trường để về lại

California, thì luýnh quýnh thế nào mà chị lại chở đến một phi trường khác. Thế

nhưng may là nhờ đi sớm, nên vẫn còn kịp thì giờ để chị có thể trở lại cho đúng

với phi trường ghi trong vé máy bay. Sherry cười ngất : Thằng cháu Trực nó chắc

không thể nào quên được cái vụ tôi chở đi lộn phi trường này đấy nhỉ. Hồi trước,

lúc cháu học về Pharmacy ở Boston, thì Trực thường về New York và ở nhà với cô

chú Dick và Sherry. Là một cô giáo, Sherry thật là dịu hiền dễ thương đối với mọi

người.

Còn riêng với tổ chức Human Rights Watch (HRW), thì ngòai chị luật sư Dinah

Pokempner ra, tôi còn thân thiết với chị Sara Colm vẫn làm việc ở Phnom Penh.

Có lần tôi đến thăm Sara ở New Orleans vào dịp chị về nghỉ tại nhà, thì Sara cũng

dẫn tôi đi ăn trưa, xong còn dẫn tôi về nhà và gặp ông xã cũng chuyên họat động

về bảo vệ môi sinh và lọai động vật hiếm quý trên thế giới. Sara làm việc âm thầm,

mà rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bênh vực người thiểu số ở vùng cao nguyên

Việt nam sát với ranh giới Cambodia. Ngòai ra, thì mỗi khi ở thủ đô Washington,

tôi đều gặp lại chị Sophie Richardson tại văn phòng HRW ở gần khu vực Dupont

Circle. Sophie mới ngòai 30 tuổi là một chuyên gia đặc trách về khu vực Á châu

của HRW. Chị được nhiều bà con trong cộng đồng người Việt tại Washington biết

đến và mến chuộng vì sự tích cực bảo vệ nhân quyền cho Việt nam. Chị thường

hẹn tôi đến gặp bàn chuyện và đi ăn trưa luôn thể, theo lối mà người Mỹ gọi là

“working lunch”. Nói chung, thì cả ba vị nữ lưu trí thức Dinah, Sara và Sophie này

của HRW đều rất mực duyên dáng dễ thương và đều hăng say với lý tưởng tranh

đấu cho phẩm giá và quyền con người tại khắp nơi trên thế giới ngày nay vậy

II – Các Chị Em người Việt.

Trong các bài bút ký trước đây, tôi đã viết nhiều về những gia đình tại các thành

phố tôi đã đi qua, mà đã cho tôi chỗ trú ngụ cũng như cho tôi mọi thứ cần thiết cho

sự sinh họat đi lại của tôi. Vì thế ở đây, tôi chỉ xin viết thật vắn tắt về những người

chị người em, tất cả đều dễ mến dễ thương đó thôi.

Tại thành phố Houston năm nay, thì tôi ngụ tại nhà của hai anh bạn, mà đều có tên

là Bằng cả. Đó là, anh Nguyễn Công Bằng với bà xã là chị Anh Trinh, rồi đến anh

Chu Bá Bằng với bà xã là chị Ánh. Chị Anh Trinh cũng như chị Ánh đều rất sung

mến Đạo Phật, mà cả hai chị đều lo lắng chăm sóc cho tôi rất chu đáo tận tình. Chị

Ánh gợi lại cho tôi những kỷ niệm rất đẹp về anh Nguyễn Xuân Nghiên là bạn ở

cùng lều vải trên khu Khám Lớn Saigon hồi xưa với anh Bác sĩ Bằng và tôi, khi

chúng tôi mới di cư vào miền Nam năm 1954. Anh Nghiên trước 1975 là một giáo

sư dậy môn Lý Hóa có tiếng ở Saigon, nhưng sau đó anh bị tai nạn xe trên xa lộ

Biên Hòa và mất vào khỏang năm 1977. Còn chị Anh Trinh thì hay dẫn tôi đi tham

dự các buổi sinh họat cộng đồng ở Houston, mà chị thường được mời ra làm công

việc giới thiệu chương trình ( MC = emcee).

Tại vùng thủ đô Washington, thì tôi được nhiều chị lo lắng chăm sóc cho việc ăn ở

rất chu đáo, gọn gàng. Cụ thể như trường hợp của chị Lệ bà xã của nhà báo Phạm

Bá Vinh, với chị Ngọc Lan bà xã của ký giả Nguyễn Văn Khanh của Đài Á châu

Tự Do RFA, của chị Như Lan bà xã của Thẩm phán Nguyễn Văn Thành (Thành

Em, để phân biệt với vị Thẩm phán Quân sự lớn tuổi hơn, mà cũng có tên là

Nguyễn Văn Thành hiện cũng định cư tại Virginia), và của chị Trương Anh Thụy

bà xã của anh Nguyễn Huy Long.

Đặc biệt là lần nào ở Washington, thì tôi cũng đều được chị Jackie Bông giúp đỡ

cho bất kỳ việc gì tôi cần đến, điển hình như vào chiều ngày 30 tháng Sáu, tôi phải

ở lại nhà ga Union Station đến 3 giờ trong khi chờ đổi tàu khác để đi Chicago, thì

chị Jackie đã đến nhà ga gặp gỡ chuyện trò và dẫn tôi đi ăn ở Mc Donald. Chúng

tôi cùng hợp tác với nhau trong Mạng Lưới Nhân Quyền Việt nam. Và các con tôi

vẫn gọi chị là Cô Út Jackie, vì tụi chúng đọc cuốn Hồi Ký “Autumn Cloud” (Thu

Vân = Mây Mùa Thu), thì biết được cô Jackie là con út trong gia đình nhà họ Lê

với tên đày đủ là Lê Thị Thu Vân.

  • Tại thành phố Rochester NY, thì chị Dung bà xã của anh Nguyễn Xuân Sơn – bào

đệ của họa sĩ Thái Tuấn – cũng lo lắng chăm sóc cái ăn cái uống cho tôi rất chu

đáo. Cái món xôi chị gói cho tôi mang lên xe lửa để ăn dọc đường, thì thật là tuyệt

vời, đến nỗi tôi chia bớt cho cô bạn người Đức cùng ngồi chung trong một băng

ghế, thì cô bạn này hết sức khen ngợi tài nấu nướng của các bà nội trợ Việt nam.

Rồi tại thành phố Worcester MA, anh chị suôi gia Võ Hồng Phước, cũng như anh

chị Nguyễn Hữu Sơn cũng đều ân cần chăm sóc cho tôi về mọi phương diện. Và

sau cùng, tại thành phố Philadelphia PA, cô Mỹ Linh con dâu của bác Nguyễn

Ngọc Chương lại còn cung cấp thêm cho tôi cả món quà đặc sản cô mới đem từ

Việt nam về Mỹ – để tôi đem tặng cho gia đình anh chị Marylou và Matt Matteson

ở Lancaster gần đó – như tôi đã ghi ở đọan trên đây nữa.

Thật là mọi bề chu đáo gọn gàng, nhờ bàn tay khéo léo và tấm lòng quý mến yêu

thương của các người chị, người em thật là tuyệt vời – dù là người Mỹ cũng như

người Việt của tôi vậy.

Bài viết đến đây đã khá dài rồi, tôi chỉ xin tóm lược lại trong một vài dòng thật

ngắn gọn như sau. Trên bước đường rong ruổi khắp nơi trên đất Mỹ suốt trên 3

tháng trong mùa hè năm 2010 vừa qua, nhiều lúc tôi cũng thấy mệt mỏi lắm đấy

chứ, vì một phần đường xa, xe cộ lắm khi bị trục trặc và trễ giờ, và nhất là vì phải

ngồi suốt cả nhiều đêm trên xe khiến làm mất ngủ.

Nhưng đi tới nhà nào, thì tôi cũng đều gặp được sự tiếp đón ân cần chu đáo, với

tất cả tình yêu thương đầm ấm chan hòa. Nhờ vậy mà mọi sự mệt nhọc thể xác đều

tan biến đi hết, và tinh thần tôi được vỗ về an ủi, trong trạng thái lâng lâng thanh

thóat vô cùng tuyệt diệu. Đó là lý do chính yếu đã giúp cho tôi luôn giữ được sự

lạc quan thanh thản – để mà có thể tiếp tục công việc hoạt động xã hội – với tấm

lòng yêu mến thiết tha đối với cuộc đời và với niềm yêu thương nồng thắm đối với

mọi con người trong xã hội vậy./

Sơ thảo tại Denver Colorado vào Tháng Bảy 2010

Bổ túc tại Costa Mesa California vào Tháng 12 – 2011

Đòan Thanh Liêm

Bài 2 – Giai thoại trong thời chiến tranh Việt nam

  • Chuyện có thật mà cứ như đùa ấy.

Bài 2 – Giai thoại trong thời chiến tranh Việt nam

Đoàn Thanh Liêm

 (Chuyện kể từ một nhà báo và tác giả nổi tiếng quốc tế : Oriana Fallaci).

Oriana Fallaci (1929 – 2006)

Oriana Fallaci sinh trưởng tại thành phố Florence nước Ý Đại Lợi. Bà là một

nhà báo nổi danh quốc tế. Trong suốt mấy chục năm lăn lộn trong ngành báo

chí, Oriana đã phỏng vấn rất nhiều nhân vật có danh tiếng trên thế giới và

gây được tiếng vang trong dư luận khắp nơi. Điển hình như các nhân vật sau

đây : Giáo chủ Ayatollah Khomeini, Đức Dalai Lama, Lành tụ Đặng Tiểu

Bình, Tiến sĩ Henry Kissinger, Lãnh tụ Yasir Arafat, Nữ Thủ tướng Ấn độ

Indira Gandhi, Bà Thủ tướng Do Thái Golda Meir v.v…

Bà còn viết nhiều cuốn sách được rất nhiều độc giả ưa chuộng tìm đọc, cụ

thể như cuốn “Nothing, and so be it ” viết chủ yếu về chuyện chiến tranh ở

Việt nam hồi cuối thập niên 1960. Và nhất là trong mấy cuốn xuất bản gần

đây sau cuộc khủng bố 11 tháng Chín năm 2001, như : “The Pride and the

Rage ”, “ The Force of Reason “, bà đã thẳng thắn phê bình chê trách số di

dân người Ả rập và Hồi giáo đã gây khó khăn cho nước Ý, cũng như cho

toàn thể Âu châu. Mấy cuốn sách này đã gây ra một cuộc tranh luận gay go,

sôi nổi giữa bên bênh và bên chống đối với lập trường cứng rắn dứt khoát

của bà. Một số tổ chức của người Hồi giáo còn đâm đơn kiện bà ra tòa về tôi

phỉ báng và kỳ thị đối với người theo đạo Hồi.

Chuyện quan hệ giữa người di dân Hồi giáo với người Âu châu rất phúc tạp,

đến nỗi mà vừa mới đây vị Thủ tướng nước Pháp Francois Fillon đã phải lên

tiếng với lời lẽ rất cương quyết đanh thép, để nhắc nhủ người di dân Hồi

giáo như sau : “ Những người di dân không phải là gốc Pháp, thì phải thích

nghi (với xã hội Pháp) “ (nguyên văn tiếng Pháp : “ Les immigrants, non

francais, doivent s’adapter “).

Về chuyện liên quan tới Việt nam vào thời chiến tranh trước năm 1975, ta có

thể ghi lại vài mẩu chuyện như sau đây :

  1. a) Trong cuốn “Nothing, and so be it”, tác giả có kể lại cuộc phỏng vấn

một cán binh trong nhóm “đặc công” cộng sản, mà chuyên đặt mìn

phá hoại và sát hại tại các địa điểm quân sự cũng như dân sự ở Saigon

vào các năm 1964-66, rồi bị cơ quan an ninh của chánh quyền Việt

nam bắt giữ. Anh này khai tên là Nguyễn Văn Hai, người miền Nam.

Nhưng anh ta rất gan dạ, nhất quyết không chịu khai báo một chi tiết

nào về các vụ đặt mìn của mình. Cuối cùng, cơ quan điều tra phải cử

một sĩ quan rất có kinh nghiệm để tiến hành việc thẩm vấn nghi can

 Hai này. Điều tra viên này lập kế, khêu gợi “ bản lãnh anh hùng” của

nghi can, bằng cách dụ dỗ anh ta như sau : “ Chúng tôi đã thâu thập

được đày đủ bằng chứng do chính các đồng đội của anh mà cũng bị

bắt sau anh, thì họ đều xác nhận anh là kẻ chủ mưu chính yếu trong

mấy vụ đặt mìn này. Chúng tôi cần lời khai của anh để anh có dịp xác

nhận cái hành động anh hùng dũng cảm của anh trong khi theo đuổi lý

tưởng cách mạng giải phóng dân tộc. Như vậy, nếu mà anh có bị tòa

án xử thế nào đi nữa, thì mọi người cũng sẽ biết được cái nghĩa khí

anh hùng của anh. Và tổ chức Mặt trận Giải phóng sẽ vinh danh con

người “dũng sĩ cách mạng” của anh. Ngược lại, nếu mà anh cứ nhất

định không chịu khai báo gì cả, thì rồi anh cũng sẽ bị sát hại như “một

kẻ vô danh bị tai nạn xe cán tại một xó xỉnh nào đó” mà thôi…” Nghe

vậy, rốt cuộc nghi can Hai đã khai báo mọi chi tiết về hoạt động đặt

mìn phá hoại của mình. Và cơ quan điều tra đã có thể kết thúc hồ sơ

để truy tố đương sự ra trước tòa án quân sự mặt trận.

Khi Oriana được cho tiếp súc với nghi can để tiến hành việc phỏng

vấn này, thì cuộc điều tra đã hoàn tất. Nên nhà báo muốn khai thác

nhiều chi tiết về đời sống riêng tư của người đặc công gan dạ này. Tác

giả đã ghi lại khá nhiều chi tiết về sở thích cá nhân, về gia cảnh … của

đương sự. Và có chi tiết này rất đáng chú ý, đó là cuối cùng đặc công

Nguyễn Văn Hai tâm sự với nhà báo rằng : “ Tôi thật ân hận là vẫn

còn ham chuộng cái danh vọng hão huyền, để cho mình được ca tụng

như là một “người anh hùng”, nên mới khai báo chi tiết về hành động

của mình khiến cho các đồng chí bị liên lụy và bị bắt giữ, làm cho tổ

chức bị tan rã. Thật là chuyện đáng hối tiếc lắm lắm vậy đó…!”

  1. b) Cuối năm 1968, Oriana ra Hanoi và có dịp phỏng vấn Tướng Võ

Nguyên Giáp lúc đó còn giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng. Khi về

lại Saigon, Oriana có kể lại chi tiết cuộc phỏng vấn này với Luật sư

Trần Văn Tuyên vốn hồi trước năm 1945 là bạn bè gần gũi thân thiết

với ông Giáp. Tôi được Luật sư Tuyên thuật lại cho nghe về câu

chuyện phỏng vấn này, đại ý như sau : “ Oriana mô tả Tướng Giáp

tiếp bà tại văn phòng Bộ trưởng với một căn phòng rộng mênh mông

(une salle immense), và ông Giáp người thấp lùn với dáng điệu, kiểu

cách giống hệt như là Tướng Napoleon ngày xưa của Pháp ấy. Khi

được hỏi về chiến dịch Tết Mậu Thân ở miền Nam, thì tướng Giáp coi

bộ “sửng sốt, mất bình tĩnh” ( il s’énerve), ông đứng dậy đi đi, lại lại

trong phòng coi bộ suy nghĩ đăm chiêu lắm, và rồi cuối cùng thì ông

Giáp “đổ hết tội cho Phạm Hùng là người chỉ huy Trung Ương Cục

Miền Nam lúc đó (incriminer) đã gây ra những sự tổn thất nặng nề

trong chiến dịch này…” Chuyện Tết Mậu Thân năm 1968 này cho đến

nay vào năm 2010, thì vẫn còn là một bí hiểm, vì dù đã sau 42 năm,

chưa có bất kỳ một tài liệu chính thức nào tại cấp lãnh đạo chóp bu ở

Hanoi mà được đưa ra công khai công bố cho công chúng cả.

  1. c) Về một số nhân vật khác mà Oriana có dịp gặp gỡ trao đổi, thì bà

cũng thuật lại với lời lẽ rất thẳng thắn, chẳng hề dè dặt e ngại gì cả.

Điển hình như chuyện bà mô tả cảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan lúc

nằm tại bệnh viện sau lúc bị bắn trọng thương trong vụ chỉ huy phản

công chống lại quân cộng sản xâm nhập đợt hai vào Saigon hồi tháng

5 năm 1968, thì ông tỏ ra là con người chẳng còn một chút dũng khí gì

cuả một ông Tướng chỉ huy ngành cảnh sát quốc gia đày quyền uy và

rất là năng nổ trước đó. Tác giả cũng kể lại cuộc gặp gỡ với ông

Nguyễn Ngọc Linh với lời lẽ không mấy thiện cảm, đại khái như là ăn

diện rất trau chuốt kiểu cách, nói tiếng Anh cũng như tiếng Pháp đều

rất trôi chảy, nhưng mà lại xa rời quần chúng v.v… Nói chung, thì

cũng như nhiều ký giả quốc tế vào hồi đầu thập niên 1970, Oriana

không có mấy thiện cảm với các nhân vật lãnh đạo của chế độ Việt

nam Cộng hòa, trái lại họ có vẻ nghiêng về phía Việt cộng, mà họ cho

là có lý tưởng, có chính nghĩa hơn.

  1. d) Nhưng sau 1975, thì Oriana cũng như nhiều nhà báo thượng thặng

khác như Jean Lacouture của Pháp lại có cơ hội tìm hiểu rõ nét hơn về

thực chất của chế độ cộng sản Việt nam. Và bà đã có sự “đánh giá, xét

lại” về phong trào cộng sản ở Việt nam. Bà đã trao đổi chuyện này với

tác giả David Horowitz là người rất nổi tiếng vì đã thay đổi lập trường

180 độ, từ phía cực tả “thân cộng sản” sang phía “cực hữu”, khiến gây

sôi nổi trong công luận thế giới vài chục năm gần đây. Câu chuyện

xung quanh nhân vật David Horowitz “gây nhiều tranh cãi” nổi cộm

này (controversial figure), cũng như sự thay đổi quan điểm của Oriana

Fallaci kể từ sau thập niên 1980 trở đi, sẽ là đề tài cho một bài tìm

hiểu chi tiết hơn, mà người viết sẽ cống hiến với quý bạn đọc trong

một dịp khác vậy nhé./

California, Tháng Giêng 2010

Đoàn Thanh Liêm

 

Những kỷ niệm thật đáng nhớ với anh Lưu Trung Khảo

Những kỷ niệm thật đáng nhớ với anh Lưu Trung Khảo

 Hồi tưởng của Đoàn Thanh Liêm

GS LƯU TRUNG KHAO

* * * Anh Khảo cùng theo học tại Trường Chu Văn An tại Hà nội với số

đông bạn đồng môn chúng tôi và cùng tốt nghiệp văn bằng Tú Tài 2 năm

  1. Sau đó, thì chúng tôi cùng di chuyển vào miền Nam và cư ngụ bên

nhau tại các cơ sở dành riêng cho sinh viên di cư vào thời gian ban đầu trong

các năm 1954 trở đi. Và từ vài chục năm nay, chúng tôi lại gặp nhau thường

xuyên trên đất Mỹ qua những sinh họat về văn hóa xã hội – đặc biệt là trong

tổ chức Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.

Nay anh vừa mới ra đi, tôi xin ghi lại một số kỷ niệm thật đáng nhớ với người

bạn đồng môn, đồng khóa đã có duyên gắn bó thân thiết với nhau từ trên 60

năm trước. Xin lần lượt trình bày câu chuyện qua các tiết mục như sau.

1 – Người học trò cưng của Thầy Nguyễn Tường Phượng.

Từ những năm 1950, thày Phượng dậy môn Quốc văn tại trường Chu Văn

An. Thày đã từng là chủ bút của tạp chí Tri Tân nổi tiếng thời trước năm

  1. Anh Khảo học ban sinh ngữ mà lại rành cả chữ Nho nữa, nên anh được

thày Phượng chú ý tín nhiệm và thường trao cho anh phụ giúp việc này việc

nọ trong lớp học. Cụ thể là khi Hiệu Đòan Chu Văn An làm tờ “Đặc San Tre

Xanh” dịp Xuân Giáp Ngọ 1954, thì anh Khảo là một trong những học sinh

thường xuyên đem bài viết của các bạn đến cho thày Phượng duyệt lại trước

khi cho đem đi in.

2 – Tết Ất Mùi 1955 tại Khu Lều trên nền đất cũ của Khám Lớn Sài gòn.

LƯ TRUNG KHAO 2

Từ cuối năm 1954, sinh viên di cư chúng tôi được chuyển từ nơi tạm cư trong

Trường Gia Long đến cắm lều trên khu đất cũ của Khám Lớn bên cạnh Tòa

Án Sài gòn. Và chúng tôi đã ăn hai cái Tết Dương Lịch và Âm Lịch tại khu

lều này. Dịp Tết Ất Mùi, anh Khảo ra tay viết câu đối bằng chữ Nho, việc này

khiến mấy nhà báo quốc tế tò mò chụp ảnh lia lịa. Tôi còn nhớ anh nhà báo

người Pháp của tờ báo Le Parisien Libéré đến gặp gỡ và phỏng vấn sinh viên

tụi tôi.

Sau vụ này, anh em chúng tôi tặng cho anh Khảo cái biệt danh là “Ông Đồ

Khảo”. Và đến khi được chuyển vào Đại Học Xá Minh Mạng ở Ngã sáu Chợ

Lớn, thì cũng anh Khảo là một trong mấy sinh viên mà thường được giáo sư

Nguyễn Thiệu Lâu rủ đi uống cà phê buổi sáng hay uống bia vào buổi chiều

để mà hàn huyên tâm sự và nhất là trao đổi chuyện trò về môn lịch sử mà

giáo sư là một nhà nghiên cứu rất nổi tiếng vào thời ấy.

 3 – Cuộc Hội ngộ kỷ niệm 60 năm của sinh viên di cư (1954 – 2014)

Năm 2014, anh Khảo là một thành viên nòng cốt trong Ban Tổ chức cuộc Hội

ngộ nhân kỷ niệm 60 năm của sinh viện Đại học Hà nội di tản vào miền Nam.

Cuộc hội ngộ đã quy tụ được đến vài ba trăm sinh viên và thân hữu đến tham

dự một bữa tiệc tại một nhà hàng trong khu vực Little Saigon ở miền Nam

tiểu bang California. Đại diện Ban Tổ chức, anh Khảo đã xúc động tường

thuật lại những vui buồn của anh chị em sinh viên di cư trong những ngày

mới đặt chân đến thành phố Sài gòn.

Trong số mấy trăm sinh viên di cư hồi đó, thì đến năm nay đã có rất nhiều

bạn đã ra đi, số còn lại thì cũng đã ở vào tuổi bát tuần cả rồi. Và đây là một

dịp thật quý báu để gặp lại nhau và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm vui buồn

của cái tuổi đôi mươi thuở ấy – giữa lòng một đất nước bị phân ly cách biệt

giữa hai miền Nam Bắc và tiếp theo lại là cuộc chiến tranh huynh đệ tương

tàn với bao nhiêu tang thương thù hận.

4 – Câu chuyện về “Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ”.

Từ cuối thập niên 1980, khi xuất hiện các chương trình phát thanh tại

California, thì bắt đầu có những cuộc Hội thọai của ba vị nhân sĩ có tên tuổi

trong cộng đồng người Việt ở địa phương. Ba vị đó là Đại tá Trần Minh Công

và hai Giáo sư Lưu Trung Khảo, Trần Đức Thanh Phong. Trong nhiều năm,

bà con thính giả đã rất hoan nghênh hưởng ứng theo dõi sự trình bày của các

vị nhân sĩ đáng kính với lập trường quốc gia thật kiên định vững vàng này.

Và từ cuối thập niên 1990, cả ba vị đã là những thanh viên họat động tích cực

trong Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam – bên cạnh những vị Cố vấn có tên

tuổi khác như Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, bào đệ của nhà văn Nhất Linh

Nguyễn Tường Tam, Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, Luật sư Trần Thanh Hiệp…

Do những họat động sôi nổi như vậy mà có một số bạn trẻ đã gán cho ba vị

nhân sĩ này cái danh hiệu “Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ” – như trong một

cuốn truyện nổi tiếng của Pháp “Les Trois Mousquetaires” vậy.

5 – Cái áo veste kỷ niệm của bậc huynh trưởng khả kính và khả ái.

Rất đông các thân hữu và các môn sinh đã tới nhà quàn viếng thăm và tiễn

biệt Giáo sư Lưu Trung Khảo vào ngày 2 tháng Giêng 2016. Trong số này, tôi

gặp anh bạn tù chính trị từng sống chung với nhau tại trại giam Z30D ở Hàm

Tân Phan Thiết hồi trên 20 năm trước – đó là anh Nguyễn Thanh Vân cựu sĩ

quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Nhân dịp này, anh Vân tâm sự với tôi: “

Bữa nay, tôi mặc cái áo veste này để đến tiễn đưa vị huynh trưởng mà tôi

luôn quý mến và cũng chính là người đã cho tôi cái áo này. Hồi tôi mới từ

Việt nam qua Mỹ, tôi thường chỉ mặc cái áo gió mỗi khi đi tham dự sinh họạt

ở Quận Cam. Sau vài lần, Giáo sư Khảo thấy tôi không có mặc áo veste, nên

có lần sau buổi họp gặp tôi, ông liền cởi cái áo ông đang mặc và khóac lên

người tôi, rồi nói: “Anh bạn trẻ nên mặc cái áo này, mỗi khi phải ra mắt

thuyết trình trước công chúng đó nha. Đó là mình bày tỏ lòng kính trọng đối

với bà con trong cộng đồng vậy v.v…” Thật đây là một kỷ niệm khó quên của

tôi đối với một bậc đàn anh khả kính và khả ái vậy đó …”

6 – Thật đúng là một chính nhân quân tử.

Cũng trong Lễ Tưởng niệm này, Nghị sĩ Lê Châu Lộc với niềm xúc động

chân thành đã phát biểu rằng: “Trong một buổi lễ tại Westminster, Giáo sư

Lưu Trung Khảo đã thẳng thắn xác nhận trước cử tọa rằng: “ Đối với lớp cả

triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954, thì chúng tôi không

bao giờ lại có thể quên được cái ơn nghĩa và công lao của Tổng Thống Ngô

Đình Diệm đã lo lắng chăm sóc cho gia đình chúng tôi có được một cuộc

sống an lành và êm ấm tại miền Nam….” Nghị sĩ Lộc nói tiếp: “Anh Khảo là

một Phật tử thuần thành, bao nhiêu năm điều khiển chương trình phát thanh

“Hải Triều Âm” rất nổi tiếng của các Phật tử ở Quận Cam. Ấy thế, mà anh đã

rất thẳng thắn ghi nhận công lao của Tổng Thống Diệm trong việc tiếp nhận

và định cư cả triệu đồng bào di cư từ miền Bắc vào miền Nam như anh. Rõ

ràng, anh Khảo đích thực là một con người chính nhân quân tử vậy…”

* * Là một người cùng quê hương từ vùng Hà Nam – Nam Định nổi danh với

các nhà thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, mà cũng cùng lứa tuổi, lại là đồng

môn dưới mái trường Chu Văn An, rồi lại cùng là sinh viên di cư năm 1954

với anh Lưu Trung Khảo – anh chị em chúng tôi có biết bao nhiêu kỷ niệm

vui buồn thật không thể nào quên được chung với anh suốt bao nhiêu năm

qua.

Anh Khảo thật xứng đáng là một tiêu biểu sáng giá cho thế hệ anh chị em

chúng tôi sinh trưởng ở miền Bắc mà trưởng thành tại miền Nam dưới chế độ

quốc gia thời Việt Nam Cộng Hòa.

Xin vĩnh biệt anh Lưu Trung Khảo với niềm luyến tiếc khôn nguôi và lòng

quý trọng chân thành.

Xin cầu chúc Anh luôn an nhiên thanh thản nơi cõi Vĩnh Hắng./

Westminster California ngày 12 tháng Giêng 2016

Đoàn Thanh Liêm CVA 54

Họat động xã hội dựa vào Niềm Tin

Họat động xã hội dựa vào Niềm Tin

( Faith –based Social Action )

( Bài viết để hưởng ứng cuộc Hội thảo về Vai trò Tôn giáo)

Đòan Thanh Liêm

Kinh nghiệm họat đông về nhân đạo từ thiện của các tôn giáo thật là phong phú và đã khởi sự từ rất lâu, không những tại một địa phương nhỏ bé ở thôn xóm miền quê hẻo lánh, mà cả ở trong các ngõ hẻm tối tăm lụp xụp của thành phố. Nguyên do là các tín đồ thuần thành nào thì cũng giàu lòng trắc ẩn, thương cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của các nạn nhân thiên tai bão lụt hay các bệnh nhân mắc chứng nan y như bệnh phong cùi, bệnh Aids, các

người vô gia cư, các trẻ em bụi đời v.v…Và từ đó mà các tổ chức từ thiện của các tôn giáo dễ dàng kêu gọi sự yểm trợ của các tín đồ này cho các chương trình phục vụ xã hội của mình.

Và cùng với sự phát triển của ngành khoa học xã hội, cũng như của ngành tổ chức quản lý điều hành, các tôn giáo đã xây dựng được một mạng lưới dịch vụ xã hội rất chu đáo trong phạm vi các cộng đồng cơ sở địa phương, cũng như trên phạm vi tòan quốc (nationwide) và cả trên phạm vi tòan thế giới nữa (worldwide). Nhà nghiên cứu xã hội học Robert Wuthnow, trong tác phẩm “Saving America : Faith-based Services and the Future of Civil

Society” (Cứu vãn nước Mỹ : Dịch vụ Xã hội dựa vào Niềm Tin và Tương lai của Xã hội Dân sự) do Nhà xuất bản Đại học Princeton ấn hành năm 2006, đã đưa ra những con số thống kê khá chi tiết về các họat động xã hội của các tôn giáo tại Mỹ trong thời gian gần đây. Và ông đã đưa tới kết luận rằng : Chúng ta có quyền tin tưởng rằng các tôn giáo đã và đang đóng một vai trò trọng yếu trong các họat động xã hội để phục vụ quần chúng trong

những nhu cầu càng ngày càng nhiều và phức tạp, mà cơ quan xã hội của nhà nước không thể nào một mình cáng đáng hết được.

Cũng từ mấy năm nay, Tổng Thống George W Bush đã phát động một chương trình yểm trợ cho các “Faith-based Organisations” (FBO) để cùng hợp tác với chánh quyền trong các chương trình xã hội. Mặc dầu bị chỉ trích từ nhiều phía với lý do là “vi phạm nguyên tắc tách rời Nhà nước khỏi Tôn giáo”, chương trình này vẫn được Tổng Thống đương nhiệm Barack Obama tiếp tục với một số điều chỉnh nhằm tăng cao năng xuất, cũng như tránh

được sự lạm dụng với sự phân biệt kỳ thị vì lý do tôn giáo  Lại nữa có một số Viện nghiên cứu và Đại học đã chủ trì một Diễn đàn lấy tên là “Roundtable on Religion and Social Welfare Policy” (Hội nghị Bàn tròn về Tôn giáo và Chánh sách An sinh Xã hội) để trao đổi về tình hình sinh họat xã hội và tìm kiếm phương hướng xây dựng chánh sách xã hội thích

hợp với thời đại. Trên phạm vi quốc tế, ta có thể ghi nhận sự hợp tác rất chặt chẽ và hiệu quả

giữa Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh( CELAM = Latin American Episcopal Conference) nhằm mục đích chăm sóc cho giới thiếu nhi trong các quốc gia vùng Châu Mỹ  Latinh. Và còn rất nhiều sự hợp tác thuận thảo giữa Tôn giáo và các tổ chức xã hội văn hóa quốc tế nữa. Đó là một dấu hiệu đày phấn khởi, lạc quan chứng tỏ càng ngày khu vực Xã hội Dân sự càng lớn mạnh và mở rộng phạm vi họat động cùng khắp mọi nơi, mọi chốn.

Nói vắn tắt lại, các tổ chức xã hội dựa vào niềm tin (FBO) đã và đang góp phần tích cực trong việc xây dựng “Nguồn vốn Xã hội” (Social Capital) cho các công đồng từ cấp cơ sở địa phương nhỏ bé, lên đến cấp tòan quốc, cũng như đến phạm vi tòan cầu. Đó là sự tín nhiệm và tin tưởng gắn bó lẫn nhau giữa các thành viên của một cộng đồng, mà tập thể tạo dựng được thông qua những việc công ích, mà mọi người luôn có cơ hội thường xuyên cùng nhau

“nối vòng tay lớn”, nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng cụ thể, thiết thực để cải thiện môi trường sinh họat ngay tại địa phương nhỏ bé của chính mình. Rõ ràng là các Tôn giáo vẫn còn tiếp tục cái truyền thống phục vụ công ích bằng sự dấn thân nhập cuộc với quảng đại quần chúng, ngay tại các đơn vị cơ sở hạ tầng nơi thôn quê nghèo túng, hay tại các khu phố chật hẹp lầm than của các đô thị hỗn tạp./

California, Tháng Bảy 2009

Đòan Thanh Liêm

Cái duyên gặp gỡ với bạn đọc người nước ngoài

Cái duyên gặp gỡ với bạn đọc người nước ngoài

Đoàn Thanh Liêm

* * *

Tôi qua định cư bên nước Mỹ từ năm 1996, đến năm 2016 này thì đã được 20

năm rồi. Sau thời gian trị bệnh, tình trạng sức khỏe của tôi đã hồi phục khả

quan và từ trên 10 năm nay tôi đã tham gia sinh họat về văn hóa xã hội với

nhiều bạn bè cùng chí hướng – cũng như viết báo để trao đổi thảo luận với bà

con độc giả qua báo giấy cũng như trên báo điện tử. Các bài tôi viết thì hầu

hết là bằng tiếng Việt nhằm phục vụ đa số bà con người Việt mình và tôi cũng

đã nhận được nhiều đáp ứng của bạn đọc với sự khích lệ thật đáng quý. Tôi

sẽ có dịp viết chi tiết về những sự trao đổi này của bạn đọc khắp nơi ở trong

cũng như ở ngoài nước.

Nhưng tôi cũng viết một số bài bằng tiếng Anh để dành riêng cho lớp cháu

sinh trưởng ở Mỹ và nhân tiện cũng gửi cho các bạn ngọai quốc đọc nữa. Và

trong số các độc giả người nước ngòai này lại có một ít người còn thông thạo

cả tiếng Việt nữa. Nhân dịp đầu Xuân Bính Thân 2016, tôi xin ghi lại những

câu chuyện trao đổi ngộ nghĩnh lý thú giữa tôi và các bạn đọc người nước

ngòai ấy. Xin lần lượt trình bày một số danh tính các bạn đọc đó như sau đây.

1 – Anh chị Earl và Pat Martin ở tiểu bang Virginia.

Hai anh chị Martin đã từng làm việc tại Quảng Ngãi hồi trước năm 1975

trong công tác nhân đạo từ thiện của Giáo hội Tin lành Mennonite được gọi

là tổ chức Mennonite Central Committee (MCC). Bà con ở Quảng Ngãi

thường biết đến anh chị qua tên tiếng Việt là chú Kiến, cô Mai. Sau năm

1975, anh chị còn làm việc tại nhiều nước Á châu khác nữa. Từ năm 1998,

Pat giữ chức vụ Giám đốc viện Xây dựng Hòa bình Mùa hè (Summer

Peacebuilding Institute SPI) thuộc Đại học Eastern Mennonite University

(EMU) tại thành phố Harrisonburg, Virginia. Trong các bài báo trước đây, tôi

đã có nhiều dịp viết về anh chị bạn rất thân thiết này rồi. Nay tôi chỉ ghi tóm

tắt lại câu chuyện trao đổi của anh chị về các bài viết của tôi cả bằng tiếng

Việt, cả bằng tiếng Anh.

Nói chung, anh chị đều chú ý đến các bài tôi gửi qua email và luôn phản hồi

mau lẹ, đại khái như “bài này hấp dẫn đấy” (interesting), “người Mỹ chúng

tôi cần được biết đến những thông tin chính xác như trong các bài do anh

viết” v.v… Có lần Earl gọi tôi là “an wandering philosopher” (một triết gia đi

lang thang). Mới đây, sau khi đọc bài “My Two Passions in Life” (Hai niềm say mê trong đời của tôi) Earl trả lời ngay rằng đó là “Beautiful Reflections”

Người anh cả của Earl tên là Luke Martin, ông làm việc lâu năm ở Việt nam

như là một vị Mục sư thuộc Giáo hội Tin Lành Mennonite. Ông cũng như bà

vợ là Mary Martin đều khá thông thạo tiếng Việt. Khi đọc bài tôi viết về Giáo

hội Mennonite tại Mỹ, mục sư Luke nói ngay chắc là Earl đã cung cấp các tài

liệu cho tôi tham khảo để viết bài đó. Vào cuối năm 2012, tôi đã đến ngụ tại

nhà ông bà tại thành phố Allentown tiểu bang Pennsylvania. Chúng tôi vẫn

thường liên lạc với nhau qua email.

2- Giáo sư Sophie Quinn-Judge tại Đại học Temple ở thành phố Philadelphia.

Sophie từng làm việc tại Việt nam trước năm 1975 trong tổ chức nhân đạo

của giáo phái Quaker. Chị thông thạo tiếng Pháp, Nga và cả tiếng Việt nữa.

Từ nhiều năm nay, chị làm giáo sự dạy môn sử học, đồng thời cũng làm phó

giám đốc trung tâm văn hóa, triết học và xã hội Việt nam tại Đại học Temple.

Một vài lần chị còn mời tôi đến trú ngụ tại nhà của chị ở khu ngọai ô của

Philadelphia. Đôi khi chị còn mời tôi đến nói chuyện với sinh viên trong lớp

do chị hướng dẫn nữa.

Sophie Quinn-Judge còn là tác giả cuốn sách “Ho Chi Minh – The Missing

Years” xuất bản năm 2002 mà được nhiều thức giả đánh giá cao. Sophie tính

tình hồn nhiên đôn hậu dịu hiền, chị xưng mình là một Buddhist Quaker

(người Quaker mà có tinh thần Phật giáo). Mới đây, chị cho biết sắp sửa đến

tuổi nghỉ hưu rồi, nhưng cho biết là chỉ nghỉ việc giảng day, còn vẫn phụ

trách chuyện nghiên cứu cho trường Temple.

Chị thường góp ý kiến cho các bài viết của tôi. Đặc biệt là về bài tôi viết về

“Kỷ niệm vui buồn với anh chị em thuộc Trường Thanh niên Phụng sự Xã

hội” ở Việt nam trước năm 1975, thì Sophie nói là những bài như thế rất là

cần thiết để cho các thế hệ sau này hiểu biết rõ ràng hơn về những cố gắng

xây dựng xã hội ở Việt nam ngay trong thời kỳ chiến tranh trước đây nữa.

3 – Luật sư Dinah Pokempner Cố vấn trưởng của tổ chức Theo dõi Nhân

quyền Human Rights Watch (HRW) ở New York.

Từ năm 1990 – 91, tổ chức HRW đã phân công cho Dinah Pokempner là

người phụ trách về hồ sơ của tôi bị giam giữ ở Việt nam từ năm 1990. Vì thế,

nên Dinah và tôi rất gắn bó thân thiết với nhau và mỗi khi tôi đến New York

thì thường tới gặp gỡ thăm viếng chị tại văn phòng của HRW. Dinah lại còn

tham gia giảng dậy tại Đại học Columbia và mới đây vào tháng 3/2015 lúc tôi

tham dự Đại hội thường niên của tổ chức Amnesty tại Brooklyn, New York,

thì Dinah cũng mời tôi đến nói chuyện với sinh viên trong lớp do chị phụ trách giảng dạy nữa.

Dinah cũng chuyển các bài của tôi viết cho các sinh viên của chị tham khảo

vài bữa trước khi lớp học bắt đầu, nên trong lớp học chị còn đặt những câu

hỏi và nhờ tôi giải thích chi tiết rõ ràng hơn cho các sinh viên hiểu biết về bối

cảnh chính trị văn hóa ở Việt nam. Dinah nhấn mạnh đến quan điểm vững

chắc của tôi trong cố gắng góp phần xây dựng luật pháp ở Việt nam – mà

cũng vì thế mà tôi bị cộng sản bắt giữ và tuyên án xử phạt tôi 12 năm tù vì tội

“tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội” trong phiên xử vào năm 1992 tại Tòa

án Sài gòn.

Chị còn nói rõ hơn với sinh viên: Các em cần chú ý đến lập trường của luật

sư Liêm khi ông viết trong tài liệu từ đầu năm 1990 rằng “Truyền thống nhân

bản và nhân ái của Việt nam đã có từ lâu – đó là cơ sở vững chắc cho công

cuộc phát huy nhân quyền tại quốc gia này. Chứ quan niệm về nhân quyền

không phải chỉ là sản phẩm riêng của phương Tây đề xuất ra…”

Sau buổi thuyết trình, Dinah mời tôi ra quán uống cà phê và nói chuyện thêm.

Tôi hỏi Dinah: Sinh viên của chị họ phê phán về tôi ra sao? Dinah vừa nói

vừa cười thật tươi rằng: Các em đó gọi anh là một “Rockstar”đấy. Khi về nhà

bạn Dick Hughes ở Manhattan, tôi thuật lại chuyện sinh viên ở Columbia của

Dinah, họ gọi tôi là rockstar đó, Dick cười ngất, anh nói: Mister Liêm quả

thật là nổi danh với chuyện được sinh viên tặng cho cái danh hiệu Rockstar

như vậy đó!

4 – Giáo sư Olga Dror tại Đại học Texas A & M (TAMU)

Olga Dror là người gốc Do Thái sinh trưởng ở Nga. Chị học chuyên về ngôn

ngữ và văn hóa Việt nam và đã có thời làm cho đài phát thanh Moscow phần

tiếng Việt. Hiện chị làm giáo sư giảng dạy về lịch sử tại Đại học TAMU. Chị

là người dịch cuốn sách Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhã Ca sang tiếng Anh –

cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Đại học Indiana cho ấn hành vào năm

2014 và tôi cũng đã có dịp giới thiệu với bà con độc giả người Việt vào đầu

năm 2015 vừa rồi.

Chị cũng là tác giả một cuốn sách nghiên cứu về Công chúa Liễu Hạnh mà

được nhà xuất bản Đại học Hawaii ấn hành vào năm 2007. Từ ít lâu nay,

Olga chuyên nghiên cứu đối chiếu về giáo dục tại 2 miền Bắc và Nam Việt

nam trong thời kỳ chiến tranh 1965 – 1975.

Từ đầu năm 2015 đến nay, tôi thường hay trao đổi thư từ và bài viết với Olga.

Cụ thể như khi tôi gửi cho chị loạt bài “Thanh thiếu niên và Công tác xã hội

tại miền Nam hồi trước năm 1975”, thì Olga trả lời rằng loạt bài này rất sinhđộng và góp phần vào việc tìm hiểu tình hình xã hội ở Việt nam trong thời kỳ

chiến tranh trước đây.

Phu quân của chị là Keith Taylor, thì cũng là một giáo sư chuyên nghiên cứu

và giảng dạy về lịch sử và văn hóa Việt nam tại đại học danh tiếng Cornell

nữa.

5 – Doug Hostetter, Giám đốc văn phòng “MCC Liaison Office with the

United Nations” (Văn phòng Liên lạc của MCC với Liên Hiệp Quốc).

Doug từng làm việc thiện nguyện tại Tam Kỳ trong tổ chức MCC hồi trước

năm 1968. Sau anh về Mỹ và tham gia tích cực trong phong trào sinh viên

chống chiến tranh hồi đầu thập niên 1970. Anh nổi tiếng vì họat động trong

nhiều tổ chức tranh đấu xây dựng hòa bình như Fellowship of Reconciliation

(FOR). Từ trên 10 năm nay anh là Giám đốc văn phòng của MCC liên lạc với

Liên Hiệp Quốc, vì thế lần nào đến New York tôi cũng đến gặp gỡ trao đổi

với anh tại văn phòng kế cận với khuôn viên của trụ sở LHQ.

Chúng tôi vẫn thường trao đổi thư từ với nhau qua email. Đặc biệt dịp 30/4

năm 2015, tôi có gửi cho Doug bài viết bằng Anh ngữ về những vụ tàn sát

của phe cộng sản Việt nam đối với người thuộc phe quốc gia trong các năm

1945 – 47 lúc họ vừa mới nắm được quyền hành trong tay của mình. Đọc

xong, Doug trả lời ngay cho tôi; “Các vụ thảm sát này không hề được phong

trào hòa bình (the peace movement) nhắc đến trước đây vào hồi đầu thập

niên 1970!”

6 – Trao đổi với anh bạn Danut Manastireanu từ xứ Rumania.

Đây là người bạn mà tôi chưa hề trực tiếp gặp mặt, nhưng từ vài ba năm nay

chúng tôi vẫn liên lạc thư từ với nhau qua email. Lý do là anh bạn Danut này

hiện vẫn sinh sống tại quê nhà ở nước Rumania bên Đông Âu. Anh thường

cho đăng bài của tôi viết bằng tiếng Anh lên Google để nhiều người khắp nơi

có thể đọc được nữa. Tôi hy vọng khi qua thăm bà con bên Âu châu, thì sẽ có

dịp gặp mặt với anh để hàn huyên tâm sự nhiều. Anh làm việc cho tổ chức

World Vision tại Rumania.

7 – Trao đổi với chị Annette làm việc tại chi nhánh Bưu điện Bolsa, thành phố

Westminster, California.

Chị Annette làm việc lâu năm tại Bưu điện Bolsa là nơi mà phần đông bà con

người Việt tại khu vực Little Saigon đều biết đến. Mấy năm gần đây, tôi hay

gửi cho chị những bài tôi viết bằng tiếng Anh. Có lần sau khi đọc bài viết về

chiến tranh Việt nam, thì Annette đã nói với tôi, đại khái như thế này: “Trước

khi được đọc bài viết của anh, thì tôi thật không hề biết là người cộng sản ở

Việt nam lại có thể tàn ác đến như thế…” (I didn’t know that the communists

in Vietnam are so atrocious).

8 – Trao đổi với chị Sophie Richardson tại văn phòng HRW ở thủ đô

Washington DC.

Từ cuối thập niên 1980, hồi còn rất trẻ Sophie Richardson đã khởi sự tham

gia họat động tại Cambodia với các tổ chức phi chính phủ (NGO – Non-

Governmental Organisations). Và sau ít lâu thì chị gia nhập với tổ chức HRW

và từ 20 năm nay làm việc tại văn phòng của tổ chức này ở Washington DC.

Sophie được nhiều bà con người Việt chúng ta biết đến và mến chuộng vì chị

thường ra điều trần tại Quốc Hội Mỹ để tố cáo những vi phạm nhân quyền

của chính quyền cộng sản Hà nội.

Và mỗi khi tôi đến thành phố này, thì chúng tôi thường gặp gỡ chuyện trò

trao đổi thông tin với nhau. Sophie thông thạo tiếng Hoa, luận án thi văn

bằng tiến sĩ của chị là về tình hình chính trị ở Trung quốc. Gần đây, Sophie

được HRW bố trí phụ trách riêng về tình hình ở Trung quốc.

Có lần, Sophie giải thích cho tôi: “Anh biết không, cái tên Sophie của tôi là

từ tiếng Hy lạp có nghĩa là wisdom (minh triết). Tôi rất thích cái tên này do

cha mẹ chọn cho tôi đấy…” Tôi bèn trả lời: “Chị cũng biết đấy, tên của tôi là

Thanh Liêm có nghĩa là Honesty. Nhưng các bạn quen biết lại còn gọi tôi là

một philosopher nữa. Như vậy, thì giữa Sophie và tôi có sự liên hệ mật thiết

đấy nhỉ…” Sophie hiểu ngay ý nghĩa khôi hài của tôi và cười thật tươi.

Gần đây, sau khi đọc bài “My Two Passions” của tôi, Sophie trả lời ngay qua

email: “ Rất cảm ơn anh đã chia sẻ bài viết này với tôi. Ví chính tôi cũng có 2

niềm say mê giống như anh vậy – đó là sách báo và bạn hữu”.

9 – Trao đổi với các bạn trong nhiều cuộc gặp gỡ khác.

 Tôi tham gia sinh họat với tổ chức Amnesty International tại Mỹ từ nhiều

năm nay, ở cả 3 cấp bậc: – Họp thường xuyên hàng tháng tại địa phương gọi

là local group số 178 ở thành phố Irvine – cấp miền gồm các tiểu bang khu

vực miền Tây nước Mỹ gọi là Western Regional họp mỗi năm vào tháng 11 –

và cấp tòan quốc trong các Đại hội Thường niên họp vào tháng 3 gọi là

Annual General Meeting (AGM). Vì thế mà tôi có cơ hội gặp gỡ trao đổi thân

mật với rất nhiều bạn hữu từ nhiều quốc gia khác nhau mà lại có cùng một

chí hướng theo đuổi lý tưởng bảo vệ nhân quyền.

Số bạn này quá đông, tôi không thể nào kể ra hết danh tính của từng người

trong số cả ngàn các bạn đó được. Thường tôi chuyển một số bài mình viết

cho các bạn ấy đọc và rất nhiều bạn đã gửi phản hồi tích cực lại cho tôi. Đó là

cái duyên quen biết gắn bó lâu dài của tôi với các bạn trong khuôn khổ đại

gia đình của tổ chức Ân Xá Quốc Tế đó vậy.

Cũng tương tự như thế, qua nhiều cuộc hội thảo nơi các đại học tại những

tiểu bang thuôc khu vực miền Đông nước Mỹ, tôi cũng có thêm sự quen biết

gần gũi với khá nhiều các bạn khác nữa. Và chúng tôi đều có những trao đổi

thân tình thuận thảo với nhau trong tinh thần nhân bản tiến bộ và tương kính.

Đối với tôi, thì rõ ràng những cuộc gặp gỡ trao đổi gắn bó thân thiết với các

bạn người Mỹ cũng như với những bạn hữu quốc tế như thế – đó là một

phương cách thuận lợi để mình hội nhập êm thắm nhịp nhàng vào với dòng

chính của xã hội nước Mỹ – là nơi mà một số khá đông lên đến gần 2 triệu

người Việt chúng ta đã chọn lựa đi đến sinh sống lập nghiệp lâu dài kể từ sau

năm 1975 vậy.

Nói chung, thì với chiều hướng tòan cầu hóa về các mặt chính trị, kinh tế, xã

hội cũng như văn hóa tinh thần – con người ngày nay có sự tôn trọng, thông

cảm và liên đới gắn bó mật thiết với nhau mỗi ngày càng thêm bền chặt hơn.

Và đó là điều giúp chúng ta có được sự tin tưởng và niềm phấn khởi cho

tương lai sắp tới của nhân lọai trong thế kỷ XXI này vậy./

Westminster California, cuối năm Ất Mùi 2015

Đoàn Thanh Liêm

A very short introduction into the Vietnamese culture

 A very short introduction into the Vietnamese culture

By Doan Thanh Liem

*     *     *

In a narrowest sense, the culture of a people can be defined as the way this people live, grow, expand and survive from generation to generation throughout their long history. Thus we can say that their culture is the national patrimony that has been constantly accumulated since the foundation of the nation-state.

Even as a small country, Vietnam has started its history more than 4,000 years ago with its distinct language, laws, customs, traditions, and administration …Facing its giant neighbour China, Vietnam has acquired both positive and negative aspects of this “big brother’s” influence.

Although they suffered almost a thousand years of Chinese domination, Vietnamese people have stubbornly succeeded in preserving their own national identity and sovereignty, no less than have the Japanese and the Koreans, both being also “little brothers” to the Chinese. One of the most fundamental notions of their history is their survival as a proud people that have not been absorbed or assimilated into the Chinese nation. And their most revered heroes are those who fought ferociously and sucessfully against the invasion from the north, i.e China. This collective pride has been a constant factor that miraculously helps to galvanize the nation against whatever menace from foreign powers such as China, France or even America.

Looking into other socio-cultural aspects, one can easily discern out the enormous difference between the Chinese and the Vietnamese. Such as the language, there is for example the purely Vietnamese side by side with the Sino-Vietnamese words with totally different pronunciation and writing ways, so that the Chinese can hardly understand what the Vietnamese say and vice versa. This distinction is also significantly seen in other areas like philosophy, literature, arts, music.

Thanks to its geographical position, Vietnam also has had a long time relation with the countries to the west such as Thailand, India and also particularly Europe since the XVI century. This kind of relation has been a counterbalance to the dominating influence from China in the north and had a diversifying effect in the overall heritage of the country.We may note that the romanisation of the Vietnamese language initiated by Catholic priests from Europe, especially from Portugal and Spain in the late 1500s, has been a striking boost to the modernization of the country.

Since the mid-XIX century, the French occupation of the country, like the Chinese one earlier, has had both positive and negative influence in the cultural life of Vietnam. Later, it was the Japanese rule during the second world war and the American presence since the 1950s that brought about determiningly drastic changes in Vietnamese society and culture.

Since 1954, when Vietnam was divided into two regions, the north affiliated with the Soviet bloc, and the south aligned with western powers, the country has undergone profound change not only in political terms, but also in socio-cultural sphere as well. The civil war started early in the 1960s and ended in 1975 with the communist army from the north winning over the antagonist southern forces which were mainly supported by the US. This military victory has resulted in placing the southern part, usually known as “ The Republic of South Vietnam “ strictly under one unique communist administration. This “involuntary unification of the country” continued to have a lasting and devastating effect on the country, materially as well as morally and spiritually.

Since the collapse of the Berlin wall in 1989 and then the liquidation of the Soviet regime in Eastern Europe (and especially Russia), Vietnam has been undergoing a tremendous change in its economic “open door policy”, which is officially labeled by the leaders as “ a market economy with socialist orientation”. But unfortunately, the governing communist party still strictly adhered to the Chinese model of “totalitarian communist dictatorship”, and therefore mercilessly exercices severe restrictions on the social, political, cultural and religious life of the people. Numerous democracy and human rights activists have been constantly harassed and arrested. And there are evidently no basic freedoms for the people as a whole../

Virginia, May 2010

Doan Thanh Liem

Thơ song ngữ từ trong tù

Thơ song ngữ từ trong tù

 

Bài của Đòan Thanh Liêm

 

Tôi chẳng bao giờ là người chuyên môn làm thơ. Nhưng ở trong tù lâu ngày, thì cũng lai

rai làm được một số bài ngăn ngắn cho dễ nhớ, và cũng giúp làm khuây khỏa nhẹ vơi đi

nỗi buồn chán cô đơn. Vì không thể viết ra giấy và gửi cho bà con bạn bè ở ngoài trại

giam, nên chỉ có thể đọc cho một vài người bạn tù thật là thân thịết nghe mà thôi. Tính ra

trong 6 năm ở tù, tôi cũng làm được đến 30-40 bài, nhưng hiện chỉ còn có thể viết lại

được chừng 25 bài mà thôi.

Đặc biệt trong mấy năm phải đi lao động tại trại giam ở Hàm Tân, PhanThiết, tôi có làm

được vài bài thơ song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Nay xin ghi lại để quý bạn đọc cho vui

vào dịp Đầu Xuân Kỷ sửu 2009 vậy nhé.

Đầu tiên là bài “Vùng lên, Các bạn ơi!”, “Friends, stand up!”. Bài này được làm vào hồi

Tháng 8 năm 1994. Và người đầu tiên tôi đọc cho nghe là Bác Lý Trường Trân, cựu Dân

biểu thời Đệ nhị Công hòa. Bác Trân bị tù lần thứ hai từ năm 1987 đến cuối năm 1994

mới được trả tự do.

Bài thứ hai là bài “Nói với các bạn trẻ”, “A Message to Youth”. Bài này được làm vào

Mùa Xuân năm 1995 và được đọc lần đầu tiên cho anh Lê Thái Chân. Anh Chân trước

kia là sĩ quan Pháo binh của Lữ đòan Dù, và là người tù lâu nhất trong số các sĩ quan

“phải đi học tập cải tạo”, tổng cộng đến 20 năm, suốt từ 1975 đến 1995 mơí được thả về.

Bài này đã được nhạc sĩ Phạm Đức Huyến ở San Jose phổ nhạc phần tiếng Anh vào năm

  1. Và nhạc sĩ Xuân Điềm ở Little Saigon phổ nhạc phần tiếng Việt vào năm 2002.

Cả hai bài thơ này, phần tiếng Anh thì đã được các sinh viên người Mỹ, cũng như người

các nước khác đọc nhiều lần tại những buổi sinh họat văn nghệ, nhân dịp Hội thảo quốc

tế về Xây dựng Hòa bình (Peacebuilding seminars) tại các tiểu bang Virginia và

Tennessee.

Và riêng bài “Friends, Stand up!”, thì lại còn được chị Colleen Malone ở Canada phỏng

vấn tôi tại Đại học Eastern Mennonite University (EMU) Virginia và lấy đăng trên

website Peacevox.com (Tiếng nói Hòa bình) vào năm 2002, cùng với một bài khác nừa là

bài “Reflections on My Days in Jail” (Suy nghĩ về Những Ngày Trong Tù), cũng do tôi

viết trực tiếp bằng tiếng Anh hồi còn ở tại trại Hàm Tân vào Tháng Mười 1995, tức là sau

66 tháng ở trong nhà tù cộng sản.

Lại nữa, cả bản nhạc do nhạc sĩ Phạm Đức Huyến phổ thơ nói trên do ca sĩ người Mỹ hát

và ghi âm trong môt CD, thì cũng được trình bày vào những dịp này.

Hai bài thơ này nguyên văn như sau:

 

I – Vùng lên, Các bạn ơi!

  1. Các bạn ơi! Hãy sẵn sàng:

Đã đến lúc

Ta phải công khai trực diện

Lăn xả vào cuộc chiến.

Chúng ta đòi hỏi

Không phải chỉ cơm no, áo ấm

Mà còn cả nhân phẩm, tình thương.

Để chống lại bạo quyền độc ác

Ta phải được trang bị bằng

Lòng kiên cường can đảm

Sự nhẫn nại hy sinh

Và tinh thần bất bạo động.

 2. Các bạn ơi!

Hãy đồng lọat lên tiếng

Nói rằng:

Chúng ta không còn khiếp sợ

Trước bạo lực trấn áp

Với tù ngục đọa đầy

Và tra tấn khủng bố

Bởi vì chúng ta đã trưởng thành chững chạc

Trong biệt giam tối tăm

Với đói khát dầy vò

Và khổ sai cưỡng bức

Và cũng bởi vì chúng ta luôn noi theo

Lời giáo huấn từ ngàn đời

Của cha ông

Đó là: “Uy vũ bất năng khuất!”

3.- Các bạn ơi! Hãy tiếp tục:

Cuộc tranh đấu cam go

Nhất quyết không hề khoan nhượng

Phải đòi cho bằng được

Để mọi người

Được sống cho ra con người

Với danh dự phẩm giá

Trong công lý an toàn

Và tự do dân chủ.

Phải diệt trừ tận gốc

Nạn độc quyền ngang ngược

Nạn bè phái nghinh ngang

Nạn giáo điều bệnh hoạn

Tình Liên đới Quốc tế là một Điều Có Thật

  • Tình Liên đới Quốc tế là một Điều Có Thật

 

Bút ký của Đòan Thanh Liêm

 

Từ xa xưa cha ông ta vẫn thường nói “Bốn bể một nhà”, “Mọi người đều là anh em”. Trong văn học Trung quốc, có chuyện Thủy Hử viết về những Anh hùng Lương Sơn Bạc, thì bản dịch sang tiếng Anh lại có nhan đề là “All Men are Brothers”. Và đây cũng là nhan đề của cuốn suy nghĩ tự thuật của Thánh Gandhi ở Ấn Độ :

– All Men Are Brothers : Autobiographical Reflections by Mohandas Gandhi –

Vào hồi giữa thập niên 1950, lúc còn là một sinh viên trường Luật ở Saigon, thì tôi hay gặp trên sách báo một từ ngữ bằng tiếng Pháp “ La Solidarité Internationale” có nghĩa là “Tình Liên đới Quốc tế”. Và tôi rất thích thú với từ ngữ này, nó gợi ra cho tôi một chân trời mở rộng, một tình cảm cao quý, một thái độ lạc quan trước sự cảm thông, hiểu biết và yêu thương lẫn nhau giữa những con người vượt ra khỏi biên giới chật hẹp của mỗi một quốc gia. Nay nhân dịp đầu Xuân Nhâm Thìn 2012, tôi muốn thuật lại với quý bạn đọc về những kinh nghiệm chính bản thân mình đã trải qua suốt trên 50 năm nay, qua bao nhiêu gặp gỡ với những bạn bè quốc tế, cũng như tham gia các sinh họat mà có liên hệ trực tiếp đến sự Hợp tác và Liên đới Quốc tế là chủ đề chính yếu của bài viết này. Do sinh họat thuần túy trong các tổ chức thiện nguyện tư nhân độc lập, nên tôi không hề bị một sự ràng buộc hạn chế nào như là đối với một nhân viên thuộc cơ sở hành chánh của chính quyền nhà nước Việt nam Cộng hòa thời kỳ trước năm 1975.

Để bắt đầu, tôi xin lần lượt ghi lại theo thứ tự thời gian cái diễn trình làm quen và cộng tác với bạn hữu từ nhiều quốc gia trong những việc làm cụ thể thiết thực nhằm phục vụ nhân quần xã hội.

I – Những năm giữa thập niên 1950, hồi còn đi học ở Saigon.

 Lần đầu tiên tôi có dịp tiếp cận với một cơ quan từ thiện nhân đạo quốc tế. Đó là vào cuối năm 1954 khi một số sinh viên mới di cư từ Hanoi vào Saigon, thì được cơ quan CARE trao cho thực hiện một công việc cũng nhẹ nhàng đơn giản thôi. Đó là ghi chép lại tên tuổi, địa chỉ của một số nhà hảo tâm mà đã gửi tặng những phần quà cho lớp người di cư tỵ nạn Việt nam. Các món quà do các nhà hảo tâm này từ nước Mỹ và Canada cung cấp gồm phần lớn là quần áo, khăn mặt, xà bông, tập vở, bút viết, đồ chơi dành cho trẻ em tại các trại di cư tỵ nạn ở miền Nam thời đó. Qua việc này, tôi được biết về sự thông cảm và chia sẻ của những bạn hữu quốc tế đối với người di cư tỵ nạn cộng sản từ miền Bắc vào miền Nam như chúng tôi.

Thế rồi vào các năm 1956 – 58, lúc tôi đến cư ngụ tại cư xá sinh viên có tên là Câu lạc bộ Phục Hưng trên đường Nguyễn Thông do các linh mục thuộc Dòng Đa minh chi Lyon bên Pháp điều hành, thì tôi hay được dịp gặp những người khách phần lớn từ Âu châu ghé thăm và trao đổi chuyện trò với lớp sinh viên chúng tôi. Sát với cư xá nơi chúng tôi ở, thì có nhà thương Saint Paul và nhà dòng của các Nữ tử Bác ái (Filles de la Charité), hồi đó còn có nhiều nữ tu người Pháp, người Hòa lan, Thụy sĩ nữa. Nơi đây còn có những lớp đào tạo nữ y tá (infirmières) do Hội Hồng Thập Tự Pháp bảo trợ. Và cả lớp đào tạo nữ cán sự xã hội (assistantes sociales) và lớp đào tạo nữ giáo viên vườn trẻ (jardinières). Các lớp này đều được giảng dậy theo chương trình của bên Pháp, nên có nhiều giảng viên người Pháp lui tới đây để giảng bài và giúp đỡ trong việc thực tập nữa.

Cũng gần đó, thì lại có Cư xá Thanh Quan dành cho nữ sinh viên do các nữ tu AFI phụ trách (Auxiliaires Féminines Internationales = Nữ Trợ tá Quốc tế). Các chị này có một số là người Pháp, Bỉ, Ý Đại Lợi, họ thật lòng chăm sóc cho giới sinh viên và học sinh Việt nam, và chúng tôi thường có dịp gặp gỡ trao đổi và sinh họat chung với nhau qua những cuộc du ngọan đi thăm các vùng xung quanh thành phố Saigon. Trong thời gian còn học ở trường Luật, tôi lại tham gia làm hội viên của tổ chức văn hóa Pháp có tên là Alliance Francaise (Pháp văn Đồng minh Hội), nên lại có thêm dịp tiếp cận với văn hóa Pháp, cụ thể như đọc sách báo mới từ Pháp gửi qua, tham dự các buổi diễn thuyết của các học giả, giáo sư từ bên nước Pháp qua Saigon, để nhằm phổ biến văn hóa Pháp.

  • Cũng từ năm 1957 trở đi, thì tôi được một số bạn rủ rê tham gia sinh họat cắm trại và làm công tác xã hội giúp một số địa phương ở ngọai ô thành phố, mà thường được gọi là “Work Camp”. Nhóm này về sau vào năm 1960 – 61 thì được phát triển thành một tổ chức có danh xưng chính thức là : “Hội Thanh niên Thiện chí – Công tác và Nghị luận “. Trong một số buổi Họp Mặt Thân Hữu, tôi cũng đã có dịp gặp gỡ với mấy người bạn ngọai quốc từ nhiều quốc gia ghé qua thăm Việt nam nữa. Hồi đó, cũng như nhiều bạn khác cùng lứa tuổi, trình độ tiếng Anh của tôi vẫn còn rất hạn chế, tôi có thể đọc và nghe tiếng Anh thì hiểu hầu hết được, nhưng khinói thì vẫn còn chậm chạp ngượng nghịu, chứ chưa thể phát biểu dễ dàng trôi chảy như sau này lúc du học ở Mỹ về lại Việt nam.

II – Thời gian du học tu nghiệp tại Mỹ 1960 – 61.

Năm 1958, sau khi tốt nghiệp đại học Luật khoa Saigon, thì tôi được nhận vào làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp (legal analyst) tại Quốc hội Việt nam Cộng hòa. Rồi đến năm 1960, cơ quan này gửi tôi đi du học tu nghiệp tại Mỹ do học bổng của cơ quan Viện trợ Mỹ USOM đài thọ.

Tại thủ đô Washington, tôi được bố trí đến tập sự tại một bộ phận chuyên về việc sưu tầm và sọan thảo tài liệu cho ngành Lập pháp, có tên là Legislative Reference Service (LRS) thuộc Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress = LOC). Các bậc đàn anh đàn chị tại đây đã hết sức tận tâm hướng dẫn cho tôi trau dồi học hỏi thêm về lãnh vực nghiên cứu luật pháp, sưu tầm tài liệu tham khảo cần thiết cho công tác của ngành Lập pháp. Đồng thời vào các buổi chiều tối, tôi lại đi học thêm về luật pháp tại Đại học George Washington và về kinh tế tại Đại học American University cũng gần nơi tôi cư ngụ.

Trong suốt nửa năm theo học và tập sự tại Washington, tôi đã có nhiều dịp gặp gỡ quen biết với các chức sắc làm việc tại văn phòng Hạ nghị viện, Thượng nghị viện và đặc biệt tại LOC, cũng như học tập và sinh họat chung với nhiều bạn sinh viên Mỹ và sinh viên du học đến từ các quốc gia khác. Vào những dịp nghỉ lễ dài ngày như lễ Tạ Ơn, Lễ Giáng Sinh (Thanksgiving, Christmas), tôi còn được mời đến nhà ăn bữa cơm gia đình với các nhân viên cùng làm việc trong cơ quan. Một trong số nhân viên làm ở Quốc hội Mỹ thời đó mà làm cho tôi nhớ hòai, đó là ông Roger Cohen – trưởng văn phòng của một Ủy ban thuộc Thượng nghị viện. Ông này hồi thế chiến 2 là sĩ quan trong đội quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandie của Pháp để mở đầu chiến dịch tấn công quân Đức quốc xã ở Âu châu. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông cưới được một bà vợ người Pháp. Do vậy, ông nói tiếng Pháp khá trôi chảy. Ông thích nói chuyện với tôi bằng tiếng Pháp và nói ít khi ông gặp được người khách nào đến văn phòng này mà nói được tiếng Pháp như tôi. Từ đó mà hai người chúng tôi khá thân thiết với nhau.

Nói chung, thì tôi được bà con làm việc tại Quốc hội Hoa kỳ đón tiếp rất là thân tình chu đáo, điều này quả thật đã gây cho tôi một ấn tượng tốt đẹp khó quên. Thủ đô Washington hồi đó thật là yên tĩnh thanh bình, hằng ngày trên đường từ nhà đến trụ sở của Thư viện Quốc hội tại khu đồi Capitol (Capitol Hill), tôi đều phải đi ngang qua công viên Lafayette đối diện với Tòa Bạch Ốc dọc theo đại lộ Pennsylvania, mà không hề thấy những ụ rào cản ngăn chặn xe cộ đi lại như hiện nay nhằm đề phòng quân khủng bố tấn công. Những hôm trời mát mẻ, tôi có thể lững thững đi bộ xuyên qua khu downtown dài chừng 2-3 miles để đi làm, đường xá tấp nập đông người qua lại trông thật vui mắt sinh động.

Tại nhà trọ, tôi ở chung với các bạn người Mỹ, người Đại Hàn, nên hay có dịp chuyện trò tâm sự với nhau. Gần Tòa Bạch Ốc hồi đó còn có một quán ăn do người Đại Hàn làm chủ lấy tên là Jenny’s chuyên bán đồ ăn Á châu, nên mỗi khi đến ăn tại đó thì tôi lại gặp rất nhiều các bạn sinh viên người Việt, Nhật, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan, Lào, Cambodia, Indonesia, Mã Lai, Ấn Độ… và dĩ nhiên là cả người Mỹ nữa. Cũng gần đó lại còn có quán trọ của tổ chức YMCA (Young Men Christian’s Association) chuyên môn phục vụ giới thanh niên trong việc nối kết họ sinh họat gắn bó với cộng đồng địa phương, tôi hay được mấy bạn Mỹ rủ tới đó họp mặt ăn sáng, uống cà phê và trao đổi những câu chuyện bằng hữu thân tình vào các buổi sáng ngày chủ nhật.

Đặc biệt nhất là các buổi sinh họat gặp gỡ thân hữu do tổ chức Trung tâm Quốc tế Washington (WIC = Washington International Center) đứng ra sắp xếp, nhằm giới thiệu cho các sinh viên mới đến vùng thủ đô (newcomer) làm quen với nhau, cũng như đi thăm các cơ sở chính quyền, các viện bảo tàng, các danh lam thắng cảnh ở địa phương. Trung tâm này được nhiều người volunteer (thiện nguyện viên) đến giúp đỡ hướng dẫn cho sinh viên chúng tôi làm quen được với khung cảnh văn hóa xã hội ở Mỹ. Sinh viên chúng tôi rất thích thú với các sinh họat tại WIC, đến nỗi sau này dù đã quá quen thuộc với lối sống tại thành phố này, thì lâu lâu chúng tôi lại ghé qua thăm để gặp lại nhau và gặp được các bạn từ các nơi xa mới đến nước Mỹ nữa.

Nói chung, thì qua thời gian học tập và tu nghiệp ở Washington DC, tôi đã có dịp học hỏi được rất nhiều điều bổ ích để trau dồi cho nghề nghiệp chuyên môn về nghiên cứu luật pháp của mình, được chứng kiến cái lối sống văn minh ngăn nắp trong xã hội Mỹ, và còn làm quen được với rất nhiều bạn người Mỹ cũng như người từ các quốc gia xa lạ khác nữa. Tuổi trẻ chúng tôi thật là hồn nhiên, vô tư trong sáng, nên thời gian sống ở Washington vào năm 1960 – 61 đã để lại trong ký ức của tôi một dấu ấn thật sâu đậm, không bao giờ có thể phai mờ đi được.

Nhân tiện, tôi cũng xin ghi sơ qua cái cảm nghĩ về Lễ Nhậm chức của Tổng thống Kennedy vào tháng Giêng năm 1961. Bữa đó trời rất lạnh, nên tôi phải ở nhà coi TV, lâu lâu mới thả bộ ghé ra khúc đại lộ Pennsylvania gần nhất để coi các đòan diễn hành, rồi lại trở về nhà tiếp tục coi TV, thì càng thấy đày đủ chi tiết hơn. Hồi đó chưa có TV màu, nhưng trình độ phóng sự của các chuyên viên đã đạt tới mức độ cao về sự chính xác và mau lẹ. Tôi thật phấn khởi được trực tiếp nghe Tổng thống Kennedy đọc bài diễn văn thật hùng hồn, rõ ràng mạch lạc dứt khóat, có tác dụng làm nổi lên ngọn lửa nhiệt thành say mê nơi thế hệ trẻ như lớp sinh viên chúng tôi đang ở vào lứa trên dưới 25 tuổi. Câu nói bất hủ : “ Ask not what the country can do for you, but ask what you can do for your country” của Tổng thống, thì không bao giờ thế hệ sinh viên chúng tôi lại quên đi được. Báo chí mấy ngày sau đã thi đua nhau hết lời ca tụng bài diễn văn nhậm chức có tính cách lịch sử này (an historical inaugural address).

III – Sinh họat với các bạn trẻ trong tổ chức Đòan Thanh Niên Chí

Nguyện Quốc Tế (IVS = International Voluntary Services) trong thập niên 1960 – 70.

Năm 1961, sau thời gian tu nghiệp tại Mỹ tôi trở về lại Việt nam và tiếp tục đi làm tại văn phòng Quốc hội ở khu trung tâm thành phố Saigon. Vào những lúc rảnh rỗi, tôi hay đến gặp gỡ trao đổi với các bạn trẻ công tác tại Đòan Thanh Niên Chí Nguyện Quốc Tế có trụ sở ở khu vực Trại Chăn Nuôi Tân Sơn Nhất, gần với Ngã Tư Bảy Hiền. Các bạn này phần đông cũng vào tuổi ngòai 20, vừa mới tốt nghiệp đại học và tình nguyện tham gia họat động ở Việt nam như là giáo sư dậy Anh ngữ hay làm việc về canh nông, y tế tại địa phương các tỉnh. Phần đa số đó là người Mỹ, nhưng cũng có một số là người Nhật, Đài Loan, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Pakistan… nữa.Trong các buổi sinh họat do Hội Thanh Niên Thiện Chí tổ chức, thì thường có một vài đòan viên IVS đến tham dự, và tuổi trẻ chúng tôi dễ dàng kết bạn thân tình với nhau qua những cuộc họp bạn vui chơi ca hát, thi đua thể thao, hay qua những trại công tác xã hội như sửa chữa vài lớp học, dọn dẹp vệ sinh rác rưởi, khai thông đường cống thóat nước, mở rộng lối đi… tại một vài địa phương vùng ngọai ô thành phố.

Vào cuối năm 1964, mấy đòan viên IVS lại đã hết sức tích cực giúp đỡ giới thanh niên sinh viên chúng tôi trong chiến dịch cứu trợ nạn nhân bão lụt tại các tỉnh miền Trung từ Tuy Hòa ra đến Quảng Ngãi, Quảng Nam. Qua những công tác cụ thể thiết thực như vậy, giới trẻ Việt Nam chúng tôi càng thêm gắn bó thân thiết với nhau, cũng như với các bạn thanh niên IVS. Và rồi vào năm sau, với Chương Trình Công Tác Hè 1965 (Summer Youth Program 65), thì IVS đã tận tình giúp đỡ chúng tôi bằng cách vận động với cơ quan Viện trợ Mỹ USAID cấp phát một ngân khỏan lên đến 20 triệu đồng cho quỹ điều hành của chương trình này. Có thể coi Chương trình này là một thứ dự án chung của giới thanh niên sinh viên Việt Nam hợp tác với các bạn trẻ của IVS (joint project).

Tôi xin ghi ra đây tên của một số bạn IVS này, điển hình như sau :

Don Luce, John Sommer, Charlie Sweet, Gene Stoltzfuss, Mark Lynch, Hugh Manke, Dan Wheatfield, Jackie Chagnon, Masafumi Nagao, Rick Pyeat, Tom Cooper…Các bạn này còn đến hỗ trợ cho công tác của chương trình phát triển cộng đồng của chúng tôi tại các quận 6,7,8 Saigon từ những năm 1965 trở đi. Đặc biệt, do sự yêu cầu của chúng tôi, thì các anh đi vận động với các cơ quan xã hội như CARE, VNCS, ACS (Vietnam Christian Service, Asian Christian Service) để họ yểm trợ mấy chương trình về huấn nghệ được tổ chức trong khuôn viên của những chùa, nhà thờ tại đia phương các quận nói trên nữa.

Vào năm 1968 trở đi, IVS còn mời các anh Trần Ngọc Báu, Trần Văn Ngô và tôi xung vào Ban Cố vấn (Advisory Board) cho họ nữa. Và chúng tôi lại có dịp sát cánh thân thiết hơn nữa với các bạn thanh niên chí nguyện này. Mỗi khi IVS có quan khách nào từ Washington qua thăm, thì họ lại cũng mời anh em trong Ban Cố vấn chúng tôi đến gặp gỡ trao đổi với vị quý khách này nữa. Nhờ có sự hợp tác lâu bền với IVS như vậy, mà giới thanh niên Việt nam chúng tôi đã có thể mở rộng tầm nhìn và cả quy mô sinh họat mỗi ngày thêm khởi sắc hơn trong chiều hướng hội nhập quốc tế, ít nhất là trong phạm vi cuả Xã hội Dân sự.

IV – Vận động quốc tế yểm trợ các chương trình phát triển xã hội tại Việt nam trong giai đọan 1965 – 1975.

Vào tiết thu năm 1965, anh chị em thanh niên sinh viên chúng tôi khởi sự một chương trình phát triển cộng đồng tại một địa phương nghèo khó nhất tại Saigon, đó là ở quận 8 phía bên kia cầu chữ Y và cầu Chà Và. Khu vực này hồi đầu thập niên 1950 là căn cứ địa của phe Bình Xuyên do Tướng Bảy Viễn cầm đầu. Dân cư ở đây phần đông là người từ các vùng Long An, Cần Giuộc, Cần Đước vì tình hình mất an ninh, nên trong nhiều năm họ đã phải đổ xô về tá túc tại ngọai ô thành phố, họ sinh sống trong những căn nhà xây cất tồi tàn tạm bợ lẩn sâu trong các khóm hẻm, thường được gọi là những “khu ổ chuột”, thiếu thốn mọi tiện nghi tối thiểu về vệ sinh công cộng, cũng như về cơ sở giáo dục y tế, về đường xá giao thông đi lại.

Sau một thời gian dò dẫm làm quen được với giới thân hào nhân sĩ ở địa phương, cũng như giới tu sĩ, giới giáo chức, chúng tôi đã bắt đầu phát động được một phong trào quần chúng tự nguyện dấn thân vào những dự án cải tiến dân sinh trong các khóm hẻm. Cụ thể như xây dựng hệ thống thóat nước, san bằng các đường hẻm lồi lõm, lầy lội, tu bổ các nhà vệ sinh công cộng và nhất là mở thêm nhiếu lớp học sơ cấp. Công trình cải thiện môi trường sống tại khu vực kém mở mang như vậy đã gây được sự chú ý của nhiều giới chức trong chính quyền, giới chức ngọai giao, giới truyền thông báo chí, cũng như giới họat động xã hội quốc tế mà có quan tâm đến việc xây dựng và phát triển tại Việt nam giữa thời kỳ chiến tranh mỗi ngày một leo thang, tạo ra số đông những nạn nhân chiến cuộc nhan nhản tại vùng ven biên thành phố.

Vì là một tổ chức thiện nguyện xã hội của tư nhân mà được sự bảo trợ của Tòa Đô Chánh và Bộ Thanh Niên, nên chương trình phát triển chúng tôi được tự do liên hệ với bất kỳ tổ chức từ thiện nhân đạo nào của Việt nam, cũng như của ngọai quốc, để xin họ yểm trợ cho một số dự án cải tiến xã hội tại địa phương 3 quận này. Điển hình như việc trang bị máy móc cho các lớp dậy nghề do các tổ chức tôn giáo đứng ra thiết lập và điều hành, giúp đỡ việc trang bị bàn ghế cho các lớp học tại những khu vực còn thiếu thốn về cơ sở giáo dục phổ thông v.v…

Nhất là vào năm Mậu Thân 1968, cả 3 quận đều bị tàn phá nặng nề về nhà cửa và các cơ sở công cộng lên đến hàng mấy chục ngàn đơn vị gia cư, thì chương trình chúng tôi phải tận lực lo lắng tổ chức cho bà con chỉnh trang tái thiết lại nhà cửa. Tính ra trong 20 khu tái thiết, chúng tôi đã cùng với bà con ở địa phương hòan thành được đến 8,000 đơn vị gia cư. Công trình tái thiết này không những đã gây được sự tin tưởng của gia đình các nạn nhân ở địa phương, mà còn được nhiều tổ chức nhân đạo quốc tế đành giá cao. Kết quả là các tổ chức này đã hết sức tín nhiệm đối với chương trình phát triển cộng đồng của anh chị em chúng tôi. Các tổ chức như CARE, Catholic Relief Services (CRS = Tổ chức Cứu Trợ Công giáo Mỹ), OXFAM (Tổ chức Cứu Đói của Anh quốc), Adenauer Foundation của Đức quốc v.v… đều hết sức yểm trợ cho các dự án phát triển tại địa phương.

Và ngay chính bản thân mình, thì tôi đã được mời vào Ban Cố Vấn cho các tổ chức như Asian Christian Service (ACS), IVS (như đã ghi ở đọan trên) và nhất là vào Ban Quản trị cho Shoeshine Boys Foundation (Tổ chức trợ giúp các trẻ em đánh giày). Thành ra thông qua những công tác xã hội cụ thể, thiết thực nhằm giúp đỡ các nạn nhân chiến cuộc, tôi đã có cơ hội liên kết được với nhiều bạn bè quốc tế và sát cánh với họ trong nhiều dự án nhân đạo từ thiện tại nhiều địa phương khác nữa ngòai thủ đô Saigon, đặc biệt là tại mấy tỉnh miền Trung là nơi chiến sự đã diễn ra ác liệt tàn khốc hơn cả, cụ thể như những cuộc tấn công trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa vào năm 1972.

Trong hai năm 1972 – 74, tôi còn được mời cộng tác với tổ chức Hội Đồng Tôn giáo Thế giới có trụ sở chính đặt tại Geneva Thụy sĩ (The World Council of Churches – WCC) với chức vụ Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu và Liên lạc tại Saigon. Trong thời gian này, tôi đã có dịp tham gia bàn thảo về việc thành lập Quỹ Tái Thiết và Hòa Giải tại Đông Dương với trụ sở đặt tại Bangkok Thái Lan nữa (Funds for the Reconstruction and Reconciliation in Indochina

FRRI)

Kể từ năm 1970, tôi còn hay được mời đi qua nước Pháp, Thụy Sĩ, Hòa Lan ở Âu châu và một số nước ở Á châu như Thái Lan, Phi Luật Tân để tham dự những cuộc hội thảo quốc tế bàn về những vấn đề văn hóa xã hội tại các quốc gia trong thế giới thứ ba (third world). Đây là những dịp để cho tôi học hỏi thêm về kinh nghiệm của những bạn bè quốc tế trong lãnh vực xây dựng và phát triển xã hội. Và đồng thời cũng là cơ hội cho tôi được trình bày trước diễn đàn thế giới về những suy nghĩ của một người cán bộ xã hội thiện nguyện ở Việt Nam giữa lúc chiến tranh đang ở vào giai đọan đen tối khốc liệt nhất, đặc biệt là sau cuộc Tổng tấn công vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, mà báo chí và TV đều tường thuật rất đày đủ tin tức với nhiều hình ảnh rất thương tâm phổ biến đến với công chúng tại khắp nơi trên thế giới.

V – Nhận định tổng kết.

 Bài viết đến đây kể đã dài rồi, tôi xin tóm lược sự trình bày bằng mấy nhận định tổng kết thật ngắn gọn trong mấy điểm như sau đây:

1 – Ngày nay với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là trong ngành truyền thông và giao lưu kinh tế văn hóa, con người dễ dàng gần gũi với nhau hơn. Do vậy mà tính cách nhân bản và tình nhân ái bảo bọc gắn bó giữa con người với con người – dù khác biệt nhau đến mấy đi nữa – thì cũng vẫn có điều kiện thuận tiện mà được thể hiện một cách cụ thể rõ ràng, chứ không chỉ là một ước mơ không tưởng như ở thời kỳ xa xưa nữa. Sau bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn sát đẫm máu, con người đã tỉnh ngộ và tìm ra được một bài học quý báu, đó là : “ Chỉ có thể đem lòng yêu thương cao thượng rộng lớn ra thì mới dứt khóat hàn gắn được mối hận thù ân óan lâu đời trong xã hội.” Và càng ngày lý tưởng Hòa bình Nhân ái càng được đề cao trân trọng nơi tâm hồn con người ở mọi quốc gia trên thế giới.

2 – Tại miền Nam hồi trước năm 1975, mặc dù nếp sinh họat trong thời chiến tranh vẫn còn bị gò bó hạn chế nhiều về mặt chính trị quân sự, nhưng Xã hội Dân sự thì vẫn tồn tại và lại phát triển tương đối khởi sắc qua sự kiện là các tổ chức phi chính phủ và bất vụ lợi (non-governmental/non- profit organisations) như các đòan thể, hiệp hội tư nhân – điển hình như Hội Hồng Thập Tự, Hội Hướng Đạo, Hội Thanh Niên Thiện Chí – thì vẫn được tự do họat động, mà còn được tự do liên lạc và hợp tác cả với các tổ chức thiện nguyện quốc tế nữa. Những điều tường thuật trong bài viết này là một chứng minh cụ thể cho tính cách thông thóang cởi mở trong xã hội ở miền Nam Việt nam thời kỳ trước năm 1975 vậy.

3 – Là một người có cái duyên được gặp gỡ quen biết với nhiều bạn bè quốc tế ngay từ thời còn là một sinh viên đại học ở Saigon, cũng như trong thời gian đi du học tu nghiệp tại nước Mỹ, tôi đã chứng kiến rõ rệt sự thông cảm, thân ái quý trọng lẫn nhau giữa những bạn trẻ xuất phát từ mọi quốc gia với tinh thần hồn nhiên trong sáng của thế hệ những con người đang được thụ hưởng đày đủ sự tiện nghi tiến bộ do nền kinh tế thịnh vượng cung ứng và cũng do sự hòa hõan quốc tế bảo đảm cho họ có được một nếp sống thanh bình an lạc.

Và thông qua những công tác xã hội phục vụ những nạn nhân chiến cuộc ngay tại vùng ngọai ô thành phố Saigon, nhất là sau cuộc tổng tấn công hồi Tết Mậu Thân năm 1968, tôi đã nhận được sự chia sẻ những gánh nặng khó khăn từ những bạn bè quốc tế với những sự yểm trợ cụ thể, thiết thực cho các dự án tái thiết và cải tiến xã hội tại địa phương các quận 6,7,8 Saigon, cũng như tại một số nơi khác nữa như ờ miền Trung chẳng hạn.

Một cách hết sức tóm lược, bài viết mà quý bạn đọc đang coi ở đây chính là một sự minh họa cho cái Tình Liên Đới Quốc Tế thật là cao quý trong thời đại của chúng ta ngày nay vậy./

California, những ngày cuối năm Tân Mão 2011

Đòan Thanh Liêm

Tâm sự cuối năm Mùi

Tâm sự cuối năm Mùi

Đoàn Thanh Liêm

* * *

DoanThanhLiem

Tôi sinh năm Giáp Tuất 1934, đến nay thì đã ở vào cái tuổi bát tuần rồi. Nhờ

phúc đức ông bà, tôi vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn và còn say mê với

chuyện sách đèn.

Gia đình con cháu tương đối thành công ổn định. Tôi cũng hay có dịp đi

khắp nơi đây đó để tham gia hội họp và gặp gỡ thăm viếng với nhiều bà con,

bằng hữu. Nhờ đó mà cuộc sống riêng tư bản thân có phần an vui thỏai mái.

Tuy vậy, nhìn về đại cuộc của đa số bà con thân thương ở quê nhà, thì thật

tâm tôi không khỏi bi quan với nhiều ưu tư, khắc khỏai.

Nhân dịp cuối năm Ất Mùi đang chuẩn bị qua năm mới Bính Thân, tôi xin

được chia sẻ với các bạn xa gần nỗi niềm tâm sự của riêng mình qua mấy câu

thơ ngắn ngủi mộc mạc như sau:

Tuổi già, tưởng yên phận

Mà bao người căm phẫn

Lũ cường hào gian ác

Toa rập với ngoại xâm

Nhượng cả đất, cả biển

Tan hoang non nước nhà

Tương lai thật đen tối

Tơ vò rối lòng ta.

Costa Mesa, California Tháng 12 năm 2015

Đoàn Thanh Liêm

Vượt qua hận thù trường hợp của nước Pháp và Đức

Vượt qua hận thù trường hợp của nước Pháp và Đức

( sau thế chiến thứ hai )

Bài viết của : Đoàn Thanh Liêm

LIEM DOAN

Giữa hai dân tộc nước Pháp và nước Đức đã từng có một sự hận thù nặng nề ghê gớm kéo dài trong nhiều thế hệ, phát sinh từ ba cuộc chiến tranh liên tục, bắt đầu từ năm 1870 với cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (franco-prussian war), rồi đến đệ nhất thế chiến 1914 –

1918, và sau cùng là đệ nhị thế chiến 1939 – 1945. Nhưng kể từ giữa thập niên 1950, hai nước này đã vượt qua được sự thù hận ân oán lâu đời đó, để mà cùng hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm góp phần cực kỳ quan trọng vào việc xây dựng được một khối thị trường chung Âu châu (European Common Market). Và rồi tiến tới thêm một bước kỳ diệu nữa, đó là thiết lập được một thực thể chính trị kinh tế quan trọng bậc nhất trong thế giới hiện đại, tức là tổ chức Liên Hiệp Âu châu (European Union EU), mà hiện gồm có 27 quốc gia thành viên, với dân số tổng cộng là 500 triệu người, với đơn vị tiền tệ chung gọi là đồng euro, và tổng sản lượng quốc gia GDP lên đến 20 ngàn tỷ dollar (20 trillion).

Sự hòa giải và hợp tác giữa hai quốc gia cựu thù này có thể được coi là một sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử của Âu châu nói riêng, cũng như của cả thế giới nói chung, trong thời cận đại kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt vào năm 1945, cho đến đầu thế kỷ XXI của chúng ta ngày nay. Cái thành tựu vĩ đại và ngoạn mục như thế là do sự đóng góp về cả trí tuệ và về cả tâm hồn của biết bao nhiêu nhân vật xuất chúng từ phía cả hai dân tộc Pháp và Đức. Và bài viết này xin được ghi lại cái quá trình phục hồi và xây dựng hết

sức tích cực của một số nhân vật kiệt xuất đó.

Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, người viết xin trình bày sơ lược về bối cảnh lịch sử tại khu vực Tây Âu, trước khi mô tả chi tiết về tiến trình hòa giải và hợp tác của hai nước Pháp và Đức trong nửa sau của thế kỷ XX.

I – Bối cảnh lịch sử cận đại tại Tây Âu.

  • Như ta đã biết vào năm 1870, nước Pháp do Napoleon III lãnh đạo đã bị thất trận nhục nhã trước đội quân tinh nhuệ của nước Phổ  (Prussia) dưới thời cầm đầu của thủ tướng Bismarck. Việc thất trận này đưa đến sự thóai vị của Hòang Đế Napoleon III và sự giải thể của nền Đệ nhị Đế chế ( the Second Empire) và sự ra đời cùa nền Đệ Tam Cộng Hòa ( the Third Republic) của nước Pháp. Nhưng nước Pháp lại còn mất cả vùng đất Alsace-Lorraine ở phía đông bị chuyển vào tay người Đức – (do nước Phổ sáp nhập hợp thành

nước Đức thống nhất vào đầu thập niên 1870)-. Đây là cả một nỗi cay đắng hận thù sâu đậm của dân Pháp đối với người Đức. Chỉ cần đọc bài viết “ Buổi học cuối cùng” (La derniere classe) của nhà văn Alphonse Daudet, ta cũng đủ thấm thía cái nỗi niềm tủi nhục

uất hận của người dân Pháp trong vùng đất bị tước đọat này.

Tiếp theo vào năm 1914 – 18, lại xảy ra cuộc thế chiến thứ nhất giữa phe Đức – Áo và phe Đồng Minh do Pháp – Anh đứng đầu. Cuộc chiến tranh này gây thiệt hại rất nặng cho cả hai nước Đức và Pháp. Vì Đức cuối cùng bị thua trận, nên vùng đất Alsace-Lorraine

lại trở về với Pháp. Nhưng vì nước Đức bại trận bị đối xử quá khắc nghiệt, nên người Đức thật bất mãn, hận thù phe Đồng Minh, đặc biệt đối với dân tộc láng giềng là Pháp.

Cho nên, đến năm 1939 lại xảy ra thế chiến thứ hai rất tàn bạo khủng khiếp, mà bắt đầu vào năm 1940 nước Pháp thua trận và bị quân đội Đức quốc xã của Hitler chiếm đóng với sự đàn áp hết sức tàn bạo khốc liệt. Vì thế mà mối hận thù giữa hai dân tộc Pháp- Đức lại càng thêm nặng nề bi đát. Rốt cuộc, năm 1945 nước Đức lại thua trận nữa, và cả Âu châu bị tàn phá kiệt quệ với hàng chục triệu nhân mạng bị tiêu vong.

Như vậy là chỉ trong vòng 70 năm từ năm 1870 đến năm 1940, giữa hai dân tộc Pháp và Đức đã xảy ra 3 cuộc chiến tranh đẫm máu với bao nhiêu triệu người bị giết và tàn phế, bao nhiêu tài sản bị hủy họai, và nhất là sự căm thù giận ghét mỗi ngày lại càng

thêm chồng chất tích lũy giữa hai bên.

II – Quá trình Hòa giải và Hợp tác Pháp – Đức sau năm 1945.

Sau khi cuộc chiến tàn bạo dã man kết thúc, người dân hai nước bàng hòang trước sự đổ nát hoang tàn và kiệt quệ về mọi mặt. Rồi tiếp liền theo là cuộc chiến tranh lạnh gay go căng thẳng giữa hai phe cộng sản do Liên Xô lãnh đạo và phe tư bản do Mỹ dẫn đầu.

Nhằm lôi kéo khu vực Tây Âu về phía mình, kể từ năm 1948 nước Mỹ đã hào phóng viện trợ đến trên 13 tỉ dollar cho các quốc gia đồng minh tại đây thông qua một chương trình tái thiết Âu châu, mà thường được gọi là kế hoạch Marshall. Nhưng vai trò chủ yếu trong công cuộc phục hồi, tái thiết và hòa giải ở Tây Âu là do các nhà lãnh đạo chính trị có tầm vóc đặc biệt lớn lao, điển hình như thủ tướng Konrad Adenauer của Tây Đức, ngọai trưởng Robert Schuman của Pháp, và đặc biệt là kế hoạch gia đại tài với viễn kiến sâu sắc Jean Monnet người Pháp. Đã có quá nhiều sách báo viết về sự đóng góp đồ sộ làm nền móng vững chắc cho sự tiến bộ của Âu châu từ trên 65 năm nay của những nhân vật chính trị kiệt xuất này, cho nên tôi thấy không cần phải trình bày dài dòng chi tiết thêm nữa về họ.

Mà đúng theo với nhan đề của bài này, tôi muốn viết về một nhân vật tiêu biểu của Xã hội Dân sự ở Âu châu, mà có sự đóng góp thật vĩ đại vào tiến trình hòa giải của hai dân tộc Pháp và Đức trong mấy thập niên gần đây. Nhân vật lỗi lạc đó chính là bà Irène Laure người Pháp, mà tôi xin dành được đề cập đến với nhiều chi tiết hơn trong phần tiếp theo liền sau đây.

III – Câu chuyện của Irène Laure (1898 – 1987).

Irene Laure xuất thân là một cán sự điều dưỡng và đã từng giữ nhiệm vụ quản lý bệnh viện. Victor người chồng của bà là một thủy thủ và là môn đệ của nhà lãnh đạo cộng sản Pháp Marcel Cachin. Trong thế chiến thứ hai, Irène tranh đấu trong hàng ngũ kháng chiến tại vùng hải cảng Marseille chống lại quân Đức quốc xã. Bà có người con trai bị mật vụ Gestapo tra tấn tàn bạo, nên đã có sự căm thù tột cùng đến độ mong cho mọi người dân Đức phải chết hết, và “quốc gia này phải bị xóa bỏ khỏi bản đồ của Âu

châu”. Sau khi chiến tranh kết thúc, Irène được bầu vào Quốc hội Lập hiến và làm Tổng thư ký của tổ chức “Phụ nữ Xã hội Pháp” với số đòan viên thời đó lên tới 3 triệu người.

Tháng chín năm 1947, Irène đến tham dự một hội nghị quốc tế tại thành phố Caux Thụy sĩ, cùng với nhiều đại biểu từ các nước Âu châu. Hội nghị này là do tổ chức Moral Re-Armament MRA (Tái Võ trang Tinh thần) đảm trách, nhằm quy tụ nhiều nhân vật văn

hóa xã hội, tôn giáo để cùng nhau trao đổi về vấn đề tái thiết Âu châu. Sẵn có sự căm thù đối với người Đức, Irène đã chuẩn bị rời bỏ Hội nghị khi được biết là có một số người dân Đức cũng tham dự cuôc gặp mặt này. Nhưng bà đã ngưng chuyện bỏ về, khi được

một người trong Ban Tổ chức nói với Irène rằng : “Bà là một người theo khuynh hướng quốc tế xã hội, làm sao mà bà lại có thể tái thiết được Âu châu, nếu bà loại trừ cả một dân tộc Đức?”

Dẫu vậy, khi được mời ăn bữa trưa với một phụ nữ Đức, thì Irène đã bị “xốc rất nặng”, đến nỗi phải nằm lì trong phòng suốt hai ngàyđêm liền, không ăn không ngủ. Bà bị dằn vặt trăn trở với lửa hận thù còn ngùn ngụt nóng chảy trong tâm can, và cầu xin ơn trên

hướng dẫn soi sáng cho mình. Sau cuộc tranh đấu nội tâm gay go căng thẳng này, Irène đã lấy lại được sự bình tĩnh và chấp nhận đến gặp người phụ nữ Đức như đã được giới thiệu cách đó mấy bữa.

Trong bữa ăn này, Irene không hề động đến món nào, mà lại xổ ra tất cả những gì đã chất chứa trong lòng mình sau khi đã trải qua bao nhiêu sự tàn bạo của quân đội Đức quốc xã. Rồi bà nói với người đối diện : “Tôi phải nói ra tất cả chuyện này, vì tôi muốn

được giải thoát khỏi nỗi giận ghét này “ (I want to be free of this hate).

Một sự im lặng kéo dài. Thế rồi người phụ nữ Đức mới lên tiếng, chia sẻ với Irène về những gì bản thân mình đã trải qua trong thời chiến tranh. Bà này tên là Clarita von Trott có chồng tên là Adam vốn là một người chủ chốt trong vụ âm mưu ám sát Hitler vào ngày 20 tháng Bảy năm 1944. Âm mưu thất bại và Adam bị tử hình, để cho một mình Clarita phải nuôi nấng hai đứa con. Clarita tâm sự với Irène : “Người Đức chúng tôi đã không chống đối đủ, đã không chống lại chế độ quốc xã sớm hơn và với quy mô đủ lớn, và chúng tôi đã đem lại cho chị và cho chính mình và cho cả thế giới những đau khổ đầy đọa dằn vặt không sao kể cho xiết được. Tôi muốn nói lời xin lỗi với chị “ (I want to say I am sorry).

Sau bữa ăn này, hai bà phụ nữ cùng các thông dịch viên đã yên lặng ngồi trên gác thượng nhìn xuống hồ Geneva. Rồi Irène lên tiếng nói với người bạn mới người Đức rằng bà tin tưởng là nếu cả hai người cùng cầu nguyện, thì Thiên chúa sẽ giúp họ. Irène cầu kinh trước, xin cho mình được giải thoát khỏi lòng hận thù để có thể còn xây dựng được tương lai. Và rồi đến lượt Clarita cầu nguyện bằng tiếng Pháp. Irène bất giác đặt tay trên đầu gối của kẻ thù địch trước đây của mình. Sau này, Irène tâm sự : “Từ lúc đó, cây cầu bác ngang qua sông Rhin đã được xây dựng, và cây cầu đó đã đứng vững mãi, không bao giờ gẫy đổ được.” (And that bridge always held, never broke)- (Ghi chú : Sông Rhin là biên giới giữa hai nước Pháp và Đức).

Cuối cùng Irène đã phát biểu trong một phiên họp khoáng đại của Hội nghị trước sự hiện diện của 600 tham dự viên. Bà nói : “Tôi đã thù ghét nước Đức đến độ muốn thấy nước này bị xóa bỏ khỏi bản đồ châu Âu. Nhưng tại đây, tôi thấy sự hận thù của mình là điều sai lầm. Tôi xin lỗi và tôi mong được xin tất cả các bạn người Đức có mặt nơi đây tha thứ cho tôi…” Liền sau đó, một phụ nữ Đức bước lên và nắm tay bà Irène. Sau này Irène thuật lại : “Lúc đó, tôi biết rằng tôi sẽ dành hết cuộc đời còn lại của mình để đem cái thông điệp của sự tha thứ và hòa giải này đến khắp thế giới.”

Và quả thật vào năm sau 1948, Irène cùng chồng là Victor đã qua bên nước Đức suốt 3 tháng , đi khắp nơi để tham dự 200 phiên họp và phát biểu tại Quốc hội của 10 tỉnh bang của xứ này. Ở đâu, bà cũng nói lời xin lỗi của mình. Và đổi lại, thì cũng có rất nhiều vị

tướng lãnh và sĩ quan, cùng các chính khách người Đức cũng đều lên tiếng xin lỗi với bà.

Và đó là bước khởi đầu cho cả một quá trình lâu dài của sự hòa giải và hàn gắn giữa hai dân tộc Pháp và Đức, ngay từ hạ tầng cơ sở của quảng đại quần chúng nhân dân tại hai nước. Giới nghiên cứu chính trị xã hội tại Âu châu đã ghi nhận rõ rệt sự kiện tích cực

hết sức quan trọng này là: Có đến trên 5,000 những Hội Thân Hữu Đức – Pháp tại khắp các địa phương của hai nước và tất cả đều hăng say hoạt động cổ võ cho tinh thần hiếu hòa thông cảm và hiểu biết chân thành giữa hai dân tộc Pháp và Đức.

Vì thế mà chúng ta có thể nói là cái “phong trào quần chúng tự phát này” là một biểu hiện sinh động của Xã hội Dân sự tại hai quốc gia vốn là cựu thù lâu năm với nhau. Và phong trào đó thực sự đã có tác động mãnh liệt thúc đảy cho tầng lớp lãnh đạo chính trị tại hai quốc gia này thực hiện mau chóng sự Hòa giải và Hợp tác Hội nhập giữa hai dân tộc và rõ ràng cũng đã góp phần chủ yếu vào công cuộc xây dựng thành công cho Liên Hiệp Âu châu như ta thấy ngày nay ở thế kỷ XXI vậy./

California, Tháng Hai 2011

Đoàn Thanh Liêm

Ghi Chú

(Được ghi thêm vào cuối năm 2015)

1 – Vào năm 2002, nhân tham dự khóa Hội thảo được tổ chức mỗi năm vào tháng 5 và 6 bởi Viện Xây Dựng Hòa Bình Mùa Hè (SPI =Summer Peacebuilding Istitute) thuộc Đại Học Eastern Mennonite University (EMU) tại thành phố Harrisonburg, Virginia – tôi được xem một video trình bày về hoạt động của Bà Irene Laure nhằm góp phần hòa giải giữa hai dân tộc Pháp và Đức sau thế chiến 2. Rồi qua sự tìm kiếm thêm thông tin trên Internet, tôi lại có thêm được tài liệu để hoàn thành được bài viết này.

Bạn đọc có thể đào sâu vấn đề bằng cách gõ chữ Irene Laure trên Internet, thì sẽ được hướng dẫn tìm kiếm thêm nhiều chi tiết lý thú liên quan đến nhân vật kiệt xuất này, kể cả hình ảnh của bà nữa.

2 – Nhân tiện, tôi cũng xin giới thiệu sơ lược về Viện SPI là một cơ sở thuộc Đại Học EMU. Từ trên 20 năm nay, SPI đều tổ chức những khóa Hội thảo hàng năm vào các mùa hè – nhằm quy tụ những sinh viên cũng như những nhà hoạt động văn hóa xã hội từ nhiều quốc gia trên thế giới để cùng trao đổi học hỏi với nhau về những kinh nghiệm cụ thể trong các lãnh vực Chuyển Hóa Tranh Chấp (Conflict Transformation), Hàn Gắn Chấn Thương (Trauma Healing), Trung Gian Hòa Giải (Mediation) v.v…

Các cuộc Hội thảo này đều được chuẩn bị khá chu đáo và do các giảng viên của EMU đảm trách việc hướng dẫn điều khiển những cuộc thảo luận theo chủ đề riêng biệt cho từng lãnh vực cụ thể.

  • Thủ tục ghi danh tham dự SPI thường được phổ biến vào Tháng Giêng mỗi năm. Xin mở website www.emu.edu/spi để biết thêm các chi tiết.

Trong nhiều năm gần đây, đã có một số tu sĩ, sinh viên và nhà hoạt động xã hội người Việt tham dự các khóa Hội thảo SPI này Bản thân tôi đã tham dự tất cả 4 khóa của SPI trong các năm 2001, 2002, 2007 và 2008 và đã quen biết được rất nhiều bạn hữu quốc tế

qua những khóa Hội thảo này của SPI./

Lục bát mỗi bài bốn câu

Lục bát mỗi bài bốn câu

 

Đoàn Thanh Liêm

 

Bài 1 – Bên đường

Đoàn xe vun vút lao qua

Người người hối hả, mình ta bên đường

Ngẫm câu “tri túc tri nhàn”

Ung dung thanh thản – vội vàng mà chi?

 

Bài 2 – Mùa Xuân nhớ Bạn

Xuân xưa với bạn trong tù

Ngọt bùi cay đắng – tâm tư sớm chiều

Xuân nay, tóc bạc thêm nhiều

Người còn, người mất – thương yêu vẫn tròn

 

Bài 3 – Bao dung

Sử xanh sẽ chẳng quên đâu :

Hận thù bạo lực cắt đầu lương dân!

Trượng phu quân tử lòng nhân

Bao dung tha thứ – cũng phần nào thôi.

 

Bài 4 – Tặng cháu Angelina sơ sinh

Rồi mai, con sẽ lớn khôn

Thơ ngây duyên dáng – tâm hồn thanh cao

Cuộc đời rạng rỡ trăng sao

Nhân sinh phấn chấn – ngàn sau yên hàn.

 

California, Tháng Giêng 2011

Đoàn Thanh Liêm