VNTB – Từ ‘ký không dấu Nguyễn Đức Chung’, soi lại Hiệp định Paris
Hiệp định Pa ri không có con dấu, ai bảo là không có giá trị? |
Hiệp định Pa ri không có con dấu, ai bảo là không có giá trị? |
MÌNH THÁNH CHÚA
Làm cách nào bánh và rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa? Chúa có hiện diện thật sự trong hình bánh và rượu không? Hay đó chỉ là một biểu tượng?
************************
Tình yêu
Khi yêu nhau, người ta muốn gần nhau. Ở nơi nào cũng thế, con người thời nào cũng vậy. Tình yêu là một sự kiếm tìm không mệt mỏi, nó là khắc khoải trong trái tim này đói khát trái tim kia.
Chưa yêu, trái tim còn nguyên vẹn. Khi yêu nhau, trái tim chỉ còn một nửa vì nó cần nửa kia để sống.
Không có tình yêu nào muốn xa nhau, bởi, nửa trái tim kia là mong nhớ. Chúa Kitô cũng vậy. Trong mơ ước của Chúa, luôn có bóng hình con người chúng ta, như lời thánh Gioan viết về lời cầu nguyện của Chúa. “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con” (Yn. 17:24). Cái tha thiết của tình yêu ấy đưa trái tim này vào trong trái tim kia. Họ phải có nhau.
Tình yêu và quà tặng
Yêu nhau người ta thường tặng quà cho nhau. Chả mấy người yêu nhau mà không trao nhau quà tặng. Có quà tặng tình thơ tuổi học trò. Có quà tặng tuổi vào đời. Có nhiều thứ quà tặng trong tình yêu. Có quà tặng vợ chồng gởi cho nhau. Tình yêu cần nhiều ngôn ngữ để diễn tả. Có người muốn tặng quà để chứng minh tình yêu. Có người cần quà tặng để biết rõ minh chứng mình được yêu. Quà là dấu chỉ đưa tin cho những trái tim ấy xô dạt nhau vào nhiều say đắm hơn.
Quà không phải là tình yêu, nó chỉ là ngôn ngữ nói về tình yêu. Quà tặng không thay thế được tình yêu, nó chỉ là tiếng gõ cửa cho trái tim kia mở ra để tình yêu này đi tới.
Cho một phần quà chỉ là cho một phần yêu thương của con tim. Yêu thương càng đậm thì phần quà cho đi ấy càng nhiều. Vì thế, có người dám chết cho quê hương. Có kẻ dám hy sinh mạng sống cho người mình thương. Cha chấp phận mưa nắng, mẹ thức thâu đêm bên giường con bệnh. Tình yêu và quà tặng là bến bờ cho nhau gởi nỗi niềm qua lại.
Khi Ðức Kitô yêu thương, Ngài cũng cho đi quà tặng như lời Ngài nói: “Tôi là mục tử nhân lành, mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Yn. 10:11). Vì quà tặng chưa phải là tình yêu, nó chỉ là một phần yêu thương, nó chỉ là ngôn ngữ diễn tả tình yêu nên người được yêu vẫn chẳng bao giờ thật lòng thỏa mãn với quà tặng mà lại không ngóng trông chính tình yêu sẽ đến.
Kẻ thỏa mãn với quà tặng mà không mong mỏi chính tình yêu, người đó chỉ đi buôn tình yêu chứ không phải là đã được yêu thương.
Kẻ cho quà tặng mà không dám để tình yêu mình thực sự đến với người mình yêu, thì họ đang gạ gẫm chuyện tình chứ họ cũng chưa yêu gì.
Khi tôi đi tìm quà tặng nơi Ðức Vua mà không chiếm hữu chính Ðức Vua làm quà tặng, tôi vẫn còn đứng ngoài sân cửa nhà Ngài, chứ chưa vào trong hoàng cung.
Người tặng quà hay quà tặng?
Tôi xin Ðức Kitô ơn này, ơn kia, tôi xin Ngài cho tôi sức khỏe, công ăn việc làm, là tôi vẫn mới xin những ơn huệ của Ngài. Trong cuộc đời, tôi chỉ muốn quà tặng nơi Ðức Kitô hay tôi muốn chính Ngài là người cho quà?
Nếu tôi chỉ muốn quà tặng mà không muốn chính người cho quà, tôi sẽ bỏ người cho quà khi tôi không đạt được quà tôi muốn.
Nếu người cho quà biết rằng tôi chỉ muốn quà tặng chứ không muốn chính người cho quà, liệu người ấy có muốn giữ liên hệ với tôi chăng?
Rất nhiều lời cầu xin của tôi chứng tỏ tôi chỉ muốn Chúa cho tôi ơn này, ơn kia chứ tôi không xin chính Chúa. Bằng chứng là xin ơn mà không được thì bỏ nhà thờ. Họ chỉ muốn ơn thôi chứ đâu muốn người cho ơn. Ngày nào tôi ôm trọn được người cho quà là chính Ðức Vua, tôi sẽ có tất cả những gì Ðức Vua có, như lời Kinh Thánh nói: “Trước tiên hãy tìm Nước Thiên Chúa trước rồi mọi sự sẽ được ban cho ngươi sau” (Mt. 6:33).
Khi Ðức Kitô yêu thương thì quà tặng quý nhất chính là con người Ðức Kitô. Cho một phần quà mới chỉ là cho một phần yêu thương thôi. Khi nào cho trọn vẹn con người của mình mới là cho tất cả. Nếu Ðức Kitô chỉ cho một phần quà thì Ngài chưa cho hết.
Tình yêu và biểu tượng
Yêu là muốn gần. Người ta không thể cứ ở xa rồi gởi biểu tượng của tình yêu thay thế cho tình yêu. Người ta không thể gởi quà tặng làm kẻ đại diện cho tình yêu để những quà tặng ấy yêu nhau. Yêu là muốn lại gần. Yêu là muốn có nhau. Như vậy làm sao người ta có thể nói Mình Thánh Chúa chỉ là biểu tượng?
Nếu bánh thánh không là sự hiện diện thật của Ngài, nếu Ngài không yêu tôi bằng con người thật thì tình yêu con người và Thiên Chúa sẽ cứ mãi mãi là dang dở. Chính điều này mới nghịch lý, chính điều này mới khó hiểu chứ không phải sự hiện diện thật sự thịt máu Ngài trong bánh thánh là điều khó hiểu.
Xét trong ý nghĩa yêu là cho đi trọn vẹn, yêu là cho đi tất cả, đương nhiên bánh thánh phải là thịt máu Chúa thật sự. Vì Chúa muốn ở gần tôi, với tôi, và trong tôi. Chúa không thể cử một biểu tượng đến ở trong tôi.
Khi nói bánh thánh chỉ là hình ảnh của Chúa, điều ấy mới thực sự khó hiểu. Vì làm sao một Thiên Chúa là tình yêu, đã chết trọn vẹn cho tôi trên thập giá, lại không muốn ở với tôi trọn vẹn mà chỉ gởi lại một biểu tượng ở lại với tôi mà thôi.
Hai câu hỏi
Khi đặt câu hỏi “làm cách nào” bánh có thể trở thành Mình Chúa là đặt sai câu hỏi.
Câu hỏi này chỉ là phần hậu của câu hỏi “tại sao” bánh lại trở thành Mình Chúa thật. Thí dụ, làm cách nào tôi gởi cánh hoa cho người tôi thương mến? Tôi có thể tự chân mình đi tới. Tôi có thể gởi người thay tôi cầm đến. Tôi có thể gởi qua bưu điện. Tôi có thể đặt mua và yêu cầu người bán hoa đem tới. Có nhiều cách.
Vấn đề là “tại sao” tôi lại tặng hoa cho người đó?
Câu hỏi động lực nào thúc đẩy tôi tặng hoa mới là câu hỏi thiết yếu. Không có câu hỏi này sẽ không có vấn đề tặng hoa. Có tặng hoa hay không? Câu hỏi này xác định có tình yêu hay không. Khi có tình yêu rồi, khi quyết định tặng hoa rồi, cách nào cánh hoa tới chỉ là câu hỏi phụ thuộc, nó phải bám vào câu hỏi trước.
Cũng như tôi có thể giết một người bằng nhiều cách khác nhau, bỏ thuốc độc, bắn súng, chém bằng dao, xô xuống sông. Có nhiều cách đưa đến cái chết. Cách nào, điều ấy không quan trọng. Trước quan tòa, tôi được tha tù hay kết tội tùy thuộc có một câu hỏi thôi: Tại sao tôi đã giết người, tự vệ hay để vui chơi?
Người nhận thư không băn khoăn, không khắc khoải người đưa thư là đàn ông hay đàn bà. Chẳng có người yêu nào cầm lá thư, rồi tìm kiếm những dòng chữ trong đó xem cách nào cánh thư bay tới đây, ông bưu điện đi xe đạp hay xe máy. Nhìn lá thư, tim họ hạnh phúc, họ chìm trong tình yêu. Họ chỉ hỏi tại sao người ấy lại gửi những dòng chữ này cho tôi. Câu trả lời xác định hạnh phúc đang có đó: Vì người ấy yêu tôi!
Ðối với Chúa cũng thế. Không phải làm cách nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa. Câu hỏi phải là: Tại sao bánh rượu lại trở nên Mình Máu Thánh Chúa? Và câu trả lời rất đơn giản, rất chính xác: Vì Chúa yêu tôi! Chúa muốn ở với tôi. Chúa muốn gần tôi.
************************
Chiếc bánh và tuổi thơ
Bà mẹ nghèo, cứ mỗi chiều thứ tư, lúc bà về nhà, thế nào cậu bé cũng được miếng bánh. Cậu vô tư nô đùa như thế với lũ bạn trước cổng nhà rồi đợi mẹ về. Cậu đã ăn miếng bánh như vậy bao nhiêu lần nhưng vô tâm thờ ơ.
Rồi một ngày, cậu băn khoăn, tại sao mẹ lại chỉ mua bánh cho mình vào chiều thứ tư? Cậu bé bắt đầu tò mò về thắc mắc ấy. Ngày nọ cậu muốn khám phá cái bí mật kia. Cũng một ngày thứ tư, lúc bà mẹ ra khỏi nhà, cậu bé chạy dõi theo xa xa.
Thứ tư là ngày hội của các bà mẹ. Sau phiên hội, các bà ngồi ăn bánh, uống nước trà, chuyện vãn với nhau trước khi về. Ðứng đàng sau tấm ván cửa sổ, cậu thấy các bà mẹ ăn bánh vui vẻ, riêng mẹ mình gói miếng bánh vào tấm giấy, cất vào túi. Bà chỉ uống nước thôi. Cậu nhìn mà thương mẹ, trong khi các bà kia ăn bánh vui vẻ thì mẹ mình chỉ uống nước.
Bây giờ cậu mới biết tấm bánh mỗi chiều thứ tư do đâu mà có. Không phải mẹ đi chợ mua, mà mẹ để dành cho mình. Càng nghĩ cậu bé càng thương mẹ. Xong họp, các bà mẹ chuẩn bị ra về. Cậu vội chạy trước, giả bộ như không biết gì, lòng hồi hộp tội nghiệp cho em. Như mọi lần, về đến cổng bà cũng lại gọi con:
– Mẹ có quà cho con.
Lần này cậu bé biết rồi. Mẹ có mua đâu, mẹ hy sinh nhịn ăn để dành cho con mà.
Cậu bé cầm miếng bánh ra đầu nhà. Nó nhìn miếng bánh trên tay và rớt nước mắt. Hình ảnh mẹ lại hiện lên rõ như ban chiều. Chung quanh cái bàn, bình nước trà, các bà mẹ vui cười ăn bánh, riêng mẹ mình chỉ uống nước. Cậu nhớ từng chi tiết, cái dáng điệu không mấy tự nhiên của mẹ, mẹ như rón rén cất miếng bánh vào túi kín đáo không muốn cho ai thấy. Lúc mẹ làm như thế chắc chắn mẹ nhớ tới đứa con của mẹ. Thế mà, từ bao lâu nay mình cứ ăn những miếng bánh ấy trong cái vô tâm chẳng biết đến lòng hy sinh của mẹ.
Cậu bé nhìn miếng bánh trên tay, nước mắt lăn dài trên má. Cậu thấy thương mẹ quá. Cầm miếng bánh trên tay lần này cậu không dám cắn. Cậu không thể vứt đi, đấy là tình thương của mẹ. Cầm mãi, sau cùng cũng phải ăn, đưa miếng bánh lên miệng, nước mắt cứ chảy thôi. Cậu bé nhai miếng bánh trong mếu máo.
Cậu không thấy cái ngọt của đường nữa mà là cái vất vả của người mẹ hy sinh cho con mình. Trong chất hy sinh ấy, vị ngọt của miếng bánh không là mùi sữa thơm mà là lòng thương con.
Từ ngày đó trở đi, cứ thứ ba là cậu lại băn khoăn về miếng bánh thứ tư hôm sau. Miếng bánh trở nên tấm bánh “thánh” vì lòng hy sinh của mẹ. Cứ mỗi chiều thứ tư, cậu bé bồi hồi biết rằng mẹ lại hy sinh vì con. Rồi lại ra đầu nhà, đứng ăn miếng bánh trong nước mắt.
Cái ngọt ở đầu lưỡi không phải là đường mà là hy sinh của mẹ. Một hương vị rất ngọt ngào cho trái tim tuổi thơ biết mình được yêu và biết yêu thương mẹ mình.
************************
Lạy Chúa,
Miếng bánh vẫn là một, nhưng cái khác biệt là cậu bé thực sự ý thức được miếng bánh ấy đến từ lòng hy sinh của mẹ. Nếu không, miếng bánh ấy chẳng có gì thay đổi nơi con người cậu bé, nó chỉ là miếng bột trộn với đường.
Mong sao con cảm nghiệm được Chúa trong bí tích Thánh Thể để con ao ước chuẩn bị thánh lễ như cậu bé chuẩn bị nhận miếng bánh của mẹ bằng nước mắt.
Con tin thật Chúa ngự trong bí tích Thánh Thể. Con kính thờ Mình Thánh Chúa. Con muốn hướng lòng con về Chúa mỗi khi đi đường nhìn thấy nhà thờ, vì con tin thật Chúa đang ở đấy với con.
Nguyễn Tầm Thường
From Langthangchieutim
Người ta định nghĩa “tha phương cầu thực” là đi nơi khác (ngoài quê hương) để kiếm ăn (mưu sinh!) Sau tháng 4-1975, chính quyến mới ở Việt Nam thường cho những người bỏ nước ra đi, đến một quốc gia khác sinh sống là để kiếm “bơ thừa sữa cặn,” vì miếng cơm manh áo, là những người “ tha phương cầu thực.”
Không ai hãnh diện phải bỏ quê hương, làng mạc, mồ mả tổ tiên để di cư sang xứ khác vì cơm áo. Một đất nước vì chính kiến khiến người ta phải bỏ nước ra đi, một đất nước không giữ chân được người dân làm ăn sinh sống trên quê hương mình mà phải bỏ xứ kiếm ăn, là một đất nước có những nhà lãnh đạo tồi.
Thử nhìn lại đất nước chúng ta ngày hôm nay, một xứ nông nghiệp mà lâm vào tình cảnh, đến mùa lúa, không có người canh tác. Hầu hết nông dân đều đã bỏ xứ ra đi tìm nơi khác, nghề khác để làm ăn. Chính quyền trước cảnh đất ruộng bỏ hoang đã hứa sẽ cung cấp giống lúa tốt, chịu mặn, nhưng con số nông dân chịu một nắng hai sương cấy cày không còn lại bao nhiêu. Ông Ðặng Thanh Quang, phó chủ tịch huyện Trần Ðề, Sóc Trăng kêu gọi cha mẹ, vợ con những người bỏ xứ hãy vận động họ quay về làm đất cho kịp vụ lúa mới…
Hồi tháng 9-2016, Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố bản “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016,” cho thấy, cơn sốt nông dân bỏ ruộng đồng, từ nông thôn ra thành thị giờ đã trở nên trầm trọng. Không chỉ nông dân ở miền Bắc, miền Trung là những nơi khí hậu không thuận lợi cho nông nghiệp, mà còn cả nông dân từ đồng bằng sông Cửu Long, nơi từ xưa được gọi là vựa lúa Đông Nam Á.
Theo cuộc tổng điều tra dân số của VN, từ năm 2009-2014, mặc dầu có 97,000 người từ nơi khác đến đồng bằng Cửu Long, nhưng từ 1984-89 đã có 92,000 người, năm 1994-99 có 230,000 người, năm 2004-2009 có 733,000 người, năm 2009-2014 có 544,909 bỏ vựa lúa Cửu Long để đi xứ khác mưu sinh, kiếm ăn. Tính ra trong vòng 30 năm, hơn 1 triệu rưỡi người đã bỏ xứ sở của mình, một nơi có tiếng là mảnh đất mầu mỡ, trù phú nhất Việt Nam để đi tha phương cầu thực. Trong mười tháng đầu năm 2016, tại Cà Mau có 26,000 bỏ xứ đi nơi khác làm thuê, Kiên Giang con số này là 20,000, Sóc Trăng là 10,000 người.
Đó là chuyện những nông dân của khu vực đồng nằng sông Cửu Long, còn ngư dân vùng biển của quê hương lại lâm vào cảnh tệ hại hơn. Họ không còn đánh bắt được trong vùng biển quê hương, một phần biển đã nhiễm độc, một phần ra khơi thì bị tàu lạ (Trung Cộng) xua đuổi đánh dập, bắt bớ, nên đành phải làm những ngư dân đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của các nước láng giềng.
Từ tháng 1-2013 đến tháng 3- 2017, đã có 134 tàu với hơn 1,000 ngư dân của tỉnh Bà Rịa (Xuyên Mộc – Long Điền) bị nước ngoài bắt giữ do xâm phạm vùng biển đánh bắt hải sản trái phép; trong đó, 132 tàu với 997 ngư dân bị Indonesia bắt giữ; hai tàu khác do Malaysia bắt giữ. Malaysia tố cáo lãnh hải của họ bị các tàu cá Việt Nam xâm phạm nhiều nhất. Dựa trên số liệu các vụ bắt giữ của nhà chức trách Malaysia trên Biển Đông, Bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Shahidan Kassim ngày 8/4 cho hay trong tổng số 273 vụ bắt giữ từ năm 2010 tới tháng 2 năm nay, các tàu cá Việt Nam chiếm phần lớn. Gần đây, ngư dân Việt Nam lại lân la đến Papua New Guinea và vùng biển Úc Châu để bắt trộm hải sâm, một số đã bị bắt tù và phạt tiền, khiến đại diện Bộ Nông Nghiệp Việt Nam phải sang Port Moresby, thủ đô của PNG để ký cam kết hứa ngăn chận ngư dân xứ mình đến trộm hải sâm ở đây nữa!
Biển Đông bị Trung Cộng khống chế, ngư dân Việt phải tha phương vào vùng biển cá nước khác kiếm ăn, lớp bị bắt, lớp bị giết, lớp bị săn đuổi, lớp bị bắn chìm.
Ngư dân miền Trung vốn tay chài tay lưới, sống với nghề biển lâu năm, nay trở thành công nhân “xuất khẩu” bất đắc dĩ, nôm na là bỏ nghề, lưu lạc đi làm thuê xứ người.
Xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) 20 năm trước, khi chưa có phong trào ra nước ngoài làm thuê (xuất khẩu lao động) thì xã này cũng như hầu hết đất ven biển miền Trung khác, lam lũ quanh năm, nhưng không đủ ăn, đói nghèo, cơ cực. Ngày nay nhờ đám tha phương cầu thực, làm thuê tận Nam Hàn, đường làng sạch sẽ, nhà cửa cất lên san sát, khang trang không thua gì nơi phố thị.
Chúng ta cứ tưởng tượng một xã ven biển, tính tới tháng 3-2016, đã có tới gần 2.700 người đang đi làm thuê ở Nam Hàn, Nhật Bản, Úc, Đài Loan…làng xóm mới được “đỏ da thắm thịt” như hôm nay!
Cũng như thế, Cương Gián, xã Đô Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) giàu có bậc nhất xứ Nghệ nhờ nguồn thu từ tha phương. Xã hiện có khoảng 2.000 người đi làm ăn ở các nước như Nam Hàn, Đức, Nga, Thái Lan, Lào… Nhờ nguồn ngoại tệ gửi về từ nước ngoài mà đến nay, xã có trên 1.000 nhà dân xây nhà lầu trị giá cả triệu đô la, trong đó có nhiều gia đình có xe hơi.
Hiện nay nhà nước có chính sách đào tạo cho ngư dân trong độ tuổi từ 18 đến 35, để đưa sang Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc làm thuê. Nhưng muốn đi sang các nước này, phải tốn kém một khoản chi phí khá lớn, số ngư dân không có tiền chạy “xuất khẩu” đã tìm cách trốn qua Tàu, làm thuê, như làm bánh kẹo, ở các nhà máy chế biến nhựa, nông sản và một số công trình xây dựng khu vực biên giới Việt Hoa.
Ở trong nước thì dân vào đến tận miền Nam, Vũng Tàu, Biên Hoà để làm ăn, vào biển Ninh Chữ để làm thuê, ai thuê gì làm nấy.
Với những ngư dân Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung, một khi biển chết, tương lai chết dần chết mòn theo, kéo theo nhiều nhóm ngành nghề khác đành phải ly hương kiếm ăn. Từ sau Tết, mỗi ngày hàng nghìn người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm thủ tục đi du lịch nước ngoài như Lào, Thái Lan, nhưng thực tế là đi tìm kế sinh nhai. Đây là khu vực giáp với các tỉnh miền Trung, chỉ cần đi xe hơi hơn nửa ngày trời là sang đến Lào và qua sông Mekong làm thủ tục nhập cảnh là được vào đất Thái Lan.
Ngày nay số người cầu thực ở Lào không ít, người sang Lào làm ăn cho biết: “Đi làm ở Lào, Thái là được gần nhà hơn, thủ tục không rắc rối, không tốn tiền vé máy bay!” Sở lao động Thương binh Nghệ An cho biết, lượng người làm hộ chiếu, giấy thông hành tăng đột biến, vào những ngày cao điểm có thể tới 1,200-1,300 người một này.
Một điều xót xa là ngày càng có nhiều học sinh ở các xã Lộc Sơn và Lộc Bổn (huyện Phú Lộc-Thừa Thiên) bỏ học để theo người thân sang Lào làm thuê, mà nhà trường và chính quyền không thể ngăn chặn… Nhiều năm trở lại đây, năm nào trường cũng có 30-40 học sinh bỏ học khiến cho các lớp học ngày càng trống vắng, số học sinh toàn trường giảm đáng kể.
Tỉnh Kiên Giang thì số nông dân rời quê đi làm ăn ngoài tỉnh tăng khá nhiều, chủ yếu do mất mùa bởi hạn hán và nước ngập mặn thời gian qua. Tại huyện An Biên, năm 2015, cả huyện có khoảng 6.000 lao động đi làm ngoài, trong 4 tháng đầu năm nay con số này đã tăng lên 1.400 người. Dân phải rời quê kéo cả nhà đi Saigon, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, thậm chí lên tận Tây nguyên làm thuê kiếm sống!
“Tha phương cầu thực” trở thành phổ biến vì những gia đình có thành viên tha phương thấy mình ra khỏi được cảnh bần cùng, đói rách.
Khổ một nỗi, đất nước nghèo đến nỗi người Việt Nam phải đi móc túi tha phương tận bên đất Nhật, bên Thái Lan.
Việt Nam thích làm cường quốc, thì lần này được gọi là cường quốc “tha phương cầu thực,” quốc sách là bỏ làng làm thuê, ở mướn lần hồi kiếm ăn.
Phiên xử blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa lên lịch vào ngày 29 tháng 6 tới đây. Tội danh mà cơ quan này nêu trong lịch xét xử đối với nhà hoạt động đang bị giam giữ là ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Nếu phiên xử diễn ra đúng như lịch mà Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa công khai thì sau hơn 8 tháng bị giam giữ để điều tra về những cáo buộc liên quan, blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra tòa để bị luận tội và nhận án.
Bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho Đài Á Châu Tự do biết đến thời điểm ngày 17 tháng 6 năm 2017 con gái của bà bị giam đúng 250 ngày mà bà không được cơ quan chức năng cho biết tin gì về người bị giam giữ, cũng như không cho thăm gặp.
Theo bà Nguyễn thi Tuyết Lan thì khi được luật sư Nguyễn Khả Thành, cho biết tin về lịch xử blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì bà thấy rằng như thế con gái bà vẫn còn sống.
Tin cho biết hai luật sư Nguyễn Hà Luân và Lê Văn Luân ở Hà Nội đã nhận được giấy chứng nhận bào chữa cho blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trong khi đó hai luật sư thuộc Đoàn Phú Yên là Nguyễn Khả Thành và Võ An Đôn đến ngày 17 tháng 6 vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận bào chữa theo như thư yêu cầu mà blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gửi từ trại giam ra.
Xin được nhắc lại blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nhà hoạt động lên tiếng mạnh mẽ về nhiều vấn đề tại Việt Nam như chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa; cổ xúy cho quyền con người; chống nạn công an bạo hành, bảo vệ môi trường sạch…
Về trường hợp nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga hiện đang bị giam giữ ở Trại tạm giam Công an Tỉnh Hà Nam cũng với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự, thì luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bà là Hà Huy Sơn vào ngày 17 tháng 6 có đơn đề nghị chuyển bà đến bệnh viện điều trị.
Đơn vừa nêu được làm sau ngày 16 tháng 6 khi luật sư có cuộc làm việc tại Trại tạm giam với thân chủ là bà Trần Thị Nga. Theo đó bà này bị hiện bị rách niêm mạc họng, suốt 20 ngày qua chỉ có thể ăn cháo khiến sức khỏe suy kiệt nhanh; trong khi đó điều kiện y tế và thuốc men của Trại tạm giam không bảo đảm khiến bệnh tình của bà Trần Thị Nga ngày càng trầm trọng.
Bản thân bà Trần thị Nga đã hai lần đề nghị Ban Giám thị Trại tạm giam cho đi bệnh viện chữa trị nhưng không được chấp thuận.
Theo luật sư Hà Huy Sơn thì theo luật của Việt Nam hiện nay trại trạm giam phải có trách nhiệm đưa bà Trần Thị Nga đi bệnh viện điều trị.
Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga bị bắt vào ngày 21 tháng 1 năm 2017. Bà là người tích cực hoạt động giúp những lao động xuất khẩu bị lừa’ đặc biệt những công nhân Việt ở Đài Loan nơi bà từng sang lao động. Bà cũng tham gia hoạt động cổ xúy dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam; lên án bất công, tham nhũng, hủy hoại môi trường…
DUYÊN PHẬN VÀ MỆNH SỐ
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Đây không phải một họp mặt sinh nhật bình thường như những lần trước. Đến đó tôi sẽ gặp lũ đông đủ lũ bạn “quỷ sứ” của trường tiểu học và trung học ngày xưa. Tất cả sẽ cùng nhau chứng kiến một chuyện không thể thể tin mà có thật. Chính tôi, là người được dự phần bí mật trong việc tổ chức, cũng vẫn phải chờ đợi, hồi hộp.
Hà là một người chị họ con bà bác, chỉ hơn tôi một tuổi và học cùng lớp nên hai chị em thân nhau hơn bạn. Hai đứa từ giã Hà Nội cùng gia đình di cư vào Nam và cùng định cư tại Tuy Hòa, cùng ở gần nhà nhau trong khu “Bắc Kỳ di cư” từ ngày “tóc còn để chỏm.”
Dù là vai chị nhưng vì xuýt xoát tuổi nhau, lại học cùng lớp nên hai đứa tôi vẫn mày tao. Hà và tôi lúc nào cũng ngồi bàn đầu và sát cạnh nhau vì chúng tôi vừa nhỏ tuổi lại vừa nhỏ con, cùng nổi tiếng là “cây gạo”. Chúng tôi thân nhau đến độ cắt tóc và mặc quần áo giống nhau. Ngoài giờ học ở trường, hai đứa thường đến nhà nhau học bài chung. Đi thi Tú Tài I ở Quy Nhơn và Tú Tài II ở Nha Trang đều ngồi cạnh nhau vì tên cùng vần.
Đậu Tú Tài Toàn xong, như chim rời tổ, mỗi đứa một nơi, Hoành vào Saigon học tiếp, Hà đi Nha Trang, riêng tôi ở lại Tuy Hòa đi làm giúp đỡ gia đình một thời gian.
Cuộc sống nổi trôi theo dòng đời, tôi thuyên chuyển vào Saigon, mãi đến năm 1974, mới tình cờ gặp lại Hà ở Chợ Bến Thành thì cả hai đã tay bế tay bồng, mỗi đứa đều có hai con gái và một con trai. Gia đình Hà rất hạnh phúc, hai vợ chồng làm cùng nghề. Phong, chồng Hà cưng chiều vợ hết mực.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 như cơn hồng thủy đổ ập lên đầu mọi người, chúng tôi mất liên lạc một lần nữa. Gia đình tôi may mắn được di tản và định cư tại Mỹ, còn Hà ở lại sống với gian truân thử thách. Phong bị đi tù cải tạo như hàng vạn quân dân cán chính khác. Hà lo sợ hoảng hốt vì chồng đi biệt tăm không trở về sau 10 ngày như lời hứa hẹn của chính quyền, cũng không có tin tức còn sống hay chết dù chỉ một lời nhắn.
Cũng như những gia đình của miền Nam phải đối mặt với cuộc sống mới khó khăn vô định, Hà bắt đầu bán tất cả những gì có thể, từ cái TV, tủ lạnh, bộ bàn thờ, giường tủ, bát đĩa, xoong nồi đến những bộ quần áo, giầy dép của hai vợ chồng đều từ từ bỏ Hà ra đi để đổi lấy gạo và thức ăn nuôi ba đứa con đang sức lớn mà không được ăn đủ no. Hà phải thoát ra khỏi cái vỏ ốc của một phụ nữ yếu đuối mong manh, bươn chải theo những người bạn đi buôn để có tiền nuôi con và chờ tin tức của chồng.
Rồi Hà được tin về Phong từ những trại tù ở những tỉnh miền Bắc xa xôi chưa bao giờ Hà nghe tên. Những chuyến thăm nuôi vất vả, ngủ đêm chờ đợi ở bến xe, rồi băng rừng lội suối, đi bộ trên những đoạn đường mấp mô gập ghềnh khó khăn để rồi nhìn thấy một hình hài quắt queo, nhăn nhúm của chồng chỉ làm Hà thêm quyết tâm cố gắng làm ra tiền dù phải vất vả trăm bề để nuôi chồng sống sót mong một ngày trở về.
Gần sáu năm sau, Phong ra tù, tinh thần và thể xác đều kiệt quệ. Hà đau lòng nhìn thấy chổng tàn tạ rũ rượi như tàu lá héo trong khi các con ở trường thì bị trù dập vì là “con của ngụy”, học thì bị nhồi sọ những giáo điều cũ kỹ, không tưởng, bịa đặt và láo khoét. Để phụ với mẹ kiếm sống, sau giờ học, chúng đi bán bánh kẹo nên phải học cách mánh mung, gian trá.
Thời ấy, bên cạnh phong trào đi bán chính thức đang rầm rộ, có những chuyến vượt biên không chính thức cũng diễn ra trong âm thầm, các con Hà cũng được tập nói dối trơn tru khi bị hạch hỏi tra gạn về những chuyến vượt biên hụt của gia đình.
Ngay khi Phong trở về từ nhà tù, hai vợ chồng đã quyết định phải tìm cách mang các con ra đi, dù có cùng bỏ mạng trên biển cả còn hơn sống trên quê hương mà như trong cõi chết. Cả gia đình đã vài lần cùng đi nhưng thất bại và đồng tiền Hà dè xẻn, dành dụm đã cạn dần, cuối cùng phải quyết định để Phong đi một mình trước rồi Hà sẽ tìm đường đem các con đi sau.
Ngày Phong ra đi, Hà đeo vào cổ anh sợi dây chuyền có tượng Phật Bà Quan Âm nhỏ bằng vàng giả, giống hệt như cái nàng đang đeo, Hà bảo anh rằng gặp cơn hoạn nạn thì nhớ cầu Phật Bà che chở. Ba tháng, rồi sáu tháng, chờ mãi không được tin tức gì của chồng, chỉ nghe người ta xì xào là chuyến ghe đó bị chìm, cả gia đình chủ tàu cũng không ai sống sót. Hà bèn liều mạng dùng mấy lạng vàng cuối cùng dẫn các con đi với gia đình một người bạn. May mắn thay mẹ con Hà đã đến được bến bờ tự do.
Năm 1983, tôi được tin Hà đã một mình vượt biển mang theo ba đứa con, Linh 14. Nga 11 và Nhi 4 tuổi, vừa được Lộc, người em kế rất thân với Hà, bảo lãnh ra San Diego ở với vợ chồng cậu ấy, cả gia đình tôi lập tức xuống vùng Nam California để gặp Hà.
Phút tương phùng, chúng tôi ôm nhau mừng rỡ trong nước mắt. Nhìn một Hà gầy guộc, đen xạm, dấu tích của những ngày lao động cơ cực, tôi không khỏi đau xót nhớ đến một Hà xinh đẹp, duyên dáng, ăn mặc thanh nhã nhưng hợp thời trang của thời đi học và trước năm 1975.
Hà ôm lấy tôi nức nở: “Anh Phong bỏ tao đi rồi Hằng ơi, gần một năm rồi còn gì.”
Tôi thương bạn quá đỗi nên an ủi: “Đã chắc gì, nhiều khi anh ấy trôi giạt vào một hoang đảo nào đấy thôi, từ từ xem.” Tôi nói nhưng thực sự không tin điều mình nói. Tôi nhìn những ngón tay xương xẩu của bạn mà lòng xót xa. Tôi đã ở lại mấy ngày với Hà và lũ nhỏ để chia sẻ, an ủi với Hà những bất hạnh, giúp ý kiến cho Hà trong những ngày đầu bỡ ngỡ nơi xứ lạ.
– Rất may là Hà và tụi nhỏ đã đến bến bờ tự do, thôi thì muộn còn hơn không! Hãy làm lại từ đầu, nước Mỹ sẽ là nơi cho chúng mặc sức học hành và phát triển tài năng. Tôi nói. Hãy nhìn về phía trước Hà ơi…
Mới vừa được tạm ổn dưới mái nhà của Lộc, “họa vô đơn chí” vẫn không buông tha người bạn khốn khổ của tôi.
Ở chung trong gia đình với người em được gần sáu tháng, Lộc mới trên ba chục tuổi đang khỏe mạnh, có việc làm tốt, bỗng nhiên đột tử chỉ sau một cơn nhức đầu. Hà đã lăn lộn vật vã khóc thương Lộc, người em mà Hà thương nhất trong các anh chị em. Được tin, dù đang bận việc sở cho cuối tài khóa, tôi cũng lập tức chạy xuống thăm để nâng đỡ tinh thần bạn tôi.
Tôi vừa bước vào cửa, Hà đã rũ xuống tay tôi như cây chuối bị đốn. Tôi chỉ còn đủ sức dìu Hà vào phòng đặt nằm trên giường, kéo gối và đắp mền cho thẳng thắn rồi ghé nằm xuống bên cạnh, tay tôi lại chạm vào đôi vai gầy gò đang rung lên từng hồi theo tiếng kể lể thảm thiết đứt quãng của bạn mà lòng đau như cắt.
Lúc đó tôi thực sự oán trách ông Trời. Chúa ơi, Phật ơi, các Ngài ở đâu mà để cho một người đàn bà chân yếu tay mềm như Hà gánh hết oan khiên khổ nạn của cuộc đời! Chỉ trong hai năm mà chồng mất tích, hai đứa em vượt biển bị chết và bây giờ cái phao cuối cùng để Hà bám vào cho sự sống cũng không còn nữa.” Tôi chỉ có thể nắm chặt hai bàn tay lạnh giá run rẩy của bạn như một lời hứa “bên mày luôn có tao, Hà ơi.”
Về lại San Jose, hằng ngày tôi điện thoại xuống an ủi, động viên và khích lệ tinh thần Hà để vượt qua những tai ương nghiệt ngã đeo đẳng. Phải mất mấy tháng Hà mới lấy lại bình tĩnh và lo cho cuộc sống thường nhật. Lúc đầu rất khó khăn vì Hà chưa biết lái xe và các con còn nhỏ.
Nhờ tính tần tiện và vén khéo, tiền trợ cấp cũng đủ cho mẹ con sống và ăn học. Cũng may, một mình lo cho bốn mẹ con vừa ăn vừa học lại thêm bài vở của mình, Hà không có rảnh một phút để buồn tủi cho thân phận cô đơn vất vả của mình trên đất lạ. Các con cũng biết thương mẹ khổ sở nên chịu khó học hành và ngoan ngoãn vâng lời mẹ dạy.
Tuy tiếng Anh hơi yếu, nhưng nhờ quyết tâm và vốn liếng chữ nghĩa có sẵn, Hà đã lấy được mảnh bằng đại học sau bốn năm miệt mài kinh sử. Hè năm 1987, Linh xong trung học và Hà đậu bằng cử nhân. Tôi xuống San Diego dự lễ ra trường của hai mẹ con. Chúng tôi thật là hạnh phúc!
Biết là Hà không có thì giờ và tâm trí để đi mua sắm, thỉnh thoảng trong những chuyến công tác xuống Santa Ana, tôi vẫn ghé thăm Hà cùng 3 đứa con và những khi đi “shopping”, thấy quần áo hay ví tay mà tôi thích, tôi mua luôn một cặp, để hai đứa tôi vẫn còn được mặc quần áo giống nhau như ngày xưa còn bé.
Khi chúng tôi có thì giờ tâm sự, tôi nói bóng gió xa gần về sự lẻ loi đơn chiếc của Hà:
– Mày cứ thui thủi một mình làm tao không yên tâm tí nào.
– Còn đám con tao đấy thôi. Hà ngắt lời.
– Con khác. Chúng nó có đời sống riêng. Mày phải cần kiếm một bờ vai của một người đàn ông cho mày tựa những lúc cuộc đời làm khó mày, hay những lúc mày ốm đau xuống tinh thần là những điều không đứa con nào có thể cho được.
Lúc nào Hà cũng gạt đi:
– Tao đã sống quá nửa đời người, qua bao nhiêu khổ đau nghiệt ngã, đâu còn thiết tha gì chuyện tình ái. Tao chỉ mong cho mấy đứa nhỏ ăn học thành tài, sống cuộc đời ngay thẳng đạo đức như ông bà nội ngoại và vợ chồng tao đã dạy, muốn vậy thì chính tao phải là một tấm gương tốt cho chúng nó noi theo, với lại…
Tôi ngắt lời:
– Với lại gì?
Hà ngập ngừng:
– Với lại… tao vẫn có một linh tính mơ hồ là anh ấy chưa chết cho nên tao vẫn…đợi. Mày có nghĩ tao hoang tưởng thì tao cũng đành vậy thôi.
Không chịu thua, thỉnh thoảng tôi vẫn gợi tên những người đàn ông yêu mến Hà và muốn cho Hà hạnh phúc. Họ thấy không cách nào gây được sự chú ý của Hà nên đã nhờ cậy đến tôi, nhưng những lời bóng gió, khuyên nhủ, dỗ dành của tôi đều như gió thoảng mây bay, Hà vẫn một mực ôm ấp và gìn giữ tình yêu cho chồng. Bây giờ Hà đã 60, nhưng tình yêu ấy không hề suy giảm.
Hà cũng tâm sự về con. Thằng Linh có tính nghệ sĩ, nó nói với tao rằng:
– Từ bé con đã mê hội họa và đàn dương cầm, con xin phép Me cho con học hai môn này.
– Me biết con thích những thứ đó, nhưng hãy thực tế một chút đi con. Gia đình mình nghèo, con là anh cả trong nhà thay ba con làm cột trụ gia đình, con nên chọn một nghề có thể nuôi sống gia đình và giúp đỡ bà con nội ngoại còn đang sống nghèo khổ thiếu thốn ở Việt Nam. Sau này, con vẫn có thể học thêm những món ưa thích kia cho con vui và giải trí, nghe lời me đi con.
Thế là Linh chọn nghề bác sĩ, ngành giải phẫu cho Mẹ vui lòng với lý do rất nhân bản là để cứu giúp những người đau ốm bệnh tật ngoài việc kiếm đủ tiền nuôi gia đình. Nga là một đứa con gái hiền lành, nền nếp dễ bảo, lúc nào cũng muốn làm vừa ý mẹ, nó học làm dược sĩ để cùng hợp tác với Linh trong vấn đề thuốc thang cho bệnh nhân. Hai anh em vẫn thường bàn cãi sôi nổi về những phát minh y khoa và dược khoa.
Nhi, bé út nhưng ngỗ nghịch và hay lý sự nhất nhà.
Mặc dù rất thương mẹ, nhưng đôi khi cũng làm phật ý mẹ, Nhi luôn làm theo ý mình. Nó bảo trong nhà có hai bác sĩ là quá nhiều rồi, nó muốn làm kỹ sư. Nhờ có dòng máu thông minh của cả ba lẫn mẹ, Nhi đã trở thành một chuyên gia xuất sắc trong ngành của mình và làm chủ nhiều bằng phát minh.
Người bạn mà tôi rất thương yêu và khâm phục ấy, một người đàn bà chân yếu tay mềm như thế đó, trải qua bao nhiêu gian truân, đau thương trong cuộc đời, đã đơn thương độc mã chiến đấu với cuộc sống mới khó khăn trên đất Mỹ, bắt đầu với hai bàn tay trắng cùng ba đứa con nhỏ dại và mấy cái khăn tang dấu kín trong lòng đã vượt thoát khỏi nghịch cảnh, tự xây dựng cho mình một cơ sở làm ăn vững vàng nhờ bản tính trung thực, nhã nhặn và ba đứa con thành công trong những lãnh vực khác nhau.
Đã gần 35 năm, kể từ ngày mẹ con Hà đến được nước Mỹ. Còn số phận của Phong, người chồng mất tích trong chuyến vượt biển trước đó thì sao?
…
Sau chín ngày lênh đênh trên biển cả, con tầu hết dầu, chết máy, thả neo trông đợi thuyền tàu nào tới cứu. Rồi ngày qua ngày, không thấy gì ngoài bầu trời mênh mông và biển dữ cuồng nộ. Khi thì mưa tầm tã, lúc lại nắng chang chang rát mặt, đêm bao la đen tối đến rợn người. Những mảnh khăn trắng treo trên cột buồm không mảy may làm xúc động những con tầu đi ngang, những lời lạy lục van xin cũng không động tâm những người trên các chuyến tàu vô tình kia.
Mỗi ngày là một thách đố cho sự sống còn của mấy chục mạng người trên chiếc thuyền mong manh ấy. Lương thực đã hết. Cái chết đầu tiên đã làm mọi người hoang mang, hoảng loạn. Ngày hôm sau, hôm sau nữa lại thêm những cái chết cô đơn trong đói khát, nằm ngồi ngổn ngang. Tiếng khóc than tuyệt vọng tắt dần, Phong cũng chỉ còn sức để lặng lẽ cầu nguyện.
Thuyền cứ lênh đênh trôi cho đến khi vừa nhìn thấy bờ ở xa xa thì chiếc tàu bị đội lên, một tiếng soạc khủng khiếp và chiếc tàu bị nứt rạn do đá tảng cứa vào, tiếng la hét vang dội, nhưng không ai còn sức lực nào để có thể bơi vào được tới bờ.
Phong chỉ nhớ được rằng khi chiếc tàu lật úp, đập lên người Phong, chàng thấy đau nhói ở đùi bên trái và máu ra lênh láng, chàng cố vẫy vùng trong tuyệt vọng, cuối cùng bám được một mảnh gỗ của chiếc ghe, phó mặc cho số mạng…
Sau cơn trôi dạt vô vọng không biết bao lâu, Phong bỗng thấy quanh mình lao xao tiếng người, rồi chàng dần hồi tỉnh. Một thanh niên cho Phong biết là khi tàu của họ được vớt sau khi đã chết gần hết thì thấy trên bờ xa xa hình như có một thân người, họ đến nơi thấy chàng còn thoi thóp thở nên kéo chàng nhập chung vào nhóm người cùng ghe của họ và tất cả 9 người đều được hội Hồng Thập Tự chăm sóc sức khỏe.
Phong bị con thuyền đập vào gẫy chân trái, máu ra nhiều mà không được cứu chữa ngay, nên bị nhiễm độc và bác sĩ phải cưa chân trái của chàng tới trên đầu gối.
Lúc tỉnh dậy, Phong thấy mình cụt một chân, tay trái bị bó bột, toàn thân đau đớn vì xương sườn bị dập. Thấy mình đã thành người tàn phế, chàng không muốn sau này trở thành gánh nặng cho vợ con nếu chàng may mắn tìm được họ vì vậy chàng chỉ muốn tự vẫn, hóa kiếp cái hình hài dị dạng này cho xong một đời người. Một tuần sau mọi người đã có mặt trên đảo Pulau Bidong, Malaysia.
Nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, nhất là sự chăm sóc tận tình của một nữ y tá người địa phương tên Wani Avarat và lời khuyên răn của những thuyền nhân khác, Phong dần dần nguôi ngoai nhưng vẫn nhất quyết không trở thành một gánh nặng cho vợ con với một tinh thần sa sút và một thân xác tàn tật.
Cô y tá Wani, một người đàn bà trẻ góa chồng và không có con, tìm thấy trên mặt của chàng còn phảng phất nét thông minh tuấn tú của một người có học thức dù bao năm bị tù đầy vùi dập và chuyến vượt biển thập tử nhất sinh của Phong nên ngoài việc lưu tâm săn sóc thể chất, cô luôn luôn động viên tinh thần cho Phong. Chờ khi Phong tỉnh táo, cô đã đề nghị với chàng để cô bảo lãnh ra sống với cô ở Mã Lai với lời hứa là Phong có thể đi tìm và trở về với gia đình của chàng bất cứ lúc nào.
Nhờ có sự khuyến khích của cô Wani, Phong dần dần hồi phục. Sau khi đã được lắp chân giả, Phong đi học lại và cũng theo ngành y tá. Hai người sống với nhau hạnh phúc cho đến hai năm trước đây, cô Wani bị bệnh ung thư. Để đền đáp mối ân tình cho người đã cứu mạng sống của mình, Phong đã tận tụy săn sóc Wani, nhưng cuối cùng, Wani vẫn không thể vượt qua cơn bệnh ngặt nghèo. Hai năm trước đây, Wani đã giã biệt cõi đời.
Từ đó Phong xin làm thiện nguyện và rồi trời đã xếp đặt cho chàng có cơ duyên làm việc cùng toán với Linh, một bác sĩ giải phẫu từ Hoa Kỳ sang làm thiện nguyện tại một làng nghèo bên Mã Lai.
Ngày cuối của công việc thiện nguyện, sau khi đã hoàn tất một ca giải phẫu cho bệnh nhân, Bác sĩ Linh mời y tá Phong ra ngoài sân bệnh viện uống cà phê cho tỉnh táo. Sau mấy ngày làm việc với ông y tá đứng tuổi của địa phương có nước da nâu sạm và đôi tay gân guốc, hai người đều đeo khẩu trang nên Linh không thấy rõ chi tiết trên khuôn mặt, ngoại trừ đôi mắt sâu thẳm u uẩn của ông ta. Nay xong công việc, khẩu trang đã gỡ bỏ, thong thả bên ly cà phê, bác sĩ và y tá biết nhau cùng là người Việt, trò truyện bằng tiếng Việt, Linh bỗng cảm thấy một cái gì gần gũi thân quen khác thường.
Khi ông Phong cúi xuống dập tàn thuốc lá, nhìn khuôn mặt khắc khổ của người bạn lớn tuổi mới quen, Linh bỗng giật mình khi thấy trên cổ ông ta một sợi dây chuyền có tượng Phật Bà. Phải rồi, cũng sợi dây chuyền ấy, tượng Phật Bà ấy, Linh từng thấy Mẹ mang trên cổ hàng ngày. Cho tới bây giờ, thỉnh thoảng mẹ vẫn mân mê cái tượng đã xám xỉn lâm râm lời cầu nguyện. Linh kiên nhẫn gợi chuyện và ngồi yên lắng nghe về chuyến hải hành đầy khủng khiếp của Phong.
Bây giờ thì Linh đã chắc chắn người y tá già ngồi trước mặt là người cha mất tích suốt tuổi niên thiếu của mình vì nơi chốn và ngày đi của ông ấy đều trùng hợp với cha mình. Hai bố con nhận ra nhau. Linh ôm ông, chàng khóc như chưa từng khóc trong đời, chàng thương cho sự bất hạnh của Ba và nhất là cho Mẹ đã bao năm vò võ ở vậy nuôi con chờ chồng.
Trên đây là chuyện do chính Linh kể lại cho tôi nghe. Chú bé 13 tuổi khi theo mẹ đến Mỹ năm xưa nay đã là một bác sĩ giải phẫu 48 tuổi. Hàng năm, thay vì đi du lịch ngắm thắng cảnh thế giới, Bác sĩ Linh dành 2 tuần lễ nghỉ phép, đi theo đoàn thiện nguyện đến chữa bệnh ở những nơi mà người dân thiếu may mắn trong vùng Đông Nam Á. Nhờ đó mà sau 35 năm thất lạc, bố con có dịp nhận ra nhau.
Giấc mơ đoàn tụ bao năm thành sự thật. Sinh nhật mẹ Hà cũng sắp tới. Đâu còn món quà sinh nhật nào quí hơn. Mọi thủ tục bảo lãnh, đưa Bố Phong từ Mã Lai vào Mỹ được lặng lẽ hoàn tất. Mọi diễn tiến, với sự đồng ý của bố, anh em Linh giữ kín, mẹ Hà hoàn toàn không hay biết.
Là người thân trong nhà, tôi được các cháu của Hà nhờ mời dùm đông đủ các bạn học cũ của chúng tôi từ thời ở Tuy Hoà về dự sinh nhật mẹ năm nay. Nhưng cũng chỉ tới giờ chót, mới được cho biết câu chuyện, mà còn nghe cháu Nga dặn đi dặn lại “không cho mẹ biết trước, nghe dì”.
*
Sinh nhật của Hà năm nay được tổ chức tại nhà cháu Linh. Tuổi bẩy mươi sắp đến, nhưng Hà vẫn tươi tắn, rạng rỡ cùng các con chào đón các bạn cũ, bạn mới. Trong phòng khách rộng lớn của ngôi nhà, bánh sinh nhật và các bàn ăn đã sẵn sàng. Đúng giờ phút định trước, ánh sáng thay đổi. Hà được mời đứng giữa Linh và Nhi, con trưởng và con út. Tất cả được thông báo bắt đầu những phút trân trọng nhất của đông đủ gia đình cùng ra mắt trong tiệc sinh nhật.
Linh rời mẹ, trong lễ phục nghiêm chỉnh, bước lên mấy bước, cầm micro, hướng về phía mẹ Hà:
– Thưa Mẹ. Chúng con xin cám ơn Mẹ và tất cả bà con bạn bè có mặt hôm nay. Đây là lần đầu tiên đông đủ gia đình ta cùng mừng sinh nhật mẹ. Xin mẹ cho phép con có vài lời về gia đình chúng ta. Hơn bốn mươi năm trước đây, Sàigòn sụp đổ, miền Nam đổi chủ, bố chúng con phải đi tù cải tạo.
Từ ngày ấy, tuy còn là đứa trẻ mới sáu bẩy tuổi, con vẫn không quên những ngày tháng mẹ vất vả, cực nhọc thay bố nuôi chúng con. Sau 6 năm tù đầy, trở về với gia đình không được bao lâu, mẹ lại phải cắn răng để Bố một mình ra đi và từ đó mất tích. Có tin chuyến tầu vượt biển có bố đi theo đã tan tành, không còn ai sống sót. Sau nhiều tháng vô vọng, mẹ lại một mình mang chúng con ra đi, lo cho chúng con thành người trên đất Mỹ. Đã 35 năm qua, hàng ngày, mẹ không ngừng cầu nguyện gia đình có ngày được đoàn tụ. Hôm nay, xin Mẹ quay nhìn sang phía trái…
Không chỉ Hà mà tất cả cùng nhìn theo hướng tay của Linh. Từ bao giờ, trên lối đi từ phía cầu thang, em gái Nga của Linh xuất hiện trong áo dài vàng rực, bên vai Nga là một người đàn ông cao gầy. Trong ánh nến bập bùng ven lối đi, cả hai đang bước ra. Từng bước. Từng bước chậm.
Cả sảnh đường bỗng im lặng tới mức nghe được từng hơi thở.
– Thưa Mẹ, Linh tiếp tục nói, em Nga đang cùng Ba bước về phía Mẹ. Hôm nay Ba đã trở về từ một nơi xa xôi để dự lễ sinh nhật của Mẹ và đoàn tụ với gia đình. Và thưa Ba, Mẹ và em Nhi đang chờ Ba. Thưa bà con, thưa các bạn, sau bao năm cầu nguyện, đây là lần đầu tiên Ba Mẹ chúng tôi chúng tôi thấy lại nhau. Cám ơn Trời Phật đã đáp ứng lời cầu nguyện kiên trì của bốn mẹ con mình.
Hai bố con Phong và Nga đã đến trước mặt mẹ con Hà. Họ đứng lặng nhìn nhau. Hà bước tới, tưởng như mình đang bước trong cơn mơ. Đúng Phong đây rồi, Phong bằng xương bằng thịt vẫn thường hiện ra trong giấc ngủ của nàng làm lệ ướt gối chăn. Dù có bao nhiêu nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt, dù có bao vết thương, vết sẹo trên thân thể chàng, dù Phong có bước đi chân thấp chân cao, đây vẫn là người chồng mà Hà một đời yêu thương mong nhớ và chung thủy đợi chờ. Họ lặng lẽ ôm nhau. Linh cũng đã lặng lẽ bước lại đứng cạnh bố mẹ và các em. Đúng là đông đủ cả nhà đang đoàn tụ. Cả sảnh đường đang im lặng bỗng cùng lúc vỡ òa. Rồi Phong sẽ nói, Hà sẽ nói, không biết bao lời chúc tụng sẽ được nói lên.
Ai bảo là “phước bất trùng lai?”
Cuối cùng thì bạn tôi sau những đau thương, mất mát khủng khiếp trong cuộc đời, bây giờ được đền bù xứng đáng. Tôi trao cho Hà món quà sinh nhật của tôi tặng và Linh được yêu cầu đọc mấy dòng tôi viết trong tấm thiệp mừng bạn. Đó là mấy câu thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh:
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Tôi đã chép những câu thơ trên cho bạn tôi và viết thêm đoạn tường thuật này tặng chung các Bà Mẹ Việt Nam.
Lê Nguyễn Hằng
Chị Nguyễn Kim Bằng gởi
HIỆN TƯỢNG LẠ TẠI CÁC BỆNH VIỆN MẤY HÔM NAY
Tác giả: Đào Hiếu
Mấy hôm nay, tại một số bệnh viện lớn ở Sài Gòn như Chợ Rẫy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Ung bướu Gia Định… đã đồng loạt xảy ra hiện tượng các nhân viên y tế như y công, y tá và cả bác sỹ nữa… đều không chịu làm việc.
Chúng ta đều biết, tại các bệnh viện này, bệnh nhân rất đông: một giường nằm hai, ba người mà vẫn không đủ chỗ, các bệnh nhân phải chui dưới gầm giường mà nằm, hoặc phải vác chiếu ra nằm ngoài hành lang…
Bệnh viện nào cũng nghẹt người, nằm ngồi lổn ngổn lảng ngảng, lăn lóc như đất đá, phế liệu… vô thừa nhận.
Các nhân viên bệnh viện thường đi làm lúc 7 giờ 30 để chuẩn bị các thứ cho bác sỹ khám bệnh vào lúc 8 giờ sáng.
Bỗng dưng mấy hôm nay trật tự ấy bị đảo lộn nghiêm trọng: Các y công, y tá, nhân viên y tế… thay vì tới bệnh viện để chuẩn bị các thứ như thường lệ, thì họ lại chen nhau đi dọc theo các hành lang chật ních người, gây tắt nghẽn lối đi.
Cả trăm nhân viên y tế ấy đi chưa hết các dãy hành lang thì đã đến 8 giờ, là giờ bác sỹ khám bệnh.
Nhưng khi các bác sỹ đến bệnh viện thì họ cũng không chịu khám cho các bệnh nhân mà cứ đến tận giường bệnh, cúi chào từng người một. Nếu là giường một người thì họ cúi chào một lần. Nếu là giường có hai, ba bệnh nhân thì họ phải cúi chào hai, ba lần.
Chào giáp vòng xong, coi đồng hồ thấy đã chín giờ, vừa định lấy ống nghe ra khám bệnh thì nghe dưới gầm giường có tiếng gọi:
-Bác sỹ ơi. Chúng tôi đang nằm dưới đít giường nè, sao bác sỹ không chào? Bộ ông khinh tụi tui hả?
Bác sỹ không muốn bị mang tiếng là kỳ thị, là lười biếng… nên bèn phải đi lom khom, cúi nhìn vào gầm giường để chào từng người. Nhưng vì phải vừa lom khom vừa chào nên chỉ được 15 phút thì mỏi quá chịu không thấu. Mà bỏ sót họ thì không hoàn thành nhiệm vụ bộ trưởng giao, nên bác sỹ đành phải bò xuống sàn, vừa bò vừa chào. Nhưng bò riết đau đầu gối quá, bác sỹ phải gục xuống thở.
Lát sau thấy hơi khoẻ khoẻ, liền cố bò tiếp, nhưng cũng chỉ được chừng mười phút thì đuối, mà bệnh nhân nằm dưới gầm giường thì nhiều quá. Bác sỹ đành phải nằm bẹp xuồng nền nhà, trườn tới, nhích tới từng chút, từng chút như những người què ăn xin ngoài chợ Cầu Muối..
Cuối cùng mệt quá, bác sỹ liền ngất xỉu.
Mấy cô y tá hoảng hốt đem băng ca đến khiên bác sỹ đi cấp cứu. Khi ngang qua các dãy hành lang, họ nghe tiếng kêu gào của các bệnh nhân đang nằm vật vạ ngổn ngang ở đó:
-Bác sỹ ơi! Còn chúng tôi nữa! Chúng tôi đang nằm ở đây. Sao bác sỹ không chào?
Một cô y tá bực mình hét lên:
-Chào, chào cái con khỉ! Chào từ 8 giờ sáng tới 12 giờ trưa, ngất xỉu rồi, chưa đủ sao?!
Nhưng cuối cùng họ cũng đưa được bác sỹ tới phòng cấp cứu.
Vì đã đúng ngọ nên các nhân viên y tế và cả bác sỹ trực đều đang ăn trưa ngoài căn-tin.
Mấy cô y tá bèn chạy ra căn tin.
-Thưa bác sỹ, đang có bệnh nhân bị ngất xỉu trong phòng cấp cứu.
Vị bác sỹ trực cấp cứu nói:
-Hết giờ làm việc rồi. Các cô không thấy tôi đang ăn cơm sao?
-Nhưng thưa… bệnh nhân này là bác sỹ Dũng, khoa nội.
Bác sỹ cấp cứu liền đặt chén cơm xuống bàn, hỏi:
-Có chuyện gì với bác sỹ Dũng vậy?
-Dạ thưa bác sỹ, bệnh nhân đông quá, ổng cúi chào không xiết, mệt quá nên ngất xỉu.
Bác sỹ cấp cứu bèn vội vàng chạy về phòng, đến bên giường bệnh, đưa tay bắt mạch. Ngay lúc ấy bác sỹ Dũng mở mắt ra, thì thào:
-Khoan đã. Ông… ông… chưa được phép bắt mạch tôi.
-Tại sao?
Bác sỹ Dũng hổn hển:
-Vì…vì…ông chưa… chưa cúi… cúi… chào bệnh nhân.
Ngày 17/6/2017
ĐÀO HIẾU
Vén màn lịch sử: Con tàu Nô-ê huyền thoại là có thật và những phát hiện chấn động về Đại Hồng Thủy tại Biển Đen
Báu vật quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ: Tàu Nô ê được tìm thấy gần ngôi làng Thổ Nhĩ Kỳ Üzengili ở thôn Doğubeyazıt
Theo truyền thống Kitô giáo, chiếc thuyền Noah đã bị mắc kẹt trên núi Ararat. Đây là ngọn núi cao nhất trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, mà đỉnh cao là tại 5137 mét độ cao so với mực nước biển.
Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với thế giới rằng: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ataturk, cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ… đã công nhận khám phá của nhóm thám hiểm Ron Wyatt. Đây là kết quả của nhiều chục năm nghiên cứu.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m so với mực nước biển ấy là con tàu của Nô-ê. Khu vực này trở thành công viên quốc gia, báu vật quốc gia của họ.
Đây là một trong những phát hiện lịch sử học và khảo cổ học vĩ đại nhất, cho thấy Đại Hồng Thủy và con tàu Nô- ê là sự thật.
Tọa độ con tàu: 39 26’ 26.09″ Bắc, 44 14’ 04.29″ Đông. Hình ảnh vệ tinh
Con tàu nằm giữa một dòng bùn cổ. (Ảnh chụp năm 1959)
Phần đầu tiên của cuộc nghiên cứu là kiểm tra vật thể và đo lường kích thước của nó. Vật thể trông giống phần thân của một con tàu lớn. Một đầu nhọn là mũi tàu, còn đầu kia bo lại là đuôi tàu. Khoảng cách từ mũi đến đuôi là gần 160m.
Trên mạn phải của con tàu, gần đuôi (điểm B) có 4 thanh lồi ra khỏi phần đất bùn, cách đều nhau, được xác định là các sườn khung của thân tàu. Đối diện với chúng, ở bên mạn trái, có một thanh sườn cũng lồi ra khỏi đất bùn (điểm A). Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy hình dáng uốn cong của nó. Xung quanh đó là rất nhiều sườn khung khác, phần lớn bị chôn vùi trong đất, nhưng kiểm tra kỹ đều có thể thấy được.
Gỗ của con tàu đã bị hóa thạch. Các chất hữu cơ đều đã bị thay thế bằng khoáng chất, chỉ còn lại hình thù và dấu vết của các thanh sườn tàu.
Mắt người chỉ nhìn được vật thể nhờ ánh sáng phản chiếu từ nó. Để nhận ra những vật thể nằm bên dưới mặt đất, các nhà khoa học sử dụng sóng siêu âm xuyên qua mặt đất. Kỹ thuật này thường được dùng để xác định vị trí dầu mỏ và các khoáng chất khác. Thiết bị để làm việc này được gọi là Radar xuyên đất (máy GPR).
Kết quả radar scan: Radar ngầm đã giúp xác định rõ các cấu trúc bên dưới mặt đất. Chúng hoàn toàn đối xứng và có bố cục rất hợp lý. Đây là những kích thước chính xác như được mô tả của con tàu trong Kinh Thánh
– Ron Wyatt cho biết.
Bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch này, người ta tìm thấy dấu vết của những cây đinh sắt.
Kiểm tra cho thấy phần keo dán rỉ ra từ các lớp gỗ dán. Bề ngoài của mẫu vật từng được phủ một lớp nhựa đường, cũng đã hóa thạch.
Những cây đinh sắt bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch. Cây đinh tán cắm ngập vào phần thân gỗ hóa thạch. Kết quả phân tích cho thấy nó được làm bằng một loại hợp kim, trong thành phần có chứa cả nhôm. Chứng tỏ thời đó nhân loại có công nghệ rất cao.
Cách con tàu vài cây số, người ta tìm thấy nhiều khối đá rất lớn, một số dựng đứng trong khi số khác nằm dài trên mặt đất. Những khối đá này có khối lượng lên đến cả tấn, và có lỗ xuyên qua thân mình. Các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng chúng là những cái neo, còn những cái lỗ là để buộc dây thừng. Nói cách khác, đây chính là những tảng đá mỏ neo.
Đại Hồng Thủy và con tàu Nô ê
Đại hồng thủy là đại thảm họa khủng khiếp được nhắc đến trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới. Nó được miêu tả là một trận lụt cực lớn và là sự trừng phạt của Thiên Chúa do sự suy đồi đạo đức, thoái hóa biến chất của loài người. Duy nhất Nô-ê nghe theo lời chỉ dạy của Thần làm chiếc tàu và sống sót
Toàn bộ trái đất đã được che phủ bằng nước vài km chiều cao. Nước dâng lên cao hơn cả những đỉnh núi cao nhất, vào ngày 17 tháng 2, mưa 40 ngày đêm và nước dâng lên liên tục trong 157 ngày.
Trước đó, vì muốn lưu lại con người và giống vật để phát triển một nhân loại mới sau thảm họa, Thần đã phán truyền cho ông Nô-ê: “Ngươi sẽ làm tàu thế này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên.” (Sáng Thế 6:15-16).
Ngoài ra, Thần cũng hướng dẫn ông Nô-ê cách thức để sinh tồn và bảo tồn giống động thực vật trong tàu: “Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng.” (Sáng thế 6:19-21).
Sau đại hồng thủy, chỉ có gia đình Nô-ê còn sống sót cùng các loài vật mỗi giống một cặp đôi, trên con thuyền Nô-ê.
Và đây là mẫu vật hóa thạch các nhà khoa học thu được tại hiện trường, có niên đại đúng thời điểm kể trong Kinh Thánh:
Mẫu phân động vật hóa thạch.
Trái: gạc hươu hóa thạch. Phải: một chùm lông mèo.
Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con quạ bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con quạ không tìm được chỗ đậu chân vì nước chưa rút, nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Nô-ê biết là nước đã giảm xuống, mặt đất đã trở lại.
Mô hình con tàu Nô-ê bằng kích thước thực đúng như mô tả được các nhà khoa học dựng nên.
Những nghiên cứu mới đây tiếp tục khẳng định Đại Hồng Thủy và con tàu Nô ê
Tiếp sau những nghiên cứu vào những thập niên 70, 80, vào tháng Chín năm 2004, những nhà khoa học từ một số tổ chức, trong đó có Robert Ballard của National Geographic Society, người đã nổi tiếng với việc phát hiện ra xác tàu của “Titanic”, đã tiến hành một cuộc thám hiểm tại Biển Đen (khu vực Thổ Nhĩ Kỳ). Họ phát hiện ra rằng biển nội địa này không phải luôn luôn như chúng ta thấy ngày nay.
Biển Đen -nó có thể đã hình thành từ một hồ nước khổng lồ của nước đen mà những con sóng đã đột nhiên tăng lên rất nhanh chóng, tại một thời điểm cụ thể trong lịch sử. Tất cả mọi thứ đã biến mất đột ngột đến mức những người dân sống trên bờ đã bị buộc phải rời khỏi ngay lập tức tới các vùng an toàn hơn, buộc họ phải bỏ lại đằng sau ngôi nhà của mình, công cụ của mình, vv
Phát hiện này là minh chứng rằng vùng dọc bờ Biển Đen là từng là nơi sinh sống sầm uất trước cơn Đại Hồng Thủy. – Fredrik Hiebert.
Đầu năm 2006, giáo sư Porcher Taylor cũng đã thông báo rằng sau khi nghiên cứu sâu rộng trong nhiều năm nhờ sự giúp đỡ của các hình ảnh vệ tinh, các kích thước của vật thể con tàu tại hiện trường cũng như mọi đặc điểm của nó tương ứng một cách hoàn hảo với con thuyền được mô tả trong Kinh Thánh.
Những câu chuyện Kinh Thánh của nhiều nước đã kể lại một sự thực lịch sử: Đại Hồng Thủy và con tàu Nô- ê
Các “huyền thoại” Kinh Thánh của Đại Hồng Thủy được đề cập trong các tài liệu lưu trữ của các dân tộc khác nhau, bao gồm cả người Hindu, người Sumer, người Hy Lạp, các Acadians, người Trung Quốc, các Mapuches, các Mayas, người Aztec và người dân trên đảo Phục Sinh.
Trong tất cả những câu chuyện này, các chi tiết giống nhau một cách đáng ngạc nhiên. Đều là đã có cảnh báo từ các Thần về việc phải xây dựng một chiếc tàu, để có thể sống sót qua cơn Đại Hồng Thủy và để phục hồi sau đó sự sống trên hành tinh. Nhưng loài người đa phần cười không tin. Duy nhất chỉ có Nô-ê tin nghe và làm theo lời dặn của Thần.
Sự chuẩn xác tuyệt đối giữa các dữ liệu lịch sử và phát hiện của các nhà khảo cổ
Sử thi Gilgamesh (niên đại ít nhất 2660 năm trước) có ghi rằng đỉnh núi Nisir là nơi an nghỉ của con tàu huyền thoại. Tên gọi hiện nay là núi Nasar.
Cổ thư Houd Sura 11:44 (thuộc bộ sách Koran) ghi: “Con tàu đến an nghỉ trên ngọn Al-Judi, và nghe thấy một giọng nói: “Những kẻ xấu ác đều đã chết“ “. Thực tế hoàn toàn chính xác. Ngọn Al-Judi chính là nơi ban đầu con tàu nằm, trước khi bị dòng bùn cổ cuốn trôi xuống vị trí hiện nay.
Cổ thư Genesis 8:4-5 (thuộc Kinh Thánh) ghi: “Và con tàu yên nghỉ vào tháng thứ 7, ngày 17 tháng ấy, trên dãy núi Ararat. Và nước rút liên tục cho đến tháng thứ 10: vào tháng thứ 10, ngày đầu tiên tháng ấy, [con tàu] được trông thấy trên đỉnh của các ngọn núi ấy”: chính xác
Biên niên sử Ashurnasurpal II của Assyria (833-859 trước công nguyên) nói con tàu nằm lại ở phía nam của dòng sông Zab: chính xác
Cuốn Theophilus của Antioch (115-185) nói rằng vào thời của ông người ta có thể trông thấy được con tàu trong những ngọn núi của người Arab: chính xác.
Vậy là, liên tục có những khám phá mới về điều kỳ diệu tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, không tin. Dành một chút suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn qúa ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.
Hà Phương Linh
(theo Epoch Times France)
Lenin trong cách mạng tháng 10 của Nga. (Hình Wikipedia)
Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga do Đảng Bolshevik cầm đầu là biến cố lịch sử tang thương nhất không chỉ cho dân tộc Nga mà còn cho cả Nhân Loại. Bởi vì biến cố này làm Chủ Nghĩa Cộng Sản lan rộng khắp thế giới và giết chết hơn 100 triệu người. Một trăm năm nhìn lại, nó đã gây vô số hệ lụy thống khổ cho hàng tỉ người.
Bối Cảnh Xã Hội Nga và Cách Mạng Tháng 10 Năm 1917
Trong tác phẩm “Comrades! A History of World Communism” [Các Đồng Chí! Lịch Sử Chủ Nghĩa Cộng Sản Thế Giới] (1), sử gia chống Cộng người Anh chuyên về lịch sử Liên Bang Sô Viết Robert Service (2) viết rằng, “Nghèo đói và áp bức tạo ra mảnh đất phì nhiêu cho chủ nghĩa Marx nảy nở.”
Đúng vậy! Cách mạng tháng 10 năm 1917 của những người Cộng Sản Nga bắt nguồn từ bối cảnh xã hội nghèo đói và áp bức của nước Nga. Sau này cũng thế, các cuộc cách mạng Cộng Sản tại Trung Quốc, Việt Nam, v.v… đều khởi đi từ bối cảnh xã hội nghèo đói và áp bức.
Đầu thế kỷ 20, Đế Quốc Nga vẫn còn bị cai trị bởi chế độ quân chủ của Sa Hoàng (Tsar) (3), với hàng triệu nông dân chiếm đa số trong dân số sống nghèo khổ. Lòng dân bất mãn triều đình thối nát và độc tài của Sa Hoàng lên đến cực độ vào năm 1905 qua sự ra đời của hội đồng công nhân được biết với tên “Sô Viết” tại nhiều thành phố ở Nga để buộc Sa Hoàng phải thực hiện cải tổ dân chủ, đưa tới việc ra đời chính quyền dân cử, gọi là Duma.
Khi Nga Hoàng Nicholas II lôi kéo 11 triệu nông dân vào Thế Chiến Thứ Nhất [1914-1918], dân Nga cảm thấy chán nản cùng cực vì chết chóc và thương tật. Nước Nga lâm vào tình trạng lụn tàn làm cho cách mạng chín muồi. Vì vậy, vào tháng 2 năm 1917, cuộc biểu tình vĩ đại của các nữ công nhân bùng phát.
Lo sợ hỗn loạn đưa tới sụp đổ, triều đình Nga Hoàng kêu gọi quân đội đàn áp biểu tình. Nhưng giới phụ nữ đã thuyết phục binh sĩ buông súng đứng về phía họ để lật đổ Nga Hoàng Nicholas II và biến cuộc biểu tình thành cuộc Cách Mạng Tháng 2 mà kết quả là Chính Quyền Lâm Thời được thành lập.
Tuy nhiên, Chính Quyền Lâm Thời được lãnh đạo bởi các nhà ngân hàng, luật sư, kỹ nghệ gia, và các nhà tư bản, vốn không chuyên môn về chính trị, nên không đủ mạnh để thực hiện cam kết chấm dứt sự can dự của Nga vào chiến tranh. Điều này khiến nước Nga tiếp tục day dưa với cuộc chiến và làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Chính Quyền Lâm Thời vì vậy lại bị chống đối, mà lần này cũng là các Sô Viết, hay “hội đồng công nông”. Họ muốn có được quyền tự quyết đối với vận mệnh của chính họ và của đất nước Nga.
Vào đầu tháng 10, người lãnh đạo Đảng Bolsheviks là Vladimir Lenin tổ chức cuộc nổi dậy chống Chính Quyền Lâm Thời. Những công nhân có trang bị vũ khí được biết với tên Hồng Quân và nhiều nhóm cách mạng khác được lệnh của Ủy Ban Cách Mạng Quân Đội của Sô Viết vào đêm ngày 6 và 7 tháng 11 năm 1917 chiếm các trạm bưu điện, nhà máy điện, nhà ga xe lửa, và ngân hàng quốc gia. Khi tiếng súng nổ ra từ Tàu Chiến Nga Aurora, thì hàng ngàn người trong Hồng Quân như vũ bão tràn vào Dinh Thự Mùa Đông. Chính Quyền Lâm Thời sụp đổ và được thay thế bởi chế độ Bolshevik. Sau khi nghe tin Dinh Thự Mùa Đông bị chiếm, người dân ở các nơi liền nổi dậy và đổ dồn về đó. Vladimir Lenin tuyên bố xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tại Nga. Chính quyền mới này được dựng lên bởi các Sô Viết và được lãnh đạo bởi những người Bolsheviks.
Vậy mà vào đầu tháng 11 năm 1917, ngay sau cách mạng, không ai nghi ngờ gì về chuyện giai cấp vô sản đã hậu thuẫn châm ngôn của Đảng Bolsheviks, “Tất cả quyền lực đều thuộc về các Sô Viết!” Thực chất đó chỉ là tuyên truyền mị dân, vì quyền lực thực sự đã không thuộc về các Sô Viết mà là nằm trong tay Đảng Cộng Sản Nga. Trường hợp này đã tái diễn tại Việt Nam khi Cộng Sản núp dưới cái bóng của Việt Minh để cướp chính quyền vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Đảng Bolsheviks do Vladimir Lenin lãnh đạo là một nhánh chiếm đa số của Đảng Lao Động Dân Chủ Xã Hội Nga (The Russian Social Democratic Labour Party) và nhánh thiểu số còn lại có tên Mensheviks do Julius Martov lãnh đạo. Đảng Lao Động Dân Chủ Xã Hội Nga còn có tên là Đảng Công Nhân Dân Chủ Xã Hội Nga (The Russian Social Democratic Workers’ Party) hay cũng được gọi là Đảng Dân Chủ Xã Hội Nga (The Russian Social Democratic Party) là đảng chính trị cách mạng xã hội được thành lập vào năm 1898 tại Minsk – thời đó là một thành phố nằm trong Đế Quốc Nga, bây giờ là thủ đô của Belarus – để thống nhất các tổ chức cách mạng khác nhau của Đế Quốc Nga.
Năm 1912 đảng này bị chia làm 2 nhóm, Nhóm Đa Số là Bolsheviks và Nhóm Thiểu Số là Mensheviks. Đảng Bolsheviks sau trở thành Đảng Cộng Sản của Liên Bang Sô Viết. Đảng Lao Động Dân Chủ Xã Hội Nga dựa trên lý thuyết Duy Vật Biện Chứng và Duy Vật Sử Quan của Karl Marx và Friedrich Engels. Nga lúc đó chủ yếu là một nước nông nghiệp, đảng này lại dựa vào lực lượng công nhân để làm cách mạng, dù Nga chỉ có ba triệu công nhân, chiếm 3% tổng dân sổ.
Trước Đại Hội lần thứ hai của Đảng Lao Động Dân Chủ Xã Hội Nga được tổ chức vào năm 1903 tại Bỉ, một tri thức trẻ có tên là Vladimir Ilyich Ulyanov, lấy tên giả là Vladimir Lenin, gia nhập vào đảng. Trước đó, tức là năm 1902 Lenin công bố bản phác họa nhiệm vụ và phương pháp luận của đảng có tựa đề “What is to be done?” [Điều gì cần được làm?] để thành lập “đội ngũ tiên phong của giai cấp vô sản.” (4)
Khủng bố Ảo sau “Cách Mạng Tháng 10” tại Nga đã gây nên nạn đói làm 5 triệu người chết trước tiên là trẻ em.
Chế Độ Cộng Sản Nga
Ngày 8 tháng 11 năm 1917, Đại Hội Đảng Bolsheviks đã bầu Hội Đồng Ủy Ban Nhân Dân (Council of People’s Commissars [Sovnarkom]) dưới sự lãnh đạo của Lenin trong cơ chế Chính Quyền Sô Viết, là chính quyền đầu tiên được dựng lên sau cách mạng tháng 10. Năm 1921, Lenin đề xuất Chính Sách Kinh Tế Mới, là hệ thống tư bản chủ nghĩa nhà nước khởi đầu tiến trình kỹ nghệ hóa và phục hồi từ Cuộc Nội Chiến giữa những người Cộng Sản và thành phần chống Đảng Bolsheviks kéo dài 4 năm. Năm 1922, Nhà Nước Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết (the Union of Soviet Socialist Republics – USSR) được thành lập.
Lenin lãnh đạo chính quyền Cộng Sản Nga thực hiện các cải tổ xã hội chủ nghĩa, gồm chuyển giao nhà cửa và ruộng đất địa chủ cho các sô viết của giới công nhân. Lenin chủ trương cách mạng thế giới nhưng trước tình hình chưa ổn định của Nga, ông đã phải tập trung vào việc củng cố quyền lực trong nước. Vì vậy, ngay sau cách mạng tháng 10, Lenin chủ trương chính sách hòa bình với các trung tâm quyền lực thế giới và chấp thuận hiệp ước trừng phạt của quốc tế để nhường lại rất nhiều lãnh địa của Cựu Đế Quốc Nga cho Đức. Hiệp ước này đã bị phá bỏ sau khi Đồng Minh chiến thắng trong Thế Chiến Thứ Nhất.
Ngày 9 tháng 3 năm 1923, Lenin bị tai biến mạch máu não làm ông tàn phế và đưa tới sự chấm dứt vai trò lãnh đạo chính quyền của ông. Ông chết vào ngày 21 tháng 1 năm 1924. Người kế nhiệm là Joseph Stalin.
Năm 1925 đảng Cộng Sản Nga của Lenin trước đó được đổi tên thành Đảng Cộng Sản Toàn Liên Bang. Trong thập niên 1930s, Stalin bắt đầu chiến dịch Đại Thanh Trừng, một thời kỳ hoang tưởng và đàn áp lan rộng lên đến cao điểm trong hàng loạt vụ án công khai và thanh trừng gần như tất cả Đảng viên. Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa Phát Xit tại Ý và Đức, Đảng CS Nga tích cực hình thành các liên minh “an ninh tập thể” với các cường quốc Tây Phương. Khi chưa làm được điều đó, thì Liên Bang Sô Viết ký hiệp ước bất tương xâm với Đức, mà bị phá đổ vào năm 1941 khi Đức xâm lăng Liên Bang Sô Viết, khởi động cuộc “Chiến Tranh Yêu Nước Vĩ Đại”.
Sau chiến thắng của Đồng Minh vào năm 1945 của Thế Chiến Hai, Đảng Cộng Sản Nga thực hiện lý thuyết thành lập chính quyền của Stalin trong thời kỳ hậu chiến đi xâm chiếm lãnh thổ và mở rộng không gian ảnh hưởng, dùng chiến tranh ủy nhiệm và gián điệp cung cấp huấn luyện và tài trợ để khuyến khích phong trào Cộng Sản quốc tế.
Đêm ngày 2 tháng 3 năm 1953, Stalin bị tai biến mạch máu não và được chính thức tuyên bố đã chết vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, thọ 74 tuổi. Trong hồi ký chính trị của Vyacheslav Molotov được xuất bản năm 1993, cho rằng Stalin bị ám sát chết, khi kể chuyện bộ trưởng nội vụ Lavrentiv Beria khoe với đệ nhất phó thủ tướng Vyacheslav Mikhailovich Molotov rằng ông đã đầu độc Stalin.
Sau cái chết của Stalin, Khrushchev lên lãnh đạo sau cuộc tranh giành quyền lực nội bộ với bộ trưởng nội vụ Lavrentiv Beria và thủ tướng Georgy Malenkov kéo dài tới năm 1955 mới yên. Khi ổn định vị thế lãnh đạo Đảng, Khrushchev bắt đầu chiến dịch đạp đổ thần tượng Stalin và chấm dứt triều đại khủng bố tập thể của Stalin trong nhiều thập niên trước đó, đã làm giảm sự áp bức xã hội. Trong Đại Hội Đảng lần thứ 20 được tổ chức vào năm 1956, Khrushchev lên án tội ác của Stalin. Dù nhiều chính sách kinh tế của Khrushchev có mang lại phần nào tiến triển, vẫn không đủ sửa sai quá nhiều vấn đề khó khăn nền tảng của nền kinh tế kiệt quệ của Liên Bang Sô Viết. Dù về đối nội có giảm áp bức xã hội, nhưng các chính sách đối ngoại của Khrushchev không đạt hiệu quả để thiết lập bang giao và quan hệ tốt đẹp với nhiều nước Đông và Tây Âu, đặc biệt với Đảng Cộng Sản tại Yugoslavia và vụ nổi dậy năm 1956 tại Ba Lan. Nói chung, tất cả đều muốn giữ thế độc lập với Nga. Khrushchev bị lật đổ ngày 14 tháng 10 năm 1964.
Người kế nhiệm là Leonid Brezhnev trong vai trò Tổng Bí Thư Đảng lần đầu tiên của lịch sử Đảng Cộng Sản Nga. Brezhnev tiếp tục sự nghiệp của Khrushchev trong việc chống lại phương thức khủng bố và bạo hành chính trị của Stalin. Tuy nhiên, Brezhnev chỉ trích các chính sách khác của Khrushchev. Trong Đại Hội Đảng lần thứ 25 vào năm 1976, tất cả mọi vấn đề khó khăn trong lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội dưới triều đại của Brezhnev đều lên cao điểm khiến chính quyền của ông trở thành bất lực. Sức khỏe ông ngày càng suy nhược đến nỗi ông bị nghiện thuốc giảm đau. Brezhnev chết vào ngày 10 tháng 11 năm 1982 giữa lúc nước Nga rơi vào tình trạng thất bại trầm trọng về kinh tế và đối ngoại với vụ sa lầy trong chiến tranh tại Afghanistan.
Sau khi Brezhnev chết, Andropov, lãnh đạo cơ quan tình báo KGB dưới thời Brezhnev, lên cầm quyền. Sau đó ông thất bại khi muốn đưa Mikhail Gorbachev lên thay thế vị trí lãnh đạo. Andropov chết ngày 9 tháng 2 năm 1984. Người kế nhiệm là Konstantin Chernenko. Nhưng Chernenko không thể xây dựng vị thế lãnh đạo vững vàng trong Đảng và chính quyền bởi vì tất cả đều bị Gorbachev kiểm soát. Chernenko mất ngày 10 tháng 3 năm 1985 để Gorbachev lên nắm quyền ngày 11 tháng 3 năm 1985.
Khi mới lên nắm quyền, Gorbachev thực hiện ngay cải tổ. Ông đẩy tất cả những cán bộ lãnh đạo đảng cựu trào ra khỏi guồng máy chính quyền. Ông hồi sinh lý tưởng của đảng bằng quan điểm mới và cải tiến quan niệm cũ. Một trong những hệ quả của cải tổ này là dẫn tới việc cho phép “đa nguyên tư tưởng” và kêu gọi thành lập “chủ nghĩa đa nguyên xã hội.” Năm 1986, Gorbachev ban bố chính sách “tái cơ cấu” mà tiếng Nga gọi là “perestroika” nhằm mục đích đưa nước Nga vượt qua khỏi nền kinh tế đang trì trệ bằng cách tạo ra cơ cấu tương quan và hiệu quả để thúc đẩy tiến trình kinh tế và xã hội. Năm 1988, Gorbachev đưa ra chính sách cởi mở [tiếng Nga là glasnost], trao cho người dân Nga quyền tự do mà họ chưa bao giờ có trước đó, gồm tự do ngôn luận.
Tháng 6 năm 1988, trong Đại Hội Đảng Cộng Sản Nga, Gorbachev đề xuất cơ chế hành pháp theo hệ thống tổng thống và lập pháp cũng được cải tổ gọi là Quốc Hội Đại Biểu Nhân Dân (Congress of People’s Deputies) được người dân bầu cử trên khắp Liên Bang Sô Viết vào tháng 3 và 4 năm 1989. Chính sách này đưa tới làn sóng dân chủ hóa ngoài ý muốn của chính quyền. Theo học giả Archie Brown, dân chủ hóa tại Liên Bang Sô Viết giúp Gorbachev làm suy yếu các thành phần chống đối thuộc phe giáo điều bảo thủ trong đảng nhưng cũng làm bùng nổ sự phản kháng quyết liệt của những người bảo thủ. Cuộc đấu tranh giữa Gorbachev và phe bảo thủ kéo dài cho đến khi ông bị đảo chánh vào tháng 8 năm 1991, lúc ông vắng mặt tại thủ đô Moscow.
Ngày 29 tháng 8 năm 1991 Liên Bang Sô Viết bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ngày 25 tháng 12 năm 1991 Gorbachev từ chức thì một ngày sau Liên Bang Sô Viết cũng bị xóa sổ. (5) Đó cũng là ngày kết thúc 74 năm có mặt và thống trị của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên nước Nga.
Làn Sóng Đỏ Cộng Sản Lan Khắp Thế Giới
Cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 không chỉ tạo ra chế độ Cộng Sản Nga mà làn sóng đỏ Cộng Sản còn lan khắp nơi trên thế giới, tới Á Châu, Đông Âu, Trung Mỹ, v.v…
Tư tưởng Mác Xít bắt đầu truyền tới Trung Quốc sau Phong Trào Ngũ Tứ năm 1919. Vào tháng 6 năm 1920, Quốc Tế Cộng Sản, được biết như là Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản tại Nga, đã phái Grigori Voitinsky tới Trung Quốc để gặp Lý Đại Chiêu và một số người khác. Grigori đã tài trợ và lập ra Đoàn Thanh Niên Xã Hội Chủ Nghĩa. Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại tô giới Pháp ở Thượng Hải vào năm 1921 như là một hội nghiên cứu và mạng lưới không chính thức. (6) Trong Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 1 vào năm 1921 tại Thượng Hải có 23 đại biểu tham dự gồm, Lý Đạt, Lý Hán Tuấn từ Thượng Hải; Trương Quốc Đạo, Lưu Nhân Tĩnh từ Bắc Kinh; Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hoành từ Hồ Nam; Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu từ Hồ Bắc; Vương Tấn Mỹ, Đặng Ân Minh từ Sơn Đông; Trần Công Bác từ Quảng Đông; Chu Phật Hải đại diện các du học sinh ở Nhật Bản. Trong Đại Hội này, Trần Độc Tú và Lý Đại Chiêu không tham dự vì bận công việc.
Đại Hội do Trương Quốc Đạo chủ tọa, Mao Trạch Đông và Chu Phật Hải làm thư ký. Đại Hội đã bầu Trần Độc Tú là Thư Ký Trung Ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đầu tiên, tương đương với chức Tổng Bí Thư Đảng sau này. (7) Trong chiến tranh Hoa-Nhật lần thứ 2 diễn ra từ năm 1937 tới 1945, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Hoa Quốc Dân Đảng tạm thời hợp tác để chống kẻ thù chung là Nhật Bản. Trong 8 năm này, Đảng Cộng Sản Trung Quốc gia tăng số lượng đảng viên từ bốn vạn lên tới một triệu hai còn quân đội tăng từ ba vạn tới một triệu.
Sau Thế Chiến Hai, nội chiến giữa Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại tiếp tục. Dù lúc đầu Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch thắng thế, kết cuộc thì bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông đánh bại và bị buộc tháo chạy ra Đài Loan. Sau đó, Tưởng Giới Thạch tái lập Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan và Mao Trạch Đông lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Lục Địa.
Cộng Sản xâm nhập vào Việt Nam rất sớm. Vào mùa xuân năm 1925, người thanh niên có tên Nguyễn Sinh Cung lấy tên giả là Nguyễn Ái Quốc tức là Hồ Chí Minh đã thành lập Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam mà đọc theo kiểu Hán Việt là Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Hội (Vietnamese Revolutionary Youth Association), là một tổ chức chính trị Cộng Sản.
Hội này lợi dụng lòng yêu nước muốn đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước để chiêu mộ hội viên. Hội tuyên truyền mục đích giành độc lập cho nước nhà và tái phân phối đất đai cho nông dân có ruộng làm ăn. Hồ Chí Minh lúc đó là một thành viên của Quốc Tế Cộng Sản được Quốc Tế Cộng Sản Nga phái tới Quảng Châu của Trung Quốc vào tháng 12 năm 1924 để thực hiện sứ mệnh kết nối vào tổ chức Cộng Sản các thành phần trí thức Việt Nam chống Pháp đang hoạt động tại Trung Quốc, rồi huấn luyện và gửi về Việt Nam hoạt động. Tới năm 1928, thì Trung Hoa Quốc Dân Đảng cấm Hội Thanh Niên của Hồ Chí Minh hoạt động tại Trung Quốc, nên hội phải hoạt động bí mật. Ngày 17 tháng 6 năm 1929, 20 đại biểu khu vực Bắc Kỳ họp tại Hà Nội tuyên bố giải tán Hội Thanh Niên và thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương. Đến ngày 3 tháng 2 năm 1930 cuộc họp tại Hồng Kông đổi tên đảng thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bị Quốc Tế Cộng Sản chỉ trích và áp lực vì không đặt chủ trương của phong trào cộng sản quốc tế lên trên hết, vào tháng 10 năm 1930 trong cuộc họp cũng tại Hồng Kông Đảng Cộng Sản Việt Nam lại phải đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương trở lại.
Điều này cho thấy ngay từ đầu sự lệ thuộc sâu xa của Cộng Sản VN với Cộng Sản Quốc Tế. Trong cuộc họp này ông Trần Phú được bầu làm Tổng Bí Thư Đảng đầu tiên. Tháng 2 năm 1941, Hồ Chí Minh về lại Việt Nam và thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, thường được gọi tắt là Việt Minh. Việt Minh tổ chức Cách Mạng Tháng Tám thành công để sang đoạt chống Pháp nhưng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản của ông thật sự cướp công cách mạng trong lễ tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội. (8)
Trận chiến đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập cho đất nước vẫn tiếp tục đối với người dân Việt Nam. Sau biến cố Mùa Thu năm 1945 đó, lợi dụng lòng yêu nước và nhu cầu cấp bách đó của toàn dân, Cộng Sản núp sau danh nghĩa của Việt Minh tiếp tục xây dựng cơ sở, phát triển sức mạnh của đảng cho tham vọng lâu dài. Nhờ sự tiếp sức mạnh mẽ về nhân lực và tài lực từ Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Cộng Sản Việt Nam thắng Pháp tại trận Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 với sự hy sinh xương máu của hàng ngàn thanh niên Việt Nam yêu nước.
Biến cố này đưa tới Hiệp Định Geneva ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia cắt Việt Nam làm hai miền Nam-Bắc với hai thể chế Tự do và Cộng sản khác nhau. Bất chấp các điều khoản của Hiệp Định Geveva, đặc biệt điều khoản tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc để người dân quyết định vận mệnh tương lai của đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiến hành cuộc chiến xâm lược miền Nam với sự hỗ trợ tiền bạc, quân đội và vũ khí từ Trung Cộng, Nga Sô và các nước trong khối Cộng Sản Quốc Tế. Cuối cùng, lợi dụng việc Hoa Kỳ rút quân theo Hiệp Định Paris năm 1973 và cắt viện trợ sau đó, Cộng Sản Bắc Việt một lần nữa xẻ bỏ Hiệp Định Paris để thôn tính miền Nam vào tháng 4 năm 1975 để nhuộm đỏ cả nước và đặt nền cai trị độc tài toàn trị lên dân tộc Việt Nam từ đó đến nay.
Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, các nước như Bắc Hàn, Đảng Cộng Sản Bắc Hàn được thành lập vào năm 1925 (9); Mông Cổ, Đảng Cách Mạng Nhân Dân Mông Cổ thành lập năm 1924 đồng minh với Liên Sô (10); Cam Bốt, Đảng Cộng Sản Campuchia hay Khmer Rouge [Khờ Me Đỏ] được thành lập năm 1968 (11); Lào, những người Cộng Sản Lào thành lập lần đầu tiên vào năm 1950 Mặt Trận Lào Tự Do để chống chính quyền (12), cũng đã bị làn sóng đỏ tràn ngập một thời hay còn tồn tại tới ngày nay.
Tại Prague, tháng 8 năm 1968, quân đội Liên Xô xâm lăng Tiệp Khắc.
Tại Đông Âu và Trung Âu, sau Thế Chiến Thứ II, Hồng Quân Liên Sô xâm chiếm nhiều nước và dựng lên nhiều chế độ Cộng Sản tại các quốc gia này. Hầu hết các nước Cộng Sản Đông Âu và Trung Âu đều nằm trong liên minh với Liên Bang Sô Viết, ngoại trừ Yugoslavia đã tuyên bố độc lập. Quá trình Cộng Sản Nga nhuộm đỏ Đông Âu không hoàn toàn xuôi chèo mát mái, như trường hợp Hungary và Slovakia là bằng chứng cụ thể. Cách Mạng Hungary năm 1956 phát sinh ra tinh thần độc lập không muốn bị lệ thuộc Nga Sô đưa tới sự đàn áp đẫm máu hàng ngàn người dân phản kháng bằng quân đội do Đảng Cộng Sản Hungary điều khiển. Tương tự, tại Slovakia vào ngày 20 tháng 8 năm 1968, khi Đảng Cộng Sản Czechoslovak Communist Party do Alexander Dubcek lãnh đạo bắt đầu rục rịch vận động cải tổ để hạn chế tập quyền trung ương và đưa nền kinh tế thoát khỏi lệ thuộc, thì lãnh đạo Nga Sô Brezhnev ra lệnh quân đội Nga Sô xâm chiếm.(13)
Chủ Nghĩa Giết Người Nhiều Nhất Lịch Sử
Tổ Chức giáo dục và nhân quyền bất vụ lợi có trụ sở tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn của Hoa Kỳ có tên The Victims of Communism Memorial Foundation nói rằng “Cách Mạng Bolshevik tháng 10 năm 1917 đã đẻ ra một ý thức hệ giết người nhiều nhất trong lịch sử loài người, đó là Chủ Nghĩa Cộng Sản.” Tổ chức này cho biết trong vòng 100 năm qua, Chủ Nghĩa Cộng Sản giết chết hơn 100 triệu người trên toàn thế giới, và ngày nay vẫn còn tiếp tục cai trị một số quốc gia.(14) Giáo Sư sử học người Mỹ dạy tại Đại Học UC Berkeley, California, chuyên về lịch sử Nga là Martin Malia trong lời tựa cuốn “The Black Book of Communism” [phiên dịch từ công trình nghiên cứu của các học giả Pháp là “Le Livre Noir du Communism” – Hắc Thư Của Chủ Nghĩa Cộng Sản] cho rằng Chủ Nghĩa Cộng Sản đã giết từ 85 triệu tới 100 triệu người.(15)
Tại Nga
Sau khi Liên Bang Sô Viết giải thể, các hồ sơ chính thức của chính quyền được tìm ra cho thấy Cộng Sản Nga đã hành quyết tám chục ngàn tù nhân dưới thời Stalin, khoảng một triệu bảy bị giết trong các trại tù lao động khổ sai gọi là Gulag và 39 vạn bị giết trong các vụ cưỡng bách định cư – hồ sơ của chính quyền CS Nga ghi có tới ba triệu nạn nhân trong các loại giết người này. Riêng dưới thời Stalin cầm quyền, một số sử gia phỏng đoán có tới 61 triệu người bị giết. Trong khi đó nhiều học giả, trong số đó có nhà viết tiểu sử cho Stalin là Simon Sebag Montefiore và giám đốc loạt tài liệu “Annals of Communism” [Biên Niên Sử của Chủ Nghĩa Cộng Sản] của Đại Học Yale là Jonathan Brent thì cho rằng khoảng 20 triệu người bị giết chết dưới thời Stalin. Theo Giáo Sư Donald Rayfield trong vụ Khủng Bố Đỏ vào cuộc Nội Chiến Nga năm 1918, CS Nga đàn áp và giết chết hàng chục ngàn người trong các cuộc nổi dậy Kronstadt và Tambov. (16) Theo Nicolas Werth thì vào những tháng đầu của năm 1919, CS Nga hành quyết 12 ngàn người sau khi các làng mạc của Cossacks bị san bằng. (17) Từ năm 1937 tới năm 1953 dưới thời Stalin có khoảng bảy chục vạn người bị hành quyết bằng đạn vào đầu từ sau lưng, nhiều người bị tra tấn dã man tới chết trong lúc thẩm cung, nhiều người bị bỏ đói khát, bị bệnh tật và làm việc quá sức trong các trại tù lao động khổ sai. Từ tháng 10 năm 1936 tới tháng 11 năm 1938, ít nhất một triệu bảy người bị bắt giam và 724 ngàn bị xử tử. Michael Ellman trong tác phẩm “Stalin and the Soviet Famine of 1932–33 Revisited,” [Xét Lại Nạn Đói Năm 1932-33 Dưới Thời Stalin và Sô Viết] cho biết rằng khủng bố đỏ cũng được CS Nga thực hiện với các tu sĩ Giáo Hội Chính Thống Giáo và các tôn giáo khác. (18) Trong tác phẩm “Century of Violence” [Thế Kỷ Bạo Động] Alexander Nikolaevick Yakovlev cho biết các tài liệu của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga nói rằng có tới hơn 10 vạn tu sĩ nam nữ đã bị xử tử trong thời gian từ năm 1937 tới 1938.(19)
Tại Mông Cổ
Mùa hè và thu năm 1937, Stalin đưa nhân viên của Bộ Nội Vụ Nga tới Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ để thực hiện cuộc Khủng Bố Lớn Nhất Mông Cổ để bắt và hành quyết tới 35 ngàn người, trong đó khoảng 18 ngàn nạn nhân là các vị Lạt Ma Phật Giáo Mông Cổ.(20)
Tại Ba Lan
Mùa xuân năm 1940, Bộ Nội Vụ Nga hành quyết khoảng 21,857 tù nhân chiến tranh và các nhà trí thức Ba Lan trong vụ thảm sát tập thể được biết với tên Katyn.(21)
Tại Trung Quốc
Các thống kể của nhiều sử gia cho rằng sau khi Mao Trạch Đông nắm quyền hành cai trị Trung Cộng, các chính sách và những cuộc thanh trừng chính trị của ông đã giết hại khoảng 10 triệu người. Các tài liệu khác cho thấy Mao chịu trách nhiệm tới 70 triệu cái chết. (22) Các cuộc tàn sát quy mô nhất dưới thời Mao Trạch Đông xảy ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Các tài liệu nghiên cứu chính thức được phổ biến vào năm 1948, cho thấy Mao dự trù “sẽ tiêu diệt” “một phần mười nông dân” hay khoảng 50 triệu người để tạo điều kiện cho kế hoạch cải cách ruộng đất. Số người bị giết chết thực sự trong cải cách ruộng đất không nhiều đến thế, nhưng ít nhất là một triệu người đã bị giết. (23) Các cuộc đàn áp vì lý do phản cách mạng đã xử tử ít nhất 712 ngàn người, và bắt bỏ tù lao động khổ sai tới một triệu 290 ngàn người và một triệu hai bị quản thúc.(24) Trong tác phẩm “Mao’s Great Famine: The History of China’s Most Devastating Catastrophe, 1958-62,” [Nạn Đói Lớn Nhất Của Thời Kỳ Mao: Lịch Sử Thảm Họa Tàn Hại Nhất Của Trung Quốc] sử gia Frank Dikotter nói rằng kế hoạch Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại của Mao đã làm 45 triệu người chết vì đói. Dikotter phỏng đoán rằng ít nhất hai triệu rưởi bị giết chết hay bị hành hung tới chết trong thời gian Bước Tiến Vĩ Đại (1958-1962). Trong cuộc họp bí mật tại Thượng Hải vào năm 1959, Mao cho rằng thà để một nửa dân số Trung Quốc chết đi để một nửa kia có đủ lương thực để sống.(25) Trong tác phẩm “Mao’s Last Revolution,” hai nhà Hán học Roderick MacFarquhar và Michael Schoenhals phỏng đoán chỉ riêng ở nông thôn Trung Quốc có từ 750 ngàn tới một triệu rưởi bị giết trong Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976). (26)
Một sinh viên đứng cản đường đoàn xe tăng tiến vào đàn áp biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989 tại Bắc Kinh, Trung Cộng. (Hình Wikipedia)
Ngày 4 tháng 6 năm 1989 đánh dấu Phong Trào Dân Chủ hay Biến Cố Thiên An Môn bị đàn áp và tiêu diệt. Tài liệu Từ Điển Bách Khoa Mở cho biết rằng ngày 15 tháng 4 năm 1989 khi Tổng Bí Thư Đảng CSTQ Hồ Diệu Bang bị đứng tim chết thì phong trào sinh viên đòi dân chủ cũng bùng lên trước tiên tại các đại học và sau đó lan rộng ra 400 thành phố khắp Trung Quốc. Cao điểm của cuộc biểu tình đòi cải cách và dân chủ diễn ra ngày 17 và 18 tháng 5 năm 1989 với hơn một triệu người dân Bắc Kinh xuống đường biểu tình. Ngày 20 tháng 5 năm 1989, Đảng CSTQ do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo ban hành lệnh thiết quân luật và đưa ba trăm ngàn quân vào Bắc Kinh. Ngày 4 tháng 6 năm 1989 thì chính quyền CSTQ triệt hạ cuộc biểu tình bằng bạo lực quân sự với xe tăng, súng ống. Ngày 6 tháng 6 năm đó, trong cuộc họp báo, phát ngôn viên của chính quyền nói rằng số người chết là gần 300 gồm quân đội, 23 sinh viên và thường dân, cộng với năm ngàn công an và binh lính bị thương và hai ngàn thường dân cũng bị thương. Nhưng ký giả Nicholas D. Kristof của báo The New York Times cho biết vào ngày 21 tháng 6 rằng có tới 50 công an và từ 400 tới 800 thường dân bị giết. Trong một bài báo vào năm 1990, tạp chí Time nói rằng có tới hai ngàn 600 người chết trong buổi sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại Thiên An Môn. (27)
Tại Cam Bốt
Chế độ Khờ Me Đỏ [Khmer Rouge], thống trị Cam Bốt từ năm 1975 tới 1979, đã hành quyết ít nhất hai trăm ngàn người tại những Cánh Đồng Chết và các chính sách của Khờ Me Đỏ cộng với bệnh tật và đói khát làm cho từ 1.4 triệu tới 2.2 triệu người dân Cam Bốt bị thiệt mạng trên tổng số dân lúc đó là bảy triệu người. (28) Trong khi đó Chương Trình Cambodian Genocide Program của Đại Học Yale cho rằng có khoảng 1.7 triệu người Cam Bốt bị chết.(29) Nhà nghiên cứu Craig Etcheson của Trung Tâm Tài Liệu Về Cam Bốt cho rằng số người chết là từ 2 triệu tới 2.5 triệu người. Sau 5 năm nghiên cứu khoảng hai vạn ngôi mộ, ông kết luận rằng “những ngôi mộ tập thể chứa 1.112.829 nạn nhân bị hành quyết.(30)
Tại Đông Âu
Tại Bulgaria, từ năm 1944 tới 1989, kế hoạch tập trung ruộng đất và đàn áp chính trị đã giết chết 31 ngàn người, theo Dinyu Sharlanov trong bộ sử “History of Communism in Bulgaria” [Lịch Sử Chủ Nghĩa Cộng Sản Tại Bulgaria].(31) Tại Đông Đức, theo Valentino, bắt đầu từ năm 1945 do đàn áp chính trị từ Liên Bang Sô Viết, đã có từ tám tới 10 vạn người bị giết.(32) Tại Romania, từ năm 1945 trong kế hoạch tịch thu ruộng đất và đàn áp chính trị đã có từ 60.000 tới 300.000 người bị giết chết.(33)
Tại Bắc Hàn
Theo Rummel, R.J. trong tác phẩm “Statistics Of North Korean Democide: Estimates, Calculations, And Sources,” [Thống Kê Về Sự Tàn Sát Của Chính Quyền Bắc Hàn: Các Phỏng Đoán, Con Số, và Nguồn Thông Tin], (34) thì từ năm 1948 tới 1987, đã có hơn một triệu người chết vì lao động khổ sai, bị hành quyết và tù cải tạo tại Bắc Hàn. Những phỏng đoán khác thì cho rằng có tới 400 ngàn người chết chỉ trong các trại tù tập trung. Theo sử gia Pháp Pierre Rigoulot thì có tới 100 ngàn vụ xử tử, một triệu rưởi chết trong các trại tù tập trung và lao động khổ sai, nửa triệu qua đời vì đói khát, và một triệu 300 ngàn người bị giết trong chiến tranh Triều Tiên. Nạn đói thập niên 1990s đã làm chết tới 850 ngàn người dân Bắc Hàn.(35)
Tại Việt Nam
Theo Giáo Sư Kinh Tế Học tại Đại Học North Carolina Steven R. Rosefielde trong tác phẩm “Red Holocaust,” thì trong thập niên 1950s Hồ Chí Minh và Đảng CSVN tại miền Bắc đã giết chết tới 900.000 người trong cải cách ruộng đất và xử tử các thành phần đảng phái Quốc Gia khác.(36) Cải Cách Ruộng Đất là thảm họa kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Đảng CSVN mở những cuộc đấu tố và kết án thành phần trí thức, địa chủ mà không hề trải qua quá trình điều tra, thụ lý hồ sơ của tòa án có thẩm quyền và độc lập về tư pháp. Trong các cuộc đấu tố này đã diễn ra những cảnh trạng thống hận ngất trời với con tố cáo và xử tử cha mẹ ngay giữa cái gọi là tòa án nhân dân phi pháp. Đó là thảm kịch bi thương nhất của dân tộc làm đảo lộn luân thường đạo lý và đạo đức truyền thống lâu đời vốn là giềng mối giữ gìn kỷ cương gia đình và xã hội.
Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất chính thức bắt đầu vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 sau khi Quốc Hội VN thông qua Dự Luật Cải Cách Ruộng Đất 197/HL và ông Hồ Chí Minh ký ban hành và chấm dứt vào năm 1956. Theo Szalontai Balazs trong tác phẩm “Political and Economic Crisis in North Vietnam, 1955-1956,” thì số người bị ảnh hưởng chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc VN lên tới hơn bốn triệu. Chương trình giảm tá điền đã ảnh hưởng tới tám triệu người khi dân số tại miền Bắc VN lúc bấy giờ là 15 triệu người.(37) Số người bị xử tử trong Cải Cách Ruộng Đất lên tới hai trăm ngàn theo Từ Điển Bách Khoa Mở. (38) Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi CS Bắc Việt xâm chiếm miền Nam, chính quyền CSVN thi hành chính sách trả thù tất cả quân dân cán chính phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam trước đó. Chính sách trả thù đưa tới việc chính quyền CSVN đẩy hơn một triệu quân dân cán chính VNCH vào các nhà tù khổ sai mà họ gọi trại tù học tập cải tạo được dựng lên khắp nước. (39) Trong số người bị CSVN bỏ tù, nhiều người phải ngồi tù hơn 20 năm mới được thả ra với thân mang tật bệnh và suy nhược tinh thần. Tác giả Robert S. McKelvey trong tác phẩm “A Gift of Barbed Wire” [Tặng Vật Cuộn Dây Thép Gai] cũng đưa ra con số một triệu quân dân cán chính VNCH bị CSVN bỏ tù. Theo trang mạng Victims of Communism Memorial Foundation thì CSVN đã đẩy 850 ngàn người vào các trại tù cải tạo.(40) Việc miền Nam bị Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm năm 1975 không chỉ dẫn tới thảm họa một triệu quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đẩy vào các nhà tù khắp nước, mà cũng bắt đầu một thời kỳ bỏ nước ra đi của khoảng hai triệu người không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Trong những ngày trước và ngay ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã có hơn 130 ngàn quân dân cán chính VNCH làm việc thân cận với Hoa Kỳ tại miền Nam đã di tản. Hầu hết đều được chính phủ Mỹ cho định cư tại Hoa Kỳ trong Chiến Dịch Cuộc Sống Mới và Chiến Dịch Những Ngưới Mới Đến (Operation New Life and Operation New Arrivals).
Cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu của lịch sử Dân Tộc VN và thế giới làm chấn động lương tâm nhân loại.
Sau đó, cuộc di tản hay vượt biên, vượt biển vô tiền khoáng hậu của lịch sử Dân Tộc VN và thế giới làm chấn động lương tâm nhân loại và Liên Hiệp Quốc mở cửa nhiều trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hồng Kông, Tân Gia Ba, để tiếp nhận Thuyền Nhân [danh từ quốc tế đặt cho người Việt vượt biển], bắt đầu từ năm 1978 tới đầu thập niên 1990s. Chỉ riêng số người thuyền nhân không thôi đã có tới 800.000 từ năm 1975 tới 1995. Năm 1978, khoảng 250.000 người Việt gốc Hoa tại Việt Nam vượt biên bằng đường bộ sang Trung Quốc Lục Địa. Theo tài liệu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) có khoảng từ 200.000 tới 400.000 người tị nạn Việt Nam đã chết trên biển. Các phỏng đoán khác cho rằng tới 70% số thuyền nhân Việt Nam đã chết dưới biển.(41)
Kết Luận
Thảm họa mà Chủ Nghĩa Cộng Sản đã và đang gieo rắc cho loài người trong vòng 100 năm qua thì nhiều vô số kể, từ các cuộc tàn sát tập thể cho đến những vụ đàn áp khủng bố đỏ, từ những thất bại thê thảm về kinh tế làm người dân đói khổ, bệnh tật cho đến những phá sản nghiêm trọng nền tảng đạo đức, văn hóa truyền thống của các dân tộc bị Chủ Nghĩa CS cai trị.
Sử gia người Mỹ gốc Ba Lan dạy tại Đại Học Harvard và Cornell Hoa Kỳ Richard Pipes, đã có lần nhận định về sự thất bại và sụp đổ của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên thế giới, “Chủ nghĩa Mác Xít, nền tảng lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản được dựng lên trên tiền đề sai lầm về sự chiếm hữu của con người – là lòng tham chiếm hữu và tích trữ tài sản cá nhân – là hiện tượng lịch sử tạm thời, nếu được giáo dục đúng mức thì có thể cải thiện. Chủ nghĩa Mác Xít muốn đưa loài người tới chỗ đó trong niềm tin rằng từ bỏ lòng tham tài sản sẽ đưa tới xóa bỏ bất bình đẳng kinh tế là nguồn gốc của xung đột giai cấp.”(42) Richard Pipes nói đúng vì mọi đảng viên CS trên thế giới đều tham quyền cố vị, tham nhũng bốc lột và cường hào ác bá hơn bất cứ chế độ nào trong lịch sử loài người từ trước tới nay.
Chủ nghĩa Cộng Sản trên thế giới sụp đổ còn vì nhiều lý do khác như họ không đủ khả năng để lãnh đạo và điều hành nền kinh tế từ nông nghiệp đến công nghiệp để đuổi kịp đà tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của xã hội loài người. Chủ nghĩa CS còn tiêu diệt tự do, khai phóng và sáng tạo cá nhân vốn là chất liệu cốt lõi để phát triển con người và xã hội theo hướng tiến bộ. Các chế độ CS trên thế giới, mà ngày nay còn lại ở vài nước như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba, đã cai trị đất nước bằng độc tài toàn trị, bịt miệng người dân, đàn áp và chà đạp nhân quyền, dân quyền của người dân đưa dân tộc đến tình trạng lạc hậu, chậm tíến và phản lại trào lưu tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền của tòan nhân loại. Một chủ nghĩa như thế thì sụp đổ là đương nhiên.
Nhưng có điều đau thương là nhân loại đã phải trả giá quá đắt cho sự có mặt của Chủ Nghĩa CS với hơn 100 triệu mạng người bị tàn sát!
***
Nguồn Tài Liệu Tham Khảo:
(1) Do Nhà Xuất Bản Harvard Univsersity Press, Cambridge, Massachusetts, xuất bản năm 2007; http://www.hup.harvard.edu/catalog.php?isbn=9780674046993
(2) https://en.wikipedia.org/wiki/Robert_Service_(historian)
(3) https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Russia_(1892%E2%80%931917)
(4) https://en.wikipedia.org/wiki/October_Revolution
(5) https://en.wikipedia.org/wiki/Communist_Party_of_the_Soviet_Union
(6) https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_the_Communist_Party_of_China
(7) http://onggiaolang.com/21-05-su-ra-doi-cua-dang-cong-san-trung-quoc /
(8) https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_the_Communist_Party_of_Vietnam
(9) https://en.wikipedia.org/wiki/Communism_in_Korea
(10) https://en.wikipedia.org/wiki/Mongolian_People%27s_Republic
(11) https://en.wikipedia.org/wiki/Khmer_Rouge
(12) https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Laos_since_1945#Communism_in_Laos
(13) https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_communism
(14) http://victimsofcommunism.org/mission/
(15) Malia, Martin (1999), “Foreword” in “The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression,” Harvard University Press. trang 9-20.
(16) Donald Rayfield, “Stalin and His Hangmen: The Tyrant and Those Who Killed for Him,” Random House, 2004.
(17) Nicolas Werth, “A State against its People: violence, repression, and terror in the Soviet Union” trong The Black Book, trang 98.
(18) Michael Ellman, “Stalin and the Soviet Famine of 1932–33 Revisited,” Europe-Asia Studies, Routledge. Vol. 59, No. 4, June 2007, 663–693.
(19) Yakovlev, “Century of Violence,” 2002, trang 165;
(20) Hiroaki Kuromiya, “The Voices of the Dead: Stalin’s Great Terror in the 1930s,” Yale University Press, December 24, 2007, trang 2. Hoặc Christopher Kaplonski, “Thirty Thousand Bullets, In: Historical Injustice and Democratic Transition in Eastern Asia and Northern Europe,” London 2002, trang 155–168.
(21) https://en.wikipedia.org/wiki/Mass_killings_under_Communist_regimes
(22) Chang, Jung and Halliday, Jon, “Mao: The Unknown Story,” Jonathan Cape, London, 2005, trang 3. Hoặc Rummel, R. J. “China’s Bloody Century: Genocide and Mass Murder Since 1900,” Transaction Publishers, 1991, trang 205. Trong đó Rummel nói rằng Mao đã giết tới 77 triệu người. Hoặc Fenby, Jonathan, “Modern China: The Fall and Rise of a Great Power, 1850 to the Present,” Ecco, 2008, trang 351. Tài liệu này cho rằng Mao chịu trách nhiệm cho cái chết của từ 40 triệu tới 70 triệu người trong các vụ tàn sát tập thể lớn hơn Hitler hay Stalin.
(23) Rummel, Rudolph J., “China’s Bloody Century: Genocide And Mass Murder Since 1900,” Transaction Publishers, 2007, trang 223.
(24) Yang Kuisong, “Reconsidering the Campaign to Suppress Counterrevolutionaries,” The China Quarterly, 193, March 2008, trang 102–121.
(25) Dikưtter, Frank, “Mao’s Great Famine: The History of China’s Most Devastating Catastrophe, 1958-62,” Walker & Company, 2010, trang x, xi.
(26) https://en.wikipedia.org/wiki/Mass_killings_under_Communist_regimes
(27) https://en.wikipedia.org/wiki/Tiananmen_Square_protests_of_1989
(28) Chandler, David, “The Killing Fields.”
(29) https://en.wikipedia.org/wiki/Mass_killings_under_Communist_regimes
(30) Sharp, Bruce, “Counting Hell: The Death Toll of the Khmer Rouge Regime in Cambodia”, ngày 1 tháng 4 năm 2005, bổ sung lại ngày 5 tháng 7 năm 2006.
(31) https://en.wikipedia.org/wiki/Mass_killings_under_Communist_regimes
(32) Valentino (2005), “Final Solutions,” 2005, trang 75.
(33) https://en.wikipedia.org/wiki/Mass_killings_under_Communist_regimes
(34) Rummel, R.J., “Statistics Of North Korean Democide: Estimates, Calculations, And Sources,” 1997.
(35) https://en.wikipedia.org/wiki/Mass_killings_under_Communist_regimes
(36) Steven R. Rosefielde, “Red Holocaust,” 2009, trang 110.
(37) Szalontai, Balazs, “Political and Economic Crisis in North Vietnam, 1955-1956”, 2005, Cold War History, Vol. 5, No. 4, trang 401.
(38) https://en.wikipedia.org/wiki/Land_reform_in_North_Vietnam
(39) https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_t%E1%BA%ADp_c%E1%BA%A3i_t%E1%BA%A1o
(40) http://victimsofcommunism.org/mission/
(41) https://en.wikipedia.org/wiki/Vietnamese_boat_people
(42) http://www.discoverthenetworks.org/viewSubCategory.asp?id=58
Huỳnh Kim Quang
__Kính mong mọi người quan tâm và tiếp tục hậu thuẫn cho gia đình giáo sư Phạm Minh Hoàng.
_Tại sao dưới câu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” không có câu bắt buộc (của nhà nước) Độc lập (-) Tự Do(-) Hạnh Phúc (-)..?
_Đây là chữ Việt Nam kèm chữ Ăng-lê hay chữ Pháp..?
_Tại sao..?
Phạm Minh Hoàng with Lm. Lê Ngọc Thanh and 8 others.
THÔNG BÁO.
Kính gởi anh chị em, bà con khắp nơi,
Hôm nay 16/6 lúc 17g15 Công an phường đã mang đến nhà lá Thư Mời của Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công An mời tôi đến làm việc vào lúc 9h30 ngày mai 17/6.
Tôi sẽ không đi vì những lý do sau:
– Thời gian mời quá gấp. Đưa chiều nay, hẹn sáng mai.
– Không nêu lý do rõ ràng.
– Đối với tôi Thư mời này vô giá trị vì trong thư có ghi tôi chỉ có quốc tịch Pháp, trong khi tôi đã nộp đơn khiếu nại về việc tước quốc tịch VN từ ngày 13/6 mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
– Sau cùng, với những gì họ đã hành xử, gia đình chúng tôi có quyền nghi ngờ họ có thể sẽ dùng vũ lực trục xuất tôi một cách phi pháp.
Kính mong mọi người quan tâm và tiếp tục hậu thuẫn chúng tôi.
Phạm Minh Hoàng
Những chuyện kỳ lạ vượt ngoài sức tưởng tượng ở Bắc Triều Tiên
Quốc gia này cấm mặc quần bò, cấm mặc áo T-shirt có chữ tiếng Anh, vì đây là khuynh hướng theo chủ nghĩa tư bản; họ không cho phép để tóc dài, luật pháp quy định tóc của nam giới không dài quá 5cm, nhưng nếu ai đầu hói thì được để dài 7cm, làm trái những quy định này sẽ bị bắt giam.
Triều Tiên cấm dùng điện quá định mức, bóng đèn điện không được quá 40 W, không được dùng nồi cơm điện và bếp điện, chắc hẳn không ai được thấy qua lò vi sóng, không có máy tính cá nhân, chỉ có một số ít quan chức được dùng điện thoại cá nhân ở nhà, kể từ sau năm 2004 mọi người không được phép dùng điện thoại cầm tay.
Đài phát thanh chỉ có thể nghe được ở tần số cố định, truyền hình thu được tín hiệu cố định. Cảnh sát thường xuyên quấy nhiễu nhà dân để kiểm tra xem có ai vi phạm những điều luật kể trên hay không.
Quốc gia này cũng cấm đi du lịch tùy tiện, người nước ngoài muốn đến du lịch phải xin phép, chỉ khi có giấy chứng thực cho phép mới được trú lại, ai muốn trú lại nhà người thân cũng phải có giấy chứng nhận. Từ ngoại ô thành phố vào nội thành cũng phải có giấy chứng nhận. Cảnh sát thường xuyên đột kích kiểm tra vào ban đêm, nếu phát hiện có người ở lại không có giấy chứng nhận thì người đó sẽ bị bắt.
Triều Tiên khuyến khích mật báo, mỗi người phải có nghĩa vụ tố giác người khác vi phạm. Họ có tổ chức tên là “Ban Nhân dân”, trưởng ban có trách nhiệm theo dõi tình hình ngôn luận tại khu vực phụ trách, có khi người này chủ động nói những lời lẽ chống lại chế độ để gài bẫy, ai trúng kế sẽ bị bắt. Báo chí thường tuyên dương những người con dám tố giác cha mẹ nếu cha mẹ phạm luật, họ gọi đó là những tiểu anh hùng dũng cảm.
Cư dân của quốc gia này đa số mặc đồng phục, các màu sắc chính là xám tro, đen và xanh da trời, do Chính phủ tổ chức sản xuất và cấp phát, mỗi người được hai bộ hàng năm: mùa hè và mùa đông. Ngày phát quần áo là ngày sinh nhật của nguyên thủ, ý nghĩa là biểu thị ân đức của lãnh tụ. Giày là sản phẩm khan hiếm, đa số người dân chỉ mang giầy vải, vì giầy da là xa sỉ phẩm.
Đa số nữ giới Triều Tiên không dùng qua băng vệ sinh. Ai có gia cảnh tốt thì dùng vải xô hoặc băng vải, còn người nghèo chỉ có thể dùng vải bình thường, không phải dùng một lần mà phải dùng đi dùng lại. Trong thời gian nghỉ ngơi hàng ngày họ phải đi giặt miếng vải vệ sinh cá nhân. Mùa đông tại quốc gia này rất lạnh, nhưng đa số nơi không có thiết bị sưởi ấm, khu ký túc xá của nữ sinh viên hoặc công nhân đều có thể trông thấy rõ những miếng vải vệ sinh phơi ngoài trời bị kết băng.
Đa số nam giới tại quốc gia này không có dao cạo râu riêng. Nếu một ai đó có một con dao cạo râu thì thường những người hàng xóm hay đến nhà anh ta cạo nhờ.
Hàng năm mọi người được cấp phát rau cải trắng, người lớn được 140 cân, trẻ nhỏ được 100 cân. Mọi người làm thành dưa chua chôn dưới đất hoặc giấu trong phòng kín, vì thường có kẻ trộm hay đi ăn trộm dưa chua.
Lãnh tụ của quốc gia này được xem như thiên tài, không có gì không biết, từ triết học, toán học, vật lý đến tâm lý học và thiên văn học. Sau khi lãnh tụ thị sát trại nuôi dê núi sẽ được báo chí đưa tin: “Lãnh tụ ghé thăm và chỉ đạo sẽ giúp cho sản lượng sữa và dê núi sinh sôi phát triển mạnh mẽ”.
Triều Tiên là quốc gia chuẩn mực về quân sự, không có bạn bè nhưng có vô số kẻ thù, dường như tất cả các nước láng giềng đều bị xem như kẻ thù. Đầu tư cho quốc phòng chiếm 1/4 tổng giá trị sản xuất quốc gia. Khẩu hiệu của họ là: Quân đội là trọng tâm quốc sách, quân sự đi trước tất cả. Cho dù vô số người dân bị chết đói nhưng quốc gia này vẫn chú trọng nghiên cứu tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.
Thiếu lương thực nghiêm trọng là vấn nạn của quốc gia này, thường xuyên bị mất mùa trong hơn 20 năm qua. Không ai biết rõ đã có bao nhiêu người bị chết đói, có thông tin là vài trăm ngàn người, có thông tin là vài triệu người, tương đương 1/10 dân số. Đa số mọi người sống trong trạng thái dinh dưỡng tồi tệ.
Ở quốc gia này, chịu đói là một nghĩa vụ yêu nước, trong khi người dân tại nhiều nước phải tìm cách giảm béo thì thủ đô của quốc gia này có treo một biểu ngữ lớn: làm sao để mỗi ngày chúng ta có thể ăn hai bữa. Mỗi khi biết tin có truyền thông nước ngoài đưa tin về nạn thiếu lương thực của Triều Tiên thì truyền thông của nước này sẽ phản ứng thể hiện phẫn nộ và lên án.
Quốc gia này từng làm một bộ phim nói về ước mơ của nhiều người, trong phim có người vì ăn quá nhiều cơm mà bị vỡ dạ dày. Tại đây hầu như không có ai nuôi thú cưng, vì nếu nuôi trước sau gì cũng có kẻ trộm để ăn thịt.
Triều Tiên là quốc gia chuẩn mực về quân sự, không có bạn bè nhưng có vô số kẻ thù.
Triều Tiên có vô số “em bé đầu to”, có nghiên cứu cho rằng người thiếu thốn dinh dưỡng thì chất dinh dưỡng sẽ ưu tiên chuyển vận lên não, tiếp theo là thân thể, thứ nữa mới là tứ chi. Theo Báo cáo nghiên cứu của Quỹ phát triển trẻ em Liên Hiệp Quốc, có 42% trẻ em của quốc gia này bị suy dinh dưỡng gây khiếm khuyết trong phát triển cơ thể. Đa số trở thành người của thời đại trẻ đầu to. Tổ chức Lương thực Thế giới đã thực hiện thống kê về quốc gia này, theo đó có đến 2/3 số gia đình phải ăn cỏ và vỏ cây. Nếu hỏi họ: Bữa sau sẽ ăn gì? Họ sẽ vui vẻ trả lời: “Hy vọng thông gia sẽ gửi cho chút khoai tây”. Tình hình này hiện vẫn chưa thể thay đổi.
Đa số ăn trộm ở quốc gia này là ăn trộm lương thực, một phần nhỏ đi trộm thứ khác để đổi lấy lương thực. Cũng có thể nói, đây toàn là trộm chống đói.
Một số người ở Triều Tiên đang sản xuất và buôn bán ma túy đá vì thứ này giúp bớt cảm giác đói, cũng có người đem bán ở biên giới với Trung Quốc.
Khoảng 50 năm trước, chiều cao trung bình của người dân Triều Tiên tương đương các nước láng giềng. Nhưng hiện nay chiều cao trung bình của họ thấp hơn chiều cao trung bình người dân nước láng giềng 13cm. Quốc gia này cấm buôn bán, đặc biệt là gạo, ngô, và đậu nành. Chính phủ của họ lo lắng những thứ này có thể rơi vào tay địch thủ. Họ cũng cấm tảo hôn vì cho rằng: mỗi người phải cống hiến đủ cho tổ quốc mới được phép kết hôn.
Trên các phố xá của quốc gia này có nhiều bảng tuyên truyền vẽ hình chân dung lãnh tụ cùng dòng chữ: “Những gì Đảng quyết định, mọi người phải làm theo”. Đa số người dân của quốc gia này đều căm thù nước Mỹ, gọi Mỹ là nước tạp chủng. Có những trường học, học trò bị yêu cầu viết thư máu thề nếu có chiến tranh sẽ gia nhập quân đội vô điều kiện, hy sinh thân mình vì “nước”.
Quốc gia này cũng vô cùng căm hận Trung Quốc, nói Trung Quốc là nước theo chủ nghĩa tu chính, mức thù hận Trung Quốc của họ không thua gì thù hận Mỹ, Nhật.
Các đô thị tại Triều Tiên thường xuyên bị mất nước, đến nay tình trạng này vẫn chưa thể khắc phục được. Khi đi lấy nước, người ta phải mang theo tất cả các đồ chứa, thường xuyên phải ra sông hoặc giếng lấy nước.
Vì không có xà bông, cũng không có thuốc kháng sinh, nước bẩn thường gây dịch bệnh nên có một giai đoạn vào cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 bệnh thương hàn rất phổ biến.
Trường học của quốc gia này không có tài liệu, rất thiếu thốn giấy, chỉ những gia đình giàu có mới mua được giấy sao chép tài liệu. Nguyên thủ của quốc gia này ép người dân phải gọi là “cha”, có khi gọi là “cha nhân từ”. Nguyên thủ đầu tiên của quốc gia này từng viết hơn chục quyển sách, còn nguyên thủ thứ hai viết được hàng chục quyển sách.
Nội dung giảng dạy trong nhà trường ở Triều Tiên chủ yếu liên quan đến lãnh tụ, mỗi người phải thuộc lòng một số câu nói của lãnh tụ. Giáo dục ý thức hệ và thù hận xuyên suốt với nhau từ đầu đến cuối, một bài toán lớp một có nội dung như sau: 3 binh sĩ giết chết 30 lính Mỹ, nếu họ giết được gấp đôi thì số lính Mỹ bị giết chết là bao nhiêu?
Lịch pháp của quốc gia này lấy năm sinh của nguyên thủ đầu tiên là năm 1912 là năm đầu kỷ nguyên, năm nay vừa tròn 100 năm.
Thủ đô của Triều Tiên là cánh cửa duy nhất được mở. Người nước ngoài khi đến thủ đô sẽ bị những hạn chế, trong một số ngày đặc biệt mức hạn chế nghiêm ngặt hơn. Để bảo vệ hình ảnh của quốc gia, những người tàn tật, người tâm thần và quá lùn bị trục xuất khỏi thủ đô. Cho dù cha mẹ bình thường nhưng nếu con cái tật nguyền thì cũng phải di dân ra ngoài. Quốc gia này có rất nhiều tội bị xử tử hình, vào thập niên 1990 những ai chống lệnh hay làm trở ngại cho trật tự xã hội đều bị xử tử hình.
Từng có bốn sinh viên say rượu chạy khỏa thân đã bị tử hình. Có người vì trộm dây điện (để bán lõi đồng) bị xử tử hình. Nhưng nghiêm trọng nhất là tội phản quốc: người dân nào chạy trốn ra nước ngoài hoặc nước thù địch, hoặc đi cầu cứu đại sứ nước ngoài, hoặc giúp đỡ tổ chức hay công dân nước thù địch làm hướng dẫn du lịch hay phiên dịch, hoặc hỗ trợ tinh thần hay vật chất… đều bị xử tử hình.
Quốc gia này luôn tổ chức xử công khai, trong khi xét xử mọi người dân được yêu cầu phải tới xem. Trên bục có quan kiểm sát, luật sư và thẩm phán, quan kiểm sát đọc tội danh, luật sư biểu thị đồng ý với quan kiểm soát, cuối cùng thẩm phán tuyên án. Phạm nhân tử hình bị mọi người cùng hành hình, bị bắn ba phát đạn vào đầu, ngực và chân, phạm nhân bị trói trên cọc gỗ, dáng vẻ khi chết sẽ giống như tạ lỗi với quần chúng.
Tội phạm của Triều Tiên không chỉ bị tước đoạt mọi quyền lợi về chính trị mà dường như không còn bất cứ quyền lợi gì. Họ phải sống trong trại cưỡng bức lao động, họ không có mền đắp nên phải chen vào nhau, đầu người này kê lên chân người kia. Ngày ngày đều có người chết trong trại cưỡng bức lao động, có khi vài thi thể được khiêng ra cùng thời điểm trong cùng một phòng trong tâm trạng thản nhiên của người chứng kiến vì đã quá quen.
Bài hát thịnh hành nhất của quốc gia này là bài «Trên thế giới này, chúng ta hạnh phúc nhất», ca từ được viết rằng: “Cha của chúng ta, trên thế giới này, chúng ta hạnh phúc nhất. Gia đình của chúng ta nằm trong che chở của Đảng. Chúng ta tình thân như thủ túc, cho dù biển lửa bên cạnh, trẻ em hạnh phúc không phải sợ hãi, đã có cha chúng ta ở nơi đây. Trên thế giới này, chúng ta hạnh phúc nhất”.
Posted by: nguyenvan nam <[email protected]>
( Copy FB nhà báo Võ Văn Tạo )
Đây là quy luật bất thành văn đã xẩy ra cho tất cả các chế độ tham nhũng và tàn ác từ cổ chí kim .
Tham vọng và kế hoạch của Dương Công Minh và “nhóm lợi ích” là muốn chiếm toàn bộ sân bay TSN chứ không phải 157ha sân golf như mọi người nghĩ.
________________________________________
Tham vọng của Dương Công Minh và nhóm lợi ích đứng sau ông không chỉ là 157 hecta đất trong sân bay Tân Sơn Nhất đang được dùng làm sân golf, mà còn chiếm luôn toàn bộ 800 hecta đất vàng đang sử dụng cho mục đích hàng không dân sự.
Vài ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một bài viết vạch rõ âm mưu thâu tóm toàn bộ đất sân bay Tân Sơn Nhất “mà không cần tốn đồng nào” của Dương Công Minh cùng nhóm lợi ích đứng sau lưng ông. Đáng nói hơn, để kế hoạch này thành công, không chỉ các tướng tá quân đội mà còn cả các lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cũng góp một phần đáng kể, phối hợp nhịp nhàng thâu tóm nhanh chóng toàn bộ sân bay. Hóa ra bấy lâu nay, người dân và cử tri cả nước đang xem một tấn trò hề, chỉ có thể giương mắt nhìn các diễn viên cử động trên sân khấu, kết cục đã được định sẵn.
Vào thời điểm cuối tháng 05/2015, sân golf Tân Sơn Nhất vẫn mới bắt đầu được thi công “chạy đua” để giữ đất, quyết không hoàn trả cho sân bay
Chúng ta không còn lạ gì tình trạng sân bay tắc nghẽn từ trên trời xuống dưới đất, chỉ cần một trận mưa cũng khiến sân bay biến thành bể chứa nước khổng lồ, đe dọa các trạm điều hành bay, cũng như tính mạng toàn bộ hành khách và người dân thành phố mà báo chí đã phản ánh trong thời gian qua. Nhưng ít ai ngờ rằng, đây chỉ là một bước đệm trong kế hoạch táo tợn nhằm chiếm toàn bộ đất sân bay (chứ không chỉ 157 ha đất làm sân golf) của Dương Công Minh dưới sự góp sức của nhóm lợi ích đứng sau.
Trở lại thời điểm cuối năm 2007, sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu thiếu chỗ đỗ máy bay, các hãng hàng không phải thuê diện tích “nhàn rỗi” (do chính quyền Sài Gòn dự tính mở rộng sân bay trước đây) mà bên quân đội đang giữ để sử dụng. Khi đó, ngành hàng không từng đề xuất quy hoạch sang phía đất do quân đội giữ 30 hecta để xây dựng 30 chỗ đỗ máy bay, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, nhưng phía quân đội không “thỏa thuận”.
Một mặt thẳng thừng từ chối trả đất cho sân bay Tân Sơn Nhất, mặt khác âm thầm hối hả thi công sân golf, nhà cửa la liệt trong sân bay. Sau khi đã bày binh bố trận “xí phần” xong xuôi, lúc này bản đề án xây dựng sân golf trong lòng sân bay mới chính thức được Dương Công Minh cùng bộ sậu đệ trình lên Trung ương. Tất nhiên, với sự tiếp tay, gây sức ép nhiều phía của các tướng tá quân đội, dự án nhanh chóng được thông qua. Phía quân đội “hào phóng” cấp hẳn 157 hecta đất cho Dương Công Minh là dự án sân golf. Nghe đâu trong buổi tiệc “thân tình” tổ chức ở một khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất, gần chục chiếc phong bì tiền đô dày cộm, con số bên trong không dưới 8 chữ số đã được trao “nóng” cho các tướng tá tham dự để chúc mừng thành công bước đầu của kế hoạch. Đó là còn chưa tính đến chiếc phong bì đặc biệt dành riêng cho bố con ông lớn quân đội ở Hà Nội, được Dương Công Minh âm thầm đến tận nhà lại quả.
Chả thế mà khi dư luận và cử tri cả nước lên tiếng phản đối và yêu cầu dẹp bỏ dự án sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh còn đứng ra “biện hộ”: “Việc làm sân golf ở sân bay Tân Sơn Nhất không ảnh hưởng đến an toàn bay mà còn tạo công ăn việc cho rất nhiều lao động. Còn khi nào Nhà nước cần thu hồi đất thì không có đền bù.” Ông “trấn an” dư luận thế thôi, bao nhiêu năm nay người dân yêu cầu thu hồi đất, mở rộng diện tích sân bay, các ông đã làm gì, có trả đất sân golf lại không? Chẳng những cố tình lờ đi mà còn âm thầm xây thêm hàng loạt dự án phụ trợ trong sân golf để giữ đất, vờ như chưa từng có câu phát biểu nào như thế.
Không chỉ chiếm toàn bộ khu vực màu vàng, Dương Công Minh và nhóm các tướng tá quân đội gần như thành công kế hoạch chiếm toàn bộ khu vực sân bay, vấn đề hiện nay chỉ là … CHỜ — cùng với Trinh Nguyên.
“Xin đất” đầu tư từ năm 2007, đến cuối năm 2014 dự án chỉ thực hiện xong phần cổng chào và lác đác vài tòa nhà của ban quản lý… Ấy vậy mà đến năm 2015, trước nguy cơ bị thu hồi đất để mở rộng sân bay, sân golf của đại gia Dương Công Minh lập tức gấp rút thi công cả ngày lẫn đêm, chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, những tòa lâu đài rộng lớn và thảm cỏ xanh mướt mênh mông đã mọc lên như trêu ngươi, thách thức dư luận.
Là một con cáo già trên thương trường, đại gia Dương Công Minh đương nhiên hiểu, muốn “bứng” sân bay Tân Sơn Nhất đi chỗ khác, nhất định không được vội vàng. Một mặt ông vung tiền cho cánh báo chí liên tục đăng tải thông tin sân bay Tân Sơn Nhất quá tải từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng nọ trong suốt nhiều năm.
Mặt khác, ông mua chuộc một số chuyên gia, lãnh đạo Tổng công ty hàng không lên báo chí “sa sả” nào là không còn khả năng mở rộng sân bay, chi phí sẽ vô cùng tốn kém khoảng 9 tỷ đô la, nào là cần có một sân bay quy mô lớn để cạnh tranh với các sân bay khác trong khu vực, rằng nhu cầu ngành hàng không rất lớn và Việt Nam có thể trở thành điểm trung chuyển hàng không đứng đầu khu vực và thế giới… nhằm mục đích chuyển sân bay Tân Sơn Nhất ra Long Thành.
Trái với những công trình đang thi công dang dở. chắp vá bên trong là cổng sân golf hoành tráng được bảo vệ canh gác cẩn mật như muốn che mắt, đánh lừa người dân
Nhưng thực tế các nhà khoa học, cụ thể là tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống lại cho rằng, những phân tích, báo cáo của nhiều chuyên gia và đại diện Tổng công ty hàng không là không trung thực, bởi sân bay Tân Sơn Nhất có thể mở rộng trên diện tích đất ngay trong chính sân bay hiện có, đó chính là sân golf.
Kế hoạch của Dương Công Minh và nhóm lợi ích trong phía sau là buộc sân bay Tân Sơn Nhất rơi vào tình cảnh quá tải, không thể tháo gỡ nút thắt, rồi ép di dời sân bay Tân Sơn Nhất, để lại khu đất cho họ xây khu cao ốc, siêu đô thị trong lòng thành phố và bán với giá cắt cổ.
Sau một thời gian dài mua chuộc hàng loạt tướng tá, thì mới đây, trong một nước cờ mang tính chốt hạ, Dương Công Minh đã “đi đêm” với lãnh đạo Cục Hàng không đề ra phương án “đậu qua đêm” ở các sân bay Cần Thơ và phụ cận. Tất nhiên, ông Minh biết yêu cầu này vô lý và sẽ bị bác bỏ. Nhưng phe cánh ông cần như thế để gây áp lực đẩy nhanh tốc độ triển khai sân bay Long Thành, sớm dẹp hẳn sân bay Tân Sơn Nhất kẻo “đêm dài lắm mộng”. Và kế hoạch đã thành công: Sân bay Long Thành sẽ khởi công chậm nhất vào năm 2019, sớm hai năm so với dự tính ban đầu.
Riêng sân bay Tân Sơn Nhất, để phía quân đội chịu gật đầu “nhả” 21 hecta đất làm sân đỗ bổ sung trong thời gian xây dựng sân bay mới, phía lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất đã phải chấp nhận một yêu cầu không dễ dàng gì: Ngay khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, Tân Sơn Nhất phải được “trao trả đất” về cho Dương Công Minh và phía quân đội. Đau đớn thay, bản “khế ước bán đất” được Dương Công Minh và các lãnh đạo Cục Hàng không âm thầm ký kết trong khuôn viên một khu resort sang trọng của ông, đi kèm một bữa tiệc linh đình với đầy đủ sơn hào hải vị, các em phục vụ được tuyển chọn kỹ lưỡng, sẵn sàng phục vụ nhu cầu cho các ông lớn.
Như vậy bằng kế sách “lùi 1 bước, tiến 5 bước”, Dương Công Minh cùng bộ sậu tướng tá đứng sau ông gần như đang đạt được mục đích, chiếm toàn bộ sân bay mà không hứng chịu bất kỳ sự phản đối nào của dư luận. Việc phía quân đội nhả 21 hecta đất để mở rộng sân bay đang khiến dư luận cả nước lắng xuống, mà không ngờ rằng đây chính là chiếc bẫy do ông Minh giăng ra. Dương Công Minh cùng nhóm lợi ích đã thành công xâm chiếm đất thành phố, biến đất công trở thành đất tư núp bóng quân đội mà không tốn một xu, rồi phân lô bán lại cho các tập đoàn lớn và người dân với giá cắt cổ, hút cạn xương máu của nhân dân.
Quan làm báo
Tại Geneve, ông Tomas Quintana, điều tra viên nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, lên tiếng kêu gọi chính phủ Bắc Hàn giải thích tại sao một sinh viên Hoa Kỳ bị Bình Nhưỡng giam giữ hơn một năm nay lại ở trong tình trạng hôn mê khi được trao trả về cho gia đình.
Người được nói tới là anh sinh viên tên Otto Warmbier, 22 tuổi, bị công an Bắc Hàn bắt giam hồi tháng Giêng 2016 về tội lấy trộm một bức vẽ do nhà nước Bình Nhưỡng in để cổ động dân chúng. Anh này khai rằng chỉ muốn lấy tấm áp phích này để về khoe với bạn bè, nhưng bị tòa Bắc Hàn kêu án 15 năm lao động khổ sai.
Đầu tuần này, anh được Bắc Hàn trả tự do, về lại Hoa Kỳ trong tình trạng hôn mê.
Phía Bắc Hàn nói rằng anh sinh viên Warmbier hôn mê vì bị ngộ độc thức ăn và uống thuốc ngủ. Tuy nhiên toán bác sĩ Mỹ đang chữa trị cho anh lại nói rằng tình trạng hôn mê xảy ra vì anh ta bị thiếu oxygen và thiếu máu trong não.