Gương chịu đựng bệnh ung thư với đức tin của cha Francisco Rencoret

Gương chịu đựng bệnh ung thư với đức tin của cha Francisco Rencoret

Ngày Chuá Nhật 14 tháng 8 vừa qua, hàng trăm người đã tham dự Thánh lễ an táng của cha Francisco Rencoret, một Linh mục trẻ người Chilê, qua đời ngày 13 tháng 8 (2016), sau hơn một năm chịu đựng và chiến đầu chống lại căn bệnh ung thư phổi cách kiên cường và với đức tin mạnh mẽ. Cha hưởng dương 35 tuổi.

franciscorencoret 

Trong Thánh lễ an táng, cha Andrés Ferrada, một vị huấn luyện đào tạo tại chủng viện Giáo hoàng Santiago đã chia sẻ: “Thiên Chúa trung thành với tình yêu không điều kiện của Ngài, bởi vì Ngài là Cha thương xót, bởi vì Thiên Chúa hiền dịu. Đây là những lời cuối cùng mà cha đã nói với ba của mình trước khi bước vào cánh tay của Thiên Chúa Cha: ‘Ba ơi đừng quên, Thiên Chúa dịu hiền’, và xác tín này xuất phát từ đức tin Cha đã nhận được từ trong gia đình, từ trong Giáo hội và nó nuôi dưỡng cha trong suốt cuộc sống của mình. Năm trước, Thiên Chúa đã cho cha thấy rằng các hoạt động cơ bản trong cuộc sống của cha và của sứ vụ Linh mục là ôm lấy Thánh giá. Vì vậy cha đã viết trong sổ tĩnh tâm thiêng liêng của cha: ‘Con chạy đến với Chuá, ôi Chúa Giêsu để ôm lấy Thánh giá’. Trong những tháng ngày này cha đã đón nhận Thánh giá với lòng can đảm, để Thiên Chúa là Thiên Chúa trong cuộc sống của cha, cảm nghiệm sâu sắc hơn sự tha thứ của Ngài và trao ban sự tha thứ cho tất cả.” Đó là những lời có thể nói là tóm tắt con đường thiếng liêng của Cha Rencoret, đặc biệt trong những ngày chịu đựng cơn bệnh ung thư.

 Cha Rencoret chịu chức năm 2013 và được gửi sang Roma để học Giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana. Nhưng thật không may, cha đã phải bỏ dở chương trình học, rời Roma để trở về quê nhà điều trị ung thư, sau khi khám phá ra mình mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Trong những tuần trước đây, mọi người hy vọng cha sẽ hồi phục gia khi các xét nghiêm cho thấy một sự tiến triển đáng kể trong việc ngăn ngừa các tế bào di căn ở phổi đã được phát hiện trước đó. Nhưng cũng thật không ngờ, hai khối u não bất ngờ đã tước đi mạng sống của cha.

 Vào giữa tháng 6, cha Rencoret bất ngờ nhân được điện thoại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha nghe biết về bệnh tình của cha Rencoret và đã gọi để biết về tình hình sưc khỏe của cha, cũng như cho cha biết là Đức Thánh Cha đang cầu nguyện cho cha. Cha Rencoret cho biết là Đức Thánh Cha đã nâng đỡ, khuyến khích cha rất nhiều cũng như trao mang lại cho cha tình yêu Giáo hội. Cha Rencoret đã thưa với Đức Thánh Cha: “Con đang dâng những đau khổ của con để cầu nguyện cho ơn gọi, những khó khăn và đau khổ của Đức Thánh Cha”. Cha Rencoret đã sống những giây phút cuối đời trong sự bình an, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa.

 Cha Mauricio Valdivia, bạn học của cha Rencoret tại Đại chủng viện Giáo hoàng Santiago nói: “Tôi tin là cha Rencoret có thể hiều cách này hay cách khác, không phải là không khó khăn, Thiên Chúa ban cho cha món quà thời gian để cha chuẩn bị cho mình, và tôi tin là thời gian đã chín mùi để cha gặp Chúa. Cha đã cảm nghiệm sự tự phó mình đó khi cha nói cha muốn được cứu rỗi hơn là được chữa lành bệnh, và từ khía cạnh đó cha đã cảm nghiệm nó là một cơ hội đặc ân. Cha luôn rất bình an. Cha đã có thể chuẩn bị cho gia đình, trao cho họ sức mạnh và sự bình an. Tôi đã có cơ hội đi cùng cha đến bệnh viện, ở lại đó một đêm với cha và chúng tôi đã nói nhiều chuyện với nhau và xưng tội với nhau, trong món quà của tình bạn Linh mục, với sự thanh thản của con tim biết cách tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa”

 Cha Valdivia nhớ lại, trong ơn gọi Linh mục của mình, cha Rencoret có một sự cảm thông đặc biệt với những người thấp bé, khốn khổ, cần giúp đỡ nhất. Không có một người ăn xin nào trong giáo xứ lại không biết cha Pancho. Cha giúp đỡ cho các người vô gia cư sống trên đường phố. Tại nơi đầu tiên cha Rencoret được bổ nhiệm đến, có một người nằm liệt giường, cha đã thu góp quần áo và các vật dụng mang đến cho người này. Cha cũng giúp như thế cho nhiều người khác nữa… Cha ao ước mang sự an ủi đến cho những người đau khổ và mang cho họ lòng thương xót của Thiên Chúa. Cha Valdivia đánh giá cao tình bạn với cha Rencoret, cha nói: “Tình bạn với cha Rencoret là một phúc lành tôi nhận được và hôm nay tôi biết mình có một người anh em ở trên Nước Trời đang khẩn cầu cho tôi. Chúng ta cầu nguyện cho cha Rencoret nhưng cũng đặc biệt cầu nguyện cho cha mẹ và gia đình của cha vượt qua được nỗi đau thương mất mát người thân yêu và tìm được sự an ủi”.

 (RadioVaticana 01.09.2016)

Anh chị Thụ & Mai gởi

Phiếm luận thua cuộc bầu cử. Chỉ có tại Hoa Kỳ.

Phiếm luận thua cuộc bầu cử.

Chỉ có tại Hoa Kỳ.

From: Kimtrong Lam

Trump won the presidency! But Hillary won the American people, she got more popular votes.
Chúng ta là dân da vàng đến muộn, lấy tình cảm gì mà cứ làm như ta là Hoa Kỳ thứ thiệt chạy theo xu hướng kỳ thị. Chê Mỹ đen và dân Mễ chui rào.
Chỉ có tại Hoa Kỳ.
Giao Chỉ, San Jose.

1) Mở đầu:
Sau 3 tháng vạn lý trường chinh ngang dọc Hoa Kỳ, hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa cùng kéo về New York chờ đếm từng lá phiếu cuối cùng tại Florida. Kết quả mỗi bên đều được trên 59 triệu phiếu bầu. Người đàn bà bị ghét bỏ nhất thiên hạ lại được số phiếu phổ thông tổng cộng toàn quốc nhiều hơn đối thủ là 226 ngàn và 836 phiếu. Nhưng ông Trump lại được 279 phiếu cử tri đoàn trở thành tổng thống đắc cử trong cuộc đua lịch sử 2016 với kết quả Ngựa về ngược. Cú điện thoại lịch sử nửa đêm về sáng bà Clinton gọi Trump nói rằng:”- Tôi chấp nhận thua cuộc, xin chúc mừng và mong ông thành công trong sứ mạng tổng thống Hoa Kỳ.” Chỉ sau một đêm, ngôn ngữ đầu đường xó chợ lập tức được thay thế bằng ngôn ngữ ngoại giao cao quý. Ông tỷ phú thương gia tuyên bố rằng: Tôi vừa nhận được điện thoại của bà ngoại trưởng Clinton. Ông ca ngợi Bà là phụ nữ đã có thành tích đấu tranh kiên trì và trải qua nhiều năm đóng góp cho nước Mỹ.. Té ra tất cả những tin tức bùn lầy ném lên mặt người đàn bà tranh cử dù đúng hay sai bỗng trở thành tin ảo. Bất chấp đâu là chân lý, cử tọa của phe Cộng Hòa đa số là những người Mỹ trắng đội mũ đỏ reo hò với những khẩu hiệu USA màu xanh dường như trong một phút huy hoàng lấy lại được nước Mỹ cho người Mỹ. Phía bên đại hội Dân Chủ, những phụ nữ Hoa Kỳ đủ mọi sắc tộc đầm đìa nước mắt khóc thương cho cuộc thất bại không phải cho một chính đảng mà cho chính thân phận đàn bà. Hình ảnh cuối cùng là những người đàn bà Dân Chủ ra về trong lúc bình minh New York ló dạng nhưng tương lai vẫn tưởng là lúc hoàng hôn.

Ông Trump tuyên bố sẽ xây bức tường nổi tiếng ngăn chặn biên giới Mễ Tây Cơ, nhưng sự thực chỉ trong một đêm chiến thắng, ông nhà buôn tỷ phú đã xây xong bức tường chia đôi lòng người Mỹ quốc. Người dân Mỹ bao gồm tất cả các nguồn gốc sẽ phải cùng nhau hàn gắn lại vết thương này. Trước hết cần phải biết rõ đầu đuôi.
Nhưng trước khi đi vào chi tiết xin quý độc giả bằng hữu vui lòng nghe câu chuyện ngắn chúng tôi trả lời cho cô Carol một nhà báo quen biết tại Campbell:

Hỏi. Ông đã bỏ phiếu chưa. Đáp : Xong rồi, tôi chọn bà Dân Chủ Clinton. Thua rồi.

Hỏi: Tại sao ông lại chống Cộng Hòa, ông Trump có phải là người yêu nước không? Đáp: Ông Trump rất yêu nước Mỹ, nhưng trong nước Mỹ đó không có chúng tôi.

Hỏi: Trump có khác gì các vị tổng thống trước đây ? Đáp: Ông sẽ là tổng thống vĩ đại đem lại nước Mỹ hùng cường. Ông tuyên bố như thế. Nhưng nếu ở thời Johnson, ông đã bỏ Việt Nam từ năm 1965. Nếu Trump ở thời ông Ford, Hoa kỳ không nhận chúng tôi đến tỵ nạn năm 75. Nếu Trump ở thời Carter sẽ không có thuyền nhân đến Mỹ. Nếu Trump ở thời Reagan sẽ không có HO với tù cải tạo ra đi. Donald Trump là người yêu nước Mỹ. Nhưng là nước Mỹ của riêng ông.

Hỏi: Bây giờ có tổng thống mới, ông nghĩ sao? Đáp: Phương ngôn Việt Nam có câu : Ván đã đóng thuyền. Mình cũng ở chung trên một con thuyền. Tổng thống cầm lái, mình phải theo. May mà nước Mỹ còn có tư pháp và lập pháp giữ cho chính quyền điều hành hợp lý. Từ tay buôn bán trên thương trường, ông Trump bước vào chính trường sẽ phải học bài mới. Học được rằng, nước Mỹ không phải của riêng mình ông. Nước Mỹ của tất cả mọi người. Dù sao tôi vẫn cứ lạc quan với tương lai Hoa Kỳ. Trong việc bang giao quốc tế, đảng Dân Chủ và Obama chơi bàn ngửa. Nhún nhường, lễ độ, lịch sự và bao dung. Trải qua 8 năm để cho thiên hạ bắt nạt nhưng cuộc sống của dân Mỹ tạm yên trong khung cảnh thái bình. Không phải đem xác lính Mỹ từ các mặt trận về nước . Bây giờ đến lượt tổng thống Trump chơi bài xấp. Coi thường thiên hạ, dấu kín quân bài. Doạ dẫm các đối tác làm ăn trên thế giới để mang lợi nhiều hơn về cho nước Mỹ. Ông đóng vai bá quyền cho các nước kính nể, để nước Mỹ sẽ hùng mạnh hơn. Tôi mong như vậy, chờ xem… Cảm ơn ông. Vâng cảm ơn cô…

blank
2) Kể chuyện từ đầu
Khởi đi từ năm 2015 cuộc tranh cử giữa 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã chuẩn bị ráo riết. Cộng Hòa đang nắm trọn vẹn quyền lập pháp với đa số tại 2 viện. Lịch sử chiếm ngự Bạch Cung thay đổi giữa lưỡng đảng như một lịch trình bất thành văn. Hiếm khi nào giữ độc quyền quá lâu. Chẳng cần lý do, cử tri muốn thay đổi. Ông Bush con cầm quyền 8 năm chinh chiến với trận Trung Đông đã đến lúc phải thay quân. Năm 2008 lần đầu tiên Hoa Kỳ có vị tổng thống một nửa gốc Phi Châu. Dù trận đấu tranh cử giữa 2 bên không có gì tàn bạo, nhưng ông Bush bàn giao Nhà Trắng cho ông Mỹ đen mà trong bụng không vui. Nhưng lạ thay mấy năm sau hai gia đình này trở nên thân thiết. Rồi hai nhiệm kỳ 8 năm của ông Obama trôi qua tương đối nhẹ nhàng theo chủ trương của đảng Dân Chủ. Nhưng xem chừng phe Cộng Hòa bảo thủ không chấp nhận đường lối quá rộng rãi. Dân chủ mở rộng cửa cho di dân, xuống thang hòa bình nhiều nơi trên thế giới. Các nước bắt đầu coi thường vị trí đàn anh của Mỹ. Hoa Kỳ không còn vĩ đại nữa. Dân Chủ lại chủ trương quá nhẹ nhàng với dân nhập lậu. Mua chuộc di dân sắc tộc để lấy phiếu và đóng vai hiền lành với Hồi giáo. Chủ trương này hoàn toàn khác với đường lối bảo thủ của đảng Cộng Hòa và nguyên nhân tiềm ẩn là làm khối da trắng miền Đông và Trung Mỹ rất bất mãn. Tâm lý kỳ thị thì sắc dân nào cũng có, nhưng người da trắng 10 năm qua vẫn hậm hực từ lâu. Kỳ này quyết tâm lấy lại Bạch Cung để đem lại trật tự mới cho Hoa Kỳ. Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại. Nếu cứ đi theo con đường này thì tương lai nước Mỹ không còn như xưa nữa. Người Mỹ trắng thực sự có lý khi lo lắng như vậy. Đảng Cộng Hòa bèn xuất chiêu với 16 vị anh tài rất nhiều kinh nghiệm trên con đường chính trị và thêm một ông tỷ phú Donald Trump là tay ngang, dường như chỉ ghé chơi cho vui.

Không dè ngang tàng công tử một sớm một chiều hạ hết các ngôi sao của Cộng Hòa làm cho toàn đảng phải nao núng xét lại thế trận. Nghĩ rằng kỳ này nếu đem Trump ra đấu thì thua là cái chắc. Trong khi đó phe Dân Chủ chọn được nhân vật vô cùng xuất sắc nguyên đệ nhất phu nhân, cựu thượng nghị sĩ và đã từng 4 năm làm ngoại trưởng Hoa Kỳ. Rõ ràng là nhân vật nữ lưu đã từng có thành tích tranh cử từ thượng viện lên đến tổng thống.
3) Ngựa về ngược.
Hai bên dàn trận. Tin tức hấp dẫn mỗi ngày. Mở đầu toàn quốc đều cho rằng bà Clinton sẽ vượt trội. Tất cả báo chí, TV, truyền thông loan báo Poll lên Poll xuống đều kết luận phe bà Dân Chủ thắng phe ông Cộng Hòa. Bên Cộng Hòa đã bắt đầu có nhiều danh tướng bỏ cuộc để Trump đánh một mình. Nhưng sân khấu càng về khuya xem ra tình thế càng nguy hiểm. Trump có thể thắng và sẽ trở thành một lãnh tụ rất nguy hiểm cho Hoa Kỳ. Dân chủ và Cộng Hòa đều đồng ý. Ông chủ trương các đường lối hết sức đáng ngại. Rút quân Mỹ từ các nước về, xem lại các hiệp ước và cam kết của Hoa Kỳ trong vai trò cảnh sát thế giới. Rút cả tiền bạc viện trợ và các ngân khoản đóng góp cho toàn cầu. Gồm cả tiền nuôi NATO và chương trình bảo vệ môi sinh thế giới. Ông ngăn chặn di dân vào Mỹ bằng luật lệ và ông tống xuất dân lậu ra khỏi nước. Ông xây tường không cho Mễ chui rào qua biên giới và bắt Mễ trả tiền. Mọi đường lối của Trump đều là những cuộc cách mạng và không thể tiên đoán hậu quả. Tình trạng đáng lo đến nỗi cả 5 vị tổng thống của lưỡng đảng đều quan tâm tìm các ngăn chặn ông ứng cử viên một mình một ngựa đang tung hoành ngang dọc. Phe Dân Chủ vào những ngày chót cảm thấy bất an đã đưa toàn lực hai gia đình Obama và Clinton dùng Air Force One đi thuyết giảng tất cả các vùng xanh đỏ còn đang chen nhau như xôi đậu. Đêm cuối cùng vợ chồng ông Obama và vợ chồng ông Clinton cũng xuất hiện trên sân khấu Pennsylvania xuất sắc và cảm động. Tưởng rằng kỳ nầy Hoa Kỳ lần đầu tiên sẽ có tổng thống đàn bà. Ai ngờ ngựa về ngược. Ngay cả Penn vốn là thành trì của Dân chủ mà cũng quay lưng. Kết quả làm toàn quốc, toàn thế giới ngạc nhiên. Đảng Dân Chủ không ngờ mà đảng Cộng Hòa cũng không ngờ. Sau cùng chính Donald Trump cũng không ngờ. Tay anh hùng trên thương trường. Coi thường đàn bà, Coi thường truyền thông, coi thường chính khách, coi thường tướng lãnh, coi thường thế giới, coi thường các nguyên tắc dân chủ. Con người có bàn tay chuyên sờ soạng và mồm ưa nói bậy. Con người kỳ thị tiềm ẩn. Độc tài trong gia đình và độc tài trong tổ chức. Biết đóng vai trò nổi bật hấp dẫn, nói toàn chuyện không ai dám nói. Con người đó đã chiến thắng nhân vật xuất sắc nhất của đảng Dân Chủ với 30 năm kinh nghiệm trong cuộc đời chính trị tại Hoa Kỳ. Để vào Bạch Cung chỉ cần 270 phiếu cử tri đoàn. Suốt 2 tháng dài báo chí tiên đoán bà Clinton đã cầm chắc 268 vé vào cửa. Chỉ còn 2 vé phù du nữa là cựu phu nhân Bạch Cung sẽ trở lại mái nhà xưa với tư cách chủ nhân, để ông chồng chủ cũ nay trở thành đệ nhất phu quân. Lịch sử sẽ ghi lại là lần đầu tiên Hoa Kỳ có hai vị tổng thống ngủ chung một giường, Nhưng chuyện đó không xảy ra. Bà Clinton chỉ được có 228 vé. Ông Trump được 279 vé, Ông sẽ đem cả cô vợ Melania di dân gốc Slovenia, quần áo rất đơn giản. Nàng vào Nhà Trắng lần đầu và sẽ ở lại khá lâu. Ông vẫn còn thừa 9 vé.
4) Những con số lạ lùng
Quý vị có biết không. Điều an ủi cuối cùng nhưng rất thừa thãi vô ích là chính bà Clinton được tổng cộng 59 triệu 938 ngàn và 290 phiếu cử tri nhiều hơn ông Trump 233 ngàn và 404 phiếu. Ông này chỉ được 59 triệu, 704 ngàn và 886 phiếu. Như vậy xét về tấm lòng của từng người đi bỏ phiếu thì bà Clinton đã chiến thắng. Nhưng bà đã gọi cú điện thoại đau lòng vào đêm hôm trước để chúc mừng đối thủ mà đã có lúc chỉ muốn vân vân…Trong hàng trăm bài diễn văn suốt hành trình tranh cử, sau cùng Hillary đã đọc bài diễn văn ngắn nhất và hay nhất. Bài diễn văn từ giã và cảm ơn. Về quá khứ bà nói nước Mỹ có truyền thống dân chủ phải giữ cho việc chuyển giao quyền hành êm đẹp. Phải cùng nhau yểm trợ cho tân tổng thống. Về tương lai bà nói với thế hệ tiếp nối, đặc biệt các em gái. “-Sẽ không ngừng tranh đấu. Bây giờ dành cơ hội cho người ta. Rồi cơ hội của chúng ta sẽ đến. Có khi đến sớm hơn mình mong đợi.”- Chúng ta có thể nghĩ rằng phải chăng nếu tổng thống thứ 45 chưa phải là phụ nữ thì sẽ phải là vị tổng thống thứ 46. Lại xin nói thêm về những con số cần lưu ý. Nước Mỹ hiện có 323 triệu dân. Số người đủ điều kiện đi bầu là 210 triệu. Ghi danh đi bầu khoảng 150 triệu. Thực sự đi bầu khoảng 120 triệu. Như vậy thì một nửa nước Mỹ đã có những giấc mơ khác với nửa kia.

blank
5) Lưỡng đảng và Quốc Cộng.

Chúng tôi vốn từ lâu ghi danh Cộng Hoà. Làm công dân Mỹ khá lâu, đã biết Cộng Hòa, Dân Chủ chẳng anh nào chống Cộng hơn anh nào. Đảng nào, người nào cũng vì nước Mỹ. Chẳng anh Mỹ nào là người đích thực trách nhiệm bỏ rơi Việt Nam. Ông Mc.Cain là thí dụ cụ thể. Người anh hùng của Mỹ quốc lái phi cơ bị bắn tại Hà Nội. Ông tuyên bố không hề chống Cộng. Chỉ làm nhiệm vụ cho đất nước. Ông bị bắt làm tù binh và bị hành hạ ghê gớm nhất nhưng vẫn giữ được khí phách dù bị đánh gần chết. Từ khi vào nghị trường Hoa Kỳ, ông chủ trương hòa giải với Hà Nội cũng vì quyền lợi của nước Mỹ. Trong tinh thần chống Cộng quyết liệt, chúng ta có thể coi ông là thành phần phản bội. Nhưng chính Mc.Cain là người mở đường cho biết bao anh em tù Cải tạo qua Mỹ cùng gia đình. Cay đắng hơn nữa với biết bao gian khổ hy sinh cho đất nước, ông tân thống thống oanh liệt của chúng ta chưa từng một ngày mặc áo lính đã chê bai Mc.Cain rằng ở tù thì có gì mà anh hùng. Vì vậy không có đảng nào và không có con người nào chống Cộng hơn cả. Nhưng tấm lòng nhân đạo thì đảng Dân Chủ có đấy. Chính đảng Dân Chủ với ông Johnson đã mở cửa đón đám dân di tản Việt Nam 75 qua Mỹ từ 65 ngàn mà đưa lên đến 135 ngàn đợt đầu tiên. Chính đảng Dân Chủ với ông Carter đã ra lệnh cho tàu Mỹ vớt thuyền nhân và đưa cấp khoản nhận ty nạn lên tối đa. Ông lại còn nói cho cả thế giới tiếp tay. Nếu không có tấm lòng mở rộng của nước Mỹ thì chúng ta không có mặt ở xứ này. Đơn thuần là tấm lòng nhân đạo của người Mỹ. Bây giờ chúng ta ủng hộ ông tổng thống mới chủ trương đóng cửa rút cầu, lòng dạ có thấy nao nao. Vì vậy chúng tôi xin đóng vai vô đảng phái. Chẳng chạy theo mà cũng chẳng phản lại đảng nào. Chúng ta là dân da vàng đến muộn, lấy tình cảm gì mà cứ làm như ta là Hoa Kỳ thứ thiệt chạy theo xu hướng kỳ thị. Chê Mỹ đen và dân Mễ chui rào. Trăm năm trước những bàn tay và tấm lưng da đen cúi xuống cánh đồng bông trắng đã làm nên nước Mỹ. Bây giờ dân Mễ phải chui rào để trở về tìm miếng ăn trên chính quê hương cũ của họ. Cũng lại phơi lưng trên những cánh đồng Cali hay đẩy những xe bán kem trên khắp nẻo đường nắng cháy. Làm sao nỡ tống xuất họ đi đâu.

blank
6) Chuyện Cali và các tiểu bang.

Trong số 50 tiểu bang tại Mỹ, Cali là nơi đông dân nhất. Tách ra khỏi Hoa Kỳ, Cali cũng là một cường quốc. Với 55 cử tri đoàn, dân CaLi đã bỏ phiếu hơn 60 phần trăm cho bà Clinton. Bà là tổng thống riêng của Cali. Đất nầy mãi mãi là đất của Dân Chủ. Dân Việt ở Cali đỡ bị kỳ thị nhất vì dưới ánh sáng của Dân Chủ. Cả hai miền Nam Bắc CA, kỳ này có rất nhiều dân cử gốc Việt, cũng nhờ vào tinh thần bao dung của đảng Dân Chủ. Nhìn sang tiểu bang Texas, thành trì của đảng Cộng Hoà, đang hết sức phân tán. Xứ của các tay Cowboy, thế giới của họ Bush hai đời tống thống Cộng Hòa nhưng lại không phải thật sự đa số phiếu dành cho Cộng Hòa. Với 38 vé cử tri đoàn, Texas chỉ có 52 phần trăm bỏ cho Trump và lên đến 43% dành cho Clinton. Tiểu bang Florida mới thực là chìa khóa của cuộc tuyển cử. Thoạt đầu Dân Chủ dẫn trước rồi cứ tiếp tục lên xuống cho đến giờ chót kết quả Clinton 47% so với Trump 48%. Nếu Dân Chủ thắng tại đây với 29 phiếu cử tri đoàn thì hai bên không ai có được đủ con số 270. Như vậy bầu cử sẽ được tổ chức lại vòng thứ hai tại hạ viện. Tại đây bà Clinton sẽ có nhiều hy vọng chung kết.
7) Tại sao thua? Bây giờ xin đặt ra câu hỏi cuối cùng. Tại sao các tiểu bang bản lề vào giờ chót đều đem lại chiến thắng cho ông Trump dù là cách biệt không đáng kể. Báo chí Hoa Kỳ, các chính khách đều nói là giới trung lưu, giới bình dân, giới lao động vì không bằng lòng với cuộc sống hiện nay nêu dồn phiếu cho Cộng Hòa để thay đổi không khí. Tất cả đều không nhắc đến yếu tố hết sức thực tế và then chốt là số cử tri da trắng trẻ trung xuất hiện đã làm nên lịch sử. Trong đó tiềm ẩn tinh thần kỳ thị biểu lộ bằng lá phiếu là con đường hợp lệ nhất. Buổi tối đón chờ kết quả cho thấy hình ảnh hàng ngàn thanh niên toàn da trắng đội mũ đỏ giơ cao tấm bảng USA, USA nói lên khát vọng đem nước Mỹ hùng cường trở lại với người Mỹ thực sự. Nước Mỹ USA này là nước Mỹ trăm năm của những người khai phá đã trở thành bản địa. Đó là chủ trương tiềm ẩn của Cộng Hòa. Phe Dân Chủ đã đưa tinh thần Mỹ quốc đi quá xa, chủ trương quá rộng rãi và dành quá nhiều cơ hội cho các sắc dân khác không phải người bản địa. Người ta bất mãn và trả lời bằng cách ra quân bỏ phiếu. Nói ra sự thực không phải là chủ trương chia rẽ mà cần hiểu rõ nguồn cơn để ăn ở với nhau cho phải đạo. Đó cũng là lý do tại sao có các cuộc biểu tình chống Trump hiện đang xảy ra tại New York, Oakland, San Francisco phần lớn do các sắc dân thiểu số và di dân tham dự. Báo chí hỏi một tay chủ trương xuống đường rằng định đấu tranh đến bao giờ. Câu trả lời là 4 năm. Những người chiến thắng biết rõ tại sao nhưng không nói ra. Những người thua cuộc cầm bảng đả đảo Trump kỳ thị đã biết rõ sự thực và nói lên nguồn gốc của vấn đề. Thành phần Mỹ trắng ra mặt bỏ phiếu cho Trump thừa biết rằng ông Trump không phải là thần thánh giải quyết được mọi khó khăn của đất nước. Họ bỏ phiếu cho nỗi giận hờn của chính họ. Một người ở Texas ủng hộ ông Trump được hỏi là ông có tin là tân tổng thống sẽ xây được bức tường ngăn chặn giữa hai quốc gia không. Trả lời rằng chúng tôi chỉ muốn xây bức tường trong lòng người chứ không phải bức tường gạch. Tường Bá Linh với hai lần xây gạch rào dây kẽm gai và mìn bẫy, với các trạm gác mà cũng còn có người vượt qua thì làm sao mà giữ được.

blank
8) Bài toán cho tương lai
Cuộc bầu cử kỳ này đã mở ra những trang sử đen tối và những vấn nạn vô cùng lớn lao. Suốt thời gian qua hai bên đã dùng những lý lẽ và ngôn ngữ đầu đường xó chợ để trao đổi. Chỉ qua một đêm, mọi người chợt tỉnh dậy dùng lại ngôn ngữ ngoại giao. Từ con mẹ khốn nạn Hillary bỗng lại trở thành bà ngoại trưởng Clinton, bà là người đã có một thời gian lâu dài đóng góp cho Mỹ quốc. Đó là lời lẽ của ông Trump, ai bảo ông không biết nói lịch sự và hợp lý. Rồi đây chúng ta mong rằng lời hô hào hai đảng hợp tác để xây dựng lại nước Mỹ sẽ là sự thực. Giúp cho Trump và giúp đảng Cộng Hòa bây giờ chính là đảng Dân Chủ. Những trận ném bùn vào mặt nhau đã qua rồi, may mà chưa đổ máu. Da trắng kỳ thị đã ra quân mang lại chiến thắng cho Cộng Hòa, cả nước đã biết đá vàng rồi. Hãy buông hòn đá hận thù trong tay để cầm lại kìm búa lao động. Trận đánh nhau trong tinh thần dân chủ tại Hoa Kỳ được coi như Thắng Vinh quang mà Bại cũng Anh hùng. Nước Mỹ đã có Tổng thống mới. Hoa Kỳ đã chán chường với các chính trị gia nay tìm được ông nhà buôn suốt đời chỉ biết có lợi nhuận. Xin đừng nghĩ chúng ta có vị thần làm phép lạ. Trước sau ông này vẫn là con người lời nói không bắt buộc phải đi đối với việc làm. Chúng ta chỉ mong đúng như thế. Sẽ không có bức tường nào được xây. Sẽ không có chương trình tống xuất quy mô dân Mễ. Sẽ không rút quân từ các tiền đồn Nhật Bản, Đại Hàn, và Phi về lại Mỹ Quốc. Sẽ không bỏ hiệp ước ngăn chặn cũ để cho Iran quay lại tiếp tục chế bom nguyên tử. Sẽ không rút Hoa Kỳ ra khỏi NATO. Mong rằng chúng ta sẽ có một ông tổng thống để dọa dẫm để làm áp lực, mà không cần làm thực. Mong cho mọi chuyện đừng thái quá. Giữ cho các mâu thuẫn quân bình là hạnh phúc rồi. Nói mà không làm . Đao to búa lớn, xem ra chúng ta sẽ có được vị tổng thống đúng nhu cầu. Quân tử nhất ngôn như Hillary là quân tử dại. Quân tử nói đi nói lại như Donald là quân tử khôn. Chuyện chỉ xẩy ra tại Hoa Kỳ. Sao cũng được, miễn là không cắt cổ đổ máu khi thay đổi chính quyền. Bốn năm hay tám năm rồi cũng qua mau. Tâm bình, thế giới bình.

Giao Chi San Jose.

Mặt Trời Lại Mọc

Mặt Trời Lại Mọc

Giải phẫu sự thất bại của đảng Dân Chủ

Sau hơn một năm tranh cử, với các ứng cử viên trình bày chủ trương của mình và quan điểm về các đối thủ – đặc biệt phũ phàng trong cuộc tranh cử tổng thống – đến lượt cử tri được phép trả lời bằng lá phiếu. Phán quyết của họ gây ngạc nhiên, làm các thị trường tài chánh hốt hoảng tuột giá, rồi kết quả được thấy sau nửa đêm, giờ miền Đông.

Hôm sau, mặt trời vẫn mọc trên một khung cảnh chính trị mới của Hoa Kỳ.

Đảng Cộng Hòa đại thắng vì vẫn giữ đa số tại Thượng viện lẫn Hạ viện và – biến cố bất ngờ nhất – ứng cử viên Donald Trump là Tổng thống tân cử. Với chiến thắng đó, đảng Cộng Hòa phải hàn gắn mâu thuẫn nội bộ và sáng hôm sau thì hả hê với bài diễn văn đặc biệt ôn tồn và tích cực của một Donald Trump đầy dáng dấp Tổng thống về tinh thần đoàn kết. Kế đó, Dân biểu Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cũng nói ngay đến nhu cầu hợp tác. Sau đấy, tới lượt Hillary Clinton và Tổng thống Barack Obama xác nhận phán quyết của cử tri và kêu gọi sự đoàn kết với Tổng thống tân cử cho tương lai của nước Mỹ. Việc bàn giao đang khởi sự giữa một Tổng thống Dân Chủ và một Tổng thống Cộng Hòa, và sau khi hốt hoảng bậy, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ đã tăng giá ngon lành!

Chúng ta sẽ còn nhiều năm tìm hiểu lại chuyển động bất ngờ vừa qua của nước Mỹ, bài này chỉ có thể tổng hợp vài nét chính, cũng với tinh thần “giải phẫu một vụ thất bại” như đã viết trước đây về đảng Cộng Hòa.

Sau tám năm cầm quyền của một Tổng thống Dân Chủ với thành tích khả mỏng, mọi chính khách Cộng Hòa đều có hy vọng lên thay mà chẳng ngờ một nhân vật có thành tích mơ hồ và phong thái thô lỗ như Donald Trump lại là ứng cử viên! Các chính khách Cộng Hòa có thể do dự, bất mãn, từ chối ủng hộ, hoặc còn kêu gọi dồn phiếu cho ứng cử viên của đảng Dân Chủ, mà cuối cùng ông Trump đắc cử. Đảng Cộng Hòa sẽ phải tự vấn tâm và tìm ra lý do giải thích.

Thật ra, lý do ấy nằm chình ình ngay trong đảng Dân Chủ.

Xưa kia, từ năm 1932 trở về sau, đảng Dân Chủ theo đuổi lý tưởng bảo vệ giới lao động, đa số là dân da trắng, bằng chánh sách bao cấp. Ngày nay đảng lại dời xa nếp cũ, cấu kết với tài phiệt, nhắm vào những ưu tiên văn hóa phóng túng của thiểu số và vận động các sắc tộc thiểu số làm sức mạnh mà coi nhẹ nỗi lầm than của giới trung lưu da trắng có lợi tức thấp, khi công quỹ bị bội chi, công trái gia tăng và chánh sách bao cấp làm kinh tế trì trệ. Ngoài quá nhiều tỳ vết của bản thân và gia đình, Hillary Clinton cũng chẳng thấy được sự chuyển dịch tâm lý của xã hội ấy nên mới là Con Ong Chúa bị đốt. Bầy ong thợ là truyền thông dòng chính thì còn tái tê hơn!

Hóa ra Donald Trump bắt mạch được sự tuyệt vọng của lực lượng trung lưu xưa nay đã xây dựng nếp giá trị tinh thần của nước Mỹ thâm sâu. Niềm kiêu hãnh và giấc mơ thăng tiến của lực lượng này bị chặn từ mấy thập niên. Ngồi kẹt ở dưới, họ bàng hoàng khi xã hội tân tiến lại đề cao nếp sống buông thả và khinh miệt những kỷ cương mà nhiều thế hệ đã thấm nhuần.

Đảng Dân Chủ bỏ rơi họ, giới thượng lưu Cộng Hòa thì lãnh đạm. Cho nên cách phát biểu của Trump càng bị đả kích thì lực lượng trung lưu thấp càng thấy là ông mới thông cảm với sự bất mãn của họ. Ông nói lớn những gì họ rủa thầm ở trong nhà!

Hillary Clinton và giới thượng lưu kinh tế và ưu tú văn hóa tin rằng sẽ thắng cử mà có lẽ chẳng biết đếm. Truyền thông báo chí và giới nghệ sĩ phóng đãng còn gây thêm lầm lạc qua phương tiện thông tin tân kỳ và các mạng xã hội. Phong trào phản kháng nhuốm mùi mị dân của Donald Trump thì đếm theo kiểu khác để hội đủ số phiếu.

Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri sau khi bỏ phiếu cho thấy vài điều bất ngờ. Phụ nữ có học thì ghét Trump lắm mà không đủ là lực lượng bảo vệ nữ quyền do Hillary đề cao. Dù mang tiếng là kỳ thị, ông Trump vẫn được 20% lá phiếu của cử tri gốc Latino. Còn thành phần da trắng quê kệch, nghèo nàn – và mê tín lạc hậu vì vẫn tin vào Thượng đế lẫn kỷ cương xã hội – đã giúp ông Trump chiến thắng tại các tiểu bang xôi đậu có tính cách chiến lược nhất. Thí dụ ai cũng nói tới là dù có Thống đốc Cộng Hòa là John Kasick công khai chống Trump, cử tri Ohio vẫn bỏ phiếu cho nhân vật lố bịch này!

Hình ảnh tiêu biểu từ cơn động đất vừa qua là giới trẻ thong dong nói về thời trang điệu nghệ toàn cầu trong quán Starbucks phải nhìn vào vụ nổi loạn của đám Mỹ ruộng! Các chuyên viên ưu tú từ New York nói tới kinh doanh Thượng Hải phải tìm hiểu tâm tư của đám bình dân muôn màu đang xếp hàng đi chợ trong Wal-Mart.

Đau đớn không kém là giới thượng lưu và ưu tú Âu Châu.

Xưa nay, họ vẫn coi thường nếp văn hóa thô lỗ Hoa Kỳ và khinh miệt nhân vật thô bỉ nhất của cái đảng nhà quê bảo thủ là Cộng Hòa (trước kỳ bỏ phiếu, tờ The Economist còn phóng ra bài quan điểm ủng hộ Hillary Clinton!) Họ không ngờ nền dân chủ quái đản của nước Mỹ cho phép quần chúng hạ lưu lên tiếng. Sở dĩ không ngờ vì họ quên mất rằng người dân bỏ phiếu vì nỗi quan tâm trước mặt, ở địa phương, chứ không vì những lý tưởng xa vời ở trên trời. Người dân Anh bỏ phiếu quyết định việc ra khỏi Liên Âu không vì nỗi đắn đo về vị trí kinh doanh của thủ đô London trong tương lai mà vì bực bội với làn sóng di dân đang tràn vào địa phương của họ do mấy quyết định từ thủ đô Bruxelles rất xa xôi của Âu Châu.

Cử tri Mỹ cũng vậy. Họ không bỏ phiếu cho vị trí siêu cường của nước Mỹ dưới con mắt của một cựu Ngoại trưởng. Đối sách ngoại giao của các ứng cử viên chưa là đề tài đáng chú ý. Cử tri thiết thực quan tâm đến lợi tức và gánh thuế phải trả.

Như tại California, giới trung lưu thấp kiếm được mỗi tháng hơn bốn ngàn bạc, chỉ đủ vặt mũi bỏ mồm, làm sao cho con vào Đại học, nói gì tới loại trường ưu tú sẽ đào tạo ra thành phần công dân quý tộc toàn cầu? Cho con vào các đại học cộng đồng thì cũng còn phải đi vay! Bao giờ ra trường và có đủ tiền trả nợ không? Đảng Dân Chủ cứ nói tới phạm trù trừu tượng là nạn bất công xã hội, giới thượng lưu của họ đang hưởng sự bất công đó. Còn giới hạ lưu Cộng Hòa thì nhìn vào nồi cơm và đồng lương không tăng. Hai thế giới trái ngược vừa mới dội vào nhau.

Và “cái giỏ của thành phần đáng chê” – hình ảnh khiếm nhã của Hillary về dân nghèo và đám bảo thủ chống phá thai hay hôn nhân đồng tính – đã nổi giận và đưa Trump lên đài chiến thắng. Khi mà gần phân nửa dân số bị giới thương lưu coi thường như vậy thì lá phiếu của họ là cách trả lời. Chẳng lẽ nền dân chủ Hoa Kỳ là thời cơ của Mỹ ruộng? Không, ông Trump đắc cử vì đa số bỏ phiếu chống Hillary!

Chiến lược của Hillary là biến cuộc bầu cử thành cuộc trưng cầu dân ý về tác phong thô bỉ của “The Donald”, nào ngờ kết quả lại là trưng cầu dân ý về tư tưởng trịch thượng và tác phong đáng ngờ của Hillary.

Vì vậy, người viết mới gọi đó là Ong Chúa Bị Đốt, vì chính nọc độc của mình!

Nhìn rộng ra ngoài, cả thế giới hậu công nghiệp đang bị chấn động mạnh với niềm tin sa sút vào chính quyền và các định chế thống trị từ 70 năm nay. Hậu quả là trào lưu mị dân đại chúng và sự thắng thế của các chính đảng hay khuynh hướng cực đoan. Tình trạng phân cực đó đã thể hiện tại Âu Châu và nhân danh dân chủ hay chủ quyền quốc gia, nhiều người đề cao chủ nghĩa quốc gia dân tộc, chống toàn cầu hóa, v.v… Hoa Kỳ cũng gặp hiện tượng đó, với lối diễn tả trực ngôn và thô lỗ rất Mỹ. Cuộc bầu cử vừa qua chỉ xác nhận chiều hướng thay đổi này.

Trong một kỳ khác, khi có thêm dữ kiện về ban tham mưu đối ngoại của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu về đối sách ngoại giao của Tổng thống Donald Trump. Ngay trước mắt, ông đang có nhiều ưu tiên khác. Còn ưu tiên của đảng Dân Chủ là tìm lại bản thể để trở về với người dân. Sau những thất bại liên tục của đảng Cộng Hòa, tới lượt Dân Chủ phải thoát xác….

Nước Mỹ đáng ghét mà tuyệt vời!

Dân chủ, không than khóc

Chuyện hậu bầu cử.

Bài viết của người tỉnh táo, đáng đọc.

Góp ý:

Quan niệm của tôi là, mình đã chọn nước dân chủ để dung thân, thì mình nên tôn trọng trò chơi dân chủ của nước người ta.

Người thất cử là người trong cuộc, mà người ta còn, bắt tay, gọi phone chúc mừng  đối thủ thắng cuộc. Còn mình chỉ là Fans mà thôi,  thì tại sao lại nổi nóng gọi người thắng cử là “Thằng nầy, thằng nọ”, và chửi cả những ai bầu cho người thắng cử mà mình không thích?

Người thắng cử chưa nhận bàn giao, sao mình biết được người thắng cử sẽ làm nước Mỹ  tiêu tan? Chắc gì mình tài giỏi hơn, sáng suốt hơn, quá bán dân số Mỹ đã bầu cho người lảnh đạo nước họ?

Hảy bình tâm xét lại coi mình điên, hay là mấy người kia điên?

TGC

On Thursday, November 10, 2016, Quy Ngo wrote:

Dân chủ, không than khóc

Nếu có loại tranh luận nào dẫn đến cãi lộn, mắng nhau, đấm nhau, thì đó là cãi lộn chính trị. Ông Trump và bà Clinton thì chửi nhau, nhục mạ nhau trên sân khấu. Còn fans của họ thì cãi nhau ngoài đường, trên mạng, có lúc đánh nhau đến sưng mỏ.

Ai cũng có fans. Và ai cũng có fans cuồng.

Nhưng tui muốn nói với các bạn: Hãy là fan, đừng là cuồng, vì “cuồng” sẽ dẫn đến cực đoan. Vì “cuồng” đã là một dạng cực đoan.
Fans cuồng rất dễ nhận ra: Trump mà thắng thì tui bỏ nước Mỹ tui đi. Trump mà thắng thì tui không biết giải thích cho con tui như thế nào. Trump mà thắng thì tui đóng blog. Vân vân và vân vân.

(Tui sẽ đợi xem có bao nhiêu người Mỹ bỏ nước ra đi. Tui sẽ đợi xem bao nhiêu người đóng Facebook, đóng blog. Tui cũng muốn nghe các anh/chị đã giải thích thế nào cho con cái mình trong cái ngày sau ngày bầu cử).

Nước Mỹ này của mọi người Mỹ. Của bạn, của tôi, của người tôi thương, của người tôi ghét, của bà Clinton, của ông Trump nữa (và của Ivanka cùng Chelsea nữa chứ). Nhưng đừng bao giờ làm như thể ông Trump đẻ ra nước Mỹ này, để nay ông làm tổng thống thì tui bỏ xứ tui đi.

Nếu chỉ vì ông Trump làm tổng thống mà phải bỏ xứ ra đi thì bạn yêu cảm xúc của bạn, yêu quan điểm của bạn, chứ bạn yêu gì đất nước này. Và tình yêu nước đó của bạn nó rất nhỏ, nhỏ đến độ nó … nhỏ hơn cả ông Trump. Cứ tưởng tượng, tất cả những ai yêu Clinton (hoặc/và ghét Trump) đều bỏ nước ra đi, thì ông Trump thành cái gì? Câu trả lời có sẵn: thành Putin, thành Kim Jong-un, thành Tập Cận Bình… Nếu bạn yêu nước Mỹ, yêu dân chủ, yêu chân thành đến độ sẵn sàng bỏ nước ra đi chỉ để phản đối Trump, thì hợp lẽ nhất là bạn nên ở lại. Ở lại để kiểm soát Trump, ở lại để 4 năm nữa bỏ phiếu cho đối thủ của Trump, ở lại để góp thêm một phiếu cho nền dân chủ xứ này. Dân chủ là lao mình vào chứ không phải bỏ chạy.

Hôm nay là ngày đầu tiên sau bầu cử, bạn đã giải thích gì với con cái mình? Chắc hẳn đa số các bạn sẽ ôm con vào lòng, đôi khi nước lưng tròng, nói như xin lỗi. “Xin lỗi con, ba/mẹ đã có lỗi vì thằng Trump thành tổng thống.” Còn mấy đứa nhỏ thì chắc hẳn mặt mũi phụng phịu, nấc lên từng hồi. “Tại sao cái thằng tục tĩu đó lại là tổng thống của con.” Bảo đảm với các bạn, không cần giải thích gì đâu, chỉ vài ngày là quên hết. Rồi lũ nhỏ cũng phải đi học, phải làm homework, phải đi chơi với bạn bè, hẹn hò với người yêu. Chúng không có nhiều thời gian cho “thằng Trump” đâu. Vậy bạn đã nói gì với chúng ngày hôm nay? Nếu là tôi (nếu thôi, tôi chưa có con), tôi sẽ dạy chúng hành xử để không bị người khác gọi là “thằng,” để người khác khi nhìn vào sẽ thấy cả những giá trị tích cực của mình (cùng cả những tiêu cực khác). Tôi cũng sẽ dạy chúng tinh thần của cuộc chơi dân chủ. Tôi sẽ nói với chúng, đừng bao giờ nghĩ “một lá phiếu của tôi sẽ không thay đổi được gì.”

Rõ ràng, “thằng Trump” rất tục tĩu. Nhưng nếu trong con người “ông Trump” chỉ có tính chất “thằng Trump” thôi, tại sao hắn lại được hơn 50 triệu người Mỹ bỏ phiếu? Nếu bà Clinton ngoan, hiền đến thế, sao cũng chỉ có 50 triệu người Mỹ bỏ phiếu? Tôi sẽ dạy con tôi nhìn vào Trump thật kỹ, và nhìn cả một xã hội đang đánh giá Trump. Xã hội nào thì lãnh đạo đó. Nếu Trump tệ đến thế, thì xã hội – trong đó có tôi và các bạn – tệ hại không kém. Bạn có tin điều ấy không?

Tôi sẽ dạy con tôi một điều nữa: Hãy đi bỏ phiếu; đừng bao giờ nghĩ rằng “Ôi, một lá phiếu của tôi chẳng thay đổi được gì. Cả xóm đi bỏ phiếu là đủ rồi.” Tôi nói thật, Trump thắng là vì những người ghét Trump đã để Trump thắng. Trump thắng là vì những người yêu Trump đã thật sự tin vào hệ thống bầu cử, và làm mọi điều để thắng. Họ đi bỏ phiếu! Phía bên kia thì không! Tôi sẽ nói với con tôi: “Đây là ví dụ rõ nhất của dân chủ con ạ. Đừng nản. Rồi con sẽ trưởng thành, sẽ đi bỏ phiếu, sẽ tham gia thay đổi vận mệnh đất nước này.” Lá phiếu là tiếng nói của chúng ta. Không đi bỏ phiếu chính là phản dân chủ (mà đôi khi chỉ vì lười biếng).

Tôi cũng sẽ hỏi các bạn tôi đang than khóc, các bạn đã làm gì trong mấy tháng qua? Các bạn có xuống đường, đi từng nhà, gõ cửa, vận động cho đối thủ của Trump không? Các bạn có thức đêm, thức hôm, tham gia các cuộc vận động cho đối thủ của Trump không? (Hỏi nhỏ một câu: Thế các bạn có đóng góp vào quỹ tranh cử của đối thủ của Trump không?) Nếu các câu trả lời là “không, không, không,” tôi muốn nói với các bạn: Chúng ta chỉ giỏi “chém gió” và ngồi chờ người khác hành động.

Vậy thì, Trump thắng cử nghĩa là gì? Nghĩa là 4 năm sắp tới Trump sẽ ngồi ở Tòa Bạch Ốc, sẽ là tổng thống nước Mỹ, sẽ ảnh hưởng nhiều lên xã hội, nhưng không phải muốn làm cái gì cũng được. Tại sao? Tại vì đây là nước Mỹ. “Check and balance” là triết lý kiểm soát quyền lực của chính trị Mỹ (cái này thì con trai ông Trump nói một câu nghe được: Không phải ông già tôi muốn làm gì cũng được đâu. Hệ thống công quyền và chính trị Mỹ có rất nhiều tầng nấc).

Trump thắng cử không phải là ngày tận thế. Tin tôi đi, các bạn sẽ quên rất nhanh. Quên, không phải vì các bạn vô tâm, mà vì các bạn còn khối điều lo toan khác. Nói thì nghe có vẻ đơn giản, nhưng anh bạn tôi, một dược sĩ, nói thế này: Cứ làm tròn chuyện của mình, còn ai làm tổng thống mặc kệ, tôi vẫn phải đi làm 40 giờ một tuần. Thế thôi!

Cuối cùng, tôi muốn nói điều này với các bạn: Dân chủ, hình thức xã hội đẹp nhất, cũng chính là nơi thử thách đấy bạn ạ. Dân chủ thử thách tính văn minh và sự trưởng thành của xã hội. Nếu ưa chuộng dân chủ, hãy chuẩn bị để đối mặt với thách thức. Tức là phải tham gia. Nếu chúng ta lên án độc tài, nhất định chúng ta không để một xã hội dân chủ có điều kiện trở thành độc tài. Than khóc, bỏ nước ra đi, đóng blog, vân vân và vân vân, là mầm mống cho độc tài ra đời.

Câu chuyện cuối: Được biết ở nơi tôi sống, có một người bỏ ra $1000 cá cược Trump thắng; bỏ túi $9000!

Lời cuối: Xin đừng hỏi tôi đã bỏ phiếu cho ai.

Thien Giao Pham

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Nghĩ về sự chết

Nghĩ về sự chết

ĐGM. Gioan B. Bùi Tuần

Tôi biết là có ngày tôi sẽ chết. Mặc dầu tôi không biết sẽ chết ngày giờ nào, nơi nào, cách nào.

Chắc chắn tôi phải chết. Đó là một chân lý hết sức rõ ràng và chắc chắn. Chân lý này, không ai đã dạy tôi. Nó nằm ngay trong con người của tôi.

Cái chết cũng là một biến cố đụng tới mọi người. Nó là một vấn đề chung. Vấn đề này được coi là hết sức quan trọng. Bởi vì nó đặt ra câu hỏi: Đâu là ý nghĩa cuộc sống? Cuộc đời đi về đâu?Bên kia sự chết có gì không?

Câu trả lời theo lý thuyết có thể tìm được trong nhiều sách, nhất là sách đạo. Nhưng câu trả lời theo cảm nghiệm sẽ thường chỉ hiện lên một cách sống động, khi ta ở bên cạnh những người sắp chết, hoặc chính ta đã có lần thập tử nhất sinh.

Những lúc đó, câu trả lời sẽ không phải là một kết luận lạnh lùng của triết học hay của giáo lý.Nhưng sẽ là cái gì linh thiêng thăm thẳm chứa trong những cảm tình, cảm xúc, cảm động, cảm thương, khi hiện tượng sự chết rập rình sát tới.

Những hiện tượng khác thường nơi người sắp chết rất đa dạng. Có thể là những lo âu sợ hãi, những khắc khoải đợi chờ, những nắm bắt bâng khuâng, những ngóng trông mệt mỏi, những cái nhìn xa xăm. Cũng có thể là những bất bình tức giận, những chán nản phiền muộn, những buông xuôi tiếc nuối, những phấn đấu tuyệt vọng. Cũng có thể lại là những ăn năn đầy bình an toả sáng, mang dấu ấn của một nghị lực thiêng liêng và một tin tưởng đến từ cõi đời đời.

Tất cả những hiện tượng như thế phản ánh những trực cảm nội tâm: Đã tới lúc vĩnh biệt. Đã tới lúc ra đi. Đã tới lúc phải bỏ lại tất cả. Đã tới lúc phải trực diện với lương tâm. Lương tâm hỏi về trách nhiệm: Trách nhiệm làm người nói chung và trách nhiệm làm con Chúa nói riêng.

Trước đây, có nhiều điều về trách nhiệm đã lẩn trốn lương tâm. Nhưng lúc con người sắp chết, những điều lẩn trốn đó sẽ trở về trình diện rất nghiêm túc.

Tôi có cảm tưởng là người sắp chết lúc đó sẽ nhận ra: Sự sống của mình là một quà tặng Chúa ban. Ơn gọi được làm con Chúa càng là một ân huệ quí báu Chúa trao cho nhưng không. Chúa ban sự sống và ơn làm con Chúa, để mình phát triển mình và những người xung quanh trong những chặng đường lịch sử nhất định. Sự phát triển sẽ tuỳ ở ơn Chúa, nhưng cũng tuỳ thuộc vào sự tự do và tinh thần trách nhiệm của mỗi người.

Thực tế cho thấy là đã có những phát triển đạo đức, và trái lại cũng có những phát triển tội lỗi.Với những phát triển tốt, người sắp chết cảm thấy được an ủi, coi như nhiệm vụ được trao đã phần nào hoàn thành.

Trái lại nếu thấy những phát triển của mình là xấu, nhiệm vụ được trao đã không hoàn thành, họ sẽ không thể không sợ hãi. Bởi lẽ hậu quả sẽ vô cùng quan trọng. Vì chết là bước sang cõi đời sau với hai ngả: thiên dàng và hoả ngục. Mà hai ngả này đều rất rõ ràng công minh.

Vì thế, nói cho đúng, vấn đề đặt ra cho ta về cái chết sẽ không phải là sợ chết, mà là sợ chết dữ, chết mà sau đó không được lên thiên đàng, nhưng phải xuống hoả ngục.

Những tư tưởng trên đây thường nhắc nhủ tôi về ba chọn lựa này:

  1. Hãy tiến về sự chết của mình như tiến tới một quãng phải vượt qua, để về với Cha trên trời.

Một khi nhìn sự chết của mình như thế, thì cuộc sống của mình cũng được hiểu theo hướng đó.

Để đi đúng hướng về Cha trên trời, tôi chỉ có một đường phải chọn, đó là Chúa Giêsu Kitô.Người là đường, là sự thực và là sự sống (Ga 14,6). Đón nhận Người, lắng nghe Người, đi theo Người, bắt chước Người. Người là gương mẫu cho ơn gọi làm người và ơn gọi làm con Thiên Chúa. Điều quan trọng tôi sẽ hết sức quan tâm trong việc theo Chúa Giêsu sống ơn gọi, là phải phấn đấu thanh luyện mình, phải biết khiêm tốn quên mình, dấn thân sống theo ý Chúa, để được trở thành tạo vật mới. Nếp sống kiêu căng cần phải bị loại tận gốc. Nếp sống cầu nguyện khiêm nhường cần được thường xuyên phát huy.

  1. Hãy tiến về sự chết của mình như người được sai đi truyền giáo, mong trở về với Đấng sai mình.

Sống như người truyền giáo và chết như người truyền giáo. Truyền giáo một cách cụ thể ở địa phương này, ở thời điểm này. Nghĩa là một địa phương và thời điểm có nhiều khác biệt. Vì thế, tôi phải tỉnh thức lắng nghe hướng dẫn của Thánh Thần Đức Kitô. Ngài đang dẫn người truyền giáo vào chiều sâu. Ngài đang giúp người truyền giáo mở rộng nhiều liên đới. Ngài đang tạo ra cho nhà truyền giáo nhiều dịp để loan báo Tin Mừng. Tôi có luôn khiêm tốn cầu nguyện hồi tâm, để trở thành dụng cụ ngoan ngoãn trong tay Ngài không?

  1. Hãy tiến về sự chết của mình như người khắc khoải trở về với Đấng đã trao cho mình điều răn mới.

Điều răn mới này, tôi nhận được từ Lời Chúa: “Thầy ban cho chúng con một điều răn mới là chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34).

Để hiểu thấm thía hành trình tình yêu, tôi nên hằng ngày gẫm suy đoạn văn sau đây của thư thánh Gioan:

“Chúng ta biết rằng: chúng ta đã từ cõi chết bước vào cõi sống, vì chúng ta yêu thương anh em. Kẻ không yêu thương, thì ở lại trong sự chết. Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân. Và anh em biết: không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó. Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em. Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được? Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa” (1Ga 3,14-19).

“Phần chúng ta, chúng ta hãy yêu thương, vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4,19-21)

Khi tôi sống với những hướng kể trên, tôi sẽ coi sự chết như là một điểm chấm dứt nhiệm vụ.

Nhiệm vụ được chấm dứt. Nhưng nhiệm vụ có được hoàn thành hay không, đó là chuyện khác và đó mới là điều quan trọng. Chúa sẽ phán xét công minh điều đó. Ở đây, tôi có lý do để lo, bởi vì tôi biết tôi đã lỗi phạm nhiều.

Biết lo là điều tốt. Không phải lúc gần chết mới lo, mà phải lo ngay bây giờ. Biết lo ở đây là tìm cách sửa mình, đổi mới mình nên tốt hơn. Coi như bắt đầu lại.

Khởi sự từ quyết tâm tận dụng ngày giờ còn lại và những phương tiện trong tầm tay để chu toàn các nhiệm vụ được trao một cách tốt đẹp nhất. Nhất là tỉnh thức ưu tiên đón nhận Nước Trời vào bản thân mình bằng sám hối và tin mến khiêm cung.

Những nỗi lo như thế là chính đáng. Khi chúng ta làm hết sức mình, thì những nỗi lo đó sẽ đem lại những tiến triển và hân hoan. Với hân hoan và tin tưởng nơi Chúa giàu tình yêu thương xót, chúng ta bình tĩnh đi về sự chết. Sự chết lúc đó chỉ là bước sang sự sống mới vô cùng tốt đẹp hơn trước. Và như thế, sau cùng, chỉ có thần chết là phải chết thôi.

Thư gửi con gái của một người tị nạn Việt Nam

Thư gửi con gái của một người tị nạn Việt Nam

Xin Cám Ơn Một Nước Mỹ Vĩ Đại

T. Vấn

13-11-2016

Ảnh chụp màn hình. Nguồn: CNBC

Con gái của Bố!

Đã một tuần lễ trôi qua, kể từ đêm hai bố con mình hầu như thức trắng, mỗi người ở một nơi mà khoảng cách không gian tính ra dài gần một ngàn dặm đường. Qua trung gian đường dây điện thoại, bố cảm được nỗi tuyệt vọng của con khi nhìn những con số nhảy múa trên mặt màn hình máy tính. Ở căn nhà cũ của chúng ta, nơi con sinh ra và trưởng thành, rồi bay ra khỏi tổ ấm đi xây dựng đời mình, bố cũng ngồi lặng lẽ trước máy tính, cũng cùng một cảm xúc như con. Vì những con số đang nhẩy múa ấy, đã không như bố và con mong đợi.

Sự không mong đợi ấy, với bố, tuy là một ngạc nhiên thật khó chịu, nhưng không đến nỗi khiến bố bị mất thăng bằng tâm lý. Sống đến từng tuổi này, bố đã nhiều phen trải qua những bất ngờ bi thảm hơn thế, tệ hại hơn thế. Thí dụ như cái kết bất ngờ của cuộc chiến tranh Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lúc ấy con còn đang ở lơ lửng đâu đâu trong vũ trụ mênh mông này.

Với con, bố biết, đó là một biến cố sẽ ghi dấu trong tâm hồn non trẻ của con như là một trong những sự kiện khó quên của một đời người. Giọng nói sũng nước, ngắt quãng của con qua điện thoại, vào lúc 2 giờ sáng, với một câu đơn giản “Bố chưa đi ngủ hả bố?” đã đủ để bố hiểu hết những gì đang diễn ra trong đầu con lúc ấy.

Cuộc chạy đua vào chức vụ quyền lực nhất hành tinh đã kết thúc. Có một kẻ thắng. Và tất nhiên, bên cạnh đó có một người thua.

Bố biết, cùng với hàng triệu người, hàng chục triệu người, hàng trăm triệu người (Mỹ và không phải Mỹ trên thế giới) đêm hôm đó con đã khóc. Không phải vì kẻ thua. Bố biết điều đó. Nếu nước mắt đổ ra vì một kẻ thua trên đấu trường chính trị, thì chẳng có gì nhiều để nói. Và hẳn là bố sẽ không có động lực để ngồi viết lá thư này cho con. Cho cả những người trẻ đã ôm nhau khóc, hay lặng lẽ ôm mặt tức tưởi một mình như con, đêm hôm đó.

Bố hiểu, nước mắt của con, của những người trẻ cùng trang lứa, đã đổ ra vì kẻ thắng. Hay nói đúng hơn, vì những lá phiếu của gần 60 triệu cử tri Mỹ đã bỏ cho ông ta.

Con khóc cho một niềm tin vào sự tốt đẹp của con người, mà nước Mỹ là nơi sản sinh ra những biểu tượng tốt đẹp nhất, là thành trì kiên cố nhất để bảo vệ, để xiển dương, nay dường như đã không còn là nước Mỹ mà cả thế giới hướng về như một vị cứu tinh mỗi khi hoạn nạn.

Có thể con đang tự hỏi con: Tại sao thế?

Bố cũng đang tự hỏi mình: Một anh trọc phú gặp vận may, cuối đời muốn kiếm thêm một danh vị cho xứng với sự giàu có (?) của mình, thì có gì mà phải bi thảm hóa vấn đề như thế?

Rà soát lại tất cả những gì xẩy ra từ hơn một năm nay, bố trả lời con – và cả với chính bố rằng: Đấy chính là vấn đề. Vì chỉ muốn kiếm thêm một chút danh vọng cuối đời, ông ta đã bất chấp tất cả những chuẩn mực đạo đức tối thiểu của một con người bình thường: dối trá, bịa đặt, mị dân, khơi dậy những phần u tối nhất vồn tiềm ẩn trong mỗi con người để họ tưởng rằng ông ta chính là vị cứu tinh thời đại, chính là sứ thần đến từ trời, và bằng phép lạ trời trao, ông ta sẽ biến đất nước này thành vĩ đại như nó đã từng vĩ đại (trong trí tưởng tượng của ông ta và của phần u tối nhất trong mỗi con người).

 I am the only one who can fix our problems! (Nghĩa là: Tôi là người duy nhất có thể sửa lại những vấn đề tệ hại của nước Mỹ).

Con có còn nhớ trong một buổi nói chuyện với cử tri, sau khi chỉ ra những vấn đề có thật và không có thật của nước Mỹ hiện tại, ông ta đã hùng hồn tự tuyên xưng như thế. I am the only one who can fix our problems!

Thời buổi nhiễu nhương thường hay xuất hiện những kẻ giả hình. Như ở Phi Luật Tân. Như ở nước Anh. Như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Và chúng đã thành công trong sứ mạng tiêu diệt những gì tốt đẹp nhất của nhân loại theo lệnh của quỷ dữ, theo lệnh của những ước vọng tội lỗi ngàn đời mà mỗi con người chúng ta, chẳng may, cưu mang từ lúc mở mắt chào đời. Những ước vọng tội lỗi ấy, vốn đã bị trói tay trói chân nhờ những chuẩn mực luân lý, nhờ niềm tin tôn giáo, nhờ những luật pháp được đặt ra để ngăn ngừa, để trừng trị nếu một người nào đó để cho phần thú tính trong mình ngóc đầu dậy làm tổn hại xã hội chung quanh.

Thế nên, cái ý nghĩa biểu tượng đáng sợ nhất của kẻ giành được phần thắng trong cuộc đua nhơ nhuốc, bẩn thỉu chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị Mỹ, chính là đã khơi mào cho niềm hy vọng phục sinh những gì u tối nhất trong phần thú của con người bấy lâu nay bị sự công chính, điều thánh thiện thể hiện qua luân lý, qua tôn giáo, qua luật pháp đè bẹp.

Con biết không! Những người tị nạn Việt Nam mình, mấy chục năm trước đặt chân lên đất Mỹ, nhiều người may mắn chỉ gặp những người Mỹ đầy lòng hảo tâm, đầy lòng trắc ẩn sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón những kẻ hoạn nạn phải lìa bỏ quê hương xứ sở của mình đến đây nương thân, lập nghiệp.

Nhưng vẫn có những người tị nạn Việt Nam khác, chẳng may gặp phải những ánh mắt rẻ rúng, khinh miệt, thậm chí có những cử chỉ xua đuổi, dọa nạt nơi một số người bản xứ hẹp hòi, ích kỷ. Sở dĩ họ không dám làm điều gì tệ hại hơn là vì xứ sở này có luật pháp. Mà nếu họ vi phạm luật pháp thì chắc chắn sẽ phải gánh chịu hậu quả không hay. Nhờ vậy, chúng ta được sống an ổn, được có cơ hội vươn lên nơi mảnh đất hợp chủng này.

Con thử tưởng tượng chúng ta là những kẻ chân ướt chân ráo nhập cư nước Mỹ khi kẻ vừa thắng cuộc tranh cử đang chuẩn bị cầm quyền, khi những luận điệu dối trá mị dân của ông ta còn tươi rói bên tai những kẻ ủng hộ cho ông ta, khi mà cảm thức “phục hồi lại một nước Mỹ vĩ đại” đang thừa thắng xông lên trong mọi ngõ ngách của đời sống thường nhật: công ăn việc làm, sinh hoạt văn hóa xã hội . . . thì liệu cơ hội cho những kẻ “khốn cùng” này có được bao nhiêu phần may mắn như chúng ta đã từng may mắn mấy chục năm trước?

Dường như trong những kẻ tị nạn Việt Nam năm xưa, có người chỉ nhìn thấy phần “Rambo” siêu nhân, sức mạnh nước Mỹ trong những lời “huyên hoang”, “nói cho sướng miệng” của tay trọc phú, với hy vọng nhìn thấy ông ta “bóp nát” bọn Trung quốc láo xược, trừng phạt thẳng tay nhà nước độc tài vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng, nếu bình tâm lại, người ta sẽ thấy chính sách đối ngoại của nước Mỹ được đặt ra không phải chỉ bởi vị tổng thống đương nhiệm, mà còn bởi quốc hội, bởi những tổ chức lợi ích dấu mặt đằng sau sân khấu chính trị, và luôn luôn với mục tiêu vì quyền lợi nước Mỹ trên hết. Hiếu chiến hay ôn hòa, mạnh tay hay hòa hoãn, trước hết phải xem nó có đem lại lợi ích cho nước Mỹ hay không trước đã.

Thế nên, mong đợi điều tốt lành xẩy ra cho đất nước mình bằng cách ủng hộ một vị tồng thống Mỹ “Rambo”, siêu nhân là một ảo tưởng tội nghiệp.

Để rồi quên đi, hay không nhìn thấy, những hệ quả đáng sợ của một quan niệm (không phải chính sách, vì sẽ không bao giờ có cơ hội trở thành chính sách) có tính kỳ thị chủng tộc, màu da, tôn giáo của kẻ đang chuẩn bị nắm quyền ở nước Mỹ. Gần 60 triệu cử tri bỏ phiếu cho ông ta là những người đã, đang và sẽ sở hữu vũ khí (giết người) trong tay với chỗ dựa, niềm tin, lý do biện minh là Hiến Pháp nước Mỹ cho phép họ sở hữu chúng, rằng người giữ chức vụ cao nhất của chính quyền nước Mỹ muốn họ sở hữu chúng. Điều gì sẽ xẩy ra – khi một kẻ điên, kẻ cuồng tín, kẻ ganh ăn tức ở, kẻ nhìn người khác chủng tộc đến đây như là để giành mất công việc béo bở lương cao, chiếm mất chỗ ở được thiên nhiên ưu đãi khí hậu hiền hòa, lái những chiếc xe sang trọng sản xuất từ ở những nơi không phải nước Mỹ, là những kẻ làm cho nước Mỹ không còn vĩ đại như xưa nữa – lúc nào cũng có sẵn cây súng trên tay.

Trong số 60 triệu người ấy, chỉ cần một tỉ lệ rất nhỏ có tâm trạng bất ổn như thế  cũng đã đủ để đe dọa sự an toàn của 300 triệu người còn lại, trong đó có con cái những kẻ tị nạn người Việt, những sản phẩm thượng hạng của sự cần cù, cầu tiến, quyết tâm vươn lên, quyết tâm chăm chỉ học hành và hiện đang may mắn có được những công ăn việc làm tốt đẹp, làm chủ những căn nhà đắt tiền, những chiếc xe tiện nghi, những cơ sở kinh doanh, dịch vụ phát đạt khắp nơi trên đất Mỹ.

Thành quả ấy không đến từ sự may mắn từ trời rơi xuống. Và chắc chắn, không đến từ kẻ huyênh hoang tự tuyên xưng “I am the only one who can fix it!”. Trong một xã hội cạnh tranh công bằng, kẻ nào chăm chỉ, kẻ nào thông minh, kẻ ấy sẽ thành công.

Trên thế giới này, không có chủng tộc nào thông minh hơn, tài giỏi hơn chủng tộc nào. Chỉ có những môi trường lành mạnh thích hợp cho những bộ óc lỗi lạc phát triển tài năng của mình. Xã hội Mỹ hiện nay đang chứng tỏ là một môi trường lành mạnh, là nơi mọi tài năng bất kể chủng tộc, màu da, tôn giáo, đức tin – đều có cơ hội chứng tỏ chính mình. Chính vì thế, nó thu hút những bộ óc lỗi lạc đến từ khắp nơi trên thế giới.

Đây mới chính là sự vĩ đại của nước Mỹ, mà không quốc gia nào trên thế giới có thể cạnh tranh được với nó. Nó vĩ đại vì nó đã giúp cho những con người vĩ đại trở nên vĩ đại, vì những con người này không thể có được những thành tựu vĩ đại nếu họ không sinh sống ở nước Mỹ.Một thanh niên Việt Nam mới 18 tuổi đã trở thành giáo sư phụ tá giảng dạy môn Toán Học ở một trường đại học lừng danh ở tiểu bang Oklahoma, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ đạt được thành tựu đó nếu em sinh sống ở Việt Nam, ở trên quê hương cha sinh mẹ đẻ của mình. Và sự thành công ấy đến từ nước Mỹ, của nước Mỹ, chứ không phải Việt Nam. Vinh dự ấy là dành cho nước Mỹ, chứ không phải “vinh danh tổ quốc Việt Nam” như báo chí trong nước một dạo làm ầm ĩ về sự kiện này.

Theo bố, khẩu hiệu mị dân “Make America Great Again” chỉ làm cho nước Mỹ kém đi phần vĩ đại như nó hiện đang được thế giới tôn xưng là vĩ đại. Một căn nhà, một đất nước làm sao có thể trở thành vĩ đại nếu như nó không thể dung chứa được thế giới trong căn nhà, trong mảnh đất của mình?

Con hiện làm việc trong lãnh vực phần mềm máy tính, máy điện thoại thông minh. Bạn bè, thầy cô của con có nguồn gốc từ hầu như khắp nơi trên thế giới. Vì thế, thành phần tôn giáo những người này cũng rất đa dạng. Nhưng, như con đã kể với bố, họ đều có cùng một mẫu số chung: niềm đam mê với công việc họ đang làm, đam mê với những phát minh có thể làm lợi cho toàn thế giới, biến những mã số vô tri vô giác thành công cụ xiển dương tình yêu, sự bình đẳng, sự sống chung hòa bình của những dị biệt trong mọi lãnh vực đời sống. Thêm một cái chung nữa: với những người trẻ đa chủng tộc, đa tôn giáo này, nước Mỹ là điểm tập họp, là nơi dung chứa, là mảnh đất màu mỡ nuôi nấng niềm đam mê của họ, giúp họ ngày một điêu luyện hơn trong kỹ năng mài dũa công cụ kỹ thuật đem con người trên thế giới đến gần nhau hơn trên một mặt phẳng toàn cầu.

Con gái của bố!

Bố hiểu rằng, suốt một tuần lễ nay, con và những người bạn trẻ của con sống trong một nỗi sợ hãi mơ hồ về sự bất an, về sự nhục mạ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Tin tức về những sự kiện người ta hành hung, đe dọa, phỉ báng lẫn nhau với lý do chủng tộc, tôn giáo, đồng tính xẩy ra dồn dập song hành cùng với những cuộc biểu tình xuống đường của những người không đồng ý với kết quả bầu cử ở khắp các thành phố lớn ở nước Mỹ hẳn sẽ khiến con càng thêm cảm thấy bất an hơn nữa. Con phải nhớ rằng nước Mỹ là nơi ai cũng được quyền nói lên ý kiến của mình. Và dù thế nào, vẫn còn đó một nền pháp luật nghiêm chỉnh. Và cho dù những kẻ từ trước tới nay vẫn không hề dấu diếm sự kỳ thị của mình đối với người da màu, đối với người khác chủng tộc, đã ngang nhiên lái những chiếc xe tải chạy thẳng vào đám đông người biểu tình cũng không hề có nghĩa là pháp luật hiện nay của nước Mỹ sẽ nhắm mắt để mặc họ muốn làm gì thì làm. Họ sẽ bị trừng trị, bất kể vị tổng thống vừa đắc cử là người đã “gây hứng khởi” (inspired) cho những hành động phạm pháp của họ.

Nước Mỹ không phải chỉ của gần 60 triệu người đã bỏ phiếu cho ngài trọc phú. 60 triệu 300 ngàn người khác đã chính thức bỏ phiếu ngược lại, trong đó có hai bố con mình. Và đừng quên gần 200 triệu người khác đã không bỏ phiếu, hay chưa được quyền bỏ phiếu, hay chưa đến tuổi được bỏ phiếu. Đó là bố không tính đến dư luận của những người công chính sống ngoài ranh giới nước Mỹ. Con số này lớn hơn rất nhiều.

Love trumps hate. Con thừa biết rồi đấy. Tình yêu luôn luôn chiến thắng hận thù. Lẽ phải luôn thuộc về đám đông. Con là một người trong đám đông ấy. Và con, cùng với các bạn của con, sẽ là những người chiến thắng, dù nhất thời các con cảm thấy mình bị hụt hẫng vì những gì hiện đang xẩy ra.

Cùng với hàng trăm triệu người Mỹ, con hãy tiếp tục chứng minh với những người muốn “Make America Great Again” rằng, nước Mỹ hiện nay đang vĩ đại vì những điều nó đang làm, vì nó đã dung chứa được những người như con, con cháu những kẻ khốn cùng năm xưa, những người như bạn bè thầy cô giáo của con, những kẻ có nước da đen vàng nâu xám nhưng máu trong tim vẫn mang một màu đỏ như bao người khác, và vì thế, cùng mang một ước vọng lớn nhất là giữ cho nước Mỹ luôn là mảnh đất mà cả thế giới hướng về, mỗi khi hoạn nạn.

Làm được điều đó, là con đã tìm lại được sự bình an, không chỉ trong tâm hồn nhạy cảm của con, mà còn cả trong cuộc sống xã hội của con trên mảnh đất mà, nếu bố không có cơ duyên đến đây, chưa chắc con được ra đời, nói gì đến những kết quả của bao nỗ lực bố con mình đã cùng nhau chia sẻ 24 năm nay mà hiện con đang thụ hưởng.

Cùng nhau, con với bố, mình cám ơn nước Mỹ, cám ơn cả anh trọc phú vừa đắc cử vì nhờ anh ta, bố con mình mới nhìn ra được nước Mỹ vĩ đại biết là chừng nào.

T. Vấn

Sóng thần ập vào New Zealand

Sóng thần ập vào New Zealand

13.11.2016

VOA

Một con đường cách Christchurch 2 giờ lái xe bị nứt sau trận động đất sáng 14/11.

Một con đường cách Christchurch 2 giờ lái xe bị nứt sau trận động đất sáng 14/11.

Một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã làm rung chuyển miền trung New Zealand sáng sớm 14/11 (giờ địa phương), gây thiệt hại trên diện rộng và dẫn tới một trận sóng thần, theo Cơ quan thăm dò địa chất của Hoa Kỳ.

Hàng nghìn người sinh sống dọc theo bờ biển phía đông của nước này đã phải sơ tán lên những vùng đất cao, sau khi chính quyền cảnh báo về những đợt triều cường có thể cao tới 5 mét.

Bà Sarah Stuart-Black, quan chức của Bộ Phòng vệ Dân sự New Zealand, được Reuters trích lời nói: “Những đợt sóng đầu tiên đã ập tới, nhưng chúng tôi biết rằng còn quá sớm để nói về những tác động. Điều chúng tôi quan ngại là những gì sắp xảy ra. Những đợt sóng sắp tới có thể lớn hơn trước”.

Trận động đất có tâm chấn ở cách Christchurch 91 km về phía đông bắc. Đây là nơi hứng chịu trận động đất mạnh 6,3 độ richter hồi tháng Hai năm 2011, làm 185 người chết cũng như gây ra thiệt hại nặng nề.

Người dân thủ đô Wellington của New Zealand đổ ra đường sau trận động đất mạnh hôm 14/11.

Người dân thủ đô Wellington của New Zealand đổ ra đường sau trận động đất mạnh hôm 14/11.

Cảnh sát New Zealand cho biết đang điều tra các thông tin về một tòa nhà đổ sập tại thị trấn nghỉ mát nằm ở ven biển Kaikoura.

Cơn chấn động đầu tiên và các đợt hậu chấn sau đó có thể cảm nhận được ở hầu khắp New Zealand.

Theo Reuters, một loạt các dư chấn xảy ra sau đó, và một số có cường độ tới 6,1 độ richter.

Cơ quan Geonet của New Zealand đã thông báo cường độ trận động đất mới nhất là 7,5 độ richter, từ mức 6,5 độ mà cơ quan này công bố trước đó.

Bộ Phòng vệ Dân sự cho biết còn quá sớm để đánh giá thiệt hại về của cũng như thương vong về người.

Sầu nữ Út Bạch Lan

Sầu nữ Út Bạch Lan

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-11-10

Nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan

Nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan

Courtesy photo

Sầu nữ Út Bạch Lan

 00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Giới yêu chuộng cải lương miền Nam vừa mất đi một giọng hát nữ thân thương với nghệ danh Út Bạch Lan người nổi tiếng không những từ giọng ca thiên phú mà còn là một nhân cách đáng kính trọng trong cuộc sống đời thường.

Bài hát “Trọng Thủy Mỹ Châu”

Út Bạch Lan gia nhập làng cải lương không phải từ một gia đình truyền thống mà bà bước ra sân khấu khi đôi chân chưa rửa sạch bụi đời bám sâu trên từng kẻ chân của một bé gái chưa trưởng thành. Nói đến cải lương miền Nam thì cái tên Văn Vĩ không ai không biết, chính người danh cầm bậc thầy này đã rèn luyện, kềm cặp cho cô bé chân đất ấy trở thành ngôi sao sáng trên sân khấu miền Nam, bắt đầu bằng bài hát “Trọng Thủy Mỹ Châu” cho đài phát thanh Pháp Á.

Từ buổi thu âm ấy, Út Bạch Lan nổi lên bằng giọng ca sầu muộn thiên bẩm của mình. Giọng ca bà được khán giả yêu mến đặt cho cái tên “sầu nữ” bởi tính chất u buồn ảm đạm trong từng câu chữ bà cất lên. Sầu nữ Út Bạch Lan đã làm không biết bao cô gái nhỏ lệ như chính bà đã đi vào cuộc sống của họ. Những mối tình ngang trái, những mảnh đời nghèo hàn vất vả, những số phận của người đàn bà trong thời đại nam trọng nữ khinh….Út Bạch Lan hát mà như than thở thay cho người nghe và vì vậy tên tuổi của bà dính liền với nỗi niềm xã hội.

Út Bạch Lan được gọi là sầu nữ vì bà ấy có hai vấn đề, cái thứ nhất vì bà hát nhiều bài rất là buồn coi như là sầu muộn ấy mà. Thứ hai nữa là bà buồn vì tình cảm của bà.
-Ngành Mai

 Nhà nghiên cứu cải lương Ngành Mai nhận xét về hai từ “Sầu nữ” của bà như sau:

“Út Bạch Lan được gọi là sầu nữ vì bà ấy có hai vấn đề, cái thứ nhất vì bà hát nhiều bài rất là buồn coi như là sầu muộn ấy mà. Thứ hai nữa là bà buồn vì tình cảm của bà, hai cái đó nhập lại tôi không biết cái nào lớn hơn. Báo chí nói về tình cảm của Út Bạch Lan Thành Được có rất nhiều chuyện mà nếu nói ra phải một cuốn sách mới hết.

Út Bạch Lan nổi tiếng thật ra không phải do diễn xuất nhưng mà nhờ ca hay. Làn hơi của Út Bạch Lan từ xưa trong đài phát thanh Pháp Á thì giọng của Út Bạch Lan đã đưa lên rồi. Giọng ca của bà tới giờ chót cũng vẫn còn buồn mà! Đối với cải lương dù anh diễn dở nhưng mà ca hay thì cũng thành hay nữa. Trong cải lương đặt nặng vấn đề ca vọng cổ nhiều hơn mà Út Bạch Lan được cái ưu điểm đó. Tính tình của Út Bạch Lan thì cũng bình thường thôi không khó mà cũng không dễ mấy. Có thời gian lập gánh với Thành Được thì do chuyện riêng nên bà gắt gỏng với bao nhiêu người làm chung quanh chứ thật ra bà là người tốt.

Út Bạch Lan từ khi hát cho tới lúc nghỉ lúc nào cũng giữ vai trò đào thương hết thành ra được người xem yêu mến chứ nếu đóng vai khác thì có lẽ không hay bằng. Nhờ vai đào thương mà có được cảm tình của khán giả. Tôi coi rất nhiều tuồng hát của Út Bạch Lan và thấy cái tên sầu nữ đi đôi với vai đào thương của Út Bạch Lan. Hơn nữa thời gian mà Út Bạch Lan nổi tiếng nhất không phải chỉ hát không mà do thời gian gặp với Thành Được, mà gặp Thành Được lại càng hay nữa hai giọng hát như hai dòng sông nhỏ hợp lưu lại thành dòng sông lớn, nó là vậy đó.”

Nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan khi còn trẻ. Courtesy photo

Được đờn cho Út Bạch Lan hát trong các hãng đĩa nổi tiếng từ thập niên 60, danh cầm Văn Giỏi kể lại:

“Tôi đờn cho chị Út Bạch Lan ca cũng nhiều. Trước đó chú Văn Vĩ đờn cho chị Út Bạch Lan sau khi tôi nổi lên thì có dịp đờn cho chị Út ca nhiều lắm. Tôi đờn cho chỉ ca trong các hãng đĩa chứ không đờn trong đoàn hát, tôi chỉ đờn cho chỉ các bài lẻ thôi.

Mỗi giọng ca, mỗi người có một nét riêng nhưng hồi đó người ta phong cho chỉ là sầu nữ Út Bạch Lan, chỉ ca buồn lắm thê thảm lắm thành ra cái nét của chị ấy cũng độc đáo nếu so với những người khác.

Chị Út thì hồi nào đã ca hay rồi nhưng khi đã lớn tuổi thì chỉ làm từ thiện, ca cho chùa để gây quỹ từ thiện chứ còn chỉ nghỉ hát cải lương lâu rồi có thời gian chị bị ung thư vào nằm điều trị trong nhà thương Chợ Rẫy rồi qua đời em ơi…”

Nổi tiếng với vai đào thương

Út Bạch Lan nổi tiếng trong vai đào thương qua nhiều vở cải lương mà điển hình nhất là “Con gái chị Hằng” của Hà Triều Hoa Phượng và “Thuyền ra cửa biển” trên sân khấu đoàn cải lương Kim Chưởng đóng chung với Thành Được. Bà nhanh chóng chiếm cảm tình của khán giả bởi giọng ca điêu luyện đầy nước mắt. Có lẽ trong giai đoạn trình diễn chung với người chồng đào hoa là lúc bà gặp nhiều oan trái nhất. Yêu và bị phụ tình đã khiến Út Bạch Lan chìm trong nước mắt. Nước mắt ấy tạo cho bà một cõi riêng chỉ một mình bà gậm nhấm và biến nỗi buồn thành tên tuổi.

Giai đoạn hạnh phúc nhất của bà có lẽ khi cùng chồng là nghệ sĩ Thành Được thành lập đoàn Thanh Minh Thanh Nga với những vở diễn được giới soạn giả lúc ấy cho là lột xác cải lương biến sân khấu của người miền Nam trở nên sống động chạy theo nhịp thở của xã hội thời bấy giờ.

Nhưng cũng chính sân khấu này bà và Thành Được đã ê chề trong cuộc sống hôn nhân kết quả của những cuộc tình ngoài giá thú của chồng bà đã buộc bụng nuôi nấng cùng lúc 4 đứa con ngoài giá thú của kép đẹp trai Thành Được.

Vì có con cho nên khi đi hát ở đâu thì các người con tinh thần của má đều tôn xưng bà là mẹ, ngoại trừ những người trang lứa thì gọi bằng chị còn mấy thế hệ đáng con cháu thì gọi má Út bằng má hay mẹ.
-Nghệ sĩ Chí Tâm

 Nghệ sĩ Chí Tâm từng có dịp đóng chung với bà kể lại:

“Ngày xưa khi còn ở Việt Nam thì mình có lúc làm việc với má Út Bạch Lan lúc mình đi với đoàn Kim Chung thì má Út Bạch Lan ở bên cánh Thanh Minh Thanh Nga với đoàn của má. Thật ra thì Út Bạch Lan ở bên nhánh của Hữu Phước, Thành Được và Út Bạch Lan xem như rất thân nhau từ đó có quan hệ với nhau. Kỷ niệm thì sau năm 1975 các đoàn hát đều ngưng hoạt động, chỉ có đoàn hát ở tỉnh tên là Hậu Giang 2 thì má Út Bạch Lan làm trưởng đoàn, má nhớ tới Chí Tâm nên giới thiệu Chí Tâm về hát cho đoàn Hậu Giang 2. Đoàn này trước đó ông Tấn Tài làm kép chánh nhưng lúc đó Tấn Tài bất đồng ý kiến với đoàn nên bỏ đi cho nên thiếu người diễn viên chính nên má Út Bạch Lan mời Chí Tâm về hát. Nhiều năm tháng Chí Tâm hát với các đoàn khác và có dịp má con hát chung với nhau.

Mình nhớ có những vở như “Đứa con mang họ mẹ” thì mình hát chung với Út Bạch Lan trong vở đó, cũng như vở “Bình Tây đại nguyên soái” nhắc nhở về ông Trương Công Định. Khi Út Bạch Lan có dịp qua Mỹ thì có đi San Jose và Texas diễn được khoản 10 suất và rất thành công.

Về đời sống tình cảm vợ chồng thì má không được may mắn với ba Thành Được trong nhiều năm tháng vì khi lập đoàn hát cũng như thực tế thì ai cũng biết đó là nghệ sĩ Thành Được là một kép rất đẹp trai, rất nhiều cô theo đuổi vì thế cho nên ông cũng nghiêng ngã với nhiều người, nhiều mối tình nên tạo nhiều đứa con rơi và má Út Bạch Lan đều nhận làm con nuôi. Đây là điểm tốt, một cái tâm Bồ tát của má Út Bạch Lan đã nuôi dưỡng những đứa con này.

Vì có con cho nên khi đi hát ở đâu thì các người con tinh thần của má đều tôn xưng bà là mẹ, ngoại trừ những người trang lứa thì gọi bằng chị còn mấy thế hệ đáng con cháu thì gọi má Út bằng má hay mẹ. Những lứa con cháu sau nữa thì gọi là ngoại, mà thế hệ này rất là đông.”

Út Bạch Lan qua đời vào ngày 4 tháng 11 năm 2016 và tang lễ của bà tuy đơn sơ nhưng đậm tình sân khấu. Chung quanh bàn thờ bà người ta thấy hàng trăm nghệ sĩ của sân khấu cải lương cùng với những người con nuôi mà suốt đời bà che chở. Khán giả của Út Bạch Lan tuy không còn nhiều như xưa nhưng cũng đủ cho người ta thấy rằng tài năng và đức độ là hai mặt của người nghệ sĩ vẫn luôn được mọi người yêu mến, trân trọng như lúc bà bước chân ra sân khấu khóc cười với họ…

ANH EM LÀM CHỨNG CHO THẦY,

ANH EM LÀM CHỨNG CHO THẦY,

LM Antôn Nguyễn Cao Siêu,SJ

Trong số 117 vị Tử Đạo Việt Nam, được phong thánh năm 1988, có một phụ nữ duy nhất, mẹ của 6 người con.  Đó là bà Anê Lê Thị Thành, còn gọi là bà Đê.

Trước khi là một anh hùng tử đạo, bà đã là một người mẹ hiền gương mẫu. “Thân mẫu chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục các con. Chính người dạy chúng tôi đọc chữ và học giáo lý, sau lại dạy cách dự thánh lễ và xưng tội rước lễ.”  Đó là lời khai của cô con gái út trước giáo quyền.

Nhà bà Đê là nơi các linh mục trú ẩn.  Buổi sáng lễ Phục Sinh năm 1861, quan Tổng Đốc Nam Định cho quân bao vây làng của bà.  Bà Đê bị bắt lúc đã 60 tuổi.  Bà bị đánh đập tra tấn, bị ép phải chối đạo, bị lôi qua Thánh Giá, bị bỏ rắn độc vào người.  Khi con gái đến thăm bà trong nhà giam, đau đớn vì thấy quần áo mẹ loang đầy vết máu, bà đã an ủi con với một niềm lạc quan lạ lùng: “Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy, mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc?”  Sau ba tháng chịu đủ mọi cực hình, người phụ nữ ấy đã hiến đời mình cho Chúa.

Cuộc đời của vị thánh nữ tiên khởi của Việt Nam là một sức nâng đỡ lớn cho chúng ta.  Thiên Chúa đã làm điều phi thường nơi một người phụ nữ già nua, yếu đuối.  Quan “Hùm Xám” tỉnh Nam Định cũng phải bó tay trước sự yếu đuối kiên vững của bà.
Khôn ngoan và đơn sơ, can đảm chịu đau khổ, bà thánh Đê đã phó mặc cho Chúa đời mình.  Bà chẳng lo phải nói gì, phải làm gì trước tòa án, vì sức mạnh của Thánh Thần ở với bà.

Hội Thánh thời nào cũng cần những người dám sống vì đức tin, dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.
Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu, không đòi hy sinh mạng sống, nhưng lại đòi hy sinh cả tương lai vững vàng ổn định.
Mỗi ngày, chúng ta thường bị đặt trước những chọn lựa, trước thập giá của Đức Giêsu, y hệt như các vị tử đạo ngày xưa.

Có khi chúng ta đã bước qua thập giá, khi chọn mình, đã chối Chúa bằng chính cuộc sống.

Càng có tự do, ta lại càng dễ sa sút đức tin.  Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc vẫn là những thụ tạo gây ra những cuộc bách hại êm ả và khủng khiếp mà cuối cùng chúng ta cũng phải đối diện.

Ước gì chúng ta không để mất đức tin được mua bằng giá máu của bao vị tử đạo, và ước gì chúng ta không ngừng chuyển giao đức tin ấy cho hơn 70 triệu đồng bào trên quê hương.
Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.  Sự hy sinh của các ngài cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết và chết là cửa mở vào cõi sống bất diệt.  Dù mang phận người yếu đuối, nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng, các ngài đã chiến thắng khải hoàn.  Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài biết can trường sống đức tin của bậc cha anh trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa, biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu bằng một đời hiến thân phục vụ.  Ước gì ngọn lửa đức tin mà các ngài đã thắp lên bằng cuộc sống và cái chết, được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.  Ước gì máu thắm của các ngài thấm vào mảnh đất quê hương để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.

LM Antôn Nguyễn Cao Siêu,SJ

Các thách thức cho Donald Trump về chính sách đối ngoại

Các thách thức cho Donald Trump về chính sách đối ngoại

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye

Dịch giả: Đổ Kim Thêm

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump trong chiến dịch tranh cử đã có đặt vấn đề về các liên minh và định chế đã củng cố cho trật tự của thế giới tự do, nhưng ông chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ một câu hỏi quan trọng nhất đã đề ra trong chiến thắng của ông là liệu giai đoạn lâu dài của toàn cầu hóa mà trào lưu này bắt đầu vào cuối Thế chiến II về cơ bản là đã kết thúc chưa.

Không tất yếu phải như vậy. Ngay cả khi các hiệp định thương mại như Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương thất bại và toàn cầu hóa về kinh tế chậm lại, thì công nghệ đang thúc đẩy toàn cầu hóa về sinh thái, chính trị và xã hội trong các hình thức của biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia và di dân – cho dù Trump thích các vấn đề này hay không. Trật tự của thế giới không chỉ là kinh tế, mà còn hơn thế và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của trật tự này.

Người Mỹ thường hiểu lầm về vị thế của chúng ta trong thế giới. Chúng ta dao động giữa hai trào lưu hân hoan chiến thắng và tàn lụn. Sau khi Liên Xô phóng phi thuyền Sputnik vào năm 1957, chúng ta tin rằng chúng ta suy vi. Trong những năm 1980, chúng ta nghĩ rằng người Nhật đã vực dậy cao lớn đến ba mét. Trong hậu quả của cuộc Đại Suy thoái vào năm 2008, nhiều người Mỹ lầm tưởng rằng Trung Quốc đã trở nên mạnh hơn so với Hoa Kỳ.

Dù qua các luận điệu tranh cử của Trump, nhưng Mỹ không có suy bại. Nhờ có người nhập cư mà Mỹ là một quốc gia phát triển chính không chịu tình trạng suy giảm dân số vào giữa thế kỷ; sự phụ thuộc của Mỹ vào việc nhập khẩu năng lượng giảm đi chứ không tăng; Mỹ đứng đầu trong những công nghệ lớn (sinh học, nano, thông tin) sẽ định hình thế kỷ này; và các trường đại học của Mỹ đứng đầu các bảng xếp hạng trên thế giới.

Trong chính sách đối ngoại của Trump có nhiều vấn đề quan trọng sẽ đưa vào chương trình nghị sự, nhưng một vài vấn đề chính có thể sẽ chiếm ưu thế – quan hệ với siêu cường Trung Quốc và Nga và những bất ổn ở Trung Đông. Một quân đội Mỹ hùng mạnh vẫn còn cần thiết, nhưng chưa đủ để giải quyết cả ba vấn đề. Duy trì sự cân bằng quân sự ở châu Âu và Đông Nam Á là một nguồn quan trọng về tầm ảnh hưởng của Mỹ, nhưng Trump có lý khi cho rằng các cố gắng để kiểm soát các vấn đề nội chính của các dân chúng ở Trung Đông đang theo phong trào dân tộc chỉ là công thức cho sự thất bại.

Trung Đông đang trải qua một loạt các cuộc cách mạng phức tạp, nó bắt nguồn từ các vấn đề ranh giới nhân tạo trong thời kỳ hậu thuộc địa; xung đột giữa các tông phái trong tôn giáo, và tình trạng hiện đại hoá bị trì trệ mà nó được mô tả trong Báo cáo về Phát triển con người Á Rập của Cơ quan Liên Hợp Quốc. Sự xáo trộn gây hậu quả có thể kéo dài trong nhiều thập niên, và sẽ còn tiếp tục để nuôi dưỡng các trào lưu khủng bố thánh chiến cực đoan. Châu Âu vẫn chưa ổn định trong 25 năm sau ngày Cách mạng Pháp, và can thiệp quân sự của các cường quốc bên ngoài làm cho mọi việc tồi tệ hơn.

Nhưng ngay cả việc giảm nhập khẩu năng lượng từ Trung Đông, Mỹ không thể quay lưng lại với khu vực vì đứng trước các lợi ích của Mỹ tại Israel, thí dụ như bên cạnh các vấn đề khác còn có việc không mở rộng các loại vũ khí hạt nhân gây sát thương đại chúng và tôn trọng quyền con người. Nội chiến tại Syria không chỉ là một thảm họa nhân đạo; nó còn làm mất ổn định cho khu vực và châu Âu. Mỹ không thể bỏ qua sự kiện này, nhưng một trong những chính sách của Mỹ là nên ngăn chặn, gây ảnh hưởng đến kết quả qua thúc đẩy hành động và củng cố đồng minh, thay vì cố gắng để dành quyền kiểm soát quân sự trực tiếp. Biện pháp này vốn tốn kém và vừa phản tác dụng.

Ngược lại, sự cân bằng quyền lực trong khu vực châu Á làm cho Mỹ đuợc hoan nghênh ở đó. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng mối lo ngại ở Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác. Ứng phó với sự trỗi dây của Trung Quốc trong khắp thế giới là một trong những thách thức trong chính sách đối ngoại lớn của thế kỷ này, và chiến lược song hành của cả hai đảng của Mỹ để theo đuổi “vừa tích hợp nhưng đảm bảo” – theo đó Mỹ mời Trung Quốc tham gia vào trong một trật tự của thế giới tự do, trong khi Mỹ tái khẳng định hiệp ước an ninh với Nhật Bản – đó vẫn là một phương sách đúng đắn.

Không giống như thế kỷ trước, khi nước Đức trỗi dậy (đã vượt qua Anh vào năm 1900) làm dấy lên những lo sợ, mà nó đã giúp đưa nhanh tới các thảm họa vào năm 1914. Trong sức mạnh tổng thể, Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ. Ngay cả khi nền kinh tế của Trung Quốc vượt qua Mỹ trong tổng quy mô vào năm 2030 hoặc 2040, thu nhập bình quân tính theo đầu người của Trung Quốc (một cách đo tốt hơn về sự trưởng thành phức tạp của nền kinh tế) sẽ tụt hậu. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ không bằng được Mỹ về “sức mạnh cứng” hay quân sự hoặc “sức mạnh mềm” hay “quyền lực mềm” đầy thu hút của Mỹ. Như Lee Kuan Yew đã từng nói, bao lâu mà Mỹ vẫn rộng mở và thu hút những nhân tài của thế giới, thì Trung Quốc sẽ không dễ bị đánh bại, nhưng sẽ không thay thế được Mỹ.

Vì những lý do này mà Mỹ không cần một chính sách ngăn chặn Trung Quốc. Quốc gia duy nhất có thể kiềm chế Trung Quốc là Trung Quốc. Khi Trung Quốc áp lực với các nước láng giềng về các xung đột lãnh thổ, Trung Quốc kềm chế chính mình. Mỹ cần khởi động các sáng kiến kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, tái khẳng định liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc, và tiếp tục cải thiện quan hệ với Ấn Độ.

Cuối cùng, còn có Nga là nước đang suy bại, nhưng với kho vũ khí hạt nhân đủ để làm Nga tiêu diệt Mỹ – và do đó vẫn còn là một mối đe dọa tiềm tàng cho Mỹ và những nước khác. Nga gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu từ các nguồn tài nguyên năng lượng, Nga có một “một nền kinh tế chỉ có một vụ thu hoạch” với các định chế nhũng lạm và các vấn đề nhân khẩu và y tế bất kham. Các biện pháp can thiệp của Tổng thống Vladimir Putin ở các nước láng giềng và khu vực Trung Đông, và tấn công trên không gian mạng vào nước Mỹ và các nước khác, mặc dù có ý định làm cho Nga vĩ đại trở lại, tất cả  các việc này chỉ làm cho các triển vọng lâu dài của đất nước xấu đi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các nước đang suy sụp thường có nhiều rủi ro và do đó nguy hiểm hơn – bằng chứng là Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.

Điều này đã tạo ra một tình thế khó xử trong chính sách. Một mặt, điều quan trọng là để chống lại thách thức của Putin đang thay đổi trò chơi để cấm các nước do tự sau năm 1945 về việc sử dụng vũ lực quốc gia để chiếm giữ lãnh thổ của các nước láng giềng. Đồng thời, Trump có lý để tránh sự cô lập toàn diện của một đất nước mà chúng ta đang có các lợi ích chồng chéo nhau như an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố và các vấn đề Bắc Cực và khu vực như Iran và Afghanistan. Các biện pháp trừng phạt tài chính và năng lượng cần thiết cho sự răn đe; nhưng chúng ta cũng có lợi ích đích thực: nó được thăng tiến tốt nhất bằng cách giao dịch với Nga. Không ai có thể đạt được thắng lợi từ một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Mỹ không suy bại. Nhiệm vụ trước mắt về chính sách đối ngoại của Trump là nên điều chỉnh lại các ngôn từ trong luận điệu và trấn an các đồng minh và những nước khác về vai trò của Mỹ còn đang tiếp tục trong một trật tự của thế giới tự do.

_____

Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, Giáo sư Đại học Harvard. Ông là tác giả Is the American Century Over? Nguyên tác: Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges.

Bà Clinton, màu tím hàn gắn và phụ nữ Việt Nam

Bà Clinton, màu tím hàn gắn và phụ nữ Việt Nam

Bà Hillary Clinton trong buổi phát biểu chấp nhận thất bại sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Bà Hillary Clinton trong buổi phát biểu chấp nhận thất bại sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Việc bà Clinton thừa nhận thất bại, rồi bày tỏ hậu thuẫn cho Tổng thống đắc cử Trump sau mùa tranh cử đầy tranh cãi, đã khiến phụ nữ Việt cho rằng bà “giống như một nguyên thủ”.

Phát biểu hôm 9/11, cựu ngoại trưởng Mỹ cho biết đã “gọi điện chúc mừng ông Donald Trump và đề nghị làm việc với ông vì đất nước”.

Với phu quân Bill Clinton và con gái Chelsea đứng kế bên, và trước hàng trăm ủng hộ viên cũng như các nhân viên, bà nói rằng “chúng ta phải chấp nhận kết quả này và hướng tới tương lai”.

Một điểm nhấn trong khi cựu đệ nhất phu nhân Mỹ lên sân khấu phát biểu trước hàng trăm người đó là màu tím đậm trên trang phục của bà cũng như trên cà vạt của phu quân Bill Clinton.

Không chỉ nhiều người trên mạng xã hội mà một số tờ báo cũng cho rằng việc bà Clinton sử dụng màu chủ đạo, pha trộn giữa màu xanh nước biển đậm và màu đỏ của Đảng Dân chủ và Cộng hòa, để chuyển đi thông điệp đoàn kết và hàn gắn.

Dù bà không trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, bà Dương Thị Tân từ Sài Gòn nói với VOA Việt Ngữ rằng cựu đệ nhất phu nhân Mỹ đã truyền cảm hứng cho bà cũng như những người phụ nữ khác ở mọi nơi.

Bà Tân nói tiếp: “Tâm lý phụ nữ mà, đương nhiên là bà ấy gây một ấn tượng rất là mạnh mẽ. Đến như con gái tôi, cháu còn rất là bé, khi nghe tinbà ấy không thắng, không thể vượt qua được ông Trump thì cháu cũng rất là buồn, cũng bàn tán, cũng bình luận những chuyện thế này, thế kia. Đương nhiên, những người phụ nữ như chúng tôi ở Việt Nam và rất là nhiều người phụ nữ khác ở trên thế giới rất là buồn”.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ thất bại trước tỷ phú bất động sản thuộc phe Cộng hòa, trong cuộc đua gay cấn tới phút chót hôm 9/11.

Trong chiến dịch vận động kéo dài, cả bà Clinton lẫn ông Trump nhiều lần chỉ trích nhau kịch liệt và thậm chí còn gọi nhau là “kẻ dối trá”.

Nhưng khi phát biểu thừa nhận thất cử, nữ ứng viên tổng thống đầu tiên của một chính đảng ở Hoa Kỳ còn thúc giục những người ủng hộ mình đoàn kết.

“Ông Donald Trump sẽ là tổng thống của chúng ta, chúng ta cần phải mở lòng và cho ông ấy cơ hội lãnh đạo”, bà Clinton nói, và bày tỏ hy vọng rằng tỷ phú bất động sản “sẽ là một tổng thống thành công cho toàn bộ người Mỹ”.

Bà Dương Thị Tân cho biết bà từng theo dõi nhiều kỳ tổng thống trước đây, và theo bà, dù trong chiến dịch tranh cử, các ứng viên dùng nhiều cách để hạ bệ đối thủ, nhưng người chiến bại luôn “có những bài diễn văn rất là cảm động”, thể hiện sự đoàn kết với người đắc cử.

Bà nói thêm: “Tôi nghĩ rằng tất cả họ làm những cái việc như thế, thứ nhất chứng tỏ họ là những người vì đất nước họ. Họ hòa giải, hòa hợp để xây dựng đất nước họ vì một nước Mỹ cường thịnh. Cách làm của bà Clinton, tôi nghĩ rằng người nào sau cuộc tranh đua cũng sẽ làm như vậy, và tôi không ngạc nhiên lắm. Bà Clinton là người thua cuộc, nhưng mà cũng thể hiện là một người Mỹ yêu đất nước mình. Bà kêu gọi mọi người hãy cùng chung tay, gác lại những bất đồng và xây dựng nước Mỹ cường thịnh. Bà đã thể hiện rõ bà là một người có đầy đủ phẩm chất của một người phụ nữ Mỹ, một người dù không làm tổng thống nhưng giống như một người đứng đầu đất nước”.

Bà Clinton đã nhiều lần tới Việt Nam trên cả cương vị đệ nhất phu nhân cũng như ngoại trưởng Mỹ. Và việc ông Bill Clinton đóng vai trò quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Hà Nội – Washington nên nhiều tờ báo ở Việt Nam từng coi gia đình Clinton là “người bạn của Việt Nam”.

Dù bà đã phát biểu chấp nhận thất bại, không ít tờ báo ở trong nước cho rằng bà “vẫn còn cơ hội lội ngược dòng” vì cựu ngoại trưởng Mỹ nhiều hơn ông Trump về số phiếu phổ thông.

Mỹ: Biểu tình chống Trump tiếp tục bùng phát

Mỹ: Biểu tình chống Trump tiếp tục bùng phát

VOA

Những người biểu tình bị chặn trong một cuộc diễu hành qua các đường phố Los Angeles sau cuộc bầu cử của ông Donald Trump là Tổng thống của Hoa Kỳ tại Los Angeles.

Những người biểu tình bị chặn trong một cuộc diễu hành qua các đường phố Los Angeles sau cuộc bầu cử của ông Donald Trump là Tổng thống của Hoa Kỳ tại Los Angeles.

Hàng chục ngàn người trên khắp các tiểu bang từ New York đến California hôm nay đổ ra các thành phố lớn của Mỹ trong ngày thứ ba liên tiếp biểu tình phản đối việc ông Donald Trump đắc cử thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Các cuộc biểu tình hôm nay diễn ra từ Portland, Oregon, đến Chicago, sang tận New York và nhiều vùng khác nữa, mỗi nơi quy tụ sự tham gia của hàng trăm người, ít hơn con số hàng ngàn trong các cuộc biểu tình bùng phát ngay sau khi ông Trump thắng cử hôm 8/11.

Trong dòng tin nhắn sáng sớm hôm nay 11/11, ông Trump tán dương người biểu tình về ‘lòng nhiệt huyết với đất nước’, chỉ sau vài giờ tố cáo họ là ‘những người biểu tình chuyên nghiệp, bị kích động bởi truyền thông.’

Cảnh sát cho biết tại Portland tối qua, biểu tình trở nên bạo động khi hàng ngàn người tuần hành khắp thành phố. Người biểu tình đập vỡ kính các cửa tiệm và đốt pháo.

Cảnh sát tuyên bố biểu tình trở thành cuộc bạo loạn, nhiều người trong đám đông mang theo gậy gộc dùng loa phóng thanh kêu gọi mọi người xông tới.

Các giới chức Sở Giao thông Vận tải Oregon đã ra lệnh đóng nhiều đoạn trên hai quốc lộ Interstate 5 và Interstate 84 trong khu vực để phòng bất trắc.

Tại Denver, người biểu tình đêm qua đã phong tỏa quốc lộ Interstate 25 gần trung tâm Denver trong một lúc.

Khoảng 10 giờ tối, cảnh sát Denver loan báo người biểu tình tràn ra xa lộ này và giao thông bị tắc nghẽn trên những làn đường hướng nam và hướng bắc. Vẫn theo cảnh sát, nửa giờ sau, quốc lộ Interstate 25 được mở lại sau khi người biểu tình quay trở lại trung tâm thành phố.

Các cuộc biểu tình trước đó trong ngày 9 và 10/11 tại Denver, Boulder và Colorado Springs diễn ra ôn hòa.

Các quốc lộ ở Minneapolis cũng bị người biểu tình phong tỏa.

Ở Philadelphia, người biểu tình gần Tòa Thị chính giơ cao các biểu ngữ chống ông Trump như ‘Không phải Tổng thống của chúng tôi’, ‘Hãy trả lại an toàn cho nước Mỹ.’

Khoảng 500 người xuống đường tại Louisville, Kentucky, và ở Baltimore, hàng trăm người tuần hành tới sân vận động.

Trước đó trong ngày hôm qua, tại San Francisco, nhiều người biểu tình chủ yếu là các học sinh Mỹ gốc Phi và gốc Latin nói rằng luận điệu của ông Trump về vấn đề di trú trong chiến dịch tranh cử khiến họ lo sợ, đồng thời tố cáo ông bài ngoại và kỳ thị.

Tại thành phố New York, trong đám đông biểu tình bên ngoài Tháp Trump có siêu sao nhạc pop Lady Gaga.

Hàng trăm học sinh bỏ học hôm qua ở San Francisco để biểu tình chống Trump.

Một số người biểu tình ở Los Angeles đốt ảnh của ông Trump và chuẩn bị phong tỏa các đường cao tốc đông đúc của thành phố.

Những người khác ở Oakland, gần San Francisco, ném bom xăng và pháo bông vào cảnh sát, đốt rác phong tỏa các đường cao tốc. Ít nhất 30 người bị bắt.

Trong số những bình luận gay gắt của ông Trump trong chiến dịch bầu cử nhắm vào di dân gốc Mexico, nói rằng nhiều người trong số này là tội phạm. Trong các bài diễn văn tranh cử, ông đã dọa sẽ trục xuất hàng loạt di dân cư trú bất hợp pháp tại Mỹ.

Ông Trump cũng có những lời lẽ nặng nề đối với người Mỹ gốc Hồi giáo, cả di dân và cư dân lâu năm tại Mỹ.

Ông Trump hứa sẽ là vị Tổng thống của tất cả dân chúng Mỹ nhưng chưa thảo luận chi tiết quan điểm chính sách của mình kể từ khi đắc cử.

Trong phát biểu chấp nhận thua cuộc, ứng viên Tổng thống bên đảng Dân chủ, Hillary Clinton, nói ‘Ông Donald Trump sẽ thành Tổng thống của chúng ta. Chúng ta nợ ông một cái nhìn cởi mở và một cơ hội lãnh đạo.’