Trời reo nắng thì chim reo tiếng sang

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 20 thường niên năm C 14/8/2016

                        Tin Mừng (Lc12: 49-53)

Hôm ấy Đức Giêsu nói với các môn đồ rằng: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!

 Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao?

Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba.53 Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”

* * * * * *

 “Trời reo nắng thì chim reo tiếng sang”

Xuân có hồng thì tôi có tình tôi.

Tiếc nhau chi, mai mốt đã xa rồi.

Xa là chết, hãy tặng tình lúc sống.

Chớ chia rẽ, dễ gì ta gặp mộng,

Những giòng đời muôn kiếp đã chia trôi.”

(Dẫn từ thơ Xuân Diệu)

Nói giống nhà thơ: xa là chết. Chết về tinh-thần. Chết, cả về thể xác. Nhưng, dẫu có chết như thế nào đi nữa, tình mình đâu đã hết. Tình chỉ hết, khi người mình cứ thế rẽ chia như nghịch lý/nghịch thường Chúa vẫn nói, mãi lâu nay.

Lời Chúa nói hôm nay, thoạt nghe như có vẻ mâu-thuẫn, khó khăn. Khó, nhưng nên nhớ trình-thuật Tin Mừng luôn được thần-hứng như kinh-nghiệm sống của cộng-đoàn các kẻ tin. Cụ-thể hơn, nội-dung Lời Chúa hôm nay nói về việc vẫn có rẽ chia trong cộng đoàn dân Chúa. Chí ít, là cộng-đoàn gia-đình tình-thương, vẫn vui sống. Tin Mừng Lời Chúa cũng nói đến Lửa mà Chúa đem đến cho trái đất. Lửa đây, nên hiểu như yếu-tố rẽ chia chăng?

Lửa ở đây, trước tiên không phải là thứ lửa của dịch hành đốt phá rừng nhiệt-đới, mỗi mùa khô. Lửa đây, là sức nóng bừng bừng; là, ánh sáng và là yếu-tố gột rửa những thanh-thoát. Lửa gột tẩy Chúa gửi đến, vẫn cháy bừng nơi bụi rậm xưa Môsê đã nhìn thấy, và là lửa gột tẩy cháy nóng từng cột và từng cột vốn tháp-tùng chúng dân  chốn sa-mạc lưu-đày. Lửa, mà Chúa nói còn mang hình lưỡi với khí thế bừng bừng ngày Thánh Thần đến, rất tâm-giao.

Và, Lửa lại là tình-yêu nóng cháy Chúa đến với môn-đệ, với Hội-thánh, với tất cả mỗi người chúng ta. Lửa của Ngài, dù không ở dạng đốt phá hoặc mang hình-hài tẩy xoá, vẫn là lửa ngọn lung-linh đưa dẫn con người về với đổi thay, giải-thoát.

Tin Mừng hôm nay, nhắc lại sự rẽ chia ngày Chúa đến. Đây, là khẳng-định dễ kích-động tranh-luận, làm sống lại các xung-đột bên trong tôn-giáo cùng tin vào một Chúa, vào thần-linh. Như, Do-thái-giáo và đạo Hồi ở Trung Đông; như Công giáo, Chính thống-giáo lẫn đạo Hồi ở Nam Tư; hoặc tệ hơn nữa, như Ấn giáo Hồi giáo và Thiên Chúa giáo ở Ấn-Độ.

Thoạt nhìn, tưởng chừng như Tin Mừng nhắc là những gì đi ngược lại điều Chúa nói trong Bài Giảng Trên Núi; hoặc, buổi Tiệc Tạ Từ trước ngày Ngài chịu nạn, và khác hẳn bức thư tâm-tình thánh Phao-lô gửi giáo-đoàn Ê-phê-sô. Xét cho cùng, đây không là sấm Trạng hoặc mặc-khải nào đó tỏ-bày ý-định của Chúa ở trên cao. Mà, chỉ là văn-phong miêu-tả kinh-nghiệm rất thực mà Giáo-hội thời xưa sống. Thánh Luca hôm nay chỉ muốn viết lại Lời Ngài nói ngay từ đầu, áp-dụng cho hôm nay.

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế-giới, nhiều cá-nhân riêng rẽ cũng như các cộng-đoàn theo chân Chúa vẫn bị coi là mối đe-doạ lớn đối với các chính-quyền trần-gian như nhiều nhóm quyền-lực ở trần-gian cũng như tôn-giáo khác đã hành-xử như thế. Cụ-thể như, vào thế-kỷ thứ 20, có những chế-độ độc-tài vẫn muốn chia-rẽ, bách-hại khối Công-giáo, chỉ vì những người anh em này cứ đoàn-kết chung lưng thành một lực-lượng để giúp nhau sống niềm tin của mình.

Với các chính-phủ này, dân con Đạo Chúa vẫn là bè nhóm đáng ngờ vực gây nhiều hãi sợ. Cụ thể hơn, có lần Stalin dám nhạo bang hỏi Đức Giáo Hoàng thời đó: “Phía các ông được bao nhiêu sư-đoàn?” Kể ra thì, họ hãi sợ người Công-giáo thật cũng phải. Bởi, con dân nhà Đạo dù chẳng dùng đến sung đạn chỉ cậy vào niềm tin thôi cũng đã làm sụp đổ cả khối chính-trị ở Đông Âu.

Ngược giòng lịch-sử đạo-giáo, người người đều thấy có quá nhiều tín-hữu Đức Kitô và gia-đình họ chịu khổ-hình chỉ vì quyết tuân theo đường-lối hy-sinh bác ái Chúa dạy. Bằng chứng là, biết bao vị thánh đã hy-sinh tánh-mạng để bảo-vệ đức tin. Từ đó, sống Đạo theo đúng Tin Mừng dạy còn khó hơn nhiều. Và vì thế, con số các vị tử-đạo ngày nay có thể còn nhiều hơn các thế-kỷ trước.

Dù có tử vì đạo hay không, sứ-điệp mà tín-hữu Đức Kitô đưa ra, luôn là chủ-trương bất bạo-động. Tín-hữu Đức Kitô quyết một lòng mang tình yêu, lòng thương xót, niềm an-ủi hài-hoà đến với hết mọi người, bất kể họ là Do-thái hay Hy-Lạp, nô-lệ hay tự-do, nam hoặc nữ, và bản-chất người Kitô-hữu luôn luôn bất bạo-động. Sứ-điệp làm nhân-chứng cho Tình-yêu Chúa vẫn luôn thách-thức đánh thẳng vào những bất-công tham ô, kỳ-thị, lạm-dụng, bất lương. Và, vào cả những ai xúc phạm đến phẩm-giá con người nữa.

Và, vai-trò của người rao-truyền Lời Chúa, vẫn luôn là “làm hoà với những người khốn-khổ gây khó với những người chỉ biết ăn chơi, hưởng-lạc. Khi Hội-thánh Chúa đã quyết-tâm rao-giảng và sống đúng như Tin Mừng Ngài dạy, thì mọi tranh-chấp rẽ chia vẫn là chuyện khó tránh. Hội-thánh chẳng bao giờ muốn có tranh-chấp, rẽ chia. Và, dân con nhà Đạo chẳng bao giờ có ý-định phân-ly rẽ đám một ai.

Nói cho cùng, tôn-giáo không chia rẽ. Chỉ có phe nhóm giả-dạng tôn-giáo hoặc giáo-phái tà-đạo mới tính chuyện phân rẽ. Các tôn-giáo này luôn đề-cập đến trang-thái “nó và ta” hoặc lúc nào cũng nghĩ “phe ta và phe nó”. Đạo đích-thật, không khi nào chia rẽ cũng chẳng tạo khổ đau cho bất cứ ai. Chỉ những người tự cho là giáo-dân ngoan đạo hoặc giáo-phái “chính-thống” có lẽ là người gây chia rẽ. Vì, chính họ luôn vỗ ngực tự-hào là mình chính quy, đạo-đức. Mình giữ đầy-đủ luật-lệ, và chỉ mình mình mới là người làm đúng. Còn lại, mọi người khác đều đi trật đường rầy, đều lạc đạo, cấp-tiến. Và cuối cùng, những kẻ chủ-trương chia rẽ chính là ngư ông hưởng lợi.

Tóm lại, Đạo của Chúa không chia rẽ, nhưng luôn bảo-vệ sự thật. Luôn rao truyền sự công-chính. Lúc nào cũng quyết bảo-vệ phảm-giá và sự tự-do của con người. Chủ-trương ấy, đường-lối kia dĩ nhiên sẽ kéo theo nhiều đối-kháng, tị nạnh. Chính vì thế, mới có quả-quyết của Chúa nơi hiến-chương được ban-bố khi Ngài khởi-đầu cuộc đời rao-giảng : “Phúc cho ai bị bách-hại vì Tin Mừng.” Hiến-chương tuy hơi lạ nhưng là hiến-pháp luôn có sự thật song-hành.

Chung vui Tiệc Thánh hôm nay,ta cảm tạ và biết ơn các vị thánh đã xả-thân để bảo-vệ sự sống. Bảo-vệ lối sống có niềm tin và yêu thương. Cảm-tạ và biết ơn các đấng bậc đã chiến-đấu cho sự thật. Cho, công-bằng và lẽ phải. Các ngài chiến-đấu để duy-trì phẩm-giá con người và bảo-tồn tự-do làm con cái Chúa. Đó, là quyền của họ. Và, cũng là bổn-phận làm nhân-chứng cho Tình Yêu của Chúa.

Thành thử, với gương lành Đức Kitô, Đấng từng là đối-tượng của nhiều khích-bác, bạo-động, ta được khích-lệ duy-trì bảo vệ sự đoàn-kết và an-bình nội-tâm. Một an-bình chỉ có Đức Ki-tô và đường-lối Ngài dạy mới giúp ta vững tâm tiến-bước.

Trong hân-hoan tiến bước theo chân Chúa, ta hãy cùng bầu bạn hãy hát vang bài ca bừng sáng thuở nào cho thêm nhựa sống mới. Bừng sáng lên, để không ai phải hãi-sợ lửa ngọn rẽ chia, nhưng vui mừng tiếp đón ngọn Lửa tin yêu kết-đoàn mà Chúa sáng soi, cho hết mọi người. Với lửa ấm cúng ngọt ngào ấy ta sẽ biết “tặng tình lúc còn sống”, dù “Giòng đời muôn kiếp chia trôi”.

Lm Richard Leonard sj biên-soạn  –

Mai Tá lược dịch.

“Chiều hôm qua lang thang trên đường,

Chiều hôm qua lang thang trên đường,

Hoàng hôn xuống chiều thắm muôn hương.

Chiều hôm qua mình tôi bâng khuân,

Có mùa thu về tơ vàng vương vương.”

Video Thu vàng – Thanh Lan   HTTPS://www.youtube.com/watch?v=S-GYqew9WH8

Có ngâm thơ và hát nhạc, cũng chỉ để nói lên rằng: “Xuân có hồng, thì tôi có tình tôi” không chia rẽ, cũng chẳng xa vời nhiều kiếp. Dù có lang thang trên đường đời muôn lối rất “bâng khuâng” “vương vương nhiều tơ vàng” nhiều mùa thu.

Thế đó, là tình-tự xin được gửi đến người anh, người chị ở Nước Trời Hội thánh, rất hôm nay.

Mai Tá

từ Sydney luôn hướng về Hội thánh ở đây, hôm nay.

www.giadinhanphong.com

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 20 mùa thường niên C 14/8/2016

Chiều hôm qua lang thang trên đường,

Hoàng hôn xuống chiều thắm muôn hương.

Chiều hôm qua mình tôi bang khuân,

Có mùa thu về tơ vàng vương vương.”

(Cung Tiến – Thu Vàng)

(1Cor 2: 1-3)

 Trần Ngọc Mười Hai

 Thu vàng – Lá vàng – Hoàng hôn xuống! Chao ôi, là ảnh-hình của AI đó có hôn-hoàng một cuộc đời, đầy mùa thu. Lang thang – Bâng khuâng – Vẫn một mình! Ối chà, là cảnh-tình của tôi đây vẫn một mình “có mùa thu về, tơ vang hiu hắt, rất vương vương”.

Vâng. Thu Vàng, với trời thơ là như thế.

Vâng. Tơ vàng, với đời nhà Đạo, đôi lúc cũng như vậy. Như thế và như vậy, cũng “bâng khuâng”, “hiu-hắt”, rất “não-nề” một đường đời. Đời, của đấng bậc ở trên cao tít có những chiều nghe lá vàng não nề rơi như thế không?

Câu hỏi đại-loại như thế và như vậy, vẫn được gióng lên với dân con Đão Chúa sống đời này, khắp muôn nơi. Hỏi thì hỏi, chứ câu trả lời đâu nào giống ý/lời nhạc-bản mà người nghệ-sĩ còn hát tiếp! Nay, xin bạn và xin tôi, at lại nghe tiếp những lời nhè nhẹ ở câu ca được các nghệ-sĩ “cây nhà lá vườn” hát ở quán nhạc “Hát Cho Nhau Nghe” hôm 2/7/2016 kỷ-niệm 10 năm Ra mắt, vẫn hát rằng:

“Mùa Thu vàng tới, là mùa lá vang rơi.

Và, lá vang rơi, khi tình Thu vừa khơi.

Nhặt là vang rơi xem mùa lá còn tươi.

Nghe chừng như đây màu tê-tái.”

(Cung Tiến – bđd)

Vâng. Cứ như thế và như vậy, lại là tình-tự của bần-đạo bầy tôi đây khi “lang thang trên đường” lại cứ nhớ đến những tình-huống ở Đạo Chúa có nhiều sự-kiện bắt mọi người phải suy-tư. Suy và xét trong chốn riêng-tư, bầy tôi đây đã bắt chụp được một vài tư-tưởng nảy-sinh từ đâu đó chốn nhà Đạo và ngoài đời cũng rất “thơ” nhưng không “mộng”. Thơ mộng chăng, chỉ thấy trên giấy bút, có giòng thơ và nét nhạc còn hát mãi, những lời tình buồn như sau:

“Chiều hôm qua lang thang trên đường,

Nhớ, nhớ buồn buồn với chán-chường.

Chiều hôm nay, trời nhiều mây vương,

Có mùa Thu vang bao nhiêu là thương.”

(Cung Tiến – bđd)

Vâng. Suy và xét trong chốn riêng-tư hạn hẹp hay ngoài đời rộng khắp, cứ dẫn đưa người đọc như bần đạo đây vào chốn miền trầm-lắng có tiếng giọng hoặc going chảy đầy ắp những tư-tưởng để at tha hồ mà xem xét cùng tư-lự như sau:

Suy và xét, là xét những điều được đấng bậc vị vọng chốn cao tít, vừa tâm-tình ở nhà Đạo hôm rồi, với những lời dầy đặc một âm-hưởng, mà rằng:

“Cha đau lòng khi thấy trong giáo xứ có một lịch trình làm việc để rồi sau giờ làm việc quy định, thì không còn linh mục, không phó tế, không giáo dân …’

 Khi thốt lên những lời này trong buổi Toàn xá cho Phó tế, Đức Giáo hoàng Phanxicô chắc chắn không nói đến những cơ cấu làm việc hiệu quả có thể bảo đảm phục vụ ‘không ngừng’ cho mọi tín hữu. Ngài cũng không hẳn mong muốn một thế hệ linh mục biến đổi gene, có thể không ăn không ngủ để làm việc mục vụ mọi giờ cả ngày lẫn đêm, hay nói cách khác là 24/7. Đặc biệt ở phương Tây, tuổi trung bình của các linh mục Công giáo đang ngày càng tăng, con số cũng ít hơn, và càng khó để duy trì số lượng giáo xứ như hiện thời.

 Điều mà Giám mục thành Roma muốn nhắc nhở chúng ta là, làm giám mục, linh mục và phó tế, không phải là một nghề nghiệp hay một công việc với lịch trình làm việc cố định. Mà làm linh mục, phải là sứ mạng và phục vụ, dâng về Thiên Chúa bằng cách phục vụ dân Ngài. Sống giữa dân Chúa.

 Đây là lý do vì sao Đức Phanxicô nhắc nhở các mục tử phải học cách tách mình khỏi những lịch trình, họ phải sẵn sàng để phá ngang sự nghỉ ngơi mà họ xứng đáng có được, bỏ qua một phút thư thái hay đọc một quyển sách, để gặp người đang gõ cửa nhà xứ, người đến để xin giúp đỡ, tìm sự an ủi, tìm lời khuyên. Bởi chính sự chào đón này, sự gặp gỡ, sự sẵn sàng lắng nghe, phục vụ những người tìm đến ngoài giờ, làm cho người mục tử trở nên độc nhất vô nhị, khác biệt hẳn với bất kỳ cái gọi là nghề nghiệp nào.

 Do đó, những ai nghĩ rằng Đức Phanxicô mong muốn đua nở những sáng kiến hay hoạt động tự phát trong giáo hội để làm tiếp thị cho đạo, thì họ hoàn toàn lầm to rồi. Không cần phải thêm bất kỳ hoạt động mới nào, cũng như không cần những chiến lược tiếp thị để gặp được những người đang túng thiếu về vật chất lẫn tinh thần.

 Vài ngày trước đó, nói chuyện với các giám mục Ý, Đức Phanxicô đã nói rằng, ‘với nhiều hy-vọng và an ủi …hãy trở nên người lân cận với từng người, chia sẻ với sự hắt hủi và đau khổ của họ. Từ bỏ những tự quyết của mình, không còn một lịch trình cần phải bám chặt, nhưng mỗi sáng ký thác thời gian cho Chúa để tự do gặp gỡ và để mọi người gặp gỡ mình. Như thế, các linh mục của chúng ta không quan liêu cũng không phải là một viên chức giấu mặt trong hệ thống, linh mục không được thánh hiến để làm điều hành, cũng không phải làm việc với động lực một tiêu chuẩn hữu hiệu.

 Mà là một người nô bộc của sự sống, người bước đi cùng với tâm hồn và nhịp đập của người nghèo, đồng thời được phong phú hóa nhờ họ. Con người của hòa bình và hòa giải, một dấu chỉ và khí cụ của sự ân cần của Thiên Chúa, chăm chú lan truyền sự tốt lành với lòng nhiệt tâm. Một con người không chỉ dễ tìm, mà còn biết cách tìm thấy những người đang cần mình.” (Andrea Tornielli, Vatican Insider, J.B. Thái Hòa chuyển dịch)

Giòng tin tức ở trên đã chính-thức đi vào một nhận-định, đại để thì như thế. Giòng chảy phản-hồi riêng-tư nhiều ứng-xử, có lẽ rồi ra cũng không giống nhiều như vậy. Giống như thế và không giống nhiều như vậy, vẫn là hai mặt của cùng một sự thật ở đời và trong đời. Sự thật, như thể bầy tôi đây đang suy-tư hoặc chỉ tư-lự về nhiều tình-huống có những câu hỏi hoặc giòng chảy đầy khúc-mắc về chuyện đạo, chuyện đời đã khiến bạn đạo cùng tôi phải lao mình vào chốn truyền-thông/báo đài để lùng tìm câu đáp trả.

Và lời nhắn-nhủ của Đức Phanxicô phải chăng chỉ để nhắc-nhở các đấng bậc mục-tử nhớ ba lời khấn-hứa lúc thụ-phong chức-vụ hoặc sống đời sĩ-tử của Dòng tu, là: Khó-nghèo, khiết-tịnh và tuân-phục. Lời nhắc-nhở đây có thể cũng là lời nhắn với tất cả con dân trong Đạo, cả đến tín-hữu và giáo-dân nói chung, cốt để mọi người đừng quên cố-lõi của Đạo luôn nhắc nhở về Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu, vẫn rất mực. Nhắc và nhở, mọi người đừng quên lý-tưởng sống đúng chức-năng/ơn gọi của mọi người dù ở vai-trò nào đi nữa.

Nhắc và nhở, của đấng bậc ở chốn trên cao tít-mù-tắp của nhà Đạo, còn làm bạn và tôi, ta nhớ và nghĩ đến đấng bậc khác cũng có vai-trò mục-tử chuyên chăn dắt người dấn bước theo chân mình sống đạo làm người, nhưng khác Đạo, bằng những lời vàng sau đây:

Trên đời này, 
+ Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.
+ Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.
+ Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.
+ Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.
+ Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.
+ Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm về việc mình làm.
+ Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.
+ Có 2 thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác.
+ Có 2 thứ bạn buộc phải có để là người thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì.
+ Có 2 thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin.
+ Có 2 thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải.
+ Có 2 thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt.
+ Có 2 thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc.
+ Có 2 thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ.
+ Có 2 thứ bạn luôn phải xử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm.
+ Có 2 thứ bạn không được sợ sệt, là cái ác và sống thật.
+ Có 2 thứ bạn phải nuôi dưỡng, là tình yêu và sự bao dung.
+ Có 2 thứ mà bạn cần phải đạt được trong cuộc sống, đó là thành đạt và hạnh phúc.
+ Có 2 thứ bạn phải luôn sẵn sàng, đó là khó khăn và ngày mai.
Và, có 2 thứ mình nên ghi nhớ, là thực hiện những điều trên cho thật tốt trong cuộc sống hàng ngày.

Làm gì thì làm. Sống sao thì sống. Có sống theo cung cách cùa giáo-dân bình-thường ở dưới trướng hoặc sống chức-năng phục-vụ cộng-đoàn của mình qua tư-cách một mục-tử, vẫn là sống như lời căn dặn của mục-tử ngoài Đạo rất đạo-hạnh, rất như thế.

Sống sao thì sống. Sống có chất-lượng của người đạo-hạnh, trong đời vẫn có rất nhiều thứ cần gìn giữ, nhưng còn tuỳ. Tuỳ bạn, tuỳ tôi, ta cần sống sao để mọi người còn biết mà nhớ cùng bắt chước.

Thế đó, còn là đề-nghị thân thương của người viết họ Nguyễn tên thị Bích nay kể lể, ở bên dưới:

“Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! 

Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết:

-Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.

Bà biết Quang đã đặt mua vé máy bay hơn hai tuần trước nên chuyện mưa bão hoàn toàn là do “ý trời”. Hôm Quang gọi điện thoại báo tin sẽ sang thăm và ở chơi gần một tuần lễ, bà thật vui mừng và không tin vào tai mình, nhưng vẫn thấy lo lo trong lòng nên đã hỏi lại:

-Lần này con qua thăm má lâu vậy mà sao lại đi có một mình vậy con?

Quang hiểu ý má nên nói ngay để bà yên tâm:

-Hè này ba má vợ con từ Việt Nam sang thăm và ở chơi với tụi con trong vòng ba tháng.

Họ đã ở nhà con được sáu tuần rồi, giờ đây muốn đi thăm bà con ở những tiểu bang khác. Nhân tiện mấy đứa nhỏ được nghỉ hè nên vợ con sẽ dắt chúng đi chơi cùng ông bà Ngoại. Con nghĩ đây là dịp hay nhất để sang “hủ hỉ” với má ít hôm để má đỡ buồn!

Bà có tất cả ba người con. Quang là anh cả và cũng là đứa quan tâm đến bà nhất nhưng ông trời cũng khá trớ trêu nên hai mẹ con gần như lúc nào cũng sống xa nhau. Hồi nó mới 13 tuổi đã phải theo ba xuống tàu vượt biên. Gần mười năm sau hai má con mới gặp lại thì nó đã trưởng thành và thường xuyên phải đi công tác xa nhà hai người cũng ít có dịp sống cạnh nhau. Nó là đứa vất vả với gia đình nhiều nhất và cũng là đứa có hiếu nhất trong mấy anh em. Ngay từ những ngày mới đặt chân lên nước Mỹ nó đã đi bỏ báo, chạy bàn làm đủ thứ việc để kiếm tiền phụ giúp ba lo cho má và hai em còn kẹt ở lại Việt Nam . 

Rồi đến khi xong lớp mười hai thay vì vào Đại Học thì nó lại quyết định theo khóa đào tạo chuyên viên kỷ thuật hai năm để sớm ra trường kiếm việc làm phụ giúp ba bảo lãnh một nữa gia đình sang Mỹ đoàn tụ. Phải chờ đến khi nhà cửa đã ổn định, các em đã vào đại học hết nó mới chịu quay lại trường để lấy bằng Kỹ-Sư Xây-Dựng.

Hai đứa em nó thì may mắn hơn thằng anh rất nhiều vì không phải nếm mùi “vượt biên” và lúc nào cũng có mẹ bên cạnh chăm sóc. Có lẻ chính vì thế mà tụi nó không có những đức tính chịu thương, chịu khó như anh của chúng. Con gái lớn của bà sau khi xong trung học thì vào Y Khoa rồi tốt nghiệp Bác Sĩ một cách khá dễ dàng, nó ra trường hai năm sau thì kết hôn với anh chàng Mỹ trắng lớn hơn vài tuổi và cùng học chuyên ngành Giải-Phẫu. Cuộc sống của hai vợ chồng nó cũng khá hạnh phúc. Bà mừng cho con gái của mình.

Riêng thằng Út sau khi xong Đại Học ngành Tài Chính đã về đầu quân cho một hãng xe hơi khá nổi tiếng trong vùng. Làm được vài năm thì nó kết hôn với một cô Việt Nam vốn thuộc dòng danh gia quý tộc từ trước năm 1975 tại Sàigòn. Vợ chồng nó cũng khá đầm ấm. Bà cũng mừng cho thằng Út của mình.

Tuy nhiên, điều lo lắng nhất của vợ chồng bà là Quang đã ngoài ba mươi tuổi mà vẫn chưa chịu cưới vợ. Thấy ba má cứ hối thúc chuyện vợ con thì nó bảo:

-Má ơi! Mấy cô Việt Nam lớn lên bên này nhìn cao lắm con với không tới nổi đâu, còn mấy nàng người Mỹ thì lại không phù hợp với tính cách của con. Chắc ba má còn lâu lắm mới có “cháu Nội đích tôn” để ẵm bồng!

Ấy vậy mà chỉ vài năm sau đó khi nhà máy chuyển sang làm việc ở Florida thì Quang tình cờ quen với một cô du học sinh Việt Nam mới ra trường và đang đến hãng nó xin việc. Hai đứa quen nhau, yêu nhau và tiến đến hôn nhân như là một duyên phận được sắp xếp từ kiếp nào! Bà cũng mừng cho tụi nó quá!

Có thể nói đây là khoảng thời gian viên mãn nhất của gia đình bà khi con cái đã lớn, đều thành đạt và có cuộc sống khá ổn định. Sau những chia cắt, mất mát, hy sinh giờ đây vợ chồng bà đã có thể mỉm cười khi thấy thành quả của mình gieo trồng bấy lâu nay đã sinh quả ngọt. 

Nhưng rồi tai ương hoạn nạn bỗng đổ xuống cho gia đình bà một cách bất thình lình! 

Mười năm trước chồng bà được phát hiện có khối u trong trong não. Bệnh trạng của ông biến chuyển quá nhanh và ông đã ra đi chỉ trong vòng vài tháng sau đó. Ông mất quá bất ngờ khiến cho bà thật sự bị hụt-hẫng, biết bao dự tính mà hai vợ chồng bà đã phát thảo cho tuổi già của hai người đành phải bỏ dở dang. Năm đó bà mới 62, vẫn còn đi làm part-time nhưng vì tinh thần và sức khỏe quá suy sụp nên các con đã khuyên thôi má hãy về hưu sớm đi, tụi con đủ khả năng lo cho má mà. Bà cũng không thể nào làm khác hơn vì thấy sức khỏe của mình ngày càng xuống dốc trầm trọng!

Khi chồng mất rồi bà mới cảm nhận hết nổi trơ trọi trên đời. Bốn mươi hai năm cùng sánh bước bên nhau, tuy có một khoảng thời gian chia cắt nhưng họ vẫn luôn tin tưởng sẽ có ngày trùng phùng.

Giờ đây chỉ còn lại một mình bà lủi thủi ra vào trong căn nhà trống, bà bắt đầu thấy sợ bóng đêm, sợ một mình, sợ ngày dài và sợ cả đêm thâu. Bác sĩ cho biết bà đang bị trầm cảm nặng, trước mắt cần phải thay đổi môi trường sống thì mới mong thuyên giảm.

Ba đứa con họp lại bàn với nhau sẽ đưa má về ở với ai? Trước tiên vợ chồng Quang có mời bà sang ở với tụi nó, bà cũng muốn lắm nhưng ngặt một nổi nó cứ đi công tác xa nhà luôn nên bà ở lại Cali vẫn hay hơn. Dẫu sao bên này bà vẫn còn hai đứa con và đám cháu Nội, Ngoại. Nhưng giữa đứa con gái và thằng Út bà sẽ chọn ai? Nhất định bà không muốn sẽ trở thành người-nước-ngoài khi sống trong gia đình của con gái mình, tụi nó nói toàn tiếng Mỹ, làm sao bà có thể hoà nhập được. Cuối cùng bà quyết định về ở với thằng Út, vợ nó đang mang bầu đứa thứ hai bà nghĩ mình sẽ có thể “hụ hợ” chúng trông chừng đám cháu nội sau này.

Nghĩ như thế nên bà quyết định bán căn nhà bốn phòng ngủ của mình để đưa tiền cho thằng Út mượn-vốn-làm-ăn. Với số tiền của bà cộng thêm tiền của ba má vợ, tiền vay ngân hàng và tiền dành dụm của hai vợ chồng nó bấy lâu nay cũng tạm đủ cho thằng Út “ra riêng” mở một đại lý bán xe khá khang trang. Đồng thời từ ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ hai vợ chồng nó đã mua một căn nhà trên núi thật tráng lệ.

Lúc còn sống trong căn nhà nhỏ mỗi ngày bà còn thấy thằng Út, nhưng từ khi dọn sang nhà mới bà hầu như không thấy mặt con mình đâu nữa cả. Nó đang bơi trong cả núi công việc nên làm sao có thời gian dành cho bà! Thêm vào đó căn nhà rộng lớn thênh thang quá, nó dường như kéo tình mẹ con của bà ngày càng xa thêm. Khi thằng Út đi làm về thì bà đã an giấc, vào buổi sáng lúc bà đang lui cui lo điểm tâm sáng cho cả nhà thì nó từ trên lầu đi xuống tai vẫn áp vào cái điện thoại, nó đưa tay vẫy vẫy như chào bà rồi đi thẳng vào garage lấy xe đến chỗ làm.

Chỉ vào dịp cuối tuần thì thằng Út mới nghỉ trọn vẹn ở nhà vào ngày Chúa Nhật. Đây là lúc nó dành thời gian cho vợ con của nó! Thường gia đình nó hay đi chơi cả ngày, khi về đến nhà thì vợ chồng con cái kéo nhau lên lầu, sau khi hỏi thăm bà vài câu xã giao lấy lệ. Mùa hè gia đình nó đi chơi xa có khi một hay hai tuần mới về.

Bà ở nhà bơ vơ, buồn tủi, đơn độc. Lúc đó bà chỉ biết khóc thầm một mình với mây trời, hoa lá và chim chóc trong vườn.Còn đứa con gái của bà thì cũng không khá hơn em nó chút nào. Từ ngày bà dọn về sống với thằng Út nó chỉ ghé thăm bà “năm khi, mười họa” lấy cớ bây giờ má ở xa quá và cao quá con phải lái xe cả tiếng đồng hồ mới đến nơi. Nó luôn than thở rằng lúc này con phải vừa đi dạy, vừa làm việc trong bệnh viện nên bận lắm má à! Bà chỉ biết cười buồn mà chẳng nói được lời nào!

Khoảng thời gian này niềm vui hiếm hoi nhất của bà là mỗi lần Quang về thăm. Đó là dịp duy nhất mà gia đình cùng sum họp bên nhau. Trong một lần cả nhà đang quây quần bên bàn ăn thì bà buông đũa nhìn từng đứa con của mình rồi chậm rãi nói:

-Má xin các con hãy giúp má thực hiện ước nguyện cuối cùng của đời mình.

Mọi người bỗng im lặng và đổ dồn ánh mắt về phía bà. Quang hỏi bà với giọng khá ôn tồn:

-Chuyện gì vậy má. Má hãy nói cho mấy anh em tụi con biết ngay đi.

Bà cười buồn và chậm rãi nói:

-Má muốn vào Nursing Home ở con à! Má nghĩ trong đó sẽ tốt cho má và tốt cho cả … các con nữa. Từ nay các con không phải lo lắng nhiều cho má như trước!

Quang im lặng suy nghĩ vài giây rồi ngẩng lên nhìn hai đứa em. Chúng nó đang cuối mặt lẫn tránh ánh mắt của anh. Quang đã hiểu ra tất cả rồi và bằng giọng khá điềm tĩnh, anh nói:

-Ngày mai chúng con sẽ chở má đi chọn Viện Dưỡng Lão. Nếu má thấy ưng ý cái nào nhất thì tụi con sẽ thu xếp cho má vào ở ngay trước khi gia đình con về lại Florida . Con hứa trong thời gian tới sẽ bay qua thăm má thường xuyên hơn.

Sáng hôm sau thằng Út lấy cớ có hẹn với khách hàng và cô con gái của bà bảo phải trực bệnh viện nên cả hai không thể đi cùng. Chỉ có vợ chồng Quang dẫn bà đi chọn Nursing Home. Mặc cho Quang nài nỉ khuyên bà hãy chọn một nơi “cao cấp” chút để ở nhưng bà nhất định từ chối. Cuối cùng bà đã vào sống trong Viện Dưỡng Lão này vì thấy không khí và cách phục vụ của mọi người khá chu đáo, thân thiện. Nhưng điều quan trọng nhất khiến bà đưa ra quyết định này là vì nó nằm ở khoảng giữa và không xa nhà của hai đứa con là bao, cũng tiện đường cho tụi nó có đi đâu thì dễ dàng tấp vô thăm bà.

Những suy tính của bà tưởng sẽ khả thi nhưng suốt thời gian hơn ba năm bà sống trong Viện Dưỡng Lão cho đến nay thằng Út chỉ đến thăm bà đếm chưa đủ trên mười đầu ngón tay. Lý do nó đưa ra chính đáng quá mà, má ơi dạo này con mới mở thêm một cái chi nhánh bán xe nữa ở tiểu bang khác nên phải bay đi bay về như con thoi. Mỗi lần nó đến thăm bà chừng độ nữa tiếng là tối đa nhưng nó nói chuyện với bà thì ít mà nói với cái điện thoại của nó thì nhiều. Bà đâm ra mang mặc cảm làm phiền nó, nên có lần bà đã bảo:

-Chừng nào con có thời gian rãnh rỗi thì thu xếp vô thăm má. Má ở trong này cũng tốt lắm, các Bác Sĩ, Y Tá và nhân viên đều rất tận tình, chu đáo. Con cứ yên tâm mà lo công việc của mình.

Thế là sau này nó chỉ nhắn tin “thăm” bà trên điện thoại là chủ yếu. Vậy cũng tốt cho nó và cả cho bà. Bà khỏi phải mong ngóng và chờ đợi những lần nó đến thăm và nếu vì lý do gì đó nó không đến được thì bà sẽ không phải buồn suốt mấy ngày liền. Thêm một điều nữa là từ ngày dọn vào đây sống bà không hề thấy bóng dáng của con dâu và ba đứa cháu Nội đâu cả. Bà nhớ ba đứa cháu của mình nhiều lắm vì bà cũng đã từng gần gũi, chăm sóc chúng suốt năm năm trời rồi còn gì. Sau này bà mới biết rằng hai vợ chồng thằng Út không muốn dẫn con vô đây thăm bà Nội vì sợ môi trường sống của người già sẽ dễ lây bệnh cho tụi nhỏ!

Con gái của bà thì cũng không hơn gì em nó. Lúc trước nó hay tạt vô thăm bà trên đường đi làm về nhưng cũng chỉ là vài tháng một lần, mà lần nào nó cũng đều than rằng lúc này con bận dữ lắm vì sắp tới Mark và Ben sẽ vào Đại Học, tụi con đang cật lực kiếm tiền để chuẩn bị cho hai anh em nó vào Harvard hay Yale. Tính sơ sơ chi phí của hai đứa sau bốn năm cũng cỡ nữa triệu đô la là ít. Đây cũng là một lý do chính đáng nó đưa ra khi không thể vào thăm bà thường-xuyên-như-trước. Bà chỉ nuốt nước mắt vào lòng.

Nhớ mới ngày nào lúc ba mẹ con còn ở lại Việt Nam, khi chồng và con trai còn ở đảo, mỗi ngày bà phải đi buôn bán nên thường gửi con cho hàng xóm ngó chừng dùm. Chiều nào về tới nhà cũng thấy hai chị em nó mếu máo đứng chờ; hôm nào bà nghỉ bán thì tụi nó mừng lắm, xúm-xít bên má không rời nữa bước. Giờ đây mọi việc đã khác xưa rồi! Các con nay đã lớn. Bà thì đã già. Tụi nó cần gì ở bà nữa chứ!

Càng nghĩ bà càng thương cho thằng Quang. Cứ mỗi buổi chiều sau khi ra khỏi hãng là nó gọi nói chuyện với bà suốt đoạn đường lái xe về nhà. Rồi thì cách vài tháng là nó bay sang thăm bà một lần, nếu là dịp lễ thì nó đi với vợ con, thường thì nó bay sang một mình ở chơi với bà từ chiều Thứ Sáu đến chiều Chúa Nhật thì về, để sáng thứ hai đi làm sớm. Hai mẹ con tuy xa nhưng cũng thật gần. Nó là niềm an ủi duy nhất mà bà có được ở tuồi gần đất xa trời này.

Vào sống trong Viện Dưỡng Lão lâu ngày bà càng thấy thương cho những người đồng cảnh ngộ như mình. Cho dù họ là Trắng, Đen, Vàng hay… “pha trộn” thì họ và bà cũng đều có chung một nổi buồn của tuổi già như nhau.

Ở trong này, mỗi khi ai đó có con cái sắp sửa vô thăm là dễ biết lắm. Họ sẽ chộn rộn chàng ràng suốt từ mấy hôm trước. Họ nói năng huyên thuyên, cười đùa luôn miệng. Đó là dịp cho họ lôi những bộ cánh lâu ngày được cất kỷ trong tủ ra mặc thử, đi tới đi lui ngắm nhìn mình trong gương, như sắp chuẩn bị đi dự giải Oscar. Thiết nghĩ vào thời điểm 50 hay 60 năm trước thì buổi hẹn hò đầu tiên của họ chắc cũng chỉ hân hoan và hạnh phúc đến thế là cùng!

Có lần một bà Mỹ Trắng sống cạnh phòng bà sang khoe rằng ngày mai con trai của bà ấy sẽ đến thăm và chở đi xem phim vì là Sinh Nhật 80 tuổi của bà. Nhiều người đã đến chúc mừng cho bà mẹ hạnh phúc này. Tới ngày hẹn, bà mẹ đó đã dậy thật sớm, ngồi trang điểm hàng giờ thật cẩn thận trước gương và thay bộ đầm mới nhất chưa một lần mặc qua rồi chờ con trai đến đón. Thời gian chậm rãi trôi qua một giờ, hai giờ… cho đến bốn, năm giờ đồng hồ sau bà vẫn không thấy bóng dáng con mình đâu cả. Bà sốt ruột gọi cho nó nhưng điện thoại đã tắt mất rồi!

Cuối cùng, một nhân viên của Nursing Home với vẻ mặt đầy ái ngại đã mang đến trao cho bà một bó hoa thật lớn, thật đẹp và một tấm thiệp với biết bao lời lẽ thật hoa mỹ. Lý do con bà không đến được vì có công việc đột xuất vào giờ chót và anh ta hứa sẽ đến thăm mẹ vào một-dịp-khác.

Bà mẹ đáng thương kia đã ôm bó hoa và chết lặng trong lòng. Không ai dám bước đến để an ủi bà một lời nào cả. Bà lẳng lặng ôm bó hoa vô phòng mình, lẳng lặng đặt nó lên giường và sáng hôm sau bà đã lẳng lặng ra đi với chiếc áo đầm mới tinh còn mặc trên người.

Người mẹ tội nghiệp kia cũng mang một chứng bệnh tim như bà, cũng có một đứa con bận rộn như hai đứa con của bà. Tuy nhiên, sức chịu đựng của bà xem chừng tốt hơn người mẹ kia vì con gái và thằng Út cũng đã từng thất hứa với bà khá nhiều lần!!! Cũng từ sau cái chết của bà-hàng-xóm mọi người đã cảnh báo với nhau rằng không được tin bất kỳ lời hứa hão nào cả, dù cho đó là lời hứa của núm ruột mà mình đã đẻ ra! 

Mải lo suy nghĩ miên man mà bà quên khuấy rằng mưa ngoài trời đã tạnh từ bao giờ. Ngó nhìn đồng hồ. Ôi chao trễ quá rồi! Quang có nói khoảng ba giờ máy bay sẽ đáp xuống, con đi hành lý rất gọn nhẹ nên sẽ ra mướn xe liền; chắc trễ lắm là năm giờ con sẽ đến chỗ của má. Bây giờ đã gần tám giờ tối rồi nhưng vì mùa hè nên trời vẫn còn sáng, bà nghĩ chuyến bay của con mình chắc đã tạm hoãn ở đâu đó và có lẽ nó cũng sắp đến rồi. Bà nhìn ra cửa sổ lần nữa, những tia nắng yếu ớt bắt đầu chiếu xuyên qua các đám mây đen còn lãng đãng trên cao. Từng mảng bầu trời trong xanh dần xuất hiện sau gần một ngày lẫn trốn biệt tăm.

Trong niềm vui mừng khôn tả bà lục trong ngăn kéo lấy thỏi son đã lâu ngày không dùng tới, bà cầm nó lên định tô phớt hồng đôi môi của mình thì mắt bà bỗng vô tình dừng lại ở cái TV đang treo trên tường. Tiếng cô xướng ngôn viên đang thông báo trong mục Breaking News cho hay chiếc máy bay mang số 707 của hãng hàng không XXX đến từ Florida đã gặp tai nạn khi đáp xuống đường băng tại phi trường Los Angeles vào lúc 3:10pm chiều hôm nay do thời tiết quá xấu. Một nhân viên của phi hành đoàn và vài hành khách đã bị thương nặng, những nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện hiện trong tình trạng khá nguy kịch. Mọi chi tiết sẽ được thông báo sau.

Thỏi son trong tay bà rơi ngay xuống đất. Bà thấy như mọi thứ đều tối sầm lại. Ngay khi lúc đó bà nghe ngực mình đau khủng khiếp như không còn đủ hơi sức để thở. Bà cũng không còn kiểm soát được tứ chi của mình nữa nên đành để nó đổ quỵ xuống sàn nhà. Trong giây phút giữa đôi bờ sanh tử bà bỗng nghe tiếng con trai của mình gào lên thản thốt: “Má ơi! Con đây nè má!” Bà cố nhướng mắt lên nhìn gương mặt thân yêu của con mình lần sau cuối, mỉm môi cười đầy mãn nguyện với nó, rồi thanh thản từ từ khép mắt lại.

Một chiều mưa bão trong Nursing Home có một người mẹ đã vĩnh viễn ra đi và có một đứa con đã vĩnh viễn mất mẹ!

Chuyện bình thường cũng như bao chuyện bình thường khác đã xảy ra trên thế gian! Người ta đến cuộc đời này với những hạnh phúc, những khổ đau rất riêng và cũng rất chung để rồi lần lượt ra đi sớm hay muộn, trước hay sau … không trừ một ai! Kiếp người vốn dĩ chỉ là duyên hợp. Chỉ là vô thường!” (Nguyễn Bích Thủy, Một Kiếp Phù sinh)

Nói gì thì nói. Sống sao thì sống. Sống, nhưng vẫn nói và làm thật đúng “đạo làm người” và “Đạo” của người có niềm tin vào Đạo Chúa, cùng đạo làm người, hãy nghe lời đấng thánh hiền-lành từng khuyên nhủ:

“Khi tôi đến với anh chị em,

tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu

mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Vì hồi còn ở giữa anh chị em,

tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô,

mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá.

Vì thế, khi đến với anh chị em,

tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy.

Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn,

nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa.

Có vậy, đức tin của anh chị em

mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm,

nhưng dựa vào quyền năng của Thiên-Chúa.”

(1 Cor 2: 1-5)

Cũng rất đúng. Nếu cứ cậy vào quyền-năng hoặc phù-phép do mình tạo ra, chắc cũng chẳng có ai còn nghĩ tới Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu hằng đùm bọc giùm-giúp hết mọi người, mời được thế.

Thế đó, là trọng-tâm của giòng phiếm rất hôm nay, xin được gửi đến với bạn và với tôi, trong cõi này.

 Trần Ngọc Mười Hai

Và những tháng ngày

Thường suy-nghĩ rất lung

Là như thế.

TÔI ĐÃ ĐỨNG BÊN NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT

TÔI ĐÃ ĐỨNG BÊN NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT

-Cà Cuống- (Chết tới đít còn cay là thế…)

  Số là cách nay trên 10 năm, tôi đã đứng trên ngưỡng cửa của cái Chết.

Dr. Monsour rất có uy tín ở Houston, Texas, đã đích thân điều trị cho tôi, cuối cùng cũng phải tuyên bố bó tay (give up) trước căn bệnh viêm gan C mãn tính của tôi, ông còn lưu ý tôi là đừng mất công chạy chữa nữa, vì ông mà phải đầu hàng và cũng không còn thuốc nào trị nổi, thì không còn bác sỹ nào có thể giúp cứu mạng tôi được, dĩ nhiên tôi tin lời ông, vì tôi biết rõ khả năng và kinh nghiệm chuyên môn của ông, nhưng có lẽ vì cái máu tếu trong người tôi quá nhiều, nên tôi vẫn tủm tỉm cười.

Ông rất ngạc nhiên và hỏi tôi là không sợ chết sao mà còn cười được. Tôi bật cười thành tiếng, và trả lời ông rằng, nếu bác sỹ bảo tôi sợ mà thoát chết, thì tôi xin sợ ngay, còn nếu đàng nào cũng chết thì tại sao lại sợ.

Thực tế cho thấy là có những vua chúa giầu sang, quyền uy tột bực, với cả đoàn ngự y tài giỏi, mà cũng vẫn chết, thì tôi là cái thá gì mà không chết, và khi đã biết là sớm muộn gì cũng phải chết, thì sợ cũng chết, vậy ngu gì mà sợ, cứ “enjoy to the fullest” những ngày còn lại, và “ready” để đáp chuyến tàu định mệnh đi đoàn tụ với vợ con tôi đã ra đi trước tôi.
Cũng xin nói thêm là trước khi phát giác ra bị lây nhiễm Viêm Gan C, vì vô máu quá nhiều trong một ca đại phẫu thuật trước đó khoảng mười năm, chết lên chết xuống, phải nằm bệnh viện tới cả hai tháng rưỡi.

Vào thời điểm đó y khoa chưa tiến bộ tới mức có thể “scan” để khám phá ra trong máu người hiến có virus gì hay không, nên tôi mới bị lãnh đủ.

Ông bác sĩ cũng cười theo, đồng ý với tôi, nhưng còn vớt vát rằng, đúng vậy, nhưng lần đầu tiên ông nghe một bệnh nhân chết đến nơi, mà vẫn dám lý luận ngang tàng như thế.

Ông hỏi tôi là tuy không bác sỹ nào có thể cứu mạng tôi được nữa, nhưng chính bản thân tôi có thể tự cứu mình được, có muốn ông chỉ cho không.

Tôi đáp là tuy không sợ chết, nhưng nếu có cách gì kéo dài mạng sống để “enjoy” cuộc đời, thì dĩ nhiên là muốn chứ.

Ông tâm tình với tôi rằng, ông cũng đã chỉ cho nhiều người, nhưng chưa thấy ai có đủ ý chí mạnh mẽ và kiên nhẫn mà áp dụng được, vì nói ra thì tưởng dễ, nhưng làm được không dễ, nhưng ông cho là tôi có đủ ý chí qua sự đối đáp với ông, nên ông nghĩ là chắc tôi làm được, và nếu làm được, thì có thể sống khỏe mạnh thêm hai ba chục năm nữa, còn không thì chỉ trong thời gian ngắn, bệnh sẽ phát triển sang ung thư và hậu quả ra sao thì ai cũng biết rồi khỏi cần nói nữa.

Ông còn lưu ý tôi là nếu làm được và thấy có hiệu quả tốt thì nên phổ biến rộng rãi tới mọi người, coi như làm chuyện phúc đức vậy.

Bí quyết của ông là:

1/ Phải empty hoàn toàn cái đầu, không được để cái gì lảng vảng trong đầu. Khi có chuyện cần giải quyết, thì ngồi xuống lấy giấy bút ra mà “brainstorm”, rồi ghi ngay xuống giấy, sau đó phải “clear” liền cái “mind”, chỉ khi nào tới lúc phải giải quyết thì lấy cái “note” đó ra mà áp dụng như cái máy thôi. Nói thì tưởng là dễ, nhưng ai mà không có “bill” nọ “bill” kia, lại còn bị những người chung quanh làm phiền tới mình, nhưng cần quyết tâm mà làm cho bằng được, vì đó là sự lựa chọn giữa lằn ranh sống và chết.

2/ Phải ráng cười thật nhiều, cười từ khi mở mắt buổi sáng tới khi lên giường ngủ buổi tối. Nếu tự mình không cười được, thì phải nghĩ cách chọc sao cho thiên hạ cười để có thể cười theo.

3/ Nếu có hoàn cảnh, có điều kiện thì nên đi du lịch thật nhiều, ngoại cảnh sẽ giúp cho hào hứng, quên đi căn bệnh chết người của mình.
Cà Cuống tui đã cân nhắc giữa tiền bạc và mạng sống, cuối cùng chọn lựa “retire” non vào tuổi 62, để có thể hoàn toàn nghỉ ngơi, và đi du lịch, đi “cruise” khắp nơi khắp chốn, đồng thời kiên trì luyện tập, vậy mà cũng phải mất trên 6 tháng mới có thể giữ cho cái đầu rỗng bông được.

Bây giờ thì không còn tham, sân, si, không còn thù hận, ghen ghét, đố kỵ ai, cho nên khi nhìn ngược vào cái đầu mình, thì chỉ còn thấy trống rỗng mà thôi.

Trong quá trình luyện tập, một hình thức như thiền vậy, đôi khi bị phân tâm, là thấy phía dưới xương sườn bên tay mặt như bị kiến cắn, hiểu ngay là “virus C” thừa cơ ra ăn lá gan, lại phải lập tức “clear” liền mọi sự cho cái đầu trống rỗng ra ngay.

Ai ghét bỏ, hay kiếm chuyện mắng chửi, cũng chỉ đáp lại bằng nụ cười tha thứ, và còn cầu xin ơn trên ban phước lành xuống cho họ nữa, không còn như hồi xưa, ăn miếng trả miếng theo kiểu “oeil pour oeil, dent pour dent” ngay.

Để có thể chọc cười mọi người, Cà Cuống tôi sưu tầm đầy một bụng tiếu lâm, để hoạt náo trên xe cho bà con vui cười trong những chặng đường dài, hầu quên đi mệt mỏi.

Và kể như đã thành công, cả hai căn bệnh chết người là viêm gan C mãn tính, gan đã bị xơ cứng tới 3/4, và tiểu đường nữa, nhưng nhờ bí quyết của ông bác sỹ tài ba chỉ dạy, mà cả hai căn bệnh hiểm nghèo đều vẫn còn “under control”.
“Empty” cái “mind” là chính yếu, còn cười và du lịch là hai cái phụ, nhằm hỗ trợ cho cái đầu mà thôi. 
Kinh nghiệm bản thân là trên mười năm trước, ai biết tôi, kể cả bà vợ, cũng không tin là tôi có thể sống sót được, vì qua hai thời kỳ hóa trị (chemotherapy), mỗi kỳ sáu tháng, cộng chung là đúng một năm, tôi chỉ còn như cái xác chết biết đi.

Trước đó, tôi cân nặng 170 lbs, nhưng sau thời gian điều trị, bệnh đã không thuyên giảm, mà còn sụt xuống chỉ còn 110 lbs, không thể tự ngồi lên được, mà bà nhà tôi phải vực dậy, tóc rụng đầy gối, ăn không được, ngủ không được. Nhất là bộ mặt của tôi mới thực thảm thê, nó bị choắt lại nhăn dúm như trái ô mai khô, nhưng mầu sắc thì xám xịt lại như da người chết. Ai quen biết, và ngay cả bà nhà tôi, cũng tin chắc là tôi không thể nào qua khỏi.

Tôi rất biết ơn Dr. Monsour đã động viên tinh thần tôi, ổng nói là tin tưởng tôi có ý chí mạnh, nhất định sẽ làm được.

Và quả thiệt tôi đã làm được, trước sự ngạc nhiên của mọi người quen biết, trọng lượng đã leo dần từ 110 lên 142 lbs, ăn ngon ngủ khỏe, năm ngoái khi trở lại Sapa, vẫn còn có thể leo lên tận cổng trời với sự trợ giúp của cây gậy kỷ niệm, vật bất ly thân.

Tôi vẫn tiếp tục đi du lịch đều đều trên khắp 5 châu 4 biển. Riêng tại quê hương tôi, thì không còn xó xỉnh nào là không có dấu chân tôi, có nơi đi đi lại lại cả năm sáu lần, mà vẫn cảm thấy thích thú như thường.

Theo Dr Monsour, thì nếu áp dụng được bí quyết của ông, thì ngay cả ung thư cũng có cơ may thoát hiểm.

Tôi kể lại kinh nghiệm sống thực tế của tôi, theo lời dặn dò của ông bác sỹ tài ba và giầu tình người, để nếu ai chẳng may rơi vào hoàn cảnh như tôi, thì có thể vững niềm tin mà tự cứu lấy minh.

Đặc biệt là đừng bận tâm tới chuyện chết chóc, vì đó là quy luật tự nhiên của Trời Đất, có sinh là phải có tử, không ai có thể tránh né được, thì cứ hoan hỉ mà chấp nhận thôi. Do đó, tôi rất tin vào thuyết định mệnh, và luật Nhân Quả.

Mến chúc tất cả mọi người thật nhiều may mắn và luôn vui cười, như bản thân tôi đã từ cõi chết trở về, chỉ nhờ vào bí quyết trong đó có cười, đó cũng là lý do thúc đẩy Cà Cuống tôi khai sinh ra Câu Lạc Bộ Cười, hầu mang lại cho bà con bằng hữu những tiếng cười thật sảng khoái, cho cuộc đời lên hương, và trẻ mãi không già…

Chuyên gia Phạm Chi Lan: “Formosa đã đóng góp được gì?”

 Chuyên gia Phạm Chi Lan: “Formosa đã đóng góp được gì?”

Đất Việt

13-8-2016

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặt câu hỏi: "Rốt cuộc Formosa đã đóng góp được gì cho Việt Nam mà được hưởng ưu đãi và hoàn thuế số tiền lớn đến mức như vậy?"

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặt câu hỏi: “Rốt cuộc Formosa đã đóng góp được gì cho Việt Nam mà được hưởng ưu đãi và hoàn thuế số tiền lớn đến mức như vậy?”

“Rốt cuộc Formosa đã đóng góp được gì cho Việt Nam mà được hưởng ưu đãi và hoàn thuế số tiền lớn đến mức như vậy”.

Đó là câu hỏi được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặt ra với Đất Việt khi nói về việc Cục thuế Hà Tĩnh giải quyết hoàn thuế VAT cho Formosa Hà Tĩnh số tiền lên tới 13.483,4 tỷ đồng.

PV: Trong  báo cáo vừa trình Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cho biết, từ năm 2014 đến tháng 5/2016, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho Formosa Hà Tĩnh 13.483,4 tỷ đồng (trong đó có 1.459,4 tỷ đồng ghi thu ngân sách, ghi chi hoàn thuế).

Đáng chú ý, trong các giải pháp hỗ trợ về thuế GTGT đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại trong sự kiện trên, riêng Formosa được hoàn thuế GTGT nhập khẩu theo hình thức ghi thu-ghi chi trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan xác nhận thông quan và xác định số thuế GTGT nhập khẩu phải nộp phát sinh.

Bà có bất ngờ trước việc Formosa Hà Tĩnh được hoàn thuế một số tiền lớn như vậy không? Theo bà, đây có phải là minh chứng cho việc các doanh nghiệp FDI đang được hưởng quá nhiều ưu đãi?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tôi thật sự rất ngạc nhiên khi biết thông tin này. Lúc đầu, Formosa được miễn và hoàn thuế hơn 13.000 tỷ đồng. Sau đó Tổng cục Thuế đã trừ đi những cái Formosa bị phạt và còn hơn 10. 000 tỷ đồng hoàn thuế VAT.

Hơn 10.000 tỷ đồng nếu tính vào thời giá cuối năm 2014, đầu năm 2015 thì nó tương đương với 500 triệu USD. Có nghĩa là chúng ta đã cho họ 500 triệu USD từ trước.

Người ta không thể không so sánh, việc vi phạm của Formosa, cả một tội tày đình như thế, cam kết bồi thường 500 triệu USD nhưng đến nay họ mới chỉ bồi thường có 1 nửa số tiền. Thế mà tiền miễn hoàn thuế nhà nước trả cho Formosa lại đúng bằng số tiền doanh nghiệp này phải bồi thường cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường.

Con số đó thật sự  rất phản cảm được đưa ra vào một thời điểm mà cả xã hội vẫn đang sục sôi về Formosa. Chính phủ vẫn còn hứa phải làm tiếp, Bộ TNMT hứa hết tháng 8 này sẽ công bố mức nguy hại tầng đáy biển như  thế nào và biện pháp để khắc phục. Còn đối với người dân bị thiệt hại, cuộc sống của họ còn gặp khó khăn, ảnh hưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Từ trường hợp của Formosa có thể thấy rằng chúng ta đang dành quá nhiều những ưu đãi cho doanh nghiệp FDI. Rốt cuộc Formosa đã đóng góp được gì cho Việt Nam mà được hưởng ưu đãi đến mức như vậy?

Nếu so sánh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam thì thấy vô cùng tội nghiệp cho doanh nghiệp trong nước. Chỉ cần chậm nộp thuế một chút là bị truy thu, bị phạt tới nơi tới chốn. Không ai buông cho doanh nghiệp trong nước, dù chỉ là một lỗi sơ suất nhỏ, lỗi chứng từ thì cũng bị phạt rất nặng.

PV: Từ trường hợp của Formosa , có ý kiến cho rằng Việt Nam rải thảm đỏ để thu hút đầu tư FDI nhưng cuối cùng chúng ta chẳng nhận được gì nhiều mà vô hình chung gây mất công bằng, ép chết doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Bà có đồng tình với một mức độ nào đó với nhận định trên hay không? Theo bà, Formosa có phải là trường hợp cá biệt không hay còn nhiều ông lớn FDI khác cũng được hưởng lợi từ những ưu đãi này?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Thực tế đúng là như vậy.

Việc chúng ta ưu đãi quá mức cho Formosa với quy mô lớn như vậy đã làm bật các nhà đầu tư đàng hoàng, uy tín ra. Dù vốn làm cùng ngành nhưng họ không thể nào có được điều kiện như Formosa nên buộc phải rút lui. Việc này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh ngay giữa những doanh nghiệp nước ngoài với nhau. Và với trường hợp của Formosa, chúng ta đã nhận được một nhà đầu tư tồi. Tất cả thiết bị công nghệ là của Trung Quốc. Đằng sau Formosa , nhà thầu chính của họ là công ty MCC của Trung Quốc.

Đối với doanh nghiệp trong nước thì những ưu đãi với Formosa đã tràn lấn doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp thép của chúng ta thường xuyên kêu ca rằng nhà nước cho quá nhiều doanh nghiệp nước ngoài mới vào, gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.  Với những cơ chế thuế và ưu đãi dành cho nước ngoài như vậy, sẽ càng gây thêm sức ép và sự thua thiệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước.

Thực tế thời gian qua, không chỉ mình Formosa mà nhiều doanh nghiệp FDI khác cũng nhận được những ưu đãi trên. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp FDI nào cũng xấu xí. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động vẫn rất tốt và có uy tín, được đánh giá cao.

Đất Nước Nhìn Từ Hà Tĩnh

Đất Nước Nhìn Từ Hà Tĩnh

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Tuongnangtien

Ngày 1 tháng 8 năm 2016, từ Washington D.C., phóng viên Nam Nguyên (RFA) dè dặt đi tin:

Chủ tịch nước Trần Đại Quang có vẻ như đã bật đèn xanh, việc truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với các giới chức chính quyền Việt Nam ở địa phương, cũng như các bộ ngành ở Trung ương có liên quan tới dự án Formosa Hà Tĩnh…

Trao đổi với chúng tôi, nhà hoạt động dân quyền và báo chí công dân hiện sống và làm việc ở Saigon – TS Phạm Chí Dũng cho rằng: ‘Phát ngôn của ông Trần Đại Quang Chủ tịch nước là một phát ngôn mang tính chất tín hiệu. Theo tôi hiểu ngay trước mắt là tín hiệu thí chốt, con chốt ở đây chính là ông Võ Kim Cự …”

Nam Nguyên và Phạm Chí Dũng là hai nhân vật chuyên nghiệp trong lãnh vực truyền thông nên đều có thái độ dè dặt (cần thiết) trước một nguồn tin, còn cần kiểm chứng. Chớ đám thường dân (và là dân nhậu) như tui thì khỏi cần phải dè chừng, hay nhìn trước ngó sau, gì ráo. Từ trên bàn rượu, tụi tui đã ngửi thấy có mùi khói – cùng mùi dê nướng – và đã bình luận (“thôi xong!”) ngay khi đám báo chí nhà nước vừa mới bắt đầu nhen lửa:

– Báo Tiền Phong (18/07/2016) : “Formosa và Ba Lần Đụng Độ Ông Võ Kim Cự”

– Báo Tuổi Trẻ (22/07/2016) : “Ông Võ Kim Cự Có Trách Nhiệm Gì Trong Vụ Formosa Thuê Đất”

– Báo Vnexpress (24/07/16) “Formosa Chôn Lấp Chất Thải ở Đâu”

– Báo Dân Trí  (25/07/2016) : “Trả Lời Của Ông Võ Kim Cự Là Lấp Liếm”

– Báo VnMedia (26/07/2016) : “Cận Cảnh Biệt Thự Khủng Của Nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Võ Kim Cự”

Kim Cự, phen này, chắc chết – chết chắc – dù chưa bước qua ngưỡng tuổi sái mươi! Ông ấy chết oan và chết yểu chăng? Không có đâu. Thằng chả – lẽ ra – phải “đi” tự lâu rồi, ngay cái hồi mà người dân tố giác tân chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh dùng bằng giả, hơn năm năm trước lận.

Ở thời điểm đó, trên trang Dân Luận, đã có độc giả (ông Quốc Tuấn) bầy tỏ sự vui mừng: Hehe, Chưa khi mô mà chính giới ở Hà Tĩnh rúng động như mấy ngày bữa ni. Các quan bị điểm danh đều lo chạy ngược chạy xuôi. Ông Tuấn, tiếc thay, mừng hụt!

Hai vị quan đầu tỉnh, rõ ràng, đều là người biết chạy (và chạy rất giỏi, bất kể ngược xuôi) nên mọi chuyện hoá êm ru bà rù – dù Hà Tĩnh hoàn toàn không được yên tĩnh gì cho lắm:

– Hà Tĩnh: Người dân bao vây đập phá trụ sở xã, hành hung cán bộ

        – Thương Binh Hà Tĩnh Biểu Tình

– Hà Tĩnh Đầy Ắp Người Trung Quốc

– Chính quyền cưỡng chế, đập nát nhà thờ giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Tất cả những sự kiện vừa ghi đều là chuyện nhỏ, nếu so với việc lạm thu (và tận thu) thuế má ở những vùng quê tỉnh Hà Tĩnh. Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã đi một loạt bài phóng sự công phu, của hai ký giả Hoàng Anh & Thiện Nhân, khiến công luận phải bàng hoàng:

– “Sức Tàn Lực Kiệt

– “Ròng Rã Hơn 10 Năm Gánh Các Khoản Thu Phi Lý

– “Những Giọt Nước Mắt Trong Chiến Dịch Thu Ngân Sách

– “Thu Như Ở Hà Tĩnh Thì Nông Dân Chịu Sao Nổi

– “Có Thứ Quỹ Gọi Là Nuôi Cán Bộ”

– “Đừng Đẩy Nông Dân Vào Đường Cùng

Xin ghi lại một vài đoạn ngắn, trích từ  Báo Nông Nghiệp Việt Nam (số ra ngày 6 tháng 7 năm 2015) về cuộc sống khốn cùng của một gia đình nông dân Hà Tĩnh, và cách thu thuế vô cùng bất nhân của quan chức ở địa phương này:

Giữa mùa hạ ở Thường Nga, một xã nghèo miền thượng Can Lộc, trời xanh ngằn ngặt, nắng như thiêu như đốt. Nắng chết cỏ chết cây, đất đai, ruộng đồng đanh lại, cảm giác như bị cả một lò lửa khổng lồ nung đốt.

 Vạn vật cỏ cây, con người im lìm chịu trận. Duy chỉ có tiếng loa truyền thanh từ trụ sở UBND xã vẫn cứ đều đặn hoạt động hết công suất. Giọng cán bộ truyền thanh giục giã, vang vọng, đanh thép len lỏi khắp trong làng, ngoài xóm, ra đến tận ngoài đồng vẫn còn nghe rõ: UBND xã yêu cầu nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đóng nộp trong ba ngày chiến dịch…

Hạn chỉ trong vòng 3 ngày nhân dân phải đóng nộp đầy đủ, nhà nào thiếu, dù chỉ một cân thôi cũng phải chịu nộp phạt thêm 5%. Thực hiện chiến dịch thu nộp, mỗi hộ dân Thường Nga phải gánh hai phần đóng góp. Phần thu của xóm và phần thu của xã. Ở xóm bao gồm các khoản thu nội đồng, thu bê tông, thu hội quán.

Phần thu tại xã gồm: Thu quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất, thu thầu hợp đồng, thu phí vườn đồi, phí kinh doanh chưa đến mức thu thuế tháng, thu HTX môi trường, quỹ khuyến học, hai loại quỹ, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ QPAN, phạt quân sự, kế hoạch hóa, thuế đất phi nông nghiệp…

Gia đình ông Ngụ bà Hương có 8 sào ruộng, 6 nhân khẩu. Để có đủ cái ăn, mỗi vụ, ngoài phần ruộng được chia ông bà còn phải đấu thêm 3 sào của những gia đình chán ruộng. Quần quật đến nỗi, mùa gặt, nửa đêm bà Hương phải đeo ắc quy gắn bóng đèn để ra đồng. Vậy mà thóc lúa cũng không đủ chi phí đầu tư và nộp sản.

Bà Lê Thị Hương. Ảnh: báo Nông Nghiệp Việt Nam

Suốt cuộc trò chuyện, bà Hương liên tục khóc. Nhất là khi chúng tôi nhìn vào phương án thu của gia đình họ. Phần thu của xóm hết 558 nghìn đồng, phần thu của xã hết 928 nghìn đồng. Chưa phải thuộc diện nhiều so với các hộ khác, nhưng để có tiền đóng nộp họ phải bán hết những hạt thóc cuối cùng.

Nước mắt và tiếng khóc tức tưởi của bà Lê Thị Hương, buồn thay, đã không khiến cho bất cứ quan chức nào động lòng thương xót – kể cả hơn chục vị đồng hương (trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khoá XII) Hà Tĩnh: Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Chí Dũng, Phạm Xuân Dũng, Trần Hồng Hà, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Minh Hưng, Thuận Hữu, Uông Chu Lưu, Lê Thị Nga, Võ Trọng Việt ….

Ủy Viên Trung Ương Đảng ở đâu mà nhiều dữ vậy, hả Trời? Đúng là “quân gian dậy đất tựa đàn ong!” Thảo nào mà ông Võ Kim Cự không bị ai chất vấn hay phiền hà gì ráo; hoạn lộ, vẫn hanh thông thấy rõ:

          – 6/2005-7/2010: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh  Hà Tĩnh, Đại biểu HĐND tỉnh

          – 8/2010 đến nay: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh (thay ông Lê Văn Chất nghỉ hưu theo chế độ), Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

          – 01/2015: Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội

          – 16/10/2015: Bí thư Đảng đoàn Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020.

Chưa hết, Võ Kim Cự còn được đề cử làm thành viên Uỷ Ban Kinh Tế Của Quốc Hội nữa vì “Ông Cự có bằng Cử nhân tài chính kinh tế, bằng Thạc sĩ về quản trị kinh doanh, nên tham gia vào Uỷ Ban Kinh Tế là phù hợp và bình thường” – theo như (nguyên văn) lời giải thích của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư Ký Quốc Hội Việt Nam. Mọi chuyện chỉ trở nên “không bình thường” sau khi nhà nước quyết định biến ông Võ Kim Cự thành dê mang ra nướng, cho át bớt mùi cá chết cùng mùi chất thải của Formosa.

Các điểm chôn lấp chất thải của Formosa ở Hà Tĩnh. Ảnh & chú thíchvnexpress

Tôi thì thành thật tin rằng ông Võ Kim Cự không có gì sai mà chỉ xui thôi. Xui là ông ấy đớp nhầm đồ độc của công ty Formosa nên bỏ mẹ, hay bỏ mạng, chớ có quan chức nào mà không phải “ăn” để sống – đúng không? Giữa bầy  ong hàng chục ngàn con lớn nhỏ đang “dậy đất”  nước này mà đem vài con nhơ nhỡ – cỡ Võ Kim Cự – ra nướng thì đây chỉ là một việc làm có tính cách đãi bôi thôi, chả có tác dụng gì đâu.

Công an lại đánh dân

Công an lại đánh dân

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-08-12

RFA 

620.jpg

Cảnh người dân phản đối công ty đổ chất thải tại xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa sáng ngày 12 tháng 08 năm 2016

RFA photo

Công an đánh dân

04:09/04:50

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Vào sáng ngày 12 tháng 08 năm 2016 hàng trăm người dân thuộc xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã kéo đến trụ sở của công ty cổ phần môi trường xanh để phản đối công ty này đổ chất thải gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người dân, tuy nhiên khi người dân đến công ty thì chính quyền đã huy động một lực lượng cảnh sát cơ động gần 200 người với đẩy đủ vũ khí rồi đánh đập người dân.

Chị Nguyễn một người dân ở xã Ninh An cho biết, người dân chỉ lên phản đối không cho công ty này đổ rác gây ô nhiễm cho người dân và coi công ty giải thích ra sao, nhưng họ lại bị chính quyền huy động cảnh sát cơ động đánh dân.

Chị Nguyễn bức xúc kể:

“Sáng nay nó mới đưa cảnh sát cơ động tỉnh lên gần 200 người ra, dân tức quá coi nhà máy giải thích sao nhưng cuối cùng nó không giải thích dân, nó xô xát dân, cơ động nó đánh dân, 3 người già nó hành hung nằm bệnh viện, 1 đứa em nằm bệnh viện nữa, 1 đứa nhỏ 10 tuổi đang nằm bệnh viện Ninh Hòa, nó đánh trên đầu trên cổ, những người nặng quá nó chở xuống bệnh viện nó để đó, còn có 3 người nghèo quá không có tiền đóng bệnh viện về nhà nằm đó, nói chung rất là thảm thương”

Chị Thủy một người dân ở xã Ninh An, người bị công an đánh trong sáng nay kể lại sự việc mà chị bị đánh, chị cũng cho biết là có một số người bị đánh rất nặng nhưng không có tiền để nạp tiền viện phí nên họ đành chịu đau về nhà.

“Nó đánh trên đầu, vô bụng, vô mặt, tụi em bị lôi trên xe 12 chỗ ngồi nó chở đi, vùng mặt má em nó sưng lên nhiều quá, ảnh hưởng mắt, còn chị kia nó đá trong bụng chị kia nhiều lắm, mà chị quá khổ quá không có tiền nhập viện nên chị kia về, giờ trong người em đau đầu chóng mặt, chủ yếu đau nơi vùng mắt”

400.jpg

Một người dân bị công an đánh.

Lý do mà người dân xã Ninh An sáng nay lên tận công ty cổ phần môi trường xanh phản đối thì chị Nguyễn cho biết là do công ty này chở các chất độc hại về đổ gần khu dân cư, tuy nhiên trước đây người dân họ không phản ứng và cứ thế công ty cứ tiến tới làm dần và gần 3 tháng nay công ty đã xây dựng lên nhà máy, và từ đó nhiều người ở xã Ninh An đã có những hiện tượng như: Gây ngứa, có người ung thư, bữa nay chết người thứ 4 rồi. Đứng trước sự việc đó thì dân mới bức xúc không cho nhà máy hoạt động nữa chị Nguyễn cũng cho biết là nhà máy xử lý rác thải này được xây dựng ngay trên thượng nguồn con sông, đây là nguồn nước dùng cho tưới tiêu và sinh hoạt của người dân và nhà máy chỉ nằm cách khu dân cư chưa đầy 1 km.

“Nó hoạt động được 3 tháng, thì tự nhiên dân chị bắt đầu có hiện tượng gây ngứa, có người ung thư bữa nay chết là người thứ 4 rồi, hiện nay còn 2,3 người bị bệnh ung thư chưa chết nữa. cho nên dân bức xức không cho nó hoạt động nữa, chặn chiếc xe chở chất độc gây hại, dân đòi nhà máy ngừng hoạt động vì dân bệnh đau quá nhiều rồi, nhưng nhà máy vẫn không ngừng hoạt động”

Ý kiến của cơ quan chính quyền

Để tìm hiểu sự việc thì Hoàng Dung thông tin viên của đài Á Châu Tự Do có liên lạc với các cơ công quyền ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa thì người phát ngôn của phòng công an thị xã cho biết:

“Cái đó của ủy ban anh gọi số văn phòng anh hỏi nhé”

Sau đó chúng tôi tiếp tục liên lạc với văn phòng ủy ban nhân dân thị xã Ninh Hòa và người phát ngôn cho biết đó là tin hàng lang chứ sự việc không phải vậy, cô này cũng cho biết là cảnh sát cơ động được huy động để đưa chiếc xe nằm ở đó đi thôi:

“Cái đó là tin hành lang, chứ đâu có gì đâu, tại vì do cái xe nằm ở đó nên đưa đi chứ có đụng động gì đâu”

Những người tham gia trong buổi biểu tình rồi đụng độ với cảnh sát cơ động cho biết nguyên nhân là nhà máy xử lý rác thải rắn này từ khi đi vào hoạt động thì có rất nhiều người dân ở đây bị bệnh tật, họ chỉ muốn công ty ngừng hoạt động cũng như tiếp nhận ý kiến của dân, tuy nhiên họ lại không nghe, người dân cho biết họ rất bức xức trước cách ứng xử của chính quyền là huy động lực lượng cảnh sát cơ động để đánh dân, người dân cũng cho biết họ sẽ tiếp tục đấu tranh để yêu cầu nhà máy này ngừng hoạt động để trả lại cuộc sống yên bình cho người dân như trước đây.

Nhiều người bị tấn công khi đến điều tra nhà máy xả thải nguy hại tại thôn Ninh Ích

Nhiều người bị tấn công khi đến điều tra nhà máy xả thải nguy hại tại thôn Ninh Ích

CTV Danlambao – Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng một số người hoạt động tại Nha Trang vừa bị tấn công khi đang trên đường đến thôn Ninh Ích (xã Ninh An, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) để tìm hiểu thông tin về cuộc biểu tình bảo vệ môi trường của người dân nơi đây.

Vụ việc xảy ra vào trưa ngày 13/8/2016 – đúng một ngày sau khi xảy ra cuộc đàn áp dã man của hàng trăm công an Khánh Hoà đối với người dân địa phương.

3 người đi chung với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gồm: Biện Đình Luật, Tôn Nữ Khiêm Cung và Nguyễn Bá Vinh cũng đều bị hành hung, đập phá điện thoại.
Trước đó, trên đường đi, blogger này đã bị nhiều an ninh thường phục bao vây và theo dõi. Trong số này, cô nhận ra một viên an ninh tên Nguyên, cán bộ PA88 công an tỉnh Khánh Hoà.
Trong bản tin khẩn cấp gửi đi trên facebook, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết:
“Một nhóm côn đồ đi trên xe Exciter đã bịt kín bảng số, tấn công 4 chị em chúng tôi: Biện Đình Luật Tôn Nữ Khiêm Cung Nguyễn Bá Vinh 
 
Chúng cố tình đạp tôi và Luật xuống đường, giật ba lô, giỏ xách ném xuống nước, đập nát và cướp luôn điện thoại của Cung.
 
Vừa đạp vào người tôi vừa đập nát điện thoại tôi chúng vừa gầm gừ:
 
– Ai cho phép mày chụp hình quay phim công ty tao?
 
Cung và Vinh đi sau cũng bị tấn công vì chúng thấy Cung cầm điện thoại nên đã giựt đứt túi xách và cướp luôn điện thoại của Cung”.
Hiện trường vụ tấn công

Được biết, mục đích chuyến đi lần này là để tìm hiểu vụ việc người dân thôn Ninh Ích biểu tình phản đối Công ty Môi trường Khánh Hoà xả chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Theo phản ánh của người dân địa phương: Mỗi lần nhà máy đốt rác là khói, bụi trắng bám đầy mái tôn, nền nhà người dân. Không chỉ vậy, khi hít phải khói, bụi từ nhà máy thải ra người dân thấy khó chịu, nhức đầu, mẩn ngứa. Xe chở rác qua khu dân cư thì bốc mùi hôi thôi không chịu nổi.
Do quá phẫn nộ, người dân nơi đây đã liên tục biểu tình chặn xe nhằm yêu cầu nhà máy đóng cửa và dời đi nơi khác.
Để bảo kê cho công ty này, hôm 12/8/2016, nhà cầm quyền đã huy động hàng trăm công an đã kéo đến đàn áp, đánh đập dã man người dân nơi đây.
Video phổ biến trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an ra tay hết sức tàn bạo. Nhiều phụ nữ cũng bị đánh đập gây thương tích và phải nhập viện. Thậm chí, cả trẻ em cũng bị xịt hơi cay…

Để có thể sai khiến cả lực lượng CA hùng hậu đối đầu với nhân dân, chắc chắn sau lưng nhà máy này phải có một thế lực ghê gớm nào đó chống lưng.

Trên facebook cá nhân, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận định:

“Sự cố chúng tôi gặp phải khi trên đường về rõ ràng không phải là tình cờ. 

Và đương nhiên, chuyện này chỉ làm chị em chúng tôi thêm vững tin vào việc mình làm và cảm thấy khinh bỉ bọn hèn hạ.”

Cả hệ thống tư pháp Việt Nam xin lỗi một tử tù sau 46 năm

 Cả hệ thống tư pháp Việt Nam xin lỗi một tử tù sau 46 năm

Nguoi-viet.com

Dù sao ông Trần Văn Thêm cũng còn may mắn là rửa được tiếng nhơ trước khi nhắm mắt lìa đời! (Hình: VNExpress)

Dù sao ông Trần Văn Thêm cũng còn may mắn là rửa được tiếng nhơ trước khi nhắm mắt lìa đời! (Hình: VNExpress)

HÀ NỘI (NV) – Bộ Công An, Viện Kiểm Sát Tối Cao và Tòa Án Tối Cao của Việt Nam vừa tổ chức xin lỗi ông Trần Văn Thêm, một tử tù 80 tuổi, nay đang ngụ tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Tính ưu việt của “pháp chế xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam đã tạo ra trường hợp có thể xem là duy nhất trên thế giới: Nạn nhân của một vụ cướp nhưng bị kết án tử. Mang án tử hình song được tại ngoại suốt  43 năm!

Tháng 7 năm 1970, khi đi buôn thuốc  lào ông Thêm và một người em họ tên là Nguyễn Khắc  Văn bị cướp. Ông Thêm bị đánh tét đầu nhưng không chết  còn người em họ thì thiệt mạng.

Sau đó ông Thêm bị cáo buộc giết ông Văn để cướp tài sản và bị bắt. Ông Thêm kêu oan nhưng hệ thống tư pháp của nhà nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” lúc đó nhận định ông chính là hung thủ, vết thương trên đầu khiến ông Thêm từng rơi vào tình trạng “thập tử, nhất sinh” là do ông… tự tạo.

Ông Thêm bị biệt giam cho đến năm 1973 thì bị mang ra xử. Cả tòa án cấp  sơ thẩm lẫn tòa án cấp  phúc thẩm đều tuyên tử hình. Sau ba năm bị biệt giam để điều tra, ông Thêm có thêm ba năm ngồi  đếm thời gian, chờ lúc bị mang ra pháp trường xử bắn.

Năm 1975, hệ thống tư pháp Việt Nam bắt được thủ phạm thật sự. Năm 1976, ông Thêm được thả. Trại giam mở cửa tống ông ra ngoài kèm với một tờ giấy cho biết  ông Thêm được tha do… mất  sức lao động!

Hàng xóm và thân nhân ông Văn – cũng là bà con của ông Thêm, không thèm nhìn mặt ông. Họ nghĩ ông tiêu lòn nên được tại ngoại.

Ðó cũng là lý do ông Thêm quyết định kêu oan. Tiến trình kêu oan của ông Thêm kéo dài hơn bốn  thập niên vì ông Thêm bị tống giam không có lệnh bắt, bị phạt tử hình nhưng không có bản án nào trong tay. Tờ giấy ghi nhận chuyện ông được tha do mất sức lao động thì bị chính quyền địa phương thu rồi làm mất, trong khi hệ thống tư pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì đòi ông Thêm phải tự chứng minh là ông đã từng bị bắt, từng bị… kết án tử hình!

Ông Thêm cứ đi tới, đi lui cho tới khi kiệt sức. Cháu của ông thấy tội nghiệp nên đi thay. Cách nay hai năm, chuyện đến tai một số luật sư. Vừa thấy  bất bình, vừa thấy  tội nghiệp ông Thêm nên họ nhập cuộc và chỉ trong một thời gian ngắn đã moi ra cả bản án sơ thẩm lẫn phúc thẩm.

Tới lúc này thì hệ thống tư pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không thể làm ngơ được nữa. Những scandal về một số oan án bùng lên vào thời điểm đó đã buộc chính quyền phải truy cứu trách nhiệm hình sự một số điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán nhằm an dân. Vậy là Tòa Án Tối Cao đứng ra đảm nhận vai trò “đèn giời” để “soi xét” cho ông Thêm…

Báo chí Việt Nam tường thuật rằng  họ không đủ ngôn từ để diễn tả những đắng  cay mà ông Thêm và gia đình phải gánh chịu trong hơn bốn thập niên vừa qua. Chỉ có thể tóm tắt là khi ông Thêm vào tù, vợ ông phải làm việc quần quật để nuôi sáu đứa con. Sau khi ông được tha vì “mất sức lao động” thì bà qua đời vì kiệt sức.

Theo dân chúng ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Giang thì gia đình ông Thêm thuộc loại nổi tiếng vì… nghèo. Nhiều người khẳng định với tờ Tuổi Trẻ rằng, gia đình ông chưa… chết đói là may lắm rồi! Ðáng nói là đa số vẫn tin ông Thêm nghèo đói, túng cực là do bị… báo oán vì… giết người!

Mắt ông Trần Văn Thêm giờ đã mờ. Chân ông đã run, đi đứng phải có người dìu. Ông khẳng định ông không nghĩ tới chuyện đòi bồi thường mà chỉ muốn rửa tiếng nhơ đã phải mang hơn nửa cuộc đời. (G.Ð)

Diễn viên Minh Béo có thể bị tù 18 tháng

Diễn viên Minh Béo có thể bị tù 18 tháng

 

 

NGUOI VIET

Diễn viên Minh Béo tại nhà tù ở Santa Ana hôm 15/4

Diễn viên hài kịch Minh Béo nhận tội có quan hệ tình dục với nam thiếu niên 16 tuổi và có thể bị phạt tù 18 tháng tại Hoa Kỳ.

Ông Hồng Quang Minh, có nghệ danh là Minh Béo, 38 tuổi, bị buộc hai tội danh quan hệ tình dục bằng miệng với trẻ vị thành niên và có ý định thực hiện hành vi dâm ô với trẻ dưới 14 tuổi, Văn phòng Biện lý Quận Cam nói.

Ông Minh có thể sẽ bị phạt tù đến 18 tháng và bị ghi tên là tội phạm tình dục suốt đời khi ông ra tòa vào tháng 12/2016, các công tố viên nói.

Ông Hồng Quang Minh nổi tiếng tại Việt Nam là một diễn viên hài kịch, đạo diễn sân khấu. Ông đi từ Việt Nam đến Quận Cam và Atlanta. Vào ngày 20/3, ông gặp một nhóm vũ công trong chương trình tài năng tại Huntington Beach và nói với nhóm ông tổ chức một buổi thử giọng cho một chương trình khác.

Hãng tin AP dẫn lời công tố viên nói, ba ngày sau đó, ông xâm hại tình dục một nam thiếu niên 16 tuổi tham gia buổi diễn thử. Thiếu niên này đã báo cảnh sát. Ngày sau đó, một sĩ quan cảnh sát Garden Grove đóng giả làm một thiếu niên liên hệ với ông Minh, và ông đồng ý gặp với ý định toan thực hiện hành vi dâm ô.

Diễn viên hài kịch này bị bắt vào ngày 24/3.

Sau khi bị bắt, ông Minh bị suy sụp, bỏ bữa ăn và sụt cân gần 70 pounds (hơn 31kg), nhưng ông đã viết bốn tiểu phẩm khi đang ở trong tù, cậu của diễn viên, ông Nguyễn Thiện Thành nói với tờ Los Angeles Times tháng trước.

Vụ án “giống một vở trong nhà ngoài phố,” Cậu của diễn viên nói. “Đó là thứ bạn thường xem thấy trên TV.”

Ông Hồng Quang Minh, nổi tiếng với nghệ danh Minh Béo, xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Ông từng có ý định mở trường dạy người mẫu và tiếp tục một chương trình truyền hình hài kịch tên Lục Lạc Vàng.

DÙNG THỜI GIỜ SAO CHO PHẢI ĐẠO LÀM NGƯỜI CON CHÚA

DÙNG THỜI GIỜ SAO CHO PHẢI ĐẠO LÀM NGƯỜI CON CHÚA

 Tuyết Mai

Hằng ngày chúng ta chứng kiến tận mắt hay trên những clips của internet đã thấy biết bao nhiêu tai nạn thảm khốc do rất nhiều lý do đưa đến từ đụng xe chết, bị giựt bóp chết, đánh lộn nhau mà chết, giựt tiền từ các trạm ATM chết, trẻ em bị bắt cóc để lấy nội tạng chết, thai nhi bị nạo ra chết và những cái chết người có con số đông người tử nạn là do nhóm ISIS cực đoan gây ra cùng chưa kể những cái chết người không thể tránh khỏi là do Thiên Tai đưa đến.

Hay cái chết gần nhất là những người rất thân thương từ trong gia đình hoặc từ bạn bè của chúng ta đang sống gần gũi với nhau hằng ngày đây.   Ấy thế mà cuộc đời trần thế nó hình như có ma lực sao đó cho nên ai chết thì đã chết rồi và kể như chấm hết sau cái ngày ma chay và chôn cất họ xong.   Có lưu luyến hay không thì ngoài mặt chẳng ai biết cả.   Và chắc hẳn những người vay nợ họ với số tiền lớn lại không chừng cảm thấy là ngày vui rất lớn nên mở tiệc nhỏ ăn mừng vì chủ nợ đã chết.

Hay con người của chúng ta đã được tập luyện cách sống quá hay, quá giỏi, quá vô cảm đến độ chúng ta sống ngày qua ngày cách rất là máy móc gần giống như những Robots được cấu tạo để dần thay thế con người của thời buổi ngày nay.   Như chúng ta cảm thấy các bác sĩ, các y tá, thầy cô giáo cùng những người trong nghề mà mục đích chính của họ là ra để phục vụ con người nhưng sao chúng ta không cảm nhận được điều đó nơi họ một chút nào cả mà nếu không có tiền thì họ dửng dưng không chút quan tâm?.

Đừng nói chi đến chuyện giữ đạo thưa có phải? Vì đạo làm người mà họ còn không có được thì nói chi đến Thiên Chúa, Đức Maria, các Thiên Thần và các Thánh ở trên Trời xa lắc xa lơ mà phi thuyền con thoi vĩ đại và hiện đại nhất của Mỹ đang sở hữu có phóng đến mấy tỷ năm cũng chưa tới được hành tinh xa nhất của vũ trụ vô tận cùng mà do bàn tay Thiên Chúa đã tác thành.

Thế gian đã dạy hết thảy chúng ta ở tuổi rất sớm là sống phải có tiền, phải có địa vị trong xã hội, phải là người thành công là ông này bà nọ mà thành công là phải chứng minh qua quyền lực của người đó vì người càng có quyền lực thì càng phải có thật nhiều tiền như hầu hết các tỷ phú bên Mỹ ai cũng biết đến danh tiếng của họ dù tiếng ấy là tiếng thơm như ông Bill Gates, ông Warren Buffet, v.v… hay tiếng xấu của nhà triệu phú Donald Trump đang chạy chức tổng thống hiện nay.   Vì lời nói của họ có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới lận.   Ai có chơi thị trường chứng khoán (STOCK) thì đều biết.

Nhưng có phải sự giầu xụ ấy của họ có thể giúp họ sống đời được đâu? Ấy thế mà ít có ai dành thời giờ để chuẩn bị cho mình một cuộc sống hạnh phúc ở đời sau trên Nước Trời cả.   Ấy thế mà họ sống như thể họ sẽ luôn tránh được hay thoát khỏi được những tai nạn có thể xẩy đến cho họ như rớt máy bay, nhà nằm trên khoảng đất lún.   Hay bất thình lình họ bị mang chứng bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, bị lây dịch bệnh chết người như Abola vừa mới năm rồi đây, v.v…

Chúng ta thấy nhan nhãn những người giầu có họ ao ước một ngày có được trên 24 tiếng vì họ nói thời giờ nó đẻ ra tiền cho họ.   Họ biết dùng tiền đầu tư từ một nhà mà nó đẻ ra thành nhiều nhà rồi thì đất đai cũng thế.   Thời giờ của họ thật không để mất dù là một phút/giây và đầu óc của họ không ngừng tính toán.

Có cặp vợ chồng kia công nhận họ giỏi lắm, cứ mỗi năm họ làm ăn gian dối tiền của chính phủ nên năm nào họ cũng sắm được một dãy tòa nhà để cho mướn từ 1 triệu cho đến 2 triệu đô la.   Nhưng nhìn thật sâu vào gia đình của họ thì thật là buồn đến thê thảm.   Vợ chồng thì như sống hờ với nhau qua mối liên hệ chỉ trên tiền bạc/giấy tờ.   Con thì mang bệnh trầm kha thật lâu rồi chết vì thiếu sự chăm lo tận tình của người mẹ.   Con trai thì hư hỏng theo băng đảng vì biết cha mẹ quá giầu.

Có phải vì lòng người THAM LAM nên bị chúng quỷ bịt mắt và làm lòa đôi con mắt nên chẳng còn thấy Thiên Chúa ở đâu nữa và nguy hiểm hơn cả ở điều mà chúng ma hoặc để họ chẳng bao giờ có thời giờ nghĩ đến cái CHẾT.   Cho đến một ngày nào đó rất không ngờ thì họ bị đối diện đến cái CHẾT thì hỡi ôi đã quá muộn màng, không còn kịp nữa.

Lạy Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót! Xin thương ban cho hết thảy chúng con biết dùng thời giờ Chúa ban vào những công việc hữu ích cho đời sống tốt lành nhất là từ trong gia đình của từng người chúng con.   Gìn giữ linh hồn sống đời của chúng con.   Giúp chúng con luôn biết làm giầu trong NHÂN ĐỨC là biết giúp đỡ chia sẻ cho những anh chị em nghèo khổ, khốn cùng, khuyết tật, đang sống rất thiếu thốn hằng ngày chung quanh chúng con.  Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

11 tháng 8, 2016