50 năm sau ngày bắt đầu Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc,…

 May be an image of 1 person, standing, tree and outdoors

Học sinh tiểu học, trung học mà dám chửi mắng, đánh đập, nhục mạ cô giáo thì là chuyện nghiêm trọng. Hãy nhớ tới những đứa trẻ đã từng tham gia CMVH ở TQ và hậu quả khủng khiếp mà chúng tạo ra là sẽ hiểu.

Lớn lên bằng sữa sói

50 năm sau ngày bắt đầu Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, bà Yu Xiangzhen chưa hết cảm thấy tội lỗi về những điều bà đã gây ra. Nay bà là một biên tập viên đã về hưu, người mới chỉ là một cô bé 13 tuổi khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu tại Trung Quốc, cho biết mình đã sống cả đời trong sự ám ảnh của cảm giác tội lỗi.

Năm 1966, bà Yu là một trong số nhiều Hồng vệ binh của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Bản thân bà và hàng triệu học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông khác đã lên án giáo viên, bạn bè, gia đình mình. Họ cướp phá nhiều ngôi nhà, phá hoại tài sản của người khác. Những cuốn sách giáo khoa ngày nay giải thích Cách mạng Văn hóa – với hàng trăm nghìn người bị sát hại và hàng triệu người khác bị lạm dụng và tổn thương tâm lý – như một phong trào chính trị được chủ tịch Mao khởi xướng và lãnh đạo “một cách sai lầm”. “Nhưng trên thực tế, đó là một thảm kịch khủng khiếp mà tất cả chúng ta đều chịu trách nhiệm”, bà Yu nhấn mạnh.

Và điều khiến bà Yu ân hận nhất là những gì đã làm với cô giáo Zhang Jilan.

“Tôi là một trong những học sinh tích cực nhất khi lớp học tổ chức một buổi đấu tố bà Zhang”, bà Yu nhớ lại. “Tôi bịa ra những cáo buộc vô căn cứ, nói rằng bà ấy là một giáo viên nhẫn tâm, một phụ nữ lạnh lùng, mà tất cả đều sai”.

Những người khác cáo buộc cô giáo là tín đồ Thiên chúa giáo bởi vì tên của bà có chữ “Ji”, có thể liên quan tới đạo Thiên chúa. Những chỉ trích vô căn cứ của bà Yu và những người khác trong lớp sau đó được viết thành những biểu ngữ chữ lớn – một cách phổ biến để phê bình “những kẻ thù của giai cấp” và truyền bá thông điệp tuyên truyền. Những biểu ngữ này phủ kín cả bức tường bên ngoài phòng học.

Không lâu sau đó, giáo viên của bà Yu bị đưa tới chuồng bò – một nơi giam giữ tạm dành cho những người trí thức cùng “các nhân tố tư sản” – và phải chịu đủ hình thức lạm dụng, nhục mạ.

Mãi đến năm 1990 bà Yu mới gặp lại cô giáo của mình. Trong một cuộc họp lớp và đi chơi Vạn lý Trường thành, bà Yu và các bạn khác trong lớp đã chính thức nói lời xin lỗi cô giáo Zhang – người lúc đó đã ngoài 80 tuổi, về những gì họ gây ra cho bà.

Họ hỏi cô giáo mình về chuyện gì đã xảy ra trong chuồng bò. “Cũng không có gì quá tệ”, người giáo viên nói. “Tôi bị bắt phải bò như một con chó trên mặt đất”.

Khi nghe thấy điều này, bà Yu òa khóc. Khi đó bà chưa đầy 14 tuổi nhưng đã khiến cuộc sống của bà Zhang bi thảm. Hai năm sau khi được xin lỗi, bà Zhang qua đời.

Bà Yu tin rằng thế hệ của mình đã lớn lên bằng “sữa sói”: “Chúng tôi sinh ra với sự thù hận, và được dạy dỗ để đấu tố và thù hận mọi người”, cựu biên tập viên nói. “Một vài người bạn Hồng vệ binh của tôi cho rằng họ chỉ là những đứa trẻ ngây thơ bị dẫn dắt lầm lạc. Nhưng chúng tôi đều sai”.

Bà Yu cảm thấy đau lòng khi nhiều người trong thế hệ của bà chọn cách lãng quên quá khứ, và một số thậm chí còn gọi đó là “những ngày xưa tốt đẹp”, khi họ có thể đi khắp đất nước như những người có đặc quyền, những Hồng vệ binh vô tư lự.

Bà Yu thừa nhận bà phải chịu trách nhiệm về nhiều thảm kịch và các vụ hành hạ, và chỉ có thể bày tỏ hối tiếc với những người đã mất đi người thân trong Cách mạng Văn hóa.

“Nhưng tôi không muốn xin tha thứ. 

Theo VN Express, hình bà Yu của CNN Tôi muốn kể sự thật về Cách mạng Văn hóa với tư cách một người đã trải qua những ngày điên rồ và hỗn loạn, để cảnh báo mọi người về sự hủy diệt khủng khiếp, để mọi người có thể tránh lặp lại nó”, bà Yu chia sẻ.

Fb Nguyễn Thị Bích Hậu

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay