Ông Trương Tấn Sang nhắc nhớ Đảng Cộng Sản về hiểm họa Trung Cộng chăng?

Báo Lề Phải đăng ở vị trí khiêm tốn cảnh ông Trương Tấn Sang đi viếng các liệt sĩ trong cuộc chiến bảo vệ Hà Giang chống Trung Cộng xâm lăng.

Ông cựu chủ tịch nước từng có câu nói nổi tiếng: “Quân Đội là để bảo vệ Tổ Quốc và cần phải được độc lập”

 

Đây là năm thứ hai, ông Sang đến tưởng niệm cầu siêu cho các chiến sĩ hy sinh ở Vị Xuyên.

 

Cùng đi dự lễ còn có cựu phó thủ tướng thất sủng, Vũ Đức Đam

Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đồng Cống, nêu ý kiến với đài VOA rằng sự kiện ngày 17/2/1979 là bài học lịch sử mà các thế hệ người Việt nên ghi nhớ.

“Cuộc chiến năm 1979 ở biên giới rõ ràng là một hành động tráo trở của Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng Tiểu Bình ngang nhiên cho rằng phải dạy cho Việt Nam một bài học. Nguyên nhân sâu xa là Trung Quốc đánh để trả thù việc quân Việt Nam đánh Pol Pot ở Campuchia trong lúc Pol Pot được Trung Quốc ủng hộ rất mạnh”.

“Đó là một cuộc chiến tranh mà dân Việt Nam phải ghi nhớ”, vị giáo sư ngành xây dựng, từng nhận danh hiệu “Nhà Giáo Nhân Dân” và đã từ bỏ Đảng, nhấn mạnh.

Bản tuyên bố nhắc lại biến cố này với việc Bắc Kinh “xua 600,000 quân chiến đấu và phục vụ chiến đấu cùng 400 xe tăng xâm lược Việt Nam…”.

Bà Sương Quỳnh ở Đà Lạt, một thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng, nêu ý kiến cá nhân của bà với VOA:

“Chúng tôi mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam phải công nhận cuộc chiến này, không vì lý do gì, vì lịch sử là lịch sử, để người dân Việt Nam biết về sự thật của cuộc chiến đẫm máu này. Tôi ủng hộ những lời kêu gọi của các trí thức và muốn rằng chính quyền Việt Nam phải lắng nghe những điều đó”.

Các nhóm dân sự và các trí thức này nhận thấy rằng từ trước đến nay nhà nước không tổ chức lễ tưởng niệm 17/2, nhưng họ cùng các nhóm độc lập khác và cộng đồng mạng “lề dân” thường tổ chức thắp hương ở các khu vực khác nhau để ghi nhớ sự kiện này.

Trưa 17-2, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng phu nhân và đoàn công tác đã đến nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang) dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

 
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tưởng nhớ liệt sĩ tại nghĩa trang Vị Xuyên - Ảnh: VŨ TUẤN

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tưởng nhớ liệt sĩ tại nghĩa trang Vị Xuyên – Ảnh: VŨ TUẤN

Cùng tham gia lễ dâng hương có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn cùng các lãnh đạo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang…

Ông Trương Tấn Sang và đoàn đã thỉnh chuông tại đền thờ liệt sĩ, ghi sổ lưu niệm và dâng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ - Ảnh: VŨ TUẤN

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ – Ảnh: VŨ TUẤN

Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, nơi an nghỉ của hơn 1.800 liệt sĩ cùng một mộ tập thể các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc từ năm 1979 – 1989.

Nghĩa trang được khởi công xây dựng từ năm 1990. Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên mới được nâng cấp, mở rộng quy mô hơn 10ha, trở thành một công trình tưởng niệm mang dáng dấp của một công viên giữa chập chùng núi đá vùng biên giới Hà Giang.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác dâng hương tại đền thờ - Ảnh: VŨ TUẤN

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác dâng hương tại đền thờ – Ảnh: VŨ TUẤN

Trong cuộc chiến đấu này, các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ từng tấc đất, quyết tâm giữ vững từng mỏm đồi, vách đá, điểm cao bằng tinh thần quả cảm “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”.

Riêng tại mặt trận Vị Xuyên, hơn 4.000 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, hơn 9.000 người bị thương và hiện vẫn còn hàng nghìn hài cốt của chiến sĩ nằm rải rác trong khe đá, thung sâu chưa tìm thấy và quy tập được.

Báo Tuổi Trẻ nhấn mạnh, họ không quên cuộc chống xâm lăng: “45 năm đã qua, chiến công và tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ đã trở thành bất tử, khắc ghi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi được ghi nhớ trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam.”

Thỉnh chuông tại đền thờ liệt sĩ Vị Xuyên - Ảnh: VŨ TUẤN

Thỉnh chuông tại đền thờ liệt sĩ Vị Xuyên – Ảnh: VŨ TUẤN

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân công lao các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc…

Trong chương trình công tác, cùng ngày nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài hương 468 ở xã biên giới Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên; khánh thành, bàn giao điểm trường Bản Hình ở xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên; thăm hỏi, tặng quà và mời cơm 220 cựu chiến binh huyện Vị Xuyên.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ bàn giao nhà và ...

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Hà Giang - Đài  Phát thanh và Truyền hình Hà Giang

Viết trong sổ tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, Trương Tấn Sang viết: “Ngày 17 tháng 2 năm 2019. Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước. Đảng, Tổ quốc, Nhân dân đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, bảo vệ biên cương Tổ quốc trong giai đoạn tháng 2-1979 ở biên giới phía Bắc và kéo dài cả 10 năm ròng rã; đầy hy sinh nhưng cũng đầy khí phách Việt Nam! Kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí!”.

Họ (Các nhà hoạt động dân chủ yêu nước) cũng cho VOA biết rằng việc tưởng niệm này, dù với quy mô rất nhỏ, vẫn thường thì bị chính quyền ngăn cản, cấm đoán.

“Việt Nam là quốc gia láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam cần một môi trường hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng phát triển. Nhưng lịch sử là lịch sử, lịch sử phải được đánh giá đúng và không lãng quên, vì lịch sử tự vệ của Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược là máu xương của toàn dân tộc qua 4.000 năm lịch sử”, bản tuyên bố chung viết.

Các nhóm xã hội dân sự cho rằng biến cố ngày 17/2/1979 và những gây hấn liên tiếp trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam cho đến hôm nay đã cho toàn thể nhân dân Việt nam cũng như toàn nhân loại hiểu một cách chính xác “quyền lợi quốc gia dân tộc của Trung Quốc và của Đảng Cộng sản Trung Quốc là tối thượng, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai, bất cứ lúc nào, khi cần thiết”.

Tuyên bố nhận định rằng các khẩu hiệu “đồng chí”, “cùng hệ tư tưởng”, “cùng chung vận mệnh” chỉ là “xảo trá lừa dối, chẳng có ý nghĩa gì trong quan hệ giữa hai nước”.

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Báo chí trong nước đưa tin Bắc Kinh đã “huy động cả hải quân và không quân”, với 60 vạn quân và hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và hàng ngàn khẩu pháo mở đầu cuộc tấn công. Ngày 5/3/1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên. Trong cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân.

Các nhóm dân sự và các trí thức này nhận thấy rằng từ trước đến nay nhà nước không tổ chức lễ tưởng niệm 17/2, nhưng họ cùng các nhóm độc lập khác và cộng đồng mạng “lề dân” thường tổ chức thắp hương ở các khu vực khác nhau để ghi nhớ sự kiện này.

Hồi tháng 1/2022, trong một động thái được dư luận chú ý, Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, đến thắp hương tại Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Pò Hèn, thuộc thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, để tưởng niệm các liệt sỹ của đất nước đã ngã xuống trong cuộc chiến này.

Từ trước đến nay chính quyền thường kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đông người liên quan đến yếu tố Trung Quốc và ngăn cấm các hoạt động tưởng niệm do các nhóm dân sự tổ chức.

“Tôi thấy ông Thủ tướng có đi thắp hương, nhưng người dân đi tưởng niệm thì bị ngăn cản”, bà Sương Quỳnh bày tỏ.

Trả lời phỏng vấn đài VOV hôm 16/2 về cuộc chiến này, giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nêu nhận định: “Chúng ta nhìn lại sự kiện này, định vị về tính chất của cuộc chiến này không phải là để khắc sâu hận thù mà là để nhắc nhở trong quan hệ hai nước có một vết hằn như vậy, có một cái hố ngăn cách như vậy”.

“Bây giờ chúng ta bước qua cái hố đó bằng cây cầu hữu nghị. Chúng ta luôn luôn nhớ là dưới cầu là có cái hố ấy như một sự nhắc nhở trong tương lai không bao giờ để nó tái diễn”, vẫn lời giáo sư Giang.

 

 
Được xem 10 lần, bởi 2 Bạn Đọc trong ngày hôm nay