RFA
Tòa án xử kín blogger Nguyễn Lân Thắng, không ai được vào trừ vợ và các luật sư bào chữa, tuy vậy lực lượng an ninh vẫn canh giữ nhiều người bất đồng chính kiến ở Hà Nội.
Sáng 12/4, Tòa án nhân dân Hà Nội đem ông Nguyễn Lân Thắng, blogger của Đài Á Châu Tự Do ra xét xử sơ thẩm, lực lượng an ninh ở nhiều nơi vẫn đến canh giữ ở trước nhà các nhà hoạt động và gia đình tù nhân lương tâm ở Hà Nội như các phiên tòa công khai xử người bất đồng chính kiến.
Trên trang Facebook cá nhân, ông Lê Hoàng, một thành viên của đội bóng No-U (chủ trương chống “đường lưỡi bò” của Trung Quốc) cho biết có hai công an khu vực đã đến chốt ở gần nhà ông từ đêm hôm trước trong mưa rét. Tuy nhiên, sáng ra ông vẫn có thể đi làm bình thường mặc dù luôn có một người lạ mặt bám theo sau lưng.
Bà Đỗ Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, cho biết công an Dương Nội cũng cử một người đến canh gần nhà bà từ sớm. Tuy nhiên, bà đã rời khỏi nhà từ sớm để đến gần trụ sở Toà án thành phố ở quận Hoàng Mai, nơi diễn ra phiên toà kín xử ông Thắng.
Tuy nhiên, bà cùng nhiều người thân và bạn bè của ông Thắng chỉ có thể quan sát khu vực xử án từ xa. Bà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại vào lúc gần trưa:
“Bây giờ là 11 giờ 40 phút rồi nhưng phiên toà xử anh Nguyễn Lân Thắng vẫn chưa kết thúc. Sáng nay có khoảng gần 50 người mặc quần áo công an, cảnh sát cơ động và thường phục đứng quanh khu vực toà và không cho ai vào tham dự phiên toà ngoài vợ anh Thắng và các luật sư.”
Một số người bị công an canh giữ có thể kể đến như: bà Phạm Thị Lân- vợ TNLT Nguyễn Tường Thuỵ, cô Nguyễn Thanh Mai- con gái TNLT Nguyễn Thị Tâm, và đại tá quân đội nhà văn Nguyễn Nguyên Bình… cho dù bà đã rời nhà đi thăm người ốm từ hôm trước.
Bà Hoàng Hà bị an ninh địa phương thăm hỏi từ tối hôm trước, và trong buổi sáng thứ Tư, bà được một nữ an ninh “tháp tùng” khi bà đi siêu thị để mua sắm hàng hoá.
Bà giáo già Trần Thị Thảo (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng) cho biết bản thân cũng bị canh giữ bởi dân phòng cho dù bà đã nhiều lần tuyên bố không đi biểu tình vì tuổi già và bệnh tật mà chỉ muốn chính quyền Hà Nội tiến bộ về nhân quyền và nhiều vấn đề khác nữa.
Một ngày trước phiên toà, luật sư Lê Văn Luân, một trong năm luật sư của ông Thắng viết trên trang Facebook cá nhân (Luân Lê) rằng thân chủ của ông đã đưa ra chính kiến của mình trước cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Theo đó, ông Thắng cho rằng ông là người đi chụp ảnh những người biểu tình trong các cuộc xuống đường chống Trung Quốc ở Hà Nội năm 2011 và đưa lên mạng xã hội những bức ảnh, phản ánh những vấn đề xã hội của người dân, nó là phản ánh lịch sử. Những bức ảnh đó là bằng chứng lịch sử và ông là một phóng viên tự do.
Ông cũng nói mình tham gia một số chương trình xóa đói, giảm nghèo, xây trường học cho vùng cao, tham gia hỗ trợ thiên tai, lũ lụt, tham gia phong trào phản đối chặt cây xanh với vai trò chính là người chụp ảnh.
Ông cũng nhắc đến việc tham gia làm phim về thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra ở ven biển miền Trung năm 2016.
“Tôi đã đi biển với ngư dân để tôi hiểu được mức độ thiệt hại xảy ra là như thế nào. Tôi thực hiện những điều đó trên cơ sở quyền tự do báo chí, để phản ánh những mặt trái của xã hội mà báo chí chính thống không dám nhắc tới. Tôi tham gia với tư cách một người dân bình thường nên có điều kiện để quan sát kỹ hơn, gần gũi với dân hơn để có thể hiểu được những mong mỏi và quan điểm của người dân.”
Về việc tham gia hội luận của BBC
Ông nói:
“Trong quá trình tích lũy nhiều năm, tôi được truyền thông quốc tế quan tâm. Tôi tham gia hội nghị bàn tròn. Người ta phỏng vấn tôi. Tôi trả lời phỏng vấn rất thực tế, dựa trên sự hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân mình. Họ phỏng vấn thì có kịch bản, tôi trả lời cũng theo phiên bản của kịch bản của họ. Trong những buổi phỏng vấn đó, tôi nghĩ những nội dung tôi nêu ra đã đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích.”
Ông khẳng định nội dung bình luận của mình không có mục đích chống Nhà nước Việt Nam mà chỉ muốn nêu ra những tồn đọng trong xã hội, ví dụ như nạn tham nhũng, lợi ích nhóm.
Ông cũng nói mình không có ý xúc phạm cá nhân hay chống Nhà nước mà thực hiện tất cả những công việc từ trước đến nay trên tinh thần công dân với mục đích là phản biện, đưa ra những khiếm khuyết để các cơ quan chức năng điều chỉnh, mục đích cuối cùng là làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
“Trong những phát ngôn của mình, có thể do cách biểu đạt của tôi có sai sót nào đó khi phê phán, chỉ trích. Nhưng những điều đó không thể bị xử lý hình sự. Nó có thể bị xử phạt hành chính.”
Ông nghi ngờ việc mình bị bắt và đem ra xử kín vì các phát ngôn của ông trong một thời gian dài, đã động chạm đến vây cánh của các nhóm lợi ích
Khi được hỏi ý kiến về khả năng đi tị nạn chính trị, ông quả quyết: “Đây là chuyện của riêng Việt Nam, không phải của bất kỳ quốc gia nào khác. Tôi là người Việt Nam, nên tôi sống và đấu tranh trước mọi thứ cũng là cho đất nước mình, cho dân tộc mình, với tư cách công dân Việt Nam, không phải để đi nước nào khác.”
Một nhà báo nổi tiếng của Việt Nam, người đã ghi lại các cuộc biểu tình và vi phạm nhân quyền ở đất nước cộng sản này, đã bị kết án sáu năm tù hôm thứ Tư, luật sư của ông cho biết.
Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động và nhà văn tự do nổi tiếng ở Việt Nam vì phê phán chính quyền, đã bị kết tội truyền bá “tuyên truyền chống nhà nước” trong phiên tòa kín hiếm hoi kéo dài một ngày tại Hà Nội.
Luật sư của ông, Nguyễn Hà Luân, nói với AFP rằng nhà báo – người đóng góp cho blog tiếng Việt của Đài Á châu Tự do – cũng đã bị kết án hai năm quản chế.
Ông Thắng, 47 tuổi, bị bắt tại nhà riêng ở Hà Nội vào tháng Bảy năm ngoái và đã bị từ chối thăm gia đình thường xuyên kể từ đó, theo người thân của ông. Vợ ông, bà Lê Bích Vương, viết trên Facebook rằng bà “sốc” trước bản án này.
“Tôi đã hy vọng vào sự tự do của anh ấy bởi vì những gì chồng tôi đã làm là tích cực, đó là những việc làm tốt”, cô nói.
Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, ông Thắng đưa tin về một loạt các vấn đề, bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, và ủng hộ những người khiếu kiện về đất đai. Ông đã đến các địa điểm cưỡng bức tịch thu đất đai để quay phim việc chính quyền sử dụng vũ lực quá mức và cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Thắng đã viết hơn 130 bài viết trên blog
Nhóm nhân quyền cho biết, trích dẫn lời ông nói rằng ông muốn “giúp phơi bày và giải mã mọi thứ cho những người bình thường, để họ dám đứng lên và đòi hỏi quyền lợi của họ”.
Phản ứng của người thân và tổ chức Ân Xá Quốc Tế
Trong một bức thư ngỏ gửi các thẩm phán trong vụ án, cha mẹ của Thắng đã viết rằng con trai họ là một “người yêu nước”.
“Chúng tôi tin rằng… Lên tiếng chống lại những bất cập và bất công, và đứng về phía những người dễ bị tổn thương, không phải là một ‘tội ác chống lại chính phủ'”, họ viết.
Trước phán quyết, Phó Giám đốc khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế về Chiến dịch Ming Yu Hah đã kêu gọi hủy bỏ các cáo buộc.
“Phiên tòa xét xử Nguyễn Lan Thắng cho thấy chính quyền Việt Nam đang bịt miệng những người sản xuất nội dung được coi là ‘bất lợi’ khi họ tìm cách đảm bảo sự phục tùng nhà nước,” bà nói. “Việc ông không được tiếp cận đầy đủ với luật sư và các chuyến thăm gia đình là một vết nhơ nữa trong một phiên tòa thiếu sót sâu sắc và không công bằng.”