Sơ Cecilia trút hơi thở cuối cùng (43 tuổi) với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Tu Le

Mình đã chứng kiến rất nhiều cái chết, đủ kiểu, vì nhiều nguyên nhân, trong nhiều tình huống khác nhau.

Nhưng đây là hình ảnh vô cùng hiếm hoi:

Sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư phổi, sơ Cecilia (Tu viện Thánh Têrêsa ở Santa Fe – Argentina) trút hơi thở cuối cùng (43 tuổi) với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Sau này, khi biết đến khái niệm “cận tử nghiệp” của Đạo Phật, thì 10 phần hiểu đến 7, 8 phần, cái khoảnh khắc ấy thể hiện toàn bộ “nghiệp” lúc sinh thời (trừ trường hợp chết bất ngờ, đột tử)

Tâm lý của tuyệt đại đa số đều sợ chết, điều ấy là tất nhiên. đặc biệt với những người khi còn sống tham lam, ích kỷ thì càng sợ chết, thậm chí không bao giờ dám “đả động” đến khoảnh khắc ấy (sợ xui!).

Ngược lại, những người có đức tin, hầu như không sợ điều đó.

Tất nhiên, đức tin của mỗi tôn giáo là khác nhau, nhưng đều có chung một điểm: “Chết không phải là hết !”

Ở đây không làm cái việc so sánh giữa các đức tin (điều ấy không phù hợp) chỉ nói trong phạm vi biết và hiểu rất hẹp của mình.

Ngày còn sống, ông Thản kể lần ổng chết lâm sàng (rất giống và khớp với những trường hợp khác mà mình biết) Chỉ trong khoảnh khắc, ổng thấy lại gần như toàn bộ cuộc đời từ lúc còn nhỏ, những kỷ niệm sâu sắc nhất lần lượt xuất hiện rất nhanh như cuộn phim đang “tour” lại, rồi bị hút vào một không gian sáng trắng, không có gì, cho đến lúc ông nghe thấy các y tá, bác sĩ đang gọi ông.

Khoảnh khắc sắp lìa đời trong đạo Phật gọi là “cận tử nghiệp” và được Phật tử rất chú trọng (đặc biệt trong Kim Cang thừa)

Một đời người luôn luôn ở trong ba trạng thái : thiện, ác và không thiện không ác. Khoảnh khắc sắp chấm dứt hiện đời quyết định con đường (luân hồi) kế tiếp, dựa trên ba trạng thái đó, vì vậy mà ta có thể thấy hiện tượng : có người ra đi rất thanh thản, có người đau đớn vật vã và cũng có người ra đi trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh.

(Để biết sâu hơn, bạn hãy tìm nghe các bài giảng của các thượng toa, hòa thượng nói về cận tử nghiệp)

Dĩ nhiên, sống một đời tham tàn, đến lúc đó mới hối hận là quá muộn, thậm chí không cần là một người quá tham lam, độc ác mà chỉ là người luôn khó chịu với người xung quanh, luôn coi thường người khác hoặc chỉ bo bo vì mình, khoảnh khắc cuối cùng luôn tạo ra sự ăn năn, hối hận muộn màng.

Nữ tu Cecilia (Argentina) ra đi với nụ cười vì chẳng những cô sống một đời phạm hạnh mà cả cuộc đời cô mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác, cô không có gì để hối tiếc khi ra đi,

Tất cả những ai (không phải người tu hành) khi sống một đời tương tự sẽ ra đi thanh thản tương tự.

Ý thức đã ngưng, nhưng nghiệp thức vẫn còn để đi tiếp …

Bài này viết cũng đã lâu (2017), nhưng vì vừa cày vừa nhớ lại câu chuyện hôm qua …

Karen hỏi mình về “democracy … here and there …!” Mình bảo “… do nothing …!”

“Do nothing” nghĩa đen là “chẳng làm gì cả” … nhưng nghĩa bóng (không giải thích cho Karen – vì câu chuyện xoay quanh sự khác nhau trong tranh mình vẽ cho mình và cho khách) là: không tạo ra “nhân” dù lớn, dù nhỏ, ít hay nhiều cho bất cứ “quả” độc nào!

Le Van Quy Share từ FB anh Nguyen Thanh Binh

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay