Điều gì đáng quan tâm? – Phùng Văn Phụng

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Trong bài này tôi chỉ xin gởi đến các bạn về một số người tôi rất nể phục và quý mến. Những người này đã đóng góp rất nhiều cho xã hội và làm gương sáng cho chúng ta học hỏi và bắt chước.

1) Ông Nguyễn Hiến Lê (sinh ngày 08-01-1912 mất ngày 22 -12-1984). Ông mất năm 72 tuổi. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội, trình độ tương đương với bốn năm trung học. Nhưng công trình biên khảo rất lớn viết hàng trăm cuốn sách trong đó có bộ sách học làm người, biên khảo về rất nhiều đề tài… vô cùng giá trị. Tổng cộng số sách ông Nguyễn Hiến Lê đã viết như sau:

Văn học-tiểu thuyết (19 quyển)

Triết học (15 quyển)

Lịch sử (10 quyển)

Giáo dục (17 quyển)

Gương Danh Nhân (15 quyển)

Khảo Luận – Tùy Bút – du ký (18 quyển)

Sách học làm người (21 quyển) và 242 bài trên tạp chí Bách Khoa v.v…

Một tấm gương làm việc siêng năng đều đặn, rất kỷ luật theo thời khoá biểu tự đặt ra, và suốt đời làm việc không mệt mõi theo chương trình đã định sẵn.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/

2)Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (sinh 02-11-1924 mất 28-07-1990) lúc 66 tuổi, tốt nghiệp Tiến sĩ Chính Trị Học, Viện Đại Học Paris, Pháp, Luận án: “Đề tài người ưu tú trong tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ thời.”. Giáo sư dạy các trường Đại học tại miền Nam trước năm 1975. Ông viết cuốn sách: “Quốc Triều Hình Luật – Bộ Luật nhà Hậu Lê (1428-1788)” … Ông sáng lập đảng Tân Đại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến ở trong nước trước năm 1975 và Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ở hải ngoại. Ông còn có bút hiệu Đằng Phương với tập thơ “Hồn Việt”.

Ông có viết:

“Lúc chết đi mới biết được mệnh trời

Khi nhắm mắt mới đành thôi hoạt động”

Ông là mẫu gương “Tri-Hành hợp nhất”. Ông có cuộc sống bình dị, đơn sơ, cả đời hy sinh cho đất nước, dân tộc Việt Nam.

3) Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu (02.01.1873- 30.09.1897) Thánh nữ chết năm 24 tuổi, trình độ văn hoá không cao nhưng được Giáo hội công giáo phong làm tiến sĩ Hội thánh.

https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-01-10-thanh-teresa-hai-dong-giesutrinh-nutien-si-hoi-thanh-55725

Têrêsa chỉ là một nữ tu hèn mọn quanh năm suốt tháng đóng khung trong bốn bức tường nhà tu kín cho đến khi lìa trần. Vậy mà 28 năm sau, năm 1925, Ngài đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên bậc Hiển Thánh.

Ngài là bổn mạng của các nhà truyền giáo. Học được ở Thánh nữ là Đức Khiêm Nhường và tuân theo Thánh Ý Chúa.

Trên giường bệnh, người ta nói rằng Têrêsa đã trối: “Con đã đạt đến mức mà không thể nào chịu đau khổ được nữa, bởi vì đau khổ đã trở nên quá ngọt ngào đối với con.”

     4)Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (17-04-1928 mất 16-09-2002) – Ngài mất lúc 74 tuổi. Ngài là Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình toà thánh Vatican. Ngài viết rất nhiều sách như “Chứng Nhân Hy Vọng”, “Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng”, “Cầu Nguyện Hy Vọng”, “Đường Hy Vọng và Dẫn Giải”, “Đường Hy Vọng Dưới Ánh Sáng Lời Chúa và Công Đồng Vaticanô II” v.v…

Hôm thứ Năm 4.5.2017, trong buổi tiếp kiến Đức Hồng y Angelo Amato, Bộ trưởng Bộ Tuyên thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận nhân đức của Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận, được tuyên bố là Đấng đáng kính, thêm một bước tiến quan trọng trong án phong thánh cho ngài.

Ngài dạy yêu thương và xóa bỏ hận thù.

http://www.cgvdt.vn/cong-giao-viet-nam/duc-hong-y-nguyen-van-thuan-duoc-ton-phong-la-dang-dang-kinh_a4968

nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Phanxic%C3%B4_Xavi%C3%AA_Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Thu%E1%BA%ADn

+++ Vậy điều gì đáng chú ý?

-Hồi năm 1973 một giáo sư (không nhớ tên) dạy ở trường chính trị kinh doanh ở Thương Xá Tax có nói: Sau này khoa học, kỹ thuật tiến bộ các nhà lãnh đạo muốn thảo luận với nhau về vấn đề gì không cần gặp mặt nhau nữa. Lúc đó chúng tôi nghe để vậy chứ đâu có tin.!

Ngày nay năm 2023, quả đúng như vậy. Con người họp mặt nhau trên toàn thế giới qua ZOOM. Các cuộc họp mặt chỉ cần mở mạng (internet) là có thể nói chuyện với nhau, có thể nhìn thấy nhau được qua ZOOM. Chuyện khó tin nhưng có thật.

***

-Đến cuối đời của con người, sau khi chịu đựng bao gian lao, thử thách, sau bao năm lăn lộn trường đời, bương chải, tính toán làm ăn, lo lắng về tiền bạc, ham muốn về địa vị, lúc về già, mới có thì giờ suy nghĩ việc làm trong thời gian đã qua, cảm nghiệm được việc làm tốt xấu, đúng sai của cuộc đời mình?

-Con robot hình cua này bé tí xíu, chỉ nửa mm. Nhưng nó có thể chui vô cơ thể người để tìm và diệt các khối u ác tính, thông các mạch máu bị tắc hay cầm máu bên trong. Nó vừa được nhóm nghiên cứu tại đại học Northwestern tại Mỹ phát minh ra và công bố. John A. Rogers, một giáo sư về khoa học vật liệu và kỹ thuật là người đứng đầu nhóm nghiên cứu này.

nguồn: Thành tựu khoa học Hoa Kỳ.

 https://keditim.net/173855

Và rồi hai mươi hay ba mươi năm nữa tiến bộ khoa học, kỹ thuật sẽ ra sao, có những lợi ích gì? Chúng ta chưa đoán được?

Kết: Mục đích cuối cùng của cuộc đời chúng ta là gì? Đó chính là đem hết khả năng ra mà làm việc, để lo cho gia đình và đóng góp cho xã hội.

Vì sao vậy? Vì sự đóng góp cho lợi ích xã hội, cho tha nhân quan trọng hơn nhiều chứ không phải có bằng cấp cao hay có thật nhiều bằng cấp hay thật giàu có, mà chẳng đóng góp được gì cho xã hội cả.?

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Mục đích chính của chúng ta trong đời là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không giúp được họ thì đừng hại họ.”

https://thaihabooks.com/35-cau-noi-noi-tieng-cua-duc-dat-lai-lat-ma-co-the-lam-thay-doi-cuoc-doi-ban/

Phùng Văn Phụng

12/2023

Được xem 4 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay