Học sinh Mỹ gốc Việt nói gì về 30/4? | VOA Tiếng Việt

Apr 30, 2022 #TinTức #VOATIENGVIET #TinTuc

Học sinh Mỹ gốc Việt nói gì về 30/4? | VOA Tiếng Việt

Cứ vào ngày 30/4 hàng năm, học sinh gốc Việt vùng Little Saigon, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, lại có dịp học hỏi và tìm hiểu thêm về những trang lịch sử Việt Nam mà ông bà cha mẹ của họ đã trải qua.

Tại viện bảo tàng Việt Nam Cộng Hoà, những nhân chứng lịch sử, các chính trị gia gốc Việt trong vùng, các giáo sư, thầy cô, và học sinh gốc Việt cùng nhau tháo gỡ những thắc mắc, vén màn sự thật, và chia sẻ những hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam gắn liền với cuộc đời của người Mỹ gốc Việt ở đây. Bản thân con, ông bà của con chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam. Họ là người miền Nam, khi họ thua trong cuộc chiến, ông của con phải đi tù. Con không biết gì về điều này cho đến khi ba mẹ của con kể cho con nghe. Và bây giờ tìm hiểu về Tháng tư đen, con cảm thấy xúc động khi ba mẹ kể về ông bà và những gì đã xảy ra, họ đã thật sự hy sinh rất nhiều để con được có mặt ở đây. Và ở đây, con thật sự được truyền cảm hứng để trở thành con người tốt hơn của chính mình, và cảm kích những gì con đang có.

Một trong những điều quan trọng con học được là trại cải tạo, và cách họ đối xử với người Việt như thế vào vì ông của con là một người lính Việt Nam Cộng Hoà, con từng mù mờ về những gì đã xảy ra, chỉ nghĩ đólà một cuộc chiến bình thường thôi, con không biết là họ đã bị tra tấn, con không biết họ đã bị đói khổ. Có lần, ông của con kể là ông phải ăn một con chuột để cầm cự, con hết hồn… bây giờ hiểu được cách họ đối xử, con cảm thấy rất buồn, khi về nhà con phải ôm ông thật chặt mới được. Và chuyện gọi là trại cải tạo, thật điên rồ, dù được gọi như vậy nhưng nó thật sự không phải thế, điều đó cho thấy sự tuyên truyền và thông tin có thể bị bóp méo, xuyên tạc thế nào.

Thật là điên rồ khi họ đã nói láo rằng chỉ cần đi 7 ngày mà thiệt ra thành 3 năm, 7 năm, 17 năm. Người Việt mà không biết lịch sử của người Việt thì không phải là người Việt. Những bạn trẻ lớn lên ở Việt Nam và qua Mỹ gần đây nhất cũng chia sẻ kinh nghiệm học đường về lịch sử Việt Nam. Bản thân con là con học từ lớp 1 đến lớp 8 ở Việt Nam, thì hầu hết những chương trình lịch sử của Việt Nam mà người ta đưa vào trường để người ta giáo dục thì không hề có nhắc đến Việt Nam Cộng Hoà mà chỉ dạy về Đảng cộng sản Việt Nam và những cái chiến tranh ở Việt Nam, thì ngày 30 tháng 4 là người ta không có gọi “The Fall of Saigon,” người ta không có gọi là ngày bị mất nước, nhưng mà ở Việt Nam, người ta lại gọi là ngày giải phóng miền Nam, và cái ngày đó thì ở Việt Nam thì đối với con thì đó là cái tên không có đúng. Khi mà con đã đến nước Mỹ con đã học về cái lịch sử của Việt Nam Cộng Hoà thì con nhận ra đó là, cái tên đó chỉ là đảng cộng sản Việt Nam người ta đặt ra cái tên đó nhưng mà thật sự là cái ngày 30 tháng 4 ý nghĩa chính của nó là “The Fall of Saigon,” là cái ngày mà miền Nam việt Nam mất vào tay miền Bắc của Việt Nam.

Dù chiến tranh Việt Nam đã kết thúc gần 50 năm, nhưng tàn dư của nó vẫn âm ỉ đâu đó trong cuộc sống hàng ngày của các thế hệ người Việt. Con biết con chưa bao giờ ở trong cái thời gian đó, nhưng mà con nghe nhiều câu chuyện con thấy cũng buồn, và con…con biết nó không phải là những chuyện vui mà con cũng vui là người ta đã tới đây tìm cuộc sống mới mà dạng như là không phải ở trong một cái tình trạng mà phải mất gia đình bây giờ hoặc phải là mất cuộc sống của mình qua tới tay của những người như là Hồ Chí Minh.

Cái tâm trạng bức xúc buồn vui lẫn lộn này rất khó nói thành lời, và tâm trạng khắc khoải này vẫn còn đó cho các thế hệ mai sau, mặc dù cuộc chiến đã đi vào lịch sử.

Con nhớ là hồi xưa ông bà ba mẹ của con đã kể cho con những cái câu chuyện này nhưng là vì bây giờ ông bà không có còn nữa nhưng mà con cũng muốn tiếp tục nghe những câu chuyện của những người khác, và dạng như là biết thêm những câu chuyện của sự kiện này Ký ức chiến tranh không chỉ là những kỷ niệm đau buồn mà còn là những bài học lịch sử.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay