HAI NỀN GIÁO DỤC CHO RA HAI LOẠI NGƯỜI:
Nếu con người được giáo dục trong tình yêu thương, lớn lên trong sự lễ, nghĩa và trưởng thành trong liêm, chính thì sẽ không thể làm điều ác, lại càng không thể trở thành kẻ ác được.
Nhưng trái lại, kẻ hoạt đầu, không biết đến điều nhân, lễ, nghĩa, không biết đến tín, trung, bỏ cả đường liêm, chính quy thuận sự vô luân, tôn thờ chủ nghĩa tam vô như:
” Yêu biết mấy nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin…/
Thương cha thương mẹ thương chồng / Thương mình thương một thương ông thương mười! ” ;
” Bên kia biên giới là nhà / Bên nay biên giới cũng là quê hương / Bên ni biên giới là mình / Bên kia biên giới cũng tình quê hương” v.v…
(Tố Hữu).
Như vậy phải chăng xác nhận nước tàu được kéo dài mãi đến tận Mũi Cà Mau? Chưa biết sao, nhưng trước mắt từ cái nền giáo dục, văn hóa của ông Tố Hữu đã lồ lộ cái họa cho đời, cho đất nước, dân tộc này lắm rồi…
Từ những con đường bị một nền giáo dục nhồi nhét đó thì ai cũng hiểu và biết rằng hậu quả đường chúng ta hôm nay sẽ đi về đâu nếu tiếp tục? (Đại cục đang lừng lững trước mắt mà ám ảnh thời kỳ Khơme đỏ năm nào)
Một con người, một dân tộc không thể trưởng thành, đứng vững nếu như không biết tự võ trang cho mình thông qua nền giáo dục những cái Dũng của thánh nhân nhờ tín ngưỡng ban cho, cái Khí Tiết của hào kiệt của ông cha ban tặng từ nguồn gien bất khuất, cái Tâm của Nhân Bản do nền giáo dục tự do, khai phóng đem đến để làm nền tảng làm Người, làm nền tảng cho một xã hội. Nền giáo dục tốt thì nhận thức sẽ mạnh mẽ, không chấp nhận nghịch cảnh bao giờ: Có thể nghèo khó, mồ côi là một định kiến, một lối mòn mà xã hội muốn thử thách ta, xem thường ta thậm chí miệt thị ta. Nhưng, như cái lò xo càng dồn nén khó khăn thì tích tụ một sức bật khủng khiếp.. Nhớ rằng:” Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhoà rồi chết “.
Nếu không được trang bị hay tự nhận thức được như vậy thì cái Trí của con người được học mót đâu đó thay vì giúp ích cho tha nhân, lại thành kẻ vị kỷ mà gây họa cho xã hội. Bởi khi bỏ một trong Liêm, Minh, Chính là nền tảng luân lý của xã hội thì chắc chắn phải bước vào đường bạo ác, bỏ chính quy tà đem họa cho dân, cho nước.
Mấy ai dám nghĩ về một “Làng chài nhỏ bé ” không có đất, không có ruộng, không có nước” nhưng biết tạo cho mình những phẩm chất giá trị để quyến rủ các siêu cường đến với mình và không thể bỏ rơi mình, để phục vụ cho mình, để hợp tác, buôn bán làm ăn, tạo nên giàu có cho mình để trở thành một đất nước Singapore phồn thịnh, hùng cường hôm nay.
Và một đất nước khác, Israel nhỏ bé, ít dân nhưng với ý chí vượt khó và hoài bão lập nghiệp, lập thân, lập quốc, biết ý thức muốn tồn tại thì phải có sức khỏe để xây dựng nên được nền y tế cao, biến sa mạc cằn cỗi, hoang tàn, khí hậu khắc nghiệt thành một vùng đất có nền nông nghiệp trù phú năng suất cao, chất lượng cao. Họ còn ý thức muốn vươn lên thì phải có những con người mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi nghịch cảnh hay đe dọa nên họ cũng có một nền giáo dục đặc biệt để ai ai cũng có thể làm được nhiều việc mà việc nào cũng làm tốt, dám xả thân cho Tổ quốc, cho dân tộc mình…
From: Công Trung Nguyen