VIỆT NGỮ
Anh chàng Tây con học được ít tiếng Việt đã huyênh hoang tự đắc nói với ông Hai là hắn thông thạo ngôn ngữ Việt.
Ông Hai hỏi hắn em có biết tiếng Việt có bao nhiêu từ là ăn không? Hắn suy nghĩ mãi chịu bí. Ông Hai nói: Tiếng Việt có rất nhiều từ là ăn: Dồi đi! Nốc đi! Tọng đi! Chớt đi! Liếm đi! Xơi cơm, đả, hốc, dùng cơm… Hắn lấy cuốn sổ tay ra ghi chép rất cẩn thận.
Ông hỏi tiếp tiếng Anh có bao nhiêu từ mầu đen?
Chỉ có một từ đen thôi anh ạ. Vậy tiếng Việt có bao nhiêu từ mầu đen?
Tiếng Việt có rất nhiều từ chỉ màu đen. Gà đen gọi là gà ác. Chó đen gọi là chó mực, mực đen gọi là mực tầu, mèo đen gọi là mèo mun, ngựa đen gọi là ngựa ô, mắt đen gọi là mắt huyền, quần đen của phụ nữ gọi là quần thâm… Nhiều không kể hết em ạ.
Từ chết ở Việt Nam có vô số từ: Nghẻo, tịch, đi rồi, về rồi, mất rồi, từ trần, tạ thế, mệnh chung, mãn phần, viên tịch… (dùng cho các nhà sư).
Ông nghĩ thầm: Đến “ông tổ” ngôn ngữ tiếng Việt là Đào Duy Anh còn chưa dịch hết mọi ngôn ngữ của truyện Kiều nữa là thằng “Mắt xanh mũi lõ”. Lúc nào cũng “dương dương tự đắc” giỏi tiếng Việt. Hôm nay “Bố” cho mày nhừ đòn.
Bây giờ em giải thích cho anh câu: “Già dái non hột”
Hắn cắm tăm dễ đến dăm phút. Miệng lẩm bẩm: Dái sinh ra cùng với người, người bao nhiêu tuổi thì dái bấy nhiêu tuổi, sao lại dái già mà hột non được? Lắc đầu chịu thua.
Ông hai bảo: Ở Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới, nhất là phía Nam, nắng nóng quanh năm, các trái cây bị rám nắng, nhìn tưởng quả nó già nhưng thực ra hạt nó còn non. Câu ấy nghĩa là “Già trái non hạt” Em ạ. Tùy theo trường hợp có đôi khi còn được hiểu là thằng chết nhát!
Ông Hai cười và lẩm bẩm Mẹ bố mấy thằng Tây! Học được vài từ cứ tưởng là mình thông suốt hết ngôn ngữ Việt, Cụ mày bạc đầu còn chưa hiểu hết chữ và nghĩa. Quê tao “chiếu không có hoa thì gọi là chiếu đậu. Cháo mà không có đậu gọi là cháo hoa” thì đến Cụ tổ nhà mày cũng “bó tay” con ạ.
St