Vì sao Tô Lâm lên thay Tổng Bí Thư Trọng?

Theo Các Báo Lề Trái.và BBC

Theo thông báo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không còn điều hành các hoạt động của Đảng, thay vào đó là Chủ tịch nước Tô Lâm.

Một số nguồn tin giấu tên từ Hà Nội tiết lộ với BBC rằng, ông Trọng “đã rơi vào hôn mê sâu từ chiều hôm qua 17/7”.

Cần lưu ý thêm rằng ông Trọng đã vắng mặt gần một tháng nay. Lần cuối ông xuất hiện trước công chúng là vào 20/6 khi tiếp Tổng thống Nga Putin đến Hà Nội. Nhưng bất chấp những đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông Trọng, báo chí Việt Nam vẫn im lặng trong khoảng thời gian qua.

Tính nghiêm trọng của vấn đề được thể hiện qua thông báo:

“Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Tổng bí thư.

“Đến nay, do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để đồng chí Tổng bí thư tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, căn cứ quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII, trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.”

Vì sao Chủ tịch nước Tô Lâm điều hành Đảng chứ không phải là Thường Trực Ban Bí Thư?

Ông Tô Lâm

NGUỒN HÌNH ẢNH,MINH HOANG/POOL/AFP/GETTY IMAGES

Việc ông Tô Lâm, chứ không phải Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, tạm thời thay thế vai trò của ông Trọng gợi ý rằng khả năng ông Tô Lâm sẽ làm tổng bí thư, một nhà quan sát đánh giá với BBC với điều kiện ẩn danh

Theo thông báo, Bộ Chính trị đã thống nhất chọn Chủ tịch nước Tô Lâm “chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư”. Việc chủ trì các công việc của Đảng vốn là quyền hạn của tổng bí thư.

Trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam thì tổng bí thư là người đứng đầu đảng và thường trực Ban bí thư có vị trí và nhiệm vụ tương đương với một phó tổng bí thư. Nghĩa là khi tổng bí thư không thể điều hành Đảng thì thường trực ban bí thư sẽ tạm thay và làm quyền tổng bí thư.

Thế nhưng, Chủ tịch nước Tô Lâm – nguyên thủ quốc gia – lại là người được giao trọng trách “điều hành” Đảng khi sức khỏe của ông Trọng tạm thời không thể đảm đương trọng trách.

Về điểm này, một nguồn thạo tin nói với BBC News Tiếng Việt: “Trước khi hôn mê sâu vào chiều ngày 17/7 thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chọn ông Tô Lâm là người điều hành, sau đó Bộ Chính trị đã thống nhất.”

“Cần lưu ý thông báo của Đảng dùng chữ ‘điều hành’, chứ không dùng từ ‘quyền tổng bí thư’ nên thường trực Ban Bí thư bị gạt ra ngoài và vì thế, Chủ tịch nước Tô Lâm đảm nhiệm là điều không có gì sai.”

Nguồn tin cũng cho BBC biết rằng, trong số các thành viên trong Bộ Chính trị hiện tại thì có Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính là hai người đã làm trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị và đang trong nhiệm kỳ thứ hai.

Do đó, theo Quy định 214 của Bộ Chính trị, ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính là đủ tiêu chuẩn để đảm đương trọng trách.

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là ai sẽ thay thế ông Trọng làm tổng bí thư cho đến khi Đại hội Đảng 14 diễn ra vào tháng 1/2026?

“Nhìn vào tình hình hiện tại, ông Lâm có cơ hội cao nhất để trở thành quyền bí thư đảng cho đến năm 2026,” theo ông Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia về chính trị Việt Nam từ Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, trả lời Reuters.

Theo Quy định 214 của Bộ Chính trị, tổng bí thư phải là người đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Một nhà quan sát từ Hà Nội giấu tên nói với BBC rằng, nếu ông Trọng qua đời, khả năng cao Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ lên thay.

Thời Báo Washington nhận định Trọng là người đã o ép tiến trình dân chủ của Việt Nam một cách nặng nề nhất

Những ưu tiên của Trọng khi nắm quyền là gì?

Ông Trọng được đào tạo tại Liên Xô cũ và thăng tiến lên vị trí cao nhất của đảng vào năm 2011. Ông được bầu lại vào năm 2016 và bắt đầu đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có với tư cách là bí thư đảng vào năm 2021.

Việt Nam đã trải qua một thời kỳ tự do hóa chính trị vào đầu những năm 2000, nhưng điều này phần lớn đã bị đảo ngược dưới thời Trọng, các nhà phân tích cho biết. Đảng dưới thời Trọng đã củng cố và mở rộng quyền lực của mình, bao gồm cả việc gây sức ép với các công ty công nghệ lớn như Meta để xóa bỏ những lời chỉ trích các nhà lãnh đạo đảng khỏi nền tảng của mình, thực hiện luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và bắt giữ hàng loạt đối thủ chính trị và những người chỉ trích . Theo Dự án 88, một nhóm giám sát tập trung vào Việt Nam, chính phủ đã bỏ tù gần 200 người vì lý do chính trị, bao gồm các nhà hoạt động vì môi trường, nhà báo và công đoàn viên.

Thời Báo Hoa Thịnh Đốn cũng trích dẫn lời của ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà phân tích người Việt Nam tại Viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, cho biết chiến dịch này “có mục đích là sửa chữa hệ thống nhưng thực tế đã phơi bày căn bệnh ung thư tham nhũng và sự suy đồi chính trị của chế độ”.


Được xem 7 lần, bởi 6 Bạn Đọc trong ngày hôm nay