Từ Thiện “Đại Chúng” – Mai Thanh Truyết

Từ Thiện “Đại Chúng” – Mai Thanh Truyết

Từ Thiện “Đại Chúng” – Mai Thanh Truyết

Tu_Thien_1

Từ tháng 12 năm 2015, tại Việt Nam xuất hiện hai hiện tượng nổi bật trong xã hội, nhưng bà con trong nước ít người lưu tâm đến vì cuộc sống tất bật lo việc mưu sinh hàng ngày.

Đó là những gói cơm miễn phí và bất ngờ cho người nhận, cũng như những thùng bánh mì đặt cắt đặt nhiều nơi bắt đầu từ Sài Gòn và lan tràn ra Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, rồi xuống dần tới Quy Nhơn, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết v.v…

Việc làm từ thiện làm ấm lòng người nghèo nầy được người viết gán cho tên là: “Từ Thiện Đại Chúng” là một hành động “tự phát” do một số anh chị em sinh viên, những Hướng Đạo Sinh, những lớp người trẻ… trước nỗi thương đau, thiếu thốn của quá nhiều thành phần nghèo trong xã hội từ Bắc chí Nam.

Tu_Thien_2Vì đâu nên nỗi nầy?

Phải chăng chính vì cơ chế chuyến chính vô sản đang dày xéo dân tộc, bần cùng hóa người dân sau 70 năm ở miền Bắc, và hơn 40 năm ở miến Nam!

Tại Huế: Hội Hướng Đạo Việt Nam và các thành viên tại Huế phụ trách coi sóc các thùng bánh mì từ thiện tại Huế, cùng sự tiếp tay của nhiều anh chị em sinh viên. Đây là những hình ảnh đẹp của Tuổi Trẻ Việt Nam,

Thùng bánh mì miễn phí bắt đầu xuất hiện từ sáng ngày 21/2 tại đường Nguyễn Trường Tộ.

Thùng bánh mì miễn phí đã xuất hiện lần lượt tại hai đường Nguyễn Trường Tộ (21/2/2016) và Phan Chu Trinh (22/2) vào mỗi lúc 7 giờ sáng và cung cấp 70 ổ bánh mì mỗi buổi cho người qua đường.

“Huế cần thêm nhiều chương trình và những tấm lòng ý nghĩa như thế này đễ hỗ trợ các người dân khó khăn”, anh Nguyễn Phước Đạt (24 tuổi) chia sẻ khi chứng kiến hoạt động này trên đường Nguyễn Trường Tộ vào hôm 21/2.

Tu_Thien_3

Ngoài ra có không ít các cá nhân đã bắt đầu tham gia tiếp sức cho chương trình này bằng những khoản tiền mặt khi những hình ảnh đầu tiên về thùng bánh mì từ thiện được chia sẻ trên facebook.

Trao đổi với anh Hồ Bảo Long, người chịu trách nhiệm chính cho “Thùng bánh mì miễn phí” tại Huế, anh cho biết: “Hiện tại thùng bánh mì được các huynh trưởng của nhóm Hướng Đạo Sinh tại Sài Gòn tài trợ chính với mong muốn giúp đỡ được phần nào vất vả nhiều hoàn cảnh khó khăn tại Huế”.

Hiện tại, có hai thùng bánh mì được đặt tại: đường Phan Chu Trinh, bên cạnh Cầu Phủ Cam (đối diện Nhà Thờ Phủ Cam); và góc đường Nguyễn Trường Tộ, nằm giữa trường Trung Học Phổ Thông Quốc Học và Trung Học Phổ Thông Hai Bà Trưng….”

Đà Nẵng: Tủ bánh mì được đặt ở địa chỉ 322 Hoàng Diệu, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng, đây được xem là tủ bánh mì đầu tiên và duy nhất ở Đà Nẵng vào thời điểm này. Được biết, mỗi sáng có khoảng 50 chiếc bánh được cho vào tủ, phục vụ miễn phí cho người dân lao động nghèo….”

Phan Thiết: Một xe bánh mì từ thiện ở số 73, đường Nguyễn Hội thành phố Phan Thiết, với đối tượng thường xuyên là anh chị em làm nghề bán vé số, thu mua ve chai, lao động nghèo đã đến xe bánh mì từ thiện và tự tay lấy.

Nha Trang: Một địa điểm trên đường Lê Thành Phương, thành phố Nha Trang

Quy Nhơn: Một thùng bánh mì từ thiện đặt trước cổng Chùa Tường Quang 43-45 đường Hai Bà Trưng bắt đầu từ 16/1.

Sài Gòn: Có thể nói, đây mới chính là “cái nôi” của cuộc cách mạng “bánh mì từ thiện đại chúng” vì có quá nhiều việc làm từ thiện đại chúng do Thanh Niên, Sinh Viên, Hướng Đạo, và Tuổi Trẻ…. cùng chia sẻ nỗi khó khăn của người nghèo khổ.

Đó là việc thiết lập những quán cơm nghèo khổ cố định rải rác khắp Sài Gòn với giá 2.000 Đồng một phần cơm, cùng những toán hai người chạy xe gắn máy (quán cơm di động), mang những phần cơm làm sẳn Tu_Thien_6đựng trong bọc plastic, rong ruổi khắp hang cùng, ngõ hẽm, gầm cầu, xó chợ…để mang phần lương thực đơn sơ đến cho những người vô gia cư, em bé đánh giày, bà bán hàng rong với vài bó rau, tép hành, túi ớt trên giỏ….

Vài địa chỉ của một số quán cơm cố định:

* 14/1 đường Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, Sài Gòn.

* Đường số 3, Cư Xá Lữ Gia, Quận 11

* Nụ Cười 1: Số 6 Hồ Xuân Hương, Quận 3,

* Nụ Cười 2: Số 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, do chị Thanh Tâm và Bà Phạm Thị Châu điều hành,

* Nụ Cười 3: Số 298A Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, do chị Nguyễn Thị Huyền điều hành,

* Nụ Cười 4: Số 132 Bến Vân Đồn, Quận Tư, do Cô Băng Ngân điều hành,

* Nụ Cười 5: 6 Cống Quỳnh, Quận I, anh Nam Đồng điều hành

* Nụ Cười 6: Số 43 đường Trưng Trắc, P. Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức,

Tu_Thien_4

Và nhiều thùng bánh mì cho không cũng được đặt ở một số nơi ở Sài Gòn. Mặc dù trên thùng từ thiện có ghi “Từ thiện 01 ổ”, nhưng nhiều khi có người lấy hơn một ổ bánh! Nhưng xin “Đừng nên quá khắt khe với người nghèo!”

Vì sao?

Vì…”Có lẽ họ quá khó khăn nên mới lấy nhiều ổ bánh mì thôi, mình cũng đừng nên quá khắt khe với người nghèo làm gì. Xã hội thì có người này người kia, miễn sao họ có ý thức được hành động của mình”, Cô Lan, một trong những người tổ chức bánh mì từ thiện chia sẻ.

Ngày 18/1/2016, thùng bánh mì “miễn phí, 1 người 1 ổ” của Hoàng Mỹ Uyên và nhóm bạn (Quán Cà Phê Người Sài Gòn 71/4 đường Mạc Thị Bưởi, Phường Bến Nghé, Quận I) chính thức khai trương với 200 ổ bánh. Chỉ trong khoảnh khắc, “nhiều cô chú lao công, ve chai, đánh giày… ghé lấy ăn, và nếu thấy ai đó còn ngần ngại thì tụi mình khuyến khích và mời họ. Họ nhận bánh xong cứ gật đầu cám ơn tử tế, thấy thương lắm”, Mỹ Uyên nói.

NHẬN ĐỊNH THỰC TRẠNG CỘNG ĐỒNG người Việt hải ngoại trước những việc làm từ thiện

Bây giờ, xin nêu lên thực trạng của các cộng đồng người Việt tỵ nạn của chúng ta trên toàn thế giới, qua các hoạt động bất vụ lợi, có tác động làm hư đại cuộc, cũng như vô hình chung làm ngăn trở tiến trình mang lại dân chủ pháp trị cho đất nước.

Đó là:

Phong trào làm công tác từ thiện;
Việc gởi tiền về giúp thân nhân.

Chúng ta là những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản Bắc Việt, sau hơn 40 năm sống tha hương, nhìn lại về Việt Nam, chúng ta đều thấy có rất nhiều vần đề của đất nước cần phải điều chỉnh lại.

Vì sao?

Xin mỗi người trong chúng ta hãy tự suy gẫm.

Chúng ta đã làm gì nơi hải ngoại đối với con người, đất nước và xã hội đã cưu mang mình, hay đối với mọi người nơi quê nhà đang đau khổ vì bị áp đặt dưới ách thống trị của Cộng Sản Bắc Việt?

Tuy nhiên trước mắt, với tư cách tị nạn, sống trên mảnh đất tạm dung, dù ở Hoa Kỳ hay các quốc gia khác, dường như “chúng ta là người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa”?

1. Chúng ta thật sự là người “tử tế” chưa?

Xin thưa, chưa hẳn.

Chúng ta vận động gửi Thỉnh nguyện thư yêu cầu Hoa Kỳ ngưng viện trợ nhân đạo vài trăm triệu cho Việt Nam, trong khi đó, hàng năm chúng ta gửi về Việt nam một lượng ngoại tệ rất lớn, lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim, như thế có phải là chúng ta đã vô tình “cứu nguy” cho chế độ CSBV đang bên bờ vực thẳm không?

Cựu Tổng Thống George W. Bush đã từng làm cho chúng ta công phẩn (hay bị chạm nọc!) khi ông nhận định về cung cách hành xử của chúng ta trong vấn đề Việt Nam là “they deserve it!” (xin tạm dịch: Cho đáng kiếp!). Câu nhận định ngắn ngủi làm chúng ta đau, nhưng thưa quý vị, xin lắng lòng nghĩ lại, quả thật đôi khi những hành xử của chúng ta cũng “xứng đáng” với lời trách móc trên.

2. Chúng ta đã làm cái gọi là “từ thiện”?

Chúng ta đã làm gì khi Hoa Kỳ gặp những tai nạn thảm khốc rúng động toàn thế giới? Sau đây là vài con số thống kê về sự đóng góp “từ thiện” của cộng đồng tị nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Biến cố 911

Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngoài Cộng Sản Việt Nam đóng góp $250.000, nhưng triệu phú (hotel) Trần Đình Trường góp 2 triệu Mỹ Kim, chúng tôi không ghi nhận được các danh sách đóng góp khác của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, nếu có chăng chỉ là các hội đoàn đơn lẻ với số tiền không đáng kể.

Bão Katrina

Đối với trận bão Katrina 29/8/2005, chúng tôi không thấy Cộng Sản Việt Nam đóng góp, cũng không có danh sách cộng đồng Việt Nam qua các Hội đoàn, mà chỉ biết cộng đồng Houston giúp đỡ hiện kim và hiện vật, cũng như các hội đoàn Nam và Bắc California và nhiều nơi khác tổ chức văn nghệ, tiệc gây quỹ… nhưng số tiền thu được chẳng là bao so với sự cưu mang của đất nước và người dân Hoa Kỳ đối với bà con tị nạn kể từ sau 30/4/1975.

Sóng Thần Tsunami, Nhật Bản.

Còn nói về Nhật Bản gặp tai nạn Tsunami thảm khốc rúng động toàn thế giới vào ngày 12/3/2011, trên trang mạng, chúng tôi nhận thấy có ghi Cộng Sản Việt Nam và “nhân dân” giúp đở nạn nhân là 7.783.393 Mỹ Kim, trong khi đó cả thế giới giúp Nhật Bản trong vụ nầy lên đến 520 Tỷ Yen (tương đương gần 7 tỷ Mỹ Kim. Chưa thấy đóng góp của cộng đồng người Việt hải ngoại trong danh sách hàng ngàn NGO và các hội từ thiện trên thế giới.

Vậy mà chúng ta thường nói với nhau rằng: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Vậy quý vị làm từ thiện nghĩ sao?

NHƯNG CHÚNG TA ĐÃ LÀM, bằng nhiều cách tùy theo từng nhóm, chẳng hạn giúp xây các cơ sở tôn giáo, xây viện mồ côi, công tác khám bịnh, đào giếng v.v…không kể việc đổ tiền vào sự cứu trợ mỗi khi có thiên tai như nhà cháy, lũ lụt, bão tố…

Nhưng tiếc thay, những việc trên đây là bổn phận và trách nhiệm của những người đang quản lý đất nước. Đó là công việc mà họ phải làm, vì chính họ, những người Cộng Sản đang “phát triển đất nước theo kinh tế thị trường nhưng PHẢI theo định hướng xã hội chủ nghĩa!”

Vì vậy, vô hình chung quý vị đã làm thay cho họ!!!

Trong lúc đó, Cộng Sản Bắc Việt đã làm gì?

Mỗi khi có thiên tai, Cộng Sản Bắc Việt chỉ cần “xách bị ăn mày, xin ông đi qua, xin bà đi lại”, và chúng ta lại mở lòng cứu giúp, vì họ “dạy bảo” rằng chúng ta hôm nay là “khúc ruột ngàn dậm” của họ, mà trước kia họ lại nói rằng chúng ta chỉ là đám “ma cô, đĩ điếm, là ngụy liếm gót giày đế quốc”.

Vậy, quý vị làm từ thiện nghĩ sao?

Năm 2002, cá nhân chúng tôi đã báo động về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ô nhiễm Arsenic (thạch tín), nhưng chỉ một ngày sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Cộng Sản thời bấy giờ là Phan Thúy Thanh đã kết án chúng tôi là vô cảm với 300.000 nông, ngư dân. Họ phủ nhận sự thật đó vì họ sợ ảnh hưởng đến việc mới giao thương với Hoa Kỳ, và vì Việt Nam mới vừa được phép xuất cảng tôm cá vào Hoa Kỳ! Vậy Cộng Sản Bắc Việt có vô cảm với việc ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng tai hại đến sự sống còn của 300.000 nông ngư dân không?

3. Về việc gửi tiền và đi về Việt Nam.

Xin thử suy xét về hai sự kiện nầy.

a. Người Việt sống ở Hoa Kỳ vào khoảng 1.8 triệu người. Theo thống kê của World Bank, năm 2015, lượng tiền đổ về Việt Nam đạt trên 13 tỷ Mỹ Kim, trong đó 7 tỷ về Sài Gòn. Cũng theo một thống kê khác, lượng tiền nầy đa số xuất phát từ Mỹ.

b. Về vấn đề đi về Việt Nam, ngoài một số nhỏ ngoại lệ bắt buộc phải về vì quan hôn tang tế, vì người thân bịnh tật hay mất đi. Chúng ta có thể nói rằng, trong số 400-500 ngàn người về hàng năm, tuy với nhiều mục đích khác nhau, nhưng tựu trung đa số người về là làm ăn với Cộng Sản Bắc Việt, hay chỉ du lịch, mua vui, thậm chí tìm những thú vui vô đạo đức, dùng tiền để thỏa mản “thú tính” của con người.

Tất cả những điều đó chỉ làm:

Mất uy tín của người Việt hải ngoại, và

Vô hình chung kéo dài sự sống “thừa thãi” của chế độ đang đi vào buổi xế chiều (ước tính 500 ngàn người về và tiêu xài trung bình US $5000/người, Việt Cộng sẽ có 2.5 tỷ Mỹ Kim tiếp máu!).

Như vậy, chúng ta thấy việc đi về Việt Nam và gửi tiền về quê hương chỉ góp một phần ít vào ngân sách VC, nhưng còn phần lớn thì chạy vào túi đảng viên các cấp của chế độ tham nhũng, bóc lột tàn bạo!

Đối với những người đi về Việt Nam nhiều lần dưới danh nghĩa “làm ăn” hay “du hí”…, chúng ta cần phải có thái độ rõ ràng và dứt khoát với họ.

Xin đan cử quyết định của Cơ Quan Bảo Vệ Người Tị Nạn Và Vô Tổ Quốc (OFPRA- Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride).

Kể từ năm 1988 đến 2000, cơ quan nầy đã phế bỏ quyền tị nạn và quyền lợi được hưởng tiền trợ cấp xã hội, y tế và các phúc lợi khác do chính phủ cấp cho 22.417 người, vì họ đã về Việt Nam nhiều lần. Xin cảm ơn quyết định này của Cơ Quan Bảo Vệ Người Tị Nạn Và Vô Tổ Quốc (OFPRA- Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride).

Xin mỗi người trong chúng ta hãy lắng tâm cùng suy nghĩ, để tìm ra phương thức thích hợp đối phó với nhóm người vô ý thức này.

Thay lời kết

Qua những ghi nhận ở phần trên, quý bạn vừa cảm nhận được gì?

Phải chăng trong đầu mỗi quý vị tự đặt câu hỏi: “Vì sao xảy ra nông nỗi nầy?”.

Quý vị tiếp tục thắc mắc: “Tại sao chỉ có người dân mới nghĩ tới nhau, mới làm từ thiện cho nhau?”.

Và câu trả lời là: ”Phải chăng, nếu các cơ quan cầm quyền Cộng Sản (?) làm bánh mì từ thiện đại chúng như thế, sẽ bị cán bộ “rút ruột công trình” ngay?”

Vậy quý vị đang làm từ thiện ở hải ngoại nghĩ sao?

Sự thực là chúng ta đang giúp Việt Nam quá nhiều, nhưng giúp nước Mỹ, nơi cưu mang chúng ta, quá ít, nhưng lại tiếp tục muốn nước Mỹ và thế giới ủng hộ công cuộc chúng ta đấu tranh giải thể Cộng Sản Bắc Việt!

Chúng ta nghĩ rằng đã làm đủ bổn phận “công dân Hoa Kỳ” là tuân hành luật pháp, đóng thuế, có nhiều thanh niên Việt đi lính, làm nghĩa vụ công dân… nhưng dường như chúng ta sống trên đất Mỹ như một người tình của nữ thi sĩ TTKH là “tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời”. Hầu như chúng ta hoàn toàn không lưu tâm đến những gì xảy ra cho đất nước tạm dung nầy (người viết muốn nói “chúng ta” là một số đông gồm cả chính bản thân người viết). Vì thế:

Xin đừng làm những người khách trọ vô tình. Xin chia sẻ những gì xảy ra cho nước Mỹ, cho môi trường sống chung quanh mình.

Xin được sống làm người tử tế, lương thiện, văn minh và có tấm lòng với người bản xứ cũng như với bà con cật ruột của mình.

Xin đừng để những lời trách móc xảy ra nữa, như lời của TT Bush hay bất cứ lời của người bạn bản xứ nước mình đang cư ngụ.

Và, lời nói rạch ròi sau cùng của người viết là, Đại hội XII của Đảng CS Bắc Việt, thêm một lần nữa xác định vai trò lãnh đạo của đảng viên “Bắc Kỳ”. Ngày hôm nay, chính họ đã chính phức “phân liệt” hai cộng đồng dân tộc Việt Nam, người Bắc và người Nam. Cũng chính họ cố tình “chia cắt” đất nước thành hai…phần lãnh thổ.

Nạn Hán hóa hay Bắc (Trung Cộng) thuộc lần thứ 5 đã và đang lừng lững hiện diện trên hơn 49 tự điểm có hơn 1.000 người Trung Hoa lục địa, và đang tiếp tực tăng trưởng.

Nạn “Bắc Kỳ trị” đang thực sự ló dạng tại khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam, đặc biệt là tại Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long!

Phải chăng “Bắc kỳ thuộc” là bước đầu trong tiến trình Hán hóa Việt Nam qua Hội nghị Thành Đô năm 1990, một sách lược muốn biến Việt Nam thành hai vùng “kinh tế tự trị” khác nhau vào năm 2020 chăng?

Với các “phải chăng” trên đây, 60% tuổi trẻ trong nước với sự yểm trợ của những người con Việt hải ngoại cần có thái độ và hành động tích cực hơn nữa để xóa tan mắc xích nô lệ nầy do các Thái thú nói tiếng Việt của nhóm Bắc kỳ đỏ.

Nên nhớ, người miền Bắc và miền Nam là hai thành phần không thể tách đôi của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mọi hình thức chia rẽ người địa phương để trị của CS Bắc Việt là một hành động tội ác đối với quốc gia Việt Nam.

Tuổi trẻ Việt Nam hãy thực hiện lời nói của cố Tổng Thống Thomas Jefferson là “Every Generation needs a new REVOLUTION”.

Và, những nhóm nhỏ “Từ thiện đại chúng” “tự phát” trong bài viết hôm nay sẽ là những đóm lửa lần lần tỏa sáng và dứt khoát xóa tan bức màn vô minh trong tâm khảm của người Cộng Sản Bắc kỳ trong âm mưu Bắc kỳ trị, tiếp tay cho tiến trình Hán hóa Việt Nam của Trung Cộng!

Mai Thanh Truyết

Người con Việt, 2/2016

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay