Tự hào biết mấy: Trong chỉ một phi vụ bán gian chứng khoán Đại gia Việt Nam XHCN ăn trên 68 triệu đô

Vụ FLC Trịnh Văn Quyết: bắt thêm nguyên Tổng GĐ và 21 người

Ông Trịnh Văn Quyết – Cựu Chủ tịch FLC ở văn phòng tại Hà Nội hôm 30/7/2018 (minh họa  ảnh AFP)

Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Bộ Công an Việt Nam vào ngày 31/1/2024 thông báo đã ra các quyết định khởi tố, lệnh bắt giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 22 người trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS, Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros và các công ty liên quan.

Các biện pháp đối với thêm 22 người liên quan, trong đó có nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC Doãn Văn Phương, là diễn biến mới khi Cơ quan CSĐT thuộc Bộ Công an tiến hành điều tra vụ án “thao túng thị trường chứng khoán” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS, Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros và các công ty liên quan.

Vào cuối tháng 3/2022, Cơ quan CSĐT thuộc Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, để điều tra về các cáo buộc có hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra vào ngày 10/1/2022.

Ông Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc đã bán chui 74,8 triệu cổ phiếu vào ngày 4/1/2022 cho phiên giao dịch vào ngày 10/1 thu về hơn 1.500 tỷ đồng. (tương đương với trên 65 triệu đô la tính theo hối suất vào thời điểm đó)

Vụ bán chui cổ phiếu của ông Quyết được nói là đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và cũng dẫn đến những chỉ trích, thậm chí đã có luật sư đứng ra nhận đơn kiện tập thể của các nhà đầu tư đối với ông Quyết.

Đến ngày 26/12/2023 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo kết luận điều tra, trong giai đoạn từ 26/5/2017 đến 10/1/2022, ông Quyết đã chỉ đạo hai em gái Thúy Nga và Minh Huệ cùng một số người dùng nhiều tài khoản chứng khoán liên tục thực hiện giao dịch để thao túng thị trường.

Riêng với mã FLC có biến động mạnh về giá trong phiên giao dịch ngày 10/1/2022 khi tăng trần lên 24.100 đồng/cổ phiếu sau đó giảm nhanh về mức sàn là 21.150 đồng (giảm 12,9% trong một phiên). Cơ quan điều tra cáo buộc, trong phiên này, ông Quyết đã chỉ đạo em gái bán “chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC với tổng giá trị khớp lệnh 1.600 tỷ đồng. (tương đương trên 68 triệu đô vào thời điểm đó)

Kết luận xác định, ông Quyết cùng đồng phạm đã thao túng năm mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART thu lợi bất chính 723 tỷ đồng.

Bắt nhân viên FLC do liên quan hành vi của ông Trịnh Văn Quyết – Châu ...

Ngoài ra, từ 2014 – 2016 ông Quyết cùng đồng phạm còn bị cáo buộc đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần của FLC Faros. Cơ quan điều tra cáo buộc khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, ông Quyết đã bán, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng là tiền của các nhà đầu tư. Ông Trịnh Văn Quyết bị xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, vừa là người thực hiện.


 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay