Trung Ương Đảng họp bất thường và quyết sách đổi mới đang được chú ý của TBT Tô Lâm

Hội nghị Trung ương 10, 18-9-2024

Tô Lâm: Hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn và ngắn hơn dự kiến, chúng ta sẽ làm việc cả ngoài giờ hành chính.

  • Về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, … tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển.
  • Đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội… hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng năng lượng.
  • Phát triển lực lượng sản xuất mới (nhân lực chất lượng cao)… không gian phát triển mới. Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển
  • Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm“.
  • Khơi dậy động lực, tinh thần cống hiến vì đất nước, khơi thông mọi nguồn lực xã hội,
  • Chủ động tích cực tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

 

Nỗ lực nhanh chóng họp hành dưới thời Tô Lâm thật ngoạn mục

Hôm 16-9-2024, Ông Tô Lâm công bố, “…Đổi Mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, …” ngay trước kỳ họp Trung Ương 10 chỉ có một ngày.

Báo Người Việt:

Ông Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam, vừa làm dậy sóng với bài viết: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng – yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới” được báo chí của đảng đồng loạt đăng tải hôm Thứ Hai, 16 tháng Chín.

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện.

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, VOA có cuộc hội luận về "đổi mới của ông Tô Lâm"

Các nhận xét về "Đổi mới phuong thức lãnh đạo" của ông Tô Lâm
Có tín hiệu đổi mới từ ông Tổng Bí Thư Tô Lâm?

Báo Người Việt:

Đoạn tuyệt với di sản Nguyễn Phú Trọng?

Tại sao ông Tô Lâm yêu cầu “đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng CSVN” vào lúc này, khi ông vừa lên thay nhà lý luận giáo điều Nguyễn Phú Trọng? Tuy yêu cầu “đổi mới” đó không dẫn tới sự thay đổi thể chế, không thực hành dân chủ, như kỳ vọng của giới trí thức và những người quan tâm đến tương lai đất nước, nhưng liệu nó báo hiệu điều gì mới mẻ cho không khí chính trị ở Việt Nam?

Chúng tôi nghĩ rằng, bằng yêu cầu “tách” đảng khỏi nhà nước, tách quyền “lãnh đạo” của đảng CSVN với quyền “quản lý” của nhà nước, ông Tô Lâm muốn đoạn tuyệt với di sản về quản trị quốc gia của ông Nguyễn Phú Trọng và quay trở lại thời kỳ “kỹ trị” (technocracy) của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thời ông Dũng làm thủ tướng chính phủ (2006-2011), và trước đó dưới thời các ông “thủ tướng người miền Nam” Phan Văn Khải (1997-2006), Võ Văn Kiệt (1991-1997), quyền lực của “phe chính phủ” có phần lấn át “phe đảng” của các ông Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-1011). Nhiệm kỳ tổng bí thư của ông Phiêu và ông Mạnh hết sức mờ nhạt, bảo thủ và nhiều tai tiếng cả về đối nội lẫn đối ngoại với Trung Quốc.

Thời Báo De: Tô Lâm và ngoại giao cây tre không thiên về Trung Cộng

Báo Sài Gòn Nhỏ:

Dự kiến vào Tháng Mười, Quốc Hội sẽ bầu chủ tịch nước thay cho ông Tô Lâm. Một số nhà quan sát nhận định chủ tịch nước kế nhiệm sẽ có xuất thân từ quân đội và điều này nhằm cân bằng quyền lực của công an trong bức tranh chính trị hiện tại. Nhưng điều này lại càng dấy lên một thực trạng đáng lo ngại rằng, không gian chính trị dân sự ở chính quyền Việt Nam sẽ càng bị thu hẹp và rơi vào tay đàn áp của lực lượng vũ trang.

Trong số 15 ủy viên, lực lượng Công An chiếm ưu thế với 6 vị trí chủ chốt, bao gồm hai người chiếm ba vị trí trong tứ trụ là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Tô Lâm; Thủ Tướng Phạm Minh Chính; Phó Thủ Tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình; Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Phan Đình Trạc; bí thư Thành Ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; và bộ trưởng Công An Lương Tam Quang.

 

Bộ Quốc phòng cũng có 4 ủy viên trong Bộ Chính Trị bao gồm: Thường Trực Ban Bí Thư Lương Cường; Bộ Trưởng Quốc Phòng Phan Văn Giang; Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Nguyễn Trọng Nghĩa; và Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, Giám Đốc Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh – Nguyễn Xuân Thắng.

Trong 5 ủy viên còn lại, cũng gần như vắng bóng các ủy viên thuộc khối dân sự khi chỉ có 2 ủy viên là Chủ Tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn và Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài. Ba ủy viên còn lại thuộc khối Quản Lý và Dân Vận Tuyên Truyền Đảng là Trần Cẩm Tú – Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, Lê Minh Hưng – Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, Đỗ Văn Chiến – Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

Thậm chí tại Quốc Hội Việt Nam, nơi đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thì tiếng nói dân sự cũng khá ít ỏi khi chỉ có 14 đại biểu không thuộc đảng CS trong tổng số 499 đại biểu tại kỳ Quốc Hội khóa 15, chiếm chưa tới 3%. Nhưng số lượng đại biểu Quốc Hội có có xuất thân, nền tảng từ Bộ Quốc Phòng chiếm tới 50/499 (hơn 10%) còn phía công an là 31 đại biểu (chiếm 6,2%).

Sự mất cân bằng quyền lực này không chỉ là một nghịch lý trái ngược hoàn toàn với tôn chỉ “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”của đảng CSVN khi tiếng nói thực sự của người dân hoàn toàn không có giá trị tác động mà hoàn toàn thuộc về một nhóm quyền lực vũ trang. Không những thế, điều còn tiềm ẩn những hệ lụy khó lường đối với tiến trình xây dựng “dân chủ, công bằng, văn minh” phát triển bền vững của đất nước.

Được xem 4 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay